You are on page 1of 21

Chương 10

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN


THẾ
Mục tiêu học tập:
1/ Trình bày được cách đo chỉ số pH của một
dung dịch trên máy đo pH.
2/ Trình bày được phép chuẩn độ đo thế.
• I. Bản chất của phương pháp:
Phương pháp đo thế là đo suất điện động của 1
pin tạo bởi 1 điện cực có thế thay đổi phụ
thuộc vào nồng độ của ion chất cần xác định
(gọi là điên cực chỉ thị) và 1 điện cực có thế
không đổi (gọi là điện cực so sánh). Cả 2 điện
cực được nhúng vào dung dịch phân tích. Khi
đó ta có: E = ECT-ESS.
Trong đó:
E: Điện thế của dung dịch phân tích.
ECT: Điện thế của điện cực chỉ thị.
E : Điện thế của điện cực so sánh.
Máy đo thế

Cực chỉ thị Cực so sánh

Dd tự do

Sơ đồ mạch đo thế
• Có thể đo thế theo 2 kỹ thuật sau:
* Đo so sánh:
+ Đo thế của dd chuẩn đã biết nồng độ và dd
cần xác định.
+ Từ đó tính ra nồng độ của ion cần xác định
theo phương pháp so sánh.
Phương pháp này được áp dụng để đo pH
(nồng độ của ion H+)
* Đo thế trong quá trình chuẩn độ:
+ Sự thay đổi của nồng độ ion kèm theo sự thay đổi của
thế trên điện cực nhúng trong dd chuẩn độ. Khi gần
điểm tương đương sẽ có bước nhảy thế. Trong
trường hợp này, bản thân điện cực như là 1 chỉ thị và
nó được gọi là điện cực chỉ thị.
+ Quy ước viết 1 mạch điện hóa:
- Catod (ở đó xảy ra quá trình khử, nhận electron). Viết
bên trái.
- Amod (nơi xảy ra quá trình oxy hóa , cho electron).
Viết bên phải.
- Gianh giới giữa 2 pha được ký hiệu bằng 1 vạch
thẳng đứng .
- Cầu nối được kí hiệu bằng 2 vạch song song thẳng
đứng
+ Phương pháp đo thế có ưu điểm:
- Xác định được điểm tương đương khi chuẩn
độ các dd có màu hoặc đục trong khi các chỉ
thị màu không xác định được.
- Xác định được vài điểm tương đương khi
chuẩn độ các dd có chứa hỗn hợp các chất
điện ly, hoặc các chất có nhiều chức tham gia
phản ứng.
Ví dụ: chuẩn độ H3PO4 = NaOH: Có 3 bước
nhảy thế.
II. Một số điện cực thường dùng trong phương
pháp đo thế.
2. Điện cực chỉ thị:
a/ Điện cực kim loại: gồm 1 thanh kim loại tinh khiết,
nhúng trong dd muối tan của nó. Kí hiệu là Mn+/Mr0
Trên bề mặt kim loại xảy ra phản ứng:
Mn+ + ne Mr0
Thế điện cực của nó phụ thuộc vào nồng độ của ion
khim loại tan trong dd muối và nhiệt độ theo
phương trình Nermst
RT [Mn+]
EMn+/M = E0Mn+/M + Ln
nF [M0]
• Qui ước nồng độ kim loại rắn tinh khiết bằng
1.
• Thế điện cực ở 250C được tính như sau

0,059
EMn+/M = E 0
+ Ln [Mn+]
Mn+/M n

• Ví dụ: điện cực kim loại: Ag+/Ag; Cu2+/Cu


• b/ Điện cực màng thủy tinh:
Dây dẫn nối với máy đo thế

Dây Ag phủ AgCl

Dd HCl có nồng độ đã biết hoặc dd đệm


pH
Màng thủy tinh
KCl
• b/ Điện cực màng thủy tinh (tiếp):
Cấu tạo: Gồm 1 màng mỏng bằng thủy tinh, cấu
tạo thành một bình cầu nhỏ, trong bình chứa
HCl hay dd đệm có pH cố định. Bên trong
bình, cắm 1 sợi dây Ag có phủ lớp AgCl. Toàn
bộ được đặt trong ống bảo vệ.
Khi nhúng điện cực thủy tinh vào dd nghiên cứu
(X).
- Mặt ngoài màng thủy tinh tiếp xúc với dd (X) có
nồng độ [H+]x chưa biết. Có 1 số ion H+ chui
vào lớp ngoài màng. Nồng độ của H+ ở đây
khác với nồng độ H+ ở trong dd X. Nên tạo ra
sự chên lệch điện thế, goi là thế ngoài màng
EN
• b/ Điện cực màng thủy tinh (tiếp):

0,059 [H+]X
EN=EN0 + Ln
1 [H+]N
• - Mặt trong của ngoài màng thủy tinh cũn xảy
ra hiện tượng tương tự đối với nồng độ [H+]ở
mặt trong màng và [H+]dd đã biết trước, xuất
hiện điện thế mặt trong ET

