Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Bạo chúa Trung Hoa
Bạo chúa Trung Hoa
Bạo chúa Trung Hoa
Ebook280 pages4 hours

Bạo chúa Trung Hoa

Rating: 5 out of 5 stars

5/5

()

Read preview

About this ebook

Tưới xin giọt lệ cho người thác oan.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Có thuyết cho rằng, trải qua trên dưới 5 ngàn năm, Trung Hoa có đến hàng vạn đế vương. Nhưng gần đây, các sử gia khẳng định :
Nếu tính từ Hoàng Đế đến khi nhà Mãn Châu mất, Trung Hoa trải qua 83 vương triều (tức có chính quyền trung ương), có 559 đế vương, gồm 357 đế, 112 vương, bên cạnh những minh quân còn có những đế vương bị xếp vào hàng bạo chúa.
Thường, những vị minh quân viết nên những trang sử huy hoàng, những bạo chúa đã vẽ nên những bức tranh ảm đạm, đen tối của dân tộc Trung Hoa.
Cuốn sách này, giới thiệu đến quý bạn 44 bạo chúa từ nhà Hạ, nhà Thương đến nhà Minh, nhà Thanh.
Có những bạo chúa mà chúng ta đã từng biết như Kiệt, Trụ ... sách còn đề cập đến những bạo chúa, tưởng chừng như chìm trong lớp bụi thời gian, nay được các nhà sử học đưa ra ánh sáng, để bạn đọc cùng phân xử như Ung Chính, Càn Long.
Mỗi bạo chúa tuy ở mỗi thời đại khác nhau, tính cách khác nhau, sự bạo tàn cũng khác nhau, nhưng những điểm chung nhất là các bạo chúa đã gây tội ác, gieo tang tóc đau thương cho dân tộc họ về thân xác cũng như tinh thần, đôi khi còn đem đến sự diệt vong của cả một triều đại.
Nếu lịch sử là một quá trình của một dân tộc, quá trình ấy đã để lại cho hậu thế những bài học hay hoặc những bài học cay đắng, ngậm ngùi ... xét cho cùng đều là những bài học quý được kết tụ từ mồ hôi, nước mắt, xương máu bao đời.
Tuy sách đề cập đến những trang sử đầy bi kịch, đen tối, ảm đạm ... nhưng người đọc vẫn thấy ánh sáng ước mơ về mọi đất nước đều có những người cầm quyền sáng suốt, nhân từ, đem an bình, hạnh phúc cho dân chúng.
Sách được viết theo lối văn sử, giàu tính chất văn chương nhưng vẫn giữ được sự chính xác, chân thực của sử liệu.
Với những ưu điểm trên, có thể nói cuốn sách là những đoá hoa lạ đầy hương sắc phương xa, trong đại ngàn sách vở Trung Hoa, chúng tôi cố gắng biên soạn, dịch thuật để tặng quý bạn đọc.
Có người cho rằng, miệt mài góp nhặt chuyện của mấy ngàn năm lịch sử vào trong mấy trăm trang sách là một việc dại khờ, như đãi cát tìm vàng bên dòng sông Thời gian vô tận, đầy lớp sóng phế hưng bất trắc.
Nếu nói vậy, cuốn sách trên tay quý bạn là một thành quả của một việc làm khờ dại.
Đôi khi người khờ dại lại là người đáng mến; người dại khờ, nếu có những thiếu sót, sẽ được bạn đọc sẵn lòng lượng thứ.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 6, 2013
ISBN9781310605901
Bạo chúa Trung Hoa
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related authors

Related to Bạo chúa Trung Hoa

Related ebooks

Related categories

Reviews for Bạo chúa Trung Hoa

Rating: 5 out of 5 stars
5/5

1 rating1 review

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

  • Rating: 5 out of 5 stars
    5/5
    good

Book preview

Bạo chúa Trung Hoa - Dong A Sang

Chương một:NHÀ HẠ VÀ NHÀ THƯƠNG (TỔ TIÊN CỦA NHỮNG BẠO CHÚA)

1.Nhà Hạ:

Do tù trưởng bộ lạc Hạ là Tự Văn Minh, thời Hoàng Đế, cùng con trai là Tự Khởi Cộng sáng lập.

