Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Họ tên và đời người.
Họ tên và đời người.
Họ tên và đời người.
Ebook167 pages2 hours

Họ tên và đời người.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Ở đời, ai cũng có họ tên, trong đó chứa vô số thông tin về vận mệnh, sự thành bại của hôn nhân, tình yêu, sự nghiệp và những mối quan hệ gia đình, xã hội.
Cuốn sách này, cung cấp những phương pháp, gọi là cướp quyền tạo hóa, giúp quý bạn tìm ra những thông tin bí ẩn ấy, để tránh họa, tìm phúc, bỏ xấu, tìm tốt và thành công trên đường đời.
Sách đưa hàng trăm ví dụ họ tên, về những người chưa từng gặp mặt, nhưng vận mệnh của họ vẫn còn lấp lánh qua từng chữ, từng con số ... khi luận đoán, gợi cho ta niềm vui, nổi buồn, nổi niềm bi tráng của một kiếp phù sinh !

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateFeb 12, 2014
ISBN9781310011498
Họ tên và đời người.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Họ tên và đời người.

Related ebooks

Related categories

Reviews for Họ tên và đời người.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Họ tên và đời người. - Dong A Sang

    HỌ TÊN VÀ ĐỜI NGƯỜI

    By Đông A Sáng

    (Biên dịch)

    Copyring Đông A Sáng

    Smaswords Edition.

    MỤC LỤC

    Chương một: Khái quát về tính danh học.

    Chương hai: Số lý, tam tài và tính danh học.

    Chương ba: Học thuyết ngũ hành và tính danh học.

    Chương bốn: Tứ trụ và tính danh học.

    Chương năm:Phụ lục, tra cứu.

    Sách tham khảo.

    Chương một: KHÁI QUÁT VỀ TÍNH DANH HỌC.

    Tiết 1:THUYẾT CHÍNH DANH VÀ TÍNH DANH HỌC.

    I. KHỔNG TỬ

    1. Khổng Tử và thuyết chính danh :

    Sách Luận ngữ viết, Tử Lộ hỏi Khổng tử:

    - Nếu vua nước Vệ nhờ thầy làm chính sự, thầy sẽ làm việc gì trước?

    Khổng tử đáp:

    - Chính danh.

    Tử Lộ nói:

    - Có phải thật như thế không? Hay thầy nói viễn vông quá? Sao trước hết là phải chính danh?

    Khổng tử nói:

    - Trò Do nông cạn quá! Người quân tử không biết điều gì, đành phải bổ khuyết (phải học, phải nghe).

    Vì, danh không chính thì lời nói không thuận; lời nói không thuận thì việc làm không thành; việc không thành thì lễ nhạc khó mà hưng khởi; lễ nhạc không hưng khởi, thì hình phạt không đúng phép; hình phạt không đúng phép thì dân biết đâu là phải trái!

    Cho nên, người quân tử đã định ra cái danh gì, thì có thể tất nói ra được.

    Đã là người quân tử không bao giờ cẩu thả trong lời nói.

    Câu chuyện trên, cho thấy Khổng tử rất coi trọng sự chính xác chữ danh (tên gọi sự vật, sự việc).

    2. Khổng Tử bàn về tên thuỵ của Khổng Văn Tư û:

    Tử Cống hỏi Khổng Tử:

    -Tại sao Khổng Văn Tử được đặt tên thụy là Văn?

    Khổng tử đáp:

    - Minh mẫn, ham học, không thẹn hỏi người kém mình, bởi thế đặt tên thụy là Văn.

    Câu chuyện cho thấy, tên tuổi liên quan mật với tính cách con người.

    3. Khổng Tử đặt tên cho con :

    Năm mười chín tuổi, Khổng tử lập gia đình với người con gái, gia đình hậu duệ của vua nước Tống.

    Sau một năm, sinh được con trai.

    Lỗ Chiêu công biết tin, sai người đem một con cá chép (lí ngư) đến biếu, chúc mừng Khổng Tử.

