You are on page 1of 16

Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

MỤC LỤC LỜI GIẢI ĐỀ THI LOGISTICS

Phân biệt 3PL và 4 PL. Cho ví dụ và phân tích sự khác biệt giữa 3PL và
4PL..........................................................................................................3
Phân biệt giữa 3PL và 4 PL..................................................................3
Giống nhau:.........................................................................................3
Những quá trình cơ bản nhất của Quản lý chuổi dây chuyền cung ứng
là gì?.......................................................................................................3
1. Sản xuất:.........................................................................................3
2. Vận chuyển: ....................................................................................4
3. Tồn kho: ..........................................................................................4
4. Định vị: ...........................................................................................4
5. Thông tin: .......................................................................................4
Những yếu tố nào cần thiết để hình thành một nhà cung cấp logistics,
một nhà cung cấp dịch vụ logistics mạnh?.............................................5
Trình bày chi tiết quy trình thủ tục cung cấp 1 dịch vụ logistics mà bạn
biết (đã trình bày trong tiểu luận)..........................................................7
Trình bày các đối tượng (nhân tố) tham gia vào một chuổi cung ứng từ
nguồn nguyên liệu cho đến việc giao sản phẩm cuối cùng cho khách
hàng?......................................................................................................8
Trình bày các hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát hàng hóa, dịch
vụ và khách hàng mà các nhà cung cấp logistics sử dụng hiện nay.......9
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các mức điều kiện trong nhóm F
(hoặc nhóm C), ghi rõ mức điều kiện tăng dần đó ...............................10

Lê Đức Lợi ~ 1~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

3PL 4PL

Cung cấp dịch vụ mang tầm Hoạt động mang tính chiến
chiến thuật hoặc hơn một chút, lược không chỉ cho chuối cung
thường vào một số mắt xích nào đó ứng của khách hàng, mà còn cho
trong chuỗi cung ứng sự phát triển của chuỗi cung ứng
ấy phù hợp với tầm nhìn chung
Bất kỳ hay toàn bộ quy trình của công ty
vận động dòng chảy vật chất trong
chuỗi logistics mà có thể được thuê
ngoài cho các công ty 3PL dựa trên
cái gọi là Thỏa Thuận Về Cung Cấp
Dịch Vụ (Service Level Agreement) Là một thực thể riêng biệt
, thì theo định nghĩa trên 3PL sẽ được thành lập như là một liên
chịu trách nhiệm hoàn thành doanh hay trên cơ sở những hợp
những mục tiêu mang tính chiến đồng dài hạn giữa khách hàng
thuật chính và một hoặc một số đối tác
Việc thuê một công ty 3PL có khác. Các công ty 4PL đóng vai
thể đem lại lợi ích cho một số mắt trò là cầu nối duy nhất giữa khách
xích trong chuỗi cung ứng. Xét cho hàng và các nhà cung cấp dịch vụ
cùng, nhưng hoạt động mang tính khác
chiến thuật này không thể là giá trị
cốt lõi của khách hàng, và thường
được quản lí bằng cách thuê ngòai Còn 4PL, thì ngược lại, đảm
để đảm bảo chi phí thấp nhất. nhận vai trò quản trị chiến lược và
Nhưng quản lí các hoạt động chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi
logistics riêng lẻ ấy với mục đích cung ứng của khách hàng, nghĩa
giảm chi phí nhưng thực tế lại làm là tập chung cải tiến hiệu quả quy
tăng chi phí, hoặc làm giảm chất trình và vận hành toàn bộ chuỗi
lượng dịch vụ ở đâu đó trong chuỗi cung ứng và logistics. Việc quản lí
cung ứng. tất cả các hoạt động phức tạp
trong chuỗi cung ứng chính là giá
Ví dụ: công ty 3PL thường trị cốt lõi mà các công ty 4PL có
mang tính chiến thuật này thường thể đem lại cho khách hàng của
cơ bản gồm vận tải, dịch vụ kho mình.
bãi, gom hàng nhanh (cross-
docking), quản lí tồn kho, đóng gói Ví dụ: Công ty 4PL thì mang
hay giao nhận vận tải tính logic và chặn chẽ hơn 3PL là
công ty bao hàng toàn bộ chuỗi
cung ứng từ sản xuất hàng, gom
hàng, kho bãi…Tất cả do một
công ty đảm nhận
Lê Đức Lợi ~ 2~ Good Luck
Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Phân biệt 3PL và 4 PL. Cho ví dụ và phân tích sự khác
biệt giữa 3PL và 4PL.
Phân biệt giữa 3PL và 4 PL
 Khác nhau

Giống nhau:
Cả hai hoạt động 3PL và 4PL nói chung đều có điểm giống là
nằm trong một chuỗi cung ứng hàng hóa, có sự hợp tác của nhiều dịch
vụ kèm theo. 4PL cũng cần phải thực hiện một số chức năng của 3PL
ngay trong mạng lưới chuỗi cung ứng của khách hàng.

