You are on page 1of 21

THỜI ĐẠI THỨ HAI

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC DÒNG


Dòng là một danh từ để chỉ các cộng đoàn gồm các tu sĩ có lời khấn cùng sinh sống với
nhau, trong một hoặc nhiều tu viện, dưới quyền hướng dẫn của một tu viện trưởng với mục đích
thánh hóa bản thân và tha nhân. Các tu sĩ thánh hóa tha nhân bằng cách sống và rao giảng lời
Chúa, bằng công tác mục vụ, công tác giáo dục và xã hội. Ngoài các linh mục thuộc Hội Thừa
Sai Paris còn có các thừa sai dòng Phan Sinh, Đa Minh, dòng Tên, dòng Âu Tinh và dòng
Barnabit.1

Dòng Âu Tinh (L’Ordre de Saint Augustin)


Năm 1256, Giáo Tông Alexandro IV tập họp tất cả các ẩn sĩ thành một dòng, gọi là dòng
ẩn tu Thánh Âu Tinh, một dòng hành khất và hoạt động tông đồ. Vào thế kỷ XVI, các tuyên úy
trên các thương thuyền đến Việt Nam là những giáo sĩ dòng Âu Tinh. Vào thế kỷ XVIII, một số
thừa sai dòng Âu Tinh được Tòa Thánh phái đến giáo phận Đông Đàng Ngoài, trong đó có Giám
Mục Hilario di Giesu.
Dòng Âu Tinh phải chấm dứt công cuộc truyền giáo tại Việt Nam vào năm 1757. Các
thừa sai có quốc tịch Ýphải trở về Âu Châu, còn các thừa sai khác đi truyền giáo ở Trung Hoa.
Dòng Âu Tinh phải trao lại các giáo xứ cho dòng Đa Minh ở giáo phận Đông Đàng Ngoài. Dòng
Barnabit Dòng này do thánh Antôn Maria Zaccaria sáng lập tại Ý năm 1539. Gọi là Barnabit vì
tu viện chính được xây dựng gần thánh đường thánh Barnabé ở Rôma. Dòng cũng có tên gọi là
tu sĩ thánh Phaolô vì các tu sĩ dòng này đi truyền giáo theo tinh thần thánh Phaolô Tông Đồ.
Giám mục Alexandro de Alexandris đại diện Tông Tòa ở giáo phận Tây Đàng Ngoài, kế vị Giám
mục Francesco Perez là một tu sĩ dòng Barbabit. Công việc truyền giáo của dòng Barnabit dược
chấm dứt tại Việt Nam vào năm 1741 lúc Tòa Thánh bổ nhiệm thừa sai Armand Lefebvre làm
Giám mục Đàng Trong.

1
Các dòng Phan Sinh, Đa Minh và dòng Tên được đề cập đến trong chương tới. Đây chỉ nói về dòng Âu Tinh và
dòng Barnabit.Xem điều 607 Codex Juris Canonic-Libreria Editrice Vaticana M-DCCCCLXXXIII.
CHƯƠNG BA

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG TRONG


(1615 - 1659)

I. GIÁO SĨ BUZOMI

1. Tại Cửa Hàn (Đà Nẵng)


Ngày 1-1-1615, giáo sĩ Francesco Buzomi người Y cùng với giáo sĩ Diego Carvallo,
người Portugal và các thầy Antonio Diaz, người Portugal, José và Paolo, người Nhật đến Cửa
Hàn. Sau này cha Carvalho qua Nhật, nơi đây, người bản xứ đã bắt giam và ngâm ông trong một
hồ nước vào mùa đông giá lạnh. Vị linh mục anh hùng này đã tắt thở vì trung thành với nghĩa vụ
cao quý của mình.
Vì không biết tiếng Việt, các linh mục tuyên úy thủy thủ Portugal không thể giảng đạo
được cho người bản xứ. Rất ít người có thể hiểu hoặc đoán được các linh mục đang giảng gì. Tuy
vậy cũng có một vài người Việt Nam đã chịu rửa tội, nhưng các tân tòng đã hiểu lầm rằng một
khi theo đạo tức là nhập tịch Portugal, là thành người Tây. Thời bấy giờ người Việt Nam nhận
lầm tất cả người Tây là người Hòa Lan.
Một hôm cha Buzomi đi dạo trên bãi biển. Ông tình cờ đi ngang một rạp hát đang diễn
hài kịch. Một người đóng vai người Hòa Lan với cái bụng thật bự, và anh ta hỏi một kịch sĩ khác
đóng vai một đứa bé: ”Con nhỏ, có muốn vào trong lòng ta không?” Thằng nhỏ đáp, ”Dạ muốn”.
Thế rồi anh đóng vai người Hòa Lan bế đứa nhỏ nhét vô trong cái bụng bự của mình giữa tiếng
cuời không ngớt của khán giả. Vở hài kịch đó được diễn đi diễn lại nhiều lần mà vẫn được tán
thưởng bằng những trận cười giòn giã.
“Có muốn vào trong lòng người Hòa Lan không?” Câu hỏi này cũng là câu mà các anh
thông ngôn của các thừa sai đã dùng để hỏi những người muốn theo đạo Thiên Chúa. Theo đạo
Thiên Chúa đối với họ là bỏ quốc tịch Việt Nam, thôi làm người Việt Nam để trở thành một ông
Tây, một ông Hòa Lan, và đó là ý chính của màn hài kịch có anh Hòa Lan bụng bự. Nhận thấy sự
lầm lẫn lố bịch như thế nên cha Buzomi mới đổi câu hỏi đó bằng một câu khác. Giáo sĩ không
còn hỏi người tân tòng, ”Anh có muốn vào trong lòng người Hòa Lan chăng?” nhưng thay vào
đó là câu, ”Con có muốn vào đạo Thiên Chúa chăng?” (Con gnos muon bau Christian chiam?)2
Nhờ công việc tông đồ của các giáo sĩ, không những người trước kia chỉ có tên có đạo
nay đã trở thành người Công Giáo sốt sắng, mà còn có nhiều tân tòng đến xin rửa tội nữa. Với
thời gian, cộng đoàn Công Giáo ở Cửa Hàn xây dựng một nhà thờ rộng lớn để làm việc thờ
phượng và là nơi để giảng dạy.

2. Tại Quảng Nam


Ai ai cũng thương mến giáo sĩ Buzomi vì ông là người có tài đức. Sự hiền lành vui vẻ đã
lôi kéo dân chúng theo ông, nhất là tại Quảng Nam, nơi màNguyễn Kỳ, cháu của Nguyễn Hoàng,

2
Theo Bartoli trong cuốn Historia della Compagnia di Gesu, La Cina, 3a parte dell’Asia (Roma, 1663), các giáo sĩ
hỏi người muốn theo đạo “Con có muốn vào trong bụng Portugal không?” chứ không phải vào trong bụng Hòa Lan.
Xem Thanh Lãng trong VHAC I, trg 33, tháng 4, 1958, và Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo (Sài Gòn, 1959), trg
63.
làm trấn thu.3 Tại Quảng Nam, cha Buzomi cũng dựng một nhà thờ, và nhờ lòng hảo tâm của bà
Gioanna chịu mọi phí tổn trong việc xây cất nhà thờ, văn phòng và các tư thất cho các giáo sĩ. Bà
Gioanna thuộc dòng dõi quý phái, chính bà nghe giáo sĩ giảng dạy và đã xin chịu phép rửa tội.
Kết quả việc truyền giáo của giáo sĩ Buzomi rất thành công và đã đến tai linh mục Giám Tỉnh
Macao, vì thế ngài phái thêm 3 cha người Ý là Fernandez, Barreto, và Francisco de Pina cùng
với một thầy trợ sĩ Nhật đến để giúp cha Buzomi. Nghiệt một nỗi, năm ấy trời hạn hán, mùa
màng có thể bị thiệt hại nhiều. Các sư sãi sau khi họp hội đồng cho biết lý do của nạn hạn hán:
Sự có mặt của các giáo sĩ ngoại quốc. Việc này làm náo động dân chúng và truyền đến tai ông
trấn thủ. Ông này tuy rất tốt với các thừa sai, nhưng vì sợ dân mê tín nổi loạn, nên đành mời các
giáo sĩ ra khỏi nước. Các giáo sĩ trĩu nặng tâm tư vì phải xa đoàn chiên còn non nớt. Các ông
xuống thuyền ra đi, nhưng vì thời tiết xấu nên thuyền của họ không thể rời cửa biển được. Các
giáo sĩ vẫn phải ở ngoài cửa biển mấy tháng trường, thiếu thốn mọi sự, nhưng cũng rất sung
sướng vì được sự giúp đỡ của các giáo hữu tân tòng, những người con trung thành của các giáo
sĩ.
Có một thầy Sãi tu trong rừng núi hẻo lánh nổi tiếng là nhân đức thánh thiện. Ông bảo
với dân chúng rằng một lời cầu xin của ông với các Bụt Thần Linh sẽ làm cho mưa trên trời trút
xuống để tưới đất khô khan, mùa màng lại tươi tốt! Đọc xong câu thần chú, mây đen kéo nghịt
bầu trời và bắt đầu đổ mưa, tuy không đủ lớn để làm tươi tốt lại mùa màng như ông đã tiên đoán,
nhưng trước mặt dân chúng, cũng đủ để chứng tỏ uy tín của ông. Quan trấn thủ Quảng Nam cho
mời thầy Sãi vào dinh để cầu phong đảo vũ. Nhưng mưa chưa kịp rơi xuống thì thầy Sãi có tiếng
nhân đức thánh thiện kia đã làm chuyện mây mưa với một tì thiếp của ông trấn thủ. Cuộc ái tình
lén lút rồi cuối cùng ông trấn thủ và dân chúng cũng biết, làm tiêu tán hết uy tín của ông Sãi!4
Lúc ấy, có lẽ giáo sĩ Fernandez và Barreto đã ra khỏi nước, vì sau đó không nghe nói đến
họ mà chỉ có tin về cha Buzomi và De Pina thôi. Cha Buzomi lâm bệnh và trốn tránh ở nhiều
nơi, còn cha De Pina đến Hải Phố để lo cho các Nhật kiều Công Giáo.5
Năm 1618, Giám mục Macao biết được những nỗi khó khăn của các thừa sai đang phải
trải qua, nên mới gửi thêm hai giáo sĩ nữa là cha Pedro Marquez và cha Christoforo Borri. Cha
Marquez được chỉ định làm Tuyên Úy cho các thủy thủ, còn cha Borri đến Đàng Trong. Muốn
nhập đất Việt, cha Borri phải cải trang thành người bồi tàu. Khi tàu đến Cửa Hàn thì có hai thủy
thủ Portugal cãi vã, và một trong hai anh hất anh kia xuống nước. Cha Borri quên mất mình đang
cải trang thành một người phu tàu, ra lệnh cho thủy thủ vớt anh kia lên, và rầy phạt anh thủy thủ
đã làm điều không đúng, mà anh ta không dám cãi lại. Dân chúng trong vùng trông thấy thế thì
xì xào bàn tán với nhau. Họ hiểu rằng anh bồi tàu kia phải là một giáo sĩ mới có đủ uy tín để
giảng hòa vụ lộn xộn kể trên. Biết không thể giấu tông tích linh mục của mình, cha Borri bèn lên
bờ giảng và nhờ người thông dịch cho dân chúng, rồi ông cử hành thánh lễ ngay ngoài bãi biển.
Đang lúc có hạn hán khắp nơi ở Đàng Trong, nhưng khi thánh lễ vừa bắt đầu thì một cơn
mưa ào ạt đổ xuống. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ làm cho quan trấn thủ và dân chúng đổi thái độ
với cha Borri.

