You are on page 1of 10

CHƯƠNG TÁM

CÁC LINH MỤC VIỆT NAM


VÀO THẾ KỶ XVII VÀ XVIII

I. GIUSE TRANG VÀ LUCA BỀN

Linh mục tiên khởi của Việt Nam không phải là Gioan Huệ hay là Bentô Hiền, mà là
Giuse Trang và Luca Bền. Cả hai trước kia là thầy giảng của các cha dòng Tên1 nhưng hai thầy
được thừa sai Antoine Hainques thuộc Hội Truyền Giáo Paris gởi sang Thái Lan học để chịu
chức linh mục.
Giuse Trang chịu chức bởi cha Francisco Perez2 vào tháng 3-1668, trước mùa Phục Sinh.
Lúc đó cha mới 28, 29 tuổi. Cha bị giam cầm và bị tra tấn nhiều lần vì dám giúp đỡ những giáo
dân công giáo trong tù.3
Còn cha Luca Bền chịu chức năm nào thì không được xác quyết, nhưng chắc chắn là sau
cha Giuse Trang và trước năm 1669. Năm 1669, giáo sĩ Ignace Baudet dòng Tên có gặp hai linh
mục Trang và Bền làm việc tông đồ ở Đàng Trong với hai thừa sai Pháp Antoine Hainques và
Pierre Brindeau.4 Sau lúc hai thừa sai mất, cả hai cha sang Thái lan, và lưu lại với Giám mục De
La Motte.5
Tháng 7-1671 Giám mục Lambert de la Motte đến Đàng Trong lần thứ nhất và có hai
linh mục Trang và Bền tháp tùng. Lúc đến Phan-Rí, cha Luca Bền ở lại làm việc với một thừa
sai.6 Phan-Rí và các vùng phụ cận có 3,000 giáo dân.7 Cũng trong thời kỳ đó, cha Giuse Trang
rửa tội được 72 người8 - đây là một kết quả khả quan.
Lúc Hội Công Đồng I vào năm 1672, có cả thảy 4 linh mục Việt Nam, trong đó có hai
cha Trang và Bền. Cha Trang mất ở Phú Yên cuối năm 1674 vì uống nhầm nước độc. Cha qua
đời sau 6 ngày ngã bệnh,9 và không nhận được các bí tích cuối cùng vì linh mục ở Nước Mặn
không đến kịp.

II. GIOAN VĂN HUỆ VÀ BENTÔ VĂN HIỀN

Hai cha Gioan Văn Huệ và Bentô Văn Hiền được lịch sử năng đề cập nên nhiều người
lầm tưởng là hai linh mục tiên khởi của Việt Nam. Ngày 24-02-1668, thừa sai Deydier gởi hai
ông đến chủng viện Juthia ở Thái Lan, và hai ông chịu chức linh mục vào khoảng tháng 5 hay 6
năm 1668, tức là 3 tháng sau cha Giuse Trang.10

1
Chappoulie, Aux Origines d’une Église I (Paris, 1943), trg 185.
2
Perez về sau làm giám mục ở Đàng Trong.
3
Journal de Monseigneur Lambert De La Motte A.M.E., quyển 876, trg 561.
4
Xem Chương Sáu, số I, mục 3.
5
Chappoulie, op. cit., trg 325.
6
Xem Chương Hai, số I.
7
Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine. Document historiques I (Paris, 1924), trg 84.
8
Ibid, trg 89.
9
Courtaulin à Mgr Laneau, Faifô,15-2-1675.
10
Destombes, Le Collège Général de la Société des Missions Etrangères (Nazareth-Hongkong, 1934), trg 7.
Cha Gioan Văn Huệ11 sinh năm 1624. Sau lúc chịu chức ở Thái Lan về, cha được cử làm
cha quản nhiệm tại Thanh Hóa, mặc dù chưa làm lễ mở tay và mới chịu chức sau hai tháng học
tập. Lúc ấy giáo sĩ Fuciti cũng ở Thanh Hóa.12 Trong mấy tháng ở đó, cha Gioan Huệ rửa tội
được cho 1.500 người, giải tội cho hơn 3.000 người. Sau cha được bổ đi Kiên Lao.
Cha là một người năng hoạt động, giảng dạy linh hoạt, hăng hái nhưng trong cuộc đời cha
đầy nhiều gian nan đau khổ. Chức vụ linh mục của cha khiến nhiều thầy giảng không được chịu
chức linh mục lấy làm bất mãn, và một số phản kháng việc cho người bản xứ làm linh mục.13
Lúc tới Kiên Lao cha có thể làm lễ được. Một ngày kia sau thánh lễ, một thầy giảng bất
mãn đọc lớn tiếng một bài thóa mạ các linh mục Việt Nam ở Đàng Ngoài. Cha Huệ định ngăn
cản họ, nhưng thấy họ la lối om sòm, xỉ mạ người, nên cha nghĩ can thiệp cũng vô ích, và tốt hơn
hết là nhẫn nhục rút lui. Còn hơn thế nữa, một số thầy bất mãn đó xúi giục người bên lương bắt
cha.
Ngày thứ Hai tuần thánh năm 1671, cha bị một cơn nhức đầu ghê gớm, và từ trần 6 ngày
sau, vào đúng ngày lễ Phục Sinh. Nơi cổ và ngực cha có những dấu khả nghi, và nhiều người quả
quyết là cha đã uống phải thuốc độc. Lúc đó cha 47 tuổi.14
Cha Bentô Văn Hiền sinh năm 1615 tại Nghệ An. Năm 1669 lúc nghe tin Giám mục De
la Motte đến Đàng Ngoài, cha Deydier phái cha Hiền đem thuyền đón và cho Giám mục biết tình
hình trong nước lúc bấy giờ.15 Nhờ thế mà Giám mục De la Motte đề phòng dấu kỹ các đồ thờ
phượng lúc nhân viên chính phủ lên khám tàu. Với đức tính hòa nhã và sự hiểu biết thông thái,
cha Hiền được cử làm chính xứ Phục Sinh và Giáng Sinh ở Thăng Long.16
Thời ấy một quan thái giám rất được vua yêu dùng vướng mắc một bệnh nan y đã mấy
năm. Ông ta bèn học đạo và cho người đi mời cha Hiền tới rửa tội cho ông. Cha Hiền nay đã già
yếu, mỗi bước phải dùng tới gậy một cách khó khăn, nhưng cũng cố gắng lết tới nhà vị quan kia.
Người ta xin cha vui lòng đi cáng, nhưng cha từ chối nói rằng: “Một vị linh mục không
nên đi cáng như quan lại.” Chỉ đến việc yêu cầu cha đi dép thay vì chân không, cha cũng chần
chừ lắm mới làm theo. Trời đổ mưa, đường xá lầy lội gây thêm cản trở cho cha. Vừa đến nơi, cha
thổ huyết nhiều rồi bầt tỉnh Ngày hôm sau, cha bị tê liệt hết nửa mình, nhất là lưỡi, thành thử
không nói rõ được. Cha tắt thở vào ngày 15-03-1686 và được an táng tại nhà thờ Bùi Chu, Giao
Thủy, tỉnh Nam Định, hưởng thọ 70 tuổi.17

