Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)
Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)
Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)
Ebook196 pages2 hours

Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Nhân tướng học giúp người ta : Biết mình, để tự hoàn thiện bản thân, tránh cái xấu, tìm cái tốt. Biết người để chọn người bạn, chọn đối tác làm ăn sáng suốt, để đối xử, ứng xử trong giao tiếp; kết bạn tri âm; trao duyên gửi phận; biết người, biết tính khí, sở trường sở đoản của người để dùng người.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateApr 1, 2014
ISBN9781311087324
Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nhân tướng học - Khảo luận (tập 1) - Dong A Sang

    Chương 1 : KHÁI LUẬN VỀ NHÂN TƯỚNG HỌC

    Tiết 1:KHÁI LUẬN

    I. NHÂN TƯỚNG HỌC.

    Nhân tướng có nghĩa rất rộng, bao gồm hai loại tướng: Tướng hữu hình, còn gọi là ngoại tướng pháp, và tướng vô hình, còn gọi là nội tướng pháp.

    Tướng hữu hình là diện mạo, ngũ quan, thể hình; gồm tướng mặt, tướng hình, tướng da thịt, tướng tay.

    Tướng vô hình là thần, khí, sắc; gồm tướng sắc, tướng thần, tướng khí..

    Nhân tướng học, còn gọi là thuật nhân tướng, là một môn học, gồm những phương pháp suy đoán vận mệnh tốt xấu, phúc hay họa, giàu hay nghèo, sang hay hèn, vinh hay nhục, thành công hay thất bại, thông thuận hay cùng quẫn... của con người.

    Mục đích như đã nói: tránh dữ tìm lành; hiểu mình, hiểu người, dùng người, giúp người và phòng người.

    Theo sử sách, kẻ sĩ phải thông thạo nho, y, lí, số, hoặc tinh thông lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số.

    Vì vậy, nhân tướng là một môn học khá quan trọng đối với bậc trí thức ngày xưa.

    Ngày nay, người nào nắm được bí quyết của môn học này cũng là thêm nhân tố tích cực trong việc tiến thân lập nghiệp, mưu cầu hạnh phúc.

    II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NHÂN TƯỚNG HỌC TRUNG QUỐC.

    Tên tuổi Ma Y tiên sinh gắn liền với lịch sử thuật nhân tướng của Trung Quốc.

    Tương truyền, Ma Y tiên sinh là người khai sinh ra tướng thuật, nắm được tinh tuý của tướng pháp. Tên là Hi Di, ở Hoa sơn thạch thất, vào thời Ngũ đại. Ông để lại cho hậu thế tác phẩm trứ danh là Ma Y tướng pháp còn gọi là Ma Y thần tướng.

    Ma Y tướng pháp được xem là ngọc quý trong rừng kinh điển về tướng thuật, bất hủ với thời gian.

    Ngày nay, Ma Y thần tướng vẫn là sách gối đầu giường của những nhà nghiên cứu tướng thuật và những ai quan tâm đến môn học đặc sắc này.

    Từ khi ra đời cho đến nay, nhân tướng học đã không ngừng được bồi đắp, sách vở vô số và có nhiều nhà tướng thuật nổi danh như: Cô Bố Tử Khanh, Đường Cử, Hứa Phụ, Chu Kiến Bình...

    Thi thánh Lí Bạch ngoài thú uống rượu, ngâm thơ múa kiếm còn mê đọc sách nhân tướng và luận đoán rất hay.

    Các nhà thơ như Âu Dương Tu, Tô Đông Pha cũng rất thích thú luận bàn về nhân tướng trong lúc nhàn rỗi. Chứng tỏ môn học này có một sức hấp dẫn kì lạ.

    Những nhà nhân tướng học Trung Quốc rất được các vua chúa tin dùng và nể trọng, một số ít chạy theo Quyền thế lợi lộc nhưng đa số sống thanh cao đem sở học của mình giúp người giúp đời.

    Trung Quốc không phải là xứ sở duy nhất có môn nhân tướng học. Các nước như Hi Lạp, Ấn Độ, Áo, Việt Nam...môn học này ra đời rất sớm và không ngừng phát triển, những nhà nhân tướng học tên tuổi như: Aristote, Haynaus, Le Senne, Corman... Việt Nam là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

    Nhưng phải nói Trung Quốc là vùng đất trù phú nhất của môn học nhân tướng.

