Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tứ thư bình giải: Phần Đại học
Tứ thư bình giải: Phần Đại học
Tứ thư bình giải: Phần Đại học
Ebook254 pages4 hours

Tứ thư bình giải: Phần Đại học

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Đây là bộ sách đồ sộ lần đầu tiên được biên soạn bao gồm đủ bốn quyển sách lớn của nền văn học cổ Trung Hoa: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung. Soạn giả không chỉ làm công việc chuyển dịch, mà đặc biệt còn vận dụng những kiến thức chuyên môn của nhiều năm giảng dạy để phân tích và nêu bật từng vấn đề, trong mối quan hệ với xã hội hiện đại.

Tứ thư bình giải sẽ giới thiệu đến người đọc toàn bộ những gì tinh hoa và tiêu biểu nhất của 4 quyển sách quý, vốn đã từng được xem là nền tảng của hệ thống giáo dục Trung Hoa qua nhiều ngàn năm nay.

Tuy nhiên, người đọc sẽ không phải choáng ngợp với quá nhiều thông tin cũng như cách diễn giải cổ xưa thường gặp ở các bộ sách cổ. Ở đây, soạn giả đã phần nào "hiện đại hóa" những tư tưởng và khái niệm, thêm vào đó những ý kiến luận giải và bình giảng, giúp cho người đọc được dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và nhận hiểu nguồn tư liệu đồ sộ này.

Mặc dù đây chỉ là một công trình cá nhân và không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, nhưng chắc chắc bộ sách này là món quà quý giá mà bất cứ ai yêu thích nghiên cứu văn học cổ nói chung, văn học Trung Hoa nói riêng, đều sẽ muốn có trong tủ sách của mình.

LanguageTiếng việt
Release dateDec 17, 2012
ISBN9781301563289
Tứ thư bình giải: Phần Đại học

Related to Tứ thư bình giải

Related ebooks

Reviews for Tứ thư bình giải

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tứ thư bình giải - Lý Minh Tuấn

    Mục lục

    LỜI GIỚI THIỆU

    Chu Hy chương cú

    CHƯƠNG 1: MINH MINH ĐỨC

    CHƯƠNG 2: TÂN DÂN

    CHƯƠNG 3: CHỈ Ư CHÍ THIỆN

    CHƯƠNG 4: BẢN MẠT

    CHƯƠNG 5: CÁCH VẬT TRÍ TRI

    CHƯƠNG 6: THÀNH Ý

    CHƯƠNG 7: CHÍNH TÂM, TU THÂN

    CHƯƠNG 8: TU THÂN TỀ GIA

    CHƯƠNG 9: TỀ GIA TRỊ QUỐC

    CHƯƠNG 10: TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ

    TỔNG LUẬN

    LỜI GIỚI THIỆU

    Từ khoảng cuối thế kỷ 19, sau hàng nghìn năm ngự trị trong nền văn hóa Á Đông, Nho giáo đã hầu như suy sụp hoàn toàn trước sự tấn công ồ ạt của nền văn minh phương Tây. Nhà thơ Tú Xương, một trong số những ông tú, ông nghè hiếm hoi còn sót lại trong xã hội thời ấy đã phải ai oán kêu lên:

    Cái học nhà Nho đã hỏng rồi,

    Mười người đi học chín người thôi!

    Một nền học thuật dù cao siêu đến đâu mà không còn ai theo đuổi thì tự nó đã tỏ rõ dấu hiệu diệt vong, bởi ý nghĩa của một nền học thuật là gì nếu không phải là mang đến cho người học những giá trị đích thực của nó? Khi người ta đã từ chối không theo học thì mọi giá trị cao siêu ắt sẽ không còn điều kiện để phát huy được nữa. Nhìn thấu ý nghĩa đó, cụ Trần Trọng Kim đã viết trong lời tựa sách Nho giáo như sau:

    ... ... thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới, không ai nghĩ đến cái nhà cổ ấy nữa...

