You are on page 1of 120

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
--- oOo ---

GIÁO TRÌNH

THIẾT BỊ ĐẦU
CUỐI VIỄN THÔNG

Tác giả: ThS. TRẦN VIẾT THẮNG

09/2007
Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 1
Chương I

MÁY THU THANH


Máy thu thanh là một thiết bị điện tử hoàn chỉnh dùng để thu nhận sóng radio
mang thông tin, phục hồi lại tín hiệu thông tin ban đầu va khuếch đại đến giá trị yêu
cầu và đưa ra loa.
Khi nghiên cứu về máy thu thanh, người ta thường để ý đến các thông số kỹ
thuật sau:
- Độ nhạy : là sức điện động nhỏ nhất trên Anten EA để máy thu làm việc bình
thường. Những máy thu có chất lượng cao thường có độ nhạy EA nằm trong
khoảng 0,5 µ V → 10 µ V. Ngoài ra máy thu còn phải có khả năng chọn lọc và
nén tạp âm, tức là đảm bảo tỷ số S/N ở mức cho phép. Thông thường thì để thu
tốt thì biên độ tín hiệu phải lớn hơn tạp âm ít nhất 10 lần ( tức 20 dB).
- Độ chọn lọc: là khả năng chọn lọc các tín hiệu cần thu và tín hiệu cần loại bỏ
cũng như các tạp âm tác động vào Anten. Độ chọn lọc thường được thực hiện
bằng những mạch cộng hưởng, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng cũng như
độ chính xác khi hiệu chỉnh.
- Dải tần của máy thu: là khoảng tần số mà máy thu có thể điều chỉnh để thu
được các sóng phát thanh với các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu. Máy thu thanh
thường có các dải sóng sau:
+ Sóng dài: LW 150KHz → 408KHz
+ Sóng trung: MW: 525KHZ → 1605KH
+ Sóng ngắn: SW: 4MHz → 24MHz
Băng sóng ngắn thường được chia làm 3 loại sóng
• SW1: 3,95MHz → 7,95MHz
• SW2: 8MHz → 16MHz
• SW3: 16MHz → 24MHz
+ Sóng cực ngắn: FM: 65,8 → 73MHz
và 087,5 → 104 Mhz
- Méo tần số: là khả năng khuếch đại ở những tần số khác nhau sẽ khác nhau do
trong sơ đồ máy thu có các phần tử L, C. Méo tần số có thể đánh giá bằng đặc
tuyến tần số. Ở các máy thu điều biên AM thì dải tần âm thanh chỉ vào khoảng

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 2
40Hz → 6KHz; còn với máy thu điều tần FM thì dải tần âm thanh có thể từ
30Hz → 15KHz.
Ngoài ra người ta còn quan tâm đến các thông số khác như méo phi tuyến và
công suất ra của máy thu thanh.
I. PHÂN LOẠI MÁY THU THANH VÀ SƠ ĐỔ KHỐI CỦA MÁY THU
THANH
Căn cứ vào cấu trúc sơ đồ mà người ta chia máy thu thanh thành 2 loại:
- Máy thu thanh khuếch đại thẳng : tín hiệu cao tần từ Anten được khuếch đại
thẳng và đưa đến mạch tách sóng, mạch khuếch đại âm tần mà không qua mạch
đổi tần. Đối với dạng này, cấu trúc sơ đồ của máy đơn giản nhưng chất lượng
thu sóng không cao, độ chọn lọc kém, không ổn định và khả năng thu không
đồng đều trên cả băng sóng. Vì vậy, hiện nay loại máy thu này gần như không
còn được sử dụng.
- Máy thu đổi tần : tín hiệu cao tần được điều chế do Anten thu được được
khuếch đại lên và biến đổi về một tần số trung gian không đổi gọi là trung tần.
Trung tần thường được chọn thấp hơn cao tần. Tín hiệu trung tần sau khi đi qua
vài bộ khuếch đại trung tần sẽ được đưa đến mạch tách sóng, mạch khuếch đại
âm tần và đưa ra loa. Sơ đồ khối của một máy thu đổi tần có dạng như sau:

Mạch Mạch Mixer KĐ KĐ


vào KĐCT trung âm tần
tần

Dao
động
nội

Hình 1.1 Sơ đồ khối máy thu đổi tần

Máy thu đổi tần có những ưu điểm sau:


- Độ khuếch đại đồng đều hơn trên cả băng sóng vì tần số trung tần tương đối
thấp và ổn định khi tín hiệu vào thay đổi.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 3
- Mạch vào làm nhiệm vụ chọn lọc các tín hiệu cần thu và loại trừ các tín hiệu
không cần thu cũng như các nhiễu khác nhờ có mạch cộng hưởng, tần số cộng
hưởng được điều chỉnh đúng bằng tín hiệu cần thu f0.
- Khuếch đại cao tần : nhằm mục đích khuếch đại bước đầu cho tín hiệu cao tần
thu được từ Anten.
- Bộ đổi tần: gồm mạch dao động nội và mạch trộn tần. Khi trộn 2 tần số dao
động nội fn và tín hiệu cần thu f0 ta được tần số trung gian hay còn gọi là trung
tần, giữa tần số dao động nội và tần số tín hiệu cần thu
ftt = f n − f = const
0
Khi tần số tín hiệu từ đài phát thay đổi từ f0min → f0max thì tần số dao động nội
cũng phải thay đổi từ fnmin → fnmax để đảm bảo hiệu số giữa chúng luôn là hằng số.
Đối với máy thu điều biên ( AM ): ftt = 465KHZ hay 455KHz
Đối với máy thu điều tần ( FM ): ftt = 10,7MHz
- Bộ khuếch đại trung tần: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần đến một giá
trị đủ lớn để đưa vào mạch tách sóng. Đây là một tần khuếch đại chọn lọc, tải là
mạch cộng hưởng có tần số cộng hưởng đúng bằng trung tần.
- Tần tách sóng: có nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu sóng mang cao
tần, sau đó đưa tín hiệu vào mạch khuếch đại âm tần.
• SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY THU AM VÀ FM STEREO
Hầu hết các máy thu thanh hiện nay đều có 2 chức năng: thu sóng điều biên
AM và thu sóng cực ngắn FM Stereo. Sơ đồ khối của máy thu có dạng như sau:

Kênh AM

Mạch Mạch Mạch Tách Giải


vào KĐCT đổi tần sóng mã
FM Stereo
FM KĐ
KĐ âm tần
trung
tần
Mạch Mạch Mạch Tách
vào KĐCT đổi tần sóng
AM

Kênh FM
Hình 1.2 Sơ đồ khối máy thu AM, FM Stereo

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 4
Trong máy thu thanh hai băng sóng AM & FM có 2 đổi tần riêng biệt, 2 khối
khuếch đại trung tần và âm tần được dùng chung. Dải tần của bộ khuếch đại trung tần
FM rộng hơn vì tần số trung tần FM là 10,7M.
Đối với mạch tách sóng tần số: thường sử dụng sơ đồ tách sóng tỉ lệ vì có độ
nhạy cao và giảm được đầy biên ký sinh.
Khối giải mã stereo: có nhiệm vụ giải mã tín hiệu tổng R+L và hiệu R-L từ ngõ
ra của mạch tách sóng để phục hồi lại tín hiệu hai kênh riêng biệt R & L.
II.MẠCH VÀO:
Là mạch mắc giữa Anten và tần đầu tiên của máy thu, có nhiệm vụ chủ yếu là
nhận tín hiệu từ Anten, chọn lọc các tín hiệu cần thu, do vậy mạch vào thường là mạch
cộng hưởng. Những yêu cầu cơ bản đối với mạch vào:
- Hệ số truyền đạt lớn và ổn định trên toàn băng sóng :
UV
KV =
EA

UV: điện áp đưa đến máy thu.


EA: suất điện động cảm ứng trên Anten.
- Đảm bảo điện độ chọn lọc: chọn lọc tần số lân cận, tần số ảnh f a = f 0 + 2 ftt , và
chọn lọc tần số lọc thẳng.
- Đảm bảo độ méo tần số cho phép trong dải tần số làm việc từ fomin → fomax.
II.1) Mạch vào ghép điện dung:
Sơ đồ mạch và và đáp ứng tần số

K0
Cgh(5p-20pF)
Q1
VCC

CX CT R1

L1 L2 CE
R2
f0 min f0 max to

Hình 1.3 Sơ đồ mạch ghép nối điện dung & đáp ứng tần số

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 5
Anten được nối với mạch cộng hưởng thông qua điện dung ghép Cgh. Mạch
cộng huởng là một khung cộng hưởng LC, gồm một tụ xoay Cx, một tụ tinh chỉnh CT
và một cuộn dây L1. Tần số cộng hưởng được điều chỉnh bằng đúng bằng tần số tín
hiệu cần thu fo. Qua cuộn ghép cao tần L1: L2, tín hiệu thu được được đưa đến cực
Base của mạch khuếch đại cao tần.
Trị số của điện dung ghép Cgh= 5 → 30pF
Nhược điểm : Hệ số truyền đạt không đồng đều trên cả băng sóng.
II.2) Mạch vào ghép điện cảm với Anten.
Sơ đồ mạch và đáp ứng tần số:

VCC

R1

Q1
L2
K0

Lgh

R2

CT CX f0min f0max to
L1

Hình 1.4 Sơ đồ mạch ghép nối điện cảm & đáp ứng tần số

Tín hiệu từ Anten qua cuộn ghép Lgh cảm ứng qua mạch cộng hưởng gồm tụ
Cx, CT và cuộn dây L1. Mạch cộng hưởng được điều chỉnh để chọn lọc lấy tín hiệu cần
thu và cảm ứng sang cuộn L2 để đưa đến cực Base của mạch khuếch đại cao tần.
Hệ số truyền đạt của mạch vào dạng này tỉ lệ với hệ số phẩm chất của khung
cộng hưởng LC. Muốn tăng độ nhạy của mạch phải tăng L1 và giảm Lgh, nhưng
L1cũng không thể tăng quá lớn mà phải chọn dung hòa hai giá trị này để tránh ảnh
hưởng đến tần số cộng hưởng của mạch.
Nhược điểm của mạch ghép điện cảm là hệ số truyền dẫn cũng không đồng đều
trên toàn băng sóng. Tuy nhiên so với mạch ghép điện dung thì mạch này có độ chọn

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 6
lọc cao hơn và hệ số truyền dẫn cũng đồng đều hơn nên được sử dụng rộng rãi trong
thực tế.
II.3) Mạch ghép hổn hợp điện cảm – điện dung:
Sơ đồ mạch và đáp ứng tần số :

Cgh

K0
L1 CT CX

L-C
VCC
L
C
Q1

R1
Lgh L2

f0min f0max to

R2

Hình 1.5 Sơ đồ mạch ghép nối hỗn hợp điện cảm-điện dung

Đây là dạng mạch vào sử dụng đồng thời cả tụ Cgh, và điện cảm Lgh do đó tận
dụng được các ưu điểm và bù trừ được hệ số truyền đạt trên toàn băng sóng cho nên
hệ số truyền đạt của toàn mạch sẽ phẳng hơn đối với các máy thu có nhiều băng sóng,
khi chuyển băng sóng phải thay đổi cả cuộn cộng hưởng L1C và cuộn cảm ứng L2
tương ứng. Một số máy thu chất lượng cao ở mạch vào còn có thêm bộ lọc khử nhiễu
lọt thẳng, tức là nhiễu có tần số đúng bằng trung tần.
III.MẠCH KHUẾCH ĐẠI CAO TẦN
Bộ khuếch đại cao tần có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điều chế cao tần đến
một giá trị nhất định để đưa cho bộ đổi tần, các mạch khuếch đại cao tần thường được
mắc kiểu CE hoặc CB. Đối với băng sóng AM thì kiểu mắc CE là thích hợp vì tận
dụng được hệ số khuếch đại cao của dạng ghép này, còn đối với băng sóng FM thì
kiểu ghép CB là thích hợp hơn vì có băng thông làm việc rất rộng. Tầng khuếch đại
cao tần cũng có thể là tầng khuếch đại không cộng hưởng với tải là điện trở, điện cảm
hoặc R-L hay biến áp nhưng phổ biến hơn cả vẫn là tải cộng hưởng tại một tần số nào
đó.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 7
• Sơ đồ mạch khuếch đại cao tần với tải là điện trở:

VCC

R1
R2

Vout
Q1

Vin

Hình 1.6 Mạch khuếch đại cao tần tải điện trở

Đây là bộ khuếch đại dải rộng, có hệ số khuếch đại tương đối đồng đều trong
một dải rộng từ vài chục đến vài MHz, tuy nhiên mạch không có khả năng chọn lọc
tần số. Điện trở tải R1 thường được sử dụng trong khoảng vài k Ω .
• Sơ đồ mạch khuếch đại cao tần với tải là cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở R
VCC

L
Đối với dạng mạch này thì khi tần số tín hiệu
thu tăng thì XL sẽ tăng theo ⇒ Z= R+XL tăng
Q1
điều này sẽ làm tăng hệ số khuếch đại của
toàn mạch.

Hình 1.7 mạch khuếch đại cao tần với tải là


cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở R

Trong thực tế mạch khuếch đại cao tần với tải cộng hưởng là dạng mạch được
sử dụng rộng rãi hơn cả, mạch này đảm nhận cả nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu và chọn
lọc tần số.
Tải của mạch khuếch đại cao tần có thể là mạch cộng hưởng đơn hoặc mạch
cộng hưởng kép với tần số cộng hưởng cố định hoặc có thể điều chỉnh được.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 8
Xem sơ đồ mạch khuếch đại cao tần với tải là mạch cộng hưởng đơn:
CX1 C3
L2
Uout
C2

Q1
L1

VCC

f0

Hình 1.8 mạch khuếch đại cao tần với tải là mạch cộng hưởng đơn
Tải của mạch là khung cộng hưởng L1C, cực C của transistor được mắc vào
một phần của cuộn L1. Tại tần số cộng hưởng fo, hệ số khuếch đại của mạch là lớn
nhất, khi lệch ra khỏi tần số cộng hưởng hệ số khuếch đại của mạch giảm nhanh
chóng, vì vậy mạch có tính chọn lọc với tần số tín hiệu cần thu và loại bỏ các tín hiệu
tần số khác và nhiễu.
Bộ khuếch đại cao tần làm việc ở một dải tần rộng nên khó đảm bảo được hệ số
khuếch đại đồng đều, cho nên trong các máy thu chất lượng cao thường dùng mạch
khuếch đại cao tần có mạch cộng hưởng điều chỉnh liên tục, tần số cộng hưởng được
điều chỉnh đồng bộ với tần số tín hiệu cần thu ở mạch vào nhờ tụ xoay đồng trục.

K2

CT1

1
2
K1 Kiem tra lai
K3
CT2

-E

Ở băng sóng 1, các chuyển mạch K1, K2, K3 đều ở vị trí 1, ở băng sóng 2 các
chuyển mạch này sẽ được nối vị trí 2.
IV.MẠCH ĐỔI TẦN

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 9
Mạch đổi tần là mạch biến đổi tín hiệu cao tần điều chế thành các tín hiệu có
tần số thấp hơn và không đổi gọi là trung tần.
Dạng của tín hiệu điều chế sau khi đổi tần không thay đổi mà chỉ thay đổi tần
số sóng mang.
Mạch đổi tần gồm 2 phần: Mạch tạo dao động nội và mạch đổi tần ( trộn tần ).
Xem sơ đồ sau:

f0 Mixer ftt
+
- fn

Hình 1.9 Tín hiệu trước và sau trộn tần

Người ta đã chứng minh rằng nếu trộn 2 tín hiệu có tần số khác nhau là f1 và f2
trên một phần tử phi tuyến thì sẽ nhận được ở đầu ra ngoài thành phần f1, f2 còn xuất
hiện các thành phần tổng f1+f2 và hiệu f1-f2. Nếu dùng mạch lọc cộng hưởng ta dễ
dàng nhận được tín hiệu có tần số hiệu f1-f2, và tần số hiệu này cũng chính là trung
tần.
Để tín hiệu trung tần có tần số cố định khi tín hiệu thu từ Anten có tần số fo
biến đổi thì tần số dao động nội cũng phải thay đổi tương ứng, trong máy thu thanh
người ta giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các tụ xoay đồng trục ở mạch vào
và mạch dao động nội.
Ở máy thu AM, ftt = 465KHz hoặc 455KHz và người ta thường chọn fn > f0
đúng bằng 1 trung tần. Ngược lại ở máy thu FM do tần số sóng mang cao nên người ta
thường chọn fn < f0 đúng bằng 10,7 MHz = ftt FM
Có 2 dạng mạch đổi tần thông dụng: dạng dùng 1 transistor vừa làm nhiệm vụ
tạo dao động nội vừa làm nhiệm vụ trộn tần, dạng thứ 2 là dùng 2 transistor riêng biệt
để làm 2 nhiệm vụ trên.
Trong hầu hết các sơ đồ mạch, mạch dao động nội thường dùng là khung cộng
hưởng LC. Tần số dao động nội được xác định theo công thức:
1
fn = Hz và để thay đổi tần số này người ta thường thay đổi tụ C
2π LC

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 10
Xem sơ đồ mạch điện:
VCC

L5

Vout
Lgh

R1
L3

T1

CX CT
C2

L4 CT CX
L1 L2 R2
R2

C1

Hình 1.10 Mạch trộn tần

Trong sơ đồ trên T1 vừa làm nhiệm vụ dao động vừa làm nhiệm vụ trộn tần.
Điện áp tín hiệu được đưa vào cực B, điện áp dao động nội được đưa vào cực E
Khi tạo dao động thì C1 được xem như nối mass cho cực B, mạch trở thành
ghép BC và thành phần quyết định dao động là khung L4C2, tín hiệu dao động nội
được đưa đến cực E bằng tụ C2, đây chính là thành phần hồi tiếp dương để trộn với tín
hiệu cần thu.
Khi làm nhiệm vụ trộn tần thì C2 và L4 xem như nối mass cho E và T1 là mạch
ghép CE. Tín hiệu trộn tần được đưa vào cực B và lấy ra từ cuộn cảm ứng trên khung
cộng hưởng từ cực C.
Nhược điểm của mạch này là độ ổn định kém do transistor đảm nhận cùng lúc
2 nhiệm vụ dao động và trộn tần.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 11

Mạch đổi tần dùng 2 transistor:


