You are on page 1of 25

THỜI ĐẠI THỨ III

GIÁO HỘI VIỆT NAM DƯỚI SỰ ĐIỀU KHIỂN CỦA CÁC THỪA SAI PHÁP VÀ CÁC
DÒNG TU1 (1658 - 1960)

Ngày 9-9-1659, Giáo Tông Alexandre VII ký sắc lệnh Super Cathedram thành lập hai
giáo phận Đàng Trong, giao cho GM Pierre de la Motte, và Đàng Ngoài do GM Francois Pallu
đảm nhiệm. Ranh giới của hai giáo phận là Sông Gianh. Ranh giới này chạy từ Nguồn Son của
Sông Gianh đến Ba Nguồn (Nguồn Son, Nguồn Nan, Nguồn Nậy) nối từ Nguồn Nậy ra Biển
Đông. Từ ranh giới này trở ra Bắc là khu vực của giáo phận Đàng Ngoài, còn từ ranh giới này trở
vào Nam thuộc giáo phận Đàng Trong. Đồng thời, bộ Truyền Giáo trao cho hai Giám Mục một
huấn thị gồm 51 đoạn2 với chủ yếu là đào tạo nhiều linh mục và Giám mục bản xứ.
Các thừa sai Pháp bắt đầu rao giảng lời Chúa từ năm 1658. Các vị gặp rất nhiều khó khăn
nguy hiểm, phần vì sự khác biệt và bất đồng ý kiến với các giáo sĩ dòng Tên, dòng Đa Minh và
dòng Âu Tinh là những người Espanha và Portugal, và phần vì chỉ dụ cấm đạo của chúa Trịnh
lẫn chúa Nguyễn. Lúc hai chúa Trịnh, Nguyễn bị nhà Tây Sơn đánh bại, việc truyền giáo gặp
nhiều khó khăn hơn.
Thời đại thứ III này được chia làm bốn giai đoạn, nhưng ba giai đoạn đầu sẽ được chú
trọng nhiều nhất. Giai đoạn một từ năm 1658 đến năm 1776, giai đoạn hai năm 1777 đến năm
1800 và giai đoạn ba năm 1800 đến năm 1833. Giai đoạn một trình bày hoàn cảnh tuyệt vọng của
Giáo Hội Việt Nam trong thời kỳ bắt đạo của chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Giai đoạn hai khởi
đầu lúc ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, xuất quân đánh chiếm
Chiêm Thành và Gia Định, khiến Nguyễn Ánh, con cháu chúa Nguyễn, phải lưu lạc nơi nước
ngoài. Giai đoạn ba diễn tả những tháng năm đẫm máu nhất dưới thời các vua Nguyễn.
Sự thống nhất đất nước của nhà Nguyễn bị Cộng Sản phá hủy bằng Hiệp Định Genève
chia đôi đất nước năm 1954. Sự kiện lịch sử này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân nói
chung và người Công giáo nói riêng. Dầu vậy Giáo Hội Việt Nam vẫn sống mãnh liệt kiên cường
tuy âm thầm tại phần đất Bắc Việt do Cộng Sản kiểm soát, và trái lại, được phát triển vượt mức ở
Nam Việt dưới chế độ Quốc Gia.
Bất chấp sự trì hoãn kéo dài trong mấy thế kỷ do các thừa sai Pháp, Tòa Thánh tấn phong
chức vụ Giám Mục cho cha Nguyễn Bá Tòng năm 1933 và sau đó cho nhiều linh mục Việt Nam
khác và cuối cùng đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam năm 1960.

1
Dòng Tên, dòng Đa Minh, dòng Phan Sinh, dòng Âu Tinh, dòng Chúa Cứu Thế, v.v.
2
Instructio Vicariorum Apostolorum ad Regna Sinarum, Tonchini et Cocincinae Proficiscentium, 1659.
GIAI ĐOẠN I

GIÁO HỘI VIỆT NAM DƯỚI ĐỜI CÁC CHÚA TRỊNH VÀ NGUYỄN
(1658 - 1776)
Lúc các thừa sai Pháp đến Việt Nam, chúa Trịnh vẫn còn cai trị ở Đàng Ngoài và chúa
Nguyễn cầm quyền ở Đàng Trong. Chúng ta sẽ lần lượt theo chân các nhà truyền giáo và công
trình của họ vào thời điểm này.

CHƯƠNG SÁU
CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG TRONG

I. CÁC THỪA SAI PHÁP Ở ĐÀNG TRONG

1. Lambert de la Motte và các thừa sai Pháp đến Thái Lan (1662)
Ngày 22-2-1662, Đại Diện Tông Tòa3 Giám mục Lambert de la Motte cùng với hai thừa
sai Jacques De Bourges và Francois Deydier đến Juthia, là kinh dô của Thái Lan thời đó. Hai
năm sau, Giám mục Francois Pallu mới đến Thái Lan. Các ông đến đây với ý định chờ dịp thuận
tiện để vào Việt Nam.
Về phương diện tông giáo, giáo dân Công Giáo ở Đàng Trong vẫn còn quằn quại dưới
bàn tay bắt đạo của Hiền Vương. Lúc ấy chỉ có 3 linh mục dòng Tên hoạt động tại vùng này là
cha Dominico Fuciti ở tại kinh đô, cha Pedro Marquez ở Hải Phố và cha Ignace Baudet ở Cửa
Hàn.
Lúc các thừa sai Pháp đếnThái Lan, GM Lambert de la Motte viết thư cho các giáo sĩ
dòng Tên ở Việt Nam, tin cho biết ngài là vị Đại Diện Tông Tòa và những quyền hành mà Tòa
Thánh đã trao, và nhờ họ chỉ đường vào Việt Nam. Cuối năm 1663, các cha dòng Tên trả lời
rằng Đàng Trong đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn, và khuyên GM De la Motte nên gửi
người đến quan sát trước khi khởi sự việc rao giảng. Tháng 6, 1664, cha Louis Chevreuil được
phái sang theo kế hoạch đã định. Sở dĩ cha được phái đi như một người tiên phong, vì cha có
cảm tình với các giáo sĩ dòng Tên, nhưng dù sao, cha vẫn chịu ảnh hưởng của GM De la Motte.4
GM Lambert de la Motte giao thư cho cha Chevreuil, chứng nhận cha là Tổng quản của
giáo phận Đàng Trong. Cha Chevreuil vào Việt Nam với một số tiền khá lớn để giúp các giáo
dân đang bị bắt bớ cũng như các giáo sĩ dòng Tên, với điều kiện họ phải tiếp đón cha Chevreuil
như trong thư đã giới thiệu. GM De la Motte còn nhắc nhở Chevreuil khi đến nơi phải tỏ ra hiền
hòa, và để tỏ lòng tín nhiệm đối với các cha dòng Tên, cha chỉ nên lưu lại tại cơ sở của họ.
Cha Chevreuil cùng đi với một thông ngôn người Nhật và được đón tiếp rất thân mật lúc
tới Hải Phố. Cha Chevreuil chỉ ở đó vài ngày vì ngại rằng các giáo sĩ dòng Tên vận động các
quan lại địa phương bắt ông xuống tàu chở về Macao. Sau đó, ông lén đi Thuận Hóa với người

3
Thật ra không phải là Giám Mục “Episcopus” mà chỉ là “Vicarius Apostolicus” tức Đại Diện Tông Tòa.
4
Muốn hiểu cách đối xử của các thừa sai Pháp với các giáo sĩ dòng Tên, xem Chappoulie, Aux Origines d’ une
Église I (Paris, 1943), trg 153.
Hình 23: Đức Giáo Hoàg Alexandre VII trao Huấn Dụ 1659 cho các Đại
Diện Tông Tòa sắp đi truyền giáo ở Việt Nam và Trung Hoa trước sự
hiện diện của Giám mục Albarici, Thư Ký Bộ Truyền Bá Đức Tin. Trong
bức tranh các cha Francois Pallu, Lambert de la Motte và Cotolendi cũng
có thể nhận ra.

thông ngôn, và đến ngụ tại Thợ Đúc, trong nhà của Jao Da Cruz, là một người được
Hiền Vương tin dùng vì ông này đúc súng cho triều đình. Ông Da Cruz tiếp cha
Chevreuil cách lạnh nhạt, và có ý đuổi ông đi. Vào thời gian này, cha Fuciti cũng
truyền giáo tại đây, và làm tuyên úy nhà thờ mà Jao da Cruz được phép dựng bên
cạnh xưởng đúc của mìnhă. Cha Fuciti mời cha Chevreuil giảng nhân dịp lễ Đức Mẹ
Lên Trời. Cha nhận lời và dùng dịp này để tuyên bố về vai trò tổng quản giáo phận
Đàng Trong, khiến cho cha Fuciti và ông thợ đúc bỡ ngỡ. Sau đó ông Da Cruz bèn
ngấm ngầm vận động với chính quyền địa phương để trục xuất cha Chevreuil nhưng
không có kết quả. Sau đó cha Chevreuil nhận thấy cha Fuciti có vẻ lo ngại vì mình
đang ở trong nhà của ông, nên bèn tự thuê một chiếc thuyền để trở về Cửa Hàn cùng
với người thông ngôn. Trong chuyến hải trình này, cha Chevreuil dạy đạo và rửa tội
cho ông chủ thuyền.

2. Các giáo sĩ dòng Tên và thừa sai Pháp Louis Chevreuil


Ở Cửa Hàn các giáo sĩ dòng Tên có ngôi nhà thờ tuy nhỏ nhưng xinh xắn lại có cả vườn
tược. Cha Chevreuil được cha Pedro Marquez đón tiếp nồng hậu. Tại đây, cha Chevreuil rửa tội
cho nhiều phụ nữ đã được các thầy giảng giáo huấn từ trước.
Mặc dù cha Marquez ngăn cản, nhưng cha Chevreuil vẫn quyết định thi hành những nghi
thức cổ truyền của bí tích Rửa Tội: bốc tí muối bỏ vào miệng người tân tòng và xức dầu thánh
trên ngực họ. Cha Marquez cho biết làm như thế sẽ là nguyên nhân cho ông chồng của các bà
ghen tuông. Mãi sau này, những ghi thức cổ truyền này được Giáo Tông Alexandrô VII hủy bỏ.5
Nhưng cha Chevreuil suy nghĩ khác là có thể làm tất cả những nghi thức trên, miễn sao cho kín

5
Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine. Documents historiques I (Paris, 1924), trg 16.
đáo và khiêm tốn để khỏi bị ngờ vực. Hai linh mục, dù bất đồng ý kiến, nhưng họ cũng cùng
đồng hành về Hải Phố, nơi đây cha Chevreuil đã thuê một căn nhà riêng để ở, và vài hôm sau đó,
cha đến gặp các giáo sĩ dòng Tên.
Cha Chevreuil trao cho cha Marquez và Baudet bức thư của GM Lambert de la Motte
chứng nhận ông là bề trên giáo phận Đàng Trong, và hỏi hai giáo sĩ có nhìn nhận quyền Giám
mục của Lambert de la Motte không? Cha Marquez trả lời rằng, việc ấy còn tùy vào hoàng đế
Portugal và phải được phép của bề trên dòng ở Macao.
Sở dĩ cha Marquez trả lời như thế, vì chiếu theo các sắc dụ của các Giáo Tông Léon X,
Paul III, Paul IV, Grégoire XIII, Paul V, triều đình Portugal được quyền giới thiệu và đề bạt
Giám mục tại các giáo phận thuộc lãnh vực Portugal. Mặc khác, Giáo Tông Calixte III6 giao
quyền Giáo Hội thuộc đế quốc Portugal cho một giáo đoàn có tên là Đạo Binh Chúa Kitô (Militia
Christi). Vị thủ lãnh của đạo binh này có toàn quyền trên tất cả các linh mục triều và dòng thuộc
đế quốc Bồ.
Hai ngày sau cha Marquez đến nhà cha Chevreuil và tuyên bố ông sẵn sàng phục tùng
quyền của GM De la Motte. Cha cũng trao lại cho cha Chevreuil bức thư mà Paul D’ Ascosta cai
quản giáo phận Malacca đã ban cho. Cha Fuciti ở Huế cũng viết thư cho cho Chevreuil tỏ lòng
tùng phục của mình.7 Nhưng cha Chevreuil vẫn chưa thỏa mãn và buộc các cha dòng Tên phải
tuyên bố trong một nghi lễ ở nhà thờ Hải Phố, và cha Marquez vâng lời thi hành. Tuy nhiên cha
Chevreuil vẫn chưa thỏa mãn vì cho rằng lời lẽ xác nhận của cha Marquez vẫn chưa đủ và chưa
rõ ràng lắm. Cha Chevreuil muốn tự đứng lên, và bằng tiếng Portugal, thông báo cho giáo dân
biết ông là ai, rồi cho người thông dịch lại. Sau đó, cha Chevreuil còn buộc cha Marquez phải ký
vào giấy xác nhận, nhưng cha Marquez từ chối vì sợ bề trên quở trách. Từ đó sự bất đồng ý kiến
giữa hai cha ngày càng lớn hơn.8
Đến năm 1664, Hiền Vương lại xuống chiếu cấm đạo,9 và tất cả bốn giáo sĩ trên đều bị
quản thúc tại gia ở Hải Phố.
Trong kỳ bắt đạo lần này, có nhiều người Công Giáo Nhật và Việt Nam hèn nhát chối
đạo, nhưng bên cạnh đó, cũng không ít những anh hùng, kể cả phụ nữ và trẻ em sẵn sàng tử đạo
vì đức tin.
Ngày 3-3-1665, theo lệnh của Hiền Vương, các giáo sĩ Marquez, Baudet và Fuciti phải
xuống tàu đi Thái Lan. Trên hải trình, các cha ghé ngang Phan Rí khoảng 5 ngày để thăm một
giáo xứ có 400 giáo dân, và rửa tội thêm cho 22 tân tòng.
Phần cha Chevreuil vì đến sau nên không có trong danh sách bị trục xuất, và nhờ sự có
mặt của cha, nhiều người trước kia chối đạo, đến xin xưng tội và làm việc đền tội. Nhưng rồi cha
cũng bị tống xuất ra khỏi nước ngày 7-3-1665. Cha trở về Thái Lan với một báu vật vô giá: cái
đầu lâu của một thiếu nữ tử đạo tên là Lucia.