    Cái nhà cổ mà cụ Trần nhắc đến ở đây chính là căn nhà Nho giáo mà cụ đang ra công giữ lấy di tích vì e rằng sẽ đến lúc nó triệt tiêu hoàn toàn trong lòng người. Dù vậy, bộ sách Nho giáo mà cụ Trần đã dày công biên soạn, được xuất bản vào khoảng đầu những năm 1930, dường như ngày nay cũng chẳng còn mấy ai tìm đọc!

    Và đã gần một thế kỷ đã qua đi kể từ khi những đại biểu cuối cùng của Nho giáo chấp nhận buông xuôi trong cuộc giằng co cũ – mới, bởi những nhu cầu thực tiễn của một xã hội văn minh hiện đại không ngừng phát triển hầu như không thể được đáp ứng trong khuôn khổ của những gì mà Nho giáo mang đến cho người học.

    Thế nhưng, nền văn minh hiện đại cũng không phải là cây đũa thần mang đến cho nhân loại tất cả. Với một khuynh hướng đã, đang và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị vật chất, nền văn minh hiện đại đã không lưu tâm nhiều đến những giá trị tinh thần trong cuộc sống, và đây chính là lý do khiến cho nhiều người sớm nhận ra rằng không ít những giá trị tinh túy của Nho giáo giờ đây lại trở thành cái mà con người cần đến để tạo sự quân bình trong cuộc sống hiện đại. Hơn thế nữa, xét cho cùng thì những giá trị ấy thật ra là chưa từng mất đi mà vẫn được âm thầm truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua sự giáo dục dựa trên nền tảng gia đình và luân lý đạo đức xã hội Việt Nam, vốn có phần đóng góp rất lớn của Nho giáo từ nhiều thế kỷ qua.

    Và như vậy, khi quay nhìn lại cội nguồn phát xuất của nhiều lý tưởng cao đẹp trong đời sống như lòng nhân ái, đức khoan dung, tinh thần vị tha, cũng như những đức tính căn bản mà ai ai cũng cần đến và trân trọng như nhân nghĩa, hiếu đễ, thành tín... hẳn chúng ta không khỏi lấy làm ngạc nhiên khi thấy rằng trí tuệ của người xưa đã vô cùng sâu sắc khi nhận ra được những giá trị và ý nghĩa thực sự của đời sống vốn không phụ thuộc hoàn toàn vào vật chất, mà quan trọng hơn lại chính là sự hàm dưỡng một tâm hồn cao đẹp. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ càng ngạc nhiên hơn khi nghe người xưa mô tả về những đức tính cần có của một nhà lãnh đạo để có thể được xem là thực lòng lo cho dân cho nước. Những chuẩn mực lý tưởng này nếu chỉ được áp dụng một phần nào thôi, chắc chắn cũng sẽ xóa bỏ được rất nhiều những tệ nạn mà xã hội văn minh hiện đại của chúng ta đang đối mặt.

    Tất cả những giá trị tinh túy đó của Nho giáo được gói gọn trong một bộ sách được người xưa trân trọng và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng là nền tảng học thuật của Nho gia từ những điều cơ bản nhất cho đến những gì uyên áo nhất. Bộ sách này gồm 4 quyển sách quý được gọi chung là Tứ thư. Đó là các sách: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung. Quyển sách mà quý vị đang cầm trên tay chính là được biên soạn từ bộ Tứ thư, đặc biệt bao gồm cả nguyên bản Hán văn, bản Việt dịch cũng như các phần chú thích và bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn.

    Ông Lý Minh Tuấn không phải là người đầu tiên dịch và bình chú bộ sách Tứ thư. Trước đây đã từng có các học giả nổi tiếng như Đoàn Trung Còn, Nguyễn Hiến Lê... cũng đã làm công việc này. Tuy nhiên, khi nhận lời đọc lại bản thảo bộ Tứ thư bình giải này trước khi in, tôi đã nhận ra ngay là cách làm của soạn giả hoàn toàn không giống như những người đi trước. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ sách này, ông Lý Minh Tuấn đã có được sự am hiểu nhất định về phương thức truyền đạt những tư tưởng, triết lý của người xưa đến với những độc giả của thời hiện đại. Đây chính là lý do tạo nên sự khác biệt của sách này. Thay vì lặp lại những gì người đi trước đã nói, soạn giả đặc biệt đã cố gắng vận dụng những kiến thức gần gũi nhất mà người đọc hiện có để giảng giải về những hàm ý trong lời dạy của cổ nhân. Hơn thế nữa, ông cũng nêu ra và so sánh những mối quan hệ giữa Nho giáo với nhiều hệ thống tư tưởng triết học và tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. Thông qua đó, người đọc có thể dễ dàng hơn trong sự tiếp thu những tư tưởng sâu xa của bộ sách này.

