You are on page 1of 13

CHƯƠNG NĂM

CÁC GIÁO SĨ DÒNG TÊN


VÀ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Các giáo sĩ dòng Tên đã hy sinh đóng góp rất lớn trong phạm vi văn hóa và ngôn ngữ
Việt Nam, không những đối với Giáo Hội, mà còn với cả tổ quốc và dân tộc chúng ta. Phần lớn
là do công sức của các giáo sĩ xuất sắc như cha Đắc lộ, cha Girolamo Majorica, cha Philip
Rosario Bỉnh, cùng thầy giảng Bento Thiện và một giáo dân Jao Kettlam hay Vuang.1

I. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHA ĐẮC LỘ


(ALEXANDRE DE RHODES)

Cha Alexandre de Rhodes mà chúng ta thường gọi là cha Đờ-Rôđ hay Đắc Lộ, sinh vào
năm 1593 tại Avignon, Pháp. Qua những năm tiểu học rồi trung học tại quê nhà, năm 1612 cha
được thu nhận vào dòng Tên ở Rôma. Sau khi chịu chức linh mục, cha được gửi đi truyền giáo
tại Á Châu. Bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo từ Lisboa, kinh đô Portugal ngày 4-4-1619 trên
chuyến tàu Thérèse.2 Cha đến Macao ngày 29-5-1623, và năm sau 1624, cha đặt chân lên Đàng
Trong và bắt đầu thi hành sứ vụ rao giảng của mình lần thứ nhất. Đến năm 1627, cha ra Đàng
Ngoài, và đến tháng 5, 1630, cha bị Trịnh Tráng trục xuất khỏi Việt Nam. Cha đành trở về
Macao và làm giáo sư thần học tại học viện Madre De Deus (Mẹ Thiên Chúa) cho đến năm
1640.
Sở dĩ cha Đắc Lộ lưu lại Macao một thời gian dài như thế, vì có sự bất đồng ý kiến giữa
cha và các giáo sĩ khác về nhiều vấn đề liên quan đến Việt Nam; thí dụ như cách thức tổ chức
các thầy giảng, và những quan niệm về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ. Trong thời gian này,
cha biên soạn một quyển sách về xứ Bắc Kỳ và công trình truyền giáo ở đó (Tunchinensis
Historiae duo Libri). Từ năm 1640 đến 1645, cha trở lại cánh đồng truyền giáo ở Đàng Trong.
Cho đến cuối năm 1645, cha bị triều đình trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam.3 Sau đó cha về lại
Âu Châu và đến Rôma vào năm 1649. Sau đó, cha được phái đi truyền giáo ở Iran. Mặc dù đã 65
tuổi, cha vẫn còn đủ thông minh và sắc bén để học ngôn ngữ địa phương. Cha từ trần tại Isfahan,
Iran ngày 5-11-1660, trong khi tâm trí và hoài bão của cha vẫn luôn hướng về Việt Nam.
Dư luận như trong văn học bàn cãi rất nhiều về vai trò của cha Đắc Lộ trong việc sáng
lập ra chữ Quốc Ngữ.4 Tự bản thân, cha vốn có năng khiếu về sinh ngữ, chỉ học trong khoảng
sáu tháng là có thể nói được. Chúng ta không ngạc nhiên khi cha nói được trôi chảy các thứ
tiếng: Pháp, Italia, Portugal, Espanha, Ấn, Hy Lạp, Do Thái, Trung Hoa, Nhật và Việt Nam.5
Nhưng một văn sĩ đã chất vấn là việc phiên âm chữ Quốc Ngữ có thể đã có trước khi cha Đắc Lộ
đến Việt Nam. Câu trả lời tuy không đích xác, nhưng một điều chắc chắn là cha đã có công trong
việc xuất bản hai cuốn sách bằng chữ Quốc Ngữ tại Rôma năm 1651, là cuốn Phép Giảng Tám
Ngày (Cathechismus) và cuốn tự điển bằng 3 thứ tiếng Việt-Bồ-La (Dictionario Annamita-
Portuqués-Latina). Cha Đắc Lộ có xác nhận đã dùng hai cuốn tự điển của cha Gasparo D’

1
Schurhammer, Nền Văn Chương Công Giáo về Phanxicô Xaviê tại Việt Nam (Aachen, 1951), trg134 do Đỗ Văn
Anh và Trương Bửu Lâm dịch từ bản Pháp ngữ trong cuốn Việt Nam Khảo Cổ (Sài Gòn, 1961), số 2, trg 134.
2
Rhodes, Voyages et Missions I (Paris, 1653), trg 12.
3
Ibid, trg 269.
4
Cadière, BAVH (Huế, 1915), Juillet - Décembre, trg 239.
5
Thanh Lãng, Đại Học (Huế, 1961), tháng 2, trg 14-15.
Amaral và Antonio Barbosa để soạn tác phẩm của mình. Có thể cha không thông thạo Quốc Ngữ
như cha D’ Amaral, nhưng cha may mắn hơn các giáo sĩ khác là sách của cha đã được xuất bản6
và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Do đó, cha được biết tới nhiều hơn 2 đồng nghiệp của cha.7
Như vậy Cha Đắc Lộ không phải là người đầu tiên sáng chế ra chữ quốc ngữ nhưng là người có
công nhất trong việc tu sửa một thứ chữ đang thời kỳ phôi thai. Công việc tu sửa ấy là cả một lớn
lao đòi hỏi một người có óc não khoa học như của cha Đắc Lộ.

