You are on page 1of 14

CHƯƠNG HAI

NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN


CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

I. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG NGOÀI


Theo Ordonez de Cevallos, một linh mục Espanha, thì thánh Tôma tông đồ đã từng đến
giảng đạo tại Bắc Việt và làm cho nhà vua trở lại. Nhưng chúng ta không có một tài liệu lịch sử
nào để chứng minh sự kiện đó.
Ở Quảng Đông, người ta có tìm thấy một pho tượng của một nhà sư tên là Bodhidharma,
phiên âm ra Hoa Ngữ là Tamou, mà người Việt đọc trại là Tôma.1 Vì Thánh Tôma là một trong
12 thánh Tông Đồ của Chúa Giêsu, độỉc giả có thể giả quyết rằng Giáo Hội Công giáo tại Việt
Nam đã được khai sinh từ thuở ban đầu cùng lúc với Giáo Hội Công giáo hoàn vũ! Nghĩa là đạo
Công giáo đã đến Việt Nam khoảng từ năm 33 đến năm 100, nhưng đây là một điều không thể
chứng minh được.
Một sử gia khác2 chép rằng Chân phước Odorico De Perdenone trong cuộc vượt biển từ
Âu châu sang Á châu có dừng lại tỉnh Bình Định, lúc đó còn là đất của người Chiêm Thành đời
vua Chế A Nan (1318-1343) nhưng không giảng đạo tại nơi đây.
Thánh Phan Sinh Xaviê trên đường đi truyền giáo ở Nhật Bản có dừng chân ở Đại Việt
hay không? Về sự kiện này các tác giả không đồng nhất tư tưởng, có tác giả nói ông đã ghé vào
Cửa Bạng vùng ven biển Thanh Hóa ngày nay để tránh bão. Lúc ấy Đại Việt ở dưới triều Lê
Trung Tông (1548-1556). Ngày nay tại Cửa Bạng có một thứ cua trên mu có dấu hình Thánh Giá
trắng. Theo truyền khẩu dân chúng vùng đó thì Thánh Phan Sinh đánh rơi tràng chuỗi Mân Côi,
và đang khi nhớ tiếc cỗ tràng hạt, ngài nhìn sang mạn thuyền chỗ vừa đánh rơi, ngài thấy một
con cua lớn đội lên trả lại cho ngài. Để cám ơn, ngài chúc lành và ghi dấu Thánh Giá trên mu của
nó. Người dân ở Cửa Bạng gọi thứ cua ấy là cua thánh Phan Sinh3. Truyền thuyết này được xác
nhận bởi một bức thư của chính thánh nhân viết từ Nhật Bản.4
Linh mục Philiphê Bỉnh, SJ ghi chép khác trong quyển lịch sử5 của ông như sau:
“Ngày 24-6-1549, Thánh Phan Sinh từ Malacca xuống tầu của người Đại Minh cùng đem đi với
mình hai thầy dòng và một người giúp việc là thầy Cosimo de Torre. Hai thầy là João Fernão và
một người Trung Hoa đã được rửa tội mang tên thánh Manuel. Trên tàu cũng có ba thầy tớ ông
Bảo Lộc (Hashirô) người Nhật, tất cả là bảy người quá giang tầu đó. Sáng ngày 25, tàu kéo cánh
ra khỏi Malacca. Thời ấy các tầu muốn sang Đại Minh thì phải vượt biển Quảng Nam, là nơi
sóng gió khiến nhiều tầu bị đắm. Khi gần đến vùng biển này thì tàu Thánh Phan Sinh mua gỗ
“calumbuc” là thứ gỗ cứng, làm cột buồm và bánh lái rồi mới đi. Khi tàu đi ngang qua Quảng
Nam, tàu bị hư và cần phải sửa chữa vài ngày. Cuối cùng thì Thánh Phan Sinh đến được Nhật

1
Launay, Histoire Ancienne et Moderne de L’ Annam (Paris, 1884), trg 152. - L. Joly, Le Christianisme et
l’Extrême - Orient (Paris, 1907), trg 13, chép năm 1548 người ta đã khám phá ra mộ của thánh Tôma tại Maliapour,
India có hình Thánh Giá và bản ghi chú.
2
Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo ở Việt Nam (Sài Gòn, 1959), trg 17.
3
Nguyễn Hồng, Lịch sử Truyền Giáo ở Việt Nam. trg 21.
4
M. Gispert, Historia de las Missiones dominicanas en Tunkin (Avila, 1928), trg 6. Tác giả xác quyết là đã xem
thấy loại cua này tại Cửa Bảng. Xem ý kiến của Lm. Hoàng Quốc Trương, Khoa Học Phổ Thông, số 353, ngày 9-
15-6-1989.
5
Philipphê Bỉnh, Truyện Nước Annam Đàng Ngoài Chí Đàng Trão (tài liệu viết tay), Q. II, Kẻ Chợ Nước (Portugal,
1822), trg 31.
Bản,6 và ngài có gởi thư về cho các thầy dòng Tên ở thành Goa, diễn tả tất cả sự khó khăn nguy
hiểm kèm theo những việc chẳng lành khi vượt biển bằng tầu Đại Minh.”
Ấy vậy mà Thánh Phan Sinh đã đến đất Annam Đàng Trong tức Việt Nam, dù chẳng có
giảng, song đã đến Việt Nam. Trong thời kỳ này nhà Mạc và nhà Lê đang cai trị Đàng Ngoài.
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các hoạt động truyền giáo ở khu vực nhà Mạc và nhà Lê
kiểm soát.

Hình 3: Các địa điểm truyền giáo ở Đang Ngoài trong khu vực nhà Mạc và nhà Lê.

