You are on page 1of 130

CHƯƠNG 1

BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN

Kế toán là một lĩnh vực của khoa học kinh tế, là một chức năng không thể thiếu cùng
với các chức năng tài chính, sản xuất, marketing và nhân sự trong công tác quản trị của mọi tổ
chức. Kế toán là gì và bản chất của nó như thế nào luôn là câu hỏi ñầu tiên ñối với những ai bắt
ñầu nghiên cứu lĩnh vực khoa học này. Chương này nhằm giúp người học hiểu rõ về nguồn
gốc ra ñời và phát triển của kế toán, những nội dung chủ yếu của công tác kế toán, vai trò của
công tác kế toán cũng như các nguyên tắc kế toán cơ bản thường ñược vận dụng trong thực tế.

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ðỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN
1.1.1. Quá trình hinh thành và phát triển của kế toán
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ
thời xa xưa, với công cụ lao ñộng hết sức thô sơ, con người cũng ñã tiến hành hoạt ñộng sản
xuất bằng việc hái lượm hoa quả, săn bắn... ñể nuôi sống bản thân và cộng ñồng. Hoạt ñộng
sản xuất là hoạt ñộng tự giác, có ý thức và có mục ñích của con người. Cho nên khi tiến hành
hoạt ñộng sản xuất, con người luôn quan tâm ñến các hao phí bỏ ra và những kết quả ñạt ñược.
Chính sự quan tâm này ñã ñặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện quản lý hoạt ñộng sản xuất. Xã
hội loài người càng phát triển thì mức ñộ quan tâm của con người ñến hoạt ñộng sản xuất càng
tăng và do ñó, yêu cầu quản lý hoạt ñộng sản xuất cũng ñược nâng lên.
ðể quản lý, ñiều hành hoạt ñộng sản xuất nêu trên mà ngày nay gọi là hoạt ñộng kinh tế
cần phải có thông tin về quá trình hoạt ñộng kinh tế ñó. Thông tin ñóng vai trò quyết ñịnh
trong việc xác ñịnh mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát quá trình
kinh tế. ðể có ñược thông tin ñòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, ño lường, ghi chép và cung
cấp thông tin về các hoạt ñộng kinh tế cho người quản lý. Kế toán là một trong các công cụ
cung cấp thông tin về hoạt ñộng kinh tế phục vụ cho công tác quản lý các quá trình kinh tế ñó.
Quan sát là giai ñoạn ñầu tiên của việc phản ánh các quá trình và hiện tượng kinh tế
phát sinh ở các tổ chức.
ðo lường là việc xác ñịnh các nguồn lực, tình hình sử dụng các nguồn lực ñó theo
những phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh riêng biệt, và các kết quả tạo ra từ quá trình
ñó bằng những thước ño thích hợp.
Ghi chép là quá trình hệ thống hoá tình hình và kết quả các hoạt ñộng kinh tế trong từng
thời kỳ theo từng ñịa ñiểm phát sinh, làm cơ sở ñể cung cấp thông tin có liên quan cho người
quản lý.
Trải qua lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, kế toán có những ñổi mới về phương
thức quan sát, ño lường, ghi chép và cung cấp thông tin cho phù hợp với ñiều kiện kinh tế-xã
hội. Có thể nhìn nhận những thay ñổi này qua những hình thái kinh tế xã hội.
Ở thời kỳ nguyên thủy, các cách thức ño lường, ghi chép, phản ánh ñược tiến hành bằng
những phương thức ñơn giản, như: ñánh dấu trên thân cây, ghi lên vách ñá, buột nút trên các
dây thừng… ñể ghi nhận những thông tin cần thiết. Các công việc trên trong thời kỳ này phục
vụ cho lợi ích từng nhóm cộng ñồng. Khi xã hội chuyển sang chế ñộ nô lệ với việc hình thành
giai cấp chủ nô, nhu cầu theo dõi, kiểm soát tình hình và kết quả sử dụng nô lệ, tài sản của chủ
nô nhằm thu ñược ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư ñã ñặt ra những yêu cầu cao hơn trong
công việc của kế toán. Các kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ học cho thấy các loại sổ
sách ñã ñược sử dụng ñể ghi chép thay cho cách ghi và ñánh dấu thời nguyên thủy. Các sổ sách
này ñã ñược cải tiến và chi tiết hơn trong thời kỳ phong kiến ñể ñáp ứng với những phát triển
mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế trong cộng ñồng. Kế toán còn ñược sử dụng trong các
phòng ñổi tiền, các nhà thờ và trong lĩnh vực tài chính Nhà nước… ñể theo dõi các nghiệp vụ
về giao dịch, thanh toán và buôn bán.
Mặc dù có nhiều ñổi mới về cách thức ghi chép, phản ánh các giao dịch nói trên qua các
giai ñoạn phát triển của xã hội nhưng kế toán vẫn chưa ñược xem là một khoa học ñộc lập cho
ñến khi xuất hiện phương pháp ghi kép. Phương pháp ghi kép trước tiên ñược xuất hiện ở nơi
này nơi khác qua sự tìm tòi của những người trực tiếp làm kế toán trong lĩnh vực thương
nghiệp, công nghiệp. ðến năm 1494, Luca Pacioli, một thầy dòng thuộc dòng thánh Fran-xít,
trong một tác phẩm của mình lần ñầu tiên ñã giới thiệu phương pháp ghi kép. Ông ñã minh họa
việc sử dụng khái niệm Nợ và Có1 ñể ñảm bảo một lần ghi kép. Nhiều nhà nghiên cứu về lịch
sử kế toán ñã cho rằng sự xuất hiện phương pháp ghi chép có hệ thống của kế toán dựa trên
bảy ñiều kiện sau:
• Có một nghệ thuật ghi chép riêng
• Sự xuất hiện của số học
• Việc tồn tại sở hữu tư nhân
• Việc hình thành tiền tệ
• Việc hình thành các quan hệ tín dụng
• Việc tồn tại các quan hệ mua bán
• Sự dịch chuyển của ñồng vốn.
Theo cách nhìn ñó thì kế toán ñã có những phát triển về phương pháp ghi chép ñể ñáp
ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao trong nền sản xuất hàng hóa. Nhiều nhà nghiên cứu ñã
ñánh giá rất cao vai trò của ghi kép ñối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sự xuất hiện của
phương pháp ghi kép ñã trợ giúp việc theo dõi, giám sát các quan hệ thương mại ngày càng
tăng, quan hệ tín dụng giữa người mua và người bán, giữa người cho vay và người ñi vay trong
xu thế dịch chuyển của các dòng tư bản ngày càng lớn giữa các vùng. Ngoài ra, phương pháp
ghi kép cho phép các nhà tư bản hoạch ñịnh và ño lường ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế,
ñồng thời tách biệt quan hệ giữa người chủ sở hữu với doanh nghiệp ñể thấy rõ sự phát triển
của các tổ chức kinh doanh.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không chỉ gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, mà còn gắn liền với những thay ñổi về hình thái của các tổ chức kinh tế, các trung gian
tài chính, cách thức quản lý trong các tổ chức này cũng như phương thức quản lý nền kinh tế ở
góc ñộ vĩ mô. ðó là sự phát triển của hệ thống các ngân hàng cùng với việc ra ñời nhiều công

1
ðây là những thuật ngữ riêng của kế toán. Nợ là Credit, Có là Debit. Ghi kép là Double-entry.
2
cụ tài chính, là sự phổ biến của mô hình công ty cổ phần vận hành trên các thị trường chứng
khoán. Tất cả những ñiều kiện ñó làm cho các dòng tư bản dịch chuyển thuận lợi và nhanh
chóng hơn. Khái niệm người chủ doanh nghiệp không chỉ hạn chế vào một số nhà tư bản mà
mở rộng ra cho mọi tầng lớp dân cư có khả năng góp một phần của cải dôi thừa của mình vào
các công ty qua hình thức cổ phiếu, trái phiếu. Trong bối cảnh ñó, kế toán không chỉ là sự ghi
chép và cung cấp thông tin cho người quản lý ở doanh nghiệp mà còn có nghĩa vụ cung cấp
thông tin cho những ñối tượng bên ngoài, như: cơ quan thuế, ngân hàng và các tổ chức tài
chính khác, nhà ñầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…Việc công bố thông tin kế toán ra bên
ngoài ñược xem là một yêu cầu khách quan của thực tiễn ñể nhà nước vận hành nền kinh tế tốt
hơn; ñể các tổ chức kinh tế và cá nhân liên quan có ñiều kiện ñánh giá các khoản vốn ñầu tư
của mình hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất. Vấn ñề này ñặt ra cho kế toán phải công
bố những thông tin gì cho bên ngoài ñể vừa ñảm bảo tính bí mật thông tin của từng doanh
nghiệp, vừa ñảm bảo nhu cầu thông tin của cộng ñồng kinh doanh. ðể ñáp ứng những ñòi hỏi
ñó, các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán (có thể có sự can thiệp của chính phủ) ñã xây dựng
những qui tắc chung trong ghi chép, phản ánh và công bố các giao dịch kinh tế. ðây là một
nhu cầu khách quan ñể người làm công việc kế toán có thể ñạt ñược những thống nhất ở một
chừng mực nhất ñịnh trong xử lý và cung cấp thông tin.
Có thể thấy, những yêu cầu của thực tiễn ñã ñặt khoa học kế toán có những thay ñổi về
phương thức ghi chép, xử lý và công bố thông tin; thể hiện là vào những thập niên ñầu thế kỷ
20, kế toán ñã dần dần tách biệt thành hai hệ thống. Một là: Sự hình thành của hệ thống kế toán
nhằm cung cấp thông tin cho nhiều ñối tượng bên ngoài thông qua các báo cáo tài chính theo
những tiêu chuẩn thống nhất về cách trình bày (Các chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính).
Hệ thống kế toán này ngày nay thường gọi là kế toán tài chính. Hai là: sự ra ñời của hệ thống
kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin ña dạng hơn cho người quản lý trong các tổ chức. Hệ
thống kế toán này ñòi hỏi những cách thức ghi chép và xử lý thông tin riêng ñể ñáp ứng yêu
cầu quản trị do áp lực của cạnh tranh ngày càng tăng. Do tính bí mật về thông tin, hệ thống kế
toán quản trị dần dần tách biệt với kế toán tài chính và ngày càng ñược phát triển nhờ những
ứng dụng của công nghệ thông tin trong xử lý số liệu.
Tóm lại: sự ra ñời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển các họat ñộng kinh
tế và nhu cầu sử dụng thông tin kế toán. Ở mỗi quốc gia, sự phát triển của kế toán phụ thuộc
vào các ñiều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa và những tập quán riêng. Tuy nhiên, khoa học
kế toán ngày nay không còn giới hạn trong biên giới của mỗi nước mà ñã có những biểu hiện
có tính toàn cầu hóa. Sự bùng nổ mậu dịch quốc tế, việc hình thành các công ty ña quốc gia và
sự dịch chuyển các dòng vốn trên thế giới ñã nảy sinh nhu cầu thông tin có tính so sánh, thuận
lợi cho các nhà ñầu tư trong việc ra quyết ñịnh. Những nguyên tắc và phương pháp kế toán
chung hay các chuẩn mực kế toán ñã ra ñời trong bối cảnh ñó và ngày càng ñược hoàn thiện,
ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong hệ thống quản lý ở các tổ chức, các ñơn vị kinh tế.
1.1.2. ðịnh nghĩa về kế toán

3
Ngày nay trong phần lớn các tài liệu về kế toán ñã có khái quát, nêu ra ñịnh nghĩa về kế
toán. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán2 ở Việt Nam (1991) ñịnh nghĩa “kế toán là một hệ
thống thông tin và kiểm tra về tài sản trong các tổ chức bằng hệ thống các phương pháp khoa
học. Kế toán nghiên cứu tài sản trong quan hệ với nguồn hình thành và quá trình vận ñộng
của tài sản trong các tổ chức, các ñơn vị”. ðịnh nghĩa trên cho thấy: tài sản, nguồn hình thành
tài sản cũng như tình hình sử dụng các nguồn lực ñó theo mục ñích của mỗi tổ chức là ñối
tượng ñể kế toán phản ánh, ghi chép và công bố thông tin.
Có thể giải thích một số thuật ngữ cơ bản trong ñịnh nghĩa trên về kế toán ñối với
trường hợp của một doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng cần phải
có một lượng tài sản nhất ñịnh. Lượng tài sản này có thể là tiền, vật tư, máy móc, nhà
xưởng...nhưng tất cả ñều phải có nguồn gốc hình thành của nó. Nguồn hình thành tài sản chính
là khái niệm về nguồn vốn trong kế toán. Thông tin về nguồn vốn rất cần thiết cho người quản
lý ñể ñánh giá tình hình tài chính của ñơn vị. Về nguyên tắc, nguồn vốn khởi sự doanh nghiệp
có thể do người chủ doanh nghiệp bỏ ra hoặc ñi vay từ ngân hàng, từ các tổ chức, cá nhân
khác. Tính pháp lý ñối với nguồn vốn do người chủ bỏ ra và do vay nợ là hoàn toàn khác nhau
trong kinh doanh, nên việc kế toán phản ánh riêng lẽ hai loại nguồn vốn này là một tất yếu
khách quan.
Ngoài ra, quá trình hoạt ñộng của doanh nghiệp chính là quá trình ñơn vị sử dụng số tài
sản ñầu tư nhằm thực hiện mục tiêu tối ña hóa giá trị doanh nghiệp. Biểu hiện của quá trình
này chính là các nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh tùy thuộc vào qui mô, ñặc ñiểm và ñịnh
hướng hoạt ñộng của từng doanh nghiệp. ðó là những nghiệp vụ về mua và bán hàng hóa,
nghiệp vụ thanh toán với người bán và người mua, các nghiệp vụ về trả lương, nộp thuế cho
nhà nước, các hoạt ñộng về ñầu tư mới nhà xưởng, nghiệp vụ về phân chia lợi nhuận và nhiều
nghiệp vụ khác. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính này là ñối tượng nghiên cứu của kế toán nhằm
cung cấp thông tin cho công tác quản lý.
ðịnh nghĩa về kế toán cũng ñược ghi nhận trong Luật Kế toán nước CHXHCN Việt
Nam. Theo ñó: “kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao ñộng”3. ðịnh nghĩa này cụ thể hóa
hơn các công việc của kế toán: từ giai ñoạn thu thập dữ liệu ban ñầu ñến việc xử lý và cung
cấp các thông tin kinh tế tài chính. Kế toán sử dụng nhiều thước ño ñể phản ánh các thông tin
kinh tế tài chính, trong ñó thước ño giá trị là thước ño chủ yếu và bắt buộc.
ðịnh nghĩa về kế toán cũng ñược nhìn nhận dưới nhiều góc ñộ khác ở các nước. Lịch sử
cho thấy kế toán không có nguồn gốc từ Hoa kỳ, nhưng thế kỷ 20 ghi nhận những ảnh hưởng
to lớn của Kế toán Mỹ ñối với kế toán ở nhiều nước trên thế giới. Viện Kế toán công Hoa Kỳ
(1953) ñịnh nghĩa: “kế toán là một nghệ thuật ghi nhận, phân loại và tổng hợp các sự kiện kinh
tế dưới hình thái tiền tệ theo một phương thức có ý nghĩa và giải thích các kết quả ñó”. Hiệp
hội Kế toán Hoa Kỳ (1966) thì ñịnh nghĩa kế toán là “quá trình xác ñịnh, ño lường và cung cấp
những thông tin kinh tế hữu ích cho việc phán ñoán và ra quyết ñịnh”. Có thể thấy cả hai ñịnh

2
Nguyễn Gia Thụ, Nguyễn Quang Quynh, 1991, Lý thuyết hạch toán kế toán, NXBGD, tr. 13
3
ðiều 4, Luật Kế toán do Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003
4
nghĩa trên ñều có ñiểm chung: ñó là không chỉ nhấn mạnh kế toán là một quá trình với các
công việc ghi chép, ño lường và tổng hợp thông tin; mà còn hướng ñến tính hữu ích của thông
tin trong việc ra quyết ñịnh. Ngoài ra, các sự kiện kinh tế tài chính là ñối tượng ñể kế toán thu
thập và xử lý thông tin. Về bản chất, các sự kiện kinh tế tài chính cũng chính là quá trình huy
ñộng và sử dụng các tài sản của một tổ chức. Do vậy, tài sản, nguồn hình thành và sự vận ñộng
của nó như trong ñịnh nghĩa về kế toán ở nước ta chỉ là một cách nhìn khác chứ không làm
khác ñi nội dụng về ñối tượng nghiên cứu của kế toán.
Tuy có nhiều ñịnh nghĩa về kế toán nhưng chung qui lại, có thể rút ra một số ñiểm
chung như sau:
• Kế toán nghiên cứu tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận ñộng của tài sản trong
các tổ chức. ðó cũng chính là các quan hệ kinh tế tài chính phát sinh ở các tổ chức có sử dụng
tài nguyên ñể thực hiện mục tiêu hoạt ñộng của mình.
• Kế toán sử dụng ba loại thước ño ñể phản ánh là thước ño giá trị, thước ño hiện vật và
thước ño lao ñộng, trong ñó thước ño giá trị là bắt buộc ñể có thể tổng hợp toàn bộ các hoạt
ñộng kinh tế ở tổ chức.
• Kế toán ñược xem là một hệ thống thông tin ở mỗi tổ chức. Hệ thống ñó ñược vận hành
qua một quá trình thu thập, ño lường, ghi chép và cung cấp thông tin bằng các phương pháp
riêng có của kế toán.
• Chức năng của kế toán là thông tin và kiểm tra các hoạt ñộng gắn với tài sản, nguồn
hình thành tài sản và các hoạt ñộng khác của ñơn vị.

Tóm lại, Kế toán là một khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản,
nguồn hình thành tài sản và sự vận ñộng của tài sản trong các tổ chức. Kế toán ñược vận dụng
không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của
chính phủ và các tổ chức khác có sử dụng tài nguyên ñể thực hiện một mục tiêu nào ñó. Thông
tin kế toán ñược sử dụng bởi nhiều ñối tượng: từ nhà quản lý doanh nghiệp ñến nhà ñầu tư,
ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và những ai có quan tâm ñến lợi ích của tổ chức ñó.

1.2. QUI TRÌNH KẾ TOÁN TRONG MỘT ðƠN VỊ KẾ TOÁN


Khái niệm ñơn vị kế toán ñược qui ñịnh trong Luật kế toán ở Việt nam là các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; các tổ chức có sử dụng kinh phí nhà nước hay không
sử dụng kinh phí nhà nước. Công việc của kế toán trong một ñơn vị kế toán ñược tiến hành
theo một qui trình: từ thu thập, xử lý ñến cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu ích cho
người sử dụng. Qui trình kế toán có thể minh họa khái quát qua Sơ ñồ 1.1
Thu thập là giai ñoạn ñầu tiên của qui trình kế toán, liên quan ñến việc “sao chụp” các
nghiệp vụ kinh tế tài chính gắn liền với một doanh nghiệp, một tổ chức cụ thể. Các nghiệp vụ
kinh tế trong giai ñoạn này ñược phân chia thành 2 nhóm: bên trong và bên ngoài. Các nghiệp
vụ kinh tế bên ngoài liên quan ñến các giao dịch giữa doanh nghiệp với các chủ thể ñộc lập
ngoài doanh nghiệp như: người mua, người bán, ngân hàng, nhà nước và các cá nhân, tổ chức
khác. Các nghiệp vụ kinh tế bên trong chính là quá trình kinh doanh diễn ra trong doanh
nghiệp. Chẳng hạn: ở các doanh nghiệp sản xuất, ñó là quá trình sử dụng các loại máy móc
5
thiết bị trên cơ sở nguồn nhân lực sẵn có ñể chuyển ñổi các loại vật liệu thành sản phẩm hàng
hóa. Kế toán xem các nghiệp vụ kinh tế như là những dữ liệu ñầu vào của quá trình kế toán.

Sơ ñồ 1.1: Qui trình kế toán trong một ñơn vị kế toán

Xử lý

Thu thập ðo lường Ghi nhận Thông tin

Các nghiệp Xác ñịnh giá Ghi chép Báo cáo kế toán
vụ kinh tế trị ñối tượng Phân loại Phân tích và giải
kế toán Tổng hợp trình số liệu

ðể thực hiện công việc này, kế toán sử dụng phương pháp chứng từ kế toán. ðó là
phương pháp “sao chụp” các nghiệp vụ kinh tế tài chính hình thành ở ñơn vị và là cơ sở cho
quá trình xử lý thông tin ở bước tiếp theo. Chứng từ kế toán là cơ sở cho việc bảo vệ tài sản,
giải quyết các mối quan hệ pháp lý liên quan ñến nghiệp vụ kinh tế và là căn cứ ñể cho các
bước tiếp theo của qui trình kế toán.
Xử lý là giai ñoạn tiếp theo của quá trình kế toán, bao gồm hai công việc là ño lường và
ghi nhận; và có tính phản hồi. Về bản chất, ño lường diễn ra trước khi ảnh hưởng của những
nghiệp vụ kinh tế ñược ghi nhận. ðể thông tin kế toán có ích, nó phải thể hiện bằng một ñơn vị
ño lường chung nhất nhằm tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nghiệp vụ kinh tế. Trong nền
kinh tế, tất cả các giao dịch kinh tế ñều phản ánh qua giá cả, thể hiện dưới hình thái tiền tệ.
Tiền là phương tiện thanh toán và xác ñịnh giá trị, do vậy cho phép chúng ta so sánh giá trị của
những tài sản khác nhau, tổng hợp hay loại trừ các ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế ñể tạo
ra những thông tin mới. Như vậy, ño lường thực chất là sử dụng thước ño tiền tệ ñể phản ánh
các ñối tượng của kế toán.
Ngoài thước ño tiền tệ, kế toán còn sử dụng thước ño lao ñộng (ngày công, giờ công…)
và thước ño hiện vật (cái, kg, lít, m3…). Sử dụng thước ño hiện vật giúp cho việc kiểm soát
chặt chẽ tình hình tài sản về mặt số lượng, như: số lượng máy móc thiết bị, số lượng vật tư dự
trữ và tiêu hao, số lượng sản phẩm sản xuất ra... Tuy nhiên, thước ño hiện vật có mặt hạn chế
là nó chỉ ñược sử dụng ñể xác ñịnh số lượng từng loại ñối tượng khác nhau, không thể tổng
hợp từ nhiều ñối tượng ñể có chỉ tiêu tổng quát ñược. Sử dụng thước ño lao ñộng giúp ta xác
ñịnh ñược năng suất lao ñộng, giúp cho việc tính tiền công cho người lao ñộng, hoặc phân phối
thu nhập cho các thành viên trong doanh nghiệp. Thước ño lao ñộng cũng có nhược ñiểm là
trong nhiều trường hợp không thể tổng hợp toàn bộ thời gian lao ñộng của tất cả những người

6
lao ñộng trong ñơn vị, tập thể... vì tính chất lao ñộng của mỗi người khác nhau. Như vậy,
thước ño lao ñộng và hiện vật chỉ là yếu tố bổ sung trong quá trình ño lường ñối tượng kế toán
Một khi các nghiệp vụ kinh tế ñã ñược sao chụp và ño lường, chúng ñược ghi nhận
nhằm cung cấp những bằng chứng về hoạt ñộng kinh tế của một tổ chức. Ghi nhận là quá trình
sử dụng các sổ sách kế toán (tài khoản kế toán) kết hợp với nguyên tắc ghi kép nhằm phân loại
có hệ thống tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo những cách thức nhất ñịnh.
ðo lường và ghi nhận là quá trình có sự tác ñộng qua lại lẫn nhau. ðo lường là cơ sở ñể
kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, và ñến lượt nó lại là cơ sở cho những ño lường các ñối
tượng kế toán phức tạp hơn. Nhiều tài sản của một tổ chức không hình thành ngay khi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh mà liên quan ñến một quá trình lâu dài. Hay kết quả kinh doanh của một
ñơn vị trong một thời kỳ luôn là chỉ tiêu ñược nhà quản lý quan tâm. Ở góc ñộ này, ghi nhận
chính là tiền ñề ñể thực hiện các công việc ño lường của những ñối tượng kế toán này. ðó
cũng chính là ñặc ñiểm của quá trình xử lý thông tin kế toán.
Việc ño lường và ghi chép một cách ñơn giản có thể cung cấp thông tin một cách hạn
chế cho người sử dụng. Tuy nhiên, các thông tin kế toán cần phân loại và tổng hợp theo những
phương thức có ích cho người sử dụng. Việc phân loại cho phép tổng hợp nhiều nghiệp vụ
kinh tế có bản chất kinh tế tương tự nhau thành từng loại. Chẳng hạn, tất cả các nghiệp vụ liên
quan ñến bán hàng có thể tổng hợp thành tổng doanh thu; hay các nghiệp vụ liên quan ñến tiền
có thể nhóm lại ñể trình bày dưới hình thái dòng tiền. Công việc tổng hợp trong quá trình ghi
nhận chính là cơ sở ñể lập các báo cáo kế toán.
Công việc cuối cùng của quá trình kế toán là thông tin các kết quả ñã xử lý cho các ñối
tượng có liên quan. Quá trình kế toán chỉ có ý nghĩa khi thông tin kế toán ñược chuyển tải dưới
những hình thức nào ñó cho những người sử dụng tiềm tàng. Báo cáo kế toán chính là kết quả
ñầu ra của quá trình ñó. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng thông tin mà mỗi loại báo
cáo kế toán có nội dung và kết cấu riêng. Trong nhiều trường hợp, kế toán còn làm tiếp công
việc phân tích và giải trinh số liệu ñể người sử dụng có thể ra quyết ñịnh.
Tóm lại, qui trình kế toán là quá trình vận dụng nhiều phương pháp khác nhau một cách
khoa học ñể phản ánh các ñối tượng của kế toán. Quá trình ñó ñược tổ chức khoa học trên cơ
sở nguồn nhân lực có am hiểu về kế toán và các phương tiện xử lý thông tin ñể tạo ra những
thông tin kế toán có ích cho người sử dụng. Vì thế, kế toán ñược xem như là một hệ thống
thông tin trong các tổ chức. Khái niệm hệ thống thông tin kế toán bao gồm nguồn nhân lực, các
phương tiện, các phương pháp kế toán ñược tổ chức khoa học nhằm tạo lập và cung cấp thông
tin kế toán cho người sử dụng. Thiết kế hệ thống thông tin kế toán luôn quan tâm ñến mối quan
hệ giữa chi phí và lợi ích ñể thông tin kế toán thật sự có ích trong ñiều kiện tài nguyên của bất
kỳ tổ chức nào cũng có giới hạn. Nhận thức vấn ñề này ñể tránh quan niệm kế toán chỉ ñơn
thuần là việc tính toán và ghi chép vào sổ sách4 mà rộng hơn là thiết kế hệ thống thông tin kế
toán.

1.3. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN

4
Nội dung tính toán và ghi chép trong kế toán, theo thuật ngữ tiếng Anh là Bookkeeping. Kế toán theo ñúng nghĩa từ là
Accounting.
7
1.3.1. Vai trò của thông tin kế toán
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế mà lợi ích của tổ chức ñó có liên hệ ñến
nhiều ñối tượng: từ người chủ sở hữu, người quản lý tại ñơn vị ñến các ñối tượng bên ngoài,
như: Nhà nước, các tổ chức tài chính, nhà ñầu tư, người bán, người mua, các tổ chức và cá
nhân khác. Mỗi ñối tượng trên có những nhu cầu thông tin riêng xuất phát từ những lợi ích
riêng có của mỗi tổ chức. Do vậy, xem xét vai trò của thông tin kế toán cần quan tâm ñến
những nhóm ñối tượng riêng biệt. Sơ ñồ 1.2 phát họa vai trò của thông tin kế toán với các ñối
tượng sử dụng ở các nước theo nền kinh tế thị trường. Có thể thấy vai trò này thể hiện qua hai
nhóm ñối tượng là các nhà quản lý ở doanh nghiệp và các ñối tượng khác bên ngoài doanh
nghiệp.
ðối với các nhà quản lý ở doanh nghiệp: do doanh nghiệp có tính tự chủ trong việc sử
dụng các nguồn lực của mình nên người quản lý doanh nghiệp cần có thông tin ñể hoạch ñịnh,
tổ chức và kiểm soát toàn bộ tài sản và hoạt ñộng kinh doanh của mình. Những vấn ñề như:
tình hình các loại tài sản của ñơn vị như thế nào? Thực trạng và khả năng vay nợ của ñơn vị ra
sao? Lợi nhuận ñạt ñược ñối với ñơn vị trong kỳ vừa qua là bao nhiêu? Sản phẩm nào cần sản
xuất? Giá bán là bao nhiêu? Ảnh hưởng của việc tăng giá hay giảm giá các yếu tố ñầu vào ñối
với hoạt ñộng của ñơn vị ra sao? Nhu cầu thông tin kế toán của nhà quản lý các cấp ở doanh
nghiệp rất phong phú, ña dạng, và thay ñổi liên tục. Hệ thống kế toán trong ñiều kiện ñó phải
cung cấp thông tin toàn diện về mọi hoạt ñộng của ñơn vị ñể người quản lý có cơ sở ra quyết
ñịnh ñúng ñắn. Vai trò của thông tin kế toán ñối với nhóm ñối tượng này thể hiện trên các mặt:

Hệ thống kế toán

Hoạt Báo cáo kế toán Hoạt


ñộng ñộng
kinh tế kinh tế

Người sử Người sử dụng


dụng ở DN ngoài DN

Chủ sở hữu Nhà nước


Nhà quản trị Ngân hàng
Giám sát Nhà ñầu tư
viên Người bán
Tổ chức khác

8
Sơ ñồ 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và người sử dụng
• Giúp nhà quản lý ở doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát toàn bộ số tài sản hiện có, tình
hình biến ñộng và sử dụng các tài sản trong hoạt ñộng kinh doanh theo ñúng các mục tiêu ñã
ñịnh, tránh tình trạng thất thoát hay sử dụng lãng phí tài sản.
• Giúp nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản vay nợ, tình hình huy
ñộng và sử dụng vốn chủ sở hữu, qua ñó ñánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của ñơn vị ñối
với người cho vay, nhà nước, người lao ñộng và các tổ chức khác.
• Thông qua thông tin do kế toán cung cấp, nhà quản lý có thể xây dựng các kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn trong hoạt ñộng ñầu tư và huy ñộng vốn, xây dựng các chiến lược và
chính sách kinh doanh phù hợp.
• Là cơ sở ñể các nhà quản lý ra các quyết ñịnh liên quan ñến tài sản và nguồn vốn của
mình.
Có thể thấy: thông tin kế toán phục vụ cho nhóm ñối tượng này phục vụ ñắc lực cho
hoạt ñộng quản trị doanh nghiệp: từ công tác hoạch ñịnh ñến việc tổ chức, ñánh giá, kiểm soát
và ra quyết ñịnh. Hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho nhóm ñối tượng này ñược gọi là kế
toán quản trị.

ðối với các ñối tượng ngoài doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin kế toán của các ñối
tượng này thường khác nhau do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, nhưng chung qui lại có hai
nhóm. Một là nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý nền kinh tế. Hai là nhu cầu thông
tin phục vụ cho lợi ích riêng lẽ của các tổ chức kinh tế hay cá nhân có liên quan ñến doanh
nghiệp. Cụ thể:
• ðối với Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý các tổ chức kinh tế
trên cơ sở hệ thống luật pháp nên rất cần thông tin kế toán ñể kiểm tra, kiểm soát tình hình tuân
thủ pháp luật của các tổ chức. Thông tin kế toán về tình hình hoạt ñộng của các doanh nghiệp
còn là cơ sở ñể các cơ quan quản lý nhà nước ñánh giá tổng hợp thực trạng hoạt ñộng của mỗi
ngành, mỗi ñịa phương, mỗi khu vực kinh tế và toàn nền kinh tế; qua ñó xây dựng các chính
sách kinh tế vĩ mô phù hợp, ñặc biệt là các chính sách về thuế.
• ðối với các ñối tượng khác: Lợi ích của những ñối tượng này thường liên quan trực tiếp
ñến các nghiệp vụ kinh tế với doanh nghiệp nên thông tin kế toán có những vai trò riêng.
Chẳng hạn: ngân hàng và các tổ chức tài chính khác thường sư dụng thông tin kế toán ñể ñánh
giá thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt ñộng cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ vay
của các tổ chức kinh tế. Qua ñó, có thể ñưa ra những quyết ñịnh tài trợ thích hợp ñối với từng
tổ chức kinh tế.
ðối với người chủ sở hữu: người chủ sở hữu chỉ ñược xem là người ngoài doanh nghiệp
khi có sự tách rời ñáng kể giữa người quản lý và người sở hữu doanh nghiệp như trường hợp
của các công ty cổ phần niêm yết giá hay các doanh nghiệp nhà nước. Ở khía cạnh này, thông
tin kế toán không chỉ giúp người chủ sở hữu ñánh giá tình hình sử dụng và khả năng sinh lời

9
của vốn, mà trong một chừng mực còn kiểm soát các hoạt ñộng của người quản lý nhằm bảo
vệ tài sản, qua ñó có những quyết ñịnh phù hợp nhằm tối ña hóa lợi ích của mình.
ðối với các nhà ñầu tư tiềm tàng, nhà cung cấp, khách hàng và các cá nhân, tổ chức
khác, thông tin kế toán là cơ sở ñể các ñối tượng trên có những quyết ñịnh nhằm bảo vệ quyền
lợi kinh tế của mình hay phát triển các giao dịch kinh tế trong tương lai.
Mặc dù vai trò của thông tin kế toán ñối với mỗi ñối tượng bên ngoài là khác nhau,
nhưng thực chất thông tin kế toán thường liên quan ñến các vấn ñề về tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo kế toán cung cấp cho các ñối tượng này thường gọi là báo cáo
tài chính theo những mục ñích chung vì nó cung cấp những thông tin tổng quát cho việc sử
dụng của nhiều ñối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Trong thực tế, những báo cáo này thường là
những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh. Hệ thống kế
toán xử lý và cung cấp những thông tin này ñược gọi là kế toán tài chính. Cần chú ý là thông
tin của kế toán tài chính cũng rất cần thiết cho các nhà quản lý ở doanh nghiệp.
Những phân tích trên cho thấy thông tin kế toán có vai trò không chỉ trong quản lý nội
bộ một tổ chức mà còn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phục vụ cho các ñối tượng bên
ngoài trong việc ra quyết ñịnh có liên quan ñến doanh nghiệp. Nó như một bộ phận gắn liền,
không thể thiếu ñược trong hệ thống quản lý ở các ñơn vị có sử dụng tài sản, tiền vốn nói
chung và các ñơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong ñiều kiện kinh tế thị trường, nhận
thức ñúng ñắn vai trò này là rất cần thiết ñể việc thiết kế hệ thống kế toán ở mỗi tổ chức vừa
ñảm bào nhu cầu thông tin cho quản lý nội bộ, vừa ñảm bảo nhu cầu thông tin cho các ñối
tượng bên ngoài.
1.3.2. Yêu cầu ñối với thông tin kế toán trong hệ thống quản lý
ðể phát huy vai trò của mình, thông tin kế toán cung cấp phải ñáp ứng những yêu cầu
sau ñây:
• Thông tin kế toán cung cấp phải bảo ñảm tính thống nhất về nội dung và phương pháp
tính toán. Cụ thể là:
+ ðối với thông tin kế toán tài chính, cần tuần thủ theo các nguyên tắc kế toán chung ñã
ñược chấp nhận ñể bảo ñảm tính so sánh của thông tin khi công bố ra bên ngoài. Khi ñó, mọi
tổ chức và cá nhân có thể ñọc, hiểu và sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết ñịnh.
+ ðối với thông tin kế toán quản trị, cần thống nhất với tài liệu kế hoạch hoặc các qui
ñịnh bên trong nội bộ ñể thuận lợi cho việc quản lý các hoạt ñộng ở ñơn vị.
• Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh trung thực và khách quan thực tế hoạt ñộng
của ñơn vị. Không nên quan niệm việc ghi sổ kế toán là chỉ ñể ñối phó với những yêu cầu của
Nhà nước, mà phải xem kế toán như là kim chỉ nam của người quản lý trong mọi hoạt ñộng.
Có như vậy, ñơn vị mới khắc phục ñược tồn tại, phát huy những thế mạnh ñể ñạt ñược mục
ñích với hiệu quả cao.
• Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh kịp thời các hoạt ñộng kinh tế tài chính xảy
ra. Mọi sự chậm trễ của thông tin ñều bất lợi cho ñơn vị, thông tin chậm trễ sẽ không còn tác
dụng hoặc giảm phần lớn tác dụng. Yêu cầu này ñòi hỏi kế toán phải ñược tổ chức khoa học và
ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán.
10
• Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh ñầy ñủ, toàn diện về mọi hoạt ñộng kinh tế,
tài chính của ñơn vị. Chỉ khi ñược cung cấp thông tin một cách ñầy ñủ, toàn diện về mọi hoạt
ñộng kinh tế tài chính của ñơn vị, người quản lý mới có thể ñưa ra những quyết ñịnh thích hợp,
có phương hướng chỉ ñạo ñúng ñắn với hoạt ñộng của ñơn vị.
• Thông tin kế toán cung cấp phải rõ ràng, dễ hiểu, bảo ñảm cho các ñối tượng sử dụng
ñều có thể nhận thức ñúng ñắn hoạt ñộng và kết quả hoạt ñộng của ñơn vị, thực hiện việc kiểm
tra, kiểm soát hoạt ñộng của ñơn vị.

