Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Ẩm thực: Thích nghi và kiêng kỵ
Ẩm thực: Thích nghi và kiêng kỵ
Ẩm thực: Thích nghi và kiêng kỵ
Ebook233 pages2 hours

Ẩm thực: Thích nghi và kiêng kỵ

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Một nhà văn Trung Hoa đã nói : "Sinh mệnh của chúng ta không phải nằm trong tay Thượng Đế mà ở trong tay các các đầu bếp và các bà nội trợ". Chứng tỏ, chọn lựa, nấu nướng thực phẩm là việc hệ trọng liên quan đến sức khỏe, tuổi thọ, phòng trị bệnh của con người.
Theo chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, các nhà dưỡng sinh Trung Hoa đã tìm ra phương pháp ăn uống hàng ngày, chọn lựa những thực phẩm (gồm các loại nước uống) thích nghi và không thích nghi (kiêng kỵ) với thể tạng, nhóm máu, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, bệnh tật, theo từng mùa, theo thời tiết, theo thủy thổ; nêu các phương pháp bảo quản, nấu nướng thực phẩm ... mục đích : bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, phòng chống bệnh tật, trị liệu bệnh tật.
Sách gồm 5 chương, tổng cọng có trên 300 mục nhỏ, thể hiện những nội dung vừa nêu trên, dễ đọc, dễ ứng dụng.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJan 19, 2014
ISBN9781311231703
Ẩm thực: Thích nghi và kiêng kỵ
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Ẩm thực

Related ebooks

Related categories

Reviews for Ẩm thực

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Ẩm thực - Dong A Sang

    ẨM THỰC - THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    Chương một : ẨM THỰC HÀNG NGÀY - THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ.

    Chương hai : NHỮNG THỰC KHÔNG NÊN ĂN, NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU, NẤU NƯỚNG VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM.

    Chương ba:CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG VÀ THỰC PHẨM

    Chương bốn : PHỤ NỮ CÓ THAI, TRẺ EM, TRUNG LÃO NIÊN - ẨM THỰC THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ

    Chương năm : BỆNH TẬT - ẨM THỰC THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ

    MỤC LỤC

    AUTHOR

    Chương một:ẨM THỰC HÀNG NGÀY - THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ

    Tiết 1 :NGÀY BA BỮA - ẨM THỰC THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ

    1. NGÀY BA BỮA - ẨM THỰC THÍCH NGHI VÀ KIÊNG KỴ

    Theo các chuyên gia, con người ăn ngày ba bữa, không phải là ngẫu nhiên, mà do kinh nghiệm, dựa trên cơ sở khoa học :

    1) Đồng hồ sinh học :

    Y học hiện đại nghiên cứu, chứng minh: sáng, trưa, chiều, men tiêu hóa của con người rất nhanh nhạy, ăn ngày ba bữa là phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể.

    2) Nhu cầu của não và gan:

    Mỗi ngày não cần lượng dinh dưỡng khá lớn, trong đó đường bồ đào cần cho hoạt động của não là 110-145 khắc, gan cần 50 khắc lượng đường bồ đào.

    Vì vậy, ăn ngày 3 bữa, mới đủ cung ứng chất dinh dưỡng và đường bồ đào cho não và gan.

    3) Khí quan tiêu hóa:

    Khi ta ăn uống, đồ ăn, thức uống đi từ đường dẫn thức ăn (thực đạo) đến vị (dạ dày) khoảng 30-60 giây; thực ăn dừng ở dạ dày, tiêu hóa, khoảng 4 tiếng đồng hồ, thì thức ăn (đã tiêu hóa) đi đến ruột non (tiểu trường).

    Ngày ăn ba bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ là hợp với hoạt động, công năng của khí quan tiêu hóa.

    Theo nguyên tắc dưỡng sinh, thì buổi sáng ăn tốt, trưa ăn no và chiều ăn ít.

    Có người nói, ăn sáng là ăn cho mình, ăn trưa là ăn cho bạn, ăn tối là ăn cho kẻ thù !

    Buổi sáng, người ta hoạt động nhiều, cơ thể cần cung ứng lượng dinh dưỡng 25-30% trong ngày, vì vậy cần phải ăn tốt, nhưng ăn ít mỡ.

    Từ trưa đến chiều, người ta cũng phải hoạt động, cho nên phải ăn no, ăn các loại cá thịt.

