You are on page 1of 4

Đặc Ngữ Công Giáo (11): Biển Đức, Cát Minh, Đa Minh, Đồng Công, La San, MEP 

v.v.. 
 
Đặc ngữ trong các danh xưng dòng tu Việt Nam có các nguồn gốc sau đây: 
 
1. Dùng từ Hán Việt để phiên âm  tiếng ngoại quốc. Các từ này chỉ lấy âm, không lấy 
nghiã: Saint Sulpice: Xuân Bích.  Benedict: Biển Đức. Carmel: Cát Minh. Franciscain: 
Phan Sinh. Vincent: Vinh Sơn 
 
2. Phiên âm theo cách đọc ngoại ngữ. La Salle: La San. Xitô : Cistercianus 
 
2. Dùng cách phiên âm của người Tàu nhưng đọc theo giọng Hán Việt: Tàu phiên âm 
Dominic là [duōmǐ] 多米. Việt đọc là Đa Minh. 
 
3. Dùng từ Hán Việt để dịch từ La Tinh hay Anh, Pháp.  Quan Phòng: Providence. 
Đồng Công 同 工: Coredemptricis – Co‐Redemptrix 
 
4. Mẫu tự viết tắt M.E.P của danh xưng Société des Missions Étrangères de Paris nghĩa 
là Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 
 
5. Dùng từ Nôm dịch tiếng ngoại quốc: Ngôi Lời: Verbi Divini – Divine Word 
 
6. Dùng từ Hán Việt để diễn tả tôn chỉ của tu hội: Nữ Tử , Nô Tỳ, Nữ Tỳ. Tiểu Đệ, Tiểu 
Muội. 
 
7. Áp dụng nguyên tắc kỵ húy: Dòng Tên: Societas Jesu hay Society of Jesus 
 
Sau đây là những đặc ngữ trong các danh xưng của dòng tu tại Việt Nam. 
 
Ảnh Phép Lạ:  Từ để dịch tiếng Medaille Miraculeuse  trong tên của một tu hội có 
danh xưng tiếng Pháp là Les Filles de La Medaille Miraculeuse được dịch là Chị Em 
Ảnh Phép Lạ. Hội Dòng do Đức Cha Jean Liévin Sion Khâm lập năm 1947 tại Kontum. 
Hội Dòng có mục đích tạo điều kiện cho các thiếu nữ Công Giáo dân tộc thiểu sống đời 
tu trì thích hợp với khả năng, tâm tính và văn hóa của dân tộc thiểu số. 
   
Biển Đức: Tiếng phiên âm của tên riêng Benedicti trong tiếng La Tinh hay Benedict 
trong tiếng Anh. Thánh Benedict lập ra dòng có tên quốc tế là  Ordo Sancti Benedicti 
hay Order of St. Benedict, viết tắt là O.S.B. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Biển Đức. 
Năm 1936 dòng Biển Đức  thiết lập đan viện đầu tiên  tại Đà Lạt. Người Trung Quốc 
phiên âm từ Benedict là 本篤 [běndǔ] , Hán Việt đọc là Bản Đốc. Theo truyền thống, các 
tu sĩ dòng này thường thêm ba mẫu tự O.S.B. vào sau tên mình. Đan Sĩ: Hoàng Thanh 
Trương, O.S.B. 
 
Cát Minh: Tiếng phiên âm của địa danh Carmel. Carmel là tên một ngọn núi ở phía tây 
bắc Do Thái. Nơi đây vào năm 1155 đan viện có tên Anh ngữ là Order Of Our Lady Of 
Mt. Carmel được thành lập. Chi nhánh đan viện này tại Pháp có tên là Ordre des 
Carmes Déchaux đến Việt Nam vào năm 1861 và thành lập nhà đầu tiên tại Sàigòn. Do 
vậy, đan viện có tên viết tắt là O.C.D. Người Việt gọi là Đan Viện Cát Minh. Người 
Công Giáo Trung Quốc phiên âm  từ Mount Carmel là 迦 密 山 [jiàmìshàn], giọng Hán 
Việt đọc là Ca Mật Sơn. Theo truyền thống, các  đan sĩ Cát Minh thường thêm ba mẫu 
tự O.C.D vào sau tên  mình. Đan sĩ Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh, O.C.D. 
 
Đa Minh: 多米 tiếng phiên âm của tên riêng Dominic. Thánh Dominic là người Tây Ban 
Nha, đấng tổ phụ lập ra dòng có tên quốc tế là Ordo Praedicatorium hay Order of 
Preachers, được dịch ra tiếng Việt là Dòng Anh Em Thuyết Giáo, viết tắt là O.P. Dòng 
đến Việt Nam từ năm 1550 tại Đàng Ngoài. Người Việt quen gọi dòng này là Dòng Đa 
Minh. Đa Minh là tên của thánh tổ phụ được phiên âm ra tiếng Tàu nhưng đọc theo 
giọng Hán Việt. Người Tàu phiên âm tên riêng Dominic là 多米 [duōmǐ],  Hán Việt đọc 
là Đa Minh. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này thường thêm hai mẫu tự O.P. vào 
sau tên  mình. Lm Trần Đức Anh, O.P. 
 