1.4. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG ðƯỢC THỪA NHẬN
Qua các mục trên ta thấy kế toán có vai trò quan trọng, phục vụ quản lý kinh tế tài
chính. ðể thực hiện vai trò quan trọng này, kế toán ngoài việc phải bảo ñảm những yêu cầu
như ñã nêu, còn chú ý ñến những nguyên tắc kế toán chung ñược thừa nhận nhằm bảo ñảm quá
trình xử lý thông tin dựa trên những cơ sở thống nhất. Các nguyên tắc kế toán chung này ñược
xem như là những tuyên bố chung về các quy ñịnh và sự hướng dẫn phục vụ cho việc xử lý
thông tin kế toán và lập các báo cáo. Cần có ñiều này là vì hoạt ñộng của ñơn vị không phải
ñóng khung trong mỗi nước mà ngày càng có xu hướng hội nhập trong khu vực cũng như toàn
thế giới. Trong ñó, thông tin kế toán với tư cách vừa phục vụ quản lý trong doanh nghiệp, vừa
phục vụ cho những ñơn vị, cá nhân bên ngoài có liên quan, ñòi hỏi phải ñạt ñược sự dễ hiểu,
ñáng tin cậy và so sánh ñược.
ðể có các nguyên tắc kế toán chung ñược thừa nhận này, năm 1973 một uỷ ban xây
dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Committee - IASC)
ñã ñược thành lập. Thành viên của uỷ ban này là tất cả các tổ chức kế toán chuyên nghiệp.
Thông qua việc xây dựng ñưa ra các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán, uỷ ban này có sứ mệnh
thu hẹp những khác biệt về kế toán giữa các nước, làm cho số liệu kế toán ñáp ứng ñược yêu
cầu dễ hiểu, so sánh ñược ñối với những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp, không những
ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Các nguyên tắc kế toán thường xuyên ñược nghiên cứu ñưa ra và không ngừng ñược
hoàn thiện cùng với quá trình biến ñổi, hoàn thiện phương thức quản lý kinh doanh. Do vậy,
không thể nêu ra một danh mục ñầy ñủ những nguyên tắc kế toán chung ñược thừa nhận. Ở
ñây, chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn những khái niệm và nguyên tắc chính ñang chi phối quá
trình kế toán.
1.4.1. Khái niệm thực thể kinh doanh (Business entity concept)
Khái niệm này thực chất là nêu ra khái niệm về ñơn vị kinh doanh, vạch ra ñường ranh
giới của ñơn vị trong việc thực hiện ghi chép kế toán. Trong ñó, các ñơn vị kinh doanh phải
ñược nhìn nhận và ñối xử một cách ñộc lập trong tổ chức ghi chép kế toán. ðiều này ñòi hỏi số
liệu ghi chép vào sổ sách và báo cáo kế toán của ñơn vị không ñược bao gồm bất kỳ quá trình
kinh doanh hoặc tài sản nào của ñơn vị và cá nhân khác, kể cả các tài sản của chủ sở hữu ñơn
vị. Ví dụ, việc ông chủ và các nhân viên cho vay tiền lẫn nhau, hoặc các cổ ñông của một công
ty cổ phần mua bán cổ phiếu của Công ty..., những việc này là không thuộc trong ghi chép kế

11
toán của ñơn vị. Nếu ghi chép vào, sẽ làm sai lệch số liệu báo cáo về tình hình tài chính của
ñơn vị.
1.4.2. Giả thiết cơ sở dồn tích (Accrual basis assumption)
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của ñơn vị liên quan ñến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn
chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải ñược ghi vào sổ kế toán tại thời ñiểm phát sinh, không căn
cứ vào thời ñiểm thực tế thu tiền hoặc thực tế chi tiền hoặc tương ñương tiền. Do vậy, báo cáo
tài chính ñược lập trên cơ sở dồn tích không chỉ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan ñến
thu tiền và chi tiền trong quá khứ, mà còn thông tin về nghĩa vụ hay quyền lợi của ñơn vị về
thanh toán hay nhận ñược tiền (tương ñương tiền) trong tương lai.
1.4.3. Giả thiết hoạt ñộng liên tục (Going concern assumption)
Gỉa thiết này ñặt doanh nghiệp sẽ hoạt ñộng liên tục vô thời hạn hoặc ít nhất không bị
giải thể trong tương lai gần. Với giả thiết hoạt ñộng liên tục, tài sản sử dụng ñể hoạt ñộng sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phải ñược duy trì, chứ không bán ñi trừ khi doanh
nghiệp phải giải thể. Do vậy việc ghi chép, phản ánh tài sản của doanh nghiệp là theo giá phí
(giá vốn), chứ không quan tâm ñến giá thị trường, mặc dù trong hoạt ñộng kinh doanh thì giá
thị trường của những tài sản này có thể thay ñổi theo thời gian.
Nguyên tắc hoạt ñộng liên tục ñược vận dụng phổ biến trong hoạt ñộng của doanh
nghiệp. Tuy nhiên khi một doanh nghiệp ñang chuẩn bị giải thể hoặc ngừng hoạt ñộng thì
nguyên tắc này sẽ không ñược vận dụng trong việc lập báo cáo, mà lúc này giá thị trường dự
kiến sẽ trở nên có ích.
1.4.4. Nguyên tắc thước ño tiền tệ (Monetary principle)
Nguyên tắc này thừa nhận ñơn vị tiền tệ như một ñơn vị ñồng nhất trong việc tính toán,
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Với nguyên tắc này, tất cả các ñối tượng kế toán phải
ñược tính toán, xác ñịnh giá trị bằng tiền ñể ghi sổ, tức kế toán chỉ phản ánh những gì có thể
biểu hiện bằng tiền. ðồng thời nguyên tắc này cũng giả thiết những thay ñổi của sức mua ñơn
vị tiền tệ là không ñủ lớn ñể ảnh hưởng ñến việc ño lường của kế toán. Trừ trường hợp có lạm
phát lớn, ñồng tiền mất giá, thì kế toán phải có giải pháp ñặc biệt ñể phản ánh.
1.4.5. Giả thuyết kỳ kế toán
Là việc phân chia hoạt ñộng của doanh nghiệp thành nhiều phân ñoạn thời gian bằng
nhau, gọi là kỳ kế toán, ñể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho việc phân tích ñánh giá quá
trình hoạt ñộng và những thay ñổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nguyên tắc này
không mâu thuẫn mà thống nhất với nguyên tắc hoạt ñộng liên tục. Một doanh nghiệp vừa cần
ñược giả thiết hoạt ñộng liên tục vô thời hạn, nhưng ñồng thời cũng cần phải phân ñoạn thời
gian thành các kỳ ñể lập các báo cáo và phân tích ñánh giá tình hình trong kỳ. Kỳ kế toán ở Việt
Nam chính thức là 1 năm, bắt ñầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm
dương lịch.
1.4.6. Nguyên tắc giá phí (Cost principle)

12
Theo nguyên tắc này, việc xác ñịnh giá trị tài sản, công nợ phải dựa trên giá trị thực tế
tại thời ñiểm phát sinh, không quan tâm ñến giá thị trường. Với nguyên tắc này, tài sản hình
thành ñược tính giá căn cứ trên số tiền hoặc tương ñương tiền thực tế bỏ ra. Trường hợp tài sản
ñược hình thành từ một vật ñền bù khác với tiền, thì chi phí ñược ñánh giá theo giá trị tiền
tương ñương với vật ñền bù ñó. Với nguyên tắc này, bảo ñảm tài sản của ñơn vị phản ánh ñúng
với thực tế chi phí ñã bỏ ra. Tuy nhiên có hạn chế là các báo cáo tài chính không phản ánh giá
trị thị trường của tài sản mà chỉ phản ánh theo giá phí.
1.4.7. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Revenue recognition principle)
Nguyên tắc này ñòi hỏi sự ghi nhận doanh thu phải bảo ñảm thống nhất, làm cơ sở cho
việc xác ñịnh lợi nhuận ñược ñúng ñắn. Với phương thức bán thông thường, nguyên tắc này
quy ñịnh doanh thu ñược ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hoá bán ra ñược chuyển giao, hoặc
khi các lao vụ, dịch vụ hoàn thành chuyển giao.
Ngoài phương thức bán thông thường ñược quy ñịnh như trên, trong thực tế còn có một
số trường hợp ñặc biệt, cần có phương pháp ghi nhận doanh thu thích hợp. Những trường hợp
ñặc biệt này sẽ ñược phân tích kỹ hơn trong các môn học chuyên sâu.
1.4.8. Nguyên tắc phù hợp: (Matching principle)
Ở nguyên tắc ghi nhận doanh thu ñã ñề cập ñến việc ghi nhận doanh thu. Nguyên tắc
phù hợp này sẽ quy ñịnh việc xác ñịnh chi phí ñể tính lãi, lỗ trong kỳ. Chi phí ñể tính lãi, lỗ là
tất cả các chi phí phải gánh chịu ñể tạo nên doanh thu ñã ghi nhận trong kỳ, tức chi phí ñể tính
lãi, lỗ phải có sự phù hợp với doanh thu ñã ghi nhận.
1.4.9. Nguyên tắc nhất quán: (Consistency principle)
Theo nguyên tắc này, tất cả các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực và các tính
toán trong quy trình kế toán phải ñược thực hiện trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
Nguyên tắc này bảo ñảm các số liệu kế toán không bị bóp méo bởi các kế toán viên khi lập các
báo cáo kế toán cho bên ngoài và ñảm bảo tính so sánh của thông tin. Với nguyên tắc này, một
phương pháp kế toán khi ñã ñược chấp nhận thì không nên thay ñổi theo từng thời kỳ. Tuy
vậy, nó không có nghĩa là kế toán viên không bao giờ ñược thay ñổi phương pháp kế toán của
mình, mà thực tế khi họ thấy có một phương pháp khác bảo ñảm thông tin ñầy ñủ, trung thực
và hợp lý hơn thì họ có thể thay ñổi. Những thay ñổi này phải ñược ghi chú trong các báo cáo
tài chính.
1.4.10. Nguyên tắc thận trọng:(Conservative principle)
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán ñoán cần thiết ñể lập các ước tính kế toán
trong các ñiều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng ñòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
- Không ñánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
- Không ñánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

13
- Doanh thu và thu nhập chỉ ñược ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
ñược lợi ích kinh tế, còn chi phí phải ñược ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh
chi phí.
1.4.11. Nguyên tắc trọng yếu
Nguyên tắc này ñặt ra: chỉ chú trọng ñến những vấn ñề mang tính quyết ñịnh ñến bản
chất và nội dung của các báo cáo tài chính, không quan tâm ñến các yếu tố có ít ảnh hưởng
(ảnh hưởng không ñáng kể) ñến báo cáo tài chính. Ở ñây, có ñặt ra vấn ñề là: thế nào là yếu tố
trọng yếu, thế nào là yếu tố không trọng yếu. Thông tin ñược coi là trọng yếu trong trường hợp
nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin ñó có thể làm sai lệch ñáng kể báo cáo
tài chính, làm ảnh hưởng ñến quyết ñịnh kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính
trọng yếu phụ thuộc vào ñộ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót ñược ñánh giá trong
hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải ñược xem xét trên cả phương diện ñịnh
lượng và ñịnh tính.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Kế toán là một khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình
thành tài sản và sự vận ñộng của tài sản trong các tổ chức. Kế toán sử dụng cả ba loại thước ño
(giá trị, hiện vật và lao ñộng) ñể phản ánh các ñối tượng kế toán, trong ñó thước ño giá trị là
thước ño bắt buộc ñể tổng hợp toàn bộ các ñối tượng của kế toán.
Trong thực tiễn, kế toán vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin. ðó là: chứng từ kế toán, ño lường ñối tượng kế toán, tài khoản và
ghi kép; và tổng hợp cân ñối kế toán.
Thông tin kế toán có vai trò quan trọng trong công tác quản lý. ðối với người quản lý ở
ñơn vị, kế toán là công cụ ñể kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn theo ñúng
mục ñích. Thông tin kế toán còn là cơ sở ñể người quản lý hoạch ñịnh, kiểm tra toàn bộ hoạt
ñộng kinh tế tài chính của ñơn vị mình, qua ñó ra các quyết ñịnh ngắn hạn và dài hạn. Hệ
thống thông tin kế toán cung cấp cho những ñối tượng này gọi là kế toán quản trị.
Thông tin kế toán còn giữ vai trò trong quản lý nền kinh tế. Nó là cơ sở ñể các cơ quan
quản lý nhà nước ñánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà
nước, tổng hợp tình hình hoạt ñộng của các tổ chức kinh tế ñể có thể xây dựng các chính sách
phát triển kinh tế có tính bền vững. Ngoài ra, thông tin kế toán còn là cơ sở ñể ngân hàng, nhà
ñầu tư, nhà cung cấp và nhiều ñối tượng có liên quan ra những quyết ñịnh về hợp tác kinh tế.
Hệ thống thông tin kế toán cung cấp cho những ñối tượng ngoài doanh nghiệp gọi là kế toán
tài chính.
ðể ñảm bảo yêu cầu thông tin cho quản lý, thông tin kế toán phải ñảm bảo phản ánh
trung thực, khách quan, kịp thời và ñầy ñủ các hoạt ñộng kinh tế tài chính diễn ra ở các ñơn vị.
Ngoài ra, các ñối tượng kế toán phải ñảm bảo ño lường một cách thống nhất và trình bày dễ
hiểu ñể mọi ñối tượng có thể sử dụng trong việc ra quyết ñịnh.

14
Việc ño lường và cung cấp thông tin phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung
ñược thừa nhận. Các nguyên tắc này là cơ sở ñể ñảm bảo thông tin kế toán có tính thống nhất,
tin cậy và tính so sánh ñược cho người sử dụng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy nêu ñịnh nghĩa về kế toán.
2. Hãy mô tả quy trình kế toán ở một tổ chức.
3. Các loại thước ño sử dụng trong ño lường ñối tượng của kế toán. Tại sao thước ño tiền
tệ là thước ño bắt buộc của kế toán.
4. Phân tích vai trò của thông tin kế toán ñối với công tác quản lý ở doanh nghiệp.
5. Phân tích vai trò của thông tin kế toán ñối với những ñối tượng ngoài ñơn vị.
6. Tại sao thông tin kế toán cần ñảm bảo những yêu cầu: trung thực, khách quan, kịp thời
và so sánh?

15
CHƯƠNG 2
ðỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

ðối tượng nghiên cứu của kế toán ñã ñược giới thiệu một cách khái quát ở Chương 1.
Chương này sẽ ñi sâu vào từng nội dung cụ thể của ñối tượng kế toán nhằm giúp cho người
học hiểu rõ hơn những ñặc trưng của mỗi loại ñối tượng kế toán. Qua ñó, người học sẽ phân
biệt ñược các yếu tố của ñối tượng kế toán: tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí và lợi nhuận.

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ðỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


Bất cứ một ñơn vị nào có sử dụng các nguồn lực kinh tế trong hoạt ñộng của mình cũng
ñều quan tâm ñến các nguồn lực ñó ñược hình thành và sử dụng như thế nào. ðể ñáp ứng yêu
cầu này, kế toán có chức năng cung cấp thông tin về sự hình thành và sử dụng các nguồn lực
kinh tế của ñơn vị. Như vậy, ñối tượng kế toán có thể ñược khái quát như sau:
- Tài sản trong mối quan hệ với nguồn hình thành tài sản của ñơn vị. Tài sản thể hiện
các nguồn lực kinh tế ñược sử dụng tại ñơn vị và tình hình phân bổ các nguồn lực ñó. Nguồn
hình thành tài sản thể hiện nguồn gốc tài sản của ñơn vị, tức là thể hiện tài sản của ñơn vị ñược
tài trợ như thế nào. Vì vậy kế toán nghiên cứu tài sản không thể tách rời với nguồn hình thành
tài sản.
- Sự vận ñộng của tài sản trong ñơn vị. Tài sản của ñơn vị vận ñộng thông qua các hoạt
ñộng sử dụng tài sản của ñơn vị ñể ñạt ñược mục tiêu ñã ñịnh. Thông tin về sự vận ñộng của
tài sản thể hiện tình hình sử dụng các nguồn lực kinh tế trong hoạt ñộng của ñơn vị. ðể nghiên
cứu sự vận ñộng của tài sản trong ñơn vị, kế toán phải phản ánh kịp thời sự thay ñổi về mặt
hình thái vật chất và giá trị của tài sản trong quá trình sử dụng tài sản cho hoạt ñộng của ñơn
vị. Bên cạnh ñó, kế toán cần phải thu thập, ño lường, phản ánh và cung cấp thông tin về chi phí
và doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt ñộng của ñơn vị, giúp người sử dụng thông tin kế
toán ñánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế tại ñơn vị.
- Các quan hệ kinh tế ngoài tài sản của ñơn vị, ñó là các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình hoạt ñộng của ñơn vị nhưng không liên quan ñến tài sản và nguồn vốn của ñơn vị.
Thuộc về các quan hệ này gồm có: các quan hệ kinh tế phát sinh do hợp ñồng chuyển giao
quyền sử dụng, các quan hệ về nghĩa vụ của ñơn vị trong việc sử dụng của cải xã hội,...

2.2. TÀI SẢN VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỦA ðƠN VỊ
2.2.1. Tài sản của ñơn vị

2.2.1.1. ðịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của ñơn vị
ðịnh nghĩa: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01-Chuẩn mực chung (ñoạn 18), tài
sản là nguồn lực do ñơn vị kiểm soát và có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các
khoản tương ñương tiền của ñơn vị hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà ñơn vị phải chi ra.

16
Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản ñược thể hiện thông qua việc sử dụng tài sản ñó
một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm ñể bán hoặc cung
cấp dịch vụ cho khách hàng, ñể bán hoặc trao ñổi lấy tài sản khác, ñể thanh toán các khoản nợ,
hoặc ñể phân phối cho các chủ sở hữu. Ví dụ: Lợi ích kinh tế trong tương lai của vật liệu ñược
thể hiện thông qua việc sử dụng vật liệu sản xuất sản phẩm ñể bán và thu tiền. Lợi ích kinh tế
trong tương lai của hàng hoá ñược thể hiện thông qua việc bán hàng hoá và thu tiền. Lợi ích
kinh tế trong tương lai của tiền ñược thể hiện thông qua việc sử dụng tiền ñể trao ñổi lấy tài
sản khác hoặc ñể thanh toán các khoản nợ.
Quyền kiểm soát ñối với một nguồn lực kinh tế là khả năng của ñơn vị trong việc sử
dụng lợi ích kinh tế do nguồn lực ñó mang lại nhằm ñạt mục tiêu của ñơn vị, hoặc quyền từ
chối hay ñiều khiển việc sử dụng lợi ích kinh tế từ nguồn lực ñó ñối với ñơn vị khác. Như vậy,
quyền kiểm soát không nhất thiết phải là quyền sở hữu. ðơn vị có quyền kiểm soát nguồn lực
kinh tế trong các trường hợp sau:
- Thông thường những nguồn lực kinh tế thuộc quyền sở hữu của ñơn vị thì cũng thuộc
quyền kiểm soát của ñơn vị. Chẳng hạn như vật tư, hàng hoá ñơn vị mua ñể dự trữ cho quá
trình sản xuất kinh doanh là những nguồn lực kinh tế thuộc quyền sở hữu của ñơn vị; và ñơn vị
có quyền quyết ñịnh sử dụng các nguồn lực ñó như thế nào ñể mang lại lợi ích kinh tế cho ñơn
vị.
- Tuy nhiên, có những những nguồn lực kinh tế không thuộc quyền sở hữu của ñơn vị,
nhưng thuộc quyền kiểm soát của ñơn vị và có thể mang lại lợi ích kinh tế cho ñơn vị trong
tương lai thì vẫn ñược xem là tài sản của ñơn vị. Chẳng hạn như trường hợp ñơn vị thuê tài sản
ñể sử dụng cho hoạt ñộng kinh doanh. Nếu hợp ñồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thì tài sản thuê thuộc quyền kiểm
soát của ñơn vị và ñược xem là tài sản của ñơn vị mặc dù không thuộc quyền sở hữu của ñơn
vị.
Những nguồn lực có thể mang lại lợi ích kinh tế cho ñơn vị trong tương lai nhưng
không thuộc quyền kiểm soát của ñơn vị thì không phải là tài sản của ñơn vị. Chẳng hạn như
ñội ngũ nhân viên lành nghề của ñơn vị có thể mang lại lợi ích kinh tế cho ñơn vị trong tương
lai, nhưng ñơn vị không có ñủ khả năng kiểm soát các lợi ích kinh tế ñó vì người lao ñộng có
thể ñơn phương phá vỡ hợp ñồng lao ñộng bất cư lúc vào. Do ñó, ñội ngũ nhân viên lành nghề
không phải là tài sản của ñơn vị.
Tài sản của ñơn vị ñược hình thành từ các giao dịch hoặc sự kiện ñã xảy ra trong quá
khứ như: nhận vốn góp, mua sắm, tự sản xuất,... Các giao dịch hoặc sự kiện sẽ phát sinh trong
tương lai không làm tăng tài sản của ñơn vị tại thời ñiểm hiện tại, bởi vì ñơn vị chỉ có quyền
kiểm soát ñối với lợi ích kinh tế tương lai của tài sản thông qua các giao dịch hoặc các sự kiên
ñã qua. ðiều này có nghĩa là ñể thoả mãn ñịnh nghĩa tài sản của ñơn vị thì lợi ích kinh tế tương
lai do tài sản mang lại có thể chưa ñược xác ñịnh một cách chắc chắn, nhưng quyền kiểm soát
ñối với tài sản ñó phải chắc chắn. Chẳng hạn như tại thời ñiểm ñơn vị ký kết hợp ñồng mua
hàng hoá thì ñơn vị chưa có quyền kiểm soát ñối với số hàng hoá ñơn vị sẽ mua theo hợp ñồng,
ñơn vị chỉ có quyền kiểm soát ñối với hàng hoá kể từ thời ñiểm giao dịch mua bán ñược thực
hiện (quyền sở hữu hàng hoá ñược chuyển giao).
17
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của ñơn vị:
Một ñối tượng sau khi ñã thoả mãn ñịnh nghĩa tài sản chỉ ñược ghi nhận là tài sản của
ñơn vị khi thoả mãn cả hai ñiều kiện ñược qui ñịnh ở Chuẩn mực chung (ñoạn 40) như sau:
- ðơn vị có khả năng chắc chắn thu ñược lợi ích kinh tế trong tương lai; và
- Giá trị của tài sản ñó ñược xác ñịnh một cách ñáng tin cậy.
ðịnh nghĩa về tài sản của ñơn vị chỉ ñề cập ñến khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho
ñơn vị trong tương lai của tài sản. Tuy nhiên, ñể ghi nhận là tài sản của ñơn vị thì khả năng
mang lại lợi ích kinh tế tương lai của tài sản phải chắc chắn. ðiều này thể hiện nguyên tắc thận
trọng trong kế toán. Dựa trên cơ sở này, Chuẩn mực kế toán Việt Nam không cho phép ghi
nhận chi phí nghiên cứu là tài sản của ñơn vị, bởi vì ở giai ñoạn nghiên cứu ñơn vị chưa thể
khẳng ñịnh là công trình nghiên cứu sẽ thành công và có khả năng "chắc chắn" mang lại lợi ích
kinh tế cho ñơn vị trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải bất cứ một nguồn lực nào chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế cho
ñơn vị trong tương lai ñều ñược ghi nhận là tài sản của ñơn vị. Theo nguyên tắc thước ño tiền
tệ, tất cả các ñối tượng kế toán phải ñược phản ánh bằng thước ño tiền tệ. Do ñó, khả năng ño
lường giá trị của tài sản là một trong những ñiều kiện quan trọng ñể ghi nhận là tài sản của ñơn
vị. ðể ñảm bảo tính tin cậy của thông tin kế toán, một tài sản chỉ ñược ghi nhận là tài sản của
ñơn vị khi giá trị của tài sản ñó ñược xác ñịnh một cách ñáng tin cậy. ðiều này giải thích tại
sao lợi thế thương mại ñược tạo ra từ nội bộ ñơn vị không ñược ghi nhận là tài sản của ñơn vị
khi chưa xác ñịnh ñược giá trị một cách ñáng tin cậy. ðo lường giá trị tài sản theo giá gốc (giá
phí lịch sử) là cơ sở ñể xác ñịnh giá trị tài sản một cách ñáng tin cậy vì nó cho phép tìm ñược
bằng chứng khách quan làm cơ sở cho việc xác ñịnh giá trị của tài sản và có thể kiểm chứng lại
ñược.
Như vậy, một ñối tượng ñược ghi nhận là tài sản của ñơn vị khi thoả mãn ñồng thời cả
ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản. Ví dụ: Vật tư, máy móc thiết bị ñơn vị mua ñể dùng
cho hoạt ñộng kinh doanh ñược ghi nhận là tài sản của ñơn vị. Trước hết những tài sản này là
tài sản của ñơn vị vì thuộc quyền kiểm soát của ñơn vị (do thuộc quyền sở hữu của ñơn vị) và
có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho ñơn vị trong tương lai thông qua việc sử dụng những
tài sản này trong hoạt ñộng kinh doanh của ñơn vị. Những tài sản này ñược ghi nhận là tài sản
của ñơn vị vì ñơn vị chắc chắn thu ñược lợi ích kinh tế tương lai từ việc sử dụng tài sản; và giá
trị của những tài sản này ñược xác ñịnh một cách ñáng tin cậy dựa trên số tiền ñơn vị ñã bỏ ra
ñể mua tài sản và ñưa vào sử dụng.

2.2.1.2. Phân loại tài sản trong ñơn vị


Tài sản ñược sử dụng trong một ñơn vị bao gồm nhiều loại với ñặc ñiểm và vai trò khác
nhau trong quá trình hoạt ñộng. Tài sản trong ñơn vị cần ñược phân loại theo ñặc ñiểm luân
chuyển về mặt giá trị ñể quản lý phù hợp với ñặc ñiểm của từng loại tài sản. Theo cách phân
loại này, tài sản của ñơn vị ñược chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Tài sản ngắn hạn: là tài sản có thời gian luân chuyển hoặc ñược thu hồi trong một
chu kỳ kinh doanh bình thường hoặc trong vòng 12 tháng.

18
Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian từ lúc chi tiền mua vật tư, hàng hoá dự trữ cho
sản xuất kinh doanh cho ñến khi bán thành phẩm, hàng hoá hay cung cấp dịch vụ thu ñược
tiền. ðối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng và ñơn vị
hành chính sự nghiệp, tài sản ngắn hạn là tài sản ñược thu hồi trong vòng 12 tháng. ðối với
doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, tài sản ngắn hạn là tài sản
ñược thu hồi trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường. Chu kỳ kinh doanh của các ñơn
vị thường ngắn hơn 12 tháng và khó có thể ño lường ñược nên các ñơn vị thường chọn 12
tháng là thời gian ñể phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, khoản phải thu có thời hạn thanh toán trong vòng 12
tháng, nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá,... Xét theo khả năng chuyển hoá thành tiền
giảm dần, tài sản ngắn hạn bao gồm những loại sau:
+ Tiền và các khoản tương ñương tiền: Tiền là loại tài sản không thể thiếu trong quá
trình hoạt ñộng của mọi ñơn vị nhằm ñáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ñến hạn và nhu
cầu chi tiêu hàng ngày. Tiền của ñơn vị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng và tiền
ñang chuyển. Hình thức biểu hiện của tiền có thể là ñồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim
khí quí, ñá quí. Các khoản tương ñương tiền là các khoản ñầu tư vào các loại chứng khoán
ngắn hạn như: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,... có thời hạn thu hồi hoặc ñáo hạn
không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển ñổi dễ dàng thành một lượng tiền xác
ñịnh và không có nhiều rủi ro trong chuyển ñổi thành tiền.
+ Các khoản ñầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản ñầu tư vào các tổ chức khác có
thời hạn thu hồi vốn trong vòng một năm, không bao gồm các khoản ñầu tư ngắn hạn có thời
hạn thu hồi hoặc ñáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản ñầu tư ñó. Các khoản ñầu
tư tài chính ngắn hạn bao gồm: ñầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và ñầu tư
ngắn hạn khác.
+ Các khoản phải thu: là quyền của ñơn vị ñể nhận tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ từ các
tổ chức, cá nhân khác. Trong doanh nghiệp, khoản phải thu hình thành chủ yếu là do doanh
nghiệp ñã cung cấp thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhưng khách hàng chưa
thanh toán tiền - gọi là khoản phải thu khách hàng. Ngoài ra khoản phải thu còn hình thành do
ñơn vị ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp, tạm ứng tiền cho người lao ñộng,...
+ Hàng tồn kho: là những tài sản dự trữ cho quá trình hoạt ñộng của ñơn vị. Hàng tồn
kho bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng
hoá.
. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ là những tài sản dự trữ ñể chuẩn bị cho quá
trình sản xuất của ñơn vị.
. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm ñang ñược chế biến trên dây chuyền sản xuất
hoặc ở các bộ phận sản xuất của ñơn vị.
. Thành phẩm, hàng hoá là những tài sản dự trữ cho quá trình tiêu thụ (bán hàng) của
ñơn vị. Thành phẩm là sản phẩm do ñơn vị sản xuất ñể bán. Hàng hoá là sản phẩm do ñơn vị
mua ñể bán lại.
Hàng tồn kho có thể nằm ở trong kho hoặc không nằm trong kho của ñơn vị nhưng
thuộc quyền sở hữu của ñơn vị như hàng mua ñang ñi ñường, hàng gửi bán.
19
. Hàng mua ñang ñi ñường bao gồm vật tư, hàng hoá ñơn vị ñã mua, vẫn còn ñang trên
ñường vận chuyển, chưa về nhập kho của ñơn vị nhưng ñã thuộc quyền sở hữu của ñơn vị nên
ñược ghi nhận là tài sản của ñơn vị.
. Hàng gửi bán bao gồm thành phẩm, hàng hoá ñang trên ñường vận chuyển ñến nơi
giao hàng cho khách hàng và vẫn thuộc quyền sở hữu của ñơn vị nên ñược xem là tài sản của
ñơn vị.
+ Chi phí trả trước ngắn hạn: Chi phí trả trước là những khoản chi tiêu thực tế ñã phát
sinh nhưng liên quan ñến lợi ích kinh tế của nhiều kỳ kế toán và ñang chờ phân bổ vào chi phí
sản xuất, kinh doanh của các kỳ tiếp theo. Chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí trả trước có
thời gian phân bổ trong vòng 12 tháng. Việc ghi nhận một khoản chi phí liên quan ñến hoạt
ñộng kinh doanh của nhiều kỳ kế toán là chi phi trả trước nhằm ñảm bảo nguyên tắc phù hợp.
Ví dụ: Tại thời ñiểm ñầu năm N Doanh nghiệp X chi 120.000.000 ñồng thanh toán tiền thuê
mặt bằng cho cả năm. Như vậy, trong tháng 01/N, Doanh nghiệp X thực tế ñã chi tiêu
120.000.000 ñồng, nhưng khoản chi tiêu này liên quan ñến hoạt ñộng kinh doanh của 12 tháng
(kỳ kế toán của ñơn vị là tháng) nên khoản chi tiêu này không thể ghi nhận hết một lần vào chi
phí của tháng 01/N mà phải ñược phân bổ vào chi phí của 12 tháng. Tức là tại thời ñiểm chi
120.000.000 ñồng thanh toán tiền thuê mặt bằng, kế toán ghi nhận một khoản chi phí trả trước
ngắn hạn là 120.000.000 ñồng, sau ñó phân bổ vào chi phí của mỗi tháng là 10.000.000 ñồng.

- Tài sản dài hạn: là tài sản có thời gian luân chuyển hoặc thu hồi vốn dài hơn một chu
kỳ kinh doanh bình thường hoặc trên một năm, như: khoản phải thu có thời hạn thanh toán trên
một năm, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,...
Tài sản dài hạn cần ñược quản lý phù hợp với tính chất ñầu tư và hình thái biểu hiện.
Theo tính chất ñầu tư, tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố ñịnh, bất ñộng sản ñầu tư, các khoản
ñầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
+ Tài sản cố ñịnh: là những tài sản dài hạn do ñơn vị nắm giữ ñể sử dụng cho hoạt ñộng
thông thường của ñơn vị. Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tài sản cố ñịnh ñược chia thành tài
sản cố ñịnh hữu hình và tài sản cố ñịnh vô hình.
. Tài sản cố ñịnh hữu hình là những tư liệu lao ñộng chủ yếu có hình thái vật chất tham
gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban ñầu như: nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,...
Nếu căn cứ vào ñịnh nghĩa về tài sản cố ñinh hữu hình như ở trên thì phần lớn tư liệu
lao ñộng trong ñơn vị là tài sản cố ñịnh hữu hình. Trong khi ñó yêu cầu về quản lý tài sản cố
ñịnh phức tạp hơn nhiều so với quản lý tài sản ngắn hạn. Nên ñể thuận tiên cho công tác quản
lý tài sản, chuẩn mực kế toán về tài sản cố ñịnh hữu hình ở Việt Nam qui ñịnh tài sản cố ñịnh
hữu hình phải có ñủ tiêu chuẩn giá trị theo qui ñịnh hiện hành. Tiêu chuẩn giá trị của tài sản cố
ñịnh hữu hình ñược thay ñổi phù hợp với ñiều kiện kinh tế của từng thời kỳ. Chế ñộ tài chính
Việt Nam hiện nay qui ñịnh tài sản cố ñịnh hữu hình phải có giá trị từ 10.000.000 ñồng trở lên.
Như vậy, những tư liệu lao ñộng có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị từ 10.000.000
ñồng trở lên thì ñược xếp vào tài sản cố ñịnh hữu hình. Những tư liệu lao ñộng không thoả
mãn một trong hai tiêu chuẩn trên thì ñược xếp vào tài sản ngắn hạn và ñược gọi là công cụ
20
dụng cụ. Việc qui ñịnh tiêu chuẩn giá trị cho tài sản cố ñịnh hữu hình thể hiện nguyên tắc trọng
yếu.
. Tài sản cố ñịnh vô hình là những tài sản cố ñịnh không có hình thái vật chất, thể hiện
quyền của ñơn vị về mặt pháp lý, như: bản quyền, bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng
ñất, phần mềm máy tính,... Chế ñộ tài chính Việt Nam qui ñịnh tài sản cố ñịnh vô hình cũng
phải thoả mãn tiêu chuẩn về mặt giá trị như tài sản cố ñịnh hữu hình.
+ Bất ñộng sản ñầu tư: là bất ñộng sản, gồm: quyền sử dụng ñất, nhà, cơ sở hạ tầng do
người chủ sở hữu hoặc người ñi thuê theo hợp ñồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục ñích thu
lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá.
+ Các khoản ñầu tư tài chính dài hạn: là các khoản ñầu tư vào các tổ chức khác có thời
hạn thu hồi vốn trên một năm, nhằm mục ñích kiếm lợi hoặc nắm quyền kiểm soát ñối với các
ñơn vị khác, bao gồm: ñầu tư vào công ty con, ñầu tư vào công ty liên kết, liên doanh và ñầu tư
dài hạn khác.
+ Tài sản dài hạn khác: là những tài sản có thời gian luân chuyển trên một năm nhưng
không ñược xếp vào các loại tài sản dài hạn trên, như: các khoản phải thu dài hạn, chi phí trả
trước dài hạn,...
2.2.2. Nguồn hình thành tài sản của ñơn vị
Kế toán không chỉ nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của tài sản trong ñơn vị mà còn
nghiên cứu nguồn hình thành tài sản của ñơn vị (còn gọi là nguồn vốn) nhằm cung cấp thông
tin về thực trạng tài chính của ñơn vị cũng như xác ñịnh trách nhiệm của ñơn vị ñối với tài sản
hiện có.
Tài sản của ñơn vị ñược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, có thể qui
nguồn hình thành tài sản của ñơn vị về hai loại: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

2.2.2.1. Nợ phải trả


ðịnh nghĩa: Theo Chuẩn mực chung (ñoạn 18), nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của
ñơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện ñã qua mà ñơn vị phải thanh toán từ nguồn lực
của mình. Ví dụ: Việc ñơn vị mua hàng hoá nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán hình
thành một khoản "Nợ phải trả người bán" mà ñơn vị phải cam kết thanh toán ñúng thời hạn do
hai bên ñã thoả thuận. Hàng hoá hình thành từ giao dịch này ñược ghi nhận là tài sản của ñơn
vị và có nguồn hình thành là "Nợ phải trả người bán".
Nợ phải trả phải là nghĩa vụ hiện tại của ñơn vị. ðiều này liên quan ñến 3 khía cạnh.
Thứ nhất, nợ phải trả phải xác ñịnh nghĩa vụ của ñơn vị với một tổ chức hoặc cá nhân khác.
Thứ hai, nghĩa vụ ñó là không tránh khỏi. Thông thường nghĩa vụ thanh toán một khoản nợ
phát sinh khi ñơn vị nhận về một tài sản, thực hiện một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ
pháp lý. Tuy nhiên, ñôi khi nghĩa vụ này cũng phát sinh không mang tính pháp lý. Chẳng hạn:
một doanh nghiệp có thể vẫn nhận trách nhiệm sửa chữa sản phẩm hỏng cho khách hàng khi
thời hạn bảo hành sản phẩm ñã chấm dứt; tiền thưởng ñịnh kỳ phải trả cho người lao ñộng mặc
dù ñiều này không có qui ñịnh trong hợp ñồng lao ñộng. Thứ ba, nghĩa vụ ñó phải ñang tồn tại.

21
ðiều này có nghĩa là nghĩa vụ sẽ hoặc có thể xảy ra trong tương lai thì không hình thành một
khoản nợ phải trả.
Trong thực tiễn công tác kế toán, chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) ñược
xem là nợ phải trả. Chi phí phải trả là chi phí dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai với qui mô
lớn và liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán, ñã ñược ghi nhận
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trước khi chi phí ñó thực tế phát sinh. Ví dụ như: trích trước
chi phí sửa chữa lớn tài sản cố ñịnh, trích trước chi phí bảo hành sản phẩm,... Tuy nhiên, căn
cứ vào ñịnh nghĩa nợ phải trả, các khoản chi phí phải trả không phải là nợ phải trả vì không
hình thành một nghĩa vụ hiện tại của ñơn vị với tổ chức hay cá nhân khác.
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch hoặc sự kiện ñã qua như: mua hàng hoá chưa trả
tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết phải trả công nhân viên,...
Việc thanh toán nghĩa vụ hiện tại có thể ñược thực hiện bằng nhiều cách, như: trả bằng
tiền, trả bằng tài sản khác, cung cấp dịch vụ, thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, chuyển
ñổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả: nợ phải trả ñược ghi nhận khi thoả mãn cả 2 ñiều
kiện ñược qui ñịnh ở Chuẩn mực chung (ñoạn 42) như sau:
- Có ñủ ñiều kiện chắc chắn là ñơn vị sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra ñể trang trải
cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán; và
- Khoản nợ phải trả ñó phải xác ñịnh ñược một cách ñáng tin cậy.
Một khoản nợ phải trả chỉ ñược ghi nhận khi thoả mãn cả ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi
nhận.
Các ñơn vị thường theo dõi các khoản nợ phải trả theo thời hạn thanh toán ñể ñảm bảo
thanh toán nợ ñúng hạn. Ngoài ra thông tin về các khoản nợ phải trả theo thời hạn thanh toán
rất cần thiết trong phân tích tình hình tài chính. Theo thời hạn thanh toán, nợ phải trả ñược chia
thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ mà ñơn vị có trách nhiệm thanh toán trong vòng
một năm. Nợ ngắn hạn gồm: vay ngắn hạn, nợ phải trả người bán với thời hạn thanh toán trong
vòng một năm, tiền lương phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước,...
- Nợ dài hạn: là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm. Nợ dài hạn gồm:
vay dài hạn, nợ phải trả người bán với thời hạn thanh toán trên một năm,... Các khoản nợ dài
hạn ñến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm ñược
chuyển thành nợ ngắn hạn.