    Từ chiều đến về đêm, người ta ít hoạt động, nên ăn ít, nên ăn những thực phẩm có hàm lượng Thán thủy hóa hợp vật (Carbon hydrate), không nên ăn nhiều thực phẩm mỡ màng, phòng béo phì.

    Thời gian ăn sáng, khoảng 7 giờ; ăn trưa vào khoảng 12 giờ, là khoảng thời gian năng lực tiêu hóa của cơ thể rất mạnh; ăn tối khoảng 8 giờ tối (20 giờ).

    Khoảng cách giữa 2 bữa ăn là 4-6 tiếng đồng hồ, 4 - 6 tiếng đồng hồ thì việc tiêu hóa, hấp thu của cơ thể rất mạnh, sau 6 tiếng đồng hồ, thì thành phần chất dinh dưỡng ở trong huyết, dịch bắt đầu giảm sút.

    2. KHÔNG NÊN NHỊN ĐÓI

    Một trong những hoạt động của đại não là trí nhớ, ghi nhớ; ghi nhớ, trí nhớ, mạnh yếu, tùy theo di truyền, hoàn cảnh và mỗi người; nhưng phần nhiều quan hệ trực tiếp đến sự dinh dưỡng của tế bào não.

    Khi con người tập trung suy nghĩ, tiếp thu, nhớ đến việc gì, thì tiêu hao một lượng dinh dưỡng khá lớn.

    Không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho tế bào não, lâu ngày tế bào não sẽ yếu, hoặc tử vong, ảnh hưởng đến thần kinh não và năng lực ghi nhớ.

    Khoảng 10 giờ sáng, người ta cảm thấy đói, xuất hiện các hiện tượng : Tinh thần phân tán, mất tập trung, tim đập mạnh, đầu căng thẳng, thiếu lực, toàn thân có cảm giác như yếu hẳn đi, làm việc, học tập, thiếu hiệu quả.

    Những hiện tượng trên, là do buổi sáng ăn không tốt, hoặc không ăn sáng, không cung ứng chất dinh dưỡng cho tế bào não.

    Ăn ngày ba bữa, buổi sáng ăn tốt, buổi trưa ăn no, buổi chiều ăn ít, không nên nhịn đói, cũng là cách bảo vệ não, làm cho trí nhớ cường kiện.

    3. BỮA ĂN SÁNG

    Sau một đêm, thì những chất dinh dưỡng trong cơ thể tiêu hao gần hết, buổi sáng cần phải hoạt động nhiều (làm việc trí óc, chân tay, mưu sinh, học tập).

    Vì vậy, ăn sáng cần phải ăn tốt, tức là ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

    Người ta đã điều tra, nghiên cứu, chứng minh, những người quen ăn sáng, ăn sáng thì tuổi thọ cao hơn 20% so với những người không ăn sáng.

    Những trẻ (học sinh) quen ăn sáng, ăn sáng tốt, thì tiếp thu bài mới rất tốt, nói năng lưu loát. Những trẻ (học sinh) không ăn sáng, thường tiếp thu bài chậm, nói năng thiếu mạch lạc.

    Các chuyên gia cũng cho rằng, những người không ăn sáng, thì chất niêm dính trong huyết dịch tăng cao, lưu động chậm, lâu ngày sẽ phát sinh những bệnh liên quan đến não.

    Nói chung, nên coi trọng việc ăn sáng, ăn tốt để giữ gìn sức khỏe, làm cho trí óc minh mẫn và tăng tuổi thọ.

    4. BUỔI SÁNG VÀ TRỨNG GÀ

    Có người do bận rộn, buổi sáng chỉ ăn vài quả trứng gà và cho rằng như vậy là đủ chất dinh dưỡng.

    Thật ra, việc này không có cơ sở, có hại cho sức khỏe, do hai nguyên nhân :

    1) Buổi sáng cơ thể cần rất nhiều nhiệt lượng, 20- 30% nhiệt lượng trong ngày, 1-2 quả trứng gà chỉ cung ứng 18.4- 22% nhiệt lượng cho cơ thể, là thiếu nhiệt lượng.

    2) Sau một đêm, cơ thể rất cần nước, cần phải bổ sung nước, ăn trứng gà, làm cho cơ thể càng thiếu nước, khiến nồng độ thủy dịch của cơ thể tăng cao, tiểu tiện ít, không bài trừ hết các chất cặn bã, các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

    5. BUỔI SÁNG KHÔNG NÊN ĂN THỰC PHẨM KHÔ

    Sau một đêm cơ thể tiêu hao nhiều nước, buổi sáng thức dậy công năng của vị trường chưa hoàn toàn hồi phục; ăn nhiều thực phẩm khô, rất khó tiêu hóa.

