Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Giai thoại TRUNG Y.
Giai thoại TRUNG Y.
Giai thoại TRUNG Y.
Ebook203 pages2 hours

Giai thoại TRUNG Y.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Dân tộc Trung Hoa đã có trên dưới năm ngàn năm lịch sử, với thời gian đằng đẵng và không gian mênh mông, nơi đây đã từng là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại vốn nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, y học Trung Hoa đã có những cống hiến cho phương Đông và thế giới những thành tựu đặc sắc. Theo dòng thời gian, từ buổi rạng đông của lịch sử Trung Hoa đến nay, đã xuất hiện rất nhiều danh y đức cao vọng trọng, với nhiều kinh nghiệm phong phú. Họ đã để lại cho các thế hệ đời sau rất nhiều sách vở y học quý.
Trong đại ngàn sách vở y học đó, các nhà nghiên cứu, các danh y, các tác giả đương thời đã dày công nghiên cứu, đúc kết, bổ sung những kinh nghiệm tinh tuý để biên soạn thành những bộ sách, tập sách quý báu. Trên tay quý bạn, với gần 130 câu chuyện nói về nguồn gốc Trung y, các danh y nổi tiếng, đến những bệnh lạ, những phương thuốc hay được lưu truyền là nội dung tâm đắc trong cuốn sách này : "Giai thoại TRUNG Y".
Thông qua các câu chuyện lương y thú vị, hấp dẫn và cuốn hút, sách sẽ giúp các bạn hiểu rõ những vấn đề cơ bản về phòng bệnh, chữa bệnh, giữ gìn sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ, tránh được các hậu quả do thiếu hiểu biết dẫn đến tiền mất, tật mang.
Mặt khác, sách còn đáp ứng sự mong ước của nhiều người : Lúc chẳng may đau ốm, bệnh tật, mong gặp được thầy thuốc giỏi, giàu y đức, tận tình cứu chữa, để mau chóng lành bệnh ; mong những người làm thuốc, bán thuốc, giàu lương tâm, vì mỗi vị thuốc đều liên quan đến bệnh tình và mạng sống của con người.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 28, 2013
ISBN9781310431609
Giai thoại TRUNG Y.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Giai thoại TRUNG Y.

Related ebooks

Related categories

Reviews for Giai thoại TRUNG Y.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Giai thoại TRUNG Y. - Dong A Sang

    Chương một: KHÁI QUÁT VỀY HỌC TRUNG HOA

    1. NGUỒN GỐC Y HỌC TRUNG HOA

    Trung y là viên ngọc quý, có giá trị về vật chất và tinh thần của dân tộc Trung Hoa. Nhưng việc truy tìm nguồn gốc Trung y vẫn là bức màn bí mật, đượm màu sắc thần kì, gây nhiều tranh luận, tựu trung quy về bốn giả thuyết : Trung y bắt nguồn từ các thánh nhân, từ bói toán (vu bốc), từ ăn uống hoặc bắt nguồn từ bản năng sinh tồn của các loài động vật.

    1) Thời cổ :

    Trung y đã có mặt ngay thời xã hội công xã, từ đó không ngừng hình thành và phát triển cùng lịch sử Trung Hoa. Trong thời công xã thị tộc, con người đã phải đối đầu với thiên nhiên, phải tìm nơi tránh mưa, nắng, nhảy múa để chế ngự gió lạnh, dùng lửa để sưởi ấm. Con người biết dùng lửa nấu nướng để thức ăn mau tiêu và tránh được đau bụng, đó là khởi nguồn của vệ sinh thực phẩm. Lúc bị ngoại thương, người ta dùng bùn đất, lá cây để bôi, hoặc ràng rịt vết thương,… đó là phôi thai của trị liệu ngoại khoa.

    2) Thời công xã thị tộc :

    Thần Nông đã nếm các loại cây cỏ ; Phục Hy đã sáng chế ra phương pháp châm cứu, gọi là cửu châm, để chữa trị bệnh tật cho con người.

    Thời công xã phụ hệ: trong quá trình lâu dài săn thú, bắt cá và trồng trọt, con người đã rút ra tổng kết về những phương pháp chữa trị bệnh tật bằng thực vật, động vật và khoáng chất. Đó cũng là một trong những phôi thai của y học Trung Hoa.