2.2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu


ðịnh nghĩa: Theo Chuẩn mực chung (ñoạn 18), nguồn vốn chủ sở hữu là giá trị vốn
của ñơn vị, ñược tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ Nợ phải
trả.
Như vậy trách nhiệm pháp lý của ñơn vị ñối với nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
khác nhau. Nợ phải trả là cam kết thanh toán của ñơn vị với các tổ chức, cá nhân khác, trong
khi nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn mà ñơn vị không phải cam kết thanh toán với các chủ
sở hữu. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì tài sản của doanh nghiệp trước tiên
22
ñược sử dụng ñể trả nợ cho các chủ nợ, phần còn lại mới ñược dùng ñể hoàn vốn cho các chủ
sở hữu. Chính vì vậy, Chuẩn mực chung chỉ ñưa ra ñịnh nghĩa về nguồn vốn chủ sở hữu, mà
không ñưa ra tiêu chuẩn ghi nhận nguồn vốn chủ sở hữu. ðiều này có nghĩa là nguồn vốn chủ
sở hữu ñược xác ñịnh sau khi ñã xác ñịnh tài sản và nợ phải trả của ñơn vị.
Nguồn vốn chủ sở hữu cần phải ñược quản lý theo nguồn gốc hình thành và mục ñích
sử dụng.
Theo nguồn gốc hình thành, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp của chủ sở hữu và
lợi nhuận giữ lại.
+ Vốn góp của chủ sở hữu: là toàn bộ số vốn góp của chủ sở hữu vào ñơn vị như vốn
ñầu tư của nhà nước ñối với công ty Nhà nước; vốn góp của các cổ ñông ñối với công ty cổ
phần; vốn góp của các bên liên doanh; vốn góp của các thành viên trong công ty trách nhiệm
hữu hạn; vốn ñầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân. Các chủ sở hữu góp vốn khi thành lập
doanh nghiệp và có thể góp vốn bổ sung trong quá trình hoạt ñộng.
+ Lợi nhuận giữ lại: Nếu tài sản của ñơn vị ñược sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ
tạo ra lợi nhuận cho ñơn vị. Số lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho
Nhà nước và chia cho các chủ sở hữu ñược giữ lại ñể tích luỹ bổ sung vốn chủ sở hữu.
Căn cứ vào mục ñích sử dụng, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: nguồn vốn kinh doanh,
nguồn vốn chuyên dùng và nguồn vốn chủ sở hữu khác.
+ Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cho một bộ phận tài sản dùng
vào mục ñích kinh doanh.
+ Nguồn vốn chuyên dùng: là nguồn vốn chủ sở hữu dùng cho mục ñích nhất ñịnh ngoài
mục ñích kinh doanh, như: quỹ ñầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng
phúc lợi,... Như vậy, nguồn vốn chuyên dùng chỉ ra phạm vi tài sản ñược sử dụng cho mục
ñích nhất ñịnh.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu khác: là những nguồn vốn chủ sở hữu không thuộc hai loại
trên, gồm: lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch ñánh giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá hối
ñoái,...
2.2.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản của ñơn vị thể hiện nguồn lực kinh tế ñược dùng cho hoạt ñộng của ñơn vị.
Trong khi ñó, nguồn vốn thể hiện quyền tài chính ñối với tài sản của ñơn vị, trong ñó: nợ phải
trả thể hiện quyền của chủ nợ ñối với một bộ phận tài sản của ñơn vị cho ñến khi khoản nợ
ñược thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện quyền của chủ sở hữu trong việc quyết ñịnh
nguồn lực kinh tế của ñơn vị ñược sử dụng như thế nào. Như vậy, tài sản và nguồn vốn là hai
mặt khác nhau của cùng một ñối tượng: tài sản là cái ñược biểu hiện ra ngoài, cái ñang có,
ñang tồn tại ở ñơn vị; còn nguồn vốn mang tính trừu tượng, chỉ ra tài sản của ñơn vị ñược hình
thành từ ñâu, thể hiện trách nhiệm của ñơn vị trong việc sử dụng tài sản.
Bất cứ một tài sản nào của ñơn vị cũng có nguồn hình thành nên tổng giá trị tài sản của
ñơn vị luôn luôn bằng tổng nguồn vốn của ñơn vị và mối quan hệ này ñược biểu hiện qua
phương trình kế toán sau:
Tổng giá trị tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
23
Nguồn vốn chủ sở hữu là lợi ích còn lại của chủ sở hữu ñối với tài sản của ñơn vị. Mối quan hệ
này ñược thể hiện:
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản - Nợ phải trả

2.3. SỰ VẬN ðỘNG CỦA TÀI SẢN TRONG CÁC ðƠN VỊ


Tài sản của ñơn vị không phải ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn vận ñộng. Các hoạt ñộng
diễn ra ở ñơn vị là quá trình sử dụng tài sản ñể ñạt mục tiêu của ñơn vị. Sự vận ñộng của tài
sản thể hiện ở sự thay ñổi hình thái vật chất và biến ñộng giá trị của tài sản. Do sự vận ñộng
của tài sản gắn liền với ñặc ñiểm hoạt ñộng của ñơn vị nên sự vận ñộng của tài sản trong mỗi
lĩnh vực có ñặc thù riêng. Các hoạt ñộng diễn ra ở doanh nghiệp sản xuất ña dạng, phong phú
hơn ở các lĩnh vực khác, nên trong phần này sẽ chọn doanh nghiệp sản xuất ñể mô tả sự vận
ñộng của tài sản.
Hoạt ñộng của doanh nghiệp sản xuất ñược chia làm 3 giai ñoạn: cung cấp, sản xuất và
tiêu thụ và có thể tóm tắt như sau: T - H ... SX ... H’ - T’
- Giai ñoạn cung cấp: Doanh nghiệp ñầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị,... và mua vật tư dự trữ cho
quá trình sản xuất. Như vậy, trong giai ñoạn này tài sản của doanh nghiệp vận ñộng, thay ñổi
về hình thái vật chất: tiền chuyển thành các loại tài sản chuẩn bị cho sản xuất.
- Giai ñoạn sản xuất: Các tài sản ñã ñược mua sắm ở giai ñoạn cung cấp ñược sử dụng
vào quá trình sản xuất. ðây chính là quá trình kết hợp 3 yếu tố: lao ñộng, tư liêu lao ñộng và
ñối tượng lao ñộng ñể tạo ra sản phẩm. Giá trị tiêu hao của các yếu tố tham gia vào quá trình
sản xuất tạo thành chi phí sản xuất. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của các yếu tố sản xuất vào chi
phí sản xuất không giống nhau. Hao phí lao ñộng ñược tính vào chi phí sản xuất chính là tiền
lương doanh nghiệp trả cho công nhân sản xuất. ðối tượng lao ñộng (nguyên liệu, vật liệu)
ñược ñưa vào sản xuất thì bị tiêu hao hoàn toàn và toàn bộ giá trị ñược chuyển dịch một lần
vào chi phí sản xuất. Tư liệu lao ñộng (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ...) tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, không bị thay ñổi hình thái vật chất mà chỉ bị hao mòn dần nên
giá trị tư liệu lao ñộng ñược chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất hàng kỳ ñúng bằng giá trị
hao mòn. Chi phí sản xuất là cơ sở ñể tính giá của thành phẩm ñược tạo ra từ quá trình sản
xuất. Như vậy, trong giai ñoan này tài sản của ñơn vị thay ñổi về hình thái vật chất: từ các tài
sản dự trữ cho sản xuất chuyển thành thành phẩm.
- Giai ñoạn tiêu thụ: Thành phẩm thu ñược từ quá trình sản xuất ñược bán trên thị
trường. Qua tiêu thụ, tài sản của doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái thành phẩm sang hình
thái tiền tệ. Trong giai ñoạn này, doanh nghiệp còn sử dụng các nguồn lực của mình cho hoạt
ñộng bán hàng. Gía trị các nguồn lực hao phí cho hoạt ñộng bán hàng ñược chuyển dịch vào
chi phí bán hàng. Giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu ñược do bán thành phẩm thường
lớn hơn tổng giá trị các nguồn lực ñã hao phí ñể sản xuất và tiêu thụ khối lượng thành phẩm
ñó. Số chênh lệch gọi là lợi nhuận và là mục tiêu của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thương mại chỉ thực hiện chức năng mua và bán hàng hoá. Do vậy,
tài sản tham gia vào hoạt ñộng thương mại chỉ vận dộng qua hai giai ñoạn: cung cấp và tiêu

24
thụ. Sự vận ñộng của tài sản trong giai ñoạn cung cấp và tiêu thụ ở doanh nghiệp thương mại
cũng tương tự như ở doanh nghiệp sản xuất.
Qua nghiên cứu sự vận ñộng của tài sản trong các ñơn vị, có thể kết luận là sự vận ñộng
của tài sản trong các ñơn vị có tính tuần hoàn. Từ hình thái ban ñầu là tiền, sau quá trình vận
ñộng liên tục kế tiếp nhau theo một trật tự xác ñịnh, tài sản trở lại hình thái ban ñầu (tiền) gọi
là một vòng tuần hoàn hay một chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình tuần hoàn, tài sản không
chỉ biến ñổi về hình thái mà còn biến ñổi cả về lượng giá trị. Lượng giá trị tăng lên sau một
chu kỳ kinh doanh chính là lợi nhuận và là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp.
Do tài sản trong các ñơn vị vận ñộng liên tục, không ngừng nên trong thực tế, việc xác
ñịnh lợi nhuận ñơn vị thu ñược sau từng chu kỳ kinh doanh là rất khó. Cho nên, ñể ñánh giá
hiệu quả sử dụng tài sản, các ñơn vị thường xác ñịnh lợi nhuận thu ñược trong từng kỳ kế toán
dựa trên doanh thu và chi phí phát sinh trong từng kỳ. Như vậy, nghiên cứu sự vận ñộng của
tài sản, kế toán cần thu thập, ño lường, phản ánh và cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và
lợi nhuận của từng kỳ kế toán. Theo Chuẩn mực chung (ñoạn 31), doanh thu và chi phí ñược
ñịnh nghĩa như sau:
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế ñơn vị thu ñược trong kỳ kế toán, phát sinh
từ các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của ñơn vị, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không
bao gồm khoản góp vốn của chủ sở hữu.
- Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình
thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn ñến làm
giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho chủ sở hữu.
Lợi nhuận là thước ño kết quả hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận ñược
xác ñịnh bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận của một kỳ kế toán ñược xác
ñịnh dựa trên nguyên tắc phù hợp.

2.4. CÁC QUAN HỆ KINH TẾ KHÁC


Trong quá trình hoạt ñộng, các ñơn vị không chỉ sử dụng những tài sản thuộc quyền
kiểm soát của mình mà còn sử dụng những tài sản không thuộc quyền kiểm soát của ñơn vị,
như: nguyên vật liệu nhân gia công, chế biến; sản phẩm, tài sản thuê ngoài sử dụng trong thời
hạn ngắn,... Việc sử dụng những tài sản này liên quan ñến các hợp ñồng kinh tế chuyển giao
quyền sử dụng. Do những tài sản này không thuộc quyền kiểm soát của ñơn vị nên không ñược
ghi nhận là tài sản của ñơn vị; và ñơn vị cũng không phải dùng nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ
phải trả ñể tài trợ cho những tài sản này. Tuy nhiên, các tài sản liên quan ñến các hợp ñồng
kinh tế chuyển giao quyền sử dụng vẫn thuộc ñối tượng nghiên cứu của kế toán và ñược theo
dõi tách biệt với tài sản của ñơn vị.
Trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hoạt ñộng vì mục tiêu lợi
nhuận mà còn phải có trách nhiệm ñối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, tài
nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội, cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng lao
ñộng,... Do ñó, ngoài các thông tin về tình hình tài chính của ñơn vị, kế toán còn phải cung cấp
cho các ñối tượng sử dụng báo cáo kế toán các thông tin về ảnh hưởng của các hoạt ñộng của
ñơn vị ñối với môi trường và xã hội. Hiệu quả hoạt ñộng của một doanh nghiệp chỉ có thể
25
ñược ñánh giá một cách chính xác dựa trên các thông tin về tài chính, môi trường và xã hội.
Hiện nay, các quan hệ về nghĩa vụ của ñơn vị trước xã hội trong việc sử dụng của cải xã hội
chưa ñược kế toán phản ánh, nhưng ñặt ra yêu cầu cần phải thuộc ñối tượng nghiên cứu của kế
toán.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Nội dung quan trọng nhất của ñối tượng kế toán là tài sản trong mối quan hệ với nguồn
hình thành tài sản và sự vận ñộng của tài sản trong quá trình hoạt ñộng của ñơn vị.
Tài sản của ñơn vị là nguồn lực do ñơn vị kiểm soát và có thể mang lại lợi ích kinh tế
trong tương lai. Tuy nhiên, ñể có thể ghi nhận là tài sản của ñơn vị, khả năng mang lại lợi ích
kinh tế tương lai của tài sản phải chắc chắn và giá trị tài sản phải ñược ño lường một cách ñáng
tin cậy.
Tài sản của ñơn vị có thể ñược hình thành từ nợ phải trả hoặc nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của ñơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện ñã qua
mà ñơn vị phải sử dụng nguồn lực của mình ñể thanh toán. Tương tự như tài sản, ñể có thể ghi
nhận là nợ phải trả của ñơn vị, tính "chắc chắn" và "tin cậy" về mặt ño lường giá trị của khoản
nợ phải trả phải ñược thoả mãn.
Nguồn vốn chủ sở hữu ñược xác ñịnh sau khi Tài sản và Nợ phải trả của ñơn vị ñược
xác ñịnh, chính là lợi ích còn lại của chủ sở hữu ñối với tài sản của ñơn vị. ðiều này có nghĩa
là trách nhiệm của ñơn vị ñối với Nợ phải trả cao hơn ñối với nguồn vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, kế toán không chỉ phản ánh tài sản của ñơn vị ở trạng thái tĩnh mà còn phản
ánh sự vận ñộng của tài sản nhằm cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của ñơn vị. Sự
vận ñộng của tài sản trong doanh nghiệp có tính tuần hoàn. Trong quá trình vận ñộng, tài sản
không chỉ biến ñổi về mặt hình thái vật chất mà còn có sự biến ñổi về lượng giá trị. Lượng giá
trị tăng lên chính là lợi nhuận và là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán
là phải ño lường ñược lợi nhuận thu ñược từ hoạt ñộng kinh doanh của ñơn vị trong một kỳ kế
toán. Lợi nhuận trong một kỳ kế toán ñược xác ñịnh dưa trên doanh thu và chi phí phát sinh
trong kỳ.
Ngoài ra những tài sản liên quan ñến hợp ñồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng cũng
thuộc ñối tượng nghiên cứu của kế toán. Các quan hệ về trách nhiệm của của ñơn vị ñối với xã
hội trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng lao
ñộng ñang ngày càng ñược quan tâm và ñặt ra yêu cầu cần phải thuộc ñối tượng nghiên cứu
của kế toán.

26
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày nội dung cơ bản của ñối tượng kế toán.
2. Trình bày ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của ñơn vị. Cho ví dụ về tài sản của
ñơn vị và giải thích vì sao ñó là tài sản của ñơn vị.
3. Công ty ABC có một danh sách khách hàng lớn và thường xuyên. Công ty cho rằng
danh sách khách hàng này là một tài sản quý của Công ty vì nhờ vào số khách hàng này
mà Công ty có thể thu ñược khoản lợi nhuận lớn hàng năm. Công ty ABC có thể ghi
nhận danh sách khách hàng này là tài sản của Công ty không? Vì sao?
4. Trình bày ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận Nợ phải trả. Cho ví dụ và giải thích vì sao
ñó là Nợ phải trả.
5. Dựa trên ñịnh nghĩa của Nợ phải trả ñược qui ñịnh ở Chuẩn mực chung, chi phí phải trả
(chi phí trích trước) có phải là Nợ phải trả không? Vì sao?
6. Trình bày ñịnh nghĩa Nguồn vốn chủ sở hữu. Vì sao Chuẩn mực chung không ñưa ra
tiêu chuẩn ghi nhận Nguồn vốn chủ sở hữu?
7. Trình bày mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
8. Thế nào là phương trình kế toán? Trình bày ý nghĩa của phương trình kế toán.
9. Mô tả quá trình vận ñộng của tài sản trong doanh nghiệp sản xuất. Từ ñó, rút ra kết luận
về sự vận ñộng của tài sản trong doanh nghiệp.
10. Thế nào là doanh thu, chi phí và lợi nhuận?
11. Tài sản liên quan ñến hợp ñồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng có thuộc ñối tượng
kế toán không? Loại tài sản này khác với tài sản của ñơn vị như thế nào? Chi ví dụ về
tài sản liên quan ñến hợp ñồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng.

27
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Chứng từ kế toán là vật mang tin, là căn cứ ñể ghi sổ kế toán. Chứng từ là tài liệu kế
toán quan trọng trong kiểm tra, thanh tra về kinh tế, tài chính của các ñơn vị kế toán. Phương
pháp chứng từ là phương pháp thông tin ban ñầu về nghiệp vụ kinh tế nhằm ñảm bảo tính pháp
lý của việc hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Chương này nhằm cung cấp nội dung cơ bản của
phương pháp chứng từ cũng như những vấn ñề về chứng từ ñược qui ñịnh trong Luật kế toán ở
nước ta hiện nay.

3.1.CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỨNG
TỪ
3.1.1. Cơ sở hình thành
Trong quá trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, ñể thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình, các ñơn vị kế toán ñã thường xuyên diễn ra các nghiệp vụ kinh tế. Nói cách khác hoạt
ñộng kinh tế, tài chính của ñơn vị kế toán ñược cấu thành bởi các nghiệp vụ kinh tế.
Nghiệp vụ kinh tế là khái niệm ñược dùng trong kế toán ñể chỉ thay ñổi tài sản hay
nguồn vốn gắn liền với một hành vi kinh tế cụ thể cần theo dõi, tính toán và ghi chép. Ví dụ:
mua tài sản, hàng hoá; thanh toán tiền hàng, thanh toán nợ; bán sản phẩm, hàng hóa....Số lượng
và qui mô của các nghiệp vụ kinh tế khác nhau giữa các ñơn vị kế toán, tuỳ thuộc qui mô, tính
chất hoạt ñộng và ñặc ñiểm kinh doanh của các ñơn vị ñó.
Với chức năng thông tin và kiểm tra về tình hình kinh tế, tài chính của ñơn vị, kế toán
cần phải theo dõi, ghi chép và quản lý có hiệu quả tài sản của ñơn vị ngay từ khi tài sản ñược
hình thành hay bắt ñầu có sự vận ñộng, do ñó ñòi hỏi phải có một phương pháp khoa học ñể có
thể thu nhận ñược ngay những thông tin về tài sản. ðiều ñó, ñặt ra cho kế toán nhiệm vụ phải
xác ñịnh ñược một phương pháp phù hợp nhằm phản ánh ñược các nghiệp vụ kinh tế phù hợp
với sự biến ñộng của từng loại tài sản.
Tài sản của ñơn vị ñược hình thành từ nhiều nguồn, liên tục vận ñộng theo không gian
và thời gian với quy mô khác nhau, ảnh hưởng ñến quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình tài
chính, trách nhiệm cá nhân và tập thể có liên quan. Do vậy, cùng với việc lựa chọn phương
pháp phản ánh phải lựa chọn ñược phương thức thông tin về tình trạng và sự biến ñộng của tài
sản cho từng bộ phận hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về nghiệp vụ ñó, ñồng thời phải thiết lập
những ñường dây thông tin kịp thời, hữu ích cho các cấp quản lý về các ñối tượng cụ thể.
Xuất phát từ hai lý do trên ñây, cần thiết phải xây dựng một phương pháp thu thập và
xử lý thông tin ban ñầu các ñối tượng kế toán, ñó là phương pháp chứng từ kế toán.
3.1.2. Nội dung, ý nghĩa của phương pháp chứng từ
ðể thông tin và kiểm tra về ñối tượng kế toán, phương pháp chứng từ có nội dung là
phải “sao chụp” ñược các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc ñối tượng hạch toán kế toán phù
hợp với ñặc ñiểm và sự vận ñộng của từng loại tài sản. Với nội dung này, phương pháp chứng

28
từ có hình thức biểu hiện là hệ thống bản chứng từ ñể chứng minh tính hợp pháp của việc hình
thành các nghiệp vụ kinh tế và phản ánh một cách trung thực khách quan các nghiệp vụ ñó
theo thời gian và ñịa ñiểm phát sinh vào các bản chứng từ, làm căn cứ ghi sổ kế toán. ðồng
thời với việc “sao chụp”, phương pháp chứng từ phải thông tin kịp thời tình trạng và sự vận
ñộng của từng ñối tượng theo yêu cầu của quản lý nghiệp vụ. Với nội dung này, phương pháp
chứng từ có hình thức biểu hiện là kế hoạch luân chuyển chứng từ nhằm tổ chức luân chuyển
các chứng từ ñến các bộ phận liên quan có nhu cầu thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phản ánh trong chứng từ, giúp cho các bộ phận ñó thu nhận, xử lí và cung cấp những thông tin
cần thiết ñể quản lí.
Từ những nội dung nêu trên có thể thấy ý nghĩa của phương pháp chứng từ trong công
tác kế toán như sau :
- Phương pháp chứng từ là phương pháp thích hợp nhất với tính ña dạng và sự biến
ñộng của ñối tượng kế toán. Nhờ có phương pháp chứng từ mà kế toán có thể thu nhận, cung
cấp ñầy ñủ, kịp thời, chính xác và trung thực những thông tin về các hoạt ñộng kinh tê, tài
chính xảy ra ở những thời gian ñịa ñiểm khác nhau qua việc “sao chụp” nguyên hình trạng thái
của ñối tượng kế toán (bằng việc ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bản chứng từ
).
- Chứng từ là căn cứ pháp lý chứng minh sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc ñối
tượng kế toán. Qua ñó, làm căn cứ cho việc bảo vệ tài sản của ñơn vị, giải quyết các mối quan
hệ kinh tế pháp lý thuộc ñối tượng kế toán, phục vụ kiểm tra, thanh tra hoạt ñộng kinh tế -tài
chính của ñơn vị.
- Chứng từ là phương tiện thông tin nhanh cho công tác lãnh ñạo nghiệp vụ ở ñơn vị,
phục vụ cho công tác phân tích kinh tế hàng ngày ở ñơn vị.
- Chứng từ gắn sự phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế với trách nhiệm vật chất của các
cá nhân, ñơn vị có liên quan với các nghiệp vụ. Qua ñó, chứng từ góp phần vào việc thực hiện
triệt ñể hạch toán kinh doanh nội bộ và gắn trách nhiệm vật chất với từng cá nhân ñơn vị cụ
thể.
- ðối với hệ thống kế toán, chứng từ là cơ sở cho việc phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ
kinh tế ñể vào sổ sách kế toán, theo dõi từng ñối tượng kế toán cụ thể. (lập chứng từ là bước
ñầu tiên của qui trình kế toán)
Với những ý nghĩa ñó, phương pháp chứng từ phải ñược sử dụng trong tất cả các ñơn vị
kế toán, không phân biệt các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế khác nhau.

3.2.CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
3.2.1.Nội dung chứng từ kế toán
Bản chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, vừa
là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ ñó. Do vậy, nội dung của bản chứng từ phải
chứa ñựng ñầy ñủ các chỉ tiêu ñặc trưng của nghiệp vụ kinh tế ñược phản ánh (về nội dung,
thời ñiểm và về các ñối tượng có liên quan ñến nghiệp vụ ...). Theo qui ñịnh ở chương II, Mục
1, ðiều 17 của Luật kế toán thì nội dung chứng từ kế toán phải có các yếu tố chủ yếu sau ñây:

29
-Tên và số hiệu của chứng từ kế toán: tên chứng từ thường phản ánh nội dung của
nghiệp vụ kinh tế ghi trong chứng từ, số hiệu phản ánh trình tự thời gian của nghiệp vụ phát
sinh. Yếu tố này là cơ sở phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ và tổng hợp
số liệu các chứng từ cùng loại ñược dễ dàng.
-Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán: yếu tố này là cơ sở cho việc chi tiết hóa nghiệp
vụ kinh tế theo thời gian, giúp cho việc ghi sổ, ñối chiếu, kiểm tra số liệu theo thứ tự thời gian
ñồng thời là cơ sở cho việc quản lý chứng từ và thanh tra kinh tế tài chính.
-Tên, ñịa chỉ của các ñơn vị, cá nhân lập chứng từ kế toán: Yếu tố này làm cơ sở cho
việc xác ñịnh trách nhiệm vật chất ñối với nghiệp vụ kinh tế và ñể chi tiết hóa hay phân loại
nghiệp vụ kinh tế theo ñối tượng liên quan, ñồng thời là cơ sở cho việc xác ñịnh, ñối chiếu và
thanh tra về các nghiệp vụ kinh tế.
-Tên, ñịa chỉ của các ñơn vị, cá nhân nhận chứng từ kế toán: Yếu tố này cũng là cơ sở
ñể xác ñịnh trách nhiệm của các bên liên quan ñến nghiệp vụ kinh tế.
-Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh: Yếu tố này có tác dụng giải thích
rõ hơn về nghiệp vụ kinh tế (làm rõ ý nghĩa kinh tế của các nghiệp vụ ), giúp cho việc kiểm tra
tính hợp lí, hợp pháp của nghiệp vụ ñó và giúp cho ñịnh khoản kế toán.
-Số lượng, ñơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền
của chứng từ kế toán dùng ñể thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ: Yếu tố này là cơ sở của
ghi chép kế toán, thanh tra kinh tế, ñồng thời cũng là cơ sở ñể phân biệt chứng từ kế toán với
các chứng từ khác sử dụng trong thanh tra, trong hành chính.
-Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan ñến chứng từ
kế toán: Yếu tố này nhằm ñảm bảo tính pháp lý và gắn liền trách nhiệm vật chất. Mỗi nghiệp
vụ kinh tế xảy ra thường gắn liền với việc thay ñổi trách nhiệm vật chất giữa người này với
người khác, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Do ñó, chứng từ phải có ít nhất hai chữ ký của
những người, bộ phận có liên quan. Những chứng từ thể hiện mối quan hệ giữa các pháp nhân
kinh tế với nhau nhất thiết phải có chữ ký của người quản lý có thẩm quyền của ñơn vị (thủ
trưởng, kế toán trưởng).

Tên chứng từ
Mẫu chứng từ kế toán:
HÓA ðƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số hiệu chứng từ

Ngày, tháng, năm lập chứng từ


Ngày... tháng... năm... Ký hiệu:
Số:
Tên, ñịa chỉ ðơn vị bán hàng : .................................................................................
của ñơn vị cá
nhân lập ðịa chỉ:....................................... Số tài khoản:..............................
chứng từ kế ðiện thoại: .................................. Mã số thuế:...............................
toán

Tên, ñịa chỉ


Họ tên người mua hàng:........................................................................
của ñơn vị cá Tên ñơn vị:............................................................................................
nhân nhận ðịa chỉ:........................................... Số tài khoản:...............................
chứng từ kế Nội dung và qui
toán Hình thức thanh toán:........................................................................... mô của nghiệp vụ

30
TT Tên hàng hoá, dịch vụ ð/vị tính Số lượng ðơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2

Cộng tiền hàng:


Thuế suất thuế GTGT: % Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán:
Số tiền viết bằng chữ:
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng ñơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ñóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngoài những nội dung chủ yếu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung bổ
sung khác tuỳ theo từng loại chứng từ. ðây là những yếu tố không bắt buộc, có tác dụng giải
thích rõ hơn về nghiệp vụ kinh tế và tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chứng từ ñể ghi
sổ hay tính toán.
Ví dụ: hoá ñơn bán hàng có thêm các yếu tố về hình thức thanh toán, phương thức bán
hàng, phiếu xuất kho có thêm qui mô kế hoạch (ñịnh mức) của nghiệp vụ...
3.2.2.Phân loại chứng từ
Phân loại chứng từ ñể thuận tiện cho việc phân biệt và sử dụng các loại chứng từ khác
nhau trong quản lý kinh tế nói chung và trong công tác kế toán nói riêng.
Mỗi cách phân loại căn cứ vào những tiêu thức khác nhau như: công dụng, trình ñộ tổng
hợp, số lần sử dụng, ñịa ñiểm lập...

3.2.2.1. Căn cứ theo công dụng của bản chứng từ


Hệ thống bản chứng từ có thể phân thành: chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành,
chứng từ thủ tục kế toán, chứng từ liên hợp.
-Chứng từ mệnh lệnh: là những chứng từ mang quyết ñịnh của chủ thể quản lý. Ví dụ:
lệnh chi tiền, lệnh xuất vật tư, lệnh ñiều ñộng tài sản...
Chứng từ mệnh lệnh biểu thị một nghiệp vụ kinh tế cần thực hiện nhưng chưa chứng
minh ñược kết quả của việc thực hiện nghiệp vụ ñó. Do vậy, bản thân loại chứng từ này chưa
ñủ căn cứ ñể ghi sổ kế toán, nó thường ñược ñính kèm với chứng từ chấp hành ñể ñảm bảo tính
pháp lý của chứng từ.
-Chứng từ chấp hành (thực hiện): là loại chứng từ biểu thị nghiệp vụ kinh tế ñã hoàn
thành.Ví dụ: Phiếu xuất (nhập) vật tư, phiếu thu (chi), Hóa ñơn kiêm phiếu xuất kho...
31
Thông qua chứng từ này có thể thấy ñược mức ñộ thực hiện các nghiệp vụ (kết quả của
việc thực hiện các nghiệp vụ), ñồng thời biểu thị cả trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện
nghiệp vụ ñó. Loại chứng từ này ñược dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán, tuy nhiên ñể bảo ñảm
tính pháp lý phải ñính kèm với chứng từ mệnh lệnh hoặc có yếu tố thay thế ñược chứng từ
mệnh lệnh.
-Chứng từ thủ tục kế toán: là loại chứng từ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế có liên quan
theo những ñối tượng kế toán cụ thể ñể tiện lợi cho việc ghi sổ và ñối chiếu các tài liệu. Ví dụ:
chứng từ ghi sổ chi tiền mặt nhằm tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi tiền
mặt (Chi tiền mặt trả lương, mua NVL, trả nợ người bán...)
Loại chứng từ này chỉ là những chứng từ trung gian, bản thân nó không có ý nghĩa pháp
lý trong việc thanh tra, kiểm tra nên phải có chứng từ ban ñầu ñính kèm thì mới ñủ cơ sở pháp
lý và do vậy mới ñược dùng ñể ghi sổ kế toán. -Chứng từ liên hợp: là loại chứng từ kết hợp
nhiều công dụng trên một chứng từ. Ví dụ: Hóa ñơn kiêm phiếu xuất kho, lệnh chi kiêm phiếu
chi, lệnh xuất kiêm phiếu xuất...
Mục ñích của việc sử dụng chứng từ liên hợp là nhằm giảm số lượng chứng từ sử dụng
trong hạch toán.
Ý nghĩa: Cách phân loại này giúp ta xác ñịnh ñược phạm vi sử dụng của chứng từ trong
công tác kế toán, là cơ sở cho việc sử dụng chứng từ hợp lý phù hợp với công dụng của từng
loại.

3.2.2.2. Căn cứ theo ñịa ñiểm lập chứng từ


Hệ thống bản chứng từ ñược phân thành: chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài.
-Chứng từ bên trong: là loại chứng từ ñược lập trong phạm vi ñơn vị kế toán, không phụ
thuộc vào ñặc tính của nghiệp vụ kinh tế. Loại chứng từ này có thể chỉ liên quan ñến các
nghiệp vụ trong nội bộ ñơn vị hoặc có liên quan với bên ngoài.
Quan hệ trong nội bộ ñơn vị. Ví dụ: Phiếu xuất kho vật tư, Bảng thanh toán lương...
Quan hệ với bên ngoài. Ví dụ: Hóa ñơn bán hàng, Biên bản bàn giao tài sản...
-Chứng từ bên ngoài : là loại chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan ñến
ñơn vị nhưng ñược lập từ các ñơn vị khác.
Ví dụ: Hóa ñơn mua hàng, Phiếu vận chuyển thuê ngoài, giấy báo nợ, báo có, phiếu
tiền ñiện, nước...
Ý nghĩa: Cách phân loại này tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc ñối chiếu, kiểm tra và xử
lý các nghiệp vụ kinh tế, phân biệt mức ñộ quan tâm khác nhau trong việc kiểm tra ñối với
từng loại chứng từ.

3.2.2.3. Căn cứ theo trình ñộ khái quát của tài liệu trong bản chứng từ
Hệ thống bản chứng từ ñược phân thành: Chứng từ ban ñầu và chứng từ tổng hợp.
-Chứng từ ban ñầu (chứng từ gốc) là loại chứng từ phản ánh trực tiếp ñối tượng kế toán,
là “tấm hình“ gốc chụp lại nghiệp vụ kinh tế xảy ra. Ví dụ: Hóa ñơn kiêm phiếu xuất kho,
Phiếu xuất (nhập) vật tư, phiếu thu (chi).

32
Chứng từ này có ñầy ñủ giá trị và hiệu lực pháp lý cho kế toán và quản lý, là cơ sở cho
việc thanh tra, xác ñịnh trách nhiệm vật chất.
-Chứng từ tổng hợp (chứng từ khái quát): là phương tiện tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế
cùng loại, có tác dụng làm giảm nhẹ công tác kế toán và ñơn giản trong ghi sổ. Ví dụ: bảng
tổng hợp chứng từ, chứng từ ghi sổ..
Chứng từ tổng hợp không có ý nghĩa pháp lý do vậy phải có chứng từ gốc ñi kèm.
Ý nghĩa: Phân loại chứng từ theo trình ñộ khái quát giúp cho việc lựa chọn từng loại
chứng từ trong công tác kế toán, cũng như khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra kinh tế tài
chính ở ñơn vị.

3.2.2.4. Căn cứ theo số lần ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên chứng từ
Hệ thống bản chứng từ phân thành: Chứng từ một lần và chứng từ nhiều lần.
-Chứng từ một lần: Là loại chứng từ dùng ñể ghi chép một lần nghiệp vụ kinh tế hoặc
nhiều nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh tại một thời gian, một ñịa ñiểm rồi chuyển vào ghi
sổ kế toán. Ví du: Phiếu thu (chi), Phiếu xuất (nhập) vật tư...
Chứng từ một lần có thể dùng ñể ghi nhiều nghiệp vụ kinh tế khi các nghiệp vụ này xảy
ra trong cùng một thời gian, ñịa ñiểm.
-Chứng từ nhiều lần: Là loại chứng từ ghi một loại nghiệp vụ kinh tế nhưng diễn ra
trong nhiều lần trong kì hạch toán, ñến cuối kì hạch toán mới dùng ñể ghi sổ kế toán. Ví dụ:
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Chứng từ này có ñặc ñiểm sau mỗi lần ghi, các con số ñược
cộng dồn (lũy kế), tới một giới hạn nhất ñịnh (về thời gian, về quy mô của nghiệp vụ) , chứng
từ ñược chuyển vào ghi sổ kế toán.
Ý nghĩa: Cách phân loại này giúp cho việc lựa chọn loại chứng từ thích hợp cho từng
loại nghiệp vụ kinh tế ñể giảm bớt việc lập chứng từ, cũng như số lượng chứng từ và nhanh
chóng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế.

3.2.2.5. Theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ
Hệ thống bản chứng từ bao gồm nhiều loại: chứng từ về tiền mặt, về vật tư, về thanh
toán, về TSCð, chứng từ về tiêu thụ...
Ý nghĩa: Cách phân loại này phục vụ cho việc ghi sổ và phân loại chứng từ ñể ñưa vào
lưu trữ và xác ñịnh thời hạn lưu trữ cho từng loại chứng từ.

3.2.2.5. Theo tính cấp bách của thông tin trong chứng từ
Hệ thống bản chứng từ chia thành: Chứng từ bình thường và chứng từ báo ñộng .
-Chứng từ bình thường: Là loại chứng từ chứa ñựng những thông tin bình thường về
nghiệp vụ kinh tế xảy ra.
-Chứng từ báo ñộng (cấp bách): Là loại chứng từ chứa ñựng những thông tin thể hiện
mức ñộ diễn biến không bình thường của các nghiệp vụ kinh tế xảy ra.
Ví dụ: Vật tư sử dụng vượt hạn mức, thanh toán tiền vay không ñúng hạn... Những
chứng từ này cần ñược xử lý kịp thời ñể khắc phục những bất bình thường trước khi ñưa vào
ghi sổ kế toán.
33
Ý nghĩa: Cách phân loại này giúp cho việc theo dõi kịp thời tình hình biến ñộng tài sản
của ñơn vị. Từ ñó có quyết ñịnh xử lý kịp thời, thích hợp ñối với các nghiệp vụ bất bình
thường.

3.3. LẬP, KIỂM TRA VÀ SỬ DỤNG CHỨNG TỪ


3.3.1.Lập chứng từ
Lập chứng từ là bước ñầu tiên của qui trình luân chuyển chứng từ trong các ñơn vị kế
toán. Chương II, mục 1, ñiều 19 của Luật kế toán qui ñịnh:
-Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan ñến hoạt ñộng của ñơn vị kế toán
ñều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ ñược lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh
tế, tài chính.
-Chứng từ kế toán phải ñược lập rõ ràng, ñầy ñủ, kịp thời, chính xác theo nội dung qui
ñịnh trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có qui ñịnh mẫu thì ñơn vị kế toán
ñược tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có ñầy ñủ nội dung qui ñịnh.
-Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không ñược viết tắt, không
ñược tẩy xoá, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt
quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá, sữa chữa ñều không có giá trị thanh toán
và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo
vào chứng từ viết sai.
-Chứng từ kế toán phải lập ñủ số liên qui ñịnh. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ
kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ
kế toán do ñơn vị kế toán lập ñể giao dịch với các tổ chức cá nhân bên ngoài ñơn vị kế toán thì
liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của ñơn vị kế toán.
-Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán
-Chứng từ kế toán ñược lập dưới dạng chứng từ ñiện tử phải tuân theo qui ñịnh của ñiều
khoản về chứng từ ñiện tử. Chứng từ ñiện tử phải ñược in ra giấy và lưu trữ theo qui ñịnh về
lưu trữ chứng từ.
3.3.2.Kiểm tra chứng từ
Mọi chứng từ kế toán sau khi lập xong ñều ñược kiểm tra trước khi ghi sổ nhằm ñảm
bảo tính trung thực và chính xác của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong
chứng từ. Chất lượng của việc kiểm tra chứng từ có ý nghĩa quyết ñịnh ñến tính trung thực và
tính chính xác của số liệu kế toán. Việc kiểm tra ñược tiến hành trên hai mặt: hình thức và nội
dung.
Kiểm tra về mặt hình thức là kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc lập chứng từ: ghi rõ
ràng, ñầy ñủ các yếu tố, không cạo sửa tẩy xóa hoặc dùng các biện pháp khác làm mất số liệu
trên chứng từ, chữ kí thực ñể tránh trường hợp giả mạo.
Kiểm tra về mặt nội dung là kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ phản ánh trên
chứng từ: ñúng thể lệ hiện hành của nhà nước, phù hợp với mức ñược phê chuẩn... và kiểm tra

34
tính chất chính xác của việc số liệu trên chứng từ (ñúng thực tế không? tính toán có chính xác
không?).
Chứng từ sau khi kiểm tra ñạt yêu cầu mới ñược ghi sổ kế toán.
Nếu phát hiện chứng từ lập không ñúng thủ tục, số liệu tính toán sai thì phải trả lại nơi
lập ñể ñiều chỉnh. ðối với các chứng từ phát hiện có hành vi vi phạm thể lệ, chế ñộ hiện hành,
giả mạo, gian lận, phải cự tuyệt chi tiêu, thanh toán ñồng thời phải báo cáo cấp có thẩm quyền
ñể giải quyết ñúng như thể lệ chế ñộ qui ñịnh.
Việc kiểm tra chứng từ như vậy cho phép phát hiện những sai sót vô tình cũng như
những hiện tượng cố ý giả mạo, do ñó có tác dụng lớn trong việc bảo vệ tài sản.
3.3.3.Sử dụng chứng từ
Chứng từ sau khi kiểm tra sẽ ñược dùng ñể ghi sổ kế toán. Tuỳ theo từng loại chứng từ
mà xác ñịnh trình tự luân chuyển tới các bộ phận có liên quan ñể ghi sổ nhưng phải ñảm bảo
nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, không gây trở ngại cho công tác kế toán.
Chứng từ sau khi ghi sổ phải ñược bảo quản ñể tránh hư hỏng, mất mát và có thể sử
dụng ñể ñối chiếu, kiểm tra số liệu giữa các loại sổ kế toán và sử dụng lại trong kì kế toán nếu
có yêu cầu. Chứng từ là tài liệu lịch sử, mang tính pháp lý về kinh tế của ñơn vị kế toán, vì vậy
sau khi ghi sổ và kết thức kì kế toán, chứng từ phải ñược ñưa vào lưu trữ ñể có thể sử dụng lại
khi cần thiết. Khi hết thời hạn lưu trữ theo qui ñịnh, chứng từ có thể ñược ñem ñi huỷ bỏ.
Chương II, mục 1, ñiều 22 của Luật kế toán qui ñịnh về việc quản lý và sử dụng chứng
từ như sau:
-Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ ñể ghi sổ kế toán
-Chứng từ kế toán phải ñược sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình từ thời gian và
bảo quản an toàn theo qui ñịnh của pháp luật.
-Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong
chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoạc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; ñồng thời lập
biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên,
ñóng dấu.
-Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do,
số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, ñóng dấu.

