Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa
Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa
Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa
Ebook378 pages6 hours

Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Lịch sử Trung Hoa, trên dưới 5 ngàn năm, đã chứng minh rằng : Một quốc gia không có những bậc hiền nhân là một quốc gia trống rỗng. Một đất nước không chú trọng đến giáo dục, không nuôi dưỡng người tài, không có sách lược sử dụng người tài, để mất người tài, đất nước ấy khó sánh vai với các cường quốc và dễ dẫn đến suy vong. Trái lại, một đất nước biết nuôi dưỡng, biết quý trọng người tài và có những sách lược dùng người thì đất nước ấy sẽ cường thịnh.
Những hiền tài là đê ngăn chặn những kẻ gian tà, đê vững xã hội an bình, đê vỡ những kẻ gian ác như trăm con nước lũ hoành hành, xã hội trở nên hỗn loạn.
Vì vậy, các bậc vua chúa, các anh hùng xuất chúng, khi tranh hùng, tranh bá họ không chỉ tranh giành của cải đất đai mà họ còn tìm trăm phương ngàn kế để tranh người, giữ người và dùng người. Để đạt được điều này họ luôn có những sách lược dùng người.
Xưa nay, có trăm ngàn sách lược dùng người, nhưng các nhà nghiên cứu Trung Hoa đã dày công tổng kết, hệ thống, biên soạn thành 52 sách lược, từ thời Tiên Tần đến thời Minh – Thanh và nó trở thành một trong những cuốn sách tham khảo thiết yếu của Thuật dùng người thời hiện đại.
Thường một môn học, một nghề, đạt đến một trình độ cao, độc đáo, ảo diệu, sáng tạo, biến hoá, không hề mai một với thời gian, người ta gọi là thuật, cho nên quyển sách này còn có tên gọi rất thú vị là Thuật của các bậc Đế vương (Đế vương chi thuật), dùng để tranh hùng, tranh bá và an trị quốc gia.
Thuật dùng người hay còn gọi là sách lược dùng người bao gồm nuôi người, đối đãi với người, dùng người, phòng người, trị người.
Bộ sách này đã tập hợp nhiều tài liệu cổ kim quý giá, lập luận chặt chẽ, những câu chuyện dẫn chứng sâu sắc, ý vị, giàu tính nhân văn, tạo được phong cách riêng biệt, độc sáng, có sức cuốn hút và hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi.
Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa, là một cuốn sách rất bổ ích cho những doanh nhân muốn tranh thắng trên thương trường nghiệt ngã, là kẻ đồng hành của các nhà lãnh đạo, là sách gối đầu giường cho tất cả những ai muốn tìm hiểu cách đối nhân xử thế.
Dùng sách cũng như dùng người, biết dùng một cách khôn khéo thì thu được những thành quả lớn lao.
Mặc dù chúng tôi rất cố gắng soạn và dịch nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót. Mong quý bạn đọc nể câu nói của Trang Tử là được ý quên lời, từ đó, rộng lòng lượng thứ cho người làm sách.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 7, 2013
ISBN9781311203083
Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa

Related ebooks

Related categories

Reviews for Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Thuật dùng người trong lịch sử Trung Hoa - Dong A Sang

    Chương một :THỜI XUÂN THU – CHIẾN QUỐC

    Thời Xuân Thu được mở đầu từ năm 770 trước công nguyên (TCN) cho đến năm (403.TCN), mở đầu là đời Chu Bình vương và đến đời Chu Uy Liệt vương là kết thúc.

    Thời Chiến Quốc từ năm (402 – 221.TCN), được tính từ đời Chu An vương đến khi Tần diệt nước Tề, là thời kì thống nhất Trung Hoa. Có sách còn gọi cả hai thời kì là thời Tiên Tần.

    Trung Quốc thời cổ có khoảng 800 nước, có sách còn ghi là 1.800 nước. Đến thời Xuân Thu có 5 nước tranh bá (lên ngôi bá chủ) và 7 nước tranh hùng, gọi là Xuân Thu Ngũ bá và Chiến Quốc thất hùng.

    Năm nước tranh bá (ngũ bá) gồm :

    - Hoàn công : nước Tề.

    - Văn công : nước Tấn.

    - Mục công : nước Tần.

    - Tương công : nước Tống.

    - Trang vương nước Sở.

    Nếu gọi là thất hùng, bảy nước tranh hùng, kể thêm vua Hạp Lư (Ngô) và vua Câu Tiễn (Việt).

    Quản Trọng nhà tư tưởng dùng người, nói : Muốn tranh thiên hạ trước hết là phải tranh người.

