Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Dấu vết của cha
Dấu vết của cha
Dấu vết của cha
Ebook125 pages2 hours

Dấu vết của cha

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Trên giường bệnh trước khi lìa đời, mẹ tôi thố lộ cho tôi một điều mà người đã dấu hơn chục năm qua, cha tôi còn sống và người muốn tôi đi tìm người chồng bỏ vợ người cha bỏ con để mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình. Cha tôi là nhà văn có tiếng ngoài Bắc trước khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954. Vào Sài Gòn, ông gặp và tằng tịu với một đào hát cải lương. Tình nhân và cờ bạc đã cướp cha tôi khỏi mẹ tôi, cho đến ngày tôi gặp lại ...

LanguageTiếng việt
Release dateDec 2, 2014
ISBN9781310118685
Dấu vết của cha
Author

Bùi Ngọc Khôi

Retired. Spending time writing, illustrating, cooking and day dreaming. Espresso aficionado.

Read more from Bùi Ngọc Khôi

Related to Dấu vết của cha

Related ebooks

Reviews for Dấu vết của cha

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Dấu vết của cha - Bùi Ngọc Khôi

    Dấu vết của cha

    Một truyện tình cảm của Bùi Ngọc Khôi

    Copyright 2013 Khoi Bui

    Smashwords Edition

    This ebook is licensed for your personal enjoyment only

    and may not be reproduced without the author's consent.

    Please order your digital copy on Smashwords.com.

    Thank you.

    Tác giả giữ bản quyền.

    Xin đừng làm phó bản nếu không có sự đồng ý của tác giả.

    Xin đặt mua sách trong dạng digital trên Smashwords.com.

    Tác giả trân trọng cám ơn.

    ~§~

    Sinh ra lớn lên, tôi chỉ biết mẹ tôi. Người đàn ông sống trong nhà vài năm đầu thời niên thiếu của tôi đã ra đi ... vĩnh viễn. Tôi không biết ông ta là ai cho đến giây phút cuối trên giường bệnh, mẹ nói tôi phải đi tìm người đàn ông đó. Một cuộc hành trình về quá khứ đưa tôi đi ngược dòng thời gian rồi về miền Tây đất nước để sau cùng cho tôi nhận chân thế nào là tình yêu thật sự và tâm hồn cao thượng.

    ~§~

    Năm hai mươi tuổi, tôi ra được tác phẩm đầu tay, một chuyện tình trong thời chiến cũng như bao chuyện tình khác. Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đó cầm mớ tiền ông giám đốc nhà xuất bản mới trả đem về khoe mẹ. Người đang nấu bữa cơm tối. Nhìn bộ mặt hớn hở của tôi và mấy tờ giấy bạc một trăm trên tay, người chỉ khẽ cười rồi khen Con giỏi lắm. Tôi tiu nghỉu về thái độ thiếu nhiệt tình ấy nhưng phần nghĩ mẹ mệt mỏi vì đang vật lộn với cái bếp dầu hôi phần tinh thần mình còn đang hăng nên quên ngay. Ra được một quyển tiểu thuyết khi mình mới hai chục đối với tôi là một kỳ công dù số tiền trả rất khiêm nhượng.

    Gần một năm sau, tôi sắp hoàn tất tác phẩm thứ nhì thì mẹ ngã bệnh phải vào nhà thương. Bác sĩ thử máu, chiếu điện xong cho tôi tin sét đánh, mẹ bị ung thư bao tử thời kỳ thứ ba, không chữa được, chỉ chờ cái chết nay mai. Tôi tự trách mình thiếu để ý đến sức khỏe của mẹ, sự xa xút hẳn hiển hiện nhưng tôi quá mê mải trong viết lách và nhất là mới xin được một chân phóng viên cho một nhật báo lớn ở Sài Gòn.

    Sau hơn hai tháng nằm nhà thương, tình trạng mẹ tôi trở nên nguy kịch, người trông thật tiều tụy. Nhìn mẹ nằm bẹp dí trên chiếc giường sắt, bây giờ thân hình mỏng như tờ giấy, tôi cảm thấy một nỗi buồn thấm thía và cảm giác cô đơn vô hạn.