1. Cuốn tự điển Việt-Bồ-La


Trong bài tựa của cuốn tự điển này, cha Đắc Lộ cho biết trước năm 1651 đã lưu hành hai
cuốn tự điển chép tay: Tự Điển Việt-Bồ (Việt-Portuguese Dictonary) của cha Gaspar D’Amaral,8
người Portugal, và Tự Điển Bồ-Việt (Portuguese-Vietnamese Dictionary) của cha Antonio
Barbosa.9 Điều đáng tiếc là cả hai cuốn tự điển quý báu trên đều bị thất lạc, cho đến nay vẫn
chưa tìm thấy.10
Tác phẩm của cha Đắc Lộ là một cuốn tự điển hoàn toàn thuần túy Việt Nam, gồm các từ
ngữ thường dùng bình dân. Đối với nhu cầu vào thời điểm đó, cuốn tự điển của cha quả thật là
dư đủ. Tác phẩm này là một tài liệu quý giá và chắc chắn về hình thức viết chữ Quốc Ngữ của
thời kỳ phôi thai. So sánh ý nghĩa của các từ ngữ trong quyển tự điển đó và một quyển tự điển
hiện thời, chúng ta có thể nhận định được những sự thay đổi trong ngôn ngữ Việt Nam.11
Bài tựa của cuốn tự điển được chia làm ba phần. Trong phần thứ nhất, cha đề cập đến
nguyên nhân thúc đẩy cha soạn cuốn tự điển, là không ngoài mục đích phục vụ công cuộc truyền
giáo, và cũng là kết quả của 20 năm trường hoạt động tại Việt Nam. Phần thứ nhì trình bày sự

6
Hai cuốn sách này in tại nhà in của bộ Truyền Giáo Rôma, do Giáo Tông Urbano VIII thành lập năm 1627, có các
thứ chữ của một số quốc gia trên thế giới tại nhà in này.
7
Ngoài những tác phẩm kể trên, giáo sĩ Đắc Lộ còn là tác giả của những cuốn sách sau:
- Relazione dé felici successi della fede predicata de Patri della Compagnia di Giesu del regno di Tunchino (Roma,
1650).
- Dictionarium Annamiticum - Lusitanum et Latinum (Roma, 1650).
- Tonchinensis Historiae libri duo quorum altero status temporalis hujus Regni. Altero Mirabilis Evangelicae
praedicationis progessus referuntur coeptae per Patres Societatis Jesu ab anno 1627 ad annum 1646. Authore P.
Alexandre de Rhodes, avenionensis ejusdem Societatis presbytero eorum quae hic narrantur teste oculato (Lugduni,
1652). Kẻ Sở, Ex Typis Missionis Tunquini Occidentalis (1906).
- Histoire de la vie, et de la mort glorieuse de cinq Pères de la Compagnie de Jésus, qui ont suffert dans le Japon
avec trois séculiers, en l’ année 1643 (Paris, 1653).
- Relation de la Mission des Pères de la Compagnie de Jésus, établie dans le royaume de Perse par Alexandre de
Rhodes, dressée et mise au jour par un Père de la même Compagnie (Paris, 1659).
8
Gaspar d’ Amaral đến Việt Nam với Saito Paolo SJ, người Nhật năm 1629. Ông chết đuối trong trận bão ngày 26-
2-1646. Muốn biết thêm thân thế và sự nghiệp của ông, xem:
- Bonifacy, Les Débuts du Christianisme (Hà Nội, 1920), trg 26, 30-36.
- Chappoulie, Rome les Missions d’Indochine I (Paris, 1943), trg 33, 37 (II), 38-40 (II).
9
Barbosa đến Việt Nam năm 1635, mắc bệnh lao và mất năm 1640 tại Goa. Ông là một giáo sĩ xuất sắc. Xem
Bonifacy, op. cit.., trg 32-35.
10
Buttinger, The smaller Dragon (New York, 1958), trg 252. “...Quốc Ngữ wasn’t invented by Rhodes, as most
Frech authors say, but by Italian and Portuguesse Missioniaires two of whom, Gaspar D’ Amaral and Antonio de
Barbosa, were the authors of the first Portuguesse-Vietnamese dictionary. Alexandre of Rhodes perfected their
system of transcription. It was not easy work.”
11
Toàn đoạn này viết theo những bài sưu tầm của Thanh Lãng đăng liên tiếp trong Văn Hóa Á Châu, số 1, 2, 3 (Sài
Gòn, 1958). Thí dụ ông đăng trong VHAC, số 1, 1958: “... Chẳng hạn tiếng BÀ LÃO, nghĩa là một bà đáng kính
sang trọng; còn BÀ GIÀ chỉ là một ngưới đàn bà có tuổi; BÀ SANG là một vị cung phi của một nhà vua đã quá
cố...”
quan trọng của Việt Ngữ, vì tiếng Việt không những là ngôn ngữ chung của hai xứ Đàng Trong
và Đàng

Hình 18: Trang đầu quyển tự điển Việt-Bồ-La của cha Đắc Lộ, xuất bản năm 1651.