Nhà Hạ kéo dài gần 500 năm (2033-1066.TCN), tổng cọng có 17 đời vua thuộc dòng họ Tự (có 13 vị nối ngôi cha, 2 vị nối ngôi anh, 1 vị là nối ngôi anh em họ), ngoài ra có 2 lần bị người ngoài cướp ngôi trị vì 40 năm.

Có sử gia chỉ tính 17 đời vua nhà Hạ, 40 năm còn lại gọi là không có vua, vô vương chi thế.

Vị vua cuối cùng liên quan đến sự diệt vong của nhà Hạ là Tự Lý Quý, vua Kiệt, được xem là là thủy tổ của các bạo chúa.

2.Nhà Thương:

Do dân tộc Thương, một bộ lạc có lịch sử lâu đời cư trú ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà, xây dựng nên.

Người đánh bại vua Kiệt - nhà Hạ, lập nên vương triều nhà Thương là Thang Tử Thái Ất (1562-1551), ông vua này có nhiều tên khác như Thành Thang, Vũ Thang, Vũ vương, Thiên Ất.

Có nhiều sách viết khác nhau về việc tính số năm của vương triều nhà Thương :

Sách Sử ký cho rằng, Nhà Thương diệt nhà Hạ lên ngôi có 29 đời vua, trị vì 496 năm.

Sách Mạnh tử - Tận tâm hạ thì cho rằng, từ Thang đến vị vua cuối cùng có hơn 500 năm.

Sách Tả truyện - Tuyên công tam niên, thì cho rằng, vương triều nhà Thương tồn tại 600 năm.

Ngày nay, các nhà sử học cho rằng, nhà Thương bắt đầu vào năm 1562-1066. TCN, trước sau là 496 năm; tổng cọng 30 vị vua : cha truyền ngôi cho con (13 vị), anh truyền ngôi cho em (13 vị), chú truyền ngồi cho cháu (3 vị).

Các triều vua nhà Thương lấy thiên can làm tên (Giáp, Ất, Bính, Đinh …), chẳng hạn : Đại Ất, Ngoại Bính, Trung Nhâm, Thái Giáp.

Vua Trụ là bạo chúa cũng là vị vua cuối cùng của nhà Thương là một trong tổ tiên của những bạo chúa Trung Hoa.

1.VUA KIỆT - NHÀ HẠ:

Mặt trời ơi ! Sao không tắt đi .

(Sách Thượng thư)

Sở dĩ, gọi Tự Lý Quý (1614-1562. TCN) là Kiệt, có nghĩa là hung bạo; theo sử sách, vua Kiệt cao lớn, mạnh khỏe, tay dài, bắt được cả hùm, gấu.

Vua Kiệt không chăm lo công việc triều chính, thích uống rượu, vị quan nào biết uống rượu thì được Kiệt trọng dụng.

Ông cho người đi tuyển nhiều gái đẹp trong thiên hạ, đem về hậu cung để hưởng lạc, người nào tìm được gái đẹp, được ông ta ban thưởng hậu.

Các nước chư hầu nhỏ yếu, muốn sống yên ổn, không muốn bị gây chiến, muốn được phong thêm chức tước, phải dâng gái đẹp cho Kiệt, lâu dần thành lệ.

Có lần, vua Kiệt tiến đánh nước Thi, quân đội vây hãm kinh đô nước Thi rất gắt.

Vị tể tướng nước Thi, biết vua Kiệt rất háo sắc, bèn tâu với vua nước Thi đem dâng nàng Muội Hỷ, một cô gái đẹp nhất nước, cho Kiệt để cứu thành. Vua nước Thi làm theo kế ấy.Vua Kiệt được nàng Muội Hỷ hài lòng lắm, liền rút quân về.

Vua Kiệt rất chiều nàng Muội Hỷ, nàng thích nghe tiếng xé lụa, vua Kiệt sai cung nữ không ngừng xé lụa.

Có lúc muốn mua vui cho người đẹp, vua Kiệt sai người thả cọp dữ vào chợ, dân chúng thấy cọp la khóc, bỏ chạy tán lọan. Người đẹp Muội Hỷ thấy vậy cười, vua Kiệt cũng thấy rất vui.

Để nàng Muội Hỷ có thể đứng cao nhìn ra xa, vua Kiệt lấy tiền bạc trong kho, bắt các thợ giỏi trong nước về cho xây cung điện : dùng ngọc trắng điêu khắc cột kèo, dùng ngà voi để dựng hành lang, dùng lụa là để trải thảm.

