Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Ông Ve Chai
Ông Ve Chai
Ông Ve Chai
Ebook229 pages3 hours

Ông Ve Chai

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Ông Ve Chai là sách vui được viết dưới cái nhìn hài hước về đủ chuyện cũ mới tại Hà Nội và những vùng tác giả đã qua: một ông mê sưu tập vỏ chai rượu ngoại, cậu học trò được gia đình ngưỡng vọng là thần đồng, chân dung ông hưu trí câu cá trộm, những thói quen và cung cách rượu bia, du lịch bình dân, ứng xử gia đình, truyền thống, kết bạn...

LanguageTiếng việt
PublisherMai Do
Release dateOct 20, 2013
ISBN9781301640744
Ông Ve Chai
Author

Mai Do

Name: Mai DoBorn and live in Hanoi, VietnamCurrently a Temple University student in Philadelphia.Mai loves to explore her hometown, the historic capital city of Vietnam. What a better way is writing a book about the restaurants scattered around the city? So began her journey to sample, as the French say, the crème de la crème of Hanoi cuisine.She researched and visited notable restaurants in the span of 2 years and compiled them in a handy e-book guide with over 100 restaurants of various kinds, reviews and prices.Name: Huan DoBorn and live in Ha Noi, Viet NamWork on Education and Social Development consultation and research; Writer, Translator.Published Books (literature):TÀO LAO GÀ (Hanoi Chicken Nonsense)VẸO RỒNG (Dragon Scraps)ÔNG VE CHAI (Mr. Garbage)HỒI ỨC MÈO ĐEN (Blackcat's Memoir)HÀ NỘI NGÀN NĂM ĂN VẶT (Hanoi Popular Street Foods)HANOI COLONIAL BUILDINGSHANOI TOP10Coming Soon:THÀNH PHỐ MỘT ĐÈN ĐỎ (The One Red Light City)

Read more from Mai Do

Related to Ông Ve Chai

Related ebooks

Reviews for Ông Ve Chai

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Ông Ve Chai - Mai Do

    Mục Lục:

    Lời cảm ơn

    Bắt tay biết ngay là rượu

    Bình thường cân đường hộp sữa

    Ông ve chai

    Ăn trắng, mặc trơn

    Rùa rào rào chạy

    Phục Sinh Cải Lão Hoàn

    Ngày Huyền Vũ

    Thành phố một đèn đỏ

    Tượng ông động đậy

    Thạch Sanh và Lý Thông

    Ông Đồ không áo the

    Santa Claus

    Hội cười

    Sắc Mệnh Chi Bảo

    Anh chị có khỏe không ạ

    Tai nghe tự luyện

    Viễn dương lõi xốp

    Sưa

    Sữa

    Cúc quần anh quên

    Lồng chim giải phóng quân

    Ra thành phố

    Tiền dễ kiếm thế sao

    Răng vàng lấp lánh

    3 câu 5 điều

    Sâm Cầm huyền thoại

    Ngài hoàn hảo

    Thuốc tễ là dễ ung thư

    Họa sỹ Dark

    Bồ Tát không đầu

    Những siêu sao Hà Nội

    Gặp gỡ Brussells

    Không chim thì bướm cũng buồn mà thôi

    Ba ông tiến sĩ và quả bí ngô

    Hoạn quan đê!

    Hoàng Yến rung rinh

    Chúa ngục đuổi gà

    Thật một giấc mơ

    Jane

    Đám đông Hà thành

    Chụp đầu sinh thái

    Con nghiện từ bi

    Gà tậu trứng vàng

    Người mơ mộng cuối cùng

    Mưa to ướt áo

    Thủ đô Phong Điện

    Kỳ Nam - Vương Quế

    Gà làm

    Capchon

    Lão Thà buông câu

    Thật thà bị hại, thông thái bị lừa

    Thân phận Hà Nội Gốc

    Thời của Hạ cam

    Nhật ký Gà Thiến

    Danh mục truyện theo năm sáng tác

    Giới thiệu tác giả

    About the author

    Lời cảm ơn

    Ông Ve Chai gồm 54 truyện ngắn, tạp văn chọn lọc được viết trong khoảng thời gian năm từ 2009 đến 2011.

    Tôi muốn cảm ơn:

    Đỗ Minh Thu (Thu Do) ở kookiestudio đã thiết kế bìa cho sách.

    Cô Hoàng Bích Hải, một người bạn đã hỗ trợ tài chính cho việc xuất bản (Bản in) cuốn sách này.