Ngoài mà còn được thông dụng ở các xứ Chiêm Thành, Cao Mên và Thái Lan. Phần ba là phần
quan trọng nhất, văn phạm.
2. Cuốn văn phạm đầu tiên
Cha Đắc Lộ đã nhận định về những đặc tính căn bản của Việt Ngữ, tương tự như Hoa
Ngữ và Nhật Ngữ, là những thứ tiếng không có giống loại, và từ ngữ không bao giờ thay đổi như
các thứ ngôn ngữ Tây Phương. Động từ không có những hình thức đặc biệt để chỉ các thì mà chỉ
cần thêm sau vài chữ để bổ túc. Cách phát âm nhấn mạnh hay giảm xuống cũng đóng vai trò
quan trọng không kém. Văn phạm được chia ra làm 8 phần.

3. Quyển Giáo Lý Sơ Lược (Cathechismus)


Cũng trong năm 1651, Bộ Truyền Giáo xuất bản quyển giáo lý của cha Đắc Lộ. Cuốn này
được viết bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt Nam. Sách được chia làm 8 chương (8 ngày)để dạy
người tân tòng muốn học đạo. Đây là một tài liệu độc nhất, và cổ nhất về văn xuôi Việt Nam
cách đây hơn 300 năm. Sách gồm 324 trang, mỗi trang chia làm hai cột, cột bên phải là tiếng
Việt được in bằng chữ đứng, bên trái là tiếng La Tinh, in bằng chữ nghiêng, kiểu cổ rất đẹp.
Để đối chiếu hai bản văn, mỗi câu hoặc một đoạn hay một mệnh đề được ghi chú bằng
các mẫu tự A, B, C. Quyển sách không những giảng dạy giáo lý như tác phẩm của Mateo Ricci,
mà còn diễn giải từng điểm một, dựa theo công việc làm hàng ngày. Tất cả có tám ngày:
- Ngày thứ nhất: Những thắc mắc cốt yếu về con người, vận mệnh loài người, ý chí ham muốn
trường thọ, linh hồn bất tử,12 đời sống bên kia thế giới hữu hình và Thượng Đế.
- Ngày thứ hai: Thiên Chúa (Đức Chúa Blời), bản tính của Ngài, và mối tương quan giữa
Ngài và con người.13
- Ngày thứ ba: Công cuộc sáng tạo vũ trụ, và lịch sử nhân loại được trích ra từ sách Khởi
Nguyên.14
- Ngày thứ tư: Tiếp tục lịch sử nhân loại, lịch sử cứu rỗi, truyện tháp Babel, những khái
niệm về đặc tính của Thiên Chúa trong nhân loại và những sai lầm của những khái niệm này, bàn
về Tam Giáo (Phật Giáo, Lão Giáo và Khổng Giáo) và những tế tự ở Việt nam. Lời chú giải của
cha về Phật Giáo hoàn toàn sai lầm.15
- Ngày thứ năm: Mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, mầu nhiệm Nhập Thể, và Chúa Giêsu
giáng sinh làm người.16
- Ngày thứ sáu: Cuộc đời Chúa Giêsu Kitô lúc thơ ấu, khi trưởng thành đi giảng đạo, và
các phép lạ Người làm.17
- Ngày thứ bảy: Đức Kitô chịu chết và sống lại, Đức Chúa Thánh Linh hiện xuống và
việc truyền giáo khắp năm châu bốn bể.18

12
Rhodes, Phép Giảng Tám Ngày (Roma, 1651), trg 5-26.
- Rhodes, Phép Giảng Tám Ngày (TPHCM, 1993), trg 23-28.
- Đường Thi, Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo (USA, 2000), trg 9. Christianism là Kitô Giáo (gồm
có Công Giáo, Tin Lành, Chánh Thống Giáo); và The-ism là Thiên Chúa Giáo (gồm 3 đạo trong
Kitô Giáo và Do Thái Giáo). Đường Thi không ý thức được sự khác biệt giữa Kitô Giáo và
Thiên Chúa Giáo.
13
Ibid, trg 27-57.
14
Ibid, trg 58-93.
15
Ibid, trg 94-132.
16
Ibid, trg 133-169.
17
Ibid, trg 170-207.
18
Ibid, trg 208-261.
Hình 19: Hình bìa quyển Cathechismus (Giáo Lý 8 Ngày) do cha Đắc Lộ biên soạn.
Sách xuất bản năm 1651 ở Vatican và là quyển sách đầu tiên bằng tiếng quốc ngữ.
Hình 20: Trang đầu tiên của quyển Giáo Lý 8 Ngày.