Vua Kiệt gọi là Giao đài nhưng dân thì gọi là Khuynh cung, vì cung cao quá phải nghiêng người mới nhìn thấy phía dưới.

Những trò đó chơi hoài cũng ngán, Muội Hỷ buồn ra mặt, vua Kiệt liền cho xây núi Nhục lâm, núi chứa thịt ngon, ăn mấy cũng không hết; cho đào Tửu trì, ao đựng rượu quý, ao rộng có bơi thuyền.

Khi xây xong Nhục Lâm và Tửu trì, vua Trụ ra lệnh cho 3000 cung nữ thoát y và quy định : Nghe tiếng trống thứ nhất thì chạy đến Tửu trì, bò uống rượu; nghe tiếng trống thứ hai thì chạy đến Nhục lâm leo trèo lên các cành cây để lấy thịt; nghe tiếng trống thứ ba thì vừa đi vừa bò vừa nằm vừa ăn thịt; tiếng trống liên hồi thì nối đuôi nhau chạy vòng vòng. Vua Trụ và Muội Hỷ thấy cảnh tượng ấy vui vẻ vô cùng, cười như nắc nẻ.

Vua Kiệt còn cho xây một một cung gọi là Dạ cung, đêm đến đèn đuốc sáng trưng, nhà vua nàng Muội Hỷ và những người thân cận ăn uống vui đùa, khi quá vui thì nam nữ có thể khỏa thân gần gũi nhau một cách tự nhiên.

Vua Kiệt còn cho người sáng chế ra một dụng cụ giết người dã man là Bào lạc, tức một cột đồng nung đỏ, dùng để trói những người phạm tội.

Khi vua Kiệt đang vui chơi, dù đại thần lớn cỡ nào, muốn vào bẩm báo việc nước, đều bị đuổi ra ngòai.

Thấy vua Kiệt ham vui, bỏ bê không lo việc triều chính, các trung thần can ngăn, đều ông bị ta đuổi hoặc bị giết.

Thái sử lệnh Chung Cổ can vua Kiệt không nên xa hoa, đã bị đày đến vùng đất xa xôi. Đại thần Quan Long Phùng can Kiệt không nên dùng Bào lạc, bị Kiệt giết chết. Y Doãn, một vị đại thần tài đức, khuyên vua Kiệt nên theo gương vua Nghiêu, vua Thuấn để trị nước. Kiệt không nghe còn cách chức đuổi Y Doãn về đất Hào.

Bên cạnh vua Kiệt chỉ còn có Triệu Lương, vô đức, chỉ có biệt tài tìm cách mua vui cho vua Kiệt, nên được vua Kiệt tin dùng.

Vua Kiệt không hề lo cho dân chúng nhưng lại nói rằng, trời có mặt trời, ta có dân, ý nói ông không hề lo sợ mất ngôi, mất nước; ngôi vua và nước vĩnh viễn như trời có mặt trời.

Vua Kiệt, hoang dâm, xa xỉ, bạo ngược, nên dân chúng rất oán hận, căm ghét, dựa vào câu nói của vua Kiệt để than thở, bóng gió : Mặt trời ơi sao không lặn nhanh đi !

Trong lúc, nhà Hạ càng ngày càng suy yếu, thì Thương càng ngày càng hùng mạnh.

Năm 1562.TCN, Vũ Thang, người đã có lần bị vua Kiệt bắt giam, đem quân đánh vua Kiệt.

Quân đội tan vỡ, vua Kiệt một mình một ngựa chạy đến Nam Sào. Vũ Thang đem quân truy kích, bắt được vua Kiệt nhưng không giết, cầm tù, khi bị bắt Kiệt nghiến răng nói : Tiếc thay, trước đây ta đã không giết Vũ Thang !

Ba năm sau thì Kiệt chết.

Một thuyết khác, theo Will Durat, một hôm đang vui chơi, Kiệt và Muội Hỷ nẩy ra ý nghĩ bắt 3000 cùng người nhảy xuống ao rượu, Kiệt và Muội Hỷ chết dưới ao rượu (!).

2.VUA TRỤ - NHÀ THƯƠNG:

Nghe giết tên Trụ, không nghe giết vua !