Đồng Công: 同 工 hai từ Hán Việt có nghĩa cùng góp công, là tiếng nói tắt của cụm từ 
Đồng Công Cứu Chuộc để  dịch từ ngữ La Tinh Coredemptricis  trong tên của hội dòng 
Congregatio Matris Coredemptricis –Congregation of Mother Co Redemptrix, được 
viết tắt là C. M.C. và người Việt gọi là Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc hay vắn 
tắt gọi là Dòng Đồng Công. Dòng được Linh mục Đa Minh Trần Đình Thủ sáng lập từ 
năm 1953 tại Bùi Chu.  Hiện nay dòng có hai cơ sở, một ở Thủ Đức, một ở Xuân Lộc. Tại 
hải ngoại dòng có chi nhánh ở tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ.Theo truyền thống, các 
thành viên của dòng thường thêm ba mẫu tự C.M.C. vào sau tên mình. LM. Mạnh Thư, 
C.M.C. 
 
La San : Tiếng phiên âm của tên riêng La Salle. Từ này là tên họ của vị thánh người 
Pháp có tên là Jean Baptist De La Salle. Năm 1680  thánh Jean Baptist De La Salle thành 
lập dòng có tên quốc tế là Fratres Scholarum Christianarum – Brother of the Christian 
Schools, viết tắt là F.S.C. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Anh Em Trường Kitô nhưng 
dân chúng quen gọi là Dòng Sư Huynh La San hay Dòng La San.  Dòng chính thức 
hoạt động tại Việt Nam từ năm 1890. Theo truyền thống, các thành viên của dòng  này 
thường thêm  các mẫu tự F.S.C vào sau tên  mình. Sư Huynh Nguyễn Văn Tân, F.S.C. 
 
M.E.P:  Mẫu tự viết tắt của danh xưng chính thức bằng Pháp ngữ là Société des 
Missions Étrangères de Paris nghĩa là  Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Đây không phải 
là một tu hội mà là một tổ chức của các linh mục triều được thành lập tại Paris năm 
1658 có mục đích  truyền giáo tại hải ngoại. Nhiều người còn vắn tắt gọi hội này là Hội 
Thừa Sai Paris. Năm 1658 hai Đức Giám Mục François Pallu và Pierre Lambert de La 
Motte thuộc Hội Thừa Sai Paris đã được Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đặt làm Giám 
Quản Tông Toà Ðàng Ngoài và Ðàng Trong ở Việt Nam. 
 
Ngôi Lời: từ Nôm để dịch từ ngữ La Tinh Verbi Divini  trong tên của hội dòng quốc tế 
có tên là Societas Verbi Divini – Society of the Divine Word, được viết tắt là S.V.D. và 
người Việt gọi là Dòng Ngôi Lời. Từ Ngôi Lời  theo nghĩa thần học có nghĩa là Ngôi 
Hai Thiên Chúa, là Chúa Giêsu.  Theo truyền thống, các Linh Mục tu hội dòng Ngôi Lời 
thường thêm 3 mẫu tự S.V.D. vào sau tên  mình Lm Nguyễn Trung Tây, S.V.D. 
 
Nô Tỳ: Từ Hán Việt. Nô Tỳ 奴婢: đầy tớ gái là từ ngữ được dùng để đặt tên cho một Tu 
Hội có danh xưng chính thức là Tu Hội Nô Tỳ Thiên Chúa. Tu Hội do Linh Mục Phạm 
Ngũ Nhạc thành lập tại giáo xứ An Lạc, Sàigòn.  
 
Nữ Tử : Từ Hán Việt. Nữ Tử 女子: con gái được dùng để dịch từ Filles/ Daughters trong 
tên của Hội Dòng Les Filles de la Charité de Saint Vincent de Paul - Daughters of 
Charity of St. Vincent de Paul, được viết tắt là D.C. mà người Việt gọi là Tu Đoàn Nữ 
Tử Bác Ái Vinh Sơn. Dòng được sáng lập năm 1633 tại Pháp. Tới năm 2009, dòng có 49 
cộng đoàn tại Việt Nam. 

Nữ Tỳ: Từ Hán Việt. Tỳ 婢: (1) Đầy tớ gái. (2) Tiếng đàn bà xưa tự xưng nhún mình như 
tì tử 婢子 nghĩa là kẻ hèn mọn này. Danh xưng Nữ Tỳ trong tên hội dòng Nữ Tỳ Thánh 
Thể nói lên tôn chỉ của các chị dòng là tôn sùng Thánh Thể. Dòng được sáng lập năm 
1970 tại Biên Hòa. Từ ngữ Nữ Tỳ là nói theo kiểu bình dân, dư chữ Nữ, vì trong chữ Tì 
婢 đã sẵn có chữ Nữ 女. 

Phan Sinh: Tiếng phiên âm của từ Franciscain (Pháp ngữ) –Franciscan (Anh ngữ). Từ 
này do tên riêng của thánh Francisco mà ra và có nghĩa là đệ tử của thánh Francisco hay 
các thầy dòng Franciscains hay Franciscans. Người Việt phiên âm tên riêng Francisco là 
Phanxicô và từ Franciscain thành Phan Sinh. Thánh Phanxicô  sinh tại Assisi nước Ý. 
Năm 1209 Ngài lập một dòng có tên quốc tế là Ordo Fratrum Minor – Order of Friars 
Minor, viết tắt là O.F.M. được chính thức dịch sang tiếng Việt là Dòng Anh Em Hèn 
Mọn nhưng dân chúng thường gọi là Dòng Phanxicô hay Dòng Anh Em Phan Sinh 
với ý nghiã là môn sinh của thánh Phanxicô. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này 
thường thêm 3 mẫu tự O.F.M. vào sau tên mình. Linh Mục Vương Đình Khởi,O.F.M. 
Người Tàu phiên âm tên San Francisco là 舊金山 [ jiù jīn shān], Hán Việt đọc là Cựu 
Kim Sơn.  
 
Còn tiếp 
Nguyễn Long Thao 

You might also like