You are on page 1of 157

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................6
PHẦN I: ĐA DẠNG DI TRUYỀN.......................................................9
CHƯƠNG 1: GEN VÀ ĐỘT BIẾN GEN.............................................9
1. TỔNG QUAN VỀ GEN...........................................................................................9
1.1. Định nghĩa gen.............................................................................................................9
1.2. Cấu trúc của Gen........................................................................................................10
1.3. Chức năng của Gen....................................................................................................13
2. ĐỘT BIẾN GEN....................................................................................................14
2.1. Khái niệm đột biến và đột biến gen...........................................................................14
2.2.Các dạng đột biến gen thường gặp..............................................................................15
2.3.Nguyên nhân phát sinh đột biến gen...........................................................................15
2.4. Hậu quả của đột biến gen...........................................................................................16
2.5. Sự biểu hiện của đột biến gen ...................................................................................17
2.6. Ý nghĩa của đột biến gen............................................................................................17
3. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ GEN...............................................................18
3.1.Cách tiến hành kỹ thuật gen........................................................................................19
3.2. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới...............................................................................19
3.3. Một số thành tựu chọn giống ở Việt Nam..................................................................21
CHƯƠNG II: ĐA DẠNG GEN..........................................................23
ĐA DẠNG GEN.........................................................................................................23
1.1. Định nghĩa..................................................................................................................24
1.2. Tính đa dạng ở mức độ của các nhóm sinh vật..........................................................25
2. ĐA DẠNG GEN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM...............................28
2.1. Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi.........................................................................28
2.2. Đặc trưng đa dạng của nguồn gen..............................................................................29
3. TÌNH TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG GEN....................................................30

CHƯƠNG III: BẢO TỒN GEN........................................................32


1. CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN NGUỒN GEN.............................................32
Đa dạng sinh học

1.1. Bảo tồn nguyên vị (In situ)........................................................................................33


1.2. Bảo tồn chuyển vị (Ex situ)........................................................................................33
2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN NGUỒN GEN......................................................34
2.1. Bảo tồn nguồn gen trong trang trại............................................................................34
2.2. Ngân hàng gen hạt giống...........................................................................................35
2.3. Ngân hàng gen đồng ruộng........................................................................................37
2.4. Ngân hàng gen invitro................................................................................................39
3. BẢO TỒN GEN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM ...............................40

PHẦN II: ĐA DẠNG LOÀI...............................................................42


CHƯƠNG I. LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI.........................................42
1. ĐỊNH NGHĨA LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI........................................................42
2. ĐA DẠNG LOÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM....................................43
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI......................................47

CHƯƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG


LOÀI...................................................................................................49
1. NGUYÊN NHÂN TỰ NHIÊN...............................................................................50
2. NGUYÊN NHÂN TỪ CON NGƯỜI ...................................................................51
2.1. Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật...........................................51
2.2. Sự du nhập các loài ngoại lai.....................................................................................54
2.3. Xây dựng cơ bản làm mất đa dạng sinh học..............................................................55
2.4. Chiến tranh.................................................................................................................56
2.5. Ô nhiễm môi trường...................................................................................................57
2.6. Tăng dân số ...............................................................................................................60
2.7. Di dân và tập quán du canh du cư..............................................................................61
2.8. Sự nghèo đói..............................................................................................................62
2.9. Mâu thuẫn trong các chính sách.................................................................................62
CHƯƠNG III. ĐE DOẠ LOÀI VÀ BẢO TỒN.................................63
1. SÁCH ĐỎ IUCN VÀ SỰ TUYỆT CHỦNG.........................................................63
1.1. Sách đỏ IUCN...........................................................................................................63
1.2. Sự tuyệt chủng (extinction)........................................................................................66
2. BẢO TỒN LOÀI....................................................................................................71
2.1. Vì sao phải bảo tồn loài?............................................................................................71
2.2. Các cấp độ bảo tồn loài..............................................................................................73
2.3. Công cụ bảo tồn loài..................................................................................................74
2.4. Bảo tồn loài ở Việt Nam............................................................................................76

3
Đa dạng sinh học

PHẦN III. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI.............................................78


CHƯƠNG I : HỆ SINH THÁI............................................................78
1. CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................78
1.1. Khái niệm hệ sinh thái...............................................................................................78
1.2. Các khái niệm liên quan.............................................................................................79
2. CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI......................................................................80
2.1. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo thành phần................................................................80
2.2. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo chức năng..................................................................81
3. ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ SINH THÁI...................................................................82
3.1. Tính cân bằng của hệ sinh thái – cân bằng sinh thái (ecological stability)................82
3.2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái...........................................................................83
3.3. Dòng vật chất của hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá...............................................84
4. CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI...................................................................84
4.1. Chức năng sinh thái và môi trường............................................................................84
4.2. Chức năng sản xuất – giá trị kinh tế...........................................................................86
4.3. Chức năng xã hội và nhân văn...................................................................................88
4.4. Các chức năng khác...................................................................................................89
5. DIỄN THẾ SINH THÁI........................................................................................90
5.1. Khái niệm diễn thế sinh thái......................................................................................90
5.2. Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ..................................................................90
5.3. Các loại diễn thế ........................................................................................................91
5.4. Tầm quan trọng thực tế của việc nghiên cứu diễn thế. .............................................93
6. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHÍNH...................................................................93
6.1. Các hệ sinh thái trên cạn............................................................................................93
6.2. Các hệ sinh thái dưới nước.........................................................................................97
CHƯƠNG II : ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI.....................................102
1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI ................................................102
1.1. Đa dạng hệ sinh thái.................................................................................................102
1.2. Nguyên tắc đánh giá đa dạng hệ sinh thái................................................................102
CHỈ SỐ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI......................................................................103
2.1. Tổng chỉ số đa dạng (Công thức Shannon)..............................................................103
2.2. Chỉ số bình quân......................................................................................................104
2.3. Các chỉ số khác........................................................................................................104
3. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ CÁC QUÁ TRÌNH SINH THÁI HỌC.........104
4. ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI Ở VIỆT NAM........................................107
4.1. Hệ sinh thái trên cạn.................................................................................................108

4
Đa dạng sinh học

4.2. Hệ sinh thái đất ngập nước.......................................................................................109


4.3. Hệ sinh thái biển......................................................................................................110
CHƯƠNG III. SUY GIẢM ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ BẢO
TỒN...................................................................................................112
1. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP...........................................................................113
1.1. Mất và phá huỷ nơi cư trú........................................................................................113
1.2. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái................................................................114
1.3. Sự nhập nội các loài ngoại lai..................................................................................115
1.4. Khai thác quá mức ..................................................................................................116
1.5. Ô nhiễm ...................................................................................................................117
1.6. Suy giảm chất lượng nguồn nước............................................................................117
1.7. Biến đổi khí hậu.......................................................................................................118
2. NGUYÊN NHÂN GIÁN TIẾP............................................................................118
2.1. Sự tăng dân số..........................................................................................................119
2.2. Chính sách phát triển kinh tế ...................................................................................119
3. BẢO TỒN HỆ SINH THÁI.................................................................................119
3.1. Xây dựng các Khu bảo tồn.......................................................................................120
3.2. Bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn.........................................................................123
3.3. Phục hồi nơi cư trú của sinh vật...............................................................................123
PHẦN IV. KHU BẢO TỒN.............................................................125
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN.............................125
1. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN.....................................................................125
2. VAI TRÒ CÁC KHU BẢO TỒN........................................................................125
3. BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI.............................................................................126
3.1. Thực trạng................................................................................................................126
3.2. Tiêu chí xác định......................................................................................................128
3.3. Phân loại các Khu bảo tồn trên Thế giới .................................................................128
3.4. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Granpadiso – Italia...................................................130
4. PHÂN BIỆT GIỮA VƯỜN QUỐC GIA, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN................................................................................132
4.1. Vườn quốc gia..........................................................................................................132
4.2. Khu dự trữ sinh quyển..............................................................................................137
4.3. Khu bảo tồn thiên nhiên ..........................................................................................142
CHƯƠNG II: BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM......................................144
1. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM......144
1.1. Các khu bảo tồn tại Việt Nam..................................................................................144

5
Đa dạng sinh học

1.2. Tiêu chí xác định các Khu bảo tồn ở Việt Nam.......................................................145
2. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN......................................................146
2.1. Một số nguyên lý áp dụng ở các Khu bảo tồn và dân địa phương..........................146
2.2. Các vấn đề cần đổi mới trong quản lý cảnh quan:...................................................147
3. CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN TẠI VIỆT
NAM .........................................................................................................................148
4. MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM....................................................149
4.1. Vườn Quốc gia Cúc Phương....................................................................................149
4.2. Vườn Quốc gia Cát Bà.............................................................................................151
4.3. Vườn quốc gia Ba Bể...............................................................................................153
4.4. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng......................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................157

LỜI NÓI ĐẦU

Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học để duy trì những
chức năng sinh thái để điều hoà nguồn nước và chất lượng, khí hậu, sự màu mỡ
của đất đai, và những nguồn tài nguyên có thể canh tác. Chúng ta phụ thuộc vào
các loài tự nhiên để tìm ra những tố chất hoá học mới có thể dùng làm thuốc và
kiểm soát sâu bọ và cải thiện được mùa màng và chăn nuôi .Ở châu Á nhiệt đới,
nhiều người hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào đa dạng sinh học, và vì vậy tài sản
cho hiện tại và tương lai của khu vực phải được bảo vệ.

Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá
thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một
loài và giữa các loài khác nhau . Đó là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá
thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể
di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể. Bên cạnh đó nó còn
biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài, một quần xã
hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến
dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic,
tạo thành mã di truyền.

6
Đa dạng sinh học

Đa dạng loài là cơ sở của đa dạng sinh học. Hiện nay, đa dạng sinh học
trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng, sự biến mất của các loài chính là
minh chứng do nét nhất cho sự suy giảm đó. Theo một đánh giá về số loài đã tồn
tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đa bị tuyệt chủng. Hay nói một cách
khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉ chiếm 0,1% tổng số
loài đã từng sống trên hành tinh.

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do
các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100
loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các
cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp
cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không
kèm theo sự hình thành loài mới (xem bảng 2).

Theo hiểu biết hiện nay, trên thế giới có thể còn từ 5 - 100 triệu loài đang
tồn tại (con số chắc chắn là khoảng 12,5 triệu loài); trong đó, 1,7 triệu loài đã
được mô tả; số loài lớn nhất có lẽ là côn trùng (xem bảng 1). Thống kê số lượng
các loài trên trái đất theo nhiều nguồn khác nhau nên cũng khác nhau.
Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái (HST)
để tồn tại: từ nước chúng ta uống đến lương thực chúng ta ăn; từ biển cả cung
cấp cho chúng ta những sản phẩm phong phú đến đất để chúng ta xây dựng nhà
cửa... Các HST cho ta hàng hoá và dịch vụ mà cuộc sống chúng ta không thể
thiếu. Các HST lọc sạch không khí và nước, duy trì đa dạng sinh học, phân huỷ
và tái quay vòng các chất dinh dưỡng, cũng như đảm bảo vô số các chức năng
quan trọng khác.
Tuy nhiên, các HST vẫn đang bị con người xâm phạm ngày càng nghiêm
trọng. Trên khắp thế giới, con người sử dụng quá mức và lạm dụng các HST
quan trọng, từ các rừng mưa nhiệt đới cho tới các rạn san hô, đồng cỏ, thảo
nguyên... gây suy thoái và phá huỷ các HST. Điều đó đã làm ảnh hưởng tới
cuộc sống tự nhiên, thể hiện ở con số các loài bị đe doạ hay bị tuyệt chủng, đồng
thời gây hại đến các lợi ích của con người qua việc làm cạn kiệt dòng tài nguyên
mà chúng ta sống phụ thuộc. Cuộc sống nghèo khổ đã buộc nhiều người phải

7
Đa dạng sinh học

huỷ hoại các HST mà họ sống nhờ vào, ngay cả khi họ hiểu rằng, họ đang chặt
cây hay bắt cá tới mức chúng không thể phục hồi được. Lòng tham hay sự táo
tợn, sự không hiểu biết hay vô ý đều đẩy con người đến chỗ không đếm xỉa đến
những giới hạn của tự nhiên để duy trì các HST.
Khó khăn lớn nhất vẫn là con người ở mọi tầng lớp xã hội, từ những
người dân bình thường đến các nhà hoạch định chính sách, không có khả năng
tận dụng nguồn tri thức hiện có hoặc thiếu các thông tin căn bản về điều kiện
thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai xa của các HST. Điều đó sẽ dẫn
tới các HST có nguy cơ bị phá huỷ gây ra những hậu quả nặng nề chưa từng
thấy đối với quá trình phát triển kinh tế và cuộc sống của con người. Ngày nay,
nhiều quốc gia đang trải qua những tác động do suy thoái các HST gây ra dưới
rất nhiều hình thức: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, thiếu lương thực thực phẩm, ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,...Vấn đề là chúng ta lại biết quá ít về toàn
bộ tình trạng các HST của Trái đất. Chúng ta cần phải hiểu các HST của Trái đất
tồn tại ra sao? Chúng ta có thể quản lý như nào để các HST vẫn duy trì tình
trạng tốt và có hiệu suất trước những yêu cầu ngày càng tăng của con người?
Việt Nam với tổng diện tích 330541 km2 trải dài từ vĩ độ 8o25’ đến 23o24’
vĩ độ Bắc, giáp biển Đông. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng xích đạo đến
giáp vùng cận nhiệt đới cùng sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về
thiên nhiên với khu hệ động thực vật vô cùng phong phú về thành phần loài.
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong số 25 nuớc có mức độ đa dạng
sinh học lớn nhất thế giới và xếp thứ 16 về mức độ sinh học (chiếm 6,5% số loài
có trên thế giới, xem bảng 3).

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chính là một trong những nước mà đa dạng
sinh học chịu áp lực lớn nhất của các hoạt động phát triển của con người. Trải
qua nhiều năm chiến tranh, những năm nghèo đói và nhiều năm kinh tế phát
triển mạnh mẽ cộng với sự gia tăng dân số rất nhanh sau chiến tranh, môi trường
sinh thái nói chung và đa dạng sinh học nói riêng ở Việt Nam bị tàn phá nặng
nề. Điển hình là diện tích rừng giảm mạnh, tỷ lệ che phủ giảm từ 45% trước năm
1945 xuống còn 23% những năm 1980. Trong những năm gần đây, tỷ lệ che phủ

8
Đa dạng sinh học

rừng có được nâng lên, công tác bảo vệ đa dạng sinh học có tiến bộ nhưng
những mất mát là khó có thể bù đắp.

PHẦN I: ĐA DẠNG DI TRUYỀN

CHƯƠNG 1: GEN VÀ ĐỘT BIẾN GEN


1. TỔNG QUAN VỀ GEN
1.1. Định nghĩa gen

Khái niệm về gen đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:

Thời Mendel (1865), gen được hiểu như yếu tố bên trong, quyết định sự
hình thành và phát triển một tính trạng bên ngoài. Còn về cách vận động thì gen
vận động từ thế hệ này sang thế hệ kia theo quy luật vận động của nhiễm sắc thể
trong giảm phân, mặc dù khi đó người ta chưa biết nhiễm sắc thể và giảm phân
là gì. Vì vậy, có thể nói mỗi gen Mendel là một nhiễm sắc thể

Năm 1909, W. Johannsen đã đưa ra khái niện về ”gen” như một đơn vị di
truyền tách biệt, được phát hiện trong thí nghiệm phân tích lai của G. Mendel.
Theo Johannsen thì: ”nhiều tính trạng của cơ thể được xác định bởi những mầm
mống đặc biệt, tách biệt và độc lập, nói ngắn gọn hơn là bởi những cái mà chúng
ta gọi là gen”. Quan niệm đó về gen tồn tại suốt cả giai đoạn phát triển của di
truyền học kinh điển.

9
Đa dạng sinh học

Theo trường phái Morgan (1926) cho rằng: không phải một gen mà nhiều
gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và là các đơn vị không thể chia nhỏ hơn
được nữa. Các đơn vị đó là:

+ Đơn vị đột biến, nghĩa là gen bị biến đổi như một tổng thể hoàn chỉnh.

+ Đơn vị tái tổ hợp, nghĩa là trao đổi chéo không bao giờ diễn ra ở bên
trong gen, mà chỉ có thể diễn ra giữa các gen.

+ Đơn vị chức năng, nghĩa là tất cả các đột biến của một gen cùng làm
biến đổi một chức năng di truyền; điều này thể hiện ở chỗ, hai thể đột biến khác
nhau nếu đem lai với nhau thì không thể cho kiểu hình bình thường mà cho kiểu
đột biến.

Theo giả thuyêt ”một gen – một enzim” của G.Beadle và E.Tatum (1940)
cho rằng mỗi gen quyết định sự tồn tại và hoạt tính của một enzim.

Với khoa học ngày nay đã định nghĩa gen là đoạn ADN có chiều dài đủ
lớn (trung bình khoảng 1000-2000
bazo) để có thể xác định một chức
năng. Chức năng sơ cấp của gen
được xác định bởi một sợi
polypeptid, không nhất thiết là cả
một enzim. Các gen nằm trên nhiễm
sắc thể ở trong nhân tế bào và xếp
thành hàng trên nhiễm sắc thể, gọi là
locut.
Hình 1.1 . Một đoạn gen trong nhiễm sắc thể

1.2. Cấu trúc của Gen


1.2.1. Cấu trúc hóa học của gen

10
Đa dạng sinh học

Sợi ADN được cấu thành từ các đơn phân, gọi là các nucleotit, có 4 loại
nucleotit: Adênin, Guanin, Cytosin, Thyamin. Trình tự sắp xếp của chúng trên
gen quyết định chức năng của gen.

Mỗi nucleotit (Nu) có KLPTTB 300 đvC, gồm 3 thành phần: đường
Deoxirbo, axit photphoric và bazo nitric. Nu có chứa các nguyên tố: C, H, O, N, P.

Gen Hình 1.2: hiệu


thể hiện Cấu quả
trúc của
hóa mình
học của gen qua sản phẩm do chúng sinh ra.
thông
Sản phẩm trực tiếp của gen là axit ribonucleic – ARN.

Thành phần hóa học của ARN giống ADN nhưng chỉ khác ở chỗ trong
ARN thì Thyamin được thay thế bằng Uracil. Phân tử ARN của một số gen có
thể tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn
ARN được dùng làm khuôn mẫu và vận chuyển axit amin trong quá trình tổng
hợp protein.

Protein là các chuỗi bao gồm các đơn vị nhỏ là axit amin, và trình tự các
bazo trong ARN quyết định trình tự các axit amin trong protein theo quy luật
của mã di truyền. Trình tự của các axit amin trong protein quyết định vai trò của
protein là tham gia vào thành phần cấu trúc của cơ thể hay trở thành ezim xúc
tác cho một phản ứng nào đó. Như vậy, những biến đổi trong ADN có thể dẫn
tới những biến đổi trong cấu trúc của cơ thể hoặc những biến đổi trong các phản
ứng hóa học của cơ thể

1.2.2. Cấu trúc không gian của gen (Watson,Cric – 1953)

11
Đa dạng sinh học

ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch PolyNu xoắn đều quanh 1 trục, từ
trái sang phải, như 1 cái thang dây xoắn. Trong đó, tay thang là sự liên kết giữa
phần tử đường và axit photphoric xen kẽ nhau, còn bậc thang là 1 cặp bazo nitric
đứng đối diện và liên kết với nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung,
Adenin liên kết với Thyamin bằng 2 cầu nối hydro, Guanin liên kết với Cytosin
bằng 3 cầu nối hydro.

Kích thước ADN: Đường kính vòng xoắn: 2 nm, chiều dài vòng xoắn
(mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu): 3.4nm.Một số loài virus và thể ăn khuẩn, ADN
chỉ gồm 1 mạch PolyNu. Vi khuẩn của ti thể, lạp thể có dạng vòng xoắn kép.

Hình 1.3: Cấu trúc không gian


của gen

Hình 1.4. Liên kết của phân tử ADN


Hình 1.5. Cơ chế tự nhân đôi của ADN

12
Đa dạng sinh học

1.2.3. Liên kết của phân tử ADN và ý nghĩa

+ Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết cộng
hóa trị (liên kết photphodieste) rất bền vững bảo đảm thông tin di truyền trên
trên mỗi mạch đơn ổn định.

+ Giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết
hydro theo nguyên tắc bổ sung. Tuy là loại liên kết không bền nhưng do số
lượng trên ADN lớn cho nên vẫn đảm bảo cấu trúc không gian ADN ổn định và
dể bị cắt đứt khi tái bản.

1.2.4. Cơ chế tự nhân đôi của ADN

Xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, dưới tác dụng của enzym Polymeraza
chuỗi xoắn kép ADN duỗi ra, 2 mạch đơn tách nhau dần. Mỗi nucleotit ở một
mạch đơn sẽ kết hợp với một nucleotit tự do có trong nội bào tạo thành mạch
đơn mới. Như vậy sẽ tạo nên 2 phân tử ADN “con”, trong đó mỗi phân tử ADN
“con” có 1 mạch PolyNucleotit của ADN “mẹ”, mạch còn lại mới được tổng
hợp nên.

1.2.5. Cơ chế tổng hợp ARN

Dưới tác dụng của enzym Polymeraza chuỗi xoắn kép ADN duỗi ra làm
cho 2 mạch đơn tách nhau dần ra. Các nucleotit trên 1 mạch đơn (mạch mã gốc)
sẽ kết hợp với các ribonucleotit tự do lấy từ nội bào theo nguyên tắc bổ sung,
Adenin liên kết với Uracil bằng 2 cầu nối hydro, Guanin liên kết với Cytosin
bằng 3 cầu nối hydro.

1.3. Chức năng của Gen


Điều hoà thông tin di truyền: Các Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung nên chiều rộng ADN ổn định, các vòng xoắn ADN dễ liên kết với protein
dẫn đến cấu trúc ADN ổn đinh, thông tin di truyền được điều hoà.

13
Đa dạng sinh học

Bảo quản thông tin di truyền: Nhờ quá trình tự nhân đôi, thông tin di
truyền được truyền đạt nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền đạt thông tin di truyền: trình tự sắp xếp các Nu trong ADN (gene)
quy định trình tự sắp xếp axit amin trong protein, quy định tính trạng và đặc tính
của cơ thể.

2. ĐỘT BIẾN GEN


2.1. Khái niệm đột biến và đột biến gen

Đột biến (hay biến dị di truyền) là những biến đổi bất thường trong vật
chất di truyền (NST, ADN) dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số
tính trạng, những biến đổi này có thể di truyền cho các đời sau.

Đột biến là một loại biến dị di truyền xảy ra do những biến đổi đột ngột
về cấu trúc và số lượng trong vật chất di truyền, đã đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong tiến hóa, thúc đẩy sự đa dạng sinh giới. Một trong những nhân
tố quyết định góp phần tạo nên thế giới sống đầy phong phú ngày nay, cho trái
đất xanh, trong đó có loài người. Và bất chấp mọi chủ đích của con người, muốn
hay không muốn, đột biến đã, vẫn và luôn xảy ra.

Đột biến gen là những biến đổi trong số lượng, thành phần, trật tự các cặp
nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. Những biến đổi đó dẫn
đến những biến đổi trong cấu trúc phân tử protein và biểu hiện thành một biến
đổi đột ngột về một tính trạng nào đó. Mỗi biến đổi ở một cặp nuclêôtít nào đó
sẽ gây một đột biến gen.

14
Đa dạng sinh học

2.2.Các dạng đột biến gen thường gặp


Có nhiều loại đột biến khác nhau, song có những dạng đột biến thường
gặp sau:

- Mất một cặp nuclêôtit

- Thêm một cặp nuclêôtít

- Thay thế một cặp nuclêôtít

- Đảo vị trí một cặp nuclêôtít

2.3.Nguyên nhân phát sinh đột biến gen


Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN, hoặc làm
đứt phân tử ADN, hoặc nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới dưới ảnh hưởng
phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.

Trong thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác
nhân vật lý hoặc hoá học.

2.3.1. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý

* Các tia phóng xạ: tia X, tia anpha, tia gamma, tia bêta, chùm nơtron,…gây
kích thích và ion hóa các nguyên tử khi chúng xuyên qua các mô sống.

* Tia tử ngoại: tia có bước sóng từ 1000-4000A, đặc biệt là bước sóng
2570A được ADN hấp thụ nhiều nhất.

* Sốc nhiệt: là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột
gây chấn thương bộ máy di truyền.

Trong chọn giống thực vật người ta chiếu xạ với cường độ và liều lượng
thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu
nhụy. Gần đây, người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy.

2.3.2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học

15
Đa dạng sinh học

Đây là những hóa chất mà khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên
phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế, mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.

Ngày nay, người ta đã phát hiện được những hóa chất được gọi là “siêu
tác nhân đột biến” như: 5-brôm uraxin (5BU); EMS (êtylmêta sunfonat), đioxin,

Để gây đột biến người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm
nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch vào bầu
nhụy, quấn bông có tẩm hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối
với vật nuôi, có thể cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

2.4. Hậu quả của đột biến gen


Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc sẽ dẫn tới sự biến đổi trong
cấu trúc của ARN thông tin và cuối cùng là sự biến đổi trong cấu trúc của
prôtêin tương ứng.

Đột biến thay thế hay đảo vị trí một cặp nuclêôtit chỉ ảnh hưởng tới một
axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit sẽ
làm thay đổi các bộ ba mã hoá trên ADN từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối
gen và do đó làm thay đổi cấu tạo của chuỗi pôlipeptit từ điểm có nuclêôtit bị
mất hoặc thêm.

Đột biến gen cấu trúc biểu hiện thành một biến đổi đột ngột gián đoạn về
một hoặc một số tính trạng nào đó, trên một hoặc một số ít cá thể nào đó.

Đột biến gen gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, đặc biệt là
đột biến ở các gen quy định cấu trúc các enzim, cho nên đa số đột biến gen
thường có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, có những đột biến gen là trung tính (không
có hại, cũng không có lợi), một số ít trường hợp là có lợi.

16
Đa dạng sinh học

2.5. Sự biểu hiện của đột biến gen


Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được "tái bản" qua cơ chế tự nhân đôi
của ADN.

Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân, nó sẽ xảy ra ở một tế bào sinh
dục nào đó (đột biến giao tử), qua thụ tinh đi vào hợp tử. Nếu đó là đột biến trội,
nó sẽ biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến đó. Nếu đó là đột biến
lặn, nó sẽ đi vào hợp tử trong cặp gen dị hợp và bị gen trội tương ứng át đi. Qua
giao phối, đột biến lặn tiếp tục tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp và
không biểu hiện. Nếu gặp tổ hợp đồng hợp thì nó mới biểu hiện thành kiểu hình.

Khi đột biến xảy ra trong nguyên phân, nó sẽ phát sinh trong một tế bào
sinh dưỡng (đột biến xôma) rồi được nhân lên trong một mô, có thể biểu hiện ở
một phần cơ thể, tạo nên thể khảm. Ví dụ trên một cây hoa giấy có những cành
hoa trắng xen với những cành hoa đỏ.

Đột biến xôma có thể được nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng
không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.

Đột biến cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu
hình của cơ thể. Vì vậy cần phân biệt, đột biến là những biến đổi trong vật chất di
truyền, với thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình.

2.6. Ý nghĩa của đột biến gen


2.6.1. Trong tiến hóa

Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối
quan hệ hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể và môi trường.

Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn gen đột biến là gen lặn.
Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi
trường thích hợp. Cũng có một số là đột biến trội, có ý nghĩa trong chọn giống
và tiến hóa.

17
Đa dạng sinh học

Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa
bởi so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

2.6.2. Trong chọn giống

Trong chọn giống, đặc biệt là chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng
các đột biến tự nhiên nhưng không nhiều vì những đột biến này chỉ chiếm tỉ lệ
rất nhỏ từ 0,1- 0,2%.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng các
tác nhân vật lý và hóa học để tăng nguồn gen biến dị cho quá trình chọn lọc.

Năm 2002, diện tích trồng cây chuyển gen trên thế giới đã đạt tới 58,7
triệu ha. Trong số đó, cây đậu nành kháng thuốc diệt cỏ: 36,5 triệu ha; ngô
kháng được sâu gây hại:7,7 triệu ha (theo Clive James, 2002).

Đặc điểm nổi bật nhất của cây trồng biến đổi gen trong thời gian từ 1996-
2002 là tính kháng thuốc diệt cỏ, đứng thứ 2 là tính kháng sâu bệnh. Trong năm
2003, tổng diện tích trồng cây chuyển gen trên toàn cầu là 67,7 triệu ha.

Ngoài ra, người ta đã tạo thành công các virut tiêu diệt các tế bào ung thư
bằng chuyển gen. Các virut này tấn công và phá hủy các tế bào ung thư phổi và
ruột kết.

3. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ GEN


Công nghệ gen là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen

Kỹ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên
ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác.

18
Đa dạng sinh học

Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản
phẩm sinh học, các chủng vi sinh vật mới, tạo ra các giống cây trồng và động vật
biến đổi gen.

3.1.Cách tiến hành kỹ thuật gen


Kỹ thuật gen được tiến hành thông qua các khâu sau:

+ Khâu 1: tách ADN của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể
truyền từ vi khuẩn hoặc virus.

+ Khâu 2: tạo ADN tái tổ hợp (còn được gọi là ADN lai). ADN của tế bào
cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt
chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể
truyền nhờ enzim nối.

+ Khâu 3: chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen
đã ghép được biểu hiện.

3.2. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới


Tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh
học (axit amin, prôtêin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh…) với số lượng
lớn và giá thành rẻ.

Ngày nay, người ta đã cấy gen tổng hợp kháng sinh của xạ khuẩn vào
những chủng vi khuẩn dễ nuôi và sinh sản nhanh như E.coli góp phần nâng cao
hiệu qủa sản xuất các chất kháng sinh.

Một thành tựu nổi bật trong thập niên 80 của thế kỷ XX là dùng chủng
E.coli được cấy gen mã hoá hoocmôn insulin ở người trong sản xuất, vì vậy giá
thành insulin để chữa bệnh đái tháo đường đã rẻ hơn rất nhiều so với trước đây.

19
Đa dạng sinh học

3.2.1. Tạo ra các giống cây trồng biến đổi gen

Nhiều gen quy định nhiều đặc điểm quý như năng suất và hàm lượng
dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn,…đã được đưa vào
cây trồng.

Người ta đã chuyển được gen quy định tổng hợp β-carôten (tiền vitamin)
vào tế bào cây lúa và tạo ra giống luá giàu vitamin A, góp phần cải thiện tình
trạng thiếu vitamin của hơn 100 triệu trẻ em trên thế giới; chuyển gen kháng
virut gây thối củ vào khoai tây…

Ở Việt Nam, trong điều kiện PTN đã chuyển được gen kháng rầy nâu,
kháng sâu, kháng bệnh bạc lá, gen tổng hợp vitamin A, gen kháng virut, ... vào
một số cây trồng như lúa, ngô, khoai tây, cà chua, cải bắp, thuốc lá, đu đủ.

Ví dụ: Củ cải đường tam bội có năng suất cao hơn dạng lượng bội 10-
20%. Dưa chuột, dưa hấu tam bội không hạt cho năng suất cao, quả to. Rau
muống tứ bội cho sản lượng gấp đôi dạng lượng bội. Gây đa bội còn làm tăng
hàm lượng các chất hữu cơ có giá trị ở vừng, vitamin A ở ngô...

Những thể đột biến có lợi được chọn lọc và trực tiếp nhân giống thành
giống mới hoặc dùng làm các dạng bố mẹ để lai tạo giống mới.

Ví dụ: Dùng tia Gama xử lý giống lúa Mộc Tuyền tạo ra giống lúa MT1
chín sớm, cây thấp và cứng, chịu phèn, chịu chua, năng suất tăng 15-25% so với
dạng gốc.

3.2.2. Tạo động vật biến đổi gen

Trên thế giới, người ta đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp cho
hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường. Đã
chuyển được gen xác định mùi sữa ở người vào tế bào phôi bò cái làm cho sữa
bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi. Đã

20
Đa dạng sinh học

chuyển được gen tổng hợp hoomôn sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá Bắc Cực
vào cá hồi và cá chép.

Đến nay, động vật biến đổi gen chủ yếu dùng trong nghiên cứu sự biểu
hiện của một số gen và sản xuất thử nghiệm một số prôtêin có giá trị cao.

3.2.3. Mặt trái của việc ứng dụng công nghệ gen để sản xuất các sinh
vật biến đổi gen GMO (Genetically modified organism")

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số, đồng nghĩa với nhu
cầu của con người cũng ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng
cao đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, điển hình công nghệ gen vào trong sản
xuất nông nghiệp đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các sản phẩm biến đổi gen này
cũng có rất nhiều mặt hạn chế:

+ Sự biến mất của các loài địa phương.

+ Nhiều thực phẩm biến đổi gen có thể gây di ứng đối với người sử dụng.