    Nên uống nước, ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa, có lợi cho sự tuần hoàn của huyết dịch.

    6. BỮA ĂN TRƯA

    Như đã nói, buổi trưa ăn no, nhưng không nên ăn quá no, ăn quá no không có lợi cho sức khỏe và công việc.

    Khi ăn quá no, thì phần nhiều huyết dịch của não và dưỡng (Oxy) di chuyển, tập trung cho việc tiêu hóa, khiến người ta buồn ngủ, uể oải.

    Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng mỡ (Chi phương - Fat), thì thời gian chuyển hóa mỡ thành năng lượng là rất dài, nếu ăn nhiều đường tinh chế, thì di đảo tố bị kích, đường ở trong máu hạ xuống, cũng là những nguyên nhân làm cho người ta uể oải, buồn ngủ, không thiết làm việc.

    Nói chung, ăn no nhưng không ăn quá no và cần phải chú ý đến việc chọn lựa thực phẩm thích hợp cho bữa ăn trưa.

    7. BỮA ĂN CHIỀU

    Buổi chiều không nên ăn quá no, bởi những nguyên nhân sau :

    1) Nồng độ đường, an cơ toan, chi phương toan ở trong máu tăng lên cao, bất lợi cơ thể; nếu ăn quá nhiều thực phẩm mặn, có hại cho sức khỏe.

    2) Thường chiều và tối, thường ít hoạt động, ít tiêu hao năng lượng; nếu ăn thừa nhiệt lượng, thì nhiệt lượng của di đảo tố có tác dụng kết hợp thành mỡ (Chi phương - Fat), là một trong những nguyên nhân sinh béo phì.

    3) Ăn no, cơ thể không tiêu hóa hấp thu hết hàm lượng Đản bạch chất (Protein) ở trong thức ăn; vi khuẩn của Đản bạch chất (Protein) sẽ tồn tại ở đại trường, sẽ sinh ra chất độc.

    Khi ngủ, sự co bóp của vách đường ruột giảm sút, những chất độc này sẽ tồn tại lâu ở đại trường, là một trong những nguyên nhân đại trường phát sinh chứng nhọt (nham).

    4) Ở độ tuổi trung niên, lão niên, buổi chiều ăn quá no, cơ thể bị kích thích, làm cho di đảo tố tăng cao.

    Trong quá trình phân tiết, khiến công năng tế bào di đảo tố yếu đi và suy kiệt, phát sinh bệnh tiểu đường, hoặc khiến cho bệnh tiểu đường càng thêm nặng.

    5) Ăn quá no, khiến chức trách của vị trường càng thêm nặng nề, những tin tức về áp lực từ vị trường truyền lên đại não, phát sinh mất ngủ, nhiều mộng mị, lâu ngày phát sinh bệnh suy nhược thần kinh.

    6) Ăn quá no, dễ làm cho di tuyến phát sinh viêm cấp tính; nếu đường mật có giun (hồi trùng), hoặc bị cảm nhiễm mãn tính, thì càng bất lợi cho cơ thể.

    Vừa không ngủ được, vừa di tuyến bị viêm cấp tính, mật bị cảm nhiễm mãn tính, thì rất nguy hiểm đến tính mệnh.

    7) Buổi chiều, ăn quá no với các thực phẩm có nhiều dầu mỡ (thực phẩm chiên xào bằng dầu), thì chất Đảm cố thuần (Cholesterol) sẽ tích tụ, tồn đọng ở vách huyết quản, lượng mỡ trong máu tăng cao. Lâu ngày, phát sinh chứng xơ động mạch, phát sinh bệnh cao huyết áp, bệnh quán tâm.

    8) Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm có nhiều mỡ, huyết dịch toàn thân sẽ tập trung ở vị, trường, khiến máu não bị thiếu; mỡ sẽ làm cho nồng độ huyết dịch tăng cao, máu huyết quản lưu thông chậm.

    Những hiện tượng này, tùy theo cơ thể mỗi người, sẽ phát sinh chứng vữa động mạch, hoặc xơ động mạch, hình thành chứng thuyên huyết não, dễ bị trúng phong.

