You are on page 1of 16

CHƯƠNG BẢY

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG NGOÀI -


PHÂN CHIA GIÁO PHẬN

Giáo phận Đàng Ngoài được thành lập cùng với giáo phận Đàng Trong vào năm 1659.
Tới năm 1679 giáo phận Đàng Ngoài được chia tách thành hai giáo phận theo lệnh của Toà
Thánh: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.1
Từ năm 1659 đến 1776, các thừa sai Pháp giảng đạo không những trên lãnh thổ của Chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, mà còn trên lãnh thổ Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Sau đây là một số vị nổi
bật trong thời điểm này.

I. GIÁM MỤC FRANCOIS PALLU (1659-1679)

Sau khi được tấn phong Giám Mục tại Rôma, cha Francois Pallu liền trở về Paris. Trước
lúc qua truyền giáo tại Á Đông, cha sáng lập ở Paris Chủng Viện Truyền Giáo Ngoại Quốc
Paris.2 Tất cả thừa sai Pháp đến truyền giáo tại Việt Nam xuất thân từ chủng viện này ra. Xong
xuôi công việc tại Pháp, Giám mục Francois Pallu qua Á Đông ngày 3-1-1662 cùng với 9 thừa
sai. Hai năm sau, ngày 27-1-1664, cha tới Juthia, kinh đô Thái Lan lúc bấy giờ. Cha đau xót vì 5
thừa sai qua đời trong lúc hành trình, trong đó có Giám Mục Cotolendi. Bốn thừa sai sống sót
theo cha tới Thái Lan là Louis Laneau,3 Pierre Brindeau, Louis Chevreuil4 và Antoine Hainques.5
Ở Thái lan, cha gặp Giám mục Pierre Lambert De La Motte.
Louis Laneau làm Giám Mục tại Thái Lan và chứng kiến những nỗi khó khăn do hành
động đáng trách của quân đội viễn chinh Pháp gây nên. Còn hai thừa sai Brindeau cùng
Hainques đi truyền giáo tại Đàng Trong, nơi mà sẽ trở thành tổ quốc thứ hai của hai cha.
Lúc tới Thái Lan, Giám mục Francois Pallu nhóm họp tất cả các thừa sai Pháp để bàn về
việc truyền giáo. Buổi hội họp thảo luận về lời đề nghị của Giám mục De La Motte là tất cả các
thừa sai làm việc đoàn kết trong một giáo đoàn dưới sự điều hành của một cha bề trên chung và
cùng khấn hứa 3 điều: khó nghèo, trong sạch và vâng lời. Đồng thời các thừa sai phải nguyện
ngắm 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày, ăn chay thường xuyên kể cả ngày Chúa Nhật, phải kiêng rượu
và phải nằm đất.6 Sau một thời gian chần chừ suy nghĩ, Giám mục Pallu mới chấp thuận ý kiến
của Giám mục De La Motte, và phúc trình về Rôma để được phê chuẩn.
Điểm thứ hai mà tất cả thừa sai đều chấp thuận là thành lập một chủng viện ở Thái Lan
thu nhận các chủng sinh ở Đàng Trong, Đàng Ngoài hay Trung Quốc. Chủng viện ở Thái Lan
sau này phải dời về Hòn Đất ở Hà Tiên, và từ Hòn Đất đến Pondichéry.
Giám mục Pallu mong muốn các thừa sai Pháp cộng tác thân thiện chung với các giáo sĩ
Portugal, cách riêng các cha dòng Tên. Giám mục Pallu nhận thấy Mùa Chay năm 1664 là một
1
Marillier, Nos Pères dans la Foi 2 (Paris, 1995), trg 73.
2
Tiếng Pháp: Missions Étrangères de Paris (MEP).
3
Xem Chương Sáu, số II, C.
4
Xem Chương Sáu, số I, 2.
- Trương Bá Cần, Nguyệt San Công Giáo Dân Tộc (TPHCM, 10-2000), trg 94.
5
Xem Chương Sáu số I, 3.
- Trương Bá Cần, op. cit., trg 16.
6
Launay, Histoire Générale de la Société des Missions Etrangères de Paris I (Paris, 1894), trg 112.
cơ hội để biểu lộ sự cộng tác ấy. Cha yêu cầu cho thừa sai Pháp được giảng cả Mùa Chay ở kinh
đô Juthia, nhưng không được chấp thuận. Chỉ có hôm lễ kính Thánh Giuse và lễ Lá là tất cả các
thừa sai Pháp cùng với các giáo sĩ Portugal cùng nhau đi kiệu, và có ban nhạc người Portugal
đến chung vui.
Ở Thái Lan, các thừa sai Pháp có làm phép thêm sức cho một vài giáo hữu, còn rửa tội thì
rất hiếm. Vì các ông chưa thể vào Việt Nam nên Giám mục Pallu trở lại Rôma để trình bày
những khó khăn đang phải đương đầu, và việc muốn trở nên một giáo đoàn giảng dạy.
Giám mục Pallu cố gắng tìm đường vào giáo phận Đàng Ngoài nhưng thất bại vì đang
thời kỳ cấm đạo ngặt quá của chúa Trịnh. Cha cũng định sang Manila rồi nhờ đi một chiếc tàu
Portu-gal đến Đàng Ngoài, nhưng nhiều người ngăn cản vì ở Manila, người Portugal nghi kỵ
không ưa người Pháp. Sau cha lại tính đi qua ngã Lào, nhưng chính phủ Thái Lan không cho
phép vì sợ nhiều lộn xộn xảy ra. Cuối cùng cha cảm thấy mình vô dụng chẳng làm gì được ở
Thái Lan, và quyết định trở về Rôma năm 1665. Cha giao quyền lại cho cha Francois Deydier.
Tại Rôma, nhờ vận động khôn khéo, Giám mục Pallu đạt được những thành công khả
quan. Ngày 4-7-1669 Giáo Tông Clément IX ban hành sắc dụ đặc hứa các Giám mục Pháp có
thẩm quyền trên toàn lãnh thổ Thái.7 Như thế các giáo sĩ, thuộc bất kỳ quốc tịch nào, muốn làm
việc tông đồ đều phải nhận quyền của Giám mục Pháp. Quyết định này của Giáo Tông và những
giáo lịnh khác sau đó8 có lợi cho các thừa sai Pháp đã tạo nên những mối bất hòa giữa các giáo sĩ
truyền giáo ở Á Châu và làm cản trở công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ dòng Tên và dòng
Phan Sinh tại Việt Nam và Trung Hoa.
Ngày 13-9-1669, cũng chính Giáo Tông Clément IX ra đoản sắc Speculatores, xác định
thẩm quyền của Giám mục Pháp trên các giáo sĩ và thầy giảng. Theo đoản sắc này, các giáo sĩ
phải xin phép Giám mục trước khi làm việc tông đồ, và các thầy giảng giúp việc các thừa sai
thuộc quyền Giám mục, và chỉ khấn vâng lời Giám mục mà thôi. Nhưng Giám mục Pallu thất bại
trong việc xin Tòa Thánh chấp nhận đổi hội thừa sai thành một giáo đoàn thừa sai.
Giám mục Pallu quay lại Thái Lan năm 1670 và tìm phương thế để vào Đàng Ngoài.
Thuyền của cha lúc đi ngang bờ biển miền Trung, bị bão tố dạt tấp vào bờ biển Philippines. Hồi
ấy Espanha đã chiếm cứ xứ này và sắp sửa chuẩn bị đánh Pháp. Do đó người Espanha nghi cha
là một gián điệp Pháp dò la tin tức quân sự. Sau khi biết cha là một giám mục, cha vẫn bị cô lập
vì trong lúc khám soát, họ tìm được trong túi áo quần một số hồ sơ liên quan đến một công ty
thương mại Pháp ở India. Cha bị giam lỏng trong tu viện của các cha dòng Tên, và được các cha
dòng ân cần tiếp đón. Sau ba tháng, cha được di chuyển sang Madrid, thủ đô Espanha, để xét xử,
nhưng thuyền lại ghé Mêhicô năm 1675. Tổng Giám Mục Mêhicô đem vụ của Pallu ra xử và
tuyên bố rằng cha trắng án.
Ở Pháp, các thừa sai Paris sôi nổi về chuyện Giám mục Pallu bị bắt giữ, và gởi thư đến
Bộ Truyển Giáo, cho cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Đaminh, cho Colbert Thủ tướng Pháp, v.v.
yêu cầu trả tự do cho Giám mục. Cuối cùng Giám mục Pallu vẫn bị giải đến Madrid. Phiên tòa
phân xử trắng án cho cha và viên thuyền trưởng đã đưa cha đi, nhưng hàng hóa thì bị tịch thu.
Từ Madrid, Giám mục Pallu đến Rôma, kịp thời bênh vực hội truyền giáo Pháp vì chính
phủ Portugal phái đại sứ đến Rôma yêu cầu Rôma triệu hồi các giám mục Pháp. Rôma không
chấp nhận lời yêu cầu đó của Portugal. Đàng khác, ngày 10-10-1678, theo lời yêu cầu của Giám
mục Pallu, Tòa Thánh ban hành thêm đoản sắc xác nhận lại thẩm quyền tối cao của các giám