    III. TƯỚNG VÀ TÂM.

    Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh.

    Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt.

    Tạm dịch : Có tâm không có tướng, tướng sẽ do tâm sinh. Có tướng không có tâm, tướng sẽ theo sự biến đổi của tâm mà diệt.

    Câu trên như hai hàng đại tự, chữ lớn, khắc trên cửa lớn, trước ngõ vào nhân tướng học. Là cương lĩnh, khẩu Quyết, cần thuộc nằm lòng cho người nhập môn, nghiên cứu và khi luận đoán vận mệnh.

    Suy ra, chữ tâm rất quan trọng, chi phối Quyết định đến sự sinh diệt của tướng.

    Người có tướng tốt đẹp nhưng tâm địa xấu xa thì kết cuộc vẫn không tốt đẹp.

    Người không có tướng đẹp nhưng tâm trong sáng thì kết quả mĩ mãn.

    Người tự xem tướng cho mình, trước hết tự xem xét lại cái tâm của mình. Tâm sáng trong thì không lo tướng xấu.

    Tướng tốt nhưng chữ tâm bị che lấp bởi sự độc ác, hại người, toan tính dục vọng, thì tướng đẹp chỉ là cái vỏ che đậy ác tướng bên trong. Kết quả như con chim chết vì bộ lông đẹp, cọp sa lưới vì bộ da.

    Khi xem tướng người khác nên xét cái vô hình hơn cái hữu hình, vận dụng nội tướng pháp tích cực hơn là ngoại tướng pháp. Tức là hiểu thấu cái tâm tiềm ẩn bên trong tướng.

    Dân gian có câu:

    Dò sông, dò biển dễ dò.

    Mấy ai lấy thước mà đo lòng người.

    Hoặc :

    Tri nhân, tri diện bất tri tâm.quyền(Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao ?)

    Tuy lòng người sâu thẳm hơn sông, biển, nhưng người hiểu

    biết nhân tướng không thể không dò tìm để giúp cho người taquay về chữ tâm và để tâm sinh tướng, đừng để tâm diệttướng.

    Triết học Đông phương bàng bạc đây đó, rất sợ cơ tâm, cái tâm máy móc, cái tâm hỗn loạn nhảy nhót (tâm viên, ý mã:cái tâm nhảy nhót như con vuợn, cái ý lồng lộn như ngựa).

    Và rất sợ con người đánh mất chữ tâm. Lấy cái tâm để làm chủ, phán xét hành vi của mình thì gọi là lương tâm. Người luận đoán giỏi, phải lấy tâm mình giúp người khác đánh thức cái tâm, để lương tâm ngày càng sáng rõ.

    Làm được vậy tức nắm vững cương lĩnh, khẩu quyết, ý nghĩa cao đẹp của nhân tướng học.

    Có một số thầy tướng lang thang trên những nẻo đường lịch

    sử, đem bán chữ tâm đổi lấy áo cơm độ nhật. Nói quàng xiên,làm cho những người ít am hiểu về môn học này tin vào thiên mệnh, cam phận, chịu đựng.

    Vô hình trung, các thầy tướng thuật đã thủ tiêu ý chí nhân định thắng thiên, nhân tố tích cực của con người.

    Họ trở thành phản đồ của nhân tướng học. Loại thầy tướng số này đã làm cho người ta sợ và thiên kiến với khoa nhân tướng. Họ đã khuấy đục dòng sông trong trẻo này bằng lớp bùn mê tín.

    IV. NHÂN TƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM DÂN GIAN.

    1. Người :

    Trong tục ngữ, ca dao có rất nhiều câu phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân về tướng người :

    Người con mắt lá răm, lông mày lá liễu, đáng trăm quan tiền. Người thắt đáy lưng ong là người khéo chiều chồng nuôi con. Người gót đỏ như son thì không ai nỡ vùi dập. Người khôn con mắt đen sì.

    Người con gái có lông mày, sắc, đẹp. Rửa lông mày ở ao có thể làm chết cá. Chàng trai sẵn sàng cất công lặn lội mua gạch Bát Tràng về xây hồ bán nguyệt để cho nàng rửa chân. Nói chung, là quý tướng.

