Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC
Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC
Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC
Ebook134 pages3 hours

Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Trên bệ cao Giao long thuyền, hai chị em Trưng Trắc ưỡn ngực, ngẩng cao đầu đứng sát bên nhau. Trưng Trắc phóng tầm mắt một lượt xung quanh rồi ngước mặt lên hét to: "Đất này của mẹ tổ, trời này của mẹ tiên. Mười năm người Âu Lạc chưa giành lại được thì họ sẽ chiến đấu trăm năm, ngàn năm nhằm khẳng định lẽ phải. Làm sao đao kiếm của bọn xâm lăng có thể lấy đi được lòng can đảm và khí tiết của chúng ta".

Giọng Trưng Trắc vang động khắp non sông. Thời gian ngừng lại khi Hai Bà Trưng buông mình xuống đáy Lãng Bạc, gần ngã ba cửa Hát.

Mã Viện thở dài. Y sai tìm mọi cách vớt xác Hai Bà để chôn cất nhằm giảm bớt sự căm thù của nhân dân, song hoài công vô ích. Có lẽ thể phách Trưng Trắc và Trưng Nhị đã tan lẫn vào hồn thiêng sông núi Âu Lạc.

Hán quân đành thỉnh tạm thủ cấp khác của hai nữ chiến binh Âu Lạc, vội vã gói gém để gửi đến Lạc Dương, ngụy tạo là của Hai Bà Trưng.

Ngày nô lệ đầu tiên của Âu Lạc đã trôi qua như thế. Mặt trời sẽ lặn nhiều trăm năm…

LanguageTiếng việt
Release dateMay 5, 2015
ISBN9781311620255
Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC

Read more from Trương Thái Du

Related to Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC

Related ebooks

Related categories

Reviews for Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tiểu thuyết lịch sử HẬN LÃNG BẠC - Trương Thái Du

    1.

    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần xây nền độc lập.

    (Nguyễn Trãi 1428)

    Chắc chắn phải có khoảng trống giữa các con chữ. Từ Triệu, Trưng, Lý, Trần xây nền độc lập? Là một nhà Nho Nguyễn Trãi có xem trọng Trưng Trắc và Trưng Nhị không? An Nam chí lược, quyển sách sử đầu tiên của người Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay xem bà Trưng là giặc: Năm Kiến vũ thứ 16 (40 sau công nguyên), đời vua Hán Quang Vũ, có người đàn bà Giao Chỉ tên là Trưng Trắc làm phản, năm thứ 19 (43), sai Mã Viện qua đánh dẹp yên, rồi dựng trụ đồng để làm giới hạn nhà Hán.

    Có một nhà văn đã vô tình nhưng hùng hồn, phát biểu gián tiếp qua nhân vật, bằng miệng lưỡi và tâm địa của một kẻ thực dân: "Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó". Cô đỏ mặt vì trí tưởng tượng nghèo nàn của mình. Đồng trinh? Sách Xuân Thu của Khổng Tử hơn hai ngàn năm trước gọi tổ quốc cô là khuyết địa, là đất trống. Sách Lễ Ký lại bảo nơi này toàn bọn xăm trán, vẽ mình.

    Hậu Hán Thư ghi nhận cuộc chiến quyết định giữa Hai Bà Trưng và Mã Viện diễn ra năm 42 sau Công nguyên tại Lãng Bạc. Lãng Bạc ở đâu? Có phải Hồ Tây như nhiều sách sử Việt Nam thường quả quyết không? Rõ ràng là không! Theo những nghiên cứu địa lý mới nhất, thời ấy mực nước biển khá cao so với ngày nay, phần lớn đồng bằng hai bên sông Hồng từ Sơn Tây trở xuống đều ngập nước. Nói Lãng Bạc là Hồ Tây thì không sai. Nó chính xác như một chiếc đồng hồ hỏng, hai lần chỉ đúng giờ mỗi ngày. Đó là thảm cảnh của lịch sử chưa được khoa học soi rọi.

    Mênh mang trời nước Lãng Bạc. Vài con thuyền độc mộc quây quần tung lưới ven bờ. Những cánh đồng xăm xắp thủy triều, loáng thoáng dăm ba đôi trâu đang cày ải, xúc phèn. Dáng người Âu Lạc nhỏ bé song rắn rỏi. Đầu họ cúi thấp xuống đất mẹ như những gié lúa trĩu nặng, cần mẫn và lao khổ, nhưng đượm hương mùa mới. Đó hẳn là tinh cốt, túy chất của cuộc sống thanh bình giữa thôn xóm hiền hòa, xã hội nguyên sơ.

    Dãy núi đằng Tây mờ ảo như một nét vẽ sơn thủy phóng khoáng và bao dung. Ngọn Tản Viên lừng lững bước khỏi khung tranh, trìu mến ngắm đàn con bé bỏng của mình đang mải mê mưu sinh.