    Cách làm này của soạn giả tất nhiên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nếu xét từ góc độ nghiên cứu học thuật, phương thức này có thể không thực sự khách quan và chuẩn xác, bởi nó phụ thuộc vào những nhận thức cũng như luận giải chủ quan của người viết. Yếu tố chủ quan càng bộc lộ rõ hơn khi người viết cố sử dụng những luận cứ trong một hệ thống tư tưởng này để giải thích hay nhận xét về một ý tưởng nào đó vốn thuộc về một hệ thống tư tưởng khác. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ giáo dục thì lại khác, bởi nền tảng chung của các hệ thống tư tưởng, tôn giáo mà soạn giả sử dụng ở đây đều là hướng đến việc giáo dục, rèn luyện con người trở nên tốt đẹp, hướng thiện. Dựa trên điểm tương đồng đó, việc so sánh các tư tưởng có liên quan nhằm mục đích giáo dục là một ý tưởng hợp lý, vì hiệu quả của một phương thức giáo dục chính là mức độ tiếp thu, nhận hiểu của người học. Và nếu xét riêng từ yếu tố này thì sách Tứ thư bình giải rất có thể sẽ mang đến cho người đọc một cách tiếp cận mới dễ dàng hơn với kho tàng tư tưởng Nho giáo. Hơn nữa, xét cho cùng thì sách này ra đời không phải như một công trình nghiên cứu khoa học, mà là sự hệ thống hóa các bài giảng trong thực tế của soạn giả từ nhiều năm qua. Vì thế, mục đích chính của nó là cung cấp cho người đọc những hiểu biết nhất định về tư tưởng Nho giáo, nhằm khơi dậy những giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp đã phần nào bị lãng quên qua thời gian cũng như đã ít nhiều bị che mờ đi bởi nhịp sống bon chen hối hả của xã hội văn minh vật chất trong hiện tại. Với mục đích như thế, tôi tin là soạn giả đã hoàn toàn hợp lý khi chọn phương thức bình giải như trong sách này.

    Thật ra, các sách Đại học và Trung dung với lời bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn đã được xuất bản trước đây như những tác phẩm riêng lẻ với tựa đề Đại học thuyết minh (NXB Văn hóa thông tin, 2004) và Trung dung thuyết minh (NXB Văn hóa thông tin, 2002). Trong lần xuất bản này, các sách Luận ngữ và Mạnh tử đã được hoàn tất và sắp xếp in chung trọn bộ với nội dung và hình thức đã được chỉnh sửa nhất quán. Ngoài ra, bản in lần này cũng được bổ sung đầy đủ phần Hán văn, rất thuận tiện cho những ai muốn đối chiếu so sánh hoặc nghiên cứu sâu hơn. Cuối sách có thêm phần tra khảo từ vựng, được sắp xếp theo chương mục cũng như theo vần ABC để tiện việc tra khảo cho người đọc.

