You are on page 1of 5

THÔØI ÑAÏI THÖÙ NHAÁT

COÂNG CUOÄC TRUYEÀN GIAÙO


TRONG THÔØI ÑAÏI PHOÂI THAI
(1533-1615)
Thời đại phôi thai của đạo Công giáo ở Việt Nam là một thời đại tối tăm về phương diện
lịch sử. Tối tăm vì ngoài tên tuổi các Thừa sai tiên khởi, những hoạt động của họ trên
đất nước Việt Nam không được ghi chép cách chinh xác..
Hầu hết các thừa sai là người Portugal. Trước khi đề cập đến việc giảng đạo của các
ngài, chúng ta nên hiểu qua mối liên lạc giữa Việt Nam và Portugal vào thế kỷ XVI, thời
kỳ mà Việt Nam được gọi là Đại Việt.1 Ngoài ra tình hình chính trị Đại Việt trong thế kỷ
này cũng cần được bàn thảo vì chính trong thời gian này các Thừa sai đặt chân lên đất
nước chúng ta.

1
Lê Thành Khôi, Le Vieät Nam (Paris, 1955), trg 179, 219, 220.
CHƯƠNG MỘT

ĐẠI VIỆT VÀO THẾ KỶ XVI

I. LIÊN LẠC GIỮA ĐẠI VIỆT VÀ PORTUGAL

Vào thế kỷ XV, người Portugal và các người Âu châu khác vượt biển băng ngàn mạo
hiểm đến các xứ xa lạ đều có hai mục đích. Hai mục đích ấy được một sử gia người
Đức tóm gọn lại trong mấy chữ: “Hạt tiêu và linh hồn.”2 Người Portugal không những tìm
đất để xây dựng thị trường mua bán những hàng hóa của Á Châu như nhung lụa, vải
vóc, hạt tiêu, các cốc loại cùng sản phẩm mà Âu Châu khan hiếm, mà còn chú tâm đến
việc giảng đạo đem các linh hồn trở về với Thiên Chúa. Người Âu châu đến Á Đông có
lẽ từ năm 166,3 nhưng mãi đến thế kỷ XIII, sử sách mới ghi chép chuyến đi của Marco
Polo, người Italia, đến Trung Hoa vào đời nhà Nguyên. Sau khi trở về nước, Marco Polo
viết lại những chuyện ông đã trải qua trong quyển Thế Giới Kỳ Quan.4 Nhờ sách của
Marco Polo mà Âu Châu mới biết đến những giàu sang, văn minh và lực lượng của
Trung Hoa.
Năm 1492, Christoforo Colombo dự định đi từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ, nhưng
không ngờ ông đã khám phá Mỹ Châu. Năm năm sau, Vasco de Gama, một người
Portugal khác, bằng đường thủy đã đi vòng Phi Châu và đến Ấn Độ. Đầu thế kỷ XVI,
một người Portugal nữa tên là Magellan đã đến Philippines.
Theo lệnh của vua Portugal, ông Albuquerque đến Goa, Ấn Độ, và năm 1510, ông
đặt Goa làm trung tâm điểm của mọi hoạt động của Portugal tại Á Đông, bao gồm cả việc
truyền giáo. Những thành phố kiên cố của Hồi giáo lúc bấy giờ như Goa, Colombo và
Malacca lần lượt rơi vào tay Portugal. Như thế từ thủ đô Lisboa cho đến Nagasaki, người
Portugal đã lập nên một dãy thành trì nối Tây Phương với Đông Phương.5
Người Portugal chú tâm tìm kiếm đất đai để buôn bán và truyền giáo cho những
người không Công Giáo. ”Hạt tiêu và linh hồn” là mục đích chính của dân Potugal trong
những cuộc chu du vô cùng nguy hiểm của họ. Ngoài công trạng rao giảng Tin Mừng,
người Portugal còn đạt được một công trạng khác là chận đứng sự bành trướng của Hồi
Giáo.6 Vì thế các Giáo Tông Rôma đã ban thưởng cho Portugal nhiều đặc ân.
Năm 1430 Giáo Tông Martino V ban Quyền Bảo Trợ cho Portugal và năm 1455
do sắc chỉ Romanus Pontifex bắt buộc tất cả phải có sự chấp thuận của hoàng gia
Portugal mới được vào lãnh vực đất đai mà Tòa Thánh đã nhìn nhận là của Portugal. Tại
các vùng nầy, chỉ một mình dân Portugal mới được quyền buôn bán, và ai vi phạm điều
này đương nhiên sẽ bị vạ tuyệt thông.7 Hơn nữa chỉ có vua Portugal mới có thẩm quyền
gởi các giáo sĩ đến giảng đạo tại các phần đất đai nầy.8

