Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.
Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.
Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.
Ebook276 pages5 hours

Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Chúng ta có thể hình dung, cấu trúc bộ máy quyền lực, hay tập đoàn quyền lực thời cổ Trung Hoa giống một cái Kim tự tháp, tạm gọi là Kim tự tháp Quyền Lực.
Chung quanh và dưới chân Kim tự tháp Quyền Lực là quần chúng nhân dân, những hạt cát vô danh, trần lưng trên sa mạc ; những tầng bậc từ thấp đến cao là những cấp bậc quan trường ; đỉnh cao chót vót tận trời là con Trời (Thiên tử).
Trên dưới năm ngàn năm, dòng sông lịch sử Trung Hoa đã chứng kiến không biết bao nhiêu Kim tự tháp Quyền Lực của các vương triều đã mọc lên ; cũng không biết bao nhiêu Kim tự tháp Quyền Lực, bộ máy quan trường, đã sụp đổ, chìm theo lớp sóng thời gian !
Ngày nay, một số học giả đã dày công nghiên cứu về những Kim tự tháp Quyền Lực muôn năm cũ ấy, đã viết thành nhiều cuốn sách nói về quyền lực và quan trường.
Có 10 vấn đề liên quan hoặc những sợi dây vô hình cấu tạo nên Kim tự tháp Quyền Lực, hệ thống quan trường :
1. Mưu lược tranh giành quyền lực.
2. Nắm quyền lực .
3. Củng cố quyền lực.
4. Tập trung quyền lực.
5. Khống chế quyền lực.
6. Sử dụng quyền lực.
7. Vận dụng quyền lực.
8. Mượn quyền lực.
9. Trao quyền lực.
10. Thận trọng trong việc dùng quyền lực.
Một trong những luật lệ, quy luật khắc nghiệt của quyền lực, của quan trường là được làm vua, thua làm giặc. Làm vua hoặc những người thắng cuộc nắm trọn quyền lực, giàu sang, vinh hiển ; làm giặc hoặc những người thất bại sẽ chuốc lấy nhục nhã, có người không chỉ thân thể bị xé ra làm mắm, làm tương, mà còn kéo cả hàng trăm, hàng ngàn người chết theo.
Kim tự tháp Quyền Lực, ở chốn quan trường, luôn có những đám mây đen âm mưu vần vũ, sóng gió lật đổ thanh toán bất kì nổi lên, không biết bao nhiêu thảm kịch đã xảy ra.
Nơi mê cung bí hiểm ấy, có những âm mưu chúng ta chưa hề biết đến, cũng có những thảm kịch ngoài sức tưởng tượng của người bình thường.
Tất nhiên, cũng có những buổi trời quang mây tạnh, xuất hiện những vị vua hiền minh chăm lo việc nước, những hiền thần khoan dung đại độ, những lương tướng xả thân vì nghiệp lớn.
Đây là một trong những đề tài bi tráng, mới lạ, vì vậy, chúng tôi tham khảo một số sách vở, tuyển chọn, hệ thống, biên dịch để giới thiệu với quý bạn cuốn Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.
Sách có gần 100 câu chuyện liên quan đến quyền lực ở chốn quan trường, giàu tính văn sử, dễ đọc và hấp dẫn.
Nếu luận cổ suy kim, sách cho chúng ta những hiểu biết về những vấn đề liên quan đến quyền lực, về những bài học chốn quan trường. Là những kiến thức cần thiết cho những người lãnh đạo một tập thể lớn hoặc nhỏ, những quản lí doanh nghiệp, những người muốn tìm hiểu lịch sử Trung Hoa hoặc muốn mua vui một vài trống canh sau những ngày làm việc mệt mỏi.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 17, 2013
ISBN9781311663290
Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.

Related ebooks

Related categories

Reviews for Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Quyền lực và vinh nhục quan trường Trung Hoa thời cổ. - Dong A Sang

    Chương một: M

    ƯU KẾ GIÀNH QUYỀN LỰC (MƯU QUYỀN)

    Mưu quyền là những mưu kế, âm mưu, thủ đoạn giành quyền lực để vươn lên đỉnh quyền lực, hoặc lấy lại quyền lực, củng cố quyền lực của các vua chúa, các quan lại, các tân khách. Là những trận chiến kinh thiên động địa trong thiên hạ và sóng gió bất kì ở chốn quan trường.

