You are on page 1of 16

Chương 9

PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ


• Mục tiêu học tập:
1/ Nêu được nguyên tắc của phương pháp sắc
ký.
2/ Trình bày được phân tích sắc ký lớp.
• I. Khái niệm về sắc ký:
Sắc ký là một phương pháp hóa lý dùng để tách
các thành phần một hỗn hợp dựa trên sự
phân chia khác nhau của các chất vào 2 pha
không hòa lẫn vào nhau, nhưng luôn tiếp xúc
với nhau. Một pha tĩnh và 1 pha động.
• 1/ Quá trình sắc ký: Gồm 3 giai đoạn:
– Dựa trên hỗn hợp lên pha tĩnh: Các chất được giữ
trên pha tĩnh.
– Cho pha động chạy qua pha tĩnh: giai đoạn này gọi
là triển khai sắc ký.
– Phát hiện các chất.
• 2/ Phân loại các phương pháp sắc ký:
Sắc ký thường chia thành 2 nhóm lớn:
- Sắc ký khí: Pha động là chất khí.
- Sắc ký lỏng: Pha động là chất lỏng.
• II. Một số phương pháp sắc ký
• 1/ Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
a/ Khái niệm: Sắc ký lớp mỏng là 1 kỹ thuật tách các
chất trong một hỗn hợp. Quá trình tách được tiến
hành bằng cách cho pha động di chuyển trên pha
tĩnh, trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách.
- Pha tĩnh là chất hấp thụ được chọn phù hợp với từng
đối tượng mẫu thử. Nó được trải thành lớp mỏng
đồng nhất dính chắc hoặc không dính chắc trên bề
mặt phiến kính, kim loại hoặc nhựa.
- Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc hỗn hợp đa
thành phần với tỉ lệ thích hợp với đối tượng cần tách.
• 1/ Phương pháp sắc ký lớp mỏng: tiếp
- Để tiến hành sắc ký, người ta thấm mẫu thử
vào giữa đường xuất phát (Đường kính
chấm≈3mm), cách đáy 2cm, và cách rìa 1-1,5
cm, sau đó đặt bản mỏng vào bình sắc ký, để
đầu có chấm mẫu thử tiếp xúc với dung môi
Bình thủy tinh

Đường tiền tuyến dung môi

Silicagel
Đường
b xuất
phát

1-1,5 cm
Hỗn hợp dung môi dày 1cm
- Dưới tác dụng của lực mao dẫn, pha động sẽ
di chuyển lên và kéo các chất trong mẫu thử di
chuyển theo. Do các chất di chuyển với tốc độ
nhanh chậm khác nhau. Nên chúng dần dần
được tách ra khỏi nhau dưới dạng các vết trên
bản mỏng. Kết quả, ta thu được 1 sắc ký đồ
trên bản mỏng
• b/ Các đại lượng đặc trưng:
*Hệ số lưu giữ Rf: là đại lượng đặc trưng cho
mức độ di chuyển của chất phân tích, nó được
tính bằng tỉ số giữa khoảng dịch chuyển của
chất thử với khoảng di chuyển của dung môi.
a
Rf=
b
• Trong đó:
a: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của
vết mẫu thử.
b: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung
môi cuối cùng đo trên cùng đường đi của vết.
* Hệ số lưu giữ (dịch chuyển) tương đối Rr:
Vì Rf phụ thuộc vào các yếu tố như tỉ lệ dung
môi, chất hấp thụ, nhiệt độ… nên trong thực
tế người ta hay dùng hệ số lưu giữ tương đối.
a
Rr = C
Trong đó:
a: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của
vết mẫu thử.
C: Khoảng cách từ điểm xuất phát đên tâm vết
chuẩn.
Rr: Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
• Độ phân giải Rs: để định giá khả năng tách
của các chất, người ta dùng đại lượng Rs.

2(b-a)
Rs =
dB + dA

• Trong đó: a, b là khoảng cách từ điểm xuất


phát đến tâm của vết chuẩn A Và B. Với A và
B là 2 chất trong cùng một hỗn hợp.
• dA, dB: Đường kính vết sắc ký chất A và B
• Rs tối ưu là 1,5
• C/ Tiến hành sắc ký:
* Chuẩn bị bản mỏng: Cắt bản mỏng với các kích
thước thích hợp, hoạt hóa ở 105-1100C trong
tủ sấy 30’. Có thể lấy ra dùng ngay hoặc bảo
quản trong bình hút ẩm.
• C/ Tiến hành sắc ký: Tiếp
• Chuẩn bị bình sắc ký: Thường dùng bình thủy
tinh hình hộp hay hình trụ, có nắp đậy kín.
- Lót giấy lọc xung quanh thành bình (khô và
sạch), chứa 1 khoảng trống dọc theo chiều
cao của bình rộng khoảng 1-2cm để quan sát.
Đổ một lượng dung môi vừa đủ vào bình,sao
cho dung môi còn lại ở đáy bình 1 lớp dày
khoảng 0,5-1,0 cm . Để yên 30’ -1h để bình
bão hòa hơi dung môi.
• C/ Tiến hành sắc ký: tiếp
- Đánh dấu đường xuất phát ở 2 mép bản
mỏng, vị trí cách mép dưới 1,5 cm. Chấm dịch
chiết thử, và dịch chuẩn đối chiếu trên đường
xuất phát theo cách sau:
+ Các vết chấm chuẩn và thử ở vị trí cách mép
bản mỏng và cách nhau từ 1-1,5cm.
+ Đường kính vết chấm 2-5 mm. Chấm đi chấm
lại nhiều lần để tăng nồng độ và để khô.
• C/ Tiến hành sắc ký: tiếp
• Triển khai sắc ký:
- Đặt bản mỏng tựa gần như thẳng đứng vào
thành bình. Các vết chấm phải cao hơn bề
mặt lớp dung môi.
- Đậy kín bình, để yên trên mặt bàn phẳng cho
đến khi dung môi di chuyển được quãng
đường khoảng 12-13 cm, lấy bản mỏng ra
khỏi bình, đánh dấu mức dung môi, rồi làm
khô dung môi.
- Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng thường
hoặc phun thuốc thử hiện màu.
- Tính giá trị Rf của các vết.
• d/ Nhận định kết quả:
• - Trên sắc ký đồ:
• Dung dịch thử phải có 3 vết cùng màu, cùng
giá trị Rf với 3 vết của dung dịch chuẩn đối
chiếu

You might also like