    Về trật tự sắp xếp trong sách này, chúng tôi cũng không dựa theo thói quen truyền thống, mà chú ý nhiều hơn đến sự thuận tiện cho người đọc để có thể tiếp nhận các nội dung theo một trình tự hợp lý. Sách Luận ngữ được trình bày trước nhất vì sách này tập trung những lời dạy thể hiện tư tưởng của Khổng tử một cách rõ nét và đầy đủ nhất. Hầu hết các tác phẩm của Nho gia đời sau đều trích lại lời của Khổng tử từ đây. Tiếp theo là sách Mạnh tử, ghi lại những lời của Mạnh tử, có thể xem là nhân vật thứ hai trong Nho giáo, sau Khổng tử. Sách Mạnh tử giúp người đọc hiểu rõ hơn và sâu rộng hơn những tư tưởng ban đầu của Khổng tử, đồng thời cũng tiếp cận được với không ít những tư tưởng do chính Mạnh tử phát triển dựa trên nền tảng những điều Khổng tử đã nêu ra trước đó. Hai quyển Đại học và Trung dung được xếp sau cùng vì mức độ sâu xa uyên áo của chúng, hầu như chỉ có thể tiếp cận sau khi người đọc đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản trong hệ thống tư tưởng Nho giáo. Mặc dù vậy, xét chung thì cả bốn quyển sách này vẫn là một tổng thể thống nhất, bổ sung cho nhau để thể hiện được toàn bộ hệ tư tưởng của Nho giáo một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất; trong đó có cả những nền tảng cơ bản nhất của việc đối nhân xử thế, cho đến những ý nghĩa sâu xa, siêu việt và uyên áo nhất mà tư tưởng người xưa đã từng đạt đến.

    Là một bậc thầy thuộc thế hệ đi trước, nay đã bước sang độ tuổi cổ lai hy, soạn giả Lý Minh Tuấn đã biên soạn công trình này với tấm lòng yêu người thương đời rất đáng trân trọng của một nhà giáo dục đã nhiều năm đứng trên bục giảng. Tôi rất vui khi được hân hạnh giới thiệu với quý độc giả bộ sách này và hy vọng nó sẽ góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống, bởi xét cho cùng thì dù trong bất cứ thời đại nào, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc sống con người vẫn luôn là những giá trị đạo đức và tinh thần tốt đẹp chứ không phải là theo đuổi sự hưởng thụ vật chất. Và với ý nghĩa này thì việc khơi dậy những giá trị đạo đức tốt đẹp trong truyền thống Nho giáo hẳn sẽ mang lại những tác động tích cực nhất định trong việc giúp cho mỗi người chúng ta hướng đến một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn.

    Trân trọng,

    NGUYỄN MINH TIẾN

    ĐẠI HỌC

    朱熹章句

    Chu Hy chương cú

    子程子曰:大學,孔氏之遺書,而初學入德之門也。於今可見古人為學次第者,獨賴此篇之存,而論,孟次之。學者必由是而學焉,則庶乎其不差矣。

    Tử Trình tử viết: "Đại học Khổng thị chi di thư, nhi sơ học nhập đức chi môn dã. Ư kim khả kiến cổ nhân vi học thứ đệ giả, độc lại thử thiên chi tồn, nhi Luận, Mạnh thứ chi. Học giả tất do thị nhi học yên, tắc thứ hồ kỳ bất sai hỹ.

    Dịch nghĩa:

    Chương câu của Chu Hy.

    Thầy Trình tử nói: Đại Học, sách của họ Khổng để lại, là cửa vào đức hạnh của người mới học. Vào thời nay, có thể thấy người xưa học hành có thứ tự là nhờ đọc thiên sách còn lại này, rồi đến sách Luận Ngữ, sách Mạnh tử. Người học ắt do đấy mà học, thì gần như không sai lầm vậy.

    BÌNH GIẢI:

    Trước Chu Hy, hai thiên sách Đại học và Trung dung vốn nằm chung trong bộ Lễ Ký. Sau này, Chu Hy khảo duyệt lại, mới tách riêng ra, kết hợp với sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử làm thành bộ Tứ Thư chương cú hay Tứ Thư tập chú. Do việc sắp đặt chương, câu lại có hệ thống rõ ràng và viết lời giới thiệu, nên đoạn văn trên được gọi là Chu Hy chương cú. Vì tôn trọng Trình tử là bậc thầy nên ở đây Chu Hy đã trích lời Trình tử để dẫn vào nội dung sách Đại Học.

    Từ thời xa xưa, trước cả Khổng tử, việc học ở Trung Hoa được phân làm hai cấp: Tiểu học và Đại học. Theo Chu Hy, trẻ em lên 8 tuổi được đưa vào nhà Tiểu học để học từ thấp lên cao về những điều thường thức bao gồm lục nghệ: lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (viết chữ), số (tính tốn). Lên 15 tuổi, các thiếu niên đã qua bậc tiểu học, gồm con của thiên tử, con của các công khanh, đại phu... và một số thiếu niên xuất sắc trong hàng thứ dân được đưa vào nhà Đại học (Thái học). Ở đây, họ được học về đạo lý cao siêu để có thể tự sửa mình và biết cách cai trị dân về sau.