6
Lettere di San Francesco Saverio, Q. II (Ascoli, 1828), trg 6, 10.
1. Khu Vực Nhà Mạc: Công Cuộc Truyền Giáo Của Các Cha Dòng Phan Sinh

A. Giáo Sĩ Pedro d’Alfaro


Năm 1578, giáo sĩ Pedro d’Alfaro, dòng thánh Phan Sinh đã lập một tu viện ở Philippines
và một tu viện khác tại Macao. Vào thời kỳ này, một phái đoàn Việt Nam đã đến Macao với mục
đích vận động xin các thừa sai Công Giáo đến giảng đạo trong nước. Giám mục Macao là
Carneiro nhờ linh mục Pedro d’ Alfaro qua Bắc Việt giảng đạo, nhưng vì ông đang lo xây dựng
tu viện, lại thiếu thừa sai, nên ông không thể nhận lời. Sau đó, giáo sĩ Alfaro bị người Portugal
trục xuất ra khỏi Macao, vì họ gán cho ông tội làm gián điệp cho triều đình Espanha. Vào tháng
6 năm 1580, ông xuống tàu trở về Goa (một phần đất của Ấn Độ nhượng cho người Bồ Đào
Nha) để xin phó thống đốc Goa xử vụ vu khống này, nhưng khi tàu đến Bình Định thì gặp bão,
và ông đã từ trần tại bờ biển.7
Linh mục Giovanni Battista da Pesaro, dòng Phan Sinh, người Ý thay thế linh mục Alfaro
ở Macao. Linh mục Pesaro mở thêm một trường dạy thanh niên Trung Hoa, Nhật và Việt nam.
Lúc trở về nước các thanh niên này có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng tại xứ sở của họ. Muốn
truyền giáo, cha Pesaro đã nghĩ ra phương pháp thực tiễn là vẽ những bức họa lớn về ngày phán
xét chung. Dưới mỗi bức họa là những lời chú thích được viết bằng nhiều thứ tiếng và giáo sĩ
Pesaro đã gửi đến các quốc gia lân cận Macao. Cha Pesaro cũng đã gửi các bức họa đó cho triều
đình Việt nam ở Đàng Ngoài,8 nhưng đã không đến được tay triều Lê vì lúc các bức họa được
gửi đi, vào khoảng năm 1581, thì Mạc Mậu Hiệp đã chiếm Thăng Long và vua Lê và gia tộc trốn
vào Thanh Hóa.9 Chính Mạc Mậu Hiệp đã nhận được những bức họa cùng với lá thư của giáo sĩ
Pesaro thỉnh cầu nhà Mạc chấp thuận ông và một vài thừa sai đến truyền giáo tại Đàng Ngoài.
Mạc Mậu Hiệp lấy làm thích thú khi nhận được những bức họa trên, và ông đã nhận lời cho các
thừa sai đến truyền giáo ở Bắc Việt. Khi hành động như thế, Mạc Mậu Hiệp đã có hậu ý kéo
những người Portugal về phe ông, và giúp đỡ ông chống lại lực lượng của nhà Lê đang ngày
càng trở nên hùng mạnh. Nhưng tiếc rằng cha Pesaro không thể đến Việt Nam được, ông đã phải
trở về ÂuChâu và từ trần tại Napoli, trong tu viện Santa Lucia.

B. Phái đoàn Diego d’Oropesa


Không thấy giáo sĩ Pesaro đến Việt Nam, Mạc Mậu Hiệp đã viết nhiều bức thư gửi qua
Macao, và để đáp ứng, Giám Mục Macao đã ngỏ ý nhờ các tu viện ở Macao gửi các thừa sai đến
Đàng Ngoài.10
Thể theo lời yêu cầu đó, tu viện Saint Grégoire thuộc dòng thánh Phan Sinh ở Manila đã
gửi các thừa sai đến Bắc Việt. Giáo sĩ Diego d’ Oropesa làm trưởng phái đoàn cùng với các linh
mục Bortholoméo Ruiz, Pedro Ortiz, Francisco de Montila và 4 thầy trợ sĩ.11 Phái đoàn này
xuống tàu ngày 5-5-1583, và vài ngày sau, tàu cập bến gần Quảng Yên.
Dân cư Việt Nam sống gần bờ biển thấy một chiếc tàu lạ cập bến thì cho rằng là tàu của bọn
cướp nên đã chuẩn bị khí giới. Nhưng các thừa sai ra dấu mời dân chúng xuống tàu. Vài người
lên tàu và sau đó họ mời các thừa sai lên bộ. Giáo sĩ Francisco de Montila và tất cả các vị thừa
sai khác đều được các quan địa phương tiếp đãi ân cần và lịch sự. Mạc Mậu Hiệp phái người đến

7
Romanet du Caillaud, Essai sur les origines du Christianisme au Tonkin (Paris, 1915), trg 29-34.
8
Ibid, trg 37.
9
Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược (Sàigòn, 1954), trg 261-279.
10
Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo Ở Việt Nam (Sàigòn, 1959), trg 22.
11
Bốn thầy đó là Christobal Gomez, một thủy thủ tài năng; Diego Jimenez, Fran-cisco Villorimo và Manuel
Santiago. Xem Caillaut, op. cit., trg 34.
gặp, và mời các ông về Thăng Long. Nhưng lúc tàu mới ra cửa biển thì gặp một cơn bão lớn
đánh tàu họ lạc vào đảo Hải Nam. Ở đó, các ông bị bắt giữ và dẫn độ đến quan tỉnh Quảng Đông.
Nhờ có sự che chở của một thừa sai rất có ảnh hưởng tại địa phương là linh mục Matheo Ricci
nên các giáo sĩ được trả tự do.12 Không nản chí, và sau khi về lại tu viện thánh Phan Sinh ở
Macao, các ông đã tổ chức một lần nữa cuộc viễn du sang Bắc Việt.