VCC

R1
L6 L7
C3
T1

R2

C1 C2 L1 L2

VCC

L4 C7 C8

L3
T2
0 VCC

L5

Hình 1.11 Mạch đổi tần dùng 2 transistor

Trong sơ đồ mạch trên T1 đóng vai trò mạch trộn tần, T2 đóng vai trò mạch dao
động nội, tần số dao động nội được quyết định bởi L4, C7 và C8
Hoạt động của mạch như sau: tín hiệu cao tần từ khung CL1 cảm ứng qua L2
kết hợp với tín hiệu từ mạch dao động nội cảm ứng trên cuộn L3, được đặt vào cực B
của T1. T1 thực hiện việc trộn lẫn 2 tín hiệu và khuếch đại chọn lọc để lọc lấy tín hiệu
trung tần nhờ khung cộng hưởng CL6 mắc ở cực C của T1. Tín hiệu trung tần này
được cảm ứng qua L7 để đi đến các tầng tiếp theo.
Việc phân cực ( chọn giá trị cho R1, R2 ) là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
khả năng trộn tần và khuếch đại của mạch.
Trong các máy thu hiện đại, thường người ta dùng 1 IC để thực hiện các chức
năng: khuếch đại cao tần, tạo dao động nội, trộn và đổi tần. Xem mạch sau ( áp dụng
thu sóng FM )

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 12

VCC

VCC L3 C4

C5
L4 L5
1 10 12 9

7 CA3005 11
3
6 4 5 8
C3

L2
L1 C1 C2

VCC

Hình 1.12 Mạch đổi tần dùng IC

Tín hiệu thu được từ Anten qua mạch ghép đưa vào chân 10 của IC để khuếch
đại và trộn tần.
Chân 10 IC được mắc với khung L2C2 để tạo dao động nội cung cấp cho mạch
trộn tần tại ngõ vào chân 1 nhờ tụ C4.
L3 và C5 là mạch cộng hưởng nối tiếp để chọn lọc tín hiệu trung tần.
V. MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN
Khối khuếch đại trung tần là một mạch khuếch đại cộng hưởng có nhiệm vụ
khuếch đại tín hiệu trung tần đến một giá trị đủ lớn để đưa vào mạch tách sóng, bộ
khuếch đại trung tần quyết định phần lớn độ chọn lọc và độ nhạy của máy thu.
Nếu dùng transistor rồi, khối trung tần có thể gồm 1, 2 hoặc 3 tầng khuếch đại
ghép, còn nếu dùng IC thì mạch khuếch đại trung tần thường được tích hợp chung với
mạch tách sóng.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 13

Xem sơ đồ mạch khuếch đại trung tần cộng hưởng đơn:


VCC

C3

C4

L2 L3
Q1

VCC

R1
L1 R3

C2

R2 ftt
C1

Hình 1.13 Mạch khuếch đại trung tần

• C4L2: khung cộng hưởng tại tần số trung tần


• R1R2: phân cực cho mạch khuếch đại trung tần
• R3: điện trở ổn định nhiệt và đóng vai trò mạch hồi tiếp dòng nối tiếp
• C2: tụ thoát cao tần ( loại bỏ hồi tiếp áp nối tiếp )
• Tụ C3: hồi tiếp áp song song để ổn định tín hiệu ra
Mạch có hệ số khuếch đại rất lớn tại tần số trung tần, tại các tần số khác hệ số
khuếch đại giảm nhanh chóng.
Ưu điểm: hệ số khuếch đại khá lớn, độ chọn lọc cao
Nhược điểm:
• Dải thông hẹp, độ trung thực kém
• Muốn tăng độ nhạy của máy thu thường người ta chọn phương pháp tăng độ
khuếch đại của mạch khuếch đại trung tần, tuy nhiên trong mạch trên, khi tăng
hệ số khuếch đại → hiện tượng tự kích. Vì vậy người ta thường mắc thêm tụ
C3 để tạo mạch hồi tiếp âm áp song song cho mạch

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 14

Mạch khuếch đại cộng huởng kép:

VCC
Vout

Q1

Vin R3

C2

ftt
C1

Hình 1.14 Mạch khuếch đại trung tần cộng hưởng kép
Nguyên tắc hoạt động tương tự như mạch cộng hưởng đơn, nhưng trong mạch
này sử dụng bộ ghép hai khung cộng hưởng tại các tần số lân cận trái và phải của tần
số trung tần. Kết quả ta được đặc tuyến của mạch như hình trên, điều này cải thiện
được khuyết điểm băng tần hẹp của mạch cộng huởng đơn.
Mạch khuếch đại trung tần sử dụng mạch cộng hưởng có tham số tập trung (
hay bộ lọc tập trung )
VCC VCC

K/D
cong
L1 L2 C3 Q1 huong
C1 C2
L3
yellow white red

Hình 1.15 mạch khuếch đại trung tần tham số tập trung

Hiện nay trong một số sơ đồ máy hiện đại người ta còn dùng bộ lọc gốm áp
điện, có kích thước nhỏ, hệ số phẩm chất cao. Bộ lọc dạng này hoạt động dựa trên
nguyên lý áp điện.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 15

In Out

0
Hình 1.15 Bộ lọc theo nguyên lý áp điện
Khi đặt vào ngõ vào In 1 điện áp có tần số đúng bằng tần số dao động riêng của
tinh thể thạch anh sẽ tạo ra được 1 dao động cơ học trên tinh thể này với tần số dao
động đúng bằng tần số dao động của nó. Tại đầu cuối của tinh thể này người ta áp một
điện cực vào để tạo ra tín hiệu điện có biên độ đủ lớn và tần số lựa chọn.
VI. MẠCH TÁCH SÓNG
1. Tách sóng biên độ
Mạch tách sóng biên độ thường sử dụng là mạch tách sóng diode. Nếu diode
mắc nối tiếp với điện trở tải gọi là tách sóng diode, nếu diode mắc song song với điện
trở tải gọi là tách sóng song song. Mạch tách sóng song song được dùng trong trường
hợp cần ngăn thành phần một chiều với trung tần. Tuy nhiên, trong thực tế người ta
hay dùng mạch tách sóng nối tiếp.
D1

Tang
C VR khuech
dai

Hình 1.16 mạch tách sóng nối tiếp

Nguyên lý hoạt động của mạch: diode D1 và tụ C trong mạch đóng vai trò mạch
chỉnh lưu cao tần có tác dụng chỉnh lưu và lọc thành phần tín hiệu trung tần và giữ lại
thành phần tín hiệu âm tần.
Do mạch tách sóng chỉ hoạt động ở tần số trung tần nên việc chọn loại diode và
giá trị tụ C phải phù hợp.
Trong thực tế C = 5 → 20nF; R = 5 → 10 KΩ. Diode tách sóng phải sử dụng
loại chuyên dùng.
Trong một số máy thu người ta còn sử dụng mạch tách sóng dùng transistor.
Thông thường trong các mạch này, transistor được phân cực ở chế độ khuếch đại yếu.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 16

Dạng mạch như sau: VCC

T1

L2 E+
C3

L1

Hình 1.17 Mạch tách sóng dùng Transistor

Tín hiệu trung tần cảm ứng trên cuộn L2 được đưa đến cực B của T1 để khuếch
đại. Tín hiệu sau khi khuếch đại được lọc bởi tụ C3, chỉ giữ lại thành phần tín hiệu âm
tần lấy ra nhờ biến trở tải để đưa đến mạch khuếch đại âm tần.
2. Mạch tách sóng tín hiệu điều tần :
Mạch sử dụng phổ biến là mạch tách sóng tỉ lệ ( FM radio detector ). Dạng
mạch như sau:
D1
U1'
C4 R1
L2 R3
C6
Vc
C3

R2
D2 C5
L1 -U1'
R4
U0
L3
C1 C2

den K/D
am tan

Hình 1.18 Mạch tách sóng điều tần tỉ lệ


Tín hiệu điều tần cảm biến trên cuộn L2 tạo ra hai điện áp bằng nhau nhưng
ngược pha 1800 ( U1* và - U1* ). Hai diode D1, D2 mắc ngược chiều để nạp cho tụ C6
một điện áp không đổi.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 17
Tụ điện C4 = C5 ; điện trở R1 = R2. Điện áp tại điểm giữa cuộn dây L2 đúng
bằng điện áp tín hiệu trung tần Utt nhờ tụ ghép C2, do vậy điện áp đặt trên hai đầu D1
và D2 có giá trị lần lượt là :
U tt + U1 và U tt − U1

Hai thành phần điện áp này được tách sóng biên độ nhờ diode D1, C4, R1 và D2,
C5, R2.
Khi tần số thay đổi điện áp trên C4 và C5 thay đổi làm cho điện áp ra thay đổi
theo, nhờ đó tín hiệu âm tần được hồi phục.
VII. MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH HỆ SỐ KHUẾCH ĐẠI
Do nhiều nguyên nhân mà tín hiệu do máy thu thu được có thể không đồng đều
nhau, lúc mạnh, lúc yếu điều đó dẫn đến âm lượng thay đổi lúc to, lúc nhỏ. Để hạn chế
điều này và giữ cho âm lượng máy thu ổn định khi tín hiệu vào thay đổi trong một
phạm vi rộng, thông thường trong các máy thu thanh được thiết kế thêm mạch tự động
điều chỉnh hệ số khuếch đại cho các tần khuếch đại cao tần và trung tần. Khi tín hiệu
thu yếu, hệ số khuếch đại các tầng tăng lên và khi tín hiệu thu tăng lên thì hệ số
khuếch đại của các tầng này giảm đi. Xem mạch sau:
VCC
D1

T1
VCC
L2
R1
Rf

L1 R2

Hình 1.19 Mạch tự động điều chỉnh hệ số K/Đ trung tần

Trên đây là sơ đồ mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại cho một tầng
khuếch đại trung tần. Trong đó R1, R2 là mạch phân cực ban đầu cho tầng khuếch đại
T1. Khi tín hiệu thu lớn, điện áp ngõ ra mạch tách sóng D1 âm mạnh, thành phần điện
áp này được hồi tiếp một phần về phân cực lại cho T1 nhờ điện trở hồi tiếp Rf, điều
này làm T1 dẫn yếu do đó giảm độ khuếch đại của mạch.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 18
Khi tín hiệu thu nhỏ, điện áp sau mạch tách sóng D1 ít âm hơn, điều này làm
tăng điện áp phân cực T1 và làm tăng hệ số khuếch đại của mạch.
Cấu trúc của dạng mạch trên đơn giản nhưng mắc phải một nhược điểm lớn là
làm thay đổi điểm làm việc tĩnh của T1 cho nên dễ dẫn đến hiện tượng méo dạng tín
hiệu.
Để cải thiện nhược điểm này, trong thực tế người ta sử dụng mạch phân dòng
bằng diode. Xem mạch sau:
VCC

Q1

A E+ B

C1
C
Tu
L1 mach
DET

Hình 1.20 Mạch phân dòng dùng diode

Transistor Q1 là tầng khuếch đại trung tần đầu tiên sau bộ đổi tần. Diode D
được mắc giữa điểm A và B để làm nhiệm vụ phân dòng. Khi chưa có tín hiệu, mạch
được điều chỉnh sao cho điện thế tại điểm B dương hơn điểm A, diode phân cực
ngược, xem như hở mạch. Mạch cộng hưởng L1, C1 hoạt động bình thường.
Khi tín hiệu vào lớn, điện áp tại C từ tầng tách sóng hồi tiếp về làm transistor
Q1 dẫn yếu, dòng điện IC giảm, kéo theo điện áp tại B giảm, lúc này điện áp tại A lại
lớn do đó diode phân cực thuận, điểm A xem như nối tắt với điểm B làm tín hiệu vào
giảm nhanh chóng. Điều này làm giảm đáng kể tín hiệu ra của mạch.
VIII. MÁY THU FM STEREO
Nguyên tắc điều chế tín hiệu FM hai kênh L, R ở Việt Nam như sau: Trước
tiên, tín hiệu L và R được đưa vào khối mạch ma trận để tạo thành tín hiệu tổng L+R
và tín hiệu L-R. Tín hiệu L+R được đưa đến bộ trộn ngang qua một dây trễ. Tín hiệu
L-R được đưa đến mạch điều biên cân bằng sử dụng tần số sóng mang phụ 38Khz.
Rồi đưa đến bộ trộn tín hiệu để trộn lẫn với tín hiệu L+R đã được làm trễ.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 19
Vì mạch điều chế cân bằng đã triệt tiêu tần số sóng mang phụ 38KHz nên ta
phải mở rộng thêm tín hiệu sóng mang chính ( tín hiệu lái) 19KHz vào bộ trộn và đưa
ra tầng khuếch đại phát FM.

L Ma Delay Mạch Máy


R trận cộng phát
FM

Điều biên
cân bằng L+R
19KHz

L-R L-R
38KHz Nhân
tần
19Khz 38Khz 54
Hình 1.21 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo

Do cấu trúc của máy phát FM Stereo có dạng như trên, nên sơ đồ khối của máy
thu FM Stereo có dạng.

IF Tách LPF L+R Matrận 2R


sóng FM 0-16K 2L

L-R
Tách BBF Tách sóng
19KHz 22-54K biên độ
38KHz

So pha VCO Chia tần


76K

Chia tần

Hình 1.22 Sơ đồ khối máy thu Stereo


Sau mạch tách sóng FM ta nhận được 3 tín hiệu: tín hiệu L+R được tách ra nhờ
LPF; tín hiệu R-L được điều biên tại tần số 38KH và tín hiệu lái 19KHz. Để phục hồi
tín hiệu L – R người ta sử dụng bộ dao động VCO được điều khiển bởi sóng mang
19KHz dao động tạo ra bởi VCO ( 76KHz) được chia đôi để đưa đến mạch tách sóng

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 20
biên độ hồi phục tín hiệu L – R. Tín hiệu L + R và L – R được đưa vào khối ma trận
để tạo tín hiệu 2L, 2R.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 21

Chương II

NGUYÊN LÝ GHI PHÁT ÂM


I. NGUYÊN LÝ GHI ÂM TỪ TÍNH
Nguyên lý ghi âm từ tính dựa vào chất từ dư của sắt từ. Khi từ hóa chất sắt từ
bằng từ trường ngoài, khi lấy sắt từ ra khỏi từ trường ngoài thì chất sắt từ vẫn còn bị
từ hóa và trở thành nam châm
• Mô tả hiện tượng từ hóa:

JJG
BF
Bh
JJG
Bd
BF : Từ tính trong chất sắt từ

JJG
-B0k B0k JJG B : từ rường ngòai
B0 0
-Bhd
-Bh

Hình 2.1 Quá trình từ hóa

JJG
Đặt 1 miếng sắt từ chưa bị từ hóa vào từ trường ngoài có cường độ B0 . Cho
JJG JJG
B0 tăng dần và khảo sát hiện tượng từ hóa chất sắt từ. Ta thấy khi tăng B0 thì từ tính
JJG
của chất sắt từ cũng tăng lên. Tiếp tục tăng B0 thì từ tính của chất sắt từ sẽ đạt trạng
JJG
thái bảo hòa từ, lúc này ta giảm dần B0 thì từ tính trong chất sắt từ cũng giảm theo,
nhưng quá trình này diễn ra chậm hơn, đến khi từ trường ngoài giảm về ∅ thì từ tính
JJG
trên chất sắt từ vẫn còn. Tiếp theo ta đổi chiều và tăng dần B0 thì từ tính của chất sắt
từ giảm nhanh về ∅ . Khi từ trường ngoài đạt giá trị B0k. B0k được gọi là lực khử từ.
Lúc này, nếu tiếp tục tăng từ trường ngoài thì chất sắt từ sẽ bị từ hóa theo hướng
ngược lại và cũng đạt đến giá trị bảo hòa từ ở hướng này . Nếu ta đổi chiều từ trường
và tăng dần từ trường đến một giá trị nhất định thì từ trường trong chất sắt từ sẽ đạt
đến trạng thái bảo hòa mới, và như vậy kết quả của khảo sát cho ta một đường cong
khép kín mô tả trạng thái nhiễm từ của chất sắt từ.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 22
Người ta chứng minh được rằng: đới với chất sắt từ, không cần từ hóa đến
trạng thái bảo hòa thì vẫn xuất hiện hiện tượng từ dư. Tuy nhiên, tùy theo cường độ từ
trường ngoài thế nào mà ta sẽ có biên độ từ dư trên sắt từ tương ứng.
JJG
BF

JJG
B0

Và trong thực tế, băng từ ( băng hộp cassette ) được chế tạo dựa trên nguyên lý
xuất hiện hiện tượng từ dư trong chất sắt từ.

II.BĂNG TỪ ( Băng hộp Cassette ).


