Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tinh hoa Luận ngữ: Bảo vật đời sống.
Tinh hoa Luận ngữ: Bảo vật đời sống.
Tinh hoa Luận ngữ: Bảo vật đời sống.
Ebook181 pages3 hours

Tinh hoa Luận ngữ: Bảo vật đời sống.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Khổng tử (551 – 479) là một nhà hiền triết, một chính trị gia, cũng là một người thầy ngàn đời (vạn thế sư biểu) của Trung Quốc.
Sau khi Khổng tử mất, những học trò của ông đã ghi chép lại những lời dạy, nghị luận hoặc đối đáp học trò hoặc nói chuyện với người đương thời của Khổng tử thành bộ Luận ngữ (Luận là bàn luận, ngữ là lời nói).
Trải qua hơn 2.500 năm thăng trầm của lịch sử, sách Luận ngữ vẫn còn nguyên giá trị, được nhiều học giả thuộc nhiều thế hệ chú giải và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc, Anh, Pháp.
Có người cho rằng, hiện nay sách của Khổng tử, trong đó có Luận ngữ, là loại sách bán chạy ở các nước phương Tây.
Nguyên nhân, tư tưởng của Khổng tử dạy cho người ta đạo lí làm Người, thích hợp với nhiều hạng người, nhiều dân tộc và mọi thời đại.
Qua Luận ngữ, chúng ta không chỉ thấy phẩm chất cao thượng của Khổng tử, mà còn thấy được nhân cách của một nhà giáo dục vĩ đại, với tấm lòng khoan dung sẵn sàng dạy tất cả mọi hạng người, thấu hiểu hoàn cảnh, tính tình của từng học trò, từ đó chọn lựa nội dung, phương pháp truyền thụ một cách thích hợp.
Do vậy, nhiều học trò của Khổng tử đã trở thành những bậc đại hiền và tài năng lúc bấy giờ.
Luận ngữ gồm 20 thiên, có gần 500 câu hoặc đoạn, có học giả gọi là thiên. Từng chữ, từng câu trong Luận ngữ đã trở thành những câu danh ngôn trong việc học tập, tu thân và đối nhân, xử thế.
Tương truyền, Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa hỏi Tể tướng khai quốc nhà Tống là Triệu Phổ :
- Nghe đâu, từ trước đến nay, khanh chỉ đọc sách Luận ngữ phải không ?
Triệu Phổ tâu :
- Tâu ! Từ trước đến nay, thần chỉ dùng nửa cuốn Luận ngữ để phò Tống Thái tổ bình định thiên hạ. Nay thần đọc muốn nửa cuốn còn lại để giúp bệ hạ trị lí quốc gia.
Triệu Khuông Nghĩa cho người tìm hiểu.
Quả nhiên trong rương sách ở nhà Triệu Phổ chỉ có cuốn Luận ngữ.
Trình Y Xuyên nói, đại ý : Nếu đọc xong và hiểu Luận ngữ, thì tính tình con người sẽ thay đổi khác xưa, tức là trở thành người tốt hơn.
Chứng tỏ, Luận ngữ có là sách gối đầu giường của các bậc trị quốc và có tính giáo dục rất cao.
Gần đây, chúng tôi may mắn được đọc một số cuốn sách trích dẫn, hệ thống, cô đọng về các kinh điển của các bậc thánh hiền nổi tiếng Trung Quốc.
Mục đích giúp bạn đọc hiện đại nắm được tinh hoa, tinh tuý của các kinh điển của các bậc thánh hiền, một cách nhanh nhất.
Học tập cách làm sách trên, chúng tôi đã mạnh chọn lựa được 40 câu, là 40 viên ngọc quý, trong kho tàng Luận ngữ, hệ thống thành 4 vấn đề lớn của đạo làm Người.
Để sách thêm sinh động hấp dẫn, chúng tôi thêm gần 150 câu chuyện giàu chất văn sử để minh hoạ cùng những lời lạm bàn và các câu danh ngôn liên quan để cống hiến bạn đọc.
Sách gồm 5 chương :
1. Vận mệnh và tri thức.
2. Trí mưu xử thế.
3. Quan hệ xử thế.
4. Rèn luyện nhân cách.
5. Tài sản của người học vấn.
Sách Tả truyện cho rằng : Mỗi người đều có nhiều loại bảo vật, nhưng bảo vật quý nhất là giàu có về tri thức - trí mưu xử thế - quan hệ xử thế - rèn luyện nhân cách. Vì thế, chúng tôi đặt tên sách là Tinh hoa Luận ngữ - Bảo vật đời sống. Là cuốn sách giáo khoa của mọi sách giáo khoa, là cẩm nang của những người thầy muốn dạy học sinh nên Người.
Nếu thầy giáo chỉ chăm chắm dạy cho học trò đỗ đạt, kiếm kế mưu sinh bằng mọi cách, mà không dạy cho học trò mục đích của học tập, trí mưu xử thế, cách xử thế, rèn luyện nhân cách, biết cách tìm những lời hay ý đẹp để trang sức cho tâm hồn. Đó là sự thất bại của giáo dục !
Bảo vật đời sống còn là sách cầm tay của học trò hoặc những ai muốn trở thành Người (thành nhân) song song với việc trở thành tài (thành công).