3. Tại Bình Định

3
Năm 1602, Nguyễn Hoàng bổ nhiệm con là Sãi Vương làm trấn thủ Quảng Nam. Sãi Vương thay ngôi cha năm
1613 và đặt con là Nguyễn Kỳ làm trấn thủ Quảng Nam. Nguyễn Kỳ mất trước Sãi Vương năm 1632.
4
Viết theo Christoforo Borri, BAVH, Juillet Décembre, Huế, 1931.
5
Báu, Sử Ký Thánh Yghêrêgia, trg XXXI, Kẻ Sở, 1890. Hiền Vương bắt những Nhật kiều Công Giáo quá khóa, và
những người đầu mục vâng lời ngay. Bấy giờ giáo dân Annam thấy giáo hữu Nhật vốn có tiếng cam đảm mà quá
khóa thì giáo hữu Annam ngã lòng hầu hết. Tuy nhiên cũng có nhiều người vững đức tin bị tống ngục.
Các linh mục Christoforo Borri và Pedro Marquez đến Hải Phố để gặp cha Francesco de
Pina. Tình cờ lúc ấy ông trấn thủ Bình Định cùng với cha Buzomi cũng đi ngang qua Hải Phố.
Bốn giáo sĩ gặp nhau lần đầu, và họ đã họp hội đồng lần thứ nhất để bàn về Công Vụ Tông Đồ
của họ. Cha Marquez và một thầy trợ sĩ ở lại Hải Phố để giảng đạo, còn các giáo sĩ khác, theo lời
mời của ông trấn thủ Bình Định, rẽ theo ông về Quy Nhơn.
Vì cha Borri phải ở ngoài biển Cửa Hàn mấy tháng thiếu thốn và vì khí trời nóng nhiệt
nên bị mụt nhọt và ốm yếu xanh xao. Thấy thế, ông Trấn Thủ hỏi cha vì sao nên nông nỗi này?
Cha Borri mới kể lại câu chuyện”hạn hán”cho ông ta nghe, ông phì cười vì sự mê tín của dân
chúng và đem lòng mến các giáo sĩ hơn. Ông ra lệnh dành riêng cho giáo sĩ hai chiếc thuyền để
tiện việc di chuyển đó đây. Với điều kiện thuận lợi đó, giáo sĩ đã bồng bềnh dọc bờ biển tỉnh
Quảng Ngãi trong 12 ngày. Cứ mỗi sáng, đoàn thuyền lại ghé vào các chợ và được dân chúng
đón chào niềm nở. Đi đến đâu, dân chúng cũng đều đem dâng cho ông trấn thủ và các giáo sĩ
nhiều lễ vật. Lúc còn khoảng một ngày cách dinh trấn thủ, ông bắt mọi người lên bộ. Theo lệnh
của ông, dân chúng và quân sĩ đem bẩy con voi và một đội lính nửa kỵ mã nửa bộ binh ra đón
tiếp các giáo sĩ như những ông hoàng.6
Sau tám ngày ở trong dinh trấn thủ, các giáo sĩ xin được cư ngụ một nơi khác để tiện cho
việc rao giảng Tin Mừng. Ông trấn thủ liền xuất lệnh cất một ngôi nhà rất thuận tiện cho các giáo
sĩ ở Nước Mặn.7 Đến ngày các giáo sĩ dọn về nhà mới, và qua hôm sau, ông trấn thủ đến thăm
các ông, và thu xếp để các ông có người thông ngôn, các người giúp việc và lương thực rất đầy
đủ.
Quan trấn thủ hỏi xem các giáo sĩ định chọn nơi nào để xây cất nhà thờ, và các giáo sĩ đã
chỉ một vị trí tốt. Thế rồi chỉ mấy hôm sau trong sự bỡ ngỡ của các ông, dân chúng đã khiêng vật
liệu đến nơi xây nhà thờ. Các ông nhìn ra cánh đồng, thì thấy một đoàn người lù lù tiến tới, kẻ
khiêng kèo, toán khiêng cột, mỗi cột trụ chính có tới 30 người khiêng.
Nỗi vui mừng của các giáo sĩ lúc đó thật là vô tả, các ông chỉ buồn một nỗi là không có gì
để đãi đằng thợ thuyền và dân làng. Đang lúc các giáo sĩ đang băn khoăn, thì đoàn người đã
chuẩn bị trước một bữa tiệc và bày những thức ăn đồ uống ra rồi cùng nhau vui tươi nhậu nhẹt.
Mọi người ăn uống xong thì ông kiến trúc sư và thợ cả đến. Ông đo đạc, định điểm và huy động
thợ thuyền dựng nhà theo kích thước đã được định trước. Chỉ trong vòng một ngày, ngôi nhà thờ
đã hoàn tất.
Niềm vui của các thừa sai chẳng được bao lâu thì ông trấn thủ chết vì bịnh lở loét bao tử.
Các sãi trong trấn họp lại để tìm nguyên nhân cái chết của quan trấn thủ, và các giáo sĩ lại một
lần nữa hồi hộp lo âu. Nếu các sãi bảo rằng cái chết đó là do các giáo sĩ, thì chính dân chúng sẽ
thiêu sống các ông trong ngôi thánh đường mới dựng. Nhưng may mắn thay, lần này các sãi
không kết luận như thế, nên các ông thoát chết.
Đời sống ở Nước Mặn rất cơ cực nên nhiều dân làng kể cả những người tin vào cha Borri đã bỏ
làng tản mác đi các nơi khác tìm kế sinh nhai. Giáo xứ chỉ còn lại một mình cha Borri. Đang lúc
cha đang buồn phiền thì có một bà thuộc dòng quý tộc đến xin học đạo. Bà này là phu nhân của
một vị quan sắp đi làm đại sứ ở Cao Miên. Ông đại sứ quê ở Bình Địnhvà làm quan dưới triều
Chúa Nguyễn.

6
Borri, BAVH, Juillet Décembre (Huế, 1931), trg 349.
7
Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam I (Sài Gòn, 1974), trg 113. Nước Mặn là thủ phủ hành chính của
Quy Nhơn bấy giờ. Là một thị trấn dài 5 dặm, rộng 2,5 dặm. Người ngoại quốc gọi là Lulocambi, nằm về phía Bắc
thị xã Quy Nhơn ngày nay. Thời bấy giờ, Nước Mặn là thương cảng quan trọng thứ ba sau Hải Phố và Cửa Hàn.
Chính nơi đây, năm 1618, quan phủ đã giúp các linh mục xây cất nhà thờ đầu tiên ở Đàng Trong.
Hình 9: Hình bìa tập ký sự của giáo sĩ Christoforo Borris. Trong tập này giáo sĩ viết về
tình hình chính trị và tôn giáo ở Đàng Trong. Sách xuất bản năm 1631 bằng tiếng Italia ở
Rôma, tiếng Pháp ở Lille; năm 1632 bằng tiếng La-tinh ở Vienne, tiếng Hòa Lan ở
Louvain; năm 1633 bằng tiếng Đức ở Vienne, tiếng Anh ở Luân Đôn, v.v.
Thời kỳ đó, vua Cao Miên, Prach Chey Chetta, đã cưới con gái của Sãi Vương, và Sãi
Vương giúp Cao Miên đánh thắng quân xâm lăng Thái Lan ở Babaur. Sau chiến tranh, Chúa
Nguyễn thành lập một tòa đại sứ Việt Nam tại Cao Miên. Nơi đó ngày nay là tại Sàigòn. Chúng
ta nên nhớ rằng phần đất Nam Việt vào thời đó thuộc về Cao Miên.8
Trong thời gian đó, cha Buzomi trở về Nước Mặn với một thông ngôn, nhờ vậy mà bà
Đại Sứ, cùng tất cả 26 tì thiếp của ông đều xin tòng giáo. Khi trở về Bình Định, ông Đại Sứ rất
bực tức vì ông phải xa lìa 25 tì thiếp. Nhưng sau đó, nhờ ơn Chúa, ông cũng xin theo học đạo và
nhận lấy tên là Inhatiô. Hai mươi người lính hộ vệ của ông cũng tòng giáo luôn và được phép
ông Đại Sứ kết hôn với những bà tì thiếp của ông (vì theo luật Công Giáo, ông không thể giữ
được nữa). Sau khi hoàn tất mọi việc, ông đem tất cả gia đình sang Cao Miên bằng đường thủy,
và treo cờ Thánh Giá trên đoàn thuyền của ông.9
Năm 1622, thấy công việc truyền giáo ở Đàng Trong phát triển nhanh chóng, Macao gửi
thêm nhiều giáo sĩ, trong đó có cha Rômanô, người Nhật; cha Manole Fernandez và cha Manoel
Borges, người Portugal; cha Giovani di Loiria, người Italia.
Không những chỉ vì lòng đạo đức, tinh thần hoạt động hăng say, mà còn vì sự thông thái
và kiến thức quảng bác của các giáo sĩ mà đã có nhiều người có thịnh tình với đạo Công Giáo, và
giúp cho hạt giống đức tin từ từ sinh sôi nẩy mầm.