+ Trong quá trình thực hiện kỹ thuật di truyền, gien mới chuyển vào làm
hư hỏng hay đột biến một hoặc vài gen khác của thực vật, gây độc tố.

3.3. Một số thành tựu chọn giống ở Việt Nam


3.3.1. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể đột biến ưu tú để tạo giống mới

+ Ở lúa: đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa
DT10, nếp thơm TK106,…., các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám
thơm đột biến (năm 2002), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML39, DT33,
VLD95-19….

Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế đã chuyển thành công các gen quy định
tổng hợp vitamin A, gen BT quy định khả năng kháng sâu đục thân, gen quy

21
Đa dạng sinh học

định hàm lượng nguyên tố vi lượng sắt, gen quy định hạt gạo có màu hồng vào 2
giống lúa tẻ đặc sản Nam Bộ là Nàng hương chợ Đào và Một bụi.

+ Ở đậu tương: giống đậu tương DT55 (năm 2002) được tạo ra bằng xử lí
đột biến giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn (trong vụ
xuân: 96 ngày, vụ hè: 87 ngày), chống đổ và chịu rét tốt, hạt to, màu vàng.

+ Ở lạc: giống lạc V79 được tạo ra bằng chiếu xạ tia X vào hạt giống lạc
bạch sa sinh trưởng khoẻ, hạt to trung bình và đều, vỏ dễ bóc,…

+ Ở cà chua: giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên
của giống cà chua Ba Lan trắng.

3.3.2. Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lý đột biến

Giống lúa A20 (năm 2002) được tạo ra bằng lai giữa 2 dòng đột biến
:H20xH30.

Giống lúa DT16 (năm 2002) được tạo ra bằng lai giữa giống DT10 với
giống lúa đột biến A20.

Giống lúa DT21 (năm 2002) được tạo ra bằng lai giữa giống lúa nếp 415
với giống lúa đột biến ĐV2 (từ giống lúa Nếp cái hoa vàng).

3.3.3. Thành tựu trong chọn giống vật nuôi

Trong chọn giống vật nuôi, do qúa trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian
rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi
thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.

Ngoài ra người ta còn dùng công nghệ gen để phát hiện sớm giới tính của
phôi (7 ngày sau khi thụ tinh), giúp cho người chăn nuôi bò sữa chỉ cấy các phôi
cái, cò người chăn nuôi bò thịt thì chỉ cấy toàn phôi đực.

22
Đa dạng sinh học

Bên cạnh đó, người ta còn xác định được kiểu gen BB cho sản lượng sữa
cao nhất, tiếp đó là kiểu gen AB, thấp nhất là kiểu gen AA. Nhờ đó, đã chọn
nhanh và chính xác những con bò làm giống.

CHƯƠNG II: ĐA DẠNG GEN


ĐA DẠNG GEN

Đa dạng gen (hay đa dạng di truyền) là đòi hỏi của bất kỳ loài nào để đảm
bảo sự sinh sản, chịu đựng bệnh tật và khả năng thích nghi với các điều kiện môi
trường luôn luôn thay đổi. Đa dạng di truyền trong một loài thường được thể
hiện qua bản chất của sự sinh sản trong quần thể. Các cá thể trong quần thể
thường khác nhau về di truyền với các quần thể khác. Điều này thể hiện qua
những biến đổi di truyền trong hay giữa các quần thể. Đó là các thành phần của
axit nucleic, cấu tạo của mã di truyền. Những biến đổi mới xuất hiện trong các
cá thể do sự đột biến gen hay thể nhiễm sắc và trong các cơ thể do sự sinh sản
hữu tính có thể lan rộng ra quần thể bởi sự tái tổ hợp. Một loại đa dạng di truyền
khác được xác định ở tất cả mức độ của cơ thể bao gồm số ADN trong tế bào
trong cấu trúc và số thể nhiễm sắc.

Nguồn biến đổi di truyền này có mặt trong quần thể lai chéo đã tác động
lên quần thể đó bằng sự chọn lọc cách sống khác nhau nhờ sự biến đổi tần số
gen trong vốn gen đó và điều đó là tương đương với sự tiến hóa quần thể. Đặc
điểm biến đổi gen là rõ nét: có thể tạo ra sự biến đổi tiến hóa tự nhiên và chọn
lọc nhân tạo do quá trình nuôi trồng. Chỉ có một phần nhỏ (ít hơn 1%) nguyên
liệu gen của cơ thể bậc cao là vượt ra ngoài hình dạng và chức năng của cơ thể.

Tóm lại sự biến đổi di truyền xuất hiện do các cá thể có sự sai khác nhỏ
về các gen của nó. Những đơn vị của thể nhiễm sắc được mã hóa đối với những
protein đặc biệt. Sự sai khác nhỏ đó của gen được coi như những allen và các sự

23
Đa dạng sinh học

khác nhau tăng lên do đột biến tức là sự thay đổi ADN. Những biến đổi của các
allen của một gen có thể tạo ra những dạng protein mà chúng khác về cấu trúc
và chức năng và đến lượt mình sự khác nhau đó sẽ được thể hiện qua tính chất
phát triển và sinh lý học của từng cá thể. Những biến đổi di truyền tăng lên khi
con cháu nhận sự tái tổ hợp gen và thể nhiễm sắc từ bố mẹ của chúng qua sự tái
tổ hợp gen qua sinh sản hữu tính. Các gen có sự trao đổi giữa các thể nhiễm sắc
và được sắp xếp lại trong khi lai chúng được thực hiện trong phân chia tế bào có
tơ meiotic và sự tái tổ hợp mới được tạo ra khi các giao tử từ bố mẹ hợp nhất để
tạo ra con cháu có nét độc đáo trong di truyền.

Đột biến cung cấp những nguyên liệu cơ bản cho biến đổi về di truyền,
khả năng loài sinh sản hữu tính sắp xếp lại một cách lộn xộn các allen trong sự
tổ hợp làm tăng khả năng bất ngờ đối với sự biến đổi di truyền.

Toàn bộ sự sắp xếp của gen và allen trong quần thể tạo thành vốn gen cho
quần thể, trong khi đó tổ hợp allen của bất kỳ cá thể nào trong quần thể sẽ tạo ra
các kiểu nhân của nó. Trong các môi trường đặc biệt các kiểu nhân cho ra các
kiểu hình riêng thể hiện qua các đặc tính hình thái, sinh lý, giải phẫu, sinh hóa,
… Một số đặc tính của con người như gầy béo, sâu răng… là do môi trường, còn
màu mắt, nhóm máu,… là do kiểu gen. Sự biến đổi gen trong quần xã được đo
bằng:

- Số lượng gen trong quần thể mà quần thể đó là đa hình

- Số lượng allen trong gen đa hình.

- Số lượng gen trong một số cá thể mà cá thể đó là đa hình.

1.1. Định nghĩa


Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá
thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một
loài và giữa các loài khác nhau .

24
Đa dạng sinh học

Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong
cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền
được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.

Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền
trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa
dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ
bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền.

Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được
nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác
nhau của các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của
quần thể. Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự
thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo .

Chỉ một phần nhỏ (thường nhỏ hơn 1%) vật chất di truyền của các sinh
vật bậc cao là được biểu hiện ra ngoài thành các tính trạng kiểu hình hoặc chức
năng của sinh vật; vai trò của những ADN còn lại và tầm quan trọng của các
biến dị gen của nó vẫn chưa được làm rõ.

Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không
có đóng góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền. Đặc biệt, những gen kiểm soát
quá trình sinh hóa cơ bản, được duy trì bền vững ở các đơn vị phân loại khác
nhau và thường ít có biến dị, mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hưởng
nhiều đến tính đa dạng của sinh vật. Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các
gen khác cũng tương tự như vậy. Hơn nữa, một số lớn các biến dị phân tử trong
hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy định bởi một số lượng nhỏ các
gen di truyền.

1.2. Tính đa dạng ở mức độ của các nhóm sinh vật


1.2.1. Sự đa dạng gen ở động vật

25
Đa dạng sinh học

Đối với các dữ liệu allozyme tức là trị số trung bình của dị hợp tử (H s tỉ lệ
các locus mang 2 alen) ở loài động vật không xương sống lớn hơn động vật có
xương sống. Lí do chính là nhiều nhóm cá thể phức tạp sống có xu hướng chia
nhỏ quần thể hơn và những quần thể lớn hơn là một tổ hợp. Những quần thể lớn
sự biến đổi di truyền lớn hơn quần thể nhỏ.

Nhìn chung, như chim, bò sát có mức độ biến đổi di truyền là tương tự,
trái lại các loài lưỡng cư có mức độ cao hơn và các loài cá mức độ thấp hơn
(Ward et al, 1992). Trong mỗi một nhóm cho dù mức độ đa dạng gen có khác
nhau do các mô hình lịch sử và đời sống đã tạo ra các dòng gen và độ lớn của
quần thể khác nhau.

Tổng số dị hợp tử trong các loài bao gồm 2 thành phần: Sự khác nhau về
gen giữa các cá thể trong quần thể và sự khác nhau giữa các quần thể. Số đo
thông thường đã sử dụng về sự khác nhau trong quần thể là Fst, tỉ số của dị hợp
tử khác nhau giữa các quần thể. Giá trị trung bình của Fst là lớn nhất đối với một
số động vật thân mềm, lưỡng cư, bò sát và động vật có vú; hầu hết các loài trong
các nhóm đó cho thấy con số đáng kể của những quần thể bị phân chia. Khoảng
25 – 30% trung bình số loài thay đổi là do sự di truyền khác nhau trong quần
thể. Cho dù trị số Fst là khác nhau lớn, sự sắp xếp từ 0,0 (không có sự thay đổi
trong quần thể) cho gần đến 1,0. Mặt khác ở chim và côn trùng cho thấy sự thay
đổi nhỏ trong quần thể, có thể dự đoán mức độ cao ở dòng gen giữa chúng. Giá
trị trung bình chỉ 1 – 10% của tổng số biến đổi của lòai chim hoặc loài côn trùng
là đặc tính gây ra sự khác nhau trong quần thể. Do đó sự hiểu biết về sự phân bố
địa lý của sự đa dạng gen là điều cần thiết đối với các nhà quản lý phải đối mặt
với những quyết định về phân quần thể nào của các loài nguy cấp cần phải bảo vệ.

1.2.2. Sự đa dạng gen ở thực vật

Số lớn của hệ thống sống của chúng tạo ra sự khác nhau trong cấu trúc di
truyền của quần thể trong các loài thực vật nhiều hơn trong các loài động vật.

26
Đa dạng sinh học

Chẳng hạn những loài thụ phấn nhờ gió có mức độ dị hợp tử cao (Hs=0,15 –
0,2). Tỷ lệ cao hơn là trong quần thể thực vật thụ phấn nhờ động vật (Hs=0,09 –
0,12), cả hai nhóm này có mức độ cao hơn thực vật tự thụ phấn (Hs=0,07). Ở
thực vật tự thụ phấn cho thấy mức độ khác nhau vể mặt di truyền trong quần thể
cao hơn những loài tạp giao trong sinh sản hoặc các loài cùng giao phối. Sự
phân bố về địa lý của các loài thực vật cũng là một thông số quan trọng điều
khiển tính đa dạng gen trong và giữa các quần thể. Các loài thực vật với khu
phân bố nhỏ thì sự thay đổi di truyền trong quần thể là trung bình và nhỏ hơn
quần thể phân bố hẹp, quần thể mức độ vùng hoặc quần thể phân bố rộng. Tầm
quan trọng biến đổi của allozyme ảnh hưởng đến sự thích ứng chưa biết nào đó.
Những kinh nghiệm trong nghiên cứu đã gợi ý rằng sự khác nhau lớn về gen
trong quần thể nó thể hiện những dấu hiệu thích ứng (Bradshaw, 1984).

Những loài nuôi trồng mà được lựa chọn để nhân giống thường có sự
giảm mức độ biến đổi gen, điều này có thể gây ra sâu bệnh hoặc giảm sự sinh
sản. Chẳng hạn tính chống chịu của nấm mốc sương trong hạt kê không xuất
hiện trong trồng trọt nhưng đã tìm thấy có liên quan với những chủng hoang dại
ở Nigeria, trung tâm giống gốc. Tương tự, tính chống chịu virut của Khoai tây,
Vi khuẩn, Nấm và Giun tròn đã tìm thấy ở những loài Khoai tây hoang dại ở dãy
núi Andơ thuộc Nam Mỹ. Sự đa dạng gen ở những loài hoang dại đã liên quan
đến thực vật bản xứ phải duy trì có thể sử dụng và để cải tạo những đặc tính ở
các loài thực vật bản xứ.

1.2.3. Sự đa dạng gen ở các cơ thể sống khác

Quy mô của đa dạng gen trong nhóm, những nghiên cứu về các loài thực
vật và động vật không thể ước tính chính xác trong cùng một lúc mặc dù đã biết
chắc quy mô đa dạng ở nấm và vi sinh vật nói riêng là đáng kể. Thí dụ sự khác
nhau về mặt di truyền đã chứng minh trong những loài vi sinh vật đơn lẻ như
Chlamydomonas reinhardtii với ít nhất 159 dòng biến đổi, Neurospora crassa

27
Đa dạng sinh học

trên 3000 và trên 3500 kiểu huyết thanh của Salmonella (Board on Agriculture,
1994). Quy mô lan rộng trong tự nhiên là không chắc chắn.

2. ĐA DẠNG GEN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM


Theo đánh giá của Jucovki (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Mức độ đa dạng sinh học của hệ thực
vật vây trồng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với dự đoán.

2.1. Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi.


Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm
các loài cây trồng khác nhau, với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn
giống khác nhau, có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân sử dụng.

- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang
chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong đó nhóm giống cây
trồng này có những giống đã được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn
năm nay.

- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây trồng có khả năng cho
năng suất cao và có một số đặt tính tốt khác nhau như: phẩm chất nông sản tốt,
khả năng chống chịu sâu bệnh cao…được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo
thành. Những năm gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc
và lai tạo mới cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra
sản xuất rộng rãi, được hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn xem xét công nhận.

- Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với
nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch. Hiện nay, Ngân hàng
gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115 loài cây trồng. Đây
là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên

28
Đa dạng sinh học

nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều
đặc tính quý mà duy nhất chỉ có nước ta có.

- Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được
chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò
(5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống
ngan, (3 giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3
giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2
giống nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10 ngàn con hươu nai được nuôi
trong toàn quốc).

2.2. Đặc trưng đa dạng của nguồn gen


Các biểu hiện của kiểu gen (geno-type) ở Việt Nam rất phong phú. Riêng
kiểu gen cây lúa (Oryza saltivaI) có đến hàng trăm kiểu hình (Phenotype) khác
nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau.

Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có
những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên ( sấm, chớp, bức
xạ…), có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo. Đây là một trong
những nguồn tạo giống mới.DDSH gen ở Việt Nam chứa đựng khả năng chống
chịu và tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen (genotype).

Bảng 1.1. Số giống cây trồng được công nhận chính thức (1977 – 2004)

STT Loài cây trồng Số giống STT Loài cây trồng Số giống
1 Lúa 156 19 ớt 1
2 Ngô 47 20 Xoài 5
3 Khoai lang 9 21 Sầu riêng 5
Chôm chôm 2
4 Khoai tây 8 22
5 Khoai sọ 1 23 Nhãn 5

29
Đa dạng sinh học

6 Sắn 2 24 Cam quýt 2


7 Đậu tương 22 25 Bưởi 4
8 Lạc 14 26 Dứa 2
9 Đậu xanh 7 27 ổi 1
10 Vừng 1 28 Bông 9
11 Cà chua 14 29 Cao su 14
12 Cải bắp 3 30 Cà phê 14
13 Cải ăn lá 2 31 Chè 1
14 Cải củ 2 32 Dâu tằm 1
15 Dưa hấu 3 33 Mía 2
16 Dưa chuột 3 34 Hoa 2
17 Đậu côve leo 1 35 Cỏ ngọt 1
18 Đậu hà lan 2
Tổng số 35 358
[Nguồn: Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2005]

3. TÌNH TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG GEN


Ngoài việc tạo ra các giống mới không phải là đảm bảo cho tính đa dạng
của gen khi chưa biết trước những sản phẩm đó có gây hại cho con người hay
không thì con người đã và đang tiêu diệt rất nhiều loài động vật và thực vật trên
trái đất này. Trong thế kỷ 20, loài người đã tiêu diệt khoảng 700 loài động thực
vật. Nhiều loài bị tuyệt chủng khi còn chưa được con người biết đến.

Từ năm 1600 trước công nguyên đến năm 1900: trung bình 4 năm mất 1
loài.

Từ năm 1900 đến 1980: 1 năm mất 1 loài.

Từ 1980 đến 2000 : 1 ngày mất 1 loài.

Dự báo từ 2001 đến 2010: 1 giờ mất 1 loài.

30
Đa dạng sinh học

Cho đến cuối thế kỷ 20, loài người đã làm biến mất khoảng từ 20% đến
50% số loài trên Trái Đất.

Suy thoái đa dạng sinh học làm cho loài người mất dần các nguồn tài
nguyên quý giá ( lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu, gen, tiện
nghi môi trường….) đồng thời phải chống chịu với các tai biến sinh thái ngày
càng tăng (dịch bệnh gia súc, dịch hại cây trồng…) do mất cân bằng sinh thái.

Suy thoái sinh học ở Việt Nam đến nay là rất đáng ngại. trong vòng
khoảng 10 năm cuối thế kỷ 20, trên 700 loài động, thực vật Việt Nam đã biến
mất hoặc bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đó có hầu hết các giống loài có
giá trị kinh tế cao như:

- Động vật: Tê giác 1 sừng, voi, hổ, bò xám, bò tót, bò rừng, hươu
xạ, hươu cà toong, hươu vàng, cheo cheo napu, vượn đen tuyền, vượn Hải Nam,
vượn bạc má, vượn má hung, voọc đầu trắng, voọc mũi hếch, công, gà lôi lam,
các cóc Tam Đảo, cá sấu….

- Thực vật: sâm Ngọc Linh, bời lời, trắc, càte, trầm hương.

31
Đa dạng sinh học

CHƯƠNG III: BẢO TỒN GEN

Khi các loài sinh vật đang bị suy thoái và một số đang có nguy cơ tuyệt
chủng thì chúng ta phải có những hình thức để bảo tồn các nguồn gen quý giá để
lưu giữ cho các thế hệ mai sau.

Bảo tồn sự đa dạng và di truyền là điều vô cùng quan trọng để giữ vững
và cải thiện năng suất, phẩm chất các sản phẩm của hầu hết các cây trồng trọt
vật chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Theo báo cáo của tổ chức FAO và môi
trường cho thấy: “Các đặc tính ưu tú về di truyền của các giống cây trồng, cây
làm thuốc, các loài gia súc, gia cầm, các loài thủy sinh và các vi sinh vật kể cả ở
dạng đã được thuần chủng và dạng hoang dại vô cùng cần thiết đối với các
chương trình chọn giống để tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, tạo tính kháng
sâu bệnh, tạo sự thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau và nhiều đặc
tính tốt”.

Hiện nay, mọi người đều đồng ý rằng sự mất mát cây trồng diễn ra trong
mấy chục năm qua là thật khủng khiếp, quá trình xói mòn di truyền dường như
còn sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong tương lai. Ví dụ như trong
vòng 40 năm qua 95% giống lúa mỳ Hy Lạp đã bị mất do xu hướng thương mại.
Do đó, việc thu thập, bảo tồn và khai thác nguồn di truyền cây trồng hợp lý cần
sự nỗ lực của toàn thế giới.

1. CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN NGUỒN GEN


Đa dạng sinh học cần được bảo tồn bằng một loạt các biện pháp nhằm
đảm bảo an toàn cho các loài và các kho dự trữ gen như xây dựng và duy trì
những khu vực bảo vệ, những chiến lược tổng thể kết hợp được các hoạt động
kinh tế với hoạt động bảo vệ trên toàn khu vực. Các chính phủ thường quy
hoạch những vùng có tầm quan trọng đặc biệt về tính đa dạng sinh học thành
những Khu bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học ở tất cả các mức

32
Đa dạng sinh học

độ là duy trì một cách cơ bản các quần thể của các loài có thể thực hiện được
hoặc các quần thể xác định được. Như vậy có thể hoặc là bảo vệ nguyên vị hoặc
bảo vệ chuyển vị. Một số chương trình quản lý kết hợp cả hai tiếp cận này.

1.1. Bảo tồn nguyên vị (In situ)


Bảo tồn In situ nguồn gen cây trồng là duy trì các loài cây trồng tại vùng
xuất xứ, hay nói cách khác là bảo vệ trong tự nhiên hoang dại của chúng.

Bảo tồn In situ là một hệ thống hoạt động vì nó cho phép các động lực
tiến hóa tác động lên vật liệu bảo quản. Bảo tồn In situ liên quan nhiều đến địa
điểm hơn là đến từng loài, cho nên đối tượng bảo tồn gồm cả các loài đã được
xác định và chưa được xác định. Trong bảo tồn In situ chúng ta cần có các kiến
thức về phạm vi môi trường sinh sống, về độ phong phú các loài và biến động
quần thể.

Bảo tồn In situ cho phép chúng ta nghiên cứu về loài trong phạm vi môi
trường tự nhiên của chúng. Nó cũng là nguồn dự trữ tự nhiên của nguồn tài
nguyên di truyền thực vật, trong đó rất nhiều loài chưa được xác định nhưng có
thể có giá trị sử dụng cao trong tương lai.

Loại bảo tồn này là hoàn toàn thích hợp đối với nhiều loài cây dại, kể cả
những loài cây là họ hàng của những loài cây trồng.

Bảo tồn đa dạng sinh học nguyên vị đang chiếm một tỉ lệ lớn hiện nay
trên thế giới. Cách bảo vệ này hiệu quả hơn vì nó cho phép các quần thể tiếp tục
thích nghi trong các điều kiện có được bằng các quá trình tiến hoá tự nhiên.

1.2. Bảo tồn chuyển vị (Ex situ)


Bảo tồn Ex situ là phương pháp duy trì các loài cây ngoài phạm vi xuất xứ
của chúng. Vườn thực vật, kho lạnh, ngân hàng gen, tập đoàn đồng ruộng… là
những phương tiện phục vụ cho bảo tồn Ex situ.

33
Đa dạng sinh học

Nhiều loài sinh vật có thể bảo tồn bằng cách nuôi trồng hay nuôi trong
chuồng. Cây cỏ cũng có thể bảo vệ trong ngân hàng hạt giống và các sưu tập
germplasm. Đối với động vật cũng bằng kỹ thuật tương tự (bảo quản phôi,
trứng, tinh trùng), nhưng phức tạp hơn. Điều rõ ràng là bảo vệ chuyển vị hiện
nay chỉ có thể thực hiện được với một tỉ lệ rất nhỏ vì rất tốn kém.

2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN NGUỒN GEN


2.1. Bảo tồn nguồn gen trong trang trại
Là hình thức bảo tồn ĐDSH, cây trồng, gia súc trong trang trại. Đây là
phương pháp được tồn tại từ rất lâu đời, vai trò bảo tồn nguồn gen chủ yếu là do
nhân dân địa phương bảo vệ và khai thác sử dụng.

Phương pháp này có ưu điểm là các giống địa phương có tính ổn định cao,
có khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn giống cải tiến.

Ở nước ta hiện này có hàng nghìn giống cây trồng địa phương, có đặc tính
nông sinh học quý đang tồn tại trong các trang trại của nông dân như: 400 giống
lúa mùa địa phương ở các tỉnh phía nam, có khả năng chống chịu chua, phèn,
nước mặn, nước sâu và khô hạn, nổi tiếng như giống lúa Một Bụi; các giống lúa
chịu mặn ở các tỉnh phía Bắc: Cườm, Bầu, Chiêm Đá mà chưa giống mới nào có
thể thay thế được; Các loại cây có giá trị: hồi, quế… được gây trồng từ hàng
trăm năm nay tại địa phương và vẫn được bảo vệ nguyên vẹn và phát triển rộng
rãi. Trong lâm nghiệp một số loài cây có giá trị như Quế, hồi, dẻ Cao Bằng… đã
được nhân dân địa phương gây trồng tại chỗ từ hàng trăm năm nay và nguồn tài
nguyên di truyền không chỉ được bảo vệ nguyên vẹn mà còn được phát triển
rộng rãi ra các địa phương khác.

Các giống mới cải tiến vì cần đầu tư cao và đắt đỏ chỉ thích hợp cho các
vùng có điều kiện thâm canh hoặc giao lưu hàng hóa tốt. Do nhiều nguyên nhân,
như điều kiện sinh thái, đất đai và phong tục tập quán nhiều giống thuộc nhiều
loài cây có giá trị kinh tế nhất là đối với nền kinh tế địa phương khó có thể thay

34
Đa dạng sinh học

thế bằng giống mới cải tiến. Ví dụ như các cây lương thực phụ, các loài rau, cây
ăn quả địa phương như vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Đon
Hùng, quýt Bắc Giang…Những loài cây này có thể đã là những cây được nhân
dân gieo trồng, nhưng cũng có thể là những loài mọc tự nhiên nhưng được cả
cộng đồng bảo vệ, khai thác sử dụng.

2.2. Ngân hàng gen hạt giống


Ngân hàng gen hạt giống là những bộ sưu tập hạt giống thu lượm từ các
cây hoang dại và cây trồng. Hạt được lưu giữ trong điều kiện lạnh và khô trong
một thời gian dài, sau đó lại cho nảy mầm. Hiện nay có hơn 50 ngân hàng hạt
giống trên thế giới. Tuy nhiên kiểu bảo tồn này nhiều lúc cũng gặp khó khăn
nhất định như mất điện, hỏng thiết bị…có thể xảy ra bất ngờ. Kể cả khi được giữ
lạnh thì hạt cũng dần dần mất khả năng nảy mầm do dự trữ năng lượng quá lâu
và do tích tụ các biến đổi nguy hại. Có thể thấy phương pháp này có những điểm
chính cần chú ý sau:

* Hình thức lưu giữ: Lưu giữ ex-situ quỹ gen của các loài cây có hạt
giống dễ tính (hạt giống Othordox).

* Đối tượng: Cây có hạt giống Othordox. (dễ bảo quản).

* Đặc điểm của phương pháp: Hạt giống được làm khô ở điều kiện đặc
biệt và lưu giữ trong kho lạnh bảo quản nguồn gen ở các chế độ:
+ Dài hạn: Nhiệt độ -100C, Ẩm độ 40%, lưu giữ nguồn gen 50 năm
+ Trung hạn: Nhiệt độ 40C, Ẩm độ 45%, lưu giữ nguồn gen 25 - 30 năm
+ Ngắn hạn: Nhiệt độ 150C, Ẩm độ 60 - 65%, lưu giữ nguồn gen 3-5 năm

Sau thời hạn đó phải nhân lại để đảm bảo chất lượng và trẻ hoá nguồn gen
đang lưu giữ. Tuy nhiên trong điều kiện trang thiết bị hiện tại ở ngân hàng gen
quốc gia, việc nhân lại nguồn gen được tiến hành sau khi lưu giữ 7 - 10 năm (đối
với chế độ bảo quản dài hạn), 5-7 năm (đối với chế độ bảo quản trung hạn).

35
Đa dạng sinh học

* Ưu điểm: Phương pháp lưu giữ này cho phép giữ nguyên trạng đặc tính
di truyền của nguồn gen, bảo tồn 1 lượng lớn nguồn gen, có tính an toàn cao và
thuận lợi cho việc quản lý và cung ứng.

* Nhược điểm: Nguồn gen không tiến hoá trong tự nhiên, chịu ảnh hưởng
điều kiện thiết bị, điện, mất khả năng nảy mầm do dự trữ năng lượng quá lâu.

* Số lượng nguồn gen đang được lưu giữ: Đến đầu năm 2003 Ngân
hàng gen hạt giống đang lưu giữ 10.300 giống của cây trồng có hạt.

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp này người ta phải gieo trồng
định kỳ, chăm sóc và thu hoạch hạt giống mới để cất giữ. Cho đến nay hơn 2 triệu
bộ sưu tập hạt giống đã có mặt trong các ngân hàng hạt giống nông nghiệp. Tuy
nhiên những cây trồng có ý nghĩa khác cho từng khu vực như cây dược liệu, cây
lấy sợi…vẫn chưa được lưu giữ trong các ngân hàng này. Họ hàng hoang dại của
các loại cây trồng vẫn chưa được tập hợp đầy đủ trong các ngân hàng hạt giống
mặc dù các loài này vô cùng hữu ích trong các chương trình tạo giống cây trồng.

Tuy nhiên cũng phải tất cả các loài đều có thể bảo tồn bằng hạt giống.
Khoảng 15% số loài thực vật trên thế giới có hạt thuộc loại “bảo thủ”, tức là
không thể tồn tại hoặc không thể chịu đưng được các điều kiện nhiệt độ thấp và
kết quả là không thể cất giữ trong các ngân hàng hạt giống. Các loại cây trồng
này có loài rất có giá trị như cao su, coca là không thể lưu giữ lâu. Phương pháp
có thể lưu giữ các loài này chỉ bằng cách lưu giữ phôi sau khi đã loại bỏ vỏ áo
ngoài của hạt, nội nhũ và các mô khác. Một số loài cũng được duy trì bằng
phương pháp nuôi cấy mô trong những điều kiện có khống chế hoặc chúng
được nhân giống bằng cắt chiết từ cây mẹ.

Khoảng 60 – 70% các loài thực vật tái sinh và bảo tồn nòi giống của mình
bằng phương thức tạo hạt hữu tính là có thể bảo quản hạt khô trong điều kiện
lạnh – nhóm cây có hạt “orthodox”. Khi được làm khô, độ ẩm 5 – 7% hạt có thể
kéo dài sự sống lâu trong kho lạnh. Theo lý thuyết thì có thể bảo toàn sức sống

36
Đa dạng sinh học

của hạt tùy theo loài cây trên hàng trăm năm. Các kho bảo quản hạt vì thế sớm
được đầu tư thành lập và là hình thức bảo quản exsitu quan trọng nhất.

Tùy theo nhu cầu bảo quản dài, trung hay ngắn hạn mà các kho hạt có
những trang thiết bị và kỹ thuật phù hợp. Tương ứng, các tập đòan hạt được giữ
trong các điều kiện ngắn, trung và dài hạn còn được gọi là những tập đoàn công
tác, họat động và cơ bản.

2.3. Ngân hàng gen đồng ruộng


Đây là thuật ngữ chỉ các tập đoàn thực vật sống được duy trì ngoài khu cư
trú tự nhiên của chúng. Chúng có thể là các tập đoàn trồng trên đồng ruộng,
trong các công viên, các vườn thực vật… Pương pháp này có những điểm chính
cần chú ý sau:

* Hình thức lưu giữ: Lưu giữ nguồn gen trên đồng ruộng thí nghiệm,
trong chậu vại, nhà lưới, ...

* Đối tượng: Những loài cây lâu năm như cây ăn quả, cây công nghiệp,
cây thuốc, cây lấy gỗ, các loài cây có hạt “recalcitrant” – loại hạt không thích
nghi với sấy khô và bảo quản lạnh, các loài cây có hạt “orthodox” và cây sinh
sản vô tính khi chưa thiết lập được các ngân hàng hạt giống và in vitro thích
hợp.

* Phương pháp:

Đối với cây hàng năm: Bảo tồn Ex-situ nếu ngân hàng gen đồng ruộng
không phải tại nơi xuất xứ của loài cây cần bảo tồn, In-situ nếu ngân hàng gen
đồng ruộng tại nơi xuất xứ của loài cây cần bảo tồn.

Đối với cây lưu niên: Tạo lập các vườn bảo tồn quỹ gen cây lưu niên tại
các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc các địa phương; Bảo tồn In situ tại vườn
gia đình.

* Đặc điểm của phương pháp:

37
Đa dạng sinh học

+ Bảo tồn ex - situ:

- Ưu điểm: Bảo quản được lượng lớn các nguồn gen (Tập đoàn cơ bản),
kết hợp đánh giá mô tả, theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều
kiện sinh thái bất lợi đối với nguồn gen và các giai đoạn sinh trưởng phát triển
của cây trồng; làm giảm nguy cơ xói mòn nguồn gen trong tự nhiên.

- Nhược điểm: Chi phí tốn kém, hạn chế sự tiến hoá tự nhiên của nguồn
gen; nguy cơ xói mòn nguồn gen trong quá trình bảo quản do sâu bệnh và các
điều kiện sinh thái bất lợi.

+ Bảo tồn in - situ:

- Ưu điểm: Bảo đảm được quá trình tiến hoá tự nhiên của nguồn gen; hiệu
quả khai thác sử dụng cao.

- Nhược điểm: Chỉ bảo đảm áp dụng được đối với các nguồn gen đang có
lợi ích cộng đồng; đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao năng lực và ý thức của
cộng đồng.