    Theo Trình tử trong phần mở đầu này, sách Đại học do Đức Khổng Tử truyền lại và được xem như sách nhập môn về đức hạnh dành cho các môn sinh bậc đại học. Sau khi đã nắm vững cương lĩnh đạo đức, đường lối tu thân, phương pháp để hiểu rõ sự lý vạn vật, người học mới được hướng dẫn học tới hai sách Luận ngữ và Mạnh Tử. Đó là những sách bàn về sự ứng dụng thực tế đạo lý trong đời sống xã hội, trong việc chính trị.

    Nói về thứ tự trong đường lối học vấn của người xưa, Trình tử không đề cập đến sách Trung dung. Lý do có thể nằm trong hai giả thuyết sau:

    1. Trung dung là sách nói về triết lý cao siêu thuộc phần Hình nhi thượng học, hướng dẫn con người tiến lên bậc thánh nhân, đi trong thiên đạo. Đó là môn học tâm truyền khó lòng đem giảng chung cho mọi người. Trung Dung chỉ dành riêng cho những môn đệ đặc biệt, thuộc loại như Nhan Hồi, Tử Tư... có lòng tha thiết hướng tới thánh đạo.

    2. Trước khi Chu Hy san định bộ Tứ thư tập chú, Đại học và Trung dung là hai thiên sách liên kết với nhau trong bộ Lễ Ký. Do đó, Trình tử nói đến sách Đại học là đã bao hàm có Trung dung đi kèm.

    Cụ Phan Bội Châu cho rằng sách Trung dung khó hiểu; vì thế nếu hiểu theo giả thuyết thứ nhất, người xưa đã đặt Trung dung sang một bên, không đặt trong giáo trình học vấn phổ thông thì cũng có lý.

    Về sách Trung Dung, cụ Phan viết như sau:

    Bản sách này ở trong Khổng học là một bản sách rất cao, bàn đạo lý rất thâm thúy, góp cả thiên đạo và nhân sự, đủ cả lý luận và sự thực. Xem ở trên mặt chữ và chương cú, không được dễ hiểu như Đại học và Luận ngữ Học giả bắt đầu vào cửa Khổng học thiệt chưa có thể lĩnh hội được cả tuyền thư. (Khổng học đăng: Quyển I, trang 310)

    Ở đây, Trình tử cho rằng theo thứ tự của người xưa, học nguyên tắc căn bản trong sách Đại học trước, rồi mới học sang phần ứng dụng ở Luận ngữ, Mạnh tử sau thì tránh được sai lầm.

    PHẦN KINH

    大學之道;在明明德,在親民,在止於至善。

    Đại học chi đạo, tại minh Minh Đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.

    知止而后有定,定而后能靜,靜而后能安,安而后能慮,慮而后能得。

    Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc.

    物有本末,事有終始,知所先後,則近道矣。

    Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỷ.

    古之欲明明德於天下者,先治其國;欲治其國者,先齊其家;欲齊其家者,先脩其身;欲脩其身者,先正其心;欲正其心者,先誠其意;欲誠其意者,先致其知;致知在格物。

    Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật.

    物格而后知至,知至而后意誠,意誠而后心正,心正而后身脩,身脩而 后家齊,家齊而后國治,國治而后天下平。

    Vật cách, nhi hậu tri chí. Tri chí, nhi hậu ý thành. Ý thành, nhi hậu tâm chính. Tâm chính, nhi hậu thân tu. Thân tu, nhi hậu gia tề. Gia tề, nhi hậu quốc trị. Quốc trị, nhi hậu thiên hạ bình.

    自天子以至於庶人,壹是皆以脩身為本。其本亂而末治者否矣;其所厚者薄,而其所薄者厚,未之有也。

    Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản. Kỳ bản loạn, nhi mạt trị giả, phủ hỹ. Kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu dã.