III. CÁC LINH MỤC VIỆT NAM Ở ĐÀNG NGOÀI18

Từ lâu, giáo phận Đàng Ngoài đứng đầu về con số linh mục bản quốc, vừa đông lại được
huấn luyện cẩn thận, có khả năng điều khiển các giáo xứ và trình độ văn hóa cao. Các cha giao

11
Marillier, Nos Pères dans la Foi (Paris, 1995), Tập II, trg 7.
12
Bonifacy, Les Débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 76.
13
Nguyễn Hữu Trọng, Les Origines du Clergé Vietnamien (Sài Gòn, 1959), trg 197-205.
14
Marillier, op. cit., trg 9, 10.
15
Xem Chương Bảy, số III, mục 1.
16
Marillier, op. cit., trg 10.
17
Nguyễn Hữu Trọng, op. cit., trg 204.
18
Lịch sử của một số linh mục Việt Nam được biên soạn dựa theo những tài liệu sau đây:
- Louis Neez, Notices sur les Premiers Prêtres Indigènes du Tonkin (1883).
- Le Clergé Tonkinois au 17e et au 18e Siècle (Paris, 1925).
- Marillier, op. cit., Tập II, trg 7-52.
- Nguyễn Hữu Trọng, op. cit., trg 168-252.
- Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Ở Việt Nam 2 (Sài Gòn, 1974), trg 138- 142 (ronéo).
- Nguyệt San Người Công Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1996), từ số 15 ra ngày 13-4-1996.
thiệp tốt đẹp với các chức sắc trong làng xã, quen thuộc với công việc hành chính từ lâu năm, có
tư cách và bạt thiệp khi tiếp xúc với hàng quan lại khó tính và nguy hiểm.
Cho tới năm chia giáo phận 1679, Đàng Ngoài có 13 linh mục bản quốc. Hai vị đã qua
đời: cha Gioan Văn Huệ năm 1672 tại Kiên Lao (Nam Định), và cha Philipphê Nhân năm 1672
tại Kẻ Bó19 (Thanh Hóa). Theo cha Deydier thì các cha dòng Tên Fuciti và De Marini nhờ vả
một ông quan công giáo tên là Vite Thùy, thuộc phe Dòng Tên đuổi cha Philliphê Nhân ra khỏi
làng. Cha mất ngày 25-10-1672. Cái chết của cha Nhân giống như cha Huệ. Sau bữa ăn tại nhà
một giáo hữu, cha lâm bệnh nặng và qua đời mấy ngày sau. Người ta nghi ngờ cha bị đầu độc.20
Thế là còn lại 11 cha. Cha Giacôbê Chiêu sau ngày chịu chức năm 1670 được phái đi Kẻ
Ruống, phụ trách cả hai tỉnh Đoài (Sơn Tây), và phía bắc tỉnh Nam (Nam Định). Theo quy định
của giáo phận, các linh mục phải thay đổi nhiệm sở 3 năm một lần. Năm 1673 cha được đổi lên
Kẻ Cốc21 tỉnh Bắc (Bắc Ninh) kiêm cả tỉnh Đông (Hải Dương). Tại Kẻ Cốc, cha bị các giáo hữu
thuộc các cha Dòng Tên tranh chấp nên phải đành lòng bỏ nhà thờ Kẻ Cốc ra đi. Trong lúc làm
việc trong một khu rừng ở Thanh Hóa, cha bị thương chân và được đưa về Thăng Long chữa trị.
Nhưng vì tình trạng cha quá yếu nên cha qua đời tại Thăng Long ngày 30-4-1683.
Martinô Mát trở lại đạo lúc 27 tuổi, được các cha dòng Tên đề cử làm Thầy giảng, và
chịu chức linh mục lúc 70 tuổi bởi tay Giám mục Lambert De la Motte. Cha tham dự Công đồng
Dinh Hiến ngày 14-2-1670 và đi các nhiệm sở Lãng Cầu, Nghệ An, và Bùi Chu. Cha mất tại Bùi
Chu năm 1684.22
Cha Philippê Trà quê ở Trà Lũ tỉnh Nam Định và có một chị làm Bề Trên tu viện Mến
Thánh Giá. Cha tận tụy hoàn tất trách nhiệm của một vị linh mục. Trong các ngày lễ trọng, cha
quên ăn quên ngủ ngồi tòa cả ngày tiếp hối nhân. Năm 1685, một hôm quân lính xông ùa vào nhà
thờ tìm bắt cha vừa lúc cha bắt đầu dâng Thánh Lễ. Cha vội vàng vơ đồ lễ vào một cái thúng, rồi
bơi qua hồ tẩu thoát sang làng bên cạnh. Cha qua đời sau 8 năm linh mục tại Phố Hiến.23
Cha Antôn Quế ban đầu phụ trách hai tỉnh Đông và Bắc có nhiệm sở ở Kẻ Nam. Ba năm
sau cha được chuyển đi Vạn Nỗ24 phụ trách cả tỉnh Thanh Hóa rồi được sai lên miền rừng núi
tỉnh Đoài (Sơn Tây) và mắc bệnh nan trị, bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Cha là một linh mục
học thức, phán đoán vững chắc, tinh thần cao, cha đã có khiếu hùng biện ngay từ hồi 18 tuổi. Sau
cùng cha phụ trách xứ Kẻ Sét và ở đây cho đến ngày qua đời năm 1689.
Cha Lêo Trông25 là cha xứ Kẻ Lan kiêm phía nam tỉnh Nghệ An, và sau đó cha được đổi
đi giáo xứ Kẻ Công phụ trách cả tỉnh Đông. Cuối cùng cha được sai về Phố Hiến. Cha kiệt sức
không những vì tuổi cao mà còn vì rất nhiệt thành với nghĩa vụ. Cha qua đời tại Phố Hiến năm
1692, thọ 68 tuổi.
Cha Simon Kiên26 phụ trách Trình Xuyên và cả tỉnh Nam, đến sau được đổi xuống tỉnh
Nghệ An và có trụ sở ở làng Tòng. Cuối cùng cha coi giáo xứ Kiên Lao (Nam Định). Tại Kiên
Lao, một lần cha bị bắt với một thầy giảng, nhưng được một nhóm phụ nữ cứu thoát bằng cách
ném tro vào quân lính. Cha qua đời tại Kiên Lao năm 1692, thọ 80 tuổi.