2
Platner, Quand l’Europe Cherchait l’Asie (Casterman, 1954), trg 11.
3
Hồng Lam, Lòch Söû Ñaïo Thieân Chuùa ÔÛ Vieät Nam (Huế, 1944), trg 3.
4
Les Merveilles du Monde, Saùch vieát baèng tieáng Italia, xem:
- Le Livre de Marco Polo, (EÙd. Panthier, 1865).
- The book of Sir Marco Polo, (Ed. Yale Cordier, 1903-1920).
5
Hồng Lam, op. cit. trg 3.
6
Platner, op. cit., trg 17.
7
Một hình phạt của đạo Công giáo cấm phạm nhân không được chịu các phép bí tích trong đạo.
8
Henri Chappoulie, Aux Origines d’une EÙglise, Tập I (Paris, 1943), trg 42-44.
Năm 1493 Giáo Hoàng Alexandrô VI chia cắt thế giới bằng sắc lệnh Inter
Caetera9 như sau: Một đường ranh giới tưởng tượng (tây kinh tuyến 13) chạy từ Bắc Cực
xuống Nam Cực băng qua một hòn đảo cách quần đảo Acores 100 dặm về phía Tây. Phía
Tây của đường ranh giới này (kể cả Châu Mỹ) thuộc ảnh hưởng Espanha; và phía đông
thuộc Portugal (bao gồm luôn Châu Phi và Châu Á).10 Do đó giáo sĩ nào muốn đi truyền
giáo ở Châu Phi hoặc Châu Á đều phải đến xin phép và khởi hành từ Lisboa.11 Đây là
những sự kiện lịch sử cần phải ghi nhớ để có thể hiểu những khó khăn của các thừa sai
Pháp và Espanha lúc họ được phái đến giảng đạo tại Châu Á, nhất là Đại Việt. Các thừa
sai hay các thương gia đến xứ chúng ta, phần đông từ Macao12 đến. Vào khoảng năm
1555 Macao chỉ là một ngôi làng nhỏ bé của người Portugal. Chính phủ địa phương cho
phép họ ở Macao với điều kiện không được xây thành trì kiên cố hoặc đặt trọng pháo
trong thành. Để dễ kiểm soát việc mậu dịch và ngăn ngừa người Portugal lẩn vào lục địa,
chính phủ Trung Hoa cho xây một bức tường lớn chạy ngang qua eo đất nối liền Macao
với lục địa. Chỉ trong một thời gian ngắn, Macao trở nên một hải cảng phồn thịnh, tàu bè
các nước vào ra tấp nập. Năm 1563 dân số thành phố Macao có hơn vạn người, trong đó
có khoảng 900 người Portugal. Mọi quản trị đều do người Portugal đảm nhiệm. Từ
Macao người Portugal đã đến buôn bán ở Đại Việt. Trong Nam, họ mở cửa tại Hải Phố13
thuộc đất Quảng Nam. Ngoài người Portugal ra còn có cả người Hòa Lan, Nhật và Trung
Hoa nữa.
Từ Nhật đến giang sơn của Chúa Nguyễn có hai đường hàng hải: một đường từ
Nagasaki đến Hải Phố và đường kia từ Nagasaki đến Vinh. Theo giáo sĩ Dòng Tên
Buzomi người Ý thì Hải Phố là một hải cảng đẹp nhất của Đại Việt. Khi Nhật cấm đạo từ
năm 1614, khá đông người Công Giáo ở Nhật đến Hải Phố mỗi năm ba bốn lần, lấy cớ là
buôn bán nhưng thật ra là để giữ trọn bổn phận người Công Giáo.14
Năm 1614 một kiều dân Portugal tên là Jao Da Cruz đã đến một nơi gần Huế gọi
là Thợ Đúc và thành lập lò đúc súng. Ông được phép nhà Vua ban cho xây cất nhà thờ và
tiếp giáo sĩ tại nhà. Ở ngoài Bắc, người Portugal đến giao dịch cũng từ lâu, nhưng họ
không mở cửa hàng, chỉ có người Hòa Lan mới mở tại Phố Hiến. Phố Hiến15 là một thị
9
Ngoài việc phân chia ranh giới, sắc lệnh cũng gồm những điều khoản khác.
10
Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TPHCM, 1988), trg 14. Thế nhưng Brasil (Đông Ấn) lại
thuộc Portugal và Philippines (Tây Ấn) thuộc Espanha.
11
Platner, op. cit., trg 21.
12
Ủy Ban Khoa Học Xã Hội (TPHCM), trg 184, viết Macao là nhượng địa của Anh. Điều này không đúng
- Macao là nhượng địa của Portugal.
13
Faifo không phải là Hội An. Hội An (Réunion Pacifique) là chữ Trung Hoa dùng để chỉ hải cảng mà
người Việt gọi là Cửa Hàn, người Chàm gọi là Đà Nẳng, người Pháp gọi là Tourane. Faifo phiên âm ra là
Hải Phố (Magasin de la mer). Cheng Chin Ho trong Việt Nam Khảo Cổ tập san, số 3 trang 8 chép rằng tên
Faifo có 2 thuyết: một là của ông Chapuis đã ghi Faifo là do chữ Hải Phố mà ra, nhưng vì không sử sách
nào đề cập đến tên Hải Phố nên ta có thể xem thuyết này hoàn toàn là tưởng tượng...
Phê như thế là không đúng. Danh từ Hải Phố đã có từ thế kỷ XVII và nhiều sử gia ghi Faifo là Hải
Phố. Xem:
- Borri, BAVH (Juillet-Décember, Huế, 1931), trg 333.
- Schreiner, Les Institutions Annamites en Basse Cochinchine, Tập I (Sàigòn, 1900), trg 24.
- Louvet, Mgr d’Adran (Paris, 1900), trg 150.
- Taboulet, La Geste Francaise en Indochine, Tập I (Paris, 1955), trg 189.
- Cố Báu, Sử Kí Thánh Yghêrêgia, (Ninh Phú Đường, 1890), trg XXXI, ghi Faifo là Hoài Phố.
14
Hồng Lam, op. cit., trg 82-84.
15
Bùi Đức Sinh, Lịch sử Giáo Hội Công Giá, Tập II (Sàigòn, 1972), trg 308. Phố Hiến bấy giờ là tỉnh lỵ
của thị trấn Sơn Nam, gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình ngày nay.
trấn lập ra hồi thế kỷ XVI trên bờ sông Nhị Hà, cách Hưng Yên chừng 1 km. Thị trấn này
đã có hồi rất thịnh vượng, nên tục ngữ có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.”
Nhưng hiện nay di tích của nơi đô hội đó không còn gì nữa. Người ta cũng gọi Phố Hiến
là Phố Khách, nghĩa là Phố của người ngoại quốc (chứ không phải là phố riêng của người
Trung Hoa). Người ngoại quốc buôn bán ở Phố Hiến, vì không được phép của Chúa
Trịnh cho buôn bán tại Kẻ Chợ tức Hà Nội ngày nay.