- Ngày thứ tám: Những vấn đề về đời sống bên kia thế giới hữu hình, ngày phán xét cuối
cùng, sự sống đời đời, Mười Điều Răn, và bí tích rửa tội.19 (Bí tích Thêm Sức và bí tích Mình
Máu Thánh Chúa không được đề cập trong sách.)
Một điều đáng chú ý là trong khi phân tích về Thượng Đế và những vấn đề tông giáo, cha
không khởi động lý trí của người đọc phải suy đoán. Cha chỉ giải nghĩa một cách đơn giản là
những điều gì hợp lý và hữu lý thì nên tin, nếu không thì đừng. Cha đã áp dụng phương cách này
khi cha giảng dạy về Công Giáo là một đạo giáo hợp lý và hiển nhiên.

19
Ibid, trg 262-319.
Trong cuốn Hành Trình và Truyền Giáo (Voyages et Mis-sions), cha mô tả về việc truyền
giáo cho các vị sư sãi như sau.
“Các nhà sư rất hài lòng vì thấy tôi làm cho họ nhận biết sự hòa hợp giữa tông giáo và lý
trí. Họ khen ngợi rằng không có gì hợp lý hơn, tốt đẹp hơn và căn bản hơn những gì mà tôi đã
giải nghĩa về Thiên Chúa. Phương thức tôi dùng để phân giải về sự bất tử của linh hồn và sự
sống đời sau tương đối đơn giản và dễ hiểu. Từ đó tôi chứng minh sự hiện diện của Thượng Đế
và sự quan phòng của Ngài. Dần dần tôi đưa họ tới những mầu nhiệm tự nhiên và siêu nhiên
phức tạp và khó hiểu hơn.”
Cha Đắc Lộ đã trình bày rất rõ ràng và lý luận theo phương thức khoa học trong “Phép
Giảng Tám Ngày.” Đó là những điều hợp lý, hữu lý và những điều bất hợp lý và vô lý.
Chúng ta không rõ Phép Giảng Tám Ngày in lần đầu bao nhiêu bản, và hình như Thánh
Bộ Truyền Giáo chưa hề tái bản lần nào. Cuốn giáo lý này được sao chép lại thành nhiều bản
bằng Quốc Ngữ hoặc chữ Nôm. Cuốn Phép Giảng Tám Ngày cũng đã được dịch ra tiếng Thái
Lan và hiện thời có trong thư viện Dòng Tên. Cuốn dịch này hình như căn cứ theo phần La Ngữ,
giống như một bản dịch của Chappoulie qua tiếng Pháp in năm 1948.20
Trong cuốn nhật ký, cha Đắc Lộ công nhận có sự hợp tác của người bản xứ trong khi
soạn bài cũng như viết sách bằng Việt Ngữ, cách riêng là các thầy giảng mà cha khen là nhiệt
tâm và thông thạo văn chương thi phú. Cuốn giáo lý này, trước lúc xuất bản ở Rôma năm 1651,
đã dược chép tay và lưu hành ở Việt Nam từ những năm 1624 đến 1651.21
Lúc Phan Sinh được tấn phong làm thầy giảng, thầy được ở lại trong nhà các thừa sai.
Mỗi ngày một giờ, cha Đắc Lộ đọc cho thầy chép lại và học thuộc lòng.22
Ngày nay, khi nghĩ lại công ơn vĩ đại đó, chúng ta không khỏi cảm mến và tri ân cha Đắc
Lộ. Trong số các thừa sai đã đến Việt Nam truyền giáo từ thế kỷ XVI cho đến nay, cha nổi bật vì
đức tính tông đồ cũng như về sự thông thái. Hình ảnh ngài sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm
trí người dân Việt.23

II. GIÁO SĨ GIROLAMO MAJORICA

Cha Girolamo Majorica sinh tại Napoli, Italia, vào dòng Tên năm 1605, sang India năm
1619, và từ đó cha sang Macao, rồi đến Đàng Trong năm 1624 cùng với cha Đắc Lộ và vài giáo