3. Thừa sai Pháp Antoine Hainques và các giáo sĩ dòng Tên


Sau khi tường trình cho GM Lambert de la Motte về tình hình chính trị và tông giáo tại
Việt Nam, vào tháng 8, 1665, cha Chevreuil trở lại Việt Nam cùng với cha Antoine Hainques.
GM De la Motte đưa thư chứng nhận hai cha là cha chính ở giáo phận Đàng Trong.10 Lúc đến Bà
Rịa, vì bị sốt nên cha Chevreuil phải nằm lại, còn cha Hainques cải trang thành một người Nhật,

6
Ibid, trg 18.
7
Chappoulie, op. cit., trg 44-45.
8
Ibid, trg 151-181.
9
Launay, op. cit., trg 18-20.
10
Launay, Histoire Générale de la Société des Missions Eùtrangères de Paris I (Paris, 1894), trg 124.
đi chân đất, sau lưng mang một cái bị đựng áo lễ, rượu cùng bánh lễ. Cha cuốc bộ từ Phú Yên ra
Huế, và chỉ lưu lại nhà ông thợ đúc Jao da Cruz trong ít hôm. Sau đó cha trở lại Hải Phố, triệu
tập các giáo sĩ dòng Tên và các thầy giảng Việt Nam để họ nhìn nhận quyền hành của ông trước
khi các giáo sĩ dòng Tên trở về.11
Vào mùa xuân 1666, có thêm hai giáo sĩ dòng Tên đến Hải Phố là cha Bathelemy D’
Acosta và cha Francois Rivas. Vì đang trong thời kỳ bắt đạo, nên các cha trốn trong nhà một giáo
dân người Nhật và chỉ ra ngoài hoạt động truyền giáo vào ban đêm. Ông Jao da Cruz biết các
giáo sĩ đến, nên từ Huế vào Hải Phố để gặp các ông, và lúc trở lại Huế, Cruz dẫn theo cha Rivas.
Nhưng cuối cùng, Hiền Vương12 lại trục xuất cha Rivas về Macao cùng với cha D’ Acosta, còn
cha Hainques lưu lại trong nước cho đến năm 1668.
Cũng trong năm này, cha Fuciti, dòng Tên, trở lại Việt Nam, nhưng không ở lâu được.
Lần này cha Fuciti gặp được và đệ trình cho cha Hainques bức thư của Giám mục cai quản giáo
phận Malacca là Paul D’Acosta, chứng nhận chính cha Fuciti là bề trên của giáo phận Đàng
Trong,13
Năm 1669, cha Baudet và năm sau cha Marquez trở lại Việt nam để thăm viếng giáo dân,
và cũng để tỏ ra các ông có thẩm quyền ở giáo phận Đàng Trong. Cha Baudet đã gặp thừa sai
Brindeau cũng vừa đặt chân tới Việt Nam cùng hai thầy giảng mới được thụ phong linh mục tại
Thái Lan: Joseph Trang và Luca Bền.
Đến năm 1670, cha Hainques rửa tội cho 2,440 người, và các thầy giảng rửa tội cho
3,920 người.14 Vì quá mệt nhọc với phận sự phục vụ giáo hội, hai thừa sai Pháp, Hainques và
Brindeau, từ trần tại Phố Mới năm ấy. Anh chị em giáo hữu Công Giáo thật đau lòng thương tiếc
các ông. Hai tân linh mục Trang và Bền cũng về lại Thái lan gặp GM Lambert de la Motte. Vì
thế, trong một thời gian khá dài, giáo phận Đàng Trong không có linh mục.
Cha Chevreuil sau khi lành bệnh, nhưng còn quá suy nhược nên không thể cùng cha
Hainques đi truyền giáo. GM De la Motte bèn cử cha đi điều đình với vị bề trên giáo phận
Malacca là Giám mục Paul D’ Acosta lúc bấy giờ đang trốn ở Cao Mên vì năm 1641, người Hòa
Lan chiếm Malacca của người Portugal Công Giáo. Cuộc điều đình này có mục đích yêu cầu
GM Paul D’ Acosta chấp nhận thẩm quyền của GM De la Motte trên đất Thái Lan. Tuy rằng GM
D’ Acosta đang sống chung với giáo dân Portugal, nhưng không có quyền hành gì trên danh
nghĩa Giáo Hội. GM Paul d’ Acosta chấp thuận lời đề nghị. Mặc khác, cũng theo chỉ thị của Tòa
Thánh thì các Giám Mục Pháp không có thẩm quyền trên các giáo khu Portugal mà chỉ trên các
giáo khu bản xứ mà thôi. Vì thế, cha Jacques de Bourges cũng lên đường về Rôma có mục đích
xin Thánh Bộ Truyền Giáo cho các giáo sĩ Pháp có toàn quyền trên nước Thái.15
Năm 1670, thay thế GM Pallu đã về Roma, GM De la Motte đi kinh lược giáo dân thuộc
giáo phận Đàng Ngoài rồi trở về Thái Lan, nơi đây cha gặp hai linh mục Trang và Bền. Hai cha
tường trình cho GM Del la Motte biết hai thừa sai Hainques và Brindeau đã từ trần. Việc tông đồ
của hai thừa sai quá cố đã mang lại nhiều kết quả. Ngay sau lúc hai ông qua đời, có hàng trăm
người xin tòng giáo. Phải chăng đó là nhờ lời cầu nguyện của các ông?

11
Chappoulie, op. cit., trg 183.
12
BNLS (Hà Nội, 1987), trg 318. Hiền Vương tức Nguyễn Phúc Tần.
13
Theo Tissanier SJ, Giáo Hội Đàng Trong thuộc quyền Giám Mục Malacca. Xem Chappoulie, op. cit., trg 185.
14
Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine. Documents historiques I (Paris, 1924), trg 53.
- Trương Bá Cần, Nguyệt San Công Giáo Dân Tộc (TPHCM, 10-1999), số 58, trg 97.
15
Chappoulie, op. cit., trg 150.
II. LAMBERT DE LA MOTTE,
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐÀNG TRONG

1. Hội Công Đồng lần thứ I ở Hải Phố


GM Lambert de la Motte về giáo phận Đàng Trong cùng với các cha Guillaume Mahot,
Bénigne Vachet, Joseph Trang và Luca Bền. Trước đó, cha Mahot và cha Vachet được cử đi
trước dọn đường. Hai tháng sau, các ông đến tỉnh Bình Định. Quan bố ở đây lại là người Công
Giáo, đến khuyên các ông nên ghé thăm ông trấn thủ Bình Định, tuy là người lương nhưng có
cảm tình với người Công Giáo. Các giáo sĩ không thể đến được, nhưng quan trấn thủ lại ghé
thăm các ông vào ban đêm và hứa sẽ che chở.
Rồi các ông đi thăm Phan Rí, nơi đó có khoảng 800 giáo dân. GM De la Motte chỉ định
cha Luca Bền ở lại chăm sóc giáo khu Phan Rí, và cha Mahot trở về Bình Định; còn mình thì đi
Phú Yên. Ông trấn thủ Phú Yên là người Công Giáo, và tiếp đón Giám Mục tại nhà mình. GM
De la Motte thấy quan Trấn có nhiều vợ lẽ, nên không dâng lễ trong nhà, và khuyên quan từ bỏ
các thê thiếp. Quan Trấn hứa sẽ làm theo lời khuyên, và bảo gia nhân dọn bữa mời cha. Nguyên
bữa cơm, cha chỉ dùng hai quả cam, nhưng thế cũng quá đủ, vì trong thức ăn đều có thuốc độc!
Sau đó, GM De la Motte lâm trọng bịnh, chịu phép xức dầu, và liệt giường đến một tháng. Sau
khi bình phục, ngài đi Quảng Ngãi, và phải trốn tránh tại nhiều nơi vì đang trong thời kỳ bắt đạo
gắt gao. GM De la Motte đã sáng lập tại Quảng Ngãi một tu viện cho các chị em dòng Mến
Thánh Giá.16
Tháng 1 năm 1672, GM De la Motte đến Hải Phố, và sống hẻo lánh trên một hòn đảo
nhỏ. Cha viết thư triệu tập tất cả các thầy giảng và thủ lãnh các giáo khu ở Đàng Trong đến
nghiên cứu tình hình và sinh hoạt của đạo Công Giáo.17 Đây là công đồng đầu tiên ở Đàng Trong
của ngài, giúp đem lại sự ôn hòa giữa các giáo hữu của các giáo sĩ dòng Tên và của các thừa sai
khác. Cha cũng tuyên bố những quyết định của cha ở công đồng Công Giáo miền Bắc, mà cha đã
chủ tọa trong dịp đi kinh lược Đàng Ngoài.
Tháng 3 năm 1672, GM De la Motte trở về Thái Lan cùng với cha Vachet và 12 học sinh
Việt Nam. Lúc đến gần cửa biển, thuyền của Giám mục gặp đoàn thuyền của đại sứ Việt Nam.
Ông đại sứ tỏ ra bất bình và yêu cầu tất cả trở lại bản xứ. Giám mục bèn trấn an ông đại sứ, và
hứa sẽ gửi một thừa sai đến triều đình để giải thích lý do mà cha đã đến Việt nam mà không thể
đến hầu chúa Nguyễn, cũng như lý do mà cha đã đưa 12 học sinh Việt Nam qua Thái Lan. Ở
Thái Lan, các chủng sinh Đàng Trong và Đàng Ngoài sống chung với nhau. Sự kiện này sinh ra
nhiều dị nghị tại triều đình, và đó cũng là lý do mà phe đối lập với các thừa sai làm bằng chứng
để yêu cầu Hiền Vương trục xuất các giáo sĩ.

2. Hiền Vương và Giám Mục Lambert de la Motte


Tháng 6, 1672, Trịnh Tạc18 rước vua Lê Gia Tông vào Bắc Bố Chính với 10 vạn quân để
đánh chúa Nguyễn. Trịnh Căn làm Thủy Quân Nguyên Soái và Lê Hiến làm Bộ Quân Thống
Suất. Lúc đến biên giới miền Nam, Trịnh Căn tuyên bố với dân chúng miền Nam là họ cũng là
người Việt Nam, tức cùng máu mủ với đồng bào miền Bắc, sao nỡ chém giết nhau. Chúa Trịnh
hứa sẽ tha thứ cho những đồng bào quy thuận vua Lê chúa Trịnh. Nhưng lời tuyên bố đầy tình
nghĩa và hợp lý đó trở nên vô ích vì trong quân binh miền Nam có khẩu hiểu “Trước mặt chúng

16
Launay, op. cit., trg 95.
17
Launay, op. cit., trg 106. Theo Vachet thì có 6 thừa sai, 4 linh mục Việt Nam và một số thầy giảng tham dự; các
giáo sĩ dòng Tên vắng mặt.
18
Trịnh Tráng mất năm 1657, Trịnh Tạc nối ngôi chúa.
ta là những người ngoại quốc!”19 Quân binh miền Nam hăng máu chống cự với quân chúa Trịnh,
bất phân thắng bại. Vì không thể tiến được, nên chúa Trịnh đành rút quân về Thăng Long. Từ đó
Nam Bắc ngưng việc binh đao, và chúa Nguyễn được yên ổn để mở mang bờ cõi về phía Nam.
Mãi đến khi nhà Tây Sơn dấy quân khởi binh ở miền Nam, thì họ Trịnh nhân dịp đó mà chiếm
đánh kinh thành Phú Xuân.
Trong Nam, các tướng lĩnh triều đình không ngừng khuyến khích binh sĩ chiến đấu dưới
chiêu bài “người ngoại quốc”, mà các thừa sai Pháp cũng là người nước ngoài, nên tình thế của
các ông trong lúc này thật là khó khăn. Nhưng sau bẩy lần quân sĩ miền Nam anh dũng chống cự
và đẩy lui quân chúa Trịnh, Hiền Vương dịu cơn oán giận phần nào và không còn hung hăng bắt
đạo nữa. Vả lại, Hiền Vương biết được vua Thái Lan là Phranarai đối đãi rất lịch thiệp với GM
De la Motte, nên Hiền Vương cũng ao ước Giám mục đến Việt nam, vì theo Hiền Vương, đó là
sách lược để dụ dẫn tầu Pháp đến buôn bán tại Việt Nam.
Được tin này, GM De la Motte vội vã trở lại đất Việt trên một chiếc thuyền của người
Việt. Hiền Vương muốn Giám mục có trụ sở ở Hải Phố và thỉnh thoảng đến triều đình yết kiến,
nhưng lại ban một chỉ dụ: cấm tụ họp.
Mặc dầu tỏ ra rất thịnh tình với GM De la Motte, nhưng đang lúc có tang người em thứ tư
trong gia đình, ông hoàng Hiệp20 vừa mất, nên chúa không thể tiếp GM De la Motte được. Về
ông hoàng Hiệp, ông là một chiến tướng rất xuất sắc trong trận đánh với họ Trịnh tại lũy Đồng
Hới. Vì không thể tiếp kiến, nên GM De la Motte phải nhờ một vị quan thượng thư dâng lên
chúa Nguyễn những lễ vật của ông.
Tuy không gặp được chúa Nguyễn nhưng GM De la Motte đến thăm hoàng tộc và các
quan trong triều với phẩm phục. Các thừa sai tháp tùng không còn mang lốt thương gia, nhưng
mặc phẩm phục giáo sĩ. Theo như cha Vachet ghi nhận thì đi đến đâu, phái đoàn của Giám Mục
cũng được tiếp đón long trọng và nghi thức. Chỉ có ông thợ đúc Jao da Cruz là thầm nghiến răng
tức tối vì ông này thuộc phe đối lập. Ông Cruz cũng tìm cách phá rối cuộc viếng thăm của phái
đoàn, nhưng vô hiệu quả. Giám Mục De la Motte chỉ lưu lại Phú Xuân 15 ngày. Trong thời gian
này Giám mục ban phép thêm sức cho 4,500 giáo dân và rửa tội cho 300 tân tòng.21
Trong vòng bốn tháng, Giám mục đi thăm viếng các giáo khu thuộc giáo phận Đàng
Trong. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1675, trong khi Giám mục đang có mặt tại Hải Phố, một sự
kiện xảy ra khiến ông nhận thức được sự bình an mong manh của mình ở Việt Nam như thế nào.
Một đêm kia, đang lúc các giáo hữu hội họp cầu nguyện, lính tráng triều đình đổ ập đến,
bao vây, và đánh đập tàn nhẫn khoảng 50 giáo dân. Thấy thế, cha Vachet tiến ra ngăn cản, và
cũng bị đập luôn. Lúc đó, GM De la Motte và cha Mahot ẩn trốn trong nhà nguyện nên vô sự.
Cuộc đột kích đó không nhằm mục đích gì khác hơn là cướp bóc tiền bạc của giáo dân. Quan
Trấn khuyên các giáo sĩ kiện lên chúa Nguyễn, nhưng các ông làm lơ bỏ qua.
Vì muốn tất cả các thừa sai Portugal vâng phục quyền mình, nên GM De la Motte phái
cha Vachet đi gặp cha Joseph Candone hiện là bề trên dòng Tên ở Hải Phố và cho cha Candone
biết không những chỉ có sắc dụ Speculatores22 của Tòa Thánh mà còn có lá thư chung của tòa
Giám Mục Goa. Thư chung này có nội dung khiển trách những giáo sĩ nào không tuân hành sắc
dụ Speculatores. GM De la Motte giao phó sắc dụ Speculatores cho cha Vachet đem đi. Một sự
19
Cadière, Le Mur de Đồng Hới (Huế, 1906), trg 235.
20
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 304. Ông hoàng đem quân đi đánh chúa Trịnh vào năm
1672 là Hoàng Hiệp, người em thứ tư của Hiền Vương. Như thế, Hoàng Hiệp không phải là con của Hiền Vương.
Xem Chappoulie, op. cit., trg 331-339.
21
Launay, op. cit., trg 180.
22
Theo sắc dụ Speculatores do Giáo Tông Clément IX công bố tháng 9-1665, các giáo sĩ phải đến trình diện Giám
Mục sở tại trước khi bắt đầu việc truyền giáo.
xung đột xảy ra trên thuyền của cha Vachet làm sắc dụ lẫn thư chung đều rơi xuống nước. Sau
đó, GM De la Motte dứt phép thông công giáo sĩ Candone!23
Ngược lại, vì được Giám mục Malacca ủy nhiệm làm bề trên giáo phận Đàng Trong, cha
Candone lại tuyên bố dứt phép thông công GM De la Motte vì đã hoạt động trong phạm vị giáo
phận ông mà không xin phép!24