Kích thước băng và hộp băng được qui định lần đầu tiên bởi hãng Phillips và
sau đó được cải tiến và trở thành tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Cấu tạo của băng từ gồm một đế polyester, trên đó là một lớp keo bột từ. Các
hạt từ có kích thước khoảng 1 µ m. Đế băng phải chịu được độ uốn cong thích hợp và
chịu đựng được một lực treo ứng với trọng lượng không nhỏ hơn 2,5 KG. Mặt băng
phải phẳng, và có độ ổn định ghi/ phát với độ ẩm và nhiệt. Người ta chia băng từ ra
làm 3 loại: C-60, C-90, C-120 với các thông số kỹ thuật sau:

Chỉ tiêu Đơn vị C-60 C-90 C-120


Độ dày băng µ m. 18 12 8
Độ dày lớp bột từ µ m. 6 4 2
Độ từ dư Gauss 1200 1300 1300
Lực kháng từ Oersted 300 330 350

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 23
Thời gian thu/phát 60 second 60 90 120

Băng từ có thể ghi/ phát ở mặt A và mặt B, mỗi mặt là một nữa của độ rộng
băng từ. Độ rộng toàn thể của băng từ là 3,81mm, được chia làm 2 phần:

0.8mm
Mặt B

Mặt A

Hình 2.2 cấu tạo băng từ

Tùy theo tín hiệu ghi là mono hay stereo mà mỗi mặt lại được chia thành những
phần khác nhau:
0.3mm
0.8mm R
Mặt B L
0.005mm R
Mặt A
L

Mono Stereo
Hình 2.3 cấu tạo các lọai băng từ

Tốc độ di chuyển của băng từ là 4,76 cm/s


Dựa trên vật liệu chế tạo bột từ mà người ta chia băng từ thành những loại sau:
• Băng thường ( Normal ): bột từ là ôxit sắt từ ( Fe2O3), đây là loại băng từ ra đời
đầu tiên, có độ nhạy cao nên từ trường ghi không cần lớn, tần số tín hiệu ghi có
thể đạt đến 15KHz. Tuy nhiên loại băng này có độ ổn định kém.
• Băng ôxit crôm ( CrO2 ): bột từ làm bằng ôxit Crôm, có độ nhạy trung bình nên
cần từ trường ghi khá mạnh, có đáp tuyến tần số rộng, ghi tốt ở tín hiệu có tần
số cao, nhưng kém hơn băng Normal ghi tín hiệu ghi có tần số thấp. Độ ổn định
tốt, hệ số méo nhỏ.
• Băng Metal: lớp bột từ là ion sắt thuần, so với các loại băng trên, chất lượng
băng Metal cao hơn rất nhiều, ít tạp âm, độ méo thấp, độ nhạy cao và dải thông
rộng, do đó giá thành của băng này cũng rất cao. Nhược điểm : do bột từ làm
bằng ion sắt nên băng cứng và nhám nên mau mòn đầu đọc.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 24

III.ĐẦU TỪ
Là thiết bị biến đổi điện từ, khi máy thực hiện chức năng ghi, đầu từ đóng vai
trò là một nam châm điện, khi máy thực hiện chức năng phát, đầu từ đóng vai trò là
cuộn cảm.
Cấu tạo của đầu từ : Là một cuộn dây được quấn trên một lõi sắt từ mềm, lõi
sắt từ gần như khép kín, chỉ chừa một khe rất nhỏ, nơi vùng từ tiếp xúc với băng từ và
được gọi là khe từ. Khe từ là cửa thoát từ khi ghi và thu nhận đường sức cảm ứng từ
vào nòng từ khi phát. Khe từ phải thật hẹp, khoảng 1 đến 1,6 µ m để làm việc được với
tín hiệu có tần số cao. Tất cả được đặt trong vỏ bọc kim loại.
Ký hiệu
Khe từ
Đầu thu/phát

Cuộn dây

Đầu xóa

Lỗi sắt

Hình 2.4 Cấu tạo đầu từ


Trong đầu từ, cuộn dây được quấn đồng đều hai bên lõi sắt từ sao cho tạo ra
đường sức cảm ứng cùng chiều trên mặt từ.
Để tránh dòng điện Faucault, lõi sắt từ gồm nhiều lá sắt mỏng ghép lại và được
đặt trong vỏ bọc kim loại để ngăn nhiễu. Vỏ bọc phải đảm bảo chống được sự mài
mòn, do đó thường được làm bằng hợp kim.
Để tăng từ trường tiêu thụ và tránh bụi, khe từ thường được đóng bằng các vật
liệu nghịch từ như : Cu, Ag…
Dựa vào chức năng của đầu từ, ta có thể phân làm 3 loại sau:
1. Đầu ghi
2. Đầu đọc
3. Đầu xóa : thường có khe từ rộng từ 0,1 → 1mm.
Trong hầu hết các máy cassette, đầu ghi / đọc thường dùng chung. Khi đầu từ
mòn thì chức năng phát vẫn tốt, nhưng chức năng ghi lại kém chất lượng.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 25
Dựa vào số mạch từ và số cuộn dây trong vỏ bọc kim loại ta chia đầu từ thành
các loại sau:
1. Đầu từ mono:

Khe từ

1 2
Đầu ra

Mặt trước Hình 2.5 Đầu tư mono Mặt sau

2. Đầu từ Stereo, hai khe từ, 4 dây ra

Khe từ 1 2

3 4
Đầu ra

Mặt trước Mặt sau

Hình 2.6 Đầu tư stereo

3. Đầu Stereo đảo chiều tự động ( Auto reverse ): có 4 khe từ và 8 dây ra, có đế
quay được 1800 theo chiều trên băng.

Đầu ra

Mặt trước Mặt sau

Hình 2.7 Đầu tư stereo đảo chiều tự động

Kí hiệu

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 26
2

Sw1
1

Sw1 SPEAKER
1

2
Sw1

2 Sw1

IV. NGUYỆN LÝ GHI VÀ ĐỌC TỪ TÍNH


1. Băng từ chưa ghi : Các nam châm nguyên tố trên lớp từ tính sắp xếp hỗn
lọan theo mọi hướng nên từ trường tổng hợp bằng 0.
2. Nguyên lý ghi :

Chiều
băng di
chuyển

JG
Đầu từ được đặt cố định, cho băng từ chạy qua với vận tốc V sao cho
băng từ ép sát vào đầu từ tại vị trí khe từ. Cho dòng điện âm tần chạy qua cuộn
dây đầu từ, từ trường sinh ra trong lõi sắt từ biến thiên theo qui luật biến đổi
của dòng điện âm tần. Từ trường tiêu thụ thóat ra từ khe từ sẽ từ hóa lớp từ tính
trên mặt băng.
Mức độ mạnh yếu của từ trường phát ra tại khe từ được đo bằng cường
độ từ trường H.
H = Kµi
Trong đó :
K: hệ số, phụ thuộc vào số vòng dây trong đầu từ và độ dài cuộn dây.
µ : độ từ thẩm của lõi sắt từ

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 27
i: dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây đầu từ
Nếu i là một tín hiệu hình sin:
i = I m sin 2π ft thì dạng của tín hiệu trên băng như sau:
i

Hình 2.8 Tín hiệu ghi trên băng từ

Các vết ghi trên băng từ tương đương với những nam châm nhỏ sắp xếp đảo
chiều nhau liên tục trên băng từ.
Độ dài bước sóng tín hiệu ghi trên băng được xác định theo công thức:
v G
λ= v : vận tốc di chuyển của băng
f

f : tần số tín hiệu ghi

Để tín hiệu ghi tốt trên băng thì độ rộng của khe từ tối thiểu phải bằng nửa
bước sóng
λ
d=
2
Nếu khe từ có độ rộng lớn thì tín hiệu ghi sẽ bị trùng lập trên mặt băng.
1 1 v
Ví dụ: f = 10 KHz → d = v.T = .
2 2 f

V. Nguyên lý xóa băng từ:


V.1 Xóa bằng nam châm vĩnh cữu:
V.2 Xóa bằng đầu từ xóa:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 28

VI.MẠCH TIỀN KHUẾCH ĐẠI


Có 2 nhiệm vụ chính:
• Khuếch đại tín hiệu rất nhỏ đến mức đủ lớn để đưa vào tần điều chỉnh âm sắc
hoặc tần khuếch đại công suất.
• Sửa lại đặc tuyến tần số cho đầu phát
Với đầu từ, tín hiệu ra có biên độ rất nhỏ phụ thuộc vào tần số của tín hiệu ghi
và thường không vượt quá 150mv. Do đó để hòan thành 2 nhiệm vụ trên là rất khó
khăn, khó khăn thứ nhất là làm suy giảm tạp âm ngay từ tầng khuếch đại đầu với hệ số
khuếch đại rất lớn, thứ hai là hiệu chỉnh độ khuếch đại đồng đều trên một dải tần làm
việc rộng. Đồng thời yêu cầu về độ méo phi tuyến cũng phải nhỏ, cụ thể là không
được vượt quá 1,5%; với hệ thống HIFI yêu cầu này là ≤ 0,06%
1. Tạp âm trong bộ khuếch đại nhiều tầng
Khi có nhiều bộ khuếch đại ghép nối tiếp thì mức tạp âm của cả bộ khuếch đại được
quyết định chủ yếu bởi tầng đầu.

SNV
Kp1 Kp2

SNX1 SNX2

SNV: nguồn nhiễu từ tín hiệu ngõ vào


SNX1: nguồn nhiễu từ bên ngoài thâm nhập vào tầng khuếch đại 1
SNX2: nguồn nhiễu bên ngoài thâm nhập vào tầng khuếch đại 2
Gọi:
SN01: Tín hiệu nhiễu ở ngõ ra tầng khuếch đại 1
SN02: Tín hiệu nhiễu ở ngõ ra tầng khuếch đại 2
Ta có:
S N 01 = ( S NV + S NX 1 ) K p1

S N 02 = ( S N 01 + S NX 2 ) K p 2

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 29

⇒ S N 02 = ( S NV + S NX 1 ) K p1 + S NX 2  K p 2

= ( S NV + S NX 1 ) K p1.K p 2 + S NX 2 .K p 2 

Ta thấy : thành phần thứ nhất là tạp âm xuất hiện ở ngõ vào tầng khuếch đại 1
gây ra.
Thành phần thứ 2 là tạp âm do xuất hiện ở ngõ vào tầng 2 gây ra.
Nếu chọn K p1 = K p 2 = K p thì tạp âm tầng đầu gấp K p lần tạp âm ở tầng sau.

Như vậy: tạp âm chủ yếu do tầng đầu quyết định.


2. Tạp âm riêng trong cuộn dây đầu từ
Do tác dụng nhiệt lên cuộn dây làm cho các điện tử chuyển động gây nên tạp
âm. Sức điện động của tạp âm đầu từ được tính bằng
en = 1,3 R .∆f

en : Sức điện động tạp âm hiệu dụng ( µν )

R : Trở kháng của cuộn dây (KΩ)


∆f : Dải tần làm việc, tính bằng KHz

Ta thấy: tạp âm tăng theo căn bậc 2 của trở kháng cuộn dây và dải tầng làm
việc.
Qua nghiên cứu về tạp âm, ta thấy tạp âm do nhiều nguyên nhân sinh ra và vấn
đề quan trọng đối với 1 tầng khuếch đại là nâng cao tỉ số S N . Đối với nhiễu từ bên

ngoài, ta có thể bố trí tầng khuếch đại đầu ở vị trí thích hợp như: tránh xa nguồn điện,
mạch dao động và dùng vỏ bọc kim loại để chống nhiễu.
Đối với tạp âm nội bộ ta có thể chọn loại transistor với hệ số tạp âm nhỏ, chấp
nhận giảm hệ số khuếch đại ở tầng đầu, trong trường hợp cần thiết ta sẽ tăng hệ số
khuếch đại ở tầng sau.
Một số transistor có hệ số tạp âm nhỏ: 2CC2240 (BL), 25C2458GR,
25C1642GR, BC109, BC107, BCY51R, SE4010, 25C26314,…..
3. Tín hiệu lấy ra từ đầu từ:
Khi băng dịch chuyển qua đầu từ, từ thông Φ do các vết từ tạo ra gửi qua khe

từ: e = −n
dt
Nếu tín hiệu hình sin thì sức điện động trên 2 đầu cuộn dây đầu từ được xác định:
e = −n2π f φ

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 30
f : tần số tín hiệu

n : số cuộn dây của đầu từ


φ : từ thông, phụ thuộc tiết diện của lõi sắt.
Ngoài ra, trong thực tế để đặc trưng cho sự tiêu hao trên mạch từ và khe từ,
người ta đưa tỉ số suy giảm tín hiệu
πd
sin
S= λ
πd
λ
d : độ rộng khe từ
v
λ : độ dài sóng λ = v.T =
f

v : tốc độ di chuyển của băng = 4,76 cm/s


Như vậy:

e = −n2π f φ .S

πd
Ta thấy: ở tần số thấp và trung bình λ đủ lớn, do đó →0
X
sin 0
⇒ lim S = lim =1
0
πd
Khi tần số đủ cao: →∞
λ
sin ∞
⇒ lim S = lim =0

làm cho tín hiệu ra ở cuộn dây qua cuộn dây đầu từ suy giảm nhanh chóng.
Để tăng tín hiệu trên cuộn dây đầu từ ta có thể tăng n , tuy nhiên khi tăng n thì
dẫn đến L tăng → tăng nhiễu ( thực tế người ta khống chế giá trị này ≤ (1,6-1,6mH ),
hoặc tăng φ bằng cách tăng tiết diện lõi sắt. Tuy nhiên tiết diện lõi sắt bị giới hạn bởi
độ rộng khe từ và độ rộng track ghi. Do đó để tăng e ta phải phối hợp nhiều yếu tố kỹ
thuật trong đầu từ.
4. Mạch khuếch đại đầu từ dùng transistor

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 31
Mạch khuếch đại đầu từ dùng 1 transistor với hồi tiếp âm điện áp và dòng điện
thường dùng thường dùng trong các máy cassette công suất nhỏ, chất lượng thấp.
Thông thường mạch khuếch đại đầu từ dùng từ 2 tầng khuếch đại trở lên, liên lạc
thẳng, nhờ đó có thể dùng hồi tiếp âm để sửa đặc tuyến tần số. Để giảm tạp âm, người
ta có thể dùng tầng khuếch đại cascade
a). Mạch khuếch đại đầu từ kiểu cascade
VCC

Vout

Vin

Hình 2.9 Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đầu từ Cascade


18V

Rc
RB1
1K8
6K8 Vout
5UF
Q2

10U

RB2

5K6
β 1 = β2 = 100

Vin Q1

RB3
4K7 RE 2UF
1K

Hình 2.10 Sơ đồ mạch khuếch đại đầu từ điển hình


Nguồn Vcc cần được ổn áp và lọc kỹ để tránh được nhiễu nguồn xoay chiều và
tầng công suất gây ra trên đường cấp điện
Trên sơ đồ mạch ta có:
I E1 = I E2 ⇒ I C1 = I C 2

⇒ β1 = β 2 = β ⇒ I b1 = I b 2

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 32
Dòng điện I β 1 chạy qua điện trở R &β vì β RE = 100 x 1 = 100 k
B3 RE
 R3 = 4 K 7 nên xem như chủ yếu dòng điện chạy qua R3 ta có:

R3
VB1 = .Vcc = 4,95V
R1 + R2 + R3

VE1 VB1 − VBE1 4,95 − 0, 7


I E1 = = = = 4, 25mA
RE RE 1K

26mV 26mV
re1 = = = 6,12Ω
I E1 4, 25mA
⇒ re 2 = re1 = 6,12Ω

Hệ số khuếch đại của tầng ghép CE :


RC1
AV 1 = − β .
hie

hie = rb1 + β re1 ≈ β re

β RC 2
AV 2 =
hie2
RC 2
AV 2 =
hie2

RC1 r
⇒ AV 1 = − = − e 2 = −1
re1 re1

b). Mạch khuếch đại 2 tầng liên lạc trực tiếp


VCC

Vout

Vin

ZNF

Hình 2.11 Mạch nguyên lý khuếch đại 2 tầng liên lạc trực tiếp

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 33

VCC

10K
100PF

8K2 1UF
Q2

3K3
Q1

10UF
1K2 100UF

1K

4K7 ZNF

Hình 2.12 Mạch thực tế khuếch đại 2 tầng liên lạc trực tiếp

Độ lợi điện áp của các tầng được xác định


RC1 & hie2
AV 1 = − β1
( hie1 + β RE )
RC 2 & tai
AV 2 = − β
hie2

Độ lọc toàn mạch:


RC1 & hie2 RC 2 & tai
AV = AV 1. AV 2 = β1.β 2 .
( hie1 + β RE ) hie2
RC1 = 82k  hie2 ⇒ RC1 & hie2 = hie2
RC 2 & tai RC 2 & tai
⇒ AV = β1.β 2 = β1.β 2 .
hie1 + β1 rb1 + β1re1 + β1 RE1

RC 2 & tai
AV ≈ β 2 .
RE1

Khi mạch có hồi tiếp

Vin Av V0

Kp

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 34

AV
⇒ AVht = k : hệ số hồi tiếp
1 + k p . AV

ta có:
RE R
kp = ≈ E
RE + Z NF Z NF

vì Z NF  RE
1 Z NF
⇒ AVht = =
kp RE

Rõ ràng độ lợi thật sự của mạch phụ thuộc chủ yếu vào thành phần trở kháng
hồi tiếp. Trong thực tế, dạng mạch hồi tiếp như sau :

Như vậy: độ lơi của mạch phụ thuộc vào tần số tín
hiệu
ZNF VD: cho β 2 = 100, RE1 = 1k , R = 10k
C2

RC 2
Khi chưa có tải: AV = β 2 = 1000
RE1

Nếu không tính đến sự tổn hao trên mạch từ và khe từ với băng từ tiêu chuẩn
có đặc tuyến đường ghi băng phẳng, biên độ từ thông gửi qua lõi sắt từ không thay
đổi, thì đặc tuyến đầu ra của đầu từ tỉ lệ với tần số. Ta có

Đặc tuyến đầu từ

Đặc tuyến tín hiệu ra

Đặc tuyến của mạch khuếch đại

16Hz 16Kz

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 35
Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại tỉ lệ với Z NF , ở tần số thấp trở kháng

Z NF nhỏ do Z C & Rht Khi ở tần số cao Z C & Rht ≈ Rht &⇒ Z NF giảm dần ⇒ AV giảm
ở tần số cao.
™ Một số dạng sơ đồ mạch thực tế

1.Mạch khuếch đại đầu từ trong máy SONY 7C-140:


4K7 12V

10UF 18K
3K9

47PF 10PF
0

10UF

1nF 1NF 10K 10K


Volume
3K3 2K7
2K7 47UF

3K6 10UF

47UF 120K

22nF

150

Hình 2.13 Mạch khuếch đại đầu từ máy SONY 7C-140


Các tụ 1nF mắc giữa các cực B-E của các transistor để bù một phần biên độ tín
hiệu tần số cao.
Trong mạch có một đường hồi tiếp âm chính là điện trở 2k 7 , tụ 47 µ , điện trở
150 , 120k & 22nF và biến trở 10K để cân bằng đặc tuyến tần số cho mạch.

Các tụ 47p và 10p có tác dụng chống dao động tự kích. Điện trở 4k7 và tụ
10 µ F hạn dòng và lọc ra để tạo điện áp DC phẳng cung cấp cho tầng đầu tiên của

mạch tiền khuếch đại.


2. Mạch khuếch đại dùng 3BTT ( SONY TC540 )

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 36
4K7
24V

100UF 8K2 150K


22K

1K
10UF

10K
82 Volume
1nF
15 33UF 68K

10 10

154K

4K7
33nF

Hình 2.14 Mạch khuếch đại đầu từ dùng 3 BJT

Q1, Q2 : 2SC362; β = 350.


Q3 = 2SC364 ; β = 400.
Tầng khuếch đại đầu tiên được phân cực với dòng tĩnh nhỏ để giảm tạp âm.

3. Mạch tiền khuếch đại dùng IC


Trong các máy cassette hiện nay vi mạch được dùng phổ biến để thay thế cho
linh kiện rời. Trên lý thuyết IC có độ ổn định hơn hẳn linh kiện rời, ngoài ra còn có ưu
điểm là gọn nhẹ, cần ít linh kiện đi kèm và lắp ráp mạch đơn giản. Tuy nhiên nguồn
cấp điện cho IC cần ổn định và không được vượt quá điện áp danh định
Xem mạch điển hình dùng BA328. IC gồm op-amp được mắc thành 2 mạch
khuếch đại đảo AC có độ lợi thay đổi theo tần số để sửa đáp tuyến tần số cho mạch
khuếch đại đầu.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 37
33nF

100 4K7 100K

47UF

10UF

8 - 6
1UF 9V
9 + 2SC1815
22
4 Q1
1nF
220UF
1K
5
1UF 450UF
1 - 3
1nF 2 +
10UF

33nF

100 4K7 100K

47UF

Hình 2.15 Mạch tiền khuếch đại dùng IC


Q1 là mạch nguồn dòng cung cấp điện áp ổn định cho IC
Khi hoạt động ở chế độ DC, các tụ 47 µ được xem như hở mạch, ki ≈ ∞
Rf
⇒ Độ lợi AV = 1 + ≈ 1 giảm độ khuếch đại để giảm tạp âm
Ri

Ở chế độ AC, các tụ này xem như ngắn mạch, Ri ≈ 100Ω, R f = 4k 7 + 100k & Z C . Ở

Rf
tần số thấp, Z c lớn ⇒ R f ≈ 100k ⇒ AV = 1 + ≈ 1000 lần
Ri

ZC
Ở tần số cao Z C nhỏ ⇒ R f giảm ≈ Z C ⇒ AV = 1 + ⇒ Độ khuếch đại của
Ri

mạch giảm đáng kể để sửa đáp tuyến tần số.