II. GIÁO SĨ CHRISTOFORO BORRI

Ngày 19-12-1620, cha Borri đang ở Nước Mặn, ông dự tính là sẽ có nguyệt thực vào 11
giờ đêm. Ông báo tin cho vị quan địa phương biết về hiện tượng này, nhưng ông quan không tin.
Vì nếu nguyệt thực sắp xảy ra thì các nhà thiên văn đã tin cho dân chúng rồi, chậm nhất là 8
ngày trước đó. Trong triều đình các thầy thiên văn có phận sự báo cho chúa biết ngày nào có
nguyệt hay nhật thực. Các ông Hoàng cũng có thầy thiên văn riêng, các thầy tiên đoán khi đúng
khi sai. Mỗi lần báo tin nguyệt hay nhật thực, nếu tiên đoán và báo đúng, thì các ông được hưởng
một khu đất, và nếu sai thì các ông phải trả lại khu đất đã được cấp trước đó.
Vì dân tộc chúng ta vào thời điểm đó vẫn còn nặng về mê tín dị đoan, nên mỗi lần tiên
đoán có nhật hay nguyệt thực, nhà vua và triều đình đã gửi chiếu chỉ đi các tỉnh để báo tin. Vào
ngày có hiện tượng đó, các quan văn võ phải họp lại một nơi trong thành; ở triều đình, nhà vua
cùng các quan đại thần và hoàng gia đều phải mặc tang phục, ra khỏi cung điện. Đến giờ xảy ra
hiện tượng, tất cả mọi người phải nhìn lên mặt trời nếu nhật thực hay mặt trăng nếu nguyệt thực,
lạy ba lạy, rồi thở than vài lời như để chia buồn với các vị tinh thể, để các vị khỏi đau đớn.10
Người đương thời đã nghĩ rằng mặt trăng hoặc mặt trời đang bị con rồng nuốt dần.11 Cho nên
người Việt thường nói con rồng đã nuốt một nửa hay nuốt trọn mặt trời hay mặt trăng! Muốn cho
các tinh thể không bị đau đớn, khỏi bị rồng nuốt, nhà vua thường ra lệnh bắn súng, đánh trống,
gióng chiêng, khua mõ, v.v. Nghe những âm thanh rùng rợn như thế, con rồng sẽ hoảng sợ mà
nhả mặt trời hoặc mặt trăng ra!
Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện của ông quan địa phương trên. Ông ta không tin có
nguyệt thực như lời cha Borri đã báo, và còn đánh cuộc với cha rằng: Hễ ai sai thì phải dâng cho
người kia chiếc áo lụa, nhưng cha Borri không chịu. Ông mặc cả rằng nếu ông quan sai, thì ông

8
Bonifacy, Les Débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 14.
9
Borri, BAVH, Juillet Décembre (Huế, 1931), trg 362.
10
Ibid, trg 374.
11
Ở miền Bắc thì gọi là gấu ăn chứ không phải rồng nuốt.
ta phải đến học đạo trong 8 ngày. Ông quan hăng hái trả lời rằng không những học đạo mà còn
theo đạo luôn, nếu có nguyệt thực đúng vào đêm đó. Đêm đến, quan cho mời tất cả những nhân
sĩ trong vùng đến nhà giáo sĩ. Họ vẫn cứ cho rằng sẽ không có nguyệt thực vì trăng vẫn sáng tỏ.
Nhưng lúc xem đồng hồ12 điểm 11 giờ đêm, vầng trăng đã bắt đầu đen dần, tức là nguyệt thực
bắt đầu, và mặt trăng đang dần dần bị rồng nuốt. Lúc ấy, quan mới cho lệnh gióng trống khua
chiêng để cứu mặt trăng. Không ai biết sau hiện tượng nguyệt thực đêm ấy, ông quan địa phương
có giữ lời mà tòng giáo hay không.
Còn câu chuyện dưới đây nữa, để chứng minh cho sự thông thái của các giáo sĩ đã làm
tăng uy tín của các ông rất nhiều trong xã hội thời đó. Các nhà thiên văn của Sãi Vương cho biết,
ngày 22-5-1621 sẽ có nhật thực lúc 3 giờ chiều, tin cho các tỉnh biết ngày giờ sẽ có hiện tượng
đó. Nhưng trong lúc đó thì các giáo sĩ ở Nước Mặn cũng đã báo dân chúng biết là ngày giờ nói
trên, tuy có nhật thực, nhưng trong nước ta không thể thấy được. Ông Hoàng trấn thủ Quảng
Nam biết các giáo sĩ không thể tính sai, nên ông không công bố lệnh của chúa.13
Đến ngày 22-5-1621, vua và cả triều đình xuất cung để chờ nhật thực, nhưng ánh nắng
gay gắt của mặt trời lúc ba giờ chiều và sau đó như càng gay gắt hơn. Đợi lâu quá, nhà vua tỏ ra
tức giận và không bằng lòng với các nhà thiên văn, các ông này xin lỗi triều đình, và lại báo tin
sẽ có nhật thực vào ngày hôm sau. Triều đình lại lục tục khăn tang áo chế để chờ nhật thực,
nhưng rồi con rồng cũng không thèm nuốt mặt trời như các ông thiên văn của triều đình đã tiên
đoán. Hôm ấy, Sãi Vương xuống lệnh thu hồi đất đai mà ông đã cấp phát cho các nhà thiên văn,
lại còn phạt quỳ gối trọn một ngày dưới trời nắng gay gắt.
Ông Hoàng Nguyễn Kỳ đại thắng trong trận nhật thực này. Ông viết thư về triều đình, có
ý mỉa mai rằng, tuy ông là con, nhưng ông có lý, vì ông có những nhà thiên văn giỏi hơn ở triều
đình và phụ hoàng. Nhờ sự thông thái và quảng bác đó mà các giáo sĩ đã nâng cao uy tín của các
ông trong triều đình cũng như trong dân chúng.
Năm 1621, với sự cộng tác của cha De Pina, cha Borri đã dịch bộ Kinh Thánh14 ra tiếng
Việt. Năm 1622, cha Borri trở về Âu Châu, và ông đã xuất bản cuốn Ký Thuật Về Đàng Trong
bằng tiếng Italia. Cuốn sách này được dịch ra tiếng Pháp, Hòa Lan, và La Tinh. Đây là một tài
liệu rất quý giá cho những ai nghiên cứu lịch sử Việt Nam vào thế kỷ XVII.

III. GIÁO SĨ ALEXANDRE DE RHODES


(CHA ĐẮC LỘ)

1. Cha Đắc Lộ ở Thuận Hóa15


Năm 1623, cha Antonio de Fontes, người Portugal đến Đàng Trong. Vào năm 1624 cùng
với cha Đắc Lộ, các cha Gabriel de Mattos, Gaspar Luis, Mathias Machido, người Portugal, cha
Mojorica, người Italia, và Michel Marchi, người Nhật đến gặp cha De Pina ở Hải Phố.16 Cha
Pina rất thông thạo tiếng Việt, trong khi các thừa sai khác luôn cần đến thông ngôn mỗi khi giao
dịch. Vào thời gian đó, Đàng Trong đã có 10 giáo sĩ.
Một số các giáo sĩ học tiếng Việt trong vòng 5 tháng và có thể giảng dạy được. Trên
đường đi đến yết kiến triều đình, các ông ghé ngang Thuận Hóa. Nơi đây, cha De Pina đã khuyên

12
Đồng hồ cát.
13
Hồng Nhuệ, NKX - Để Hiểu Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Đầu Thế Kỷ XVII (California, 1994), trg 8-9.
14
BNLS (Hà Nội, 1987), trg 306 (12a).
15
Xem thân thế và sự nghiệp ở chương V, số 1.
16
BNLS, op. cit., trg 307.
được bà Minh Đức Vương Thái Phi tòng giáo. Bà Vương phi này sẽ có ảnh hưởng lớn đối với
Giáo Hội Việt Nam phôi phai về sau.

Hình 10: Cha Đắc Lộ, Dòng Tên

Năm 1625, cha De Pina chết đuối ở Cửa Hàn lúc cha xuống thuyền đi thăm các thủy thủ
Portugal. Mất cha De Pina là một sự thiệt hại lớn cho Giáo Hội vào thời kỳ này. Rủi ro này nối
tiếp rủi ro khác. Năm ấy không có chiếc thuyền Portugal nào cập bến như mọi năm làm Chúa
Nguyễn bực tức, nên có ai nói gì nghịch với các giáo sĩ, Chúa nghe và tin ngay.
Vì vậy, khi nghe luật Công Giáo cấm không được thắp hương đốt nến để thờ lạy những
người quá cố là luật mọi rợ, chúa xuống lệnh đuổi các giáo sĩ ra khỏi nước, và chỉ cho các ông
tạm cư ngụ tại Hải Phố. Nhưng các giáo sĩ đã khôn khéo lấy lý do rằng, có một giáo sĩ mới qua
đời, cần phải làm đám táng linh đình trọng thể vì chức vị giáo sĩ. Sự tổ chức ma chay như thế,
theo như thông lệ thời bấy giờ phải cần 100 ngày (bách nhật). Trong thời gian đó, các giáo sĩ cố
tìm cách để làm chúa thay đổi quyết định trên để không đuổi các ông nữa.
Vào thời cha Francois Buzomi, Chúa đã 3 lần xuống chỉ đuổi các giáo sĩ, nhưng các ông
khôn khéo biết cách đối phó để khỏi bị trục xuất. Cha Đắc Lộ phải sống trà trộn với anh em giáo
dân trung thành. Còn những giáo sĩ khác đi Macao vài ba tháng rồi trở lại Đàng Trong với những
lễ vật làm vừa lòng chúa.17 Nhưng vào năm 1633, chúa Sãi xuống chiếu cấm đạo.18

17
Chappouilie, Aux Origines d’une Eùglise I (Paris, 1943), trg 25.
18
BNLS, op. cit., trg 309.
Năm 1639, Công Thượng Vương19 gửi cha Buzomi đi công tác ở Macao. Đang lúc ông
vắng mặt, một ông trấn thủ Quảng Nam (có lẽ không phải ông Nguyễn Hoàng) đã xin vua ra một
sắc lệnh đuổi tất cả các thừa sai về Macao. Được hung tin này, cha Buzomi sinh bệnh và từ trần
vài ngày sau đó.20 Cha Buzomi đã giảng đạo ở Đàng Trong 24 năm.21
Các giáo sĩ trở về Macao là Barreto, Fernandes de Fontes, Gaspar Luis, Machido cùng
với các thầy trợ sĩ Diaz, Joseph và Paul. Theo như cha Cardim, đến năm 1639, các thừa sai đã
rửa tội cho 150,000 tân tòng ở Đàng Trong.
Về phần cha Đắc Lộ, cha đến Đàng Trong hai lần. Lần thứ nhất, cha chỉ ở 18 tháng, vì
theo lời mời của cha Baldinotti, cha ra Bắc giảng đạo. Mãi cho đến 14 năm sau, cha mới trở lại
Đàng Trong.
Theo lệnh của cha bề trên Antonio Ruben, cha Đắc Lộ một mình trở lại Đàng Trong. Sau
4 ngày thuận buồm xuôi gió, cha đến Cửa Hàn vào tháng 2, 1640. Sãi Vương đã mất năm 1636,
và Nguyễn Phúc Loan tức Công Thượng Vương lên kế vị. Công việc triều chính không có gì
thay đổi, ngoại trừ cách đối xử của nhà vua đối với Công Giáo là khắc nghiệt hơn. Biết thế, cha
Đắc Lộ trốn ở Hải Phố, và đã chiếm được cảm tình của ông thị trưởng ở đây, vốn là người Nhật.
Ông thị trưởng đưa cha Đắc Lộ đến yết kiến triều đình. Ít lâu sau, cha Petro Alberto đến Hải Phố
một mình. Năm 1640, cha Alberto và cha D’Amaral ra Bắc nhưng chiếc thuyền chìm trong cơn
giông bão, và cả hai cha đều tử nạn.
Lúc tới triều đình Huế, cha Đắc Lộ đã dâng cho Công Thượng Vương nhiều lễ vật quý
giá nên ông đổi lòng. Lợi dụng thời cơ, cha Đắc Lộ nỗ lực giảng đạo cho dân chúng vùng đó.
Ông trọ tại cung bà Minh Đức Vương Thái Phi mà cha De Pina đã rửa tội. Bà Vương phi có một
nhà nguyện nhỏ khá đẹp dùng làm nơi hội họp và cầu nguyện.22 Cha Đắc Lộ ở trong cung 34
ngày, và ông đã rửa tội cho 94 người, trong đó có một thầy sư và ba người có họ hàng thân thích
với Công Thượng Vương.