19
Marillier, op. cit., trg 12.
20
Ibid, trg 12.
21
Kẻ Cốc hiện giờ (1995) là giáo xứ Trung Nghĩa thuộc Hải Phòng, có 1,500 giáo dân.
22
Marillier, op. cit., trg 10-11.
23
Ibid, trg 16.
24
Ibid, trg 12.
25
Ibid, trg 13, 14.
26
Ibid, trg 11, 12.
Cha Đaminh Văn Hảo27 người làng Thủy Nhai tỉnh Nam Định chịu chức năm 1677. Cha
àm phụ ta giúp cha Bentô Hiền tại Thăng Longù trong một thời gian ngắn, và sau đó phụ trách
tỉnh Bắc và đặt trụ sở tại Kẻ Cốc, nơi mà cha De la Vigne sẽ mở một trường học. Cha cũng cư
ngụ tại Kẻ Ruống để tiện việc hoạt động tại tỉnh Đông. Trong một bức thư của hai Đức Cha
Deydier và De Bourges ngày 21-10-1692 có viết rằng cha Đaminh Hảo tuy còn ít tuổi mà cũng
đã kiệt sức vì quá hăng say thi hành mục vụ. Cha qua đời năm 1697.
Cha Vitô Văn Trí28 là linh mục trẻ nhất trong số 7 linh mục chịu chức năm 1670. Cha phụ
trách giáo xứ Vạn Nổ phía nam tỉnh Thanh Hóa, đến sau đổi về Kiên lao thuộc tỉnh Nam. Từ
năm 1677 số linh mục người Việt gia tăng và cuộc bách hại lại nhắm vào các linh mục này. Cha
Trí bị lùng bắt gắt gao, nên phải chạy trốn vào Nghệ An. Từ nam 1682, cuộc bách hại lắng dịu,
cha được gọi về coi giáo xứ Thăng Long. Chẳng bao lâu cha bị tống giam, và lãnh án tù chung
thân. Sau 9 năm lao động khổ sai, cha mất năm 1705.
Cha Mighê Hợp chịu chức năm 1679. Trong 10 năm đầu cha hoạt động truyền giáo đạt
nhiều kết quả. Nhưng từ năm 1700, cha bắt đầu có những triệu chứng mất bình thường là cái gì
cũng đòi làm cho bằng được, bất cứ bằng giá nào. Điều này đôi khi gây phiền hà đến các linh
mục đồng bạn đến nỗi Đức Cha phải cảnh cáo. Cha tìm mọi cách để vào dòng Tên, nhưng ý định
không đạt, cha bỏ nhiệm sở mục vụ. Năm 1712, khi nghe tin hai Đức Cha De Bourges và Bélot
bị bắt, cha Hợp quyết định đến triều đình để biện hộ và đòi tự do cho các Giám Mục và giáo dân.
Chỉ có lệnh rõ ràng của Đức Cha De Bourges mới ngăn cản được cha thi hành ý định nói trên.
Cha qua đời ngày 28-10-1718, thọ 83 tuổi.29
Từ khi hai giáo phận Đàng Ngoài có hai Đức Cha Deydier và De Bourges, các thầy được
phong chức linh mục mà không phải sang Thái Lan nữa. Năm 1683, ngày 15 tháng 8, tại nhà ông
Raphael Rhodes ở Thăng Long, bốn thầy giảng được Giám Mục giáo phận Tây phong chức linh
mục. Đó là các cha Tađêo Lý Thành 70 tuổi, Felixê Tân 44 tuổi, Đaminh Quang 38 tuổi và
Mighê Nhiễu 38 tuổi. Năm 1689 thêm hai tân linh mục nữa là cha Đaminh Trạch, quê Lục Thủy
(Nam Định) và cha Bentô Sử gốc Nghệ An. Lớp chịu chức linh mục cuối cùng trong thế kỷ XVII
vào năm 1694 nhằm lễ Mình Thánh Chúa gồm 3 cha: Antôn Năng, Titô Bốn và Gioan Tuyên.
Cha Tuyên, người làng Kẻ Chay tỉnh Tây, qua đời một thời gian ngắn sau lúc chịu chức.
Trong số các linh mục được Đức Cha De Bourges tấn phong, có hai thầy giảng kỳ cựu
của các cha dòng Tên: Tađêo Lý Thành và Antôn Năng. Cha Thành đã cao niên không đọc được
tiếng Latinh, nên hằng ngày cha dâng Thánh Lễ theo bài lễ “cầu cho người qua đời.” Các cha
khác thuộc thế hệ trẻ hơn và được các thừa sai Pháp huấn luyện nên đọc được tiếng Latinh. Hai
cha chịu chức năm 1689, cha Đaminh Trạch và cha Bentô Sử, được phái đến chủng viện Kẻ Cốc
tỉnh Bắc Ninh một thời gian. Cha Gioan Tuyên là vị linh mục đầu tiên được kể là biết Latinh để
cắt nghĩa Thánh Kinh. Các linh mục được tấn phong những lần kế tiếp trong thế kỷ XVIII đều
đọc được tiếng Latinh, nhiều vị khá thông thạo.
Nói chung, một số linh mục được các Giám mục Pháp phong chức trước kia là những
thầy giảng của các cha dòng Tên. Đa số các thầy không biết tiếng Latinh nhưng do phép chuẩn
của Tòa Thánh, không cần biết tiếng Latinh cũng chịu chức được. Mặc dù với chức vụ linh mục,
các cha chưa được dâng lễ mà phải đi học tập và huấn luyện một thời gian.