    °

    (右經一章,蓋孔子之言,而曾子述之。其傳十章,則曾子之意,而門人記之也。舊本頗有錯簡,今因程子所定,而更考經文,別為序次如左。)

    Hữu kinh nhất chương, cái Khổng tử chi ngôn, nhi Tăng tử thuật chi. Kỳ truyện thập chương, tắc Tăng tử chi ý, nhi môn nhân ký chi dã. Cựu bản phả hữu thác giản, kim nhân Trình tử sở định, nhi cánh khảo kinh văn, biệt vi thứ tự như tả (Chu Hy)

    Dịch nghĩa:

    Đường lối của bậc đại học ở chỗ làm sáng tỏ năng lực sáng láng, ở chỗ thân yêu mọi người, ở chỗ dừng trong sự tốt lành cùng cực.

    Biết dừng, rồi sau mới có ổn định. Ổn định, rồi sau mới có thể thinh lặng. Thinh lặng, rồi sau mới có thể yên vui. Yên vui, rồi sau mới có thể nghĩ ngợi toan tính. Nghĩ ngợi toan tính, rồi sau mới có thể đạt được.

    Vật có gốc ngọn, việc có đầu, cuối. Biết chỗ trước, sau; thì gần được chân lý.

    Người xưa muốn làm sáng tỏ cái năng lực sáng láng ở trong thiên hạ, trước là sửa trị nước mình. Muốn sửa trị nước mình, trước là điều chỉnh nhà mình. Muốn điều chỉnh nhà mình, trước là sửa thân mình. Muốn sửa thân mình, trước là làm cho lòng mình được chính đáng. Muốn lòng mình được chính đáng, trước là làm cho ý mình được thành thật. Muốn ý mình được thành thật, trước là đạt đến cùng sự hiểu biết. Hiểu biết đến cùng ở tại sự tìm xét đến cùng sự vật.

    Sự vật được xét đến cùng rồi sau mới hiểu biết thấu đáo. Hiểu biết thấu đáo rồi sau mới có ý thành thật. Ý thành thật rồi sau mới có lòng chính đáng. Lòng chính đáng rồi sau mới có thân được sửa. Thân được sửa rồi sau mới có nhà được điều chỉnh. Nhà được điều chỉnh rồi sau mới có nước được sửa trị. Nước được sửa trị, rồi sau thiên hạ mới được thái bình.

    Từ thiên tử cho tới thường dân, tất cả đều phải lấy việc sửa mình làm gốc. Gốc rối loạn, mà ngọn được sửa trị, chẳng có vậy. Nơi đáng dày lại mỏng, mà nơi đáng mỏng lại dày, chưa hề có vậy.

    Trên đây là một chương Kinh, đó là lời Khổng tử, mà Tăng tử thuật lại, phần Truyện có mười chương, là ý của Tăng tử mà các đệ tử ghi chép lại. Bản sách cũ có lắm chỗ (thẻ tre) lẫn lộn, nay nhân có sự xác định của Trình tử, (tôi) khảo cứu thêm kinh văn, đem phân biệt thứ tự như dưới đây (Chu Hy).

    BÌNH GIẢI:

    Các Nho gia ngày xưa đã có sự phân biệt: Kinh là lời dạy của bậc thánh; Truyện là lời giải thích của bậc hiền (các môn đệ của bậc thánh). Đối với Kinh Dịch, Kinh là lời của Văn Vương, Chu Công; Truyện là lời của Khổng tử. Đối với Đại học, Trung dung, Kinh là lời của Khổng Tử, Truyện là lời giải thích của Tăng Tử, Tử Tư.

    Trong sách Đại học, phần Kinh của Khổng tử chỉ có một chương duy nhất gồm 205 chữ. Còn về phần Truyện, tương truyền là lời giải thích của Tăng tử, một cao đệ của Khổng tử sau Nhan Hồi, nhưng lại do các môn đệ (của Tăng tử) không biết là những vị nào đã ghi chép lại.

    Trước khi tìm hiểu phần Truyện, chúng ta hãy tiếp cận với lời Kinh và tìm cách giải thích, thuyết minh để cố gắng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1