    3) Thời nhà Chu :

    Do bói toán được phân thành thuật riêng, nên Trung y cũng hình thành bốn chuyên khoa :

    (1). Y học về ẩm thực, gọi là thực y

    Thực y đề cập đến quan Chưởng quản chuyên về thức ăn của nhà vua, được chia là làm 6 loại thực phẩm, 6 loại uống, 6 bữa ăn, 100 thức ăn, 100 loại tương, 8 loại thức ăn quý (bát trân).

    (2). Y học về tật bệnh, gọi là tật y

    Tật y tức là nội khoa. Tật y được chia thành 5 vị (ngũ vị), 5 loại lương thực (ngũ cốc), 5 loại thuốc (ngũ dược) để trị bệnh, bồi bổ ; 5 loại khí (ngũ khí), 5 âm thanh (ngũ thanh) ; 5 màu sắc (ngũ sắc) dùng để xem bệnh nhân sống hay chết.

    (3). Y học trị liệu vết thương, mụn (mụt) nhọt, gọi là dương y

    Dương y tức là ngoại khoa. Dương y chuyên trị thương như trị liệu sưng, thũng, lở, bị thương, bị gãy xương, sát trùng, cạo gió.

    (4). Y học trị vết thương, bệnh tật cho những con vật, gọi là thú y

    Thú y gồm trị liệu cho thú vật bị thương hoặc bị bệnh.

    Đến thời nhà Tần bắt đầu đã có những thầy thuốc chuyên nghiệp ; thuyết về lục khí ra đời, có tính chất khoa học, đẩy lùi những quan niệm, bệnh tật là do quỷ thần gây ra.

    Những thành tựu y học của thời kì này được phản ánh trong sách Tả truyện, Chu lễ, Lã thị Xuân thu.

    4) Thời Chiến quốc :

    Sử gọi là thời trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở (bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng). Theo đó, y học và dược học cũng phát triển khá cao, không chỉ hội tụ nhiều danh y mà phương pháp chẩn đoán, phương pháp trị liệu và những phương thuốc trị liệu cũng gặt hái được nhiều thành tựu rất lớn, trên bốn phương diện :

    Một, tổng kết bốn phương pháp chẩn đoán của Trung y.

    Hai, các danh y mượn tên Hoàng Đế để viết Hoàng Đế nội kinh, thuật một cách đơn giản về phương pháp chẩn đoán chỉnh thể và tư tưởng biện chứng về trị liệu.

    Ba, sách Nan kinh nói về mạch học, kinh lạc, phủ tạng và các bệnh tật.

    Bốn, sách Thần Nông bản thảo kinh, chuyên thuật về thảo dược.

    Từ bốn phương diện trên, người đời sau, chỉnh sửa bổ cứu, đã đưa ra 365 loại thuốc, được phân thành ba loại lớn là thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm.

    Thượng phẩm, còn gọi là quân dược (quân : vua), đa số là thuốc bổ.

    Trung phẩm, còn gọi là thần dược (thần : tôi), đa số là thuốc bổ – tả, kiêm cả công và trị.

    Hạ phẩm, còn gọi là tả sứ, đa số là thuốc trừ lạnh (hàn), nóng (nhiệt), phá tích tụ.

    5) Thời Chiến quốc đến thời Tần – Hán:

    Biện chứng luận về trị liệu phát triển khá quy mô, tiêu biểu là sách Thương hàn tạp bệnh luận của Trương Trọng Cảnh. Sách đã nêu những vấn đề cơ bản về y học lâm sàng : Những phương pháp chẩn bệnh là xem, nghe, hỏi, bắt mạch (vọng, văn, vấn, thiết).

    Luận về bát cương là âm – dương, biểu – lí (ngoài – trong), lạnh – nóng (hàn – nhiệt), hư – thực.

    Các phương pháp trị liệu là hãn, hạ, thổ, hoà, ấm, bổ, tiêu.

    Cuốn sách quan trọng, sớm nhất trong lịch sử Trung Y là Kim quỷ yếu lược, bàn về nguyên nhân sinh bệnh. Sách cho rằng, dù cả ngàn bệnh tật cũng không vượt qua ba nguyên nhân :

    Một, kinh lạc bị tà, nhập vào tạng phủ, đó là nguyên nhân bên trong.