    Bạn bè, bạn đọc gần xa đã đọc, hưởng ứng và góp ý cho Tào Lao Gà, Vẹo Rồng, Hồi ức Mèo Đen, Hanoi Top10, Hà Nội Ngàn năm Ăn Vặt, Hanoi Colonial Buildings và cổ vũ cho sáng tác và xuất bản Ông Ve Chai.

    Sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các nhà chuyên môn liên quan tới việc biên tập và xuất bản cuốn sách này.

    Tôi mong sách được các bạn đón nhận và góp ý.

    Hà Nội, 2.2012-2015

    TÁC GIẢ

    Xem Mục Lục

    Bắt tay biết ngay là rượu

    Mấy tỉnh Phía Bắc nay có lệ uống rượu bắt tay. Lệ này công nhận đơn giản: cạn chén rượu, bắt tay nhau một cái.

    Cụ Hà Nội gần 90 lên dự đám cưới cháu đích tôn ông thông gia. Đường lên Xứ Lạng quanh co đến nơi vừa suỵt tiệc cưới.

    - Quí hóa quá, có dễ cả chục năm nay cụ mới lên chơi, mời cụ lên mâm trên xơi chén rượu nhạt. Chén rượu này trước tiên mừng ngày hội ngộ, mừng cụ còn hồng hào khỏe mạnh. Cạn chén. Xin bắt tay cụ. Gân cốt cụ còn dẻo dai lắm…

    - Còn chén này xin được uống mừng cụ bà còn khỏe. Các anh các chị ăn nên làm ra. Con cháu đầy nhà. Mừng đại gia đình ta đủ cả Phúc, Lộc, Thọ. Kính cụ. Xin bắt tay cụ...

    Xong 2 chén rượu. Xong 2 cái bắt tay. Giờ mới được ngắm cỗ bàn. Thịnh soạn đấy. Đủ cả. Con tôm to nhất đĩa được gắp cho cụ Hà Nội.

    - Con mời ông xơi! Món này ăn nóng. Để nguội dễ tanh. Để con bóc vỏ cho ông.

    - Cảm ơn, bóc lấy mới ngon. Có muối chanh không? Có hả. Hay rồi!… - Cụ Hà Nội thò tay bóc tôm.

    - Con chào ông. Ông nhớ con không ạ. Con là Hoàng. Con là cả trong nhà. Anh em con cả chiều qua mong ông lên. Vợ con cứ lo đường sá xa xôi, ông mệt. Trộm vía, nay thấy ông khỏe mạnh tươi tắn, anh em con mừng quá. Con thay mặt các em con uống mừng ông một chén. Rượu con thửa riêng, cất giữ cả năm, êm như ru. Ông cứ yên tâm. Ông tha lỗi cho con. Con rót rượu là cứ phải tràn trề. Con kính ông. Con cạn rồi ông ạ. Con xin bắt tay ông...

    Thêm cái bắt tay. Cụ Hà Nội đưa con tôm vào miệng. Định ăn từ nãy, giờ mới có cơ hội. Nước miếng ứa ra…vừa lúc…

    - Khoanh tay chào ông, chào cụ đi các con. Con giới thiệu với ông đây là các cháu gia đình con. Đây là cháu T con bác cả. Cháu X con nhà cô út. Kia là cháu B gọi bác L là dì ruột, học ở Hà Nội, lần trước có đến thăm ông. Con thay mặt các cháu mời ông chén rượu. Chúng con vinh dự quá. Các cháu ngóng ông cả chiều qua. Con xin cạn chén…

    - Cứ để ông từ từ. Ông vừa uống xong.

    - Ông không uống chúng con đâu dám mạn phép.

    Cụ Hà Nội liếc nhìn cả chục thanh thiếu niên lớn bé đang hồi hộp đợi mình ban phép. Ông ngửa cổ một hơi.

    - Chúng con chúc ông sức khỏe. Con xin bắt tay ông…

    Bốn chén rượu, hai chục cái bắt tay và một con tôm quấy đảo trong bụng làm cụ Hà Nội bắt đầu lơ mơ.

    - Con mời ông xơi miếng thịt gà. Gà ta mềm lắm. Chúng con biết răng ông khỏe như thanh niên mới dám gắp. Trên này gà là cứ quân năm ngón.

    - Năm ngón? Hà Nội ông cũng gà năm ngón. Gà thơm thịt lắm, cắn đâu biết đấy.