    Tiếng hát ngọt ngào đằm thắm, loang trải trên những gợn sóng lăn tăn, óng ánh đùa nắng. Ca từ phi thời gian day dứt như một dấu hỏi thấm đẫm nước mắt:

    Ơ… hớ… hơ…

    Lãng Bạc là Lãng Bạc nào

    Biển hồ sóng dậy cồn cào lời ca

    Lãng Bạc là Lãng Bạc xa

    Sông Đà núi Tản cha qua mẹ về

    Ngàn năm non nước nguyện thề

    Không dung giặc cướp, không mê bả quyền

    Mê Linh trên bến dưới thuyền

    Trưng vương tuẫn tiết…

    Ai quên hận này…

    Khổ thơ đầu dào dạt tình cảm, nhắc nhớ một thời người Âu Lạc gọi núi Tản là mẹ, sông Hồng, sông Đà là cha. Tục bắt rể nên cha phải qua. Người mẹ đi đâu rồi cũng trở về. Quê cha đất mẹ là vậy.

    Khổ thứ hai nhịp rời, nhanh và dứt khoát. Bi tráng đến tột độ rồi buông lơi một câu hỏi, có thể làm rơi nước mắt ngàn đời.

    Ai đang hát? Hay đó là hơi thở đất nước, truyền gửi cho người phụ nữ M’linh kiêu dũng sứ mạng mở đường lịch sử? Trưng Trắc nghe thấu tất cả. Bà đứng bên bờ Lãng Bạc đỏ quạnh, đau đáu nhìn về phía đông nam. Màu máu uất hờn trải tận chân trời. Có thể bà biết, dưới mặt nước ấy, hơn ngàn năm sau, phù sa bồi lắng cộng với biển lùi sẽ tạo nên mỏm cù lao phong thủy kim qui trường tồn. Con cháu bà sẽ mở ra một triều đại mới, thời đại mới, độc lập và tự chủ. Họ sẽ gọi nơi ấy là đế đô Thăng Long. Hình ảnh rồng bay tượng trưng cho Đại Việt, thoát thai từ tôtem Giao long, cá sấu, từng được đúc trên đồ đồng của văn minh Đông Sơn.

    Điều làm nặng lòng Trưng Trắc là sự có mặt của Tô Định và sứ đoàn của y tại Long Uyên. Tô Định được Hán Quang Vũ tấn phong làm Thái thú Giao Chỉ năm 34 sau Công nguyên, song thực ra y chỉ vừa mới đến Long Uyên mấy năm nay thôi. Trước đó, khi mẹ cả Man Thiện chưa trao quyền cho bà Trưng, bên mép nước phía hạ lưu biển hồ Lãng Bạc, Tích Quang đã xây dựng một bến thuyền và dãy nhà tạm. Họ gọi vống lên đấy là thành Rồng cuộn (Long Uyên). Đến thời Đường, vì kỵ húy tên tục cao tổ Lý Uyên nên nó được đổi ra Long Biên. Đúng ra nhiệm vụ thám sát ôn hòa vùng khuyết địa phía nam nhà Hán của Tích Quang đã đặt nền móng cho kế hoạch thực dân, nếu không có loạn Vương Mãng làm chậm trễ.

    Mùa Xuân năm 38 Tô Định và đoàn tùy tùng dăm trăm người của y cặp bến Long Uyên. Mệnh lệnh xấc xược đầu tiên của Tô Định là tập họp tất cả Lạc tướng xung quanh Long Uyên để nghe thánh chỉ.

    Dưới gầm trời này, đất ở đâu cũng là đất của Thánh thượng, dân ở đâu cũng là dân Đại Hán – Tô Định gầm lên – Các người có biết đây là quận Giao Chỉ đã được Hán Vũ Đế xác lập không?.

    Tích Quang cũng từng nói như ông – Trưng Trắc nhỏ nhẹ nhưng dõng dạc – Từ Mẹ tổ, chúng tôi chỉ biết gọi nơi mình sinh sống là Âu Lạc. Âu là đất. Lạc là nước. Âu Lạc là xứ sở của chúng tôi, không phải của người phương Bắc.

    "Khá khen cho Trưng Trắc già mồm. Ngươi nên biết sách Vũ Cống đã có từ Nam Hải. Sách Xuân Thu chép rằng nước Sở đã gồm thu Nam Hải thuộc Hoa Hạ. Cổ thư Sơn Hải kinh tiên Tần nói Tây Giang đổ vào Nam Hải. Cả biển nam này là của Đại Hán, rẻo đất trâu đầm Âu Lạc lý nào lại ở ngoài Đại Hán…" Tô Định biện luận ra vẻ rất hùng hồn.

    Trưng Trắc cười vang nhờ Lữ lạc tướng tiếp lời họ Tô: "Người Trung Quốc trăm năm trước cứ thấy sông rộng, nước nhiều liền gọi là biển. Nam Hải ở Vũ Cống Xuân Thu là Trường Giang vậy. Nam Hải trong Sơn Hải kinh rõ ràng là Tây Giang chảy qua Phiên Ngung. Vua Kiến Đức và tể tướng Lữ Gia của triều đình Nam Việt lên thuyền ra sông lớn ngoài Phiên Ngung lập chiến khu, Lộ Bác Đức tấu về triều bảo họ vào biển Tây. Tô Thái thú lẽ nào chưa đọc những dòng ấy?"