27
Ibid, trg 16.
28
Ibid, trg 14.
29
Ibid, trg 17.
IV. CHA GIUSE PHƯỚC VÀ
VẤN ĐỀ GIÁM MỤC BẢN XỨ30

Dưới thời Định Vương Trịnh Căn (1682-1709), vì có liên lạc, trao đổi thư từ và tặng vật
với vua Louis XIV nước Pháp, nên Định Vương ưu đãi thương gia Pháp và nể nang các nhà
truyền giáo, và nhờ đấy giáo phận Tây được yên ổn và tương đối tự do. Định Vương tuy đôi lúc
nhắc lại chiếu chỉ cấm đạo của triều trước và của chính mình, nhưng giáo hội không bị bắt bớ.
Năm 1689, ở giáo phận Đàng Trong, Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin cử Đức Cha
Francisco Pérez, một linh mục địa phương, lên chức Giám Mục Đại Diện Tông Tòa. Sự kiện này
đánh dấu một chủ trương mới cho phép hàng giáo phẩm địa phương tự dần dà vạch ra hướng đi
để công cuộc truyền giáo có thể phát triển mạnh mẽ và cấp thời hơn. Nói cách khác, đó là chủ
trương người địa phương giảng đạo cho người địa phương.
Năm 1686, theo đề nghị của vị Tổng Quản Hội thừa sai Paris, Đức Cha Deydier có thẩm
quyền chọn một linh mục bản quốc làm Giám Mục Phụ Tá. Năm sau, ngày 7-1-1687, Tổng Thư
Ký Thánhh Bộ Đức Cha Alteriis nhắc lại cho hai Đức Cha Deydier và De Bourges có quyền đề
cử hai linh mục trong hàng giáo sĩ Việt Nam lên chúc Giám Mục phụ Tá cho hai giáo phận và
gởi sang Tòa Thánh để được chấp thuận. Lúc ấy, những linh mục đang được học ở chủng viện
Thánh Giuse Juthia tại Thái Lan, chưa một vị nào được về nước, nên hai Giám Mục đành phải
lặng im phúc đáp lại với Tòa Thánh rằng Việt Nam không có một linh mục bản xứ nào có khả
năng lên chức bậc cao trọng ấy.
Năm 1691, cha Giuse Phước, vị linh mục thứ nhất xuất thân từ chủng viện Thánh Giuse
Juthia hồi hương. Cha Giuse bấy giờ mới 30 tuổi. Trong một báo cáo sang Thánh Bộ, Giám mục
Laneau có viết về cha Phước, khi ấy còn là phó tế, với nhiều lời lẽ khen ngợi là một chủng sinh
xuất sắc, hương thơm của Chúa Kitô, gương sáng về các nhân đức, và thánh thiện trong hành
động. Trong 6 năm ở chủng viện, thầy sống nhún nhường hòa nhã và chưa làm phiền lòng các
đồng bạn và giáo sư.31
Trở về nước, cha Phước được Đức Cha De Bourges quý mến, và khen ngợi cha trong bản
báo cáo về Thánh Bộ là một “linh mục có đời sống lành thánh, không có tật xấu.” Năm 1694
Đức Cha De Bourges nhắc lại những đề nghị của Thánh Bộ từ năm 1687, và đề cử vị linh mục
trẻ tuổi này lên chức Giám Mục Phụ Tá. Sự đề cử vị linh mục bản xứ tương tự như cảm nghĩ của
Đức Cha Pallu cách đấy 16 năm. Một điều mà cả hai Đức Cha De Bourges và Pallu lo lắng là vị
linh mục trẻ tuổi này không thạo giáo luật, một thứ rất cần thiết và hữu ích cho chức vị giám
mục. Mặc dầu cha rất chăm học, nhưng không dễ gì học thêm được, vì những công việc mục vụ
chồng chất mỗi ngày. Vì thế, Đức Cha yêu cầu Tòa Thánh đặt vị giám mục phụ tá người bản xứ
dưới quyền một vị giám mục người Âu.32 Theo Đức Cha De Bourges thì bây giờ chưa đến lúc
đặt một người bản xứ như cha Phước lãnh đạo Giáo Hội Việt Nam.33
Trong một bức thư gửi cho vị Tổng quản, cha Bélot viết:
“Cha Phước không bao giờ đích thân đi thăm viếng ai khiến các linh mục đồng bạn ít
kính trọng người. Trái lại có những thừa sai dòng tu nhạo báng người trước mặt. Điều này thật

30
Bùi Đức Sinh, op. cit., trg 155-157 (ronéo).
31
Báo cáo của Đức Cha Laneau gởi Thánh Bộ, AMEP. Q. 854, số 194.
32
Báo cáo của Đức cha De Bourges gởi Thánh Bộ Truyền Bá, Archives Mis-sions Étrangères de Paris MEP, Q. 682,
số 132.
33
Thư Đức cha De Bourges gởi các Giám Đốc chủng viện Hội Thừa Sai ngày 18-11-1696 AME Paris, Q. 652, số
159.
không đẹp đẽ gì cho chúng ta. Hơn nữa linh mục này là người bản quốc, không biết rồi sẽ ra sao
đây.”34
Tư tưởng này không khác gì tư tưởng của thực dân Pháp dưới thời đô hộ Pháp khi họ
ngăn cản một người Việt Nam tài giỏi lên nắm giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ: “Nó
có khả năng đấy, nhưng nó là A-na-mít.”
Ý Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn chủ trương dùng người địa phương giảng đạo cho địa
phương, nên ít quan tâm đến những lời khen chê, ngăn cản, nhưng rốt cuộc cũng phải “chờ
đợi.”35 Để lấp vá chỗ trống, cha Edme Bélot được phong Giám Mục Phụ Tá giáo phận Tây Đàng
Ngoài. Còn cha Giuse Phước chết rũ tù ngày 10- 2-1732, thọ 72 tuổi.36