    Cụ Hà Nội đưa miếng thịt gà vào miệng. Nước miệng lại ứa ra. Vừa lúc…

    - May quá ông đây rồi! Con giới thiệu với ông đây là anh Q, Phó Chủ tịch Tỉnh bạn học phổ thông với con, còn đây là M, bạn thời lính, nhà to nhất phố. Đây là anh em cùng cơ quan. Toàn chiến hữu vào sinh ra tử. Nghe tin ông vượt cả trăm cây số lên đây các bạn con cảm động lắm, muốn được chào ông. Chúng con xin uống…

    Cụ Hà Nội buông miếng thịt gà:

    - Thứ lỗi nhé, không uống được nhiều. Vừa xong mấy chén. Lơ mơ rồi.

    - Ông chỉ cần nhấp môi thôi ạ. Được uống mừng thọ ông là chúng con vui rồi. Vui quá! Chúng con xin bắt tay ông…

    Cụ Hà Nội chùi tay và lần lượt bắt tay các chiến hữu vào sinh ra tử. Toàn những người có vai vế. Ai cũng cảm động. Ai cũng hai tay cung kính bắt chặt tay ông. Còn cụ Hà Nội thấy ái ngại: Người Hy Lạp phát minh ra bắt tay cốt bảo: Này nhé, tay ta không có vũ khí. Còn giờ… Tay ta cũng không vũ khí nhưng lại đủ cả tôm, gà… Dầu mỡ lầy nhầy chắc dính tay mọi người. À mà có sao nhỉ? Tay ải, tay ai. Ai cũng đang ăn cả. Xem nào… ngoài gà, tôm còn cả cá, chim, măng miến, mọc, xôi… nào ta đã kịp xơi...

    Rồi Cụ Hà Nội cũng kịp xong miếng thịt gà.

    - Ông thử món măng này. Đặc sản trên con đấy ạ.

    - Măng à, măng là món ông mê. Làm ơn chiêu thêm ít nước canh.

    Xong chúc rượu… Ổn rồi! Món măng quả lạ miệng. Cả nước lẫn cái đều ngon. Còn đây là món gì mà trông lạ…

    Vừa lúc ngoài cửa có tiếng ồn ã: Chú rể! Chú rể vào chúc rượu ông!. Cụ Hà Nội giật bắn mình nhìn ra: Xem nào, comple, cavat, hoa đỏ cài ngực, má đánh phấn hồng…Đúng chú rể rồi còn gì!

    - Ông xá tội cháu. Cháu phải sang bên nhà gái. Trên này chú rể phải hầu rượu cả hai nơi. Giờ cháu mới về được. Mau rót rượu cho ông!

    Cụ Hà Nội lẩm bẩm: Từ chối sao được. Ta lên đây vì đám cưới. Lại còn thông gia, rồi bố chú rể đi kèm đây này.

    - Ừ…Ông chúc mừng cháu nhé!

    - Cháu cảm động quá. Cháu xin được bắt tay ông…

    Cụ Hà Nội thở phào: Lần này chắc hết hẳn bắt tay! …Xôi nấu khéo đấy…Lơ mơ rồi. Nhưng hình như lại có ai đang tới?!

    - Con chào ông ạ! Từ nãy giờ con không dám đến chúc ông. Con đợi. Con là Y, nhà con cũng ở Hà Nội, Phố Hàng Khoai. Con lấy vợ trên này. Con muốn chúc ông chén rượu. Ông ơi! Ông không cần cạn chén. Con xin được uống nốt lộc ông cho.

    - Ta nhớ rồi. Hàng Khoai…Ta chúc con và gia đình sức khỏe - Cụ Hà Nội nhấp hớp rượu, đầu óc thấy bay bay. Các ngón chân rượu chạy rân rân...

    - Thế còn bắt tay? - Cụ Hà Nội ngạc nhiên không thấy thanh niên Hàng Khoai đề nghị bắt tay liền giơ tay chủ động.

    - Dạ con …

    Lúc này cụ mới nhìn kỹ người mời.

    - Thương binh hả? Không tay phải thì tay trái! Ta muốn bắt tay con.

    - Con vui quá. Con xin bắt tay ông…

    Bình thường cân đường hộp sữa

    Nơi nào có người ốm chết nơi đó có công đoàn.

    Nghe tin bà Trưởng phòng Tổ chức - Nhân sự ốm nhập viện cả cơ quan nháo nhào. Công đoàn họp khẩn. Họp để xem ngày giờ, thành phần tham dự và quà cáp ra sao khi vào thăm người bệnh. Kể cũng khó cho công đoàn vì 20 năm nay chỉ thấy nhân viên ốm chứ bà trưởng phòng chưa thấy đau yếu bao giờ. Nhân viên lìu tìu mà ốm thì chỉ cân đường, hộp sữa là xong. Đằng này…

    - Theo em không nên đi đường sữa. Trưởng phòng không thể suồng như anh chị em mình. Cứ phong bì là hay. Vừa gọn gàng tiềm ẩn, vừa trực quan sinh động.