C. Giáo sĩ Bartholoméo Ruiz


Lúc trở lại Bắc Việt lần thứ nhì, linh mục Ruiz đã 61 tuổi, ông là người Espanha. Ông đã
từng đi lập cư ở Tân Thế Giới, ở Mehico từ lúc còn nhỏ, và cũng tại đây ông đã vào dòng thánh
Phan Sinh và lo việc truyền giáo cho thổ dân Mehico. Sau đó, ông rời Mêhico để đến Philippines
đang lúc cha Pedro d’ Alfaro xây cất tu viện đầu tiên ở Manila. Ông là một trong những thừa sai
đầu tiên được phái đến Bắc Việt. Ông sang Việt Nam với một người thông ngôn, là một phụ nữ
Việt Nam, có lẽ đã tòng giáo tại Macao.
Lúc đến Thăng Long, giáo sĩ Ruiz đã giải thích cho Mạc Mậu Hiệp về lý do phái đoàn
ông không thể đến Thăng Long để yết kiến vua Mạc năm trước. Họ Mạc tiếp đãi vị thừa sai rất
ân cần và nồng hậu, và chấp thuận cho cha Ruiz được ở trên lãnh thổ Việt Nam. Lúc đó cộng
đồng Portugal xây cất cho ông một ngôi nhà bằng gỗ, trong đó có nhà nguyện để làm việc phụng
vụ. Phương pháp ông dùng để rao giảng là tranh ảnh. Một trong những bức tranh mô tả sự phán
xét chung. Nhờ vào bức tranh đó mà giáo sĩ Ruiz đã làm cho quần chúng hiểu biết về niềm hạnh
phúc của người lành và hình phạt của kẻ dữ. Mọi người đều khủng khiếp khi nhìn thấy những
hình ảnh của đám quỷ đen đúa bắt những kẻ bất lương xuống hỏa ngục. Thấy công việc và mục
đích có kết quả, cha Ruiz không những chỉ giảng đạo cho từng nhóm nhỏ mà ông công khai
giảng đạo ngoài những phiên chợ. Trước số thính giả đông đảo, ông giải thích cho họ hiểu về
tinh thần của đạo Công Giáo, và khuyên họ chỉ tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, và ngưng thờ cúng bụt
thần khiến các sư sãi phản đối kịch liệt. Mỗi khi giáo sĩ Ruiz giảng đạo, các sư sãi cũng bỏ chùa
chiền, và họ trịnh trọng nghiêm trang đi đến nơi công cộng để cử hành những lễ nghi tông giáo
của họ.
Trong lúc giáo sĩ Ruiz đang tiến hành công cuộc truyền giáo, thì Đàng Ngoài bị lâm nạn
thiên tai hạn hán, mùa màng đang bị đe dọa thất thu. Lúc đó, các nhà sư, thầy bói bèn tri hô rằng
chính vì sự có mặt của giáo sĩ ngoại quốc nên mới xảy ra hạn hán. Dân chúng liền bắt buộc ông
phải ra khỏi nước, nếu không sẽ bị giết. Cha Ruiz sốt sắng cầu nguyện xin Chúa cho mưa xuống
trên ruộng đồng khô khan. Chúa nhận lời và dân chúng lại để ông tự do. nhưng trời lại ròng rã
mưa, và nếu thế thì mùa màng sẽ bị ngập lụt. Cha Ruiz lại một lần nữa cầu xin Thiên Chúa cứu
sống mạng mình và mùa màng. Chúa nhận lời và trời lại quang đãng.
Lời rao giảng và cuộc sống tu hành, đạo đức của ông đã làm nhiều tâm hồn lay chuyển.
Nhà vua rất thích nghe lời rao giảng nhưng lại không tỏ ý muốn theo đạo, nên không người nào
trong dân chúng dám theo. Để rồi cuối cùng giáo sĩ Ruiz chỉ rửa tội được cho một cậu bé sắp
chết.
Năm 1586, giáo sĩ Ruiz phải từ giã họ Mạc và Bắc Việt để về Manila, và sau đó đi rao
giảng ở Nhật lúc ông đã 70 tuổi. Sau khi ông bị trục xuất ra khỏi Nhật, ông về lại Philippines và
từ trần tại đó và thọ 80 tuổi.

12
Nguyễn Hồng, op. cit., trg 34 ghi rằng một thương gia đã can thiệp để trả tự do cho các thừa sai.
Hình 4: Khâm Định Việt Sử - Huyền Tông Cảnh Trị Nguyên niên. Lệnh cấm đạo năm 1663.
Hình 5: Bản dịch lệnh cấm đạo năm 1663 trong Khâm Định Việt Sử - Huyền Tông Cảnh Trị
Nguyên niên.
2. Khu vực nhà Lê