20
Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm, Giáo sĩ Đắc Lộ với tác phẩm đầu tiên.
- Nguyễn Khắc Xuyên, Giáo sĩ Đắc Lộ với chữ Quốc Ngữ, Việt Nam Khảo Cổ tập san, số 2 (Sài Gòn, 1962).
21
Buttinger, op. cit., trg 214 ghi cuốn giáo lý này xuất bản tại Rôma năm 1649, nhưng điều này không chính xác
(phải là 1651).
- Chappoulie, op. cit., trg 145. Chỉ từ năm 1629, cha Đắc Lộ mới đọc cho một thầy giảng viết. Thanh Lãng có chụp
lại tờ bìa cuốn giáo lý chép tay. Xem VHAC (Sài Gòn, tháng 5, 1958), số 2, trg 23.
22
Rhodes, Histoire du Royaume de Tonkin (Lyon, 1651), trg 190.
23
Để ghi nhớ công ơn của cha Đắc Lộ, năm 1941 hội Trí Tri và Hội Truyền Bá Quốc Ngữ xây cất một tấm bia tại
Hồ Hoàn Kiếm trước đền Ngọc Sơn. Một bên khắc danh hiệu bằng Pháp ngữ và bên kia là Quốc ngữ và Hán ngữ.
Nhưng tấm bia bị hạ bệ năm 1957 sau khi Việt Cộng tiếp thu Hà Nội. Chiếc bia ấy được dùng để giặt giũ quần áo.
Năm 1987 ông Nguyễn Văn Minh, một bảo thủ viên Bảo Tàng Viện hưu trí, tìm thấy tấm bia này trên bờ đê và đem
về cho hội đồng thành phố. Tấm bia được trùng tu lại. Vì sự phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức trong và ngoài
nước, tháng 9-1995 Việt Cộng đã phải dựng lại tấm bia tại Hà Nội. Trước năm 1975, con đường trước Bộ Ngoại
Giao ở Sài Gòn là đường Alexandre de Rhodes, mà Việt Cộng sau 1975 đổi lại thành đường Thái Văn Lung.
- Nguyễn Q. Thắng, Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam (Social Science Publication House, Sài Gòn, 1992), trg 827.
- Hồng Phúc, Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (California, 3-1996), trg 5.
- Nguyệt San Công Giáo và Dân Tộc (TPHCM, 3-1996), trg 35-37.
- Alexandre de Rhodes và Văn Hóa Việt Nam, (TPHCM, 9-1996), trg 77-82.
sĩ khác. Trong 5 năm ở đất Việt, cha học được tiếng bản xứ. Năm 1629, ông bị trục xuất ra khỏi
Đàng Trong và đến truyền giáo tại Đàng Ngoài năm 1631. Cha là một thừa sai vừa đạo đức vừa
thông thái, và đã có công rất nhiều với giáo đoàn. Cha mất năm 1656.
Dưới quyền điều khiển và sự hoạt động truyền giáo tích cực của cha, một sự nghiệp vĩ đại
được thực hiện và còn lưu truyền cho đến hôm nay. Cha phiên địch ra Việt Ngữ nhiều sách vở,
trên dưới 48 quyển. Sau đây là một số sách chép tay, được viết bằng chữ Nôm dưới sự hướng
dẫn của cha, hoặc do chính cha biên soạn:
- Thiên Chúa Thánh Giáo Hối Tội Kinh (1634).
- Ông Thánh Inaxu Truyện24 (1634).
- Ngắm Lễ trong Mùa Phục Sinh Đến Tháng Bảy (1634).
- Thiên Chúa Thánh Mẫu (1634-1635) - do Majorica viết.
- Ông Thánh Phanxicô Xaviê Truyện (1638) - Văn Nghiêm viết.
- Các Thánh Truyện (1650) - có lẽ Victor Trí viết. - Thiên Chúa Thánh Giáo Khai Mông25 -
Majorica viết.
- Đức Chúa Chi Thu (1668) - Majorica viết.
- Những Điều Ngắm Trong Ngày Lễ Trọng - Majorica viết.
- Kinh Những Mùa Lễ Phục Sinh - Majorica viết.
Cha cũng soạn nhiều bài về hôn nhân, về vinh quang các thánh, về nạn cho vay lấy nặng
lãi, về sự trung kiên trong những lúc Giáo Hội bị bắt bớ. Cha còn viết tiểu sử Đức Mẹ, thánh
Jêrôme và thánh Antonio. Năm 1637, cha viết một bức thư dài khuyên bảo giáo hữu nên bãi bỏ
những điều hà lạm. Năm 1642, cha viết một bài khái luận về các Thiên Thần hộ mệnh.26

III. THẦY GIẢNG PHAN SINH

Phan Sinh xuất thân là một nhà sư, trụ trì Chùa Thành Phao, đậu Tiến Sĩ, làm quan trong
phủ chúa. Năm 1632, cha Girolamo Majorica, dòng Tên từ Nghệ An ra kinh đô tranh luận đạo
giáo với 10 vị Hòa Thượng trước mặt triều thần chúa Trịnh Tráng. Sau cuộc tranh luận, một vị
trông nhóm tỏ ra mến phục, xin theo Ỵyahơđạo, và được Cha Girolamo Majorica rửa tội, lấy tên
thánh là Phan Sinh.
Phan Sinh là một vị khoa bảng lỗi lạc, đã từng viết 40 cuốn sách Đạo bằng chữ Nôm. Vì
bị bắt và lãnh phúc tử đạo, nên các sách của Thầy bị hủy đốt. Duy chỉ có một cuốn Văn Tế Cầu
Hồn, thường gọi là Kinh Phục Rĩ, còn lưu lại trong các địa phận tại Bắc Việt. Đây là một bài Văn
Tế với lời văn cân đối lưu loát, ý tưởng thâm trầm, và những điển cố về đạo giáo rất cao thâm.27