    Sau đây là một số mưu kế tranh giành quyền lực :

    1. Dùng loạn trị loạn.2. Lợi dụng phong tục và lễ giáo.

    3. Lén vượt Trần Thương.4. Ra tay trước là mạnh .

    5. Vừa cứng vừa mềm.6. Thò đầu lộ mặt.

    7. Đem hoa ghép cành.8. Lùi một bước tiến ba bước.

    1. DÙNG LOẠN TRỊ LOẠN (DĨ LOẠN TRỊ LOẠN)

    Chu Nguyên Chương đoạt thiên hạ

    Cuối đời nhà Nguyên, Thuận Đế là ông vua tầm thường, tin dùng bọn gian nịnh, giết hại những người trung lương, bọn tham quan ô lại hoành hành.

    Cộng thêm trong nước xảy ra động đất, nước sông Hoàng Hà dâng ngập, dân chúng không còn đất sống, nổi dậy khắp nơi, thiên hạ đại loạn.

    Quần hùng quật khởi khắp nơi, lúc đó Quách Tử Hưng nổi lên ở Hào Châu (1353), quân mã rất nhiều.

    Một ngày nọ, có một hoà thượng đến cửa doanh trại Quách Tử Hưng, xin được vào yết kiến.

    Vệ binh dẫn hoà thượng đến đại doanh, chủ tướng Quách Tử Hưng ra tiếp, thấy một người đầu trọc lóc, quần áo rách bươm nhưng dáng người hiên ngang, mắt sáng quắc. Quách Tử Hưng hỏi han và thu nạp. Đó là Chu Nguyên Chương.

    Chu Nguyên Chương, tự Quốc Đoan, người Hào Châu, sinh ra trong một gia đình có bốn anh em.

    Cha là Chu Thế Trân, một nông dân, nghề làm ruộng không nuôi nổi con, nên 10 tuổi Chu Nguyên Chương phải đi chăn trâu cho người ta.

    Chu Nguyên Chương thường tụ tập bọn trẻ chăn trâu lại, tự xưng làm chủ tướng, nghịch ngợm đủ trò, đứa trẻ nào không phục, Chu Nguyên Chương đánh thẳng tay. Ông chủ sợ mang hoạ, không cho Chu Nguyên Chương chăn trâu nữa.

    Năm 1344, Hào Châu lâm nạn đói, bệnh dịch lan tràn, cha và ba người anh của Chu Nguyên Chương đều chết.

    Lúc này, Chu Nguyên Chương đã 17 tuổi nhưng không nghề, không nghiệp, không tìm được kế sinh nhai, phải xin xuất gia vào chùa Hoàng Giác để kiếm ăn.

    Không lâu sau, sư bác chùa Hoàng Giác viên tịch, tăng chúng trong chùa tỏ ra lạnh nhạt với Chu Nguyên Chương.

    Chán ngán cảnh chùa chiền, Chu Nguyên Chương liền mang bầu, quẩy níp vân du đây đó.

    Ba năm sau trở lại, chùa không có một bóng người, rêu phong dấu giày, hương khói vắng tanh, nhện giăng cửa nẻo, tượng Phật đầy bụi đeo bám.

    Hỏi ra mới biết, dân trong vùng đói quá chẳng ai có gì để hương khói cho Phật, cúng kiến cho sư sãi. Những người trong chùa phải tha phương cầu thực. Chu Nguyên Chương đành ở lại chùa.

    Ba, bốn năm sau, thiên hạ loạn lạc, Chu Nguyên Chương đến đầu quân dưới trướng Quách Tử Hưng.

    Do khổ cực, cay đắng đã nhiều, nên khi ở dưới trướng Quách Tử Hưng, Chu Nguyên Chương thường xung phong hãm trận, coi đó là con đường duy nhất để tiến thân. Chẳng bao lâu, Quách Tử Hưng rất chú ý, đi đâu cũng cho đi theo bên cạnh.

    Một hôm, vợ chồng Quách Tử Hưng ngồi nói chuyện chơi, nhân nhắc đến công lao tướng sĩ, Quách Tử Hưng cho rằng, Chu Nguyên Chương là người giỏi giang, có nhiều công trạng, có thể làm trưởng một đội quân.