V. CÁC LINH MỤC DÒNG TÊN Ở ĐÀNG NGOÀI

Sau vụ 4 giáo sĩ dòng Tên Fuciti, Ferreira ở Đàng Ngoài và Candone, d’ Acosta ở Đàng
Trong bị Tòa Thánh gọi về Châu Âu hồi năm 1679, cha Tachard dòng Tên dẫn 4 thầy giảng sang
Rôma nài xin Tòa Thánh cho các cha dòng này được trở lại Việt Nam. Đức Thánh Cha Innocentê
XI (1676-1689) đồng ý cho cha Ferreira trở lại Đàng Ngoài và cha Candone trở lại Đàng Trong.
Để tránh những rắc rối về quốc tịch, Tòa Thánh cho thêm hai cha người Pháp đến Đàng
Ngoài: cha Abraham Le Royer và cha Hugues Parégaud. Khi tới Đàng Ngoài hồi tháng 6-1692,
hai cha bống thấy một số giáo sĩ khác cùng dòng người Portugal đã đến cũng năm ấy là cha
Francois Nogheira, cha Stanislas Machado, cha Manuel Bravo, và cha Ferreira.
Năm 1694, thêm nhiều giáo sĩ dòng Tên từ Macao đến Đàng Ngoài gồm có các cha
Jacques Vidal, Jean de Sequeira người Portugal, Isidore Luchi người Ý, và bốn cha người Việt:
Valentinô Sơn, Lêo Vệ, Inhaxu Mactinô và Lêo Gonzaga Tống Xuân Vinh.37 Khi tàu tới Phố
Hiến nhà cầm quyền cưỡng bách các giáo sĩ nước ngoài phải xuống tàu trở lại Macao trên cũng
một chuyến tàu đó. Cha Sequeira bấy giờ đang đau nặng cũng phải lên tàu, và qua đời hai ngày
sau.
Năm 1696 hai cha người Việt hồi hương nữa là Linô và Laurensô. Từ năm 1701 đến năm
1705, thêm năm giáo sĩ dòng Tên tới Đàng Ngoài gồm cha Giovani Massari người Portugal và

34
Thư Đức Cha Bélot gởi Bề Trên Tổng Quyền M. De Brisacier ngày 15-9- 1703, Archives MEP, Q. 683, số 406b.
Theo tài liệu trên người ta có thể tin rằng yếu tố bản quốc là yếu tố làm Hội Thừa Sai Paris ngăn cản cha Giuse được
tấn phong Giám Mục.
35
Nếu không có sự ngăn cản lâu dài và bền dai của Hội Thừa Sai Paris thì chắc chắn Giáo Hội Việt Nam không phải
chờ mấy thế kỷ mãi cho đến năm 1933 khi cha Nguyễn Bá Tòng được tấn phong Giám Mục. Làm như vậy, Hội đã
đi ngược lại ý định của Tòa Thánh được ghi trong huấn dụ ngày 10- 11-1696 được trao tận tay cho Francois Pallu và
Lambert De la Motte trước lúc các ông lên đường đi truyền giáo Á Đông. Trong phần thứ ba, huấn dụ nói về những
nguyên tắc hành động trong địa sở truyền giáo như việc huấn luyện và thành lập hàng giáo sĩ bản quốc đi dần đến
việc thành lập hàng giáo phẩm với các Giám Mục bản quốc.
Tới nay (1996), có những sử gia của Hội Truyền Giáo Paris vẫn tìm cách bênh vực việc các Giám Mục Pháp ngăn
cản tấn phong Giám Mục cho cha Giuse Phước, mặc dù những lý do ấy không chính đáng. Thí dụ như Marillier, op.
cit., trg 272.
Trong 23 vấn đề đem ra giảng giải, Marillier không nói tới vấn đề Giám Mục hay đại diện Tông Tòa người bản xứ.
Tác giả cũng như Hội Thừa Sai Paris biết rằng nếu một linh mục bản xứ được tấn phong Giám Mục, thì Hội sẽ mất
nhiều quyền hành, mất lợi thế thiêng liêng cũng như vật chất và có khi cả về chính trị. Do đó Hội đã kéo dài cho tới
thời gian mà Tòa Thánh bắt buộc thi hành chương trình địa phương hóa hàng giáo phẩm tại Việt Nam như Tòa
Thánh đã có ý định từ năm 1696, lúc gởi hai Giám Mục Francois Pallu và Lambert De la Motte sang truyền giáo ở
Việt Nam.
36
Marillier, op. cit., trg 21, 22.
37
FM de Montézon, Mission de la Cochinchine et du Tonkin (Paris, 1858), trg 392. Lêo Gonzaga sinh năm 1663,
vào dòng năm 1690. Lêo có tên trong danh sách trở về Việt Nam hồi năm 1692, khi ấy còn là sinh viên thực tập.
cha Francesco Buccharelli người Ý, hai cha người Việt (không rõ tên), và cha Louis Noel de
Bourges người Pháp. Các giáo sĩ dòng Tên trở lại Việt Nam với một sứ mạng mới gọi là “bài
sai” do bề trên dòng đề nghị.38
Năm 1721, Trịnh Cương ra lệnh cấm đạo trên toàn cõi Đàng Ngoài. Trong thời kỳ này,
hai giáo sĩ dòng Tên Giovanni Massari và Francesco Buccharelli bị bắt ở La Phù, rồi bị giải về
Thăng Long.39 Chúa lấy làm phỉ chí lắm. Cả hai bị giam trong hai ngục cách biệt nhau và hai cha
lâm bệnh nặng. Ngày 15-6-1723 giáo sĩ Massari chết trong tù. Chúa sợ cha Bucchrelli cũng chết
nên ra lệnh cho thầy thuốc chăm sóc và cho cả những người bổn đạo trong tù nữa. Khép án rồi,
Trịnh Cương ra lệnh trảm quyết giáo sĩ Buccharelli, 4 thầy giảng, và một ông thầy sãi đã trở lại
đạo và lúc trước là ông Từ ở một ngôi chùa tại Cửa Bạng tỉnh Thanh Hóa.
Lúc nghe tin, các ông hết thảy vui mừng, mặc áo mới, cầu nguyện và dọn mình xưng tội.
Anhh em giáo hữu đến thăm các ông và cung kính hôn giây trói các ông. Ngày 11-10-1723, các
ông được dẫn ra trước sân triều đình để nghe đọc bản án. Bản án đọc xong, giáo sĩ Buccharelli
cúi đầu xuống và dõng dạc đáp: “Đội ơn Chúa.” Rồi cha đi trước, các bạn tù theo sau, vừa đi vừa
đọc kinh và hát những bài ca ngợi Chúa. Một niềm hân hoan vui mừng chiếu trên khuôn mặt các
ông. Luca Mai, ông thầy sãi trước kia, đọc kinh cầu, các người khác rập tiếng đọc theo. Một cụ
già 60 tuổi là Luca Thu, người làng Kẻ Sặt, thấy bổn đạo sợ hãi vì các người công giáo sắp bị tử
hình, đã chạy đến nộp mình cho quan và xưng mình là người công giáo. Cử chỉ anh hùng ấy
khiến cho những người đã xuất giáo phải hổ thẹn, họ cũng chạy đến nộp mình và tự xưng là công
giáo.
Tới pháp trường, giáo sĩ Buccharelli quỳ xuống hôn đất, đất ấy sẽ thắm dòng máu tử đạo,
rồi ngước mặt lên trời sẵn sàng hiến dâng mạng sống cho Thiên Chúa. Một đàn chim trắng
không biết từ đâu bay đến, lượn trên các đầu tù nhân thành một vòng tròn như hình triều thiên.
Dân chúng lấy làm bỡ ngỡ nhưng cũng có kẻ nhạo báng, “Nếu Thiên Chúa các người công giáo
phép tắc uy quyền, sao chẳng khiến đàn chim đó đem bổng các người lên cao cho khỏi bị
chém?”40
Một thời gian không lâu sau ngày hành quyết, một sao chổi hiện ra khiến dân chúng
khiếp sợ và trách móc Trịnh Cương. Ông cười ruồi nói, “Trời đã nhận của lễ và nguôi giận rồi.”
Trời nguôi giận thế nào không biết mà tới năm 1729, một hôm trong lúc viếng chùa ở Thăng
Long, Trịnh Cương bất thình lình thổ huyết ra mà chết.41
Mặc dù chúa Trịnh cấm đạo nhưng các giáo sĩ dòng Tên vẫn đến Đàng Ngoài truyền giáo
và thêm bốn giáo sĩ bị bắt. Đó là cha Bề Trên Emmanuel d’ Abreu, cha Barthélémy Alvarez, cha
Vincent da Cunha, tất cả ba cha đều là người Portugal và một cha người Đức tên là Jean Cratz.
Cùng với họ có hai thầy giảng Marcô và Vinh Sơn và người lái thuyền cũng bị bắt.Lính lôi kéo
các ông đạp lên ảnh tượng nhưng các ông quỳ xuống và hôn Thánh Giá cách thành kính. Duy chỉ
có anh lái đò vì sợ khổ hình nên đã làm việc ấy. Các quan, lính tráng chê cười anh ta rằng, “Gớm
chưa, nó chà đạp lên thánh giá mà bấy lâu nay nó thờ kính.” Còn hai thầy vững vàng đức tin
không chối đạo nên bị quân lính lấy búa đập đầu gối. Thầy Vinh Sơn chịu không nổi những khổ
hình và chết trong ngục năm 1736.
Ngày 7-1-1737 có nhân viên Bộ Hình vào ngục khám xét, các ông đoán là gần tới ngày
xử, và ngày sau lại có lý hình vào ngục tập chém trước mặt các ông. Từ ngày ấy không còn cấm