TÓM TĂT CHƯƠNG 3


Chứng từ là căn cứ pháp lý cho việc hình thành và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp chứng từ ñược xây dựng trên cơ sở nội dung bản chứng từ và qui trình lập, luân
chuyển chứng từ.
Nội dung của bản chứng từ ñược qui ñịnh trong luật kế toán, bao gồm: tên và số hiệu
của chứng từ; tên và ñịa chỉ của các ñơn vị, cá nhân lập chứng từ; tên và ñịa chỉ của các ñơn vị,
cá nhân nhận chứng từ; nội dung và qui mô của nghiệp vụ; tên và chữ ký của những người có
liên quan ñến chứng từ kế toán.

35
ðể thuận lợi cho quá trình sử dụng chứng từ có thể phân loại chứng từ kế toán theo các
tiêu thức, như: căn cứ theo công dụng của bản chứng từ; theo ñịa ñiểm lập chứng từ; theo trình
ñộ khái quát của tài liệu trong bản chứng từ; theo số lần ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên
chứng từ; theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ; theo tính cấp bách của
thông tin trong chứng từ.
Chứng từ kế toán ñược lập và sử dụng theo qui trình chặt chẽ qui ñịnh trong luật kế toán
nhằm báo tính chính xác và trung thực của thông tin kế toán.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Cơ sở hình thành phương pháp chứng từ? Ý nghĩa phương pháp chứng từ trong hệ thống
phương pháp kế toán?
2.Nội dung (các yếu tố) của chứng từ kế toán?
3.Các cách phân loại chứng từ? Cho ví dụ về phân loại chứng từ?

36
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP
Làm thế nào ñể ghi chép, cung cấp thông tin về từng ñối tượng kế toán cụ thể? Phản ánh
thông tin chi tiết về từng ñối tượng kế toán ở các mức ñộ khác nhau? Số liệu ñó có ñảm bảo
ñược ghi chép chính xác không? Những vấn ñề này ñặt ra cho kế toán phải có các công cụ và
phương pháp thu thập, xử lý và kiểm tra thông tin phù hợp. Chương này nhằm giới thiệu
những vấn ñề cơ bản về tài khoản kế toán, cách ghi chép vào tài khoản dựa trên các quan hệ
ñối ứng kế toán, phương pháp kế toán tổng hợp- chi tiết cũng như phương pháp kiểm tra ñối
chiếu số liệu kế toán.

4.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP
Qua nghiên cứu chương 2, ta thấy ñặc ñiểm của ñối tượng kế toán vừa có tính hai mặt,
tính vận ñộng, tính ña dạng, vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính vận ñộng của ñối tượng kế
toán ñược biểu hiện ở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt ñộng của ñơn vị.
Các nghiệp vụ kinh tế này diễn ra thường xuyên và ñược ghi chép phản ánh lại một cách kịp
thời, ñầy ñủ qua chứng từ kế toán. Có thể nói, qua phương pháp chứng từ chúng ta biết ñược
thông tin về sự hình thành một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ñến tình trạng và sự vận
ñộng của từng ñối tượng toán kế toán. Tuy nhiên, các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp
phát sinh rất nhiều, do ñó số lượng chứng từ rất lớn và khác nhau về ñối tượng phản ánh về
thời gian ñịa ñiểm, quy mô của nghiệp vụ. Bên cạnh ñó, chứng từ chỉ là hình thức “sao chụp”
lại nghiệp vụ kinh tế, nghĩa là mới chỉ cung cấp ñược những thông tin ban ñầu một cách riêng
lẽ, mà quản lý thì luôn cần những thông tin mang tính tổng hợp về tình hình của từng loại tài
sản, từng nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh. Có như vậy mới thực hiện sự giám sát và
phản ánh chặt chẽ tình hình biến ñộng của toàn bộ tài sản, nguồn vốn và hoạt ñộng kinh doanh
của ñơn vị.
Hơn nữa, mỗi nghiệp vụ kinh tế thường phản ánh mối quan hệ giữa các ñối tượng kế
toán với nhau. Bản thân phương pháp chứng từ kế toán không thể hiện ñược mối quan hệ này.
Ví dụ: doanh nghiệp chi tiền mặt mua vật liệu nhập kho với số tiền là 1.000.000 ñồng.
Nghiệp vụ này làm tiền mặt (tài sản) của doanh nghiệp giảm ñi 1.000.000 ñồng và vật liệu (tài
sản) của doanh nghiệp tăng 1.000.000 ñồng, như vậy giữa tiền mặt và vật liệu có mối quan hệ
với nhau.
Với phương pháp chứng từ, kế toán sẽ lập một phiếu chi ñể chứng minh cho việc chi
tiền, lập phiếu nhập kho ñể chứng minh việc vật liệu ñã nhập kho. Tự bản thân hai chứng từ
này chỉ sao chụp lại nghiệp vụ kinh tế, chưa phản ánh mối quan hệ giữa tiền và vật liệu. Do ñó
chưa phục vụ tốt cho việc quản lý, kiểm tra về mọi mặt của tài sản. Trong khi ñó, quản lý kinh
tế rất cần những thông tin tổng hợp về từng ñối tượng kế toán cụ thể và sự biến ñộng của một
ñối tượng kế toán phải ñược xem xét trong mối quan hệ với ñối tượng kế toán khác.
Từ những vấn ñề trên và yêu cầu của việc quản lý tài sản trong các doanh nghiệp ñã ñặt
ra cho kế toán phải xây dựng một phương pháp xử lý thông tin có khả năng tổng hợp phản ánh

37
ñược tình hình và sự biến ñộng của từng loại ñối tượng kế toán cũng như mối quan hệ chặt chẽ
giữa các ñối tượng kế toán. ðó chính là phương pháp tài khoản và ghi kép.
Vậy, phương pháp tài khoản và ghi kép là phương pháp thông tin và kiểm tra về trạng
thái, sự biến ñộng và mối quan hệ giữa các ñối tượng kế toán theo từng loại tài sản, từng loại
nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh.
Từ những nội dung trên, có thể thấy ý nghĩa của phương pháp tài khoản và ghi kép qua
các khía cạnh sau:
- Với phương pháp tài khoản và ghi kép, kế toán sẽ cung cấp ñược thông tin có tính hệ
thống về từng ñối tượng kế toán, từng loại hoạt ñộng kinh doanh, cùng mối quan hệ giữa các
ñối tượng kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. ðồng thời, cũng chỉ trên cơ sở thông tin
ñược hệ thống hóa qua phương pháp tài khoản và ghi kép thì kế toán mới có thể tổng hợp tính
ra các chỉ tiêu kinh tế tài chính, lập các báo cáo kế toán, ñáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp
cho quản lý, lãnh ñạo của ñơn vị và Nhà nước.
- Phương pháp tài khoản và ghi kép phản ánh ñược các ñối tượng kế toán trong mối
quan hệ với nhau do ñó tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra các ñối tượng kế toán cụ thể.

4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


4.2.1. Khái niệm về tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là những cột hay trang sổ dùng ñể phản ánh một cách thường xuyên
liên tục sự biến ñộng của từng loại ñối tượng kế toán cụ thể (từng loại tài sản, từng loại nguồn
vốn, từng loại hoạt ñộng kinh doanh).
Cụ thể, ñể theo dõi tình hình và sự biến ñộng của từng loại ñối tượng kế toán, kế toán
phải tiến hành ghi chép riêng cho từng loại ñối tượng. Ví dụ, ñối với tiền mặt, kế toán sẽ tập
hợp tất cả các “Phiếu thu” và “Phiếu chi” ñể tiến hành ghi chép theo dõi riêng trên một cột
hoặc một trang sổ. Mỗi cột hoặc trang sổ như vậy ñược gọi là tài khoản. Qua số liệu phản ánh
trên tài khoản ta sẽ biết ñược tình hình và sự biến ñộng của từng ñối tượng kế toán.
Ví dụ: Qua tài khoản Tiền mặt, ta biết ñược tiền mặt thu trong kì, tiền mặt chi trong kỳ
và tiền mặt còn lại cuối kì.
4.2.2. Cơ sỏ và nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán phản ánh ñối tượng kế toán cụ thể, vì vậy tên gọi tài khoản, nội dung
phản ánh trong tài khoản, số lượng tài khoản cần mở do nội dung, ñặc ñiểm của ñối tượng kế
toán và do yêu cầu quản lý quyết ñịnh. Cụ thể:
- Với nội dung của ñối tượng kế toán bao gồm tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh,
các quan hệ kinh tế khác. Vì vậy, cần phải có tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản ánh
nguồn vốn, tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh, tài khoản phản ánh các mối quan hệ kinh
tế khác.
- Với ñặc ñiểm của ñối tượng kế toán có tính ña dạng, tính hai mặt và thường xuyên vận
ñộng, do ñó, cần thiết kế tài khoản phù hợp với các ñặc ñiểm ñó. Cụ thể:

38
+ Với tính ña dạng của mỗi ñối tượng kế toán, ví dụ NVL có nhiều loại như NVL chính,
vật liệu phụ... do vậy cần phải thiết kế tài khoản theo nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp tài khoản
sẽ cung cấp những thông tin về các ñối tượng kế toán ở những mức ñộ tổng hợp hoặc chi tiết
khác nhau.
+ Sự vận ñộng của tài sản bao giờ cũng là sự vận ñộng của 2 mặt ñối lập. Chẳng hạn,
tiền mặt: có thu và chi; nguyên vật liệu có nhập và xuất; vay: có vay và trả nợ vay... Do ñó tài
khoản phải ñược thiết kế theo kiểu hai bên ñể theo dõi sự vận ñộng ñặc thù này của ñối tượng
kế toán.
- Xuất phát từ yêu cầu thông tin cho quản lý, bên cạnh những tài khoản cơ bản dùng
phản ánh tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh, còn phải thiết kế các tài khoản ñiều chỉnh
ñể cung cấp ñầy ñủ thông tin cần thiết cho quản lý.
- Sự phản ánh của kế toán về tài sản bao giờ cũng trong quan hệ với nguồn hình thành
tài sản (nguồn vốn). Do vậy, ñể bảo ñảm nguyên tắc ghi kép vào tài khoản (ñề cập ở phần sau),
ñòi hỏi kết cấu của loại tài khoản phản ánh tài sản phải ngược với kết cấu của loại tài khoản
phản ánh nguồn vốn.
Dựa trên cơ sở và nguyên tắc thiết kế tài khoản, một tài khoản kế toán có kết cấu chung
như sau:
Tên tài khoản...
Số hiệu
Nợ Có

ðây là hình thức rút gọn của tài khoản kế toán và gọi là tài khoản chữ “T”, thường dùng
trong nghiên cứu và học tập.
Một tài khoản cũng bao gồm các nội dung sau:
- Tên tài khoản: Phản ánh ñối tượng kế toán cụ thể mà tài khoản ñó theo dõi.
Ví dụ TK Tiền mặt: dùng ñể phản ánh tiền mặt, TK Tiền gởi ngân hàng dùng ñể phản ánh
tiền gởi ngân hàng...
- Số hiệu tài khoản: Mỗi tài khoản ñược ñặt một số hiệu riêng bằng con số ñể tiện lợi
cho việc sử dụng tài khoản trong ghi chép và xử lý thông tin.
- Phần bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, phần bên phải của tài khoản gọi là bên Có
dùng ñể theo dõi sự biến ñộng của ñối tượng kế toán phản ánh trong tài khoản
- Số dư ñầu kỳ là số hiện có của ñối tượng kế toán ñược phản ánh vào tài khoản vào lúc
ñầu kỳ (SDðK). Số dư cuối kỳ là số hiện có của ñối tượng kế toán ñược phản ánh vào tài
khoản vào lúc cuối kỳ (SDCK).
- Số phát sinh: Số biến ñộng của ñối tượng kế toán trong kỳ phản ánh trên tài khoản.
Nếu số phát sinh làm biến ñộng tăng ñối tượng kế toán gọi là số phát sinh tăng. Nếu số phát
sinh làm biến ñộng giảm ñối tượng kế toán gọi là số phát sinh giảm.
39
Ví dụ1: Chi tiền mặt mua NVL nhập kho trị giá 1.000.000ñ. Nghiệp vụ này làm Tiền
mặt giảm ñi 1.000.000 ñ, số tiền này ñược phản ánh vào tài khoản tiền mặt gọi là số phát sinh
giảm.
Ví dụ 2: Thu tiền bán hàng 500.000ñ. Nghiệp vụ này làm tiền mặt tăng 500.000ñ, số
tiền này ñược phản ánh vào tài khoản tiền mặt ñược gọi là số phát sinh tăng.
Số dư ñầu kỳ của tài khoản phản ánh tài sản nằm ở bên Nợ và Số dư ñầu kỳ của tài
khoản phản ánh nguồn vốn nằm ở bên Có.
Số phát sinh tăng là số biến ñộng làm tăng ñối tượng kế toán lúc ñầu kỳ nên ñược phản
ánh cùng bên với số dư ñầu kỳ. Số phát sinh giảm làm giảm ñối tượng kế toán phản ánh vào
lúc ñầu kỳ, do ñó ñược phản ánh ở khác bên với Số dư ñầu kỳ.
Từ ñó, ta có thể tính ñược Số dư cuối kỳ theo công thức:
SDCK = SDðK + Số phát sinh tăng - Số phát sinh giảm

4.2.3. Kết cấu tài khoản cơ bản


Trên cơ sở kết cấu chung của tài khoản và xuất phát từ cơ sở, nguyên tắc thiết kế tài
khoản, có thể ñưa ra kết cấu của 2 loại tài khoản cơ bản là tài khoản phản ánh tài sản và tài
khoản phản ánh nguồn vốn.
Như vậy, kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản và tài khoản phản ánh nguồn vốn có thể
ñược trình bày như sau:
a. ðối với tài khoản phản ánh tài sản:

Nợ TK phản ánh tài sản Có


SDðK: Giá trị tài sản hiện có
vào ñầu kỳ

Số phát sinh tăng: Phản ánh giá Số phát sinh giảm: Phản ánh giá
trị tài sản tăng lên trong kỳ trị tài sản giảm xuống trong kỳ

Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm


SDCK: Giá trị tài sản hiện có
vào cuối kỳ

Ví dụ: ngày 01/01/N, tiền mặt tồn quỹ là 10.000.000ñồng, trong tháng có các nghiệp liên quan
ñến tiền mặt như sau: (ñơn vị tính: ñồng)
Nghiệp vụ 1: Ngày 2/1, thu tiền bán hàng 1.500.000
Nghiệp vụ 2: Ngày 5/1, chi mua nguyên vật liệu 1.800.000
Nghiệp vụ 3: Ngày 8/1, chi trả tiền ñiện 1.200.000
Nghiệp vụ 4: Ngày 15/1, thu tiền bán hàng 2.000.000
Số liệu trên ñược ghi vào tài khoản Tiền mặt như sau:

40
Nợ TK Tiền mặt Có
SDðK: 10.000.000
(1) 1.500.000 1.800.000 (2)
(4) 2.000.000 1.200.000 (3)
Tổng SPS tăng: 3.500.000 Tổng SPS giảm: 3.000.000
SDCK: 10.500.000

b. ðối với tài khoản phản ánh nguồn vốn:

Nợ TK phản ánh nguồn vốn Có


SDðK: Nguồn vốn hiện có
Vào ñầu kỳ

Số phát sinh giảm: Phản ánh Số phát sinh tăng: Phản ánh
nguồn vốn giảm xuống trong kỳ nguồn vốn tăng lên trong kỳ

SDCK: Nguồn vốn hiện có vào


cuối kỳ

Ví dụ: Vay ngắn hạn của ñơn vị ñầu kỳ là 50.000.000. Trong kỳ có các nghiệp vụ liên quan
ñến vay ngắn hạn như sau: (ñơn vị tính: ñồng)
Nghiệp vụ 1: Vay ngắn hạn mua vật tư 10.000.000
Nghiệp vụ 2: Vay ngắn hạn chuẩn bị trả lương 5.000.000
Nghiệp vụ 3: Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn 2.000.000
Số liệu trên ñược phản ánh vào trong tài khoản Vay ngắn hạn như sau:

Nợ TK Vay ngắn hạn Có


SDðK 50.00.000
(3) 2.000.00 10.000.000 (1)
5.000.000 (2)
Tổng SPS giảm: 2.000.000 Tổng SPS tăng: 15.000.000
SDCK: 63.000.000

Trong thực tế các tài khoản kế toán ñược gọi là sổ tài khoản. Sổ tài khoản có nhiều loại,
có loại ñược trình bày nhiều tài khoản trên một trang sổ (như mẫu 1), có loại phản ánh một tài
khoản trên một trang sổ (như mẫu 2).

Mẫu 1

41
NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Ngày Chứng từ Số TK TK .. .
ghi Số Ngày Diễn giải
sổ Hiệu tháng Tiền Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Số dư ñầu kỳ
Số PS trong kỳ

....
Cộng SPS trong kỳ
Số dư cuối kỳ ...

Mẫu 2
Sổ CÁI
Tài khoản: Tiền mặt
Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ñối Số tiền
Số Ngày ứng Nợ Có
Số dư ñầu kỳ
Số phát sinh..

Số dư cuối kỳ

4.3.CÁC QUAN HỆ ðỐI ỨNG KẾ TOÁN VÀ GHI KÉP VÀO TÀI KHOẢN
4.3.1. Các quan hệ ñối ứng kế toán
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác ñộng ñến tài sản của ñơn vị bao giờ cũng tác ñộng
ñến ít nhất hai ñối tượng kế toán cụ thể. Nói cách khác, giữa các ñối tượng kế toán có mối
quan hệ với nhau trong quá trình hoạt ñộng kinh doanh của ñơn vị. ðể biểu thị mối quan hệ
này người ta dùng khái niệm quan hệ ñối ứng kế toán.
Quan hệ ñối ứng kế toán là khái niệm dùng ñể biểu thị mối quan hệ mang tính hai mặt
giữa tài sản và nguồn vốn, giữa tăng và giảm... của các ñối tượng kế toán cụ thể trong mỗi
nghiệp vụ kinh tế.
Ví dụ: Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 1.000.000ñ. Nghiệp vụ này liên
quan ñến 2 ñối tượng kế toán: tiền mặt (tài sản) của ñơn vị tăng và tiền gởi ngân hàng (tài sản)
của ñơn vị giảm.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh lập thành một quan hệ ñối ứng kế toán. Do có rất nhiều
nghiệp vụ kinh tế khác nhau nên có rất nhiều quan hệ ñối ứng kế toán, song, tất cả ñều có thể
qui về một trong 4 trường hợp sau:
 Trường hợp I: Tăng tài sản này ñồng thời giảm tài sản khác với cùng một lượng giá
trị.
Ví dụ: Dùng tiền gởi ngân hàng mua vật liệu nhập kho, trị giá 500.000ñ.
Nghiệp vụ kinh tế này làm cho tiền gởi ngân hàng (tài sản) của ñơn vị giảm, ñồng thời
làm cho vật liệu (tài sản) của ñơn vị tăng lên với cùng một lượng giá trị là: 500.000ñ

42
Quan hệ ñối ứng này thể hiện xu hướng biến ñộng tài sản ở ñơn vị, từ tài sản này thành
tài sản khác. Nó chỉ ảnh hưởng ñến tài sản, làm thay ñổi kết cấu tài sản của ñơn vị, còn tổng
giá trị tài sản của ñơn vị thì không ñổi.
 Trường hợp II: Tăng nguồn vốn này ñồng thời giảm nguồn vốn khác với cùng một
lượng giá trị.
Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho nhà cung cấp: 1.000.000ñ.
Nghiệp vụ này liên quan ñến 2 ñối tượng cụ thể của kế toán là vay ngắn hạn (nguồn
vốn) tăng và khoản phải trả cho nhà cung cấp (nguồn vốn) giảm với cùng một lượng giá trị
1.000.000ñ.
Quan hệ ñối ứng này thể hiện xu hướng biến ñộng của nguồn vốn, chuyển từ nguồn vốn
này sang nguồn vốn khác với cùng một lượng giá trị. Nó chỉ làm thay ñổi kết cấu nguồn vốn,
còn tổng nguồn vốn thì không ñổi.
 Trường hợp III: Tăng giá trị tài sản ñồng thời tăng nguồn vốn với cùng một lượng giá
trị tương ứng.
Ví dụ: Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền cho người bán: 1.000.000ñ
Nghiệp vụ này liên quan ñến hai ñối tượng của kế toán là hàng hóa (tài sản) tăng và
khoản phải trả cho người bán (nguồn vốn) tăng với cùng một lượng là 1.000.000ñ.
Quan hệ ñối ứng này làm thay ñổi cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, làm cho tông tài
sản và tổng nguồn vốn tăng lên với cùng một lượng giá trị.
 Trường hợp IV: Giảm giá trị tài sản ñồng thời giảm nguồn vốn với cùng một lượng
tương ứng.
Ví dụ: Chi tiền mặt trả nợ cho người bán: 700.000ñ.
Nghiệp vụ này liên quan ñến hai ñối tượng kế toán là tiền mặt (tài sản) giảm và khoản
phải trả cho người bán (nguồn vốn) giảm với cùng một lượng giá trị 700.000ñ
Quan hệ ñối ứng này làm thay ñổi cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; làm tổng tài sản và
tổng nguồn vốn giảm xuống với cùng một lượng giá trị.
4.3.2. Ghi kép vào tài khoản
Với khái niệm ñối ứng kế toán ta thấy mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ñến ít
nhất hai ñối tượng kế toán. Do ñó, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào ít nhất hai tài
khoản liên quan gọi là ghi kép. Vậy, ghi kép vào tài khoản là việc ghi chép, phản ánh nghiệp
vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản liên quan theo ñúng quan hệ ñối ứng kế toán.
Mặt khác, qua việc nghiên cứu các loại quan hệ ñối ứng kế toán và kết cấu của tài
khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản ánh nguồn vốn, ta thấy rằng ghi kép thực chất là ghi
vào bên Nợ tài khoản này ñồng thời ghi vào bên Có tài khoản khác với cùng số tiền.
Ví dụ 4.1: Doanh nghiệp chi tiền mặt, mua vật liệu nhập kho: 200.000ñ. Nghiệp vụ này
thuộc loại quan hệ ñối ứng kế toán thứ nhất và căn cứ vào kết cấu của tài khoản, việc ghi kép
vào tài khoản ñược thực hiện như sau:

TK Tiền mặt TK nguyên liệu, vật liêu


Nợ Có Nợ Có

43
200.000 200.000
ðể thực hiện việc ghi kép vào tài khoản, chúng ta phải xác ñịnh ghi Nợ vào tài khoản
nào, ghi Có vào tài khoản nào với số tiền là bao nhiêu. Việc làm này gọi là ñịnh khoản kế toán.
Với nghiệp vụ trên sẽ ñược ñịnh khoản:

Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu: 200.000


Có TK Tiền mặt: 200.000
Nói các khác, ñịnh khoản kế toán là việc phân ñịnh các nghiệp vụ kinh tế nhằm xác
ñịnh ghi Nợ vào tài khoản nào, ghi Có vào tài khoản nào với số tiền là bao nhiêu. Một ñịnh
khoản liên quan ñến hai tài khoản gọi là ñịnh khoản giản ñơn, ñịnh khoản liên quan ñến ba tài
khoản trở lên gọi là ñịnh khoản phức tạp.
Ví dụ 4.2: Doanh nghiệp chi tiền mặt mua vật liệu: 800.000ñ và mua công cụ dụng cụ:
200.000ñ ñã nhập kho. Nghiệp vụ này liên quan ñến ba tài khoản: Tài khoản “Tiền mặt”, Tài
khoản “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản “Công cụ, dụng cụ” nghiệp vụ này sẽ ñược ñịnh
khoản như sau:
Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu: 800.000
Nợ TK Công cụ, dụng cụ: 200.000
Có TK Tiền mặt: 1.000.000
Với một ñịnh khoản phức tạp, ta có thể phân thành các ñịnh khoản giản ñơn. Chẳng
hạn, với ví dụ 2 ta có thể phân thành hai ñịnh khoản giản ñơn như sau:
Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu: 800.000
Có TK Tiền mặt: 800.000
và Nợ TK Công cụ, dụng cụ: 200.000
Có TK Tiền mặt 200.000
Cần chú ý rằng, ñịnh khoản phức tạp là do tính chất phức tạp của nghiệp vụ kinh tế tạo
nên, do ñó trong công tác kế toán, chúng ta không ñược phép ghép các ñịnh khoản giản ñơn
thành ñịnh khoản phức tạp gây khó khăn cho công tác kiểm tra, ñối chiếu.
Không phân biệt ñịnh khoản giản ñơn hay ñịnh khoản phức tạp, mỗi ñịnh khoản ñược
thực hiện bằng một lần ghi vào tài khoản gọi là bút toán.

Ví dụ 4.3: Số dư ñầu kỳ của tất cả các tài khoản của một doanh nghiệp như sau (ðơn vị tính:
ñồng)

TK Tiền mặt 3.000.000 TK Phải trả cho người bán 4.000.000


TK Tiền gửi ngân hàng 5.000.000 TK Vay ngắn hạn 6.000.000
TK Phải thu của khách 2.000.000 TK Phải trả công nhân viên 2.000.000
hàng

44
TK Nguyên liệu, vật liệu 8.000.000 TK Nguồn vốn kinh doanh 26.000.000
TK TSCð hữu hình 20.000.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 3.000.000
2. Trả lương còn nợ công nhân viên bằng tiền mặt: 2.000.000
3. Vay ngắn hạn mua vật liệu nhập kho: 1.000.000
4. Mua TSCð hữu hình chưa trả tiền cho người bán: 10.000.000
5. Chủ doanh nghiệp góp thêm vốn bằng tiền gởi ngân hàng: 5.000.000
6. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt: 1.000.000
7. Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ cho người bán: 2.500.000
Yêu cầu:
ðịnh khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Phản ánh số dư ñầu kỳ, SPS trong kỳ và rút ra số dư cuối kỳ của các tài khoản.
Các nghiệp vụ kinh tế trên ñược ñịnh khoản như sau:
(1) Nợ TK Tiền mặt 3.000.000
Có TK Tiền gởi ngân hàng 3.000.000
(2) Nợ TK Phải trả công nhân viên 2.000.000
Có TK Tiền mặt 2.000.000
(3) Nợ TK Nguyên liệu, vật liệu 1.000.000
Có TK Vay ngắn hạn 1.000.000
(4) Nợ TK TSCð hữu hình 10.000.000
Có TK Phải trả cho người bán 10.000.000
(5) Nợ TK Tiền gởi ngân hàng 5.000.000
Có TK Nguồn vốn kinh doanh 5.000.000
(6) Nợ TK Tiền mặt 1.000.000
Có TK Phải thu của khách hàng 1.000.000
(7) Nợ TK Phải trả cho người bán 2.500.000
Có TK Tiền gởi ngân hàng 2.500.000
Sau khi ñịnh khoản, các nghiệp vụ trên ñược phản ánh vào tài khoản (ðVT: 1.000 ñồng)
TK Tiền mặt TK TSCð hữu hình TK Vay ngắn hạn
3.000 20.000 6.000
(1) 3.000 2.000 (2) (4) 10.000 1.000 (3)
(6) 1.000 10.000 0 0 1.000
4.000 2.000 30.000 7.000
5.000

TK TGNH TK Ph. thu của K.H TK Phải trả CNV


5.000 2.000 2.000
3.000 (1) 1.000 (6) (2) 2.000
(5) 5.000 2.500 (7) 0 1.000 2.000
5.0005.500 1.000 0
4.500

45
TK Nguyên liệu, vật TK Phải trả cho người bán TK Nguồn vốn kinh doanh
liệu
8.000 4.000 26.000
(3) 1.000 (7) 2.500 10.000 (4) 5.000 (5)
1.000 2.500 10.000 0 5.000
9.000 11.500 31.000

 Kết luận về ghi kép vào tài khoản:


Từ những ñiều ñã trình bày trên rút ra kết luận:
- Trong cùng một ñịnh khoản kế toán thì số tiền ghi bên Nợ luôn luôn bằng số tiền ghi
bên Có các tài khoản.
- Việc ghi kép vào tài khoản dẫn ñến là tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài
khoản bằng tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản.

4.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT


4.4.1. Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết
ðối tượng kế toán có tính ña dạng, ví dụ nguyên liệu, vật liệu có nhiều loại như nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, ... ðể phản ánh ñược tính ña dạng của ñối tượng kế toán
người ta ñã thiết kế tài khoản theo nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp tài khoản sẽ cung cấp thông
tin về ñối tượng kế toán ở mức ñộ tổng hợp chi tiết khác nhau.
- Tài khoản tổng hợp (còn gọi là tài khoản cấp 1): là tài khoản phản ánh ñối tượng kế
toán theo từng loại nhất ñịnh ñể cung cấp những thông tin có tính chất tổng hợp về ñối tượng
kế toán ñó.
Ví dụ: TK Tiền mặt cung cấp những thông tin tổng hợp về tiền mặt.
TK Nguyên liệu, vật liệu cung cấp những thông tin tổng hợp về nguyên liệu, vật liệu.
Trong thực tế, các tài khoản tổng hợp ñược biểu hiện bằng các sổ cái như mẫu 1 hoặc
mẫu 2.
- Tài khoản chi tiết (còn gọi là tài khoản cấp 2,3...) dùng ñể phản ánh một cách chi tiết
về ñối tượng kế toán ñã phản ánh trong tài khoản tổng hợp tương ứng.
Ví dụ: TK Tiền mặt có các tài khoản chi tiết:
- TK Tiền Việt Nam
- TK Ngoại tệ
- TK Vàng bạc, ñá quí
Trong thực tế, các tài khoản chi tiết ñược biểu hiện bằng các sổ chi tiết, mỗi trang sổ chi
tiết phản ánh một ñối tượng kế toán chi tiết cụ thể. Tùy theo ñối tượng kế toán ñược phản ánh,
sổ chi tiết có thể có kết cấu khác nhau. Chẳng hạn, sổ chi tiết về vật tư, hàng hóa theo dõi cả về
số lượng và giá trị (mẫu 3), còn sổ chi tiết về thanh toán người mua, người bán chỉ theo dõi về
mặt giá trị (mẫu 4).
Mẫu 3:
Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa

46
Tên vật tư, hàng hóa:
Chứng Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
từ Diễn giải (Số phát sinh Nợ) (Số phát sinh Có) (Số dư cuối kỳ)
Số Ngày SL ðG TT SL ðG TT SL ðG TT
Tồn ñầu kỳ
SPS trong kỳ

Tồn cuối kỳ X X X X X X

Mẫu 4:
Sổ chi tiết phải thu của khách hàng
Tên khách hàng:
ðịa chỉ:
Chứng từ Diễn giải Số P.S trong kỳ Số dư
Số ngày Nợ Có Nợ Có
Số dư ñầu kỳ
Số phát sinh

Số dư cuối kỳ

Như vậy, tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết ñều phản ánh chung một ñối tượng kế
toán, nhưng ở những mức ñộ khác nhau. Tài khoản chi tiết ñược dùng ñể phản ánh các số liệu
chi tiết hơn về ñối tượng kế toán ñã ñược phản ánh trong tài khoản tổng hợp tương ứng. Ví dụ
TK Nguyên liệu, vật liệu là tài khoản tổng hợp, nó phản ánh tất cả các loại nguyên vật liệu
gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu..., còn các tài khoản chi tiết của TK Nguyên liệu,
vật liệu như TK Vật liệu chính: chỉ phản ánh về vật liệu chính, một bộ phận của nguyên liệu,
vật liệu ở doanh nghiệp.
Chính vì tài khoản chi tiết phản ánh cùng nội dung với tài khoản tổng hợp của nó, nên:
- Tài khoản chi tiết và tài khoản tổng hợp có kết cấu giống nhau và mối quan hệ giữa tài
khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết là mối quan hệ mang tính giải thích, tài khoản chi tiết giải
thích cho tài khoản tổng hợp.
- Giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết không có quan hệ ñối ứng, còn giữa các
tài khoản chi tiết của một tài khoản tổng hợp có thể có quan hệ ñối ứng.
4.4.2. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
- Kế toán tổng hợp: là việc sử dụng các tài khoản tổng hợp ñể phản ánh và theo dõi các
ñối tượng kế toán có nội dung kinh tế dạng tổng quát. Do ñó, kế toán tổng hợp cung cấp những
chỉ tiêu tổng hợp, giúp ta bao quát ñược tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh.
Kế toán tổng hợp chỉ sử dụng thước ño giá trị.
- Kế toán chi tiết: là việc sử dụng các tài khoản chi tiết (các sổ chi tiết) ñể phản ánh và
theo dõi một cách cụ thể và chi tiết hơn ñối tượng kế toán ñã phản ánh trong tài khoản tổng
hợp tương ứng, nhằm cung cấp thông tin cụ thể hơn về ñối tượng kế toán ñã phản ánh trong tài
khoản tổng hợp. Tuỳ theo yêu cầu thông tin cho quản lý mà kế toán chi tiết ñược tiến hành
47
theo nhiều cấp ñộ khác nhau. Ví dụ trong doanh nghiệp cơ khí, ñối với ñối tượng kế toán là
nguyên liệu, vật liệu cần chi tiết thành vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... ðối với vật liệu
chính, kế toán có thể chi tiết thành sắt, thép,...Kế toán chi tiết có thể sử dụng thước ño giá trị,
hiện vật và lao ñộng.
- Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kế toán chi tiết
là nhằm chi tiết hơn, giải thích số liệu của kế toán tổng hợp. Do vậy, chúng có mối quan hệ
chặt chẽ cả về nghiệp vụ ghi chép và về số liệu.
+ Về nghiệp vụ ghi chép: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ñược tiến hành ñồng thời,
nghĩa là với một ñối tượng cần theo dõi chi tiết, ta phải căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh
phản ánh vào tài khoản tổng hợp, ñồng thời phản ánh vào tài khoản chi tiết có liên quan.
+ Về số liệu:
• Tổng số dư ñầu kỳ (cuối kỳ) của tất cả các tài khoản chi tiết (sổ chi tiết) phải
bằng số dư ñầu kỳ (cuối kỳ) của tài khoản tổng hợp tương ứng.
• Tổng số phát sinh Nợ (Có) của tất cả các tài khoản chi tiết (Sổ chi tiết) phải bằng
số phát sinh Nợ (Có) của tài khoản tổng hợp tương ứng.
Ví dụ 4.4: Một doanh nghiệp có số liệu như sau:

I/Tài liệu: (ðVT: ñồng)


A- Tình hình ñầu tháng 01/NN của một Doanh nghiệp cơ khí như sau:

TK 331 - Phải trả cho người bán 70.000.000


Trong ñó:
+ Phải trả cho Công ti A 40.000.000
+ Phải trả cho Công ti B 30.000.000

TK 152 -Nguyên liệu,vật liệu 80.000.000


Trong ñó:
+ Xi măng 10.000.000
+ Thép 30.000.000
+ Sắt 40.000.000
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 100.000.000
TK 111-Tiền mặt 15.000.000

B- Trong tháng 01/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


1. Mua của Công ti A: 10.000 kg xi măng, thành tiền 25.000.000 và 4.000 kg thép, thành tiền
24.000.000. Vật liệu ñã nhập kho, nhưng chưa thanh toán tiền.
2. Mua của Công ti B: 2.000 kg thép, trị giá 12.000.000. Vật liệu ñã nhập kho, nhưng chưa
thanh toán tiền.
3. Mua của Công ti C: 5.000 kg xi măng, trị giá 12.500.000, ñã nhập kho và thanh toán bằng
tiền mặt.
4. Mua của Công ti A: 5.000 kg sắt, thành tiền 25.000.000, ñã nhập kho nhưng chưa thanh
toán tiền.
5. Xuất kho nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất (ghi Nợ TK “Chi phí nguyên liệu,
vật liệu trực tiếp”) gồm:
48
- Xi măng 15.000 kg, thành tiền: 37.500.000
- Thép 10.000 kg, thành tiền: 60.000.000
- Sắt 10.000 kg, thành tiền: 50.000.000
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 90.000.000. Trong ñó:
- Trả cho Công ti A : 50.000.000
- Trả cho Công ti B : 40.000.000
II/ Yêu cầu:
1. ðịnh khoản và phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan.
2. Lập Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu của Doanh nghiệp, cho biết số lượng vật liệu tồn ñầu
tháng 01/N gồm có:
- Xi măng: 4.000 kg
- Thép: 5.000 kg
- Sắt: 8.000 kg
3. Lập Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán.
4. ðối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết với số liệu trên tài khoản tổng hợp tương ứng.