    Hai, tay chân, chín khiếu, mạch máu tương chuyển không thông, bị bế tắc, đó là nguyên nhân ở dưới da.

    Ba, bị nhà cửa, phòng ốc đổ, bị thương do dao kiếm, bị loài côn trùng, loài vật cắn, bị thương là nguyên nhân thứ ba.

    Sách Kim quỷ yếu lược còn được xem là ông tổ của ngàn cuốn sách khác (vạn thư chi tổ), vì sách cũng đã nói đến việc phân loại các dạng thuốc, gọi là tễ, gồm : thang (dùng để sắc nước uống), hoàn (viên), tán (dạng bột), tiển dục (dùng để tắm rửa), tửu (rượu thuốc), huân (xông), nhuyễn cao (cao mềm), thuyên (bó, băng bó). Các dạng thuốc dựa trên 3 loại thượng phẩm (quân), trung phẩm (thần), hạ phẩm (tả sứ), gia giảm mà thành. Nói cách khác, Kim quỷ yếu lược đã cống hiến cho Trung y về phương diện tễ học.

    Như vậy, sách Nội kinh, Nan kinh đã đưa ra 4 phương pháp chẩn bệnh, bổ sung cho phương pháp chẩn bệnh càng thêm hoàn thiện.

    Ở thời Tần, các danh y như Thuần Vu Việt, Bồi Ông, Trương Cơ cũng rất chú trọng nghiên cứu về những phương pháp chẩn mạch.

    6) Thời Nguỵ – Tấn, Nam – Bắc triều :

    Danh y Trương Thúc, Thái Hiệt mới viết phương pháp chẩn bệnh thành sách, có tên là Mạch kinh, gồm 10 quyển. Ngoài việc viết về nguồn gốc 100 bệnh tật, sách còn viết về phương pháp thốn khẩu và 3 bộ phận để chẩn mạch là thốn, quan, xích. Sách còn phân ra 22 loại mạch gồm : phù, khâu, hồng, hoạt, số, xúc, huyền, khẩn, trầm, phục, cách, sáp, tế, nhuyễn, nhược, hư, tán, mạn, trì, kết, đại, động. Mỗi loại mạch, sách đều chỉ ra cách bắt mạch và bí quyết nhận ra mạch.

    Thời Nguỵ – Tấn, Nam – Bắc triều, y học Trung Quốc cũng có những thành tựu đáng kể. Tiêu biểu là sách Bản thảo kinh tập chú, do danh y Đào Hoằng Cảnh chỉnh lí. So với thời Tần – Hán, tên thuốc, số thuốc Trung y ở trong sách này đã tăng lên gấp bội, được phân loại và phân biệt dược tính tỉ mỉ :

    – Bảy loại thuốc gồm : Đá ngọc (ngọc thạch), cây cỏ (thảo mộc), côn trùng (trùng), các loại thú (thú), các loại rau (thái), các loại quả (quả), mễ cốc (mễ thực).

    – Tám loại dược tính là lạnh (hàn), hơi lạnh (vi hàn), rất lạnh (đại hàn), trung bình (bình), ấm (ôn), hơi ấm (vi ôn), rất ấm (đại ôn), rất nóng (đại nhiệt).

    Thời lưỡng Tấn và Nam – Bắc triều, do các ẩn sĩ, do những người có địa vị trong xã hội muốn cầu trường sinh bất tử, nên việc luyện, uống ngũ thạch tán, luyện đan và uống đan rất thịnh hành.

    Ngũ thạch tán gồm 5 loại đá là thạch chung nhũ, lưu hoàng (lưu huỳnh), bạch thạch anh, tử thạch anh, xích thạch anh chi (chi : mỡ, dạng mỡ) ; các loại đá được tán nhỏ, hợp thành thang thuốc. Thực tế, uống ngũ thạch tán lâu ngày, không thấy công dụng trường thọ lại còn bị trúng độc, nhiều người đã tổn thọ, chết sớm.

    Song song với việc luyện ngũ thạch tán, uống ngũ thạch tán, thuật luyện đan, uống đan cũng rất thịnh hành và được viết thành sách. Cuốn Bảo phác tử của Cát Hồng đã nêu những nguyên liệu, những chất hoá học, dùng để luyện đan và phương pháp luyện đan. Đào Hoằng Cảnh mê luyện đan đến mức bỏ cả việc chính sự, người đời gọi ông là Trung sơn tể tướng. Ông đã viết cuốn sách có tên Hợp đan pháp thức.