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 20, 2013
ISBN9781310861277
Tinh hoa Luận ngữ: Bảo vật đời sống.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Tinh hoa Luận ngữ

Related ebooks

Related categories

Reviews for Tinh hoa Luận ngữ

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tinh hoa Luận ngữ - Dong A Sang

    Chương một :VẬN MỆNH VÀ TRI THỨC

    Người ta cho rằng, tri thức có thể làm thay đổi vận mệnh, gắn liền với sinh mệnh con người, là cách làm cho tinh thần phong phú và nhuệ khí càng thêm tăng tiến.

    Tiết 1:VẬN MỆNH VÀ TRI THỨC

    Khổng tử nói : Hồi mười lăm tuổi, ta đã để tâm chí vào việc học; đến ba mươi tuổi, ta vững chí mà tiến lên đường đạo đức; được bốn mươi tuổi, tâm trí ta sáng suốt, hiểu rõ việc phải trái, chẳng còn nghi hoặc; qua năm mươi tuổi, ta biết mệnh Trời ( lẽ đạo mầu nhiệm lưu hành trong thiên hạ); đến sáu mươi tuổi, lời nào tiếng nào đã lọt vào tai, thì ta hiểu ngay, không cần suy nghĩ lâu; được bảy mươi tuổi, trong tâm dầu có muốn sự gì, thì ta cũng không trái phép.

    (Tử viết : Ngô thập hữu ngũ, nhi chí vu học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri Thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập tùng tâm sở dục, bất du củ. -Vi chính)

    1. SỰ LỘT XÁC

    Con rắn con hỏi con rắn mẹ :

    - Thế nào là hạnh phúc của đời người ?

    Con rắn mẹ trả lời :

    - Thời nhỏ tuổi, vui vẻ, vui chơi; thời thanh niên thì phát hiện được bản thân (sở trường, sở đoản, cái thiện, cái bất thiện); thời tráng niên thì nỗ lực không ngừng; lúc tuổi đã cao thì an vui, nhàn nhã.

    Con rắn con lại hỏi :

    - Thế sao mẹ con mình phải lột xác ?

    Con rắn mẹ nói :

    - Lột xác cũng chính là sinh mệnh của mẹ con mình, nếu con không chịu lột xác thì làm sao sống hết tuổi trời ?

    2. NƯỚC MẮT NGƯỜI MẸ

    Hoàng Phủ Mật, dòng dõi của Hoàng Phủ Cao thời nhà Hán. Hoàng Phủ Mật được chú nhận làm con.

    Thuở nhỏ, Hoàng Phủ Mật không thích học hành, tính tình ngỗ nghịch.

    Lúc 20 tuổi, những bạn bè bằng tuổi, bụng đầy kinh sách, giỏi chữ nghĩa, có người đã lập được công danh, riêng Hoàng Phủ Mật, bụng không lấy có một chữ, chơi bời lêu lỗng, không khác những tên du đãng.

    Tuy vậy, Hoàng Phủ Mật rất có hiếu với mẹ là Nhâm thị.

    Nhâm thị thấy con bất trị rất buồn.

    Một hôm, Hoàng Phủ Mật được bạn bè mời ăn uống, liền để giành mấy trái cây, đem về biếu mẹ.