2. Cha Đắc Lộ ra Quảng Nam


Sau khi đi khắp tỉnh Thuận Hóa, cha Đắc Lộ trở về Hải Phố, nơi đây ông phải trốn tránh vì sợ bị
trục xuất về Macao. Nhưng rồi vào tháng 9, 1640 cha trở về Macao trên một chiếc tàu nhỏ do
chính ông cầm lái. Theo cha Đắc Lộ có cha Petro Alberto và 3 giáo dân Việt khác. Không ngã
lòng trước những khó khăn, cha Đắc Lộ trở lại Cửa Hàn cùng với cha Benedetto de Mattos ngày
17-12-1640.
Cũng trong thời gian đó, cha Ruben, bề trên Giám Tỉnh từ Macao đến Manila để từ đó
qua Nhật, nơi mà ông sẽ được phúc tử đạo. Nhưng trước lúc đến Nhật, tàu của cha Ruben vì gặp
bão nên phải ghé vào Cửa Hàn23 và lưu lại hơn 4 tháng.
Những lời kinh nguyện sốt sắng và kinh nghiệm của cha Ruben đã làm cho nhiều người
đến xin tòng giá. Hơn 1,000 tân tòng đã được rửa tội trong thời gian này. Cũng vào lúc này, tư

19
Sãi Vương mất năm 1636. Nguyễn Phúc Loan tức Công Thượng Vương kế vị.
20
BAVH, op. cit., trg 404.
- Rhodes, Voyages et Missions (Paris, 1653), trg 116-119.
21
Phạm Đình Khiêm, Minh Đức Vương Thái Phi (Sài Gòn, 1957), trg 39.
22
Cha Đắc Lộ chép là Kẻ An.
- Bonifacy trong quyển Les débuts du Christianisme an Annam (Hà Nội, 1920), trg 39, ghi Kẻ An là cửa bể Thuận
An.
- Nhưng Cadière trong Annotations à la lettre de Gaspar Luis BAVH, Juillet Décembre (Huế, 1931), trg 429, và
BAVH, Juillet Décembre (Huế, 1915), trg 233, lại chép Kẻ An là Cửa Hàn.
- Solanges Rhodes: The Travels and Missions (Maryland, 1966), trg 84.
23
Rhodes, Voyages et Missions (Paris, 1653), trg 127.
gia của các người Công Giáo thường bị lục soát, các ảnh tượng bị tịch thu và đem đốt trước mặt
cha Ruben.24 Một giáo dân có tên thánh là Anđrê, hai người con của ông và một phụ nữ bị đánh
đập vì đã tìm thấy trong nhà họ những ảnh tượng thờ phượng.
Từ Cửa Hàn, cha Đắc Lộ đi thăm toàn tỉnh Quảng Nam an ủi anh chị em giáo dân tân
tòng và rửa tội cho nhiều người khác. Một hôm, trong buổi giảng về linh hồn của loài người xuất
phát từ đâu, một người lương đã hỏi cha như sau:
“Nếu linh hồn chúng ta bởi chính Chúa dựng nên, chứ không do cha mẹ chúng ta mà có,
thế thì tại sao linh hồn chúng ta lại có thể trở nên ô uế vì tội lỗi của tổ tiên chúng ta?”
Cha Đắc Lộ đã trả lời bằng một thí dụ: Nếu chúng ta có một viên ngọc trai, rủi viên đá
quý đó rơi vào đống bùn thì nó cũng trở nên ô uế, mặc dù chính đôi bàn tay ta đã không góp
phần vào sự ô uế này. Nhưng nếu ta rửa sạch, thì viên ngọc sẽ đẹp óng ánh như xưa. Linh hồn
chúng ta cũng như một viên ngọc sạch sáng trong tay Chúa, nhưng nếu linh hồn kết hợp với một
xác thịt ô uế vì tội lỗi tổ tông, thì linh hồn cũng bị ảnh hưởng trở nên ô uế. Nhưng khi linh hồn ô
uế chịu phép rửa thánh tẩy Công Giáo, thì linh hồn trở lại trong sáng như mặt trời. Lời cắt nghĩa
so sánh này của cha Đắc Lộ đã làm sáng tỏ sự thắc mắc của mọi người hôm đó.25
Sau lúc giảng đạo ở Quảng nam, các thừa sai tự phân chia nhau ra để đi giảng dạy tại
nhiều khu vực khác. Cha Pedro Mattos lo giảng đạo ở Thuận hóa, cha Đắc Lộ thì truyền bá đức
tin ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên. Cha Đắc Lộ đã rửa tội cho 1,305 tân tòng ở
vùng này.

3. Cha Đắc Lộ trở về Macao


Khi ông Trấn Thủ Quảng Nam ra chỉ thị trục xuất, cha Đắc Lo phải qua Manila rồi về
Macao. Nhưng vài tháng sau, cha lại tìm cách trở lại Đàng Trong.
Trong thời gian đó, việc đi lại bằng thuyền rất nguy hiểm, phần vì thiếu phương tiện,
phần vì tàu thuyền phải đi bằng buồm, nhanh hay chậm đều tùy vào gió. Với cha Đắc Lộ, ông lại
bị bệnh đau dạ dày, nên mỗi lần đi thuyền là một lần chịu tử nạn. Giáo dân biết bệnh tình của cha
bèn chỉ cho cha một phương pháp ”chữa mẹo”: Lấy một con cá trong bụng một con cá khác, rắc
chút tiêu, và ăn lúc vừa xuống thuyền, thì tì vị sẽ vững và giúp cho cha đỡ mệt.
Có lẽ nhờ phương thuốc đó, cha Đắc Lộ đến Philippines mà không quá mệt nhọc như
những chuyến hải hành trước. Cuộc hải trình đầy sóng gió bão táp nên tàu phải dừng tại Bolinao
ngày 15-8-1641, rồi dùng đường bộ tới Manila. Trên đường đi Manila, các tu sĩ dòng Âu Tinh và
dòng Đa Minh đã tỏ ra rất thịnh tình với cha Đắc Lộ. Manila là thủ phủ của toàn quyền Espanha,
và thủ đô của một quốc gia sùng đạo Công Giáo. Ngày 21-9-1641 cha Đắc Lộ đi Macao cùng với
một giáo sĩ dòng Tên khác, cha Anto-nio Pubino. Cuối tháng 1-1642, cha Đắc Lộ lại cùng với
các nhà buôn người Portugal trở lại Hải Phố.
Sau khi vừa đến nơi, cha vội đi ngay đến Huế, xin gặp Công Thượng Vương và dâng cho
ông mấy chiếc đồng hồ. Ông lấy làm bằng lòng và lưu Cha lại trong triều. Ban ngày, cha Đắc Lộ
dạy toán pháp cho ông. Ban đêm thì cha đi rao giảng Tin Mừng cho giáo dân, nhưng chẳng được
bao lâu, vua lại trục xuất ông ra khỏi Huế!
Rời Huế, cha Đắc Lộ trở về trốn tránh tại Cửa Hàn, rồi đi thăm các trấn thuộc miền
Trung. Ban ngày thì trốn tránh; ban đêm lại xuất hiện và hăng say làm việc truyền giáo. Cha
thường di chuyển bằng võng, quấn chăn quanh mình để không ai phát giác được. Cũng trong thời
gian này, cha Đắc Lộ đã có công đào tạo được nhiều cán bộ nhiệt thành và vững chãi như thầy
giảng Anrê Inhatiô và Vinh Sơn.

24
Ibid, trg 166.
25
Solanges, Rhodes: The Travels and Missions (Maryland, 1966), trg 87.
Trong suốt hai năm trường, cha Đắc Lộ đã phải hoạt động một cách lén lút như vậy.
Người Portugal đến Hải Phố khuyên cha nên bỏ Đàng Trong đi nơi khác. Sau khi suy nghĩ, cha
đã có ý định muốn rời Việt nam. Nhưng trước lúc ra đi, Cha Đắc Lộ đã tập họp 10 thầy giảng lại,
đề nghị các thầy khấn hứa trước bàn thờ Thiên Chúa rằng sẽ không lập gia đình, sẽ hy sinh trọn
đời để lo việc tông đồ, và sẽ vâng lời các giáo sĩ hoặc người thay mặt họ trong mọi công việc.
Sau lúc các thừa sai trở về Macao vào tháng 9, 1643, các thầy giảng Việt Nam lại hăng say đi rao
giảng Tin Mừng Cứu Chuộc.
Các thầy giảng đã rửa tội cho 293 người gần chết và đã dạy đạo cho một số đông dự tòng,
và những người này đã được rửa tội lúc các giáo sĩ trở lại Việt Nam. Những kết quả lớn lao đã
châm ngọn lửa ganh ghét của một số dân chúng bên lương. Họ lục soát nhà người Công Giáo, kể
cả nhà bà Minh Đức Vương Thái Phi, mặc dù bà là người trong hoàng tộc. Riêng thầy giảng
Inhatiô mặc dầu đã rửa tội cho rất nhiều người, nhưng mà ngay tại quê quán, ông chỉ rửa tội
được mỗi bà mẹ và bà cố già hơn 80 tuổi của ông.26

4. Cha Đắc Lộ trở lại Việt Nam, đi thăm Huế, Quảng Bình và Quy Nhơn

Tháng 1-1644, sau 5 thánh lưu trú tại Macao, cha Đắc Lộ trở về Đàng Trong, ông gặp lại
các thầy giảng Việt Nam đang tụ tập ở Cửa Hàn.27 Cha cùng với các thầy giảng đồng hành đi
Huế. Cha Đắc Lộ dâng cho vua nhiều lễ vật, vua lấy làm sung sướng và hôm sau thân hành đến
thăm cha trên thuyền. Đêm hôm trước, cha Đắc Lộ đã rửa tội cho gia đình của một sĩ quan, nhà
ông này khá lớn, có thể làm nơi giảng dạy giáo lý. Cha Đắc Lộ đã rửa tội cho hơn 200 tân tòng,28
trong đó có nhiều binh lính và gia đình của họ.
Người Việt và người Trung Hoa rất cẩn thận trong việc xem hướng và chọn đất xây mồ
mả của cha mẹ, ông bà, vì chúng ta tin rằng: Nếu biết chọn mạch đất để tổ tiên ông bà an nghỉ,
thì hậu duệ sẽ phát đạt, an lành. Nghề của những ông thầy địa lý là chọn những mạch đất này.
Công Thượng Vương lại biết rõ cha Đắc Lộ giỏi toán, nên ông lấy làm e ngại khi thấy cha
thường đến nhà bà Vương Thái Phi. Ông sợ cha Đắc Lộ sẽ chỉ cho bà mạch đất tốt, và nếu như
thế thì dòng dõi con cháu của bà sẽ lên ngôi thay thế dòng dõi con cháu của ông. Để tránh sự
hiểu lầm như thế, cha Đắc Lộ chỉ đến nhà bà một lần nữa vào lúc nửa đêm, rồi ông trở về Cửa
Hàn.
Ngày 23-3-1644, cha Đắc Lộ cùng với thủy thủ Portugal và giáo dân Công Giáo Việt
Nam đến từ khắp nơi trong tỉnh Quảng Nam mừng lễ Phục Sinh. Cha Đắc Lộ đã lưu lại Cửa Hàn
15 hôm để rửa tội cho nhiều tân tòng. Sau khi hoàn thành sứ mạng, cha Đắc Lộ trở lại Huế, ẩn
trốn tại nhà bà Vương Thái Phi và đã rửa tội cho nhiều người ở đó. Đôi khi, cha còn đi ra Quảng
Bình là tỉnh giáp giới với Đàng Ngoài. Tại đây, chúa Nguyễn có xây một bức tường thành gọi là
lũy Đồng Hới để ngăn chận bước tiến của quân Chúa Trịnh.
Các giáo hữu Công Giáo ở Bố Chánh29 là những giáo dân mà cha Đắc Lộ đã rửa tội 16
năm trước, lúc cha đang hoạt động tại Đàng Ngoài. Cộng đoàn giáo dân cử người đại diện đến
mời cha đến với giáo khu của họ. Nhưng muốn đến những địa phương này, cần phải vượt lũy
Đồng Hới, là một việc vô cùng nguy hiểm và bất tiện, vì các lính canh sẽ báo cáo về triều đình,
và như thế, chẳng những sẽ gây khó khăn cho cá nhân cha mà còn với cả các giáo sĩ khác ở Đàng

