You are on page 1of 9

tÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

Lượng khách và doanh thu:


- Năm 2007: 4,2 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu: uớc đạt 56.000 tỷ
đồng.
- 8 tháng đầu năm 2008: 3.009.153 lượt khách quốc tế, tăng 6,9% so với
cùng kỳ 2007.
Nhằm tạo điều kiện đi lại:
Việt Nam đã áp dụng miễn thị thựcn du lịch cho 13 nước:
- Trong ASEAN, miễn thị thực trong vòng 30 ngày, trên cơ sở có đi có
lại với 7 nước: Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Phillipines, Singapore
và Thái Lan.
- Đơn phương miễn thị thực trong vòng 15 ngày cho khách du lịch của 2
nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và 4 nước Bắc Âu (Thuỵ Điển,
Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch).
Về đầu tư cho phát triển du lịch:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Giai đoạn 1998 – 2007, đã có dự án
với tổng số vốn đăng ký là 6.163 triệu USD.
Đầu tư từ ngân sách Chính Phủ:
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch: từ 2001 – 2008 với tổng chi phí 3.516
tỷ VNĐ (xấp xỉ 259 triệu USD).
Đầu tư cho chương trình hành động quốc gia về du lịch, công tác xúc
tiến, quảng bá: 121 tỷ VNĐ (xấp xỉ 7.6 triệu USD) trong giai đoạn 2006-
2010.
Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch:
- In ấn, phát hành trên 30 loại ấn phẩm quảng bá.
- Tham gia các hội chợ, sự kiện quốc tế: ITB (Đức), JATA, WTM (Anh),
Top Resa (Pháp), KOTFA (Hàn Quốc), TRAVEX (ASEAN), tổ chức
Roadshow tại Úc…
- Quảng bá trên CNN, các phương tiện truyền thông trong và ngoài
nước.
- Thiết kế, vận hành 5 website; trang chính là vietnamtourism.com
- Tham gia, hỗ trợ nhiều sự kiện, lễ hội trong nước.
Về công tác hợp tác quốc tế:
- Đã ký 40 hiệp định, thoả thuận, văn kiện hợp tác du lịch song phương.
- Tham gia tích cực trong hợp tác ASEAN, APEC, ASEM… Hợp tác
dịch vụ du lịch trong ASEAN, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)…
- Tổ chức thành công các sự kiện du lịch quốc tế: Diễn đàn Du lịch
Mêkông, Hội nghị Bộ trưởng du lịch chấu Á – TBD của UNWTO, Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch 3
nước Việt Nam – Lào – Campuchia…
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
- Đến hết năm 2007 đã có 9.000 cơ sở lưu trú với tổng số 180.051 buống,
trong đó có 4.283 khách sạn được xếp hạng sao với tổng số 109.198
buồng (25 khách sạn 5 sao, 69 khách sạn 4 sao, 145 khách sạn 3 sao).
- Doanh nghiệp lữ hành: Cả nước có 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế,
trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa trên 5.758 hướng dẫn viên
được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực:
Toàn ngành có 25 vạn lao động trực tiếp và 60 vạn lao động gián tiếp.
70 cơ sở đào tạo về du lịch từ dạy nghề đến đại học và trên đại học.
Năm 2008
- Đón 4,8 – 5,0 triệu lượt khách quốc tế, có từ 20,5 – 21,2 triệu lượt
khách nội địa.
- Thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 62.000 tỷ đồng (3,8 tỷ USD).

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam


10:49 | 03-08-2010
Đưa vào danh sách theo dõi
Để có một chiến lược đúng đắn nhằm phát triển ngành du lịch ở Việt
Nam :
a) Về thị trường:
Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình
Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường
ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất
lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội
nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi
du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân

b) Về đầu tư phát triển du lịch:


Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân
sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy
động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du
lịch chuyên đề.

Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang
tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.

Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng
điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết
các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du
lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu,
Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan
Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo
đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm
tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch

Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan
môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ
phát triển du lịch.

c) Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa
học, công nghệ:
Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào
tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.

Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch;
đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá
quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên
cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước
phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa
học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

d) Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:


Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh
hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế
trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng
và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò
của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

đ) Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch

Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương
với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du
lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác,
nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái
Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông
mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết
và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới
(WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp
hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông
Nam á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội
nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO).