    Nhâm thị không nhận, nhân cơ hội, nói :

    - Con người ta phải học và hiếu học. Con không chịu học hành là bất hiếu với cha mẹ. Nếu mỗi ngày con có biếu mẹ một cái đầu heo hoặc đầu dê hoặc đầu bò mẹ ăn cũng không thấy ngon, huống chi là mấy quả này ?

    Thấy Hoàng Phủ Mật cung kính lắng nghe, bà mẹ vừa khóc, vừa nói:

    - Mẹ nghe, ngày xưa mẹ của thầy Mạnh tử ba lần thay đổi chỗ ở, để cho con bắt chước những người chung quanh mà học tập.

    Thầy Tăng Sâm lỡ hứa với con là cho con ăn cái đầu heo, phải mổ lợn cho con ăn, vì không muốn con tập nhiễm thói nói dối. Mẹ không bằng những người xưa, nhưng muốn con học nên người.

    Hoàng Phủ Mật thấy mẹ khóc, trong lòng hối hận, cúi đầu vâng dạ.

    Mấy ngày sau, Hoàng Phủ Mật tìm thầy cầu học, tự khép mình vào việc chuyên tâm, khổ học.

    Sau việc đồng áng, cày bừa, tay không rời quyển sách, đọc sách thâu đêm suốt sáng, quên ăn, quên ngủ.

    Nhiều người gọi Hoàng Phủ Mật mang bệnh mọt sách (thư dâm).

    Có lần, Hoàng Phủ Mật bị bệnh bệnh tê, đau nhức, đi lại rất khó.

    Có người khuyên :

    - Học tập, đọc sách là quý. Nhưng ông không nên học tập quá sức, bệnh càng nặng thì nguy !

    Hoàng Phủ Mật nói :

    - Tôi nghe nói, sáng nghe được đạo lí, thì chiều chết cũng cam. Hơn nữa, bệnh của tôi cũng không lấy gì nặng lắm.

    Không bao lâu, trình độ học vấn của Hoàng Phủ Mật tiến rất cao, nổi tiếng khắp vùng.

    Thời Tam quốc, nhà Ngụy đã mấy lần cử làm Hiếu liêm nhưng Hoàng Phủ Cao đều từ chối.

    Đến thời nhà Tấn, Tấn Vũ đế nghe danh Hoàng Phủ Mật, nhiều lần hạ chiếu triệu ông ra làm quan, ông đều từ tạ.

    Lần nọ, Hoàng Phủ Mật dâng thư xin mượn sách của Tấn Vũ đế.

    Tấn Vũ đế vui lắm, liền biếu cho ông một xe sách.

    Hoàng Phủ Mật dạy học trò và viết nhiều sách.

    Ông có nhiều học trò hiển đạt, tư tưởng của ông cũng đã ảnh hưởng lớn đến rất nhiều sách vở thời bấy giờ.

    3. HỌC VẤN VÀ ĐỨC TỐT

    Khổng tử gọi Tử Lộ đến hỏi :

    - Này Do, trò có biết sáu đức tốt bị sáu mối hại ngăn lấp không ?

    Tử Lộ thưa :

    - Mong thầy chỉ dạy.

    Khổng tử nói :

    - Trò ngồi xuống ta nói cho nghe !

    Người thích làm điều nhân mà chẳng thích học hỏi, thì mối hại ngăn bít là sự ngu muội.

    Người thích trí xảo mà chẳng thích học hỏi, thì mối hại ngăn bít là sự thiệt hại.

    Người thích sự ngay thẳng, mà chẳng thích học hỏi, thí mối hại ngăn lấp là sự gắt gao.

    Người thích dũng cảm, mà không thích học hỏi, thì mối hại ngăn lấp là sự phản loạn.

    Người thích cương quyết, mà chẳng thích học hỏi, thì mối hại ngăn lấp là sự cuồng bạo.

    4. TUỔI TÁC VÀ VIỆC HỌC

    Một hôm, Tấn Bình Công, thời Xuân thu – Chiến quốc, hỏi Sư Khoáng :

    - Trẫm nay đã sáu mươi tuổi, tuổi xế chiều, tối rồi, chẳng muốn học hành gì nữa.