II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ ĐẠI VIỆT


VÀO THẾ KỶ XVI
Lịch sử Việt Nam thực sự bắt đầu với Triệu Đà lúc ông tự xưng là vua Nam Việt
năm 207 trước Công Nguyên, và đặt kinh đô tại Phiên Ngu gần Quảng Đông ngày nay.16
Năm 111 trước Công Nguyên, đang lúc quân Rôma quyết chiến với mọi Teutons và mọi
Cimbres ở Âu Châu,17 thì quân lính Trung Hoa rầm rộ kéo sang chiếm cứ Nam Việt và
đổi tên thành Giao Chỉ.
Việt Nam phải thuộc dưới sự bảo hộ của Trung Hoa trong vòng 1000 năm cho
đến năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy dành quyền độc lập. Ông xây đắp cơ nghiệp nhà
Đinh và tiếp theo đó, nhà Lê (Tiền Lê), Lý, Trần cai trị và mở mang bờ cõi. Dưới thời
nhà Trần, Trung Hoa lại xua quân tiến đánh Đại Việt, nhưng Lê Lợi đã đánh đuổi họ ra
khỏi nước và lập lại nhà Lê (Hậu Lê).
Vì đạo Công Giáo đến nước Đại Việt vào thời Hậu Lê, nên đại cương lịch sử Việt
Nam lúc ấy cần phải lược sơ qua. Dưới thời Hậu Lê, nước Đại Việt trải qua hai thời kỳ
thống nhất và chia rẽ.