7
Sắc dụ Cum Sicut Accepimus, ban hành ngày 4-7-1669. Xem
- Jur, Pont, Prop Fide I, trg 390.
8
Cum sicut accepimus 1669, Speculatores 1665, Cum haec Sancta Sedes 1678.
mục Pháp tại Đông Á. Đó là các giáo sĩ thuộc bất kỳ dòng hay quốc tịch nào khi đến giảng đạo ở
Á Đông phải hứa nguyện tuân lời các giám mục.9
Tất cả các dòng đều lên tiếng phản đối sắc dụ đó, vì sắc dụ đối nghịch với nội quy lề luật
của dòng là linh mục dòng chỉ tuyệt đối tuân theo bề trên dòng mình.10 Vả lại, các giáo sĩ còn vịn
lý một số giám mục ở xứ truyền giáo đã bạc đãi xem thường các giáo sĩ. Tất cả yêu cầu Rôma
bãi bỏ sắc dụ này, nhưng mãi đến năm 1689, sắc dụ này mới được bãi bỏ.11
Sau 3 năm vận động của Giám mục Pallu ở Rôma, hai thừa sai Pháp Deydier và De
Bourges được cử làm giám mục ở Đàng Ngoài; Giám mục Laneau phụ trách Thái Lan; và Giám
mục Lambert de la Motte chăm sóc Đàng Trong cùng lãnh chức Quản Sự tất cả giáo phận ở
Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Cao Mên). Còn cha Pallu ngoài chức giám mục giáo phận Phúc
Kiến cũng làm Quản Sự tất cả các giáo phận ở Trung Hoa.12
Vua Pháp Louis XIV không hài lòng về nỗ lực của Giám mục Pallu buộc các giáo sĩ phải
thề hứa vâng lời giám mục, và từ chối không cho cha yết kiến. Kể từ đó, triều đình Pháp đình chỉ
mọi tài chánh cho các Giám mục Pháp và hội truyền giáo Paris, và không hỗ trợ bảo vệ họ khi
đương đầu với người Portugal và người Espanha.
Đang lúc lo lắng, cha Oliva, Bề Trên dòng Tên, viết thư cho cha De La Chaize thỉnh cầu
cha vận động vua Louis XIV đổi thái độ. Cha De La Chaize là một giáo sĩ dòng Tên, làm Tuyên
Úy của triều đình Pháp thời bấy giờ, và có ảnh hưởng nhiều đối với vua. Cuối cùng vua Louis
XIV bằng lòng cho các thừa sai Pháp thề vâng lời giám mục. Giám mục Pallu ghi ơn cha Oliva
và trở lại Á Đông. Giám mục từ trần tại Trung Hoa ngày 29-10-1684.

II . FRANCOIS DEYDIER VÀ JACQUES DE BOURGES


Ở GIÁO PHẬN ĐÀNG NGOÀI

1. Cha Deydier, Cha Chính Giáo Phận Đàng Ngoài (1666-1714)


Năm 1665, vì đi công tác ở Rôma, nên Giám mục Pallu tạm thời nhờ Giám mục Lambert
De La Motte trông coi Đàng Ngoài. Năm 1666, Giám mục De La Motte gởi cha Deydier đến
Đàng Ngoài trước còn cha sẽ qua sau. Cha Deydier là một linh mục có tài năng, thích hoạt động,
nhưng nóng tính, đôi lúc thiếu ôn hòa trong lúc hoạt động.
Ngày 20-6-1666, cha Deydier từ giã Thái Lan và ngày 30-7- 1666 đến sông Hồng Hà.
Đang lúc thuyền từ từ tiến lên Thăng Long , cha viết thư cho Raphael Rhodes, một người đã
được Cha Đắc Lộ rửa tội, và cũng là một ân nhân của Giáo Hội Đàng Ngoài. Được tin Raphael
liền hồi đáp rằng các giáo hữu sẽ đón tiếp ông như một thiên thần Chúa sai đến. Raphael, một
người giàu có trong vùng, mướn tàu Hòa Lan đi đón và rước ụcha về nhà mình trú ngụ. Tuy vậy
một người công giáo Nhật, Paulo de Vada, lại tỏ ra rất lãnh đạm với cha Deydier vì ông là một

9
Chappoulie, Aux Origines d’une Église II (Paris, 1948), trg 48. Cum haec Sancta Sedes do Giáo Hoàng Innocent
XI ban truyền.
10
Launay, op. cit., trg 249
11
Chappoulie, op. cit., trg 138. Năm 1723 GM Pháp Guisan từ chối ban năng quyền mục vụ cho các cha dòng Tên.
Xem
- Marillier, Nos Pères dans la Foi (Paris, 1955), Tập 3, trg 83.
12
Chappoulie, op. cit., trg 64-65, Ngày 15-4-1680, Giáo Hoàng Innocent XI cử Pallu làm Giám Mục Fukien. GM
Pallu đề nghị Bộ Truyền Giáo tấn phong giám mục bản xứ cho 4 vị ở Đàng Ngoài, 2 ở Đàng Trong, và 6 ở Trung
Hoa (Memoria III ngày 26-4-1678). Dự án được chấp thuận, nhưng phong trào chống tấn phong giám mục bản xứ
nổi lên mạnh mẽ ở Paris.
ân nhân của các cha dòng Tên và không nhận được tin báo gì của các cha về sự hiện diện của cha
Deydier.

2. Các Thầy Giảng Phục Quyền Cha Deydier


Vấn đề bận tâm nhất của cha Deydier là làm sao cho giáo hữu và các thầy giảng phục
quyền mình. Đối với các thầy giảng thì không khó gì. Cha yêu cầu các thầy giảng nhóm họp và
viết thư cho Giám mục De la Motte, xác quyết tùng phục quyền hành cha Deydier. Chính cha
cũng viết một lá thư phục tùng cho Giám mục De la Motte. Các thầy tuân theo lời cha. Cha
Deydier gửi hai thầy giảng đạo đức nhất là Bentô Hiền và Gioan Huệ đi học chủng viện ở Thái
Lan. Hai tháng sau Giám mục De la Motte phong chức linh mục cho hai thầy. Cha Deydier cũng
ước ao sao cho các thầy giảng khác được thụ phong linh mục khi có giám mục đến.

3. Công Cuộc Giảng Dạy ở Đàng Ngoài


Từ lúc cha Deydier đến Đàng Ngoài, cha phải cải trang mặc áo nhà buôn và sống cách
khổ sở ở Thăng Long. Cha chẳng ở một nơi nào nhất định: lúc thì ở nhà Raphael Rhodes, lúc thì
dưới thuyền. Dù vậy, cha cũng rửa tội được cho 758 người lớn. Cha dự tính đi viếng thăm giáo
dân trong các tỉnh nhưng vì năm ấy, 1667, Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng không cho sứ đi cống hiến
vua Lê chúa Trịnh khiến Trịnh Tạc xuất quân đi đánh. Việc kiểm soát trong lúc chiến tranh rất
nghiêm ngặt nên cha Deydier không dám liều lĩnh.
Đến cuối năm 1668, nhờ có hai linh mục bản xứ về phụ giúp, cha Deydier rửa tội cho
khoảng mười ngàn người. Ngày 23- 3-1669 cha Bentô Hiền rửa tội cho một bà vợ lẽ của chúa
Trịnh Tráng tên là Đức Lão Cảnh đã ngoài 69 tuổi.13

4. Cha Fuciti đến Đàng Ngoài


Sở dĩ cha Deydier tập họp được các thầy giảng14 của các cha dòng Tên là vì các cha đã bị
chúa Trịnh trục xuất từ năm 1663.15 Năm 1660 các cha dòng Tên Agnese và Rangel muốn vào
Đàng Ngoài nhưng thuyền chở hai cha bị hải tặc Tàu Ô cướp. Cha Agnese bị giết, còn cha
Rangel bị đốt chung với chiếc tàu. Mãi đến năm 1671 mới có vài cha dòng Tên trở lại Đàng
Ngoài, nghĩa là sau lúc cha Deydier đã tới năm năm.
Ngày 19-4-1669, một chiếc tàu Portugal đến thả neo ở Phố Hiến. Các nhân viên hải quan
lên khám tàu và hành lý. Trên tàu có ba cha Dominique Fuciti, trước kia đã giảng đạo ở triều
đình Huế, cha Balthasar de Rocha, và cha Philippe Fieschi. Cha Fuciti lên bộ và nhờ dân chúng
chỉ đường tới Thăng Long.
Chúa Trịnh khi nghe có tàu Portugal đến, phái một quan thái giám cùng đi khám tàu với
ông thị trưởng. Tất cả sách vở, tượng ảnh và đồ thờ phượng cùng với những lễ vật dâng lên cho
chúa bị tịch thu và được gửi về cho chúa Trịnh. Nhưng chúa xem xét các lễ vật rồi lắc đầu không
nhận vì lễ vật quá tầm thường không quý giá gồm một thùng nến trắng, hai cây vải xatanh, một
cây thêu bằng chỉ vàng và một cây dệt hoa. Ngoài ra còn có một hộp nhỏ bên trong có thư của
cha Louis de Gama, Bề Trên dòng Tên của tỉnh dòng Nhật Bổn, gởi cho chúa Trịnh. Trong thư
cha xin phép chúa cho các giáo sĩ ở lại giảng đạo tại Đàng Ngoài. Vì lễ vật xuềnh xoàng quá nên