A. Giáo sĩ Inêkhu (1533)


Đang lúc các cha dòng Thánh Phan Sinh ở Macao và Ma-nila lo việc giảng đạo trong khu
vực nhà Mạc kiểm soát thì ở khu vực nhà Nguyễn cũng có các thừa sai đến truyền giáo. Khâm
Định Việt Sử đề cập đến nhà truyền giáo Inêkhu như sau:
“Đạo Giatô: Sách Dã Lục13 tháng Ba năm Nguyên Hòa thứ nhất14 đời vua Lê Trang Tông
có người Tây dương tên Inêkhu lẻn vào đất Ninh Cường, Quần Anh hạt Nam Chân, và đất Trà
Lũ hạt Giao Chỉ, âm thầm đem đạo Giatô truyền giáo.”15
Inêkhu16 mà Cương Mục theo sách Dã Lục nêu trên là người như thế nào? Chúng ta chỉ
có thể dư đoán là Inêkhu có nghĩa là Inigo, Inhaxio. Có lẽ ông ở một tu viện từ Macao và đến
một cách lén lút rồi âm thầm truyền đạo. Sao ông không truyền đạo một cách công khai? Có lẽ
vào thời buổi ấy đạo Giatô đang bị bách hại, nhưng theo một vài nhà nghiên cứu thì đến nay
chưa tìm thấy chỉ dụ cấm đạo và do đó họ khẳng định rằng không có chỉ dụ cấm đạo17 trong thời
buổi ấy. Khẳng định như thế e rằng thiếu chính xác về mặt lịch sử chăng? Tuy nhiên, nơi khác
trong Cương Mục lại nói về Lệnh Cấm Đạo trong thời buổi giáo sĩ Inêkhu truyền giáo như sau:
“Trong thời gian đầu đời Trang Tông, khoảng năm Nguyên Hòa, người Tây dương
Inêkhu đem đạo vào miền duyên hải hạt Giao Thủy, Nam Chân, âm thầm truyền giáo, gọi là đạo
Thiên Chúa cũng gọi là đạo Chữ Thập, nói đến Thiên Đường Hỏa Ngục, chia ra báo ứng thiện
ác, hơi giống đạo Phù Đồ, lại đem thuyết xưng tội miễn tội, ngày đêm dụ dỗ người ngu dại, thảy
đều mê đắm, tuy có lệnh cấm, chết cũng không bỏ. Khoảng năm Cảnh Trị, Chính Hòa đã nhiều
lần ra lệnh cấm cũng vẫn không đổi được. Đến đây lại nghiêm cấm nữa mà cũng không hết
được.”18
Chiếu theo tài liệu trên, chúng ta có thể kết luận rằng dưới thời Lê Trang Tông, tức vào
khoảng 1533 lúc mà giáo sĩ Inêkhu đến truyền giáo, đã có lệnh cấm đạo chứ không phải chờ đến
đời Trịnh Tráng mới có lệnh ấy.

13
Sử ký của tư nhân biên soạn.
14
Năm 1553. Nguyên Hòa là tước hiệu của vua Lê Trang Tông.
15
Nguyên văn: “Gia tô Dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hòa nguyên niên, tam nguyệt nhật, dương nhân danh
Inêkhu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ, âm dĩ Giatô tà đạo truyền giáo.”
16
Phạm Đình Khiêm trong Hành Động Xã Hội Của Giáo Hội (Nam Định, 1946), trg 155, và Phạm Đình Khiêm
trong Trái Tim Đức Mẹ số 44 (Hà Nội, 1952) chép Inêkhu là một giáo sĩ dòng Đaminh. Nhưng trong Tông Đồ số
14, Sàigòn, 1949, trg 54 lại ghi Inêkhu là một tu sĩ dòng Tên. Souvignet trong Variétés Tonkinoises (Hà Nội, 1903)
đưa ra giả thuyết Inêkhu là giáo sĩ dòng Tên. Caratini trong Statut des Missions en Indochine, trg 24, Hà Nội nói có
lẽ Inêkhu là một cha dòng Đaminh hoặc dòng Phan Sinh thuộc quốc tịch Portugal. Tuy nhiên chúng ta có thể kết
luận với Bonifacy trong Débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 4 rằng chúng ta không biết gì về
giáo sĩ Inêkhu ngoài những chi tiết mà Cương Mục đã ghi chép.
17
Vũ Lục Thủy, Hiệp Nhất, trg 24, số 24, 1995. Lm. Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng (New Orleans, 1987), trg
106.
18
Cương Mục, quyển 41.
- Hồng Lam trong Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Ở Việt Nam (Huế, 1940) trg 104, nói việc này chép trong sử ta và
cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim cũng nhắc lại, không thấy nói trong các sách Tây khảo về lịch sử
truyền giáo ở xứ này. Thật ra ít nhưng không phải không có, sau đây là một số sách Tây đã nói về cha Inêkhu,
- Bonifacy, Les débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 4.
- Souvignet, Variétés Tonkinoises (Hà Nội, 1903), trg 163.
- Trương Vĩnh Ký, Cours d’ Histoire Annamite II ( Sàigòn, 1877), trg 139.
Sách Cương Mục19 có phần gọi là Dã Lục, nhưng ai đã soạn ra phần nầy và được viết vào
thời gian nào? Đó là một câu hỏi chưa được giải đáp.

Hình 6: Sắc chỉ cấm đạo năm 1754.

19
Chu Thiên và Đinh Xuân Lãm nói Cương Mục đã dựa vào Tây Dương Giatô Bí Lục (TDGTBL) (Hà Nội, 1981),
trg 18. TDGTBL, mặc dù đã được NXB/ KHXH của Nhà Nước cộng sản Hà Nội hết lời ca tụng, chỉ là một cuốn
sách nhảm nhí, hoàn toàn không có tính khoa học lịch sử. Hầu hết các sự kiện nêu lên trong TDGTBL từ đầu chí
cuối là bịa đặt, nếu không bịa đặt thì hoàn toàn xuyên tạc một sự kiện có thật. Chẳng hạn như việc TDGTBL xuyên
tạc sự thương khó Chúa Giêsu (trg 101); và chuyện hai Giám Mục dòng Tên Phạm Ngô Hiên và Nguyễn Hòa
Đường sang Rôma bệ kiến Giáo Tông (trg 269). Thế kỷ XVII làm gì đã có Giám Mục người Việt Nam. Vị Giám
Mục tiên khởi của Việt Nam là Đức cha Nguyễn Bá Tòng chỉ được tấn phong năm 1933 tại Rôma. Tên hiệu Phạm
Ngô Hiên và Nguyễn Hòa Đường là hoàn toàn hư cấu, không có trong sổ sách của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
vào thời kỳ TDGTBL nêu lên. Những sự kiện xuyên tạc hay bịa đặt như trên, đầy dẫy, lúc nhúc trong TDGTBL.
Người ta có thể thấy được rõ ràng tính cách phản khoa học và ấu trĩ trong lời giới thiệu khi cộng sản hô hào tiêu diệt
Giatô giáo (Công Giáo) từ trg 1 đến trg 11, và những trang này về sau bị xóa bỏ vì sự phản ứng mạnh mẽ của giới trí
thức.
Hình 7: Bản dịch sắc chỉ cấm đạo năm 1754.