38
Bonifacy, op. cit., trg 91.
39
M. Gispert, Historia de la Misiones Dominicanas en Tungkin (Avila, 1928), trg 146-150.
- J. De Hergne, Répertoire des Jésuites de Chine de 1552-1800 (Rome, 1973.), trg 114.
40
Ravier, Sử Ký Hội Thánh (Ninh Phú Đường, 1895), Tập III, trg 248.
41
Gispert, op. cit., trg 184, 185.
cửa ngục nữa, nên giáo dân đến viếng thăm và hôn xiềng các ông. Năm ngày sau lính dẫn các
ông ra sân triều để nghe án. Thầy Marcô phải đi lưu đày chứ không được án tử như các người
bạn. Ông phàn nàn rằng, “Nếu các ông này đáng chết vì đã giảng đạo trong nước thì tôi còn đáng
chết hơn nữa vì tội đã dẫn họ vào nước này.”
Các quan đem bốn giáo sĩ dòng Tên đến Đồng Mơ, gần Thăng Long. Trên đường đi các
quan biếu một ít tiền để mua nước uống nhưng các ông khước từ, mà chỉ nhận đồ của bổn đạo
cho, ăn một chút rồi phân phát cho các lý hình.
Đến nơi xử, các ông quỳ xuống, ngửa mặt trông lên trời cầu nguyện và vẽ dấu Thánh Giá
trên những cây cọc mà các lý hình sắp trói các ông vào, rồi bình tĩnh chờ đợi lát gươm kết liễu
cuộc đời hy sinh cao cả của các ông.
Thế là máu các giáo sĩ dòng Tên hòa lẫn với máu người công giáo bản xứ. Xương máu ấy
đã xây đắp thành quách kiên cố của Giáo Hội Việt Nam. Sau lúc xử, ông trấn thủ, người ra lệnh
bắt các vị tử đạo, và viên chỉ huy lãnh đạo buổi hành quyết bỗng dưng lăn đùng ra chết tươi.42
Cũng trong thời kỳ đó, hạn hán cùng giặc giã nổi lên khắp nơi trong nước.43
Địa phận Tây Đàng Ngoài đang hưởng một thời gian tương đối bình an, thì bỗng năm
1705 Giáo Hội chịu một thử thách lớn. Sự kiện liên quan đến một linh mục dòng Tên người Việt,
Lêo Gonzaga Tống Xuân Vinh về nước năm 1694. Trong thời gian coi sóc một họ đạo xa xôi
thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài, linh mục Lêo xúc phạm nhiều lỗi nặng và gây nhiều gương xấu,
nên bị trục xuất khỏi dòng và Đức cha giáo phận phạt vạ “treo chén.” Vừa tức giận vừa xấu hổ,
Lêo tuyên bố bỏ đạo và công khai phá đạo. Lêo trình đệ lên phủ liêu một cuốn sách nhỏ 20 trang
với lời lẽ vu khống các giám mục và thừa sai là tay sai của đế quốc thực dân, mượn danh nghĩa
tông giáo đi cướp nước. Miền Bắc bị phân chia làm hai giáo phận như chia thành hai nước, mỗi
giáo phận một trụ sở làm thủ đô có Giám Mục làm thủ lãnh. Đó là kế “chia để trị” của đế quốc,
núp dưới chiêu bài “truyền giáo.” Lêo còn tiên đoán và cả quyết không lâu nữa nhà vua sẽ mất
quyền hành và đất nước sẽ rơi vào tay đế quốc thực dân. Lêo cũng nêu đích danh và địa điểm cư
ngụ của từng vị thừa sai ngoại quốc, và vu cáo nơi ở của các vị là những sào huyệt của nhóm
phản loạn.
Nhận được cuốn sách tố cáo này, cả chúa lẫn nhà vua đùng đùng nổi giận, đòi giết chết
hết các giám mục và thừa sai ngoại quốc. Để cứu nguy cho Giáo Hội, Thiên Chúa đã dùng một
người đàn bà có thế lực trong triều để khuyên Định Vương hãy bình tĩnh cho người đi điều tra,
nhất là lục soát các nơi đã được chỉ điểm và gọi là “sào huyệt.” Bà là người có cảm tình với đạo.
Được tin trên, các cha đều bỏ nhiệm sở đi nơi khác. Sau khi điều tra và quân sĩ không bắt được ai
cũng như không thấy “sào huyệt” nào cả, tòa án tối cao tuyên bố bác bỏ cuốn sách vu khống bịa
đặt của Lêo, và ra lệnh tống giam cho đến khi có tiền chuộc tội. Lêo mất năm 1719.44
Một số linh mục dòng Tên Việt Nam khác cũng đáng được đề cập. Thí dụ như linh mục Valentin
Sức. Cha Valentin Sức chỉ là một thanh niên lúc xuất hành đi học tại Macao năm 1684. Sau
mười năm học tập và được thụ phong linh mục, cha hồi hương và làm việc ở Đàng Ngoài. Cha
mất tại Bố Chính năm 1718 lúc 50 tuổi. Ba linh mục bị gọi về Macao là các linh mục Lin Lịch,
Léon Vinh, và Antoine Loyola, cùng với một số linh mục dòng Tên khác làm việc ở Đàng Ngoài
với năng quyền của các giám mục thuộc hội Thừa Sai Paris.
42
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 269.
43
Ravier, op. cit., trg 286.
44
Marillier, Nos Pères dans la Foi (Paris, 1995), Tập II, trg 57-58.
- Về nội dung có sự liên quan nào không giữa cuốn sách của cựu Lm. Tống Xuân Vinh và Tây Dương Gia Tô Bí
Lục? Có những từ ngữ Công Giáo trong Tây Dương Gia Tô Bí Lục rất chính xác đã thể hiện tác giả là một người
Giatô giáo bỏ đạo, hoặc có liên lạc mật thiết với người Giatô giáo am hiểu đạo nhưng đã bỏ đạo. Tống Xuân Vinh có
thể là nhân vật đó.
Cha Nuncio di Horta người Italia, giáo dân quen gọi là cố An, sang Việt Nam năm 1750.
Cha phục vụ tại giáo phận Đông Đàng Ngoài những năm 1766-67. Cha bị bắt tù tại Thanh Hóa.
Cha là bề trên các cha dòng Tên ở Đàng Ngoài và mất tại giáo xứ Lác Môn.45
Cha dòng Tên Việt Nam được biết rõ nhất là cha Philipphê Bỉnh,46 sanh năm 1759. Tên
dòng của cha là Felippê de Rosario. Tuy thân thế và sự nghiệp của cha không mấy rõ, nhưng
điều chắc chắn là cha được phái sang Âu Châu để dàn xếp với Tòa Thánh sự xích mích giữa các
cha dòng Tên và các thừa sai hội truyền giáo Paris.47
Định Vương mất, An Đô Vương Trịnh Cương (1709-1729) lên kế nghiệp. Trịnh Cương
rất hiếu thảo với mẹ, là một người rất sùng Phật. Năm 1712 nghe lời mẹ, An Đô Vương cấm đạo
ngặt hơn.