24
Một vài sử gia ghi rằng Văn Nghiêm là tác giả quyển sách này.
25
Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Sài Gòn, 11-1971), trg 17, 31.
26
Thanh Lãng, Đại Học (Huế, 2-1961), trg 10-111.
27
Sách Kinh Nguyện Bùi Chu (USA, Ed. 2), trg 374, cho rằng “Vãn Cầu Hồn” tức Kinh Phục Rĩ là của ông Cử
Phạm Từ Thiện, người làng Cốc Thành, quận Nam Trực, tỉnh Nam Định. Xem Y Doãn Ninh, Cảm Tạ Niệm Từ
(Nhà Xuất Bản Dũng Lạc, Houston, 2000), trg 3, 4. Nhưng qua tài liệu bút tích của cha Philipphê Bỉnh, thì tác giả
là thầy giảng Phan Sinh, Xem:
- Philipphê Bỉnh, Truyện nước An Nam Đàng Ngoài chí Đàng Trão (Lisboa, 1822), quyển 1, trg 30.
- Vũ Đình Trác, Hiệp Nhất (California, 2-1996), trg 35.
IV. JOÃO KETLAM HAY JOÃO VUANG28

Ông sinh ra tại làng Thanh Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông là ngươiụ
ngoại giáo, và là một quan lớn trong tỉnh. Khi ông được 15 tuổi, cha ông mời thầy về nhà dạy
ông chữ thánh hiền Trung Hoa. Năm 1622, ông được dịp đọc một cuốn giáo lý Công Giáo và
nhiều sách khác liên quan đến đạo giáo bằng chữ Nho. Ông nhờ cha Manuel Fernandez thuộc
dòng Tên giáo hóa và rửa tội cho vợ chồng ông. Vì lòng biết ơn, nên ông rước cha Fernandez về
nhà trú ngụ và phục vụ cha trong vòng 6 tháng. Nhiều người đã tòng giáo vì nhờ vào uy tín, học
thức và nhất là vì những tác phẩm ông đã soạn. Những tác phẩm này đã gieo ảnh hưởng rất sâu
xa trong giới Công Giáo và không Công Giáo; ông biên soạn khoảng chừng 20 tác phẩm. Vào
ngày 11-5-1663, ông được phúc tử đạo.29

V. CHA PHILIPPHE ROSARIO BỈNH

Philipphê Rosario Bỉnh sinh năm 1759 tại Hải Dương, vào chủng viện năm 1775 và được
phong chức linh mục lúc mãn khóa. Đời của vị linh mục này liên quan đến lịch sử của dòng Tên.
Ngày 20-6-1796, cha tới Lisboa, và từ nơi đây cha theo dõi tình hình Giáo Hội và dòng
Tên. Cha dùng thời gian lưu trú tại đây để viết nhiều sách và tạo nên nền văn chương Quốc Ngữ
thời phôi thai. Tác phẩm của cha gồm 23 cuốn sách viết bằng tiếng La Tinh, Espanha, Portugal,
chữ Nôm, và chữ Quốc Ngữ. Ngoài những sách đạo đức như hạnh thánh Phan Sinh Xaviê, thánh
Ana, thánh Gioan Kim, lịch sử dòng Tên, cha cũng để lại nhiều tài liệu quý giá về lịch sử truyền
giáo tại Việt nam, như cuốn Truyện Nước Anam Đàng Ngoài Chí Đàng Trão.
Những tác phẩm của cha là một sự nghiệp văn hóa rất lớn, nhưng tiếc là chưa in thành
sách mà chỉ là tài liệu chép tay. Tuy vậy, đó là những minh chứng hùng hồn rằng cha Philipphê
Bỉnh là một học giả uyên bác, là người có khả năng mổ xẻ những vấn đề phức tạp. Cha là một thi
sĩ với những vầng thơ vừa có tính cách tự thuật, vừa là tùy bút, và cha còn là một sử gia với trên
1,000 trang nói về lịch sử Việt Nam. Với những bài khảo cứu các ân xá và giới răn, cha cũng là
một nhà thần học. Cha Philipphê Rosario Bỉnh mất tại Lisboa, vào năm 1832.

28
George Schurhammer. (Xem ghi chú 1 của Chương 5.)
29
Võ Long Tê, Lịch Sử Văn Học Công Giáo Việt Nam (Sài Gòn, 1971), trg 180.
- Đỗ Quang Chính, Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659.
- Trương Bá Cần, Nguyệt San Công Giáo và Dân Tộc (TPHCM, 1999), số 52, trg 123.
Hình 21: Lịch Sử Việt Nam do cha Philiphê Bỉnh, S.J. viết tại Lisboa năm 1822.
Hình 22: Sách Sổ Sang Chép Các Việc cũng do cha Philiphê Bỉnh, S.J. soạn.