3. Tình hình Giáo Hội Đàng Trong

3.1. Thời kỳ 1644 - 1680


Trước lúc về lại Thái Lan, GM Lambert de la Motte chỉ định cha Vachet ở Phú Xuân, cha
ở Quảng Ngãi, và cha Bouchard ở miền Nam Đàng Trong. GM De la Motte mất tại Thái Lan
năm 1679, thọ 55 tuổi. Trong thời gian giáo hội Đàng Trong dưới sự chăn dắt của cha (1664-
1675), có hơn 100 giáo dân được phúc tử đạo. Họat động của các thừa sai đã đạt được nhiều kết
quả.
Chỉ riêng cha Hainques, trong vòng bốn tháng, cha rửa tội cho 4,000 người. Trong hai lần
đến Đàng Trong, GM De la Motte ban phép thêm sức cho 10,000 giáo dân. Vào năm 1679, có từ
60 - 80,000 giáo dân Công Giáo, và trung bình mỗi năm có khoảng 2,000 tân tòng.25 Một tân
tòng nổi tiếng là cháu nội của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần lâm bệnh nặng và được bình phục
như một phép lạ. Cậu đó được thừa sai Mahot cho chịu phép Rửa Tội tại nhà nguyện của cha
Langlois trong vương phủ ở Kim Long, có đông đảo giáo dân tham dự.26

23
Chappoulie, op. cit., trg 261.
24
Lambert de la Motte aux directeurs du Séminaire du Siam, 10-11-1676. AME vol. 202, trg 67-74. “En
conséquence de quoi, il écrivit une lettre circulaire aux chrétiens par laquelle il dégrade M. De Beryte (GM De La
Motte) et le déclaire excommunié...”
25
GM De la Motte trong thư gửi bà De Longueville cho biết mỗi năm có từ 10 đến 15,000 người tòng giáo. Con số
này có lẽ hơi quá đáng.
26
Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam (Sài Gòn, 1974), cuốn 2, trg 82.
Hình 24: Bức thư của giáo dân Công giáo ở Đàng Trong gởi Đức
Giáo Hoàng Clément X viết ngày 25-12- 1676. Đức Giáo Hoàng
Clément X mất ngày 22-7-1676, nhưng ở Việt Nam không biết được
tin này. Người kế vị là Đức Giáo Hoàng Innocent XI đã nhận bức
thư.

3.2. Các Giám mục kế vị Lambert de la Motte (1680-1740), và Công Đồng Hải Phốâ lần thứ
hai (1682)
Sau khi GM Lambert de la Motte mất, Giám mục Laneau ở Thái Lan được đặt làm giám
quản giáo phận Đàng Trong. Năm 1682 cha tới Đàng Trong mang theo sắc lệnh Tòa Thánh đặt
thừa sai Guillaume Mahot làm Giám mục Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong. Cha Mahot lúc đầu
từ chối, nhưng trước sự nài van của các thầy giảng và các thừa sai, cha đành phải chấp nhận và
được tấn phong Giám mục tại Hải Phố ngày 26-10-1682.
Cũng trong ngày đó Giám mục Mahot triệu tập Công Đồng lần thứ nhì tại Hải Phố. Công Đồng
thảo luận những điểm chính sau đây:
1. Quyền hạn của Đại Diện Tông Tòa,
2. Việc bãi bỏ những lạm dụng trong lễ nghi phượng tự,
3. Chỉ thị về việc ban phát các bí tích,
4. Vấn đề đào tạo các thầy giảng,
5. Sự tuân thủ luật Chúa,
6. Sự tuân thủ luật Hội Thánh,
Giáo tông Innocentê XI châu phê những quyết nghị của Công Đồng ngày 8-2-1683.27
Giám Mục Mahot từ ngày nhậm chức rất tận tụy nhiệt thành giữ tròn trách nhiệm và mất
năm 1684, sau 18 tháng làm Giám mục. Kế vị cha là thừa sai Joseph Duchesne28 nhưng cha
Duchesne cũng từ trần sau hai ngày nhậm chức tại Thái Lan. Trong suốt thời gian bảy năm trống
tòa Giám mục, nhiều sự tranh chấp đáng tiếc xảy ra giữa các linh mục dòng và triều. Cho tới năm
1691 giáo phận Đàng Trong vẫn không có Giám mục. Tòa Thánh hình như muốn thay đổi cơ cấu
hàng giáo phẩm Việt Nam mà xưa nay do các giáo sĩ Portugal đảm nhiệm, nhưng cũng không
muốn các Giám mục Pháp thuộc Hội Truyền Giáo Paris độc quyền quyết định.
Lúc bấy giờ ở Thái Lan Đại Diện Tông Tòa là đức cha Louis Laneau và vị Tổng Quản là
cha Pierre Langlois. Cha Langlois vừa là một nhà truyền giáo nổi tiếng thánh thiện, và vừa là
một thầy thuốc tài năng.29 Trong thời gian làm giám đốc đại chủng viện Thánh Giuse, cha học
tiếng Việt rồi soạn bộ tự điển và văn phạm Việt Nam mà rất được các thừa sai trọng dụng hoan
nghênh.
Cha Langlois đến Đàng Trong năm 1680 và được Hiền Vương hậu đãi. Năm 1687 1úc
Ngãi Vương dời vương phủ sang Phú Xuân, cha dọn đến Phủ Cam. Tại kinh thành cha xây cất
nhiều bệnh xá công cộng. Hằng ngày cha chẩn bệnh và phát thuốc cho bệnh nhân. Công việc từ
thiện bác ái của cha lôi kéo rất nhiều người về với Chúa, trong số đó có nhiều sĩ quan cao cấp,
quân lính trong đội cận vệ của chúa cũng như nhiều phụ nữ trong phủ. Năm 1700 cha qua đời
trong ngục tù thời bách đạo của Minh Vương.
Năm 1691 Tòa thánh chọn GM Francisco Perez làm Đại Diện Tông Tòa tại Đàng Trong.
Cha đặt tòa Giám mục tại Phủ Cam, Phú xuân, nơi chúa Nguyễn vừa mới dời thủ phủ từ Kim
Long. Cha là người Espanha và học trò của Hội Thừa Sai Paris nhưng không thuộc hội này và
cũng không do Hội Thừa Sai Paris đề cử, nhưng do Giám mục Laneau ở Thái Lan đề cử, nên cha
Perez không được các thừa sai Pháp ủng hộ hết lòng. Ngoài các cha dòng Tên và các cha thừa sai
Pháp sẵn có, Giám mục Perez mời thêm các cha dòng Barnabit, dòng Théatinô,30 dòng
Sylvestrian và nhất là dòng Phan Sinh31 đến Việt Nam trợ giúp mở mang cánh đồng truyền giáo.
Thêm vào đó còn có các thừa sai thuộc Bộ truyền bá, các thừa sai thuộc hội Quyền Bảo Trợ.32
Việc phong chức Giám mục cho cha Francisco Perez không làm hài lòng các thừa sai
Pháp nên một cha Pháp được phái sang Roma vận động, và kết quả là năm 1700 Tòa Thánh cử
cha Marin Labbé người Pháp làm Giám mục phụ tá cho Giám mục Perez. Cha Labbé qua đời
năm 1723. Năm 1728, Giám mục Perez qua đời hưởng thọ 85 tuổi, sau hơn 37 năm sốt sắng cai
quản và nhiệt tình với công cuộc truyền giáo. Trước đó một năm, năm 1727, Giám mục Perez đề

27
Văn khố Hội Thừa Sai Pháp, Q.8, số 456.
- Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine I (Paris, 1894), trg 272.
- Ibid, chú thích 275-287.
- Trương Bá Cần, Nguyệt San Công Giáo Dân Tộc (TPHCM, 10-1999), trg 115.
28
Tiến Sĩ Sorbonne giáo sư đại chủng viện thánh Giuse tại Thái Lan.
29
Thời gian truyền đạo ở Thái Lan, cha Langlois học y khoa với nhà giải phẫu Charbonneau và làm việc tại hai
bệnh viện ở Pourcelouc cách Juthia chừng 100km.
30
Dòng do thánh Gaêtanô sáng lập năm 1524 là tu hội giáo sĩ mang tên Thánh Theatinô (Italia).
31
Muốn biết công việc thừa sai của dòng Phan Sinh trong giai đoạn này, xem Chương Sáu, số VI.
32
Các thừa sai này do Hoàng đế Portugal phái đi
cử cha Alessandro di Alexandris, người Ý thuộc dòng Barnabit, thay thế mình quản thúc tòa
Giám mục.
Trong đời Giám mục Alexandris, giáo phận được mở rộng xuống miền Thủy Chân Lạp
tức miền Nam ngày nay, nhưng phải đương đầu với sự bất đồng ý kiến giữa các thừa sai về thẩm
quyền của các cha dòng và triều, và về lễ nghi Trung Hoa trong phong tục tập quán. Vị khâm sai
Tòa Thánh là Giám mục Hilario di Jesus cũng không giải quyết được sự bất hòa này. Cha Valère
Rist OFM,33 người Đức được Tòa Thánh phong làm Giám mục phụ tá kế vị cho Giám mục
Alexandris, nhưng ông mất sớm ngày 13-4-1737 tại Huế. Giám mục Alexandris tạ thế năm 1738
để lại một giáo phận Đàng Trong chia rẽ trầm trọng về hai vấn đề nêu trên.34
Nhận thấy tình hình giáo hội Việt Nam rối ren, Hội Thừa Sai Paris vận động nơi Tòa
Thánh để được trở lại quản thúc giáo phận Đàng Trong, mặc dù ở Đàng Ngoài đang lúc ấy hai
Giám mục Louis Néez và Bertrand Reydellet, nhân viên của Hội, đang cai quản giáo phận Tây
Đàng Ngoài. Mãi đến năm 1741 Tòa Thánh mới chọn thừa sai Pháp Armand Lefèbvre bấy giờụ
đang ở Thái Lan lên chức Giám mục.
Giám mục Levèbvre đặt trụ sở tại Thợ Đúc, Phú Xuân và để đề phòng rủi ro có thể xẩy
đến, chỉ định cha Edmond Bennetat làm Giám mục phụ tá. Lúc bấy giờ các cha dòng Tên hoạt
động tại kinh thành Phú Xuân, tại Đồng Nai và Bà Rịa. Các thừa sai Pháp phụ trách những tỉnh
từ phía bắc Đàng Trong xuống đến Bình Thuận trừ những địa điểm của các cha dòng Phan Sinh
như Trà Kiệu, Hội An, Bình Định. Cha dòng Phan Sinh nổi bật nhất tại Thủy Chân Lạp là cha
Jose Garcia.35 Tại miền đất mới này nhà Nguyễn đã lập ba dinh tương đương như ba tỉnh: Trấn
Biên dinh, Phiên Trấn dinh và Long Hồ dinh. Năm 1757, ba dinh này chúa Nguyễn xáp nhập vào
địa phận Đàng Trong.
Giáo phận trong nhiều năm đầu của Võ Vương Nguyễn phúc Khoát (1738-1750) được
hưởng một thời thanh bình và tự do. Võ Vương ở ngôi được 11 năm, chịu ảnh hưởng nghệ thuật
và khoa học tây phương, hậu đãi các thừa sai, thân thiện với người Pháp. Võ vương cũng gửi thư
sang vua Louis XV tỏ bầy muốn kết giao giữa hai nước. Rồi bỗng nhiên Võ Vương thay đổi thái
độ ban hành chỉ thị cấm đạo rất quyết liệt ngày 6-5-1750. Cuộc bách đạo kéo dài 15 năm.
Năm 1743 từ họ đạo Thợ Đúc, Phú Xuân, Giám mục Lefèbvre đến một họ đạo lớn do
các tu sĩ dòng Phan Sinh đảm trách tại Hà Tiên để ban phép Thêm Sức cho 100 tín hữu. Năm
1750 lúc Võ Vương xuống chỉ cấm đạo, Giám mục bị bắt và điệu về Hải Phố để lên tầu trục xuất
về Macao.
Năm 1751, phó Giám mục Bennetat đi Macao, rồi gặp ông Dupleix, một nhân viên cao
cấp của triều đình Pháp. Ông này yêu cầu cha trở về Việt Nam điều đình với Võ Vương để thành
lập một công ty thương mãi ở Việt Nam tại một khu đất ven biển.36 Cha Bennetat bằng lòng.
Năm 1752 hai cha dòng Tên De Monteiro và Loureiro đến Đàng Trong, tới vương phủ chúa
Nguyễn với tư cách là hai nhà thiên văn. Võ Vương vốn ham thích khoa học Tây phương, đón
chào hai cha nồng hậu. Hai cha lén lút thi hành chức vụ linh mục. Cha De Monteiro, một nhà vật
lý học, chế tạo ống xịt lửa, ống bơm vòi rồng chữa cháy và nhiều loại máy khác kỳ lạ. Cha
Loureiro, một bác sĩ y khoa tình nguyện săn sóc bệnh nhân. Cả hai cha đều được hoan nghênh tại
vương phủ và khắp thành Phú Xuân.