    Khổng tử biết ơn Lỗ Chiêu công, nên đặt tên con là Tử Li, tự là Bá Ngư.

    II. TÊN VÀ SỰ NGHIỆP

    1. Tấn Mục Hầu đặt tên cho con :

    Sách Tả truyện kể, Tề Hoàn công năm thứ ba, Khương thị, phu nhân của Tấn Mục Hầu, sinh được hoàng tử. Tấn Mục Hầu đặt tên cho hoàng tử là Cừu (thù, thù hận, kẻ thù). Nguyên, ông đang mở chiến dịch, hàm ý quyết đánh thắng kẻ thù.

    Sau đó, cũng trong một chiến dịch, Tấn Mục Hầu lại sinh thêm một hoàng tử nữa đặt tên là Thành Sư, hàm ý là chiến dịch sẽ thành công.

    Một người tên là Thành Phục nói:

    - Ông ta (Mục Hầu) đặt tên cho con quá lạ lùng ! Phàm đặt tên phải dựa vào nghĩa, nghĩa dựa vào lễ, lễ có chính thì mới chính danh, có chính thì mới thành tên, thành tên thì mới nghe thuận tai. Nếu, đặt theo cách khác, thì sẽ sinh loạn.

    Phép đặt tên của người xưa, thường vui thì, gọi là Phi (thiếp, vợ vua, vợ thái tử), oán thì gọi là Cừu; đây là triệu chứng bất tường, sinh loạn lạc.

    Quả nhiên, sau này, hai anh em Cừu và Thành Sư trở giáo đánh nhau để tranh giành ngôi vua, nước Tấn đại loạn.

    Tư Mã Thiên bình: Tấn Mục Hầu đặt tên cho hai con không tốt, không lợi, là một trong những nguyên nhân sinh loạn lạc.

    2. Lỗ Hoàn Công đặt tên cho con :

    Tả truyện kể, Hoàn Công năm thứ sáu, ngày Đinh Mão, phu nhân của Lỗ Hoàn Công sinh được hoàng tử.

    Lỗ Hoàn Công rất vui, cho mời quan đại phu Thân Nhu vào bàn bạc việc đặt tên cho thái tử.

    Thân Nhu tâu với Lỗ Hoàn Công:

    - Mệnh danh (đặt tên) có 5 hạng, hoặc 5 nguyên tắc cơ bản:

    Tên sinh ra từ tín

    Mệnh của đức là nghĩa

    Mệnh của loại là tượng

    Xuất phát từ vật là giả

    Lấy từ cha là loại

    Chứng tỏ, dưới thời Lỗ Hoàn công tính danh học đã tương đối hoàn thiện và được ứng dụng khá phổ biến.

    III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN THỜI CỔ.

    Phân tích năm hạng, hoặc năm nguyên tắc trên như sau:

    1. Tên sinh ra từ tín :

    Là tên do trời chỉ định.

    Truyền thuyết, mẹ của Vũ vương nằm mộng thấy trời, mang thai, khi sinh ra, trên bàn tay Vũ Vương có chữ Ngu (ý trời đã định tên), nên đặt tên ông là Ngu.

    2. Mệnh của đức là nghĩa :

    Tức là lấy đức mà đặt tên, hàm ý là sinh ra con thánh (thánh tử), cháu hiền (hiền tôn).

    Chẳng hạn, Chu Văn Vương tên là Xương, Chu Vũ Vương (con Văn Vương) tên là Phát.

    3. Mệnh của loại là tượng :

    Sách Sử kí, Khổng tử thế gia, ghi: Thân phụ của Khổng tử là Thúc Lương Ngột, lúc về già gặp mẹ Khổng tử họ Nhan, sinh ra Khổng tử. Tại sao Khổng tử có tên là Khâu, tự là Trọng Ni, gọi là Ni Khâu ? Có 3 thuyết:

    Thuyết thứ nhất :

    Mẹ Khổng tử sinh ông ta ở trên bờ đê (vu đỉnh, còn gọi là khâu), nên tên là Khâu, tự là Trọng Ni.