    9) Buổi chiều, ăn quá no, ăn những thực phẩm có hàm lượng Cái (Calcium) cao.

    Trong quá trình hấp thu, bài tiết chất Cái (Calcium) phải mất 4 - 5 tiếng đồng hồ, thì mới bài tiết những chất cặn bã ra ngoài bằng đường tiểu.

    Buổi tối, ít hoạt động, lại ngủ, sự hấp thu, bài tiết chất Cái (Calcium) rất chậm, không bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu.

    Chất Cái (Calcium) ở nước tiểu, tích tụ ở bàng quang, đường tiểu, lâu ngày sẽ kết thành sỏi; phát sinh sỏi bàng quang, sỏi đường đường tiểu.

    Nếu ăn không tiêu, chất Cái (Calcium) lưu ở vị, ảnh hưởng đến công năng tiêu hóa và vị bị viêm.

    Nói chung, buổi chiều không nên ăn quá no, thừa nhiệt lượng, hoặc ăn thiên về một loại thực phẩm (mặn, mỡ ...), sẽ phát sinh bệnh tật; nên ăn ít, ăn nhạt.

    8. TRƯỚC KHI ĐI NGỦ

    Ăn trước khi đi ngủ, khó tiêu hóa, đầy bụng, dễ làm cho vị bị bệnh, tiêu hóa không tốt.

    Ngoài ra, ăn no, đi ngủ ngay, vị trí của dạ dày nhô lên, ép màng cách, ảnh hưởng đến hoạt động của phổi, làm cho trung khu thần kinh của não hưng phấn, dễ phát sinh ác mộng.

    Vì vậy, nên ăn cách 1 tiếng đồng hồ, trước khi đi ngủ.

    9. NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG : NHẠT, ÍT, TƯƠI SỐNG, ĐA DẠNG

    1) Ăn nhạt :

    Là ăn ít muối, để huyết quản trẻ lâu, chậm xơ hóa.

    Theo sinh lý, một người ăn 3 bữa, khoảng 1 khắc muối, nhưng ăn nhạt thì nên ăn 0.6 khắc trở xuống. Ăn nhạt, tuổi thọ cao.

    2) Ăn ít :

    Theo các chuyên gia, ăn quá no, khó tiêu hóa, tế bào lão hóa nhanh, người chóng già, đồng thời tránh mỡ trong máu cao.

    Những lúc tiệc tùng, giỗ chạp, cũng không nên vui mà ăn uống quá no.

    Ở Trung Quốc, người ta điều tra, những người sống 90 tuổi, trong đó có 70% là không ăn quá no, nhưng ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước.

    3) Tươi sống :

    Thực phẩm tươi sống có hàm lượng Vitamin cao, có công dụng đề kháng loại vật chất phát sinh lựu (khối u).

    Thực phẩm thiu, thối, không tươi, hàm lượng Vitamin thấp, công dụng đề kháng thấp.

    Theo các chuyên gia, mỗi ngày uống một chén nước rau, quả (luộc, xay từ rau, quả), thì có thể tiêu trừ những chất bẩn, chất ô nhiễm trong cơ thể.

    Tuy nhiên, khi mua rau quả về phải rửa sạch, ngâm nước ấm để trừ các loại thuốc dùng trong nông nghiệp và khử trùng, trước khi nấu.

    4) Đa dạng :

    Cơ thể con người cần nhiều loại Vitamin, đa dạng và phong phú với lượng 1/10.000 / trọng lượng cơ thể.

    Số lượng Vitamin đa dạng, phong phú này quyết định sức khỏe và tuổi thọ của con người.

    Các chuyên gia khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm, đa dạng và phong phú, như các loại gạo, các loại đậu, các loại rau quả (lá, thân, củ); kết hợp giữa tinh và thô, hoặc phối hợp giữa thực phẩm tinh (ví dụ: gạo trắng) và thực phẩm thô (ví dụ : gạo lứt).

    Đặc biệt, thực phẩm thô có hàm lượng khiên duy tố (chất xơ) cao, công dụng nhuận trường, thông đại tiện, hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, hạ Đảm cố thuần (Cholesterol), điều tiết đường trong máu, giải độc, kháng lựu (lựu: u, cục), phòng sỏi mật, có lợi cho sức khỏe.