VII.MẠCH KHUẾCH ĐẠI GHI
1. Nhiệm vụ và tính chất cơ bản
Nhiệm vụ chủ yếu của tầng khuếch đại ghi là sửa méo đặc tuyến đầu ghi và cung
cấp tín hiệu cho nó. Để thực hiện nhiệm vụ này, mạch cần có những tính chất sau:
• Ngõ ra mạch làm việc được với phụ tải là cuộn cảm ( đầu ghi )
• Có mạch sửa đặc tuyến tần số trong mạch khuếch đại
• Trộn tín hiệu ghi với tín hiệu siêu âm để từ hóa tín hiệu ghi trên băng từ.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 38
Tạp âm riêng của mạch khuếch đại ghi không quan trọng bằng mạch tín hiệu
phát vì tín hiệu ghi luôn có biên độ lớn. Mạch ra thường dùng nguồn có điện áp cao và
sử dụng hồi tiếp sâu để sửa méo tín hiệu.
Tải của mạch khuếch đại ghi là trở kháng của cuộn dây đầu từ, có ghi thay đổi
theo tần số tín hiệu ghi
Z = ω .L
Để duy trì dòng từ hóa một mức i nào đó thì điện áp ra ( biên độ tín hiệu ra )
của mạch khuếch đại ghi cũng thay đổi theo tần số, ta có:
V0 = Z .i = ω Li

Như vậy cần phải sửa đặc tuyến cho mạch khuếch đại ghi. Trở kháng Z ở tần
số thấp sẽ gây méo phi tuyến. Để ổn định trở kháng trong cả dải tần tín hiệu ghi,
người ta mắc thêm điện trở hạn chế R nối tiếp với tải đầu từ, với điều kiện R phải có
giá trị đủ lớn ( R  Lω ) phụ tải của mạch khuếch đại ghi lúc này xem như là điện trở
thuần R
Trong thực tế R được chọn theo công thức:
R = 2ωC L = 4π f C L f C : tần số cắt

L : cảm kháng cuộn dây đầu từ


Để cải thiện thêm, người ta còn mắc tụ C song song với điện trở R

α 2 + ( k 3 + α 2k − k 2 )
Z = R.α
k2 +α2
L 1 ω
với α = ωc . , ωc = , k = , ω = 2π f
R LC ωc

cho ω tăng từ 0 đến ωc và chọn α = 1 ; 1,6; 2; 3 và xác định Zv ta được

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 39

Zv α=3

α=2

α=1.6

α=1

Từ đặc tuyến trên ta thấy, khi α = 1, 6 thì tổng trở ra của mạch ổn định, do đó ta
L
chọn α = ωc = 1, 6
R
Như vậy ta có thể xác định giá trị của R

L L
R = ωc . = ωc .
α 1, 6

1
C=
ωr2 .L

Nếu không sử dụng tụ C mắc & với R thì để ổn định trở kháng ra của mạch thì
phải tăng điện trở lên khoảng 3,2 lần.
Tuy nhiên, khi sử dụng thêm R và RC để ổn định trở kháng sẽ làm suy hao biên
độ tín hiệu ghi do đó, ta phải tăng cường biên độ tín hiệu ghi.
Dạng cơ bản của một mạch khuếch đại ghi:
VCC

C
R1 R3
R5 L1 Mạch khuếch đại ghi
OSC sieu âm
C2 C3

R2 R4

Hình 2.16 Mạch khuếch đại ghi

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 40
R5 & C2 là bộ ổn định trở kháng cho tải ở đầu ra, L1 & C3 là khung cộng hưởng LC để

trộn tín hiệu ghi với tín hiệu siêu âm.


2. Sơ đồ chi tiết một mạch khuếch đại ghi:
100 VCC

100UF

470K
4.7UF
15K
2
Q2 4.7UF 18K
Q1 Line in
5n

3K9 15K
1 330p

560 82 82 10n
500

10n 15n

Q2 10K

150K
Q2
VCC

47UF10n Normal
10K

Cro2
56K 10n
2
Q2

1 4.7n 47
0 2

15n 3.4mH
1

Hình 2.17 Sơ đồ chi tiết mạch ghi

VIII. MẠCH KHUẾCH ĐẠI MICRO


Micro thường dùng là micro điện động, có biên độ tín hiệu ra khoảng
1mv → 5mv , lớn hơn biên độ tín hiệu đầu từ, nhưng có đặc tuyến tần số gần giống với
tín hiệu đầu từ, nên mạch khuếch đại micro cũng có chức năng làm phẳng đặc tuyến
tần số. Trong máy cassette thông dụng, để đơn giản và tiết kiệm người ta thường dùng
mạch khuếch đại tín hiệu đầu từ làm mạch khuếch đại micro chỉ cần dùng thêm switch
để thay đổi tín hiệu vào và thay đổi hồi tiếp âm thích hợp.
1. Mạch khuếch đại micro dùng 1 transistor
Mạch 1:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 41

1K 12V

1K5 10UF

680K 1K5
Out
4,7UF 0.47UF
20nF 4K7

220pF
2K2

22

Hình 2.18 Mạch khuếch đại Micro 01

- Tụ 220p là hồi tiếp dương để nâng biên độ cho tín hiệu có tần số cao
- 680k hồi tiếp âm, có tác dụng khử nhiễu và tăng độ rộng băng tần
- Tụ .02 phối hợp tổng trở tải để sửa đáp tuyến tần số
Mạch 2:
12V
220K 4K7
AUX

270K
220K 100UF 6K5

0
0 0
1UF

MIC 10K
18K
4K7 100

Hình 2.19 Mạch khuếch đại micro 02


- Micro cho tín hiệu ra 1,8mv, trở kháng 50k.
- Ngã ra AUX có mức tín hiệu 120mv, trở kháng 200k.
- Transistor được phân cực kiểu CE .
- Điện trở 100 để ổn định nhiệt.
Yêu cầu SV tính toán các thông số của mạch ( tính phân cực tính AV).
2. Mạch khếch đại dùng 2 transistor
Mạch 1 :

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 42

680 VCC

100UF 100UF
180K 22K

2M2 470

2U2F 2U2F
2K2
MIC 22UF
Q2 Q2
Out
47K

15K
270

Hình 2.20 Mạch khuếch đại Micro dùng 2 transistor, mạch 1


Điện áp ngõ vào 100mV, trở kháng khỏang 50K → tính điện áp ngõ ra.
Tầng đầu làm việc ở chế độ khuếch đại tín hiệu nhỏ, Vcc ≈ 1.9V. Để giảm méo
tín hiệu người ta dùng 2 đường hồi tiếp : 2M2 và 270. tầng 2 có độ khuếch đại lớn
hơn, VCEQ ≈ 6, điện trở hồi tiếp là 470Ω.
Để ổn định điện áp cho tòan mạch, người ta dùng thêm đường hồi tiếp từ ngõ ra
tầng 2 về cực E của tầng 1 bằng R = 15K.
Mạch 2 : máy Toshiba, model KT43D.
3K3 VCC

47UF 180K 6K8


50p
OUt
MIC 33UF 10UF

5K6 100p 22K

1K

220

680

3K3

33n 330K

Hình 2.21 Mạch khuếch đại Micro 2 trasistor, mach 2

IX. MẠCH ĐIỀU CHỈNH ÂM SẮC


Âm sắc là sắc thái âm thanh phát từ nhiều nguồn khác nhau, nó được quyết
định bởi số lượng và công suất của họa âm, việc hiệu chỉnh âm sắc thực chất là sự

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 43
hiệu chỉnh tần số. Trong thực tế, các nguồn âm thanh phát ra nằm trong các dải tần số
sau:
• Giọng nói: 70 Hz → 8 KHZ
• Tiếng trống: 16 Hz → 300 Hz
• Tiếng đàn, sáo,…..trên 7 KHz
Tín hiệu sau khi ra khỏi mạch tiền khuếch đại, thay vì được đưa thẳng đến tầng
khuếch đại công suất và ra loa thì người ta thường đưa qua một tầng trung gian đó là
tầng điều chỉnh âm sắc trước khi đưa đến mạch khuếch đại công suất.
Volumn
Dieu chinh
Tien KD am sac
KDCS
SPEAKER

Hình 2.22 vị trí mạch điều chỉnh âm sắc trong cassette

Tầng điều chỉnh âm sắc có nhiệm vụ cho qua các thành phần tín hiệu có tần số
mong muốn và giảm thiểu các thành phần tín hiệu có tần số khác tùy theo ý thích của
người nghe.
1. Mạch điều chỉnh âm sắc đơn giản:
Xuất hiện trong các máy cassette chất lượng thấp. Tác dụng của mạch này chủ
yếu ảnh hưởng lên các tín hiệu có tần số cao. Dạng mạch lọc hạ thông :

C2
1
f = ≤ fc
2π RC
Volumn

Hình 2.23 Mạch chỉnh âm sắc đơn giản

2. Mạch Baxandal:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 44
Đây là mạch điều chỉnh âm sắc rất thông dụng. Sự giải thích định tính căn cứ
vào sự phụ thuộc của dung kháng vào tần số tín hiệu và tương quan dung kháng với
các điện trở xung quanh.
Sơ đồ căn bản mạch chỉnh bass:
Av

Vi
10R
C/10
Boostrap

Vo
100R

C f
Cut off

Hình 2.24 Mạch chỉnh Bass căn bản

Tần số cắt của mạch được xác định bởi:


1
fL =
2π RC
Ở tần số cao f = 10 f L . Các tụ C trên mạch xem như nối tắt, ta có:
R.Vi 1
V0 = ≈ Vi
R + 10 R 10
⇒ Biên độ tín hiệu có tần số cao giảm đáng kể
Đối với tín hiệu có tần số thấp f ≤ f L khi VR ở vị trí Boostrap:
101R.Vi 101
Vob = = Vi ≈ Vi
10 R + 101R 111
Khi VR ở vị trí cut off:
R 1
Voc = .Vi = .Vi
111R 111
Như vậy: đối với tín hiệu có tần số thấp thì biến trở VR đóng vai trò thay đổi
biên độ ngõ ra của tín hiệu:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 45
• Mạch chỉnh treb: V0
Vi
C/10
10R
Boostrap

Vo
100R

R
f
Cut off

Hình 2.25 Mạch chỉnh treb

1
Tần số cắt của mạch: f L = ở tần số thấp f = 0,1 f L , trở kháng của các tụ
2π RC
1
 giá trị của các điện trở R ⇒ V0 = Vi giảm đáng kể ở ngõ ra.
10
Ở tần số cao f ≥ f L , các tụ điện xem như nối tắt, khi đó: nếu chỉnh VR hết về
Boost ta có: Vob = Vi
1
Nếu chỉnh VR hết về phía cut off : Voc = Vi
10
Mạch Treb-Bass có thể kết hợp lại như sau :
Vi
10K 10nF
33nF 10K

100K 100K Volumn

330nF 1K

1K 100nF

4K7

Hình 2.26 Mạch chỉnh Bass-Treb

• Mạch điều chỉnh âm sắc dùng OP-Amp:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 46

X. MẠCH GIẢM TẠP ÂM DOLBY


Ray Dolby ( một Bác sĩ người Mỹ ) trong quá trình nghiên cứu điện sinh học
đã đề ra lý thuyết lọc tạp âm được áp dụng trong ngành y. Các nhà điện tử đã ứng
dụng lý thuyết này vào lĩnh vực âm thanh và đặt tên là DOLBY.
Nguyên lý lọc tạp âm DOLBY: khi ghi tín hiệu người ta nâng biên độ của các
tín hiệu yếu lên, nhất là ở vùng tần số cao. Khi phát người ta giảm tạp âm bằng cách

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 47
giảm độ khuếch đại của mạch ( chủ yếu là ở tần số cao ) để lấy lại dạng đặc tuyến ban
đầu.
1. Hệ thống giảm nhiễu DOLBY – NR ( Noise reduction )
Mạch Dolby thực chất là mạch nén và dẫn dải động dựa trên nguyên tắc khống
chế mức tín hiệu. Hệ số nén được chọn là 2 1 và có thể nâng mức tín hiệu / nhiễu

(S/N) khoảng 10 → 15dB .


Hệ thống gồm 2 loại: Dolby A và Dolby B. Hệ thống Dolby A chất lượng cao,
phức tạp và đắt tiền, nên được dùng trong các máy chuyên dụng. Hệ Dolby B chỉ có
tác dụng ở tần số cao ( trên vài KHz ) và được dùng trong các máy ghi âm thông
thường. Hiện nay có thêm hệ thống Dolby C, được kết hợp giữa Dolby A và Dolby B.
a. Hệ thống Dolby A :

Kênh điều khiển Kênh điều khiển

In Kênh chính Out In Kênh chính Out

a) khi ghi b) khi phát


Hình
Trong quá trình ghi, tín Hệ thống
2.24trong
hiệu kênhDolby
chínhA được cộng với tín hiệu trong
kênh điều khiển. Kênh điều khiển có phạm vi điều khiển rộng, có nhiệm vụ nâng biên
độ tín hiệu có biên độ nhỏ và giảm biên độ tín hiệu có tần số cao.
Ở quá trình phát lại, quá trình dãn dải động được thực hiện để giảm biên các tín
hiệu đã được nâng biên độ và tăng biên các tín hiệu đã được giảm.
Trong bộ điều khiển này, thường sử dụng 4 bộ lọc, 4 dải tần số để tạo tác dụng
điều khiển rộng.
Các bộ lọc được phân thành các dải tần sau:
< 80 Hz
80 Hz → 3KHz
3KHz → 9 KHz
≥ 9 KHz

Đối với các thành phần tín hiệu vào lớn đến mức cho phép sẽ được cho qua
mạch lọc 1 cách dễ dàng.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 48

dB dB

20 20
10 10
0 0

-10 -10
-20 -20
-30 -30
-40 -40

-50 -50
-60 -60
-70 -70
-80 -80

IN OUT

Ta nhận thấy rằng : Ở mức xung quanh odB, hệ thống Dolby không hoạt động.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 49

Chương III

NGUYÊN LÝ PHÁT-THU HÌNH


A. NGUYÊN LÝ PHÁT HÌNH:

I. PHƯƠNG PHÁP QUÉT HÌNH


Để thay thế bộ cảm biến gồm 108 sensor của mắt cảm nhận hình ảnh của vật thể
thì người ta sử dụng camera_thiết bị gồm một hệ thống thấu kính và các mạch điện tử
để chuyển đổi các điểm của hình ảnh theo từng dòng thành các tín hiệu điện. Ở máy
thu, để tái tạo lại hình ảnh này người ta dùng phương pháp quét, tổng quát như sau:

Xuất phát
của ảnh Dòng 1 Dòng 1

Dòng 2 Dòng 2
Khung
ảnh

Dòng n Dòng n
Hình 3.1 Nguyên lý quét hình

Một hình ảnh tổng quát sẽ được cắt ra thành n dòng, các điểm ảnh trên từng
dòng lần lượt được chuyển thành các tín hiệu điện có độ mạnh yếu tương ứng với độ
sáng và màu sắc. Khi tái tạo lại ảnh các tín hiệu điện trên từng dòng trên sẽ được đưa
vào điều khiển một súng điện tử để vẽ lại hình ảnh trên màn hình. Tùy theo độ mạnh

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 50
yếu của tín hiệu tại các điểm trên một dòng mà độ sáng của màn hình sẽ khôi phục lại
như hình ảnh ban đầu.
Số dòng quét trong một ảnh và số ảnh quét trong 1 giây được xác định dựa trên
2 tiêu chuẩn truyền hình:
- OIRT (International Radio-Television Organisation): là tiêu chuẩn truyền hình
châu Âu, trong đó qui định số dòng quét là 625 dòng và số ảnh/s ~ 25 ảnh.
- FCC (Federal Communications Commssion ): là tiêu chuẩn truyền hình của
Mỹ trong đó qui định số dòng quét là 525 dòng và số ảnh quét trong 1 giây ~30
ảnh.
Tuy nhiên, trong thực tế để tăng chất lượng của ảnh người ta sử dụng phương
pháp quét xen dòng:

Dòng 2
4 Dòng 1

Dòng 3

n
Dòng n-1
Hình 3.2 Nguyên lý quét xen dòng ở máy thu

Việc quét xen dòng đảm bảo số dòng quét trong một giây không tăng nhưng số lần lặp
lại của các bán ảnh tăng gấp đôi dẫn đến đảm bảo chất lượng ảnh quét.
Xem một ảnh mẫu quét:

Hình 3.3

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 51

Hình 3.4 bán ảnh 1 và bán ảnh 2


II. DẢI TẦN CỦA TÍN HIỆU HÌNH
Dãi tần của tín hiệu hình gồm 2 bank:
- VHF (very high frequency): 49,75Mhz Æ 223,25Mhz
- UHF (ultra high frequency): 470Mhz Æ 958Mhz
Do tần số của tín hiệu hình thay đổi từ 30Hz đến 4,2Mhz nên độ rộng của mỗi
kênh truyền hình cũng rất rộng và cụ thể phụ thuộc vào tiêu chuẩn truyền hình:
- OIRT: mỗi kênh có độ rộng 8 Mhz

Sóng mang Sóng mang


Video Audio

0,75 Mhz
6,5 Mhz

6 Mhz

1,25 Mhz

8Mhz
Hình 3.5 Dải thông của tín hiệu truyền hình OIRT

- Chuẩn FCC: mỗi kênh có độ rộng 6Mhz

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 52

Sóng mang Sóng mang


Video Audio

0,75 Mhz
4,5 Mhz

4,2 Mhz

1,25 Mhz
0
6Mhz
Hình 3.6 Dải thông của tín hiệu truyền hình màu FCC

Ở Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn OIRT (hệ truyển hình màu PAL D/K, chi tiết ở
phần sau), xem sự phân chia các kênh sóng trong dãi tần truyền hình theo OIRT:

PAL D/K (OIRT) TELEVISION STANDARD - CHANNEL CHART

CATV MHz VIDEO SOUND BROADCAST MHz VIDEO SOUND


01 48.5-56.5 49.75 56.25 21 470-478 471.25 477.75
02 58-66 59.25 65.75 22 478-486 479.25 485.75
03 76-84 77.25 83.75 23 486-494 487.25 493.75
04 84-92 85.25 91.75 24 494-502 495.25 501.75
05 92-100 93.25 99.75 25 502-510 503.25 509.75
06 174-182 175.25 181.75 26 510-518 511.25 517.75
07 182-190 183.25 189.75 27 518-526 519.25 525.75
08 190-198 191.25 197.75 28 526-534 527.25 533.75
09 198-206 199.25 205.75 29 534-542 535.25 541.75
10 206-214 207.25 213.75 30 542-550 543.25 549.75
11 214-222 215.25 221.75 31 550-558 551.25 557.75
12 222-230 223.25 229.75 32 558-566 559.25 565.75
SC-1 111-119 112.25 118.75 33 566-574 567.25 573.75
SC-2 119-127 120.25 126.75 34 574-582 575.25 581.75
SC-3 127-135 128.25 134.75 35 582-590 583.25 589.75
SC-4 135-143 136.25 142.75 36 590-598 591.25 597.75
SC-5 143-151 144.25 150.75 37 598-606 599.25 605.75
SC-6 151-159 152.25 158.75 38 606-614 607.25 613.75
SC-7 159-167 160.25 166.75 39 614-622 615.25 621.75
SC-8 223-231 224.25 230.75 40 622-630 623.25 629.75
SC-11 231-239 232.25 238.75 41 630-638 631.25 637.75
SC-12 239-247 240.25 247.75 42 638-646 639.25 645.75
SC-13 247-255 248.25 254.75 43 646-654 647.25 653.75
SC-14 255-263 256.25 262.75 44 654-662 655.25 661.75
SC-15 263-271 264.25 270.75 45 662-670 663.25 669.75
SC-16 271-279 272.25 278.75 46 670-678 671.25 677.75

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 53
SC-17 279-287 280.25 286.75 47 678-686 679.25 685.75
SC-18 287-295 288.25 294.75 48 686-694 687.25 693.75
SC-19 295-303 296.25 302.75 49 694-702 695.25 701.75
SC-20 303-311 304.25 310.75 50 702-710 703.25 709.75
SC-21 311-319 312.25 318.75 51 710-718 711.25 717.75
CATV MHz VIDEO SOUND BROADCAST MHz VIDEO SOUND
SC-22 319-327 320.25 326.75 52 718-726 719.25 725.75
SC-23 327-335 328.25 334.75 53 726-734 727.25 733.75
SC-24 335-343 336.25 342.75 54 734-742 735.25 741.75
SC-25 343-351 344.25 350.75 55 742-750 743.25 749.75
SC-26 351-359 352.25 358.75 56 750-758 751.25 757.75
SC-27 359-367 360.25 366.75 57 758-766 759.25 765.75
SC-28 367-375 368.25 374.75 58 766-774 767.25 773.75
SC-29 375-383 376.25 382.75 59 774-782 775.25 781.75
SC-30 383-391 384.25 390.75 60 782-790 783.25 789.75
SC-31 391-399 392.25 398.75
SC-32 399-407 400.25 406.75
SC-33 407-415 408.25 414.75
SC-34 415-423 416.25 422.75
SC-35 423-431 424.25 430.75
SC-36 431-439 432.25 438.75
SC-37 439-447 440.25 446.75
SC-38 447-455 448.25 454.75
SC-39 455-463 456.25 462.75
SC-40 463-471 464.25 470.75
SC-41 471-479 472.25 478.75
SC-42 479-487 480.25 486.75
SC-43 487-495 488.25 494.75
SC-44 495-503 496.25 502.75
SC-45 503-511 504.25 510.75
SC-46 511-519 512.25 518.75
SC-47 519-527 520.25 526.75
SC-48 527-535 528.25 534.75
SC-49 535-543 536.25 542.75
SC-50 543-551 544.25 550.75
SC-51 551-559 552.25 558.75
SC-52 559-567 560.25 566.75
SC-53 567-575 568.25 574.75
CATV MHz VIDEO SOUND BROADCAST MHz VIDEO SOUND
SC-54 575-583 576.25 582.75
SC-55 583-591 584.25 590.75
SC-56 591-599 592.25 598.75
SC-57 599-607 600.25 606.75
SC-58 607-615 608.25 614.75
SC-59 615-623 616.25 622.75
SC-60 623-631 624.25 630.75
SC-61 631-639 632.25 638.75
SC-62 639-647 640.25 646.75
SC-63 647-655 648.25 654.75
SC-64 655-663 656.25 662.75
SC-65 663-671 664.25 670.75
SC-66 671-679 672.25 678.75
SC-67 679-687 680.25 686.75
SC-68 687-695 688.25 694.75
SC-69 695-703 696.25 702.75
SC-70 703-711 704.25 710.75
SC-71 711-719 712.25 718.75
SC-72 719-727 720.25 726.75
SC-73 727-735 728.25 734.75
SC-74 735-743 736.25 742.75
SC-75 743-751 744.25 750.75
SC-76 751-759 752.25 758.75
SC-77 759-767 760.25 766.75
SC-78 767-775 768.25 774.75
SC-79 775-783 776.25 782.75
SC-80 783-791 784.25 790.75
SC-81 791-799 792.25 798.75

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 54
SC-82 799-807 800.25 806.75

III. TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH:


III.1 Dạng sóng của tín hiệu truyền hình đen trắng và truyền hình màu:
Tất cả các màu sắc trong thực tế đều có thể tạo thành từ 3 thành phần màu cơ
bản R (Red), G (Green) và B (Blue). Theo lý thuyết về màu sắc, màu sáng được dựa
trên sự pha trộn R, G và B với phần trăm bằng nhau, tuy nhiên thực tế nếu pha trộn
theo công thức này thì sẽ hình thành màu xanh nhạt do sự cảm nhận về màu sắc là
không thức này thì sẽ hình thành màu xanh nhạt do sự cảm nhận về màu sắc là không
đồng đều:

UV Xanh da trời Blue Red Hồng ngọai


(Green)
Sự cảm thụ của
mắt người

Bước sóng
nm
400 440 480 520 560 600 640 680

Hình 3.7

Tín hiệu hình được tạo ra thông qua hệ thống thấu kính và các cảm biến màu
của các camera:

Hình 3.8 Nguyên lý tạo R, G, B

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 55
Tùy theo màu sắc của điểm ảnh mà tín hiệu ra của các cảm biến R, G, B sẽ có
độ lớn nhỏ khác nhau. Trong truyền hình đen trắng, tín hiệu truyền hình là tín hiệu
chói Y , là thành phần tổng hợp từ R, G, B theo nguyên lý pha màu và theo sự cảm thụ
màu sắc của mắt người có giá trị xác định theo công thức sau:
Y = 0,59G + 0,3R + 0,11B

Tín hiệu truyền hình màu sẽ gồm tín hiệu Y và hai thành phần R-Y và B-Y.
Ngày nay, tất cả các đài phát đều sử dụng tín hiệu Y, R-Y, B-Y để truyền đi thông tin
tin hình ảnh. Tại máy thu, nếu là máy thu trắng đen sẽ thu nhận 3 thành phần tín hiệu
hình sau đó lọc lấy 1 thành phần Y; nếu máy thu hình màu sẽ tái tạo lại 3 tín hiệu R,
G, B dựa trên 3 thành phần tín hiệu thu được.
Dạng sóng của tín hiệu hình tổng hợp truyền hình đen trắng:

Mức trắng

Mức đen

Tín hiệu hình Xung đồng bộ


của 1 dòng (Y) dòng

Hình 3.9 Dạng tín hiệu hình đen trắng

Tín hiệu hình truyền đi theo từng dòng quét, tại cuối mỗi dòng một xung đồng
bộ được truyền kèm theo để cho phép máy thu đồng bộ xung quét của dòng kế tiếp với
đài phát, thời gian xuất hiện xung đồng bộ cũng là thời gian mà súng phóng tia điện tử
tại máy thu di chuyển từ cuối dòng hiện tại trở về đầu dòng kế tiếp.
Khi truyền xong dòng cuối cùng của mỗi bán ảnh, một chuỗi xung đồng bộ
được truyền kèm theo để cho phép máy thu đồng bộ ảnh kế tiếp với đài phát. Thời
gian xuất hiện của xung đồng bộ này cũng chính là lúc súng điện tử tại máy thu di
chuyển từ cuối màn hình đến đầu màn hình để chuẩn bị quét bán ảnh kế tiếp.

Bán ảnh i Chuỗi xung đồng Bán ảnh i + 1


bộ mành (ảnh)

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 56

Dạng sóng của tín hiệu hình tổng hợp truyền hình màu:

Tín hiệu hình của 1 Tín hiệu đồng bộ Mẫu tín hiệu sóng mang màu
dòng (Y, R-Y, B-Y) dòng (burst màu): 8-10 chu kì

Hình 3.10 Tín hiệu hình màu

Dạng tín hiệu đồng bộ mành (ảnh):

Tín hiệu truyền hình đen trắng và màu được biến điệu AM biên sót trước khi
truyền đi.
III.2 Tín hiệu âm thanh trong truyền hình:
Trong kỹ thuật truyền hình, âm thanh stereo được truyền đi cùng lúc với hình
ảnh và được biến điệu FM tại tần số sóng mang lớn hơn tần số sóng mang hình
6,5Mhz (OIRT) hoặc 4,5Mhz (FCC)

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 57
III.3 Sơ đồ khối quá trình thành lập tín hiệu truyền hình:
CAMERA

Biến
R G B Mạch R-Y Mạch A điệu
Ma tổng tín
B-Y B
Trận hợp hiệu
màu màu
Tổng hợp Y
tín hiệu Y
A’

B’

BỘ CỘNG TÍN
HIỆU TỔNG HỢP

Y + A’ + B ’

MẠCH PHÁT DAO ĐỘNG


TÍN HIỆU BỘ CỘNG TÍN TẠO SÓNG
ĐỒNG BỘ HIỆU ĐỒNG BỘ MANG MÀU

Tín hiệu hình tổng hợp

BIẾN ĐIỆU AM
BIÊN SÓT TẠI F0

Anten phát

BỘ CÔNG
VIDEO VÀ CÔNG
AUDIO SUẤT PHÁT

Left BIẾN ĐIỆU


MICRO FM TẠI
right
F0+6.5M/4.5M

Hình 3.11 Sơ đồ thành lập tín hiệu truyền hình màu

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 58

IV. HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH MÀU:


IV.1 Hệ thống truyền hình màu NTSC( National Televison System Committee )
Là hệ thống truyền hình màu đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại Mỹ vào những
năm 50 ( theo tiêu chuẩn truyền hình FCC ). Ở hệ thống NTSC, người ta truyền đi 3
tín hiệu màu sau:
Y = 0,59G + 0,3R + 0,11B
I = 0, 74 ( R − Y ) − 0, 27 ( B − Y )
Q = 0, 48 ( R − Y ) + 0, 41( B − Y )

Tín hiệu I được truyền với dải thông khoảng 1,3MHz, tín hiệu Q truyền với dải
thông 0,5 MHz và tín hiệu Y với dải thông 4,2MHz.
Tín hiệu I và Q sẽ được biến điệu AM cân bằng với tần số sóng mang phụ fsc =
3,58Mhz trước khi được trộn với tín hiệu Y:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 59

Hình 3.12 Sơ đồ khối phát NTSC

Dạng sóng của phương pháp điều biên nén:

Giải điều chế điều biên cân bằng được thực hiện bằng cách nhân tín hiệu điều
biên cân bằng với một thành phần tín hiệu có cùng tần số và pha với sóng mang gốc
và lọc hạ thông (LPF) để thu được tín hiệu gốc, chính vì lý do này mà máy phát hình
phải truyền kèm theo các mẫu sóng mang màu (burst màu) để giúp máy thu có cơ sở
tái tạo sóng mang phụ.
Băng tần của hệ truyền hình màu NTSC theo tiêu chuẩn FCC:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 60

Ưu điểm: hệ thông NTSC đơn giản, thiết bị mã hóa và giải mã không phức tạp
và do đó giá thành thiết bị thấp.
Khuyết điểm: dễ sai màu do dải tần của I và Q khác nhau và do sự bất đối xứng
của biên tần tín hiệu I.
V.2 Hệ thống truyền hình màu PAL (Phase Alternative Line)
Một vài năm sau khi hệ NTSC đưa vào sử dụng, hệ truyền hình màu của Châu
Âu bắt đầu phát triển và kế thừa thành quả của NTSC để đưa ra một hệ thống truyền
hình cho riêng mình là hệ PAL. Trong hệ này sử dụng 3 tín hiệu màu sau:
Y = 0,59G + 0,3R + 0,11B
U = 0, 493 ( B − Y )
V = ±0,877 ( R − Y )

Sự khác nhau quan trọng nhất của hệ PAL so với hệ NTSC là tín hiệu V đảo
pha theo từng dòng quét của ảnh ( thể hiện bằng dấu ± ở biểu thức ). Mục đích của sự
đảo pha này là sửa méo pha ở các dòng quét, và điều này có thể dẫn đến sự méo sắc
độ của màu.
Trong truyền hình PAL, tín hiệu U và V được điều biên nén tại tần số 4.43Mhz

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 61

dây trễ Khuếch đại cộng OUT


Y
Y
R
MẠCH V Khuếch đại V Điều biên nén
MA (0-1,5Mhz) Tín hiệu V
G TRẬN
Cộng
U Khuếch đại U Điều biên nén
B
(0-1,5Mhz) Tín hiệu U

+900 +1350
OSC Cấp xung
4,43Mhz đồng
-900 -1350

CMĐT CMĐT
Hình 3.13 Sơ đồ khối phát PAL

Dải tần của một kênh truyền hình OIRT sử dụng hệ thống màu PAL:
Sóng mang Sóng mang
Video Audio

0,75 Mhz
6,5 Mhz

Y C

1,25 Mhz
4.43Mhz

8Mhz

V.3 Hệ thống truyền hình màu SECAM:


SECAM : Sequentiel Couluer A Memoire, hệ thống truyền hình lần lượt, có
nhớ, ra đời tại Pháp, được sử dụng phổ biến tại Pháp và các nước thuộc Liên xô cũ.
Hệ truyền hình này sử dụng 3 tín hiệu màu:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 62
Y = 0,59G + 0,3R + 0,11B
DR = −1,9 ( R − Y )
DB = 1,5 ( B − Y )

Hai tín hiệu DR và DB được điều tần bởi 2 tần số sóng mang màu khác nhau và
được lần lượt truyền đi theo từng dòng, dòng thứ nhất gồm Y và DR thì dòng tiếp theo
sẽ là Y và DB

Y DÂY
+ OUT
TRỄ

R CMDT
MẠCH
MA DR Đảo
+ Lọc Biến điệu
G TRẬN pha 0-1.5Mhz FM

DB
B +

CMDT

Mạch tạo xung OSC OSC


đồng bộ 4,406Mhz 4,25Mhz

Hình 3.14 Sơ đồ khối phát SECAM

Dải tần của kênh truyền hình OIRT hệ SECAM:

Sóng mang Sóng mang


Video Audio

0,75 Mhz
6,5 Mhz

Y C

1,25 Mhz
~ 4Mhz

8Mhz

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 63
• Các thông số kỹ thuật cơ bản của 3 hệ thống truyền hình màu:

Thông số NTSC PAL SECAM


Số dòng quét 525 625 625
Tỉ lệ quét cách dòng 2:1 2:1 2:1
Tần số quét mành fV 59,94 50 50

f H ( Hz ) 15.734,266 15625 15625

Dải thông tín hiệu Y ( MHz ) 4,2 6,5 6,5

Tần số sóng mang màu 3.5795Hz 4,433619 DB=4,25


DR=4,40625
Dải thông tín hiệu màu I=1,3 U=1,5 DR=DB=1,5
Q=0,5 V=1,5

B. NGUYÊN LÝ THU HÌNH:


I. CẤU TẠO BÓNG ĐÈN HÌNH(CRT: CATHOD RAY TUBE):

HV
R G BRGB RGB
Cuộn gia nhiệt

R
G
B

BRG

Yoke Anode

L1L2L3
Hình 3.15 Cấu tạo đèn hình

L1: lưới điều khiển, điều khiển số lượng tia điện tử phát ra từ Cathod di chuyển
đến màn hình
L2: lưới gia tốc, tăng tốc các điện tử khi chúng di chuyển

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 64
L3: lưới hội tụ, hội tụ chùm tia điện tử để đập tập trung vào một điểm ảnh ( R,
G, B )
R, G, B: là 3 cathod của đèn hình được điều khiển bởi các tín hiệu R, G và b nhận
được từ đài phát. Tín hiệu R, G, B nhận được càng lớn thì điện áp tại R, G, B càng
âm.
Yoke : cuộn lệch dọc, ngang, được điều khiển bởi 2 dòng điện hình răng cưa có nhiệm
vụ tạo ra từ trường theo phương thẳng đứng (cuộn lệch dọc) và theo phương ngang.
Dạng tín hiệu như sau:

TH
TV

- FCC: TH = 63,5 µs (fH = 15750Hz); TH = 16668,75 µs (fV = 60Hz)


- OIRT: TH = 64 µs (fH = 15625Hz); TH = 20000 µs (fV = 50Hz)

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 65

Do cường độ tia điện tử suy giảm theo khoảng cách truyền nên có sự khác nhau
trong việc điều khiển cường độ tia quét trong màn hình cong và màn hình phẳng.

II. SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG QUÁT CỦA MỘT MÁY THU HÌNH


Về nguyên lý thì máy thu hình gần giống với máy thu thanh AM đổi tần.

SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT MÁY THU HÌNH MÀU:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 66

Audio IF Limitter FM Audio


detector Amp

Khối tuner

RF Mixer IF Video CRT


detector Video

0
Yoke
fosc Nhân tần
số SWITCHING
POWER SUPPLY

Hình 3.16 Sơ đồ máy thu hình

II.1 Switching Power Supply:


Cuộn khử từ

High
Diode frequency
AC
AC bridge 300VDC transformer
220V B+
Filter Cấp & filter
nguồn
mồi
OSC & Power
PWM device

Cấp nguồn chính rectify

Hồi tiếp chính

Hình 3.17 Sơ đồ khối nguồn switching

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 67
II.2 Tuner:
Có nhiệm vụ cộng hưởng với dải tần rộng bằng với kênh sóng của đài cần thu
(6Mhz, 8Mhz), tín hiệu thu được khuếch đại và trộn tần để đổi về tần số trung tần hình
là 45,75Mhz. tất cả các khối trong tuner được tích một trong một board mạch và được
đặt trong một vỏ bọc kim loại với các tín hiệu giao tiếp bên ngoài có dạng:

TUNER

nguồn VT UHF VH VL AFC IF

- Nguồn: thường sử dụng 9VDC


- VT: điện áp điều khiển tần số dao động thay đổi từ 0 đến khoảng 30V
- UHF: chân cung cấp điện áp cho khối dao động chọn kênh UHF
- VH: chân cung cấp điện áp cho khối dao động chọn kênh VH
- VL: chân cung cấp điện áp cho khối dao động chọn kênh VL
- AFC: automatic frequency control
- IF (intermediate frequency): tín hiệu ra trung tần

Sóng mang Sóng mang


Video Audio

0,75 Mhz
6,5 Mhz

Y C

1,25 Mhz
45.75Mh 4.43Mhz 52.25Mhz

8Mhz

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 68
II.3 Intermediate Frequency:
Thường là một mạch khếch đai ghép CE làm việc ở dải tần cao, có nhiệm vụ
khuếch đại tín hiệu trung tần để đưa đến mạch SawFilter và sau đó đưa đến IC giải
mã màu.