Dã Lục đã viết căn cứ theo tài liệu nào? Không thể theo tài liệu của Ngô Sĩ Liên, vì ông
này chỉ viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư20 dưới đời Hồng Đức (1470-1486), và lại càng không phải
theo Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu viết xong năm 1272 mà nay không còn nữa21, hoặc theo
Vũ Quỳnh (1511) trong Đại Việt Thông Giám Thông Khảo22, hay Lê Tung trong Đại Việt Thông
Giám Tổng Luận23. Cũng có thể Phạm Công Trứ trong Chính Sử24 từ Lê Trang Tông đến Lê
Thần Tông (1533-1662), hay Lê Hy và Nguyễn Quý Đức trong Tục Biên và Chính Sử từ Lê
Huyền Tông đến Lê Gia Tông (1663-1675), hoặc Lê Quý Đôn (1725-1784) trong Đại Việt
Thông Sử25 đã cung cấp tài liệu cho Dã Lục để viết về sự du nhập của Đạo Công Giáo vào Việt
Nam để rồi Cương Mục công khai hóa sự kiện này.
Ngoài Cương Mục không một tài liệu công khai nào khác nói về sự hoạt động truyền giáo
của cha Inêkhu, nhưng xem mục gia phả các gia đình dưới quyền kiểm soát của nhà Lê thời đó
đã có người theo đạo Công Giáo. Phải chăng đó là kết quả của việc tông đồ của cha Inêkhu và
những vị kế tiếp ông. Căn cứ trên cuốn gia phả của họ Đỗ làng Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hóa, người thứ nhất trong gia đình theo đạo Giatô là Đỗ Hưng Viễn, con thứ hai của
một công thần dưới triều Lê Anh Tông (1556-1573) tên là Đỗ Biều.26

20
Histoire complète du Việt Nam.
21
Lê Thành Khôi, Le Việt Nam.
22
Miroir général du Đại Việt.
23
Considérations générales sur le Đại Việt.
24
Annales officielles.
25
Histoire complète du Đại Việt.
26
Hồng Lam trong Đại Việt trong lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam (Huế, 1944), trg 106 ghi chép ông Đỗ Hưng
Viễn là người Thanh Hóa theo đạo Công Giáo dưới đời vua Lê Anh Tôn khoảng từ năm 1556 đến 1573. Nhưng dựa
theo những tài liệu chính xác thì trước năm 1581 chưa có một giáo sĩ nào tiếp xúc với người Việt Nam ở phía Bắc
Tourane. Thế sao tác giả ở trang 103 dựa theo cuốn Khâm Định Việt Sử vào năm 1532-1533 ghi rằng có giáo sĩ
Inêkhu đến truyền giáo ở Nam Định? Trước năm 1581 Việt Nam chưa có phân chia thành hai lãnh vực Đàng Trong
và Đàng Ngoài -- sự phân chia ấy chỉ có từ lúc Trịnh Nguyễn phân tranh bắt đầu từ năm 1627. Vả lại ông Đỗ Hưng
B. Giáo sĩ Ordonez De Cevallos
Giáo sĩ Ordonez De Cevallos là một người Espanha, quê ở Andalusia. Ông chu du nhiều
nơi trên thế giới vào thế kỷ XVI. Và sau mỗi chuyến chu du, ông viết hồi ký thuật lại những điều
tai nghe mắt thấy trong quyển Lịch Sử Và Du Lịch Toàn Cầu (Historia Y Viage del Monde).
Theo lời giáo sĩ Cevallos thì ông đã từng đến Việt Nam rao giảng vào thời hậu Lê, và rửa
tội cho công chúa Mai Hoa. Vì thế mà nhà Lê không bằng lòng, và trục xuất ông ra khỏi đất nhà
Lê. Lặn lội vào Đàng Trong, giáo sĩ rửa tội cho chúa Nguyễn Hoàng, con út của Nguyễn Kim,
ông tổ nhà Nguyễn.27 Đa số các sử gia vẫn thường cho những chuyện của giáo sĩ Cevallos thuật
lại có tính cách hoang đường, nhất là việc Nguyễn Hoàng theo đạo Công Giáo lại là một câu
chuyện không thể có được. Nhưng thực tế thì không phải tất cả mọi chuyện đều được bịa đặt vì
quyển sách của ông cũng có những cốt chuyện thật. Có lẽ vì giáo sĩ đã thêu dệt thêm nhiều chi
tiết, khiến cho nhiều người xem những dữ kiện thật đó như những chuyện hoang đường.