* Số lượng nguồn gen đang được lưu giữ: Đến đầu năm 2003 Ngân
hàng gen đồng ruộng đang lưu giữ 1.800 giống (gồm Bạc Hà, củ Mỡ, củ Nâu,
Dong Riềng, Dong Trắng, củ Từ, Địa Liền, Gừng, Khoai Lang, Khoai Sọ, Sắn,
Riềng, Nghệ…); Vườn tiêu bản quỹ gen cây lưu niên 192 giống của 22 loài cây
lưu niên.

38
Đa dạng sinh học

2.4. Ngân hàng gen invitro


Đây là tập đoàn các vật liệu di truyền được bảo quản trong môi trường
dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng.
* Hình thức lưu giữ: Lưu giữ cây con, cơ quan, mô, phôi, tế bào,
ADN ... của các nguồn gen trong điều kiện duy trì sinh trưởng tối thiểu hoặc
ngừng sinh trưởng tạm thời.

* Đối tượng:

- Vật liệu sinh sản vô tính

- Các loại cây có hạt

- Các nguồn gen dùng để nhân nhanh phục vụ các chương trình chọn tạo
và nhân giống, hạt giống và ngân hàng ADN.

- Các loài cây khó bảo quản trong Ngân hàng gen hạt giống và Ngân
hàng gen đồng ruộng.

* Phương pháp:

- Lưu giữ trong ống nghiệm các cơ quan, mô hoặc tế bào bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô nhằm duy trì nguồn gen dưới hình thức sinh trưởng chậm (phương
pháp này đang được áp dụng tại NHG cây trồng quốc gia).

- Bảo quản siêu lạnh trong Ni tơ lỏng (-196 oC) các đối tượng Callus,
Protoplast, bao phấn, mô phân sinh, phôi.

* Đặc điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm:

- Đảm bảo độ an toàn và sạch bệnh cao, có khả năng tạo quần thể cây
đồng nhất với số lượng lớn.

- Với phương pháp bảo quản siêu lạnh có thể bảo quản được lâu dài với
số lượng lớn và độ ổn định.

- Hạn chế khả năng mất nguồn gen, nhất là các nguồn gen có nguy cơ xói

39
Đa dạng sinh học

mòn cao, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng,

- Khả năng tái tạo, phục hồi các nguồn gen đã biến mất trong tự nhiên.
+ Nhược điểm:

- Chi phí bảo quản lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và trang thiết bị hiện đại.

- Có khả năng tạo ra biến dị Soma với tần số biến dị khác nhau và ít lặp lại.
* Số lượng giống cây trồng đang được lưu giữ: Hiện nay đang lưu giữ
khoai Môn - Sọ.
Có 3 loại kho bảo quản in vitro – ngắn, trung và dài hạn. Tùy theo nhu
cầu bảo quản mà tốc độ sinh trưởng của vật liệu được làm giảm với mức độ
khác nhau. Bảo quản ngắn hạn vật liệu là để cung cấp cho các nhu cầu chọn, tạo
giống và nghiên cứu của mỗi cơ sở. Trong bảo quản bằng sinh trưởng chậm
(trung hạn) tốc độ sinh trưởng của vật liệu được làm giảm một cách đáng kể
bằng cách để ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thấp hoặc làm giảm nồng độ oxy
tiếp cận vật liệu. Bằng phương này có thể kéo dài thời gian cần cấy chuyển và
như vậy làm giảm một cách đáng kể các chi phí cần thiết và nguy cơ phát sinh
biến dị sinh dưỡng. Bảo quản trong hoặc trên mặt nitơ lỏng (1560C) là phương
pháp bảo quản dài hạn. Ở nhiệt độ đó các phản ứng sinh hóa của vật liệu bị làm
ngưng đọng hoàn toàn và vì thế loại trừ được khả năng xảy ra biến dị sinh
dưỡng. Tuy nhiên trong bảo quản đông lạnh sức sống và khả năng tái sinh của vật
liệu lại là vấn đề cần quan tâm. Trong quá trình tái sinh cũng có thể xảy ra những
biến dị sinh dưỡng nếu có qua quá trình phát triển “không có tổ chức cơ quan”.

Mỗi giải pháp đã nêu đều có những hạn chế và thuận lợi nhất định, vì thế
tùy mỗi trường hợp cụ thể mà lựa chọn giải pháp thích hợp nhất, có thể phải là
kết hợp của nhiều giải pháp.

3. BẢO TỒN GEN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM

40
Đa dạng sinh học

Hiện đã có 275 loài và phân loài thú, 1026 loài và phân loài chim, 500
loài cá nước ngọt, khoảng 2000 loài cá biển... đã được nhận biết và còn nhiều
loài động thực vật khác chưa được sưu tập, chứng tỏ nước ta là một trong những
nước có tính đa dạng sinh học cao.Với 2 hình thức bảo tồn (nguyên vị và chuyển
vi) và các chương trình bảo tồn các loại thú cụ thể chứng tỏ công tác bảo tồn
nguồn gen động vật hoang dã đã được chú trọng. Tuy nhiên để bảo vệ được
nguồn gen động vật hoang dã sự cần thiết phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa các
nhà khoa học, quản lý, dân cư địa phương và ở chính vườn Quốc gia và Khu bảo
tồn, nơi đang lưu giữ các nguồn gen quí hiếm này.

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc bảo vệ nguồn gen động vật
hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1962, Vườn Quốc gia đầu tiên được
thành lập. Đó là Vườn Quốc gia Cúc Phương. Tháng 11/1997, Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có báo cáo Chính phủ xem xét và quyết
định danh mục các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam gồm 101 khu, với tổng diện
tích là 2 297 500 ha. Hệ thống rừng đặc dụng này được xây dựng nhằm bảo vệ
các hệ sinh thái rừng, bảo vệ các nguồn gen động, thực vật, nhất là các loài động
vật, thực vật quí hiếm và các loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Đến nay, khi xem xét
lại danh mục các khu rừng đặc dụng thì thấy còn một số hệ sinh thái điển hình
còn nằm ngoài hệ thống này. Một số khu có diện tích còn nhỏ chưa đủ rộng để
bảo vệ và bảo đảm sinh sống cho một số loài thú, nhất là một số loài thú lớn cần
có nơi kiếm ăn rộng hơn như hổ, tê giác, bò xám, bò rừng,voi. Trong số những
Khu bảo tồn có một số khu đặc biệt như Vườn Quốc gia Chàm Chim ở tỉnh
Đồng Tháp để bảo vệ loài sếu cổ trụi và Khu bảo vệ Xuân Thủy ở cửa sông
Hồng bảo vệ các loài chim nước di cư. Đây là khu bảo vệ Ramsar đầu tiên ở
Việt Nam cũng như trong vùng Đông Nam Á.

41
Đa dạng sinh học

PHẦN II: ĐA DẠNG LOÀI


CHƯƠNG I. LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI
1. ĐỊNH NGHĨA LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI

Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về loài. Ta có thể kể ra ba
quan điểm chính: loài duy danh, loài hình thái và loài sinh học.

Quan điểm duy danh có từ thế kỷ thứ 18 và tồn tại đến tận thế kỷ 20.
Theo quan điểm này thì chỉ có các cá thể là tồn tại, còn loài là trừu tượng và do
con người đặt ra.

Theo quan điểm hình thái, ta dựa vào định nghĩa cấu tạo, hình thái của
loài để xác định: Mỗi loài là một nhóm cá thể có đặc điểm hình thái, sinh lý, hoá
sinh đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác. Tuy nhiên đối với những
loài đồng hình phải căn cứ vào sự khác biệt về ADN như các loài vi khuẩn.

Theo quan điểm sinh học, ta dựa vào định nghĩa sinh học của loài: Loài là
một nhóm cá thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản ra thế hệ con hữu
thụ, không giao phối sinh sản với nhóm khác.

Một cách chung nhất, ta có thể định nghĩa: loài là cơ sở của bậc phân loại,
có bộ mã di truyền ổn định, khó làm thay đổi bởi tác nhân của môi trường tự
nhiên hoặc lai với loài khác.

Bậc loài là một trong các bậc taxon cơ bản trong các bậc phân loại . Ví
dụ. Bậc phân loại của giới thực vật gồm có 6 bậc taxon cơ bản là ngành, lớp, bộ,
họ, chi, loài. Ngoài 6 bậc cơ bản trên người ta còn dùng các bậc trung gian như
tông, nhánh, loạt, thứ, dạng.

Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh
thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

Sự đa dạng về loài của một khu vực bao gồm số loài sinh vật sống trong
khu vực đó. Tuy nhiên, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa
dạng sinh học, ẩn chứa trong thuật ngữ này là khái niệm về mức độ hoặc quy mô

42
Đa dạng sinh học

của sự đa dạng; tức là những sinh vật có sự khác biệt rõ rệt về một số đặc điểm
đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học hơn nhiều so với
những sinh vật giống nhau. Để xác định mức độ đa dạng về loài của một khu
vực nào đó phải xác định thành phần loài sống trong khu vực đó.

2. ĐA DẠNG LOÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện
được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả
được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như
vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự
kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đa bị tuyệt
chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.

Xét về đa dạng loài một cách cụ thể, ta có thể xem xét đa dạng loài theo
các nhóm sinh vật. Như vậy, ta sẽ có: đa dạng vi sinh vật, tảo, thực vật không
mạch, thực vật có mạch, côn trùng, động vật không xương sống, động vật có
xương sống (xem bảng 2.1).

Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn
san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và
các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa
dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng
như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau.

Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ
chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Khoảng 40%
loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30%
loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.

Bảng 2.1. Thành phần các loài

Loài Số lượng

43
Đa dạng sinh học

Côn trùng 751000


Sinh vật đơn bào 30000
Thực vật 248500
Tảo 26900
Nấm 69000
Vi khuẩn 4800
Virus 1000
Động vật khác 281000
[Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn ]

Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ
tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới
về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô
Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000
km2. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5
loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 25 loài chim. Rạn san hô này chiếm
8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương. Bảng
5 dưới đây mô tả sự đa dạng về loài trên thế giới. Sự đa dạng về loài sẽ còn được
đề cập ở phần sau, về các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng loài.

Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có đa dạng sinh học cao trên thế
giới. Đến nay đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 4528
loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, 10% trong số đó là các
loài đặc hữu. Về động vật, đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun
sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7750
loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và
phân loài thú. Đa dạng loài ở Việt Nam có các đặc trưng sau:

- Số lượng loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Bình quân trên 1km2 lãnh thổ
Việt Nam có 4,5 loài thực vật và gần 7 loài động vật, một mật độ đậm đặc.

44
Đa dạng sinh học

- Cấu trúc loài rất đa dạng. Nhiều loài có hàng chục dạng sống khác
nhau. Cấu tạo quần thể thường rất phức tạp.

- Khả năng thích nghi của loài cao. Sinh vật Việt Nam nói chung có khả
năng chống chịu cao với mọi biến đổi của ngoại cảnh.

Nhóm sinh vật Số loài Nhóm sinh vật Số loài


Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả %số loài đã được mô tả
Bacteria Vi rút Vi khuẩn 1.000 Giun tròn
9.021 12.200 0,50
Archaea Vi khuẩn cổ 259 0,01
Bryophyta Vi khuẩn Rêu 1.000 Giun
15.000đốt 12.000 0,90
Lycopodiophyta Thông
Thực vật đơn bàođất 4.760 1.275
Thân mềm 50.000 0,07
Filicophyta Dương xỉ 9.500 0,50
Nấm
Coniferophyta Ngành Thông 70.000 Da gai
601 60.000 0,03
Magnoliophyta
Tảo Thực vật hạt kín 26.900 233.885
Chân khớp 874.160 13,40
Fungi Nấm 100.800 5,80
"Porifera" Địa y Bọt biển 18.000 Côn trùng
10.000 751.000 0,60
Cnidaria Ruột khoang 9.000 0,50
Rotifera Rêu Trùng Bánh xe 22.000 Động
1.800vật có bao 1.250 0,10
Platyhelminthes
Dương xỉ Giun dẹp 12.000 13.780 vật đầu 23
Động 0,80
Nematoda Giun tròn 20.000 1,10
sống
Mollusca Thân mềm 117.495 6,70
Annelida Thông đấtGiun đốt 1.275 14.360
Cá không hàm 63 0,80
Crustacea Giáp xác 38.839 2,20
Arachnida Thực vật hạt
Nhệntrần 750 Cá sụn
74.445 843 4,30
Insecta Thực vật hạt Cônkíntrùng 250.000 827.875
Cá xương 18.150 47,40
Echinodermata Da gai 6.000 0,30
Động vật nguyên
Chondrichthyes Cá sụn sinh 30.000 Lưỡng846cư 4.200 0,05
Actinopterygii Cá xương 23.712 1,40
Thân lổ 5.000 Bà sát 6.300
Amphibia Lưỡng thê 4.975 0,30
Reptilia Ruột khoang Bò & sátSứa lược 9.000 7.140
Chim 9.600 0,42
Aves Chim 9.672 0,60
Mammalia Giun dẹp Thú 12.200 Thú
4.496 4.170 0,30
Các nhóm khác 193.075 11,00
Bảng 2.2: Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã
được mô tả (theo Lê Vũ Khôi)

Bảng 2.3: Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)

45
Đa dạng sinh học

Bảng 2.4. Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam

Nhóm sinh vật Số loài đã xác Số loài có Tỷ lệ (%)


định được trên thế giới giữa VN/TG
1.Vi tảo
- Nước ngọt 1438 15000 9.6%
- Biển 537 19000 2.8%
2.Rong-cỏ
- Nước ngọt Khoang 20 2000 1%
- Biển 667 10000 6.7%
3.Thực vật bậc cao khoảng 11400 220000 5%
- Rêu 1030 22000 4.6%
- Nấm lớn 826 50000 1.6%
4.Động vật không xương sống ở nước
- Nước ngọt 794 80000 1%
- Biển Khoảng 7000 220000 3.2%
5.Động vật không xương sống ở đất Khoảng 1000 30000 3.3%
6.Giun sán ký sinh ở gia súc 161 1600 10%
7.Côn trùng 7750 250000 3.1%
8.Cá
- Nước ngọt Trên 700
- Biển 2458
9.Bò sát 296 6300 4.7%
Bò sát biển 21
10.Lưỡng cư 162 4184 3.8%
11.Chim 840 9040 9.3%
12.Thú 310 4000 7.5%
Thú biển 25
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Cục bảo
vệ và phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản, Phạm Bình Quyền, 2005)

46
Đa dạng sinh học

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI

Các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự đa dạng sinh học nói chung và đa
dạng loài nói riêng có lẽ là các yếu tố môi trường sống như vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, dưỡng chất, độ muối.

Nhìn chung, người ta nhận thấy rằng, sự giàu loài càng tăng khi vĩ độ
giảm. Trên bình diện thế giới, các vùng dọc xích đạo có khí hậu gió ẩm mậu
dịch thường có số loài cao như ở Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á. Đối với hầu
hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví dụ như Kenia
có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng
diện tích. Sự tương phản này đặc biệt chặt chẽ đối với cây cỏ và thực vật có hoa:
một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn
200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30
loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như
ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San
hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san
hô.Norman Myers, nhà sinh thái học Anh đưa ra khái niệm điểm nóng đa dạng
sinh học vào 1988. Theo định nghĩa, điểm nóng là những nơi tập trung của đa
dạng sinh học độc nhất. Chúng tao ra một sự đa dạng về những loài và hệ sinh
thái bị đe doạ và xứng đáng sự chú ý bảo tồn. 25 điểm nóng đa dạng sinh học
chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài động vật có xương sống
trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh (xem bảng 6).

Trong những hệ sinh thái ở cạn, độ phong phú về loài thường tập trung ở
những nơi có địa hình thấp. Nói cách khác, đa dạng giảm khi độ cao tăng. Trong
một số trường hợp, địa hình đa dạng, phân cách mạnh cũng làm tăng đa dạng
loài trong khu vực.

Gentry đã chứng minh mối tương quan mạnh giữa độ giàu loài cây và độ
mưa tuyệt đối hàng năm. Đa dạng sinh vật tăng khi lượng mưa tăng nhưng lại
giảm ở những nơi có lượng mưa lớn và ít tăng hay không tăng khi mưa một lần

47
Đa dạng sinh học

lớn từ 1000 - 1500mm/năm. Môi trường có độ khô càng cao thì càng kém đa
dạng hơn môi trường có độ khô thấp.

Người ta chỉ ra rằng đa dạng sinh học cao nhất ở nơi chất dinh dưỡng
trung bình và giảm khi chất dinh dưỡng cao hơn.

Ở các hệ sinh thái ven biển, tính đa dạng tăng khi độ muối tăng. Ngược lại, ở
các hệ sinh thái nước ngọt, tính đa dạng lại giảm khi độ muối tăng (Brown, 1988).

Bảng 2.5: Các “điểm nóng đa dạng sinh học” trên thế giới

Các điểm nóng Thực vật Động Thực vật Động % hệ


đặc hữu vật đặc hữu vật thực
có /100 km2 có vật còn
xương xương lại
đặc hữu đặc hữu
/100 km2
Madagascar & các đảo 9.704 771 16,4 1,3 9,9
trên Ấn Độ Dương
Philippines 5.832 518 64,7 5,7 3,0
Sundaland 15.000 701 12,0 0,6 7,8
Rừng Đại Tây Dương 8.000 654 8,7 0,6 7,5
Caribbean 7.000 779 23,5 2,6 11,3
Indo- Miến Điện 7.000 528 7,0 0,5 4,9

Western Ghats & Sri 2.180 355 17,5 2,9 6,8


Lanka
Vùng núi cực Đông và 1.500 121 75,0 6,1 6,7
các khu rừng ven biển
[Nguồn: Myers. N., 2000].

Các yếu tố lịch sử cũng là nhân tố quan trọng trong xác định sự phân bố
đa dạng loài trên thế giới. Những khu vực cổ địa lý, số loài tồn tại nhiều hơn
nhiều so với những khu vực có tuổi địa lý trẻ hơn. Ví dụ biển Ấn Độ Dương và
Tây Thái Bình Dương có số loài phong phú hơn so với biển Đại Tây Dương là
biển trẻ hơn về địa lý. Những khu vực có lịch sử phát triển địa lý lâu dài hơn có
nhiều thời gian hơn để các loài thích nghi phát tán từ nơi khác đến và thích nghi
hoà nhập với điều kiện sống mới.

48
Đa dạng sinh học

CHƯƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG LOÀI

Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên sinh
học nói riêng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường là không
bền vững. Bởi lẽ các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài
nguyên sinh học phong phú bao gồm cả về các hệ sinh thái, về thành phần loài
và nguồn gen thì đều là những nước nghèo, đang phải đối mặt với những khó
khăn về kinh tế.

Đa dạng sinh học giảm sút do số lượng các loài trong hệ sinh thái bị suy
giảm và số lượng các cá thể trong quần thể loài cũng bị suy giảm do 3 nguyên
nhân chính:

+ Mất hoặc giảm nguồn thức ăn (do các loài cạnh tranh nhau hoặc bị con
người khai thác mất).

+ Mất hoặc giảm nơi cư trú (do các loài cạnh tranh nơi sống hoặc bị con
người cướp mất).

+ Do môi trường thay đổi làm cho các loài bản địa không còn thích nghi
với điều kiện môi trường nữa, một phần trong số đó sẽ bị chết, một phần sẽ di
chuyển để tìm tới nơi thích hợp hơn, một phần sẽ thay đổi bản thân để thích nghi
với sự thay đổi của môi trường. Sự thay đổi khí hậu và môi trường sống đã buộc
các sinh vật hoặc phải thay đổi để thích nghi bằng cách thay đổi chu kỳ sinh
trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể. Điều này có thể làm
diệt vong nhiều loài nhưng có thể cũng tạo ra loài mới do những loài có tính
biến dị di truyền cao.

Có thể lấy ví dụ liên quan đến hiện tượng biến đôi khí hậu toàn cầu hiện
nay:

49
Đa dạng sinh học

Nhiệt độ nước biển tăng gây hiện tượng tẩy trắng san hô và là nguyên
nhân gây chết trên diện rộng các dải san hô ngầm từ vùng biển Australia đến
Caribbean.

Loài chim biển Common Murre thay đổi thời gian sinh sản từ 24
ngày/thập kỷ thành 24 ngày/50 năm để thích ứng với hiện tượng nhiệt độ tăng
lên.

Loài chim hoàng anh Baltimore đang di chuyển về hướng bắc và sẽ sớm
biến mất hoàn toàn khỏi khu vực Baltimore.

Gấu Bắc cực đang đối mặt với nguy cơ khan hiếm thức ăn. Nhiều loài
khác sẽ phải đương đầu với những thách thức bất thường. Ví dụ, giới tính của
rùa biển mới sinh phụ thuộc vào nhiệt độ; khi nhiệt độ nóng lên số lượng rùa cái
sinh ra sẽ tăng so với số lượng rùa đực.

Ta có thể chia các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học loài ra là 2
nguyên nhân chính: Nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân con người. Và hậu
quả của các nguyên nhân này thường là làm suy giảm nguồn thức ăn, suy giảm
nơi cư trú của các loài động thực vật và làm thay đổi môi trường. Ta có thể kể
chi tiết như sau:

1. NGUYÊN NHÂN TỰ NHIÊN

Nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng, dộng đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán,
bão... là những nguyên nhân gây mất nơi cư trú, hủy hoại môi trường sống, thức
ăn của nhiều lòai sinh vật hoặc tiêu diệt chúng dẫn đến việc suy giảm đa dạng
sinh học tại các vùng xảy ra thiên tai.

50
Đa dạng sinh học

2. NGUYÊN NHÂN TỪ CON NGƯỜI

Thông qua việc chiếm lĩnh các hệ sinh thái trên trái đất, con người thông
qua các hoạt động của mình đã và đang trực tiếp và gián tiếp làm suy giảm
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học các loài trên trái đất.

Bảng 2.6. Con người chiếm lĩnh các hệ sinh thái trên Trái đất

1. Sử dụng đất

Việc sử dụng đất và khai thác tài nguyên theo nhu cầu của con
người đã làm biến đổi ít nhất một nửa bề mặt vỏ Trái đất.

2. Chu kỳ tuần hoàn của Nitơ

Các hoạt động hàng ngày của con người như trồng các cây cố định
đạm, sử dụng phân có chứa nitơ, việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã thải vào
hệ sinh thái trên cạn một lượng ntơ nhiều hơn lượng nitơ xâm nhập các
quá trình sinh học và vật lý học trong tự nhiên

3. Các chu kỳ tuần hoàn của Cácbon

Vào giữa thế kỷ 21, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con
người sẽ làm cho hàm lượng cacbon trong không khí tăng lên gấp hai lần

[Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn]

2.1. Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật
Mở rộng đất nông nghiệp, lâm nghiêp xâm hại đến rừng và các hệ sinh
thái khác: Mở rộng đất canh tác nông nghiệp có liên quan đến quá trình hình
thành và phát triển của đất nước, là quy luật tất yếu phải xảy ra khi dân số tăng
nhanh và văn hoá, kinh tế, xã hội ngày một phát triển. Ngày nay, phá rừng, xâm
hại đến đất ngập nước để mở rộng đất canh tác không hợp lý là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học vì làm mất nơi sống cùa

51
Đa dạng sinh học

nhiều loài thực vật, động vật. Chỉ tính riêng hình thức du canh đã tàn phá
khoảng 13 triệu ha rừng trước đây thành đất trống đồi núi trọc.

Khai thác gỗ làm cạn kiệt rừng, mất môi trường sống: Gỗ là sản phẩm lâm
nghiệp rất quan trọng trong xây dựng. Tuy nhiên, khai thác gỗ quá mức làm kiệt
quệ rừng. Khai thác gỗ phục vụ cho các mục tiêu khác nhau: làm gỗ chống hầm
lò trong công nghiêp khai thác, khai thác gỗ làm đồ thủ công mỹ nghệ…Kết quả
là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài thực
vật, loài gỗ quý và những động vật sống trong rừng suy giảm số lượng và nhiều
loài có nguy cơ bị tuyệt diệt

Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước
trong tổng số 57 nước nhiệt đới trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi
cư trú là các cánh rừng tự nhiên đa bị mất.Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các
nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, các nước Châu
Phi,... đa làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng
nhất là các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác
nhau tại nhiều nơi trên thế giới, tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước
như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại vùng Địa Trung Hải, diện
tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%.

Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú
thích ứng của chúng đa bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ
loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo đa mất 63% nơi sinh sống và chỉ
còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn.

Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các
loài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính
chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất. Diện tích ban đầu của rừng mưa
nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2. Kết hợp với việc khảo sát mặt đất, chụp
ảnh không gian và số liệu viễn thám từ vệ tinh người ta thấy rằng vào năm 1982
chỉ còn lại 9,5 triệu km2. Hằng năm có khoảng 180.000 km2 rừng mưa bị mất,

52
Đa dạng sinh học

trong đó 80.000 km2 bị mất hoàn toàn và 100.000 km2 bị suy thoái đến mức cấu
trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn bị thay đổi. Người ta còn dự
báo thêm rằng với tốc độ mất rừng như hiện nay thì đến năm 2040 sẽ còn lại một
số rất ít rừng nhiệt đới nguyên vẹn trừ một số khu nhỏ được đặt dưới sự bảo tồn
nghiêm ngặt.

Khai thác củi làm suy giảm đa dạng sinh học: Thường xảy ra ở các nước
chậm phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Theo những số liệu thống kê,
trong phạm vi cả nước, 90% năng lượng dùng trong các gia đình là lấy từ thực
vật. Hàng năm, khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác từ rừng để phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt trong gia đình như: nấu cám lợn, chế biến các sản phẩm nông
nghiêp như chè, đường…

Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: Khoảng 2300 loài thực vật, các sản
phẩm ngoài gỗ như song, mây, tre nứa, lá, cây, thuốc… được khai thác cho
những mục đích khác nhau: để dùng, để bán trên thị trường trong nước và xuất
khẩu. Đặc biệt việc săn bắn, đuối bắt động vật hoang dã, khai thác cây dược liệu
quý là mối đe doạ lớn đối với động vật, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm, các
loài có giá trị kinh tế cao, các loài có chức năng trong đấu tranh sinh học – cân
bằng sinh thái trong quần xã ngày càng mất nhiều.

Buôn bán động thực vật hoang dã: Hiện nay, tình trạng lùng sục, thu gom,
mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã sống và các sản phẩm từ động
thực vật, cả động thực vật quý hiếm ngày càng ra tăng. Vì vậy, buôn bán động
thực vật hoang dã là một nguyên nhân quan trọng làm suy giảm đa dạng sinh
học, thậm chí làm cho nhiều loài, đặc biệt là các loài quí hiếm, có giá trị kinh tế
cao có nguy cơ tuyệt chủng ở từng khu vực và trên toàn thế giới.

53
Đa dạng sinh học

2.2. Sự du nhập các loài ngoại lai


Cùng với việc xuất khẩu động thực vật hoang dã, việc du nhập một số
giống mới cũng là nguyên nhân làm đa dạng sinh học trong các quốc gia khác
nhau bị suy giảm.

Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do
chính các yếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc,
đại dương, đỉnh núi, và những dòng sông ngăn cản sự di chuyển của các loài.
Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán
các loài trên toàn cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con người
mang các cây trồng và vật nuôi từ nơi này sang nơi khác khi họ tạo dựng những
nơi định cư và các thuộc địa mới. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô
tình hay cố ý, được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của
chúng. Những loài đó đa được du nhập do các nguyên nhân sau đây:

· Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: những người Châu Âu mang
đến một vùng thuộc địa mới mang theo các hàng trăm giống chim, thú của Châu
Âu để làm cho phong cảnh ở đây trở nên thân quen với họ cũng như tạo ra thú
vui săn bắn.

· Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp: nhiều loài cây được mang đến
và trồng tại những vùng đất mới như cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho
chăn nuôi gia súc. Rất nhiều loài trong số đó thoát vào tự nhiên và thâm nhập
vào các loài bản địa.

· Những sự vận chuyển không chủ đích: thường xảy ra là các hạt cỏ vô
tình bị thu hoạch cùng các hạt ngũ cốc được đem bán và được gieo trên địa bàn
mới. Chuột và các loài côn trùng cư trú bất hợp pháp trên máy bay, tàu thủy, các
vectơ truyền bệnh, các động vật ký sinh được vận chuyển cùng với các động vật
chủ của chúng. Các tàu thuyền thường mang theo các loài ngoại lai trong các
khoang hầm. Các túi đất để dằn tàu thường mang theo các hạt cỏ và ấu trùng

54
Đa dạng sinh học

sống trong đất. Các túi nước để dằn tàu đổ ra ở cảng thường đem theo các loại
rêu tảo, động vật không xương sống và các loại cá nhỏ.

Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi
trường không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy,
vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng
đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài
du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức
ăn và nơi ở. Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng
tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa
không thể nào tồn tại được nữa.

Một trong những lý do quan trọng khiến các loài du nhập dễ dàng chiếm
lĩnh các nơi cư trú mới là ở nơi cư trú mới chưa có các loài thiên địch của chúng
như các loài động vật là kẻ thù, các loài côn trùng và các loài ký sinh, gây bệnh.
Các hoạt động của con người tạo nên những điều kiện môi trường không bình
thường, như sự thay đổi các nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh
sáng,... tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng nhanh hơn và loại trừ được các
loài bản địa.

2.3. Xây dựng cơ bản làm mất đa dạng sinh học


Cùng với sự gia tăng dân số là quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh
chóng trong thời gian gần đây. Đô thị hoá không chỉ diễn ra ở các nước công
nghiệp phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu như ở các
nước công nghiệp phát triển, quá trình này diễn ra một cáhc tương đối có kiểm
soát thì ở các nước đang phát triển, đô thị hoá hầu như là một quá trình tự phát.
Đi kèm với quá trình đô thị hoá là các con đường, các khu đô thị, khu tập trung
dân cư mới. Việc xây dựng cơ bản như làm đường giao thông, thuỷ lợi, khu
công nghiệp, thuỷ điện, khu dân cư mới… cũng là nguyên nhân trực tiếp làm
mất môi trường sống, làm suy giảm đa dạng sinh học do diện tích các khu nông

55
Đa dạng sinh học

nghiệp, các cánh rừng, đồng cỏ, thậm chí cả hồ ao, tức là các nơi sống của sinh
vật, bị thu hẹp. Các hồ chứa được xây dựng hàng năm ở Việt Nam đã làm mất đi
khoảng 30.000 ha rừng ( Lê Vũ Khôi).

Ngoài việc bị phá hủy trực tiếp, các nơi cư trú nguyên là những khu vực
rộng lớn của các loài thường bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ do việc làm
đường sá, ruộng vườn, xây dựng thành phố và nhiều hoạt động khác của con
người. Những phần này thường bị cách ly khỏi những phần khác và hình thái
cấu trúc cảnh quan bị thay đổi nhiều. Ngoài ra, việc phá hủy các nơi cư trú có
thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài. Rất nhiều loài chim, thú và
côn trùng sống trong địa phận của rừng sẽ không vượt qua dù là một quảng ngắn
khoảng diện tích trống vì có nhiều nguy cơ bị đánh bắt. Tác hại của việc chia cắt
nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú. Ngoài ra nơi cư trú
bị chia cắt cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự tuyệt chủng do
quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai hay nhiều quần thể nhỏ. Các tiểu quần thể này
rất dễ bị tổn thương do bị ức chế sinh sản và các vấn đề khác liên quan đến quần
thể nhỏ.

2.4. Chiến tranh


Chiến tranh huỷ diệt con người, cơ sở kinh tế, huỷ diệt rừng và huỷ diệt
hệ động thực vật. Chiến tranh kèm theo nó là cháy rừng, phá huỷ rừng bằng các
chất độc hoá học cũng đồng nghĩa là các động thực vật sinh sống trong hệ sinh
thái rừng bị suy giảm và bị tiêu diệt. Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm
1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rải xuống chủ yếu ở miền
Nam Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng ( Lê Vũ Khôi).

Hậu quả của hoá chất độc do Mỹ rải ở miền nam Việt Nam trong chiến
tranh cho đến nay vẫn còn gây nên hậu quả nghiêm trọng cho người dân Việt
Nam, tồn dư trong đất, trong môi trường sống và trong cơ thể động thực vật ở

56
Đa dạng sinh học

khu vực bị rải chất độc hoá học làm cho môi trường sống kém chất lượng, làm
suy giảm đa dạng sinh học.

2.5. Ô nhiễm môi trường


Sự tác động của ô nhiễm môi trường đến sự suy thoái đa dạng sinh học là
rất lớn. Ô nhiễm môi trường kéo theo sự suy giảm, nghèo kiệt đa dạng sinh học
ở các hệ sinh thái bị ô nhiễm. Nạn ô nhiễm môi trường gây ra bởi các nguồn
thải, các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp như phân bón hoá học, thuốc
trừ sâu…và chất thải công nghiệp cũng như chất thải sinh hoạt, ngoài ra là ô
nhiễm không khí, ô nhiễm biển do tràn dầu…

2.5.1. Ô nhiễm do các hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ những năm 1962. Nồng
độ của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích luỹ trong cơ thể sinh vật, tăng
lên theo bậc cao dần của chuỗi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học
(bioaccumulation) và khuếch đại sinh học (magnification) (xem bảng 8).