0,059 [H+]dd
ET=ET +
0 Ln
1 [H+]T
• b/ Điện cực màng thủy tinh (tiếp):
-Điện thế xuất hiện trên màng thủy tinh ETT là
hiệu điện thế mặt ngoài và mặt trong:
0 [H+]X [H+]T
ETT=EN - ET= ET0– ET + 0.059Ln
[H+]N [H+]dd
ở điều kiện nhiệt độ nhất định, các đại lượng
[H+]T, [H+]N, [H+]dd là không đổi. Nên điện thế
cảu màng chỉ phụ thuộc vào nồng độ cảu dd
chỉ thử [H+]X. Phương trình ETT được đơn giản
ETT = Const
0
+ 0,059Ln [H +
]X.
ETT = ETT – 0,059pH
2/ Điện cực so sánh:
Cấu tạo chung:
Gồm 1 thanh kim loại phủ một lớp muối khó tan
của kim loại đó và được nhúng trong dd muối
tan có cùng anion với muối khó tan. Loại điện
cực này có thể rất ổn định trong quá trình hoạt
động. Thông dụng nhất là điện cực Calmen và
điện cực bạc Clorit
• a/ Điện cực CALOMEN:
• Cấu tạo: một sợi dây Pt hoặc Ag, nhúng trong hỗn
hợp bột nhão Hg và Hg2Cl2, tất cả đặt vào trong dd
KCl có nồng độ cố định.
• Kí hiệu điện cực Calomen:
Pt, Hg, Hg2Cl2/ KCldd
Hình vẽ:
1: Vỏ thủy tinh
2: Hỗn hợp bột nhão Hg và Hg2Cl2
3: Dây Pt hoặc Ag.
4: dd KCl
5: Ống xi phông để ghép nối với điện cực khác
6: Khóa để thêm dd KCl.
7: Dây nối vào máy.
Phản ứng xảy ra trên điện cực:
Hg2Cl2 + 2e = 2Hg + 2Cl-
0 0,059 lg [Hg2Cl2]
ECal = ECal +
2 [Hg+]2 [Cl-]2
Thực tế Hg, Hg2Cl2 gần như không đổi trong quá trình
điện cực làm việc và quy ước [Hg2Cl2]= [Hg] = 1. Như
vậy E0cal chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ của dd KCl
Ecal = Ecal – 0,059 lg[Cl-]= Const
Ởth250C đo được Ecal với dd KCl bão hòa:
Ecal = + 0,242 vol.
Để phép đo được chính xác, có thể hiệu chính điện thế
của điện cực Calomen bão hòa ở các nhiệt độ khác
nhau theo công thức:
Ecal = 0,242 – 0,0076(t – 250).
t: Nhiệt độ lúc đo.
b/ Điện cực AgCl:
• Cấu tạo: Gồm 1 sợi dây Ag tinh khiết phủ một lớp
AgCl, nhúng trong dd KCl 1M/l.
• Kí hiệu điện cực AgCl: Ag, AgCl/KCl.
Phản ứng xảy ra ở điện cực: AgCl +1e=Ag0 +Cl-
Thế điện cực chỉ phụ thuộc vào nồng độ ion Cl-
EAgCl = E0AgCl – 0,059lg [Cl-].
Ở 250C và [Cl-]=1 thì EAgCl = E0AgCl – 0,2224 vol
Để tiện sử dụng, hiện nay người ta thường chế tạo các
điện cực kép gồm 1 điện cực chỉ thị và 1 điện cực so
sánh:
+ Thủy tinh – Calomen.
+ Thủy tinh – Ag/AgCl
III. Sử dụng máy đo thế để đo pH và chuẩn độ
đo thế:
1/ Đo pH của một dung dịch:
- pH met là 1 máy đo điện thế, có thang đo pH
và điện thế.
- Hệ điện cực của máy bao gồm:
+ Điện cực chỉ thị: Thủy tinh.
+ Điện cực so sánh: Calomen hay Ag/AgCl.
Hiện nay 2 điện cực này thường được ghép
thành một khối: Điện cực tổ hợp.
- Máy đo thường có độ nhạy ± 0,05 đơn vị pH
hoặc ± 0,003 v.
• Quy trình đo pH:
- Xác định sơ bộ pH của dd cần đo. (dung dịch thử)
với giấy chỉ thị vạn năng.
- Hiệu chỉnh máy với 2 dung dịch đệm chuẩn.
+ Nếu dd cần đo ở vùng aCid thì dùng dung dịch đệm
có pH=7,00 và pH = 4,00.
+ Nếu dd cần đo ở vùng kiềm thì dùng dd đệm có pH=
7,00 và pH= 9,00.
+ Kiểm tra máy bằng dd đệm chuẩn thứ 3 có pH nằm
giữa dd đệm thứ 1 và thứ2. Nếu trị số pH của dd
chuẩn thứ 3 không lớn hơn ±0,005 đơn vị so với giá
trị của dd đệm này thì máy đã hiệu chỉnh tốt.
- Đo pH của dung dịch thử.
• Chú ý:
• + Tiến hành đo trong cùng điều kiện nhiệt
độ. Hiệu chỉnh pH của dd đệm theo nhiệt
độ nếu cần.
• + Phải rửa sạch điện cực bằng nước cất
và thấm khô điện cực trước khi chuyển
sang đo dd khác.
• 2/ Chuẩn độ đo thế:
• Lấy 1 thể tích chính xác dd thử vào một cốc thủy tinh
rồi đặt vào đó 1 điện cực chỉ thị thích hợp, một điện
cực so sánh, và một que khuấy từ để khuấy trộn
trong quá trình chuẩn độ.
• Nhỏ dd chuẩn từ trên buret xuống và ghi sự biến đổi
điện thế theo thể tích dd chuẩn tiêu thụ.
• Xác định điểm tương đương: vẽ đường cong chuẩn
độ. Trục tung đặt điện thế, trục hoành đặt thể tích dd
chuẩn.
• Điểm uốn của đường cong ứng với điểm tương
đương.
• *Ưu điểm của phương pháp: nhạy, chính xác có thể
ứng dụng trong chuẩn độ dd có màu, đục, nhiều
thành phần…

You might also like