C. Công Chúa Mai Hoa


Vua Lê Thánh Tông, vào khoảng năm 1470 đã đánh phá Chiêm Thành. Với ý định làm
cho Chiêm Thành yếu đi, nhà Lê đã chia Chiêm Thành làm 3 tiểu quốc: Quốc gia chính là Chiêm
Thành, một tiểu quốc khác là Hóa Anh, và nước thứ ba là Nam Phan.28 Vào thời gian đó, người
Việt được tự do kết hôn với người Chiêm, nhưng vì e ngại người Việt thực dân29 sẽ bị Chiêm
hóa, nên năm 1499, vua Lê Hiển Tông ra chỉ dụ cấm người Việt từ vua quan đến dân không ai
được kết hôn với người Chiêm Thành.
Dụ ấy chỉ có giá trị trong thời gian vài năm, vì lúc Lê Uy Mục lên ngôi, có cuộc dấy loạn
muốn đánh đổ triều Lê, nên Lê Uy Mục phải kết thân với xứ Chàm để được yểm trợ và hậu
thuẫn. Về sau, vì nhà Lê phải đương đầu với họ Mạc nên vẫn giữ mối giao hảo đó.
Theo giáo sĩ Ordonez de Cevallos, vua Đại Việt, có lẽ là Lê Anh Tông, đã kết hôn cùng công
chúa Chiêm Quốc. Lúc giáo sĩ đến Đàng Ngoài, ông không gặp được con cái của vua Lê Anh
Tông, trừ hoàng tử Lê Thế Tông và người chị là Công Chúa Mai Hoa, vì vua Lê Anh Tông cùng
nhiều con cái bị Trịnh Tráng giết hết.
Lê Thế Tông tuy mới 7 tuổi nhưng được đưa lên làm vua, và chị là công chúa Mai Hoa
giữ quyền Nhiếp Chính, nhưng mọi thực quyền đều nằm trong tay Trịnh Tùng.30
Công Chúa Mai Hoa đã tỏ ra là một người có đức độ, chuyên lo việc bác ái trong nước. Năm
1591, bà bắt đầu biết giáo sĩ Ordonez de Cevallos. Thấy giáo sĩ là người thông thái, bà tỏ ý muốn
thành hôn với ông, nhưng ông trả lời với bà rằng vì ông là một giáo sĩ nên không bao giờ được
lập gia đình. Giáo sĩ đã giải thích và dạy giáo lý cho công chúa Mai Hoa, và khi rửa tội, đã đặt
tên thánh cho bà là Maria,31 phiên âm là Mai Hoa. Chúng ta không nên lầm lẫn bà công chúa Mai

Viễn là người thuộc tỉnh Thanh Hóa, và theo giả thuyết, nếu có phân chia đất nước ông Đỗ Hưng Viễn không thuộc
khu vực Đàng Trong mà là thuộc Đàng Ngoài.
27
Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Ở Việt Nam (Sài Gòn, 1974), trg 310. Xuống miền Nam với chúa Nguyễn,
giáo sĩ Ordonez kể thêm về chuyện rửa tội cho Nguyễn Hoàng và đặt tên thánh là Grégoire cùng với 19 tướng sĩ. Lễ
nghi rửa tội được cử hành long trọng tại nha Quan Thuế cửa Thuận Hóa, vào lúc 8 giờ sáng ngày 17-9-1591. Mấy
năm sau, tại kinh thành Vạn Lại nhà Lê, do ảnh hưởng của công chúa Mai Hoa, thân mẫu chúa Nguyễn cùng đức
hoàng thái hậu (tức mẹ của công chúa Mai Hoa) và với người em trai và em gái của chúa được LM Da Costa rửa tội.
28
Trần Trọng Kim. op. cit., trg 248.
29
Thực dân không có nghĩa là “ăn dân,” mà thực dân chỉ những người Việt đến khai phá đất đai.
30
Ở Việt Nam, phụ nữ không có quyền cai trị, nhưng có thể giữ chức Nhiếp Chính.
- Luro, Le pays D’ Annam (Paris, 1897), trg 93.
- Romanet du Caillaud, Origines du Christianism au Tonkin (Paris, 1916), trg 27.
31
Romanet du Caillaud. op. cit., trg 130.
Hoa thuộc đời hậu Lê này với bà Maria của triều Nguyễn, cũng có tên là Minh Đức Vương Thái
Phi.
Công Chúa Mai Hoa đã có công lập một nhà tu kín ở An Trường, Phúc Lập vào năm
1591, vào đời Lê Thái Tông.32 Tuy nhiên, theo vài sử gia thì giáo sĩ Cevallos chưa bao giờ đặt
chân đến đất nước Việt Nam, điều dó làm chúng ta phải suy nghĩ. Vì nếu giáo sĩ đã không đến
đất nước của chúng ta, thì tại sao ông đã ghi lại được nhiều phong tục, tập quán và quang cảnh
của nước Việt đương thời một cách khá chính xác?
Cố đô của các vị vua Lê tại An Trường chiếm một khu đất rộng gần mấy làng An
Trường, Lam Sơn, Quảng Thi, Văn Lai và Phúc Lập, ở tả ngạn sông Chu, phía dưới đập Bái
Thượng cách Thanh Hóa độ vài cây số.
“Lam Sơn là nơi phát tích của nhà Lê, còn An Trường là chỗ đã xây cung vua vào hồi thế
kỷ XVI. Ở đây, hiện nay (1941) có di tích hai bức tường thành đất cao và một vài cung vua, còn
ngoài ra thì đầy những nhà cửa ruộng vườn. Phía Bắc An Trường cách độ 2 Km, một khoảng đất
rộng độ 1Km và dài khoảng 3Km được gọi là làng Gia Tô33 (chỗ này hiện nay là làng Phúc Lập).
Có lẽ chính chỗ đó là khu vua đã dành cho công chúa Mai Hoa để lập nên một làng đạo Công
Giáo mà giáo sĩ Ordonez de Cevallos đã đề cập. Gần làng có một nơi gọi là “nền thờ,” bởi do
đâu và cũng không ai biết tại sao lại có tên gọi như thế. Tại đó còn tìm thấy nhiều mảnh bát đĩa
và lọ vỡ, có thể chính nơi này, xưa kia đã xây nhà thờ hoặc tu viện của công chúa Mai Hoa. Các
đền thờ Bà Chúa ở vùng này, thì khi cúng lễ chỉ dùng hoa quả mà không dùng xôi thịt. Có lẽ vì
công chúa Mai Hoa trong đền là người đã theo đạo Thiên Chúa.
Trong vùng cũng có một cái giếng gọi là giếng Gia-Tô, có lẽ do Bà Chúa xưa kia đào lên,
nên dân chúng trong vùng gọi thế để nhớ ơn bà. Giáo sĩ Poncet còn cho nhiều chứng cớ để chứng
minh rằng chuyện Công Chúa Mai Hoa hay Maria theo đạo Thiên Chúa ở An Trường là có thật.
Kể cả chuyện công chúa Mai Hoa đã ngỏ ý muốn kết hôn với giáo sĩ Cevallos cũng có
thể có được. Giáo sĩ Poncet dựa vào thuyết, vì nhà Lê cần phải đánh nhà Mạc để khôi phục lại
giang sơn của tổ tiên, nên mới có ý định đem Mai Hoa gả cho Cevallos, vừa là một giáo sĩ, lại
vừa là một võ quan có tài.34 Nếu chuyện vua Lê Thái Tông lấy một phụ nữ Hòa Lan làm cung
phi, và di tích là một pho tượng ở đền vua Lê có thực, thì chuyện công chúa Mai Hoa muốn kết
hôn với Cevallos cũng không phải là chuyện hoang đường.”35