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất
lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển
nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.
Nghèo nàn sản phẩm du lịch Việt Nam
Chủ Nhật, 21.2.2010 | 12:53 (GMT + 7)
Nghịch lý là trong khi Việt Nam nỗ lực kiếm từng USD xuất khẩu thì lại
lãng phí một nguồn lực khổng lồ từ việc xuất khẩu hàng lưu niệm tại
chỗ trong nhiều năm qua.
Du khách quốc tế đặc biệt ưa chuộng những món quà lưu niệm làm bằng tay
(handmade), làng nghề truyền thống ở Việt Nam có mặt ở khắp nơi trên cả
nước... Cầu có, cung có nhưng nói về sản phẩm du lịch làm quà lưu niệm
cho du khách khi đến VN vẫn hết sức đơn điệu, nghèo nàn. Nghịch lý là
trong khi ta nỗ lực kiếm từng USD xuất khẩu thì lại lãng phí một nguồn lực
khổng lồ từ việc xuất khẩu tại chỗ trong nhiều năm qua.

Hàng lưu niệm Việt Nam xuất xứ... từ Trung Quốc, Thái Lan.
Sapa, thị trấn trong sương cuốn hút du khách quốc tế nhờ vẻ hoang sơ và
không khí trong lành của rừng núi. Thổ cẩm được coi là món quà lưu niệm
đặc sắc nhất của thị trấn này và được khách mua nhiều nhất. Tuy nhiên, rất
khó để tìm được một cửa hàng bán thổ cẩm chuyên nghiệp dù địa danh Sapa
đã trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước hàng chục năm nay.
Thổ cẩm được bán ở Sapa hiện chủ yếu từ các cô gái, các cụ người dân tộc
thiểu số. Họ cầm trên tay vài tấm thổ cẩm, rồi mặc sức chèo kéo du khách
với giá cả không nhất quán. Ở các bản có đông khách lui tới, tình trạng này
cũng diễn ra tương tự khiến khách hàng e ngại.
Một chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Hà Nội cho biết, 5 năm ở
Hà Nội, món quà lưu niệm mà ông mang về cho bạn bè, người thân ở Mỹ
mỗi dịp về nước không thay đổi, đó là mô hình Chùa Một cột. "Thật khó tìm
một món quà lưu niệm đặc trưng của Hà Nội ngoài mô hình Chùa Một cột" -
vị chuyên gia này nói.
Tại TP.HCM cũng có rất nhiều cửa hàng với các sản phẩm làm bằng chất
liệu tre, gỗ, sơn mài, đá, đồ trang sức kim loại, vải vóc, áo quần… Tuy nhiên
nói đến sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.HCM ngay cả người dân thành
phố cũng lúng túng... Đây là lý do, du khách đến các cửa hàng lưu niệm chủ
yếu để... tham quan thay vì mua sắm.
Chị T., phụ trách đối ngoại của một tập đoàn đa quốc gia tại TP.HCM kể,
sau Tết dương lịch vừa rồi tổng giám đốc điều hành của tập đoàn có chuyến
làm việc với lãnh đạo công ty con ở VN. Trong lịch trình 3 ngày ở TP.HCM,
ông cùng vợ có 1 ngày tham quan thành phố và mua sắm nhưng “thời gian
tham quan thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên chương trình mua sắm là tôi
ngán nhất bởi rất khó tư vấn cho khách mua món quà gì là hợp lý. Khách
Mỹ không thích mua sơn mài, hàng thổ cẩm lại đơn điệu quá. Các sản phẩm
làm bằng gỗ cũng không thực sự hấp dẫn...” - chị T. than thở.
Tình trạng nghèo nàn, đơn điệu của sản phẩm du lịch trong nước dẫn đến
hàng loạt các cửa hàng chuyên bán đồ lưu niệm cho du khách đều có xuất xứ
từ Trung Quốc, Thái Lan...

Tại cửa hàng Phú Loan (đường Nguyễn Thiệp, Q.1) chuyên bán các sản
phẩm mỹ nghệ, sơn mài, gỗ cho du khách nhưng nhìn kỹ thì biết ngay xuất
xứ không phải của VN. Chủ cửa hàng Tuấn Hùng trên đường Pasteur, Q.1
chuyên bán mặt hàng tranh ghép gỗ, mỹ nghệ cho biết, các sản phẩm quà lưu
niệm mà cửa hàng đang trưng bày đều là hàng Trung Quốc và Thái Lan. Một
nhân viên bán hàng ở chợ Bến Thành cũng tiết lộ, rất nhiều mặt hàng lưu
niệm ở đây là hàng Trung Quốc. Khu vực chợ đêm Bến Thành, đa phần các
mặt hàng như giày dép, túi xách, dây chuyền... đều không rõ xuất xứ.