Những quá trình cơ bản nhất của Quản lý chuổi dây
chuyền cung ứng là gì?
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các
thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong
dây chuyền cung ứng:
- Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)

1. Sản xuất:

Lê Đức Lợi ~ 3~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ
sản Phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ
yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị
thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

2. Vận chuyển:
Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu,
cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự
cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được
biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có
6 phương thức vận chuyển cơ bản
- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới
hạn về địa điểm giao nhận.
- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về
địa điểm giao nhận.
- Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
- Đường hàng không: nhanh, giá thành cao.
- Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá
vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng
hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..).

3. Tồn kho:
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào.
Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty
bạn. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao
nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của
công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.

4. Định vị:
Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào
là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự
thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản
xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

5. Thông tin:

Lê Đức Lợi ~ 4~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của
bạn. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả
chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ
không thể phát huy tác dụng. Bạn cần khai thác thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần
thiết.

Những yếu tố nào cần thiết để hình thành một nhà cung
cấp logistics, một nhà cung cấp dịch vụ logistics mạnh?
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố:
nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
- Nhà cung cấp: Là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên
liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông
thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực
tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các
công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà
cung cấp dịch vụ.
- Đơn vị sản xuất: Là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và
áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các
nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng
hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của
dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: Là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.

 Để trở thành một nhà Logistics mạnh thì ta cần các yếu tố
sau đây:
+ Lên kế hoạch cung ứng/hậu cần khi hoạch định chiến lược
Giao hàng với tốc độ tối đa mà công ty có thể
Phát triển quan hệ tốt với mỗi quốc gia nơi mà công ty sẽ cung
ứng trong tương lai, hoặc các nước đã có trụ sở của công ty, để có thể
sử dụng nguồn cung ứng các nước này.
Chọn đường đi thích hợp để cung ứng dễ dàng, mau lẹ, ít tốn kém
nhất.
Ví dụ:
+ Trường hợp 1

Lê Đức Lợi ~ 5~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Công ty hóa chất Nalco đã thay đổi phương thức mới giúp vận
chuyển sản phẩm đến khách hàng an toàn hơn. Trước đó, sản phẩm
hóa chất của họ được đựng trong những thùng chứa hình ống, cần cẩn
thận tối đa khi vận chuyển, do rất dễ đổ vỡ, gây nguy hiểm. Nhận thấy
vấn đề, các kỹ sư của Nalco đã nghiên cứu sản xuất loại container
bằng kim loại không rỉ gọi là Porta Feed, giúp vận chuyển an toàn,
nhanh chóng, và tiết kiệm chi phí hơn. Lợi thế trong vận chuyển này
giúp Nalco giành thị phần của nhiều đối thủ khác.
Hiểu rõ đặc tính sản phẩm, và biết đầu tư tìm giải pháp công
nghệ mới, ban quản trị Nalco đã gặt hái thành công lớn trong kinh
doanh.
+ Trường hợp 2
Sears Logistics Services (SLS), một chi nhánh của Sears, Roebuck
& Company đã tạo lợi thế cạnh tranh nhờ dịch vụ giá trị gia tăng. Ngoài
đầu tư vào công nghệ ứng dụng trong logistic, và phát triển nhân sự,
SLS có thể phân phối sản phẩm tại bất kỳ cửa hàng nào nhờ hệ thống
kệ-sẵn-sàng. Cải tiến này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
lưu kho, mà vô tình còn thúc đẩy các chi nhánh bán lẻ tự quảng cáo
cho công ty. Một ví dụ điển hình về sự khác biệt trong dịch vụ của
Sears khiến khách hàng hài lòng: một chiếc máy giặt được đặt mua lúc
3 giờ chiều sẽ nhanh chóng được giao và lắp đặt vào sáng hôm sau.
+ Kiến thức là sức mạnh
Các công ty ngày nay muốn thành công, cũng phải lập ra các tiêu
chuẩn giới hạn, có kế hoạch đào tạo, huấn luyện đội ngũ để nắm bắt
thông tin, thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tuy
nhiên, không nên dựa hoàn toàn vào các tiêu chuẩn khi phát triển giải
pháp đổi mới. Các công ty cần liên tục thay đổi mới có thể đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng.
+ Phát triển công nghệ mới
Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng
lợi nhuận là chiến lược đúng đắn. Môi trường kinh doanh thay đổi liên
tục và phức tạp đã cung cấp thêm nhiều lựa chọn về công cụ kỹ thuật
và dịch vụ cho các công ty. Thách thức đặt ra cho các công ty là lựa
chọn đúng công nghệ tiên tiến cần thiết, và khai thác tối đa hiệu quả
của chúng.
+ Trung tâm quản lý duy nhất