26
Rhodes, Voyages et Missions (Paris, 1653), trg 168.
27
Ibid, trg 161.
28
Ibid, trg 179.
29
Ibid, trg 242.
Trong nữa. Vì những lý do đó, mà cha Đắc Lộ đành từ khước trước lời thỉnh cầu tha thiết của
giáo dân.
Khi trở lại kinh đô, cha Đắc Lộ lại giúp một vị quan lớn tìm về với Chúa, ông này rất
thích nghe giảng đạo, và là quan Thái Phó của Công Thượng Vương. Nhưng rồi cha Đắc Lộ lại
được lệnh rời Việt Nam lần cuối cùng, cùng với các kiều bào Portugal khác. Lúc ở trên thuyền,
cha rất lo âu cho số phận của đàn chiên Công Giáo. Nhưng vì không nỡ bỏ lại cộng đoàn còn non
nớt và đang bị bắt bớ, cha lại tìm cách xuống thuyền cùng với 9 thầy giảng khác. Cứ đêm đêm
cha lại đi rao giảng Tin Mừng và thăm viếng, an ủi giáo dân.
Vào ngày 15-5-1644, cha Đắc Lộ gửi thầy Inhatiô đi ra các trấn ở miền Bắc Trung Việt,
còn cha thì đi thăm các tỉnh miền Nam. Lúc đi ngang Quy Nhơn, nơi đây lại vừa xảy ra một vụ
cướp lớn, thuyền cha bị chặn lại xét hỏi. Cha Đắc Lộ cùng những người tùy tùng đều bị bắt giữ.
Lúc dẫn đến quan địa phương, quan thấy mặt cha, cả cười, rồi xuống lệnh trả tự do và giao lại
các đồ vật bị tịch thu trước đó. Để bảo vệ sự an toàn của cha Đắc Lộ, các giáo dân tung tin cha
Đắc Lộ đã về Âu Châu, và trong lúc ấy thì cha đang ẩn nấp tại nhà một bà góa. Nơi đây cha dâng
thánh lễ và bí mật tiếp giáo hữu.
Cha cũng thường thay đổi chỗ ở, nên quan quân triều đình gặp khó khăn trong việc tìm
bắt ông. Về phần các giáo dân, dù họ bị tra tấn và đánh đập trong lúc tra hỏi, họ vẫn không tiết lộ
chỗ ở của cha Đắc Lộ.
Ngày 26-12-1644, cha đang trốn dưới thuyền và giáo dân tìm đến để xưng tội. Một binh
sĩ đã phát giác và bắt cha cùng thầy giảng Inhatiô và các giáo dân, rồi giải đến quan địa phương.
Vị quan này tiếp đãi cha rất lịch thiệp, rồi giao cha cho sáu ông quan tư pháp. Các giáo hữu bị
bắt được tha về sau khi đã hối lộ quan địa phương một số tiền khá lớn, nhưng cha Đắc Lộ phải
ngồi tù để chờ lệnh chỉ của vua. Chính vào lúc này, cha cũng không ngừng giảng đạo cho những
người bạn tù chung quanh. Lúc ở trong tù, cha biết có lệnh cấm đạo, nên bí mật tin cho giáo dân
để họ trốn lên rừng. Cuối cùng rồi vua cũng xuống lệnh phóng thích cha Đắc Lộ. Sau khi được
tha, ông đành bỏ Quy Nhơn vào ngày 15-2-1645 và đến Hải Phố khoảng vài ngày sau đó.
Cũng vào lúc này, hai tu sĩ dòng Thánh Phan Sinh đến Cửa Hàn cùng với 4 nữ tu Espanha. Các
nữ tu này đến Macao để lập dòng tại đó. Cha Đắc Lộ có đến xưng tội với các cha dòng Phan
Sinh.
Trong thời kỳ này đang xảy ra chiến tranh giữa hai nước Portugal và Espanha, và quân
Portugal đang thắng thế tại chiến trường Ba-Tây. Dân quân Espanha trở thành nạn nhân của các
đội binh Portugal.
Vì thế hai linh mục dòng Phan Sinh và các nữ tu này bị bắt lên tàu chiến Portugal và đang
bị dẫn độ về Manila. Vì gặp bão, tàu phải ghé vào Cửa Hàn vào tháng 1-1645, và bị lục soát.
Nhiều đồ đạc của các nữ tu bị mất mát. Khi lên bờ, các chị đến tạm trú tại nhà các giáo sĩ dòng
Tên. Dân chúng tò mò thấy lạ, đến xem và khen ngợi sự sống chung đầy thánh thiện của các bà.
Tiếng đồn tới tai chúa thượng, Chúa mời các nữ tu về kinh. Các bà từ chối, nhưng rồi nài ép mãi,
họ cũng xuôi lòng.
Chúa sai long thuyền đến Cửa Hàn đón rước các bà. Các nữ tu được quan thuyền trưởng
và 50 binh sĩ trong y phục hộ tống. Chúa và hoàng hậu đón tiếp các bà cách long trọng trong ba
ngày. Ban đầu, chúa tiếp các bà trong một căn phòng nhỏ vì sợ thiên hạ tò mò đến xem đông
quá. Sau khi chào hỏi chúa mời các nữ tu dùng điểm tâm trong khi bốn cung nữ múa một bài rất
hay. Trong khung cảnh thiện cảm vui tươi, các thủy thủ Espanha cũng cử hành một điệu múa
ngoạn mục.30

30
Ibid, trg 238-249.
Sau điểm tâm, hoàng hậu ngỏ ý xin các nữ tu mở khăn trùm đầu để xem họ có gọt đầu
thật không. Các bà không đồng ý vì có phái nam ở đó. Tuy vậy, họ cũng vén mạng che mặt,
nhưng không bỏ khăn trùm đầu. Hoàng hậu tò mò hỏi về luật dòng, và các kinh nguyện, rồi bà
bảo một cung nữ sờ đầu bà phước lớn tuổi nhất, để xem các bà có thật xuống tóc như lời đồn đãi
hay không. Cung nữ đưa tay sờ, thì quả thật không có búi tóc, thích quá, cô ả reo lên”trọc đầu!”
Sau đó, phường ca kỷ múa nhiều bài rất vui mắt. Rồi tối đến, Chúa dạy đốt đèn suốt đêm, mãi
cho đến khuya, binh sĩ mới đưa các bà về lại long thuyền để nghỉ ngơi.
Qua hôm sau, chúa ban cho các nữ tu nhiều lễ vật, nhất là các thứ mứt ngon. Hai tu sĩ
dòng Phan Sinh và các bà về ngụ tại nhà một vị quan Công Giáo. Họ cùng nhau dâng thánh lễ và
đọc kinh công khai.
Chúa lại xuống chỉ tổ chức đua thuyền và thi võ với đội kỵ mã để giúp vui cho khách
phương xa. Qua ngày thứ ba, chúa mời các bà đi dự lễ cúng tổ tiên tại sân đình trước điện chúa.
Quân lính có gần 600 với y phục chỉnh tề. Một thầy Sãi đến lạy trước bàn thờ rồi đọc nhẩm mấy
câu không ai hiểu được, rồi đốt những hình nộm gồm ngựa, súng, và tiền giấy. Sau đó, là cuộc
thi bắn bia, binh sĩ nào bắn trúng thì được thưởng, bắn trật thì bị trừ một tháng lương. Đến chiều
ngày hôm đó, các bà được đi xem tập trận thủy chiến.
Ở kinh đô trong vòng mười ngày, các tu sĩ trở về Cửa Hàn giữa sự nhớ tiếc của giáo dân.
Đích thân bà Minh Đức Vương Thái Phi tiễn chân một đoạn đường dài. Thái Phi tỏ ra quyến
luyến các nữ tu, và nài nỉ xin cho được một bộ áo dòng, các bà biếu một dây thắt lưng. Sau khi
về đến Manila, các nữ tu đã gửi biếu bà Thái Phi một bộ áo dòng như ý bà đã xin.31

5. Cha Đắc Lộ bị trục xuất ra khỏi Đàng Trong


Sau khi gặp các nữ tu sĩ tại Cửa Hàn, cha Đắc Lộ đi ra Huế, và từ Huế ra Quảng Bình.
Trên đường đi cha gặp một chiến thuyền của chúa Nguyễn. Cha lại bị bắt cùng với chín người
tùy tùng. Trong lúc bị giam giữ để chờ lệnh chúa, cha Đắc Lộ lại lợi dụng cơ hội để rao giảng
Tin Mừng và đã rửa tội cho 70 người thì lệnh chúa đến, truyền giải cha và chín người đi theo về
kinh. Chúa nhất quyết lần này phải xử tử, may nhờ có quan thái phó hết mực can gián, nên Chúa
đổi từ án xử tử qua lệnh trục xuất cha ra khỏi Đàng Trong.
Binh lính đưa ngài đến một nhà giam ở hải cảng để chờ tàu Portugal đến. Một đội lính
được phái đến để canh gác cẩn mật, và không ai được đến gặp cha. Nhưng vào lúc đêm khuya,
khi lính canh tù ngủ say, một giáo dân gan dạ người Nhật đem đến cho cha Đắc Lộ một cái
thang, để leo qua vách nhà tù. Một lúc sau, cha đã có mặt ở một nhà giáo dân; nơi đây, anh em
tín hữu đã tề tựu để xưng tội, nghe giảng, và sau đó là dâng thánh lễ. Đến lúc gần sáng sớm tinh
sương, ông lại nhè nhẹ bò trở vô nhà tù. Cứ như thế, cha Đắc Lộ đã diễn màn kịch nguy hiểm và
chí mạng ấy trong 22 đêm liền, và đã rửa tội cho 92 tân tòng.
Ngày 3-7-1645 năm Ất Dậu là ngày đau đớn cho cha Đắc Lộ và cộng đoàn giáo dân.
Ngày ấy, cha phải xuống tàu rời khỏi Đàng Trong để rồi không bao giờ trở lại. Giữa tiếng khóc
than của giáo dân, một ông quan triều đình bước lên tàu Portugal, đọc chỉ dụ của Chúa trục xuất
cha Đắc Lộ ra khỏi nước.32 Dụ ấy cũng đồng thời thông báo cho các thuyền trưởng nào dám đưa
giáo sĩ Đắc Lộ trở lại Việt Nam, người đó sẽ bị án chém đầu. Thế rồi buồm căng và con tàu rời
bến, hàng trăm đôi mắt đẫm lệ nhìn theo bóng dáng con tàu, trên đó có người giáo sĩ mà họ kính
mến, khuất dần theo sóng gió.