    Mặt Tô Định tái như gà cắt tiết.

    Trong khi đó Lạc tướng Chu Diên nhìn Trưng Trắc bằng đôi mắt ngưỡng mộ và nể phục. Thật không uổng phí khi bà gửi gắm con trai mình đến M’linh làm chồng người phụ nữ hùng dũng và đảm lược kia.

    Ban đầu, không Lạc tướng nào chịu tập họp theo lệnh Tô Định. Tuy nhiên Trưng Trắc đã cho sứ giả đến nhiều nơi thuyết phục. Bà muốn họ tận mắt chứng kiến dã tâm của những kẻ tự nhận là bề trên, là văn minh hơn người bản xứ. Bà muốn tương kế tựu kế, dùng chính diễn đàn của Tô Định để vạch rõ dã tâm của hắn. Trưng Trắc tin rằng với những luận cứ rạch ròi bà sẽ dễ dàng bẻ gãy luận điệu ngang ngược của tên Thái thú xấc xược này.

    M’linh không xa Long Uyên, do đó các biện pháp trấn áp của Tô Định gây ảnh hưởng ngay lập tức đến đời sống và sinh hoạt tại M’linh. Phản ứng quyết liệt của Trưng Trắc biến bà thành cái gai  phải nhổ trong mắt Tô Định.

    Tô Định và các thuộc hạ đã chiêu dụ được không ít cư dân chung quanh Long Uyên làm tay sai. Những kẻ phản trắc, quên cội nguồn đã quay lưng lại với nền văn hóa của tiên tổ, a dua theo người Hán để cười vào tục bắt rể và chế độ mẫu quyền. Họ nghênh ngang ỷ thế vào những ông chủ mới có thuyền to, giáo sắt dài, ăn mặc bóng bẩy, lụa là xa hoa.

    Gần đây, Tô Định lại ra lệnh cấm đánh cá suốt một dải Lãng Bạc và những vùng nước phụ cận. Nếu có chiếc thuyền độc mộc nào của dân Âu Lạc dám mạo hiểm buông câu, tung lưới thì lập tức bầy lâu thuyền buồm cao, cột lớn sẽ lao đến như bầy dã thú hung tợn nhất.

    Trưng Trắc hiểu rõ rằng, nếu không tìm cách hóa giải kiểu tằm ăn lá dâu này, Tô Định sẽ dần dần nuốt trọn hồ Lãng Bạc mênh mông, gồm thu sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Rồi sẽ đến ngày bọn hùm sói kia cũng sẽ sục mõm tới cả rừng cao núi xa của tổ tiên bà. Thử hỏi khi ấy, còn con dân Âu Lạc nào có thể sống yên ổn được chăng?

    Tô Định làm gì, nghĩ gì với toàn bộ Âu Lạc, đều dựa trên nhãn quan và ứng xử trước Trưng Trắc và M’linh. Vô hình trung, M’linh vượt lên tuyến đầu kháng Hán. Lạc tướng Trưng Trắc và phó tướng Trưng Nhị đã được lịch sử giao trọng trách như thế.

    Lịch sử không nên xét nét đúng sai ở trường hợp này. Người ta chỉ có thể tiếc rẻ. M’linh là điểm trũng của văn minh Âu Lạc, nơi chế độ mẫu quyền còn hiện hữu và vai trò của người đàn ông chưa được đặt đúng chỗ.

    ***

    Trưng Trắc cảm thấy cô độc. Ban ngày chồng bà, A Thi, vẫn phải về Chu Diên. Đến đêm chàng mới là người của M’linh, của gia tộc Lạc tướng nhà bà. Trăm công ngàn việc rối như tơ nhện nên Trưng Trắc lại càng mong sớm có tin vui. Một đứa trẻ sẽ tạo lý do cho bà qua Chu Diên báo tin mừng và xin Lạc tướng thể tất để thường xuyên cho phép A Thi có mặt ở M’linh vào ban ngày. Hơn nữa, Trưng Nhị em gái bà dù sao cũng vẫn còn trẻ người non dạ. Trưng Trắc cần lắm một nam giới mạnh mẽ giúp sức bên cạnh.

    Ngàn xưa đến nay trong phong tục Âu Lạc, trách nhiệm giáo dục và nuôi dưỡng con trẻ đều do một nhóm các bà mẹ đảm trách. Nó tự nhiên và nguyên thủy như gà mái ấp trứng chăm con, như hình ảnh hươu cái đa phu trên Trống Đồng. M’linh là xã hội lấy đại gia tộc bên đàng gái làm hạt nhân, chưa chia tách thành những gia đình qui mô nhỏ nhưng linh hoạt để bình đẳng và nâng cao vai trò người

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1