(Mạnh Tử)

Sau 500 năm tồn tại, nhà Thương lại xuất hiện một bạo chúa tên là Thụ, tức là Trụ vương, cũng là vị vua cuối cùng của vương triều nhà Thương.

Theo Sử ký, Ân bản kỷ, vua Trụ (Tử Tân) là người thính tai, tay dài như tay mãnh thú; tài trí hơn người, đa tài đa nghệ; nói to hơn ai hết, mẫn tiệp và giỏi biện bác.

Cũng theo sử sách đánh giá, vua Trụ chiều người đẹp cực điểm, hoang dâm cực điểm, xa xỉ cực điểm, tàn bạo cực điểm; bỏ bê việc nước, dân oán hận cũng đến cực điểm.

1. Cưng chiều người đẹp:

Tương truyền, Đát Kỷ rất đẹp, ai thấy cũng mê mẩn tâm hồn, nhân kiến tắc tâm loạn; vua Trụ cũng loạn tâm và chiều chuộng cô ta hết mực.

Một hôm ăn cơm, Đát Kỷ cho rằng nếu có đũa bằng ngà voi thì ăn sẽ ngon hơn. Thế là vua Trụ vội vã cho tướng sĩ đi bắt voi, lấy ngà làm đũa cho người đẹp ăn ngon miệng, làm nhiều người thiệt mạng về việc bắt voi.

Mùa đông, Đát Kỷ mặc áo da beo ấm áp, ngồi nhìn ra xa, thấy một người nông phu cởi giày để lội qua khe nước buốt giá. Đát Kỷ ngạc nhiên, vì sao đôi chân người nông phu ấy có sức chịu rét đến thế ?

Để giải quyết thắc mắc của người đẹp, vua Trụ sai quân hầu bắt người nông dân, chặt béng đôi chân để cho người đẹp nghiên cứu !

Có lần, Đát Kỷ mang thai, băn khoăn không biết cái thai trong bụng hình dạng thế nào ? Vua Trụ, giải quyết khá gọn : Bắt một người phụ nữ đang mang thai, mổ bụng để cho Đát Kỷ xem.

Đát Kỷ ghen, tìm cách thẻ thọt với vua Trụ xử trảm cô con gái của Cửu hầu. Đát Kỷ sợ Cửu hầu trả thù, bèn xúi vua Trụ giết luôn Cửu hầu để làm mắm.

2. Xa xỉ hưởng lạc:

Để hưởng lạc thú ở đời, vua Trụ cho xây Lộc đài ròng rã suốt 7 năm, hết mực nguy nga tráng lệ, hơn một trăm cung lớn, 73 cung nhỏ. Lộc đài rộng 3 dặm, cao ngàn trượng, chót vót tận mây xanh.

Trong Lộc đài có Nhục lâm (rừng thịt), chứa thịt ngon trong thiên hạ, có Tửu trì (ao rượu), chứa rượu quý khắp nhân gian.

Nơi đây, nhà vua, Đát Kỷ, các nịnh thần và các cung nữ tha hồ vui hưởng nhục dục, nhảy múa, ca hát om sòm; khi quá vui ai nấy khỏa thân cũng không sao.

Có lần, cuộc vui kéo dài đến 7 đêm, 7 ngày, không còn biết ngày giờ gì cả; hỏi ai cũng không biết. Vua Trụ cho gọi Tử Dư đến để hỏi ngày giờ.

Tử Dư nghĩ bụng : Làm vua mà không biết ngày, đó là sự lâm nguy của nước. Khi mọi người không biết hôm nay là ngày nào, chỉ mình ta biết thì cực chí nguy cho ta.

Nghĩ vậy, Tử Dư giả điên, giả dại. Kết cục, ngón giả dại của Tử Dư cũng bị phát hiện, vua Trụ tống Tử Dư vào thiên lao.

3.Hình phạt tàn khốc:

Nhằm để răn đe, trừng trị những người chống đối, vua Trụ đặt ra rất nhiều hình phạt. Theo Lữ thị xuân thu, nhà Thương có gần 300 loại hình phạt, sau đây là 6 hình phạt tàn khốc, gọi là lục hình, trong thiên hạ bất cứ ai cũng phải khiếp sợ :

Oáng đồng (bào lạc), bên trong rỗng, đốt lửa; phạm nhân bị trói vào cột, da thịt cháy xém, lúc ngất lúc tỉnh, quằn quại, đau đớn tột cùng.