31
Ibid, trg 260-271.
32
BNLS, op. cit., trg 313 ghi có một cuộc bách đạo khắc nghiệt ở Đàng Trong, và cha Đắc Lộ đã tuyên bố rằng
người Tây Âu cần phải xâm chiếm Việt Nam. Lời tuyên bố này hoàn toàn sai (xem Chương Bốn, phần
Giáo sĩ Đắc Lộ đã không còn dịp để trở lại Việt Nam, nhưng hạt giống đức tin ông gieo
vãi đã mọc lên mạnh mẽ, và bão táp của cơn bắt đạo cũng không thể xô ngã được.

IV. NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG CỦA


CÁC GIÁO SĨ DÒNG TÊN Ở ĐÀNG TRONG

Ngày 11-2-1646 năm Bính Tuất, cha Metello Saccano và cha Baldasare Caldeira33 đến
Cửa Hàn để nối tiếp công trình rao giảng của cha Đắc Lộ. Chúa Nguyễn lần này tiếp cha
Saccano vì cha có mang theo nhiều lễ vật quý giá. Lúc đã nhận các lễ vật, thì Chúa thay đổi thái
độ, và buộccha Saccano phải qua Cao Mên hay trở về Macao!
Vào thời gian đó, ở Đàng Trong đã có khoảng 50,00034 tín hữu Công Giáo, và trong số
đó, đã có rất nhiều giáo dân xưng và giữ đạo cách công khai không sợ cái chết đang rình rập, đe
dọa họ. Với số giáo dân đông đảo đó, nhưng chỉ có một người chăn dắt là cha Metello Saccano,
Macao lại gửi thêm cha Carlo di Rocca, người Italia. Lúc vừa đến kinh đô Huế yết kiến Công
Thượng Vương cùng các sĩ quan Portugal. Cha Rocca lại được lệnh của Chúa bắt phải trở về Hải
Phố, và trước lúc trở về, cha cũng đã rửa tội cho 60 người.
Không rõ về sau này, cha Rocca đã đi giảng đạo ở đâu, nhưng có điều chắc chắn là trong
thời gian bắt đạo, cha Saccano ở Đàng Trong. Mãi đến năm 1655, cha mới từ giã Đàng Trong về
Rôma và nhận chức Quản Sự các xứ truyền giáo.
Hai cha Francesco Rivas và Dominique Fuciti đến thay thế cha Saccano. Hồi ấy cũng có
mặt cha Pierre Marquez, Ignace Baudet là những giáo sĩ thuộc dòng Tên.
Năm 1645, cha Đắc Lộ trở về Âu Châu kêu gọi thêm giáo sĩ thừa sai đến Việt Nam. Các
giáo sĩ vừa nói trên là những người đã đáp lời mời của cha Đắc Lộ. Đồng thời, một hội Truyền
Giáo sắp thành hình ở Âu Châu: Hội Truyền Giáo Ngoại Quốc Paris. Sau cơn bắt đạo vào năm
1665, chúng ta có cha Fuciti ở kinh đô Huế, cha Marquez ở Hải Phố và cha Baudet thì ở Cửa
Hàn.
Giáng Sinh năm 1665, sau thánh lễ thì có người đến tin cho cha Marquez hay là binh lính
đến bắt giáo dân, cha bèn giải tán họ và đóng kín cửa. Nhưng binh lính phá cửa ập vào nhà và
bắt giữ ba người giúp việc cho cha. Sở dĩ binh lính đến nhà cha Marquez như vậy vì ông đã đón
tiếp hai tu sĩ dòng Phan Sinh khi các ông này ghé Hải Phố trên hải trình đi Macao. Cũng trong
lúc này cha Louis Chevreuil thuộc Hội Truyền Giáo được GM Lambert de la Motte gửi qua Việt
Nam để dò xét tình hình. Lúc đó GM De la Motte đang ở Juthia, Thái Lan.
Sau lễ Giáng Sinh, có tin đồn rằng cha Fuciti đang ở kinh thành sẽ bị xử tử. Các giáo sĩ
họp nhau lại để ủy lạo thêm lòng sốt sắng và can đảm để sẵn sàng chịu chết vì đức tin và nghĩa
vụ. Tất cả đã cắt tóc như để chứng minh ngài sẵn sàng chờ đón được tử đạo. Nhưng thực ra, cha
Fuciti không bị xử tử mà chỉ bị trục xuất khỏi Huế và bị dẫn bộ về Hải Phố.
Chúa Nguyễn không muốn giết các giáo sĩ, và chỉ muốn họ đừng đến Việt Nam. Theo
lệnh của chúa, vào ngày 6-2-1665, các giáo sĩ phải sang Thái Lan. Riêng cha Louis Chevreuil, vì
triều đình không biết ông đang ở Đàng Trong nên không bị trục xuất, nhưng rồi ông cũng phải
rời Việt Nam một tháng sau đó.
Các giáo khu ở Bắc và Trung Việt được giao lại cho các thừa sai Paris, các ông sẽ đến
thay thế các giáo sĩ dòng Tên. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam có một mối thịnh tình sâu xa đối
với các giáo sĩ dòng Tên, là những tông đồ thừa sai đầu tiên đã chỉ dẫn và dìu dắt họ trên đường
đưa tới Thiên Chúa. Trong những năm tháng khởi đầu, các ông đã chia xẻ cùng các giáo hữu

33
Giáo sĩ Caldeira rất thạo tiếng Việt; còn Saccano vừa đến từ Âu Châu.
34
Chappoulie, Aux Origines d’une Église (Paris, 1943), trg 166.
những nỗi lo lắng, sợ sệt, u buồn của nhửng tháng ngày bắt bớ, cấm cách, cũng như những niềm
vui sum họp trong thời kỳ có tự do tín ngưỡng. Những ngày ấy đã qua đi, và đã ghi lại trong tâm
hồn của từng giáo sĩ và mỗi giáo dân biết bao kỷ niệm êm đềm, tươi đẹp không thể xóa mờ được.

V. CẤM ĐẠO Ở ĐÀNG TRONG (1644-1645)

Công lao của các giáo sĩ dòng Tên không phải là ít. Những lời rao giảng của các ông đã
ăn sâu vào tâm khảm giáo dân Việt Nam, và họ sẵn sàng hy sinh mạng sống mình còn hơn bỏ
đạo. Thời bấy giờ, ông trấn thủ Quảng Nam là một ông quan rất ghét đạo. Ông cố tâm bắt cho
được thầy giảng Inhaxiô. Cũng như thầy Anrê, thầy Inhaxiô là cánh tay phải của cha Đắc Lộ.35
Vào tháng 7, 1644, ông trấn thủ truyền lệnh bắt giam cụ già cũng có tên là Anrê và lục
soát nhà giáo sĩ Đắc Lộ, vì cha Đắc Lộ vừa mới trở về Quảng Nam sau khi thăm bổn đạo ở Đồng
Hới và Huế, nhưng lúc ấy cha và các thầy giảng vắng mặt. Khi được tin, một người Portugal
ngầm báo cho cha hay để đề phòng. Nhưng lần lục soát đó không phải là vô ích vì họ đã bắt
được thầy giảng Anrê. Thế là một già một trẻ, cả hai Anrê đều bị tống vào ngục.

1. Anrê Tử Đạo
Qua hôm sau, ông trấn thủ tuyên án xử tử cả hai Anrê. Cha Đắc Lộ cùng tất cả cộng đồng
Portugal có mặt tại Quảng Nam đều đến can thiệp hầu xin ông trấn thủ tha. Họ cũng vận động
những người có ảnh hưởng đến can gián, nhưng quan trấn nhất định không đổi ý. Nhưng cuối
cùng thì ông tha cho Anrê già, vì ông này có gia đình, con cái; còn thầy Anrê trẻ thì không thể
được vì thầy đã theo Giatô Giáo, tức đã cãi lệnh chúa, mà ai không vâng lệnh chúa thì người đó
phải chịu án tử hình.36
Cha Đắc Lộ đến thăm thầy Anrê trong ngục. Thầy tỏ vẻ hân hoan, xin được xưng tội, đọc
Thánh Kinh sốt sắng, và nhờ cha chuyển lời từ giã đến mọi người. Một trung đội lính chừng 40
binh sĩ đi áp giải thầy đến nơi thọ hình là Cẫm Chiêm.37 Cha Đắc Lộ không rời thầy, ông đi theo
học trò mình cho đến nơi pháp trường. Thầy Anrê tuy đeo gông nhưng đi rất nhanh. Lúc đến nơi
thầy quỳ gối cầu nguyện. Toán binh sĩ vây kín thầy và không cho cha Đắc Lộ đến gần, nhưng có
một sĩ quan, có lẽ chỉ huy đội lính đã cho phép cha đến bên thầy. Thầy Anrê quỳ nghiêm trang,
mắt nhìn lên trời xanh thẳm, miệng kêu tên cực trọng Giêsu. Một người lính tay cầm ngọn giáo
lao vào lưng thầy, mũi giáo lòi hẵn ra phía trước ngực, nhưng thầy Anrê âu yếm nhìn cha Đắc
Lộ. Cha mời thầy nhìn lên trời, là nơi Chúa Giêsu đang đợi thầy. Tên lý hình rút mũi giáo đâm
nhát thứ hai, rồi nhát thứ ba nhưng thầy vẫn chưa chết. Một tên lý hình khác thấy vậy, bèn cầm
một thanh gươm chém vào cổ thầy hai nhát, đầu thầy rơi giữa vũng máu đào đang lai láng thấm
nhuần vào đất Việt.38

35
Rhodes, op. cit., trg 194-197.
36
Theo Horace Massa, thầy Anrê sinh trưởng ở thị trấn Ram-An (có thể chỉ Ranra hay Raran hoặc Đarna - chỉ tỉnh
Phú Yên ngày nay). Nơi thầy chịu tử đạo là thị trấn Caciam, hình như là tỉnh lỵ Quảng Nam. Sau lúc thầy mất đã
xảy ra nhiều hiện tượng lạ lùng ở Caciam: Ban đêm, các đền miếu bỗng phát hỏa, nhà tù giam thầy bị thiêu hủy,
trong đó có nhà của ông đội đã tình nguyện đi đánh đập giáo dân đến chứng kiến cuộc tử hình của thầy Anrê. Đang
lúc ngọn lửa bao vây, ông đội trên nhìn nhận đây là hình phạt từ Trời gửi xuống. Ông đã thành thật xin thầy Anrê
tha thứ, cứu chữa ông và gia sản khỏi bị thiêu hủy, và ông được như ý. Nhà ông sau cuộc hỏa hoạn lạ lùng đã trở
nên như một hòn đảo nhỏ giữa biển tro tàn và hư nát. Có phải thầy Anrê là vị tử đạo đầu tiên ở Việt Nam? (Xem
Chương Bốn, phần III)
37
Giuse P.C.D. Đức Mẹ Trà Kiệu (Santa Ana, USA, 2000), trg 179.
38
Louvet, La Cochinchine Religieuse I (Paris, 1885), trg 241. Thuyền trưởng Jean de Resaudé mang xác thầy về
Macao.
Hình 11: Hình bìa cuốn Divers Voyages et Missions của giáo sĩ
Alexandre de Rhodes. Cuốn này là một tài liệu quý giá về lịch sử
Giáo Hội Việt Nam trong thời đại các cha Dòng Tên đến truyền giáo.
Xuất bản năm 1653 ở Ba-Lê.