    Một buổi chiều sau giờ làm việc chạy vào thăm, tôi thấy bác sĩ trực đứng trước cửa phòng. Ông ta kéo tôi ra hành lang nói mẹ tôi chỉ còn một vài ngày trên cõi đời này. Ông khuyên tôi nên nghỉ làm để có mặt đây đây hàng ngày. Thấy mẹ đang ngủ mắt nhắm nghiền, tôi không muốn đánh thức người, thất thểu đi ra ngoài sân, lựa một cái ghế băng dưới gốc cây bàng rồi ngồi xuống móc thuốc hút. Nhìn làn khói thuốc loãng dần trong gió, tôi tưởng tượng rồi linh hồn mẹ cũng sắp như làn khói xám tan biến đi vĩnh viễn. Tôi nghĩ đến thân phận cô đơn sau khi người ra đi nay mai. Ý tưởng sống đơn côi không làm tôi hãi nhưng làm tôi cảm thấy cô đơn nhất là sự việc xảy ra đột ngột. Đang từ tình cảnh ra đường vào nhà luôn có mẹ có con, dù chỉ hai người nhưng có nhau thế mà chẳng bao lâu nữa ... Ngoài một người cậu đang sống ngoài Trung, tôi hoàn toàn tứ cố vô thân. Tôi chưa bao giờ ra Trung, không quen ai ngoài đó, dĩ nhiên ngoại trừ người cậu, tôi không muốn nhổ rễ bỏ Nam đi xứ khác. Bạn bè, nghề nghiệp, nhà cửa, gốc gác thẩy đều ở đây, không dứt được.

    Những ngày sau đó mẹ tôi mê man nằm liệt giường không ăn uống nói năng gì.

    Tôi còn nhớ ngày cuối cùng của người. Bước vào phòng, tôi ngạc nhiên khi thấy mẹ tỉnh táo hơn hôm trước, ngồi lên trên giường lưng dựa vào tường, tóc tai chải gọn ghẽ. Thấy tôi vào, mẹ chỉ cho tôi kéo ghế lại ngồi gần giường xong hỏi.

    - Con đã đánh điện cho cậu chưa? Mẹ biết mẹ chỉ còn hôm nay hay ngày mai thôi. Mẹ đã lớn tuổi, chết là vừa, chỉ buồn là không sống được lâu hơn để bế cháu.

    Giọng người thật điềm đạm như chấp nhận cái chết một cách thản nhiên, cho nó là đúng. Phần tôi thì tin mẹ cũng như một ngọn đèn bùng lên trước khi tắt. Tôi ngồi thừ ra không biết nói sao cho phải, có cảm tưởng là bất cứ gì mình nói ra đều là vô duyên không đúng lúc. Mẹ hỏi khi nào cậu đến.

    - Cậu nói tối khuya nay, tôi đáp.

    Im lặng một lúc thật lâu, mẹ vói tay ra cầm lấy tay tôi rồi bảo.

    - Chắc con nghĩ là mẹ sắp được gặp cha con?

    Tôi gật đầu. Một nụ cười khô héo và thật buồn trên môi người. Suốt đời sống với mẹ, chưa bao giờ tôi thấy một nụ cười buồn như vậy trên mặt người.

    Mẹ lắc đầu nói.

    - Có lẽ thôi.

    Nhìn tôi ngơ ngẩn, mẹ thở dài.

    - Đến bây giờ mẹ vẫn không biết cha con còn sống hay đã chết.

    Tôi lại càng không hiểu mẹ nói gì.

    - Nhưng mẹ nói con cha chết lâu rồi mà.

    Nụ cười mẹ khô héo hơn và nhăn nhúm.

    - Phải, mẹ đã nói với con như vậy. Mẹ dối con đấy. Cha con nào chết lúc ấy, cha con bỏ nhà đi lúc con còn bé. Mẹ muốn con tránh những xúc cảm nên nói dối con là cha bị tai nạn chìm tàu chết mất xác.

    - Có phải vì vậy mà trong bao năm qua con không thấy mẹ cúng cha lần nào và trên bàn thờ không có hình cha. Tại sao cha bỏ nhà đi? Mà đi đâu? Tại sao không ai đi tìm cha? Tại sao cha không về?

    Quên phứt bệnh tình của mẹ, tôi đã hỏi dồn. Một chuỗi ho rũ rượi làm mẹ gập người xuống. Tôi vội đỡ người nằm xuống giường xong kéo chiếc chăn đơn trên người mẹ lên đến cằm. Người chống tay đòi ngồi lên. Tôi cản, nói cần nghỉ đã rồi sau kể tiếp cũng được nhưng mẹ tôi xua tay ra ý không bằng lòng. Người gượng một lần nữa và sau cùng ngồi dậy được.

    - Nếu mẹ không nói con bây giờ thì lúc nào hả con? Nay mai chôn mẹ rồi, con nói chuyện với cậu Lam, cậu sẽ kể thêm cho con.

    Rồi bằng một giọng mệt mỏi nói ngứt quãng, mẹ tôi kể lại sự ra đi của cha tôi.