Av

sawfilter

II.4 Video decoder:


Thực hiện các chức năng: tách sóng AM tín hiệu hình, tách sóng AM biên sót tín hiệu
màu; giải mã màu tạo tín hiệu RGB; tách tín hiệu đồng bộ dòng và mành để đưa đến
mạch điều khiển dao động ngang và dao động dọc; đổi tần tín hiệu âm thanh về trung tần
thứ 2 (NTSC: 4,5Mhz; PAL: 5,5Mhz/ 6.5Mhz; SECAM: 6,5Mhz) và tách sóng tín hiệu
âm thanh.

II.5 YOKE (mạch làm lệch tia điện tử quét)

Dao Mạch Mạch K/Đ Cuộn dây


động fH tạo quét C suất quét dòng

Mạch
Video Tách xung tạo HV
signal đồng bộ

Dao Mạch K/Đ C Cuộn dây


động fV tạo quét suất quét mành

• Mạch tạo HV: Cao áp đèn hình HV có điện áp khoảng 40KV dùng để đưa vào
Anode của đèn hình, mạch tạo các áp có dạng sau:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 69

B+ FBT: flyback transformer


n1 n2
High Voltage

Focus Ne t

Screen
Q1

Fh

Vout = f(n1/n2, fH)

III. GIẢI MÃ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH MÀU:


III.1 Hệ NTSC:

Video Delay line Lọc chặn


Amp 0.7µs 3,58Mhz

Amp.
I BPF I R R
BPF AM 0- R
3,58 det 1,5Mhz
G
Matrix G G

B B
BPF Q B
Q
AM 0- Cathode
det 0,5Mhz
Color
carrier
det

VCO delay
3.58 900

Tách fV
Đồng
bộ fH

Hình 3.18 Sơ đồ giải mả NTSC

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 70
Mạch PLL ( Phase Lock Loop)

LPF S3 Chỉnh sai


S1 pha

S2

S1 = A cos (ωt + ϕ1 )
S 2 = A cos (ωt + ϕ 2 )
S3 = S1.S 2
A
S3 =
2
( cos ( 2ωt + ϕ1 + ϕ2 ) + cos (ϕ1 − ϕ2 ) )
A
S3 → LPF → S3 = cos (ϕ1 − ϕ 2 )
2
A
* ϕ1 = ϕ2 ⇒ S3 = ; không điều khiển
2
A
* ϕ1 ≠ ϕ2 ⇒ S3 ≠ ; điều khiển sửa sai
2
III.2 Hệ PAL:

Video Amp BPF Delay


0-4,2Mhz line

trừ Tách 2V
sóng V R

Delay Matrix
BPF 64µs G
3-5Mhz
Tách 2U B
cộng
sóng U

Color +900
VCO
carrier 4.43Mhz
det
-900
Tách fV CMĐT
Đồng
bộ fH
Hình 3.19 Sơ đồ giải mã PAL

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 71
III.3 Hệ SECAM:

BPF Delay Y
0-4,2Mhz Line
R

VIDEO G

Mạch ma trận
Hạn Tách B
biên sóng
tỉ lệ
Bell
Filter

Delay Hạn Tách


Line biên sóng
64µs tỉ lệ

Hình 3.20 Sơ đồ giải mã SECAM

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 72
CHƯƠNG IV

COMPACT DISC PLAYER

I. KHÁI NIỆM
Compact disc là thiết bị lưu trữ âm thanh dưới dạng số. Các nguồn tín hiệu âm
thanh được mã hóa dưới dạng số (ADC). Sau đó được điều chế và ghi trên đĩa.
Các tín hiệu số được ghi trên đĩa dưới dạng các lỗ trống (pit) hoặc mặt phẳng
(plat). Người ta sử dụng diode laser để tạo chùm tia laser đi qua hệ thống thấu kính để
tập trung năng lượng trên bề mặt của đĩa, cường độ của tia laser phụ thuộc vào các bit
tín hiệu và ta sẽ có các pit và các plant tương ứng trên mặt đĩa : khi phát, người ta
cũng sử dụng tia laser chiếu trên mặt đĩa và nhận lại tia phản xạ, tùy theo cường độ
mạnh yếu của tia phản xạ mà ta tạo lại các bit 0 và 1, thông tin này sau đó đưa qua
mạch hoàn điệu và DAC để tạo lại tín hiệu âm tần.
Chất lượng âm thanh ở ngõ ra của compact disc player cao hơn nhiều so với
các máy ghi âm analog. Đặc tín của tín hiệu:
• Không méo và biến dạng
• Độ tách kênh tốt
• Đặc tín tần số bằng phẳng
• Hệ số méo nhỏ 0,004%
II. CÁC THÔNG SỐ TIÊU BIỂU CỦA MÁY CD PLAYER
™ Tiêu chuẩn đĩa:
• Đường kính: 12cm, dày 1,2 mm
• Thời gian phát 60 → 75 phút
• Tia laser được sử dụng có bước sóng λ = 780nm . Ở compact disc player, chùm
tia laser được phát ra từ 1 diodelaser có bước sóng λ = 780nm , với bức xạ này
có thể gây bỏng da, hỏng mắt.
™ Tốc độ quay đĩa: thay đổi từ 200 → 500 vòng phút ( ở trong cùng: 500v/p,
ngoài 200 v/p )
Trong đĩa CD, âm thanh được mã hóa thành các bit 1 và 0. Sau đó được ghi lên
đĩa trên những đường tròn đồng tâm từ trong ra ngoài và được gọi là các track.
™ Số kênh: 2 kênh

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 73
™ Đáp ứng tần số: 5 Hz → 20 KHz
™ Lượng tử hóa tín hiệu: 16 bit
™ Độ méo: < 0,008%
™ Tần số lấy mẫu: 44,1 KHz
™ Hệ điều chế: EFM ( Eight – fourteen Module )
™ Công suất phát xạ tia laser: 0, 2mw
III. CẤU TRÚC ĐĨA CD
Đĩa CD cấu tạo là một tấm phẳng, tròn, đường kính 2cm được làm bằng
policarbonat. Phần tâm đĩa là 1 lỗ tròn, đường kính 15mm, phần trong suốt bên ngoài
có đường kính từ 26 → 33mm được gọi là vùng kẹp đĩa, được dùng để giữ cố định đĩa
trên bàn xoay.
Lớp bao phủ có bề rộng từ 46mm → 117mm phản chiếu tia laser, trong đó bao
gồm:
• Phần Lead in: là nơi chứa bảng nội dung của đĩa, bảng nội dung dùng để chứa
các thông tin như: tổng số thời gian phát, số bản nhạc, thời gian cho mỗi bản
nhạc,…..
• Phần Lead out: chứa thông tin kết thúc chế độ phát.
• Phần chương trình: chứa nội dung thông tin lưu trữ.
Tín hiệu âm tần sau khi qua bộ ADC 16 bit sẽ được biến điệu PCM. Sau đó đổi
thành EFM và được ghi lên các track với các chiều dài pit khác nhau:
0,87 µ m → 3,18µ m , bề rộng lổ là 0,5µ m . Người ta dựa trên chiều dài của các pit và

chia chúng thành 9 lọai khác nhau: 3 T ( 0,87 µ m ) → 11T ( 3,18µ m ) , các pit này được

sắp xếp liên tục trên track. Khoảng cách giữa 2 track là 1, 6µ m

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 74
0,5µm
3T → 0,87 µ m
4T → 1,16 µ m
5T → 1, 45µ m
6T → 1, 74 µ m
7T → 2, 02µ m
8T → 2,31µ m
pit
9T → 2, 60 µ m
10T → 2,89 µ m
track
11T → 3,16 µ m
1.6µm

Lead In Lead Out

1.2mmm

15
46

117

120mm

Hình 4.1 Cấu trúc đĩa CD

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 75
IV. SƠ ĐỒ KHỐI KHI GHI TÍN HIỆU CD
PCM Sound
soure

OP.M
Laser

Recording Photo
lens sensor

Lense control
system

Hình 4.2 Sơ đồ khối ghi tín hiệu lên đĩa CD


V. SƠ ĐỒ KHỐI KHI PHÁT

RF Amp Data Strobe


EFM det

LPF(L) LEFT

Focus
servo
DSP DAC
Spindle
servo

Tracking System RIGHT


servo LPF(R
control

Sled
servo Display
Power

SERVO
Hình 4.3 Sơ đồ khối khi phát tín hiệu CD

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 76
Nhiệm vụ của các khối:
™ Khối RF : có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện và khuếch
đại tín hiệu này cấp cho khối servo và khối DSP.
™ Data strobe : có nhiệm vụ nhận tín hiệu RF để tách sóng EFM để trả lại mã nhị
phân 8 bit nguyên thủy. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tách tín hiệu đồng bộ được
ghi trên đĩa.
™ Khối DSP: có nhiệm vụ xử lý số tín hiệu, sửa sai, …..
™ DAC : có nhiệm vụ phục hồi tín hiệu analog từ ngõ ra số từ khối DSP để cấp
cho cách mạch lọc hạ thông để tạo LEFT, RIGHT
™ Khối Servo:
• Spindle : có nhiệm vụ nhận tín hiệu phản hồi từ DSP để điều khiển vận tốc
quay của động cơ quay đĩa, để thay đổi tốc độ này từ 200 vòng/ phút đến 500
vòng/ phút.
• Focus servo : nhận tín hiệu từ RF- Amp để điều khiển điện áp cấp cho cuộn dây
Focus oil để tăng độ hội tụ của chùm ánh sáng laser.
• Tracking servo: nhận tín hiệu hồi tiếp từ RF Amp để điều khiển cuộn tracking
làm cho chùm ánh sáng chiếu đúng track cần đọc.
• Sled servo : Nhận tín hiệu từ ngõ ra của khối tracking servo để biết khi nào cần
dịch chuyển đầu đọc sang track mới.
™ CPU : Điều khiển mọi họat động của hệ thống.
™ Display : Màn hình hiển thị

VI. MẠCH NGUỒN TRÊN CD PLAYER

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 77

5VAC Heater

-33VDC Display
15VAC
10VAC

+5V
10VAC0 7805

15VAC

+8.4V

-5V
7905

-8.4V

+12V
7812

-12V
7912

Hình 4.4 Nguồn của một VCD


VII.KHỐI LASER PICKUP
1. Laser diode: Dùng để tạo ánh sáng laser có bước sóng 780nm, hình dạng của
diod laser
MD
GND
LD
LD MD

LD: Laser diode, dùng để phát ra tia laser cung cấp cho cụm quang học và
diode MD.
MD: Monitor diode ( diode giám sát ), nhận ánh sáng từ diode laser tới để cung
cấp cho mạch APC ( Automatic Power Control )

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 78

Đĩa

Objective lens (vật kính)

Hệ thống thấu kính

Thấu kính hình trụ


Bán lăng kính Photo diode array
& tách tia A, b, C, D, E, f

Thấu
kính Mạch RF Amp
Lưới mhiễu xạ lõm Focus Servo
Tracking servo

Laser diode

LD MD
Hình 4.5 Khối laser pickup

2. Cấu tạo thực tế của cụm quang học:


Một số thuật ngữ:
• Focus coil: cuộn hội tụ
• Tracking coil: cuộn tracking
• Obiective lens: vật kính
• Beam splitler: Bộ tách tia
• Cylinder lens: thấu kính hình trụ
• Grating grid: lưới tán xạ
• Photo detector: tách sóng quang

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 79

Focus
coil

Objective lens

Tracking
coil

Nam châm
vĩnh cửu

Thấu kính tia

Thấu kính hình trụ


Diode laser
Photo detector
Lưới tán xạ

Hình 4.6 cấu tạo mắt đọc


3. Đường đi của tia sáng trong cụm quang học:
Chùm tia laser với bước sóng λ = 780nm tạo ra từ diode laser, được giữ ổn định
cường độ sáng nhờ diode mạch APC, chiếu qua lưới tán xạ ( diffraction grating grid )
để phân thành 3 tia gồm 1 tia chính để đọc tín hiệu và nhận dạng độ hội tụ, hai tia phụ
dùng để xác định đường track tạo tín hiệu hiệu chỉnh tracking coil.
Trong hệ thống laser 3 tia người ta phải dùng đến sáu diode: 4 diode được dùng
để đọc thông tin trên các track của đĩa và hiệu chỉnh độ hội tụ, 2 diode để đọc các tia
phản xạ phụ, phục vụ cho việc hiệu chỉnh tracking.
Trong hệ thống 3 tia laser: tia chính rọi vào giữa track đang đọc, 2 tia phụ rọi
vào khoảng trống giữa 2 track.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 80

Disc

Tia phụ

Tia chính

Tia phụ

Tracking & Disc


sled servo

Tracking coil

Focus
RF Amp coil
Focus

Laser
Hình 4.7 Đường đi của tia sáng trong cụm quang học
4.
5. Khối laser diode – diode tách quang

E Tracking
servo &
Sled
A B
D C RF. Amp & Forcus
Amp

APC

LD MD

Hình 4.8 Khối laser diode – diode tách quang

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 81
Hệ thống gồm 4 photo diode ABCD dùng nhận ánh sáng phản xạ từ tia chính
để đưa đến mạch khuếch đại cao tần. Hai diode E, F nhận tín hiệu phản xạ từ hai tia
phụ để đưa đến mạch hiệu chỉnh tracking và sled.
Diode giám sát có nhiệm vụ cảm nhận cường độ phát của chùm tia laser để
mạch ADC hiệu chỉnh cường độ phát cho phù hợp.
5. Khối mạch ADC
a. Sơ đồ khối (xem lại chữ ADC ?)
VCC LD MD
Q

LD
Vi xu ly LD
ON
APC

FB

- Khi ánh sáng phát ra từ diode LD mạnh hơn mức bình thường → LED MD
dẫn mạnh → ADC điều chỉnh Q dẫn yếu → LD dẫn yếu, và ngược lại.
- Khối ADC còn nhận chỉ thị mở nguồn cho diode laser từ vi xử lý.
b. Mạch ADC sử dụng transistor

R1

R4
LD MD R10
Q3 LD ON
Q1 Q2 R7

R2 Q4

R5 R9
R6 R8 R11
R3

-5VDC

Nhiệm vụ của các thành phần:


• Q4 : cấp dòng cho diode laser
• LD ON : lệnh mở nguồn cho diode laser từ vi điều khiển. Khi tín hiệu này ở
mức cao ( 0V ) ⇒ Q3 ngưng dẫn → Q2 dẫn mạch → cực E của Q2 và Q3 tiến

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 82
đến mức thấp (-5V) ⇒ Q4 ngưng dẫn dù cho Q1 có dẫn hay không ⇒ Không
có dòng điện qua LD. Khi chân qua LD ON ở mức thấp (-5V ) ⇒ Q3 dẫn →
Q2 ngưng dẫn. Do đó, nếu Q1 được phân cực dẫn → Q4 dẫn.
™ Nguyên lý ổn định dòng điện qua diode laser:
Khi ánh sáng phát ra từ diode laser quá mạnh ⇒ MD dẫn mạnh, VB của Q1
tăng → Q1 dẫn yếu → VB của Q4 giảm → Q4 dẫn yếu ⇒ LD dẫn yếu lại và ngược
lại.
c. Mạch ADC sử dụng IC
Hầu hết các máy hát CD đời mới đều sử dụng mạch ADC là mạch tích hợp.
Các IC này có thể được gắn trên mạch board mạch điện chính hoặc gắn ngay trên đầu
đọc.
Xem mạch APC dùng IC CXA 1081Q
VCC

5 LD 29
LD UP
ON
6 MD

17 VD

CXA1081Q

Hình 4.9 Mạch ADC dùng IC VCC

6. Mạch bảo vệ mắt


Tray SW
IN OUT

UP

+
LD ON
-

-VCC

Hình 4.10 Mạch bảo vệ mắt

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 83
VIII. KHỐI RF

I-V Focus servo


Converter

Wave EFM
A B Adder shaper
D C
I-V Focus servo
Converter
Asymmetry

Hình 4.11 Khối RF

Mạch I – VC có tổng trở vào rất lớn để phát hiện được sự thay đổi nhỏ của
dòng điện. Dạng tín hiệu ra của mạch RF:

0,5-0,9 V Tín hiệu mẫu mắt


(Eye pattern)

Hình 2.34 Dạng tín hiệu ra của mạch RF

Xem IC CXA 1081M:


1 RFI VCC 30
2 RF0 /LDON 29
3 RF- FOK 28
4 IN EFM 27
5 LD ASY 26
6 PD GND 25
7 PDCB+D CB 24
8 PDCA+C CP 23
9 MIRR 22
10 E DEF 21
11 F TE 20
12 E0 FE 19
13 E1 FE BIAS 18
14 VR VEE 17
15 CC2 CC1 16

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 84

Chương V

VCR ( The Video Cassette Recoder )


I. NGUYÊN LÝ GHI BĂNG TRONG VCR
Trong máy ghi âm ( cassette ), băng từ được di chuyển ngang qua một đầu từ
đứng yên với tốc độ ổn định khoảng V = 4,75 cm/s và có thể thực hiện được việc ghi
tín hiệu âm tần có tần số từ 20 → 20KHz. Tốc độ di chuyển của băng ngang qua khe
từ của đầu từ và độ rộng khe từ liên hệ với nhau theo công thức:
λ max
d≤
2
v
λ max = v: tốc độ tương đối giữa băng từ và đầu từ
f max

f: tần số tín hiệu ghi


i
ighi Đầu từ

t Băng

Băng từ

Hình 5.1 Tín hiệu ghi trên băng từ

Ví dụ: f max = 10 KHz ⇒ λmax = 4, 75µ m


⇒ chọn d ≤ 2,37 µ m

Đối với tín hiệu video, độ rộng băng tần lên đến khoảng 3,2 MHz, do đó nếu
dùng phương pháp ghi như tín hiệu audio thì tốc độ di chuyển của băng phải đạt đến
khoảng vài m/s ( khoảng 5m/s ), tốc độ này nhanh gấp khoảng 100 lần trong trường
hợp ghi audio và điều này là không thể thực hiện được.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 85
Trong thực tế, để ghi tín hiệu được tín hiệu hình trên băng từ, người ta bố trí
gồm 2 đầu từ nằm trên một trống từ ( head drum ), trong khi ghi, trống từ quay với tốc
độ khoảng 1500 vòng / phút, trong khi đó một băng từ có độ rộng khoảng 0,5 inch
được ép sát nửa bề mặt của trống và trượt với tốc độ khoảng 2cm/s ( khoảng ½ tốc độ
của băng cassette ).
≈1500V/P