VI. CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Qua những tác phẩm như Phép Giảng Tám Ngày, cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La của cha Đắc
Lộ, các tác phẩm của cha Majorica, của João Ketlam, cuốn Truyện Nước Annam Đàng Ngoài
Chí Đàng Trão của cha Philipphê Bỉnh, và cuốn Lịch Sử Nước Annam của thầy giảng Bento
Thiện, chúng ta nhận thấy vai trò quan trọng của chữ Quốc Ngữ trong nền văn học Việt Nam.
Nhưng một vài học giả bất đồng ý kiến, cho rằng trong một thời gian khá dài chữ Quốc Ngữ đã
không đem lại gì, hoặc không phục vụ cho nền văn học Việt Nam, lý do vì các giáo sĩ hẹp hòi,
thiển cận, chỉ dùng chữ Quốc Ngữ để truyền đạo.
“Các giáo sĩ phương Tây Latinh hóa chữ viết của chúng ta với mục đích hẹp hòi thiển
cận: làm công cụ truyền đạo Thiên Chúa. Do đó, trong một thời gian dài chữ Quốc Ngữ chỉ được
lưu hành trong giới truyền đạo, và hoàn toàn không có tác dụng gì đối với sự phát triển văn hóa
dân tộc.”30
Trong quá khứ và trải qua một thời gian dài, chữ Quốc Ngữ chỉ lưu hành trong giới
truyền giáo và không được phổ biến rộng rãi, tương tự như trường hợp của chữ La Tinh tại Anh
Quốc vào thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Điều này dễ hiểu và đúng với sự thật là vì vào thế kỷ
XVII, XVIII và ngay thế kỷ XIX tại Việt Nam, chữ Nho là chữ của thánh hiền và giữ vai trò then
chốt trong nền văn hóa dân tộc. Các cuộc thi cử, các công hàm, chiếu chỉ và sắc dụ của triều
đình, các giao kèo, khế ước của tư nhân đều dùng chữ Nho như văn tự chính thức. Muốn tiến
thân trên đường hoạn lộ là phải am tường Nho Học.31 Do đó, việc truyền bá và phổ biến Quốc
Ngữ đối với một dân tộc bị đóng khung trong nền Nho Học thì rất là khó khăn. Chính Nhà Xuất
Bản KHXH (Hà Nội) cũng nhìn nhận điều đó:
“...Chữ Quốc ngữ là một thứ chữ viết tiện lợi và khoa học, có thể trở thành công cụ để
truyền bá khoa học và phát triển văn hóa. Nhưng giai cấp phong kiến, với thái độ bảo thủ chỉ biết
‘Chữ của Thánh Hiền’32 coi thường tiếng nói dân tộc, cũng không tận dụng được kết quả La-tinh
hóa để xây dựng chữ viết mới...”33
Như vậy, tình trạng chữ Quốc Ngữ không được truyền bá sâu rộng trong dân chúng, vì
dân chúng không muốn tiếp thu bởi quá sùng bái chữ Nho,34 chữ của thánh hiền chứ không phải
vì nguyên nhân các giáo sĩ đã hẹp hòi, thiển cận chỉ muốn dùng thứ chữ này để truyền bá đạo
Công Giáo. Vả lại, nếu chữ Quôùc Ngữ càng được phổ biến thì tư tưởng của đạo Công Giáo
càng được phổ biến sâu rộng hơn. Trong hoàn cảnh này, chỉ có một môi trường thuận tiện cho
việc truyền bá chữ Quốc Ngữ, đó là cộng đồng “Giatô Giáo” lúc bấy giờ. Họ là những người
tương đối có tư tưởng cởi mở và không bị khép kín, và do đó, họ có khả năng hơn những thành
phần khác trong xã hội Việt Nam đương thời để tiếp thu chữ quốc ngữ. Đội ngũ các cán bộ
truyền giáo, thầy giảng, giáo lý viên là những người đã có công truyền bá chữ Quốc Ngữ theo
một phương pháp có hệ thống và hiệu quả.
Thật không công bằng nếu cho rằng trong một thời gian dài, chữ Quốc Ngữ hoàn toàn
không có tác dụng gì đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.35 Nhiều tác phẩm văn hóa bằng chữ
Quốc Ngữ được biên soạn vào thế kỷ XVII và XVIII như cuốn Tự Điển Việt-Bồ của cha Gaspar
d’Amaral, cuốn Tự Điển Bồ-Việt của cha Antonio Barbosa, và cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La của
cha Đắc Lộ.
Những cuốn tự điển này khai mở cho một kỷ nguyên văn hóa mới tại Việt nam: thời đại
của chữ Quốc Ngữ, chứ không riêng gì thời đại truyền giáo của đạo Công Giáo tại Việt Nam.