    Vì vậy, trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, muốn xưng bá, tranh hùng, các vua chúa thực hiện các sách lược :

    1. Quý sĩ và thượng hiền.

    2. Tam tuyển và tội che lấp hiền tài.

    3. Nuôi người.

    4. Li gián.

    5. Can thiệp vào việc dùng người.

    6. Dùng sức mạnh của vàng và gái đẹp.

    7. Sách lược Tức A.

    8. Tiến thủ.

    9. Trừ khử nhân tài.

    10. Thượng công.

    Tiết 1 : QUÝ SĨ VÀ THƯỢNG HIỀN

    1. Chữ thần và chữ sĩ :

    Chữ thần:

    Chữ thần là tiếng xưng hô của quan đối với vua. Theo Thuyết văn, Dương Thụ Đạt cho rằng, chữ thần giống như tù binh bị trói, tiếng xưng hô của tù nhân hoặc người bị ràng buộc.

    Theo sách Lễ kí, Khổng Dĩnh Đạt cũng giải thích, chữ thần giống tù bị bắt, đứng bên trái. Còn theo giáp cốt văn (chữ khắc trên mai rùa xương thú) và kim văn (khắc trên đỉnh bằng đồng), chữ thần tượng con mắt nhướng lên do người ta phải cúi xuống.

    Nói chung, chữ thần là tượng người bị khuất phục trước nhà vua, tiếng xưng hô với vua.

    Chữ sĩ trước thời Tiên Tần:

    Lễ Kí, Khổng Dĩnh Đạt giải thích rằng : Địa vị của vua lung lay, do quan lớn (đại thần) phản bội, do quan nhỏ (tiểu thần) trộm cướp. Đại thần chỉ quan đại phu trở lên, tiểu thần từ sĩ trở xuống, sĩ được nhà vua trao cho quyền lực, được gọi là nhập sĩ (sĩ có bộ nhân).

    Theo sách Lễ kí thì cho rằng : thời Đông Chu, vua (thiên tử) có 5 tước lộc là công, hầu, bá, tử, nam. Chư hầu có 5 cấp là thượng đại phu khanh, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ. Theo những dẫn chứng trên, ban đầu chữ sĩ chỉ những chức quan trong thời trước Tiên Tần.

    Sự xuất hiện giai tầng kẻ sĩ và các loại sĩ:

    Đến thời Xuân Thu, sĩ là chỉ tầng lớp thấp nhất trong hàng quý tộc, không cày ruộng mà được ăn (bất thực điền) nhưng lại tinh thông sáu nghề (lục nghệ : lễ, nhạc, xạ, ngự, thư số), bụng đầy văn thao, võ lược.

    Như đã nói, sĩ không chỉ tinh thông sáu nghề mà còn tinh thông nhiều nghề khác.

    Mặc tử – Tạp thiên chia ra 4 loại sĩ là mưu sĩ, dũng sĩ, xảo sĩ, kĩ sĩ.

    Sách Thương quân, chia 4 loại là đàm thuyết sĩ, xử sĩ, dũng sĩ, thương cổ sĩ (thương cổ : buôn bán).

    Nam hoa kinh – Từ vô quỷ, Trang Tử chia rất nhiều loại sĩ : kẻ sĩ thanh cao, kẻ sĩ khéo trị dân, kẻ sĩ có sức mạnh, kẻ sĩ khắc kỉ, kẻ sĩ thích pháp luật, kẻ sĩ thích lễ nhạc, kẻ sĩ thích nhân nghĩa.

    Có sách cho rằng, thời Xuân Thu – Chiến Quốc, chữ sĩ chỉ bốn hạng người :

    Học sĩ như các nhà theo Nho, Mặc, Lão. Sách sĩ còn gọi là biện sĩ, các người theo phái danh gia, pháp gia. Phương sĩ, còn gọi là thuật sĩ, là những người chuyên về bói toán, nghiên cứu âm dương, cách tu tiên, luyện đan.

    Một hạng người nữa như hiệp sĩ, thích khách, có những người chỉ biết thuật nhỏ như làm gà gáy, chó sủa ở trong đám thực khách của Mạnh Thường Quân.

    Sách Thuyết văn giải tự nói : Dùng quan điểm thực tiễn mà xét, tầng lớp sĩ có trí tuệ, tài năng, đã bước lên vũ đài chính trị.

    Nói chung, ban đầu chữ sĩ chỉ chức quan của triều đình hoặc tầng lớp thấp nhất trong hàng ngũ quý tộc.

    Sau này, chữ sĩ chỉ những tầng lớp có trí tuệ, có tài năng xuất hiện trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc cả hai loại sĩ đều viết chung chữ sĩ, không có bộ nhân.

    Sự phân li giữa quyền lực và trí tuệ:

    Tả truyện chép rằng : Năm (684.TCN), quân đội nước Tề tiến đánh nước Lỗ. Lỗ Trang công chuẩn bị ứng chiến.

    Tào Quệ xin gặp Lỗ Trang công. Một người đồng hương của Tào Quệ nói :

    - Những người quan lớn, bổng lộc nhiều, ăn toàn thịt (nhục thực giả), tất biết bàn cách đánh nhau với Tề, liên quan gì đến ông là kẻ ăn rau (nhục thảo giả) mà chen chân vào ?