Mổ bụng (phẩu phúc), mổ bụng các nữ phạm nhân, muốn chết nhưng không chết nhanh được.

Mổ ngực, mổ ngực lôi tim, phổi của phạm nhân ra; làm mắm, giết phạm nhân, vằm thịt ra như mắm.

Phơi khô, giết xong phạm nhân, lóc thịt phơi khô; nướng, nướng phạm nhân trên lửa.

4.Giết bỏ trung thần:

Thấy vua Trụ tàn bạo, xa xỉ, hoang dâm, bỏ bê việc nước, các trung thần ra sức can ngăn nhưng vua Trụ không nghe.

Tỷ Can, một trung thần, khuyên vua Trụ dùng nhân nghĩa để cai trị đất nước. Vua Trụ mỉa mai Tỷ Can là thánh nhân và cho rằng trái tim của thánh nhân thường có 7 lỗ (thất khiếu).

Muốn biết, Tỷ Can có phải nhiễm dòng máu thánh nhân hay không phải cần mổ ngực, xem tim. Nói là làm, vua Trụ cho người mổ tim Tỷ Can.

Có sách chép, một hôm vua Trụ rủ Đát Kỷ lên Lộc đài chơi, Đát Kỷ nói bị bệnh không đi được.

Vua Trụ lo sợ cuống cuồng, bọn gian thần tâu, bệnh của Đát Kỷ chỉ có gan của Tỷ Can mới trị được.

Vua Trụ hạ liên tiếp 7 chiếu chỉ mời Tỷ Can vào cung và năn nỉ ông chú hiến trái tim để cứu Đát Kỷ, không biết Tỷ Can có bằng lòng hay không, vua Trụ cứ mổ ngực lấy tim làm thuốc trị bệnh cho người đẹp.

Ngoài việc giết Tỷ Can, vua Trụ cũng đuổi một trung thần khác là Vi Tử; giam giữ một trung thần khác là Cơ Xương (Văn vương) vào ngục Dữu Lý. Văn vương phải chạy chọt đủ điều (đút lót vàng bạc, dâng gái đẹp) mới được ra khỏi ngục.

Trước khi được thả về đất Chu, Cơ Xương được vua Trụ đãi một bữa tiệc : thịt của Bá Aáp Khảo, con của Cơ Xương.

5. Những dấu hiệu diệt vong của nhà Thương:

Khương Tử Nha, quân sư của Văn vương, nhận định : Hiện nay, Trụ vương đang lâm vào thế, người thân xa lánh, bá tánh sẵn sàng đứng lên làm phản.

Người trong nước gồng gánh nhau bỏ trốn đi nơi khác, những vương tôn quý tộc cũng trở mặt rời xa. Những bang quốc gần đây cũng đua nhau chống lại Thương – Trụ, khiến ông ta phải điều động đại quân đi đàn áp. Ruộng hoang cỏ mọc đầy.

Trong triều bọn dua nịnh áp đảo kẻ ngay thẳng. Ở địa phương, bọn quan lại tùy tiện giết người, không xem luật pháp ra gì.

Đó là những dấu hiệu của diệt vong !

6. Cái chết của Trụ vương và Đát Kỷ:

Vào khoảng 1066TCN, Vũ vương thống lĩnh các chư hầu tiến đánh nhà Thương. Trụ vương bại trận, leo mặc áo mảo leo lên Lộc Đài, nổi lửa đốt Lộc Đài và tự mình gieo vào lửa.

Vũ vương cho quân bới tìm thây Trụ vương, chặt đầu treo lên lá cờ trắng to tướng.

Có sách ghi, Đát Kỷ nghĩ mình đẹp, quân nhà Chu sẽ không giết; không ngờ, gặp Khương Tử Nha, một ông lão 80 tuổi, ông ta dửng dưng trước người đẹp, ra lệnh chặt đầu.

Quân thi hành lệnh thấy Đát Kỷ đẹp quá, xao lòng không nở xuống tay. Khương Tử Nha lại ra lệnh lấy vải trùm kín đầu, mặt người đẹp, cứ thế mà chặt. Đát Kỷ phải chết !