    - Cha con trước kia là nhà văn có tiếng ngoài Bắc, bút hiệu là Minh Văn (tôi mang máng nhớ có ai nhắc tên này vài lần). Cha viết sách trước khi gặp mẹ. Nhà mình di cư vào Nam năm 54. Vào Sài Gòn khhông được bao lâu thì cha bắt đầu uống rượu, cha uống nhiều lắm. Từ ngày mắc cơn bệnh đó, cha con bê tha gia đình rồi đi theo một cô đào hát. Mẹ buồn vô cùng nhưng cho rằng chuyện đó chỉ là tạm thời, rồi sẽ qua đi nhưng mẹ lầm. Ba con ít khi về nhà, lúc nào về thì rút lên phòng viết, viết xong lại khoác áo đi. Một hôm nhằm ngày sinh nhật cha, mẹ làm một bữa cơm ngon chờ cha về ăn mừng. Mẹ chờ mãi nhưng cha không về. Sau có người ghé nhà đưa cho mẹ một lá thư cha con viết giải bày tâm sự. Mẹ còn giữ lá thư này ở nhà dưới đáy rương quần áo. Con về lục rương tìm nó mà đọc.

    Lời mẹ kể làm tôi bàng hoàng, miệng lưỡi cứng đơ không biết nói gì, không biết mình nên giận hay buồn. Cái phản ứng khó hiểu và duy nhất của tôi lúc đó là đứng lên đi tới đi lui trong phòng. Không phải tôi muốn dấu mẹ tôi những giọt nước mắt vì tôi không khóc. Cũng không phải tôi cuồng chân muốn xổ tung ra đi tìm cha vì đối với tôi ông chả là gì, tôi không biết mặt mũi ông bây giờ ra sao, giọng nói của ông thế nào. Những gì trong đầu óc non nớt của đứa bé trai đến nay chỉ còn lại vài mảnh vụn hình ảnh về một người đàn ông mặt mũi lạnh lùng với cái nhìn dửng dưng với mẹ và tôi, một người đàn ông với một sự hiện diện hời hợt trong nhà, hời hợt đến độ khi ấy tôi không chắc là ông là người ở trong nhà hay chỉ là khách ghé thăm. Khi lớn đủ để biết người đó là cha mình, tôi luôn giữ một khoảng cách với ông ta hay nói đúng hơn ông ta giữ khoảng cách ấy. Khi sự hiện diện trong nhà của cha tôi ngày càng thưa dần thì khoảng cách đó trở thành một cục tẩy tẩy hết đi những dấu vết của người đàn ông dửng dưng đó.

    Và bây giờ, làm sao tôi có thể quan tâm về những gì đối với mình là không hiện hữu. Tôi cũng dửng dưng. Tôi dửng dưng đối với một người chồng bỏ vợ một người cha bỏ con thơ để đi mưu cầu hạnh phúc riêng sau khi đã cho người ta ảo tưởng về một hạnh phúc lâu dài. Tôi không tủi, không giận dữ, chỉ dửng dưng, nhưng tôi không thể dửng dưng trước ý nguyện sau cùng của mẹ. Tôi biết người muốn tôi đi tìm cha.

    Mẹ đã giữ điều này bí mật cả cuộc đời, bây giờ mẹ sắp lìa cõi đời này, tại sao mẹ lại không đem cái đó với mẹ sang bên kia mà lại nói cho con biết vào lúc này?

    - Con nghĩ sao? Tiếng mẹ tôi yếu đi.

    Tôi nghĩ sao? Tôi không biết mình phải nghĩ gì, thật lúng túng. May thay đúng lúc đó cậu tôi đến. Cậu hớt hải chạy vào, tôi vội đứng lên nhường ghế cho cậu. Cậu không để ý gì đến tôi, làm như tôi không có mặt ở đó dù tôi có lên tiếng chào. Cậu ngồi xuống cầm lấy tay người chị rồi hai người chỉ nhìn nhau nghẹn ngào.

    Tôi lảng ra ngoài hành lang, đứng trước cửa phòng để mặc mẹ và cậu trao đổi những câu cuối cùng. Tôi biết cậu buồn lắm vì thương chị và sắp mất chị. Ông bà ngoại khi sinh thời chỉ có hai người con. Sau này vì lập gia đình và nghề nghiệp nên hai chị em ly tán một nơi ít có dịp gặp nhau, họa hoằn vài năm một lần khi Tết đến. Cậu thương tôi như thương chính con mình, có lẽ vì thấy tôi không có cha. Thể

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1