    Tào Quệ nói :

    - Những kẻ ăn nhiều thịt đầu óc mê muội lắm (nhục thực giả bỉ), không có cách suy nghĩ sâu xa được.

    Tào Quệ gặp Lỗ Trang công, cùng ra trận, giúp Lỗ Trang công đánh thắng quân nước Tề.

    Xét tổng quát, trước đó và thời Xuân Thu – Chiến Quốc xã hội có 2 tầng lớp :

    1. Tầng lớp ăn thịt (nhục thực giả) gồm vua, các quan, quý tộc, kẻ giàu có.

    2. Tầng lớp ăn rau (thảo thực giả) gồm sĩ, thường dân, những người nghèo.

    Câu chuyện Tào Quệ luận chiến phản ánh tầng lớp ăn thịt, trí tuệ nghèo nàn, không suy nghĩ sâu xa, gọi là nhục thực giả bỉ, trí tuệ đã thuộc về tầng lớp kẻ sĩ, thuộc những kẻ ăn rau, là sự phân li giữa quyền lực và trí tuệ.

    Nói cách khác, các vua thời cổ sáng suốt, thường người nắm quyền lực, đồng thời cũng là người có trí tuệ, tức quyền lực và trí tuệ đồng nhất với nhau.

    Đến thời Tiên Tần, nhà vua, quan lại, quý tộc có quyền lực nhưng thiếu trí tuệ, tầng lớp sĩ có trí tuệ nhưng không có quyền lực, tức là trí tuệ và quyền lực bị phân li.

    Nam Hoa kinh, Trang Tử dùng ngụ ngôn, nói lên sự trì trệ của trí tuệ của người cầm quyền lâu năm :

    Hoàn Đế (ông vua hiền minh nhất trong lịch sử Trung Hoa) trị dân mười năm, dân chúng tôn thờ, trị dân thêm mười năm nữa thì nước loạn, chính ông cũng hoá ra mê loạn.

    Nắm quyền lực lâu ngày, ăn thịt lâu năm cũng có cái hại, làm cho trí tuệ mờ mịt, nghĩ không ra kế sách trị nước, nuôi dân, sinh ra loạn lạc.

    2. Thời Xuân Thu – quý sĩ:

    Tư tưởng quý kẻ sĩ đã được Chu công áp dụng trước thời Xuân Thu.

    Chuyện kể rằng : Chu công sợ mất kẻ sĩ trong thiên hạ, đã ba lần gội đầu nghe kẻ sĩ đến, ngưng gội, vấn tóc chạy ra cửa đón kẻ sĩ, ba lần đang ăn cơm, nghe kẻ sĩ đến, vội nhã cơm, chạy ra tiếp kẻ sĩ.

    Đến thời Xuân Thu, Quản Trọng, đại biểu cho tư tưởng dùng người, nói : Thường, lúc quốc gia vô sự, người ta thường nghĩ đến danh lợi, không nghĩ đến thần thánh, không nghĩ đến sự trường tồn. Khi quốc gia nguy vong, mới nghĩ đến sự trường tồn, nghĩ đến thần thánh.

    Đất nước hưng thịnh hay suy vong là do trí mưu của kẻ sĩ, trí mưu của sĩ được chia làm ba bậc : Sĩ thần thánh, Sĩ minh thánh và Sĩ đại thánh.

    Nghe lời của sĩ đại thánh thì quốc gia trường tồn, không nghe lời của Sĩ đại thánh quốc gia mất.

    Những ông vua đại biểu tư tưởng quý sĩ thời Xuân Thu là Tề Hoàn Công dùng Quản Trọng, Sở Trang vương dùng Tôn Thúc Ngao.

    a. Tề Hoàn Công và Quản Trọng:

    Thời Xuân Thu, Tề là nước lớn phía đông, nhờ vị trí kề núi, quay mặt ra biển, nguồn lợi của nước Tề là cá và muối.

    Các sử gia cho rằng, Tề Hoàn Công là người đầu tiên xưng bá ở Trung Nguyên, thanh thế nước Tề ngày càng mạnh, nhờ Tề Hoàn Công biết dùng Quản Trọng.

    Tôn kẻ thù làm trọng phụ (trọng phụ : vai vế cha hoặc anh):

    Bão Thúc Nha theo công tử Bạch tức Tề Hoàn Công, Quản Trọng theo công tử Củ, đều lưu lạc ở nước ngoài.

    Trên đường về nước, muốn tranh ngôi cho công tử Củ, Quản Trọng đã bắn công tử Tiểu Bạch, Tiểu Bạch giả chết mới thoát nạn.