    Sư Khoáng tâu :

    - Vậy tối ngay thần không thắp đèn nữa.

    Tấn Bình công hỏi :

    - Không thắp đèn thì làm sao mà thấy ?

    Sư Khoáng tâu :

    - Bởi vậy, thần nghe, thời niên thiếu việc học như mặt trời mới mọc, tuổi thanh niên như mặt trời cao chói lọi; lúc cao tuổi việc học như buổi tối tự thắp đèn lên cho sáng vậy !

    5. ĐỌC SÁCH VÀ GƯƠNG MẶT KẺ SĨ

    Lữ Mông, thời Tam Quốc, thuở nhỏ đã mất cha, hai mẹ con phải đến Giang Đông ăn nhờ, ở đậu, nhà ông anh rể, nghèo nên không được học hành.

    Năm mười lăm tuổi, đi lính không biết chữ nhất, nên mọi người gọi là Ngô Hạ A Mông.

    Lúc được làm tướng, do không biết chữ nên không viết được tấu sớ, thường tâu trình bằng miệng, muốn ban bố mệnh lệnh cũng nói bằng miệng, đôi lúc Lữ Mông cũng cảm thấy tự xấu hổ.

    Tôn Quyền thấy vậy, liền khuyên :

    - Ta giao cho khanh giữ chức vụ quan trọng, vậy khanh cần cố gắng học tập để mở mang kiến thức.

    Lữ Mông nói :

    - Trong quân có nhiều việc, bận rộn từ sáng đến tối, thần có thì giờ đâu mà nói chuyện học với hành ?

    Tôn Quyền nói :

    - Chắc khanh không bận rộn bằng ta rồi ! Lúc nhỏ ta đã được học Thi, Thư, Lễ kí, Tả truyện, Quốc ngữ, duy chưa được học Kinh Dịch mà thôi, nay ta nắm quyền vẫn giành thì giờ để học tập.

    Quan Vũ (tướng Thục – Hán) nắm binh quyền lớn, trên tay không lúc nào rời quyển sách. Mạnh Đức (Tào Tháo) tuy cho mình già nhưng vẫn hiếu học như thường.

    Khổng tử dạy : Suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ để suy tư thì cũng không ích lợi bằng việc học.

    Ta không khuyên khanh học để trở thành bác học, mà học để áp dụng vào công việc. Khanh nên đọc Tôn tử binh pháp, Lục thao, Tả truyện, Quốc ngữ, cho thông thạo mới được !

    Lữ Mông nghe lời khuyên của Tôn Quyền, đêm nào cũng thức thật khuya, chăm chỉ học tập.

    Có lần, Lữ Mông hỏi Lỗ Túc :

    - Ngài nhận trọng trách đến đây để chống với Quan Vũ, vậy ngài đã có kế sách gì chưa ?

    Lỗ Túc vốn là người học rộng, hiểu nhiều, xem thường Lữ Mông là người ít chữ nghĩa, không muốn luận bàn, bèn ừ hử cho qua chuyện.

    Lữ Mông không hề câu nệ, mạnh dạn trình bày kế hoạch của mình, một cách mạch lạc, rõ ràng.

    Lỗ Túc ngạc nhiên, đứng lên tạ lỗi, nói :

    - Oâi ! Tử Minh, tôi đã lầm ông rồi ! Ông không những là vị tướng giỏi mà còn là người hiểu nhiều, biết rộng, rất uyên bác.

    Năm ba mươi tuổi, Lữ Mông không chỉ là một mãnh tướng mà người có học vấn cao trong hàng tướng lĩnh Đông Ngô.

    Lữ Mông có câu nói nổi tiếng : Kẻ sĩ ba ngày không đọc sách, thì cảm thấy mặt mày xấu xí.

    6. HỌC TẬP VÀ NƠI NGHỈ NGƠI CỦA CON NGƯỜI

    Thấy việc học tập quá cực nhọc, Tử Cống thưa với Khổng Tử :

    - Thưa thầy việc học hành quá cực khổ, cho con được nghỉ ngơi.

    Khổng Tử nói :

    - Sống ở trên đời có ai được nghỉ ngơi đâu ? Việc học lại càng không được nghỉ ngơi.