33
Ông được tấn phong Giám Mục trong một nhà thờ dòng Phan Sinh tại Phú Xuân, cũng có lẽ tại Thợ Đúc. Ông
trước đã gia nhập chủng viện Paris, là một Giám Mục thông thái, đức độ, hiền lành.
34
Launay, op. cit., trg, 530.
35
Xem Chương Sáu.
36
Launay, op. cit., trg 570.
Khi Võ Vương được tin Giám mục Bennetat trở lại Việt Nam với mục đích thương thuyết
với chúa về dịch vụ thương mãi, và cũng biết ông mang theo nhiều lễ vật quý giá của toàn quyền
Dupleix ở India, chúa bằng lòng cho yết kiến. Lúc gặp GM Bennetat, chúa cười và nói rằng:
“Cuộc ra đi vừa qua của cha giống như một chuyến dạo mát!” Rồi chúa cho phép GM Bennetat
lấy lại nhà thờ Thợ Đúc, hiện đang bị tịch thu. GM Bennetat sung sướng nghĩ rằng cuộc thương
thuyết đã thành công mỹ mãn. Nhưng không may có chuyện xích mích giữa một vị quan triều
đình với các thủy thủ của một tầu buôn Hòa Lan. Chúa thấy người ngoại quốc đối xử bất nhã với
người Việt, nên lại ban lệnh tóm bắt hết người ngoại quốc một lần nữa. Lần này, GM Bennetat
đành lòng rời Việt Nam, và tường trình với Dupleix về sự thất bại của mình rồi ông về Âu Châu.
Còn Giám mục Lefèbvre, năm 1755 cha rời Macao sang Cao Mên và đến Prembei Chom,
một hòn đảo trên sông Cửu Long, gần thành phố Oudong. Nơi đây cha lo việc mục vụ cho ngư
dân Việt Nam sinh sống tại vùng Hồ Lớn. Giám mục Lafèbvre mất năm 1760, vào lúc 50 tuổi,
sau hơn 10 năm lưu đày chịu đựng biết bao cơ cực khốn khó. Người kế vị là Giám Mục Piguel.
Giám mục không vào giáo phận được vì đang thời kỳ cấm đạo và phải tạm trú ở Cao Mên.
Vào năm 1765, Võ Vương mất, Huệ Vương lên nối ngôi. Việc bắt đạo giảm đi một phần. Những
giáo hữu trước kia bị án khổ sai lao động nay được trở về nhà. Những tín hữu đang bị giam cầm
muốn trở về phải nộp một số tiền thế chân. Cũng vì thế mà nhiều giáo dân Công Giáo vẫn còn
phải bị ngồi tù.
Cũng vào thời gian này Giám mục Piguel mới có cơ hội vào Đàng Trong hai lần vào năm
1765 và năm 1768. Trong chuyến viếng thăm lần thứ nhì, Giám mục ban phép Thêm Sức cho
7,000 tín hữu và rửa tội cho 600 tân tòng. Sau đó, Giám mục Piguel trở về Cao Mên. Sức khỏe
ngài sa sút dần và ngài qua đời ngày 21-6- 1771. Tòa Giám mục một lần nữa bị trống vắng trong
15 năm.

III. PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO


CỦA CÁC THỪA SAI PHÁP
(1658 - 1776)

Lúc đến truyền giáo ở Việt Nam, các thừa sai Pháp rất chú tâm đến việc thành lập và duy
trì các chủng viện để đào tạo tu sĩ và linh mục. Do đó mà trong thời kỳ này, các cha thành lập và
duy trì một chủng viện tại Hòn Đất. Nhưng cho dù số linh mục và tu sĩ tuy đông cũng không thể
đáp ứng đủ cho nhu cầu truyền giáo và mục vụ. Nên các thừa sai Pháp còn chú tâm vào việc
huấn luyện giáo dân, để họ có đủ khả năng giúp việc cho các linh mục và tu sĩ. Các giáo dân
được chọn để huấn luyện với mục đích trên được gọi là các thầy giảng.

1. Tổ chức giáo xứ
Các thừa sai Pháp tổ chức huấn luyện hai loại thầy giảng, một lớp lưu động và một lớp
địa phương. Thầy giảng lưu động thường ở gần các giáo sĩ và cùng đi vào làng mạc để truyền
giáo, thăm viếng người hấp hối, dạy giáo lý và rửa tội. Một số thầy giản lưu động được gửi sang
chủng viện Thái Lan hay ở Hòn Đất để được đào tạo thành linh mục.
Lớp thầy giảng địa phương gồm những bậc huynh trưởng gương mẫu trong giáo khu. Các
thầy giảng địa phương họp lại thành ban trị sự hoặc quý chức. Ban quý chức gồm có ông Trùm là
trưởng giáo khu, một hay hai ông phó được gọi là “ông Câu” hay “ông Biện”, và sau đó các “ông
Giáp” có trách nhiệm giữ trật tự trong nhà thờ và trang hoàng, trần thiết thánh đường trong
những ngày lễ trọng. Trong một giáo xứ, các ông trong ban trị sự hoặc các quý chức thay thế linh
mục để hướng dẫn giáo dân và xướng kinh trong những lúc các linh mục vắng mặt.
Thỉnh thoảng, các quý chức lại họp đại hội gọi là “nhóm” để bàn về những sinh hoạt
trong giáo xứ. Mỗi giáo xứ hay “họ” được chia thành nhiều khu, mỗi khu đặt dưới sự trông nom
của một quý chức. Ông này nhận nhiệm vụ giữ sổ giáo dân trong khu của mình, lại phải thường
đi thăm viếng để khuyến khích giáo hữu sống cuộc đời Công Giáo gương mẫu hoặc thúc giục
những anh chị em giáo hữu lơ là, nguội lạnh trở về với niềm tin. Các ông cũng có thể rửa tội cho
các trẻ em không Công Giáo khi gần chết. Các ông quý chức cũng có nhiệm vụ đi mời linh mục
mỗi khi giáo hữu cần đến. Và trong những tình thế khó khăn, các ông hội họp bàn thảo.
Vào những ngày Chúa Nhật, dù có linh mục hay không, tất cả giáo hữu đều đến nhà thờ
để đọc kinh và lần hạt. Họ lần hạt Mân Côi vào buổi sáng trước thánh lễ, rồi vào giờ kinh trưa và
kinh tối. Lúc dâng thánh lễ, ông Trùm đọc bài Thánh Thư và Phúc Âm bằng chữ Quốc Ngữ, đọc
lịch Công Giáo, và nhắc nhở giáo dân về các ngày lễ và các nghi thức trong mùa Chay, mùa
Giáng Sinh, v.v.
Trong tuần, giáo dân đọc kinh sáng và tối tại nhà thờ. Tối thứ hai, đọc kinh Cầu Hồn cho
những người đã qua đời, tối thứ sáu đi Đàng Thánh Giá, và tối thứ bảy đọc kinh dâng kính Đức
Mẹ. Tất cả giáo hữu đều kính nể các quý chức và tuân theo những quyết định của ban chức việc.
Thỉnh thoảng, các linh mục đến thăm viếng giáo xứ. Trong thời gian đó, giáo hữu rất vui mừng
và sung sướng vì được xưng tội, tham dự thánh lễ và được rước Mình Thánh Chúa. Đây cũng là
thời gian mà các linh mục đem lại cho giáo dân sự bình an trong tâm hồn và nối kết chặt chẽ tình
yêu thương của giáo hữu. Nhờ vào sự đoàn kết chặt chẽ này mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
đã cầm cự, đương đầu và tồn tại được trước những cơn bắt đạo liên tiếp xảy ra.

2. Chủng Viện Hòn Đất


Trong khoảngthời gian từ năm 1760 đến 1765, Thái Lan bị Miến Điện chiếm đóng nên
tất cả chủng sinh từ Thái Lan dời về Hòn Đất, thuộc Hà Tiên. Linh mục Pigneau de Béhaine, mà
sau này là Giám Mục Bá Đa Lộc, làm giám đốc chủng viện, và cha Artaud làm phụ tá.
Trong thời gian này ở Thái Lan, một người Thái gốc Trung Hoa tên là Phaja Tak dấy
binh cướp ngôi vua. Ngày 19-12-1767, vua lưu đày Thái Lan phái Chau Si Sang đến Hòn Đất,
nhờ cậy các giáo sĩ làm trung gian để triều đình Pháp giúp vua Thái Lan tái chiếm lại ngôi báu.
Vua Thái Lan là một người học thức và quý mến ưu đãi các giáo sĩ. Các thừa sai rất muốn giúp
đỡ vua trong lúc khó khăn nhưng vì ngại quan Trấn Hà Tiên, nên từ chối đón tiếp Chau Si Sang.
Lúc biết được các giáo sĩ không thể giúp đỡ mình, vua Thái Lan bèn trốn sang Cao Mên.
Các thừa sai hành động khôn ngoan khi từ chối lời yêu cầu giúp đỡ của ông vua Thái, vì
Phaja Tak phái bộ hạ đến Hà Tiên dâng biếu nhiều lễ vật cho quan Trấn Hà Tiên là Mạc Thiên
Tứ và nhờ quan trấn bắt nộp Chau Si Sang về Thái Lan. Sau khi nhận lễ vật, MạcThiên Tứ
xuống lệnh lùng bắt Chau Si Sang. Khi nghe tin đồn Chau Si Sang đang ẩn trốn trong chủng viện
Hòn Đất, và các thừa sai đang tìm cách đưa ông qua Cao Mên, quan Trấn tức tốc ra lệnh bắt cha
Béhaine, cha Artaud và cha Tchang, người Trung Hoa đang phụ trách một giáo xứ gần đó. Sau
mấy tháng giam cầm, các cha được phóng thích. Trở về chủng viện, các cha vui mừng vì các
chủng sinh vẫn sốt sắng giữ nhiệm vụ và sống hòa đồng đùm bọc nhau.
Lúc này các giáo sĩ phải nghĩ đến chuyện xây dựng phòng ốc và cơ sở, vì từ lúc di cư từ
Thái sang Hòn Đất, các giáo sĩ và chủng sinh phải sống rất chật vật. Thí dụ như nhà ăn của
chủng viện là một cái chòi lợp rơm và không có vách ngăn, nên mỗi khi mưa gió thì mỗi người
tự tìm nơi khô ráo để ăn qua bữa. Trong hai ngày nghỉ hàng tuần, các giáo sĩ và chủng sinh kéo
nhau vào rừng đẵn tre cưa gỗ để dựng nhà. Mùa xuân năm 1769, dân chúng ở những làng mạc
lân cận đến trợ giúp khiến công việc xây cất hoàn thành mau chóng.37
Thời gian này cũng là lúc mà ông quan trấn Mạc Thiên Tứ đang gặp chuyện bất bình với
Phaja Tak, vua Thái Lan. Mượn cớ hộ tống đoàn thuyền tải gạo sang Thái, quan Trấn Hà Tiên
gửi theo một đoàn chiến thuyền với ý định bắt cóc vua Thái, nhưng mưu cơ bị phác giác. Thừa
lúc quan Trấn đang gặp trở ngại, một nhóm phiến loạn người Cao Mên với mối oán thù người
Việt từ lâu thường hay đột nhập Hà Tiên với ý định tàn sát tất cả người Việt ở đó. Tháng 10,
1767, bọn Cao Mên vào nhà cha Artaud đang ốm liệt giường và có một cậu bé người Việt kề cận
giúp đỡ ông. Cậu bé bị giết mặc dù cha hết sức bảo vệ và đang ôm cậu bé trong tay. Bọn sát nhân
Cao Mên sau đó tràn vào chủng viện, với ý định tàn sát tập thể, nhưng chỉ tìm thấy một người mẹ
cùng với hai con đang trốn trong phòng áo lễ. Thế là họ giết cả mẹ lẫn con.
Các giáo sĩ và chủng sinh lúc đó đang trốn ở khu đất thuộc dòng Phan Sinh. Nhóm phiến
loạn Cao Mên bèn dùng chủng viện làm tổng hành dinh. Quan Trấn Hà Tiên vì muốn tiêu diệt
phiến loạn, nên nổi lửa đốt chủng viện. Chủng viện Hòn Đất trở thành mồi cho “bà Hỏa”, và các
giáo sĩ và chủng sinh lại một lần nữa cuốn gói ra đi. Ngày 11-12-1769, toàn thể chủng viện gồm
43 người được chiếc thuyền Trung Hoa đưa sang Pondichéry, thuộc Ấn Độ.

IV. NHẬN XÉT CÁC HÀNH ĐỘNG


CỦA MỘT VÀI THỪA SAI

Những sự kiện lịch sử liên quan đến các hành động của Giám mục Laneau ở Thái Lan và
Giám mục phụ tá Bennetat tại giáo phận Đàng Trong cần được suy xét kỹ lưỡng. Giám mục
Laneau, vị lãnh đạo công cuộc truyền giáo ở Thái Lan sao lại dính dáng vào việc chính trị cơ
binh, làm hậu thuẫn cho quân đội Pháp của mình xâm chiếm nước ngoài? Việc đem quân đi
chiếm Thái Lan là một hành động đáng trách của Pháp xâm lăng Thái Lan. Đáng lý ra, ông nên
tìm cách tạo sự giao thương hòa hợp giữa hai triều đình Pháp-Thái, vì nếu được như thế thì ông
và các thừa sai sẽ có cơ hội thuận lợi để truyền giáo. Ông không nên ủng hộ việc Pháp xâm lăng.
Về phần Giám mục Bennetat, bổn phận của ông phải là rao giảng Tin Mừng hay những
hoạt động xã hội như thiết lập trường học, bệnh viện và những cơ quan từ thiện khác. Ông không
nên nhận lãnh sứ mạng của toàn quyền Dupleix để điều đình về việc giao thương với Võ Vương
vào thời kỳ đó là thế kỷ XVIII. Hành động này không phù hợp với sứ mạng thiêng liêng của
mình. Tuy rằng hành động trên của ông có thể mang lại sự giao thương giữa hai triều đình, và
nhờ vào sự hiệp thương đó mà ông cùng các thừa sai có thể truyền giáo dễ dàng hơn.
Cũng với mục đích đó, mà giáo sĩ Marquez có lần nhận lấy của Hiền Vương 10,000 nén
bạc để qua Macao mua súng ống vũ khí38 cho triều đình Đàng Trong. Giáo sĩ Marquez giúp đỡ
Hiền Vưong với hy vọng công cuộc truyền giáo sẽ trở nên dễ dàng tự do hơn. Vì chờ mãi không
thấy súng đạn về, Hiền Vương tức giận xuống chỉ đốt phá nhà thờ, và cũng chính lúc đó, tàu
Macao mang khí giới cập bến. Khi được tin, Hiền Vương mừng rỡ và vội vã triệu tập binh mã ra
tận bến tầu, xuống lệnh bắn ba phát đại bác để chào đón theo lễ nghi, rồi chúa vừa trầm trồ vừa
vuốt ve những khẩu đại bác, và tỏ ra đắc chí như đã tiêu diệt quân chúa Trịnh ra tro vậy! Sau đó,
chúa xuống lệnh trả lại cho giáo dân những ngôi nhà thờ bị tịch thu, và cho các thừa sai được tự
do giảng đạo như trước.