Với số liệu trên, kế toán ñịnh khoản như sau:


(1) Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu: 49.000.000
CT TK 152- xi măng: 25.000.000
CT TK 152- thép: 24.000.000
Có TK phải trả người bán 49.000.000
CT phải trả Cti A 49.000.000

(2) Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu: 12.000.000


CT TK 152- thép: 12.000.000
Có TK phải trả người bán 12.000.000
CT phải trả Cti B 12.000.000

(3) Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu: 12.500.000


CT TK 152- xi măng: 12.500.000
Có TK Tiền mặt 12.500.000

(4) Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu: 25.000.000


CT TK 152- sắt: 25.000.000
Có TK phải trả người bán 25.000.000
CT phải trả Cti A 25.000.000
(5) Nợ TK chi phí nguyên liệu vật liệu 147.500.000
Có TK 152 - Nguyên liệu vật liệu: 147.500.000
CT TK 152- xi măng: 37.500.000
CT TK 152- thép: 60.000.000

49
CT TK 152- sắt: 50.000.000

(6) Nợ TK phải trả người bán 90.000.000


CT phải trả Cti A 50.000.000
CT phải trả Cti B 40.000.000
Có TK TGNH 90.000.000
Sau khi ñịnh khoản, các nghiệp vụ trên ñược phản ánh vào các tài khoản kế toán như sau:
(ðVT:1.000 ñồng)

TK Tiền mặt TK Nguyên liệu, vật liệu TK Phải trả người bán
15.000 80.000 70.000
12.500 (3) (1) 49.000 147.500 (6) (6) 90.000 49.000 (1)
(2) 12.000 12.000 (2)
(3) 12.500 25.000 (4)
(4) 25.000 90.000 86.000
98.500 147.500 66.000
31.000

TK TGNH TK 152- xi măng TK Phải trả người bán A


100.000 10.000 40.000
90.000 (6) (1) 25.000 37.500 (5) (6) 50.000 49.000 (1)
(3) 12.500 25.000 (4)
37.500 37.500 50.000 74.000
10.000 64.000

TK chi phí Nguyên liệu, TK 152- thép TK Phải trả người bán B
vật liệu trực tiếp
(5)147.500 30.000 30.000
(1) 24.000 60.000 (5) (6) 40.000
(2) 12.000 12.000 (2)
36.000 60.000
6.000 40.000 12.000
2.000
TK 152- sắt
40.000
(4) 25.000 50.000 (5)
25.000 50.000
15.000

Bảng tổng hợp chi tiết vật liêu ñược lập như sau:
Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa
Tên vật tư, hàng hóa:
Chứng Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
từ Diễn giải (Số phát sinh Nợ) (Số phát sinh Có) (Số dư cuối kỳ)
Số Ngày SL ðG TT SL ðG TT SL ðG TT
Tồn ñầu kỳ
50
SPS trong kỳ

Tồn cuối kỳ X X X X X X

4.5. KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN


Việc ghi chép trên tài khoản có thể bị sai sót do nhiều nguyên nhân khác nhau như ghi
nhầm số, ghi sai ñịnh khoản, bỏ sót nghiệp vụ, ghi trùng một nghiệp vụ nhiều lần...Do vậy phải
thường xuyên kiểm tra việc ghi chép trên tài khoản nhằm phát hiện những sai sót, kịp thời
chỉnh sửa sai sót nhằm bảo ñảm tính chính xác của số liệu kế toán.
Việc kiểm tra ghi chép trên tài khoản ñược tiến hành thường xuyên bằng cách ñối chiếu
số liệu giữa chứng từ gốc và số liệu ñã ghi chép trên tài khoản. Ngoài ra, việc kiểm tra ñối
chiếu số liệu trên tài khoản còn ñược thực hiện trước khi lập các báo cáo kế toán, dựa trên tính
chất cân ñối vốn có của ñối tượng kế toán. ðó là ñối chiếu số liệu ghi chép trên các tài khoản
tổng hợp với nhau và ñôi chiếu số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp với số liệu tổng hợp từ
các tài khoản chi tiết của nó.
Việc ñối chiếu kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp ñược thực hiện thông
qua bảng cân ñối tài khoản và bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ.
Việc ñối chiếu số liệu giữa tài khoản tổng hợp với các tài khoản chi tiết ñược thực hiện
thông qua bảng tổng hợp chi tiết.
4.5.1. Bảng cân ñối tài khoản
Bảng cân ñối tài khoản là bảng kê số dư ñầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ
của tất cả các tài khoản mà ñơn vị sử dụng trong kỳ kế toán. Bảng cân ñối tài khoản có kết cấu
như sau:
Mẫu 5
Bảng cân ñối tài khoản
Tên tài khoản SDðK Số phát sinh trong kỳ SDCK
(Hoặc số hiệu Nợ Có Nợ Có Nợ Có
TK)
1. Tiền mặt
2. TGNH
3. Tiền ñang
chuyển

.........
Tổng cộng Tổng Tổng Tổng (3) Tổng (4) Tổng (5) Tổng

51
(1) (2) (6)

 Cách lập bảng: căn cứ vào số liệu từ tất cả các tài khoản tổng hợp, ta lấy số liệu ghi
lên bảng, mỗi tài khoản ñược phản ánh trên một dòng:
- Nếu SDðK bên Nợ thì ghi vào cột SDðK bên Nợ, SDðK bên Có thì ghi vào cột
SDðK bên Có theo từng tài khoản.
- Căn cứ vào tông số phát sinh bên Nợ của từng tài khoản ñể ghi vào cột “Số phát sinh
trong kỳ” bên Nợ.
- Căn cứ vào tông số phát sinh bên Có của từng tài khoản ñể ghi vào cột “Số phát sinh
trong kỳ” bên Có.
- Nếu SDCK bên Nợ thì ghi vào cột SDCK bên Nợ, SDCK bên Có thì ghi vào cột
SDCK bên Có theo từng tài khoản.
 Cách kiểm tra:
ðối chiếu giữa tổng SDðK bên Nợ và tổng SDðK bên Có (tức tổng (1) và tổng (2)),
Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trong kỳ (tức tổng (3) và tổng (4)), Tổng SDCK
bên Nợ và bên Có (tức tổng (5) và tông (6)). Nếu có phát sinh chênh lệch thì quá trình ghi chép
trên tài khoản có sai sót, phải kiểm tra và sửa sai.
Cơ sở cân ñối trong việc ñối chiếu kiểm tra thông qua bảng này là tính cân ñối của số
liệu phản ánh trên tài khoản. ðối với số dư ñầu kỳ, do tính cân ñối của tài sản và nguồn vốn ta
suy ra ñược số dư ñầu kỳ bên Nợ của các tài khoản sẽ bằng số dư ñầu kỳ bên Có của các tài
khoản.
Còn ñối với số phát sinh trong kỳ, như ta ñã biết, ghi kép vào tài khoản phải bảo ñảm
nguyên tắc: số ghi bên Nợ luôn bằng số ghi bên Có của các tài khoản. Nguyên tắc này dẫn ñến
tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản phải bằng tổng số phát sinh bên Có của tất cả
các tài khoản.
Từ số dư ñầu kỳ bên Nợ và bên Có của các tài khoản bằng nhau và tổng số phát sinh
bên Nợ, bên Có của tất cả các tài khoản bằng nhau, ta dễ dàng suy ra ñược số dư cuối kỳ bên
Nợ của các tài khoản phải bằng số dư cuối kỳ bên Có của các tài khoản (xem công thức tính số
dư cuối kỳ). Hoặc ta cũng có thể lập luận từ tính cân ñối của tài sản và nguồn vốn ñể chứng
mính sự bằng nhau của số dư Nợ và Có cuối kỳ tương tự như trường hợp số dư ñầu kỳ.
Cách ñối chiếu kiểm tra này ñơn giản, dễ làm, dễ ñối chiếu kiểm tra, nhưng có hạn chế
là phải kiểm tra tất cả, không giới hạn ñược phạm vi kiểm tra. Mặt khác, qua ñối chiếu kiểm
tra này có một số trường hợp sai sót không thể phát hiện ñược, như trường bỏ sót, hoặc ghi
trùng bút toán hoặc ghi sai quan hệ ñối ứng. Vì những số liệu này tuy bị ghi sai, nhưng số ghi
bên Nợ và bên Có vẫn bằng nhau nên không làm phá vỡ tính cân ñối như ñã trình bày trên.
ðể minh họa cho việc lập bảng cân ñối tài khoản, trở lại ví dụ 3, từ số liệu của các tài
khoản, bảng cân ñối tài khoản ñược lập như sau:
Bảng cân ñối tài khoản
Tên tài khoản SDðK Số phát sinh trong kỳ SDCK
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
1. Tiền mặt 3.000 4.000 2.000 5.000
52
2. TGNH 5.000 5.000 5.500 4.500
3. Phải thu của 2.000 0 1.000 1.000
KH
4. Nguyên vật 8.000 1.000 0 9.000
liệu
5. TSCð hữu 20.000 10.000 30.000
hình
6. Vay ngắn hạn 6.000 0 1.000 7.000
7. Phải trả người 4.000 2.500 10.000 11.500
bán
8. Phải trả CNV 2.000 2.000 0 0
9. Nguồn vốn 26.000 0 5.000 31.000
kinh doanh
Tổng cộng 38.000 38.000 24.500 24.500 49.500 49.500

4.5.2. Bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ


Mẫu 6
BẢNG ðỐI CHIẾU KIỂU BÀN CỜ

TKghi Có SDðK Tiền TG ... NVK Cộng SDCK bên


bên Nợ mặt N D SPS Nợ Nợ
TK ghi Nợ H
SDðK bên Có X22
Tiền mặt
TGNH
...
NVKD
Cộng SPS Có Xn-1,n-1
SDCK bên Có Xn,n

 Cách lập bảng: Căn cứ vào số liệu từ tất cả các tài khoản tổng hợp ñể lập bảng.
- Lấy SDðK của tất cả các tài khoản ghi vào bảng, nếu số dư bên Nợ thì ghi vào cột
“SDðK bên Nơ”, nếu số dư bên Có thì ghi vào dòng “SDðK bên Có“.
- Lấy số phát sinh bên Nợ của từng tài khoản có quan hệ ñối ứng với bên Có của tài
khoản khác ghi vào ô là giao ñiểm giữa tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.
- Số cộng phát sinh bên Nợ của từng tài khoản ghi vào cột “Cộng số phát sinh Nợ”, số
cộng phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi vào dòng “Cộng phát sinh Có”.
- Lấy SDCK của tất cả các tài khoản liệt kê lên bảng, nếu số dư ở bên Nợ thì ghi vào cột
“SDCK bên Nợ”, nếu số dư bên Có thì ghi vào dòng “SDCK bên Có” .
 Cách kiểm tra:
- Cộng SDðK bên Nợ, SDðK bên Có ghi vào ô X2, 2
- Cộng tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có ghi vào ô Xn-1, n-1
- Cộng SDCK bên Nợ, SDCK bên Có ghi vào ô Xn, n

53
Nếu số cộng này có sự chênh lệch không bằng nhau từng cặp, chứng tỏ có sai sót trong
việc ghi chép trên tài khoản kế toán, cần kiểm tra và sửa sai.
Cơ sở cân ñối trong việc ñối chiếu kiểm tra thông qua bảng này cũng là từ tính cân ñối
của số liệu phản ánh trên tài khoản.
Bảng ñối chiếu bàn cờ này ngoài ý nghĩa ñối chiếu kiểm tra như trên còn có ý nghĩa
trong việc phản ánh quan hệ ñối ứng giữa các tài khoản: số tiền ghi Nợ của tài khoản này ñối
ứng Có với những tài khoản nào, số tiền ñối ứng Có của từng tài khoản là bao nhiêu. Qua ñó
việc ñối chiếu còn có thể ñi vào từng tài khoản trong quan hệ ñối ứng với các tài khoản khác
và tăng thêm ñược thông tin cho quản lý.
Cách ñối chiếu kiểm tra này có nhược ñiểm là khó áp dụng với các ñơn vị có qui mô
lớn, sử dụng nhiều tài khoản, vì khi lập bảng rất phức tạp, nên chỉ sử dụng bảng này trong
những ñơn vị có qui mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản. Mặt khác Bảng này cũng có một số trường
hợp sai sót không phát hiện ñược tương tự như ñối với Bảng cân ñối tài khoản.
Trong thực tế từ nguyên tắc kết cấu của bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ này, người ta vận dụng
ñể thiết kế nhiều loại sổ có quan hệ ñối chiếu chặt chẽ, phục vụ cho công tác kế toán.
Trở lại ví dụ 3, từ thông tin trên các tài khoản, bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ ñược lập như
sau:
BẢNG ðỐI CHIẾU KIỂU BÀN CỜ
TK ghi Coï SDÂK Tiãön TGNH Phaíi thu NVL TSC Vay Phaíi traí Phaíi traí NVKD Cäüng SDCK
bãn Nåü màût khaïch  ngàõn ngæåìi CNV SPS Nåü bãn Nåü
TK ghi Nåü haìng HH haûn baïn
SDÂK bãn Coï 38,000 6,000 4,000 2,000 26,000
Tiãön màût 3,000 3,000 1,000 4,000 5,000
TGNH 5,000 5,000 5,000 4,500
Phaíi thu KH 2,000 - 1,000
Nguyãn váût liãûu 8,000 1,000 1,000 9,000
TSCÂ hæîu hçnh 20,000 10,000 10,000 30,000
Vay ngàõn haûn
Phaíi traí ngæåìi baïn 2,500 2,500
Phaíi traí CNV 2,000 2,000
NVKD -
Cäüng SPS Coï 2,000 5,500 1,000 - - 1,000 10,000 5,000 24,500
SDCK bãn Coï 7,000 11,500 - 31,000 49,500

4.5.3 Bảng tổng hợp chi tiết


Có hai dạng bảng tổng hợp chi tiết chủ yếu ñó là: bảng tổng hợp chi tiết về thanh toán
(mẫu7) và bảng tổng hợp chi tiết về hàng tồn kho (theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị - mẫu
8) .
Mẫu 7
Bảng tông hợp chi tiết về thanh toán
Tài khoản….
S Tên ñối tượng Số dư ñầu kỳ Số P.S trong kỳ Số dư cuối kỳ
T Nợ Có Nợ Có Nợ Có
T
54
Mẫu 8
Bảng tổng hợp chi tiết về hàng tồn kho
Tài khoản…
S Tên ðơn Tồn ñầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
vị
T ñối tính SL ð TT SL ðG T SL ðG TT SL ðG TT
T tượng G T

 Cách lập bảng: Lấy số liệu từ các tài khoản phân tích hoặc sổ chi tiết liệt kê lên
bảng. Cụ thể:
- Lấy tên các ñối tượng ñược theo dõi chi tiết trên tài khoản phân tích liệt kê vào cột
“Tên ñối tượng”.
- Căn cứ vào số dư ñầu kỳ, số phát sinh trong kỳ bên Nợ, bên Có, số dư cuối kỳ của
từng ñối tượng trên tài khoản phân tích liệt kê theo dòng vào các cột tương ứng.
- Tính số tổng cộng ở từng cột và ghi vào dòng tổng cộng.
 Cách kiểm tra:
Số liệu ở dòng tổng cộng sẽ ñược ñối chiếu với các số liệu tương ứng ở tài khoản tổng
hợp. Nếu có sự chênh lệch chứng tỏ việc ghi chép có sai sót cần kiểm tra lại ñể sửa sai. ðây
chính là sự ñối chiếu kiểm tra giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Cơ sở cân ñối của số
tổng cộng ở Bảng này với số liệu tổng hợp trên tài khoản tổng hợp là quan hệ cân ñối về số
liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như ñã trình bày ở mục 4 của chương này.
ðể minh họa, trở lại ví dụ 4.4, Bảng tổng hợp chi tiết về hàng tồn kho ñược lập như sau:
Bảng tổng hợp chi tiết về hàng tồn kho
Tài khoản 152- nguyên liệu, vật liệu
S Tên ðVT Tồn ñầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì
T ñối
T tượng
SL ðG TT SL ðG TT SL ð TT SL ð TT
G G
1 Xi 1.000 4 10 37,5 15 37,5 10
măng Kg
2 Thép 1.000 5 30 36 10 60 6
Kg
3 Sắt 1.000 8 40 25 10 50 15
Kg
Tổng 17 80 98,5 147, 31
5
55
Bảng tông hợp chi tiết về thanh toán
Tài khoản 331- Phải trả cho người bán ðVT: triệu ñồng
S Tên ñối tượng Số dư ñầu Số P.S trong kỳ Số dư cuối
T kỳ kỳ
T Nợ Có Nợ Có Nợ Có
1 Người bán A 40 50 74 64
2 Người bán B 30 40 12 2
Tổng 70 90 86 66

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng ñể phân loại và phản ánh sự hình thành
và biến ñộng của từng ñối tượng kế toán cụ thể. Tài khoản kế toán bao gồm các yếu tố: tên tài
khoản, số hiệu tài khoản, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số dư.
Trong quá trình ghi chép vào tài khoản, kế toán căn cứ vào các quan hệ ñối ứng kế toán.
Có rất nhiều quan hệ ñối ứng kế toán, tuy nhiên có thể qui về một trong 4 trường hợp là “tài
sản này tăng lên một tài sản khác giảm xuống”, “một nguồn vốn này tăng lên một nguồn vốn
khác giảm xuống”, “một tài sản này tăng lên, một nguồn vốn khác tăng lên” và “một tài sản
giảm, một nguồn vốn giảm” tương ứng.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ñến ít nhất hai ñối tượng kế toán do ñó mỗi
nghiệp vụ ñược ghi vào ít nhất hai tài khoản gọi là ghi sổ kép. Ghi kép là ghi vào bên nợ của
tài khoản này và ghi vào bên có của tài khoản khác với cùng số tiền.
ðể cung cấp thông tin cho quản lý, cần thiết phải phản ánh ñối tượng kế toán ở các cấp
ñộ chi tiết khác nhau. Phản ánh ñối tượng kế toán ở dạng tổng quát gọi là kế toán tổng hợp,
phản ánh ñối tượng kế toán ở mức ñộ cụ thể hơn gọi là kế toán chi tiết.
Trong kế toán, ñể ñảm bảo tính xác của số liệu ghi chép thì khi ghi sổ kế toán, cần kiểm
tra, ñối chiếu số liệu. Việc ñối chiếu số liệu trên các tài khoản tổng hợp ñược thực hiện thông
qua bảng cân ñối tài khoản hoặc bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ. ðối chiếu số liệu giữa kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết ñược thực hiện thông qua bảng tổng hợp chi tiết.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là tài khoản kế toán? Cơ sở thiết kế tài khoản kế toán?


2. Trình bày các quan hệ ñối ứng kế toán
3. Thế nào là ghi sổ kép? ðịnh khoản giản ñơn, ñịnh khoản phức tạp, bút toán?
4. thế nào là tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết? Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết?
Trình bày mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết?
5. Trình bày phương pháp lập bảng cân ñối tài khoản? Hãy nêu công dụng của bảng cân ñối tài
khoản?
Câu 6: Trình bày phương pháp lập bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ? Cách kiểm tra số liệu của bảng
ñối chiếu kiểu bàn cờ?

56
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Qua nghiên cứu chương 4, chúng ta thấy rằng ñể theo dõi sự biến ñộng của từng ñối
tượng kế toán cụ thể, người ta sử dụng tài khoản kế toán. Do tính ña ñạng của ñối tượng kế
toán và yêu cầu quản lý nên kế toán phải sử dụng rất nhiều tài khoản. Vì thế, việc hiểu và sử
dụng ñúng ñắn các tài khoản kế toán có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng, không chỉ góp phần làm
tăng ñộ chính xác của thông tin mà còn giúp cho việc cung cấp ñầy ñủ thông tin theo các cấp
ñộ khác nhau ñáp ứng yêu cầu quản lý. Chương này nhằm giới thiệu về các loại tài khoản khác
nhau, qua ñó giúp người ñọc hiểu ñược nội dung, công dụng và kết cấu của từng loai tài khoản.
ðây còn là cơ sở ñể các ñơn vị lựa chọn và xây dựng các tài khoản kế toán áp dụng cho phù
hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của ñơn vị.

5.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ


TOÁN
5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán là toàn bộ các tài khoản ñược sử dụng trong kế toán, ñược
sắp xếp một cách khoa học, bảo ñảm phản ánh ñầy ñủ các ñối tượng kế toán.
Ở một số nước, các ñơn vị căn cứ vào ñặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của
mình ñể tự xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và ñăng kí sử dụng như ở Mỹ, Anh...
Ở một số nước khác, lại có qui ñịnh hệ thống tài khoản thống nhất như ở Pháp, Trung Quốc...
Ở Việt Nam, hệ thống tài khoản cũng ñược qui ñịnh thống nhất cho các ñơn vị, áp dụng chung
cho nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế như hệ thống tài khoản cho các doanh nghiệp, hệ
thống tài khoản cho các ñơn vị hành chính sự nghiệp, hệ thống tài khoản cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất là bộ phận quan trọng nhất trong chế ñộ kế
toán nước ta, nó bao gồm những qui ñịnh thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký
hiệu tài khoản và nội dung ghi chép của từng tài khoản. Tùy thuộc vào quy mô, ñặc ñiểm hoạt
ñộng kinh doanh, yêu cầu quản lý, mỗi ñơn vị sẽ lựa chọn những tài khoản thích hợp ñể vận
dụng vào công tác kế toán. Tập hợp những tài khoản ñược vận dụng trong công tác kế toán của
doanh nghiệp tạo thành hệ thông tài khoản kế toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không
ñược tự ý ñặt ra những tài khoản mới ngoài hệ thống tài khoản hoặc sửa ñổi nội dung từng tài
khoản ñã ñược qui ñịnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản chi tiết nhằm
chi tiết hoá số liệu trên các tài khoản tổng hợp theo các cấp ñộ khác nhau, phục vụ yêu cầu
thông tin cho quản lý.
Ở Việt Nam, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
tổ chức, lãnh ñạo tập trung và thống nhất của Nhà nước ñối với công tác kế toán ở các ñơn vị
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. ðồng thời cũng thuận lợi ñối với các ñơn vị, bảo ñảm vận
dụng chế ñộ kế toán một cách thống nhất và phù hợp với ñiều kiện của ñơn vị mình.
Có thể nêu những ý nghĩa của hệ thống tài khoản như sau:
- ðối với Nhà nước:
+ Lãnh ñạo thống nhất công tác kế toán trong toàn quốc.
57
+ Tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm toán ñối với ñơn vị.
+ Tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc ñào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán.
- Về phía ñơn vị:
+ Với hệ thống tài khoản qui ñịnh một cách chặt chẽ và khoa học, các ñơn vị tiến hành
công tác kế toán sẽ thuận lợi hơn, ñúng theo qui ñịnh về ghi chép trên tài khoản góp phần nâng
cao hiệu quả công tác kế toán trong ñơn vị.
+ ðơn vị có thể xử lý và tổng hợp các thông tin thông qua việc thu nhận thông tin nhanh
chóng ñể ghi chép vào tài khoản, do ñó thông tin ñược cung cấp tốt nhất và kịp thời cho quản
lý.
+ Tạo ñiều kiện nâng cao tính pháp lý và tính thống nhất của thông tin kế toán.
5.1.2. Cơ sở xây dựng Hệ thống tài khoản kế toán
Xuất phát từ những ý nghĩa nêu trên, cần thiết phải xây dựng hệ thống tài khoản kế
toán.Việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn sau:
- Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải trên cơ sở ñặc ñiểm của ñối tượng kế toán;
ñó là tính hai mặt, tính vận ñộng và tính ña dạng. Từ ñó, khi xây dựng hệ thống tài khoản phải
có những tài khoản phản ánh tài sản, phản ánh nguồn vốn, phản ánh quá trình kinh doanh;
ñồng thời những tài khoản phản ánh ñối tượng kế toán phải vừa ở giác ñộ tổng hợp vừa ở
những giác ñộ chi tiết khác nhau.
-Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế nhằm bảo
ñảm cho hệ thống tài khoản luôn sát với các chế ñộ, ñáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế. Tùy theo
từng thời kỳ, trong hệ thống tài khoản kế toán phải có những tài khoản thích hợp, cung cấp
thông tin, ñáp ứng ñược yêu cầu của cơ chế tài chính hiện hành cũng như yêu cầu quản lý kinh
tế.
- Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải tính ñến khả năng phát triển trong tương lai
gần về chính sách kinh tế và ñiều kiện thực hiện. Khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán, cần
tính ñến hướng có thể bổ sung những tài khoản kế toán mới, ñáp ứng yêu cầu thông tin khi
chính sách kinh tế thay ñổi. Với cách làm này giúp cho hệ thống tài khoản không bị xáo trộn
khi cần có những thay ñổi bổ sung trong hệ thống tài khoản.

5.2. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


Phân loại tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản thành từng loại, từng nhóm theo những
tiêu thức phân loại nhất ñịnh. Phân loại tài khoản giúp cho việc hiểu, vận dụng ñúng ñắn các
tài khoản trong công tác kế toán cũng như việc sử dụng các thông tin trên tài khoản.
ðể phân loại hệ thống tài khoản, người ta thường dựa vào các căn cứ sau:
- Nội dung kinh tế phản ánh trong tài khoản: Mỗi tài khoản phản ánh một nội dung
kinh tế khác nhau: phản ánh tài sản, nguồn vốn hay quá trình kinh doanh.
- Công dụng và kết cấu của tài khoản: Công dụng của tài khoản là nói ñến tài khoản
ñó ñược mở ra với mục ñích gì, có tác dụng như thế nào trong việc xử lý số liệu cung cấp
thông tin cho quản lý. Kết cấu của tài khoản là nói ñến cách ghi chép vào tài khoản, bên Nợ

58
ghi nội dung gì, bên Có ghi nội dung gì. Mỗi tài khoản có công dụng và kết cấu khác nhau,
ñiều này xuất phát từ yêu cầu về thông tin cần ñáp ứng cho quản lý.
-Mức ñộ phản ánh của tài khoản: Mỗi tài khoản phản ánh ñối tượng kế toán ở những
mức ñộ khác nhau. Có tài khoản phản ánh tổng hợp, có tài khoản ánh chi tiết ñối tượng kế toán
theo những mức ñộ khác nhau.
- Mối quan hệ giữa tài khoản với báo cáo tài chính: với ñặc trưng này, ta phân biệt
các tài khoản trong mối quan hệ với các báo cáo tài chính. Chẳng hạn, có những tài khoản chỉ
quan hệ với bảng cân ñối kế toán, trên cơ sở số dư cuối kỳ từ các tài khoản này ñược sử dụng
ñể lập bảng cân ñối kế toán, như các tài khoản phản ánh tài sản, các tài khoản phản ánh nguồn
vốn. Hoặc có những tài khoản chỉ quan hệ với báo cáo kết quả kinh doanh, trên cơ sở số phát
sinh ở các tài khoản này ñược sử dụng ñể lập báo cáo kết quả kinh doanh, như các tài khoản
phản ánh doanh thu, thu nhập, các tài khoản phản ánh chi phí, tài khoản xác ñịnh kết quả.
Từ những căn cứ trên, tài khoản kế toán ñược phân loại như sau:
5.2.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế phản ánh trong tài khoản
Theo cách phân loại này, tài khoản ñược phân thành 3 loại: loại tài khoản phản ánh tài
sản, loại tài khoản phản ánh nguồn vốn và loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh.

5.2.1.1 Loại tài khoản phản ánh tài sản


Loại tài khoản này phản ánh giá trị của tòan bộ tài sản hiện có ở doanh nghiệp bao gồm
hai loại chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Loại này chia thành hai nhóm lớn:
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn: Dựa vào nhóm tài khoản này ta sẽ biết
ñược giá trị toàn bộ tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có. Thuộc nhóm này có các tài
khoản như TK Tiền mặt, TK Tiền gởi ngân hàng, TK ðầu tư chứng khoán ngắn hạn, TK Phải
thu khách hàng, TK Nguyên liệu, vật liệu, TK Công cụ, dụng cụ.. .
- Nhóm tài khoản phản ánh tài sản dài hạn: Dựa vào nhóm tài khoản này, có thể biết
ñược giá trị toàn bộ tài sản cố ñịnh, các khoản ñầu tư dài hạn cũng như các tài sản dài hạn khác
của doanh nghiệp như TK Tài sản cố ñịnh hữu hình, TK Tài sản cố ñịnh vô hình, TK Hao mòn
tài sản cố ñịnh, TK vốn góp liên doanh, TK ñầu tư dài hạn khác...

5.2.1.2 Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn


Qua loại tài khoản này, ta biết ñược tài sản của doanh nghiệp ñược tài trợ từ những
nguồn nào. Do tài sản của doanh nghiệp ñược tài trợ từ hai nguồn chủ yếu nên loại tài khoản
này ñược chia thành hai nhóm:
- Nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả, gồm:
+ Các tài khoản phản ánh nợ ngắn hạn như: TK Vay ngắn hạn, TK Phải trả cho người bán, TK
Phải trả công nhân viên, TK Phải trả, phải nộp khác...
+ Các tài khoản phản ánh nợ dài hạn, như: TK Vay dài hạn, TK Nợ dài hạn...
- Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu, gồm:
+ Các tài khoản phản ánh nguồn vốn kinh doanh như TK Nguồn vốn kinh doanh...

59
+ Các tài khoản phản ánh nguồn vốn chuyên dùng như: TK Nguồn vốn ñầu tư xây dựng cơ
bản, TK Quỹ khen thưởng, phúc lợi...

5.2.1.3 Loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh
Qua loại tài khoản này, kế toán sẽ phản ánh ñược toàn bộ doanh thu, thu nhập và chi phí
thuộc các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, hoạt ñộng tài chính và hoạt ñộng khác; từ ñó xác
ñịnh ñược kết quả hoạt ñộng trong kỳ của doanh nghiệp. Loại tài khoản này ñược chia thành 3
nhóm:
- Nhóm tài khoản phản ánh chi phí, bao gồm:
+ Các tài khoản phản ánh chi phí hoạt ñộng kinh doanh, như: TK Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, TK Chi phí nhân công trực tiếp, TK Chi phí sản xuất chung, TK Chi phí bán hàng,
TK Chi phí quản lý doanh nghiệp, TK Chi phí tài chính...
+ Tài khoản phản ánh chi phí hoạt ñộng khác, như: TK Chi phí hoạt ñộng khác.
- Nhóm tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập, bao gồm:
+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, như: TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK
doanh thu hoạt ñộng tài chính, TK Chiết khấu thương mại, TK Hàng bán bị trả lại...
+Tài khoản phản ánh thu nhập như: TK Thu nhập khác.
- Nhóm tài khoản phản ánh kết quả: có TK Xác ñịnh kết quả kinh doanh.
Việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế phản ánh trên tài khoản giúp cho việc nhận thức
ñúng ñắn nội dung kinh tế của các ñối tượng kế toán ñược phản ánh trong từng tài khoản và là
căn cứ ñể mỗi doanh nghiệp lựa chọn tài khoản phù hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng kinh doanh
của doanh nghiệp mình.
5.2.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu
Theo cách phân loại này, trước hết người ta căn cứ vào công dụng ñể chia tài khoản
thành những loại có công dụng giống nhau. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu giúp
cho việc nhận biết công dụng và kết cấu của từng tài khoản, tạo ñiều kiện cho việc sử dụng và
ghi chép vào tài khoản cũng như việc sử dụng thông tin trên tài khoản ñược ñúng ñắn. Theo
cách phân loại này, hệ thống tài khoản ñược chia thành 3 loại:

5.2.2.1 Loại tài khoản cơ bản


Loại tài khoản này có công dụng phản ánh tình hình biến ñộng của tài sản và nguồn
vốn. Loại này chia thành 3 nhóm:
- Nhóm tài khoản có số dư Nợ: gồm các tài khoản phản ánh tình hình tài sản mà số liệu phản
ánh trên các tài khoản này có thể ñối chiếu với số liệu kiểm kê tài sản trong kỳ, phục vụ cho
việc quản lý tài sản.
Kết cấu các tài khoản nhóm này:

Nợ Nhóm TK có số dư Nợ Có
SDðK: Giá trị tài sản ñầu kỳ
SPS tăng: Giá trị tài sản tăng SPS giảm: Giá trị tài sản
60
trong kỳ giảm trong kỳ
SDCK: Giá trị tài sản cuối kỳ
Thuộc nhóm này có các tài khoản như: TK Tiền mặt, TK Tiền gởi ngân hàng, TK
Nguyên liệu, vật liệu, TK Hàng hóa, TK Tài sản cố ñịnh hữu hình...
- Nhóm tài khoản có số dư Có: gồm các tài khoản phản ánh nguồn vốn gồm vốn góp và nợ
tín dụng trong hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp, như: TK Nguồn vốn kinh doanh, TK
Quỹ ñầu tư phát triển, TK Quỹ dự phòng tài chính, TK Vay dài hạn, TK Vay ngắn hạn...
Kết cấu các tài khoản nhóm này:
Nợ Nhóm tài khoản có số dư Có Có
SDðK: Nguồn vốn hiện có ñầu kỳ.
SPS giảm: Nguồn vốn giảm SPS tăng: Nguồn vốn tăng trong kỳ
trong kỳ SDCK: Nguồn vốn hiện có cuối kỳ

- Nhóm tài khoản có số dư Nợ - Có: gồm các tài khoản này phản ánh công nợ trong thanh
toán. Thuộc nhóm này gồm có:
+ Các tài khoản phản ánh các khoản phải thu: Các tài khoản này thường có số dư Nợ,
nhưng trong một số trường hợp ñặc biệt có thể có số dư Có, như: TK Phải thu của khách hàng,
TK Phải thu khác.. .
Về kết cấu: (ñiển hình là TK phải thu của khách hàng)
Nợ TK Phải thu của khách hàng Có
SDðK: Số còn phải thu SDðK: Số tiền khách hàng
khách hàng vào ñầu kỳ ứng trước còn ở ñầu kỳ
SPS: - Số phải thu khách SPS: - Số phải thu khách hàng
hàng tăng trong kỳ giảm trong kỳ (khách hàng trả
-Trị giá sản phẩm, tiền)
hàng hóa...giao cho khách -Tiền ñặt trước của khách
hàng về số tiền ñặt trước. hàng tăng lên trong kỳ
SDCK: Số còn phải thu SDCK: Số tiền khách hàng ứng
khách hàng cuối kỳ trước còn ở cuối kỳ

+ Các tài khoản phản ánh các khoản phải trả: Các tài khoản này thường có số dư Có,
nhưng trong một số trường hợp ñặc biệt có thể có số dư Nợ như: TK Phải trả cho người bán,
TK Phải trả, phải nộp khác.. .
Về kết cấu: (ñiển hình làTK Phải trả cho người bán)
Nợ TK Phải trả cho người bán Có
SDðK: Số tiền ứng trước cho SDðK: Số còn phải trả người
người bán còn ở ñầu kỳ bán ñầu kỳ
SPS: - Số phải trả người bán SPS: - Số phải trả người bán
giảm trong kỳ. (ñã trả) tăng trong kỳ.
- Ứng trước tiền mua hàng cho - Giá trị vật tư, hàng hóa.. .
61
người bán người bán cung cấp về số tiền
SDCK: Số tiền ứng trước người ñã ứng trước.
bán còn ở cuối kỳ SDCK: Số còn phải trả người
bán cuối kỳ

5.2.2.2. Loại tài khoản ñiều chỉnh


Công dụng của loại tài khoản này là giúp cho việc tính lại số liệu ghi chép ở tài khoản
mà nó ñiều chỉnh ñể xác ñịnh các chỉ tiêu xác thực về ñối tượng kế toán ở thời ñiểm tính toán
theo yêu cầu quản lý. Loại tài khoản này ñược chia thành các nhóm:
- Nhóm tài khoản ñiều chỉnh tăng: là tài khoản mà số liệu phản ánh trên nó ñược dùng
ñiều chỉnh bổ sung tăng cho số liệu phản ánh trên tài khoản cần ñiều chỉnh ñể cung cấp số liệu
thực về tài sản, về nguồn vốn.
Về kết cấu, tài khoản ñiều chỉnh tăng bao giờ cũng có cùng kết cấu với các tài khoản mà nó
ñiều chỉnh.
- Nhóm tài khoản ñiều chỉnh giảm: là tài khoản có công dụng ñiều chỉnh giảm số liệu
phản ánh trên tài khoản cần ñiều chỉnh ñể cung cấp số liệu thực về tài sản, nguồn vốn.
Về kết cấu, các tài khoản ñiều chỉnh giảm bao giờ cũng có kết cấu ngược với kết cấu của tài
khoản mà nó ñiều chỉnh.Thuộc nhóm này có:
+ TK Hao mòn TSCð (chi tiết TK Hao mòn TSCð hữu hình, TK Hao mòn TSCð vô
hình,...): là tài khoản ñiều chỉnh giảm cho TK TSCð hữu hình, TK TSCð vô hình...
Với TK TSCð hữu hình có kết cấu:

Nợ TK TSCð hữu hình Có


SDðK: Nguyên giá TSCð hữu
hình ñầu kỳ
SPS: Nguyên giá TSCð hữu SPS: Nguyên giá TSCð hữu
hình tăng trong kỳ hình giảm trong kỳ
SDðK: Nguyên giá TSCð hữu
hình hiện có cuối kỳ

TK Hao mòn TSCCð hữu hình có kết cấu ngược lại với TK TSCð hữu hình như sau:
Nợ TK Hao mòn TSCð hữu hình Có
SDðK: Giá trị hao mòn TSCð
SPS: Giá trị hao mòn TSCð hữu hình có ñầu kỳ
hữu hình giảm trong kỳ SPS: Giá trị hao mòn TSCð hữu
hình tăng trong kỳ
SDCK: Giá trị hao mòn TSCð
hữu hình cuối kỳ

Thông qua số liệu ghi chép trên 2 tài khoản này ta có thể tính ñược giá trị còn lại của
TSCð hữu hình.
62
GTCL của TSCð hữu hình = NG TSCð hữu hình - Giá trị hao mòn TSCð hữu hình +
Các tài khoản dự phòng, như: TK Dự phòng giảm giá ñầu tư ngắn hạn, TK Dự phòng phải thu
khó ñòi, TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho... là các tài khoản ñiều chỉnh giảm cho các tài
khoản muốn lập dự phòng.
Chẳng hạn, với các tài khoản phản ánh hàng tồn kho có kết cấu:
Nợ Các tài khoản phản ánh hàng tồn kho Có
SDðK: Giá trị hàng tồn
kho ñầu kỳ.
SPS: Giá trị hàng tồn kho SPS: Giá trị hàng tồn kho
tăng trong kỳ giảm trong kỳ
SDCK: Giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ

TK dự phòng giảm giá hàng tồn kho là tài khoản ñiều chỉnh giảm cho các tài khoản
phản ánh hàng tồn kho, có kết cấu ngược lại như sau:

Nợ TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có


SDðK: Giá trị dự phòng giảm
giá hàng tồn kho ñầu kỳ
- SPS: Giá trị dự phòng giảm SPS:- Giá trị dự phòng giảm
giá hàng tồn kho hoàn nhập giá hàng tồn kho ñược lập
SDCK: Giá trị dự phòng giảm
giá hàng tồn kho cuối kỳ
Thông qua số liệu ghi chép trên các tài khoản này, ta ñiều chỉnh tính ñược giá trị thuần của
hàng tồn kho như sau:

Giá trị thuần của Giá trị ghi sổ của - Giá trị dự phòng giảm giá
hàng tồn kho cuối kỳ = hàng tồn kho cuối kỳ hàng tồn kho cuối kỳ

+ Các tài khoản giảm trừ doanh thu, như TK Chiết khấu thương mại, TK Giảm giá hàng
bán, TK Hàng bán bị trả lại là tài khoản ñiều chỉnh giảm cho TK Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ. Thông qua số liệu trên các tài khoản giảm trừ này, chúng ta có thể xác ñịnh doanh
thu thực ñối với doanh nghiệp (thường gọi là doanh thu thuần) theo công thức:

Doanh thu thuần Tổng doanh thu Các khoản giảm


= -
BH &CCDV BH và CCDV trừ doanh thu

Do ñó, các TK chiết khấu thương mại, TK Giảm giá hàng bán, TK Hàng bán bị trả lại
có kết cấu ngược với kết cấu TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Từ hai nhóm tài khoản ñiều chỉnh trên có thể hình thành một nhóm tài khoản ñiều
chỉnh tăng, giảm ñể phản ánh số thực tế về tài sản, nguồn vốn trong trường hợp số phản ánh
63
trên tài khoản có khi nhỏ hơn, có khi lớn hơn số thực về tài sản, nguồn vốn. Thuộc nhóm này
có TK Chênh lệch ñánh giá lại tài sản, TK Chênh lệch tỷ giá hối ñoái. Kết cấu của các tài
khoản nhóm này là kết hợp kết cấu của hai nhóm tài khoản tài khoản ñiều chỉnh tăng và kết
cấu nhóm tài khoản ñiều chỉnh giảm.