VI. HÀNG GIÁO SĨ MACAO PHẢN ĐỐI


CÁC LINH MỤC VIỆT NAM

Đang lúc các thừa sai Pháp lo huấn luyện các thầy giảng để đào tạo thêm nhiều linh mục
thì hàng giáo sĩ Macao phản đối. Không phải vì các cha cố tâm không cho người Việt chịu chức
linh mục, nhưng các ngài muốn chỉ phong chức cho những người vừa có đức dục và trí dục.
Các linh mục bản xứ hồi ấy là những thầy giảng, hoặc những thầy nấu bếp cho các giáo sĩ
dòng Tên thuở trước. Các cha biết rõ lai lịch của các thầy nên mới dám tự phụ cho quan niệm
của mình đối với các thầy là xác thực. Vả lại việc Giám mục De la Motte phong chức linh mục
cho các thầy cấp tốc khiến các giáo sĩ có lý do mà chất vấn. Điển hình là cha Ferreira viết trong
một lá thư cho linh mục Jean Maldonat ở Pháp48 than phiền Giám mục ban nhiều đặc ân cho các
linh mục bản xứ mà không cần biết các ông biết đọc tiếng Latinh để cử hành thánh lễ hay không.
Những cha không biết Latinh được quyền làm phép giải tội với điều kiện đọc ba chữ “Ego te
absolvo” (Cha tha tội cho các con). Những thầy mà có thể lập lại những câu kinh của các chú
giúp lễ trong ngày Lễ Phục Sinh cũng được phong chức.
Sau cha Fuciti tường thuật cho Bộ Truyền Giáo49 biết không những các linh mục người
Việt không biết đọc tiếng Latinh mà còn không biết tí gì về thần học luân lý. Vì thế các giáo sĩ
dòng Tên sợ rằng các phép bí tích do các linh mục đó ban không thành. Cha Fuciti quan sát lúc
các linh mục bản xứ cử hành một số nghi thức, các ông đọc sai nhiều quá đến nỗi cha Fuciti đôi
khi phải làm lại một cách chán chường lần nữa.50 Ở Đàng Trong, giáo sĩ Candone nêu đích danh
cha Manuel Bổn trong thư gửi giáo hữu, khuyến cáo những ai đã xưng tội với cha Bổn, nên xưng
tội lại với một cha khác.
Các linh mục bản xứ trách các cha dòng Tên gây chia rẽ trong Giáo Hội vì các cha dòng
không vâng lệnh Tòa Thánh. Rồi các linh mục cấm anh em giáo hữu tới xưng tội với các cha
dòng Tên. Các linh mục từ chối làm các phép bí tích theo lễ nghi Hội Thánh cho kẻ thuộc về phe