32
Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam (Hà Nội, 1987), trg 299, cho rằng Ordonez de Cevallos rửa tội cho
công chúa khoảng năm 1587 (Đinh Hợi). Điều này khó hiểu vì công chúa chỉ bắt đầu biết giáo sĩ vào năm 1591.
33
Chữ Gia-tô chỉ được sử dụng vào đời nhà Nguyễn, nhưng trước đó vào đời nhà Lê, người ta dùng từ Hoa Lang để
chỉ người Công giáo. Xem Trương Bá Cần, NSCG, số 49, Tháng 1-1999, trg 126.
34
Nguyễn Hồng.Lịch Sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam (Sài Gòn, 1959), trg 30.
- Nguyễn Hữu Trọng, Les Origines du Clergé Vietnamien, trg 66, Sài Gòn, 1959. Sau lúc đãđề cập việc công chúa
Mai Hoa muốn xây cất một tu viện, tác giảõ kết luận, “...Le reste du roman s’ expliquerait par le fait que les rela-
tions d’ Ordonez de Cevallos ont été publiées après sa mort et retouchées par un ami à l’imagination ardente...”
35
Hồng Lam, Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam (Huế, 1944), trg 113-115.
Hình 8: Hình bìa cuốn Nguồn Gốc Đạo Kitô tại Đông Kinh (Bắc Kỳ).
Sách xuất bản năm 1915 tại Ba-Lê.
II. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG TRONG

Đàng Trong vào thế kỷ XVI gồm ba tỉnh: Quảng Bình, Thuận Hóa và Quảng Nam. Tất cả
những tỉnh này đều đặt dưới sư cai trị của chúa Nguyễn Hoàng. Ông đóng đô ở xã Ái Tử, sau gọi
là Cây Khế, thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Ông cũng như Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng,
là người phò Lê đánh Mạc. Nhưng vì thấy thanh thế họ Nguyễn ngày càng lớn, nên nhà Trịnh
bèn đem lòng thù ghét, bên ngoài thì ra vẻ hiếu hòa, nhưng bên trong thì cả hai bên đều ngầm lo
việc phòng bị để chống cự nhau.

1. Giáo sĩ Antonio de Feria, Luis de Foncéca và Grégoire de la Motte


Năm 1535, giáo sĩ Antonio de Feria đến Cửa Hàn.36 Từ năm 1580 đến 1586, các thừa sai
thuộc dòng Đa Minh đến giảng đạo ở Đàng Trong gồm có linh mục Luis de Fonséca, người
Portu-gal và linh mục Grégoire de la Motte, người Pháp. Những giáo sĩ này từ trụ sở Malacca
đến truyền giáo ở Quảng Nam.
Năm 1586, vua Chiêm Thành, nhân một cuộc giao tranh với chúa Nguyễn ở Quảng Nam
đã bắt giữ hai giáo sĩ trên cùng với nhiều tù binh và giải về Đồ Bàn (tỉnh Bình Định). Trong hoàn
cảnh bị giam cầm, hai ông vẫn tiếp tục giảng đạo cho các tù binh. Năm 1588, vua Chiêm Thành
nghe biết họ là thừa sai Công Giáo liền kết án tử hình. Linh mục Luis de Foséca bị đâm chết
trong khi dâng thánh lễ. Linh mục Grégoire de la Motte bị nhiều vết thương nặng, và ông cố
gắng thoát chạy ra phía bờ biển và được một tàu buôn Espanha giải cứu đưa về Malacca, nhưng
ông đã chết dọc đường (1589). Hai giáo sĩ trên được ghi nhận là những vị thừa sai tử đạo đầu
tiên trên đất Việt.37