5.2.2.3. Loại tài khoản nghiệp vụ


Tài khoản nghiệp vụ là loại tài khoản có công dụng tập hợp số liệu cần thiết ñể xử lý số
liệu theo yêu cầu quản lý. Căn cứ vào công dụng cụ thể và kết cấu, loại tài khoản này ñược
chia thành các nhóm sau:
- Nhóm tài khoản tập hợp-phân phối chi phí: nhóm tài khoản này dùng ñể tập hợp chi
phí rồi kết chuyển hoặc phân bổ cho các ñối tượng sử dụng có liên quan. Nhóm tài khoản này
gồm các tài khoản như TK Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, TK Chi phí nhân công trực
tiếp, TK Chi phí sản xuất chung, TK Chi phí bán hàng, TK Chi phí quản lý doanh nghiệp...
Kết cấu:
Nợ Các tài khoản tập hợp kết chuyển Có
- Tập hợp các chi phí phát -Kết chuyển chi phí cho các
sinh trong kỳ ñối tượng

Các chi phí phát sinh tập hợp ñược, cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ hết nên các tài khoản này
không có số dư cuối kỳ.
- Nhóm tài khoản tính giá thành: Công dụng của nhóm tài khoản này là tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành như TK Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang, TK Giá thành sản xuất, TK Xây dựng cơ bản dở dang.
Tiêu biểu cho nhóm tài khoản này là TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kết cấu của tài
khoản này như sau:

Nợ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có


SDðK: Chi phí sản xuất dở
dang ñầu kỳ
SPS: Tổng hợp chi phí sản SPS: Giá thành của sản phẩm,
xuất phát sinh trong kỳ dịch vụ hoàn thành
SDCK: Chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ
- Nhóm tài khoản theo dõi và kết chuyển doanh thu, thu nhập: Nhóm tài khoản này
dùng ñể theo dõi doanh thu, thu nhập; xác ñịnh và kết chuyển doanh thu, thu nhập thuần của
doanh nghiệp. Thuộc nhóm này gồm những tài khoản: TK Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, TK doanh thu hoạt ñộng tài chính, TK Thu nhập khác.
Kết cấu chung của nhóm tài khoản này như sau:

64
Nợ Nhóm TK Doanh thu, thu nhập Có
- Các khoản giảm trừ -Doanh thu bán hàng, doanh
doanh thu, thu nhập. thu hoạt ñộng tài chính, hoạt
- Kết chuyển doanh thu, ñộng khác.
thu nhập thuần.

- Nhóm tài khoản so sánh: Nhóm tài khoản này dùng ñể xác ñịnh các chỉ tiêu cần thiết
về hoạt ñộng kinh doanh bằng cách so sánh giữa bên Nợ và bên Có của tài khoản.Thuộc nhóm
này có TK Xác ñịnh kết quả kinh doanh.
Kết cấu:

Nợ TK Xác ñịnh kết quả kinh doanh Có


- Kết chuyển chi phí dùng ñể xác - Kết chuyên doanh thu và thu
ñịnh kết quả kinh doanh nhập thuần
Cộng phát sinh Nợ Cộng phát sinh Có
-Kết chuyển lãi (Nếu “cộng phát - Kết chuyển lỗ (Nếu “cộng phát
sinh Nợ” nhỏ hơn “cộng phát sinh sinh Nợ” lớn hơn “cộng phát sinh
Có)” Có)”

5.2.3. Phân loại tài khoản theo mức ñộ phản ánh ñối tượng kế toán trên tài khoản
Theo cách phân loại này, tài khoản ñược chia thành 2 loại: tài khoản tổng hợp (hay tài
khoản cấp 1) và tài khoản chi tiết (hay còn gọi là tài khoản phân tích hoặc tài khoản cấp 2,3...).
Hai loại tài khoản này ñã ñược trình bày trong chương 4.
Phân loại tài khoản theo mức ñộ phản ánh ñối tượng kế toán trên tài khoản giúp cho
việc xây dựng, lựa chọn các tài khoản phân tích nhằm cung cấp ñầy ñủ thông tin cho quản lý.

5.2.4. Phân loại tài khoản theo mối quan hê với báo cáo tài chính
Theo cách phân loại này, tài khoản ñược chia thành các loại sau:
- Loại tài khoản sử dụng lập Bảng cân ñối kế toán: loại tài khoản này gồm 2 nhóm là
tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng.
+ Nhóm tài khoản trong bảng gồm các tài khoản có số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc bên Có, phản
ánh toàn bộ giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Các tài khoản này còn ñược chia
thành:
• Các tài khoản phản ánh tài sản: Bao gồm các tài khoản phán ánh tài sản ngắn hạn,
như TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng, TK Nguyên liệu, vật liệu, TK ðầu tư chứng khoán
ngắn hạn, TK Phải thu của khách hàng; và các tài khoản phản ánh tài sản dài hạn, như TK Tài
sản cố ñịnh hữu hình, TK Tài sản cố ñịnh vô hình, TK Xây dựng cơ bản dở dang...
• Các tài khoản phản ánh nguồn vốn: Bao gồm các tài khoản phản ánh nợ phải trả như:
TK Vay ngắn hạn, TK Vay dài hạn, TK Nợ dài hạn ñến hạn trả, TK Phải trả cho người bán...;
65
và các tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu như: TK Nguồn vốn kinh doanh, TK Quỹ ñầu
tư phát triển, TK Quỹ dự phòng tài chính, TK Quỹ khen thưởng, phúc lợi, TK Nguồn vốn ñầu
tư xây dựng cơ bản...
Trên ñây là những tài khoản chính yếu trong việc lập Bảng cân ñối kế toán. Vì khi lập
bảng cân ñối kế toán số dư cuối kỳ của những tài khoản này thể hiện trong bảng cân ñối kế
toán. Những tài khoản này ñược gọi là những tài khoản thuộc bảng cân ñối kế toán. Ghi chép
vào những tài khoản này phải thực hiện ghi kép như ñã trình bày ở chương 4.
+ Nhóm tài khoản ngoài bảng: là các tài khoản phản ánh các ñối tượng kế toán không thuộc
sở hữu hoặc quản lý sử dụng lâu dài của doanh nghiệp, hoặc phản ánh bổ sung các chỉ tiêu trên
bảng cân ñối kế toán. Số liệu từ các tài khoản này ñược sử dụng ñể tính các chỉ tiêu ở phần
ngoài Bảng cân ñối kế toán (vì vậy gọi là những tài khoản ngoài bảng cân ñối kế toán). Ghi
chép vào các tài khoản này chỉ thực hiện ghi ñơn (không thể hiện quan hệ ñối ứng) và số dư
chỉ thể hiện bên Nợ. Thuộc các tài khoản này có TK Tài sản thuê ngoài, TK Vật tư, hàng hóa
nhận giữ hộ, nhận gia công, TK Ngoại tệ các loại, TK Nguồn vốn khấu hao...
- Loại tài khoản sử dụng lập báo cáo kết quả kinh doanh: Thuộc loại này gồm các
tài khoản không có số dư, phản ánh quá trình và kết quả kinh doanh như doanh thu, thu nhập,
chi phí và kết quả. Ghi chép vào những tài khoản này cũng thực hiện ghi kép như ñã trình bày
ở chương 4. Số liệu từ các tài khoản này ñược sử dụng tính toán các chỉ tiêu ñể lập báo cáo kết
quả kinh doanh như: TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK Giá vốn hàng bán, TK
Chi phí bán hàng, TK doanh thu hoạt ñộng tài chính, TK Chi phí hoạt ñộng tài chính, TK Xác
ñịnh kết quả kinh doanh...
- Loại tài khoản sử dụng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: thuộc loại này gồm các tài
khoản phản ánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra của ñơn vị phục vụ cho việc lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.

5.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THỐNG NHẤT HIỆN HÀNH


5.3.1. Tổng quan về Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành ñược ban hành theo Quyết ñịnh
1141TC/CðKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và có một số sửa ñổi theo Thông
tư phù hợp với các chuẩn mực kế toán mới ban hành. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất
gồm 9 loại, từ loại 1 ñến loại 9 và ñược sắp xếp theo thứ tự như sau:
Loại 1: Tài sản lưu ñộng
Loại 2: Tài sản cố ñịnh
Loại 3: Nợ phải trả
Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu
Loại 5: Doanh thu
Loại 6: Chi phí
Loại 7: Thu nhập hoạt ñộng khác
Loại 8: Chi phí hoạt ñộng khác
Loại 9: Xác ñịnh kết quả

66
Ngoài ra, còn có 7 tài khoản ngoài bảng ngoài bảng cân ñối kế toán (loại 0)
- Về tên gọi tài khoản: mỗi tài khoản có một tên gọi phản ánh nội dung kinh tế của ñối tượng
kế toán mà tài khoản ñó phản ánh.
-Về số hiệu tài khoản: với hệ thống tài khoản kế toán hiện hành, mỗi tài khoản cấp 1 ñược ký
hiệu bằng 3 chữ số:
+ Chữ số thứ nhất phản ánh loại tài khoản
+ Chữ số thứ hai phản ánh nhóm tài khoản trong loại
+ Chữ số thứ ba: phản ánh chi tiết các ñối tượng trong nhóm.
Ví dụ: Tài khoản 112 - Tiền gởi ngân hàng
Chữ số thứ nhất phản ánh loại tài khoản là loại 1: Tài sản lưu ñộng
Chữ số thứ hai phản ánh nhóm tài khoản là nhóm vốn bằng tiền
Chữ số thứ ba phản ánh ñối tượng chi tiết trong nhóm là Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản cấp 2: gồm 4 chữ số, 3 chữ số ñầu là kí hiệu của tài khoản cấp 1 và chữ số
thứ 4 phản ánh chi tiết ñối tưng ñã ñược phản ánh trong tài khoản cấp 1. Ví dụ: Tài khoản 1121
- Tiền Việt Nam (là chi tiết Tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam)
Tài khoản 1122 - Ngoại tệ (là chi tiết Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ)
Tài khoản 1123 - Vàng bạc, ñá quí (là chi tiết Tiền gửi ngân hàng bằng vàng bạc, ñá
quí)
ðể thuận tiện cho việc sử dụng, số hiệu của tài khoản có một số ñiểm ñặc biệt như:
Các con số tận cùng trong các tài khoản là số 8 chỉ các nội dung khác của từng nhóm, từng tài
khoản. Ví dụ:
-Tài khoản 138 - Phải thu khác
- Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
-Tài khoản 2118 - TSCð hữu hình khác
Con số 9 tận cùng của các tài khoản dùng ñể chỉ các tài khoản dự phòng. Ví dụ
- Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá ñầu tư ngắn hạn
- Tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó ñòi
- Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho...

5.3.2. Danh mục tài khoản kế toán thống nhất hiện hành
(Theo Quyết ñịnh 1141 TC/Qð/CðKT ngày 1/ 11/1995, có sửa ñổi theo Thông tư 10/CðKT, Thông tư
100/1998/TT-BTC, Thông tư 89/2002/TT-BTC, Thông tư 82/2003/TT-BTC, Thông tư 105/2003/TT-
BTC, Thông tư 23/2005/TT-BTC)

Số hiệu TK
Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ

LOẠI 1: TÀI SẢN LƯU ðỘNG


111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
1113 Vàng bạc, kim khí quý, ñá quý
112 Tiền gửi ngân hàng
67
Số hiệu TK
Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
1123 Vàng bạc, kim khí quý, ñá quý
113 Tiền ñang chuyển
1131 Tiền Việt Nam
1132 Ngoại tệ
121 ðầu tư chứng khoán ngắn hạn
1211 Cổ phiếu
1212 Trái phiếu
128 ðầu tư ngắn hạn khác
129 Dự phòng giảm giá ñầu tư ngắn hạn
131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo ñối tượng
133 Thuế giá trị gia tăng ñược khấu trừ
1331 Thuế GTGT ñược khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế GTGT ñược khấu trừ của TSCð
136 Phải thu nội bộ
1361 Vốn kinh doanh ở các ñơn vị trực thuộc Chỉ dùng ở ñơn vị cấp trên
1368 Phải thu nội bộ khác
138 Phải thu khác
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1388 Phải thu khác
139 Dự phòng phải thu khó ñòi
141 Tạm ứng Chi tiết theo ñối tượng
142 Chi phí trả trước
1421 Chi phí trả trước
1422 Chi phí chờ kết chuyển DN có chu kỳ kinh doanh dài
144 Cầm cố, kí cược kí quĩ ngắn hạn
151 Hàng mua ñang ñi ñường
152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý
153 Công cụ, dụng cụ
1531 Công cụ, dụng cụ
1532 Bao bì luân chuyển
1533 ðồ dùng cho thuê
154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
155 Thành phẩm
156 Hàng hóa
1561 Giá mua hàng hóa
1562 Chi phí thu mua hàng hóa
1567 Hàng hóa bất ñộng sản
157 Hàng gửi ñi bán
159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
161 Chi sự nghiệp
1611 Chi sự nghiệp năm trước
1612 Chi sự nghiệp năm nay

LOẠI 2: TÀI SẢN CỐ ðỊNH


211 Tài sản cố ñịnh hữu hình
2112 Nhà cửa, vật kiến trúc
2113 Máy móc, thiết bị
2114 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2115 Thiết bị, dụng cụ quản lý
2116 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
68
Số hiệu TK
Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ
2118 Tài sản cố ñịnh khác
212 Tài sản cố ñịnh thuê tài chính
213 Tài sản cố ñịnh vô hình
2131 Quyền sử dụng ñất
2132 Quyền phát hành
2133 Bản quyền, bằng sáng chế
2134 Nhãn hiệu hàng hoá
2135 Phần mềm máy vi tính
2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138 Tài sản cố ñịnh vô hình khác
214 Hao mòn tài sản cố ñịnh
2141 Hao mòn tài sản cố ñịnh hữu hình
2142 Hao mòn tài sản cố ñịnh thuê tài chính
2143 Hao mòn tài sản cố ñịnh vô hình
2147 Hao mòn bất ñộng sản ñầu tư
217 Bất ñộng sản ñầu tư
221 ðầu tư vào công ti con
2211 ðầu tư cổ phiếu
2212 ðầu tư khác
222 Vốn góp liên doanh
223 ðầu tư vào công ti liên kết
228 ðầu tư dài hạn khác
2281 Cổ phiếu
2282 Trái phiếu
2283 ðầu tư dài hạn khác
229 Dự phòng giảm giá ñầu tư dài hạn
241 Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Mua sắm tài sản cố ñịnh
2412 Xây dựng cơ bản dở dang
2413 Sửa chữa tài sản cố ñịnh
242 Chi phí trả trước dài hạn
244 Ký quỹ, ký cược dài hạn

LOẠI 3: NỢ PHẢI TRẢ


311 Vay ngắn hạn
315 Nợ dài hạn ñến hạn trả
331 Phải trả cho người bán
333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế GTGT phải nộp
33311 Thuế GTGT ñầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ ñặc biệt
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thu trên vốn
3336 Thuế tài nguyên
3337 Thuế nhà ñất, tiền thuê ñất
3338 Các loại thuế khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
334 Phải trả công nhân viên
335 Chi phí phải trả
3353 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
69
Số hiệu TK
Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ
336 Phải trả nội bộ
337 Thanh toán theo tiến ñộ KH hợp ñồng xây dựng
338 Phải trả, phải nộp khác
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công ñoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3384 Bảo hiểm y tế
3387 Doanh thu chưa thực hiện
3388 Phải trả, phải nộp khác
341 Vay dài hạn
342 Nợ dài hạn
343 Trái phiếu phát hành
3431 Mệnh giá trái phiếu
3432 Chiết khấu trái phiếu
3433 Phụ trội trái phiếu
344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

LOẠI 4: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU


411 Nguồn vốn kinh doanh
412 Chênh lệch ñánh giá lại tài sản
413 Chênh lệch tỷ giá hối ñoái
4131 CLTGHð ñánh giá lại cuối năm tài chính
4132 CLTGHð trong giai ñoạn ñầu tư XDCB
4133 CLTGHð từ chuyển ñổi báo cáo tài chính
414 Quỹ ñầu tư phát triển
4141 Quỹ ñầu tư phát triển
4142 Quỹ nghiên cứu khoa học và ñào tạo
415 Quỹ dự phòng tài chính
421 Lợi nhuận chưa phân phối
4211 Lãi năm trước
4212 Lãi năm nay
431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
4311 Quỹ khen thưởng
4312 Quỹ phúc lợi
4313 Quỹ phúc lợi ñã hình thành tài sản cố ñịnh
441 Nguồn vốn ñầu tư xây dựng cơ bản
451 Quỹ quản lý cấp trên Dùng cho các Tổng công ty,
461 Nguồn kinh phí sự nghiệp tập ñoàn, cơ quan, liên hiệp
4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
466 Nguồn kinh phí ñã hình thành TSCð
LOẠI 5
DOANH THU
511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chi tiết theo yêu cầu quản lý
5111 Doanh thu bán hàng hóa
5112 Doanh thu bán các thành phẩm
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá
5117 Doanh thu kinh doanh bất ñộng sản ñầu tư
515 Doanh thu hoạt ñộng tài chính
512 Doanh thu nội bộ Dùng ở các ñơn vị thành viên
5121 Doanh thu bán hàng hóa
70
Số hiệu TK
Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ
5122 Doanh thu bán sản phẩm
5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ
521 Chiết khấu thương mại
5211 Chiết khấu hàng hóa
5212 Chiết khấu thành phẩm
5213 Chiết khấu dịch vụ
531 Hàng bán bị trả lại
532 Giảm giá hàng bán
LOẠI 6
CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
611 Mua hàng Ap dụng cho PP KKðK
6111 Mua nguyên liệu, vật liệu
6112 Mua hàng hóa
621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
622 Chi phí nhân công trực tiếp
627 Chi phí sản xuất chung
6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Chi phí vật liệu
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh
6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 Chi phí bằng tiền khác
631 Giá thành sản xuất Ap dụng cho PP KKðK
632 Giá vốn hàng bán
635 Chi phí tài chính
641 Chi phí bán hàng
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ, ñồ dùng
6414 Chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh
6415 Chi phí bảo hành
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6423 Chi phí ñồ dùng văn phòng
6424 Chi phí khấu hao tài sản cố ñịnh
6425 Thuế, phí và lệ phí
6426 Chi phí dự phòng
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí bằng tiền khác
LOẠI 7
THU NHẬP KHÁC
711 Thu nhập khác
LOẠI 8
CHI PHÍ KHÁC
811 Chi phí khác
LOẠI 9
XÁC ðỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
911 Xác ñịnh kết quả kinh doanh
LOẠI 0
71
Số hiệu TK
Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
001 Tài sản thuê ngoài
002 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Chi tiết theo yêu cầu quản lý
003 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
004 Nợ khó ñòi ñã xử lý
007 Ngoại tệ các loại
008 Hạn mức kinh phí
0081 Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách Trung ương
0082 Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách ñịa phương
009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Hệ thống tài khoản kế toán là toàn bộ các tài khoản ñược sử dụng trong kế toán, ñược
sắp xếp một cách khoa học, ñảm bảo phản ánh ñầy ñủ ñối tượng kế toán. Phân loại tài khoản
kế toán là việc phân chia tài khoản ra thanh từng loại nhóm khác nhau theo một tiêu thức nhất
ñịnh. Phân loại tài khoản kế toán nhằm giúp cho việc hiểu, sử dụng ñúng ñắn các tài khoản
trong kế toán. Tài khoản kế toán có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho
các mục ñích khác nhau.
Theo nội dung kinh tế, tài khoản ñược chia thành 3 loại: tài khoản phản ánh tài sản, tài
khoản phản ánh nguồn vốn và tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh. Cách phân loại này
giúp cho việc phản ánh ñúng ñắn các ñối tượng kế toán.
Theo công dụng và kết cấu, tài khoản kế toán ñược chia thành 3 loại: tài khoản cơ bản,
tài khoản ñiều chỉnh và tài khoản nghiệp vụ. Cách phân loại này cho biết chức năng của từng
loại tài khoản, giúp cho việc sử dụng ñúng các tài khoản trong công tác kế toán.
Theo mức ñộ chi tiết ñối tượng kế toán, tài khoản kế toán ñược chia thành tài khoản
tổng hợp (cấp 1) và tài khoản chi tiết (cấp 2, cấp 3...) Cách phân loại này nhằm giúp cho việc
xây dựng các tài khoản phản ánh ñối tượng kế toán ở các cấp ñộ khác nhau, ñáp ứng yêu cầu
thông tin về từng ñối tượng kế toán cụ thể.
Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, tài khoản ñược chia thành 3 loại: loại tài khoản
sử dụng lập bảng cân ñối kế toán, loại tài khoản sử dụng lập báo cáo kết quả kinh doanh và
loại tài khoản sử dụng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cách phân loại này là cơ sở cung cấp số
cho việc lập báo cáo tài chính.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Trình bày cơ sở ñể xây dựng hệ thống tài khoản kế toán?
2. Theo nội dung kinh tế, tài khoản kế toán ñược chia thành những loại nào? Cho ví dụ của
từng loại tài khoản?
3. Công dụng và kết cấu của tài khoản là gì? Theo công dụng và kết cấu, tài khoản ñược chia
thành những loại nào? Cho ví dụ minh họa?

72
4. Trình bày kết cấu của từng nhóm tài khoản thuộc loại tài khoản cơ bản?
5. Trình bày công dụng và kết cấu của tài khoản ñiều chỉnh?
6. Khi phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, tài khoản ñược chia thành
những loại nào?

73
CHƯƠNG 6 - ðO LƯỜNG ðỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

Nhà quản lý doanh nghiệp thường quan tâm mỗi loại tài sản của ñơn vị có giá trị bao
nhiêu? Nghĩa vụ phải trả cho các chủ nợ là bao nhiêu? Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong
một kỳ như thế nào? Hàng loạt câu hỏi liên quan ñến tài sản và sự vận ñộng của tài sản không
chỉ là mối quan tâm của nhà quản lý doanh nghiêp mà còn là của những ai sử dụng thông tin kế
toán. ðo lường ñối tượng kế toán là phương pháp nhằm giải quyết những vấn ñề trên trong qui
trình xử lý thông tin kế toán. Qua chương này, người học hiểu ñược các loại giá có thể sử dụng
trong ño lường kế toán, các nguyên tắc chung khi ño lường tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu; cũng như doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Những nguyên tắc kế toán chung ñược thừa
nhận cũng ñược vận dụng ñể giải thích các trường hợp ño lường trong thực tế công tác kế toán.

6.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA ðO LƯỜNG ðỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
Như ñã ñề cập ở chương 2, kế toán nghiên cứu tài sản, nguồn vốn và sự vận ñộng của
tài sản trong các tổ chức. Tuy nhiên, tài sản trong mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau, có thể là tiền, vật liệu, hàng hóa, nhà xưởng, máy móc thiết bị... ðể ghi nhận hình
thành và vận ñộng của từng tài sản trên, có thể sử dụng thước ño hiện vật (kg, cái, m2...) hay
thước ño giá trị. Thước ño hiện vật có thể giúp ñơn vị theo dõi số lượng hiện có và tình hình
biến ñộng của từng loại tài sản nhưng không thể thông tin một cách tổng quát về qui mô toàn
bộ tài sản của ñơn vị. Ngoài ra, tài sản của doanh nghiệp không ngừng biến ñổi về mặt hình
thái vật chất cũng như về mặt giá trị trong quá trình kinh doanh. ðó là quá trình doanh nghiệp
sử dụng các tài nguyên của mình ñể tối ña hóa giá trị doanh nghiệp. Quá trình ñó luôn phát
sinh các giao dịch kinh tế giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân thông qua trao ñổi, mua
bán, vay mượn…Trong nền kinh tế hàng hóa, các quan hệ kinh tế này ñều phản ánh qua giá cả,
thể hiện dưới hình thái tiền tệ. Sử dụng thước ño tiền tệ ñể phản ánh tài sản cũng như sự vận
ñộng của tài sản là yêu cầu khách quan trong quá trình xử lý thông tin kế toán.
Như vậy, ño lường ñối tượng kế toán là phương pháp sử dụng thước ño tiền tệ ñể xác
ñịnh giá trị của các ñối tượng kế toán. Phương pháp này có vai trò rất lớn không chỉ trong
công tác kế toán và còn trong công tác quản lý. Trên phương diện kế toán, việc ño lường các
ñối tượng kế toán là cơ sở ñể kế toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu,
chi phí và lợi nhuận của ñơn vị. Cùng với chứng từ kế toán, thông tin từ việc ño lường là cơ sở
ñể ghi kép vào các tài khoản kế toán, qua ñó có thể tổng hợp tình hình toàn bộ tài sản, nguồn
vốn và kết quả hoạt ñộng của ñơn vị. Trên phương diện quản lý, thông tin từ ño lường kế toán
giúp nhà quản lý ñơn vị kiểm tra, giám sát tình trạng và sự vận ñộng của tài sản, nguồn vốn
trong quá trình kinh doanh của ñơn vị. ðối với người ngoài ñơn vị, thông tin từ ño lường là cơ
sở ñể ñánh giá tình hình tài chính của mỗi tổ chức qua một kỳ kinh doanh.

6.2. YÊU CẦU CỦA ðO LƯỜNG ðỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


6.2.1. Tính tin cậy của ño lường

74
Khả năng ño lường một cách tin cậy là ñiều kiện cần ñể kế toán ghi nhận tài sản, nợ
phải trả, doanh thu và chi phí trong quá trình xử lý thông tin kế toán. Có thể xem xét một vài
trường hợp về tính tin cậy của ño lường kế toán như sau:
Trường hợp 1. Một doanh nghiệp mua một loại hàng hóa ñể bán lại nhằm kiếm lời.
Doanh nghiệp ñã nhận hóa ñơn bán hàng từ nhà cung cấp, trên ñó có ñầy ñủ những thông tin
về số lượng hàng mua và giá cả hàng hóa. Trong trường hợp này, Hóa ñơn mua hàng là bằng
chứng xác ñáng về nghiệp vụ mua hàng ñã xảy ra và doanh nghiệp có quyền sở hữu về hàng
hóa ñó. Thông tin về giá cả trên Hóa ñơn là cơ sở khách quan ñể kế toán bên mua xác ñịnh giá
trị hàng hóa mua vào là bao nhiêu.
Trường hợp 2. Nguồn nhân lực ñược các nhà quản trị xem là nguồn lực quan trọng của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán thường không ghi nhận nguồn nhân lực là tài sản vì khả năng
xác ñịnh giá trị của người lao ñộng rất khó. Tương tự, nhiều tài sản vô hình như: uy tín, thương
hiệu không ñược ghi nhận là tài sản trên phương diện kế toán vì những tài sản vô hình này
ñược hình thành qua quá trình kinh doanh nhưng không thể xác ñịnh giá trị một cách tinh cậy.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp ñó ñược sáp nhập hay mua lại và người mua ñịnh giá ñược những
tài sản này thì thương hiệu hay uy tín lại ñược xem là tài sản.
Như vậy, tính tin cậy của ño lường ñược hiểu là kế toán có những bằng chứng xác
ñáng, khách quan, trung thực và có thể kiểm tra ñược về những sự kiện kinh tế ñã xảy ra.
Trong thực tế, tính tin cậy trong ño lường thể hiện phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ
chứng minh sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. ðối với những tài sản là hiện vật phải có hệ
thống cân ñong ño ñếm chuẩn xác liên quan ñến hình thành tài sản.
6.2.2. Ước tính kế toán hợp lý
Ước tính kế toán là một quá trình xét ñoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới
nhất tại thời ñiểm ước tính. Vấn ñề ước tính kế toán ñược ñặt ra vì việc xác ñịnh giá trị của một
số ñối tượng của kế toán trong nhiều trường hợp không thể thực hiện ñược do thiếu những
bằng chứng ñáng tin cậy. Chẳng hạn, máy móc thiết bị tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh và giá trị của những tài sản này giảm dần trong quá trình sử dụng. Việc xác ñịnh
giá trị hao mòn của máy móc thiết bị là cơ sở ñể xác ñịnh chi phí kinh doanh trong kỳ kế toán.
ðây là một thực tế khách quan, nhưng kế toán không thể xác ñịnh chính xác ñược phần giá trị
hao mòn của tài sản. Trong trường hợp này, yêu cầu về ước tính kế toán ñược xem xét ñể phân
bổ giá trị máy móc thiết bị một cách hợp lý. Có thể ñưa ra một số trường hợp ñiển hình về ước
tính kế toán khi ño lường ñối tượng kế toán như sau:
• Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCð nhằm phân bổ có hệ thống giá trị TSCð
vào chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ. Việc phân bổ này thể hiện qua công tác trích khấu
hao TSCð ở các doanh nghiệp.
• Ước tính về thuế thu nhập phải nộp từng quý. Công việc này xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn quản lý nguồn thu của ngân sách nhà nước. Do khoản thuế thu nhập chỉ ñược xác ñịnh
chính xác vào cuối năm tài chính nên nếu việc nộp thuế xảy ra sau khi xác ñịnh thuế thu nhập
phải nộp thì ngân sách nhà nước dễ bị mất cân ñối thu chi. Do vậy, các doanh nghiệp phải dự
toán lợi nhuận hàng năm ñể ước tính thuế phải nộp từng quý.
75
• Ước tính về chi phí bảo hành sẽ phát sinh khi sản phẩm ñã tiêu thụ. Việc ước tính này
nhằm làm rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp với khách hàng về bảo hành sản phẩm ñược ñề cập
trong hợp ñồng bán hàng.
• Ước tính các khoản nợ phải thu không thu ñược từ khách hàng ñể lập dự phòng theo
nguyên tắc thận trọng ñối với các khoản nợ phải thu khách hàng.
Sử dụng ước tính kế toán là một phần không thể thiếu trong thực tiễn công tác kế toán.
Ước tính kế toán thực chất ñã cung cấp cho người sử dụng những thông tin có tính trọng yếu
về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua ñó người sử dụng có cở sở dự ñoán hợp lý hơn
khi ra quyết ñịnh.
6.2.3. Tính thống nhất
Mỗi một ñối tượng kế toán ñược ño lường không phải chỉ sử dụng một phương pháp
duy nhất mà có thể một số phương pháp. Ví dụ: việc trích khấu hao TSCð vừa ñề cập ở trên có
thể thực hiện với mức trích ñều nhau qua các năm (còn gọi khấu hao ñường thẳng) hoặc mức
trích giảm dần (còn gọi khấu hao nhanh). Lựa chọn cách trích khấu hao như thế nào liên quan
ñến mục tiêu của nhà quản trị trong việc thu hồi vốn, ñổi mới công nghệ. Việc chuẩn mực kế
toán ñưa ra một số các phương pháp ño lường cho một ñối tượng kế toán nào ñó là nhằm bảo
ñảm kế toán ñược ứng dụng phù hợp với ñặc ñiểm của từng loại ñối tượng, khả năng và yêu
cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, tính thống nhất ñược ñặt ra. Trong
một ñơn vị, tính thống nhất ñược hiểu là sự nhất quán về phương pháp ño lường giữa các kỳ kế
toán. Yêu cầu về tính thống nhất ở ñây không chỉ trong một ñơn vị mà còn thống nhất về
nguyên tắc trong các tổ chức ở mỗi quốc gia. Yêu cầu về tính thống nhất trong ño lường ñối
tượng kế toán nhằm bảo ñảm thông tin kế toán có tính so sánh cho người sử dụng. Cũng vì yêu
cầu này mà việc ño lường thường tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán nhất ñịnh, thể hiện
qua các chuẩn mực kế toán ở mỗi nước.

6.3. CÁC LOẠI GIÁ SỬ DỤNG TRONG ðO LƯỜNG KẾ TOÁN


Bản chất của ño lường kế toán liên quan ñến việc sử dụng thước ño giá trị. Do vậy,
nghiên cứu các loại giá trong ño lường là rất cần thiết ñể vận dụng một loại giá phù hợp trong
từng trường hợp cụ thể. Liên quan ñến ño lường các ñối tượng của kế toán, bốn loại giá sau
ñược sử dụng: giá gốc, giá thay thế, giá trị thuần có thể thực hiện ñược và giá trị hiện tại
6.3.1. Giá gốc hay giá lịch sử (Historical cost)
Giá gốc (giá lịch sử) là giá thực tế phát sinh liên quan ñến hình thành tài sản, nợ phải trả
ở doanh nghiệp. ðối với tài sản, ño lường theo giá gốc phản ánh số tiền hoặc tương ñương tiền
ñược chi ra ñể có ñược một tài sản tại thời ñiểm tiếp nhận tài sản ñó. ðối với nợ phải trả,
khoản nợ ñược ghi nhận theo giá của tài sản nhận ñược ñể ñổi lấy mỗi nghĩa vụ pháp lý; hay
trong một số trường hợp là số tiền hoặc tương ñương tiền phải thanh toán ñể ñảm bảo một
nghĩa vụ, một cam kết trong quá trình kinh doanh.
Giá gốc là loại giá ñược sử dụng phổ biến trong ño lường tài sản và nợ phải trả vì tính
khách quan và xác thực của nó giữa các bên có liên quan ñến một nghiệp vụ kinh tế. Thông tin

76
kế toán ñược phản ánh qua giá gốc ñảm bảo tính tin cậy do có những bằng chứng ñáng tin cậy
(thể hiện qua chứng từ kế toán), do vậy có ích ñối với người sử dụng trong việc ra quyết ñịnh.
ðo lường theo giá gốc là cơ sở hình thành nên nguyên tắc giá gốc – một trong những nguyên
tắc kế toán chung ñược chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới. Chuẩn mực chung của kế toán
Việt Nam cũng yêu cầu báo cáo tài chính phải trình bày theo giá gốc.
Bên cạnh ñó, giá gốc cũng có một số hạn chế. Trong ñiều kiện giá thị trường của một số
tài sản có sự biến ñộng lớn trên thị trường, hoặc ở các nền kinh tế có mức lạm phát cao, việc
thoát ly khá lớn giữa giá gốc với giá thị trường làm thông tin kế toán phản ánh không thực chất
tình hình tài chính của một tổ chức. Nghĩa là giá trị tài sản thực tế ở thời ñiểm lập báo cáo tài
chính có thể cao hơn rất nhiều giá trị trên báo cáo, hoặc ngược lại. Việc sử dụng giá thay thế
ñược xem như một giải pháp khắc phục hạn chế này của giá gốc.
6.3.2. Giá thay thế (Replacement cost)
Khác với gía gốc là loại giá liên quan ñến việc hình thành tài sản và nợ phải trả tại ñơn
vị, giá thay thế5 phản ánh số tiền hoặc tương ñương tiền phải chi ra tại thời ñiểm hiện tại ñể có
ñược một tài sản tương tự hay thanh lý một khoản nợ phải trả tương tự. Giá thay thế thường
ñược quan tâm sau khi ñơn vị tiếp nhận một tài sản hay cam kết một khoản nợ phải trả. Nhà
quản trị thường ñề cập ñến giá thay thế nhằm ñánh giá khả năng duy trì hoạt ñộng bình thường
trong tương lai ở doanh nghiệp. Chẳng hạn, giá mua mặt hàng A của một doanh nghiệp vào
ngày 1/6/N là 50.000 Sang tháng sau, doanh nghiệp vẫn mong muốn duy trì kinh doanh mặt
hàng này trong tháng ñến. Tuy nhiên, ñể mua hàng hóa A vào cuối tháng 6, ñơn vị phải chi ra
một số tiền là 55.000 ñồng do sự tăng giá của mặt hàng này trên thị trường. Số tiền 55.000
ñồng phải chi ñể có mặt hàng A cho kinh doanh tháng ñến gọi là giá thay thế.
ðo lường ñối tượng kế toán theo giá thay thế có một số ưu ñiểm so với ño lường theo
giá gốc. Giá thay thế là giá gần ñúng nhất với giá trị của tài sản trên thị trường. Do vậy, giá
thay thế cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp xác thực hơn trong ñiều
kiện có biến ñộng lớn về giá trong nền kinh tế. Nhà quản trị hay nhà ñầu tư thường quan tâm
ñến giá này khi ñánh giá khả năng doanh nghiệp có thể duy trì các hoạt ñộng kinh doanh hiện
tại hay không. Tuy nhiên, loại giá này lại không bảo ñảm tính tin cậy và khách quan vì không
có những chứng cứ minh bạch chứng tỏ: có một số tiền hoặc tương ñương tiền bỏ ra ñể tiếp
nhận một tài sản tương tự ñang có ở doanh nghiệp. ðiều này càng khó khăn hơn ñối với những
tài sản có chu kỳ sống sản phẩm ngắn, hay lạc hậy do những thay ñổi nhanh chóng của tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Vì thế, giá thay thế thường ít ñược sử dụng trong kế toán ở các nước. Ở một
số quốc gia có mức lạm phát rất cao, cơ sở giá thay thế thường ñược sử dụng hơn là cơ sở giá
gốc.
6.3.3. Giá trị có thể thực hiện ñược/Giá trị thanh lý (Realisable/settlement value)
Giá trị có thể thực hiện ñược hay giá trị thanh lý là số tiền hay tương ñương tiền mà ñơn
vị kỳ vọng có thể thu ñược từ bán những tài sản hiện tại của ñơn vị do yêu cầu thanh lý tài sản.

5
Một số tài liệu còn gọi giá này là giá hiện hành (Current cost).
77
Loại giá này thường ñược quan tâm khi doanh nghiệp bị giải thể, phá sản hay bị bán ñi do
những thay ñổi về hình thức sở hữu công ty.
Giá trị thuần có thể thực hiện ñược (Net Realisable cost) cũng là một trường hợp ñặc
biệt của cơ sở ño lường này. Nó ñược xác ñịnh là số tiền hay tương ñương tiền có thể thu ñược
từ bán tài sản sau khi trừ ñi chi phí trực tiếp liên quan ñến bán những tài sản này.
Khác với hai loại giá trên, loại giá này liên quan ñến hoạt ñộng bán một số tài sản có
nhu cầu thanh lý, như phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, các tài sản của công ty phải bán
khi ngừng hoạt ñộng. Khi vận dụng giả thuyết họat ñộng liên tục, lọai giá này ít ñược vận dụng
trong công tác kế toán. Tuy nhiên, khi có những chứng cớ chắc chắc về doanh nghiệp phải
thanh lý, cơ sở giá này thường ñược quan tâm ñể những bên có liên quan ñến lợi ích doanh
nghiệp (ngân hàng, nhà cung cấp hay người chủ doanh nghiệp) có thể ước tính khả năng tiếp
nhận các phần vốn còn lại của mình.
6.3.4. Giá trị hiện tại hay hiện giá (Present value).
Trong thực tế, nhiều tài sản hay nợ phải trả phát sinh liên quan ñến quyền thu tiền hay
nghĩa vụ thanh toán tiền trong một khoảng thời gian dài. Chẳng hạn, doanh nghiệp thuê mua
máy móc thiết bị nhưng ñược phép trả tiền thuê tài sản trong nhiều năm; doanh nghiệp bán
hàng hóa với thỏa thuận thu tiền trong nhiều kỳ (bán hàng trả góp). Trên phương diện kinh tế,
do việc thanh toán tiền xảy ra sau một thời gian khá dài sau khi tiếp nhận tài sản hay nợ phải
trả nên chi phí cơ hội luôn ñược các nhà kinh tế quan tâm trong các giao dịch ñó. Hay nói cách
khác, do có sự chênh lệch về thời mặt gian giữa thời ñiểm tiếp nhận một tài sản hay khoản nợ
với thời ñiểm thanh toán, lãi suất tài trợ luôn ñược ñặt ra trong các nghiệp vụ kinh tế này nhằm
mang lại lợi ích cho bên cấp vốn. Do vậy, giá trị hiện tại như là một cơ sở ño lường tương
ñương so với trường hợp thu tiền ngay hay thanh toán tiền ngay.
Giá trị hiện tại là giá trị dự kiến của các dòng tiền trong tương lai có liên quan ñến một
tài sản hoặc một khoản nợ phải trả, ñược chiết khấu theo một lãi suất nào ñó. Theo cách ño
lường này, giá trị của tài sản là giá trị chiết khấu hiện tại của các dòng tiền thu vào trong tương
lai dự kiến thu ñược từ tài sản này. Tương tự, giá trị khoản nợ phải trả là giá trị chiết khấu hiện
tại của các dòng tiền chi ra trong tương lai dự kiến phải trả ñể có ñược khoản nợ ñó. Có thể
minh họa giá trị hiện tại qua sơ ñồ sau:

0 1 2 3 .... n-1 n
Thời gian
CF0 CF1 CF2 CF3 CFn-1 CFn

CF1/(1+i)
CF2/(1+i)2
CF3/(1+i)3

CFn-1/(1+i)n-1

CFn/(1+i)n
Trong ñó: i là lãi suất chiết khấu
78
CF là dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra tại thời ñiểm t
N là số năm của toàn bộ thời gian có liên quan ñến nghiệp vụ kinh tế

Như vậy, giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng tương lai ñược tính:
n
PV = ∑
t=1
C F t ( 1 +1 i ) t

.
ðo lường theo giá trị hiện tại thực chất dựa vào khái niệm lợi nhuận kinh tế6. Cách ñánh
giá này có một số ưu ñiểm vì ñã qui ñổi tài sản, nợ phải trả theo một giá trị tương ñương. Tuy
nhiên, hạn chế của loại giá này liên quan ñến tính tin cậy khi xác ñịnh các yếu tố ñể hiện tại
hóa, như: rủi ro, tỷ lệ chiết khấu, thay ñổi tỷ lệ lãi suất và tính không chắc chắn của dòng tiền
tương lai.