    Thuyết thứ hai :

    Ni Khâu, vốn là chỉ ngọn núi nhỏ; vì ông được sinh ra ở ngọn núi nhỏ, nên đặt tên là Khâu, tự Trọng Ni.

    Thuyết thứ ba :

    Ông được sinh ra mái nhà tranh nghèo, bốn bên cao, giữa thấp, gọi là Ni Khâu.

    Tóm lại, thân phụ hoặc thân mẫu của Khổng tử đã dựa và các loại hình tượng (gò, núi, nhà) để đặt tên cho ông.

    4. Xuất phát từ vật vay mượn :

    Giả có nghĩa là mượn (tá), mượn một sự vật, sự kiện để đặt tên.

    Như chuyện Khổng tử đặt tên con là Bá Ngư, để nhớ tình cảm Lỗ Chiêu Công đối với ông.

    5. Lấy từ cha là loại :

    Trở lại câu chuyện trên, Lỗ Hoàn Công căn cứ vào nguyên tắc này, đặt tên thái tử là đồng.

    Tức là dựa vào việc phát hiện những nét đặc biệt về tướng mạo hoặc những đặc điểm khác của trẻ để đặt tên.

    Từ dẫn chứng trên, tính danh học ít nhiều ảnh hưởng thuyết chính danh.

    Tên không chỉ nói lên tính cách của con người, tình cảm, ơn nghĩa của người muốn giành cho người khác qua tên con, mà còn gắn liền với sự nghiệp của con cái.

    Thời cổ, người ta đã hình thành những nguyên tắc căn bản về việc đặt tên cho con cái.

    Tiết 2 :HỌ VÀ TÊN CỦA NGƯỜI TRUNG HOA.

    I. SỐ HỌ CỦA NGƯỜI TRUNG HOA

    Cuốn Bách gia tính (đời Tống) cho rằng, các vua chúa, vương công quý tộc, tướng quân, những gia tộc lớn, thường chuyển họ để chứng tỏ gia tộc, gia thế của mình.

    Ngoại trừ những chữ như Tiền, Tôn, Ngô, Chu, Trịnh, Vương, thì những chữ có số 8 (8 nét) giành cho họ nhà vua; trước số 10 (10 nét) giành cho họ vương công quý tộc, tướng quân.

    Cũng theo Bách gia tính, thới ấy tổng cọng có 438 họ, trong đó, họ một chữ (đơn tính) là 408 họ, họ kép (phức tính) là 30 họ.

    Gần đây, cuốn Trung Hoa tính phủ, thống kê được 6.363 họ; bao gồm họ 1 chữ (đơn tính), họ 2 chữ (phức tính), có họ dài đến 5 - 6 chữ ?

    Chứng tỏ, dòng họ cũng không ngừng sinh sôi.

    II.HỌ VÀ NÉT CHỮ HÁN.

    1.Số nét ít nhất :

    Họ gắn liền với chữ, chữ ít nhất là một nét.

    Ví dụ :

    Họ Ất được xem là họ ít nét nhất (1 nét); họ Ất vốn là họ của con cháu nhà Ân Thang; vua Thang là Thiên Ất.

    Thời nhà Hán, thái thú ở Nam Đô, cũng có họ Ất, gọi là Ất Thế.

    2. Số nét nhiều nhất :

    Theo các Từ điển chữ Hán, chữ nhiều nét nhất là 29 nét.

    Vì vậy, họ nhiều nét nhất là 29 nét.

    III. NHỮNG CÁCH HÌNH THÀNH HỌ.

    1. Dựa vào 12 con giáp :

    Ngoài những chữ Thử (chuột), Thố (thỏ), Hầu (khỉ), người ta dùng con giáp để làm họ.

    Ví dụ : Ngưu, Hổ, Long, Xà, Mã v.v.

    2. Lấy tên động vật :

    Ví dụ: Cô (cáo), Ngư, Lang (con lang, sói), Long, Phụng, Nga, Khuyễn, Trĩ, Yến.