2. Giáo sĩ Diego Aduarte


Năm 1595, vua Cao Mên Chau Ponha gửi sứ sang Manila xin viện binh để đánh lại quân
của Prad Rama, là một người trong hoàng tộc đã cướp ngôi báu của ông. Manila gửi viện binh
qua Cao Mên gồm 150 binh sĩ, trong đó có 50 người Espanha. Đoàn chiến thuyền gồm có một
thuyền buồm và hai chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của Juan Suarez Gallinato. Ngoài số binh
sĩ và thủy thủ có hai giáo sĩ dòng Đa Minh là Alonze Jimenez và Diego Aduarte. Nhưng việc
Espanha đem binh cứu viện bị thất bại. Trên đường trở về Manila, đoàn thuyền ghé Cửa Hàn để
tiếp tế lương thực.38
Tại cửa biển miền Trung này, những người Espanha gặp hai giáo sĩ thuộc dòng Âu Tinh
đang làm tuyên úy cho các thủy thủ Bồ vẫn thường lui tới cửa biển này. Linh mục Aduarte đến
36
Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo ở Việt Nam (Sài Gòn, 1959), trg 20.
37
Louvet, La Cochinchine religieuse I (Paris, 1885), trg 230.
- Marcos Gispert, Historia de la Misiones Dominicanas en Tungkin (Avila, 1928), trg 188, qua đoạn văn “... pocos
anos antes que les patres Alonso Jimenez y Diego Aduarte hubiesen se primera expedition a Camboja les Patres
Dominicos Luis de Fonséca, Portugues, y Grégoris De La Motte, Frances habian muert por la Fe en Juthia o Bang-
Koc comdemnados por en Rey de Siam...” cho biết 2 giáo sĩ này sau khi bị triều đình Thái Lan bắt và mang về
Juthia về tội truyền bá đạo mới. Các tài liệu sử của Thái Lan không cho phép giải quyết chắc chắn về vụ 2 giáo sĩ
nói trên. Xem:
- Bonifacy, Les débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg7.
- Delacroix, Les Missions Modernes (Paris, 1959), trg 56.
- Nguyễn Hữu Trọng, Les Origines du Clergé Viêtnamien (Sài Gòn, 1959), trg 62.
- Bùi Đức Sinh, Dòng Đa Minh Trên Đất Việt, Tập I (Sài Gòn, 1993, in lần thứ hai), trg 17.
38
Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam (Hà Nội, 1987), trg 298.
thăm ông Tổng Trấn, có lẽ là con của Nguyễn Hoàng. Lúc ấy vào khoảng năm 1593, Nguyễn
Hoàng đang đem binh sĩ và súng ống ra Thăng Long trong 8 năm để giúp Trịnh Tùng đánh họ
Mạc.39
Cha Aduarte được ông tổng trấn tiếp đãi một cách nồng hậu tại Ái Tử, tỉnh Quảng Trị, và
hứa là sẽ được dựng cho một nhà thờ. Nhưng cha Aduarte chưa thể nhận lời vì còn phải hỏi ý
kiến cha Jimenez đang ở Cửa Hàn. Cũng cùng lúc đó, thuyền trưởng Gallinato gửi đến quan tổng
trấn một sứ giả tên là Grégoire de Vargas, để đòi quan trả lại những báu vật mà bọn cướp đã
mang vào Việt Nam sau khi chúng giết ông Desmarinas là bố của viên Toàn Quyền xứ
Philippines. Ông tổng trấn nghe vậy bèn phát khùng và đòi giết Vargas. Ông ra lệnh đánh phá
đoàn thuyền Espanha đang thả neo ở Cửa Hàn.
Thuyền bè Việt Nam đến bao vây đoàn thuyền Espanha, hai chiến thuyền nhỏ thoát được,
còn chiếc thuyền buồm to lớn phải chống cự mãnh liệt mới rút lui được toàn vẹn. Giáo sĩ
Aduarte đã trở về lại trên chiếc thuyền buồm, phần giáo sĩ Jimenez còn kẹt lại trên bờ nên bị bắt,
bị lột hết áo quần và dẫn về dinh quan trấn. Nhưng ông tổng trấn bắt trả lại áo quần cho ông, và
cho phép ở lại với hai linh mục tuyên úy dòng thánh Âu Tinh. Trước lúc trở về Manila, giáo sĩ
Jimenez rửa tội cho 2 người bị án trảm quyết.40 Năm 1615, giáo sĩ Buzomi đến Cửa Hàn, và gặp
một vài giáo hữu Công Giáo ở đây.41

3. Giáo Sĩ Gaspar de Santa Cruz (1550) tại Thủy Chân Lạp


Năm 1550, giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz thuộc dòng Đa Minh từ Malacca đến Cần Cạo,
Hà Tiên.42 Vào thời đó Hà Tiên còn thuộc Cao Miên. Ông lưu lại tại đây một thời gian ngắn, rồi
đến Bà Rịa, và sau đó xuống tàu sang Quảng Đông. Nơi đây, ông thu lượm được nhiều kết quả
nhưng rồi bị bắt giam và bị trục xuất về Malacca. Vì tuổi già sức yếu, ông đành trở về Portugal
và qua đời ở đó.
Tiếp tục công trình của giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz, năm 1558, tu viện Malacca lại phái
2 giáo sĩ Lopez và Azevedo sang Cao Miên. Sau 10 năm hoạt động, các thừa sai bị triều đình
trục xuất vì các nhà sư lo ngại về những kết quả truyền giáo khả quan nên yêu cầu triều đình trục
xuất các ông.43

39
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 288.
40
Bonifacy, Les débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 8.
41
Bonifacy, op. cit., trg 4.
- Taboulet, La Geste Francaise en Indochine I (Paris, 1955), trg 7. Từ 1286 đến 1331đã có sự hiện diện của dòng
Phan Sinh ở Đàng Trong, nhưng không truyền giáo.
42
Thời ấy gọi là Càn Cạo. NSCG, số 49, Tháng 1-1999, trg 112.
43
Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền GIáo tại Việt Nam (Sài Gòn, 1959), trg 39.
- Bùi Đức Sinh, op. cit., trg 16-17.

You might also like