Lê Đức Lợi ~ 6~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Các CEO hiện đại không nên tự mình đảm nhận chức năng quản
trị logistics, mà nên bổ nhiệm một chuyên gia chịu trách nhiệm vị trí
then chốt này với toàn bộ quyền quyết định. Có như thế công ty sẽ
hoạt động tốt trong tất cả các khâu và cung ứng ra thị trường.
+ Chọn đúng công cụ và tận dụng chúng để đạt mục tiêu cung
ứng cụ thể
Các công ty nên phát triển công cụ giúp giảm thiểu việc lưu kho
thông qua chuỗi cung ứng, và dự đoán tình hình. Một tầm nhìn duy
nhất trong quản lý sẽ giúp các hoạt động kinh doanh với khu vực hành
chính phối hợp đồng bộ.

Trình bày chi tiết quy trình thủ tục cung cấp 1 dịch vụ
logistics mà bạn biết (đã trình bày trong tiểu luận)
Quy trình hoạt động của công ty vinastarline Việt Nam
a. Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị talon HAWB + MAWB

Chuẩn bị phiếu cân hàng( tờ hướng dẫn gửi hàng hóa)

Lấy confirm bookinh từ airline

b. Tiếp nhận xe hàng vào kho hàng:

Tìm nhân viên TCS phụ trách airline ký đồng ý tiếp nhận lô
hàng

Trình bảo vệ kho hàng đẻ đưa xe hàng vào kho.

c. Trình báo hải quan kho hàng( đối với những lô hàng chuyển
tiếp):

Nộp tờ khai hải quan cộng phiếu chuyển hàng hóa của HQ
tại văn phòng hải quan kho

Hải quan cử nhân viên kiểm tra niêm phong , seal và chì trên
xe.

d. Xuống hàng:

Lê Đức Lợi ~ 7~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Tìm mâm hàng.

Tìm công nhân bốc xếp xuống hàng.

Dán Talon HAWB và MAWB.

Scan hàng ( nếu có yêu cầu)

e. Cân hàng:

Tìm nhân viên TCS phụ trách airline

Kiểm đếm số carton

Ghi và kí phiếu cân hàng

f. Tiến hành kiểm hóa:

g. Đóng tiền TCS nếu có

h. Tới văn phòng airline đánh máy

i. Lam HAWB và chuẩn bị bộ chứng từ gửi theo hàng

j. Thanh lý hải quan

k. Tiến hành soi hàng

l. Đem bộ chứng từ gửi cho airline

Trình bày các đối tượng (nhân tố) tham gia vào một
chuổi cung ứng từ nguồn nguyên liệu cho đến việc giao
sản phẩm cuối cùng cho khách hàng?
Các nhân tố tham gia vào một chuỗi cung ứng bao gồm:

1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu có vai trò quan trọng cung cấp
nguyên vật liệu cho nhà máy sản xuất, nguồn nguyên liệu có thể
nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới, các vùng nông thôn hẻo lánh...

2. Nhà sản xuất có vai trò chế biến thành những sản phẩm phục vụ
nhu cầu của cuộc sống.

Lê Đức Lợi ~ 8~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

3. Nhà bán sĩ ( siêu thị lớn như Metro..) có vai trò cung ứng hàng
hóa ra thông qua người bán lẻ hoặc có thể bán trực tiếp ra thị
trường nhưng với một số lượng lớn.

4. Nhà bác lẻ ( coopmart, các tiệm tạp hóa,...) đây là nơi trực tiếp
cung ứng cho người tiêu dùng, có mối quan hệ trực tiếp với khách
hàng.