    Vợ Quách Tử Hưng là Trương thị nói :

     Xem ra hắn đã hai lăm, hai sáu tuổi mà chưa có vợ. Chi bằng đem con gái nuôi của mình là Mã Tú Anh gả cho hắn. Hắn sẽ hết lòng hết sức với mình.

    Quách Tử Hưng khen phải.

    Hôm sau, Quách Tử Hưng cho gọi Chu Nguyên Chương đến, gợi ý sẽ gả con gái nuôi cho. Chu Nguyên Chương thấy chủ tướng ưu ái, lại biết Mã Tú Anh là một cô gái đủ công dung ngôn hạnh, lập tức quỳ lạy, gọi nhạc phụ rối rít.

    Từ đó, Chu Nguyên Chương liên tiếp lập được nhiều chiến công.

    Ba năm sau, được phong chức Phó tướng, Tổng quản binh phù.

    Không lâu, Quách Tử Hưng chết, Chu Nguyên Chương tự nhận làm Đô nguyên soái cho Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi (thuộc triều đình nhà Nguyên).

    Tuy vậy, Chu Nguyên Chương vẫn độc lập nắm toàn quyền trong tay đội quân mạnh và bành trướng thế lực của mình.

    Lúc Chu Nguyên Chương được cử làm tướng, chỉ có bạn đồng hương của Chu Nguyên Chương là Từ Đạt không nói gì, còn lại đa số chư tướng không khâm phục.

    Trong đó, có Trương Thiên Tá, em vợ của Quách Tử Hưng. Ông này cho rằng, nói về thân thế thì Chu Nguyên Chương không thân thiết bằng ông, nói về tuổi đời thì Chu Nguyên Chương còn non choẹt, thế mà lại ăn trên ngồi trước.

    Chu Nguyên Chương biết vậy, nên cố ý tạo uy tín cho mình.

    Có lần trong quân họp các chư tướng ở đại sảnh để bàn chuyện lớn, Chu Nguyên Chương giả bộ vào trễ.

    Hàng ghế dành cho tướng cấp cao, bên phải (tỏ ý tôn trọng) dành cho Chu Nguyên Chương đã có tướng khác ngồi, chỉ còn có một cái ghế trống ở bên trái.

    Chu Nguyên Chương thấy vậy, liền lặng lẽ ngồi bệt xuống đất với các tướng cấp thấp. Các tướng cấp thấp thấy vậy rất ngạc nhiên và chú ý.

    Ngày hôm sau, đến lượt Chu Nguyên Chương đăng đàn diễn thuyết, ông nói chậm rãi, mạch lạc, phân tích tình thế lợi hại rất rõ ràng, chứng tỏ sự thông minh, tài trí và can đảm.

    Ông còn ra lệnh cho Từ Đạt chỉ huy các tướng xây đắp dinh luỹ và công sự, hẹn trong ba ngày phải xong, nếu không xong sẽ trừng trị theo quân pháp.

    Các tướng răm rắp nghe theo.

    Ba ngày sau, Chu Nguyên Chương cùng Từ Đạt đi xem xét từng công sự, thưởng, phạt rất nghiêm minh. Từ đó, các tướng rất khâm phục.

    Quân đội của Chu Nguyên Chương đa số là nông dân và hàng binh, nên rất ô hợp, không quen với quân kỉ. Vì vậy, Chu Nguyên Chương và Từ Đạt ra sức chỉnh đốn.

    Có lần ông ra lệnh chém 2 danh sĩ, vốn quy hàng nhưng phạm quân kỉ. Quân sĩ thấy vậy, ai nấy kinh hồn bạt vía.

    Lần khác, mấy quân sĩ của Từ Đạt phạm tội. Chu Nguyên Chương triệu tập tướng lĩnh và quân sĩ, công bố lệnh trừng trị Từ Đạt theo quân pháp, vì tội cai quản binh sĩ không nghiêm.

    Lý Thiện, một tướng lĩnh, phải đứng ra cầu xin, bảo lãnh cho Từ Đạt.

    Chu Nguyên Chương hạ lệnh Từ Đạt phải đem quân đánh trận, để lập công chuộc tội.