37
Destombes, Le Collège Général (Hong Kong, 1934), trg 63-74.
38
Chappoulie, Aux Origines d’une Église (Paris, 1943), trg 173, 327.
Cũng trong giai đoạn này, vì bất đồng ý kiến giữa các giáo sĩ dòng Tên và các thứa sai
Pháp, Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên đã triệu hồi nhiều giáo sĩ trở về Châu Âu. Trong số đó, có
cha Barthélémy d’Acosta,39 đang làm ngự y cho chúa.
Lúc cha D’ Acosta còn ở Macao đợi thuyền về Âu Châu, ông Toàn Quyền Portugal bắt
cha bỏ lên tầu, rồi chở về lại Đàng Trong theo lời yêu cầu của Ngãi Vương, vì chúa hăm dọa nếu
không trả viên ngự y D’Acosta về Việt Nam, thì chúa sẽ ra lệnh tịch thu tất cả sở hữu và tầu
buôn của Portugal hiện đang đậu tại Cửa Hàn.40 Vì lý do đó mà bề trên đành phải chấp thuận cho
cha D’ Acosta ở lại Việt Nam để làm ngự y cho triều đình.41

V. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO


CỦA CÁC CHA DÒNG PHAN SINH
(1583- 1834)

Một trong những vị thừa sai nổi bật dòng Phan Sinh của thế kỷ XVIII tại Việt Nam là
giáo sĩ Jose Garcia OFM, một thánh Phaolô của Đàng Trong. Do đó thời điểm của cha được
dùng làm mốc cho công cuộc truyền giáo dòng Phan Sinh tại xứ này. Công cuộc truyền giáo có
thể chia ra làm 3 thời kỳ: thời kỳ tiền Garcia (1583-1719), thời kỳ Garcia (1719-1761) và hời kỳ
hậu Garcia (1761- 1834).

1. Thời kỳ tiền Garcia (1583-1719)


Theo nghi sử thì vào thế kỷ XIV, Cha Dòng Phan Sinh Odorico de Perdenone trước lúc
qua Trung Hoa có ghé Bình Định42 lúc đó còn thuộc Chiêm Thành, dưới đời vua Chế-A-Nan
(1318- 1342). Mãi đến thế kỷ XVI, vào năm 1583 có sự hiện diện của các giáo sĩ dòng Phan Sinh
tại Việt Nam trong khu vực do nhà Mạc kiểm soát như các giáo sĩ Pedro d’Alfaro, Giovanni
Battista de Pesaro, Diego d’Oropesa Batolomeo Ruiz, Pedro d’Ortiz và Francesco de Montila.43
Tất cả những thừa sai Phan Sinh nói trên đều do tỉnh dòng thánh Grêgoriô ở Manila gởi
trực tiếp qua Việt Nam hoặc qua ngã Macao.44 Theo Ordonez de Cevallos,45 sau lúc cha Ruiz rời
Việt Nam năm 1586, Giám mục Macao là Jao De Piedade OP phái ba Cha dòng Phan Sinh sang
Việt Nam thể theo lời yêu cầu của bà công chúa Mai Hoa. Ba cha truyền giáo ở khu vực nhà Lê
nơi có họ đạo gần Vạn Lai và nữ tu viện của bà công chúa.
Đến năm 1639, có cha Francisco de Escalona từ Manila ghé Macao rồi đến Cửa hàn,
nhưng vì không hạp thủy thổ và phong tục tập quán dân Việt, cha trở về lại Manila sau 4 tháng.

39
Thư của giáo sĩ Oliva viết ngày 26-6-1680 gửi cho Bề Trên dòng Tên ở Việt Nam có đoạn, “... Scripsi ad
Reverentiam vestram superiori mense, quod in praesenti pariter confirmo, remittendos quamprimum esse in
Europam quatuor Societatis nostrae Patres, Emmanuelem Ferreira, Dominicum Fuciti, Joseph Candone et
Bartholomeum Acosta...”
40
Bonifacy, Les Débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 91.
41
Làm ngự y cho một ông hoàng, hay lãnh sứ mạng mua súng đạn, hoặc đi thương thuyết về đất đai, thương mãi là
những công tác không phù hợp cho các giáo sĩ. Các ngài chỉ nên lãnh nhận công việc truyền giáo mà thôi, cho dù
thời thế lúc ấy khó khăn hay hiểm nghèo ra sao. Tuy nhiên các thừa sai vào thế kỷ XVII, XVIII chưa có được những
kinh nghiệm lịch sử mà chúng ta đang có hiện nay.
42
Nguyễn Văn Trinh, Lược Sử Giáo Hội Việt Nam (TPHCM, 1990), trg 17 (roneo).
- Henri Cordier, Les voyages en Asie au XIVè siècle du Bienheureux Frère Odorico de Perdenone (Paris, 1891), trg
187.
- Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam (Sài Gòn, 1959), trg 17.
43
Xem Chương Hai, số I.
44
A. Perez, Historia missionum Ordinis Fratrum Minorum (Roma, 1969), trg 219.
45
Ordonez de Cevallos, Tratado de la Relaciones ... de la China, Cochichina y Champa (Jaen, 1626), trg 52.
Năm 1645 cha Antonio de Santa Maria Caballero, Antonio del Puerto và bốn nữ tu dòng thánh
Phan Sinh từ Macao đi Manila. Tàu bị bão phải ghé vào Cửa Hàn.46 Trong 10 hôm ở phủ chúa
Nguyễn tại Kim Long cũng như ở Cửa Hàn, các cha dòng Phan Sinh giải tội và rửa tội cho hàng
nghìn người.47
Năm 1666, có cha Bernardo de Giêsu giảng dạy và được nhiều người biết tại Hải Phố.
Sau lúc bị trục xuất, cha ra truyền giáo tại Thăng Long rồi cũng bị tống ra khỏi nước.48
Theo lời mời của Giám mục Francesco Perez đại diện Tông Tòa Đàng Trong, cuối năm
1699 hai cha dòng Phan Sinh Juan Simon và Nicolas de San Jose từ Manila xuống tàu sang Việt
Nam. Lúc bấy giờ Minh Vương bắt đầu cấm đạo nên Giám mục Perez tìm cách nhắn hai cha tạm
thời qua Trung Hoa, nhưng không hiểu sao đang lúc các cha còn lênh đênh trên mặt biển thì chúa
Nguyễn hay biết được, mời về triều và xử đãi rất lịch thiệp, với mục đích nhờ các cha quay lại
Manila mua giùm khí giới của Espanha hầu chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Việc buôn bán mậu dịch là việc không thích hợp với tu sĩ, huống chi là việc buôn bán khí
giới, nên hai cha không quay trở lại Manila mà đi Quảng Châu. Cuối năm 1701, hai cha đến giáo
phận Đàng Ngoài, được Giám mục Raymundo Lezoli đón tiếp nồng hậu, và được giao trông sóc
xứ đạo Kẻ Nam. Chỉ trong hai năm mà hai cha rửa tội cho 2,000 tân tòng. Thấy kết quả khả
quan, cha Nicolas trở lại Manila thỉnh xin tỉnh dòng thánh Gregorio phái thêm thừa sai Phan
Sinh qua Việt Nam truyền giáo. Đang lúc đó cha Juan Simon bám trụ tại chỗ và bị sát hại ngày
27-1-1704 chính lúc cha đang thi hành nhiệm vụ tông đồ.49
.
2. Thời kỳ Garcia (1719-1761)
Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1719 là năm mà cha Jose Garcia đặt chân lên đất Đàng Trong
đến năm 1761 là năm cha mất tại Hà Tiên. Bốn mươi năm truyền giáo của vị thừa sai này đã dẫn
đưa biết bao người Việt Nam gia nhập đoàn chiên của Chúa, và đánh dấu một thời điểm vàng
son của công cuộc truyền giáo.
Năm 1713 Giám mục Perez gửi thư cho cha phó Giám Tỉnh ở Quảng Châu,50 thân mời
các cha Phan Sinh đến giáo phận Đàng Trong. Từ đó, nhiều cha dòng Phan Sinh đến truyền giáo
tại đây từ năm 1719 đến năm 1834, nghĩa là từ lúc cha José Garcia và cha Jeronimo de la
Trinidad đến Đàng Trong cho tới lúc cha Odorico de Collodi chết rũ tù.51 Vì tuổi già sức yếu
Giám Mục Perez bổ nhiệm cha Jeronimo chức chính giáo phận và đồng thời nhượng trao cho các
cha dòng Phan Sinh nhiều cơ sở tông giáo. Lúc đó nhân sự của giáo phận gồm có Giám mục
Perez, Giám mục Phụ Tá Marin Labbé, 11 cha dòng Tên, 3 cha Việt Nam, 3 cha Pháp và 3 cha