    10. KHÔNG NÊN DÙNG BÀN ĂN THẤP

    Thường ngày không nên dùng bàn ăn thấp, ảnh hưởng đến việc ăn uống, tiêu hóa :

    Bụng bị ép xuống, khiến huyết dịch của đường tiêu hóa, dịch tiêu hóa, sự co bóp của vị trường bị chế ước, bất lợi cho việc tiêu hóa; lâu ngày, dạ dày sẽ bị bệnh.

    Tiết 2 : TRƯỚC VÀ SAU BỮA ĂN

    1. SAU KHI ĂN VÀ NƯỚC

    Nước rất cần cho cơ thể, thiếu nước thì tiêu hóa bị trở ngại, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, nhưng khi ăn xong, không nên uống nhiều nước :

    Mỗi ngày dạ dày phân tiết dịch vị; trong dịch vị có 0.4% - 0.5% vị toan, thành phần hóa học của vị toan là diêm toan.

    Diêm toan có tác dụng giúp tiêu hóa, phân giải chất Sắt (Fe), Cái (Calcium) và sát khuẩn ở vị.

    Ăên xong, uống nhiều nước, diêm toan sẽ bị loảng, bất lợi cho việc tiêu hóa, phân giải và sát khuẩn.

    Vì vậy, khi ăn xong không nên uống quá nhiều nước.

    2. NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN KHI BỤNG ĐÓI

    1) Quả thị :

    Những vật chất của quả thị, dễ bị vị toan kết thành khối, khó hòa tan.

    Bụng đói, ăn thị, khiến vị trương ra, bị đau, có thể thủng dạ dày, dạ dày bị xuất huyết.

    2) Cà chua :

    Cà chua có thành phần quả giao, thị giao dễ hòa tan, hấp thu, nhưng khi gặp vị toan sẽ xảy ra phản ứng hóa học, không hòa tan, sẽ kết thành khối.

    Bụng đói, ăn cà chua, khiến vị trương ra cấp tính, thức ăn kết thành khối, phát sinh đau bụng.

    3) Chuối hương :

    Hàm lượng Mỹ (Magnesium : chất nhẹ, sắc trắng, ánh sáng rất mạnh) trong chuối hương rất cao.

    Bụng đói ăn chuối hương, hàm lượng Mỹ(Magnesium) tăng cao, chất Mỹ (Magnesium), chất Sắt (Fe) trong máu mất điều hòa, khiến tâm huyết quản bị cưỡng chế, bất lợi cho sức khỏe.

    4) Cát cánh (kết tử) :

    Nước cát cánh có hàm lượng đường và toan hữu cơ rất cao.

    Bụng đói, ăn cát cánh, khiến niêm mạc vị bị kích thích, khiến người rất khó chịu.

    5) Sơn tra :

    Sơn tra có vị chua, công dụng là hành khí, tiêu thực.

    Bụng đói, ăn Sơn tra, làm cho khí bị tiêu hao, khiến cảm giác đói tăng lên, có thể làm cho vị bị bệnh.

    6) Khoai trắng (bạch thự) :

    Khoai trắng có hàm lượng đơn ninh và chất giao.

    Bụng đói, ăn khoai trắng, chất đơn ninh và chất giao kích thích vách vị phân tiết vị toan nhiều, khiến vị nóng như thiêu đốt.

    7) Tỏi (đại toán) :

    Tỏi có chất đại toán tố, chất cay.

    Bụng đói, ăn tỏi, chất đại toán tố, chất cay kích thích vách vị; thủy thủng và tổ chức dịch vách vị phân tiết quá nhiều, khiến vị bị viêm cấp tính.

    8) Sữa bò và đậu tương :

    Sữa bò và đậu tương có hàm lượng Đản bạch chất (Protein) rất phong phú.

    Chỉ khi nào ăn bột mỳ, rồi mới uống sữa, đậu tương, mới có tác dụng bổ dưỡng.

    Bụng đói, uống sữa, đậu tương, thì tính bổ dưỡng không cao.

    9) Đường :

    Ăn đường lúc bụng đói, do tác dụng của đường khiến Đản bạch chất (Protein) tụ lại, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể, có thể dẫn đến xơ động mạch hoặc nhũn động mạch, ảnh hưởng đến thận và cơ năng tuần hoàn của huyết dịch.

    Ngoài ra, ăn đường lúc bụng đói, làm cho đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến mắt.

    10) Rượu :

    Bụng đói, uống rượu, kích thíc niêm mạc, lâu ngày dẫn đến vị bị viêm,

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1