    Từ tướng lĩnh đến quân sĩ ai cũng biết Từ Đạt là tướng thân tín của Chu Nguyên Chương, không ai biết chuyện xử hay không xử Từ Đạt ? Nhưng tướng lĩnh và quân sĩ đều run sợ.

    Từ đó, quân đội của Chu Nguyên Chương rất kỉ luật, đi đến đâu cũng không dám đụng đến tơ hào của dân.

    Năm 1356, dưới ngọn cờ long phụng của Hàn Lâm Nhi (nhà Nguyên), Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (Nam Kinh), đổi thành phủ Ứng Thiên và xưng làm Ngô Quốc Công.

    Chu Nguyên Chương muốn lợi dụng địa thế hiểm trở của Trường Giang (Giang Nam) để xây dựng sự nghiệp và xưng vương nhưng vẫn tỏ ra rất thận trọng, dè dặt vì chưa có sách lược rõ ràng.

    Lúc tiến quân đến Hoãn Nam, có người tiến cử với Chu Nguyên Chương một ẩn sĩ có tên là Chu Thăng.

    Chu Nguyên Chương đích thân đến Ngũ Môn Sơn, nơi ẩn cư của Chu Thăng để xin kế sách tóm thâu thiên hạ.

    Chu Thăng cảm kích và chỉ nói vỏn vẹn : Xây tường cao, tích luỹ lương thực, từ từ xưng vương. Tức là xây dựng căn cứ địa, làm cho lương thực dồi dào, tích cực huấn luyện quân sĩ, chờ cơ hội tranh đoạt thiên hạ, lúc ấy mới xưng vương.

    Chu Nguyên Chương bái tạ, ra về và bắt đầu thực hành kế sách của Chu Thăng.

    Chu Nguyên Chương liên tục tiến đánh và chiếm được Trấn Giang, Quảng Đức, Trường Hưng, Thường Châu, Ninh Âm, Thường Thục, Huy Châu, Trì Châu… vừa mở rộng đất đai, vừa củng cố căn cứ địa Giang Nam.

    Sau khi đã lần lượt đánh bại và hàng phục các đối thủ lẻ tẻ, năm 1365, Chu Nguyên Chương phát động cuộc chiến tranh quy mô để tiến công đối thủ mạnh nhất thời đó là Trương Sĩ Thành.

    Chu Nguyên Chương cũng bí mật sai người ám sát Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi.

    Hai năm sau, Chu Nguyên Chương đánh bại Trương Sĩ Thành, bình định Bình Giang xưng là Giang Nam vương. Rồi Chu Nguyên Chương hội họp bàn về kế hoạch Bắc phạt.

    Đại tướng Thường Ngộ Xuân cho rằng, nên đánh thẳng vào kinh đô nhà Nguyên, vì miền Nam đã ổn định, quân lính có thừa, khí thế bách chiến bách thắng đang lên và nên đánh gấp.

    Chu Nguyên Chương thận trọng hơn, ông cho rằng, kinh đô nhà Nguyên được xây dựng cả trăm năm rất kiên cố, khó đánh, lại được những nơi khác tiếp tế lương thực, cứu viện, rất khó thủ thắng.

    Ông lập luận, muốn đánh vào tim, vào bụng đối phương phải chặt hai tay đối phương. Tương tự, muốn đánh kinh đô nhà Nguyên phải chặt hai cánh, phá bỏ các bình phong che chắn cho kinh đô.

    Cụ thể là đánh Sơn Đông, Hà Nam, cầm chân Đồng Quan… khiến cho kinh đô bị cô lập, vây hãm, tức là nắm được trái tim, cái bụng của thiên hạ rồi. Các tướng cho là phải, thực hiện theo kế hoạch của Chu Nguyên Chương.

    Tháng 4 năm 1368, quân Chu Nguyên Chương lấy được Sơn Đông, Hà Nam, Đồng Quan, hình thành thế bao vây ba mặt, cô lập kinh đô nhà Nguyên. Tháng 9 năm đó, Chu Nguyên Chương tấn công kinh đô thắng lợi và lập nên nhà Minh.

    LẠM BÀN

    1.Kinh Dịch cho rằng, đi trong cảnh hiểm phải tuỳ cơ ứng biến, thuận theo cảnh hiểm (hành hiểm nhi thuận). Chu Nguyên Chương sinh trong thời loạn, đã dùng loạn để trị loạn, giỏi tuỳ cơ ứng biến, vận dụng nhiều mưu kế, hợp với thời thế.