Sau lúc bị chém, đầu thầy Anrê được cha Đắc Lộ cất giữ như một báu vật trong một cái
rương quý giá, và lúc trở về Rôma, cha Đắc Lộ đã mang theo báu vật này. Về phần giáo dân, với
tất cả lòng thành kính vô biên, đã cử hành lễ tống táng thầy, xác thầy được gửi qua Macao và đặt
tại tu viện của các giáo sĩ dòng Tên.
Ở Quy Nhơn, ông trấn thủ ra lệnh cho những người Công Giáo phải ra trình diện. Nguyên
cả ngày từng đoàn người lũ lượt nối đuôi nhau đi khai báo, và họ cứ tiếp tục đến hoài! Quan trấn

- Rhodes, La Glorieuse Mort d’André, Catéchist de la Cochinchine, qui a le premier versé son sang pour la querelle
de Jésus Christ en cette nouvelle Eglise Paris Cramoisy, 1633.
- Dương Hữu Nhân, Omi, Cali Today Ed 1-2 (2-2000, San Jose, USA).
không thể bắt hết, nên chỉ chọn 36 người rồi điệu họ về Quảng Nam. Trong 36 người đó có một
người chối đạo. Nhưng về sau, ông trấn thủ ngại rằng mình vượt quá quyền hạn Chúa đã trao,
nên ông chỉ giữ lại sáu người rồi ra lệnh đánh đòn. Quan tưởng làm thế, họ và những giáo dân
khác sẽ hoảng sợ, ngã lòng và xuất giáo.
Phần cha Đắc Lộ, ngài tìm cách lẻn vào ngục lúc đêm về, an ủi và cầu nguyện chung với
các tín hữu đang bị giam cầm, và cha thường lưu lại trong ngục cho đến khi gần sáng thì lại lẻn
ra ngoài.
Sau đó, quan trấn vào tù, các tù nhân tín hữu tranh nhau xin được phúc tử đạo, chết vì
Thiên Chúa, trong số đó có hai cha con đều muốn đến nơi tử hình. Thấy thế viên quan tha cho cả
hai người, rồi ông chọn đủ sáu giáo dân để điệu ra pháp trường.
Người mang gông đi đầu là ông Antôn Ngữ, lãnh tụ giáo dân ở Quy Nhơn. Nhưng lúc
đến nơi, họ vừa bỡ ngỡ vừa thất vọng, vì họ chỉ bị đánh đòn sơ sơ rồi được tha về.39

2. Thầy Giảng Inhaxiô và Vinh Sơn Tử Đạo (1645)


Chúng ta còn nhớ, sau khi cha Đắc Lộ gặp hai giáo sĩ dòng Phan Sinh và hai nữ tu dòng
Clara ở Cửa Hàn, ông đã đi thăm các tỉnh miền Bắc Đàng Trong. Nửa đường, ông gặp hải quân
của chúa Nguyễn đang đi tuần, và ông cùng chín người đồng hành bị bắt. Trong số chín giáo dân
đó có thầy giảng Inhaxiô và Vinh Sơn.
Inhaxiô sinh năm 1610 tại làng Liêm Cống40 thuộc Cửa Tùng. Inhaxiô học thức rộng,
thông thạo sử ký, đã từng được bổ nhiệm chức vụ Lại Phủ Tổng Trấn tại dinh ông Hoàng Khê41
là con của bà Vương Thái Phi. Bà là vợ lẻ Chúa Nguyễn và là mẹ của Sãi Vương. Năm 30 tuổi
Inhaxiô được cha Đắc Lộ rửa tội. Hai năm sau, ông xin từ chức để nhập vào đoàn ngũ thầy giảng
và được cử làm trưởng đoàn.
Sau khi cha Đắc Lộ bị trục xuất khỏi Việt nam, Công Thượng Vương trát đòi chín tùy
tùng của cha vào triều để tra hỏi lòng tín ngưỡng của họ. Chúa hỏi các ông có theo đạo Giatô
không. Nếu có thì chúa truyền các ông phải bỏ đạo.
Inhaxiô lập tức trả lời: ”Chúng tôi hết thảy đều có đạo, và chúng tôi sẽ giữ đạo cho đến
hơi thở cuối cùng.” Chúa nổi giận nói một cách hăm dọa: ”Để rồi xem các ngươi có chịu nổi các
khổ hình không?”
Inhaxiô và Vinh Sơn thay nhau trả lời những câu chất vấn của chúa. Những giáo hữu
khác làm các điệu bộ tán thành những lời của hai người thủ lãnh. Chúa xuống lệnh chém đầu
Inhaxiô và Vinh Sơn. Hai ông mừng rỡ ôm lấy nhau như để chia xẻ niềm vui. Các tín hữu còn lại
mỗi người bị chặt một ngón tay để cảnh cáo.
Hai đại đội áp tải hai thầy đến nơi thọ hình. Mặc dù cổ đeo gông chân mang xiềng, hai
thầy đi rất lẹ.42 Trong số đông đảo giáo hữu đi theo, mẹ của thầy giảng Inhaxiô cũng đi theo thầy
và khuyên thầy can đảm, giống như bà mẹ của ông Machabê trong Kinh Thánh. Inhaxiô rơi lụy
vĩnh biệt mẹ già và các tín hữu đang có mặt. Lúc đầu thầy rơi khỏi xác, đám đông còn nghe được
tiếng thầy kêu tên cực thánh Chúa Giêsu. Đến lượt mình, thầy Vinh Sơn cũng đã tỏ ra can đảm
như Inhaxiô. Còn bẩy giáo dân bị mất ngón tay, tuy buồn vì không thể chết vì danh Chúa, nhưng

39
Bonifacy, Les Débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 45.
- Solanges, Rhodes: Travels and Missions (Maryland, 1966), trg 135-139.
40
Cha Đắc Lộ gọi quê quán thầy là “Hen-cum.”
41
Nguyễn Lý Tưởng, Đàn Bướm Lạ Trong Vườn (California, 1998), trg 241.
- Phạm Đình Khiêm, Người Chứng Thứ Nhất (Sài Gòn, 1959), trg 83.
42
Bonifacy, op. cit., trg 48.
- Solanges, op. cit., trg 135-139.
cũng lấy làm hãnh diện và vinh dự vì Ngài. Hình phạt cắt ngón tay út, theo luật vào thời đó, là
hình phạt dành cho tội trộm cướp.43

Hình 12: Hình bìa cuốn Les Débuts du Christianisme en Annam của
Bonifacy. Sách thuật lại công việc truyền giáo ở Việt Nam từ lúc sơ
thủy đến đầu thế kỷ XVIII. Xuất bản năm 1620.

Không thể kể hết tên tuổi của tất cả giáo dân Công Giáo bị bách hại vì đạo vào thời kỳ
này. Chúng ta nên nhớ, không những chỉ có thành phần thanh niên tráng kiện như Inhaxiô, Anrê,
Vinh Sơn mà cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bắt, bị đánh đập, nhưng họ cũng đã tỏ ra can đảm
chẳng thua kém gì nam giới.
Công Thượng Vương mất vào ngày 19-3-1648, thọ 48 tuổi. Con là Nguyễn Phúc Tấn lên
kế vị lấy hiệu là Hiền Vương. Cũng như vua cha, Hiền Vương có thái độ cứng rắn đối với người

43
Solanges, op. cit., trg 178, 179, 180.
Công Giáo. Câu chuyện sau đây xảy ra tại Quảng Nam ngày 31-1-1665 đã biểu lộ thái độ cứng
rắn đó.
Một vài giáo hữu được dẫn tới pháp trường khoảng giữa Dinh Chàm và Hải Phố. Dân
chúng đến xem rất đông, và trên mặt họ hiện rõ nét thương xót cho những người vô tội sắp chịu
án tử hình. Đang lúc quan quân sửa soạn thi hành bản án theo lệânh quan thì trong đám đông rẽ
ra một thiếu nữ. Cô chạy đến trước các người chịu nạn và cung kính hôn chân họ. Raphael, một
thanh niên sắp bị xử tử đỡ cô dậy và nói: ”Chị đừng lo, chúng ta sẽ gặp nhau ở thiên đàng.” Vài
ngày sau, cô thiếu nữ đó cũng được phước tử đạo vì đã công khai tuyên xưng đức tin.
Ông trấn thủ tưởng rằng những cực hình dã man và án tử sẽ làm cho những người Công Giáo,
nhất là phụ nữ và trẻ con lo sợ mà bỏ đạo!44
Với ý đồ trên quan trấn truyền lệnh cho lính phanh thây một giáo dân tên thánh Caius, rồi
mang những khúc tay chân còn nóng hổi cho bà Gioana và hai người em gái của bà xem. Nhưng
bà Gioana và hai em không tỏ ra sợ hãi chút nào. Quan trấn lại bảo bắt bà cho voi chà. Bà
Gioana một tay làm dấu Thánh Giá, một tay cầm quạt phe phẩy, khuôn mặt bà chiếu rạng niềm
hân hoan lạ thường. Trong lúc đó thì một thớt voi tiến tới, dùng vòi quật bà một phát chết tươi.
Ngay cả các trẻ em Công Giáo cũng không lay chuyển trước những khổ hình dã man và ghê gớm
đó.
Ai lại không đau lòng trước cảnh tượng những trẻ em ngây thơ vô tội, chỉ biết làm dấu
Thánh Giá, rồi giang tay chờ đàn voi hung hăng đến dày xé thân xác trong sạch của chúng.
Những sự kiện lịch sử được ghi lại trên đây chứng tỏ người Công Giáo bị giết và bách hại chỉ vì
họ là giáo dân Công Giáo.