13
Con số trên không quá đáng, vì năm 1667 các thừa sai và các thầy giảng đã rửa tội cho 7.080 người, riêng một
mình Deydier là 1.500 người. Xem
- Launay, op. cit., trg 135.
- Nguyễn Văn Trinh, Lược sử Giáo Hội Việt Nam (TPHCM, 1990), trg 113 (ronéo).
14
Launay, Histoire de la Mission du Tonkin. Documents historiques I (Paris, 1927), trg 31.
15
BNLS (Hà Nội, 1987), trg 318. Năm 1663 hai cha dòng Tên Borgès và Tissanier bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài.
chúa bực tức, chúa cáu tiết quát to lên: “Đó có phải là những lễ vật mà các ông dùng để mua
chuộc lòng dân không!”16
Trịnh Tạc truyền đem tất cả đồ đạc và lễ vật đốt ở Phố Hiến. Lệnh ra được thi hành vào
ngày 5-6-1669. Hai cha Rocha và Fieschi phải ẩn trốn để khỏi thấy cảnh vô đạo thương tâm đó.
Tất cả các sách đạo tượng ảnh đều bịỉ cháy ra tro. Những thánh giá bằng đồng không cháy thì bị
búa đập nát vụn ra. Duy chỉ có những tràng chuỗi bằng kim loại quí được lấy ra khỏi đống lửa.
Mấy chú lính gỡ thánh giá ra, và xâu chuỗi thành những sợi giây chuyền đeo tay.
Khốn nỗi ngày 14-6-1669, chúa ra chỉ dụ cấm đạo, ra lịnh đốt phá các nhà thờ và những
giáo dân bị bắt sẽ bị đập 50 roi. Ở các tỉnh phía nam Đàng Ngoài có tới 200 nhà thờ, nhà nguyện
bị thiêu hủy. Ngày 13 tháng 7 Trịnh Tạc lại ra lệnh cấm tàu bè ngoại quốc tới Thăng Long. Tất
cả tàu bè và những ai không phải là người Việt phải ở Phố Hiến.
Như thế cha Deydier phải cuốc bộ từ Thăng Long về Phố Hiến, và không thể liên lạc
được với giáo dân trong vùng. Hai linh mục người Việt là Huệ và Hiền phải gánh vác công cuộc
truyền giáo trong lúc này.
Cũng vào năm 1669, Giám mục Lambert De La Motte theo một chiếc tàu Pháp đi kinh
lược Đàng Ngoài thay thế giám mục Pallu. Cùng đi với cha có 2 thừa sai Jacques De Bourges và
Gabriel Bouchard.

5. Cha Fuciti và Cha Deydier


Đang lúc tàu Portugal đậu ở Phố Hiến, cha Fuciti lên Thăng Long, và gặp cha Deydier.
Cha Deydier liền cho biết ông là Cha Chính giáo phận Đàng Ngoài. Nhưng trớ trêu thay, cha
Fuciti cũng có một lá thư của cha Michel de Angelis, quản lý giáo phận Macao chứng nhận cha
Fuciti là Cha Chính các giáo khu miền Bắc.17 Tưởng nhớ rằng hồi ấy trong phạm vi giáo quyền
thì Đàng Ngoài thuộc về Macao, cũng như Đàng Trong thuộc về Malacca,18 hai nơi này là trụ sở
của các giám mục. Trong lúc tòa giám mục trống thì có một cha chính điều khiển giáo phận cho
tới khi có giám mục mới.
Cha Louis de Gama Bề Trên tỉnh dòng Nhật Bản có giao Fuciti một lá thư khuyên anh
em giáo hữu Đằng Ngoài hãy trung thành với các giáo sĩ dòng Tên. Cha De Gama viết rằng:
“Phải chăng một cô gái dòng dõi cao sang chỉ nên cưới một ông chồng ở một gia đình lương
thiện.”19
Cha Fuciti còn sẵn trong túi lời giải thích của cha Piccolo- mini20 về sắc dụ của Bộ
Truyền Giáo ban bố năm 1640. Theo sắc dụ này tất cả các giáo khu từ nay sẽ ở dưới quyền Bộ
Truyền Giáo. Năm 1646, Bộ Truyền Giáo ban thêm một chỉ dụ chấp thuận cho cha Bề Trên dòng
Tên được triệu hồi và thay thế giáo sĩ dòng Tên mà không cần xin phép Bộ Truyền Giáo, và chỉ
cần thông báo cho Bộ tên của giáo sĩ bị thay thế hay triệu về.

16
Thư của Deydier viết cho Pallu, trích trong Chappoulie, Aux Origines d’une Église I, trg 226, Paris, 1943.
17
Chappoulie, op. cit., trg 232.
18
Launay, op. cit., trg 203.
- Launay, Histoire générale des Missions I (Paris, 1894), trg 194. Cũng vì lý do ấy mà ngày 18-11-1673 Giáo Hoàng
Clément X ra sắc dụ miễn cho các giám mục Pháp khỏi phải lệ thuộc vào giáo quyền của tổng Giám mục ở
Goa. Ngày 7-6-1674, Tòa Thánh cũng gởi sắc dụ thông báo cho các nhà cầm quyền giáo hội ở Goa, Sao Thomé
và Macao về việc nói trên.
19
Chappoulie, op. cit., trg 232.
20
Bề trên tổng quyền dòng Tên. Xem:
- Daurignac, Histoire de la Compagnie de Jésus I (Paris, 1863), trg 349.
- Chappoulie, op. cit., trg 88.
Quản giải sắc dụ của Bộ Truyền Giáo 1640, cha Piccolomini kết luận rằng các giáo sĩ dòng Tên
được quyền truyền giáo ở bất cứ giáo phận nào dưới sự trông nom của Bộ Truyền Giáo mà
không cần phải xin phép Bộ hay Đại Diện Tông Tòa được Bộ bổ nhiệm. Các cha dòng Tên áp
dụng chính sách này ở Đàng Ngoài lúc đương đầu với các thừa sai Pháp là những nhân viên của
Bộ Truyền Giáo.21
Sự đóng góp của các cha dòng Tên cho Giáo Hội Việt Nam sẽ không bao giờ phai mờ
trong tâm trí giáo dân Việt Nam. Vì thế lúc cha Fuciti đến Hà Nội, giáo dân đón tiếp cha niềm nở
và nhận cha là Bề Trên của họ. Ngày 21-7-1669 cha Fuciti phúc đáp thư của cha Bentô Hiền viết
chúc mừng cha tới Đàng Ngoài bình an. Cha cho hay rằng đang thương lượng với cha Deydier.
Cha viết:
”Lúc xưa có hai người đàn bà tranh giành một đứa bé thơ và họ thưa kiện với vua
Salomon. Vua Salomon bèn xử xẻ đôi đứa bé và giao cho mỗi bà một nửa. Người đàn bà không
phải là mẹ nó chấp thuận án xử chia đôi đứa bé, nhưng bà mẹ thật nhất quyết không chịu và bằng
lòng nhường đứa con nguyên vẹn. Vua Salomon đã xử cho người mẹ thật được nhận đứa bé.
Tương tự như thế, các cha dòng Tên hy vọng rằng Chúa Giêsu, như vua Salomon ngồi trên ngai
tòa Phêrô, sẽ sớm trả Đàng Ngoài cho bà mẹ thật là các cha dòng Tên.”22
Ngày 01-10-1669 cha Fuciti nhận lời mời của cha Deydier đến hội họp để trao đổi ý kiến.
Trong buổi họp cũng có sự hiện diện của cha Bentô Hiền, vài thầy giảng và một số giáo dân có
tên tuổi.
Khai mạc cuộc họp, cha Deydier đọc sắc lệnh của Giáo Tông, đề cử cha Lambert De La
Motte làm Giám mục giáo phận Đàng Ngoài. Ban đầu, cha Fuciti nghi ngờ là sắc lệnh giả, nhưng
sau khi xem xét kỹ lưỡng các ấn ký của Tòa Thánh, cha Fuciti công nhận là của Giáo Tông.
Nhưng cha Fuciti quả quyết trong sắc lệnh này không có khoản nào bãi bỏ quyền hành của Giám
mục Macao trên Đàng Ngoài. Cha Fuciti lý luận rằng ngoài trừ Giáo Tông bãi chức hay thay thế
quyền hành của Giám mục Macao thì không ai có thể đòi hỏi hay nhận hưởng được quyền hành
này. Hai giáo sĩ Rochard và Fieschi trước khi về cũng trả lời cho cha Deydier ràng: ”Sắc lệnh
của Giáo Tông phong cho cha De la Motte làm Giám mục ở Việt Nam không có nghĩa là hủy bỏ
quyền lợi của Portugal ở Việt Nam mà các Giáo Tông trước đã ban. Vả lại các giáo sĩ phải chờ
đón lệnh Bề Trên của dòng.23
Cuộc họp đành giải tán trong lúc các ông chưa tìm được giải pháp nào để san bằng sự bất
đồng ý kiến đó.