Bảng 2.7. Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên
cạn (Nguồn : Lê Huy Bá. Độc học môi trường)

Số lần khuếch đại Sinh vật Hàm lượng DDT (ppm)


80.000 Chim nước 1600,00
5.000 Cá 100,00
250 Tôm 5,00
1 Các loài tảo 0,02
75 Chim cổ đỏ 750,00
9 Giun đất 90,0
1 Đất 10,0

Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ các loài côn trùng gây
hại cho cây trồng và phun vào nước để diệt các ấu trùng muỗi đa làm hại tới

57
Đa dạng sinh học

những quần thể khác sống trong thiên nhiên, đặc biệt đối với những loài chim ăn
côn trùng, cá và các loại động vật khác bị ảnh hưởng bởi DDT hay các sản phẩm
bán phân hủy của chúng. Khi nồng độ thuốc trừ sâu có độ độc lớn tích luỹ đến
mức cao trong các tế bào cơ thể chim, như các loài diều hâu hay ó, thì chúng yếu
đi và có xu hướng đẻ ra những quả trứng có vỏ mỏng hơn bình thường, vỏ này
dễ vỡ trong quá trình ấp. Do vậy, trứng không thể nở thành con non và quần thể
loài chim suy giảm một cách đáng kể. Tại các hồ và các cửa sông, dư lượng
DDT và các loại thuốc trừ sâu khác được tích luỹ lại trong cơ thể các loại cá lớn
như cá heo và các động vật biển khác. Trên các khu vực canh tác nông nghiệp,
các loài côn trùng có ích hay các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng đều bị tiêu
diệt cùng với các côn t rùng gây hại.

2.5.2. Hiện tượng phú dưỡng:

Các khoáng chất vi lượng tuy rất cần cho cuộc sống của động vật và thực
vật nhưng chúng cũng có thể gây hại khi xuất hiện ở nồng độ cao. Các chất thải
của người, các loại phân bón hóa học, các chất tẩy rửa và các quá trình sản xuất
trong công nghiệp thường xuyên thải ra một lượng lớn nitrat, photphat vào hệ
sinh thái thủy vực, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng nước. nitrat và photphat với
nồng độ cao sẽ gây ra sự nở hoa của các loài tảo sống trên bề mặt nước. Sự nở
hoa của các loài tảo này có thể rất dày đặc đến mức lấn chiếm cả các loài động,
thực vật nổi và che khuất những loài sống dưới tầng đáy. Khi lớp tảo bề mặt quá
dày, phần dưới của chúng sẽ bị chết và chìm xuống đáy. Số lượng vi khuẩn và
nấm phân hủy lớp xác tảo này sẽ tăng lên với cấp số nhân do nguồn dinh dưỡng
mới được cung cấp thêm, hậu quả là chúng hấp thụ hầu hết lượng oxy hoà tan
trong nước. Thiếu oxy, hầu hết các loài động vật sẽ chết. Kết quả quần xã bị suy
giảm, chỉ còn sót lại những loài thích nghi được với điều kiện nước bị ô nhiễm
hay nước có lượng oxy hoà tan thấp.

58
Đa dạng sinh học

2.5.3.Ô nhiễm công nghiệp:

. * Mưa axít: nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than hay dầu đa thải ra một
lượng lớn các khí NOx, SOx vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước trong
không khí sẽ tạo ra axit nitric và axit sulfuric. Các axit này liên kết với những
đám mây và khi tạo thành mưa làm giảm độ pH của nước mưa xuống rất thấp.
Mưa axit sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên
lục địa. Mưa axit đa tiêu diệt nhiều loài động và thực vật. Do độ axit của các hồ
ao tăng lên, nhiều cá con của nhiều loài cá và cả những con cá trưởng thành
cũng bị chết. Độ axit tăng và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính làm suy
giảm đáng kể các quần thể động vật lưỡng cư trên thế giới. Đối với phần lớn các
loài động vật lưỡng cư, ít nhất một phần trong chu kỳ sống của chúng phụ thuộc
vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ lệ trứng và ấu trùng bị
chết tăng cao.

·* Sương mù quang hoá: Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công
nghiệp thải ra các khí hydrocacbon, khí NO. Dưới ánh sáng mặt trời, các chất
này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí ozon và các chất phụ phẩm khác, tất cả
khí này được gọi chung là sương mù quang hóa (photo-chemical smog). Nồng
độ ozon cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho
cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông
nghiệp. Các quần xã sinh học trên toàn cầu cũng có thể bị phá hủy hay bị thay
đổi do các hợp chất chứa nitơ trong không khí theo mưa và bụi lắng đọng tự do
và do đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sản xuất lương thực và thực phẩm.

·* Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện
kim và các hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều
loại kim loại độc hại khác vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc
cho cuộc sống của động và thực vật.

2.5.4. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu:

59
Đa dạng sinh học

Những nhà khí tượng học ngày càng đồng ý với quan điểm cho rằng ở thế
kỷ XXI khí hậu trái đất sẽ còn nóng lên từ khoảng 2-6 0C nữa vì sự gia tăng của
khí CO2 và các khí khác. Tác hại của sự thay đổi nhanh chóng này vào các quần
thể sinh học là rất lớn. Ví dụ như các vùng khí hậu ở khu vực ôn đới miền Bắc
và miền Nam sẽ chuyển hoàn toàn về phía vùng cực. Các loài sống thích ứng
với các khu rừng rụng lá phía Bắc Mỹ sẽ phải di cư từ 55 -1000 km về phía Bắc
trong suốt thế kỷ XXI để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Trong khi các
loài có vùng phân bố rộng và dễ phát tán có thể thay đổi để thích ứng với sự
thay đổi, thì đối với nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc do khả năng phát tán
kém nên việc tuyệt chủng là khó tránh khỏi. Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên
còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra. Do việc giải phóng một lượng nước
lớn như vậy, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thể tăng từ 0,2 -1,5
m. Mức nước biển dâng cao có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp, những
khu đất ngập nước ven bờ biển và nhiều thành phố lớn. Mực nước tăng có khả
năng gây hại đến nhiều loài san hô, nhất là những loài chỉ tồn tại trong một độ
sâu nhất định, nơi có ánh sáng và dòng chảy của nước phù hợp. Một số loài san
hô không phát triển nhanh kịp với tốc độ nâng cao mực nước biển và dần dần
chúng sẽ bị chết đuối. Sự hủy hoại còn lớn hơn nếu như nhiệt độ nước cũng
tăng. Sự thay đổi khí hậu trái đất và nồng độ khí CO2 trong khí quyển gia tăng
có thể làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một
số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới.

2.6. Tăng dân số


Tăng trưởng dân số quá nhanh tạo ra áp lực rất lớn đối với đa dạng sinh
học. Trên thực tế, sự gia tăng dân số hiện nay là rất nhanh, với tốc độ khoảng
1,7%/năm. Với tốc độ này, đến năm 2025, dân số thế giới sẽ đạt đến 9,5 tỷ. Nếu
thế giới cần 200 năm từ những năm 1650 đến những năm 1850 để tăng gấp đôi
dân số từ 500 triệu lên 1 tỷ người thì lại chỉ cần 47 năm từ năm 1930 đến năm

60
Đa dạng sinh học

1987 để tăng gấp đôi dân số từ 2 tỷ lên 4 tỷ người và hiện đã đạt xấp xỉ 7 tỷ
người. Trong khi dân số gia tăng nhanh như vậy thì các tính toán về năng lượng
sơ cấp cho thấy Trái Đất chỉ có khả năng cung cấp năng lượng cho khoảng 13 -
15 tỷ người.

Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh hoạt, lương thực, thực
phẩm, vật liệu xây dựng và các nhu cầu cần thiết khác trong khi lượng tài
nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn
đến là phải mở rộng đất nông nghiệp, đất định cư và đất xây dựng… vào đất
rừng và làm cho đa dạng sinh học giảm.

Ở vùng miền núi, tỷ lệ tăng dân số của các dân tộc ít người còn cao hơn.
Khi nguồn lợi cần thiết cho nhu cầu hàng ngày không đủ, người dân địa phương
ở miền núi lại tiếp tục tập quán du canh, lấy đất trồng lúa nương, hoa màu.. và
cuộc sống của họ dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên rừng vì thế nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học ngày càng nghèo kiệt, tài nguyên thiên nhiên và các hệ
sinh thái suy giảm nghiêm trọng. Nhưng người dân miền núi vẫn trong tình
trạng nghèo khổ.

2.7. Di dân và tập quán du canh du cư


Sự di chuyển người nghèo tới các vùng khác là bình thường, tuy nhiên
cuộc di chuyển dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Sau khi
đến nơi ở mới, những người di dân dù là di dân theo kế hoạch hay di cư tự do lại
khai thác rừng lấy đất cày cấy làm nông nghiệp, chặt cây để xây dựng nhà ở…
Sự di cư theo kế hoạch hay di cư tự do đã là nguyên nhân quan trọng làm tăng
dân số ở các địa phương và đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học của
vùng này.

Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu dài của nhiều dân tộc ít
người ở Việt Nam. Trong số 54 dân tộc thì có tới 50 dân tộc với khoảng 9 triệu

61
Đa dạng sinh học

dân có tập quán du canh và do sức ép của sự gia tăng dân số, mà tốc độ của tăng
dân số miền núi là cao nhất, du canh trở thành một nguyên nhân quan trọng làm
mất rừng, thoái hoá đất và kết quả là tạo nên cả một vùng đất trống đồi trọc rộng
lớn như hiện nay.

2.8. Sự nghèo đói


Ở hầu hết các nước chậm phát triển và đang phát triển trên thế giới. Việt
Nam với khoảng 70% dân số ở nông thôn, là một nước phụ thuộc vào nông
nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Khu vực nông nghiệp còn nghèo hơn nhiều so
với khu vực công nghiệp, vùng nông thông nghèo hơn khu vực thành thị, mức
chênh lệch giữa nông thôn và thành thị còn rất xa. Mức nghèo đói thay đổi theo
các vùng, trong đó nghèo nhất là vùng núi phía bắc và cao nguyên tây nguyên.
Ngay trong các Khu bảo tồn, 90% dân địa phương sống trong vùng đệm của
Khu bảo tồn. Họ kiếm sống dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên sinh
học trong hệ sinh thái rừng. Hầu hết người dân thiếu đất trồng trọt. Đời sống của
họ rất thấp, khoảng 50% gia đình thuộc diện nghèo.

Như vậy, vì nghèo đói buộc người dân phải khai thác rừng, khai thác động
thực vật, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên sinh vật ngày càng suy
thoái nhanh chóng hơn.

2.9. Mâu thuẫn trong các chính sách


Các chính sách được soạn thảo và ban hành không đồng bộ, một số chủ
trương chính sách nhằm kiểm soát tài nguyên sinh vật mang tính ứng phó ứng
phó nhiều hơn là mang tính chủ động đã hoạch định sẵn. Các chủ trương đề ra
nhằm ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, nhưng thiếu các giải pháp kiểm soát
chặt chẽ của các cấp quản lý. Đồng thời nhiều chính sách thiếu quan tâm đến
mối quan hệ hữu cơ giữa cộng đồng địa phương với tài nguyên sinh vật, chưa

62
Đa dạng sinh học

đảm bảo tính thuyết phục nên tài nguyên sinh vật vẫn bị tác động và suy giảm.
Chính sách quản lý phát triển tài nguyên sinh vật phục vụ cho các mục đích khác
chưa được phối hợp đồng bộ trên cơ sở mẫu hình sử dụng bền vững tài nguyên.

CHƯƠNG III. ĐE DOẠ LOÀI VÀ BẢO TỒN


1. SÁCH ĐỎ IUCN VÀ SỰ TUYỆT CHỦNG
1.1. Sách đỏ IUCN

Theo sách đỏ của IUCN (IUCN, 1994 và bản hướng dẫn áp dụng các chỉ
tiêu sách đỏ cuả IUCN ở cấp quốc gia và khu vực) các cấp độ bị đe dọa được
phân ra các cấp như sau:

63
Đa dạng sinh học

Tuyệt chủng- Extinct (EX): Loài bị tuyệt chủng trên toàn cầu là loài không
còn cá thể nào sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, các thông tin di truyền
chứa đựng AND vĩnh viễn mất đi, loài không bao giờ còn có cơ hội phục hồi.

Tuyệt chủng vùng-Region Extinct (RE): Một phân loại bị tuyệt chủng
vùng khi cá thể cuối cùng có khả năng sinh sản còn sống trong một vùng nào đó
đã chết hoặc biến mất khỏi vùng đó.

Tuyệt chủng trong đời sống hoang dã- Extinct in the Wild (EW): Loài
không còn sống sót trong toàn bộ vùng phân bố, kể cả trong một khu vực, nhưng
chúng được tồn tại trong nuôi trồng, nuôi nhốt một quần thể hay nhiều quần thể
được thuần hóa.

Rất nguy cấp- Critically Endangered (CE) : Lòai còn lại một hoặc vài
quần thể nhỏ không còn khả năng phục hồi số lượng

Đang nguy cấp – Endangered (E,EN): Loài còn rất ít cá thể, có nhiều khả
năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này kể cả những loài có
số lượng cá thể bị giảm xuống tới mức lòai khó có thể tiếp tục tồn tại nếu nhân
tố đe dọa vẫn tiếp diễn.

Sẽ nguy cấp- Vulnerable (V,VU): Loài có thể bị tuyệt chủng trong tương
lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước khắp mọi nơi thuộc
vùng phân bố của lòai; khả năng tồn tại của loài này lâu dài lầ không chắc chắn.

Hiếm- Race: là những loài có số lượng cá thể ít, thường là do vùng phân
bố hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp. Mặc dù loài này chưa phải đối mặt với
những nguy hiểm tức thời song số lượng nhỏ khiến chúng rất dễ trở thành những
loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bị đe dọa tuyệt diệt- Threatened (T): Loài có thể thuộc một trong những
cấp bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa được xếp
vào cấp độ nào.

64
Đa dạng sinh học

Nguy cấp thấp- Lower risk (LR) Loài đã bị tác động, duy giảm số lượng,
khu cư trú bị thu hẹp có nguy cơ bị tuyệt diệt, được chia ra các mức nhỏ:

+ Nguy cấp thấp đã được bảo tồn – LR Conservation dependent (LRcd)

+ Nguy cấp thấp gần bị đe dọa – LR Near Threatened (LRnt)

+ Nguy cấp thấp ít lo ngại – LR Least Concern (LRnc)

Thiếu dẫn liệu- Data deficient (DD) Loài chưa đủ dẫn liệu để xếp hạng.

Trong tiêu chí đánh giá của IUCN năm 1994 thì có 8 bậc. Bậc Ít nguy cấp
(Lower Risk, LR) bao gồm 3 nhóm nhỏ là Sắp bị đe doạ, Ít quan tâm, và Phụ
thuộc bảo tồn (Conservation Dependent, CD) (nay gộp vào nhóm Sắp bị đe
dọa).

Khi nói đến các loài, hay phân loài đang bị đe doạ, hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng thì có nghĩa là các loài thuộc bậc CE, EN, và VU.

Sách đỏ IUCN công bố văn bản mới nhất (Sách đỏ 2004) vào ngày 17
tháng 11, 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân
loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ
tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.

Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm
1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm
2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào
nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759
trước khi tăng lên như hiện nay.

Bảng 2.8. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay

Số loài tuyệt chủng Số loài % tuyệt


Bậc phân loại Đất Đảo Đại Tổng số chủng
liền Dương
Thú 30 51 4 85 4.000 2,10
Chim 21 92 0 113 9.000 1,30
Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30

65
Đa dạng sinh học

Lưỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05


Cá 22 48 0 23 19.100 0,10
Không xương 49 48 1 98 1.000.00 0,01
sống 0
Thực vật có 245 139 0 384 250.000 0,20
hoa
[Nguồn: Reid và Miller 1989].

1.2. Sự tuyệt chủng (extinction)


Ở đây cần nói rõ về khái niệm tuyệt chủng. Khái niệm tuyệt chủng có rất
nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Một loài bị coi
là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót
tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ
nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được
coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild). Trong
hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu
(globally extinct). Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như
chúng không còn sống sót tại nơi chúng từng sinh sống, nhưng người ta vẫn còn
tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên nhiên. Một số nhà sinh học sử
dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học (ecologically
extinct), điều đó có nghĩa là số lượng cá thể loài còn lại ít đến nỗi tác dụng của
nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã.

Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên. Lý thuyết tiến hóa nói rõ rằng một
loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổi với một loài khác
hay do bị ăn thịt. Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những
thay đổi của môi trường hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gen. Hiện tại
chúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân tố xác định sự phồn thịnh hay suy
thoái của một loài, nhưng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng
là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động của tự nhiên tương tự như sự
hình thành loài.

66
Đa dạng sinh học

1.2.1. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction)

Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt
chủng đa tác động đến sinh vật trong các môi trường khác nhau, gây ra những
mất mát nặng nề về số lượng trong các bậc phân loại.

* Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của tuyệt chủng hàng
loạt bao gồm các nguyên nhân bên ngoài như tác động của các thiên thạch đến
các nguyên nhân bên trong như núi lửa, thời kỳ băng hà,.. đã tác động đến sự
thay đổi khí hậu toàn cầu là tác nhân chính gây ra tuyệt chủng hành loạt.

Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời
kỳ tuyệt chủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo
dài trong thời gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này được
xác định qua việc nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch
động, thực vật.

Dựa vào các hoá thạch, các nhà khoa học đã chúng minh rằng có 5 đợt
tuyệt chủng hàng loạt đa xảy ra trong quá khứ:

+ Ordovic cuối (440 triệu năm trước): Khoảng 50% số họ của động vật
và 85% số loài đa bị tiêu diệt trong thời gian này chủ yếu là các loài ở biển.

+ Devon muộn (365 triệu năm trước): có 30% họ của các loài động vật bị
tuyệt chủng chủ yếu tác động đến các loài ở biển. Thời kỳ này kéo dài từ 500
ngàn đến 15 triệu năm, nguyên nhân do lạnh toàn cầu và giảm oxy trong các
tầng nước nông.

+ Permi cuối (251 triệu năm trước): 50% các họ động vật bị tuyệt chủng,
khoảng 96% loài sinh vật biển bị tuyệt chủng trong thời kỳ này. Nguyên nhân do
biến động mức nước biển, hoạt động của núi lửa và thay đổi khí hậu.

67
Đa dạng sinh học

+ Trias cuối (205 triệu năm trước): có 35 % họ các loài động vật và
khoảng 76% loài, phần lớn là các loài ở biển, bị tuyệt chủng.

+ Creta cuối (65 triệu năm trước): Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng
loạt thì sự kiện được con người biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba
(Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, với khoảng 60 % các loài động
vật bị tuyệt chủng. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện
rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất
của khủng long. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trưởng phát
triển mạnh và loài người (Homo sapiens) xuất hiện. Nguyên nhân là do tác động
của các thiên thạch làm thay đổi khí hậu.

Thời gian phục hồi cho các sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ cũng rất
dài. Các nhà khoa học tính được rằng, để phục hồi sự đa dạng sinh học cho mỗi
lần tuyệt chủng trong quá khứ cần phải có thời gian phục hồi khoảng vài chục
triệu năm (xem bảng 2.9).

Bảng 2.9. Thời gian phục hồi từ các tuyệt chủng trong quá khứ

Thời kỳ tuyệt chủng Thời gian phục hồi (triệu năm)


Ordovician cuối 25
Devonian muộn 30
Permian và Triassic 100
Cretaceous cuối 20
[Nguồn: USAID, 2005].

* Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng
hàng loạt thứ 6, xảy ra vào kỷ Pleistocen từ hơn 1 triệu năm trước. Đây là thời kỳ
có những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước
biển cùng với sự mở rộng vùng phân bố của loài người từ Châu Phi, Châu Âu, Á
đến các vùng khác trên thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng

68
Đa dạng sinh học

trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài người trên khắp thế giới,
trong đó các loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%.

So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt
chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có nhiều sai khác. Sai khác nổi bật
nhất là trong tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy ra với tốc độ rất
nhanh. Các nhà sinh thái đánh giá rằng chúng ta đa mất hàng trăm ngàn loài
trong vòng 50 năm qua. Các chuyên gia cũng dự báo rằng nếu cứ tiếp tục theo
xu hướng như hiện nay, chúng ta có thể bị mất đi ½ loài sinh vật trong thế kỷ
tới. Ngược lại, tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ xảy ra qua hàng trăm ngàn
năm và trong một số trường hợp là hàng triệu năm. Ngay cả ở thời kỳ tuyệt
chủng cuối cùng trong quá khứ của khủng long, do tác động của các thiên thạch,
thì ảnh hưởng của nó cũng kéo dài trong một thời gian tương đối. Các chứng cứ
hoá thạch đa chỉ ra rằng quần thể của các loài khủng long đa bị kiệt quệ trong
hàng ngàn năm.

Nhân tố sai khác tiếp theo của thời kỳ hiện nay đó là số lượng loài có
nguy cơ tuyệt chủng hiện nay lớn gấp nhiều lần số loài trong quá khứ. Lý do
đơn giản là vì hiện nay số loài sinh vật nhiều hơn so với quá khứ. Ví dụ như
trước khi xảy ra đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 5 vào khoảng 65 triệu năm trước,
thì số loài thực vật có hoa trên thế giới chỉ khoảng 100.000 loài, còn hiện nay
con số đó đã gần 240.000 loài. Trong số các loài thú, côn trùng và các sinh vật
khác cũng có một sự gia tăng đáng kể về tổng số loài.

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do
các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Ngoài
ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài
mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện
nay không kèm theo sự hình thành loài mới. Các nhà Cổ sinh vật học cho rằng
sau khi khủng long bị tuyệt chủng, ít nhất 5 triệu năm sau mới có sự cân bằng
của sinh vật nhờ vào tiến hoá. Đối với giai đoạn hiện nay sẽ là một thách thức

69
Đa dạng sinh học

lớn, bởi vì tuyệt chủng ngày nay liên quan đến tất cả các thứ hạng chính của
loài, trong khi đó ở 65 triệu năm trước, hầu hết các loài thú, chim, lưỡng thê, và
nhiều loài bò sát còn sống sót.

1.2.2. Các loài dễ bị tuyệt chủng

Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu kiểm chứng và thấy rằng không phải
tất cả các loài đều có mức độ dễ tuyệt chủng như nhau; một số nhóm loài đặc
biệt dễ bị tuyệt chủng. Các loài này rất cần được theo dõi cẩn thận và phải được
quản lý với những nổ lực nhằm bảo tồn chúng. Các loài đặc biệt dễ tuyệt chủng
thường nằm trong các nhóm loài sau đây:

1. Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp

2. Các loài chỉ tồn tại với một hay vài quần thể

3. Các loài có kích thước quần thể nhỏ

4. Các loài có quần thể đang suy giảm về số lượng

5. Các loài có mật độ quần thể thấp.

6. Các loài cần một vùng cư trú rộng lớn

7. Các loài có kích thước cơ thể lớn

8. Các loài không có khả năng di chuyển tốt

9. Các loài di cư theo mùa

10. Các loài ít có tính biến dị di truyền

11. Các loài với nơi sống đặc trưng

12. Các loài đặc trưng tìm thấy ở môi trường ổn định

13. Các loài sống thành bầy đàn

14. Các loài là đối tượng săn bắn và hái lượm của con người

70
Đa dạng sinh học

Các đặc điểm trên đây của các loài có xu hướng dễ bị tuyệt chủng không
phải là những đặc điểm riêng biệt, chúng thường có xu hướng tạo thành từng
nhóm đặc điểm. Ví dụ, các loài kích thước cơ thể lớn thường có mật độ quần thể
thấp và địa bàn rộng - nghĩa là có tất cả các đặc điểm của một loài có xu hướng
dễ bị dẫn đến tuyệt chủng. Bằng cách xác định các đặc điểm làm loài dễ bị dẫn
đến tuyệt chủng, các nhà sinh học bảo tồn có thể dự tính được những việc làm
cần thiết nhằm quản lý các loài dễ bị tuyệt chủng.

2. BẢO TỒN LOÀI


2.1. Vì sao phải bảo tồn loài?
2.1.1. Nguyên nhân về đạo đức

Mọi sinh vật sinh ra trên trái đất đều có quyền tồn tại như nhau, không
một sinh vật nào được lấy quyền của mình để quyết định sự sống còn của sinh
vật khác, ngay cả con người cũng vậy. Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để
sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia. Chúng tạo thành một chuỗi liên
hoàn, tồn tại trong thiên nhiên mà mỗi sinh vật chỉ là một mắt xích trong chuỗi
liên hoàn đó.

2.1.2. Nguyên nhân của cân bằng sinh thái

Các sinh vật trên trái đất sống bình thường là nhờ sự cân bằng sinh thái
luôn luôn được đảm bảo. Một loài sinh vật mặc dù là rất nhỏ bé nhưng nó lại là
một mắt xích trong chuỗi thức ăn, nếu loài đó bị diệt vong thì có thể làm biến
đối nghiêm trọng số lượng cá thể của loài khác do bị thiếu nguồn thức ăn thường
xuyên hoặc không còn yếu tố kìm hãm sự phát triển. Một ví dụ điển hình về vấn
đề này là trước đây tại Trung Quốc người ta đã mở một chiến dịch tiêu diệt loài

71
Đa dạng sinh học

chim sẻ do chúng phá hoai mùa màng, tuy nhiên sau vài năm khi số lượng chim
sẻ giảm đáng kể thì mùa màng lại bị mất mùa do các loài côn trùng phá hoại.

2.1.3. Nguyên nhân kinh tế

Sự giàu có các loài trong tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có
một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chúng ta phải tìm cách khai thác
chúng một cách bền vững. Từ thời nguyên thuỷ con người sinh ra đã nhờ vào
rừng để sinh tồn, đã biết khai thác củ, quả, hoa, lá về làm thức ăn. Hiện nay có ít
nhất 75.000 loài cây có thể ăn được nhưng chỉ có 5 loài có giá trị lớn, 12000 loài
được dùng làm thức ăn. Khoảng 30 loài cung cấp với chừng 90% chất dinh
dưỡng cho toàn thế giới. Cây làm thuốc chiếm tới 35.000-70.000 loài thực vật
bậc cao. Riêng ở Mỹ có tới 25% các vị thuốc đều có mặt cây cỏ.

2.1.4. Đảm bảo giá trị tiềm năng

Hiện nay phần lớn đa dạng sinh học chưa được khai thác, tức là tiềm năng
của nó chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Cho đến nay mới chỉ có 5% tổng
số loài cây được nghiên cứu tìm kiếm phục vụ con người và có 2000 loài chiếm
2/5 tổng số loài đã được nghiên cứu về tiềm năng. Số còn lại đang ẩn chứa một
tiềm năng lớn về giá trị vì trình độ hiện nay chưa cho phép con người có thể
phát hiện tất cả những bí mật của thiên nhiên. Tuy nhiên, cũng có thể có giá trị
lớn cho loài người nếu giá trị đó được phát hiện và khai thác.

2.1.5. Nguyên nhân thẩm mỹ

Giá trị của những cảnh đẹp thiên nhiên chính là do có sự đa dạng sinh học
nói chung cũng như đa dạng loài nói riêng, chính vì thế cần phải có nhữnh biện
pháp bảo tồn loài để giữ được những cảng đẹp của tạo hoá.

72
Đa dạng sinh học

2.2. Các cấp độ bảo tồn loài


Nhằm nêu bật tình trạng đáng chú ý của một loài cho mục đích bảo tồn ,
tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn:

* Đã tuyệt chủng: là những loài (hay những đơn vị phân loại khác như
phân loài hay chi) không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa. Những cuộc tìm
kiếm tại những nơi trước đây được coi là quê hương sinh sống cũng như những
nơi phân bố khác đều không phát hiện được chúng

* Đang nguy cấp (đang có nguy cơ tuyệt chủng): là những loài có nhiều
khả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này có cả những
loài có số lượng cá thể bị giảm xuống tới mức loài khó có thể tiếp tục tồn tại nếu
như các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn.

* Dễ bị tổn thương (có thể bị đe doạ tuyệt chủng): là những loài có thể bị
tuyệt chủng trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích
thước tại khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của loài. Khả năng tồn tại lâu dài của
những loài này là không chắc chắn.

* Hiếm: là những loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bố


trong giới hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp. Mặc dù những loài này chưa
phải đối mặt với những nguy hiểm tức thời song số lượng cá thể nhỏ khiến
chúng dễ trở thành những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

* Loài chưa được hiểu biết đầy đủ: là những loài có thể thuộc một trong
các cấp độ bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa xếp
được vào một cấp độ cụ thể nào.

Trong các cấp trên thì các loài thuộc từ cấp 2 đến cấp 4 được coi là những
loài đang bị đe doạ tuyệt chủng. Những cấp này có vai trò quan trọng ở cấp quốc
gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm
đặc biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng cần được

73
Đa dạng sinh học

bảo vệ thông qua các cam kết quốc tế như công ước CITES chẳng hạn. Trung
tâm quan trắc và bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WCMC) đã sử dụng các cấp độ
trên để đánh giá và mô tả những mối đe doạ đối với khoảng 60.000 loài thực vật
và 2.000 loài động vật trong cuốn sách đỏ do trung tâm này xuất bản.

2.3. Công cụ bảo tồn loài


2.3.1. Bảo tồn loài bằng pháp chế.

* Các bộ luật quốc gia

Nhiều bộ luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn loài. Ví dụ Luật
về các loài có nguy cơ tuyệt chủng do Quốc hội Mỹ thông qua năm 1973 nhằm
“cung cấp một phương tiện mà nhờ đó các hệ sinh thái, nơi mà có các loài đang
bị đe doạ và đang có nguy cơ tuyệt chủng, sẽ được bảo tồn và cung cấp một
chương trình để bảo tồn các loài đó”. Bộ luật này đã cung cấp một cơ sở pháp lý
cho việc bảo vệ một số loài động vật quan trọng nhất tại nước Mỹ như gấu xám
Bắc Mỹ, đại bàng trắng, sếu và sói xám. Kết quả là năm 1994 loài đại bàng trắng
Bắc Mỹ đã chuyển từ cấp có nguy cơ tuyệt chủng sang cấp ít nguy hiểm hơn là
“bị đe doạ” vì số lượng cá thể của chúng tăng từ 400 đôi vào năm 1960 lên tới
4000 đôi như hiện nay.

* Các thoả thuận quốc tế

Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp độ khác
nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ
chế kiểm soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các
thoả thuận quốc tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và
nơi cư trú. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì các lý do khac nhau:

74
Đa dạng sinh học

- Các loài thường di chuyển qua các biên giới. ví dụ các hoạt động boả tồn
chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thành công nếu như nơi cư trú qua
mùa đông của chim ở Châu Âu bị phá huỷ.

- Việc buôn bán quốc tế có thể gây nên hậu quả làm suy giảm đa dạng
sinh học do khai thác quá mức phục vụ cho thương mại quốc tế.

- Lợi ich của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế.

- Các vấn đề có tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường,..

Hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là
Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention
on International Trade in Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự
ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNDP). Công ước này hiện
có 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách các loài được kiểm
soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn chế buôn
bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này. Phụ lục I của của Công ước liệt kê
675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán hoàn toàn.

Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài
động vật di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư. Công ước này
là một phần bổ sung quan trọng cho Công ước CITES vì nó đa khuyến khích các
nỗ lực quốc tế bảo tồn các loài chim di cư xuyên biên giới cũng như đa nhấn
mạnh các cách tiếp cận trong việc nghiên cứu, quản lý và kiểm soát săn bắn.

Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là:

+ Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực

+ Công ước Quốc tế về kiểm soát cá voi

+ Công ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về
việc săn bắn và bảo vệ các loài chim

+ Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển Bantic

75
Đa dạng sinh học

+ Công ước bảo tồn đa dạng sinh học

Nhược điểm của các hiệp ước quốc tế này là sự tham gia tự nguyện; các
quốc gia có thể rút lui khỏi công ước để theo đuổi các lợi ích riêng của họ khi
cảm thấy các điều kiện phải tuân thủ là quá khó khăn.

2.3.2. Bảo tồn loài bằng công cụ kỹ thuật

Trong công tác bảo tồn loài có thể dùng các công cụ kỹ thuật như quy
hoạch môi trường, GIS hoặc viễn thám. Đây là những công cụ được ứng dụng
rộng rãi trong công tác điều tra, quy hoạch môi trường nói chung cũng như trong
công tác điều tra quy hoạch các vùng sinh thái nói riêng được xác định có tính
đa dạng sinh học cao.

2.4. Bảo tồn loài ở Việt Nam


Theo danh sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và
thực vật bị đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đa liệt kê 1.056 động vật và
thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên
soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên (Phần Động vật 1992, phần thực vật 1994),
vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa vào sách
cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1065 loài so với 721 loài. Điều
này chứng tỏ một thực tế là xu hướng quần thể của rất nhiều loài động thực vật
tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng. Rất nhiều loài hiện chỉ còn tồn tại trong các quần thể có số lượng
rất nhỏ và bị chia cắt.