    - Bì là bì thế nào, có phải cưới xin đâu mà phong bao trả nợ. Bác ấy tiền nhiều như quân Nguyên. Bê tiền đến bác ấy lại mắng cho, dại mặt.

    - Bác ấy là mê hoa lá cành lắm. Hay ta làm bó hoa nghệ thuật thật dữ dội cho nồng nàn phòng bệnh?

    - Không được, cậu không biết người ta kiêng mang hoa cho người nằm viện hay sao? Bác ấy lại chửi cho dám mang hoa tang đến và rủa con bệnh nhanh khuất núi.

    - Chết! thế ạ, em thật không biết - Cậu nhân viên Tin học ỉu xìu sau khi bị bà văn thư nguýt dài: Chú mới lên Hà Nội còn phải học nhiều.

    Cuộc họp kéo dài cả tiếng đồng hồ mà không thể thành công tốt đẹp như mọi bận. Ai cũng nóng ran đầu. Người sáng kiến mua hoa quả sạch cho bà mát ruột, kẻ hiến kế sắm máy Ipod để bà nghe cải lương giải sầu, ai đó đề nghị tặng nước hoa để át mùi cồn, băng gạc, rồi mua tiểu thuyết Sập bẫy tình để bà giết thời gian… Nhưng tất cả các sáng kiến đều bị công đoàn phân tích bác bỏ. Cuối cùng thì ông tổ trưởng công đoàn lên tiếng:

    - Bác ấy trưởng phòng 20 năm nên chẳng thiếu gì, theo tôi ta cứ đường sữa cho nó lành. Thăm nhau cốt ở cái tình.

    Lời ông công đoàn đồng thời là Phó phòng không ai dám trái cho đến khi cậu nhân viên mới lên Hà Nội dụt dè:

    - Kể cũng khó, em thấy ngoài kia nhiều loại sữa lắm: sữa nội, sữa ngoại, sữa tách bơ, sữa kakao, sữa bột, sữa nước, sữa loãng xương, sữa tiểu đường, sữa suy dinh dưỡng, sữa…

    - Thôi, thôi! Cứ sữa Ông Thọ là chuẩn. Đi sữa gì thì cũng có sữa tốt hơn, đắt tiền hơn - Ông Thọ lại mang nhiều ý nghĩa! - Ông công đoàn cắt lời. Còn bà văn thư mù tin học thì thêm cái nguýt cậu trẻ: Chỉ được cái lanh chanh. Đừng tưởng biết tí bàn phím là thạo mọi thứ nhé!

    Ngay chiều hôm đó cả đoàn gần chục người cùng đường, sữa rồng rắn vào viện. Quanh giường bệnh đông nghẹt đại diện các phòng ban cùng vô số thuốc bổ, sữa ngoại, hoa quả, bánh trái đắt tiền. Của ngon, vật lạ đậu kín tủ đầu giường, bậu cửa sổ, hoành tráng đông vui như cửa hàng xa xỉ. Trong cái kệ hàng lấp lánh đó túi ni lon đường buộc chun kếp cùng hộp sữa lìu tìu có ông tiên áo thụng búi tó chống gậy trông có vẻ cô quạnh. Nhìn phái đoàn Ông Tiên nhiều người thương cảm. Cũng nhiều người mủm mỉm đắc ý.

    Từ bệnh viện trở về không khí cơ quan nặng như chì. Mọi người rì rầm trách cứ ông công đoàn vừa quê vừa kiết. Rồi ai cũng tiếc nuối cho những món quà mà mình đề xuất: Giá như lão ấy nghe mình thì đâu đến nỗi!. Chẳng ai muốn nhắc tới Ông tiên chống gậy cho tới chiều nay khi cậu mới lên Hà Nội mạnh mồm thông báo:

    - Cháu bà Trưởng phòng mới vào viện cho hay con bệnh không hề đụng vào bất cứ thứ gì mà chỉ bảo mở sữa Ông Thọ. Bà Trưởng phòng mê bánh mỳ chấm sữa, món khoái khẩu của bà từ nhỏ.

    Cả phòng reo lên. Ông Phó phòng tươi rói:

    - Tôi đã bảo mà, Ông Thọ là hay lắm!

    Riêng bà văn thư thì bữu môi:

    - Cái ngữ ấy ngày xưa kiếm đâu ra sữa mà chấm bánh mỳ. Còn giờ chắc tiếc của nên đành xơi cho đỡ phí. Mấy thứ khác còn đẩy được ra cửa hàng chứ sữa Ông Thọ thì có ma nó mua!