Ngoài việc đơn giản về mẫu mã thì các sản phẩm trang sức, túi xách, giỏ tre,
tranh chạm khắc gỗ, tranh sơn mài, tranh thêu, tượng đá, chai lọ thủy tinh,
sành sứ, mặt nạ các nhân vật lịch sử, hình con rối... trong nước không thể
cạnh tranh về chất lượng và giá thành so với hàng nhập khẩu. Đó là nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng du khách đến Việt Nam lại mua hàng lưu
niệm xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan.
Chi tiêu ở Việt Nam chỉ bằng 1/5 Thái Lan
Ông Phạm Xuân Du, GĐ Công ty du lịch Xuân Nam, cho biết, khách quốc
tế chi tiêu cho việc mua sắm ở VN rất thấp. Nếu như một khách tới Thái Lan
bỏ ra trên dưới 500 USD để mua sắm, thì tại VN chỉ dừng lại không quá 100
USD. Trên thực tế, vấn đề làm thế nào để du khách quốc tế chịu "móc hầu
bao" nhiều hơn khi đến Việt Nam đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng tới
giờ vẫn chưa có phương án khả thi. Chị Phan Phương Thảo, bán hàng ở cửa
hàng sơn mài Phương Nam trên đường Nguyễn Trãi, TP.HCM kể, khách
đến cửa hàng chị chủ yếu là khách người Pháp, họ mua những món quà nhỏ
giá từ 5 - 10 USD, cao thì vài ba trăm USD chứ ít khi mua những món hàng
lớn. Nguyên nhân do tranh sơn mài làm bằng gỗ, cẩn đá hay ốc nên khá
nặng, không tiện mang theo nếu đi bằng máy bay (rất dễ bị quá cước).
Theo chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách tại TP.HCM, khách
mua tranh sơn mài rất dễ bị “hố” về chất lượng, nhất là những sản phẩm
được bán dạo ở những điểm tham quan, thậm chí ở nhiều cửa hàng trong
khu vực trung tâm thành phố. “Họ làm rất sơ sài nên khi khách mang về xứ
lạnh, tranh sơn mài sẽ nhanh chóng bị cong và bung sơn. Nhiều người bán
dạo bán một hộp sơn mài chỉ khoảng 30.000 đồng. Họ mua hộp nhựa rồi
phun sơn lên để bán cho khách. Khách bị lừa nhưng không biết. Tình trạng
này tồn tại nhiều năm nay và tiếp diễn đến tận bây giờ” - người này nói.
Nhận xét về vấn đề này, ông Du cho rằng, sản phẩm lưu niệm dành cho
khách quốc tế ở VN nói chung rất đơn điệu về chủng loại, mẫu mã và giá cả.
Hầu như không tìm được sản phẩm đặc trưng mang tính “mũi nhọn”, đúng
thị hiếu, không quá lớn mà cũng không quá nặng phù hợp với khách du lịch.
Ngay cả những trung tâm mua sắm tầm cỡ chúng ta cũng còn thiếu thì rất
khó nói đến việc "móc hầu bao" của du khách.
TP.HCM từng bình chọn những điểm mua sắm đúng chuẩn, năm 2009 cũng
đã chi ngân sách 2,7 tỉ đồng cho Sở VH-TT-DL thực hiện chương trình
“TP.HCM - 100 điều thú vị”, trong đó có phần chọn 10 điểm mua sắm thú
vị. Tuy nhiên, cho đến nay cả Tổng cục Du lịch và ngành du lịch TP.HCM
chưa có một cuộc nghiên cứu công phu nào về nhu cầu mua sắm của khách
quốc tế khi tới VN, để đầu tư xây dựng sản phẩm mang tính đặc trưng của
VN. Món quà tặng nào mang tính đặc trưng của TPHCM, của VN? Câu trả
lời hẳn là rất khó khăn.
Du lịch Việt Nam: Bao giờ cất cánh?
Chỉ trong 11 tháng của năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã
vượt chỉ tiêu mà ngành du lịch đề ra. Tổng cục Du lịch dự kiến đón vị
khách thứ 5 triệu ngay trong tháng 12. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều
doanh nghiệp lữ hành, xét về khả năng và thực lực, du lịch nước ta hoàn
toàn có thể đón từ 6 đến 7 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay nếu biết
khắc phục những tồn tại cố hữu.
Du khách quốc tế giảm, du lịch thất thu
Vượt qua những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, năm
2010 được đánh giá là năm thành công của du lịch Việt Nam với việc thu
hút lượng lớn du khách đến từ mọi thị trường. Trong số các thị trường gửi
khách đến Việt Nam nhiều nhất phải kể đến: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Mỹ, Australia, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Singapore,
Anh và Đức… đạt trên 100.000 lượt khách/năm.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, nhờ việc triển khai có bài bản chương