Chương hai:NHÀ TẦN - SÁNG TẠO BẠO CHÍNH

Theo truyền thuyết, thủy tổ nước Tần là Phi tử, hậu duệ của đế Chuyên Húc, đời trước là Bá Ích được ban họ là Doanh. Vì vậy, các hoàng đế nhà Tần đều mang họ Doanh; Tần là một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc.

Nếu nói về nước Tần thì nước Tần tồn tại 400 năm (362-338T.C.N), có 25 đời vua.

Nếu nói về vương triều nhà Tần, được xây dựng trên cơ sở nước Tần, do Tần Thủy Hoàng sáng lập chỉ tồn tại trong vòng 15 năm (221 - 207.TCN), có hai vị vua là Doanh Chính - Tần Thủy Hòang, người sáng tạo bạo chính, Hồ Hợi - Tần Nhị Thế là bạo chúa.

1. DOANH CHÍNH - TẦN THỦY HOÀNG:

Tính tình thô bỉ, thích gì làm nấy, chẳng tin công thần, không thân với nhân dân, bỏ vương đạo, lập quyền riêng, cấm sách vở, hình phạt tàn khốc.

(Sử ký)

Doanh Chính là con trai của Tần Trung Nhương vương Doanh Dị Nhân. Sau khi Doanh Dị Nhân chết, Doanh Chính lên nối ngôi, lúc 12 tuổi, tể tướng Lã Bất Vi (Lã Bất Vi, nguyên lái buôn chuyển sang nghề buôn vua, là cha đẻ của Tần Doanh Chính) làm nhiếp chính. Năm 25 tuổi, Tần Doanh Chính, trực tiếp cầm quyền.

Hình dạng Doanh Chính được sử gia miêu tả, không mấy thiện cảm : Mũi dô ra, mắt lớn, đầu và ngực như chim ưng, giọng như giọng loài lang sói, không có chút từ tâm, lòng dạ như cọp.

Có người cho rằng, cuộc đời của Tần Doanh Chính nhiều màu sắc, công nhiều tội cũng lắm, người ca ngợi không ít, kẻ thù ghét ông nhất đời cũng nhiều; người cho ông là vĩ nhân cổ kim, kẻ lên án ông là bạo chúa.

Riêng Tần Doanh Chính tự cho rằng, công đức của mình ngang với Tam Hoàng Ngũ Đế nên tự xưng là Hoàng Đế, hiệu Thủy Hoàng, nghĩa là vị hoàng đế đầu tiên và muốn con cháu đời đời nối tiếp, cho đến vạn thế !

1. Thống nhất Trung Hoa:

Khi trực tiếp cầm quyền, Tần Thủy Hòang lần lượt thôn tính 6 nước chư hầu, gọi là lục quốc : Hàn (230. TCN), Triệu (228. TCN), Ngụy (225.TCN), Sở (223.TCN), Yên (222.TCN), Tề (221.TCN). Bao nhiêu thế kỷ chia rẽ, loạn lạc, đây là lần đầu tiên Trung Hoa được thống nhất.

2. Mở mang bờ cõi:

Vừa hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sai tướng Mông Điềm đánh, dồn Hung Nô, những dân tộc du mục miền Bắc, dồn họ lên phía Bắc và đắp Trường thành để ngăn họ.

Dẹp xong phương Bắc, Thủy Hoàng sai Đồ Thư đánh lấy Bách Việt (Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây …).

Thời đó, Tần Thủy Hoàng đã mở được một đế quốc lớn nhất thế giới. Những người phương Tây, do những thương nhân chở lụa qua bán, đã biết tên nhà Tần, còn gọi Trung Hoa là nước Tần.

3. Tổ chức hành chính:

Sau khi thôn tính được 6 nước, thực hiện kế sách nhổ cỏ phải nhổ tận gốc,Tần Thủy Hoàng bắt các vương tộc, các đại thần các nước phải về sống ở Hàm Dương, kinh đô nước Tần.

Đất đai của các vương tộc, đại thần được đem ra phát mãi; một là để kiểm sóat họ, không cho họ ngóc đầu lên, hai là để cho kinh thành thêm đông đúc.