B
≈2 cm/s

5cm

12.65mm
0.5Inch

Các track video trên băng

Hai đầu từ thường được bố trí đối xứng nhau ( 1800 ) ở giữa thân trống, khi ghi
vẽ lên băng các track từ song song nhau, mỗi track có độ rộng từ 0,02 đến 0,05 mm.
Mỗi đầu từ có nhiệm vụ ghi thông tin của nửa ảnh lên băng từ.
Do tốc độ di chuyển của băng chậm, nên thực tế có thể tạo ra các hộp băng lưu
trữ hình ảnh lên đến vài giờ.
• Góc phương vị ( azimuth setting )
Trong khi ghi tín hiệu trên băng, đầu từ sẽ vẽ lên băng các track liền kề và song
song nhau, chỉnh điều này đã dẫn đến can nhiễu giữa tín hiệu hai track liên tiếp khi
phát lại ( play back ), vì thế trong thực tế người ta bố trí các đầu từ trên trống lệch so
với phương thẳng đứng một góc ±150 như vậy 2 track gần nhau sẽ có góc ghi lệch 300.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 86

Head A Head B

Từ trường ghi đầu A Từ trường ghi đầu B

Hai đầu từ ghi lên băng với góc phương vị lệch nhau như trên ⇒ loại nhiễu
giữa 2 track trong quá trình phát lại.
• Track đồng bộ ( Synchronization track )
Tốc độ tương đối giữa băng và đầu từ trong khi ghi và trong khi phát lại phải
đảm bảo ổn định và bằng nhau, để đảm bảo tốt điều này trong VCR còn bố trí một đầu
ghi xung đồng bộ lên băng. Vị trí của track đồng bộ trên băng như sau:
Audio mono track

Video track
Syn. track

Sơ đồ bố trí các đầu từ trong VCR

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 87
Đầu Video

Đầu Audio & đồng bộ


Đầu xóa

Cuộn thu
Cuộn cấp băng
băng
Hình 5.2 sơ đồ bố trí đầu từ trong VCR
II. CÁC HỆ THỐNG VIDEO
VCR được giới thiệu đầu tiên bởi hãng Phillip, với phiên bản V2000, tuy nhiên
phiên bản này không được phát triển rộng rãi, theo sau đó là hãng SONY đưa ra hệ
thống Betemax, hệ thống này được rất mạnh, song hệ thống VCR được sử dụng phổ
biến nhất trên thế giới hiện nay vẫn hệ VHS ( Video Home System ) được đưa ra bởi
hãng JVC
1. Betamax :
Được hãng Sony đưa ra vào năm 1975 dựa trên hệ thống U – matic – system.
Trong hệ thống Betamax băng được dàn ra quanh trống từ theo hình chữ U trong khi
play back, record và fast forward cũng như backward. Khi đưa băng vào VCR, mất
vài phút để hệ thống dàn băng quanh đầu từ, tuy nhiên các thao tác sau đó được thực
hiện nhanh chóng và nhẹ nhàng.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 88

Drum

Hình 5.3 VCR của hệ thống Betamax

2. VHS
Sau khi Betamax được đưa ra thì một năm sau hãng JVC đã đưa ra hệ thống
video VHS. Trong hệ thống VHS, băng được dàn ra quanh đầu từ theo dạng hình chữ
M ( M – shape ), cách dàn băng dạng này được xem là đơn giản hơn Betamax. Hệ
thống VHS sau này được phát triển thêm thành HQ ( hight quality ) VHS.
Điểm khác nhau cơ bản khác của hệ Betamax và VHS còn thể hiện ở độ rộng
track ghi và tốc độ tương đối của băng và đầu từ. Ở hệ VHS, tốc độ băng chậm và độ
rộng track ghi lớn hơn Betamax.

Drum

Hình 5.4 VCR của hệ thống VHS

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 89

3. Video Hi 8
Do kích thước của hộp băng trong VHS và Betamax khá lớn do đó không thích
hợp cho các camera xách tay ( camcoder ), chính vì vậy mà hệ Hi 8. Hệ thống băng
này cho chất lượng âm thanh và hình ảnh rất tốt, tương đương với Super – VHS

VHS
Bet
ama Hi8
x

Hình 5.5 So sánh kích thước hộp băng các hãng

III. HỆ THỐNG ÂM THANH TRONG VCR


1. Mono
Trong máy VCR mono, âm thanh tương ứng với hình ảnh được đưa vào một đầu từ cố
định và ghi lên băng theo một track song song với chiều dài băng
Audio (track mono)

Video track
Sys track

Do tín hiệu âm thanh được ghi từ một đầu từ cố định nên chất lượng ( dải tần )
âm thanh phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của băng.
Trong VCR tốc độ băng khoảng 2cm/s ⇒ dải tần của Audio nhỏ.
Ví dụ : d = 1, 6µ m ⇒ tần số âm thanh cực đại có thể ghi là:
λmax v
d = 1, 6 µ m = =
2 2 f max
v 2.104
⇒ f max = = = 6, 2 KHz
2.d 3, 2

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 90
2. Hi – Fi Srereo
Để khắc phục khuyết điểm của âm thanh mono người ta đưa ra hệ thống âm
thanh Hi-Fi Stereo trong VCR tương ứng với HQ VHS
Trong Hi – Fi Stereo, âm thanh được ghi lên băng nhờ 2 đầu từ đặt trên trống
từ giống như phương pháp ghi tín hiệu hình, chính vì vậy mà tín hiệu âm thanh được
điều tần trước khi ghi.
Trong các VCR Hi Fi Stereo, âm thanh và hình ảnh được ghi trùng trên một
track. Tuy nhiên, âm thanh được ghi ở lớp từ tính sâu hơn video.
Video

Audeo

Đế băng

IV. SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA VHS VÀ S-VHS:

Chưa ghi Đã ghi


S-VHS Tape VCR S-VHS S-VHS Tape

Chưa ghi Đã ghi


VHS Tape VCR -VHS VHS Tape

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 91

Chương VI

DVD PLAYER ( Digital Video Disc Player )


I. PHƯƠNG PHÁP NÉN DỮ LIỆU TRONG DVD
1. Nén MPEG – 2
MPEG ( Moving picture experts group ) là nhóm chuyên gia ảnh động làm việc
trong tổ chức ISO/ IEC từ năm 1988, mục đích của nhóm là đưa ra được một chuẩn về
kỹ thuật nén audio. Năm 1993, nhóm này đã đưa ra được tiêu chuẩn đầu tiên là
MPEG-1, đây là tiêu chuẩn dùng cho nén audio và video chất lượng tương đương
VHS, tốc độ dữ liệu trong MPEG-1 ứng với tín hiệu Video là 1,5 Mb/s và audio là 192
Kb/s.
Năm 1995, nhóm MPEG đưa ra tiêu chuẩn nén MPEG 2 chủ yếu dùng cho nén
tín hiệu số video, tốc độ dữ liệu trong MPEG 2 có thể lên đến 30Mb/s
Trong kỹ thuật ảnh số, có 2 tiêu chuẩn lấy mẫu được sử dụng phổ biến là: 4:2:2
và 4:2:0
• 4:2:2: tiến hành lấy mẫu tất cả các điểm ảnh của tín hiệu chói Y trên tất cả các
dòng của một ảnh và lấy mẫu xen kẽ các điểm ảnh của hai thành phần tín hiệu
màu ( I, Q: NTSC / U, V : PAL ). Xem hình trang sau:

Pixel 1 2 3 n
Lấy mẫu Y
Dòng 1
Lấy mẫu U (PAL)

Dòng 2 Lấy mẫu V (PAL)

Dòng M

• Tiêu chuẩn 4:2:0

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 92

Pixel 1 2 3 n

Dòng 1

Dòng 2

Dòng 3

Dòng M

Tiêu chuẩn này lấy mẫu Y trên tất cả các pixel của tất cả các dòng và lấy mẫu
tín hiệu mà trên các pixel xen kẽ của dòng và trên các dòng xen kẽ nhau.
Theo tiêu chuẩn truyền hình CCIR; ta có N = 720 pixels và M = 576 dòng ⇒
số bit dữ liệu trong 2 chuần lấy mẫu là: ( 25 ảnh / s)( lượng tử hóa video 8 bit )
4 : 2 : 2 : 720 x 576 x 25 x 8 + 360 x 576 x 25 x (8+8) = 166 Mbit/s
4 : 2 : 0 : 720 x 576 x 25 x 8 + 360 x 288 x 25 x (8+8) = 124 Mbit/s
Phương pháp nén MPEG 2 chọn tiêu chuẩn lấy mẫu 4:2:0 với tốc độ bit 124
MS/s và dựa trên 2 kỹ thuật chính là DCT ( Discrete cosine transform: biến đổi cosin
rời rạc ) và MCP ( Motion – compensated inter- frame prediction )
a. DCT
Biến đổi DCT được thực hiện trên một khối gồm 8 pixel và 8 dòng của ảnh thật
đã lấy mẫu để cho ra một ma trận 8 x 8 với các điểm là các hệ số DCT. Các hệ số
DCT nói lên sự biến đổi tần số giữa các mẫu theo chiều ngang và dọc. Phép toàn DCT
được mô tả như sau:

F (U , V ) =
2 N −1 N −1
C ( u ) .C ( v ) .∑∑ f ( x, y ) cos
( 2 x + 1) u.π .cos ( 2 y + 1) v.π
N x =0 y =0 2N 2N
 1
 u, v = 0
C (u ) , C (v ) =  2
1 u, v ≠ 0

Phép DCT ngược hay còn gọi là IDCT :
2 N −1 N −1
( 2 x + 1) uπ .cos ( 2 y + 1) vπ
f ( x, y ) =
N
∑∑ C ( u ).C ( v ) .F ( u, v ) cos
u =0 v =0 2N 2N

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 93
Trong đó:
x,y : là tọa độ của ảnh gốc
u,v : tọa độ của hệ số DCT
N: kích thước ma trận thực hiện phép biến đổi
8bit 11bit
Ngang

DCT

IDCT

Dọc
8x8 mẫu ảnh gốc

• Lượng tử hóa ma trận DCT


Độ lớn của mỗi mẫu ảnh thật được dùng 8 bit để mô tả trong khi ở ma trận
DCT dùng đến 11 bit để mô tả độ lớn ⇒ không có lợi về mặt tốc độ bit khi truyền,
chính vì vậy mà ma trận DCT sẽ được ước lượng giá trị như sau:
Ví dụ: cho 1 DCT
Start
12 6 3
6 4

Khi truyền các hệ số DCT, MPEG thực hiện theo các đường zig-zag:
12, 6, 6, 0, 4, 3, 0, 0………, 0
Việc lượng tử hóa được thực hiện theo 2 bước:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 94
Bước 1: nhóm các hệ số khác 0, các hệ số đi theo số 0 và các hệ số ∅
(12), (6), (6), (0,4), (3), (0,…,0)
Bước 2: tiến hành truyền các nhóm:
V1 , V2 , V3 , V4 , V5 , EOB

Như vậy thay vì truyền 64 hệ số thì hệ thống chỉ truyền 6 hệ số của DCT
• Mã hóa VLC ( Vaniable Length Code ):
Các hệ số DCT sau khi được lượng tử hóa sẽ không được truyền đi mà phải
được mã hóa với độ dài mã thay đổi ( VLC ) trước khi truyền.
Bảng tham chiếu mã VLC:
Độ dài hệ osố chạy theo zero Hệ số DCT & Từ mã VLC Số bit
(length of num of zero) zero
0 12 0000 0000 1101 00
0 6 0010 0001 0
1 4 0000 0011 000
0 3 0010 10
EOB - 10
Suy ra được chuỗi bit truyền.
Length of Value of non-zero Variable-length
run of zeros coefficient codeword
0 12 0000 0000 1101 00
0 6 0010 0001 0
1 4 0000 0011 000
0 3 0010 10
EOB - 10

b. Motion – Compensated Inter – Frame Prediction


Bộ dự báo có nhiệm vụ dự báo một ảnh nguồn trên cơ sở một ảnh đã mã hóa.
Ảnh sau khi dự báo sẽ lưu lại làm cơ sở để dự báo cho ảnh kế tiếp.
Việc dự báo sẽ rất khó khăn nếu ảnh chuyển động với tốc độ cao ( ảnh sau khác
với ảnh trước nhiều ), do đó phương pháp MCP sẽ bù thêm giá trị để tạo ảnh nguồn
đúng trên cơ sở của ảnh tham chiếu.
• Cấu trúc của hệ thống mã hóa và giải mã MPEG 2 tín hiệu Video

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 95

Video In
DCT Q VLC Bit stream
(quantization)

IQ

IDCT

MCP

Bit stream
VLC IQ IDCT Video Out

IQ

Hình 6.1 Mã hóa & giải mã MPEG2 tín hiệu video


• Cấu trúc bit stream MPEG 2 Video

Quantized DCT 1 block 8x8


(DCT VLC)

Macro block mode Q valve Motion Coded block Y block C block


ADD vection pattern

Start Slide Q valve Macro block 1 Macro


code ADD Þ block n-1

Start Picture Slide Þ Slide 1 Slise m-1


code flags

Start Sequence Q weight Profile & Picture Þ Picture 1 Slise m-1


code parameters matrix level

Chỉ ra phân lọai của MPEG2 để khi giải nén sẽ thực hiện đúng với lọai
khi mã hóa

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 96
2. Mã hóa Dolby AC-3

Mã hóa đường
bao phổ tần audio
Audio PCM
IN BPF & phân
tích Chỉ định bit

Audio lấy mẫu


- 48 KHz Lượng tử hóa Định dạng Bit stream
- Q = 16 bit khung AC-3

II. DVD

1994 1995 1996 1997 1998 1999

SD DVD

MMCD

DVD Video block

DVD –R book (3,95GB)


DVD-RAM book (2,6GB)

SGH blue DVD-Audio book


Digital LD DVD-R (4,7G)
DVD-RAM (4,7G)
DVD RW (4,7GB

SGH blue được đọc bằng blue laser và được phát triển bởi poineer đây là đĩa
được phát triển từ digital LD ( laser digital )
Sau 1 thời gian, pioneer hợp tác với Toshiba ⇒ digital SD, loại đĩa này sử
dụng tia red laser có khả năng ghi đa kênh thông tin. Cũng trong thời gian này Sony
và Phillips hợp tác cho ra đời loại đĩa MMCD.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 97
Tháng 8/ 1996 tiêu chuẩn đĩa DVD đầu tiên ra đời, trong đó nhấn mạnh cho
việc sử dụng phương pháp biến độ 8 tới 16 modulation trong việc ghi thông tin số lên
đĩa và cùng thời gian này đĩa DVD chính thức được phát hành.
1. Đĩa DVD – R và DVD – RW
Thông số kỹ thuật đĩa:

Thông số DVD DVD – Rom DVD – R DVD – RW


1 lớp
Độ dài sóng tia laser 635 / 650 Nm /CD: 780nm
Độ tương phản 45 → 85% 18 → 30%
Hình dạng track data Hình xoắn ốc
Khoảng cách giữa các track 0,74 µ m // 1,6 µ m
Biến điệu data 8 to 16 modulation
Phương pháp dò lỗi Dùng mã Reed – solomon
Tốc độ bit / kênh 26,16 Mbp/s
Tốc độ quét 3,49 m /s
Dung lượng 4,7 Gbyte

Cấu trúc của đĩa DVD –R và DVD – RW hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên vật
liệu chế tạo mặt đĩa khác nhau cho nên với DVD- R chỉ cho phép ghi một lần còn với
DVD – RW cho phép ghi / xóa khoảng 1000 lần.