    2. Khi Quách Tử Hưng chết, Chu Nguyên Chương phải bỏ ngọn cờ nổi dậy, đi theo Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi, là núp dưới ngọn cờ của triều đình để đánh bại các đối thủ.

    3.Tuy đã nắm binh hùng tướng mạnh trong tay, đất đai rộng rãi nhưng không vội xưng vương, xưng bá là thận trọng, phòng tránh các thế lực giương ngọn cờ nhà Nguyên để thảo phạt, để bảo toàn lực lượng, giấu ý đồ sâu xa.

    4.Khi sắp đánh bại hết các đối thủ, đã qua cầu thì rút ván, Chu Nguyên Chương đã bí mật ám sát Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi. Mục đích là, trên đầu không có ai sai khiến, không bị chi phối và làm cho một bộ phận của quân Nguyên thành rắn không đầu.

    5.Đối với tướng lĩnh và quân đội, Chu Nguyên Chương không ngừng củng cố uy tín, nâng cao tinh thần kỉ luật. Chu Nguyên Chương không ngại dùng các mưu kế như giết gà răn khỉ, khổ nhục kế. Bằng cách giết các danh sĩ để răn đe tướng sĩ ; trừng phạt Từ Đạt, không nể tình riêng, là bạn, là đồng hương, hi sinh tình bạn, tình đồng hương để làm gương cho tướng sĩ.

    6.Đánh thẳng vào chính diện gọi là chính, không đánh vào chính diện gọi là kì ; kì chính biến hoá và tương sinh.

    Đổng Trọng Thư cho rằng, biết rõ đạo dùng binh, kì và chính thích nghi thì không cần mưu, không cần kế cũng có thể giành được thắng lợi.

    Trong trận sinh tử cuối cùng, Chu Nguyên Chương đã dùng kì binh, chặt gãy hai cánh, triệt phá các bình phong che chắn cho kinh thành nhà Nguyên, giành được thắng lợi, tóm thâu thiên hạ và sáng lập vương triều mới.

    2. LỢI DỤNG PHONG TỤC (PHONG TỤC LỢI DỤNG PHÁP)

    An Lộc Sơn và thuật vỗ mông ngựa

    An Lộc Sơn, tên là Loát Lạc Sơn, ở Doanh Châu Liễu Thành, người Hồ, mẹ là người Đột Quyết.

    Loát Lạc Sơn mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tái giá với vị quan người Đột Quyết, có tên là An Diên Yển, Loát Lạc Sơn đổi họ theo bố dượng là An Lộc Sơn.

    Thời niên thiếu, ở trong quân đội trấn giữ biên giới, An Lộc Sơn tỏ ra là người thông minh, mưu trí, dũng cảm và gian trá.

    An Lộc Sơn tìm cách làm quen và kết bè kết đảng với Trương Thủ Khuê, Tiết độ sứ U Châu. Dần dần, An Lộc Sơn được cất nhắc làm Phó Tiết độ sứ.

    An Lộc Sơn và Trương Thủ Khuê thường sai người đem quà cáp biếu xén và vàng bạc hối lộ các quan chức triều đình.

    Do đã ăn của đút, bọn quan chức triều đình tìm cách khen ngợi An Lộc Sơn trước mặt vua Đường Huyền Tông. Cũng từ đó, con đường hoạn lộ của An Lộc Sơn cũng dần dần thăng tiến.

    Năm 742, An Lộc Sơn được phong làm Tiết độ sứ Bình Lô kiêm Thái thú Liễu Thành.

    Hai năm sau, An Lộc Sơn được bổ nhiệm làm chức Tiết độ sứ Hà Bắc thay Phạm Dương.

    Lúc bấy giờ, Tể tướng đương triều là Lý Lâm Phủ, sợ Hán tộc có nhiều công trạng được thăng quan tiến chức thì địa vị Tể tướng bị lung lay, nên ra sức tô son điểm phấn cho An Lộc Sơn, để thêm vây thêm cánh.

    Ông ta tâu với Đường Huyền Tông cho An Lộc Sơn được vào triều, bệ kiến long nhan, nhà vua bằng lòng.