6. Cha Marini và Cha Deydier


Lúc Giám mục Lambert De La Motte đi kinh lược Đàng Ngoài xong, cha về lại Thái lan
vào mùa xuân 1670. Cha Deydier và cha De Bourges lưu lại tại Phố Hiến trong cảnh nghèo khó
túng cực và gặp biết bao trở ngại.
Ông thị trưởng Phố Hiến rất ghét người có đạo, nên một hôm kia ông ra lệnh bắt cha
Deydier và một vài thầy giảng, rồi giam tù các ông trong 2 năm. Lính có tìm thấy trong người
của cha De Bourges một quyển tự điển của cha Đắc Lộ, nhưng không biết chắc cha là linh mục
nên tha.
Trong thời gian từ 5-12-1671 cho tới 15-10-1672, có 6,069 người được rửa tội. Mùa xuân
năm 1673 đang lúc Trịnh Tạc xua quân đi đánh chúa Nguyễn, các thừa sai tập họp tất cả các linh
mục Việt Nam và các thầy giảng ở Phố Hiến. Cuộc họp này có mục đích huấn luyện hàng giáo

21
Chappoulie, op. cit., trg 232.
22
Launay, Histoire de la Mission du Tonkin. Documents historiques I (Paris, 1927), trg 68.
23
Chappoulie, op. cit., trg 254.
sĩ. Các cha mong chờ Giám mục Pallu sẽ hiện diện vì biết cha đang ở Thái Lan từ ngày 27-5-
1673. Giám mục đến sẽ phong chức linh mục cho 8 hay 9 thầy, và độ 20 thầy sẽ được chịu các
chức nhỏ. Cha Deydier suy tính rằng các linh mục bản quốc rất cần thiết vì một ngày nào đó
chúa Trịnh sẽ trục xuất tất cả người ngoại quốc. Nhưng đến năm 1675, các cha được tin người
Espanha đang cầm tù Giám mục Pallu ở Philip-pines.24
Giả sử Giám mục Pallu đến được Việt Nam, cha sẽ vui mừng khi thấy nhiều thầy sẽ được
thụ phong chức linh mục, nhưng trái lại, cha sẽ phải đương đầu với nhiều gian nan khó khăn,
nhất là vào lúc cha Marini trở về Đàng Ngoài sau 13 năm vắng bóng.
Cha Marini về lần này với chức bề trên tỉnh dòng Nhật bổn, thay thế Giám mục Louis de Gama.
Cha Marini lúc bị trục xuất lần trước đã trở về Âu Châu và vận động ở Rôma để lấy lại quyền
hành của các cha dòng Tên tại Việt Nam. Tại Á Đông đâu đâu cũng có tiếng đồn là cha Marini sẽ
được chọn làm Giám mục Macao.
Năm 1671 lúc cha vừa đặt chân đến Đàng Ngoài thì đã bị bắt và bị giam tù 6 tháng ở Phố
Hiến. Cha dùng thì giờ rảnh để viết một lá thư dài 49 trang bằng tiếng Việt cho cha Deydier,
bênh vực thẩm quyền giảng đạo của các cha dòng Tên ở Á Đông. Lúc đó cha Deydier và cha De
Bourges cũng nhận được thư của Giám mục Pallu khuyên nhủ cần phải đối xử ôn hòa với các
giáo sĩ dòng Tên. Vì thế các ông đối xử với cha Marini rất ân cần, cố ý lấy lòng Marini, nhưng
cha Marini vẫn khăng khăng bênh vực quyền lợi của các cha dòng Tên trên lãnh thổ Việt Nam và
không cần biết đến bất cứ thừa sai nào không phải do triều đình Protugal gửi tới. Cha Deydier
biết vậy nên lơ đi và cha biết có đem sắc lệnh của Tòa Thánh cho cha Marini xem thì cũng vô ích
vì cha Marini chỉ nhận thức được dấu ấn của triều đình Protugal mà thôi.
Năm 1673, cha Marini bị chúa Trịnh đuổi ra khỏi Đàng Ngoài một lần nữa. Chính lúc ấy
hai giáo sĩ Ferreira và Pimentel mang sắc lệnh của Tòa Thánh cử cha Marini làm Giám mục
Macao. Giám mục Marini qua đời tại Macao năm 1682, tiếc rằng chưa làm được gì để phục hồi
quyền hành của các giáo sĩ dòng Tên.25
Cha Marini đi, nhưng các cha Fuciti, Ferreira và Pimentel còn trốn lại trong nước. Chỉ có
một phương pháp duy nhất để dàn xếp chuyện này được ổn thỏa và nhanh chóng là sự can thiệp
của Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên tại Rôma.

7. Tình hình Giáo hội Đàng Ngoài (1673-1740)


Những bất đồng ý kiến không làm cho các giáo sĩ bỏ quên sứ mạng tông đồ. Năm 1673
cha Deydier và cha De Bourges rửa tội cho 5,386 người, và năm 1674 cho 6,690 người. Lòng sốt
sắng của giáo dân không bị giảm chút nào vì nhờ có các linh mục Việt Nam. Số người rước lễ
trong 2 năm ấy lên tới 73,000 người.26
Các giáo sĩ dòng Tên cũng không kém gì. Một mình cha Pimentel đã rửa tội cho 1,600 người.
Cha mất đi trong lúc đang hăng say làm việc Tông đồ.
Năm 1677, Rôma chia Đàng Ngoài ra làm 2 giáo phận Đông và Tây, và lấy sông Hồng
làm ranh giới tự nhiên ở giữa. Cha Deydier được cử làm giám mục giáo phận Đông Đàng Ngoài,
còn cha De Bourges làm giám mục giáo phận Tây Đàng Trong. Nhưng lúc đó vì hoàn cảnh nên
hai giám mục đều phải trú ngụ ở Phố Hiến.

24
Xem Chương Bảy, số I.
25
Marillier, op. cit., trg 95 bàn luận về các cha dòng Tên, cha Fuciti (trg 95) và đặc biệt là cha Marini (trg 96) về vi
phạm điều răn thứ 6 và không nói đến việc Toà Thánh đặt Marini làm Giám mục Macao.
26
Chappoulie, Aux Origines d’une Église I (Paris, 1943), trg 355.
Sau khi bàn giao Đàng Ngoài cho hai tân giám mục, Giám mục Pallu lên đường đến Phúc Kiến,
Trung Hoa. Lúc đó tại Đàng Ngoài có 7 thừa sai Pháp, 11 linh mục Việt Nam và nhiều thầy
giảng, và khoảng chừng 200,000 giáo hữu.
Năm 1682, Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn lên thay, ra chỉ cấm đạo ngặt hơn.27 Giáo
dân không được hội họp cầu nguyện, không được treo ảnh tượng. Các linh mục Âu Châu bị tống
giam.
Tại Phố Hiến cha Deydier tranh thủ thì giờ huấn luyện một số thanh niên để trở thành
thày giảng hay linh mục. Cha có hình vóc vạm vỡ to lớn, nên giáo dân gọi cha là thầy Phan, còn
người ngoài công giáo gọi ông là tài Phan. Cha thường ăn mặc như một người dân buôn bán và
làm nghề sửa đồng hồ. Cha mất năm 1693.28
Sau đó Giám mục De Bourges phải cai quản cả hai giáo phận. Cha vận động Rôma xin
phong chức phó giám mục cho cha Joseph Phú. Vì công việc chồng chất, nên cha nhường giáo
phận Đông Đàng Ngoài cho các cha dòng Đaminh Espanha. Phần mình, cha đi Nghệ An và
thành lập một chủng viện tại Kỳ Lân.29
Năm 1696, có hai giáo sĩ dòng Tên, trước kia được chúa cho phép ở Bắc Việt, bị bắt và bị
trục xuất về Macao. Một trong hai cha là cha Jean Sequeira, qua đời vì kiệt sức tại Nam Ninh.30
Năm 1709, Trịnh Căn mất, Trịnh Cương lên ngôi.31 Mẹ Trịnh Cương rất tôn sùng đạo Phật, nên
năm 1712 nghe theo lời mẹ, Trịnh Cương cấm đạo nghiêm ngặt hơn hai chúa trước.32 Chúa
truyền phải nộp hết các đồ vật thờ phượng và trong thời hạn một tháng bổn đạo phải nộp giấy tờ
xuất giáo, bằng không sẽ bị thích tự trên trán bốn chữ: ”Học Hoa Lang Đạo.”33 Người công giáo
còn phải nộp 40 lạng bạc trả công cho người đã bắt họ.
Sắc dụ ấy ra, bốn thầy giảng bị bắt, bị đánh ở hai đầu gối và bị tù trong hai năm. Giáo sĩ
Le Royer tường trình rằng trong các sắc lệnh trước, các chúa không đá động gì đến hai giám mục
ở Phố Hiến, nhưng lần này chúa truyền cho ông trấn thủ phải trục xuất hai cha ra khỏi nước. Hai
cha cố gắng đút lót mất nhiều tiền của để vận động cho những người có uy thế che chở, nhưng
ông trấn thủ khăng khăng từ chối. Vả lại, ông ta có nợ giám mục De Bourges 200 lạng bạc nên
nhất quyết thi hành vương lệnh để chạy nợ.
Giám mục De Bourges và Giám mục phó Edme Bélot cùng thừa sai Francis Guisan bị bắt
bỏ xuống tàu sang Thái Lan. Lúc tàu đi ngang Thanh Hóa, một chiếc thuyền chở đầy chủng sinh
đến gần, và không biết bằng kế thuật gì mà họ tráo người, giải cứu được Giám mục Bélot cùng
thừa sai Guisan và đưa trở lại Thanh Hóa. Giám mục De Bourges và một số chủng sinh sang
Thái Lan. Ngài mất tại đó năm 1714, thọ 83 tuổi sau hơn 30 năm tích cực truyền giáo tại Việt
Nam.34
Ngay khi Giám mục vừa qua đời thì tiểu sử của ngài được gửi về Chủng Viện Hội Thừa
Sai Paris để xuất bản. Giám mục De Bourges sinh tại Paris năm 1631 và là một thừa sai nổi tiếng