    Tiểu Bạch lên ngôi là Tề Hoàn Công, khi nghe Bão Thúc Nha tiến cử Quản Trọng, Tề Hoàn công tức giận bảo :

    - Quản Di Ngô (tức Quản Trọng) bắn trúng vào đai của ta, mũi tên hãy còn đó, ta vẫn lấy làm căm lắm, những muốn xẻ thịt gan mà ăn, còn dùng làm gì ?

    Bão Thúc Nha nói :

    - Làm tôi, ai cũng vì chủ. Lúc Quản Di Ngô bắn vào đai chúa công thì trong lòng chỉ biết công tử Củ mà không biết có chúa công.

    Nay, chúa công dùng Quản Di Ngô thì Quản Di Ngô lại vì chúa công bắn trúng cả thiên hạ, cứ gì bắn trúng vòng đai của một người mà thôi !

    Tề Hoàn Công nói :

    - Ta nghe lời nhà ngươi mà tha tội cho hắn.

    Sau đó, Tề Hoàn Công chọn ngày lành tháng tốt, đích thân đón Quản Trọng vào triều.

    Hai người bàn luận ba ngày, ba đêm không biết mỏi. Tề Hoàn Công phong Quản Trọng làm Tể tướng, tôn làm trọng phụ.

    Quản Trọng tiến cử với Tề Hoàn Công thêm năm kiệt sĩ : Trong số đó, Thấp Bằng là người có tài giao thiệp, biết giữ lễ phép, làm Đại tư hanh. Ninh Việt, biết cách trồng trọt, làm Đại tư điền. Thành Phủ, có tài luyện tập binh mã, làm Đại tư mã. Tân Vô Tư, có tài xử đoán hình ngục, làm Đại tư lí. Đông Quách Nha tính tình cương trực, thấy điều gì trái nói ngay, không sợ những kẻ quyền quý, làm Đại gián quan.

    Quy tắc làm chính trị của Quản Trọng:

    Theo Sử kí, Mã Thiên khen Quản Trọng : Quản Trọng là người : dân chúng yêu cái gì thì ông cũng yêu cái đó, dân chúng ghét cái gì thì ông cũng ghét cái đó.

    Quản Trọng thường cho rằng : Kho lẫm đầy rồi, mới biết lễ tiết, y thực đủ rồi mới biết vinh nhục. Người trên có pháp độ, thì sáu người thân mới được yên ổn, bốn mối không rõ ràng thì quốc gia sẽ bị diệt vong.

    Mệnh lệnh ban xuống như nước xuôi dòng, phải thuận lòng dân. Cho nên, bàn luận không cao xa mà dễ thi hành, dân chúng muốn cái gì thì cấp cho cái đó, không muốn cái gì thì trừ cái đó.

    Ông làm chính trị, khéo chuyển hoạ thành phúc, chuyển bại thành thắng, quý sự phân biệt nặng nhẹ, cẩn thận về cân nhắc lợi hại.

    Hoàn công thực sự giận nàng Thiếu cơ đem quân xuống phương Nam đánh nước Thái, Quản Trọng nhân đó mà đánh nước Sở, trách nước Sở không tiến công lên nhà Chu.

    Hoàn công muốn lên phương Bắc dẹp Sơn Nhung, Quản Trọng nhân đó mà khiến nước Yên sửa lại chính trị của Thiệu công.

    Lúc họp ở đất Kha, Hoàn công muốn bội ước với Tào Mạt, Quản Trọng nhân đó mà khuyên vua giữ ước, nhờ vậy mà chư hầu quy phục nước Tề.

    Cho nên : Biết cho đấy, mà lấy đấy là quy tắc làm chính trị.

    Quản Trọng giàu ngang với công hầu, có đài Tam quy, có đồ phàn điếm khi tiếp khách, nhưng người đời không cho là xa xỉ.

    Khi Quản Trọng mất, nước Tề theo chính sách của ông thường mạnh hơn chư hầu. Tề Hoàn Công là người xưng bá đầu tiên trong thời Xuân Thu.

    b. Sở Trang Vương và Tôn Thúc Ngao:

    Mặc dầu nước Sở đã thua nước Tấn ở trận Thành Bộc nhưng nước Sở không mất ý chí làm bá chủ và mãi đến đời Sở Trang vương đã thực hiện được ý chí đó.

    Một hôm, Trang vương cùng với Ngu Khâu bàn việc, khuya mới về cung.

    Phàn Cơ hỏi Trang vương :

    - Ngày hôm nay, trong triều có việc gì mà đại vương về muộn thế ?

    Trang vương nói :

    - Ta cùng với Ngu Khâu bàn việc, khuya quá mà không biết.

    Phàn Cơ hỏi :

    - Ngu Khâu là người thế nào ?

    Trang vương đáp :

    - Ngu Khâu là người hiền ở nước Sở ta !

    Phàn Cơ nói :

    - Cứ như ý thiếp thì Ngu Khân chưa chắc đã là người hiền.