46
Xem Chương Một, số III, mục 4.
47
Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam II (Sài Gòn, 1974), trg 89. Đọc lịch sử truyền giáo thế kỷ XVI-
XVII, nghe nói đến giải tội, rửa tội, người thời đại chúng ta không khỏi thắc mắcbởi vì một vị thừa sai vừa mới đến,
chưa biết tiếng việt thì làm sao có thể giải tội, giảng dạy đủ cho người tân tòng biết những điều căn bản trong đạo
giáo trước khi rửa tội? Nguyên về thời sơ khai truyền giáo này, điều kiện lãnh nhận các bí tích không đòi hỏi khắt
khe như hiện thời. Tỉ dụ như Bí Tích Hòa Giải, chỉ cần hối nhân có tâm hồn sám hối và tỏ dấu cho linh mục biết
mình có tội và chừa tội (giống như trường hợp cấp bách hoặc bách hại). Còn về Bí Tích Rửa Tội, tuy cũng đã có
những chỉ thị của Giáo Hội, nhưng mỗi thừa sai, tùy trường hợp và tùy hoàn cảnh miền truyền giáo, được quyền áp
dụng mỗi cách. Điển hình là khi Đức Cha Lambert de la Motte mới đến Thái Lan, ngài phải than phiền về các
phương cách ban phép bí tích của những giáo sĩ Portugal. Xem Chappoulie, op. cit., trg 143, số 3.
48
J. Vermeulen, Historia Missionum OFM (Roma, 1957), trg 91.
49
M.A. Trần Phổ, Dòng Phanxicô Trên Đất Việt (Cù Lao Giêng, 1940), trg 40.
50
Launay, Histoire de la Mission de la Cochinchine (Documents Historiques I) (Paris, 1924), trg 591.
51
Nguyễn Văn Trinh, op. cit., trg 207 (roneo).
dòng Phan Sinh với 60,000 tín hữu.52 Con số hàng linh mục thật quá ít ỏi so với tổng số con
chiên. Tuy vậy vẫn có sự bất đồng ý kiến về vấn đề thẩm quyền và lễ nghi Trung Hoa trong
phong tục tập quán.53
Sau lúc cùng với Giám mục Perez đi kinh lý giáo phận, cha chính Jeronimo về làng
Phước Sơn trong khu vực núi Kỳ Sơn ở Bình Định. Nơi đây cha xây một ngôi nhà thờ mới kính
thánh Giuse. Sau đó cha ra Phú Xuân xây cất một nhà thờ khác kính thánh Phan Sinh. Nhà thờ
này địa điểm chính xác ở đâu thì không biết, chỉ biết rằng các cha Phan Sinh có trụ sở tại Thợ
Đúc, và chính tại trụ sở này,54 Giám mục Hilario di Giesu phiên họp công đồng giáo phận với tư
cách là Khâm Sai Tòa Thánh để giải quyết sự bất đồng ý kiến của các giáo sĩ.
Ngày 2-4-1722, cha Felipe de la Conception được tỉnh dòng Manila gởi đến Trà Kiệu,
Quảng Nam. Ở đây, cha xây cất ngôi nhà thờ kính thánh Philipphê, và ở Hải Phố một ngôi nhà
thờ kính các thánh tử đạo Nhật Bổn vì tại đây có cộng đoàn Công Giáo Nhật kiều trốn chạy ra
khỏi nước vì cuộc cấm đạo do Nhật Hoàng Daifusana phát động từ năm 1614. Trong tỉnh Bình
Định, tại Quảng Ngãi ở địa điểm Sa Huỳnh, năm 1723 cha xây nhà thờ kính thánh Phêrô
Alcantara, ở Qui Nhơn năm 1724, xây nhà thờ kính Đức Mẹ Trinh Vương, và ở Đông Hầu năm
1727, sửa chữa ngôi nhà thờ kính thánh Micae mà Giám mục Perez đã tặng cho dòng Phan Sinh.
Cùng trong năm này, cũng tại Bình định, ở địa điểm Bến Giếng, cha xây nhà thờ kính thánh
Antông và được Giám mục Perez trao quản ngôi nhà thờ kính Đức Mẹ Lên Trời.
Như thế chỉ trong 5 năm, từ 1722 đến 1727, cha dòng Phan Sinh Felipe de la Conception
xây cất cho giáo phận Đàng Trong 5 nhà thờ mới và tu bổ một ngôi nhà thờ cũ.
Mùa xuân năm 1723, cha José Garcia được thuyên chuyển từ Quảng Ngãi về đất Thủy
Chân Lạp lãnh nhiệm vụ mới. Không chần chừ, cha theo gót người di dân lũ lượt đổ xuống miền
Nam trù phú. Những người Công Giáo tại Sài Gòn, lúc đó đang dưới sự dẫn dắt của cha dòng
Tên Emmanuel Quintin, hớn hở đón tiếp vị thừa sai mà chúng ta có thể gọi là thánh Phaolô của
Đàng Trong. Vì địa bàn hoạt động mục vụ của cha Quintin quá lớn, vả lại, cha cũng trọng tuổi
nên cha hân hoan trao phó ngôi nhà thờ lại cho cha Garcia.55 Cha Garcia sau này cho dời nhà thờ
nhỏ này về một địa điểm khác mà giáo dân lúc ấy gọi là Chợ Quán.
Cộng đồng Công Giáo ở Chợ Quán vừa mới được thành lập thì phải trải qua một sự thử
thách mới. Lệnh cấm đạo của Minh Vương, chúa Nguyễn Phúc Chu, được ban bố năm Canh
Thìn 1700.56 Cha Garcia phải ẩn trốn trên một chiếc xuồng nhỏ, chèo lách qua các kinh lạch đầm
lầy để liên lạc với những con chiên sống tản mác rải rác đó đây. Cuối năm 1725, cha trở về lại
Chợ quán và truyền giáo một cách công khai. Chẳng bao lâu, nhà thờ Chợ Quán trở nên quá nhỏ
hẹp vì có nhiều người Công Giáo miền Trung đã kéo nhau di cư xuống miền Nam để tránh sự bắt
đạo gắt gao. Một ngôi nhà thờ mới kính thánh Giuse được cất lên để đáp lại nhu cầu của hơn 300
giáo dân lúc bấy giờ.
Năm 1730, cha mở một nhà thờ khác dâng kính Đức Mẹ Mân Côi gần Chợ Quán, tại một
địa điểm dân cư buôn bán sầm uất, gọi là Chợ Lớn. Cũng trong năm cha rời Chợ Quán và một
thừa sai cùng dòng, cha Francesco de la Conception, đến thay thế. Đang lúc việc truyền gíao tiến
triển đầy hy vọng thì một biến cố lịch sử xẩy đến làm tiêu tan tất cả công lao xây dựng của vị
tông đồ tại vùng đất mới.
52
Launay, op. cit., trg 593, “Numerus missionariorum in hoc regno est viginti et undecim, scilicet III ac Rev
Marinus Labbé, episcopus Tilopolitanus cum tribus aliis D Gallis PP Franciscani, undecim Patres Societatis Jesu,
tres indigenae et ego ultimus et minimus omnium.”
53
Xem Chương Mười.
54
Bùi Đức Sinh, op. cit., trg 115 (roneo).
55
M.A. Trần Phổ, op. cit., trg 45.
56
Chương Sáu, số VII, mục 2.
Năm 1731 Cao Mên xâm chiếm Sài Gòn. Đến đâu, người Cao Mên cũng đốt phá và chém
giết sạch không nương tay kể cả đàn bà con trẻ. Năm nhà thờ do các cha dòng Phan Sinh thiết
lập bị tàn phá sập lụi. Quân chúa Nguyễn phản công,ỉvà không những đánh đuổi quân Cao Mên
ra khỏi Sài Gòn57 mà còn chiếm luôn cả Dinh Viễn (Mỹ Tho) và Long Hồ (Vĩnh Long). Ít lâu
sau, cha Garcia trở lại Sài Gòn và đốc xuất việc kiến thiết lại các cơ sở tông giáo bị phá hủy.
Nhà thờ kính Đức Mẹ Mân Côi ở Chợ Quán được xây cất lớn hơn nhưng đến những ngày
lễ trọng hay Chúa Nhật, nhiều người còn phải đứng ở ngoài. Theo như báo cáo của Cha Jose
Garcia thì vào năm 1739, ở Sài Gòn có 1,500 giáo dân và tại Chợ Lớn 1,000. Cha xây thêm một
nhà thờ gần Chợ Lớn tại Rạch Cát, nơi mà thuyền bè thời bấy giờ lui tới tấp nập. Một nhà thờ
nữa dâng kính thánh Giuse được dựng lên ở Bến Nghé,58 gần bên các dinh thự và cơ sở của
chính quyền nhà Nguyễn. Nhà thờ Chợ Quán dưới sự hướng dẫn của cha Garcia trở thành một
trung tâm mục vụ và xã hội tại miền cực Nam của Đàng Trong, và thu hút nhiều người dân đến
đây, nhất là những người di cư từ miền Trung. Họ được trợ giúp tại nhà trọ mà cha thành lập gần
nhà thờ. Đây là một khách sạn bình dân mà những lữ khách lỡ đường được tiếp tế thực phẩm và
thuồc men. Ban giám đốc nhà trọ gồm một thầy giảng với trách nhiệm quản trị điều hành; một
thầy thuốc kiêm thủ quỹ án mạch, bốc thuốc cho bệnh nhân và đồng thời giữ tiền quyên góp; một
ông từ trông coi nhà thờ, giữ trật tự trong nhà trọ và các giờ kinh lễ; và một ông đồ nho kiêm thư
ký. Những hoạt động xã hội và mục vụ của trung tâm tạo nên ảnh hưởng lớn ở vùng Sài Gòn và
khiến giáo xứ Chợ Quán trở thành một trung tâm nổi danh vào thế kỷ XVIII.
Cha Garcia là một vị tông đồ không biết mỏi mệt. Một mình cha thành lập 7 giáo điểm tại
Sài Gòn và vùng phụ cận. Vào năm 1740, số giáo dân lên đến 5,500 mà một nửa ở thành phố, và
nửa kia ở rải rác ở các họ đạo nằm dọc theo sông Sài Gòn.
Giáo điểm 1 là thành phố Sài Gòn gồm các nhà thờ thánh Giuse ở Chợ Quán, nhà thờ
Đức Mẹ Mân Côi ở Chợ Lớn và nhà thờ Thánh Gia ở Cầu Kho.
Giáo điểm 2 nằm ở phía Bắc Sài Gòn, dọc theo sông Sài Gòn. Họ đạo được biết nhiều
nhất là Lái Thiêu. Về phía Tây Bắc có Trảng Bàng, và nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh được dựng
lên năm 1731. Vì chiến tranh với Cao Mên mà giáo dân ở điểm này phải ly tán.
Giáo điểm 3 nằm ở phía nam Sài Gòn giữa các con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và
Sài Gòn. Ở giáo điểm này có nhiều họ nhỏ như Rạch Dừa, Rạch Núi, Rạch Tranh. Trước năm
1750 có nhà thờ Ba Cụm và Gò Đen.
Giáo điểm 4 nằm ở phía nam sông Vàm Cỏ tây có hai nhóm giáo dân: một nhóm 300
người ở chợ Rạch Lá, nhóm kia ở Thử Ngữ khoảng 200 người. Năm 1739 cha Garcia xây cất cho
họ một nhà thờ.
Giáo điểm 5 nằm trong vùng tam giác Mỹ Tho, Tân An, Cái Bè, và tại Rạch Nam cùng
Xoài Mút cũng đều có nhà thờ.
Giáo điểm 6 gồm các cộng đoàn bên kia sông Mỹ Tho. Giáo dân đến Cái Mơn từ năm
1731 và đến năm 1751, số giáo dân Cái Mơn lên đến 900 người và Cái Nhum 600 người. Trong
địa bàn Ba Tri, ngay từ năm 1730 đã có nhà thờ tại Cái Bông.
Giáo điểm 7 là khu vực Hà Tiên, nơi cha Garcia đến năm 1735. Xin nhắc lại là năm
1550, cha Gaspar De Santa Cruz OP đã đến giảng đạo ở Hà Tiên,59 và một năm sau ông phải ra
đi. Trong khoảng thời gian gần 200 năm vắng bóng các thừa sai, con cháu của những người
Công Giáo vẫn một lòng giữ vững đức tin tại đây. Lúc cha Garcia đến, nhờ một người tín hữu
quen thân với quan Trấn Mạc Thiên Tứ, cha được phép cất lên một nhà thờ. Từ đó họ đạo Hà

57
Lê Thành Khôi, Le Việt Nam (Paris, 1955),trg 269.
58
Có tác giả ghi đây là Cầu Kho.
59
Xem Chương Hai, số II, mục 3. Lúc ấy Hà Tiên gọi là Cần Cạo
Tiên phát triển nhanh chóng đến nổi năm 1745, cha phải xây cất một ngôi nhà thờ mới, với danh
hiệu nhà thờ Thánh Gia. Lúc Giám mục Armand Lefèbvre60 đến đây năm 1743 thì có 100 giáo
hữu được chịu phép thêm sức.
Theo quyết định của Giám mục Hilario di Giesu, Khâm Sai Tòa Thánh, các giáo khu do
dòng Phan Sinh đảm trách cần phải tăng thêm ít nhất là 8 thừa sai, hầu cho công cuộc truyền
giáo được kết quả tốt đẹp. Do đó năm 1749, tỉnh dòng Manila cử sang 8 cha: Francisco Hermosa
de San Buenaventura, Matia de Alcazar, Antonio Galiana, Remigio Humilde, Pedro Garcia,
Miguél de San Antonio, Pedro Medina và Francisco de San Bernardo. Các cha đi qua ngã
Batavia, đến Thonol ngày 28 tháng 3, đến Oudong ngày 9 tháng 4, và tới Sài Gòn ngày 3 tháng
6.
Các cha lớp trước, như Felipe Toledo, Antonio de Almaden, Francisco de Albalate qua
đời vì già yếu. Cha José Garcia phân công 8 cha mới đến như sau: Cha Martia de Alcazar và cha
Anto-nio Galiana phụ trách các nhà thờ ở kinh đô Phú Xuân, cha Remigio Humilde ở miền Qui
Nhơn, cha Pedro Garcia ở Trà Kiệu, cha Francisco de San Bernardo ở Hội An, cha Francisco
Hermosa ở Cà Hon (Thủ Ngữ), cha Pedro Medina ở Hà Tiên, còn cha Miguél de San Antonio ở
Sài Gòn với mình. Con số giáo dân phải coi sóc vào khoảng 20,000.
Năm 1750, Võ Vương cấm đạo. Cha Michel Salamanque Ofm phải chết rũ tù, còn cha
Garcia bị trục xuất. Mặc dù thế, năm 1751, hai cha dòng Antonio Galiano và Francisco Hermosa
vẫn tìm cách đến Đàng Trong qua ngả Cao Mên, nhưng cha Antonio bị giặt giết trên dòng sông
Ba Thác, và cha Francisco bị Thái Lan bắt giam đến năm 1759. Cha Garcia lúc ấy đang ở tại
Manila. Tuy đã 67 tuổi, cha vẫn muốn trở lại Đàng Trong. Năm 1754 cha lên đường hướng về
Việt Nam cùng với hai giáo sĩ Pedro Garcia và Francisco Andrado. Dọc đưòng Cha Francisco từ
trần.
Tháng 3 năm 1754, hai cha đến Hà Tiên. Nhờ Mạc Thiên Tứ không tuân hành lệnh cấm
đạo của Võ vương nên hai cha và nhiều giáo dân các nơi cũng chạy về đây lánh nạn. Năm 1755,
Cha Pedro Garcia qua đời để cha Jose Garcia đơn độc tại Hà Tiên với bao khó khăn do cuộc
chiến giữa Việt Nam và Cao Mên,61 và do lệnh cấm đạo của Võ Vương.62
Vì những khóù khăn đó nên cha Garcia quyết định ở lại Hà Tiên, không về Sài Gòn nữa.
Chính trong lúc này, năm 1759 cha Francisco Hermosa được thả từ Thái Lan về, và hai cha
Diego Jumilla và Pedro Salazar được tỉnh dòng từ Manila gởi đến Hà Tiên phụ giúp. Nhưng
đáng tiếc thay, một năm sau thì cha Garcia qua đời năm 1761, hưởng thọ 75 tuổi. Với 40 năm
truyền giáo hăng say không biết mỏi mệt ở Đàng Trong, cha được tôn kính như là một thánh
Phaolô của miền Nam, và là một người con xứng đáng của Thánh Tổ Phan Sinh. Giáo hữu khắp
nơi đổ về tham dự lễ tang của ông. Được sự đồng ý của Mạc Thiên Tứ, cha được an táng trong
nhà thờ ở giữa thị trấn Hà Tiên mà cha đã xây cất vào năm 1745.

3. Thời kỳ hậu Garcia (1761-1834)


Sau khi cha Garcia mất, công việc truyền giáo của dòng Phan Sinh vẫn được tiếp tục ở
Đàng Trong với sự hiện diện của cha Julian del Pilar và cha Martin Robbles đến từ Manila. Năm
1765 quân Miến điện tràn qua Thái Lan tới Chantabun, nơi mà các cha Pháp có lập Chủng Viện.
Hai thừa sai Pháp Artaud và Kerhervé dời chủng viện về Hòn Đất, Hà Tiên. Cha Hermosa bèn
nhường xứ đạo cho các cha thừa sai Pháp.

60
Khác với Giám mục Dominique Lefebvre, Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức.
61
Lê Thành Khôi, op. cit., trg 269.
62
Xem Chương Sáu, số VII, mục 3.
Vào năm 1770 có 7 cha dòng Phan Sinh truyền giáo tại Đàng Trong, trong đó có cha Diego
Jumilla và Juan Francisco de la Conception ở Long Hồ, làm lương y cho nhà quan trấn thủ; cha
Fernando de Olmedilla ở Cái Nhum; cha Julian del Pilar phụ trách 4 họ đạo tại Hà Tiên cùng với
cha Martin Robbles làm thầy thuốc chữa bệnh tại đây; và cha Juan Salguero là tỉnh ủy. Cha
Salguero biên soạn một tự điển tiếng Việt và học tiếng Mên.
Khi Tây Sơn chiếm Saigon, họ bắt cha Olmedilla tại Cái Nhum và điệu về Sàigon. Ngài
bị hành thích ở Chợ Quán.
Trong những năm cuối của chiến tranh giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn từ năm 1790 đến
năm 1800, tỉnh dòng ở Manila chỉ gửi lẻ tẻ 6 thừa sai qua Việt Nam. Đang lúc đó ở Âu Châu
Napoléon Bonaparte đánh thắng Espanha. Chính phủ Espanha đình hoãn mọi viện trợ nhân lực
và tiền bạc cho Manila, gây nên hậu quả hết sức tai hại cho công cuộc truyền giáo của các thừa
sai Phan Sinh Espanha tại Việt Nam. Các thừa sai Phan Sinh vì thiếu nhân sự nên dần dà trao lại
các hạt truyền giáo của dòng tại Phú Xuân, Quảng Nam và Qui Nhơn cho các thừa sai Pháp.
Dòng Phan Sinh chỉ còn lại 3 thừa sai là các cha Francisco de Paula, Juan Colat và Juan
Montaner. Các cha này phải làm việc trên một cánh đồng truyền giáo quá bao la rộng lớn gồm
Sài Gòn, Chợ Quán với 1,400 giáo dân và 16 nhà thờ; Tam Lạch, Mỹ Tho với 8,500 giáo dân
Việt, 4,900 giáo dân Cao Mên và 26 nhà thờ. Vì không thể gánh vác nổi công việc, tỉnh dòng
Phan Sinh triệu hồi tất cả các thừa sai của mình về Manila năm 1813.
Các thừa sai Pháp vận động Tòa Thánh trao các giáo khu truyền giáo dòng Phan Sinh cho
các ông, nhưng Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn chần chừ cho đến năm 1822. Lý do là vì phía Nam
Đàng Trong đang còn sự hiện diện của một số cha dòng Phan Sinh thuộc ngành Capuxinô và
thuộc quốc tịch Ý. Có những cha đến truyền giáo từ đời Giám mục Pigneau de Béhaine như cha
Francesco di Michele tại Cái Nhum, cha Clémente a Caprauna là giám đốc chủng viện Lái
Thiêu,63 hoặc đến truyền giáo dưới đời Giám mục Labertette như cha Antonio di Napoli, cha
Giuseppe Maria di Morrone và cha Oderico di Collodi, OFM.64 Cha Odorico bị bắt ở Cái Nhum
và chết rũ tù tại Lao Bảo, Quảng Trị ngày 23-5-1834, dưới thời kỳ cấm đạo của Minh Mạng. Cái
chết của vị tử đạo này tạm chấm dứt công cuộc truyền giáo của các cha dòng Phan Sinh tại Đàng
Trong.
Thật ra công việc truyền giáo của dòng có thể tồn tại nếu dòng đã chú tâm đến việc đào
tạo và gây dựng hàng giáo sĩ địa phương, vì chính họ sẽ nối tiếp công việc truyền giáo vào
những lúc mà tỉnh me,ỉ vì một hoàn cảnh nào đó, không thể cung cấp nhân viên cần thiết cho
việc điều hành mục vụ ở đất truyền giáo. Những vị giáo sĩ địa phương ấy không những cần thiết
cho tu hội mà còn cần thiết cho sự tồn tại của giáo hội địa phương. Dòng chưa có chủ trương đào
tạo giáo sĩ địa phương có lẽ vì hồi ấy Giám mục Alexander de Alaxandris cũng đi theo chiều
hướng đó.
Theo thống kê năm 1800, trên toàn cõi Việt Nam có 119 linh mục Việt Nam, nhưng không có
một vị linh mục Phan Sinh Việt Nam nào mặc dù dòng Phan Sinh đã truyền giáo ở Việt Nam rất
sớm, từ năm 1583. Phải chăng đây là lý do mà việc truyền giáo của dòng Phan Sinh phải tạm

