You are on page 1of 2

HỎI - ĐÁP NHANH

VỀ NGUYÊN LÝ & VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT

CÂU 1:
HỆ SỐ DẪN NHIỆT K & HỆ SỐ CÁCH NHIỆT R LÀ GÌ ?
Nhiệt lượng truyền qua phương thức dẫn nhiệt từ bề mặt nóng sang bề mặt lạnh của một vật liệu được tính theo công
thức Fourier:

Q=k•A•(t -t ) • T/d
hot cold
Trong đó:
Q = nhiệt lượng
k = hệ số dẫn nhiệt
A = diện tích bề mặt
t hot = nhiệt độ bề mặt nóng
t cold = nhiệt độ bề mặt lạnh
T = thời gian dẫn nhiệt
d = khoảng cách giữa hai bề mặt

- Hệ số dẫn nhiệt k là đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của các vật liệu. Đơn vị tính Btu.in./ft2.hr.oF.
- Hệ số cách nhiệt R per inch là nghịch đảo của hệ số dẫn nhiệt k. Một vật liệu cách nhiệt càng tốt thì k càng nhỏ và R per inch càng lớn.
R per inch là đại lượng đặc trưng cho khả năng chống dẫn nhiệt của một vật liệu, ứng với độ dày 1 inch.
Ví dụ:
Lớp sợi thủy tinh (12kg/m3) dày 6 inch (~15cm) có chỉ số R = Chiều dầy x Rper inch = 6 x 3.2 = 19.2
Vì thế, người ta thường gọi là “cách nhiệt sợi thủy tinh R-19”.

CÂU 2:
HỆ SỐ DẪN NHIỆT VÀ HỆ SỐ CÁCH NHIỆT CỦA CÁC VẬT LIỆU THÔNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Hệ số dẫn nhiệt k Hệ số R/ Inch
Vật liệu
(Btu·in./ft2·hr·oF) (ft2·oF·h/Btu)
Bông thủy tinh dạng cuộn 0,313 3,2
Bông thủy tinh dạng tấm (tỷ trọng >64 kg/m3) 0,250 4
Len đá (Rock Wool) 0,250 4
Xen-lu-lô mật độ thấp 0,270 3,7
Mốp xốp (Expanded Polystyrene - EPS) 0,250 4
Mốp xốp (Polyurethane - PU) 0,160 6,25
Bọt xốp (Extruded Polystyrene - XPS) 0,200 5
Không khí 0,181 5,52
Thép 468 0,0021
Ngói 0,4 2,5
Bê tông 9,7 0,1

CÂU 3:
SẢN PHẨM BÔNG THỦY TINH TEKCOM CÓ CHỨA AMIANG?
Tất cả các sản phẩm của TEKCOM được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ (ASTM) và KHÔNG sử dụng
Amiang trong nguyên liệu sản xuất.

07
? !
CÂU 4:
TẠI SAO TRONG QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT SẢN PHẨM CÁCH NHIỆT TRUYỀN THỐNG( BÔNG THỦY TINH, LEN
ĐÁ,… ) LẠI THƯỜNG SỬ DỤNG KẾT HỢP VỚI GIẤY NHÔM?
- Giấy nhôm có công dụng đỡ vật liệu cách nhiệt truyền thống
- Giấy nhôm là vật liệu có hệ số phản xạ R cao ngăn chặn từ 95%-97% năng lượng bức xạ.
- Hơn nữa vật liệu cách nhiệt truyền thống chỉ có khả năng ngăn chặn quá trình dẫn nhiệt và đối lưu nhiệt. Nên khi kết
hợp giấy nhôm với vật liệu cách nhiệt truyền thống sẽ tạo thành một hệ cách nhiệt ngăn chặn hữu hiệu cả ba hình thức
truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt, bức xạ nhiệt.

CÂU 5:
SỬ DỤNG VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT GIÚP TIẾT KIỆM ĐIỆN, TIẾT KIỆM TIỀN, TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG?
Ngôi nhà được lắp đặt cách nhiệt có khả năng chống nóng tốt hơn so với không lắp đặt cách nhiệt, giúp chủ nhân luôn
cảm nhận được sự mát mẻ, tiện nghi hơn.
Ngay cả trường hợp sử dụng máy điều hòa, việc làm mát từ 33-34 oC xuống 25 oC cũng sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với
làm mát một căn nhà 39-40 oC.
Kết quả thống kê từ phòng thí nghiệm năng lượng mặt trời Florida cho thấy: sử dụng vật liệu cách nhiệt hệ phản xạ giúp
tiết kiệm 8%-25% điện năng tiêu thụ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, kết cấu công trình, vật liệu xây dựng, và thiết bị
làm mát.
Nhà xưởng công nghiệp có sử dụng vật liệu cách nhiệt sẽ giúp tăng năng suất lao động của công nhân, giảm thiểu các
tai nạn lao động do mất tập trung vì căng thẳng do môi trường nóng bức gây ra.

CÂU 6:
SẢN PHẨM CÁCH NHIỆT CÓ THỂ THAY THẾ TẤM TRẦN (LAFFON)?
Câu trả lời là CÓ và KHÔNG.
- Để chống nóng: tấm cách nhiệt có thể thay thế laffon một cách hoàn hảo.
- Để trang trí thẩm mỹ: tấm cách nhiệt không thể thay thế laffon.
- Cả hai mục đích trên: phối hợp hai sản phẩm.

CÂU 7:
BÔNG THỦY TINH TEKCOM CÓ GÂY UNG THƯ, VIÊM PHỔI HOẶC CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP?
Vào tháng 10 năm 2001, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) tiến hành thẩm định lại
nghiên cứu của IARC vào năm 1988 về Bông Thủy Tinh và đã quyết định loại trừ Bông thủy tinh ra khỏi danh sách các
vật liệu có khả năng gây ung thư.
Bông thủy tinh đã được IARC phân loại từ Nhóm 2B (vật liệu có khả năng gây ung thư) sang Nhóm 3 (vật liệu KHÔNG
gây nguy cơ ung thư). Hiện nay tất cả các sản phẩm Bông thủy tinh được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người
làm vật liệu cách âm, cách nhiệt đều thuộc vật liệu Nhóm 3.
IARC đã nêu rõ: các nghiên cứu về bệnh dịch trong suốt 15 năm qua kể từ công trình nghiên cứu của IARC năm 1988
về sợi tổng hợp (bông thủy tinh, len đá,…) cho thấy KHÔNG có liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hoặc u
trung biểu mô với việc tiếp xúc với bông thủy tinh trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng vật liệu này.

08

You might also like