    Trang vương hỏi :

    - Sao thế ?

    Phàn Cơ nói :

    - Ngu Khâu mỗi lần bàn chính trị với đại vương thường đến khuya mà chưa tiến cử được người nào cả.

    Cái trí của một người có hạn, số kẻ sĩ nước Sở thì vô cùng. Ngu Khâu muốn đem cái trí của một người để che lấp tất cả kẻ sĩ trong thiên hạ, sao lại gọi là hiền được.

    Trang vương khen phải.

    Hôm sau, Trang vương đem lời Phàn Cơ nói cho Ngu Khâu nghe.

    Ngu Khâu nói :

    - Vậy mà tôi chưa kịp nghĩ đến điều ấy, để tôi xin liệu ngay.

    Ngu Khâu hỏi triều thần và Đấu Sinh đã giới thiệu Vĩ Ngao, tức Tôn Thúc Ngao, cày ruộng ở Mộng Trạch.

    Sở Trang vương nói chuyện một ngày với Tôn Thúc Ngao, rất hài lòng và phong Tôn Thúc Ngao làm Lệnh doãn.

    Tôn Thúc Ngao chỉnh đốn chính trị nước Sở, lập ra quân pháp : Cho Ngu Khâu coi đạo trung quân. Công tử Anh Tề coi đạo tả quân. Công tử Trắc coi đạo hữu quân. Dưỡng Do Cơ coi đạo hữu quảng. Khuất Đang coi đạo tả quảng. Chú trọng việc đắp đê, khơi sông để tiện việc làm ruộng, dân nước Sở ai cũng ta tụng công đức của Tôn Thúc Ngao.

    Ban đầu, triều thần thấy Trang vương tin dùng Tôn Thúc Ngao, đều không phục. Nhưng về sau, ai cũng tấm tắc khen ngợi : Nước Sở có phúc, được hiền thần, chẳng kém gì Tử Văn. Tử Văn ngày xưa làm cho nước Sở cường thịnh, nay có Tôn Thúc Ngao, khác gì Tử Văn sống lại.

    Sau này, Sở Trang vương giao hảo với nước Tề, nước Lỗ để cùng tiến đánh các nước như : Tần, Sái, Trịnh, Tống đánh báo thù nước Tấn trận Thành Bộc, thắng nước Tấn và nhà Tần làm bá chủ ở Trung Nguyên.

    3. Thời Chiến Quốc – thượng hiền:

    Thời Xuân Thu, có lẽ các kẻ sĩ đã giúp các vua xây dựng đất nước hùng mạnh, tranh hùng xưng bá, vua chúa gọi kẻ sĩ là hiền.

    Đến thời Chiến Quốc, kẻ sĩ (hiền) ngày càng được đề cao, các ông vua biết dụng thượng hiền, thì kẻ sĩ theo về, làm cho nước trở nên hùng mạnh, kẻ sĩ (hiền) cũng muốn giành tiếng chuộng kẻ sĩ, thượng hiền cho nhà vua.

    a. Tề Tuyên vương và Nhan Xúc:

    Tề Tuyên vương vời Nhan Xúc, người nước Tề, lại bảo :

    - Xúc lại đây !

    Nhan Xúc cũng bảo :

    - Vua lại đây !

    Tuyên vương không vui. Kẻ tả hữu bảo Nhan Xúc :

    - Vua là bậc quân thượng. Xúc là bề tôi. Vua bảo Xúc lại đây ! Xúc cũng bảo Vua lại đây ! Như vậy có hợp lẽ không ?

    Nhan Xúc đáp :

    - Vua bảo Xúc lại đây ! Mà Xúc lại thì Xúc là kẻ mộ quyền thế. Xúc bảo Vua lại đây ! Mà vua lại thì vua là người chuộng kẻ sĩ.

    Để cho Xúc này mang tiếng là kẻ mộ quyền thế không bằng để cho nhà vua được tiếng là chuộng hiền sĩ.

    Tuyên vương giận lắm, bảo :

    - Vua quý hay kẻ sĩ quý ?

    - Kẻ sĩ quý, vua đâu có quý.

    - Có chứng cứ gì không ?

    - Có chứ ! Xưa kia, nước Tần tiến đánh nước Tề, nhà vua ra lệnh : Trong khoảng năm chục bước, chung quanh mộ Liễu Hạ Quý, ai dám vào đốn củi, bị tội chết, không tha.

    Vua lại ra lệnh : Ai mà chặt được đầu vua nước Tề thì được phong làm vạn hộ hầu, thưởng ngàn nén vàng.

    Nhan Xúc nói tiếp : xét cái đầu của một ông vua sống, có khi không bằng nấm mồ kẻ sĩ đã chết.

    Tuyên vương làm thinh. Kẻ tả hữu nói :

    - Đại vương chiếm cứ một nước ngàn cỗ xe, đúc những cái chuông nặng ngàn thạch treo trên những cái giá nặng vạn thạch.