1. Thời Kỳ Thống Nhất


Giai đoạn đất nước thống nhất này kéo dài một thế kỷ, phần lớn nhờ sự anh minh
và tài năng của vua Lê Lợi và Lê Thánh Tông. Những vua kế vị phần đông không làm
nên việc gì. Mạc Đăng Dung thừa cơ chiếm lấy quyền hành, vì thế xảy ra cuộc tranh chấp
Lê-Mạc. Miền Bắc thuộc về nhà Mạc, còn miền Nam thuộc nhà Lê. Tỉnh Thanh Hóa làm
biên thùy cho hai tiểu quốc.

2. Thời Kỳ Chia Rẽ
Nhà Lê, nhờ có tướng Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm (con rể vua Lê) phò giúp, đánh
đuổi nhà Mạc lên Cao Bằng, nhưng thực hiện thống nhất đất nước chỉ được vỏn vẹn 3
năm - từ 1597 đến 1600. Vì không có người đảm đương lỗi lạc, vua Lê chỉ đóng vai bù
nhìn và mọi việc đều do hai Chúa Trịnh, Nguyễn định đoạt. Chúa Trịnh chiếm Bắc Việt,
còn Chúa Nguyễn chiếm hai miền Trung và Nam Việt, và lấy sông Gianh làm biên giới.18

16
Lê Thành Khôi, op. cit., trg 92-93. - Tư Mã Thiên Sử Ký (Hà Nội, 1988), trg 743-753, .
17
Larousse du XXè Siècle: Teutons.
18
Bùi Đức Sinh, op. cit., trg 306. Nước ta dưới triều nhà Lê gọi là Đại Việt khi Gia Long lên ngôi mới đổi
quốc hiệu là Việt Nam. Từ khi có phân tranh Trịnh Nguyễn (1600), Đại Việt chia làm 2 miền. Miền Bắc
thuộc chúa Trịnh từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài, kinh đô là Thăng Long hay Kẻ Chợ. Năm 1428
Lý Thái Tổ đã sửa thành này và gọi là Đông Kinh, người ngoại quốc gọi là Tonkin. Miền Nam thuộc Chúa
Nguyễn, từ sông Gianh trở vào, gọi là Đàng Trong. Vương phủ lần lượt đặt ở Ái Tử Dinh Cát, Trà Bát năm
1570 (Quảng Trị), Phúc An năm 1626 (Quảng Điền), rồi Kim Long năm 1636, và Phú Xuân năm 1687
(Thừa Thiên).
Đàng Ngoài chia làm 11 trấn: Xứ Nam (Sơn Nam), Xứ Đông (Hải Dương), Xứ Bắc (Bắc Ninh),
Xứ Đoài (Sơn Tây), Xứ Yên Quảng (Hải Ninh), Xứ Lạng (Lạng Sơn), Xứ Thái (Thái Nguyên), Xứ Tuyên
Có gì thảm hại cho bằng trong một nước, cùng lúc có ba nhà đứng lên tranh chính quyền.
Nhà Mạc ở Cao Bằng, Chúa Trịnh và vua Lê ở Đàng Ngoài (Bắc Việt), và Chúa Nguyễn
ở Đàng Trong (Trung và Nam Việt). Chính trong thời kỳ chia rẽ ấy, các thừa sai đạo
Công Giáo khởi đầu công cuộc truyền giáo tại Việt Nam.

(Tuyên Quang), Xứ Hưng (Hưng Hóa), Xứ Thanh (Thanh Hóa), Xứ Nghệ (Nghệ An). Đứng đầu trấn hay
xứ gọi là trấn thủ.

You might also like