3. Minh Đức Vương Thái Phi


Năm 1624, lúc cha Đắc Lộ đến Đàng Trong, ông đã gặp cha De Pina ở Hải Phố. Cha De
Pina lúc bấy giờ đã rất thạo tiếng Việt. Sau 5 tháng học Việt ngữ Cha Đắc Lộ cùng cha Pina ra
Thuận Hóa, nơi đây có một bà quý phái đã đến nghe cha Pina giảng. Sau đó bà xin chịu phép rửa
tội và lấy tên thánh là Maria Mađalêna. Không nên lầm lẫn bà Maria nầy với công chúa Mai
Hoa, cũng mang tên thánh Maria.
Bà Maria Mađalêna tức bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ lẻ của chúa Nguyễn Hoàng và
là mẹ của Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên và ông hoàng Nguyễn Phúc Khê.45 Bà sinh vào năm
1568 và mất khoảng năm 1648, thọ ngoài 80 tuổi. Như thế bà đã sống qua 4 đời chúa: Nguyễn
Hoàng, Nguyễn Sãi, Nguyễn Thượng và Nguyễn Hiền.
Bà sở dĩ được các chúa kính nể vì con bà là ông Hoàng Khê đã có công đối với chúa.
Nguyên năm 1635, Sãi Vương chết, con ông là Công Thượng Vương lên thay. Hoàng tử Khê lúc
bấy giờ dốc lòng phụ giúp tân vương trong mọi việc. Chính ông đã dẹp loạn quân do hoàng tử
Ánh46 em của Công Thượng Vương cầm đầu. Trong những lúc thay đổi ngôi thứ, ông hoàng Khê
có thể tranh quyền dễ dàng, nhưng ông không có tham vọng đó. Vì vậy, ông rất được các chúa
Nguyễn tin dùng.
Như thế để chúng ta hiểu trong triều của chúa Nguyễn, mẹ của ông Hoàng Nguyễn Phúc
Khê rất có ảnh hưởng và uy tín, mà bà lại là một người Công Giáo. Bà Maria đã gầy dựng nhà
thờ, giúp cho các giáo sĩ và che chở cho giáo dân. Chính nhờ vào gương sáng của bà mà Inhaxiô,
một nhân viên làm việc trong dinh của ông Hoàng Khê trở lại, và đã trở nên một thầy giảng nòng
cốt của cha Đắc Lộ, và đã được phúc tử đạo như đã nói ở trong chương này.

44
Bonifacy, op. cit., trg 53.
45
Nguyễn Lý Tưởng, op. cit., trg 240.
46
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 297.
Chúa Công Thượng Vương có cưới bà chị dâu làm vợ, bà này trước kia là vợ lẻ của ông
Hoàng Kỳ, anh ruột của chúa và là trấn thủ Quảng Nam.47 Sau lúc ông Kỳ mất, Công Thượng
Vương dám cưới bà chị dâu làm vợ chính thức và phong cho làm hoàng hậu. Bà dâm hậu có tên
gọi là Tống Thị Toại.48 Bà này lại rất ghét người Công Giáo, nhất là Inhaxiô, người thân tín của
bà Minh Đức Vương Thái Phi.
Một ngày vào năm 1644, sau khi đã đi thăm anh em giáo hữu ở Quảng Bình và lũy Đồng
Hới, cha Đắc Lộ trở về kinh đô Huế. Ông cố gắng khuyến khích quan thái phó tòng giáo nhưng
không thành công. Cũng chính trong nhà quan thái phó, có cuộc hội họp gồm có các quan, các
thầy Sãi, cha Đắc Lộ và Inhaxiô. Trong cuộc họp này, những lời lẽ lý sự của Inhaxiô đã bịt
miệng được các quan lớn và các thầy Sãi, vì thế mà vô tình, Inhaxiô đã gây cho họ một mối thù.
Vào khoảng tháng 7, 1644, bà Tống Thị xuống lệnh cho ông trấn thủ Quảng Nam lục soát
nhà cha Đắc Lộ, có ý bắt thầy Inhaxiô, nhưng cha và thầy đều vắng mặt. Chỉ có một mình thầy
Anrê trẻ trong nhà. Thấy Anrê đã bị bắt và được phúc tử đạo tại Quảng Nam. Tin ấy truyền đi
khắp xứ và đến tai bà Minh Đức, bà rất đau đớn khi nghe tin này. Nhưng rồi lại càng đau đớn
hơn khi nghe hung tin thầy Inhaxiô cũng đã bị bắt và bị chém, vì Inhaxiô là người trong gia đình
bà. Tống Thị và các quan trong triều vì không thể hại bà, nên họ tìm đủ phương kế để làm hại
những anh em cùng đức tin của bà.
Lúc các nữ tu Espanha đến Huế yết kiến Chúa Thượng, các sĩ quan và thủy thủ cũng đi
theo các bà. Muốn làm đẹp lòng chúa, các sĩ quan và thủy thủ Espanha đã trình diễn mấy điệu
múa và vài trận đấu gươm rất ngoạn mục. Thay vì vui lòng thì chúa lại đâm ra lo sợ và nói với
ông Hoàng Khê rằng: ”Hẳn khanh đã học được nhiều điều khéo léo của người ngoại quốc, bởi lẽ
họ đi lại nhà khanh, vì mẹ khanh có đạo mà...”49
Câu nói nửa đùa nửa thật đã làm cho ông Hoàng Khê lo lắng, và ông định tâm làm tất cả
những gì có thể để xóa sự ngờ vực của chúa đối với ông. Ông bèn cho phá ngôi nhàụ nguyện của
bà Minh Đức. Hành động đó sẽ làm cho mẹ ông đau khổ nhưng theo ông, đó là cử chỉ chứng tỏ
lòng trung thành của mình đối với chúa Thượng. Ngôi nhà nguyện bé nhỏ, kín đáo đó đã bị tiêu
hủy để nhường chỗ cho hàng trăm ngôi thánh đường nguy nga, lộng lẫy sẽ mọc lên khắp toàn cõi
đất Việt sau này.
Lúc các nữ tu Clara được Chúa Thượng mời đến Huế, bà Minh Đức không dám đón tiếp
các bà cách trọng thể vì thấy thái độ khắc khe của chúa và ông Khê đối với người Công Giáo.
Nhưng thật ra bà đã ngầm tiếp xúc rất thân mật với các nữ tu này. Như đã nói ở phần trên, bà
Maria Minh Đức đã xin một bộ áo dòng để mặc lúc chết và an táng.
Lúc giáo sĩ Đắc Lộ bị bắt và bị lên án trảm quyết, dư luận đã cho rằng chính bà Maria đã
vận động với gia đình quan thái phó, để ông này can thiệp với chúa Thượng để đổi án trảm quyết
sang án trục xuất. Thế là giáo sĩ phải đành lòng rời khỏi Việt Nam. Chúng ta biết cuộc ra đi vĩnh
biệt này đã làm cho bà Minh Đức buồn phiền đến chừng nào vì ai bây giờ sẽ đứng ra lãnh đạo
đàn chiên Công giáo?
Cha Đắc Lộ ra đi, cha Saccano đến thay thế. Cha Saccano có để lại một tập ký sự,50 trong
đó có viết về cái chết của bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi. Các giáo hữu Đàng Trong đã
chịu mất mát và thiệt hại rất nhiều vì cái chết của bà. Vì lúc còn sinh tiền, bà đã che chở, an ủi,
47
Bonifacy, op. cit., trg 42.
48
Trương Vĩnh Ký, Cours d’Histoire Annamite II (Sài Gòn, 1877), trg 110.
- Solanges, op. cit., trg 121.
49
Phạm Đình Khiêm, Minh Đức Vương Thái Phi (Sài Gòn, 1957), trg 61.
50
Relation des progrès de la foi au Royaume de la Cochinchine en années 1646 et 1647 envoyée au RP général de la
Compagnie de Jésus par le P. Metello Saccano, religieux de la même Compagnie employé aux missions de ces pays.
Paris, 1653, Machault.
và động viên họ trong những cơn đau buồn. Bà cũng rất sốt sắng và nhiệt tình trong sứ mạng
chinh phục các linh hồn cho Thiên Chúa.
Bà đã tôn kính giữ nước phép trong nhà để phân phát cho gia đình và các người giúp việc
trong nhà. Bà luôn để những lọ đựng nước phép chung với những mảnh vải thấm máu các vị tử
đạo. Việc đó đã là nguyên nhân cho một trong những cháu nội của bà để vu cáo người Công
Giáo. Ông hoàng con này phao tin đồn đi khắp nơi rằng nước phép của đạo Công Giáo là một
thứ bùa ếm ướp từ chân và tay của trẻ em chặt ra. Tiếng đồn ác nghiệt đó cũng đã khiến dân
chúng ghê tởm cộng đồng người Công Giáo. Nhưng kẻ phao tin đồn kia đã bị Trời phạt, ông bị
xử tử vì tội xấu xa thông đồng cùng cô mẫu nhà vua.51
Lúc bà Maria Vương Phi từ trần, không có lấy một tu sĩ đến giúp đỡ bà, vì lúc ấy, cha
Saccano đang ở Hải Phố, không thể về kinh đô kịp thời. Còn cha Đắc Lộ thì đang trên đường về
Rôma. Bà Maria từ trần giữa sự thương tiếc của hơn 50,000 tín hữu Đàng Trong.52

THỜI ĐẠI THỨ HAI


CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO
CỦA CÁC DÒNG
Dòng là một danh từ để chỉ các cộng đoàn gồm các tu sĩ có lời khấn cùng sinh sống với nhau,
trong một hoặc nhiều tu viện, dưới quyền hướng dẫn của một tu viện trưởng với mục đích thánh
hóa bản thân và tha nhân. Các tu sĩ thánh hóa tha nhân bằng cách sống và rao giảng lời Chúa,
bằng công tác mục vụ, công tác giáo dục và xã hội. Ngoài các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris
còn có các thừa sai dòng Phan Sinh, Đa Minh, dòng Tên, dòng Âu Tinh và dòng Barnabit.1
Dòng Âu Tinh (L’Ordre de Saint Augustin)
Năm 1256, Giáo Tông Alexandro IV tập họp tất cả các ẩn sĩ thành một dòng, gọi là dòng ẩn tu
Thánh Âu Tinh, một dòng hành khất và hoạt động tông đồ. Vào thế kỷ XVI, các tuyên úy trên
các thương thuyền đến Việt Nam là những giáo sĩ dòng Âu Tinh. Vào thế kỷ XVIII, một số thừa
sai dòng Âu Tinh được Tòa Thánh phái đến giáo phận Đông Đàng Ngoài, trong đó có Giám Mục
Hilario di Giesu.
Dòng Âu Tinh phải chấm dứt công cuộc truyền giáo tại Việt Nam vào năm 1757. Các thừa sai có
quốc tịch Ýphải trở về Âu Châu, còn các thừa sai khác đi truyền giáo ở Trung Hoa. Dòng Âu
Tinh phải trao lại các giáo xứ cho dòng Đa Minh ở giáo phận Đông Đàng Ngoài.
Dòng Barnabit
Dòng này do thánh Antôn Maria Zaccaria sáng lập tại Ý năm 1539. Gọi là Barnabit vì tu viện
chính được xây dựng gần thánh đường thánh Barnabé ở Rôma. Dòng cũng có tên gọi là tu sĩ
thánh Phaolô vì các tu sĩ dòng này đi truyền giáo theo tinh thần thánh Phaolô Tông Đồ. Giám
mục Alexandro de Alexandris đại diện Tông Tòa ở giáo phận Tây Đàng Ngoài, kế vị Giám mục
Francesco Perez là một tu sĩ dòng Barbabit.
Công việc truyền giáo của dòng Barnabit dược chấm dứt tại Việt Nam vào năm 1741 lúc Tòa
Thánh bổ nhiệm thừa sai Armand Lefebvre làm Giám mục Đàng Trong.

51
Phạm Đình Khiêm, op. cit., trg 87.
52
Bonifacy, op. cit., trg 42.

You might also like