    7) Thời nhà Tấn:

    Trung y rất hưng thịnh, xuất hiện rất nhiều sách y học, tiêu biểu như Trừu hậu bị cấp phương của Cát Hồng ; Thiên kim yếu phương của Tôn Tư Mạc,...

    Cuốn Trừu hậu bị cấp phương, Cát Hồng viết về chẩn trị bệnh, nhưng nổi bật hơn hết là bệnh phổi kết hạch và bệnh truyền nhiễm.

    Cuốn Thiên kim yếu phương của Tôn Tư Mạc, do hai bộ phận là Thiên kim dực phương và Thiên kim yếu phương hợp lại mà thành.

    Cuốn Thiên kim dực phương, Tôn Tư Mạc viết về sự nghiên cứu bệnh thương hàn (Thương hàn tạp chứng luận).

    Tuy rất tôn trọng những ý kiến thời cổ trước đó, nhưng ông không hề câu nệ, đưa ra những kiến giải và kinh nghiệm của mình về bệnh thương hàn, gồm ba phương diện là phương pháp, chứng bệnh và trị liệu.

    Thiên kim yếu phương là cuốn nêu lên những thành tựu lớn về dưỡng sinh và ẩm thực trị liệu. Phần đầu sách Thiên kim yếu phương Tôn Tư Mạc tổng kết những thành tựu của những người đi trước về khoa lâm sàng, phụ khoa, nhi khoa, phần này còn đề cập đến vấn đề cụ thể như điều kinh của phụ nữ và việc cầu con. Phần còn lại, Thiên kim yếu phương đề cập đến dưỡng sinh và ẩm thực.

    Về dưỡng sinh, Tôn Tư Mạc khuyên người ta nên ít suy nghĩ (thiểu tư), ít ham muốn (thiểu dục), ít giận (thiểu nộ), ít buồn (thiểu sầu), để thu liễm tinh khí. Ông cho rằng, nằm một mình thì giữ được chân khí, bớt dục vọng thì không hệ luỵ đến thân thể (hình) và tinh thần (thần), thì có thể trừ khử được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

    Về ẩm thực, Tôn Tư Mạc cho rằng, nên điều độ trong việc ăn uống, đối với năm vị, không nên ăn nhiều về một vị nào.

    Ở thời kì này, còn có bộ Tứ bộ y điển, tổng kết những lí luận và thực tiễn của Trung y thời cổ ; sách được chia làm bốn bộ phận là lễ cứ (cứ : căn cứ), hiệp cứ, môn a cứ và thân mã cứ. Bộ sách này ảnh hưởng rất lớn đến người đời sau.

    8) Thời lưỡng Tống – Kim – Nguyên:

    Thời lưỡng Tống – Kim – Nguyên, những vương triều này rất coi trọng y học, nên việc nghiên cứu, chỉnh lí sách Trung y lên đến đỉnh cao. Năm 1057, triều đình thiết lập Chính y thư cục, mục đích là thu thập tất cả những tinh hoa về y học trong cả nước để chỉnh lí và hiệu đính. Những cuốn sách được hiệu đính và chỉnh lí làø Tố vấn, Thương hàn luận, Kim quỷ yếu lược, Mạc kinh, Châm cứu giáp ất kinh, Thiên kim yếu phương.

    Ngoài những tên sách trên, còn có nhiều cuốn khác được chỉnh lí, hiệu đính do các tác giả tên tuổi, hoặc do các quan, hay do tư nhân thực hiện.

    Các tác giả nổi tiếng chỉnh lí, hiệu đính như Trác Việt – Thương hàn luận, Bàng An – Thương hàn tổng tật luận, Thành Vô Kỉ – Chú giải thương hàn luận, Vương Hiếu Cổ – Âm chứng lược lệ.

    Các quan chỉnh lí, hiệu đính như Thái bình thái huệ phương, Thái huệ dân hoà tễ cục phương.

    Tư nhân chỉnh lí, hiệu đính như Nghiêm Dụng Hoà – Tế sinh phương, Trần Ngôn – Tam nhân cực, bệnh chứng phương luận, Tô Thức – Tô trầm lương phương.