Vùng kẹp đĩa

Vùng thông tin đĩa

Vùng lead in

Vùng data

Vùng Lead - Out

Hình 6.2 cấu tạo đĩa DVD&DVD rewrite

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 98

Land

Track
ghi Việc truy xuất thông tin trên đĩa DVD
là tuần tự không truy xuất ngẫu nhiên.

groover

2. DVD –RAM:
Định dạng track ghi:
Việc ghi thông tin trong DVD – RAM
Land được tiến hành trên cả các land và các
groove
Track Vật liệu chế tạo đĩa này có khả năng
ghi
nhạy cảm với nhiệt độ.
Khi dùng tia laser với cường độ chiếu
lên các track ghi sẽ làm vật liệu này
nóng chảy và sau đó đông đặc lại nhanh
chóng và tạo thành các lớp vật liệu
rãnh không kết tinh ở dạng tinh thể. Khi ở
trạng thái này thì DVD – RAM được
xem như xóa trắng, lúc cần ghi data sử dụng tia laser có cường độ trung bình chiếu lên
các vị trí của track làm các điểm này kết tinh lại ⇒ độ phản chiếu tia sáng laser ở
những đọan kết tinh và không kết tinh là khác nhau ⇒ có thể lưu thông tin.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 99
a. Thông số kỹ thuật DVD – RAM Version 1.0

Thông số kỹ thuật DVD –RAM


Bước sóng ghi 650nm
Phương pháp biến điệu 8 to 16 modulation
Kích thước 1 sector 2kb
Kích thước 1 block 32kb
Số vùng dữ liệu 24 35
Độ dài bit 0,41 µ m / bit 0,28 µ m / bit
Khoảng cách giữa các track ghi 0,74 µ m 0,615 µ m
Tốc độ dữ liệu 11,08 Mbit / s 22,16 Mbps
Dung lượng đĩa 2,6 Gbytes 4,7 Gb

b. Thông số kỹ thuật DVD – RAM Version 1.0

Thông số kỹ thuật DVD – RAM


Số vùng dữ liệu 35
Độ dài bit ghi 0, 28µ m / bit

Khoảng cách giữa các track 0, 615µ m

Tốc độ dữ liệu 22,16Mbps

Dung lượng đĩa 4,7 Gbytes


Các thông số khác Giống version 1.0

Trong DVD – RAM dữ liệu được truy xuất ngẫu nhiên


sector
2K6

Zone n-1
N=24/35

Zone 2
Zone 1

Lead in

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 100
IiI. MÃ HÓA DỮ LIỆU TRƯỚC KHI GHI
Data
2048 byte 1 sector Header 4 byte 2 byte 6 byte

ID
Header 2048 byte EDC
ID error Copy
2064 byte detection protection
EDC Erro detection
Code, 4 byte
172 byte Hàng 1
1 sector
12 hàng 172 byte Hàng 2

172 byte Hàng 12

172 byte
192 16 sector
hàng
172 byte

172 byte

208 192 16 sector


hàng hàng 172 byte

172 byte Parity cho sector 1


16
hàng
Parity 172 byte Parity cho sector 16

182 byte
172 byte 182 byte
12
hàng
208 172 byte 182 byte
hàng
182 byte Parity
172 byte
3 byte 3 byte
10 byte syns syns
kiểm tra 91 byte 91 byte
parity
3 byte 3 byte
13 syns syns
hàng 91 byte 91 byte

8 to 16 modulation

Hình 6.3 sơ đồ mã hóa dữ liệu trước khi ghi DVD


Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng DVD
Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 101

IV. SƠ ĐỒ KHỐI TỔNG QUÁT DVD

Dram
1M

SPM PUH RF Data


Amp processor

Tray motor Sled


motor

PUH Driver
& Motor
driver
DAC
Audio Out

8M
EEROM
SD MPEG2 Video
Main CPU RAM AC-3 driver Vidoe Out
1M Decoder
EEROM
(24C04)
SW Power Dram Display &
supply 1M keyboard
Hình 6.4 Sơ đồ khối tổng quát DVD

PUH : Pick up Head


SPM : Spindle Motor: động cơ quay đĩa
Sled motor : động cơ di chuyển đầu đọc
Tray motor : động cơ điều khiển khay đĩa
PUH driver & Motor driver : điều khiển các cuộn focus và tracking; điều khiển
tốc độ quay của động cơ spindle và di chuyển đầu đọc đến track mong muốn.
RF Amp: phân tích các tín hiệu RF, TE ( tracking error ) và FE ( focus error ),
pull –in
Data processor : giải biến điệu 8 to 16 modulation để tạo lại khung tín hiệu gốc
audio và video.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 102
a. Khối PUH: gồm 1 diode laser, hệ thống thấu kính, cuộn focus, cuộn
tracking và hệ thống diode cảm quang ( sensor )

Focus
Tracking A B
Vật E F
kính C D

Bộ cảm quang gồm 6 diode cảm


quang

Mặt đĩa

Vật kính

Thấu kính trực chuẩn

Gương rẻ hướng chùm


tia phản xạ

Bộ cảm
quang Kính nhiễu xạ

Laser diode

Hình 6.5 Khối PUH

b. Khối PUH Driver và Motor Driver ( servo control )

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 103

LPF RF Xử lý
RF Amp processor data
Digital
servo
Focus coil Servo
DSP
PULL in
Cảm Tracking error
quang
Skew error
Focus coil
Tracking coil Driver
spindle

Slled motor
Skew compensated

Hình 5.6 Khối PUH driver & motor driver

PULL – in DVD 1 layer / 2 layer


Tracking error : Đúng tracking CD/DVD
• Điều khiển focus: DVD player nhận biết tình trạng focus thông biên biên độ
của tín hiệu RF. Khi mất hội tụ ⇒ biên độ tín hiệu RF nhỏ ⇒ xuất tín hiệu
điều khiển cuộn focus.
• Điều khiển tracking: dựa trên thông tin nhận được từ E và F: E – F = 0 ⇒ đang
đọc đúng track, E – F ≠ 0: sai track ⇒ điều khiển cuộn tracking.
• Phân biệt dĩa DVD và CD : Dựa trên điện áp sai lệch TE = E – F ( Tracking
error ) để ⇒ lọai đĩa. Nếu điện áp TE thấp ( ≈ 0.4 V ) ⇒ đĩa là DVD, đối với
đĩa CD thì điện áp TE khoảng 2V
• Pull in: là tín hiệu tạo ra tử bộ cảm quang ABCD. Nếu đọc đĩa DVD 1 lớn ⇒
cường độ tia phản xạ mạnh ⇒ Pull in ∼ 1V, ngược lại với đĩa DVD 2 lớp ⇒
cường độ phản xạ yếu ⇒ VPull in ∼ 0,5V.
• Điều khiển Skew : độ nghiêng mặt đĩa. Một số DVD player dùng thêm 2 bộ
cản quang G và H để đo mặt nghiêng của đĩa. Nếu đĩa bị cong vật lý ⇒ chùm
tia tới mặt đĩa sẽ cho cường độ tia phản xạ bị sai số ⇒ bù góc nghiêng.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 104
Ngoài ra khối Servo còn có nhiệm vụ điều khiển tốc độ động cơ quay đĩa
spindle motor để đảm bảo sao cho tốc độ đọc đĩa ổn định từ trong ra ngoài. Khối này
cũng điều khiển đầu đọc từ trong ra ngoài thông qua động cơ trượt sled motor.
c. Khối AV decoder

SDRAM
16M

DVD stream Demultiplexer Memmory MPEG


CD stream interface audio
Audio Audio
AC-3 decoder channel

27MHz
Clock CPU PCM
control interface
Video
Video Mixer channel
decoder

On screen
Hình 6.7 Khối AV decoder display

d.Đường đi của dòng bit trong DVD


Dòng bit trong DVD gồm 5 thành phần cơ bản
• PES audio ( packetized elementary stream )
• PES Video
• PES Subpicture: dòng ảnh phụ
• PCI : Presentation Control Information
• DSI : Data Search Information

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 105

DSI DSI
buffer decoder

PCI PCI
buffer decoder

Video Video
buffer decoder
buffer Demulti
Error plexer
EFD+ correction
Audio Audio
~10,08M buffer decoder
~13,08M ~12,08M bps
bps bps
Bit
stream Sub- Sub-
26.16 picture picture
Mbits buffer decoder

Hình 6.8 Đường đi của dòng bit trong DVD

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 106
Chương VII
MÁY FAX
I. CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA MÁY FAX
1. Khối truyền
Step µP
motor

CCD Lượng Bộ nhớ Mã hóa Bộ nhớ Modem


tử hóa 2 hàng HM

Hình 7.1 Khối truyền của máy FAX


Máy Fax sản xuất theo tiêu chuẩn G3 có 1728 linh kiện CCD ( bộ cảm quang )
được sắp xếp thành một hàng ( tương đương với độ phân giải hàng ). Khi thực hiện
quét ảnh, máy Fax sẽ quét với mật độ 200 hàng /inch. Với khổ giấy A4 ( 8,5 x 11 inch
) ⇒ số dòng quét trên một trang giấy là 2200 dòng. Các tín hiệu ra từ CCD được đưa
một mạch kiểm tra mức ngưởng ( trigger) ⇒ các tín hiệu số 0 và 1, 0: tương đương
mức đen; 1 tương đương mức trắng.

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
1 0 01 1 1 1 1 0 0
1 0 01 1 1 1 1 0 0
1 0 01 1 1 1 1 0 0
1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 1 1 1 1 1 0 0
1 0 0 1 1 1 1 1 0 0
1 0 0 1 1 1 1 1 0 0
1 0 0 1 1 1 1 1 0 0
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Dòng bit này sau đó được mã hóa bằng mã Haffman động để giảm bớt dung
lượng bit ⇒ biến được FSK để gởi ra đường truyền.
2. Khối nhận
Modem Bộ nhớ Giải mã K/Đ công In nhiệt
HM suất

µP Step
motor

Hình 7.2 Khối nhận của máy FAX

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 107

II. CẤU TẠO CƠ KHÍ CỦA MÁY FAX:

Stepper moter

Khay đỡ

Bản FAX gởi

Ánh sáng CCD


hùynh quang

Stepper moter

Bản FAX nhận

Cuộn
giấy

Lớp bảo vệ
Điện trở nhiệt

Giá đỡ

Hình 7.3 cấu trúc cơ khí của máy FAX

Mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ tạo ra công suất đủ lớn để nung nóng
điện trở nhiệt lên đến 1100C với độ phân giải dòng quét là 1728 dây điện trở ↔ độ
phân giải CCD. Các điểm ảnh màu đen sẽ chạy qua các dây nhiệt nóng ⇒ mực sẽ in
lên giấy.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 108

III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KHI KẾT NỐI VÀ TRUYỀN THÔNG TIN
GIỮA 2 MÁY FAX:
- Máy A quay số đến máy B và chờ nhấc máy
- Khi máy B nhấc máy: máy A truyền chuỗi xung có tần số 2,1Khz trong khoảng
thời gian 3 giây để xác định với máy B “Đây là máy FAX”
- Máy A trao đổi cấu hình truyền nhận với máy B: bao gồm chuẩn truyền, tốc độ
truyền,….
- Máy B xác nhận thông tin
- Máy A bắt đầu quá trình truyền dữ liệu
- Máy A báo với máy B kết thúc quá trình truyền dữ liệu
- Máy B xác nhận kết thúc dữ liệu
- Máy A và B cùng gác máy

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 109

Chương VIII

CAMERA
I. SƠ ĐỒ KHỐI
Ảnh Bộ lọc Tách CCD Xử lý tín Format
quang quang màu hiệu

OSC µp

Hình 8.1 Sơ đồ khối camera

Ảnh của vật được ánh sáng chiếu vào sẽ phản đến bộ lọc quang của camera
nhằm mục đích hiệu chỉnh cường độ ánh sáng, sau đó đưa qua lăng kính tách màu để
tách thành 3 màu cơ bản RGB và đập vào ma trận cảm biến độ sáng CCD, tín hiệu độ
sáng được chuyển thành tín hiệu điện analog được số hóa, xử lý, định dạng thành
khung truyền và đưa đến thiết bị lưu trữ hoặc thiết bị hiển thị.
II. BỘ TÁCH MÀU Y = 0.59G+0.3R+0.11B

G
B Cảm thụ
của mắt
R người
Blue

400 700nm 400 700nm

Green
Đầu vào
quang

Red

400 700nm

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 110
Bộ tách màu gồm một hệ thống lăng kính được ghép lại với nhau tạo ra các mặt
lưỡng sắc ( Green, Blue ) và ( Green, Red ). Nguồn ánh sáng phản chiếu từ ảnh đến hệ
thống lăng kính sẽ được tách ra thành 3 thành phần , thành phần ánh sáng Green được
đi thẳng qua hệ thống lăng kính để đến cảm biến Green, hai thành phần còn lại là Red
và Blue lần lượt phản xạ trên 2 mặt lưỡng sắc để đến các biến tương ứng.
Phân bố năng lượng ánh sáng tổng hợp sau khi qua hệ thống thấu kính cũng có
sự thay đổi

Thấu kính Ngõ ra

III. CCD ( charge coupled device = Thiết bị ghép diện tích)

Clock OSC
driver

ADC Image
out
Amp

Vùng tạo
ảnh 1. Chuyển trên toàn bộ dòng trong thời gian
xóa ảnh ( 1ms )
2. Chuyển 1 dòng trong mỗi khoảng thời gian
xóa dòng
Vùng đọc

Thanh ghi Đầu ra


đọc ra theo Video
dòng
Chuyển trong khoảng thời gian dòng tích cực

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 111
1. Cấu trúc chuyển khung
2. Cấu trúc chuyển dòng
3. Cấu trúc chuyển khung - dòng

Chuyển dòng trong


Vùng tạo khỏang thời gian xóa
ảnh &
vùng đọc

Thanh ghi Đầu ra


đọc ra theo Video
dòng
Chuyển trong khỏang thời gian dòng tích cực

IV. XỬ LÝ TÍN HIỆU


100+600%
RED
CCD ADC Cân bằng Nén độ Hiệu chỉnh


trắng sáng cao màu Nâng
cao
chất Mã
Green lượng hóa
Digital
CCD ADC Cân bằng Nén độ Hiệu chỉnh ảnh Out


trắng sáng cao màu

Blue
CCD ADC Cân bằng Nén độ Hiệu chỉnh
trắng sáng cao màu

Hình 8.2 Sơ đồ xử lý tín hiệu của Camera
Các camera cho phép bảo vệ vùng sáng đến 600% trước khi đạt đến giới hạn
bảo hòa của CCD và việc này thực hiện được bởi các thiết bị điện tử.

Mức cực đại hệ thống


có thể xử lý
Tín hiệu ra

Nén tín hiệu y0= Ky


0 <K < 1

Tín hiệu vào


0% 100% 600%

Hệ số K được lưu vào ram

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 112
Chương IX

ĐIỆN THOẠI BÀN


Điện thoại bàn gồm các khối chức năng chính sau:
• Khối báo chuông
• Khối giao tiếp đường dây
• Khối giải mã bàn phím
• Khối mạch đàm thoại
I. KHỐI BÁO CHUÔNG
Khi thuê bao A quay số đến thuê bao B, nếu B rảnh ⇒ tổng đài sẽ cung cấp tín
hiệu chuông đến thuê bao B có dạng sau:

2S 4S

Hình 9.1 Tín hiệu chuông

Xung chuông có dạng hình sine, tần số 25 HZ và xuất hiện theo chu kỳ 6S: 2
ON, 4 OFF

Tip ~48V
Tổng đài Tổng
Ring Hook SW
đài

Mạch chuông

Hình 9.2 Sơ đồ mạch chuông điện thọai

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 113
Bình thường, ống nghe được gác trên máy sẽ tác động lên Hook – Sw làm cách
ly mạch đàm thoại ra khỏi đường dây, lúc này chỉ có mạch chuông được nối với
đường TIP, RING.

Chống sét

2K2

684 1 ML8205
1
0 Vcc out
2 8
10UF
28V
5 GND
SPEAKER
7 0
0
3

2 3 4 6
2M2
0 0 12K 180K

2
2
383
0 682
1
1
0
LOW 0
HIGH

Hình 9.3 Sơ đồ mạch chuông

Khi chưa có xung chuông, do có tụ cách ly 684 ⇒ mạch chuông không được
cấp nguồn ⇒ không tạo ra âm thanh ở loa.
Khi chưa có xung chuông: dòng AC được chỉnh lưu lọc và ổn áp tạo điện áp
khoảng 28V cấp cho IC chuông ⇒ âm thanh ở loa.
IC chuông ML8205
• Chân 2: thay đổi âm lượng
• Chân 3,4: tạo dao động tần thấp
• Chân 6,7: tạo dao động tần cao
* Thiết kế mạch cảm biến chuông:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 114
Tip

Ring

4K7
Vcc

2 330 4K7

684
1
To
2 Microcontroller
0

2
100UF/25V 5,1V 103
1

3
0
0 0
0 0

Hình 9.4 mạch cảm biến chuông

II. MẠCH GIAO TIẾP ĐƯỜNG DÂY


Có nhiệm vụ điều khiển cấp nguồn cho mạch đàm thoại

Tip
2

Ring 0
3

Nhac 0
1 may 0

0 2 Sw1
Keyboard

Q3

Q2
2
Q1 Pulse Out
1
Mach thoai 0
0
0
Hình 9.5 Mạch giao tiếp đường dây

Ở trạng thái gác máy, SW1 ở vị trí 1, điện áp DC trên đường dây ∼ 48V.

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 115
Khi nhấc máy, SW1 đóng sang vị trí 2, lúc này Q1 dẫn ⇒ Q2, Q3 dẫn bảo hòa
cung cấp điện áp cho mạch thoại, cũng chính lúc này tổng trở đường dây giảm ⇒
tổng đài cung cấp mức áp là ∼ 12V / 30mA
Các loại tín hiệu xuất hiện khi nhấc máy:
• Tín hiệu mời quay số: 350 → 440Hz liên tục
• Tín hiệu báo bận: 480 → 620 Hz : 0,5sON ;0,5sOFF
• Tín hiệu hồi chuông: 440 → 480 Hz :1sON ;3sOFF
™ Mạch giao tiếp đường dây ( tải giả )
Tip

Ring

V+
12

14
22

24

4K7
VDK Q2
15K
0 Q2

0
10UF 220

Hình 9.6 Mạch giao tiếp đường dây


0 0

Chế độ DC : Z c = ∞ ⇒ Q2 : dẫn bảo hòa


Chế độ AC : Z c ⇒ Q2 dẫn yếu, tổng trở đường dây tải tặng ⇒ tránh sụt áp

tín hiệu AC
™ Mạch cảm biến nhấc máy:

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 116

Tip

Ring

Vcc Vcc
3K3
12V
4K7 4K7

To
Q2
Microcontroller
0 0 :
nhac
1: gac

0 0 0

Hình 9.7 mạch cảm biến nhấc máy

™ Mạch kiểm soát cuộc gọi:

Tip

Ring
48V

V+
12

14
22

24
0
4K7
VDK Q2

cam bien VDK


nhac may
0 Phone

Cam bien
chuong VDK

Giai ma VDK
DTMF

Hình 9.8 Mạch kiểm sóat cuộc gọi

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 117

™ Mạch giải mã DT MF:

Vcc=5
Vcc
1

104 104 100K


18 10 104
2
Tip 2 1 2 1 2 IN Vcc TOE
17
ST/GT
150K 390K
Ring 3 GS EST 16
1:1 Interrup
0 4 VREF of
15
1 2 controller
1 IN+

7 11
OSC1
12
3,579545Mhz VDK
13
8 OSC2
14
5 6 9

0
Hình 9.9 Mạch giải mã DTMF

™ Mạch phát hiện đạo cực:


Phone
Vcc
Vcc
1K 1K

A B

Line
0 0

Hình 9.10 Mạch phát hiện đảo cực

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 118

™ Mạch thoại:

2 1

MICROPHONE

1
2 0 Mute
0
0
0

Q2 SPEAKER

2 1
0

2 1

MICROPHONE

1
2 0 Mute
0
0
0

Q2 SPEAKER

2 1
0

Hình 9.11 0Mạch thọai

III. BÀN PHÍM ĐIỆN THỌAI

1209 1336 1447 1633

697 1 2 3 A

110 4 5 6 B

825 7 8 9 C

941 * 0 # D

Hình98.12 bàn phím điện thọai

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng


Bài giảng thiết bị đầu cuối viễn thông 119
IV. SƠ ĐỒ MÁY ĐIỆN THỌAI

1
IC chuong
2 0 P
Tip
0 T
10K
2 0 14 13
4.7UF 15 1
Ring 0 1
HS W91412 2
0 3
100K HS
10 Enable 4
220K
3K3
6
100K
0

Pulse out 11 15
3K3
16
0 17
333 270K
2 1 12 18
MICRO
1.5M 10K
223 27K 9
3K9 2 1
0 7 8
390 6,8 33K 33K

27K
0.47 0
2 1 SPEAKER 0

56K 2K
0
0
Hình 9.13 Sơ đồ máy điện thọai bàn

Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng

You might also like