Bảng 2.10. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài
CR, VU và EN) và cấp quốc gia

Loài Năm 1992, 1998 Năm 2004

76
Đa dạng sinh học

Thú 38 78 41 94
Chim 47 83 41 76
Bò sát 12 43 24 39
Lưỡng cư 1 11 15 14
Cá 3 75 23 89
ĐVKXS 0 75 0 105
Thực vật bậc 125 337 145 605
cao
Nấm 7 16
Tảo 12 18
Tổng 226 721 289 1.065
[Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Đa dạng
sinh học].

Theo IUCN, số loài bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam không chỉ tăng về số
lượng từ 229 lên 289 loài, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Nếu trong danh lục
năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến
năm 2004, con số này đa lên đến 46 loài (Bảng 11).

Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng (Bos
javanicus), Sói đỏ (Cuon alpinus), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và
Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes). Quần thể của hấu hết các loài bị đe dọa
toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm.

Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao lắm trên quy mô toàn cầu
nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng (Ciconia
episcopus) không có tên trong IUCN 2004, nhưng lại là loài sẽ nguy cấp (VU) ở
Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm.

Mặc dù đã tham gia vào nhiều công ước quốc tế về đa dạng sinh học và đã
có nhiều bộ luật liên quan tới công tác bảo tồn như luật bảo vệ môi trường, luật
bảo vệ rừng và mới đây là luật đa dạng sinh học; nhưng hiện trạng bảo vệ đa
dạng sinh học, nhất là bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm ở Việt Nam vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Một số trung tâm cứu hộ động vật đã được

77
Đa dạng sinh học

xây dựng như ở Cúc Phương, một số Khu bảo tồn loài cũng được thiết lập như
các công viên Thủ Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội và Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Nhưng hoạt động của các tổ chức này còn yếu do nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân về tài chính.

PHẦN III. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI


CHƯƠNG I : HỆ SINH THÁI
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm hệ sinh thái

Thuật ngữ hệ sinh thái được A.G. Tansley đưa ra và định nghĩa năm 1935
trong bài báo với tiêu đề: “The use and the abuse of Vegetational concepts and
terms”, đăng ở tạp chí Ecology số 16, trang 284-307. Từ đó đến nay, thuật ngữ
này được diễn giải và trình bày tuy có khác nhau, nhưng nội dung căn bản vẫn
giống nhau. Cụ thể, khái niệm về hệ sinh thái là:

78
Đa dạng sinh học

Hệ sinh thái (ecosystem) là tổ hợp của một quần xã sinh vật và môi trường
vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi
trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng. (Vũ Trung
Tạng – Cơ sở sinh thái học T136).

Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sống và các điều kiện tự
nhiên (môi trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí,... Điều quan
trọng là tất cả các điều kiện hữu sinh (biotic component) và vô sinh (abiotic
component) tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao
đổi năng lượng, vật chất và thông tin.

1.2. Các khái niệm liên quan


Liên quan tới khái niệm hệ sinh thái, ta cần làm rõ các khái niệm sau

- Sinh cảnh (biotope): là một phần của môi trường vật lý mà ở đó có sự


thống nhất của các yếu tố cao hơn so với môi trường, tác động tới đời sống của
sinh vật.

- Nơi sống (habitat) : là không gian cư trú của các sinh vật hoặc là không
gian mà ở đó thường hay gặp sinh vật đó.

- Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái mà ở đấy những điều kiện môi
trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài không hạn định của cá thể, loài.
Khái niệm ổ sinh thái thành phần: là một không gian sinh thái trong đó các yếu tố
thiết yếu đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật.

Theo Odum (1975), nơi sống và ổ sinh thái là 2 khái niệm hoàn toàn khác
nhau, ông ví nơi sống như một “địa chỉ”, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp”
của sinh vật, cái thiết yếu đảm bảo cho sự sinh tồn của cá thể, loài. Sinh vật sống
trong ổ sinh thái nào thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua
những dấu hiệu về hình thái (G.E. Hutchinson – 1965).

79
Đa dạng sinh học

2. CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI


2.1. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo thành phần
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau:
- Sinh vật sản xuất – producer
- Sinh vật tiêu thụ - consumer
- Sinh vật phân huỷ - reducer
- Các chất vô cơ : CO2, O2, H2O, …
- Các hợp chất hữu cơ : protein, lipit, gluxit, vitamin,…
- Các yếu tố khí hậu : nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa,…

Hình 3.1 : Cấu trúc không gian của hệ sinh thái


a) Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy), gồm các
loài thực vật có màu, một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá
tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu của bất kỳ hệ sinh thái nào. Nhờ
quá trình quang hợp và hoá tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu của
hệ sinh thái được tạo thành để nuôi sống trước tiên là chính sinh vật sản xuất,
sau đó là cả thế giới sinh vật – trong đó có cả con người.

80
Đa dạng sinh học

b) Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) gồm tất cả
các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hoá
tổng hợp. Chúng tồn tại được là nhờ nguồn thức ăn do sinh vật tự dưỡng tạo ra.
c) Sinh vật phân huỷ: là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
Trong quá trình phân huỷ các chất, chúng tiếp nhận nguồn năng lượng hoá học
để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra
môi trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc những nguyên tố hoá
học ban đầu.

Hình 3.2: Chu trình vận chuyển vật chất qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh
thái

2.2. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo chức năng


Ngoài cấu trúc theo thành phần, HST còn có kiểu cấu trúc theo chức năng.
Theo E.D.Odum (1983), cấu trúc của hệ gồm các phạm trù sau:
- Quá trình chuyển hoá năng lượng của hệ.

81
Đa dạng sinh học

- Xích thức ăn trong hệ


- Các chu trình sinh địa hoá diễn ra trong hệ
- Sự phân hoá trong không gian và theo thời gian.
- Các quá trình phát triển và tiến hoá của hệ.
- Các quá trình tự điều chỉnh.
Một hệ sinh thái cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt được
trạng thái cân bằng động tương đối với nhau. Sự cân bằng tự nhiên, tức là mối
quan hệ của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại được
xác lập và ít thay đổi từ năm này đến năm khác chính là kết quả cân bằng của 4
phạm trù nêu trên trong các hệ sinh thái lớn.

3. ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ SINH THÁI


- Hệ sinh thái là một hệ thống, luôn vận động và biến đổi không ngừng,
trạng thái tĩnh chỉ là tương đối và tạm thời.
- Hệ sinh thái là một hệ thống cân bằng động và có khả năng tự điều
chỉnh, cơ chế điều chỉnh thông qua sự điều chỉnh về số lượng sinh vật trong
quần xã và điều chỉnh tốc độ của chu trình vật chất và dòng năng lượng.
- Hệ sinh thái có tính đa dạng càng cao thì tính bền vững càng lớn.

3.1. Tính cân bằng của hệ sinh thái – cân bằng sinh thái (ecological
stability)
Cân bằng sinh thái là trạng thái mà tại đó hệ sinh thái duy trì sự ổn định
tương đối thông qua các mối quan hệ của các sinh vật trong quần xã sinh vật và
sự thích nghi với điều kiện môi trường.
Hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu
một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ
nào đó để duy trì cân bằng. Nếu những tác động làm biến đổi hệ sinh thái quá
nhiều, vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng của hệ thì cân bằng sinh thái sẽ bị phá
vỡ.

82
Đa dạng sinh học

3.2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

Hình 3.3: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái


Dòng năng lượng trong hệ sinh thái là dòng hở (không khép kín), bởi qua
mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng bị mất đi do quá trình toả nhiệt và dạng năng
lượng không đồng hoá được.
Dựa vào nguồn năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái, người ta chia hệ
sinh thái thành các loại:
- Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sang mặt trời như rừng, biển, đồng
cỏ,…
- Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời và năng lượng do con
người bổ sung.
- Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sang mặt trời và các nguồn năng
lượng tự nhiên bổ sung khác.
- Hệ sinh thái nhận năng lượng từ nguồn năng lượng công nghiệp.
Các dạng năng lượng trong hệ sinh thái bao gồm
- Quang năng: năng lượng từ mặt trời, đây là nguồn năng lượng chủ yếu
và hết sức quan trọng.
- Hoá năng: năng lượng trong các hợp chất hoá học.

83
Đa dạng sinh học

- Động năng: năng lượng làm cho hệ sinh thái vận động như gió, nhựa,
dòng chảy, di chuyển của động vật.
- Nhiệt năng.

3.3. Dòng vật chất của hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá
- Chu trình tuần hoàn vật chất: đây là một chu trìn khép kín:

Môi trường  sinh vật sản xuất  sinh vật tiêu thụ  sinh vật phân huỷ
 Môi trường
- Chuỗi thức ăn: là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài sinh vật
là một mắt xích, trong đó mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và bị
mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn : là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung mắt xích tức là có
chung các bậc dinh dưỡng.
- Chu trình sinh địa hoá: sự vận chuyển và biến đổi của các hợp chất từ
môi trường vào cơ thể và ngược lại được gọi là chu trình sinh địa hoá.

4. CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI


4.1. Chức năng sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có
loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trěnh địa hóa,
thủy hóa (thủy vực): ôxy vŕ các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ,
photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng
trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ
của hệ sinh thái được đưa ra tręn cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng
được con người sử dụng.

4.1.1. Bảo vệ tài nguyên nước


Thảm thực vật giúp duy trì vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, điều
chỉnh và ổn định dòng chảy, và có vai trò như là một tấm đệm giúp chống lại
những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão lũ, hạn hán. Chặt phá các thảm

84
Đa dạng sinh học

thực vật gây ra sự lắng đọng và tích tụ bùn ở các dòng chảy, giảm trữ lượng và
chất lượng nước, suy giảm hệ sinh thái thuỷ sinh,… Những vùng đất ngập nước
và các khu rừng với tính đa dạng sinh học cao, là những hệ thống lọc và làm
sạch nước khổng lồ. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển còn giúp giữ
phù sa đổ từ sông ra và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

4.1.2. Hình thành và bảo vệ đất


Các sinh vật sống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
và duy trì cấu trúc đất, giữ ẩm và chất dinh dưỡng cho đất, nhất là nhóm sinh vật
đất. Những vùng đất có thảm thực vật che phủ thì có độ màu mỡ cao hơn. Khi
đất không còn được che phủ bởi các thảm thực vật sẽ dẫn tới sự mặn hoá, các
chất dinh dưỡng bị rửa trôi, laterit hoá và xói mòn đất mặt, qua đó làm giảm
năng suất của đất. Duy trì các hệ sinh thái sẽ giúp giảm sự xói mòn đất, ngăn
chặn trượt lở đất đá, bảo vệ các vùng đất ven bờ ( sông hay biển ).
Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp,
ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát
triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng
lęn rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi cŕng gia
tăng các thảm họa thięn nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi
trường đất và nước.

4.1.3. Điều hòa khí hậu


Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa
phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi
nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi
khí hậu lạnh giá, điều hňa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn
cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp....

4.1.4. Phân hủy các chất thải

85
Đa dạng sinh học

Hệ sinh thái và các quá trình sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong
việc phân huỷ và hấp thụ các chất ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động của con
người. Các hợp phần của hệ sinh thái, từ những sinh vật nhỏ là vi khuẩn tới
những nhóm sinh vật bậc cao đều có thể tham gia vào quá trình phân huỷ và
đồng hoá các chất độc. Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất độc hại quá cao vượt quá
ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái thì sẽ gây tổn hại tới hệ sinh thái. Một số hệ
sinh thái, đặc biệt là các vùng đất ngập nước, có khả năng phân huỷ và hấp thu
các chất độc hại rất tốt. Rất nhiều các vùng đất ngập nước tự nhiên hay nhân tạo
được sử dụng để lọc và hấp thu các kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, làm giảm
nhu cầu ôxi sinh hoá (BOD), phá huỷ các vi sinh vật độc hại.

4.1.5. Bảo tồn các loài sinh vật


Duy trì hệ sinh thái góp phần bảo vệ các loài sinh vật khỏi sự tuyệt chủng,
qua đó bảo vệ nguồn gen đa dạng của chúng, bởi hệ sinh thái là môi trường sống
của mọi loài sinh vật. Đó là điều kiện tiên quyết để bảo tồn đa dạng loài và đa
dạng gen.

4.1.6. Phục hồi điều kiện môi trường sau những biến cố, sự cố
Duy trì một hệ sinh thái khoẻ mạnh và đa dạng góp phần phục hồi các
điều kiện môi trường ban đầu sau những sự cố môi trường hay thiên tai như lũ
lụt, cháy, bão …

4.2. Chức năng sản xuất – giá trị kinh tế


Từ xưa con người đã thuần hoá và nuôi dưỡng những loài sinh vật tự
nhiên để nhằm cung cấp thức ăn cho họ. Ngày nay, những vật nuôi và cây trồng
này được nuôi dưỡng và trồng trọt tập trung, tạo thành những hệ sinh thái nhân
tạo như các đồng ruộng, trang trại, vườn cây, ao cá, đầm tôm,…. Đây là nguồn
lương thực - thực phẩm quan trọng của con người.
Lương thực - thực phẩm con người ăn hàng ngày là khai thác từ các hệ
sinh thái.

86
Đa dạng sinh học

- Động vật: 1005 protêin cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của con người là
nhóm động vật được con người thuần dưỡng từ tự nhiên, trong đó có 9 loài chủ
yếu là : gia súc, lợn, cừu, dê, trâu, gà, vịt, ngan, ngỗng.
- Thực vật: Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các loài thực vật trên trái
đất được con người sử dụng làm thực phẩm. Có khoảng 10.000-50.000 loài thực
vật có thể ăn đươc, trong đó chỉ có khoảng 150 loài được con người sử dụng chủ
yếu. Tuy nhiên, do tính thương mại toàn cầu, hiện nay con người chỉ tập trung
khai thác 15 loài, trong đó lúa mì, lúa gạo và ngô cung cấp tới 2/3 tổng lượng
lương thực- thực phẩm từ thực vật
Theo một số tài liệu, đa dạng sinh học trên toàn cầu có thể cung cấp cho
con người một giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành
động đa dạng sinh học của Việt Nam (1995) cũng ước tính, hàng năm việc khai
thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương
đương 2 tỷ USD.
Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản
Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý
nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ,
thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, đa dạng sinh học đã
cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp
các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và
cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ
lệ đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp
chiếm tỷ lệ gần 1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.
Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp
dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp
xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD.
Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học có thể nęu khái quát về các mặt sau
đây:
- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các
tài nguyên đa dạng sinh học.

87
Đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển
bền vững của đất nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần
xóa đói giảm nghèo.
- Đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông
sản: mía đường, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...
- Đa dạng sinh học góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm
tăng giá trị nông sản.

4.3. Chức năng xã hội và nhân văn


Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động
vật hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác
phẩm hội họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội
săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng
đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ
khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các
loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen
thuộc với mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền
núi, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền... Nhiều loài
cây, con vật đă trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng
người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ.
Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc
miền núi. Nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ,
tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con người Việt
Nam với đa dạng sinh học.
Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích làm bầu
bạn với con người hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng
ngày.
Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua việc tổ chức
tham quan, theo dõi tập tính của nhiều loài động vật hoang dã. Gần đây, ngành

88
Đa dạng sinh học

du lịch sinh thái đă hình thành và đang phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu
biết thiên nhiên của con người đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao nhận
thức tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như làm cho con
người gần gũi hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã.
Giá trị xã hội - nhân văn của đa dạng sinh học thể hiện tập trung ở các mặt
sau đây:
- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của
người dân. Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều
màu sắc, nhiều kết cấu, nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên
hiền hòa, yêu cái đẹp.
- Đa dạng sinh học góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc
biệt là đối với thế hệ trẻ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- Đa dạng sinh học là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con
người. Điều này đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống
hiện tại căng thẳng và đầy sôi động.
- Đa dạng sinh học góp phần tạo ổn định xă hội thông qua việc bảo đảm
an toàn lương thực, thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ
các chất dinh dưỡng, về ăn mặc, nhŕ ở, tham quan du lịch và thẩm mỹ.

4.4. Các chức năng khác


Từ các sinh vật của các hệ sinh thái tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác
được rất nhiều giá trị khác. Đó là:
4.4.1. Làm thuốc trừ sâu
Rất nhiều các hợp chất hoá học được những người dân bản địa chiết xuất
từ các loài thực vật trong tự nhiên được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Những hợp
chất này do có nguồn gốc tự nhiên nên không gây hại tới môi trường và con
người chỉ có tác dụng lên loài sâu gây hại.

4.4.2. Làm thuốc, dược phẩm

89
Đa dạng sinh học

Rất nhiều các loài thực vật và một số loài động vật được sử dụng như
những loại thuốc chữa bệnh, ở các đất nước Châu Á và các nước khác, như Việt
Nam, Trung Quốc,…con người từ rất lâu đời đã biết sử dụng các loài thực vật để
làm thuốc chữa bệnh - được gọi là những dược thảo. Ở những nước này có hẳn
một ngành khoa học chuyên nghiên cứu và chữa bệnh bằng các loài dược thảo,
gọi là đông y. Ngoài ra, ngành công nghiệp dược phẩm hiện nay cũng chủ yếu
dựa vào các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để chế biến các loại thuốc. ¼ trong
tổng số các loại dược phẩm hiện nay được chiết xuất trực tiếp từ thực vật hoặc
qua quá trình tổng hợp hoá học.Và hơn ½ số thuốc cũng được sản xuất dựa theo
những hợp chất có trong tự nhiên. Đó mới chỉ là những nghiên cứu trên 1% tổng
số loài thực vật của rừng mưa nhiệt đới.

5. DIỄN THẾ SINH THÁI


5.1. Khái niệm diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai
đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu, được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã
tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định.
Quá trình diễn thế:

Hệ sinh thái trẻ - Hệ sinh thái già  Hệ sinh thái đỉnh cực
Khái niệm hệ sinh thái đỉnh cực (climax): Là trạng thái mà hệ sinh thái
thiết lập được sự cân bằng – cân bằng sinh thái: cân bằng giữa sinh vật – môi
trường, sinh vật – sinh vật. Cần lưu ý rằng, hệ sinh thái đỉnh cực không phải
luôn ổn định theo thời gian mà vẫn có những biến đổi một cách tự nhiên, dần
dần (quá trình biến đổi là quá dài để có thế quan sát được) hay do tác động của
con người. Do đó người ta nói, cân bằng của hệ sinh thái là cân bằng động.

5.2. Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái


- Sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
- Tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh
đến mức gây ra diễn thế.
- Tác động của con người

90
Đa dạng sinh học

5.3. Các loại diễn thế


5.3.1. Phân loại theo động lực của quá trình
Phân loại theo động lực của quá trình thì diễn thế được chia thành 2 dạng:
nội diễn thế và ngoại diễn thế:
- Ngoại diễn thế: là diễn thế xảy ra do tác động hay sự kiểm soát của lực
hay yếu tố bên ngoài. Ví dụ: một cơn bão đổ bộ vào bờ, huỷ hoại một hệ sinh
thái nào đó. Sau đó, hệ sinh thái này sẽ dần phục hồi lại sau một khoảng thời
gian. Ví dụ khác như sự cháy rừng hay đồng cỏ tự nhiên, sau đó, hệ sinh thái
rừng và đồng cỏ sẽ phục hồi dần thực hiện quá trình diễn thế.
- Nội diễn thế: là diễn thế xảy ra do động lực bên trong của hẹ sinh thái.
Trong quá trình diễn thế này loài ưu thế của quần xã đóng vai trò quan trọng.
Loài này làm cho môi trường vật lý biến đổi đến mức bất lợi cho mình nhưng lại
thuận lợi cho một loài ưu thế khác, có sức cạnh tranh cao hơn. Dần dần, loài này
bị thay thế bởi loài khác. Sự thay thế lien tiếp các loài ưu thế trong quần xã cũng
chính là sự thay thế lien tiếp các quần xã này bằng các quần xã khác cho đến
quần xã cuối cùng, cân bằng với điều kiện môi trường sống.

5.3.2. Phân loại dựa theo “giá thể” - quần xã sinh vật ban đầu
Được chia thành 3 dạng: diễn thế nguyên sinh (diễn thế sơ cấp) và diễn
thế thứ sinh (diễn thế thứ cấp).
- Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo
mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu
tiên được phát tán đến đó hình thành nên quần xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy
quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có cân bằng sinh thái giữa quần xã và ngoại
cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài. Diễn thế nguyên
sinh có thể xảy ra trên cạn hoặc dưới nước.
Ví dụ: Sự diễn thế của cây rừng ngập mặn (mangrove) ở vùng cửa sông.
Ở cửa sông, các bãi bùn ban đầu còn chưa có nhiều loài thực vật phát triển do
điều kiện môi trường không thuận lợi, duy chỉ có bần trắng, mắm trắng,…là
những cây tiên phong – và là nhóm cây ưu thế đầu tiên. Sự phát triển của nhóm
này giúp cải thiện môi trường: đất được tôn cao, thoáng khí hơn,… Điều kiện

91
Đa dạng sinh học

môi trường được cải thiện giúp cho sự phát triển của các nhóm thực vật khác,
lần lượt là: mắm lưỡi đòng, đước, dà quánh, xu vổi, vẹt khang, dây mủ,…dần
tạo nên một quần xã hỗn hợp – có tính đa dạng cao hơn. Khi đó, các cây tiên
phong không cạnh tranh nổi phải tàn lụi và lại di chuyển ra ngoài gần mặt nước.
Khi đất ngày một cao, độ muối giảm, điều kiện thay đổi làm nhóm rừng hỗn hợp
trên cũng dần tàn lụi ngay trên mảnh đất xâm lược sau một thời kỳ ổn định để
rồi lại theo gót cây tiên phong chinh phục vùng đất mới. Ở phía sau, điều kiện
môi trường lại thích hợpcho sự cư trú và phát triển của các nhóm thực vật như
chà là, giá, thiênlý biển. Và gần về phía lục địa là nhóm thực vật nước ngọt, đặc
trung cho vùng đất chua phèn.
- Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có một
quần xã sinh vật nhất định. Quần xã này vốn tương đối ổn định nhưng do thay
đổi lớn về ngoại cảnh làm thay đổi hẳn cấu trúc quần xã sinh vật.
Ví dụ như nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, trảng cỏ và cây bụi phát triển và
lâu dần là rừng cây gỗ xuất hiện.
- Diễn thế phân huỷ: là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn
định, mà theo hướng dần dần bị phân huỷ dưới tác dụng của nhân tố sinh học.
Ví dụ, diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một
cây đổ.

5.3.3. Dựa theo mối quan hệ giữa tổng hợp (P) và phân huỷ (R) các
chất hữu cơ của quần xã sinh vật
Diễn thế được chia thành 2 dạng: diễn thế tự dưỡng và diễn thế tự dưỡng.
- Diễn thế tự dưỡng: là quá trình phaấ triển được bắt đầu từ trạng thái với
sức sản xuất hay tổng hợp vượt quá quá trình phân huỷ các chất, tức là P/R >1,
tức là ở đây hệ sinh thái đang tích luỹ sinh khối và chất hữu cơ để dần phát triển.
Khi đạt tới trạng thái ổn định thì P/R dần tiến tới 1.
- Diễn thế dị dưỡng: ngược lại với quá trình trên, diễn thế này được bắt
đầu với trạng thái P/R<1.

92
Đa dạng sinh học

5.4. Tầm quan trọng thực tế của việc nghiên cứu diễn thế.
- Nghiên cứu diễn thế, ta có thể nắm được qui luật phát triển của quần xã
sinh vật, hình dung được những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng
quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới.
- Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển
của diễn thế theo hướng có lợi cho con người bằng những tác động lên điều kiện
sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tiến
hành các biện pháp thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên.

6. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHÍNH


Các hệ sinh thái trong sinh quyển tồn tại ở hai môi trường có sự khác biệt
cơ bản về các đặc tính lý - hoá và sinh học. Đó là môi trường trên cạn và môi
trường nước. Môi trường nước lại chia thành nước ngọt và nước mặn, do đó
người ta chia ra các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái nước mặn, các hệ sinh
thái nước ngọt và các hệ sinh thái đất ngập nước.

6.1. Các hệ sinh thái trên cạn


Được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật (Formation), chúng chiếm sinh
khối rất lớn và gắn liền với khí hậu địa phương, do đó tên của quần xã cảnh
quan vùng địa lý gọi là khu sinh học (Biôme) thường là tên của quần hệ thực vật
ở đấy. Biôme là một hệ sinh tháilớn, có giới hạn tương đối và đặc trưng bởi kiểu
khí hậu đặc thù, nó là quần xã lớn bao gồm cả các loài động vật sống trong quần
hệ thực vật và đặc tính chủ yếu cho phép phân chia và nhận dạng các biôm
chính là các dạng sống (cây cỏ, cây bụi, cây gỗ, các loài động vật,...).
Trên lục địa, nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố
các sinh vật. Ở mỗi kiểu khí hậu chính phát triển một kiểu quần hệ thực vật đặc
thù. Ví dụ, thực vật vùng sa mạc liên quan đến khí hậu khô hạn, cỏ với khí hậu
bán khô hạn và rừng với khí hậu ẩm ướt. Tương tự như vậy là các loài động vật.
Độ cao địa hình cũng ảnh hưởng mạnh đến các hệ sinh thái, những thay
đổi các quần hệ thực vật khi tăng độ cao cũng giống như sự thay đổi từ vùng khí

93
Đa dạng sinh học

hậu nóng đến vùng khí hậu lạnh. Nhìn chung, trên lục địa đã hình thành các
biôme chính như (hình 23).

6.1.1. Đài nguyên hay đồng rêu đới lạnh (Tundra)


Đồng rêu bao quanh Bắc Cực, và vành đai vòng phần Bắc của lục địa Âu
- Á, Bắc Mỹ. Đây là một vùng bằng phẳng không có cây cối, nhiều đầm lầy giá
lạnh, băng tuyết với nhiều đụn rêu nằm rải rác. Vùng này có mùa đông dài khắc
nghiệt, mùa hè rất ngắn. Mùa sinh trưởng với nhiệt độ ấm hơn rất ngắn, dao
động từ 50 - 160 ngày phụ thuộc vào từng khu vực. Ngày rất dài, ở nhiều nơi
vào giữa mùa hè, Mặt Trời không lặn liền trong một số ngày. Đất đai bị đông
cứng, số lượng loài thực vật rất ít, chủ yếu là rêu, địa y và cỏ bông lau, phong
lùn và liễu miền cực cao không quá 30 cm. Động vật đặc trưng cho vùng là
hươu tuần lộc (Rangifer tarandus), hươu kéo xe (R. caribou), thỏ, chó sói Bắc
cực, gấu trắng Bắc cực, chim cánh cụt,... Chúng có thời gian ngủ đông dài, nhiều
loài chim sống thành từng bầy lớn, di cư xa xuống vùng vĩ độ thấp để tránh rét
mùa đông.

6.1.2. Rừng lá kim (Rừng Taiga)


Rừng Taiga tạo thành một vành đai tiếp giáp với vùng đồng rêu ở phía
Nam, chiếm khoảng 11% lục địa kéo dài từ Bắc Mỹ sang Châu Âu. Mùa đông
cực kỳ lạnh và khắc nghiệt nhưng không bằng khu sinh học đồng rêu. Lượng
mưa thấp khoảng 300 - 500 mm/năm, đất chua và có tầng thảm mục cây lá kim
bán phân huỷ dày. Vùng này có nhiều ao hồ và địa hình trũng. Thảm thực vật
chủ yếu là những loài cây lá nhọn: Thông (Pinus), ở những nơi có nước là
dương liễu, bạch dương, phong; linh sam (Abies); vân sam (Epicea); thông rụng
lá (Larix). Những loài thú lớn có hươu Canada (Cervus canadesis); nai sừng tám
(Alces machlis); thú ăn thịt như gấu, chó sói, cáo. Chim đinh cư không nhiều.
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng rõ rệt đối với sự biến động của quần thể.
Quần thể ở đây có tập tính di cư, sự ngủ đông hoặc dự trữ thức ăn.

6.1.3. Rừng lá rộng rụng theo mùa của vùng ôn đới

94
Đa dạng sinh học

Loại rừng này bao phủ phía đông Bắc Mỹ, Tây Âu và phía Đông Châu
Á. Lượng mưa vừa phải (700 - 1200 mm/năm) thời tiết ấm vào mùa Hè, nhưng
mùa Đông vẫn khắc nghiệt. Lá khô rụng nhiều tạo thành lớp thảm mục dày đặc,
đất giàu chất hữu cơ, tầng đất dày và giàu sét ở lớp dưới.
Thành phần các loài cây tương đối đa dạng về giống và phân thành nhiều
tiểu vùng. Ở Bắc Mỹ với những loài đặc trưng là thông trắng, thông đỏ
(Taxaceae G), sến đỏ. Các tiểu vùng khác có nhiều loài gỗ cứng như sồi; hồ đào,
giẻ gai. Thú có nhiều như hươu, lợn lòi, chó sói, cáo, gấu, gặm nhấm. Những
loài động vật sống trên cây cũng rất đa dạng như sóc, chuột sóc, nhiều loài chim
leo trèo (gõ kiến), nhiều loài sâu bọ ăn gỗ. Chu kỳ biến động theo mùa rõ rệt.
Nhiều loài có tập tính di cư xa, nhiều loài ngủ đông, đặc biệt những số loài hoạt
động ban ngày nhiều hơn hẳn số loài hoạt động vào ban đêm.

6.1.4. Hoang mạc


Là những khu sinh học có ở vùng nhiệt đới và khí hậu ôn hoà. Độ ẩm
không khí ở hoang mạc thấp dẫn đến biên độ nhiệt độ rộng vào ban ngày. Hoang
mạc khác nhau nhiều phụ thuộc vào lượng mưa, khoảng dưới 250 mm/năm. Một
số hoang mạc khô đến nỗi không có một thực vật nào sống được. Ví dụ, hoang
mạc Namib ở Châu Phi; hoang mạc Atacama - Sechura ở Chilê và Pêru. Kết quả
là đất rất nghèo chất hữu cơ, nhưng hàm lượng khoáng lại rất cao. Ở một số
vùng hàm lượng khoáng cao đã đạt đến mức gây độc hại. Thực vật rất nghèo,
chỉ có số ít những cây thấp nhỏ, sơ xác, thỉnh thoảng có những bụi gai hay đám
cỏ thấp có bộ rễ ăn sâu để hút nước, song thân cây lại thấp (khoảng 20 cm). Lá
cây rất nhỏ và gần như biến thành gai nhọn, song có những cây mọng nước. Số
loài động vật ít, động vật có xương sống cỡ lớn như lạc đà một bướu, linh
dương, báo, sư tử, song các loài gặm nhấm trong đất lại rất phong phú. Hầu hết
các loài chim là chim chạy. Trong số sâu bọ cánh cứng họ Tenebrionidae chiếm
ưu thế những loài đặc trưng của sa mạc. Sự thích nghi của động vật với đời sống
hoang mạc rất rõ rệt biều hiện ở những đặc điểm chống khô, nóng. Ngoài ra có
hiện tượng di cư theo mùa, ngủ đông và thường ngủ hè hay có dự trữ thức ăn,
sinh sản đồng loạt vào những thời kỳ có độ ẩm cao.

95
Đa dạng sinh học

6.1.5. Savan
Sự chuyển từ hoang mạc sang savan có sự chuyển tiếp gọi là bán hoang
mạc. Đó là vùng có thảm thực vật thưa thớt. Savan chia ra:
- Thảo nguyên vùng ôn đới, phân bố ở phía Bắc vùng hoang mạc
Ở đây mùa hè nóng và dài, mùa đông ít lạnh, ít tuyết. Lượng mưa dao
động từ 350 - 500 mm nên mùa hè thường bị hạn. Những thảo nguyên rộng lớn
tập trung ở nội địa Âu - Á; Bắc và Nam Mỹ và Châu Đại Dương. Thảm thực vật
thảo nguyên chủ yếu là cỏ thấp, ưa khô chiếm ưu thế. Đất thảo nguyên rất tốt,
màu đen hoặc nâu, giàu mùn và muối khoáng. Ở đây có nhiều loài động vật ăn
thực vật chạy nhanh như bò bisông; ngựa hoang (Equus caballus); lừa, sóc
(Ratufa spp.), chó sói đồng cỏ (Canis latrans), chó đồng cỏ (Cynomys), chuột
(Microtus), chuột nhảy (Dipodonys). Tính chất sống theo đàn, vận chuyển
nhanh, bay giỏi, ngủ đông, ngủ hè, dự trữ thức ăn là những đặc điểm của động
vật thảo nguyên.
- Thảo nguyên và sa van nhiệt đới
Sa van đới nóng có đặc điểm là mưa ít, mùa mưa rất ngắn, còn mùa khô
thì dài. Về mùa khô hầu hết cây cối đều rụng lá do thiếu nước, cỏ cũng bị khô
cằn. Biom này phân bố thành những vùng rộng lớn ở Trung và Đông Phi, vùng
Nam Mỹ và Châu Đại Dương. Ở sa van Châu Phi có một loài cây đặc biệt, cây
Bao báp (Adansonia) có thân rất to (chu vi rộng tới 45cm, cao khoảng 18 - 25m,
đường kính từ 8 - 10m), ngoài ra còn có những cây keo (Acacia) tán phẳng, có
gai, những cây thuộc họ Đậu. Trên sa van rộng lớn có nhiều loài động vật ăn
thực vật sống theo đàn như Sơn dương (Capricornis sumatraensis), Ngựa vằn,
Hươi cao cổ, Tê giác (Rhinocerotidae),... Chúng thích nghi với sự vận chuyển
trên đồng cỏ hoang vu. Có những loài thú ăn thịt thích nghi với sự chạy nhanh
để săn bắt thú ăn cỏ như Sư tử, Báo (Panthera pardus),... Có những loài chim
chạy như Đà điều. Sâu bọ chiếm ưu thế là Kiến mồi, Cào cào, Châu chấu.
Ở Việt Nam, san van rải rác khắp nơi, đôi khi ở giữa khu rừng rậm. Miền
Đông Nam Bộ có nhiều rừng cỏ cao mọc, các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều
rừng cỏ cao và chiếm ưu thế là cỏ tranh. Sa van khô có nhiều ở tỉnh Ninh Thuận
và Bình Thuận.