    3. Dựa vào tính đối lập :

    Ví dụ: Chủ – Bộc, Thị – Phi, Công – Tư, Khúc – Trực, Tả – Hữu, Âm – Dương.

    4. Dựa vào màu sắc :

    Ví dụ : Hoàng, Bạch, Chu, Ô, Hắc, Xích, Đơn, Thanh.

    5. Phương vị :

    Ví dụ : Thượng, Tả, Hữu, Tây, Nam.

    6. Thực vật :

    Ví dụ : Mễ, Đậu, Tương.

    7. Khí tượng :

    Ví dụ: Lãnh, Ôn, Hàn, Tuyết, Vân, Phong, Vũ.

    8. Địa lý, núi sông :

    Ví dụ : Sơn, Khâu, Thổ, Giang, Hải, Hồng, Trì, Thủy.

    9. Số thứ tự :

    Ví dụ: Nhất (Hồng), Nhất (Thiện), có lẽ do từ họ Ất phân thành nhánh. Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục.

    IV. NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN CỦA NGƯỜI TRUNG HOA.

    1. Biểu thị trung thành với tông tộc và đất nước:

    Ví dụ : Hán Uy, Hán Dân, Hán Sinh; An Bang, An Quốc, Quốc Đỉnh; Trung Quốc, Định Quốc, Kinh Quốc.

    2. Phát huy sự tốt đẹp huy hoàng của tổ tiên, gia tộc, gia đình :

    Ví dụ: Tổ Dương, Tổ Quang, Tổ Vĩnh; Diệu Tổ, Quang Tổ; Gia Tuấn, Gia Vương; Gia Luận; Thừa Chí, Phụng Tiên; Kế Quang; Thịnh Hoa; Thịnh Tổ, Thịnh Tiên.

    3. Hoài niệm, thể hiện sự có hiếu với tổ tiên và những người đi trước :

    Ví dụ : Hiếu Tổ, Hiếu Tiên, Hiếu Tông; Niệm Thân; Tư Tổ, Tư Tiên; Tư Từ, Tư Thân; Hoài Tông, Hoài Nghiêm, Hoài Thân.

    4. Biểu hiện chí hướng :

    Về đức : Đức Hậu, Đức Huệ, Đức Hiền, Đức Quyền; Kế Đức, Cảnh Đức, Chính Đức.

    Về trí : Chính Trí, Dục Trí, Khang Trí; Trí Thiện, Trí Huy, Trí Toàn.

    Về lễ: Tư Lễ, Tri Lễ, Khắc Lễ; Quang Lễ, Học Lễ, Thượng Lễ.

    Về quần: Kính Quần, Kiến Quần, Ái Quần, Huệ Quần.

    Về văn: Đỉnh Văn, Chí Văn, Quãng Văn.

    Về võ (vũ): Vũ Anh, Vũ Kiệt, Vũ Hiền.

    Về đại (to lớn): Đại Đức, Đại Trí, Đại Nhân, Đại Kinh, Đại Vũ, Đại Vĩ, Đại Trung, Đại Hiền.

    Về hiền: Tuấn Hiền, Chấn Hiền, Quang Hiền, Kính Hiền, Tư Hiền.

    Về những chí hướng khác: Anh Tài, An Nhân, Thượng Nhân; Tư Nguyên, Hy Triết.

    5. Phong nhã, thoát tục :

    Ví dụ: Mộng Giác, Mộng Lan, Bạch Thạch, Tùng Lâm, Thiên Mộng.

    6. Hoa, trúc, trăng, sao :

    Ví dụ : Trúc Phương, Cúc Phương, Bạch Lan, Thủy Tiên, Đông Cúc; Mộng Nguyệt, Tư Nguyệt; Hàn Tinh.

    7. Năm niềm vui :

    Về phúc : Phúc Sinh, Phúc Quãng, Phúc Huệ, Hữu Phúc; Tiến Phúc, Vĩnh Phúc.

    Về lộc:Quang Lộc, Đắc Lộc, Vĩnh Lộc; Lộc Sinh.

    Về thọ: Thọ

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1