    Kẻ sĩ trong thiên hạ người nào nhân nghĩa đều lại phục dịch, người nào minh trí thì lại yết kiến, đàm luận đông, tây, nam, bắc, người bốn phương đều quy phục, vạn vật không thiếu thứ gì, trăm họ đều kính mến.

    Nay, kẻ sĩ dù có cao thượng cũng gọi là kẻ sĩ thất phu, đi thi đi bộ, ở thì ở đồng ruộng, thô lậu quê mùa, nhà cửa tồi tàn, như vậy thì rất đỗi là ti tiện.

    Nhan Xúc đáp :

    - Không phải vậy ! tôi nghe thời xưa, ông Đại Vũ làm chủ các nước chư hầu là vì đâu ? Nhờ vua Đại Vũ có đức dày và được kẻ sĩ giúp mình. Cho nên, vua Thuấn ở đồng ruộng dấy lên, ở nơi quê mùa thô lậu mà sau này làm thiên tử.

    Đến đời vua Thang, chư hầu chỉ có ba ngàn nước, sau đó quay về quay mặt về nam mà xưng quả nhân, chỉ còn hai mươi bốn nước. Từ đó, xét chẳng phải do chính sách khác nhau, người tốt kẻ xấu khác nhau hay sao ? đến lúc hoàn toàn bị diệt vong, thì không còn ai thân thuộc lúc ấy dù muốn có một căn nhà tồi tàn cũng không được.

    Dịch truyện từng nói : Ở ngôi cao mà không có cái thực mà chỉ thích cái danh, thì thế nào cũng hành động kiêu căng, ngạo mạn, kiêu căng, ngạo mạn thì cái hoạ đi theo sau.

    Cho nên, không có cái thực mà thích cái danh thì tất bị tước đoạt, không có đức hạnh mà muốn có phước tất bị vướng mắc không có công lao mà muốn hưởng lộc thì tất bị nhục, hoạ tất thâm Có câu : Khoe công thì không thành, nguyện vọng hảo huyền thì không đạt. Đó là chỉ thích cái hư danh đẹp đẽ mà không có thực đức.

    Vua Nghiêu có chín người phụ tá, vua Thuấn có bảy người bạn hiền, vua Vũ có năm vị trọng thần, vua Thang có ba vị phụ bật. Xưa nay, không ai có thực đức mà thành danh trong thiên hạ bao giờ. Vì vậy, các bậc quân vương không hổ thẹn vì phải hỏi kẻ dưới nhờ học hỏi kẻ dưới mới hoàn thành được đạo đức, lưu danh đến đời sau.

    Cho nên, có câu : Cái không có hình thể là chủ cái hình thể ; cái không có đầu mối là gốc của mọi đầu mối. Trên thì xét được nguồn, dưới thì thông được dòng, bậc thánh nhân hiểu đạo lí đó, thì có gì mà không tốt lành.

    Còn theo Lão Tử thì : Tuy sang phải lấy hèn làm gốc, tuy cao phải lấy thấp làm nền.

    Vì vậy, thời xưa các bậc vương hầu thường tự xưng là cô, quả, bất cốc là lấy sự ti tiện làm gốc.

    Kẻ cô quả là kẻ ti tiện, há chẳng phải tự hạ mình mà tôn quý kẻ sĩ đấy ư ?

    Cũng như, vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn truyền ngôi cho vua Vũ, Chu Thành vương trọng dụng ông Chu Công Đán mà đời sau khen là minh quân, là vì các ông ấy hiểu rõ kẻ sĩ là đáng quý.

    Trong cuộc trò chuyện giữa Tuyên Vương và Nhan Xúc.

    Tuyên vương nói :

    - Ôi ! Người quân tử, có cách nào làm nhục được đâu mà quả nhân đã tự chuốc lấy cái nhục. Nay đã được nghe lời người quân tử và biết được hành vi của kẻ tiểu nhân, xin được làm học trò của tiên sinh.

    Nhan tiên sinh hãy cùng đi chơi với quả nhân, ăn thì có thịt bò, thịt dê, thịt lợn. Đi thì có xe, vợ con tiên sinh đều được tặng y phục đẹp đẽ.

    Nhan Xúc từ tạ, đáp :

    - Ngọc sinh ra ở núi, đem nó về chế tạo thì nó tất vỡ, lúc đó không phải nó không quý, nhưng không còn cái mộc mạc, tự nhiên nữa.

    Kẻ sĩ sinh ở chỗ quê mùa thô lậu, được tuyển dụng làm quan, không phải là không vinh hiển, nhưng không còn trọn vẹn cái bản chân nữa.

    Xúc tôi xin được về, ăn rau dưa cũng ngon như ăn thịt, thủng thẳng đi bộ cũng thích như đi xe, không vội vàng gì thì cũng vui sướng như kẻ tôn quý, lấy sự thanh tĩnh chính trực làm vui.