    Tử Cống thưa :

    - Thế bao giờ con mới được nghỉ ngơi ?

    Khổng Tử chỉ mấy nấm mồ bên đường nói :

    - Đó chính là chỗ nghỉ ngơi của người ta và của người hiếu học.

    LẠM BÀN

    1. Chu Hy chú giải : Người xưa, 15 tuổi vào đại học. Lòng quyết làm một việc gì gọi là chí. Học theo đường lối đại học (học làm người quân tử), để chí vào việc học thì nghĩ luôn vào đó mà làm theo không chán.

    Tự lập là giữ được đạo lí vững vàng, không làm việc gì trái lẽ. Không nghi ngờ, là biết mọi lẽ đương nhiên của sự vật. Thiên mệnh là đạo trời lưu hành mà phú cho vạn vật, tức là nguyên nhân về lẽ tự nhiên của mọi sự vật. Biết mệnh trời thì sự hiểu biết rất tinh mà không cần nhắc tới sự nghi ngờ gì nữa.

    Nghe điều gì thì liền hiểu biết ngay, không hề sai lầm. Biết đến nơi, không cần suy nghĩ cũng hiểu thấu được. Tòng là theo, củ là cái khuôn làm đồ vương.

    Tùy theo lòng muốn mà không vượt qua khuôn phép, an nhiên mà làm việc, không cần cố gắng mà cũng trùng với đạo lí.

    2. Trình tử nói : Khổng tử kể thứ tự của việc tiến đức, chưa hẳn ông đã như thế. Chẳng qua, vì học giả mà đặt ra phép tắc, khiến người ta biết theo từng trình độ để tiến lên, rồi sau mới đạt đến đích.

    3. Việc học gắn liền với sinh mệnh, vận mệnh của con người; sinh mệnh, vận mệnh con người không ngừng, thì việc học cũng không thể gián đọan. Học tập như là lột xác, làm cho, sinh mệnh con người mới mẻ hơn, cải biến được vận mệnh.

    4. Người có những tính tốt nhưng không có học thức sẽ dẫn đến hành động sai lầm. Việc học hữu ích, vừa xoá tan cái mông muội, mờ mịt, vừa cho người ta ánh sáng trí tuệ, ứng dụng vào trong công việc, rất thần kì.

    Học là việc suốt đời, gắn liền với cả đời người; con người chỉ nghỉ ngơi, ngừng học, khi nằm yên nghỉ.

    5. Một học giả người Nhật nói : Thiếu niên học để lúc tráng niên thực hành, tráng niên học để lúc tuổi già không suy nhược, tuổi già học để cái chết không uổng.

    Tiết 2 : CHUYÊN CHÚ VÀ TĨNH TÂM

    Khổng Tử nói : Kinh Thi có ba trăm thiên, chỉ một lời bao quát

    tất cả : Không nghĩ ngợi không xằng bậy.

    (Tử viết : Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tể chi viết : Tư vô tà -Vi chính)

    1. MỘT CÁCH CHỌN TỂ TƯỚNG

    Thời xưa, có một ông vua muốn chọn một tể tướng, bằng cách bố cáo cho những người trong nước đến dự thi.

    Kì thi khá lạ, ông vua sai mỗi người xách một thùng dầu, chạy từ cửa Nam sang cửa Bắc, người nào đến đích thì được làm tể tướng, người nào không đến đích, có thể bị chết hoặc bị trừng phạt.

    Phân phát dầu xong, các thí sinh xách thùng dầu chạy.

    Được nửa đường, thì hai bên đường lửa cháy rần rần.

    Nhiều người hoảng sợ bỏ thùng dầu chạy, có người luống cuống làm chảy dầu, lửa bén cháy cả người.

    Duy chỉ một người tỉnh táo, khéo léo, không để dầu chảy cũng không để bén lửa và về đến đích. Người ấy, được vua phong làm tể tướng.

    2. MẤT DÊ VÀ TÌM DÊ

    Một hôm, người láng giềng của Liệt tử (nước Hàn, thời Xuân Thu) mất một con dê, cả chục người nhà đổ xô đi tìm.

    Suốt cả ngày, không tìm được dê.

    Ngày hôm sau, Liệt tử vừa

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1