5. Customers là nơi tiêu thụ sản phẩm được làm ra và khách hàng
cũng giữ vị trí quan trọng trong sự tồn tại của sản phẩm

1. Ngoài 5 nhân tố bên trên thì nhân tố một nhân tố khác không
thiếu đối với một chuỗi cung ứng đó là máy bay vận tải, tàu biển,
xe chuyên chở, xe nâng...đó là những nhân tố tạo nên sự thành
công của một chuỗi cung ứng

Trình bày các hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát
hàng hóa, dịch vụ và khách hàng mà các nhà cung cấp
logistics sử dụng hiện nay.
Hệ thống thông tin liên lạc mà nhà cung ứng logistics sử dụng là
mạng lướt internet giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống cung ứng,
bên cạnh đó để quản lý một hệ thống lớn phải cần đến một phần mềm
đặt trưng, có thể quản lý các kênh phân phối và mạng lưới đại lý bán
hàng rộng lớn, số lượng giao dịch nhiều, doanh thu hàng năm cao, nhu
cầu quản lý số liệu tập trung đồng nhất, khả năng tổng hợp và phân
tích dữ liệu từ các nguồn như tồn kho, doanh số bán hàng, công nợ
phải thu/phải trả,...một cách nhanh chóng tức thời và chính xác . Phần
mềm XMan-SCM đảm bảo sự tham gia rộng rãi và chủ động, tích cực
của toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp, kể cả cán bộ quản lý
lẫn công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho
khách hàng.

XMan bao gồm tất cả các phân hệ như phân hệ kế toán tổng hợp,
phân hệ nhân sự tiền lương, quản lý tài sản, quản trị sản xuất,...

Quản lý Chuổi Cung ứng là một phân hệ tích hợp nhiều khâu
trong quản lý như Marketing, sản xuất, mua hàng, phân phối, hệ thống
thông tin trong quản lý…

Lê Đức Lợi ~ 9~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Quản lý toàn bộ quá trình cung ứng, chiến lược kinh doanh và tìm
nguồn cung ứng từ kâu dự báo đến giá sản phẩm, tồn kho, mua hàng/
sản xuất

Quản lý chuỗi cung ứng là một công cụ quản lý hữu dụng và


được xem như một yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh bởi vì ngày nay
sự cạnh tranh này không còn diễn ra giữa hoạt động của doanh nghiệp
này và doanh nghiệp khác mà là sự đối đầu giữa chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp này với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các mức điều kiện
trong nhóm F (hoặc nhóm C), ghi rõ mức điều kiện tăng
dần đó
Trách nhiệm chuyên chở tăng dần :

FCA--------->>>FAS--------->>> FOB

2.Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất
khẩu.

Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm
sao thì làm

Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến
trách nhiệm chuyên chở . Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ
cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chăn từ gợi nhớ đến
nhóm C là từ cost từ cước phí

1.Nhóm: FCA

Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận
hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng
lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm, tôi chỉ bỏ tiền thuê xe
nâng còn phần vận chuyển là do người mua tự chịu trách nhiệm. còn
nếu ở nước ngoài thì ta phải thuê xe trở đến kho trung chuyển còn mọi
thủ tục sau người mua tự lo:

+ Theo điều kiện này, người bán phải:

Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.

Lê Đức Lợi ~ 10~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho nguời vận
tải công cộng thứ nhất đã được người mua chỉ định.

Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải (vận
đơn, biên lai nhận hàng).

+ Người mua phải:

Chỉ định kịp thời người vận tải.

Kí hợp đồng vận tải và trả cước vận tải.

Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người
vận tải đã được chỉ định.

Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện
FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở quận Tân Bình. Nếu tôi giao hàng
ở cơ sở quận Tân Bình, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe
container chuyên dụng do người mua gửi đến.

Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở
kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng
lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự
lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận
chuyển hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho
những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.

2.Nhóm: FAS

Còn được gọi là " Giao dọc mạn tàu" là một thuật ngữ trong
Incoterm. Nó có nghĩa là bên bán hàng chi trả cước vận chuyển (nội
địa) hàng hóa tới cảng giao hàng. Bên mua thanh toán cước phí xếp
hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển (nội địa) từ nơi dỡ
hàng tới nơi lưu giữ hàng hóa của mình. Sự chuyển dịch rủi ro diễn ra
khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hàng.

Theo điều kiện này, người bán phải : Giao hàng dọc mạn con tàu
do người mua chỉ định Cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng
minh hàng đã được đặt thực sự dọc mạn tàu

Người mua phải: Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở Kí kết hợp đồng
chuyên chở và trả cước Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí
Lê Đức Lợi ~ 11~ Good Luck
Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

xuất Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã thực sự được
giao dọc mạn tàu

3.Nhóm FOB

Nghĩa là miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là " Giao
lên tàu" . Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện
trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải
trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi
hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế,
thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York" hay "FOB
Hải Phòng". Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm
thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.