    Người mà béo trục béo tròn là người hay ăn vụng, đánh con cả ngày. Người dại; con mắt nửa chì, nửa thau. Người mặt nạc đóm dầy. Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn. Tức là người ngu đần. Người chép miệng thở dài. Là người buồn khổ. Nói chung, là những tướng xấu.

    Từ xa xưa nhân dân kinh nghiệm về nhân tướng, về quý tướng và tướng xấu, phân biệt hình dáng bên ngoài và nết na ẩn chứa bên trong: Cái nết đánh chết cái đẹp.

    Hoặc:

    Những người má đỏ hồng hồng.

    Răng đen rưng rức mà chồng chẳng yêu.

    Những người mặt lọ như niêu

    Cái răng trắng ởn chồng yêu cỡn cờ.

    Cởn cờ từ ngữ khá lạ, và yêu vợ cũng là lạ, dù vợ xấu tướng: mặt lọ như niêu, răng trắng ởn. Người đẹp lại không được chồng yêu, chắc hoa hồng này chỉ cho ông chồng phần gai góc. Trong cái nghịch lí, nhân tướng học dễ tìm ra được điều hữu lí.

    Đặc biệt, kinh nghiệm dân gian còn nêu được Quy luật: những người âm độc hiểm sâu kết quả không được tốt đẹp.

    Những người âm độc hiểm sâu.quyềnGương treo tầy liếp trên đầu chẳng soi.

    Từ những kinh nghiệm tích lũy đời này qua đời khác, trong việc chọn người yêu, dựng vợ gã chồng, đời sống lứa đôi, tìm kiếm hạnh phúc...đã hình thành môn nhân tướng học truyền khẩu, Tuy tản mác nhưng đa dạng và rất thú vị.

    2. Vật :

    Sống trong nền kinh tế nông nghiệp, gần gũi với những con vật thân thuộc (trâu, bò, chó, mèo), nhân dân không những có kinh nghiệm xem tướng người mà còn biết xem tướng các con vật, để chọn những con chóng lớn, hoặc khôn ngoan. Những kinh nghiệm này được diễn đạt bằng lối nói vần vè rất đáng yêu:

    Chấm trán lọ đuôi, không nuôi cũng lớn. Chó bốn đeo, mèo tam thể (tức là chó khôn, mèo khôn).

    Trong các tranh dân gian vẽ về loài vật, các nghệ sĩ rất chú trọng đến xoáy, tô điểm xoáy này bằng dấu ấn âm dương.

    Phải chăng vừa mong mưa thuận gió hòa, vừa thổi dấu ấn linh thiêng vào hình con vật bằng tình cảm yêu mến của mình? Hoặc muốn thể hiện mối quan hệ âm dương với sự vật, dáng hình?. Một trong những nét đặc trưng của tướng thuật ?

    Nói chung, nhân tướng cũng như các ngành học khác, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của đời sống nhằm giải Quyết những vấn đề của đời sống.

    V.CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VỚI NHÂN TƯƠNG HỌC.

    Các nhà viết tiểu thuyết cổ điển rất chú trọng đến khắc họa ước lệ ngoại hình, diện mạo của nhân vật, một trong những đối tượng của nhân tướng học, để biểu hiện ý chí, tính khí, hành động, dự báo kết quả về cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật.

    Có nhân vật vận dụng nhân tướng pháp để tranh thủ đối phương hay tìm lành lánh dữ. Có khi còn khắc họa hình tượng nhà nhân tướng học là nhân vật tài năng kiệt xuất.

    Trong Tam Quốc Chí, La Quán Trung, đã khắc họa nhân vật, ước lệ, như sau:

    Lưu Bị, kể dáng người thì cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mắt trông được tai, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son...tính ôn hòa, ít nói, mừng giận không lộ ra mặt.

    Quan Vân Trường, mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt.

    Trương Phi, mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng vang như sấm, dáng như ngựa phi.

    Khổng Minh, mình cao tám thước, mặt đẹp như ngọc... hình dáng thanh thoát như tiên.

    Tào Tháo, mình cao bảy thước, mắt nhỏ, râu dài. Lúc Tháo còn trẻ chỉ thích săn bắn, ham múa hát, nổi tiếng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1