You are on page 1of 1

Cháu 25 tuổi, nặng 34 kg, bị rối loạn tiêu hóa 10 năm nay.

Hễ ăn nhiều thịt, trứng


hoặc thức ăn lạ là cháu bị đau bụng, đi lỏng. Cháu đã uống nhiều loại thuốc, mấy lần
dùng kháng sinh đến suy kiệt nhưng bệnh vẫn ngày càng nặng. Hiện cháu uống
smecta thì đỡ đau, nhưng phải kiêng khem rất khổ. Xin bác sĩ kê cho cháu một đơn
thuốc. Loại thuốc bổ nào dễ hấp thụ?".

Trả lời:

Bệnh đường ruột lâu ngày của bạn được nhiều tài liệu gọi là viêm đại tràng mạn. Bệnh xuất
hiện từng đợt, nhất là khi ăn thức ăn lạ, với các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, hay sôi
bụng, tiêu chảy hoặc táo bón (có thể xen kẽ), phân có nhầy, có khi có máu. Ngoài ra, bệnh
nhân có thể hay bị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, chán ăn, gầy sút... Loại bệnh này
thường có tổn thương viêm (có thể kèm theo loét) mạn tính khu trú, hoặc lan tỏa ở niêm
mạc đại tràng.

Viêm đại tràng mạn có rất nhiều nguyên nhân, như nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng,
rối loạn thần kinh thực vật, lao ruột, viêm đoạn hồi tràng... Chỉ khi xác định được nguyên
nhân cụ thể thì mới có thể điều trị khỏi bệnh.

Để có được chẩn đoán cụ thể, chính xác, bạn nên đi khám tại khoa tiêu hóa của một số bệnh
viện lớn, làm nội soi đại tràng để tìm tổn thương viêm loét. Qua nội soi, thầy thuốc có thể
tiến hành sinh thiết nếu cần thiết. Ngoài ra, bạn còn cần làm một số xét nghiệm khác như
soi phân tươi tìm ký sinh trùng lỵ (amip), cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, xét nghiệm tìm
tế bào mủ... Do quá gầy, bạn còn phải chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm, làm phản ứng
bì tuberculin để xem có bị lao phổi không; vì bệnh lao phổi có thể dẫn đến lao ruột.

Hiện tại, bạn không nên dùng kháng sinh liều cao bởi nếu nguyên nhân gây bệnh là amip,
lao ruột, dị ứng... thì kháng sinh chẳng những vô tác dụng mà còn có hại cho sức khỏe.

Không thể kê cho bạn một đơn thuốc chung chung được. Để điều trị hiệu quả bệnh này, cần
kết hợp cả 3 phương pháp: điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân gây bệnh (là chủ yếu)
và có một chế độ ăn uống phù hợp. Nên chọn những thức ăn đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu
hóa; kiêng những thức ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa (có thể là tôm, cua, cá, thịt mỡ, sữa,
trứng, rau sống..., tùy từng người). Bữa ăn cần đúng giờ, bảo đảm vệ sinh, nên ăn chậm,
nhai kỹ. Ngoài ra, nên xây dựng thói quen hằng ngày đi tiêu vào một giờ nhất định.

You might also like