+ Người bán phải:

Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất (nếu cần)

Giao hàng lên tàu.

Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được
bốc lên tàu

Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí
này chưa tính trong tiền cước.

+ Người mua phải:

Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước.

Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào
trong cước

Lấy vận đơn

Trả tiền chi phí dỡ hàng

Chịu mội rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan
can tàu ở cảng bốc.

Còn nhóm C và nhóm D nhưng do nhiều quá chỉ làm tới nhóm F
thôi

Lê Đức Lợi ~ 12~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Câu 8: Hãy trình bày những mặt tồn tại và các điểm yếu
của các DN logistics Việt Nam ?( nên nhớ các công ty
logistics Việt Nam chứ không phải nước ngoài )

Các mặt tồn tại và điểm yếu của DN logistics việt nam là:
1.Các doanh nghiệp trong ngành vận tải logisitics của Việt Nam
thì chỉ mới dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi dịch vụ logisitics mà
chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận, cho thuê kho bãi và vận
chuyển nội đia. Ngay trong mảng thị trường vận tải nội địa thì các công
ty Việt Nam cũng chỉ chiếm được một phần nhỏ trong miếng bánh khá
béo bở này.

2. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinh
sau đẻ muộn so với rất nhiều công ty nước ngoài vốn có lịch sử phát
triển kinh doanh vận tải từ rất lâu đời như APL thì có kinh nghiệm trên
100 năm, Maersk gần 100 năm..

3.Tầm phủ của các công ty Việt Nam chỉ trong phạm vị nội địa
hoặc một vài nước trong khu vực. Trong khu tầm phủ của các công ty
nước ngoài chẳng hạn như APL Logisitics là gần 100 quốc gia, Maersk
Logisitics là 60 quốc gia, Exel cũng vậy. Điều này là một trong những
cản trở khi các doanh nghiệp offer các dịch vụ trọn gói cho khách
hàng. Nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, chủ hàng ví dụ như Walmart,
Kmart, Nike, Adidas, Gap..thì thường có xu hướng sourcing từ rất nhiều
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta cũng có thể tính đến vai
trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia
khác nhưng quan hệ này thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất.

4. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập chung vào khai thác những
mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Mà chúng ta thấy rất phổ biến
là hình thức giao nhận vận tải ( freight forwarding ) . Đây là hình thức
khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là người buôn cước sỉ
sau đó bán lại cho người mua lẻ. Thông qua hãng vân tải biển, hàng
sau khi được gom thành những container hàng đầy sẽ được vận chuyển
đến quốc gia của người nhận. tại đó các đại lý mà các công ty Việt Nam
có quan hệ đối tác sẽ làm thủ tục hải quan nhận và dỡ hàng và giao lại
cho người mua hàng tại kho. Như vậy hình thức này chỉ là một phần
nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logisitics. Trong chuỗi logisitics
Lê Đức Lợi ~ 13~ Good Luck
Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

hiện đại mà các công ty logisitics lớn đang cung cấp cho khách hàng
của mình như Maersk logisitics, APL Logisitics , P&O Nedlloyd
Logisitics… thì nó bao gồm rất nhiều dịch vụ đa dạng với giá trị gia
tăng cao mà chúng ta có thể liệt kê ở đây:

5.Trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu
của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB, FCA trong
incoterms(nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng qua lan can tàu tại
cảng bốc hàng theo qui định là hết trách nhiệm). Và các công ty
logisitics của Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc. Bất cập này không phải
dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia
công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn - người mà đã có
những hợp đồng dài hạn và toàn cầu với các công ty logisitics . Đơn cử
như hàng giày Nike –đây là công ty có rất nhiều hợp đồng làm ăn với
các doanh nghiệp Việt Nam nhưng riêng về khâu vận tải và logisitics
thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia vào trong quá trình
thương thảo. Rõ ràng một ông lớn như Nike thì viêc ký được hợp đồng
gia công với họ đã là quá tốt với các doanh nghiệp gia dày của Việt
Nam rồi chứ đừng nói đến việc đàm phán về vận tải và logisitics. Trên
thực tế Nike đang sử dụng hai công ty là Maersk Logisitics và APL
Logisitics cung cấp dịch vụ logisitics cho mình.