45
Philiphê Bỉnh, Truyện nước Annam, Đàng Ngoài chí Đàng Trão (Kẻ Chợ, Portugal, 1822),
Tập I, trg 372-377, (viết tay).
- Tòa Tổng Giám Mục Huế, Văn Hóa Công Giáo Việt Nam (2000), trg 6.
46
Xem Chương Năm, số V.
47
Xem Chương Mười.
48
Bonifacy, op. cit., trg 85. Valentin Ferreira SJ là người Portugal đến Bắc Việt năm 1692, được bề trên dòng Tên
triệu hồi, nhưng sau lại được phép quay lại Việt Nam.
49
Chappoulie, Aux Origines d’une Église I (Paris, 1948), trg 352.
50
Ibid, trg 352.
đối lập của mình, và trong lúc ấy cũng có nhiều việc không hay xẩy ra trong các nhà thờ như
chuyện cha Huệ ở Kiên Lao nói trên.51
Trung thành với lệnh Tòa Thánh, linh mục hai phe đều trình bầy cho Bộ Truyền Giáo
những sự kiện khó khăn đang xẩy ra. Các cha dòng Tên thì đổ thừa các linh mục bản xứ là sai
trái, trong khi đó, các linh mục bản xứ lại cáo các cha dòng Tên và những giáo hữu đồng phe đã
không tuân lời lệnh Tòa Thánh. Theo cha De Bourges thừa sai ngoài Bắc hồi ấy, sự bất ổn xẩy ra
phần nào cũng do các bổn đạo. Một số giáo hữu quen đời sống trụy lạc, vì thế không chịu các
phép bí tích. Khi bị các linh mục quở trách thì họ tìm dịp xỉ mạ và phản đối các cha ở nơi công
cộng.
Đức Cha Bélot, Giám mục phó giáo phận Tây Đàng Ngoài viết trả lời các giáo sĩ dòng
Tên như sau.
“Quý vị nói rằng những linh mục của chúng tôi dốt tiếng Latinh. Đúng, họ không biết
tiếng Latinh và họ cũng không được học triết lý và thần học như quý vị. Nhưng Tòa Thánh đã
chuẩn cho họ việc học Latinh. Họ thông biết văn hóa xứ họ và giảng dạy giáo lý trên 20, 30 hoặc
40 năm. Họ đã được hướng dẫn, được học bổ túc hàng năm và được sát hạch. Chúng tôi đã dạy
họ đọc La văn và dịch lễ quy cùng những điều cần thiết ra tiếng Việt để họ thông hiểu. Người ta
còn muốn gì hơn trong một xứ truyền giáo liên tục chịu bách hại. Nếu không có những linh mục
này, hỏi giáo phận có được như ngày nay không? Và biết bao linh hồn chịu thiệt thòi?”52
Theo Đức Cha De Bourges, giả sử các lý do nêu lên bởi các cha dòng Tên là đúng, thì
Giáo Hội ở Đàng Ngoài có nguy cơ bị tiêu tan. Vả lại, các cha dòng Tên không muốn một giáo sĩ
bản quốc nào được thi hành mục vụ, và thực tế các cha đã cấm đoán họ.53 Giám mục Deydier,
trong thư gửi ngày 15-10-1673, trình bày hai vấn đề mà Thánh Bộ chỉ được chọn một. Một là có
hàng giáo sĩ bản quốc tiếp tục nghĩa vụ, và hai là có sự hiện diện của các vị dòng Tên. Nghĩa là
có các vị dòng Tên thì phải bỏ việc đào tạo và phong chức linh mục cho những người địa
phương, và ngược lại thì các vị dòng Tên phải rời xứ đừng trở lại cho đến khi hàng giáo sĩ và
Giáo Hội xứ này trở nên hoàn thiện và vững mạnh.54 Đó là những câu văn nói lên tính tình nóng
nảy bộc trực của Giám mục Deydier phụ trách địa phận Đông Đàng Ngoài.
Lúc này Giáo Hội Việt Nam thật sự đang ở trong một giai đoạn nguy hiểm, không những
do các thành phần không công giáo gây ra mà còn bởi những phần tử công giáo, và đôi khi còn
bởi những thủ lãnh cao cấp của Giáo Hội. Những nguy hiểm trong và ngoài ấy không tiêu diệt
được Giáo Hội Việt Nam, phần lớn do thiện chí của các giáo sĩ dòng Tên cũng như các thừa sai
Pháp. Hai hàng giáo sĩ tuy bất đồng ý kiến, điều ấy không ai chối cãi, nhưng đó không làm cho
các cha quên công việc truyền giáo thiêng liêng. Lúc nào các cha cũng thành thật tìm phương
pháp tốt đẹp nhất để đạt tới mục đích của mình. Nhờ những thiện chí đó mà về sau này cả hai hội
truyền giáo đều đi tới chỗ ổn thỏa.

51
Marillier, op. cit., trg 10.
52
Thư Đức Cha Bélot viết ngày 2-3-1700 gửi các Giám Đốc Chủng Viện Hội Thừa Sai Paris, AME Paris, cuốn 654,
số 2.
53
Thư Đức Cha De Bourges 23-10-1672 gởi các Giám Đốc Hội Thừa Sai, AME Paris, cuốn 650, số 268.
54
Thư Đức Cha Deydier 15-10-1673 gởi Thánh Bộ Truyền Bá, AME Paris, cuốn 650, số 338.

You might also like