    Về đến kinh, An Lộc Sơn tìm cách đến bái kiến Dương Quý Phi trước, lúc ấy Dương Quý Phi mới 20 tuổi. Sau đó mới vào triều bái kiến Đường Huyền Tông.

    Đường Huyền Tông lấy làm lạ, liền hỏi. An Lộc Sơn tâu rằng :

     Thần không hiểu lễ nghĩa triều đình cho lắm. Xin bệ hạ thứ tội. Nhưng theo phong tục và lễ nghĩa người Phiên, bái lạy mẹ trước, bái lạy cha sau.

    Đường Huyền Tông vốn si mê, sủng ái Dương Quý Phi, nghe An Lộc Sơn nói, nhà vua rất hài lòng, tỏ ra rất thiện cảm với An Lộc Sơn.

    Hôm sau, lại vào triều, lúc ấy có Hoàng thái tử, An Lộc Sơn đi ngang qua mặt Hoàng thái tử, giả tảng như không biết đó là ai, không quỳ, không lạy.

    Đường Huyền Tông hỏi duyên cớ, tại sao không quỳ lạy ra mắt Hoàng thái tử. An Lộc Sơn tâu :

     Tâu bệ hạ, Hoàng thái tử có phải là một chức quan của triều đình hay không ?

    Đường Huyền Tông cười, nói :

     Không phải ! Là người kế vị ngai vàng khi ta đã trăm tuổi.

    An Lộc Sơn hốt hoảng quỳ xuống, tâu :

     Thần chỉ biết có bệ hạ, không biết Hoàng thái tử, mù mờ về lễ nghĩa của triều đình, xin bệ hạ giáng tội !

    Đường Huyền Tông cho rằng, An Lộc Sơn chất phác, thật thà, đã không giáng tội lại càng thêm tin tưởng.

    Tuy ở tuổi trung niên nhưng An Lộc Sơn to béo, phì nộn, bụng xệ xuống gần đầu gối, mỗi lần đi phải có hai tên hầu đỡ, quỳ xuống, đứng lên rất khó khăn.

    Có lần, Huyền Tông thấy bộ dạng An Lộc Sơn, tức cười hỏi :

     Bụng của khanh chứa cái gì trong đó mà nó tròn như cái trống vậy ?

    An Lộc Sơn tâu :

     Sở dĩ bụng thần tròn như cái trống là chứa sự trung thành đối với bệ hạ.

    Nhà vua nghe tâu hài lòng lắm, rồi gả con gái trưởng của An Khánh cho An Lộc Sơn.

    Lúc về nơi trấn giữ, mỗi tháng đều đặn, An Lộc Sơn cho người đem hiến nhà vua ngựa, lạc đà và nhiều sản vật quý giá, cũng không quên biếu tặng, hối lộ các quan chức trong triều.

    An Lộc Sơn thường mời các đầu lĩnh của các bộ tộc Khiết Đan đến dự tiệc tùng, rồi phục rượu say, chặt lấy thủ cấp. Rồi sai người đem thủ cấp về triều để báo công là đã tiễu trừ được bọn phản loạn.

    Thi thể của những nạn nhân chất thành gò, thành núi, thì lòng tin của Huyền Tông và triều đình đối với An Lộc Sơn càng cao hơn.

    Năm 755, sự mâu thuẫn tranh giành quyền lực giữa An Lộc Sơn và Dương Quốc Trung càng ngày càng sâu, đến chỗ một mất một còn.

    An Lộc Sơn liền giả chiếu chỉ của nhà vua cất quân đánh Dương Quốc Trung. Thế của An Lộc Sơn như trúc chẻ ngói tan, thắng trận liên tiếp. Năm 756, An Lộc Sơn chiếm được Lạc Dương.

    Chiếm được Lạc Dương, An Lộc Sơn cho xây cất cung điện, trang hoàng đẹp đẽ, rồi tự xưng là hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Yên.

    Sau khi xưng làm vua, An Lộc Sơn thống lĩnh quân đội tiến quân đánh Trường An.

    Năm 757, trên đường tiến quân An Lộc Sơn bị vợ, là con gái của An Khánh, giết chết.