    Người đặt ra hiệu lệnh là nhà vua, tận trung trực ngôn là Xúc tôi đạo lí gì cần nói ra, tôi đã nói hết rồi. Nay, xin nhà vua cho phép tôi lui ra, thong dong trở về cố hương.

    Nói rồi, ông từ biệt ra đi.

    Câu chuyện trên, chứng tỏ miệng lưỡi nhà vua, bọn tả hữu không bằng miệng lưỡi của Nhan Xúc.

    b. Yên chiêu vương – Quách Ngỗi và Nhạc Nghị:

    Chiến Quốc sách ghi : Sau khi khôi phục được nước nhưng nước bị tàn phá nặng nề, muốn chiêu hiền, Yên Chiêu vương (344.TCN) hỏi Quách Ngỗi :

    - Nước Tề thừa lúc nước tôi có nội loạn, đánh úp và phá nước Yên. Tôi biết, nước Yên nhỏ, sức yếu không thể báo thù, nhưng tôi vẫn mong được người hiền giúp sức cùng trị nước để rửa hận cho tiên vương. Xin hỏi tiên sinh, tôi phải làm sao ?

    Quách Ngỗi đáp :

    - Bậc đế vương thân cận với bậc sư phó, bậc vương thân cận với bạn bè, bậc bá thân cận với bề tôi, còn ông vua mất nước thì thân cận với bọn tay chân. Chịu khuất tiết mà thờ người hiền, quay mặt về hướng Bắc mà thụ giáo, thì người giỏi gấp trăm lần mình sẽ đến với mình.

    Tiến trước người ta, nghỉ sau người ta, chịu hỏi người ta trước, rồi lặng im nghe người ta thì những người giỏi gấp mười lần mình sẽ đến với mình.

    Dựa vào cái kì, cầm cái trượng (những vật tượng trưng cho quyền lực), liếc mắt mà sai bảo người ta thì chỉ những kẻ tôi tớ sẽ đến với mình.

    Còn như tàn bạo, đánh đập người ta, dậm chân, nhảy nhót, la hét mắng mỏ người ta, thì chỉ bọn đê tiện, nô lệ mới đến với mình.

    Nếu như nhà vua thực tâm muốn chọn những bậc hiền giả khắp nước, nên đích thân từ cửa, bước xuống đón tiếp họ ; thiên hạ sẽ nghe danh nhà vua triều kiến hiền thần thì tất cả cao sĩ đều đến với nước Yên.

    Kế mua xương ngựa:

    Yên Chiêu vương lại hỏi Quách Ngỗi :

    - Quả nhân nên triều kiến ai bây giờ ?

    Quách Ngỗi đáp :

    - Tôi nghe nói, thời xưa có một ông vua bỏ ra một ngàn dật vàng để tìm mua một con thiên lí mã, nhưng ba năm không mua được. Viên quan được lệnh mua ngựa, tâu với vua :

    - Tôi xin đi tìm ngựa.

    Ông vua bèn sai viên quan ấy đi. Ba tháng sau, viên quan tìm ngựa đã tìm được một con thiên lí mã nhưng nó đã chết. Ông ta bỏ năm trăm dật vàng để mua cái đầu của nó, đem về cho nhà vua.

    Nhà vua cả giận nói :

    - Ta muốn mua một con ngựa sống, chứ mua ngựa chết thì dùng vào việc gì ? Thật là phí của !

    Viên quan đáp :

    - Ngựa chết còn chịu mua với giá năm trăm dật vàng, huống chi là ngựa sống. Tin này sẽ được truyền rất nhanh trong thiên hạ rằng : nhà vua biết mua ngựa và người ta sẽ dắt ngựa đến.

    Quả nhiên, không đầy một năm, người ta dắt ba con ngựa thiên lí đến.

    Nay, nhà vua thành tâm cầu hiền thì nên bắt đầu từ Ngỗi tôi. Ngỗi tôi mà còn được nhà vua trọng dụng huống chi là những người tài giỏi hơn tôi, họ sẽ không ngại xa ngàn dặm đến nước Yên.

    Xây Hoàng kim đài, kẻ sĩ theo về:

    Yên Chiêu vương bèn cho xây dựng cung thất, đón Quách Ngỗi về và đãi như bậc tôn sư.

    Từ đó, Nhạc Nghị (nước Nguỵ), Trâu Diễn (nước Tề), Kịch Tân (nước Triệu) và các kẻ sĩ khác tranh nhau về nước Yên.

    Hai mươi năm sau, nước Yên trở nên cường thịnh, quân lính vui vẻ, tình nguyện xuất chinh.

    Lúc ấy, vua Yên dùng Nhạc Nghị làm thượng tướng quân, cùng bàn mưu với Tần, Sở, Tam Tấn cất quân đánh Tề.