27
BNLS, op. cit., trg 327.
28
Marillier, op. cit., trg 73. Francis = Phan; master Phan = thày Phan; merchant Phan = tài Phan.
29
Nguyễn Hữu Trọng, Les Origines du Clergé Vietnamien (Sài Gòn, 1959), trg 251.
- Launay, Histoire Générale de la Société des Missions I (Paris, 1894), trg 367.
30
Bonifacy, Les débuts du Christianisme en Annam (Hà Nội, 1920), trg 91.
- Marillier, op. cit., trg 99.
31
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 267-268 ghi Trịnh Căn mất năm 1709, nhưng theo
Trương Vĩnh Ký, Cours d’histoire Annamit II (Sài Gòn, 1877), trg 19 thì Trịnh Căn mất năm 1708.
32
BNLS, op. cit., trg 331, 332-336.
33
Cương Mục, quyển thứ XXXV, Dụ Tông, năm Vĩnh Thịnh thứ VIII.
34
Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam II (Sài Gòn, 1974), trg 162.
khôn ngoan trong các xứ truyền giáo ở Đông Nam Á. Ngài rất quan tâm đến việc đào tạo hàng
giáo sĩ bản quốc và thày giảng. Ngài rất hãnh diện phong chức cho 33 linh mục bản xứ. Ngài đã
có một đời sống gương mẫu, khiêm tốn, và năng cầu nguyện.
Khi ấy, giáo phận chỉ còn hai nhà truyền giáo già yếu, và được sự trợ giúp của các linh
mục bản quốc, cùng nhau chia sẻ những thống khổ gian nan trong cuộc bách đạo. Giám mục
Bélot và các linh mục cùng với các thầy giảng hóa trang dưới những bộ áo tàng hình đủ kiểu để
thực hiện tất cả mọi nhu cầu của giáo dân: Thánh Lễ, thăm viếng, giảng giải, an ủi và ban phát
các Bí Tích, kề cả phép Thêm sức khi cần. Hợp tác với các linh mục, thày giảng, còn phải kể đến
những công lao của các nữ tu Mến Thánh Giá.
Thành lập năm 1701, sau 31 năm dòng Mến Thánh Giá đã có tới 23 tu viện, rải rác khắp
hai giáo phận Đàng Ngoài nhất là ở giáo phận Tây Đàng Ngoài.35 Giám mục De Bourges đã có
lần nói:
“Nếu không bị cấm đạo, người ta sẽ thấy nhiều tu viện được xây cất và rất nhiều linh hồn
đạo đức gia nhập để sống đời tu hành.36 Điều đó không lạ, bởi vì theo như thừa sai Lepavec,
nhiều thiếu nữ bị các ông quan ngoại đạo hỏi làm vợ lẽ, họ đã giải quyết bằng việc đi tu.”37
Những công tác của các nữ tu rất cần thiết và ích lợi trong thời cấm cách. Họ giữ mối liên lạc
giữa các Giám mục và linh mục, và thay thế các cha hoàn tất những việc như rửa tội cho trẻ sơ
sinh, giúp người đau liệt, an ủi tù nhân, chứa giấu các linh mục bị truy nã, hoặc đem Mình Thánh
Chúa cho các tín hữu bị giam cầm.
Cuộc bách hại gây nhiều tai hại, hầu hết các nhà thờ bị tàn phá, đất đai nhà chung bị tịch
thu, với chủ đích không nhằm vào giáo dân mà là lùng bắt và trục xuất những nhà truyền giáo,
nhất là bậc lãnh đạo. Tuy nhiên một số thừa sai vẫn ẩn trốn được, và một số vẫn lén lút vào trong
nước nhờ sự giúp đỡ của giáo dân và các nữ tu Mến Thánh Giá.
Chính trong những năm cấm đạo đã xảy ra hạn hán mất mùa khiến lương cũng như giáo
oán trách nhà chúa vì cấm đạo nên bị trời phạt! Lời than trách đến tai chúa Trịnh, và chúa ra một
sắc lệnh cho phép dân theo 12 tôn giáo, trong đó có Kitô Giáo, còn được gọi là Đạo Hoa Lang.38
Nhờ vậy các tín hữu được bằng yên một thời gian.
Giám mục Bélot chỉ cai qu1ản giáo phận Đàng Ngoài 3 năm và qua đời năm 1717. Biên
niên sử thuật lại đời sống của cha rất khiêm tốn và đầy gian nan. Cha sống khắc khổ trong việc
ăn uống ngủ nghỉ, và còn mang thắt lưng sắt. Việc hành xác gây nên những cơn sốt rét dai dẳng
cả nửa tháng khiến cha hoàn toàn kiệt lực. Cha quý trọng đức trong sạch và đức thanh bần. Đức
tính hiếu hòa làm vui lòng tất cả những ai tiếp xúc với cha.
Năm 1718, thừa sai Francois Guisan, tốt nghiệp đại học Sorbonne, được Tòa Thánh đề cử
kế vị Giám mục Bélot. Mãi đếùn năm 1723, cha mới được tấn phong. Nhưng vừa được tấn
phong Giám mục, thì cha lâm bệnh và qua đời. Trong vòng 16 năm tiếp theo đó giáo phận Tây
Đàng Ngoài vắng bóng giám mục.
Trong giai đoạn bình an, Giáo Hội đã gặt hái được nhiều người tân tòng. Nhưng vào năm
1721 xảy ra chuyện một bà ở họ Kẻ Sặt chối đạo, bị dứt phép thông công. Bà ta bèn đồng lõa với

35
Tam Bách Chu Niên Kỷ Niệm Lập Dòng Mến Thánh Giá 1670-1970 (Sài Gòn, 1970), trg 19.
36
Launay, Mgr Retord et le Tonkin Catholique (Lyon, 1893), trg 265.
37
Nouvelles Lettres Édifiantes, cuốn V, trg 379.
38
“Hoa Lang Đạo” nghĩa là đạo của người Hòa Lan của Tây phương. Nhưng Trịnh Việt Hiền trong, Máu Tử Đạo
Trên Đất Việt Nam, trang 21 (1) cắt nghĩa rằng hồi ấy các người buôn bán ở xứ ta thường nhập cảng một thứ vải có
in hình cây khoai lang. Người Việt đặt tên nó là vải Hoa Lang và gọi luôn người theo đạo ấy là đạo “Hoa Lang” (hoa
khoai lang) tức Công giáo.
- Ravier, Sử ký Hội Thánh III (Hà Nội, 1934), trg 182 ghi là chúa cho phép 12 thứ đạo được tôn thờ, nhưng Trương
Vĩnh Ký, op. cit., trg 165 nói chỉ được 11 thứ đạo.
hai người nữa vu cáo người công giáo với Trịnh Cương. Mặc dầu đã tha đạo rồi nhưng lòng ghét
đạo vẫn chưa nguôi, thừa dịp chúa sai lính tráng đến vây làng Kẻ Sặt đến 4 lần, cướp của và bắt
hết giáo dân Công giáo giải về Thăng Long. Giáo dân bị buộc bỏ đạo, bắt “quá khóa,” nghĩa là
bước ngang qua Thánh Giá. Một số yếu đức tin sợ sệt làm theo, nhưng số đông bất khuất giữ
vững đức tin.
Trịnh Giang kế vị Trinh Cương và tiếp tục cấm đạo nghiêm khắc. Nhiều giáo sĩ dòng Tên
đã tử đạo dưới đời hai chúa này.
Trịnh Giang là một người dâm đãng, thích những nơi thanh vắng dễ làm thỏa mản những
đòi hỏi thể xác. Chúa cho xây hai ngôi chùa Hồ Thiên và Thương Hải, thật ra chỉ là hai hộp đêm
của chúa. Đang lúc giặc giã nổi lên khắp nơi với khẩu hiệu “Phò Lê Diệt Trịnh,” thì Trịnh Giang
vẫn điềm nhiên phạm tội với một vương phi của ông bố Trịnh Cương. Một hôm trong lúc vui thú
với thể xác, một tiếng sét đánh làm cho chúa run sợ và gục xuống chết...39
Trịnh Doanh lên ngôi năm 1740, vẫn tiếp tục chính sách diệt đạo. Nhiều quan quân muốn
thăng quan tiến chức mau lẹ nên bắt đạo ráo riết. Cũng vào năm 1740 cha Louis Néez được
phong giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài.