Ông còn chia Trung Quốc thành 36 huyện, mỗi quận có nhiều huyện, mỗi quận có quận thú coi về dân sự, một quân úy coi về quân sự, cao hơn hết là giám ngự sử chịu trách nhiệm với nhà vua về quận của mình.

4. Ngũ gia và thập gia:

Dưới thời Tần Thủy Hoàng, con trai con gái, sinh ra phải có trước tịch, chết mới được xóa đi. Cứ 5 nhà lập thành một ngũ, 10 nhà một thập; ai muốn đi đâu phải được quan phủ phê chuẩn, gọi là phù mới được đi.

Những người trong một ngũ, một thập phải kiểm soát lẫn nhau; nếu một nhà phạm tội thì 4 nhà khác cũng bị ghép tội tòng phạm, gọi là liên tọa.

Ở chòm xóm ai tố giác kẻ gian được thưởng, như thưởng một quân sĩ chém một thủ cấp địch sẽ được thăng một cấp, với ngàn thạch lúa; số lúa tương đương của một người dân thời ấy làm lụng cực nhọc, tiết kiệm, hơn 10 năm mới có.

Vì thưởng hậu, nên cũng không thiếu người vu oan giá họa cho người khác, cũng không ít người bị tội oan chết oan; làm cho láng giềng, cha con, vợ chồng, anh em đâm nghi kị lẫn nhau, sợ lẫn nhau. Thật là một cuộc khủng bố tinh thần quy mô chưa từng có !

5. Thống nhất ngôn ngữ văn tự và đo lường:

Tần Thủy Hoàng tin dùng tể tướng Lý Tư và Lý Tư cũng đã thực hiện việc thống nhất ngôn ngữ, văn tự, giản dị hóa lối đại triện, quy định lối viết khác, gọi là tiểu triện, thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa lúc bấy giờ.

Thống nhất các đồ cân, lường (cả nông cụ, cày bừa), chắc có bánh xe quá lớn không vào đường được nhỏ, vì vậy thống nhất cả bánh xe.

6. Thống nhất tư tưởng, đốt sách, chôn Nho:

Từ thống nhất văn tự và đo lường, tể tướng Lý Tư còn có tham vọng thống nhất tư tưởng, năm 213 (TCN) Lý Tư dâng sớ lên Tần Thủy Hoàng, bài sớ có đoạn :

"Nay bệ hạ đã gồm thiên hạ, phân biệt cái trắng cái đen mà định nhất tôn, thế mà những nhà có cái học riêng cứ cùng nhau chê bai giáo pháp của nhà vua.

Mỗi khi vua ban hiệu lệnh gì xuống, thì họ cứ lấy cái học của họ để nghị luận … nếu thế mà không cấm thì ở trên thế vua kém đi, mà ở dưới đảng phái thành lập, vậy xin cấm ngay.

Vậy tôi xin phát lệnh rằng : Sử quan thấy sách gì không phải sách nhà Tần thì phải đốt hết. Sách gì không phải là quan bác sĩ được phép giữ mà trong thiên hạ cất giấu như Thi, Thư cùng Bách gia ngữ phải đem đến quan Thủ úy đốt hết.

Ai dám nói thầm với nhau về sách Thi, Thư thì chém bỏ xác ngoài chợ, ai đem đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Kẻ nào thấy mà không tố giác thì cùng chịu một tội. Lệnh xuống 30 ngày mà không chịu đốt thì gọt đầu bôi đen, bắt đi làm phu.

Những sách để lại là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây".

Tần Thủy Hoàng nghe theo, bài sớ tai hại này khiến vô số sách vở bị đốt, sau khi Tần Thủy Hoàng chết, tạo cơ hội cho bao nhiêu là sách giả, ngụy thư, ra đời.

Cũng vì bài sớ, đã làm cho 460 nhà Nho bị chôn sống, khi người phạm tội nhiều quá, chôn không xuể, phải đày ra biển hoặc bị đi lao dịch, đi xây Vạn lý trường thành.

Cũng vì tội đốt sách chôn Nho, suốt mấy ngàn năm, các đệ tử Nho gia không ngừng nhắc đi nhắc lại với thái độ vô cùng căm ghét.

7. Giết trọng phụ, giết đại thần và giết em:

Cùng với những việc trên, để lấy lại quyền lực, củng cố ngai vàng, Tần Thủy Hoàng đã

Enjoying the preview?
Page 1 of 1