    Nước Tề thua, Tề Mẫn vương phải trốn sang nước ngoài. Quân nước Yên vào Lâm Tri vét hết châu báu, đốt hết cung thất tôn miếu của nước Tề. Chỉ còn lại thành của nhà Tề là không bị hạ : thành Cử và Tức Mặc.

    c. Giọng mất nước của Yên Tương vương:

    Điêu Bột thường phỉ báng Điền Đan là tướng quốc nước Yên : Nam Bình quân là hạng tiểu nhân.

    An Bình Quân biết được, cho bày tiệc rượu, mời Điêu Bột tới và bảo rằng :

    - Đan này có điều gì đắc tội với tiên sinh mà hay bị tiên sinh chê bai ở chốn triều đình ?

    Điêu Bột đáp :

    - Con chó của tên Chích (tên trộm) cắn vua Nghiêu (ông vua hiền), không phải nó yêu tên Chích mà ghét vua Nghiêu. Hễ là loài chó, không phải chủ nó, nó cắn, thế thôi !

    Nếu nó rời ông chủ bất tiếu đi mà ở với ông chủ hiền, nó không chỉ cắn mà còn vồ những kẻ đụng đến chủ nó.

    An Bình Quân nói :

    - Tôi xin vâng nghe lời chỉ giáo.

    Hôm sau, Điền Đan tiến cử Điêu Bột với Tương vương. Nhưng lúc này Tương vương đang sũng ái chín người thân cận, chín người này họ đều ghét và muốn hại An Bình Quân, họ hè nhau tâu lên vua :

    - Khi Yên đánh Tề, vua Sở sai một vạn quân sang giúp nước Yên. Nay nước đã yên, xã tắc đã vững, sao không sai sứ sang tạ ơn vua nước Sở.

    Vua hỏi :

    - Thế ai đi ?

    Bọn chín người đáp :

    - Điêu Bột đi được !

    Điêu Bột đi sứ sang nước Sở. Vua nước Sở là Khoảnh Tương vương thết yến tiệc. Điêu Bột đi mấy ngày chưa về, bọn chín người dèm pha và tâu với vua :

    - Một kẻ tầm thường như Điêu Bột mà làm cho vua một nước vạn thặng như vua nước Sở lưu lại, chẳng phải là dựa vào thế lực (Điền Đan) nào đó ư ?

    Vả lại, An Bình Quân đối với nhà vua không giữ lễ vua tôi, không phân biệt trên dưới. Ở trong, vỗ về bách tính, thu phục nhân tâm, giúp đỡ kẻ nghèo khốn, ban ân đức cho dân. Ở ngoài, thì chiêu nạp Nhung, Địch ; ngầm kết giao với những hiền sĩ trong thiên hạ, giao hảo với anh hùng, tuấn kiệt ở các nước chư hầu. Chắc không phải là những ý tốt đẹp, không chừng muốn làm phản !

    Một hôm, Tương vương ra lệnh, cộc lốc :

    - Gọi tướng quốc Đan đến đây !

    Điền Đan biết Tương vương muốn làm nhục mình, muốn làm cho Tương vương vừa lòng, bèn bỏ mão, tụt giày, cởi áo để lộ thân thể vào lạy xin được tội chết.

    Năm ngày sau, Tương vương, nói với Điền Đan :

    - Ngươi không có tội gì với ta cả. Ngươi giữ đúng lễ bề tôi của ngươi, ta giữ đúng lễ quân vương của ta. Chỉ có thế !

    Điêu Bột từ nước Sở trở về. Vua liền cho bày yến tiệc đãi đằng. Trong lúc ngà ngà say, vua ra lệnh :

    - Gọi tướng quốc Đan lại đây !

    Điêu Bột vội rời chiếu, đập đầu xuống sàn thưa :

    - Nhà vua sao có cái giọng mất nước đó ? Nhà vua so với Chu Văn vương thì ai hơn ?

    Vua đáp :

    - Ta không bằng.

    Điêu Bột lại hỏi :

    - Thế nhà vua so với Tề Hoàn Công thì ai hơn ?

    - Ta cũng không bằng Tề Hoàn Công !

    Điêu Bột nói :

    - Phải ! Thế mà Chu Văn vương được Lữ Thượng, gọi Lữ Thượng là Thái công ; Tề Hoàn Công được Quản Trọng, xưng hô với Quản Trọng là Trọng phụ (bậc anh, cha chú).

    Nay nhà vua được An Bình Quân gọi cộc lốc Đan ! Là sao ?

    Từ trước đến nay, có ai có công lớn như An Bình Quân mà nhà vua cứ gọi là Đan ! Đan ! Đó là cái gọi của một giọng mất nước.

    Giả sử không có Điền Đan lấy ai đánh nước Tề, thu hồi đất cho nhà

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1