63
Cha Gagelin được đề cử làm Giám đốc Chủng viện Lái thiêu, nên cha Clémente trở về Cái Nhum. Sau khi Giám
mục Labartette từ trần, cha Clément không nhìn nhận quyền Bề Trên giáo phận của thừa sai Thomassin, Mep.
64
Cha Odorico de Collodi (Cố Phương) sinh ngày 7-9-1788, khấn dòng tại tu viện Phan Sinh ngành Capuxinô tại
Orta. Năm 1821 cha đến Cửa Hàn đi xuống miền Nam và làm việc tông đồ ở Cái Nhum với 2 cha dòng Phan Sinh
người Italia. Ngài bị bắt năm 1825 và bị dẫn ra Huế, bị giam tại Cung Quán, Khám Đường và cuối cùng bị đầy đi
Lao Bảo với thừa sai Jaccard.
ngưng sau năm 1834 và được tiếp tục trở lại cả hơn 100 năm sau. Trong khi đó đến năm 1836,
dòng Đa Minh có hơn 40 linh mục Việt Nam dưới quyền quản nhiệm của cha bề trên Amandi.65

VI. CẤM ĐẠO DƯỚI ĐỜI CÁC CHÚA (1690-1765)

1. Thời Kỳ Ngãi Vương


Ngày 18-1-1690 Ngãi Vương ban hành một chỉ dụ cấùm chọi gà và đạo Hoa Lang (Kitô
giáo).66 Tháng 7 năm ấy, Giám mục Laneau cho bốn linh mục Việt từ Thái Lan hồi hương. Đó là
các cha Maurô Lộc, Phan Sinh Vân (Nho), Emmanuel Lâu và Tađêo Nghiêm. Khi vừa về tới
giáo phận, bốn cha bị cáo là che giấu tại sở thương chính một số hàng hóa lớn, sẽ được trao cho
các thừa sai cách trộm vụng. Nội vụ tuy được dàn xếp xong, nhưng đấy chỉ là một việc làm có
tính cách khủng bố tinh thần, và hoạt động mục vụ của các cha sẽ bị theo dõi.
Ở giáo khu Kim Long tại Phú Xuân, giáo dân một thời gian đã phải di tản vì bị bắt bớ.
Khi thấy cha Laurensô Lâu đến, họ kéo nhau trở về Kim Long. Cha Tadêo Nghiêm về Quảng
Bình và rửa tội cho nhiều người. Cha bị bắt giam và phải mang gông 3 tháng. Cha Maurô Lộc vì
là lang y của quan nên được che chở và tránh được sự bắt bớ.
Cuộc bách hại đạo không lâu, vì cuối năm 1690 Nghĩa Vương mất, chỉ đụ cấm đạo đi vào
lãng quên. Cha Phan Sinh Vân qua đời một tháng sau khi về giáo phận. Từ 4 năm trước cha đã
mắc bệnh phổi. Khi về nước cha được trao cho cha sở Phủ Cam là cha Langlois săn sóc. Cha
Langlois đã biết cha Vân, và quí cha từ khi còn là chủng sinh ở Juthia.
Năm 1666 cha Bernardo de Giesu người Portugal đến Hải phố, bị bắt và bị đe dọa tử
hình, nhưng cuối cùng bị trục xuất. Nhưng hai năm sau cha lại xuất hiện ở Thăng Long, nơi đây
cha giảng dạy, rửa tội và giải tội được vài tháng. Cuối cùng cha lại bị bắt và bị trục xuất.67

2. Thời Kỳ Minh Vương68


Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1726) rất sùng Phật, và ngay từ khi lên ngôi đã
ngỏ ý cấm đạo: “Ta sẽ thiêu hủy hết nhà thờ, sẽ diệt hết các thừa sai, những người đến đây để
mua chuộc dân ta.” Sau khi nghe những lời vu cáo và xu nịnh, năm 1698 Minh Vương khởi sự
cuộc bách hại đạo. Một võ quan cao cấp dẫn cả 100 lính đến ngập nhà cha Langlois nói rằng:
”Chúng tôi được lệnh chúa thượng phá nhà thờ của ông, đốt hết sách vở, ảnh tượng và
cấm ông không được nói đến đạo Gia-tô cho dân xứ này. Ông đáng chết, nhưng chúa thương đại
lượng tha mạng cho ông và không phá nhà ông ở. Ông giữ đạo riêng với ông, và cứ tiếp tục giúp
đỡ người bịnh hoạn và nghèo khó như đã làm từ trước đến nay. Hãy suy nghĩ ơn đại lượng của
chúa Thượng và từ đây hãy cẩn thận”.
Cha Langlois bình tỉnh trả lời:
”Tôi hết lòng cám ơn chúa Thượng, nhưng còn một ơn lớn hơn cho tôi là tôi được hiến
mạng sống tôi cho Chúa Giêsu Kitô. Tôi đã chịu nhiều gian nan khổ cực khi tới xứ này, không
ngoài mục đích khác hơn là làm cho mọi người biết đến Đấng tạo dựng trời đất, nên tôi không
thể không giảng dạy về Đấng ấy cho những ai muốn nghe tôi... Các ông đã thấy tôi làm những gì

65
Nguyễn Hữu Trọng, Les Origines du clergé Vietnamien (Sài Gòn, 1959), trg 223.
- Gispert Marcos, Historia de las Missiones Dominicanas en Tungkin (Avila, 1928), trg 351.
66
J. Vermeulen, História Missionum Ordinis Fratrum Minorum Việt Nam (Roma, 1959), trg 91.
67
Ibid, trg 91.
68
Bùi Đức Sinh, op. cit., tập 2, trg 90-95 (roneo).
từ khi tôi đến xứ này, không ai kêu trách tôi điều gì, và hôm nay các ông đã xử với tôi như một
tên trộm cướp!”69
Viên sĩ quan cắt ngang:
”Đủ rồi! Người ta không phiền trách về những việc ông làm cho dân, chỉ trách ông tụ họp
đông người, đêm cũng như ngày, và sự say mê của ông muốn có nhiều người theo đạo. Chúa
Thượng không muốn người dân nào bỏ đạo tổ tiên đi theo đạo của ông. Chúa Thượng là chúa xứ
này, ông phải tuân lệnh.”
Trong khi đó, quân lính lục soát đồ đạc trong nhà ở và nhà thờ, nổi lửa đốt ảnh tượng,
sách vở. Trước cảnh đốt phá điêu tàn, cha không cầm được nước mắt khi nghĩ đến những hành
động này chắc chắn sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt. Sau cùng, viên võ quan cao cấp tuyên bố: ông
muốn tự do, phải nộp một nén bạc (khoảng 50 francs bấy giờ). Nhà truyền giáo lúc ấy chỉ còn
mấy bộ quần áo cũ rách, lấy đâu ra tiền để nạp; nhưng bạn bè của cha cố gắng thâu góp cho đủ
số bạc. Ông võ quan đút tiền vào túi thản nhiên ra đi, nhưng không quên truyền lệnh cho hai đội
quân ở lại tiếp tục đốt phá nhà thờ.
Cùng ngày, một toán lính khác đến nhà thờ cha Juan de Arnedo dòng Phan Sinh. Cha là
nhà toán học của vương phủ và là ngự y của Minh Vương. Lính tráng định đốt sách vở của cha,
nhưng cha can ngăn vì là những sách vở để nghiên cứu. Viên sĩ quan ra lệnh rút quân. Tại các
tỉnh, khoảng 200 nhà thờ bị phá bình địa, các vật liệu được đem đi xây cất đình chùa. Giám mục
Pérez có nhà thờ rất đẹp ở Hải Phố, cũng cùng chung số phận. Đức cha chạy đến trách cứ việc
phá phách bất công, khiến viên sĩ quan chỉ huy nổi giận ra lệnh bắt trói vị Giám mục, nhưng Đức
cha kịp bỏ chạy đến Hải Phố lẩn núp trong nhà giáo dân.
Sau nhiều cái chết đột ngột mà dân chúng cho là trời phạt, cuộc bách hại phần nào thuyên
giảm hơn trước. Viên võ quan cao cấp đứng đầu cuộc lục soát và phá nhà thờ của cha Langlois
vừa về tới nhà thì lâm bệnh nặng và chết sau đó 35 ngày. Viên sĩ quan đối đáp với cha hôm ấy
cũng chết sau 15 ngày. Người lính nắm tóc và trói cha, mấy ngày sau bị mù cả hai mắt. Một
người lính khác khi phá nhà thờ bị một cây gỗ lớn đè giập nát ngực. Viên sĩ quan chỉ huy cướp
phá nhà thờ Giám mục Pérez cũng lâm bệnh nặng. Trước khi tắt hơi ông hối hận và xin theo đạo,
nhưng ông chết trước khi chịu phép Rửa.
Ngày 2 tháng 11 cùng năm 1698, một trận bão mà xưa nay chưa từng lớn như vậy, tàn
phá khắp xứ. Hàng ngàn nhà cửa bị sập đổ, các dinh thự chùa chiền hư hại quá nửa. Trên 400
thuyền chuyên chở thóc lúa đến nạp thuế cho vương phủ bị sóng biển cuốn trôi mất tích, và hàng
ngàn thuyền bè ngang dọc bờ bể bị đắm chìm. Có hơn 100,000 người chết hoặc mất tích trên
sông biển hoặc bị chôn vùi dưới những đống đá gỗ đổ nát.
Hơn một năm sau, những tai họa nói trên dần dà phai mờ. Các sư sãi lại lập mưu vu cáo
người công giáo phá tượng Phật trong một số chùa chiền. Ngày 17-3-1700 Minh Vương hạ chỉ
dụ cấm đạo ác liệt hơn trước. Để giảm bớt con số công giáo ngày càng gia tăng, chúa buộc người
có đạo phải đóng sưu thuế gấp ba lương dân; làm phu phen tạp dịch lâu hơn và không được trả
tiền công; nếu là quân binh thì bắt giải ngũ hay giáng chức.
Giám mục Pérez phải ẩn trốn dưới thuyền dọc ven biển, tìm được một hang vắng trong
núi, dựng bàn thờ, và nơi đây người truyền chức linh mục cho một chủng sinh ở Thái Lan về.
Các thừa sai, lớp trốn tránh, lớp bị bắt. Theo chỉ dụ, 13 thừa sai ở Phú Xuân và tại nhiều nơi như
Đồng Nai, Tuy Hòa, Quảng Trị, lần lượt bị bắt: 5 cha dòng Tên Arnedo, Pirès, Belmonfé,
Candone và một cha ở Đồng Nai không rõ tên; 6 cha Pháp Langlois, De Capone, De Sennemand,
Ferret, Gouges và d’Estréchy; một linh mục người Macao tên là Nicolas Fonseca và Cha