Tóm lại, mỗi loại giá có những ưu và hạn chế riêng trong quá trình ño lường kế toán.
Trong thực tiễn, việc vận dụng loại giá nào do chuẩn mực kế toán ở mỗi nước qui ñịnh ñối với
từng ñối tượng kế toán cụ thể. Trong bốn loại giá trên, giá gốc hay giá phí lịch sử là cơ sở ño
lường thường ñược vận dụng nhiều nhất. Ngoài ra, loại giá này thường ñược kết hợp với loại
giá khác. Ví dụ: hàng tồn kho ñược ño lường theo giá thấp hơn gía gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện ñược. Các khoản ñầu tư chứng khoán có thể ño lường theo giá trị thị trường. Ở một
số nước, các doanh nghiệp còn sử dụng giá thay thế ñể giải quyết những trường hợp biến ñộng
lớn về giá cả của một số loại tài sản. Những vấn ñề này sẽ ñược nghiên cứu sâu hơn trong môn
học kế toán tài chính.

6.4. ðO LƯỜNG TÀI SẢN, NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU


6.4.1. ðo lường tài sản
Nguyên tắc chung
ðo lường tài sản tức là xác ñịnh giá trị tài sản của ñơn vị. Theo nguyên tắc kế toán
chung ñược chấp nhận ở nhiều nước, tài sản ñược xác ñịnh theo nguyên tắc giá gốc. Nguyên
tắc giá gốc cũng ñược yêu cầu trong ño lường tài sản ở nước ta. Giá gốc của tài sản ñược tính
theo số tiền hoặc khoản tương ñương tiền ñã trả, phải trả ñể có ñược tài sản ñó ở trạng thái sẵn
sàng sử dụng vào thời ñiểm ghi nhận. Việc ño lường theo giá gốc bảo ñảm tài sản của ñơn vị
phản ánh khách quan giá trị của tài sản nhờ có những chứng cớ tin cậy về các chi phí phát sinh
ñể hinh thành tài sản.
Phương pháp ño lường một số tài sản phổ biến
Tài sản của ñơn vị ña dạng, mỗi loại có những nguồn gốc hình thành khác nhau nên
việc ño lường cũng khác nhau. Trong phạm vi môn học nguyên lý kế toán, chúng ta xem xét
trường hợp ñơn giản của hai loại tài sản là hàng tồn kho và tài sản cố ñịnh.
- ðối với hàng tồn kho có nguồn gốc từ mua ngoài, như: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng
cụ, hay hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Giá gốc hàng tồn kho ñược xác ñịnh:

6
Khái niệm lợi nhuận kinh tế ám chỉ khoản chênh lệch giữa doanh thu với chi phí, trong ñó có cả các chi phí chìm.
79
Các khoản
7 Giá mua Chi phí khác
Giá gốc = + - giảm trừ
(Hóa ñơn) liên quan
(nếu có)

Các chi phí khác liên quan ñến quá trình mua gồm các khoản thuế không hoàn lại (thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ ñặt biệt); các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình
mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp ñến việc mua hàng nhập về doanh nghiệp.
Ở Việt nam, hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường thường có thuế giá trị gia tăng
(GTGT). ðây là loại thuế thường ñược hoàn lại nên khi doanh nghiệp tiếp nhận những tài sản
chịu loại thuế này thì về nguyên tắc, khoản thuế GTGT sẽ loại trừ khi tính giá thực tế của hàng
mua vào. Tuy nhiên, ñối với những doanh nghiệp mà hoạt ñộng kinh doanh không chịu thuế
GTGT, khoản thuế GTGT phát sinh khi mua hàng hóa sẽ không ñược hoàn lại. Khi ñó, khoản
thuế GTGT này lại ñược tính vào giá gốc của tài sản mua vào. Do vậy, việc xác ñịnh giá trị
hàng mua cần quan tâm ñến những qui ñịnh về tính thuế. Những vấn ñề này sẽ ñược nghiên
cứu ñầy ñủ hơn trong môn học Kế toán tài chính.
Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do
hàng mua không ñúng quy cách, phẩm chất.
Ví dụ: Hóa ñơn GTGT về mua 500 ñơn vị vật liệu A có số tiền phải thanh toán là
6.600.000 ñồng. Trong ñó, ñơn giá bán chưa thuế GTGT là 12.000ñ/sp. Thuế suất GTGT áp
dụng cho mặt hàng này là 10%. Giá cước vận chuyển chưa có thuế GTGT là 200.000 ñồng, giá
thanh toán có thuế là 220.000 ñồng. Chi phí xếp dỡ là 100.000 ñồng. Giả sử, doanh nghiệp
thuộc diện chịu thuế GTGT và ñăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế của
vật liệu A nhập kho ñược xác ñịnh như sau:
Giá mua 500 ñvị x 12.000 ñ 6.000.000 ðồng
Chi phí vận chuyển 200.000
Chi phí bốc dỡ 100.000
Giá thực tế vật liệu A 6.300.000 ðồng

- ðối với hàng tồn kho ñược hình thành qua sản xuất (chế biến), như thành phẩm ở các doanh
nghiệp sản xuất, hay vật liệu qua gia công chế biến: giá gốc hàng tồn kho là toàn bộ chi phí chế
biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác ñể có ñược hàng tồn kho ở vị trí hiện tại.

Giá gốc thành + Chi phí


Chi phí nguyên liệu,
phẩm (vật liệu = chế biến
vật liệu trực tiếp
gia công)

7
Giá gốc còn hay gọi là giá thực tế vì nó bao gồm các chi phí thực tế ñã phát sinh ñể có ñược hàng tồn kho ở trạng thái sẵn
sàng sử dụng hoặc bán cho khách hàng.
80
Chi phí chế biến là chi phí ñể chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. Chi phí
chế biến bao gồm chi phí nhân công sản xuất sản phẩm và các chi phí sản xuất chung phục vụ
cho quá trình sản xuất, như: vật liệu gián tiếp, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí
khấu hao TSCð ở phân xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí
quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
- ðối với Tài sản cố ñịnh:
Tài sản cố ñịnh là loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và quá trình hình
thành tài sản có thể diễn ra trong một thơi gian ngắn hoặc qua một quá trình ñầu tư khá dài.
Việc xác ñịnh giá trị của tài sản cố ñịnh khi hình thành chính là xác ñịnh nguyên giá của tài sản
cố ñịnh.
Nguyên giá TSCð hay còn gọi là giá trị ban ñầu của tài sản cố ñịnh, bao gồm toàn bộ
chi phí mà doanh nghiệp chi ra ñể có tài sản cố ñịnh tính ñến thời ñiểm ñưa tài sản cố ñịnh vào
sử dụng. Có thể minh họa từ trường hợp xác ñịnh giá trị TSCð hình thành do mua sắm như
sau:

Nguyên giá Các khoản


Giá mua Chi phí khác
TSCð mua = + - giảm trừ
(Hóa ñơn) liên quan
sắm (nếu có)

Cũng giống như trường hợp hàng tồn kho mua ngoài, giá mua của TSCð ñược xác ñịnh
tùy thuộc vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Có nghĩa là giá mua của TSCð có thể là
giá mua không có thuế hoặc bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Chi phí khác liên quan là các chi phí liên quan trực tiếp ñến việc ñưa tài sản vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc xếp ban ñầu;
chi phí lắp ñặt, chạy thử và các chi phí trực tiếp khác. Cần chú ý là các chi phí nếu không liên
quan trực tiếp ñến việc mua sắm và ñưa TSCð vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không ñược
tính vào nguyên giá TSCð.

Trên ñây là những ứng dụng cụ thể của nguyên tắc giá gốc khi ño lường tài sản. Tuy
nhiên, giá gốc không phải là trường hợp duy nhất ñược vận dụng ñể ño lường tài sản. Trong
một số trường hợp ñặt biệt, kế toán có thể sử dụng các cơ sở ño lường khác ñể xác ñịnh giá trị
tài sản. Chẳng han:
Kế toán sử dụng giá trị hiện tại ñể tính nguyên giá TSCð hình thành qua hoạt ñộng thuê
tài chính. Do ñặc ñiểm của hoạt ñộng thuê này là doanh nghiệp không phải thanh toán ngay
tiền mua, và việc thanh toán diễn ra nhiều kỳ. Khi ñó, việc tính giá trị hiện tại như là cơ sở cho
việc xác ñịnh một cách hợp lý giá trị của TSCð nhận ñược qua thuê mua tài chính.
Kế toán sử dụng giá trị thuần có thể thực hiện ñược ñể xác ñịnh giá trị của sản phẩm
phụ thu ñược từ quá trình sản xuất.
Kế toán sử dụng giá thay thế, giá trị thuần có thể thực hiện ñược ñể ño lường một số tài
sản vào cuối kỳ kế toán nhằm ñảm bảo nguyên tắc thận trọng. Chẳng hạn, khi giá gốc của tài
81
sản (ñầu tư chứng khoán hay hàng tồn kho) lớn hơn giá thay thế hay giá trị thuần có thể thực
hiện ñược, kế toán có thể ghi nhận những khoản lỗ tiềm tàng này, và những khoản lỗ ñó thể
hiện qua mức dự phòng giảm giá tài sản.
Phân bổ chi phí trong quá trình xác ñịnh giá trị tài sản
Chi phí phát sinh trong quá trình ño lường tài sản thường phân thành hai loại: chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan ñối với một tài sản cụ thể.
Chẳng hạn: giá mua ghi trên hóa ñơn ñối với một loại vật liệu mua vào. Chi phí gián tiếp là
những chi phí liên quan ñến nhiều tài sản cần ño lường. Ví dụ chi phí vận chuyển liên quan
ñến nhiều loại hàng hóa, chi phí khấu hao TSCð, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi
phí bảo dưỡng... liên quan ñến nhiều loại sản phẩm sản xuất. Do vậy, vấn ñề phân bổ chi phí
cần ñược quan tâm trong quá trình ño lường tài sản.
Phương pháp phân bổ hợp lý là phương pháp phản ánh gần ñúng nhất chi phí thực tế
của tài sản cần ñược ño lường. ðể có phương pháp phân bổ hợp lý, cần phải lựa chọn tiêu thức
phân bổ ñúng ñắn - ñó là tiêu thức thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí với loại tài sản cần
ñược ño lường....Do mỗi doanh nghiệp có những ñặc thù riêng về các chi phí chung nên chuẩn
mực kế toán thường không ñề cập ñến tiêu thức nào cần ñược vận dụng. Trên nguyên tắc, khi
ñã lựa chọn tiêu thức phân bổ thì việc phân bổ chi phí ñược thể hiện theo công thức:

Tổng chi phí cần phân bổ


Chi phí cần phân Trị số tiêu thức
bổ cho tài sản i = x phân bổ của tài
Tổng trị số tiêu thức phân
bổ của các tài sản sản i

Ví dụ: Tiền thuê vận chuyển 2 loại hàng hóa 250 kg sắt và 150 kg xi măng về doanh
nghiệp là 1.000.000ñ. ðể tính giá mỗi loại hàng hóa này, cần phân bổ chi phí vận chuyển ñược
phân bổ cho mỗi loại hàng hóa trên. Nếu khối lượng của mỗi loại hàng hóa ñược chọn làm tiêu
thức phân bổ thì:
Chi phí vận chuyển phân bổ cho sắt = (1.000.000 : 400) x 250 = 625.000ñ
Chi phí vận chuyển phân bổ cho xi măng = 1.000.000 – 625.000 = 375.000ñ

Trong thực tiễn, chi phí gián tiếp thường bao gồm nhiều loại chi phí có tính chất khác
nhau, như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy,
kế toán có thể lựa chọn một hay nhiều tiêu chuẩn phân bổ ñể tài sản ñược tính giá một cách
hợp lý nhất, và có tính hữu ích hơn cho việc ra quyết ñịnh. Những nội dung này sẽ ñược
nghiên cứu trong môn học Kế toán quản trị.
6.4.2. ðo lường nợ phải trả
Như ñã ñề cập ở chương 2, nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của ñơn vị phát sinh từ các
giao dịch và sự kiện ñã qua mà ñơn vị phải thanh toán từ nguồn lực của mình. Có thể minh họa
một số trường hợp hình thành các khoản nợ phải trả như sau:
82
• Nợ phải trả người bán khi ñã mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán
• Nợ vay ngân hàng khi tiếp nhận tiền
• Nợ lương phải trả cho người lao ñộng theo cam kết của hợp ñồng lao ñộng
• Nợ thuế phải nộp ngân sách theo nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp ñối với từng loại thuế
• Nợ bảo hành sản phẩm khi doanh nghiệp cam kết bảo hành sản phẩm ñối với sản phẩm
ñã tiêu thụ.
Trong các ví dụ trên, nợ phải trả chỉ hình thành khi doanh nghiệp nhận về một tài sản
hoặc tham gia một cam kết hoặc phát sinh một nghĩa vụ pháp lý. Do vậy, việc ño lường nợ
phải trả có liên quan ñến ño lường tài sản hay chi phí. Nói một cách khác, cơ sở ño lường áp
dụng ñối với tài sản cũng là cơ sở ño lường áp dụng ñối với tài sản.
Trong thực tiễn, giá gốc là loại giá phổ biến nhất ñể ño lường tài sản nên ñây cũng là
loại giá cơ bản ñể ño lường nợ phải trả. Có hai trường hợp xác ñịnh trị giá nợ phải trả theo giá
gốc như sau:

Tổng số tiền phải thanh toán


Trị giá nợ phải trả =
theo nghĩa vụ cam kết
Hay

Trị giá của tài sản nhận về


Trị giá nợ phải trả =
mà ñơn vị phải thanh toán

ðể minh họa, hãy xem lại trường hợp một doanh nghiệp mua 500 ñơn vị vật liệu A, ñơn giá
bán chưa có thuế GTGT là 12.000ñ/sp, thuế suất GTGT là 10%. Doanh nghiệp cam kết sẽ
thanh toán trị giá của số hàng trên trong một tháng ñến kể từ khi mua hàng. Như vậy, khoản nợ
phải trả người bán chỉ ñược xác ñịnh khi ñơn vị ñã ghi nhận số hàng trên là tài sản và cam kết
thanh toán số tiền hàng. Giá trị nợ phải trả ñược tính theo giá gốc như sau:
Trị giá nợ phải trả = Giá thanh toán số hàng
= (500 x 12.000) + (500 x 12.000 x 10%) = 6.600.000 ñ

Số tiền nợ người bán là 6.600.000 ñồng trong khi giá gốc vật liệu mua vào là 6.000.000
ñồng. Số chênh lệch này do khoản thuế GTGT là khoản thuế ñược nhà nước khấu trừ sau này
nên không tính vào giá gốc vật liệu A, nhưng số tiền doanh nghiệp cam kết phải trả nhà cung
cấp là 6.600.000 ñồng.
Ngoài trường hợp giá gốc, ở Việt nam nợ phải trả còn có thể ño lường theo giá trị hiện
tại (hiện giá). Trường hợp này chỉ phát sinh khi các nghĩa vụ thanh toán của ñơn vị phát sinh
trong khoản thời gian dài. Trị giá của nợ phải trả là giá trị hiện tại của các dòng tiền phải thanh
toán trong tương lai ñược chiết khấu theo một lãi suất nào ñó. Có thể kể ñến trường hợp nợ
thuê mua TSCð, nợ phát hành trái phiếu…Những nội dung này sẽ ñược nghiên cứu trong môn
học kế toán tài chính.
6.4.3. ðo lường vốn chủ sở hữu
83
Do vốn chủ sở hữu là lợi ích còn lại của người chủ sau khi lấy toàn bộ tài sản trừ ñi nợ
phải trả nên ño lường vốn chủ sở hữu liên quan ñến ño lường tài sản và nợ phải trả. Giá trị
phần vốn chủ sở hữu ñược xác ñịnh như sau:

VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ

Do tài sản ñược ño lường theo nhiều cơ sở giá khác nhau, như: giá gốc, giá thay thế, giá
trị thuần có thể thực hiện ñược, giá trị hiện tại nên tổng trị giá của vốn chủ sở hữu luôn là sự
kết hợp của nhiều cơ sở giá. Tuy nhiên, xét theo nguồn gốc hình thành thì bản thân vốn chủ sở
hữu cũng gồm nhiều bộ phận khác nhau, nên có thể xem xét cơ sở giá ñược áp dụng cho từng
bộ phận này như sau:
ðối với vốn góp: giá trị vốn góp liên quan ñến giá trị của tài sản tiếp nhận từ người góp
vốn. Giá trị những tài sản này thường do hội ñồng sáng lập doanh nghiệp ñịnh giá. Như vậy,
giá gốc là cơ sở ñể ño lường vốn góp và tương ứng với giá trị tài sản tiếp nhận.
Lợi nhuận giữ lại: là kết quả lũy kế từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy,
cơ sở ñể ño lường lợi nhuận sau một kỳ kế toán chính là cơ sở ñể ño lường lợi nhuận giữ lại.
ðối với các khoản chênh lệch ñánh giá lại về tài sản: trị giá các khoản này thực chất liên
quan ñến mô hình kế toán giá lịch sử (giá gốc) hay giá thay thế nhằm bảo toàn vốn. Do vậy, cơ
sở giá thay thế là nguồn gốc hình thành nên khoản khoản chênh lệch này.

6.5. ðO LƯỜNG DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN


Mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp là tối ña hóa lợi nhuận. ðể ñạt ñược mục tiêu
này, các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực của mình vào các hoạt ñộng kinh doanh: từ
ñầu tư trang thiết bị tại doanh nghiệp ñể thực hiện các quá trình kinh doanh cơ bản, như sản
xuất trong DNSX hay mua bán trong doanh nghiệp thương mại, cung cấp dịch vụ ở các doanh
nghiệp dịch vụ. ðể ñánh giá hiệu quả của các hoạt ñộng ñầu tư nói trên, xác ñịnh kết quả hoạt
ñộng trong một kỳ kế toán là yêu cầu có tính cấp thiết ñể cung cấp thông tin hữu ích cho người
sử dụng. Một cách tổng quát, lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu (thu nhập) và chi phí. Tuy
nhiên, lợi nhuận ñược xác ñịnh cụ thể như thế nào tùy thuộc vào những giả thiết kế toán nhất
ñịnh. Lợi nhuận kế toán trong một kỳ có thể xác ñịnh trên cơ sở kế toán tiền hoặc cơ sở kế toán
dồn tích.
6.5.1. Cơ sở kế toán tiền và ño lường doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Theo cơ sở kế toán tiền, doanh thu ñược ghi nhận trong thời kỳ mà doanh nghiệp ñã thu
ñược tiền và chi phí ñược ghi nhận trong thời kỳ mà doanh nghiệp ñã chi tiền. Lợi nhuận kế
toán trong hệ thống kế toán này là chênh lệch giữa tiền thu vào từ doanh thu và tiền chi ra ñể
có ñược doanh thu. Kế toán trên cơ sở tiền không ghi nhận doanh thu khi hàng hóa hay dịch vụ
ñược bán ra trên cơ sở bán chịu. Tương tự, chi phí của hàng hóa và dịch vụ trong thời kỳ tạo ra
doanh thu, nhưng chưa ñược thanh toán thì ñược ghi nhận là chi phí trong kỳ kế toán kế tiếp

84
khi ñơn vị ñã thanh toán. Như vậy, kế toán trên cơ sở tiền ghi nhận doanh thu và chi phí chỉ
khi các dòng tiền vào và dòng tiền ra ñược ño lường với mức ñộ tin cậy cao nhất.
Mặc dù kế toán trên cơ sở tiền ñược sử dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ và những ngành
nghề chủ yếu dựa trên cơ sở tiền, hệ thống này vẫn không thõa mãn cho hầu hết các doanh
nghiệp mà ở ñó các giao dịch tín dụng thương mại chiếm tỷ trọng rất lớn. Hệ thống kế toán
trên cơ sở tiền không phù hợp trong ñiều kiện kinh tế thị trường. Hiện nay, cở sở kế toán này
không ñược ñặt ra không kế toán doanh nghiệp ở nước ta.
6.5.2. Cơ sở kế toán dồn tích và ño lường doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Cơ sở kế toán dồn tích là một giả thiết ñược vận dụng ñể ño lường lợi nhuận trong một
kỳ kế toán. Theo cơ sở kế toán dồn tích, doanh thu (thu nhập) ñược ghi nhận trong kỳ kế toán
khi phát sinh lợi ích kinh tế trong tương lai; nghĩa là trong thời kỳ mà doanh nghiệp ñã bán
hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo những hợp ñồng ñã cam kết, không quan
tâm ñến việc ñã thu tiền hay chưa. Chi phí ñược ghi nhận khi việc tiêu dùng hàng hóa hay dịch
vụ thực tế ñã phát sinh, và gắn liền với doanh thu trong kỳ ñó, bất kể doanh nghiệp ñã thanh
toán tiền hay chưa. Lợi nhuận kế toán theo cơ sở dồn tích ñược xác ñịnh là chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí ñược ghi nhận trong kỳ kế toán. Như vậy, ño lường lợi nhuận phản ánh
nguyên tắc phù hợp và có liên quan chặt chẽ với cách thức ño lường doanh thu và chi phí.

6.5.2.1. ðo lường doanh thu


Ghi nhận doanh thu (thu nhập) của doanh nghiệp
Như ñã ñề cập ở chương 2, doanh thu là một biểu hiện của ñối tượng kế toán, là kết quả
của quá trình cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng trong giai ñoạn tiêu thụ
của một doanh nghiệp. Ngoài doanh thu, ñơn vị còn có thể ñạt ñược những khoản thu nhập
khác từ kết quả của hoạt ñộng ñầu tư tài sản ra ngoài doanh nghiệp, như ñầu tư chứng khoán,
góp vốn liên doanh và những khoản khác. Việc ño lường doanh thu (thu nhập) có liên quan
ñến nhìn nhận về ñịnh nghĩa của doanh thu trong kế toán. Doanh thu và thu nhập khác là tổng
giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu ñược trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt ñộng
kinh doanh thông thường và các hoạt ñộng khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ
sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của người chủ sở hữu.
Dựa vào phương trình kế toán:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả
và ñịnh nghĩa về doanh thu, có thể rút ra một số kết luận sau:
Một là, doanh thu (thu nhập) làm tăng các lợi ích kinh tế của ñơn vi trong một kỳ kế
toán. ðó là tiền hoặc tương ñương tiền ñã thu hoặc sẽ thu ñược. Các khoản thu hộ bên thứ ba
không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ
không ñược coi là doanh thu. Chẳng hạn, trong quá trình bán hàng thường phát sinh các khoản
thuế tiêu thụ, như: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu hoặc thuế tiêu thụ ñặc biệt. Các khoản
thuế tiêu thụ này là thuế gián thu, ñược doanh nghiệp thu hộ nhà nước nên không làm tăng lợi
ích kinh tế, và không ñược xem là doanh thu của ñơn vị.

85
Hai là, Doanh thu (thu nhập) phát sinh làm một tài sản (lợi ích kinh tế) tăng lên nhưng
không làm giảm một tài sản khác hay không làm tăng một khoản nợ phải trả. Những nghiệp vụ
kinh tế thõa mãn ñặc ñiểm này thực chất làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên và ñược ghi nhận là
doanh thu (thu nhập) của ñơn vị.
Ba là, doanh thu (thu nhập) phát sinh lên quan ñến một khoản nợ phải trả giảm ñi nhưng
không giảm một tài sản tương ứng hoặc không làm tăng một khoản nợ phải trả. Những nghiệp
vụ kinh tế thõa mãn những ñặc ñiểm này thực chất làm vốn chủ sở hữu tăng thêm và ñược ghi
nhận là doanh thu (thu nhập).
Bốn là, Các khoản góp vốn của người chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng
không là doanh thu.
ðo lường doanh thu
Dựa vào ñịnh nghĩa về doanh thu nói trên, việc xác ñịnh doanh thu có liên quan ñồng thời
việc tăng một tài sản hay giảm một khoản nợ phải trả. Do vậy, loại giá ñược sử dụng ñể ño
lường tài sản, nợ phải trả cũng là cơ sở ñể ño lường doanh thu. Ngoại trừ một số trường hợp
ngoại lệ, trong thực tiễn giá gốc là cơ sở ñể ño lường doanh thu (thu nhập) trong một thời kỳ.
Doanh thu ñược xác ñịnh theo giá trị hợp lý của các khoản ñã thu hoặc sẽ thu ñược.
Trong thực tế, ñó là giá trị ñã thõa giữa doanh nghiệp với người mua dưới hình thức giá bán
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. ðồng thời, doanh thu phản ánh các lợi ích kinh tế gia tăng ñối với
doanh nghiệp nên cách xác ñịnh doanh thu ñược tính như sau:

Số lượng ðơn Các khoản


8
Doanh thu = sản phẩm x giá - giảm trừ
ñã tiêu thụ bán (nếu có)
Các khoản giảm trừ bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá
trị hàng bán bị trả lại. Các khoản này không làm tăng lợi ích kinh tế cuối cùng của ñơn vị nên
ñược loại trừ khi ño lường doanh thu. Các loại thuế phát sinh khi tiêu thụ như thuế GTGT, thuế
xuất khẩu, thuế tiêu thụ ñặt biệt không phải là lợi ích kinh tế ñối với doanh nghiệp nên không
ñược tính vào doanh thu.
ðể minh họa về cách xác ñịnh doanh thu, hãy xem hóa ñơn bán hàng của một doanh
nghiệp. Doanh nghiệp xuất bán 100 sản phẩm X., ñơn gía bán chưa thuế GTGT là 60.000 ñ/sp.
Thuế suất GTGT áp dụng ñối với sản phẩm A là 10%. Doanh nghiệp chấp nhận giảm giá 2%
cho khách hàng theo giá bán chưa có thuế. Doanh thu từ trường hợp bán hàng trên ñược xác
ñịnh như sau:
Doanh thu ban ñầu 100 sp x 60.000 ñ 6.000.000 ðồng
(-) Giảm giá hàng bán 6.000.000 x 2% 120.000
Doanh thu thuần 5.880.000 ðồng

8
Doanh thu ño lường theo công thức này còn ñược gọi là doanh thu thuần trong thực tiễn kế toán
86
Khoản thuế GTGT khách hàng phải thanh toán khi mua hàng là 6.000 ñồng/sp không
ñược tính vào doanh thu dù doanh nghiệp vẫn nhận số tiền này từ khách hàng. Khoản thuế này
thực chất không phải là lợi ích kinh tế ñối với doanh nghiệp và nó ñược khấu trừ với thuế
GTGT cho mỗi sản phẩm
Ngoài cơ sở giá gốc, doanh thu còn có thể ño lường theo giá trị hiện tại. Trường hợp này
chỉ áp dụng khi doanh nghiệp bán hàng hóa nhưng chưa thu tiền ngay và cho phép khách hàng
thanh toán trong tương lai với thời hạn ñịnh trước (bán hàng trả góp). Do giá trị ñồng tiền qua
thời gian khác nhau nên trên phương diện kinh tế, yếu tố thời giá tiền tệ luôn ñược quan tâm.
Do vậy, giá trị danh nghĩa của khoản phải thu do bán chưa thu tiền ngay luôn lớn hơn giá trị
tiền hay tương ñương tiền nhận ñược khi bán hàng thu tiền ngay. Lãi suất chiết khấu khi ño
lường doanh thu theo giá trị hiện tại có thể là lãi suất của các công cụ tài chính tương tự, hay
lãi suất sao cho khi chiết khấu thì giá trị khoản phải thu trong tương lai tương ñương với giá trị
khoản bán hàng khi thu tiền ngay. Những vấn ñề này sẽ ñược nghiên cứu sâu hơn trong môn
học kế toán tài chính.

6.5.2.2. ðo lường chi phí


Phân biệt chi phí hình thành tài sản và chi phí ñể xác ñịnh lợi nhuận
Theo cơ sở kế toán dồn tích, chi phí ñể xác ñịnh lãi lỗ ñược ghi nhận trong thời kỳ mà
những hao phí của nó ñược xác ñịnh một cách tin cậy, chứ không phải trong thời kỳ thanh toán
tiền. Dựa trên giả thuyết này, cần phân biệt hai loại chi phí ñể phục vụ cho việc xác ñịnh lợi
nhuận kế toán.
Loại 1-Chi phí hình thành tài sản. ðây là những chi phí ñã phát sinh nhưng tạo ra lợi ích kinh
tế cho nhiều kỳ kế toán sau. Nghĩa là, những chi phí này phát sinh sẽ hình thành nên tài sản
trong kỳ kế toán. Loại chi phí này không ñược sử dụng ñể xác ñịnh lợi nhuận cho ñến khi nó
ñược tiêu hao ñể tạo ra lợi ích kinh tế trong kỳ tương ứng (tức là tạo ra doanh thu hoặc thu
nhập) Cách thức ño lường những tài sản này ñã ñược ñề cập ở phần trước. Có thể kể ñến một
số trường hợp chi phí thuộc loại này như sau:
- Chi phí liên quan ñến hình thành tài sản dài hạn (nhà xưởng, thiết bị, bản quyền…).
Những tài sản này sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh nên toàn bộ chi phí phát sinh khi tiếp
nhận tài sản không ñược sử dụng ñể tính lợi nhuận
- Chi phí liên quan ñến hình thành hàng tồn kho (nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, thành
phẩm). Những chi phí này còn gọi là chi phí tồn kho và cũng không ñược sử dụng ñể xác ñịnh
lợi nhuận cho ñến khi hàng tồn kho ñã ñược bán.
- Chi phí trả trước: là những khoản chi ñã phát sinh nhưng liên quan ñến nhiều kỳ kế
toán sau, như trả trước tiền thuê nhà, trả trước tiền mua bảo hiểm, trả trước chi phí quảng cáo
sản phẩm…Do lợi ích kinh tế mang lại của những khoản chi phí này liên quan ñến nhiều kỳ kế
toán nên chi phí trả trước khi phát sinh cũng không ñược sử dụng ñể tính lợi nhuận.

Loại 2- Chi phí ñể xác ñịnh lợi nhuận. ðó là những chi phí gắn liền với doanh thu hay thu
nhập ñạt ñược trong kỳ kế toán. Theo ñó, chi phí ñược ñịnh nghĩa là tổng giá trị các khoản làm

87
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ
tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn ñến làm giảm vốn chủ sở hữu, nhưng không bao gồm
khoản phân phối cho người chủ sở hữu. Từ khái niệm trên và phương trình cân ñối kế toán ñã
ñề cập ở chương 2, việc ghi nhận chi phí có thể dựa vào một số ñặc ñiểm sau:
Một là, chi phí phát sinh làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ của ñơn vị, và làm giảm vốn
chủ sở hữu. ðặc tính này cho thấy chi phí ñối lập với doanh thu trong nhìn nhận về lợi ích kinh
tế hay giá trị vốn chủ sở hữu. Chi phí ñể xác ñịnh lợi nhuận thực chất là việc tiêu dùng các lợi
ích kinh tế của ñơn vị
Hai là, chi phí phát sinh làm một tài sản giảm ñi nhưng không làm một tài sản tăng lên,
hay không làm giảm một khoản nợ phải trả. Những nghiệp vụ kinh tế này phát sinh thực chất
làm giảm vốn chủ sở hữu và ñược ghi nhận là chi phí.
Ba là, chi phí phát sinh làm một khoản nợ phải trả tăng lên nhưng không làm tăng một
tài sản, hay không làm giảm một khoản nợ phải trả khác. Những nghiệp vụ kinh tế này cũng
làm giảm vốn chủ sở hữu và ñược ghi nhận là chi phí. Ví dụ: tiền lương phải trả cho người lao
ñộng trong kỳ
Bốn là, những nghiêp vụ kinh tế làm giảm vốn chủ sở hữu liên quan ñến phân phối lợi
nhuận ñể lại cho người chủ doanh nghiệp, hay rút vốn chủ sở hữu không ñược xem là chi phí.
Trong thực tế, chi phí liên quan ñến xác ñịnh lợi nhuận thường gồm những yếu tố sau:
+ Giá gốc của hàng hóa (thành phẩm), dịch vụ ñã ñược tiêu thụ và ñược ño lường một
cách tin cậy. ðây là loại chi phí có quan hệ trực tiếp, rõ ràng với doanh thu ghi nhận trong kỳ.
+ Các chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ, như: bao gói, quảng cáo, vận chuyển, xếp
dỡ và các chi phí khác. Những chi phí này có ñặc ñiểm là gắn liền với doanh thu bán hàng
trong kỳ.
+ Các chi phí liên quan ñến quản lý, ñiều hành chung doanh nghiệp ñể hoạt ñộng kinh
doanh diễn ra bình thường. Chẳng hạn: tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí
thuê nhà làm việc, giá trị hao mòn của tài sản cố ñịnh dùng trong hoạt ñộng quản lý… Loại chi
phí này cũng phản ánh tính phù hợp với lợi ích kinh tế ñạt ñược trong kỳ, vì hoạt ñộng quản lý
là hoạt ñộng có tính thường xuyên, có tính ñộc lập nhất ñịnh với doanh thu (thu nhập) tạo ra
trong kỳ kế toán.
Cả hai yếu tố chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý ñều thể hiện những ñặc trưng trong ñịnh
nghĩa chi phí. Khi phát sinh, các chi phí này có thể làm tăng một khoản nợ phải trả hoặc làm
giảm một tài sản, những không làm tăng một tài sản khác.

ðo lường chi phí


Tất cả các chi phí ñể xác ñịnh lợi nhuận (loại 2) ñều phải thõa mãn ñiều kiện ño lường
một cách tin cậy. Qua ñịnh nghĩa về chi phí, có thể thấy việc ghi nhận chi phí xảy ra ñồng thời
với việc ghi nhận khoản nợ phải trả tăng lên hoặc khoản tài sản giảm nên loại giá ñược sử dụng
ñể ño lường tài sản và nợ phải trả có mối quan hệ mật thiết với ño lường chi phí. Trong thực
tiễn, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ thì giá gốc là loại giá phổ biến ñược sử dụng ñể ño
lường tài sản và nợ phải trả. Vì vậy, chi phí cũng ñược ño lường theo giá gốc (giá thực tế). Có
thể nêu lên nguyên tắc ño lường một số chi phí liên quan ñến xác ñịnh kết quả như sau:
88
ðối với hàng hóa, thành phẩm ñã tiêu thụ: giá trị của những hàng tồn kho này ñược tính
trên cơ sở giá gốc của chúng khi mua vào ở ñơn vị. Tuy nhiên, do giá gốc của mỗi lần mua vào
là không như nhau nên khi xuất bán, doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp thích hợp
ñể tính giá trị hàng tồn kho xuất bán. Có bốn phương pháp xác ñịnh là: phương pháp nhập
trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước, phương pháp giá bình quân và phương pháp giá ñích
ñanh. Những phương pháp ño lường này sẽ ñược nghiên cứu sâu hơn trong môn học Kế toán
tài chính.
ðối với những tài sản dài hạn: trị giá của những tài sản này ñược sử dụng trong nhiều
kỳ kinh doanh nên cần ñược phân bổ trong kỳ kế toán hiện tại và những kỳ kế toán sau. ðối
với tài sản cố ñịnh, công việc này trong kế toán còn ñược gọi là trích khấu hao TSCð. Thông
thường, việc phân bổ này sẽ dựa trên cơ sở ước tính vì kế toán không thể dự tính một cách
chính xác thời gian mang lại lợi ích kinh tế của tài sản trong tương lai. Chẳng hạn, nhà làm
việc khi ñầu tư sẽ có thời gian làm việc là 10 năm hay lâu hơn. ðây chính là một ñặc trưng khi
phân bổ giá trị của các tài sản dài hạn vào chi phí trong kỳ kế toán.
ðối với chi phí trả trước ngắn hạn: những chi phí này cũng ñược phân bổ có hệ thống
trong một thời gian ngắn hơn một năm. Chi phí trả trước ñược phân bổ trong một kỳ kế toán
(tháng, quí) ñể xác ñịnh lợi nhuận có thể tính như sau:

Chi phí phân Chi phí trả trước ngắn hạn Thời gian ñã
bổ trong kỳ = x hết hiệu lực
kế toán Thời gian hữu dụng ước tính trong kỳ

ðối với chi phí khác: những chi phí này sẽ ño lường bằng chi phí thực tế khi phát sinh.
Có thể minh họa việc ño lường lợi nhuận từ trường hợp của một doanh nghiệp thương mại như
sau.
1. Số lượng hàng hóa mua vào là 15.000 sản phẩm, ñơn giá mua là 5.000 ñồng/sản phẩm
2. Trong năm, doanh nghiệp ñã bán 12.000 sản phẩm với ñơn giá bán là 7.000 ñồng/sản
phẩm.
3. Cửa hàng phục vụ cho việc bán hàng có nguyên giá là 100 triệu ñồng với thời gian sử
dụng ước tính là 10 năm.
4. ðầu tháng 10/N, doanh nghiệp ñã chi tiền thuê ñịa ñiểm bán hàng mới với số tiền thuê
trả mỗi tháng là 500.000 ñồng/tháng. Doanh nghiệp ñã trả trước tiền thuê nhà trong 6
tháng ñến với số tiền là 3 triệu ñồng.
5. Các chi phí khác liên quan trực tiếp ñến việc tiêu thụ và quản lý doanh nghiệp trong
năm là 7.500.000 ñồng

Dựa vào những tài liệu trên, ñể xác ñịnh lợi nhuận kế toán trong năm N, kế toán cần xác
ñịnh doanh thu và chi phí theo nguyên tắc phù hợp.
Xác ñịnh doanh thu: 12.000 sp x 7.000 ñ/sp = 84.000.000 ñồng
Xác ñịnh chi phí phù hợp với doanh thu

89
Giá vốn 12.000 sp x 5.000 ñ/sp = 60.000.000 ñồng
Chi phí khấu hao cửa hàng 100.000.000 ñ: 10 năm = 10.000.000 ñồng
Tiền thuê cửa hàng 500.000 ñ/tháng x 3 tháng = 1.500.000 ñồng
Chi phí khác = 7.500.000 ñồng
Tổng chi phí 79.000.000 ñồng
Lợi nhuận kế toán 5.000.000 ñồng
Trong ví dụ trên, giá vốn của hàng tiêu thụ chỉ tính trên cơ sở 12.000 sản phẩm ñã bán.
Giá trị cửa hàng ñược phân bổ trên cơ sở ước tính số năm sử dụng của cửa hàng. Tiền thuê cửa
hàng dù ñã chi bằng tiền là 3 triệu, nhưng lợi ích về thuê cửa hàng có hiệu lực ñến hết tháng 3
năm N+1. Do vậy, tiền thuê cửa hàng là chi phí trả trước và chỉ có một bộ phận tiền thuê này
là chi phí trong năm N. Chi phí trả trước còn lại vào ngày 31/12/N về tiền thuê cửa hàng thực
chất là một tài sản vì lợi ích thuê nhà vẫn còn hiệu lực. Theo nguyên tắc phù hợp thì lợi nhuận
kế toán của năm N sẽ là 5.000.000 ñồng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 6


ðo lường là quá trình sử dụng thước ño tiền tệ ñể xác ñịnh giá trị của các ñối tượng kế
toán. Khả năng ño lường tin cậy là cơ sở ñể kế toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và
chi phí của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp ño lường kế toán có tầm quan trọng rất
lớn trong qui trình kế toán ở mỗi tổ chức.
ðo lường ñối tượng kế toán có thể sử dụng nhiều loại giá khác nhau: giá gốc, giá thay
thế, giá trị có thể thực hiện ñược và giá trị hiện tại. Mỗi loại giá có những ưu ñiểm và hạn chế
riêng của nó. Tuy nhiên, giá gốc là loại giá có tính tin cậy và khách quan nhất nên loại giá này
thường ñược chấp nhận - hình thành nên nguyên tắc giá gốc. Trong thực tiễn, kế toán có thể
vận dụng kết hợp nhiều loại giá ñể ño lường ñối tượng kế toán.
Theo nguyên tắc giá gốc, tài sản ñược ghi nhận theo số tiền hoặc tương ñương tiền chi
ra ñể có ñược tài sản ñưa vào sử dụng. Nợ phải trả tính theo giá trị của những tài sản nhận về
mà ñơn vị phải thanh toán, hoặc khoản tiền và tương ñương tiền mà ñơn vị phải cam kết thanh
toán trong tương lai.
Doanh thu ñược ghi nhận khi việc bán hàng xảy ra và chi phí ñược ghi nhận khi phát
sinh chi phí phù hợp với doanh thu. Nguyên tắc phù hợp ñược vận dụng ñể xác ñịnh lợi nhuận
kế toán trong một kỳ kế toán.
Trong thực tế, phương pháp ño lường kế toán vận dụng tổng hợp nhiều giả thuyết và
nguyên tắc kế toán chung ñược chấp nhận. ðó là giả thuyết dồn tích và hoạt ñộng liên tục,
cùng với các nguyên tắc kế toán, như: nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc
thước ño tiền tệ, nguyên tắc thận trọng. Hiểu rõ những nguyên tắc này sẽ giải thích số liệu kinh
tế tài chính một cách ñầy ñủ nhất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

90
1. Tại sao thước ño tiền tệ là thước ño bắt buộc trong phương pháp ño lường các ñối tượng
kế toán?
2. Các loại giá sử dụng trong ño lường ñối tượng kế toán. Trình bày các ưu và nhược ñiểm
của các loại giá sử dụng trong ño lường ñối tượng kế toán.
3. Tại sao giá gốc thường ñược chọn ñể ño lường tài sản của ñơn vị?
4. Trình bày nguyên tắc tính giá gốc của hàng mua vào và tài sản cố ñịnh mua vào ở doanh
nghiệp. Cho ví dụ minh họa.
5. Phân tích vai trò của nguyên tắc phù hợp trong xác ñịnh lợi nhuận của ñơn vị.
6. Phân tích vai trò của giả thuyết cơ sở dồn tích trong ño lường doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp.
7. Phân tích ảnh hưởng của giả thuyết hoạt ñộng liên tục ñối với việc sử dụng giá gốc hay
giá trị thanh lý trong ño lường ñối tượng kế toán.