III. LAMBERT DE LA MOTTE ĐI KINH LƯỢC


GIÁO PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1669-1670)

1. Trịnh Tạc với Pháp Kiều ở Đàng Ngoài


Năm 1669, một chiếc thuyền Pháp tới Phố Hiến, trên đó có Giám Mục Pierre Lambert De
la Motte cùng hai thừa sai Jacques de Bourges và Gabriel Bouchard. Giám mục De la Motte đi
kinh lược giáo phận Đàng Ngoài thay thế Giám mục Pallu phải đi công cán ở Rôma. Đang lúc đi
đường, mọi người rất lo sợ gặp phải tàu tuần tiểu của chúa Nguyễn Hiền Vương vì Hiền Vương
hay tin thuyền Pháp ra Đàng Ngoài.
Giám mục De la Motte mặc áo đen dài còn hai thừa sai trang phục như người buôn bán.
Lúc đến cửa sông Hồng, tàu Pháp gởi người đến gặp ông trấn thủ ở Phố Hiến để trình diện thay
thế cho tất cả thủy thủ và hành khách trên tàu. Ông trấn thủ phái một hoa tiêu người công giáo
đến cầm lái hướng dẫn tàu đến Thăng Long. Chính người này giúp Giám mục De La Motte đưa
tin cho cha Deydier một cách nhanh chóng. Lập tức cha Deydier thuê một chiếc thuyền và phái
một số anh em bổn đạo tới giúp giám mục và trình bày tình hình lúc bấy giờ. Sách vở và các vật
dụng lễ lạy được đem đi trước khi nhân viên hải quan lên khám tàu. Vị thuyền trưởng tên Junet
cắt nghĩa cho nhân viên hải quan rằng các linh mục có phận sự coi sóc và chăm lo về vấn đề tâm
linh của những hành khách thủy thủ trên thuyền.40
Trong khi đó ở Thăng Long, cha Deydier khéo vận động với những người quen biết để
nhờ họ tạo ra trong triều đình một bầu khí thiện cảm ôn hòa đối với người Pháp. Chúa Trinh Tạc
tin rằng người Pháp còn mạnh hơn cả người Hòa Lan và người Por-tugal nữa, nên chúa cũng
phải ban những đặc ân cho người Pháp như chúa đã ban cho Hòa Lan.
Sự vận động ấy thành công mỹ mãn, nhưng lại làm cho cộng đồng Hòa Lan bực tức, vì
trước giờ họ giúp đỡ cha Deydier nhiều cũng như xưa kia đã giúp đỡ các cha dòng Tên. Vậy mà
bây giờ cha Deydier hành động không thuận lợi cho người Hòa Lan. Vì thế, họ báo lên triều đình
rằng trên tàu Pháp chấp chứa một giám mục và hai thừa sai Pháp. Nhưng may lúc đó, Junet đến
Thăng Long kịp thời và dâng lên chúa Trịnh lá đơn xin mở cửa hàng buôn bán ở Phố Hiến.

39
Trương Vĩnh Ký, op. cit., trg 174.
40
Launay, Histoire Génrale de la Société des Missions I (Paris, 1894),trg 138.
Chúa Trịnh không những chấp nhận đơn của Junet mà còn hứa sẽ cho công ty thương mại
của Pháp nhiều đặc ân nếu tàu Pháp năng tới lui buôn bán ở đây. Chúa cũng tặng biếu cho công
ty Pháp một số tiền để khai trương ngay một cửa hàng tại Phố Hiến.41 Hơn nữa, chúa còn mời
các người Pháp tới dự tiệc triều đình và dẫn các ông đi xem tập trận. Nhờ vậy mà người Pháp
mới biết được tính cách quân đội Việt Nam.
Cha Deydier thật vui sướng khi thấy chúa Trịnh hậu đãi người Pháp và liền viết thư cho
giám mục Pallu biết. Công ty thương mại của người Pháp sẽ lợi nhiều khi đến giao dịch tại Đàng
Ngoài. Và cũng nhờ việc buôn bán này mà việc truyền giáo cũng sẽ được dễ dàng. Các cha thầm
nghĩ như vậy.
Lúc tới Bắc Việt rồi, Giám mục Lambert De la Motte được biết về chuyện lộn xộn giữa
cha Deydier và giáo sĩ Fuciti dòng Tên. Nhưng chính bản thân ngài thì không gặp được cha
Fuciti.
Giám mục De la Motte tiếp rước nhiều bổn đạo trên chiếc tầu Pháp và đó là một dịp ban
phép thêm sức. Theo cha Marini thuật lại, giám mục hỏi các giáo hữu những câu trong sách lễ
nghi Thêm sức như ”Con có từ bỏ ma quỷ không?” Tiếp đó giám mục hỏi: “Con có từ bỏ các cha
dòng Tên không?” Nhưng tại Rôma, Giám mục Pallu khẳng định trước mặt một Hồng Y là Giám
mục De la Motte không hề hỏi như vậy.42
Ba việc quan trọng mà ngài làm được trong lần đi kinh lý này là phong chức linh mục
cho 7 thầy giảng, họp hội Công Đồng tại Dinh Hiến, Nam Định và lập Dòng Mến Thánh Giá.
Trong số các tân linh mục có một cha đã 68 tuổi Martin Mát.43 Cha được rửa tội lúc 27 tuổi.
Năm 1663, lúc các cha dòng Tên bị đuổi ra khỏi nước, các cha đã giao cho Martin Mát quản
nhiệm giáo phận Đàng Ngoài. Linh mục trẻ nhất là Vitô Văn Trí, mới 30 tuổi.44 Ngoài ra, giám
mục còn truyền chức nhỏ cho 48 thầy.
Đây là lễ truyền chức đầu tiên cử hành tại Việt Nam vào tháng 1 năm 1670 trong một
khoang thuyền đậu lênh đênh bên bờ sông Cái ở Phố Hiến.45

2. Hội Công Đồng ở Dinh Hiến, Nam Định (1670)

2.1 Công Đồng Dinh Hiến


Ngày 14-2-1670, Giám mục De la Motte tổ chức Công đồng I Giáo Phận Đàng Ngoài.
Dưới quyền chủ tọa của ngài, có Cha Chính Francois Deydier, hai Cha Jacques Bourges, Gabriel
Bouchard và 9 linh mục bản xứ tiên khởi ở Đàng Ngoài. Tất cả các quyết nghị lập thành một bản
luật, làm qui tắc hành động sau này cho các thừa sai và linh mục bản quốc trong giáo phận. Bản
luật Công Đồng sau đó được gởi sang Rôma và được Toà Thánh châu phê thành Sắc Lệnh “Sứ
Mệnh Tông Đồ” (Apostolatus Officium) của Giáo Tông Clementê X ngày 23-12-1673.

41
Marillier, Nos Pères dans la Foi I (Paris, 1995) trg 273 ghi chúa cấp đất cho công ty thương mãi Pháp.
42
Chappoulie, Aux Origines d’une Eglise I (Paris, 1943), trg 235.
43
Marillier, op. cit., trg 10. Martin Mát (1600-1684) được thụ phong linh mục tháng 1-1670, và được gửi đến Thanh
Hóa, Nghệ An, Bố Chánh, Lào và Bùi Chu.
44
Launay, op. cit., trg140-141.
- Marillier, op. cit., trg 14. Vitus Văn Trí (1638-1705) là thày giảng lớp thứ nhì của dòng Tên và được thụ phong
linh mục bởi cha Deydier năm 1670.
45
Nguyễn Văn Trinh, Lược sử Giáo Hội Việt Nam (Sài Gòn, 1974), trg 114 (ronéo).
- Marillier, op. cit., tập 3, trg 6.
2.2 Bản Qui Luật Công Đồng
Bản qui luật này chia làm 33 khoản. Điều khoản 1 và 2 qui định về quyền đại diện Toà
Thánh của Đức Giám Mục coi sóc giáo phận. Điều khoản 3 đến 18, bàn về tổ chức giáo phận,
các xứ đạo và Nhà Đức Chúa Trời.
Với bản Luật Công Đồng I giáo phận Đàng Ngoài, lần đầu tiên, hệ thống tổ chức Giáo
Hội Việt Nam được qui định thành luật. Bắt đầu từ sáng kiến của một số thừa sai Dòng Tên,
trong đó, cha Đắc Lộ đóng vai chính yếu. Công ơn của các thừa sai dòng Tên phải đáng được ghi
nhớ vì chính nhờ các ngài, mà tổ chức Giáo Hội Việt Nam mới biểu lộ những điểm rất đặc sắc.
Vài nét điển hình là tổ chức Nhà Đức Chúa Trời, nơi tập trung những hoạt động của các hội đoàn
trong giáo xứ; thành lập nội quy giáo xứ; tổ chức Thầy Giảng với địa vị trọng yếu trong công
cuộc truyền giáo; tổ chức xứ đạo với các trùm trưởng và các chức sắc, v.v. Những đặc biệt đó
khó tìm thấy ở các giáo hội khác trên thế giới.

3. Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá


Từ thuở Giáo Hội Việt Nam phôi thai khi các thừa sai dòng Tên còn hiện diện đông đảo
tại Việt Nam, cha Marini đã đề cập đến một số thiếu nữ muốn sống đời tu trì, hiến dâng trọn đời
cho Chúa và hoạt động truyền giáo. Nhưng các cha dòng Tên đã không công nhận họ như là
những nữ tu, và cũng không cho phép họ thành lập một tu hội như tổ chức các Thầy Giảng.
Cha Chính Deydier cảm thấy thái độ đó quá dè dặt, và luôn lưu tâm tới nguồn năng lực
truyền giáo của giới phụ nữ Việt Nam. Vào tháng 3 năm 1659, khi thăm xứ đạo Kẻ Mông, cha
kể:
“Tại một nhà xứ kia có ba thiếu nữ giữ mình trinh khiết sống chung với nhau và tuân theo
vài luật lệ mà tôi đã đặt cho họ. Tôi hy vọng Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta phương thế thành lập
một tu viện cho phái nữ, để ba thiếu nữ đó và những ai cùng chí hướng có thể đến chung sống và
cùng nhau trợ lực cho các cha trên lãnh vực tôn giáo.”
Trong chuyến kinh lý của Giám mục De la Motte, cha Deydier giới thiệu nhóm ba thiếu
nữ này với giám mục. Đức Cha không những phê chuẩn, mà còn tự tay soạn thảo cho nhóm một
bản qui luật đầy đủ hơn, và công nhận làm một Dòng nữ tu trong giáo phận Đàng Ngoài. Giám
mục Lambert De la Motte trở thành vị sáng lập “Dòng Mến Thánh Giá“ ở Việt Nam.
Như các Dòng nữ tu khác, chị em Dòng Mến Thánh Giá nguyện khấn ba nhân đức: khó
nghèo, trinh khiết và vâng phục. Các chị cũng theo lối sống cộng đồng trong từng nhà, không
quá 10 chị, dưới quyền một Mẹ Bề Trên. Phần giới thiệu của bản qui luật nhắn nhủ các nữ tu
rằng:
“Để tiến trên con đường trọn lành, các chị em hằng ngày sẽ nguyện ngắm về sự thương
khó Chúa Giêsu, để mỗi ngày nhận biết Chúa hơn, và yêu mến Chúa hơn. Các chị em sẽ hiến
dâng lời cầu nguyện và việc đền tội, hãm mình cho công cuộc truyền giáo.”
Dòng Mến Thánh Giá là một Dòng nữ tu truyền giáo với những hoạt động truyền giáo
thích hợp cho giới phụ nữ và tình trạng xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Trách nhiệm trọng yếu nhất của dòng là giảng dạy Lời Chúa trong Kinh Thánh cho trẻ
em và thiếu nữ thuộc gia đình Công giáo, và đồng thời, cũng cho phụ nữ ngoại giáo muốn tòng
đạo. Theo lối truyền giáo thịnh hành và rất thích hợp với xã hội Việt Nam lúc đó, các nữ tu
chuyên lo chăm sóc tận tình những kẻ bại liệt lương giáo với mục đích cứu vớt linh hồn họ. Các
chị cũng lo tìm cách rửa tội cho các trẻ nhỏ sắp chết của gia đình bên lương. Đi xa hơn nữa, các
chị có nhiệm vụ đỡ đần những người nhà trò, con hát và những người nữ trụy lạc thoát khỏi con
đường tội lỗi.
Ngày 19-2-1670, giám mục nhận lời khấn của hai nữ tu tiên khởi: Anê và Paula tại Phố
Hiến. Theo cha H. Ravier thì “tu viện đầu tiên” ở xứ Kiên Lao, tỉnh Nam Định, và thứ hai ở Bãi
Vàng, tỉnh Hà Nam. Vị nữ tu Bề Trên là Lina, một góa phụ đạo đức đã 45 tuổi.46
Sau lễ khấn đầu tiên, giám mục và cha Gabriel Bouchard vội vã theo tàu Junet kéo buồm ra khơi
hướng về Thái Lan. Cha Jacques De Bourges ở lại phụ Cha Chính Deydier. Tàu đến cửa sông
Cái thì gặp bão lớn phải ngừng lại.
Lợi dụng thời gian chờ đợi dứt trận bão, giám mục chỉnh soạn lại bản qui luật Dòng cho
hoàn hảo hơn. Ngài ký nhận và gửi kèm theo bản qui luật mới một lá thư cho hai chị Anê và
Paula với nội dung như sau:
“Mục tiêu chính yếu của đời sống tu trì là tiếp tục đời sống đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
và cầu xin với Người cho lương dân và cho người Công Giáo tội lỗi ăn năn trở lại, bằng những
lời kinh nguyện, bằng những việc ăn chay hãm mình, và bằng những dòng nước mắt của chúng
con. Chúng con phải luôn ghi nhớ rằng khi thi hành những công việc thánh thiện đó là chúng con
đang làm thay cho Chúa Giêsu Kitô.”

IV. GIÁO PHẬN ĐÀNG NGOÀI DƯỚI SỰ


ĐIỀU KHIỂN CỦA GIÁM MỤC LOUIS NÉEZ
(1740-1764)

Năm 1738, cha chính Louis Néez nhận được sắc Tòa Thánh phong Giám mục. Đức Cha
lúc ấy cảm thấy quản ngại sau vụ bốn giáo sĩ dòng Tên và một cha dòng Đa Minh bị bắt giam tại
kinh đô.47 Nhưng rồi Đức Cha vững tâm khi nhận được chứng thư “bảo lãnh” của người em thứ
sáu của vua Lê. Trên tấm giấy có những dòng chữ nguyên văn như sau:
“Tôi viết những dòng chữ này với sự kính trọng rất mực của tôi đối với Cha. Tôi được
biết Cha, vì tình thương, đã luôn luôn cầu nguyện cho tôi và tôi đã được hưởng nhiều ơn lành từ
các hành động nhân đức của Cha. Tôi đặt tin tưởng nơi Cha và thành tâm kính chào Cha.”48
Năm sau 1739, người em vua mời cha đến ban các Bí Tích sau hết cho bà vợ có đạo của
ông gần chết. Giám mục Néez cũng ban phép hợp thức hoá người đàn bà đã sống với ông chồng
ngoại đạo. Kể từ đó, ông hoàng liên hệ mật thiết với giám mục.
Năm 1764, giám mục lâm bệnh bại xụi. Một hôm đang lúc ông hoàng theo kiệu nhà vua,
khi ngang qua nhà Giám mục, ông kín đáo bỏ kiệu, đến Đức Cha Néez, lạy bốn lạy sát đất làm
mọi người có mặt rất ngạc nhiên. Ông hứa sẽ gởi thuốc chữa trị, nhưng không kịp thực hiện việc
làm bác ái nói trên, vì khi về tới nhà ông lâm bệnh nặng, xin chịu phép rửa, và ông được toại
nguyện.49 Có người thuật lại 4 ngày trước khi lìa trần, mặc dầu bị cơn bệnh dằn vặt đau đớn, ông

46
Lịch Sử Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán (Sài Gòn, 1970), trg 12 ghi chép hai nhà đầu tiên được thành lập là
Kiên Lao và Kẻ Bổn (Nam Định).
47
Xem Chương Tám, số 5.
48
Văn Khố MEP (Paris), cuốn 687, số 423.
- Launay, Histoire Générale de la Société des Missions Étrangères de Paris (Paris, 1894), cuốn I và II, trg 577.
- Bùi Đức Sinh, op. cit., trg 170-177 (Ronéo).
49
Văn Khố MEP, op. cit., cuốn 688, số 670, Paris. Launay, op. cit., trg 577. Việc ông hoàng trở lại đạo cũng được
cha Vinh Sơn Liêm OP đề cập đến trong lá thư đề ngày 17-6-1764 gởi cha Pedro Ire, bề trên tỉnh dòng ở Manila và
đức cha Bernado Votaris, Giám mục giáo phận Nuevas Segovia, Philippines. Trong thư cha Liêm biên rõ là người
em thứ hai của chúa nhưng Launay lại ghi là em thứ sáu.
hoàng đã tỏ ra rất sung sướng khi nghĩ đến đời sống vĩnh cữu trên thiên đàng đang chờ đón ông.
Ông cầu xin Chúa cho bình phục, và nếu được như ý ông quyết không bao giờ sợ xấu hổ
vì danh Thánh Chúa Giêsu.
Một người em khác của vua Lê, có các con theo đạo, mong ước được gặp Giám mục
Néez. Khi nghe cha đến ở một làng gần Thăng Long, ông hoàng lập tức tìm đến và hàn huyên
với đức cha suốt 3 tiếng đồng hồ, và còn xin được gặp lại. Khi về tới nhà ông gởi biếu đức cha
nhiều tặng vật. Một ông chú của chúa Trịnh vào đạo từ hồi còn thanh niên, nhưng lâu nay thờ ơ
đạo giáo, và được đức cha khuyên trở lại đời sống đức tin sốt sắng.
Mối dây liên lạc giữa các giáo sĩ với những người trong hoàng tộc mang lại cho các cha
một sự yên ổn tương đối. Các ông hoàng này không có quyền hành gì trong triều đình, và cũng
không ngăn cản được hay có nhiệm vụ nào khi các chiếu chỉ của chúa hay nhà vua ban hành.
Tuy nhiên, các ông có ảnh hưởng đối với các quan, nhất là ở các tỉnh, khiến những ông quan này
dễ chấp nhận sự yêu cầu của các ông hoàng, như điều giảm sự bắt bớ, giảm nhẹ nội dung những
tờ báo cáo, hay khoan nhượng với giáo dân. Dầu vậy, nơi nương tựa và sự phù hộỉ của các thừa
sai không phải là các ông hoàng hay các quan bạn bè, mà chính là sự phó thác vào Chúa Quan
Phòng: “Đem thân nương tựa Chúa Trời, vẫn hơn trông cậy ở người trần gian.”50
Năm 1740 cha Néez được tấn phong Giám Mục. Bên cạnh vị chủ chăn đáng kính có bốn
thừa sai rất đắc lực và nhiệt thành: cha Bertrand Reydellet51; cha Louis Deveaux một linh mục
đạo đức, thông thái và kham khổ; cha Jean Davoust một trong những linh mục thông minh có
đức tính kiên trì nhất của hội Thừa sai Paris; và cha Jean Louis Roux một nhà truyền giáo nhiệt
tâm với 16 năm rao giảng Tin Mừng. Khi cha Roux qua đời năm 1752, hai linh mục bản quốc và
11 thầy giảng thuộc khu truyền giáo của ngài viết một bài điếu văn dài ca tụng vị thừa sai nổi
tiếng này là “một linh mục bác ái, nhẫn nhục, kỷ luật, tận tâm giảng dạy, và được mọi người
lương cũng như giáo quí mến và kính trọng.”52 Năm 1746, Tòa Thánh đặt thừa sai Louis
Deveaux làm giám mục phụ tá đỡ gánh nặng cho Giám mục Néez.
Mối quan tâm hàng đầu của Đức Cha Néez là gia tăng con số hàng giáo sĩ Việt Nam.
Năm 1748, Đức Cha viết gởi lên Thánh Bộ Truyền Giáo như sau:
“Tôi nhận biết Thánh Bộ rất quan tâm đến hàng giáo sĩ bản quốc, một trọng điểm đã
được căn dặn kỹ lưỡng cho các đại diện Tông Tòa người Pháp khi Tòa Thánh sai đi đến miền
truyền giáo Đông Á. Vì thế với kinh nghiệm và gương sáng của những vị tiền nhiệm của tôi, tôi
đã đem hết tâm lựỉc để phát triển mạnh mẽ hàng giáo sĩ Việt Nam ngõ hầu Kitô Giáo sẽ đâm rễ
sâu trong đất nước này. Các cộng sự viên từ Pháp và tôi luôn tranh thủ thời gian và gắng sức vào
công việc thánh thiện hữu ích này. Để các chủng sinh của chúng tôi được yên tĩnh và an tâm học
hành, chúng tôi đã gửi các học sinh sang chủng viện Thánh Giuse bên Thái Lan học Latinh và
những môn học cần thiết cho chức linh mục.
“Năm 1744, ba học sinh dưới sự hướng dẫn của cha Bentô Nghiêm53 đi Thái Lan qua ngã
Macao. Một cơn bão buộc họ phải ở lại Đàng Trong, và mãi 3 năm sau mới tới Thái Lan. Đầu
năm 1745, mười học sinh nữa cùng hai thầy giảng dẫn đường cũng bị bão đánh giạt vào ven biển
Cao Mên, và nhờ có sự giúp đỡ của cha Simpliciano dòng Phan Sinh, họ đến được Thái Lan.
Năm nay (1748), chúng tôi trao 12 học sinh khác cho hai thầy giảng. Nhưng Thiên Chúa, Đấng
có những ý định mà con người không thể thấu suốt, đã xếp đặt khác với sự trông đợi của chúng