69
Louvet, La Cochinchine Religieuse I (Paris, 1885), trg 315-341.
Launay, Histoire Générale de la Société (Paris, 1894), Q. I, trg. 402-409.
Lorensô Lâu. Chỉ có bốn nhà truyền giáo trốn thoát: Giám mục Pérez, cha Forget, cha Ansier và
cha dòng Phan Sinh Cordeiro. Bốn vị trorng số bị bắt chết rũ tù.70
Trong bốn linh mục Việt từ Thái Lan hồi hương năm 1690, chỉ còn hai cha Maurô Lộc và
Laurensô Lâu. Cha Lộc bị tầm nã gắt gao và cuối cùng cũng bị bắt cùng với hai thày giảng đã
lớn tuổi. Ban đầu, cha can đảm tuyên xưng Đức Tin, và bị tống giam cho chết đói cùng với 15
giáo dân. Sau nhiều ngày bị tra tấn đói rã, cha không chịu nổi cực hình và chối đạo làm hầu hết
đồng bạn xiêu lòng. Chỉ có bốn giáo dân vững tin và lần lượt gục chết là các ông Antôn Kỳ,
Vinh Sơn Lục, Tađêo Văn và Phaolô Sô. Cha Lộc được tha về nhà, sau khi bị chặt hai ngón tay
và cạo trọc đầu.71
Cha Lorensô Lâu phải trốn tránh nay đây mai đó và tìm cách nâng đỡ an ủi những tín hữu
bị giam cầm cho tới khi bị bắt cùng với nhiều giáo dân, trong đó có bà chị của cha tên Inê Huỳnh
Thị Thanh.72 Cha bị kết án giam tù cho chết đói. Nhưng sau ba ngày, một ông quan, là người
chịu ơn cha trước đây, phóng thích cha. Còn bà Inê phải giam đến chết đói, nhưng bà kiên trì
quyết chí giữ vững đức tin mặc dầu ông chồng và hai đứa con thơ của bà van lơn kêu nài thống
thiết. Bà mất ngày lễ Chúa Giáng Sinh năm 1700.73 Cùng với bà Inê, hằng trăm giáo hữu nam nữ
bị giam cầm ở Phú Xuân và các tỉnh. Gần 20 chứng nhân Đức Tin gục chết trong tù vào những
năm 1700-1701, gồm các thày giảng, thày đồ, thày lang, binh lính và tân tòng.
Tại một nhà tù ở một hòn đảo trên sông, các tù nhân khát nước đến khô cháy cổ họng,
kêu xin nước uống. Viên cai tù quát mắng: ”Đồ ngu xuẩn, nước ở chung quanh đây thiếu gì, chỉ
cần đạp thập tự là có nước uống.” Các tù nhân khẳng khái đáp lời: “Chúng tôi sẵn sàng mua
nước uống với bất cứ giá nào, nhưng chúng tôi thà chết khát chứ không bao giờ chối bỏ Thiên
Chúa của chúng tôi.”
Cha De Arnedo, quốc tịch Espanha, là nhà toán học và ngự y trong phủ chúa, nên được
tha sau ba ngày bị bắt. Nhờ ảnh hưởng và sự thuyết phục của cha, năm 1704 Minh Vương ngưng
cuộc bách hại. Các cha bị bắt được trở về địa sở cũ của mình và được tự do hoạt động như xưa.
Nhưng đến năm 1720, khi cha De Arnedo qua đời, lệnh cấm đạo trở lại.74 Cuộc bách hại
chỉ gắt gao vào những năm 1724- 1725 lúc cuối đời của bạo vương. Các thừa sai gọi cuộc bách
hại này là “bắt đạo roi mây,” hay “bắt đạo tiền bạc,” nghĩa là với mục đích khảo của, bắt người
công giáo để đòi tiền chuộc. Sự bắt đạo gắt gao nghiêm ngặt khiến giáo dân không dám công
khai liên lạc với các thừa sai, và không được tụ tập bất cứ nơi đâu. Cha Emmanuel Quintin SJ
dòng Tên phụ trách vùng đồng Nai bị bắt giam cho tới ngày Minh Vương mất. Chúa Nguyễn còn
ban hành chỉ thị trục xuất thừa sai, nhưng án lệnh được hoãn thi hành và cuối cùng bị lãng quên.
Trong thời gian bị bách hại, công cuộc truyền giáo và tông đồ bị gián đoạn rất nhiều. Địa
phận mất 5 thừa sai, một phần ba giáo hữu tử đạo hoặc chết đói trong tù, hoặc trốn lên rừng, và
cũng đã có một số chối đạo. Việc đào tạo linh mục cũng bị ngừng trệ. Vả lại, Giám mục Perez và
người kế vị là Giám mục Alessandro di Alexandris không sốt sắng trong việc đào tạo linh mục
bản xứ, vì các ngài nghĩ rằng người bản xứ chưa đủ căn bản và khả năng để lãnh thiên chức linh
mục. Nhưng gần cuối đời, Giám mục Alexandris thành lập chủng viện tại Thợ Đúc (1739-1750).

70
Pietro Belmonfé, người Ý, ngày 27-5-1700; Toussaint Ferret, người Pháp, ngày 21-6-1700; Pierre Langlois,
người Pháp, ngày 28-7-1700; và Giuseppe Candone, người Ý, ngày 25-5-1701.
71
Nguyễn Hữu Trọng, op. cit., trg 236-237.
72
Bà thuộc họ đạo Lâm Tuyền, tỉnh Khánh Hòa và là em ruột của cha Lorênsô Lâu. Khác hẳn bà Thánh Đê tên tục
là Inê Lê Thị Thành, người Thanh Hóa.
- Bùi Đức Sinh, op. cit., trg 94 (Roneo) nhầm lẫn bà Inê Lê Thị Thành với bà Inê Huỳnh Thị Thanh.
- Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng (New Orleans, 1987), tập I, trg 79 chỉ ghi bà Agnès là em cha Lorênsô.
73
Bonifacy, op. cit., trg 87.
74
BNLS, op. cit., trg 336. Đến năm 1721 chúa Nguyễn lại cấm đạo.
Năm 1726 Minh Vương mất, con là Nguyễn Phúc Chu (1726-1738) lên kế vị, tức Ninh
Vương. Chúa hạ chỉ thôi cấm đạo. Giáo Hội Đàng Trong được bình an một thời gian lâu dài.
Vào năm 1743, giáo phận có tất cả 300 nhà thờ, và tổng số giáo dân khoảng 70,000
người, trong đó có nhiều quan quân cao cấp trong triều. Tại kinh đó có 29 linh mục truyền giáo:
12 giáo sĩ dòng Tên, 6 thừa sai Pháp, 9 thừa sai dòng Phan Sinh, 2 tu sĩ Ý. Số thầy giảng người
Việt lên đến hơn 200. Riêng tại kinh đô Phú Xuân có được 5 ngôi nhà thờ.75

3. Võ Vương cấm đạo (1750)


Kế vị Ninh Vương là Võ Vương, một người có nhiều điều khó hiểu và mâu thuẫn. Võ
Vương là một học giả uyên bác, tính tình thân thiện, và giàu thiện cảm với các thừa sai, nhưng
đột nhiên thay đổi và xuống lệnh giết hại và cấm đoán người Công Giáo. Võ Vương kế vị Ninh
Vương từ năm 1737 đến 1765. Cuộc bách hại của Võ Vương có nhiều lý do.
Đã từ lâu, các nhà buôn ngoại quốc đến buôn bán ở Việt Nam như Pháp, Espanha,
Portugal, v.v. trong lúc giao dịch đã tạo ra nhiều rắc rối phiền phức khiến người Việt ghét họ.
Việt Nam là một dân tộc có văn hiến và người dân rất tỉ mỉ trong vấn đề gìn giữ nghi lễ xã giao
truyền thống. Bất cứ ai không giữ được hoặc coi thường những lễ nghi và truyền thống xã hội thì
người dân xem như chính mình bị khinh bỉ, bị chế nhạo và bị sỉ nhục.
Những nhà buôn Âu Châu trong lúc tiếp xúc với người Việt mà họ cho là mọi rợ, chẳng
những đã không tôn trọng lễ nghi và truyền thống xã hội mà còn có những cử chỉ thô lỗ, sỗ sàng
và gian xảo, cũng như không màng tới phong tục của Việt Nam. Do đó người Việt nảy sinh mối
ác cảm với người ngoại quốc, và ghét luôn cả các thừa sai vì họ cũng là người ngoại quốc. Từ
mối hiềm khích đó, người dân ghét luôn cả đạo và người theo đạo Công Giáo. Sau đây là một vài
thí dụ điển hình.
Năm 1749, triều đình Pháp gửi ông Le Poivre đến Phú Xuân để điều đình về các dịch vụ
thương mãi giữa hai nước. Vì thiếu khôn ngoan, lễ độ, lại không tế nhị nên Le Poivre không
thương thuyết được gì, lại còn làm cho triều đình rất bực tức với cách cư xử của ông.76 Thêm vào
đó, Võ Vương có một vị quan cận thần rất ghét người Công Giáo. Ông ta quả quyết với chúa
rằng: “Các thừa sai tuy với tính cách truyền giáo, nhưng một khi vào được trong nước rồi thì tìm
cách đem quân đội đến xâm chiếm...”
Ông quan này dám quả quyết như thế vì ông biết trường hợp đã xẩy ra tại Thái Lan, mà
cũng có liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Trường hợp đó như sau.
Theo lời yêu cầu của Phaulcon, tể tướng Thái Lan, ngày 27-9-1678, triều đình Pháp phái
Loubère và Desfarges cầm đầu quân đội Pháp đến Thái. Buổi bàn luận giữa các sĩ quan Pháp và
vua Thái Lan hòa nhã vui vẻ lúc ban đầu, nhưng sau cùng trở thành cãi vã ấu đả. Quân đội viễn
chinh Pháp bèn chiếm lấy các thành quách ở kinh đô Bangkok và thành phố Mergui. Dân chúng
Thái chống cự kịch liệt khi thấy người ngoại quốc đến xâm chiếm lãnh thổ họ. Một ông quan lớn
trong triều đình Thái tên là Phraphretsara, gọi tắt là Pitra-cha, thừa nước đục thả câu đem binh
lính bao vây cung điện, và tấn công quân Pháp xâm lăng lẫn quân bảo vệ hoàng gia. Hoàng gia bị
bắt, tể tướng Phaulcon bị giết, và vua Pranarai phải uống thuốc độc tự tư. Anh chị em nhà vua bị
bỏ vào bao và đánh chết. Sau đó, Pitra-cha tự phong mình làm vua và cưới con gái của Pranarai.

75
Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine, Documents Historiques II (Paris, 1924), trg 103 cũng biên chép
những con số tương tự.
76
Launay, op. cit., trg 213-226. Vài tác giả lại ghi chuyến thương thuyết của Poivre với Võ Vương thành công.
Xem:
- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 540.
- Hồng Lam, Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Ở Việt Nam (Sài Gòn, 1959), trg 21.
Sau lúc ổn định ngai vàng, Pitra-cha nghĩ cách đương đầu với Pháp. Ông bắt hai người
con của Desfarges làm con tin, và buộc hai đứa nhỏ viết thư cho cha chúng hay rằng: “Chúng
con sẽ bị giết nếu cha và quân đội Pháp không đầu hàng...” Quân đội viễn chinh Pháp lúc đó
đang chiếm gần hết lãnh thổ và hải cảng Bangkok, nhưng cuối cùng cũng bị bao vây và đầu
hàng.77
Quân Thái đại thắng và bắt luôn Giám mục Laneau, trước kia đã có lần sang Việt Nam
cùng với Giám mục Mahot. Dân chúng Thái kéo bừa ông trên một khoảng đường bùn lầy và để
ông nằm chết trên đống cỏ khô. Người Thái từ binh lính đến phụ nữ và cả trẻ con kéo đến, khạc
nhổ trên thân xác vô tội của ông để biểu lộ sự căm hờn quân xâm lược Pháp. Sĩ quan, binh sĩ, các
thừa sai và những nguời của triều đình Louis XIV phái đến đều phải đi quét đường, hốt rác trong
thành phố Juthia.78
Chính trong thời điểm đó, Ngãi Vương tự mình lên tiếng bênh vực người Công Giáo.
Những người chống Công Giáo dâng chúa Ngãi Vương một lá thư khuyến cáo chúa phải hết sức
thận trọng khi giao thiệp với các nhà truyền giáo. Đại ý bức thư nhấn mạnh và vu cáo việc Giám
mục Laneau và các giáo sĩ đồng đạo đã hỗ trợ trong cuộc xâm lăng Thái Lan của Pháp. Nhưng
Ngãi Vương sáng suốt, nên phớt lờ những lời vu khống đó. Võ Vương thì ngược lại, chúa tin
ngay những lời của ông quan cận thần. Thậm chí ông quan còn khuyên chúa noi theo gương vua
Kiến Long ở Trung Hoa, tống xuất vĩnh viễn các thừa sai ngoại quốc ra khỏi nước.79
Võ Vương phần thấy sự kiện xâm lược đã xẩy ra ở Thái Lan, phần biết việc vua Kiến
Long trục xuất các giáo sĩ ở Trung Hoa, và phần bất bình với cách cư xử của người ngoại quốc
đối với người Việt Nam, nhất là sau khi chúa gặp phái đoàn triều đình Pháp do Le Poivre dẫn
đầu.80
Võ Vương bắt chước vua Kiến Long, xuống mật lệnh bắt giữ tất cả 26 thừa sai. Sự bí mật
được giữ kín đến độ không một thừa sai nào trốn thoát, trừ cha Koeffler dòng Tên được tự do vì
cha là ngự y của chúa. Trong lúc bị giam cầm, một linh mục dòng Phan Sinh là Michel de
Salamanca từ trần lúc ông tròn 30 tuổi. Phần các giáo sĩ còn lại bị dẫn độ về Hải Phố để chờ tầu
về Macao. Rồi chúa thẳng tay trục xuất các thừa sai ra khỏi nước vào tháng 1 năm 1750.81
Kể từ đó, việc truyền giáo trong thời kỳ cấm cách đều do ba linh mục người Việt Nam
đảm nhận. Riêng cha Koeffler còn giữ được ngôi nhà thờ của ông, và dùng ảnh hưởng của mình
để giúp đỡ giáo hữu.82
Năm 1765 Võ Vương mất, cuộc bách hại được giảm đi dưới thời Định Vương Nguyễn
Phúc Thuần (1765-1777). Định Vương không chú trọng bắt đạo tích cực nên tình hình tông giáo
tươi sáng trở lại, mặc dù chỉ dụ cấm đạo và trục xuất thừa sai của Võ Vương vẫn chưa được
chính thức hủy bỏ. Những giáo dân bị án “phát lưu thảo tượng” (cắt cỏ nuôi voi) được trở về
nhà. Những người bị cầm tù muốn ra phải nạp tiền, vì thế nhiều người Công Giáo được trả tự do.

77
Launay, op. cit., trg 340-359.
78
Launay, op. cit., trg 362.
79
Launay, Histoire générale de la Société I (Paris, 1927), trg 362.
80
Pierre Poivre vào tu tại chủng viện Thừa Sai Paris ở Thợ Đúc, nhưng vì còn vương vấn thế giới trần tục nên cha
Bề Trên Armand Lfevre (GM Huế) không nghĩ Poivre có thể trở thành linh mục. Xem Nguyễn Văn Hội, Lịch Sử
Giáo Phận Huế (Huế, 1993), trg 134.
81
Theo Lê Thành Khôi trong Le Vietnam, Histoire et Civilisation (Paris, 1955), trg 394 thì có hai linh mục dòng
Tên được Võ Vương giữ lại là cha Xavier de Monteiro, một nhà thiên văn học, và cha Jean de Lureiro, tác giả cuốn
Flora Cochinchinensis. Giáo sĩ Koffler, người Tchécoslovakia, viết cuốn Historica Cochinchinae Descriptio, và khác
với giáo sĩ André Koeffler, SJ làm việc tại triều nhà Minh, Trung Hoa.
82
Trong thời kỳ bắt đạo này, nhà thờ họ Thợ Đúc không bị phá, kể cả 3 nhà thờ của các linh mục dòng Tên gồm nhà
thờ của LM Koffler ở Huế, một ở Hải Phố, và một ở Đồng Nai. Xem Launay, op. cit., II, trg. 265.

You might also like