    Thời Tống – Nguyên, Nguyên nhân học và Chẩn đoán học đã có những thành tựu nổi bật. Sách Tam nhân cực, bệnh chứng phương luận của Trần Ngôn, tuy nêu được những nguyên nhân sinh bệnh nhưng rất phức tạp. Vào thời ấy, người ta quy về ba nguyên nhân chính :

    Một, do bảy trạng thái tình cảm (thất tình) như vui, giận, lo, suy nghĩ, buồn, sợ, kinh hãi, là nội thương, phát sinh từ tạng phủ.

    Hai, do lục dâm như gió, lạnh, nắng, ẩm, nóng, lửa ; khởi đầu từ kinh lạc, phát sinh từ tạng phủ, là ngoại cảm.

    Ba, những nguyên nhân khác là bị thương do đao kiếm, bị đè, bị chìm, bị các loài thú cắn trúng độc, quá no hoặc quá đói.

    Mỗi loại đều luận về triệu chứng, phương pháp chữa trị, cách lập luận, phân tích rất kĩ lưỡng. Nói chung, Trung y đã có một bước tiến về hệ thống hoá và lí luận hoá. Sách Chí chân yếu đại luận, đời Đường, là cuốn sách về bệnh cơ học. Đến thời Tống – Nguyên, các danh y đã phát triển tương đối hoàn thiện :

    – Lưu Nguyên Tố quan niệm, sáu khí đều do hoả hoá. Chu Chấn Hanh cho rằng, tướng hoả vọng động, nấu hầm chân âm (tiễn ngao chân âm), Lý Cảo thì cho rằng, tì vị bị nội thương thì sinh trăm bệnh. Đó là những lí luận cơ bản về bệnh cơ học.

    – Chẩn đoán học cũng có những tiến bộ khá lớn, cuốn sách tiêu biểu là Thôi thị mạch quyết ; những cuốn Nan kinh, Mạch kinh được viết dưới dạng những bài ca (khẩu quyết) 4 chữ để người hiện thời và đời sau dễ thuộc, dễ nhớ.

    – Đời Nguyên có cuốn Ngao thị thương hàn kính lục của Đỗ Bản, thể hiện việc nghiên cứu một cách biện chứng về bệnh thương hàn.

    – Thời Kim – Nguyên, y học đã chia thành hai học phái là Hà Gian học phái và Dịch Thuỷ học phái. Hai học phái này đều căn cứ vào thực tiễn lâm sàng để làm cơ sở luận, đã thúc đẩy y học phát triển. Những danh y tiêu biểu của thời kì này là Lưu Nguyên Tố, Trương Nguyên Tố, Trương Tòng Chính, Lý Cảo, Vương Hiếu Cổ, Chu Chấn Hanh.

    Đại biểu học phái Hà Gian là Lưu Nguyên Tố, thời Kim, người Hà Gian. Do ông là người sáng lập trường phái, nên y sử lấy quê của ông là Hà Gian để đặt tên cho học phái.

    Lưu Nguyên Tố đề xướng tư tưởng hoả nhiệt luận, là cơ sở để học thuyết ngũ vận lục khí, lục khí giai tòng hoả, phát triển. Ông xem xét chứng bệnh để bốc thuốc, nêu phương pháp dùng thuốc và cũng là người sáng lập lí luận của Hàn lương phái.

    Đại diện học phái Dịch Thuỷ là Trương Nguyên Tố, thời Kim, người Dịch Thuỷ. Ông là người sáng lập học phái, nên gọi phái này là Dịch Thuỷ phái. Những người theo học phái này là Lý Cảo, Vương Hiếu Cổ. Học phái Dịch Thuỷ nghiên cứu lí luận về hai vấn đề là tì vị luận và âm chứng luận.

    Ngoài hai học phái trên, còn có học phái Công hạ do Trương Tòng Chính sáng lập. Ông nêu tư tưởng công tà luận, bệnh do ba tà, là thiên tà, địa tà, thuỷ cốc tà :

    – Thiên tà gồm gió (phong), lạnh (hàn), nắng (thử), ẩm (thấp), nóng (táo), lửa (hoả).

    – Địa tà

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1