96
Đa dạng sinh học

6.1.6. Rừng mưa nhiệt đới


Khí hậu vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình năm cao (24 -
300C) và gần như ổn định quanh năm, lượng mưa lớn (1800 - 2200 mm/năm). Vì
thế, rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, rậm rạp và tạo thành nhiều tầng, nhưng
thường là 3 tầng, tầng trên cùng gồm các tán cây cao, đôi khi tới 80m; Tầng giữa
đạt độ cao khoảng 50m hình thành tán lá dày và tầng dưới gồm những cây nhỏ
ưa bóng và cây leo (Dương xỉ, Quyển bá). Những giải rừng nhiệt đới xích đạo
tập trung nhiều ở lưu vực sông Amazon (Braxin); Công Gô và khu vực Ấn Độ -
Malaixia với số loài giàu nhất Thế giới. Thảm phủ rừng xanh quanh năm nên hệ
động vật rất phong phú: Có nhiều loài sống trên cây ít khi xuống dưới đất như
Khỉ, Vượn, Sóc bay, Gấu chó. Chim thường có màu sắc rực rỡ (chim tu căng,
công vẹt,...) và nhiều loài chim ăn quả. Trên mặt đất có nhiều loài thú cỡ lớn
như voi, tê giác, trâu rừng, bò tót, linh dương, lợn lòi, chuột thỏ,... Ngoài ra, còn
có rất nhiều các loài động vật không xương sống khác nhau. Vì khí hậu tương
đối ổn định nên khả năng vận chuyển của động vật hạn chế, ít có sự di trú theo
mùa.
Rừng mưa nhiệt đới được mệnh danh là "lá phổi của hành tinh", nhưng
hiện nay diện tích của rừng này đang bị suy giảm do sự khai thác quá mức và sự
đốt nương làm rẫy.

6.2. Các hệ sinh thái dưới nước


6.2.1. Hệ sinh thái nước mặn
Biển và đại dương là những hệ sinh thái khổng lồ, chiếm khoảng 3/4 bề
mặt Trái Đất. Đặc điểm chính của đại dương là trong thành phần của nước có
chứa nồng độ muối khá cao (>30‰) và có độ sâu đạt tới 1000m. Sinh vật nước
mặn thích nghi với nồng độ muối từ 30 - 38‰.
Biển và đại dương không hoàn toàn đồng nhất về cấu trúc, về mối tương
tác lục địa - biển - khí quyển và về sự phân bố của sự sống. Do đó, biển và đại
dương được chia thành những vùng khác nhau (hình 25).

97
Đa dạng sinh học

Nhìn chung, hệ thực vật nước rất nghèo so với khu sinh học ở cạn, chủ
yếu là các loài vi sinh vật và tảo sống trôi nổi trên mặt nước. Ngược lại, hệ động
vật lại rất phong phú và được chia thành 3 loại:
- Sinh vật nền đáy (Benthos): Thực vật nền đáy có tảo nâu, tảo đỏ, tảo
lục, cỏ biển. Động vật có bọt biển, hải quỳ, cầu gai, cua, cá, ốc, sò bơi trên nền
đáy.
- Sinh vật nổi (Plankton): Vi khuẩn sống nổi, thực vật nổi gồm các loài
tảo đơn bào; động vật nổi gồm trùng lỗ, sứa ống, sứa dù, giáp xác nhỏ như chân
kiến,...
- Sinh vật tự bơi (Necton): Gồm bò sát biển, thú, chân đầu, giáp xác cao.
Theo đánh giá của Vinograđôv (1984), sản lượng sơ cấp của biển và đại
dương thuộc các vùng như sau:
- Vùng quá giàu dinh dưỡng (0,7 triệu km2) là 1,5 tỷ tấn C.năm.
- Vùng giàu dinh dưỡng (50 triệu km2) là 21,9 tỷ tấn C.năm
- Vùng dinh dưỡng trung bình (182 triệu km2) là 36,9 tỷ tấn C.năm.
- Vùng nghèo dinh dưỡng (128 triệu km2) là 4,7 tỷ tấn C.năm.
Toàn đại dương (361 triệu km2) là 65 tỷ tấn C.năm.
Ngoài ra, theo chiều ngang hải dương được chia thành 2 vùng lớn:
- Vùng ven bờ (ứng với vùng triều và dưới triều): Ở đây nước không
sâu, có ánh sáng, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng nước và vùng khơi.
- Đặc điểm quần xã ven bờ: Quần xã vùng ven bờ thay đổi phụ thuộc
vào vùng hải dương. Nhìn chung, ở vùng ven biển ôn đới tảo chiếm ưu thế, còn
vùng ven biển nhiệt đới có rừng ngập mặn với rất nhiều loài như họ đước
(Rhizophoraceae) chiếm ưu thế. Ở vùng này, đặc biệt ở các vùng cửa sông ven
biển thì nhiệt độ và độ mặn biến đổi rất lớn nên sinh vật sống ở đây phải là
những sinh vật có khả năng chống chịu cao với điều kiện môi trường luôn thay
đổi như ngập nước, triều mặn, đất bùn lỏng thiếu ôxi,...

98
Đa dạng sinh học

Sinh vật vùng triều là những sinh vật có đời sống cố định như bám chặt
xuống đáy nước hoặc bơi giỏi đề khắc phục sóng nước. Các quần xã ven bờ
thường có tính đa dạng cao hơn hẳn các quần xã ngoài khơi (hình 26).
- Đặc điểm quần xã vùng khơi: Vùng khơi bắt đầu từ sườn dốc lục địa và
chỉ có tầng nước trên mới được chiếu sáng. Hệ thực vật chủ yếu là thực vật nổi
có số lượng ít hơn vùng ven bờ vì độ mặn cao hơn. Chúng di chuyển hàng ngày
theo phương thẳng đứng xuống tầng nước dưới. Động vật nổi sử dụng thực vật
nổi làm thức ăn nên số lượng cũng giảm. Càng xuống sâu, số loài động vật càng
giảm: Tôm, cua chỉ có ở độ sâu 8000m; cá: 6000m; mực: 9000 - 10.000m; chỉ
có một số loài đặc trưng.

6.2.2. Hệ sinh thái nước ngọt


Chỉ khác với sinh vật nước mặn là sinh vật nước ngọt thích hợp với nồng
độ muối thấp (0,05%0) và kém đa dạng. Ở nước ngọt động vật màng nước
(Neiston) như con cất vó (Gerrit), bọ vẽ (Girinidae), cà niễng (Hydrophilynea),
ấu trùng muỗi có số lượng phong phú. Nhiều loài sâu bọ nước ngọt đẻ trứng
trong nước, ấu trùng phát triển thành cá thể trưởng thành ở trên cạn. Ở nước
ngọt thực vật cỡ lớn có hoa nhiều hơn ở nước mặn. Tảo lam và tảo lục phát triển
mạnh ở nước ngọt. Các HST nước ngọt có thể chia thành các HST nước đứng
(đầm lầy, ruộng, ao hồ) và các HST nước chảy (sông, suối).
- HST nước đứng
Các vực nước đứng có kích thước nhỏ bao nhiêu thì càng ít ổn định bầy
nhiêu. Nguồn gốc sự phân bố và những đặc điểm hình thái... quyết định đến điều
kiện môi trường kéo theo chúng là sự phân bố, đặc tính của quần xã sinh vật và
năng suất của thuỷ vực. Trên Thế giới có 2 hồ lớn với độ sâu 400m. Nhiều hồ
lớn như Bai cal (Xibêria, Nga) chứa tới 20% lượng nước ngọt của hành tinh.
Các hệ thống hồ lớn nổi tiếng như Great lakes ở Bắc Mỹ; Tanganyia; Victoria
(Châu Phi). Nhìn chung, nhiệt độ nước thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ không
khí. Tuy nhiên, ở các hồ sâu, khối lượng nước bị phân tầng và hình thành 3 vùng
khác nhau về nhiệt độ:
- Tầng trên (Epilimnion): Ấm, nước được xáo trộn tốt.

99
Đa dạng sinh học

- Tầng giữa (Metanlimnion): Gradien nhiệt độ thay đổi nhanh theo độ


sâu giữa nước tầng mặt và nước ở đáy.
- Tầng đáy (Hypolimnion): Nhiệt độ nước thấp và ổn định.
Những ao hồ nhỏ khi trời nắng nóng, nước có thể bị khô cạn, độ mặn
tăng. Còn khi mưa rào thì có thể bị ngập nước. Trong nhiều trường hợp, sự phân
huỷ lớp xác hữu cơ mục ở tầng đáy tạo ra nhiệt độ cao làm cho nước có màu
sẫm. Ngoài ra, dựa vào sức sản xuất người ta cũng chia hồ thành các dạng giàu
dinh dưỡng (Eutrophic) nghèo dinh dưỡng (Oligotrophic) và mất dinh dưỡng
(Distrophic) do các tác động nhân sinh.
HST đầm khác với ao ở chỗ, ao nông hơn đầm nên dễ bị khô hết nước
vào mùa khô, sinh vật thường có khả năng chịu đựng cao đối với khô hạn nếu
không chúng phải di cư sang thuỷ vực khác hoặc sống tiềm sinh. Tuy nhiên, ánh
sáng Mặt Trời đều có thể xâm nhập tới đáy ao và đầm. Do đó, gần bờ thường
phát triển thực vật thuỷ sinh có rễ ăn sâu xuống đáy và ở khu vực nước sâu là
những thực vật sống trôi nổi như bèo các loại. Những thực vật này đều là nguồn
thức ăn của động vật. Trong các tầng nước, nhiệt độ và độ muối khoáng được
phân bố đồng đều do tác dụng của gió. Hệ động vật bao gồm: Động vật đáy và
những động vật tự bơi.
- Các HST nước chảy (sông, suối)
Đặc điểm quan trọng của sông là chế độ nước chảy, do đó mà chế độ
nhiệt, muối khoáng nói chung đồng đều nhưng thay đổi theo mùa. Đặc biệt khi
sông đổ vào các biển có thuỷ triều thường tạo nên các hệ cửa sông (Estuaries)
rất giàu tiềm năng. Những hệ thống sông lớn là những sông Mississipi ở Bắc
Mỹ; Amazon ở Nam Mỹ; sông Lin và Công Gô ở Châu Phi; sông Vôn Ga ở
Châu Âu; sông Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long ở Châu Á. Các quần xã thuỷ
sinh vật ở sông có thành phần không đồng nhất thay đổi theo các vùng thượng
lưu, trung lưu và hạ lưu sông. Đa dạng sinh họcvà thành phần loài còn mang
tính pha trộn do nhiều loài ngoại lai từ các thuỷ vực khác di nhập vào. Thành
phần loài ngoài rong còn có rêu, tảo, vi khuẩn, tảo silíc, vi khuẩn lam, luân
trùng, giáp xác nhỏ,...
Ở thượng nguồn sông suối do có dòng chảy mạnh, nồng độ ôxi cao nên
động vật và thực vật không nhiều, ngược lại ở hạ lưu, dòng nước chảy chậm

100
Đa dạng sinh học

hơn, hệ thực vật phát triển phong phú với nhiều loài thực vật có hoa; động vật
nổi xuất hiện nhiều giống như quần xã ao hồ; ở đáy bùn cửa sông có trai, giun ít
tơ. Những loài cá bơi giỏi được thay bằng những loài cá có nhu cầu ô xi thấp.
Hệ thống sông suối còn là nơi duy trì nguồn gen của các loài thuỷ sinh vật cho
các vực nước tĩnh thuộc lưu vực của chúng (Vũ Trung Tạng, 1991), đồng thời là
nơi cung cấp nhiều giá trị cho cuộc sống của con người (thuỷ sản, giao thông,
năng lượng, nước tưới cho nông nghiệp, cảnh quan du lịch,...). Tuy nhiên, nhiều
dòng sông đang bị khai thác quá mức, bị đổi dòng và bị ô nhiễm.

101
Đa dạng sinh học

CHƯƠNG II : ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI


1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI
1.1. Đa dạng hệ sinh thái

Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, quần xã sinh vật và mọi quá
trình sinh thái khác nhau cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.
Đa dạng hệ sinh thái bao gồm sự khác nhau giữa các loại hệ sinh thái, sự
đa dạng về môi trường sống và các quá trình sinh thái của mỗi hệ sinh thái. Các
hệ sinh thái không chỉ khác nhau về thành phần các loài sinh vật trong hệ mà
còn khác nhau về cấu trúc vật lý của hệ và hoạt động của các quần thể sinh vật
trong đó.

1.2. Nguyên tắc đánh giá đa dạng hệ sinh thái


Để đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái còn gặp rất nhiều khó
khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và
đa dạng loài, từ đó xây dựng các phương pháp đánh giá khác nhau về tính đa
dạng di truyền và đa dạng loài, thì không có một định nghĩa và phân loại thống
nhất về đa dạng hệ sinh thái ở mức độ toàn cầu, và trên thực tế, khó đánh giá
được đa dạng hệ sinh tháiở các cấp độ khác ngoài cấp độ khu vực và vùng, và
thường cũng chỉ xem xét đối với thảm thực vật. Bởi vì một hệ sinh thái không
chỉ bao gồm các sinh vật mà chúng còn có các thành phần vô sinh như các yếu
tố khí hậu, các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Đa dạng hệ sinh thái thường đươc đánh giá qua tính đa dạng các loài
thành viên - tức là tính đa dạng của quần xã sinh vật. Yếu tố để đánh giá ở đây
là: số lượng loài và kiểu dạng của loài. cụ thể:
- Đánh giá theo số lượng loài: số lượng loài của quần xã càng nhiều thì độ
phong phú hay tính đa dạng càng cao.
- Đánh giá theo kiểu dạng của loài: tức là đánh giá về số lượng loài trong
các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau hoặc trong các
nhóm phân loại khác nhau. Tức là 2 vùng có cùng số lượng loài, một vùng chỉ

102
Đa dạng sinh học

có các loài thực vật còn vùng kia tuy có cùng số loài nhưng có cả động vật ăn cỏ
và động vật ăn thịt thì vùng thứ hai được coi là có tính đa dạng cao hơn.
Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối và hiện nay chưa có
một tiêu chuẩn thống nhất trên thế giới để đánh giá mức độ đa dạng của một hệ
sinh thái.

CHỈ SỐ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI

Công thức

S −1
d= Trong đó :
log N
d- chỉ số đa dạng loài của quần xã
S: số lượng loài trong quần xã
N: số lượng cá thể trong quần xã
Khi đó d càng lớn có nghĩa là hệ sinh tháicó tính đa dạng càng cao.

2.1. Tổng chỉ số đa dạng (Công thức Shannon)


H = ∑ (n1 / N ) log(n1 / N )

Trong đó
H - chỉ số tổng đa dạng
n – giá trị vai trò của mỗi loài (số lượng sinh khối)
N - Tổng giá trị vai trò của các loài
Ưu điểm của công thức: vừa chỉ ra tính đa dạng về số lượng loài, vừa chỉ
ra mức độ vai trò của loài trong quần xã.

103
Đa dạng sinh học

2.2. Chỉ số bình quân


H
E =
log S
2
Trong đó
H - chỉ số đa dạng Shannon
E - chỉ số bình quân (có giá trị từ 0-1)
S - tổng số loài trong quần xã
E = 0 thì quần xã có 1 loài
E = 1 thì quần xã có nhiều loài nhưng tất cả các loài có số lượng bằng
nhau.

2.3. Các chỉ số khác


- Chỉ số đa dạng alpha α: mô tả số lượng loài trong một quần xã hay hệ
sinh thái.
- Chỉ số đa dạng bêta β: mô tả mức độ dao động trong thành phần loài
khi điều kiện môi trường thay đổi.
- Chỉ số đa dạng gamma γ: áp dụng với những vùng địa lý rộng lớn gồm
nhiều sinh cảnh, được định nghĩa là “một tỷ lệ mà các loài mới thêm vào được bắt
gặp là những sự thay thế địa lý trong một dạng nơi ở thuộc các vùng khác nhau”.

3. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ CÁC QUÁ TRÌNH SINH THÁI HỌC


Không có một mối quan hệ đơn giản nào tồn tại giữa tính đa dạng của một
hệ sinh tháivới các quá trình sinh thái học, chẳng hạn như năng suất sinh học,
tính ổn định của hệ sinh thái, cũng như những quá trình khác. Ví dụ, đa dạng
loài không có tương quan rõ ràng với năng suất sinh học. Các rừng mưa nhiệt
đới phong phú về loài có năng suất sinh học rất cao, nhưng các vùng đất ngập
nước ven biển, nơi có đa dạng loài tương đối thấp vẫn có năng suất sinh học
cao . Đa dạng loài cũng không có tương quan gần gũi với tính ổn định của hệ
sinh thái, tức là khả năng chống chịu đối với những xáo động và tốc độ hồi phục
của hệ sinh thái. Ví dụ, các bãi lầy ngập mặn ven biển và vùng lãnh nguyên bắc

104
Đa dạng sinh học

cực chỉ có rất ít loài thống trị, và trong một số trường hợp khác, chẳng hạn các
bãi lầy ngập mặn Spartina, một loài cung cấp hầu như tất cả năng suất sơ cấp
của hệ sinh thái, không có chứng cứ rằng những hệ sinh thái này sẽ đặc biệt bị
đe doạ do sự tuyệt diệt của loài hoặc do những biến động mở rộng quần thể
trước những xáo trộn.
Trong một hệ sinh thái xác định, cũng không có mối quan hệ đơn giản nào
giữa một biến đổi về đa dạng sinh học và biến đổi về các quá trình sinh thái học
mà nó gây ra . Thực ra, những biến đổi này tuỳ thuộc vào các loài và các hệ sinh
tháikhác. Ví dụ, việc biến mất của một loài sinh vật tại một vùng xác định (được
biết như sự tuyệt diệt hoặc tuyệt chủng cục bộ) có thể có một chút hoặc không
có ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp tinh nếu có đối tượng cạnh tranh thay thế
chúng trong quần xã. Chẳng hạn ở miền đông nước Mỹ, cây độc cần miền đông
(Tsuga canadensis) nhanh chóng thay thế cho cây hạt dẻ Mỹ (Castanea dentata)
bị chết như một trong hai loài ưu thế của rừng.
Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, sự biến mất khỏi một hệ sinh
tháicủa một loài xác định có thể làm giảm căn bản năng suất sơ cấp. Nếu nấm
khuẩn căn mất hẳn, tốc độ sinh trưởng của các loài thực vật mà chúng giúp hấp
thụ nước và chất dinh dưỡng sẽ giảm đột ngột. Cũng tương tự, nếu chẳng hạn
một loài động vật ăn cỏ như ngựa vằn (Equus burchelli) và wildebeest
(Connochaetes taurinus) bị đưa đi khỏi thảo nguyên châu Phi, năng suất sơ cấp
tinh của hệ sinh thái sẽ giảm. Trong một số trường hợp, sự biến mất của một loài
có thể lại làm năng suất của hệ sinh tháităng lên, nếu đó là loài ăn thực vật phàm
ăn trên thảm thực vật của hệ sinh thái. Ví dụ, nhím biển, sao biển, và một số loài
vùng triều khác bị diệt trừ, năng suất của tảo trong vùng triều và vùng dưới triều
đôi khi sẽ tăng đáng kể.
Thay đổi đa dạng loài của một hệ sinh tháicó ảnh hưởng tuỳ từng trường
hợp cụ thể đối với các quá trình của hệ sinh tháinhư chu trình nước và chu trình
dinh dưỡng. Ví dụ, khi một hệ sinh tháirừng bị phá huỷ, một khối lượng lớn
nước sẽ bị mất đi trong các trận lũ.
Mặc dù mối quan hệ giữa đa dạng loài và các quá trình sinh thái học
không tuân theo các quy luật thông thường, các nhà sinh thái học vẫn có thể xác
định được một số các mối quan hệ cho phép đánh giá được những thay đổi của

105
Đa dạng sinh học

môi trường sẽ ảnh hưởng thế nào đến đa dạng loài và ngược lại những thay đổi
trong đa dạng loài sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh thái học như thế nào .
Một số tiến bộ gần đây của sinh thái học đã làm rõ các mối quan hệ này, cung
cấp cho các nhà hoạch định chính sách một bước tranh vô giá về cách thức và
nhịp độ thay đổi trong hệ sinh thái và quan trọng hơn nữa là cung cấp cho các
nhà quản lý các thông tin cần thiết cho việc quản lý hiệu quả đa dạng sinh học
- Thứ nhất, cho dù các loài cân bằng như thế nào, tập hợp các loài tạo nên
quần xã và hệ sinh tháivẫn thay đổi liên tục.
- Thứ hai, đa dạng loài tăng khi tính không đồng nhất của môi trường -
hoặc tính không đồng nhất của nơi cư trú - tăng, nhưng dù độ phong phú loài có
thể tăng do việc tăng tính đa dạng nơi cư trú trong một hệ sinh tháithì sự can
thiệp này có thể là con dao 2 lưỡi.
- Thứ ba, tính không đồng nhất của nơi cư trú không chỉ ảnh hưởng đến
thành phần loài của một hệ sinh thái, mà còn có ảnh hưởng tới mối quan hệ qua
lại giữa các loài.
- Thứ tư, sự xáo trộn theo chu kỳ có vai trò quan trong trong việc tăng
tính không đồng nhất của môi trường và duy trì độ phong phú loài cao .
- Thứ năm, cả kích cỡ và mức độ cô lập của các phần của nơi cư trú cũng
có thể ảnh hưởng đến độ phong phú loài, và độ rộng của các vùng chuyển tiếp
giữa các vùng cư trú cũng có tác động tương tự.
- Thứ sáu, các loài khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đối với các đặc
tính của một hệ sinh thái.
Cùng với những kiến thức ngày càng nhiều về các vai trò đặc thù của loài
trong các quần xã và ảnh hưởng quan trọng của sự xáo trộn cũng như tính không
đồng nhất của môi trường đối với độ phong phú loài, ngày càng có thể sử dụng
và quản lý đất mà vẫn duy trì các loài trong vùng đó và cung cấp các dịch vụ
sinh thái có giá trị cho con người .
Việc nhận thức được các mối quan hệ vốn có trong các giai đoạn khác
nhau của tính đa dạng đặc thù của một hệ sinh thái- kiểu phân bố và phong phú
của các quần thể, loài và nơi cư trú - là cần thiết để đạt được sự phát triển bền
vững trên toàn thế giới . Tính đa dạng đặc thù có thể tăng do việc bổ sung các

106
Đa dạng sinh học

loài ngoại lai hoặc tạo ra những xáo trộn vừa phải . Ngược lại, tính đa dạng này
có thể giảm thông qua các thay đổi như sự suy giảm loài hoặc ngăn cản các mô
hình tự nhiên của sự xáo trộn và sự xâm lấn. Tính đa dạng đặc thù của một hệ
sinh tháicó thể bị biến đổi để thay đổi các mục đích sử dụng mà hệ sinh tháicung
cấp. Tuy vậy khi muốn tăng cường một mục đích sử dụng, các mục đích sinh
thái quan trọng khác thường cũng bị thay đổi theo . Việc xây dựng các khu đất
trồng cây lấy gỗ có thể tăng sản lượng gỗ, nhưng giảm đa dạng loài, đồng thời
có thể tăng tần suất lũ và xói mòn đất hoặc giảm dòng nước trong mùa khô, và
rõ ràng không có lợi đối với những loài bị loại bỏ (do đó giảm bớt đa dạng gen
của hệ sinh thái)
Khi thay đổi hệ sinh tháiđể nâng cao năng suất trước mắt sẽ gây ra những
biến đổi phức tạp trong các quá trình sinh thái khác, và sau cùng những biến đổi
này có thể làm giảm năng suất về lâu dài, trọng tâm của các chính sách quản lý
không thể bị giới hạn với chỉ một số lượng nhỏ những ảnh hưởng này.

4. ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI Ở VIỆT NAM


- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích
không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác
nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái.
- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần xã
trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trưng nŕy
làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các
nước khác trên thế giới.
- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố
sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong
cùng một loài sinh vật. Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng với nhiều
khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ
năng lượng được thực hiện song song với các mối quan hệ vật chất rất phong
phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự dưỡng (sinh vật sản xuất),
dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái
ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nước khác trên thế giới không
có được.

107
Đa dạng sinh học

- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao,
thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hňa và hạn
chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp
nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài.
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm.
Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn
ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vì vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động
từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như những tác động của
con người.

4.1. Hệ sinh thái trên cạn


Trong các kiểu hệ sinh tháitrên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần
loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật
hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh tháitự
nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh tháinông nghiệp và khu
đô thị là những kiểu hệ sinh tháinhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.
Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng
mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng
thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong
đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng
chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây
lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp;
kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ
sinh thái, nhất là hệ sinh tháirừng - hệ sinh tháicó đa dạng sinh họccao nhất bị
suy thoái trầm trọng trong thời gian qua.
Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). Rừng
ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị
chuyển đổi thành các ao - đầm nuôi trồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch.

108
Đa dạng sinh học

Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng
nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu
vực.
Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi
khí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đa
dạng sinh họcnhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh
tháirừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2.
Một trong những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đạt được là thành lập
được 126 Khu bảo tồn bao gồm nhiều các sinh cảnh quan trọng có ý nghĩa quốc
tế. Nhưng nếu theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Ngân hàng thế giới (WB)
nước biển dâng cao 1m sẽ có 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng (27%), 46 Khu
bảo tồn (33%), 9 khu vực có đa dạng sinh học quan trọng (23%), 23 khu có đa
dạng quan trọng khác (21%) bị tác động nghiêm trọng.

4.2. Hệ sinh thái đất ngập nước


Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy,
than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm
thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả
những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp".
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái,
thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có
tính đa dạng sinh học cao:

4.2.1. Rừng ngập mặn ven biển:


Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm
gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá,
tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các
bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và
bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di
cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).

109
Đa dạng sinh học

4.2.2. Đầm lầy than bùn:


Đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và
U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu
biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

4.2.3. Đầm phá:


Đầm phá thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính
pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất
phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã
sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa một cách rõ rệt.
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng
sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha.
Đây là nơi tập trung các hệ sinh tháivới thành phần các loài thực vật, động vật
vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684
ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn
sông Mê Kông. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những
vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng
sông Cửu Long, đó là hệ sinh tháingập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở
vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh.
Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào
từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.

4.3. Hệ sinh thái biển


Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng
trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng
biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20
kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau.

110
Đa dạng sinh học

Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát, người ta đã phát hiện hơn 20 kiểu hệ
sinh thái biển tại Việt Nam. Một số hệ sinh thái Biển điển hình ở Việt Nam như:
hệ sinh thái Rạn San Hô: Việt Nam hiện nay có khoảng 200 điểm rạn san hô, với
trên 400 loài san hô khác nhau, gồm 80 giống, 17 họ; hệ sinh thái Cỏ Biển: toàn
thế giới đến nay đã biết 58 loài, Việt Nam đă xác định được 14 loài; hệ sinh thái
Bãi đá; hệ sinh thái Bãi triều lầy; hệ sinh thái Cửa Sông ven Biển; hệ sinh thái
Rừng ngập mặn; hệ sinh thái Vùng triều bãi cát; hệ sinh thái Đầm phá; hệ sinh
thái Đầm nuôi…..

4.3.1.Rạn san hô
Rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hô rất
phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn.
Trong vùng biển Việt Nam có khoảng trên 1 ngàn km2 rạn san hô với
khoảng trên 300 loài san hô đá, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam nhưng hiện
nay chỉ còn khoảng 20% loài thuộc mức tốt và rất tốt. Sống quanh quẩn trong
các vùng rạn san hô có trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá. Đây là vùng có tiềm
năng bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, nguồn lợi sinh vật biển và
nguồn giống hải sản tự nhiên.

4.3.2. Cỏ biển
Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài
thú biển Dugon. Các thảm cỏ biển ở độ sâu từ 0 đến 20 m, tập trung nhiều ở ven
biển đảo Phú Quốc, Trường Sa, Côn Đảo và một số cửa sông miền Trung. Đây
cũng là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nguồn cung cấp thức ăn cho
các loài hải sản, đặc biệt là rùa biển, thú biển và cá biển. Số loài cư trú trong
vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần.

111
Đa dạng sinh học

CHƯƠNG III. SUY GIẢM ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ BẢO TỒN

Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên đều bị tác động trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Các hệ sinh thái tự nhiên với tính đa dạng sinh học bị thu hẹp
diện tích hoặc chuyển sang các dạng hệ sinh thái thứ sinh khác. Nguyên nhân
của sự suy giảm đa dạng sinh học là một phức hệ đặc trưng cho từng địa phương
hay từng khu vực và bao gồm hai nhóm nguyên nhân: Một là, do thiên nhiên
như bão, lụt, sự thay đổi khí hậu, hạn hán,v.v...Hai là, do hoạt động của con
người đã trực tiếp tác động vào môi trường tự nhiên.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây lũ lụt diễn ra liên tục ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long... Đặc
biệt ở các tỉnh miền núi trong những năm gần đây mực nước ngầm vào mùa khô
thấp hơn so với mức trung bình khá nhiều. Nguyên nhân do sự khai thác, chặt
phá rừng quá mức dẫn đến chu kỳ xuất hiện lũ ngắn dần và cường độ lũ lớn hơn.
Rừng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các chất độc hoá
học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh trước đây. Vùng bị rải chất độc
nhiều nhất là khu vực Trung Bộ và Đông Nam Bộ với tỷ lệ diện tích bị rải lên
tới 42,2%. Các chất độc này đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về
môi trường đối với thiên nhiên và con người Việt Nam. Cho đến nay, thảm thực
vật rừng tại các vùng này vẫn chưa thể khôi phục để có thể bảo vệ đất dẫn đến
quá trình thoái hoá đất, tăng diện tích đất bạc màu. Bên cạnh đó, các chất độc
hoá học này còn thẩm thấu xuống các mạnh nước ngầm làm cho các thảm thực
vật trên mặt đất phát triển chậm...
Hầu như bất kỳ dạng hoạt động nào của con người cũng gây biến đổi môi
trường tự nhiên. Sự biến đổi này sẽ tác động đến sự phong phú tương đối của
loài và trong nhiều trường hợp đặc biệt sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt. Những nguyên
nhân chính đe dọa tới hệ sinh thái do một loạt các ảnh hưởng và tác động của
con người có thể chia thành 2 loại chính: trực tiếp (mất và phá huỷ nơi cư trú, sự
thay đổi trong thành phần hệ sinh thái, sự nhập nội các loài ngoại lai, khai thác
quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, các hoạt động công, nông, lâm nghiệp nhằm
phát triển kinh tế - xã hội); và gián tiếp (tăng dân số, sự di dân, sự nghèo đói,

112
Đa dạng sinh học

các chính sách phát triển kinh tế chưa hài hòa với chiến lược bảo tồn đa dạng
sinh học).

1. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP


1.1. Mất và phá huỷ nơi cư trú
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần thể và hệ sinh
thái. Cuộc sống của các loài sinh vật luôn gắn liền với nơi cư trú. Nơi cư trú bị
phá hủy sẽ dẫn đến Đa dạng sinh học bị suy thoái. Tại Châu Á nhiệt đới, 65%
nơi cư trú đã bị mất là các cánh rừng tự nhiên. Tốc độ phá rừng đặc biệt lớn tại
các nước như: Philipin, Bangladet, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ, vùng tiểu
Sahara, các nước Châu Phi…đã làm mất nơi cư trú của các loài động thực vật
hoang dã.
Rừng mưa nhiệt đới chiếm khoảng 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng
ước tính ở đó sinh sống trên 50% tổng số loài sinh vật của trái đất. Theo số liệu
phân tích vào năm 1982 diện tích rừng mưa nhiệt đới vào khoảng 9,5 triệu km 2.
Đến năm 1985 còn lại 8,5 triệu km2. Hiện nay cứ mỗi năm chúng ta lại mất đi
khoảng 180.000km2, trong đó 80.000km2 bị mất hoàn toàn và 100.000km2 bị suy
thoái trầm trọng.