6.Hạ tầng thông tin, đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp
logisitics Việt Nam. Mặc dù các doanh nghiệp logisitics đã có nhiều ý
thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình
những điều này vẫn còn kém xa so với các công ty logisitics nước
ngoài. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website
của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch
vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công
cụ track and trace ( theo dõi đơn hàng ) , lịch tàu, e-booking, theo dõi
chứng từ..Chúng ta nên biết visibility ( khả năng nhìn thấy và kiểm soát
đơn hàng ) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logisitics cho mình. Để làm được điều này
đòi hỏi phải có giải pháp đầu tư tổng thể và chi tiết, có định hướng dài
hạn. Hơn thế nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống IT cũng giúp chính các
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng suất . Cụ thể trong lĩnh vực
logisitics các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm
TMS ( Transport Management System ) hoặc WMS ( Warehouse
Lê Đức Lợi ~ 14~ Good Luck
Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

Management System ) với những hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp


giảm chi phí , nâng cao năng suất hơn rất nhiều.

7.Tính liên kết. Cho tới nay các doanh nghiệp logisitics của Việt
Nam hoạt động còn rất độc lập thiếu hẳn sự liên kết cần thiết. Trong xu
hướng outsourcing , mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của
mình và sẽ thuê ngoài các dich vụ không phải là thế mạnh. Thì tính liên
kết cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc chúng ta , các doanh nghiệp
logisitics Việt Nam cần ngồi lại và hợp tác để có thể đưa ra thị trường
một chuỗi các dịch vụ logisitics tổng thể cho khách hàng. Một công ty
giao nhận có thể liên kêt với một công ty về kho bãi, về vận tải, về môi
giới , về hàng không tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ.

8. vai trò của nhà nước. Vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước
là cực kỳ quan trọng. Nếu nhìn sang Singapore chúng ta có thể thấy
sức mạnh của nhà nước tác động đến một ngành hay lĩnh vực nào đó
như thế nào. Singapore đã xây dựng hệ thống cảng biển, công ty vận
tải biển, hãng hàng không, công ty logisitics thành một chuỗi dịch vụ
theo đúng mô hình One-Stop Shop. Còn chúng ta thì điều này chưa
được thể hiện rõ nét, hoặc nếu có thì còn rời rạc thiếu tính tổng thể và
dài hạn. Ngay bản thân các doanh nghiệp logisitics cũng chưa có môt
hiệp hội logisitics thực sự với sự tham gia của nhà nước. Tới nay chúng
ta mới chỉ có Hiêp hội giao nhận kho vân Viêt Nam. Nhưng bản thân
tên của hiệp hội này cũng đã quá cũ. Singapore đã chuyển hiệp hội
giao nhận thành hiệp hội logistics từ khá lâu. Nhưng Việt Nam thì vẫn
như vậy. rõ ràng nhận thức là điều rất quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của các thành viên.

9. Xây dựng thương hiệu trong ngành logisitics. Việt nam vẫn
chưa có được những thương hiệu mạnh tầm cỡ khu vực hay thế giới
trong lĩnh vực logisitics mà bản thân điều nay cần có sự hỗ trợ từ phía
nhà nước. Chúng ta cần có những thương hiệu dẫn đầu làm đầu kéo
cho ngành logisitics phát triển đúng hướng.

10. Nhân lực. Chúng ta đang thiếu một đội ngũ chuyên viên trong
ngành logisitics chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản. Bản thân các
trường Đại học lớn cũng chưa hề có khoa dạy về ngành này. Có chăng
chỉ là giới thiệu theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Hơn bao giờ hết sự

Lê Đức Lợi ~ 15~ Good Luck


Giải đề thi Logistics GVHD: Phạm Xuân Thu

thành công bắt đầu từ con người. Chúng ta cần xây dựng chiến lược
nhân lực cho logisitics.

Thực vậy, bản thân ngành logisitics cũng vậy đã đến lúc chúng
ta cần nhìn lại mình để có những chiến lược cho tương lai. Chỉ còn vài
năm nữa khi mà hàng rào bảo hộ không còn nữa thì việc chuẩn bị khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logisitics là cần thiết hơn bao
giờ hết. Hi vọng thông qua “cây cầu” tạp chí Vietnam shipper các
doanh nghiệp trong ngành logisitics có thể góp tay xây dựng thành
công thương hiệu logisitics thuần việt. chẳng hạn như cái tên
VietLogistics Corp sẽ có tên trên bản đồ doanh nghiệp logisitics hàng
đầu thế giới ..”Không có gì là không thể”

Lê Đức Lợi ~ 16~ Good Luck

You might also like