30
NXB KHXH, Lịch sử Việt Nam I (Hà Nội, 1971), trg 305-306. Thường những sách do Nhà Xuất Bản Khoa Học
Xã Hội Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh phổ biến liên quan đến Tông Giáo, Triết Học và Sử Học không có giá
trị về những lĩnh vực trên. Ý thức hệ Mác-xít đã che mắt họ khiến họ không có khả năng nhìn thấy ánh sáng của sự
thật. Điển Hình là 2 quyển Lịch Sử Việt Nam, và Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Những sách của NXB KHXH chỉ có
giá trị đối với số người ít học thức hoặc đối với đảng viên Cộng Sản - nó có giá trị tuyên truyền, hơn là giá trị lịch
sử.
31
Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử, (Bốn Phương, Huế, 1938), trg 237.
32
Chữ Nho.
33
NXB KHXH, op. cit., trg 305-306.
34
André Marillier, Nos pères dans la foi I (Paris, 1995), trg 271.
35
NXB KHXH, op. cit., trg 305.
Mặc dù chiếu theo những cuốn tự điển trên, có nhiều phiên âm khác với cách phát ngôn
hiện nay, nhưng đó là bước đầu rất quan trọng của nền văn chương chữ Quốc Ngữ, và nhất là có
giá trị đối với các nhà ngôn ngữ học.
Năm 1912, cha Léopold Cadière trong một bài phúc trình cho Ủy ban Khảo Cổ Đông
Dương36 ở Paris, nhận định rằng chữ Quốc ngữ thời phôi thai đạt được tới hình thức ổn định của
ngày nay là nhờ vào công trình của Giám Mục Pigneau De Béhaine với cuốn Tự Điển Annam-
Latinh, và của cha Taberd với cuốn Nam Việt Dương Hiệp Tự Vựng37 in năm 1838 tại
Serampur.38 Trong cuốn tự điển của cha Taberd, cách viết và cấu tạo chữ Quốùc Ngữ giống hệt
hiện tại, và mỗi chữ Việt đều có phụ chú chữ Nôm. Cuốn tự điển này là nền tảng cho các cuốn tự
điển tiếng Việt về sau.39
Cùng với việc xuất bản cuốn Tự điển Việt-Bồ-La năm 1651, Tòa Thánh Vatican còn cho
xuất bản cuốn sách Quốc Ngữ đầu tiên có tên là Phép Giảng Tám Ngày của cha Đắc Lộ. Nhờ
vào cuốn sách này mà các nhà ngôn ngữ học có thể phân tích và nghiên cứu về văn phạm, cũng
như cách hành văn của chữ Quốc Ngữ lúc bấy giờ (1651). Tiến trình và phát triển của chữ Quốc
Ngữ được thể hiện qua những tác phẩm của các cha như Đắc Lộ, Gaspar d’ Amaral, Antonio
Barbosa, Girolamo Majorica, Philipphê Bỉnh và những tác giả khác như Bento Thiện. Các tác
phẩm được in tại Kẻ Sở, Phú Ninh, Vĩnh Trị, Vọng Các,40 Hồng Kông gồm các sách luân lý,41
Thánh Kinh,42 lịch sử,43 sách Hội Công Đồng44 nói lên sự đóng góp căn bản và to lớn của giới
công giáo vào nền văn hóa Việt Nam. Năm 1869, một học giả Công Giáo, ông Pétrus Trương
Vĩnh Ký, xuất bản Gia Định Báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc Ngữ, để phổ biến sâu rộng thứ
chữ mới này trong quần chúng.
Nền văn chương Quốc Ngữ tiến triển từ thời kỳ phôi thai đến hình thức nhất định và toàn
hảo ngày hôm nay là do công trình của các giáo sĩ. Nếu quả quyết rằng, trong một thời gian dài,
chữ Quốc Ngữ hoàn toàn không có tác dụng gì đối với việc phát triển văn hóa dân tộc, là không
phù hợp với sự kiện lịch sử văn học Việt Nam.45

36
Commission Archéologique de l’ Indochine.
37
Dictionarium Annamitico Latinum.
38
Bengale, Nam Việt Dương Hiệp Tự Vựng (India).
39
Dương Quảng Hàm, Văn Học Sử Yếu (Sài Gòn, 1958), trg 323. Phần phụ chú chữ Nôm do cha Phan Văn Minh
phụ trách.
40
Tên của Bangkok vào thế kỷ XVIII.
41
Compendium Theologiae Moralis, Alphonsus De Liguori in tại Ninh Phú năm 1893, gồm 3 tập.
- Yếu Lý Biện Phân Tà Chánh Tự Chứng (Bangkok, 1893).
- Castaneda, OP, Vincent Liêm, OP, Hội Đồng Tứ Giáo (Phú Nhai, 1867).
- Pierre Cadro Lương, MEP (1845-1926), Đạo Đức Chân Huấn (Kẻ Sở, 1887). (Sách dịch của Thánh Alphonse’s
Selva.)
- Thánh Giáo Giám Lược (Ninh Phú Đường).
- Chân Đạo Yếu Lý (Ninh Phú Đường, 1882).
- Ngô Đình Khả, Đạo Chi Đại Nguyên Xuất ư Thiên (Qui Nhơn, 1918).
- Nguyễn Văn Thích, Đạo Lý Sách Trung Dung (Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, 1965).
42
Albertus Schlicklin, MEP, Thánh Kinh, 4 quyển (Hồng Kông, 1913).
43
Philiphê Bỉnh, Truyện Nước Annam - Đàng Ngoài Chí Đàng Trão (Lisboa, 1822).
- Trương Vĩnh Ký, Ước Lược Truyện Tích Nước Annam (Sài Gòn, 1887).
- Cố Báu Fautrat, Sử Ký Thánh Yghêrêgia (Ninh Phú Đường, 1882).
44
Công Đồng Tứ Xuyên năm 1803 (in tại Đàng Ngoài, Địa Phận Tây, 1873).
45
Huard et Durand, Connaissance du Vietnam, trg 53, nhận định rằng nhờ chữ Quốc Ngữ, mà ngày nay người Việt
học, đọc, và viết dễ dàng hơn nhiều dân tộc khác ở Á Châu. Đó là một phương tiện giải phóng tinh thần và truyền bá
văn hóa trong vùng Đông Á.

You might also like