Với tố độ như hiện nay theo dự báo của các nhà khoa học thì tới năm
2040 chỉ còn lại một phần rất nhỏ của rừng mưa nhiệt đới nguyên vẹn. Rừng tự
nhiên của Việt Nam phần lớn là rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, là
nơi ở lý tưởng của nhiều loài động vật cũng đã bị suy thoái trầm trọng.

Theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng, nước ta chỉ còn 4% rừng
nguyên sinh tập trung ở vùng Bắc Trường Sơn và Tây Nguyên. Có thể nói, đây là
nơi cư trú cuối cùng của các loài sinh vật đặc hữu và quý hiếm ở Việt Nam.
Phá rừng không chỉ gây tổn thất đến sản xuất mà còn dẫn đến mất cân
bằng sinh thái và mất tính đa dạng sinh học. Điều lo lắng nhất là các khu rừng
nhiệt đới đang mất dần với tốc độ đe dọa khoảng 2% mỗi năm. Việc khai thác
gỗ, khai hoang để phát triển trồng trọt và chăn nuôi không phải là cách sử dụng
có lợi nhất về kinh tế ở các khu rừng nhiệt đới. Nguyên nhân của sự phá rừng
nhiệt đới không chỉ do sự tăng trưởng dân số nhanh và sự nghèo khổ mà quan

113
Đa dạng sinh học

trọng là còn do thị trường và chính quyền địa phương có khuynh hướng chỉ đơn
thuần thừa nhận giá trị kinh tế của rừng mà chưa biết đến giá trị quan trọng bảo
vệ cân bằng sinh thái của rừng.

Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng Việt Nam và hậu quả

TT Loại rừng chủ yếu Diễn biến diện tích Hậu quả
1980 1990 1998
1 Rừng lá rộng thường 617,2 834,2 221,4 Diện tích giảm nhanh,
xanh, mưa ẩm nhiệt đới cấu trúc hệ sinh tháibị
trữ lượng giàu phá vỡ, nơi ở của các
loài động vật bị xáo
trộn
2 Rừng lá rộng thường 1.715 1.382,4 1.647,2
xanh mưa ẩm nhiệt đới
trữ lượng nghèo
3 Rừng lá kim 81,3 66,5 36,8
4 Rừng rụng lá 1.202 935 632,8
5 Rừng ngập mặn ven biển 34,2 9,8 2,3
[Nguồn: Chương trình kiểm kê đánh giá rừng theo định kỳ Viện Điều tra quy
hoạch rừng, 1998].

1.2. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái


Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy
giảm đa dạng sinh học. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam
California dẫn đến viêck giảm sút các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần
thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng
lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng
gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi .

114
Đa dạng sinh học

1.3. Sự nhập nội các loài ngoại lai


Sự nhập nội của các loài ngoại lai, đặc biệt là các loài ngoại lai xâm lấn có
thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh tháivà ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoặc
thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể ảnh hưởng bất lợi cho các
loài bản địa do quá trình sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc
chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng.
Do động vật có khả năng phát tán (bị động, chủ động) và sự hình thành và
biến mất của các chướng ngại đã dẫn tới sự thay đổi vùng phân bố của loài. Khi
những cá thể phát tán đến lãnh thổ mới phải có khả năng sống được ở đấy thì
ranh giới vùng phân bố mới được thay đổi.
Ví dụ loài người đã mang 44 loài thú từ Châu Âu sang Tân Tây Lan và 4
loài khác mang đến ngẫu nhiên thì chỉ có 22 loài sinh tồn được.
Khi một loài động vật nào đến vùng phân bố mới, nếu khả năng sinh thái
cao, cao hơn các loài địa phương thì loài động vật mới đến sẽ sinh sản nhanh và
có khả năng xâm chiếm lấy lãnh thổ mới này. Do đó dồn các loài địa phương lại,
làm cho quan hệ giữa các sinh vật trong vùng phân bố mới thay đổi, làm thay
đổi thành phần loài, hình thành động vật giới mới. Vì vậy trong động vật giới
của bất cứ khu vực nào cũng có thể chia ra hai loại động vật:
- Động vật bản địa (autochtones) là những động vật sinh ra và sống ở địa
phương đó.
- Động vật ngoại lai (imigrate) là những động vật từ những nơi khác
chuyển đến và sinh sống ở đó.
Vì vậy khi nghiên cứu địa động vật của vùng nào cũng cần phải tìm ra
những loài điển hình cho động vật giới nơi đó và những loài trộn lẫn nhau của
các vùng động vật giới lân cận và để xác định sự du nhập của các loài ngoại lai.
Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính phân bố của động vật bằng
việc di chuyển và phát tán các loài trên phạm vi toàn cầu. Những loài thích nghi
với điều kiện mới có khả năng phát triển mạnh và lấn át những loài bản địa được
gọi là những loài xâm lấn.
Hiện nay những loài sinh vật lạ xâm lấn là mối đe doạ nghiêm trọng đối
với các loài sinh vật bản địa: cạnh tranh lấn chiếm nơi cư trú, thức ăn và lây lan

115
Đa dạng sinh học

bệnh dịch, phá hoại mùa màng và gây ô nhiễm sinh học. Ở Việt nam hiện nay có
một số loài xâm lấn gây tác hại trầm trọng cho môi trường cũng như cho con
người như: ốc bươu vàng, ốc sên, cây trinh nữ đầm lầy (cây Mai Dương), bèo
Nhật Bản v.v.. Các loài đó được du nhập theo ba nguyên nhân chính sau đây:
- Chế độ thuộc địa của các nước châu Âu. Khi những người châu Âu đến
một vùng thuộc địa mới họ thường mang theo những loài động vật từ các nơi
khác nhau tới nhằm để làm thức ăn, làm cảnh và tạo ra thú vui săn bắn.
-Nghề trồng cây cảnh và làm nông nghiệp: Những cây trồng được mang
tới nơi ở mới cũng nhằm mục đích để làm thức ăn, cây cảnh hay chăn nuôi gia
súc. Sau khi thoát vào tự nhiên với điều kiện thuận lợi chúng phát triển nhanh và
lấn át những loài cây bản địa.
- Vận chuyển không chủ đích: Đây là nguyên nhân thường xảy ra nhất
nhưng khó kiểm soát nhât. Những hạt cỏ cây lẫn với những hạt ngũ cốc rất dễ
phát tán trên các cánh đồng. Các loài chuột, côn trùng, ký sinh theo các phương
tiện vận chuyển đi các nơi. Các loài tảo hay các loài động vật không xương sống
khác trong các vùng biển hay nước ngọt bám theo các con tàu, thuyền rồi phát
tán đi các nơi và bắt đầu cuộc sống du nhập mới.

1.4. Khai thác quá mức


Săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức một loài
hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó, suy
giảm sự đa dạng của hệ sinh thái.
Săn bắn quá mức là một trong những nguyên nhân trực tiếp rõ ràng nhất
gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, và ảnh hưởng đến một số loài
thú lớn, nổi tiếng. Tuy nhiên, trong toàn bộ sự suy giảm đa dạng sinh học, chắc
chắn nguyên nhân này không quan trọng bằng các nguyên nhân gián tiếp như
phá huỷ và biến đổi nơi cư trú. Săn bắn chỉ ảnh hưởng chọn lọc đối với các loài
đã hoặc đang là những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế, có thể thu hoạch
được, điều này rất quan trọng đối với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Do săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép: Để chứng minh tốc độ
săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, chúng ta có thể nhận thấy rằng giai đoạn

116
Đa dạng sinh học

trước năm 1990 việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã chỉ mới sử dụng trong
phạm vi miền núi, chưa thực sự trở thành kinh tế hàng hóa mang tính quốc gia
và quốc tế. Khoảng từ 1990 đến nay, xu hướng tiêu dùng xã hội đã khiến việc sử
dụng động vật hoang dã trở thành phổ biến trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, hầu
hết các loài động vật hoang dã bị khai thác săn bắt với tốc độ cao làm đẩy nhanh
sự suy giảm các loài. Hiện có khoảng hơn 200 loài động vật hoang dã, trong đó
có 20 loài đặc biệt quý hiếm đã được kinh doanh sử dụng trên thị trường Việt
Nam.Phần lớn các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Các loài bị khai thác
bất hợp pháp chủ yếu là: Rắn, Kỳ Đà, Tê Tê, Rùa các loại, thú rừng, Mèo, Lợn
rừng, Hươu nai, Khỉ các loại, Cầy các loại, Gấu, Sơn Dương, Chim. Nhiều nhất
vẫn là các loài: rùa, rắn.Tỷ lệ các loài được khai thác ở Việt Nam là:thú rừng
chiếm 20%, rắn 45%, rùa các loại 30%, chim 3%, còn lại là các loài khác.

1.5. Ô nhiễm
Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa
dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí từ các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội tác động trực tiếp đến các sinh vật trong hệ sinh thái, biến
đổi chất lượng sống của chúng theo hướng tiêu cực.

1.6. Suy giảm chất lượng nguồn nước


Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa phong
phú và mạng lưới sông ngòi dày đặc với một hệ thống 2.345 con sông có chiều
dài 10km trở lên, nên tài nguyên nước ngọt khá dồi dào. Biển và thềm lục địa
Việt Nam rộng lớn, với 3.260 km bờ biển với phong cảnh kỳ thú, tài nguyên
sinh vật biển rất phong phú ở cả tầng nổi và tầng đáy. Có hàng trăm loài cá chất
lượng cao, nhiều bãi cá trữ lượng lớn, có thể khai thác trên 1 triệu tấn cá và 40-
50 nghìn tấn tôm một năm. Nhưng vùng biển Việt Nam đã bắt đầu bị ô nhiễm do
nước thải công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động sống của con người từ các
lưu vực sông và vùng ven biển. Đáng lo ngại là phần lớn chất thải có chứa các
hoá chất độc, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, hoá chất dùng trong nông
nghiệp... chưa được xử lý, thải trực tiếp ra nguồn nước gây ô nhiễm và làm suy
thoái hệ sinh tháibiển.

117
Đa dạng sinh học

Bên cạnh đó,các hoạt động nông nghiệp mà quan trọng nhất là mở rộng
đất canh tác vào đất rừng, đất ngập nước, gây ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp,
thay thế các giống cây con địa phương bằng các giống mới cao sản, khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên như khai thác gỗ, các sản phẩm ngoài gỗ, săn
bắn, sự tàn phá trực tiếp của chiến tranh, ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở hạ
tầng, đường giao thông,v.v..

1.7. Biến đổi khí hậu


Biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn và không có vùng nào trên thế
giới lại không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Theo ủy ban liên chính phủ
của Liên hợp quốcvề biến đổi khí hậu, một trong những khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất chính la những vùng đồng bằng đông dân cư và ven biển ở Châu
Á. Những tác động của biến đổi khí hậu lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
năng suất lao động dường như sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, và gia tăng
đói nghèo. Theo một tài liệu mới đây của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đc xác
định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí
hậu với khoảng 1/6 diện tích đất đai và 1/3 dân số bị ảnh hưởng.
Biến đổi khí hậu đồng thời cũng là một trong những mối đe dọa chính đối
với đa dạng sinh họccủa hành tinh, vì khoảng 20-30% số loài đang phai đói mặt
với nguy cơ tuyệt chủng cao. Chỉ tình riêng ở Việt Nam, khoảng 700 loài đang
bị đe dọa và con số này tiếp tục tăng khi mà các rạn san hô biển đang thu hẹp,
những vùng đầm và các cánh rừng ngập mặn bị giảm dần và diện tích rừng nhiệt
đới ẩm đang bị xuống cấp. Biến đổi khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh
họccũng đồng thời có ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của hàng trăm triệu người
dân trên toàn thế giới và cản trở tới việc hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của
Liên hợp quốc.( xóa đói giảm nghèo tận gốc vào năm 2015).

2. NGUYÊN NHÂN GIÁN TIẾP


Nhưng đằng sau các nguyên nhân này là những nguyên nhân sâu xa về
kinh tế - xã hội và chính sách như sự đói nghèo, tăng dân số.... Hơn thế nữa, các
nguyên nhân này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với nhau

118
Đa dạng sinh học

qua các hệ thống thang bậc phức tạp nhất định (địa lý, thời gian, chế độ chính
trị,...) .
2.1. Sự tăng dân số
Dân số, môi trường và tài nguyên là một thể liên kết khăng khít. Số dân
tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người lấy từ môi trường cũng
tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng
tăng lên. Nếu không có sự sử dụng một cách tiết kiệm và khôn khéo, không có
sự bảo tồn và tái tạo, sẽ dẫn đến hệ quả không thể tránh được là môi trường tự
nhiên bị suy thoái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
* Nạn di dân tự do là mối đe dọa đối với sự tồn tại của các khu rừng và
Khu bảo tồn thiên nhiên, đòi hỏi đất sản xuất, xâm lấn đất rừng, trồng lúa, cà
phê, cao su...
* Sự nghèo đói : 90% cộng đồng địa phương sống dựa vào nông nghiệp,
phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
2.2. Chính sách phát triển kinh tế
Tại nhiều nước đang phát triển, các chính sách phát triển kinh tế được ưu
tiên, đôi khi chúng mâu thuẫn sâu sắc, chưa kết hợp hài hòa với chiến lược bảo
tồn đa dạng sinh học. Đây là mâu thuẫn thường thấy giữa hai yêu cầu phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường. Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi một chiến lược
kết hợp khéo léo giữa phát triển kinh tế, xóa đói nghèo với bảo vệ môi trường.
Đây luôn là một thách thức với các chính phủ.

3. BẢO TỒN HỆ SINH THÁI


Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vật lý bao quanh
quần xã sinh vật đó, do đó để bảo tồn các hệ sinh thái hay bảo tồn tính đa dạng
sinh học của hệ sinh thái ta phải quan tâm tới cả hai thành phần đó của hệ sinh
thái.
Theo đánh giá của nhiều nhà sinh thái học, bảo tồn hệ sinh thái là cách
bảo tồn có hiệu quả nhất nhằm duy trì tính đa dạng sinh học. Có ba cách bảo tồn
hệ sinh thái, đó là :
- Thành lập các Khu bảo tồn.

119
Đa dạng sinh học

- Thực hiện các biện pháp ngoài Khu bảo tồn.


- Phục hồi các quần xã sinh vật tại nơi cư trú bị suy thoái.
3.1. Xây dựng các Khu bảo tồn
Có nhiều cách để thành lập khác Khu bảo tồn, song có 2 phương thức
được sử dụng phổ biến nhất đó là : 1- thông quan Nhà nước (thường ở cấp trung
ương, hoặc ở cấp khu vực hay địa phương), 2- thông qua các tổ chức bảo tồn
hay cá nhân. Ngoài ra, các Khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng
truyền thống bởi họ muốn giữ gìn lối sống của họ.
Phân hạng hiện thời của IUCN về các Khu bảo tồn và mục tiêu quản lý
như sau
- I . Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict protection)
+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve)
+ Khu hoang dã
- II. Bảo tồn các hệ sinh tháivà giải trí
- III. Bảo tồn các đặc điểm tự nhiên
- IV. Bảo tồn qua quản lý chủ động
- V. Bảo tồn cảnh quan trên đất liền, biển và giải trí.
- VI. Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.

3.1.1. Các Khu bảo tồn hiện có


Khu bảo tồn đầu tiên được chính thức hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm
1872 khi tổng thống Mỹ khi đó là Ulysses Grant chỉ định 80.000ha ở vùng đông
bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia Yellowstone.
Kể từ đó tới nay, rất nhiều các Khu bảo tồn thiên nhiên, cả về động vật
hoang dã và toàn bộ cảnh quan được thành lập trên khắp các nước trên thế giới.
Theo danh sách của Liên hợp quốcvề các Khu bảo tồn (UNEP, WCMC –
2003), hiện nay trên toàn thế giới có 102.102 khu bảo vệ, với diện tích trên 18,8
triệu km2, chiếm 12,65% diện tích bề mặt trái đất. Trong số 191 quốc gia có Khu

120
Đa dạng sinh học

bảo tồn, thì có 36 quốc gia có Khu bảo tồn chiếm 10-20% diện tích đất đai và 24
nước có trên 20% diện tích là cho các Khu bảo tồn.

3.1.2. Hiện trạng các Khu bảo tồn và các mối đe doạ tới các Khu bảo
tồn
Hiệu quả mang lại từ các Khu bảo tồn là không thể phủ nhận, tuy nhiên
các Khu bảo tồn trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế sau:
- Hầu hết các Khu bảo tồn có kích thước nhỏ, khó để duy trì sự sống cho
các loài động vật có xương sống có kích thước lớn. Giải pháp đưa ra là thành lập
hành lang giữa các Khu bảo tồn nhưng thực tế là có rất ít các Khu bảo tồn có
hành lang liên kết với các Khu bảo tồn khác.
- Các Khu bảo tồn chưa có tính đại diện cao cho các thảm thực vật đặc
trưng hay các loài đặc trưng.
- Thực tế nhiều Khu bảo tồn có hoạt động rất ít hoặc hầu như không hoạt
động.
- Mạng lưới các Khu bảo tồn trên thế giới còn mỏng (theo tiêu chuẩn của
IUCN, mỗi quốc gia phải có 10% diện tích tự nhiên được bảo tồn, nhưng số
quốc gia có Khu bảo tồn còn ít). Thêm vào đó, diện tích dành cho các Khu bảo
tồn biển còn rất thấp (0,5% diện tích đại dương).
- Mạng lưới Khu bảo tồn còn mang tính chất “tĩnh”, không đáp ứng được
với những sự thay đổi về vùng phân bố của các loài do sự thay đổi khí hậu toàn
cầu.
Do sự quản lý các Khu bảo tồn còn chưa hiệu quả, nên thực tế cho thấy
các Khu bảo tồn trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Theo những nghiên cứu khảo sát của IUCN, thì những mối đe doạ với các Khu
bảo tồn ở Nam Mỹ là lớn nhất, ở Châu Âu là ít nhất. Vấn đề về các loài thực vật
ngoại lai xâm lấn nghiêm trọng nhất ở Châu Úc ( gồm Autralia, New Zealand )
và các đảo ở Thái Bình Dương. Trong khi việc khai thác bất hợp lý các loài
hoang dại, cháy rừng và canh tác nông nghiệp là những mối đe doạ nghiêm
trọng nhất đối với các nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Những vấn đề lớn

121
Đa dạng sinh học

nhất đối với các Khu bảo tồn ở các quốc gia phát triển chủ yếu liên quan tới các
hoạt động khai thác tài nguyên, các dự án thủy lợi.

3.1.3. Các ưu tiên cho việc thành lập khu bảo vệ


Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cần thiết phải thiết lập các ưu tiên cho
việc bảo vệ. Có thể dung 3 tiêu chí sau để lập ra các ưu tiên cho bảo tồn loài:
- Tính đặc biệt: Một quần xã được ưu tiên bảo vệ cao hơn nếu ở đó là nơi
sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quý hiếm so với các quần xã chỉ gồm
các loài phổ biến. Một loài thường có giá trị bảo tồn nhiều hơn nếu loài đó có
tính độc nhất về phân loại học, tức là loài duy nhất của giống hay họ, so với loài
là thành viên của một giống (họ) có nhiều loài.
- Tính nguy cấp: một loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được quan tâm nhiều
hơn so với loài không bị đe doạ tuyệt chủng. Những quần xã sinh vật đang có
nguy cơ bị tiêu diệt cũng cần được ưu tiên bảo vệ.
- Tính hữu dụng: loài có giá trị kinh tế hoặc tiềm năng đối với con người
sẽ được ưu tiên bảo vệ nhiều hơn.
Từ những ưu tiên trên, có thể có những cách tiếp cận khác nhau để xây
dựng khu bảo vệ.
- Cách tiếp cận về loài: Có thể thành lập các Khu bảo tồn để bảo vệ những
loài độc nhất vô nhị, loài đặc hữu của một nước. Nhiều khu Vườn Quốc gia
được thành lập với mục đích là bảo vệ môi trường sống của một loài duy nhất,
loài này thường là những loài có thứ bậc cao theo xếp hạng ưu tiên trên.
Uỷ ban về sự sinh tồn của các loài thuộc IUCN tập hợp trên 2000 nhà
khoa học thuộc 80 nhóm chuyên gia khác nhau, đã đánh giá và khuyến nghị bảo
tồn cho các loài thú, chim, động vật không xương, các loài bò sát, cá và thực vật
dựa trên các tiêu chí trên.
- Cách tiếp cận về quần xã hay hệ sinh thái: Một số nhà sinh thái học cho
rằng nên tập trung cho bảo tồn quần xã hay hệ sinh tháihơn là tập trung bảo vệ
loài. Họ cho rằng, bảo tồn các quần xã hay hệ sinh tháicó thể bảo tồn được nhiều
loài hơn.

122
Đa dạng sinh học

Việc thành lập các Khu bảo tồn mới cần đảm bảo được là có càng nhiều
đại diện của các loại quần xã sinh vật càng tốt. Định ra được những khu vực nào
trên thế giới đã được bảo tồn một cách thoả đáng và những khu vực nào cần
khẩn trương bảo tồn là một công việc cấp bách hiện nay.

3.2. Bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn


Khoảng 90% diện tích bề mặt trái đất không thuộc các Khu bảo tồn, trong
phần diện tích này, vẫn có một phần tương đối lớn diện tích mà con người chưa
sử dụng tới hoặc có tác động rất ít và còn là nơi sinh sống nguyên thuỷ của
nhiều loài.
Việc xây dựng và thiết lập các Khu bảo tồn dẫn đến tâm lý là chỉ bảo tồn
những loài trong Khu bảo tồn còn những loài bên ngoài thì không được xem xét
tới và vẫn bị khai thác tự do. Do đó vẫn có nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy, việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn có ý
nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thì việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn
gặp rất nhiều khó khăn.
Một cách hiểu khác về việc bảo tồn bên ngoài Khu bảo tồn đó là bảo vệ
các khu vực xung quanh Khu bảo tồn, hay là bảo vệ vùng đệm. Việc bảo vệ
vùng đệm có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ các loài sinh vật và các hệ sinh
tháicủa Khu bảo tồn, bởi khi tính đa dạng sinh họcở vùng đệm bị suy giảm thì
tính đa dạng của Khu bảo tồn cũng giảm theo.

3.3. Phục hồi nơi cư trú của sinh vật


Một trong những nhiệm vụ của bảo tồn là phải khôi phục lại môi trường
sống đã bị huỷ hoại hay bị suy thoái của các quần xã sinh vật. Quá trình này
được gọi là sinh thái học phục hồi, tức là một quá trình biến đổi có chủ định tại
một địa điểm để xây dựng một hệ sinh tháicó tính lịch sử (tồn tại trong thời gian
lâu dài) và tính bản địa (phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu vực). Mục
đích của quá trình là xây dựng nên một hệ sinh thái nhân tạo “bắt chước” cấu
trúc, chức năng và các đặc trưng của một hệ sinh tháitự nhiên.

123
Đa dạng sinh học

Các hệ sinh thái có thể bị huỷ hoại bởi các hiện tượng tự nhiên hoặc do
hoạt động của con người. Với những hệ sinh tháibị phá huỷ hay bị suy thoái do
các yếu tố tự nhiên thì có thể có khả năng phục hồi cao, có thể thiết lập được
một quần xã ổn định sau một quá trình diễn thế. Với những hệ sinh tháibị tác
động bởi con người một cách quá mức thì khả năng phục hồi là rất nhỏ bởi các
tác động của con người đã làm mất đi hoàn toàn nguồn sinh vật để tái lập lại một
hệ sinh thái.
Có 4 cách tiếp cận để đi tới phục hồi các quần xã sinh vật và hệ sinh thái:
- Không hành động vì sự phục hồi quá tốn kém, hoặc những nỗ lực phục
hồi trước đây đã thất bại, hay kinh nghiệm cho thấy hệ sinh tháicó thể tự phục
hồi.
- Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng
biện pháp tái nhập loài một cách tích cực, ví dụ như gieo trồng các loại cây
nguyên thủy.
- Cải tạo và phục hồi một số chức năng và một số loài cây nguyên thủy
của hệ sinh thái.
- Thay thế hệ sinh tháiđã bị phá huỷ bằng một hệ sinh tháikhác cho năng
suất cao hơn.
Công tác phục hồi sẽ đóng một vai trò ngày một quan trọng trong việc bảo
tồn các quần xã sinh vật trong quá trình phát triển hiện nay của loài người, bởi
do quá trình khai thác và tác động của con người đã làm huỷ hoại rất nhiều các
hệ sinh tháivà các quần xã sinh vật. Thêm vào đó, những hệ sinh thái bị suy
thoái mà con người vẫn đang khai thác ngày cho năng suất ngày một ít đi và mất
dần giá trị kinh tế. Con người và các chính phủ cũng mong muốn phục hồi lại
các hệ sinh tháiban đầu cho năng suất cao hơn. Do đó, tầm quan trọng của công
tác phục hồi trong quá trình bảo tồn các hệ sinh thái ngày càng được thể hiện rõ.

124
Đa dạng sinh học

PHẦN IV. KHU BẢO TỒN


CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN
1. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN

Theo Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học: Khu bảo tồn là một vùng địa lý
được chọn và được quản lý nhằm mục đích đạt được một số mục tiêu về bảo tồn”.

Tại Đại hội lần thứ tư về Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn, tổ chức tại
Caracas, Vênêduêla năm 1992 (IUCN 1994): Khu bảo tồn là vùng đất và/hay
biển được sử dụng đặc biệt cho bảo vệ, lưu giữ đa dạng sinh học, các tài nguyên
thiên nhiên và văn hoá, và được quản lý bằng pháp luật và các biện pháp hữu
hiệu khác.

- Theo chiến lược toàn cầu về Đa dạng sinh học (WRI/IUCN/UNEP


1992): Khu bảo tồn là một vùng đất hay nước được thành lập một cách hợp pháp
thuộc nhà nước hay tư nhân, được điều chỉnh và quản lý nhằm bảo tồn các mục
tiêu nhất định.

2. VAI TRÒ CÁC KHU BẢO TỒN

- Là nơi duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ
rộng lớn và đó là hệ sinh thái đang hoạt động.

- Là nơi duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường
nhờ các quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm

125
Đa dạng sinh học

- Nơi duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công
tác tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích
khác.

- Đóng vai trò duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều
hoà khí hậu, mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình
thường, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán.

- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ
được các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc.

- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục và đào tạo. Nhiều sách giáo
khoa được biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến, phim ảnh được xây dựng về
chủ đề Khu bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí.

- Tăng thu nhập do thu tiền khách du lịch trong và ngoài nước, tạo công
ăn việc làm cho người dân trong vùng.

3. BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI


3.1. Thực trạng
Theo tư liệu của Liên hợp quốcxây dựng vào năm 1993 và đã được Hội
đồng các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thuộc IUCN công nhận vào năm 1994,
thì hệ thống Khu bảo tồn đã có mặt ở tất cả các vùng địa lý trên thế giới. Tư liệu
này cho biết diện tích Khu bảo tồn, tỷ lệ phần trăm so với diện tích tự nhiên của
từng vùng. Tuy nhiên diện tích Khu bảo tồn ở mỗi vùng cũng khác nhau: Bắc
Mỹ và Châu Úc chiếm hơn 12% diện tích tự nhiên, Trung Mỹ 9%, Nam Mỹ,
Nam và Đông Nam Á hơn 6%, Bắc Âu-Á 3,1%, Châu Âu ít nhất chỉ có 0,9%.
Trung bình của cả thế giới là 6% trong đó có khoảng 6900 Khu bảo tồn hợp
pháp ở 103 nước, tính cả các khu thiên thiên khác thì thế giới sẽ có số lượng
Khu bảo tồn là 30000 chiếm 10% diện tích bề mặt hành tinh.

Danh sách các Khu bảo tồn của Liên hợp quốcchỉ là đại diện một phần
37000 Khu bảo tồn mà Cơ quan theo dõi bảo tồn thế giới WCMC (World
Conservation Monitoring Centre) ghi nhận. Vào năm 1994, chỉ có 9832 Khu bảo
tồn được công nhận có đủ các tiêu chí nói trên để đưa vào danh sách của Liên

126
Đa dạng sinh học

hợp quốcvà đến năm 1997 danh sách Khu bảo tồn của Liên hợp quốcđã tăng lên
đến 12754 khu.

Khu bảo tồn nằm trong danh sách của Liên hợp quốclà do WCMC thu
thập qua các cơ quan quản lý, phối hợp với IUCN. Ba loại Khu bảo tồn: khu dự
trữ rừng, các khu dự trữ thiên nhiên tư nhân và các loại Khu bảo tồn khác không
được đưa vào danh sách của Liên hợp quốc, một phần do không đạt các tiêu chí
đề ra hoặc chưa có đủ tư liệu để xem xét. Dù sao các Khu bảo tồn này cũng đã
góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững.

Sự phát triển hệ thống các Khu bảo tồn cũng khác nhau tuy theo từng
vùng, hoặc từng nước. Ví dụ: các Khu bảo tồn ở khu vực Bắc Phi chỉ chiếm
2,8% diện tích tự nhiên, trong lúc đó ở Bắc Hoa Kỳ chiếm 12,6%, Đức 24,6%,
Áo gần 25,3%, Anh 18,9% diện tích là Khu bảo tồn, song tại một số nước có rất
ít Khu bảo tồn như Hy Lạp chỉ có 2%, Nga 1,2%, Thổ Nhĩ Kỳ 0,3%.

Số liệu về Khu bảo tồn của từng quốc gia và châu lục cũng chỉ là tương
đối bởi vì đôi khi trên thực tế các đạo luật về bảo vệ các Vườn Quốc gia và Khu
bảo tồn động vật hoang dã không được thực thi, trong khi nhiều khu vực thuộc
khu dự trữ tài nguyên và các khu vực quản lý cho việc sử dụng đa mục đích
trong thực tế lại được bảo vệ nghiêm ngặt.

Về diện tích các Khu bảo tồn cũng rất khác nhau. Nói chung có rất ít các
Khu bảo tồn có diện tích rộng, số lượng các Khu bảo tồn hẹp lại rất nhiều. Chỉ
có 4 Khu bảo tồn có diện tích lớn hơn 100000 km2 nhưng lại chiếm khoảng 1,7
triệu km2 (chiếm 17% diện tích các Khu bảo tồn trên thế giới). Khu bảo tồn lớn
nhất trên thế giới là Vườn Quốc gia Greenland rộng 972000 km2, chiếm 10%
diện tích các Khu bảo tồn. Các Khu bảo tồn nhỏ hẹp có số lượng rất lớn, mà
phần lớn được xác định rất cẩn thận để bảo vệ một số sinh cảnh đặc biệt, một số
loài một số HST cần thiết phải bảo tồn. Nhiều nước, ví dụ ở khu vực Thái Bình
Dương và Caribê, không có đủ diện tích để thành lập các Khu bảo tồn đủ rộng
trên đất liền với diện tích rộng hơn 10km2, cho nên các Khu bảo tồn ở đây không
được đưa vào danh lục.

127
Đa dạng sinh học

Nói chung, ở nhiều nước các Khu bảo tồn sẽ khó vượt tỷ lệ 7% đến 10%
diện tích mặt đất bởi vì nhu cầu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và
đất đai rất lớn.

3.2. Tiêu chí xác định


Các Khu bảo tồn được xác định theo các tiêu chí: kích cỡ, mục tiêu quản
lý và quyền lực của cơ quan quản lý như sau:

- Kích cỡ: Với tính chất thực tiễn chỉ những Khu bảo tồn có diện tích trên
10km2 mới được công nhận, trừ các đảo đại dương có diện tích 1km 2 trở lên
được bảo vệ toàn bộ.

- Mục tiêu quản lý: Các mục tiêu quản lý được Hội đồng các Vườn Quốc
gia và Khu bảo tồn, IUCN/CNPPA đưa ra vào năm 1978, được sửa chữa vào
năm 1993 và công bố vào năm 1994. Cách quản lý của IUCN có thể không
trùng khớp với tên gọi các Khu bảo tồn của các quốc gia.

- Quyền lực của cơ quan quản lý: Trước kia chỉ có những Khu bảo tồn do
các cơ quan có quyền lực cao nhất (Chính phủ) mới được đưa vào danh sách của
Liên hợp quốc. Trong danh sách trên đây các Khu bảo tồn do cấp vùng hay tỉnh
quản lý cũng được kể đến.