trình xúc tiến du lịch quốc gia và các hoạt động trọng tâm, trọng điểm khác
của ngành, tổ chức thành công các sự kiện lớn như: Đại lễ 1000 năm
Thăng Long và Năm Du lịch quốc gia 2010... nên năm nay, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng
mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Các chỉ tiêu về lượng khách, doanh thu từ
du lịch đều vượt xa kế hoạch ban đầu và giữ tốc độ tăng đều đặn. Đón
được 5 triệu lượt khách trong năm nay thì đây là kỷ lục mới, bước tiến cực
kỳ quan trọng của du lịch Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ, Việt Nam
vẫn là điểm đến được du khách thế giới đánh giá là an toàn, thân thiện và
hấp dẫn.
Tuy nhiên, ngay trong những tháng cuối năm, ngành du lịch đã thất thu
một lượng không nhỏ khách quốc tế. Nếu xét theo khía cạnh thông thường,
tháng 11 rơi vào mùa cao điểm đón khách quốc tế và lượng khách luôn cao
hơn tháng 10. Vậy mà trong 10 tháng đầu năm, lượng khách luôn tăng dần
thì đến tháng 11 chỉ đạt 428.300 lượt (giảm 11.370 lượt so với tháng
trước). Lý giải trước thực tế trên, một đại diện doanh nghiệp lữ hành trên
địa bàn Hà Nội cho rằng, do trong tháng 11, thị trường lớn nhất của ngành
du lịch Việt Nam là Trung Quốc giảm 34.600 lượt khách so với tháng
trước. Khách Trung Quốc thường chiếm khoảng 20% trong tổng số khách
quốc tế của Việt Nam nên mỗi khi thị trường lớn này giảm thường kéo
tổng lượng khách giảm.
Thiếu người làm du lịch chuyên nghiệp
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Thế nhưng ngay cả khi đã đạt, vượt chỉ tiêu đón khách đề ra
trong năm 2010 thì ngành du lịch vẫn được đánh giá là phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng. Vậy điều gì hạn chế du lịch Việt Nam cất cánh?
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có gần 1 triệu người hoạt
động trong lĩnh vực du lịch và kéo theo đó nhiều triệu người hưởng lợi từ
du lịch. Song những người làm du lịch chuyên nghiệp, tâm huyết, hiểu biết
về nghề lại quá ít. Thiếu chuyên gia đầu ngành, thiếu nguồn nhân lực
chuyên nghiệp, số lao động được đào tạo đại học và sau đại học trong
ngành chỉ chiếm 3%, khoảng 30% lực lượng lao động trong ngành du lịch
chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Thêm vào đó, hướng dẫn viên thiếu
trầm trọng, 45% hướng dẫn viên không thông thạo tiếng Anh, lực lượng
quản lý chuyên nghiệp trong ngành càng thiếu..., thực trạng trên được
chính Tổng cục Du lịch đánh giá, công khai thừa nhận.
Nhân lực yếu cộng với các tồn tại cố hữu khác như kết cấu hạ tầng không
đồng bộ, năng lực cạnh tranh hạn chế, quảng bá xúc tiến chưa chuyên
nghiệp, chất lượng dịch vụ chưa cao, sản phẩm du lịch nghèo nàn, môi
trường suy kiệt... khiến du lịch gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển có
chất lượng cao. Ngay cả loại hình du lịch, tỉnh, thành nào cũng đều tự hào
địa phương mình rất đa dạng các loại hình, nào là du lịch sông nước, biển
đảo, đến du lịch nghỉ dưỡng, di sản, văn hóa, di tích… Tuy nhiên, mỗi loại
hình đó có những nét đặc thù gì, đầu tư tới đâu,
phát triển như thế nào, nền tảng vật chất và con
người ra sao, đem đến điều gì cho du khách thì hầu
như không một địa phương nào làm được.
Tại cuộc họp với Bộ VH,TT&DL diễn ra mới đây,
đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng đã thẳng
thắn nhìn nhận những hạn chế của ngành du lịch
dẫn đến kết quả thực hiện chưa cao. Đầu tiên phải kể đến là việc quản lý
giá cả dịch vụ du lịch tại một số địa phương trong thời kỳ cao điểm chưa
được kiểm soát, hoạt động lữ hành vẫn xảy ra hiện tượng cạnh tranh không
lành mạnh... Mặt khác, chương trình hành động quốc gia và xúc tiến du
lịch triển khai chậm. Tất cả tồn tại cố hữu đó khiến du lịch Việt Nam vẫn
chỉ ở dạng tiềm năng mà chưa thể cất cánh.

You might also like