    Còn cậu trai mới lên Hà Nội thì lắc đầu:

    - Hà Nội khiếp thật! Đường sữa mà cũng khó kinh.

    Xem Mục Lục

    Ông Ve Chai

    Cùng thấy chai rượu, trong khi có người dửng dưng thì lại có người tây tây dù chai chưa bật nút. Có người thì bảo: chai này dễ đến trăm đô la. Lại có người, như anh bạn tôi, thì reo lên: Cái vỏ chai đẹp quá!

    Anh vốn là tay ngâm rượu thuốc có tiếng ở Hà Nội. Rượu anh ngâm, như lời anh, chữa được đủ bệnh tật của nhân loại: từ rối loạn kinh nguyệt, liệt dương đến ung thư các thể loại. Anh bảo: Rượu quý có giá, cho vào chai đẹp, giá trị tăng vọt. Rượu ngon, bổ lại vỏ Tây đẹp nên không mất điểm sang trọng. Nhiều người mê mẩn tìm mua rượu anh ngâm dù đắt lòi mắt.

    Rõ là người mê rượu nhưng thực ra anh còn mê vỏ chai rượu hơn. Vào bàn tiệc trịnh trọng, thứ đầu tiên anh tia là vỏ chai rượu. Anh chỉ ngắm những chai lạ lẫm, đắt tiền. Những chai không bắt mắt, dù có ngon và nổi tiếng đến đâu anh cũng hờ hững. Dù chưa nâng cốc anh đã dõng dạc tuyên bố: Tao xí cái vỏ chai. Đi những nơi không quá thân quen, khó xí phần vỏ thì anh thường hỏi làm thế nào chiếm được cái vỏ chai. Ăn gì, uống gì anh cũng cảnh giác với cái vỏ chai: Đẹp như thế, không nhanh là mất!

    Bạn bè biết anh thích vỏ chai, đi đâu tiệc tùng thường nhớ tới anh. Nhiều người còn giành giật vỏ chai cho anh.

    Hôm rồi bạn thân anh mời tiệc. Có chai rượu vỏ đẹp mê hồn để anh xí phần. Anh uống nhiều lắm. Nhiều hơn bình thường. Bạn hiền hỏi sao hôm nay bốc thế. Anh bảo phần vì rượu ngon quá phần vì ai lại mang chai còn rượu ra về nên anh cố thêm mấy ly cho cạn chai. Hôm đó anh say tưng bừng. Bạn bè phải dìu anh cùng cái vỏ chai ra tận taxi.

    Khi các bạn gọi điện cho vợ anh để xem binh tình ra sao, chị bảo anh nằm li bì cả đêm nhưng khi vừa tỉnh đã hỏi ngay: Cái vỏ chai đâu?

    Ăn trắng, mặc trơn

    Vẫn biết ở Nước Nam ta không chỉ cái gì cũng ăn mà cái gì không ăn là không xong, thế mà khi mở cuốn Từ điển Tiếng Việt vẫn giật mình thấy từ ĂN được sử dụng nhiều hơn ta tưởng.

    Ngoài cái việc ăn cơm, ăn cháo ra thì còn có cả Ăn nhậu, Ăn vã, Ăn xổi, Ăn rở, Ăn tạp, Ăn ghém, Ăn thuốc…những thứ dù sao vẫn còn dính dáng đến Ăn hút. Tuy nhiên, dân Việt mình còn ăn nhiều thứ chẳng lằng nhằng liên quan gì đến cơm, thuốc. Đấy là lúc người ta dành dụm tiền để Ăn mặc, Ăn học. Lớn lên thì nai lưng Ăn đấu làm khoán để có chút tiền còi choĂn hỏi cưới vợ. Thành đạt rồi thì "Ăn mừng, Ăn diện, Ăn chơi". Nổi tiếng rồi thì Ăn khách, Ăn không ngồi rồi. Khi tư cách biến chất sinh Ăn xổi, Ăn mảnh, Ăn cánh, Ăn trên ngồi trốc, Ăn không, nói có, Ăn thua, Ăn hiếp, Ăn quỵt, Ăn đơm nói đặt, Ăn cháo, đái bát, Ăn chặn, Ăn hối lội, Ăn cắp; Ăn trộm, Ăn cướp. Đến khi sa cơ lỡ vận, lụn bại tất lâm cảnh Ăn hại, Ăn đòn, Ăn bờ, ở bụi, Ăn mày và nhiều kẻ Ăn giun, ăn dế

    Ăn kiểu vậy thì đã mênh mông khó kiểm nhưng đến khi bảo Ăn ảnh, Ăn thua, "Ăn

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1