3.3. Phân loại các Khu bảo tồn trên Thế giới
- IUCN đã đề ra việc phân chia các loại hình Khu bảo tồn vào năm 1978,
gồm có 10 loại theo mức độ và mục tiêu bảo vệ khác nhau:

+ Khu bảo tồn cho nghiên cứu khoa học (hay Khu bảo tồn thiên nhiên
nghiêm ngặt)

+ Vườn Quốc gia

+ Công trình thiên nhiên (hay Thắng cảnh thiên nhiên)

+ Khu dự trữ thiên nhiên (hay Khu bảo tồn động vật hoang dã)

128
Đa dạng sinh học

+ Khu bảo tồn cảnh quan

+ Khu dự trữ tài nguyên

+ Khu bảo tồn nhân chủng học (hay Khu lịch sử)

+ Khu quản lý đa dạng

+ Khu bảo tồn sinh quyển

+ Khu di sản thế giới

- Sau hội nghị tại Caracas, Vênêzuela của Hội đồng Vườn Quốc gia và
Khu bảo tồn thiên nhiên, IUCN đã rút lại còn 6 loại Khu bảo tồn thiên nhiên:

+ Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt/ Khu bảo tồn hoang dã: Bảo vệ và giữ
gìn các quá trình tự nhiên không có sự tác động của con người để có được
những mẫu môi trường thiên nhiên nguyên vẹn, nhằm mục đích nghiên cứu
khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục vào bảo tồn các nguồn tài nguyên di
truyền trong tình trạng biến động và tiến hoá tự nhiên. Có hai loại phụ:

• Loại 1a gồm những Khu bảo tồn được quản lý chủ yếu cho nghiên cứu
khoa học và quan trắc
• Loại 1b gồm các Khu bảo tồn được quản lý chủ yếu để bảo tồn những
vùng hoang dã còn nguyên vẹn.
+ Loại II: Vườn Quốc gia: Bảo vệ các vùng thiên nhiên phong phú, đẹp
có ý nghĩa quốc gia và quốc tế về khoa học, giáo dục và giải trí. Các Khu bảo
tồn này thường có diện tích rộng, ít chịu sự tác động của các hoạt động của con
người và ở đó không cho phép khai thác các tài nguyên.

+ Loại III: Công trình thiên nhiên quốc gia/các thắng cảnh tự nhiên: Chủ
yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của quốc gia. Các Khu bảo tồn
này thường có diện tích không lớn.

+ Loại IV: Khu bảo tồn các sinh cảnh/Khu quản lý các loài: Chủ yếu bảo
tồn các điều kiện thiên nhiên cần thiết để bảo vệ một số loài có ý nghĩa quốc gia,
một nhóm loài, các quần xã sinh vật hay các đặc trưng vật lý của môi trường mà

129
Đa dạng sinh học

ở đấy các đặc trưng này cần được bảo vệ một cách đặc biệt để tồn tại được lâu
dài

+ Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển: Chủ yếu
bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp có ý nghĩa quốc gia, đặc trưng cho sự tác
động một cách nhịp nhàng của các hoạt động của con người và thiên nhiên, có
thể sử dụng cho giải trí và du lịch. Đây là những cảnh vật văn hoá/thiên nhiên
đẹp đẽ có giá trị cao và là nơi mà việc sử dụng đất đai theo truyền thống còn
được lưu giữ.

+ Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên: Đây là loại Khu
bảo tồn mới được đề xuất, bao gồm những vùng được quản lý với mục tiêu bảo
tồn lâu dài Đa dạng sinh học đồng thời sử dụng một cách bền vững các HST và
tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo nhu cầu của các cộng đồng dân cư. Các
Khu bảo tồn này thường có diện tích tương đối rộng và các HST còn ít bị biến
đổi, và ở đây việc sử dụng tài nguyên theo cách truyền thống và bền vững được
khuyến khích.

Số loại Khu bảo tồn cũng không đồng đều ở các nước. Loại V được dùng
rộng rãi ở Châu Âu, còn ở Nam Hoa Kỳ nửa số Khu bảo tồn lại thuộc loại II. Ở
Châu Úc loại I và II chiếm đến 4% diện tích tự nhiên, nhưng vẫn còn nhiều HST
điển hình của vùng này vẫn chưa được đưa vào hệ thống các Khu bảo tồn.

Tuy IUCN đã phân ra 6 loại Khu bảo tồn như trên, nhưng không phải tất
cả các nước đã theo cách phân loại trên để xây dựng hệ thống Khu bảo tồn của
nước mình. Một số nước có cách phân loại riêng, có thể nhiều loại hơn hay ít
loại hơn. Tên gọi các Khu bảo tồn trên thế giới cũng rất khác nhau và đến nay đã
có đến 1388 thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ những Khu bảo tồn.

3.4. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Granpadiso – Italia


3.4.1. Đặc điểm

Hình 4.1. Vị trí Vườn Quốc gia Granpadiso

130
Đa dạng sinh học

Địa điểm:Ý

Gần thành phố:Turin

Tọa độ: 45°30′10″B, 7°18′36″Đ

Diện tích:703 km²

Thành lập:1922

Vườn Quốc gia Gran Paradiso nằm trong khu rặng núi Alpes grees, thung
lũng Aosta, vùng Piedmont, tây bắc Ý. Vườn rộng 703 km2, 10% diện tích của
vưòn là rừng, 16.5% là đất canh tác và đồng cỏ, 24% bỏ hoang, và 40% xếp loại
cằn cỗi. 57 sông băng chiếm 9.5% diện tích của vườn. Các núi và thung lũng của
vườn do các sông băng và các dòng nước khắc chạm nên.

Độ cao của vườn là từ 800 tới 4.061 m, mức trung bình là 2.000 m. Các
đáy thung lũng trong vườn là rừng cây. Có các đồng cỏ ở độ cao, cùng khối đá
và sông băng ở độ cao hơn các đồng cỏ. Ngọn Gran Paradiso là ngọn núi duy
nhất nằm hoàn toàn trên đất Ý có độ cao trên 4.000 m. Từ đỉnh núi này, có thể
nhìn thấy núi Mont Blanc và núi Mattehorn.

3.4.2. Giá trị đa dạng sinh học

- Hệ thực vật: Có khoảng 1.500 loài cây sống trong khu vườn này. Các
rừng của vườn rất quan trọng vì chúng là nơi nương náu cho vô số động vật,
cũng như giữ cho đất không bị lở và bị ngập nước. Hai loại cây rừng chính trong

131
Đa dạng sinh học

vườn là cây thông rừng và thông rụng lá. Rừng thông rụng lá thường ở phía
Piedmont của vườn, chứ không có ở phía thung lũng khô ráo Valle d'Aosta. Các
rừng này dầy và rậm lá, ánh sáng mùa hè ít lọt qua. Các cây thông rụng lá
thường mọc lẫn với các cây vân sam và hiếm khi chung với cây linh sam.

Cũng có các rừng cây thích (Maple) và cây đoạn (Tilia platyphyllos). Các
rừng này ở những khu cách biệt và có nguy cơ bị diệt vong. Cây sồi có nhiều ở
khu thung lũng Valle d'Aosta hơn ở khu Piedmont, vì nhiệt độ cao hơn và lượng
mưa ít hơn. Cây hạt dẻ ở vườn là do người trồng, hiếm khi chúng sống ở độ cao
trên 1.000 m. Rừng tùng bách, thông rừng, vân sam thường có lẫn cả lãnh sam.
Lãnh sam và thông rừng thường mọc ở độ cao 2.200 - 2.300 m.

Ở độ cao hơn, cây cối thưa dần và có các bãi cỏ, cùng nhiều cây hoa nở
muộn trong mùa xuân. Các cây hoa dại trong đồng cỏ ở độ cao có hoa păngxê
hoang, cây long đởm, hoa huệ tây, đỗ quyên. Các cây hoa này thu hút nhiều loại
bướm. Các cây nhỏ sống trên độ cao đã thích ứng với nơi sống bằng cách nhận
những đặc tính như lùn, có lông hoa màu sáng lợt và rễ phát triển nhiều.

- Hệ động vật: Loài động vật phổ biến nhất là dê núi. Dê núi gặm cỏ ở các

bãi cỏ trên độ cao trong mùa hè, mùa đông chúng xuống nơi thấp hơn. Vườn
Quốc gia Gran Paradiso sánh cặp với vườn Quốc gia Vanoise cung cấp sự che
chở cho loài dê núi này. Cùng với dê núi, vườn cũng có các loài động vật khác
như chồn, chồn ermine, thỏ rừng, con lửng (badger), sơn dương, marmot.

Có trên 100 loài chim sống trong vườn, trong đó có chim cú đại bàng, gà
gô trắng, chim chích núi, quạ chân đỏ, chim gõ kiến, chim bổ hạt (nutcracker)
vv... Các chim đại bàng làm tổ trên gờ vách đá, đôi khi ở trên cây.

4. PHÂN BIỆT GIỮA VƯỜN QUỐC GIA, KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN VÀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
4.1. Vườn quốc gia
4.1.1. Khái niệm

132
Đa dạng sinh học

Vườn Quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một
hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phải bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn
hoặc ít bị tác động); các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật ;
các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục và du lịch;

- Phải đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái không bị
thay đổi bởi những tác động xấu của con người; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự
nhiên phải đạt từ 70% trở lên;

- Có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi.

4.1.2. Vai trò của các Vườn Quốc gia

- Duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớn
và đó là hệ sinh thái đang hoạt động

- Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ
các quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại năng,
thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt
động của con người, giúp phần phục hồi các tài nguyên tái sinh.

- Duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công tác
tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác.

- Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu,
mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn
chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán. Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn
cầu.

- Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệ
được các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc.

133
Đa dạng sinh học

- Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo.

- Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân
trong vùng.

4.1.3. Phân khu chức năng của Vườn Quốc gia

* Vùng lõi:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn,
được quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi
hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng;
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý, bảo vệ chật chẽ
để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động
vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng.
+ Khu hành chính - dịch vụ
- Khu du lịch
- Khu hành chính
- Khu dân cư
* Vùng đệm:
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát
ranh giới với các Vườn Quốc gia; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự
xâm phạm Khu bảo tồn. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích
hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ Khu bảo tồn; hạn chế di dân từ
bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá
các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ.
Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của Vườn Quốc gia; Dự
án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu
tư của Vườn Quốc gia.
Vùng đệm được chia thành
- Hành lang rừng chiến lược

134
Đa dạng sinh học

+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt


+ Khu phục hồi sinh thái
- Khu dân cư

4.1.4. Các đặc trưng của Vườn Quốc gia

Các Vườn Quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa
phát triển thường là những khu vực với động – thực vật bản địa quý hiếm và các
hệ sinh tháI đặc biệt ( chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng
sinh học, hay các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi khi, các Vườn Quốc gia cũng
được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở
lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.

135
Đa dạng sinh học

Hình 4.3: Các Vườn Quốc gia của Việt Nam

136
Đa dạng sinh học

4.2. Khu dự trữ sinh quyển


4.2.1. Định nghĩa

Theo quan niệm trước đây, các Khu bảo tồn thiên nhiên thường được xem
như một khu vực tách biệt với thế giới loài người. Quan niệm này đã dẫn đến
những sai lầm trong việc quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là thiên
nhiên vẫn liên tục bị con người tác động theo hướng tiêu cực: tàn phá mà
nguyên nhân là do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài Khu bảo
tồn. Theo Chương trình Con người và Sinh quyển (Man and Biosphere Program;
viết tắt là: MAB thuộc UNESCO) thực tế cho thấy các Khu bảo tồn vẫn cần có
một số khu vực không có hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy
định kiểm soát chặt chẽ, được gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát
triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là các “vùng đệm” và
chuyển tiếp trong đó, người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt. Có như vậy
công tác bảo tồn mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.

Khái niệm Khu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được MAB đưa ra tại hội
nghị khoa học ‘Sử dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên của Sinh quyển’ tổ chức
tại Paris vào tháng 9/1968 với sự tham gia của 236 đại biểu đến từ 63 nước và
88 đại diện của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành
khoa học khác nhau cùng các nhà quản lý và ngoại giao. Sau này được gọi là
“Hội nghị Sinh quyển” do UNESCO tổ chức với sự ủng hộ tích cực của Tổ chức
Lương thực, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức bảo tồn và chương trình sinh học
quốc tế thuộc Hội đồng Khoa học Quốc tế (IBP/ICSU).

Theo quy định của Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp
quốc(UNESCO), Khu dự trữ sinh quyểnTG là hệ thống những vùng có hệ sinh
thái trên cạn, hệ sinh thái ven biển hoặc những hệ sinh thái kết hợp những
thành phần đó, được quốc tế công nhận trong phạm vi chương trình của
UNESCO về con người và sinh quyển (MAB).

Một khái niệm khác: Khu dự trữ sinh quyển là vùng lãnh thổ bao gồm các
HST đại diện cho vùng địa lý sinh học chính, bao gồm cả các tác động can thiệp
của con người, có ý nghĩa trong bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời có khả

137
Đa dạng sinh học

năng cho thấy những cơ hội để khai thác và trình diễn sự tiếp cận phát triển bền
vững trong phạm vi của vùng. (UNESCO, 1974).

4.2.2. Các tiêu chí

Là một thảm đại diện các hệ sinh thái của các vùng địa lý sinh vật chính,
bao gồm cả sự thay đổi việc can thiệp của con người.

- Có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Cung cấp cơ hội để có thể tiến hành và trình diễn các phương hướng
phát triển bền vững trong quy mô khu vực.

- Có diện tích đủ lớn để thực hiện ba chức năng của khu DTSQ (bảo tồn,
phát triển và hỗ trợ).

- Được phân vùng cụ thể (vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp) nhằm
thực hiện ba chức năng trên.

4.2.3. Vai trò của Khu dự trữ sinh quyển

Việc thiết lập những Khu dự trữ sinh quyển nhằm thúc đẩy và làm rõ sự
cân bằng mối quan hệ giữa con người và sinh quyển. Mỗi khu DTSQ có ba chức
năng chính, chúng đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

- Chức năng bảo tồn: thực hiện chức năng bảo tồn hệ sinh thái, đóng góp
một cách tích cực nhất vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái
và cảnh quan.

- Chức năng phát triển: phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về
sinh thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống.

- Chức năng hỗ trợ: trợ giúp nghiên cứu, giám sát, giáo dục, trao đổi
thông tin giữa các địa phương, quốc gia, quốc tế về bảo tồn và phát triển bền
vững.

138
Đa dạng sinh học

Hình 4.4: Ba chức năng của Khu dự trữ sinh quyển

4.2.4. Cấu trúc của Khu dự trữ sinh quyển

KQTSQ chia thành 3 khu vực chính:

- Vùng lõi (Core area) là vùng không có tác động của con người, trừ một
số hoạt động nghiên cứu giám sát mang tính khoa học, có thể duy trì một số hoạt
động truyền thống phù hợp của người dân địa phương nhưng không ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái.

- Vùng đệm (Buffer Zone) là vùng có chức năng phát triển điều hòa, tôn
trọng hiện trạng, phù hợp với các tiêu chí nhằm phục vụ công tác bảo tồn vùng
lõi.

- Vùng chuyển tiếp (Transition Zone) ở ngoài cùng. Các hoạt động kinh tế
ở đây vẫn duy trì bình thường, trong đó nhân dân địa phương cùng các nhà khoa
học công ty tư nhân, các tổ chức xã hội...phối hợp cùng khai thác, quản lý và
phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà Khu dự trữ sinh quyển
đem lại.

139
Đa dạng sinh học

Hình 4.5: Phân vùng Khu dự trữ sinh quyển

4.2.5. Hệ thống các Khu dự trữ sinh quyển trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 550 Khu dự trữ sinh quyển thuộc 105
quốc gia trên thế giới.

Hình 4.6: Bản đồ các Khu dự trữ sinh quyển trên thế giới

Trong đó màu đỏ thể hiện các nước có trên 35 Khu dự trữ sinh quyển, màu da
cam từ 20- 34 khu, màu vàng từ 15-19 khu, màu xanh lá cây từ 10- 14 khu, màu
xanh từ 5-9 khu, màu tím từ 1- 4 khu.

Việt Nam hiện có 6 Khu dự trữ sinh quyển:

140
Đa dạng sinh học

1. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ: là khu rừng ngập mặn cửa sông nằm
trên địa bàn huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, công nhận năm 2000.

2. Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên: là khu rừng trên cạn nằm trên địa bàn
các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và
Bù Đăng (Bình Phước), công nhận năm 2001.

3. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Bằng sông Hồng: là vùng đất ngập nước
ven biển nằm trên phần đất phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm
vườn Quốc gia Ramsar Xuân Thủy, Nam Định; khu vực bãi ngang Kim Sơn,
Ninh Bình; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình. Công
nhận năm 2004 .

4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà: nằm trên địa phận quần đảo Cát Bà,
thuộc địa phận huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, bao gồm Vịnh Hạ Long, đó
là hệ thống rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm
rong, hệ thống hang động. Công nhận năm 2004.

5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang: nằm tại vùng ven biển Kiên Giang,
gồm 3 vùng lõi là Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng
và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, công nhận năm 2006.

6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An: bao gồm Vườn Quốc gia Pù Mát
và hai Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt có diện tích hơn một triệu ha
trải dài trên chín huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, công nhận năm 2007.

Hình 4.7: San hô trong vùng


biển Phú Quốc, thuộc
KDTSQ Kiên Giang

141
Đa dạng sinh học

Hình 4.8: Voọc đầu trắng, loài đặc hữu chỉ có ở


Cát Bà, và là động vật cực kỳ quý hiếm, cần bảo
vệ nghiêm ngặt trên quy mô thế giới- KDTSQ
Cát Bà

Hình 4.9: Vườn Quốc gia Pù


Mát- KDTSQ Tây Nghệ An

4.3. Khu bảo tồn thiên nhiên


Khái niệm: Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập
nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên và chia thành hai loại sau:

4.3.1. Khu dự trữ thiên nhiên là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên
thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao, được quản lý bảo vệ nhằm bảo đảm

142
Đa dạng sinh học

diễn thế tự nhiên, phục vụ cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học và là vùng đất thoả
mãn các điều kiện sau:

+ Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữ được các đặc trưng cơ bản
của tự nhiên, ít có tác động có hại của con người ; có hệ động, thực vật phong
phú ;

+ Có các đặc tính địa sinh học, địa chất học và sinh thái học quan trọng
hay các đặc tính khác có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch;

+ Có các loài động thực vật đặc hữu đang sinh sống hoặc các loài đang có
nguy cơ bị tiêu diệt;

+ Phải đủ rộng nhằm đảm bảo sự nguyên vẹn của hệ sinh thái; tỷ lệ diện
tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên;

+ Đảm bảo tránh được sự tác động trực tiếp có hại của con người.

4.3.2. Khu bảo tồn loài / sinh cảnh là vùng đất tự nhiên được quản lý,
bảo vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh (vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động,
thực vật đặc hữu hoặc loài quí hiếm và phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

+ Có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống
và phát triển của các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc
nơi nghỉ, ẩn náu của động vật;

+ Có các loài thực vật quí hiếm, hay là nơi cư trú hoặc di trú của các loài
động vật hoang dã quý hiếm;

+ Có khả năng bảo tồn những sinh cảnh và các loài dựa vào sự bảo vệ của
con người, khi cần thiết thì thông qua sự tác động của con người vào sinh cảnh;

+ Có diện tích tuỳ thuộc vào nhu cầu về sinh cảnh của các loài cần bảo vệ.

143
Đa dạng sinh học

CHƯƠNG II: BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM


1. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM
1.1. Các khu bảo tồn tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, đến tháng 12 năm 2005, Việt Nam đã
có 130 khu BTTN với diện tích 2.409.288 ha được phân bố trên các vùng sinh
thái trong cả nước bao gồm:

+ 31 Vườn Quốc gia

+ 48 khu Dự trữ thiên nhiên

+ 12 khu BTL/SC

+ 39 khu Bảo vệ cảnh quan

Bảng 4.1: Số lượng và diện tích các khu BTTN (theo số liệu của Cục
Kiểm Lâm năm 2005)

TT Phân hạng Số lượng Diện tích (ha)

1 Vườn Quốc gia 31 1.050.242

2 Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892

Khu bảo tồn loài/ sinh 12 83.480


cảnh

3 Khu bảo vệ cảnh quan 39 174.614

Tổng cộng 130 2.409.228

(Nguồn: Phòng BTTN-Cục Kiểm Lâm, 2005)

Nhiều khu Rừng đặc dụng (RĐD) đã được công nhận là các khu BTTN
Thế giới với các hình thức sau:

144
Đa dạng sinh học

- 06 Khu bảo tồn sinh quyển thế giới: Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Cát
Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Cát Bà (Tp. Hải Phòng) và khu ven
biển Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình); Tây Nghệ An
và Kiên Giang

- 02 khu di sản TN thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)

`- 02 Khu Ramsar, bảo tồn đất ngập nước: Xuân Thủy (Nam Định), Vân
Long

1.2. Tiêu chí xác định các Khu bảo tồn ở Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra 6 tiêu chí để xác định
các Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia:

1. Có các loài động thực vật hoặc các loài sống ở rặng san hô, có cảnh
quan địa lý giá trị về mặt khoa học, giáo dục, tinh thần, phục hồi sức khoẻ.

2. Có ít nhất một loài động vật đặc hữu trong năm loài được ghi trong
sách đỏ Việt Nam (ngoại trừ các Khu bảo tồn biển vì sách đỏ không liệt kê các
loài sống ở rạn san hô).

3. Có điều kiện phát triển giáo dục môi trường và du lịch sinh thái mà
không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo tồn.

4. Diện tích tối thiểu từ 5.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên đất
liền, từ 3.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên biển, từ 1.000 ha trở lên
đối với các vùng đất ngập nước.

5. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có đa dạng sinh học phải chiếm ít
nhất 70% trong các Khu bảo tồn.

6.Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích các Khu
bảo tồn thiên nhiên phải nhỏ hơn 5% các Khu bảo tồn thiên nhiên do Chính phủ,
Bộ liên quan hoặc UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập.

145
Đa dạng sinh học

2. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN


2.1. Một số nguyên lý áp dụng ở các Khu bảo tồn và dân địa phương.
- Nguyên lý 1. Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với thiên
nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên.

- Nguyên lý 2. Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các cơ quan
quản lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý
khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân.

- Nguyên lý 3. Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự minh
bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung.

- Nguyên lý 4. Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và công
bằng các lợi ích với Khu bảo tồn.

- Nguyên lý 5. Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong mối liên hệ
với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất, lãnh thổ,
nguồn nước, vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sở hữu hay sử dụng
vượt qua biên giới nhiều quốc gia.

Tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Chiến lược Quản
lý Hệ thống Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (MASPAS). Mục
đích của Chiến lược là thiết lập, tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thống Khu
bảo tồn thiên nhiên một cách thống nhất, bao gồm các HST rừng, đất ngập nước
và biển.

Chiến lược đã xác định 5 lĩnh vực cần có những hành động cấp thiết để
bảo vệ và phát triển hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên VN:

- Quản lý cảnh quan;

- Sự tham gia của cộng đồng địa phương;

- Phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng;

- Đổi mới tài chính;

- Cải cách thể chế.

146
Đa dạng sinh học

2.2. Các vấn đề cần đổi mới trong quản lý cảnh quan:
- Xây dựng các thỏa thuận về bảo tồn trong vùng đệm làm cơ sở cho các
hoạt động phối hợp và đầu tư

- Tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống qui hoạch đa dạng sinh học

- Các Bộ cần xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học

- Xác định và lập bản đồ các vùng đa dạng sinh học, hỗ trợ quá trình xây
dựng quy hoạch đa dạng sinh học cấp vùng và cấp tỉnh.

2.2.1. Vấn đề đối với cộng đồng

- Có chính sách đối với những cộng đồng sống trong các Khu bảo tồn, các
chương trình tạo sinh kế thay thế và hỗ trợ người dân tái định cư.

- Xác định rõ mục đích của việc cộng đồng tham gia quản lý, đặt ra những
tiêu chuẩn tối thiểu và đề xuất biệnpháp thực hiện.

2.2.2. Phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng

- Trong Khu bảo tồn, chỉ phát triển những kết cấu hạ tầng tạo điều kiện
thúc đẩy, tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Có các biện pháp mạnh và khả thi để xử lý nạn săn bắn và xâm lấn bất
hợp pháp vào Khu bảo tồn.

- Áp dụng có hiệu quả hệ thống giám sát và báo cáo quốc gia về hiện
trạng đa dạng sinh học và những tác động.

- Tăng cường kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại bên trong và
xung quanh các Khu bảo tồn.

2.2.3. Vấn đề tài chính

147
Đa dạng sinh học

- Mở rộng và cải thiện các khoản phí và lệ phí hiện hành đối với các sản
phẩm và dịch vụ của các Khu bảo tồn

- Có các chính sách về tài chính để khuyến khích các ban quản lý Khu bảo
tồn tìm kiếm và sử dụng nguồn kinh phí bổ sung

2.2.4. Cải cách thể chế

- Thành lập cơ quan đầu mối về Khu bảo tồn trong Bộ NN và Phát triển
Nôngthôn

- Xây dựng Nghị định Chính phủ về Khu bảo tồn

- Xây dựng hướng dẫn về lập kế hoạch quản lý Khu bảo tồn

- Rà soát lại chế độ chính sách đối với các cán bộ tại các Khu bảo tồn

3. CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN TẠI
VIỆT NAM

- Chính sách chưa cụ thể, chưa có pháp luật rõ ràng (chưa có quy định
chung trong việc quản lý các Vườn Quốc gia).

- Chưa có sự thống nhất từ TW đến địa phương trong việc quản lý (một số
chịu sự quản lý của Bộ NN&PTNT như Vườn Quốc gia Cát Bà, Vườn Quốc gia
Ba Vì, Vườn Quốc gia Tam Đảo…; trong khi một số Vườn Quốc gia lại chịu sự
quản lý của UBND tỉnh như Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng do UBND
tỉnh Quảng Bình quản lý, Vườn Quốc gia U Minh Thượng do UBND tỉnh Kiên
Giang quản lý…)

- Điều kiện xã hội tại các khu vực xung quanh các Khu bảo tồn đang gây
nhiều khó khăn cho việc quản lý các Vườn Quốc gia tại từng địa phương.

- Nhiều Khu bảo tồn chưa xác định rõ ranh giới trên thực địa nên khó có
thể xây dựng kế hoạch quản lý cho phù hợp.

148
Đa dạng sinh học

- Nguồn vốn chưa đủ để tổ chức quản lý cũng như phát triển du lịch tại
các Khu bảo tồn.

- Nguồn nhân lực yếu về chất lượng và thiếu về số lượng, vai trò của các
ban ngành chưa rõ ràng và còn chồng chéo

- Trên thế giới chưa có chuẩn về quản lý, mỗi nước có cách quản lý riêng,
trong lúc đó kinh nghiệm quản lý của chúng ta còn thiếu.

- Điều quan trọng nữa là, ở xung quanh và cả trong ranh giới của hầu hết
các Khu bảo tồn có nhiều nhân dân sinh sống, thậm chí cả ở vùng trung tâm
(vùng lõi), nơi cần bảo vệ nghiêm ngặt.

- Thói quen và ý thức của người dân chưa cao trong việc bảo vệ nguồn
động thực vật hoang dã.

4. MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM


4.1. Vườn Quốc gia Cúc Phương

- Vị trí địa lý: Thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình.

- Quyết định thành lập: Quyết định 72/TTg ngày 7/7/1962 về việc thành
lập một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu
tiên của Việt Nam; Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8/1/1966 chuyển hạng lâm
trường Cúc Phương thành Vườn Quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban
quản lý; Quyết định 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng
và trách nhiệm của Ban quản lý.

- Quy mô diện tích: 22.200 ha, (bao gồm 11.350 ha thuộc Ninh Bình;
5.850 ha thuộc Thanh Hoá; 5.000 ha thuộc Hoà Bình).

- Mục tiêu, nhiệm vụ: Mục tiêu của Vườn Quốc gia Cúc Phương là bảo
vệ các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng mưa nhiệt đới thường xanh trên núi đá
vôi. Bảo tồn nguồn gen đông, thực vật rừng quý hiếm, trung tâm cứu hộ các loài

149
Đa dạng sinh học

động thực vật hoang dã nguy cấp. Cúc phương là khu rừng cấm quốc gia đầu tiên
nhằm làm nơi nghiên cư khoa học, học tập và phát triển du lịch sinh thái.

Hình 4.10: Vườn quốc gia Cúc Phương

150
Đa dạng sinh học

Hình 4.11: Vooc quần đùi trắng

4.2. Vườn Quốc gia Cát Bà


- Vị trí địa lý: Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, huyện Cát
Hải - Thành phố Hải Phòng (cách TT thành phố 60 km).

- Quyết định thành lập: theo quyết định số 237-CT ngày 01/08/1991 của
Chủ tịch hội đồng bộ trưởng phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn Quốc
gia Cát Bà Thành phố Hải Phòng với diện tích 15.200 ha

- Mục tiêu, nhiệm vụ:

+ Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn.

+ Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu của
vườn (Kim giao, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim caocát...).

+ Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử.

+ Phục hồi hệ sinh thái rừng tại những điểm đã bị tác động, phục hồi các
loài động thực vật bản địa.

151
Đa dạng sinh học

+ Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục kết
hợp với dịch vụ du lịch sinh thái.

- Các giá trị đa dạng sinh học:

+ Theo điều tra bước đầu, nơi đây có 620 loài thực vật bậc cao phân bố
thuộc 438 chi và 123 họ. Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá
vôi, rừng trên đỉnh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn.

+ Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư.
Nhiều loài quý hiếm Voọc đầu trắng (loài đặc hữu ở Cát Bà), sơn dương, rái
cá,...

- Dân số trong vùng: Tổng số dân là 10.673 người (70% sống tại Thị
trấn). Đảo Cát Bà chủ yếu là dân di cư từ đất liền đến. Đời sống dân cư dựa chủ
yếu về đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ.

Hình 4.12: Vườn quốc gia Cát Bà

152
Đa dạng sinh học

4.3. Vườn quốc gia Ba Bể


Vị trí địa lý: Thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Được thành lập theo
quyết định thành lập: Số 83/ TTg ngày 10/11/1992.

Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên,

- Bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm trên cạn, dưới nước và cảnh
quan thiên nhiên.

-Phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học, tham quan du lịch và giáo dục bảo tồn.

Các giá trị đa dạng sinh học:

Ba Bể được chia thành 2 loại rừng: Rừng trên núi đá vôi và rừng thường
xanh trên đất thấp với loài thực vật ưu thế là nghiến, Mày tẹo.

Đã ghi nhận được tổng số 603 loài thực vật bậc cao có mạch, 10 loài có
tên trong sách đỏ Việt Nam.

Hệ động vật phong phú và đa dạng, đặc biệt là khu hệ bướm với 332 loài
bướm. Lớp thú có 38 loài, trong đó vườn quốc gia có ý nghĩa quan trọng với loài
Voọc đen má trắng và cầy vằn bắc, 24 loài bò sát và lưỡng cư và với 54 loài cá
nước ngọt.

Dân số trong vùng: Hiện có khoảng gần 3.000 người thuộc các dân tộc
Tày, Dao, H'Mông và Kinh sinh sống trong phạm vi VQG.

153
Đa dạng sinh học

Hình 4.13: Hồ Ba Bể

Hình 4.14: Cảnh vật vườn quốc gia Ba Bể

4.4. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


Vị trí địa lý: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa giới hành chính
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

154
Đa dạng sinh học

Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 189/2001/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Phong
Nha - Kẻ Bàng thành VQG.

Mục tiêu, nhiệm vụ:

Bảo vệ các giá trị khoa học đối với khu hệ động, thực vật điển hình của miền
Trung Việt Nam, đặc biệt các loài linh trưởng và các loài thú mới phát hiện.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc nghiên cưu, bảo tồn hệ
động vật, thực vật. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước, phục vụ
đào tạo, tham quan học tập.

Khai thác cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, cải thiện
việc làm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường và kinh tế -
xã hội.

Các giá trị đa dạng sinh học: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi điển hình.

Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong
dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế
giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam

Hệ động vật: Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 113 loài thú lớn,
302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm
trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (có 1 loài thằn lằn mới phát hiện
ở đây) (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới).
giới)

Hình 4.15: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

155
Đa dạng sinh học

156
Đa dạng sinh học

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới. Báo cáo diễn biến Môi
trường Việt Nam 2005, Đa dạng sinh học. Hà Nội, 2005.

2. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Việt Nam Môi trường và
Cuộc sống. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

3. Trung tâm tài nguyên và môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên
(dịch và giới thiệu). Hãy cứu lấy trái đất. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,
1993.

4. Lê Trọng Cúc. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002.

5. Nguyễn Đình Hòe. Môi trường và phát triển bền vững. NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2007.

6. LêVũ Khôi. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

7. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn. Đa dạng sinh học. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002.

8. Nguyễn Nghĩa Thìn. Đa dạng sinh học và tài nguyên thực vật. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008.

9. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch).
Cơ sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội, 1999.

157

You might also like