    LẠM BÀN

    1.Chuyện kể : Một hôm Nhà Trời đang hội họp, Quan Vân Trường uy nghi cầm thanh long đao đứng canh cửa.

    Đột nhiên có một anh chàng xin vào chốn Thiên đình. Quan Công ngạc nhiên hỏi : Anh làm nghề gì ? Và vào chốn hội họp của Thiên đình để làm gì ?

    Anh ta thưa là anh ta làm nghề bán mông ngựa, lên Trời để gạ bán cho các thiên binh, thiên tướng.

    Quan Công giận dữ, quát mắng, nói rằng :

     Thiên đình không ai cần thứ đó. Nếu không cút xéo, ta cho một nhát đao thì đời đi đứt !

    Anh chàng bán mông ngựa vẫn nhỏ nhẹ, nịnh rằng :

     Ngài là bậc thánh không thích món mông ngựa, nhưng thiên binh, thiên tướng rất thích. Ngài có lòng độ lượng thương người, ngài đã từng tha chết cho Tào Tháo ở Hoa Dung lộ, đâu nỡ đuổi, nỡ chém một kẻ vô danh tiểu tốt, làm nghề hèn kém như tôi.

    Quan Công nghe xong, mủi lòng cho anh ta vào.

    Lúc lâu, anh chàng ấy trở ra. Quan Công hỏi :

     Ngươi có gạ bán được cho ai không ?

    Anh chàng đáp :

     Trên cõi Thiên đình này, tôi chỉ muốn gạ bán cho một người mà thôi !

    Quan Công tò mò hỏi :

     Ai vậy ?

    Anh chàng nhỏ nhẹ đáp :

     Người đó chính là ngài.

    Quan Công hiểu ra nhưng không làm gì được anh chàng bán mông ngựa.

    Người ta nói, lòng dạ Quan Công sáng như Mặt Trăng, Mặt Trời, thế mà cũng thích nịnh, bị tên nịnh lợi dụng đi lọt qua cửa Thiên đình.

    2.Chúng ta không bàn về sự thành bại của An Lộc Sơn, chỉ bàn về mưu mẹo của An Lộc Sơn.

    Để được thăng quan tiến chức và tiến đến đỉnh cao danh vọng, An Lộc Sơn sử dụng thành thạo các chiêu thức : Hối lộ các quan chức trong triều, nịnh nọt, lập công, dâng công để biểu lộ sự trung thành, mượn danh nhà vua để thanh toán đối thủ.

    Chiêu đặc sắc của An Lộc Sơn là mượn cớ không biết phong tục lễ nghĩa Hán tộc, đi cửa sau để vào cửa trước, mượn nhân vật thứ ba làm hậu thuẫn, cũng là cách nịnh nọt, lấy lòng Đường Huyền Tông.

    An Lộc Sơn biết Đường Huyền Tông rất sủng ái Dương Quý Phi nên vào bái kiến Dương Quý Phi trước, rồi biện hộ không biết lễ nghĩa và hành xử theo lễ giáo của người Phiên, gọi là mẹ trước cha sau.

    Nói cách khác, An Lộc Sơn đã mượn phong tục, lễ nghĩa để làm công cụ lót đường, để nịnh, gây sự cảm động chú ý và tín nhiệm của Đường Huyền Tông. Chiêu này còn có tên là vỗ mông ngựa hoặc bán mông ngựa, tức là khéo nịnh nọt.

    4.Dân gian thường nói lệnh ông không bằng cồng bà, ám chỉ thế lực thứ ba đứng sau lưng vua chúa.

    Dù là vua cũng cảm động thấy người ta tôn trọng quý mến ái phi của mình ; đôi khi cũng phải xiêu lòng trước những lời dịu dàng nói tốt cho một người nào đó, thực chất là mệnh lệnh của người đẹp.

    Giọt nước mắt của người đẹp gần đế vương có thể làm cho người ta đi thẳng lên đài danh vọng hoặc đi xuống chín tầng địa ngục.

    . 5. Tương tự, muốn vào được cửa quan, được quan ông tín nhiệm, trước hết phải vào cửa sau để gặp quan bà. Cửa công đường và cửa sau nhà quan, tuy xa nhau trăm dặm nhưng lại thông thương với nhau.

    6.Từ xưa đến nay, cửa sau do

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1