50
Ca vịnh, 118, 8.
51
Marillier, Nos Pères Dans la Foi Annuaries (Paris, 1995), trg 86.
52
Launay, op. cit., trg 584-587.
53
Marillier, op. cit., trg 35. Bento Nghiêm (1700-1763).
tôi. Trên ven biển Đàng Trong, họ bị bắt, và sau 3 tháng bị giam giữ, họ được dẫn đến ranh giới
và bị trục xuất ra Đàng Ngoài. Chúng tôi chưa biết trước được vụ này sẽ kết thúc ra sao.”54
Giám mục Louis Néez qua đời năm 1764 sau 25 năm cai quản địa phận với nhiều thăng
trầm. Giám mục phụ tá Deveaux đã mất từ ngày đầu năm 1756 .
Đức Cha Bertrand Reydellet (1764-1780), lên kế vị Giám mục. Tên Việt của cha là đức
thầy Bê. Vị tân giám mục nhận quyền giáo phận vào những năm tương đối yên ổn, mặc dù chỉ dụ
cấm đạo vẫn không bãi bỏ. Giám mục thiết lập một chủng viện ở Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị) trong tỉnh
Nam. Năm đầu tiên 15 đại chủng sinh và 40 tiểu chủng sinh được thâu nhận. Cha Nicolas Bricart
giữ chức giám đốc nhiều năm, rồi đến cha Philippe Sérard mộỉt linh mục đạo đức, thông thái và
có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục.
Khi Đức Cha lên cầm quyền có 29 linh mục bản quốc, và tăng lên 34 vào năm 1770.
Giám mục Hilario di Giêsu giáo phận Đông Đàng Ngoài đến thăm chủng viện, có nhận xét như
sau:
“Chủng viện Kẻ Vĩnh đã được thiết lập trên nền tảng vững chắc và được điều khiển một
cách khôn ngoan. Các linh mục bản quốc đông và tốt, các chủng sinh, phó tế, phụ phó tế, thầy
bốn đều khiêm tốn và vâng phục. Nhiều thày nói tiếng Latinh giỏi.”55
Giám mục Reydellet cũng như các vị tiền nhiệm rất quan tâm đến việc đào tạo các thầy
giảng lưu động, những người mà các ngài đòi phải có đức độ, liêm khiết, học thức, khiêm tốn và
khéo tay. Số các thầy này trên 100, là những cộng sự viên đắc lực của các linh mục trong thời
bình cũng như thời bách hại. Dòng nữ Mến Thánh Giá cũng được Giám mục lưu tâm và giúp cho
phát triển. Trong hai giáo phận Đàng Ngoài có 26 nữ tu viện với khoảng 250 đến 300 nữ tu.56
Có ba thừa sai phụ trách công việc truyền giáo. Cha Michel Savary trong tỉnh Nghệ An
và các tỉnh ven biển. Cha Francois Viard chỉ hoạt động được mấy năm, và vì sức khỏe suy yếu
phải trở về Pháp, rồi qua đời năm 1770. Cha Antoine Thiébaud phụ trách các tỉnh Thanh Hoá,
Sơn Nam. Số người vào đạo khá đông. Ba cha rửa tội từ 500 đến 700 người mỗi năm, có năm
đông hơn. Năm 1770 được 861 người. Giám mục Reydellet còn nghĩ đến việc truyền đạo sang
Lào nơi có nhiều giáo dân Việt ẩn trốn sang đó trong thời kỳ bách đạo, mặc dầu Lào không
chung đất với giáo phận Tây Đàng Ngoài. Đức cha khởi sự bằng việc sai đi hai thầy giảng, và sẽ
phái các linh mục đến sau. Nhưng việc đó không thực hiện được bởi tình hình chính trị trở nên
đen tối ngay trong giáo phận.
Tình hình chính trị và xã hội trở nên xấu vào cuối thời Trịnh Sâm (1767-1782): Giặc giã
nổi lên ở các tỉnh, thiên tai trút xuống như bão lụt, đói khổ, ôn dịch, và những băng cướp có tổ
chức lộng hành khắp nơi. Nhà chúa bỏ trưởng lập thứ gây mâu thuẫn ngay trong phủ liêu. Giám
mục Reydellet mô tả tình hình giáo phận lúc ấy với những nét chính như sau:
“Chúng tôi không còn nhà chung, chủng viện, trụ sở, nhà cửa, nhà thờ... tất cả đều bị
cướp phá. Nhiều linh mục bản quốc phải lo ẩn trốn. Giám mục, linh mục, thầy giảng bị truy lùng,
có phần thưởng dành cho những ai bắt đuợc những vị này. Phần đông chúng tôi không biết phải
ẩn náu ở đâu nữa. Những người mang tin tức đều mất tích bí mật; kẻ bị đốt, kẻ khác bị chôn sống
và nay mối trắng đang đục khoét thi hài họ. Nghèo đói chồng chất lên nghèo đói, khốn khó
chồng chất lên khốn khó. Các nữ tu Mến Thánh Giá phải vác những Thánh Giá mà họ không còn
sức để vác nữa. Những nữ tu trẻ tuổi được trả về gia đình, còn những nữ tu già cả phải phân tán,

54
Văn Khố MEP, op. cit., cuốn 687, số 616.
- Louis Néez, Document sur le Clergé Tonkinois du XVII et XVIIIe siecles, (Paris, 1925).
55
Launay, op. cit., trg 67.
56
Ibid, trg 152-153.
ở nhờ trong những nhà giáo dân. Giáo dân khắp nơi là những nạn nhân của người ngoại đạo và
các quan. Kết quả là 42 người đã bị bắt dẫn lên kinh đô và một số bị án khổ sai chung thân.
“Những giáo dân trung thành mất hết của cải, bị tống tiền và bị những tấm sắt nung đỏ áp
vào mặt in bốn chữ “Học Hoa Lang Đạo.” Một số còn bị giam giữ ở kinh đô. Chúng tôi phải mất
nhiều tiền để chuộc họ, nhưng chúng tôi đã phí công mất tiền vô ích vì người ta nói họ sẽ bị
chém đầu. Chính quyền cứ đòi người tín hữu phải làm tờ khai bỏ đạo, phải xây cất chùa chiền,
phải đắp tượng thần phật, v.v. Chúng tôi chưa hề thấy một cuộc bách hại nào độc dữ đến như
vậy. Độc tài, bất công, bất nhân và bóc lột đang thắng thế và bao trùm khắp nơi. Công lý bị đè
bẹp, sự thiện không còn thấy đâu nữa.
“Xin Thiên Chúa dùng quyền uy Người sửa lại những rối loạn đang làm điêu đứng đất
nước khốn khổ này và tái lập trật tự công bình, bình đẳng và đạo thánh của Người.”57
Giám mục Reydellet qua đời ngày 18-7-1780, khi chưa được nhìn thấy những ngày tươi
sáng hơn tại giáo phận Tây Đàng Ngoài.

57
Văn Khố MEP, op. cit., cuốn 690, số 841.
- Launay, op. cit., trg 140-142.

You might also like