91
CHƯƠNG 7
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP - CÂN ðỐI KẾ TOÁN

Tổng hợp – cân ñối kế toán là một phương pháp trong quy trình kế toán ở ñơn vị nhằm
cung cấp thông tin cho người sử dụng thông qua các báo cáo kế toán. Chương này giúp người
học hình dung các loại báo cáo kế toán; những yêu cầu và nguyên tắc chung khi thiết kế báo
cáo kế toán; cũng như nội dung, kết cấu và phương pháp cơ bản lập các Báo cáo tài chính
trong doanh nghiệp.

7.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN
ðỐI KẾ TOÁN
Kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong các tổ chức. Với các phương pháp
chứng từ, tài khoản và ghi kép, ño lường ñối tượng kế toán; kế toán bước ñầu ñã thực hiện các
công việc thu thập, xử lý những thông tin liên quan ñến tài sản, nguồn vốn và sự vận ñộng của
tài sản. Trong quá trình ñó, kế toán có thể cung cấp nhanh những thông tin ñể người quản lý
nắm bắt và chỉ ñạo kịp thời các hoạt ñộng hàng ngày. Chẳng hạn, mỗi phiếu nhập kho và xuất
kho vật liệu có thể cho biết tình hình thực tế về nhập-xuất kho loại vật liệu ñó. ðồng thời, nhờ
vận dụng kỹ thuật ño lường thích hợp, kế toán có thể cung cấp thông tin về vật liệu nhập kho
hay xuất kho có giá trị bao nhiêu. Thông qua tài khoản kế toán có thể nhận biết tình hình tăng
giảm chung của loại vật tư ñó trong kỳ. Tuy nhiên, số lượng và giá trị của toàn bộ các loại vật
liệu cũng như từng loại vật liệu ở ñơn vị là bao nhiêu? Ở kho nào? Tình hình tăng giảm trong
kỳ ra sao? Vật liệu thừa thiếu qua kiểm kê như thế nào? Rõ ràng là các phương pháp kế toán
ñề cập ở những chương trước chưa thể giúp kế toán cung cấp thông tin có tính tổng hợp, tính
ña dạng của người quản lý về tình hình vật tư. Do vậy, cần có cách thức tổng hợp các thông tin
theo các yêu cầu của người sử dụng.
Trong thực tế, nhu cầu về thông tin kế toán của những ai quan tâm ñến lợi ích của ñơn
vị rất ña dạng. Có thể chia thành nhu cầu của hai loại ñối tượng. Một là nhu cầu của những
người ngoài ñơn vị, như: các cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng, nhà ñầu tư, nhà cung cấp
và các tổ chức khác. Những ñối tượng này thường quan tâm thông tin về tài sản, nguồn vốn,
kết quả của quá trình kinh doanh ñể ñánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt ñộng và dự kiến
khả năng hoạt ñộng trong tương lai của ñơn vị, qua ñó có cơ sở ñể ra quyết ñịnh. Nhóm thứ hai
gồm các nhà quản lý các cấp trong ñơn vị. Nhu cầu thông tin của nhóm ñối tượng này không
chỉ là thông tin tổng hợp như nhóm trên mà còn là những thông tin chi tiết hơn, liên quan một
hoạt ñộng, một quá trình cụ thể trong ñơn vị. Các phương pháp chứng từ kế toán, ño lường và
tài khoản-ghi kép chỉ mới dừng lại ở việc thu thập và xử lý; hoặc thông tin một phần nhu cầu
trên. Như vậy, cần phải có một phương pháp tiếp theo ñể kế toán thực hiện việc tổng hợp và
cung cấp thông tin theo nhu cầu của người sử dụng. ðó là phương pháp tổng hợp - cân ñối kế
toán.
ðặc ñiểm của ñối tượng kế toán cũng là cơ sở ñể hình thành phương pháp này. Sự cân
bằng giữa tài sản với công nợ và vốn chủ sở hữu, giữa doanh thu - chi phí - kết quả, giữa tồn
92
ñầu kỳ, cuối kỳ với tình hình tăng, giảm trong kỳ của một ñối tượng kế toán…làm thông tin kế
toán cung cấp cho người sử dụng luôn có tính chất cân ñối. Vậy, tổng hợp cân ñối kế toán là
phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ
kinh tế khác trong các mối quan hệ cân ñối vốn có của ñối tượng kế toán.

7.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN


7.2.1. Phân loại hệ thống báo cáo kế toán
Hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp - cân ñối là hệ thống bảng tổng
hợp - cân ñối kế toán, thường gọi là Báo cáo kế toán. Trong thực tế, hệ thống báo cáo kế toán
của một doanh nghiệp gồm nhiều bảng biểu khác nhau. Phân theo ñối tượng sử dụng báo cáo
kế toán, hệ thống báo cáo kế toán ñược chia thành hai loại chủ yếu:
- Báo cáo tài chính: là những bảng tổng hợp ñược lập cho các ñối tượng bên ngoài và
các nhà quản lý ở ñơn vị. ðó là các báo cáo kế toán phản ánh tổng quát về các ñối tượng của
kế toán, như: báo cáo cân ñối giữa tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (Bảng cân ñối
kế toán), báo cáo cân ñối giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận (Bảng báo cáo kết quả kinh
doanh), cân ñối giữa các dòng tiền vào và dòng tiền ra (Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Do
thông tin kế toán cung cấp từ những báo cáo này phản ánh các mặt thuộc hoạt ñộng tài chính
của ñơn vị nên chúng thường ñược gọi là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính ñược quy ñịnh
thống nhất về biểu mẫu, nội dung các chỉ tiêu phản ánh trong bảng; thời gian lập và nộp và là
“sản phẩm” của phân hệ kế toán tài chính.
- Báo cáo kế toán quản trị: là những bảng tổng hợp ñược lập cho các nhà quản lý các
cấp trong ñơn vị. ðó là các báo cáo phản ánh chi tiết hơn ñối tượng của kế toán. Chẳng hạn:
báo cáo chi tiết về tình hình tài sản cố ñịnh, tình hình hàng tồn kho, công nợ, doanh thu - chi
phí – lợi nhuận theo yêu cầu riêng của các nhà quản trị trong tổ chức. Thông tin từ các báo cáo
kế toán bô phận phục vụ chủ yếu cho công tác quản lý của ñơn vị, và thường ñược xem là ñầu
ra của phân hệ kế toán quản trị. Báo cáo kế toán quản trị không ñược quy ñịnh thống nhất về
nội dung, kết cấu, thời gian lập và nộp. Các ñơn vị căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể ñể xây
dựng mẫu biểu, các chỉ tiêu phản ánh thích hợp và thời gian nộp cho phù hợp với ñơn vị của
mình..
7.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng báo cáo kế toán

7.2.2.1. Yêu cầu khi lập báo cáo kế toán


ðể ñáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ quản lý, khi lập báo cáo kế toán cần phải bảo
ñảm những yêu cầu sau:
- Báo cáo kế toán phải trình bày một cách trung thực và hợp lý các ñối tượng kế toán.
ðây là yêu cầu quan trọng nhất, ñược qui ñịnh trong chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính
nhằm ñảm bảo số liệu kế toán sẽ minh bạch, tin cậy và có tính hữu ích ñối với người sử dụng.
ðể thực hiện yêu cầu này, kế toán phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế ñộ kế toán và qui
ñịnh có liên quan hiên hành.

93
- Nội dung, phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán phải thống nhất
với nội dung, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch. Yêu cầu này cần ñược coi trọng
trong báo cáo kế toán quản trị, qua ñó phục vụ cho công tác kiểm tra, phân tích, ñánh giá tình
hình thực hiện các mục tiêu của ñơn vị.
- Số liệu trong mỗi báo cáo và giữa các báo cáo kế toán phải phù hợp với nhau, bảo ñảm
tính chính xác và mối quan hệ cân ñối giữa các ñối tượng kế toán.
- Các báo cáo tài chính phải lập theo ñúng mẫu biểu ban hành, lập và gửi kịp thời, ñúng
thời hạn quy ñịnh. Yêu cầu này phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và cho việc nghiên cứu
ban hành các chính sách, chế ñộ về quản lý kinh tế tài chính phù hợp với thực tế phát triển kinh
tế, xã hội.
Từ những yêu cầu trên, khi tiến hành lập báo cáo kế toán, cần có những công việc chuẩn
bị sau:
- Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế ñộ kiểm kê ñã quy ñịnh, ñiều chỉnh số liệu trên sổ
kế toán với số liệu thực tế kiểm kê, bảo ñảm số liệu kế toán khớp ñúng với số thực tế tài sản
hiện có.
- Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, bảo ñảm số liệu trên sổ kế toán phản ánh ñầy ñủ, chính
xác, trung thực các hoạt ñộng kinh tế tài chính diễn ra trong ñơn vị, tránh những sai sót. Thực
hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ có liên quan, khoá sổ kế toán, ñối chiếu, kiểm tra số liệu
giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa các sổ kế toán chi tiết với các sổ tổng hợp tương
ứng.
- Chuẩn bị ñầy ñủ mẫu biểu các báo cáo phù hợp.

7.2.2.2. Nguyên tắc xây dựng báo cáo kế toán


Báo cáo kế toán ñược xây dựng phải có kết cấu thích hợp, thuận tiện cho việc ghi chép
và cung cấp các thông tin ñáp ứng ñược yêu cầu của quản lý. Do ñó, khi xây dựng các mẫu
biểu kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung sau:
- Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trình bày trên báo cáo phải nhất quán giữa các kỳ kế
toán. Nguyên tắc này ñảm bảo thông tin kế toán có tính so sánh và tiện lợi khi sử dụng.
- Các chỉ tiêu kinh tế ñược trình bày trên báo cáo phải thiết thực, ñược sắp xếp theo
trình tự khoa học trong mối quan hệ cân ñối, ñáp ứng ñược yêu cầu thông tin cho quản lý.
Nguyên tắc này càng quan trọng hơn ñối với các báo cáo tài chính công bố ra bên ngoài. Về
bản chất, nó xuất phát từ ba thuộc tính trọng yếu - tập hợp - bù trừ khi lập báo cáo tài chính.
Theo ñó, những chỉ tiêu trọng yếu phải ñược trình bày riêng lẽ trên báo cáo, còn những chỉ tiêu
không trọng yếu có thể hợp nhất lại với nhau thành một chỉ tiêu chung. Chẳng hạn: ñặc ñiểm
của “Tiền” khác với “Hàng tồn kho” nên hai loại tài sản này cần ñược trình bày riêng lẽ trên
Báo cáo về tài sản và nguồn vốn (Bảng cân ñối kế toán). Tuy nhiên, hàng tồn kho của ñơn vị
thì nhiều loại, ña dạng nên tất cả những loại hàng có cùng một ñặc ñiểm như hàng hóa mua về
ñể bán thì ñược tập hợp chung ñể trình bày trên Báo cáo về tài sản và nguồn vốn. Về thuộc tính
bù trừ, Tài sản và công nợ, doanh thu và chi phí không ñược bù trừ khi trình bày số liệu tài
94
chính ra bên ngoài. ðảm bảo nguyên tắc này sẽ làm người sử dụng không bị lệch lạc khi sử
dụng thông tin cho việc ra quyết ñịnh.
- Khi lập và trình bày các báo cáo tài chính cần tuân thủ theo nguyên tắc hoạt ñộng liên
tục ñể người sử dụng thông tin có thể ñánh giá một cách tin cậy về triển vọng hoạt ñộng của
doanh nghiệp trong tương lai. Nếu không dựa trên nguyên tắc này thì những sự kiện như doanh
nghiệp ngừng hoạt ñộng, giải thể hay thu hẹp qui mô cũng cần phải ñược công bố.
- Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các
thông tin ñược trình bày liên quan ñến dòng tiền. Do cơ sở dồn tích yêu cầu các sự kiện kinh tế
ñược ghi nhận vào thời ñiểm phát sinh, không căn cứ vào thời ñiểm thanh toán, nên việc tuân
thủ theo nguyên tắc này ñảm bảo ghi nhận trung thực kết quả hoạt ñộng trong một thời kỳ nhất
ñịnh.
Thực tế ở nước ta hiện nay, Vụ chế ñộ kế toán (Bộ tài chính) xây dựng và ban hành
thống nhất mẫu các báo cáo kế toán tài chính sử dụng chung cho các ñơn vị; nghiên cứu hướng
dẫn các ngành, các lĩnh vực, các ñơn vị xây dựng mẫu biểu các báo cáo kế toán bộ phận. Các
ngành, các lĩnh vực, các ñơn vị căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể mà thiết kế các báo cáo kế
toán quản trị phù hợp cho ñơn vị mình.
7.2.3. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kế toán
Trong thực tiễn, báo cáo kế toán là phương tiện ñể cung cấp các thông tin kế toán cho
các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các ñối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
ðể thông tin cung cấp cho người sử dụng có tính hữu ích, ngoài việc tuân thủ theo các yêu cầu
và nguyên tắc chung cần chú ý ñến một số yếu tố cơ bản sau khi thiết kế một báo cáo kế toán.
- Tên báo cáo: là sự khái quát hoá nội dung của báo cáo kế toán. Ví dụ: “Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ” phản ánh sự dịch chuyển các dòng tiền trong ñơn vị, hay “Bảng tổng hợp nhập
- xuất - tồn vật tư” phản ánh tình hình tăng, giảm và tồn kho của các loại vật tư... Yếu tố này là
cơ sở ñể phân loại hệ thống báo cáo kế toán theo nội dung kinh tế.
- Tên ñơn vị hay bộ phận thuộc ñơn vị: Yếu tố này nhằm làm rõ thông tin trên báo cáo
thuộc ñơn vị, bộ phận nào ñể người quản lý phân biệt và ñánh giá ñúng ñắn tình hình sử dụng
các nguồn lực hay kết quả của từng ñơn vị, bộ phận.
- Ngày lập báo cáo hoặc kỳ lập báo cáo. Yếu tố này nhằm làm rõ thông tin ñược báo cáo
tại thời ñiểm nào, trong kỳ kế toán nào. Do nhu cầu thông tin của các nhà quản lý ña dạng nên
thời ñiểm báo cáo có thể là cuối ngày, tuần, tháng, quý, năm...
- ðơn vị tính: là ñơn vị tiền tệ hoặc các ñơn vị ño lường khác. ðơn vị tính có thể sử
dụng chung cho mọi số liệu trên báo cáo, như: Bảng cân ñối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh...; hoặc có thể sử dụng theo từng chỉ tiêu trong hàng, trong cột như: Bảng tổng hợp nhập
- xuất - tồn vật tư.
- Nội dung của báo cáo: ðây là yếu tố cơ bản nhất trong một báo cáo kế toán, là phần
chi tiết của nội dung ñã khái quát ở tên báo cáo. Mức ñộ chi tiết hay tổng hợp của nội dung
ñược báo cáo tuỳ thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý. Nội dung của báo cáo gồm hai dạng

95
thông tin: thông tin dạng chữ và thông tin dạng số. Thông tin dạng chữ phản ánh nội dung kinh
tế cụ thể của ñối tượng kế toán, còn thông tin dạng số thể hiện mặt lượng của ñối tượng kế toán
tại thời ñiểm báo cáo hay trong kỳ báo cáo.
Thông thường, ñối với các báo cáo của kế toán tài chính, thông tin dạng chữ của báo
cáo ñã ñược chuẩn hóa theo những hướng dẫn chung của chuẩn mực kế toán ñể ñảm bảo tính
so sánh của thông tin kế toán ñược trình bày trên các báo cáo này. ðối với các báo cáo kế toán
quản trị, thông tin dạng chữ rất ña dạng vì nhu cầu quản trị doanh nghiệp luôn thay ñổi. Những
báo cáo kế toán quản trị ñược sử dụng thường xuyên ở ñơn vị thì cũng nên thiết kế thông tin
dạng chữ có tính so sánh ñể thuận lợi cho người sử dụng.
- Chữ ký của người lập báo cáo và chữ ký của người duyệt báo cáo. Yếu tố này nhằm
làm rõ trách nhiệm của người lập cũng như tính hợp pháp của báo cáo.

7.3. CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN CHỦ YẾU


7.3.1. Bảng cân ñối kế toán

7.3.1.1. Nội dung và kết cấu bảng cân ñối kế toán


Bảng cân ñối kế toán là báo cáo kế toán tổng thể, phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nợ
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của ñơn vị tại một thời ñiểm nhất ñịnh. Thời ñiểm ñó thường là
ngày cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm).
Bảng cân ñối kế toán là tài liệu quan trọng ñể nghiên cứu ñánh giá tổng quát tình hình
tài sản, trình ñộ huy ñộng và sử dụng vốn, ñánh giá vị trí tài chính của ñơn vị. Với ý nghĩa ñó,
báo cáo này không chỉ có giá trị ñối với các nhà quản lý, mà còn ñối với cả các ñối tượng bên
ngoài có quan tâm ñến lợi ích của doanh nghiệp.
Bảng cân ñối kế toán có thể ñược kết cấu theo kiểu 1 bên hoặc 2 bên. Dù theo kết cấu
nào, nội dung của bảng cân ñối kế toán cũng bao gồm 2 phần:
- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản của ñơn vị.
- Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của ñơn vị
Trong từng phần, các chỉ tiêu ñược sắp xếp theo một trình tự nhất ñịnh, thể hiện những
ñặc trưng riêng về tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Do tầm quan trọng của Bảng
cân ñối kế toán nên chuẩn mực kế toán mỗi quốc gia ñều có những quy ñịnh thống nhất về thứ
tự các chỉ tiêu thuộc từng phần. Ở nước ta, chuẩn mực kế toán về Trình bày báo cáo tài chính
quy ñịnh mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn
và dài hạn. Trường hợp do tính chất hoạt ñộng của doanh nghiệp không thể phân biệt ñược
giữa ngắn hạn và dài hạn thì các tài sản và nợ phải trả phải ñược trình bày theo tính thanh
khoản giảm dần. Có thể minh hoạ việc trình bày các chỉ tiêu của bảng cân ñối kế toán một bên
ở nước ta hiện nay như sau:
ðơn vị:……..
BẢNG CÂN ðỐI KẾ TOÁN
96
Ngày… tháng … năm... ðơn vị tính:….
TÀI SẢN Số cuối năm Số ñầu năm
A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và khoản tương ñương tiền
2. Các khoản ñầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố ñịnh
3. Bất ñộng sản ñầu tư
4. Các khoản ñầu tư tài chính dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn kinh phí và quĩ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Ở phần tài sản: một tài sản ñược trình bày vào loại “Tài sản ngắn hạn” khi tài sản ñó
ñược dự tính ñể bán hay sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp;
hoặc ñược nắm giữ cho mục ñích thương mại hay cho mục ñích ngắn hạn và dự kiến thu hồi
hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm. Các tài sản khác ngoài tài sản
ngắn hạn thì ñược trình bày ở loại “Tài sản dài hạn”
Các tài sản cũng ñược sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. Tính chất này thể hiện
rất rõ khi sắp xếp các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn: Tiền → ðầu tư tài chính ngắn hạn →
Các khoản phải thu → Hàng tồn kho → Tài sản ngắn hạn khác.
Ở phần nguồn vốn: do trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp với chủ nợ và chủ sở hữu
hoàn toàn khác nhau nên phần "Nợ phải trả" ñược xếp trước phần “Vốn chủ sở hữu". Trách
nhiệm pháp lý còn thể hiện cụ thể qua thời hạn thanh toán nên trong phần nợ phải trả, thời gian
nợ còn là tiêu chuẩn ñể trình bày các nhóm chỉ tiêu trên Bảng cân ñối kế toán. Một khoản nợ
phải trả ñược trình bày vào loại “Nợ ngắn hạn” khi khoản nợ ñó ñược dự kiến thanh toán trong
một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc ñược thanh toán trong vòng 12

97
tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các khoản nợ phải trả khác không phải là nợ ngắn
hạn thì ñược trình bày ở loại “Nợ dài hạn”
Ở nước ta, Bảng cân ñối kế toán còn có phần "Các chỉ tiêu ngoài bảng cân ñối kế toán",
bổ sung các thông tin chưa thể hiện trên bảng cân ñối kế toán như: tài sản thuê ngoài, vật tư
hàng hoá nhận giữa hộ, gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi, nợ khó ñòi ñã xử lý, nguyên tệ
các loại, nguồn vốn khấu hao... Các thông tin một phần thể hiện những tài sản không thuộc của
ñơn vị nhưng tham gia vào quá trình sinh lời, một phần cung cấp thêm thông tin về thực trạng
một số tài sản, nguồn vốn mà các chỉ tiêu trong bảng cân ñối kế toán chưa thể hiện ñầy ñủ.

7.3.1.2. Tính cân ñối của Bảng cân ñối kế toán


Tính chất quan trọng nhất của Bảng cân ñối kế toán là tính cân ñối giữa 2 phần tài sản
và nguồn vốn. cụ thể:
Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn
Chúng ta có thể chứng minh tính chất cân ñối này như sau:
- Khi thành lập doanh nghiệp, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp ñược phản ánh trên
bảng cân ñối kế toán theo 2 mặt biểu hiện là tài sản (theo các loại) và nguồn hình thành tài sản
(các loại nguồn vốn). ðây là hai mặt của cùng ñối tượng (tài sản), do ñó tổng số của mỗi mặt,
tức tổng số của phần tài sản và tổng số của phần nguồn vốn phải bằng nhau.
- Trong quá trình hoạt ñộng kinh doanh, các hoạt ñộng kinh tế tài chính của doanh
nghiệp diễn ra rất ña dạng, phong phú ảnh hưởng ñến các mục trên bảng cân ñối kế toán. Tuy
nhiên, dù ảnh hưởng như thế nào thì tính cân ñối của bảng cân ñối kế toán cũng ñược duy trì,
chứ không bao giờ bị phá vỡ. Bởi vì, qua nghiên cứu ở chương 4 ta thấy các nghiệp vụ kinh tế
tuy rất nhiều, diễn ra thường xuyên và ña dạng nhưng quy lại không ngoài 4 trường hợp:
+ Trường hợp thứ I –“Tăng tài sản này, giảm tài sản khác”. Loại nghiệp vụ này chỉ ảnh
hưởng ñến các loại tài sản, làm cho loại tài sản này tăng, ñồng thời loại tài sản khác giảm
tương ứng. Tổng số tài sản và nguồn vốn không thay ñổi.
+ Trường hợp thứ II –“Tăng nguồn vốn này, giảm nguồn vốn khác”. Loại nghiệp vụ này
chỉ ảnh hưởng ñến các nguồn vốn, làm cho nguồn vốn này tăng, ñồng thời nguồn vốn khác
giảm tương ứng. Tổng số nguồn vốn và tài sản không thay ñổi.
+ Trường hợp thứ III –“Tăng tài sản, tăng nguồn vốn”. Loại nghiệp vụ này ảnh hưởng ñến
cả tài sản và nguồn vốn, làm cho nguồn vốn này tăng, ñồng thời nguồn vốn khác giảm tương
ứng. Tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn cùng tăng một lượng như nhau, tức tổng số tài sản
và nguồn vốn vẫn bằng nhau.
+ Trường hợp thứ IV –“Giảm tài sản, giảm nguồn vốn”. Loại nghiệp vụ này ảnh hưởng
ñến cả tài sản và nguồn vốn, làm cho tài sản giảm ñồng thời nguồn vốn cũng giảm tương ứng.
Tổng số tài sản và nguồn cùng giảm một lượng như nhau, tức tổng số tài sản và nguồn vốn vẫn
bằng nhau.
Qua ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ñược tổng quát theo 4 trường hợp
nêu trên ta thấy: các hoạt ñộng kinh tế tài chính diễn ra ở ñơn vị làm ảnh hưởng, biến ñộng các
98
mục của tài sản, nguồn vốn trên bảng cân ñối kế toán. Nhưng dù biến ñộng như thế nào thì
tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn luôn cân bằng nhau.
Tính chất cân ñối quan trọng này của bảng cân ñối kế toán cho phép kiểm tra tính ñúng
ñắn, chính xác, trong việc lập bảng cân ñối kế toán.

7.3.1.3. Nguyên tắc lập Bảng cân ñối kế toán


Bảng cân ñối kế toán và tài khoản kế toán cùng ñược sử dụng ñể phản ánh tài sản và
nguồn vốn. Trong ñó bảng cân ñối kế toán phản ánh một cách tổng quát, toàn diện ở trạng thái
tĩnh tại thời ñiểm lập bảng. Tài khoản kế toán phản ánh tài sản và nguồn vốn theo từng loại ở
cả trạng thái tĩnh (số dư tài khoản) và trạng thái vận ñộng (số phát sinh của tài khoản). Vì vậy,
việc lập Bảng cân ñối kế toán trên nguyên tắc phải dựa vào số dư của tài khoản kế toán. Cụ
thể:
- Số dư Nợ của các tài khoản sẽ lên phần Tài sản, số dư Có của các tài khoản sẽ lên
phần Nguồn vốn. Dựa trên hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện nay ở nước ta, các tài
khoản loại I "Tài sản lưu ñộng" và loại II "Tài sản cố ñịnh" là cơ sở ñể ghi vào hai nhóm tài
sản của Bảng cân ñối kế toán, còn các tài khoản loại III "Nợ phải trả" và tài khoản loại IV
"Nguồn vốn chủ sở hữu" là cơ sở ñể ghi vào phần "Nguồn vốn" của Bảng cân ñối kế toán. Tuy
nhiên, khi lập Bảng cân ñối kế toán cần phải chú ý một số trường hợp ngoại lệ sau:
- Các tài khoản phản ánh hao mòn TSCð, dự phòng giảm giá tài sản, như: TK 214, TK
129, TK 139, TK 159, TK 229... mặc dù có số dư Có nhưng ñược trình bày ở phần “TÀI SẢN”
và ghi âm9. Ví dụ vào cuối ngày 31/12/X5, Nguyên giá toàn bộ TSCð hữu hình của một ñơn vị
là 750 triệu ñồng, phản ánh trên Số dư Nợ TK 211; Giá trị hao mòn TSCð hữu hình là 250
triệu ñồng, phản ánh trên Số dư Có TK 2141 thì việc trình bày hai thông tin trên ñều ở phần
“Tài sản dài hạn” như sau:
Tài sản dài hạn
Nguyên giá TSCð hữu hình 750 tr.ñồng
Giá trị hao mòn TSCð hữu hình (250) tr.ñồng
Giá trị còn lại TSCð hữu hình 500 tr.ñồng

- Một số tài khoản loại 4, như TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, TK 413”Chênh lệch
tỷ giá”, TK 412 “Chênh lệch ñánh giá lại tài sản”... nếu có số dư Có thì ghi bình thường, nếu
có số dư Nợ thì ghi âm ở phần “NGUỒN VỐN”.
- Các tài khoản thanh toán thuộc nhóm TK 13X hay TK 33X, như: TK 131, TK 136, TK
138, TK 331, TK 334, TK 336, TK 338... phải tổng hợp từ tài khoản chi tiết (sổ chi tiết) theo
từng ñối tượng ñể trình bày riêng biệt phần nợ phải thu và nợ phải trả; không ñược lấy số dư
bù trừ trên tài khoản tổng hợp. Có thể minh họa trường hợp này qua ví dụ sau:

9
Ghi âm là ghi bằng mực ñỏ hoặc ghi bình thường nhưng có dấu ngoặc ñơn (xxx).
99
Một doanh nghiệp có số dư Nợ cuối ngày 31/12/X5 của TK 131 "Phải thu khách hàng"
là 1.200.000ñ. Tài khoản này có ba tài khoản cấp hai:
Chi tiết 131: Khách hàng A là 1.800.000ñ (dư Nợ)
Chi tiết 131: Khách hàng B là 2.600.000ñ (dư Nợ)
Chi tiết 131: Khách hàng C là 3.200.000ñ (dư Có)
Trong trường hợp này, khi lập Bảng cân ñối kế toán, kế toán không lấy số dư TK 131 là
1.200.000 ñồng ñể lên mục Nợ phải thu thuộc phần “Tài sản” mà trình bày như sau:
Tổng số dư Nợ của các TK chi tiết nợ phải thu của hai khách hàng A và B là
4.400.000ñ; ñược trình bày ở phần Nợ phải thu (tài sản)
Số dư Có của TK chi tiết tiền ứng trước từ khách hàng C là 3.200.000ñ ñược trình bày ở
phần Nợ phải trả (nguồn vốn)
- Việc phân loại ñược tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn hay dài hạn cũng phải quan
tâm khi trình bày trên Bảng cân ñối kế toán. Chẳng han: trong ví dụ trên, số liệu chi tiết về nợ
phải thu cho thấy số dư nợ phải thu khách hàng A dự tính thu vào tháng 7 năm X7, tức là hơn
một năm kể từ ngày lập BCðKT (ngày 31/12/X5). Số dư của hai khách hàng còn lại dự tính
thanh toán trong năm X6. Khi ñó, khoản nợ phải thu khách hàng A ñược trình bày riêng ở mục
“Nợ phải thu dài hạn” trên phần “Tài sản dài hạn”, khoản nợ phải thu khách hàng B trình bày ở
mục “Các khoản phải thu” trên phần “Tài sản ngắn hạn”.
Như vậy, những trường hợp ngoại lệ trên nhằm bảo ñảm thông tin từ bảng cân ñối kế
toán phản ánh một cách trung thực tài sản, nguồn vốn của ñơn vị, ñồng thời có quan tâm ñến
các nguyên tắc chung khi trình bày báo cáo tài chính như: tính trọng yếu, tính hợp nhất hay
tính bù trừ.
7.3.2. Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh

7.3.2.1. Cơ sở dồn tích và báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh
Sự vận ñộng của tài sản ở ñơn vị là ñối tượng nghiên cứu của kế toán. Thông tin về kết
quả quá trình ñó trong từng kỳ kế toán là mối quan tâm của các nhà quản lý ñể ñánh giá hiệu
quả hoạt ñộng và khả năng sinh lời của ñơn vị. Dựa trên một cân ñối có tính nguyên tắc:
Kết quả = Doanh thu - Chi phí
Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh ñược xây dựng ñể có thể phản ánh kết quả từng
loại hoạt ñộng và toàn bộ hoạt ñộng của ñơn vị trong một kỳ. Doanh thu và chi phí trình bày
trên báo cáo này phải tuân thủ theo cơ sở dồn tích và nguyên tắc phù hợp. Nghĩa là doanh thu
và chi phí trên báo cáo này phản ảnh giá trị lợi ích kinh tế hay chi phí thực tế phát sinh ñối với
doanh nghiệp trong kỳ, không quan tâm ñến doanh nghiệp ñã thu tiền chưa hay ñã chi tiền
chưa trong kỳ ñó. Chi phí phải phù hợp với doanh thu trong kỳ ñó. Do vậy, kết quả (hay lợi
nhuận) trên báo cáo là lợi nhuận kế toán chứ không phải là dòng tiền ròng sau một kỳ kinh
doanh.

100
ðể minh họa cơ sở dồn tích cho việc lập Báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta xem xét
số liệu tài chính của một doanh nghiệp vừa mới thành lập. Số liệu tổng hợp trong năm tài chính
X5 như sau:
(1) Doanh thu trong năm: 1.200 triệu ñồng, trong ñó tiền ñã thu từ khách hàng: 800 triệu
ñồng.
(2) Chi phí hoạt ñộng tương ứng với doanh thu trong năm là 550 triệu ñồng. Tất cả các chi
phí này ñều ñã thanh toán bằng tiền trong kỳ.
(3) Chi phí khấu hao TSCð trong năm là 150 triệu ñồng.
Dựa trên cơ sở dồn tích, kết quả kinh doanh (lợi nhuận) trong năm của doanh nghiệp sẽ không
phụ thuôc ñơn vị ñã thu tiền bán hàng, hay ñã thanh toán các khoản chi phí hay không. Do vậy,
theo nguyên tắc phù hợp thì kết quả kinh doanh của năm ñầu tiên ñược xác ñịnh như sau:

Doanh thu 1.200 triệu ñồng


Chi phí hoạt ñộng 550 triệu ñồng
Chi phí KH TSCð 150 triệu ñồng
Lợi nhuận kinh doanh 500 triệu ñồng

Số liệu trên cho biết phần giá trị vốn chủ sở hữu vào cuối năm sẽ tăng thêm là 500 triệu
ñồng so với khi mới thành lập do gia tăng lợi nhuận (giả sử không phát sinh thuế thu nhập và
chủ sở hữu tăng vốn góp). Số tiền thực sự sau một kỳ kinh doanh không phải tăng thêm 500
triệu. Chúng ta sẽ xem xét vấn ñề này ở một báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

7.3.2.2. Nội dung và kết cấu báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh là báo cáo kế toán tổng thể, phản ánh tổng quát
tình hình và kết quả hoạt ñộng kinh doanh trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng
như Bảng cân ñối kế toán, chuẩn mực kế toán mỗi quốc gia ñều có quy ñịnh về nội dung của
các chỉ tiêu cần trình bày trên báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh. Chuẩn mực kế toán về
trình bày báo cáo tài chính ở nước ta hiện nay quy ñịnh báo cáo này phản ánh kết quả của hoạt
ñộng kinh doanh và các kết quả khác. Hoạt ñộng kinh doanh bao gồm hoạt ñộng cung cấp
hàng hóa dịch vụ và hoạt ñộng ñầu tư tài chính. Lợi nhuận từ họat ñộng kinh doanh là bộ phận
lợi nhuận cơ bản của mỗi tổ chức kinh tế. Phần chi phí trên báo cáo này có thể trình bày theo
chức năng kinh tế của chi phí hay tính chất kinh tế của chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh
hiện nay ở Việt Nam ñược xây dựng theo chức năng kinh tế của chi phí với kết cấu như sau:
ðơn vị:……..
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH
(Theo chức năng kinh tế của chi phí)
Năm... ðơn vị tính:….
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
101
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt ñộng tài chính
Chi phí tài chính
Trong ñó: chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt ñộng kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngoài phần chính trên, do yêu cầu quản lý của Nhà nước, các thông tư hướng dẫn việc
soạn thảo Báo cáo kết quả kinh doanh ở Việt nam hiện nay còn ñề cập ñến tình hình thực hiện
nghĩa vụ của các doanh nghiệp ñối với Nhà nước, ñặc biệt là về các khoản thuế. Thực chất,
phần báo cáo này chỉ có giá trị ñối với cơ quan quản lý của Nhà nước, ñặc biệt là cơ quan thuế.

7.3.2.3. Tính chất cân ñối của báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh
Như ñã ñề cập ở trên, tính cân ñối của báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện qua phương
trình:
Kết quả = Doanh thu - Chi phí
Mỗi yếu tố trong phương trình trên là tổng hợp của nhiều bộ phận cấu thành trong từng
giai ñoạn của quá trình kinh doanh. Hoạt ñộng của mỗi giai ñoạn sẽ ñược phản ánh bằng chỉ
tiêu kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế này tạo thành một hệ thống chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với
nhau. ðể làm rõ tính cân ñối một cách cụ thể, có thể dựa vào báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh
doanh ở nước ta hiện nay. Báo cáo hiện hành thể hiện các cân ñối cơ bản sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu - Khoản giảm trừ

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần Lợi Doanh CP CP CP


= + - - -
từ hoạt ñộng nhuận thu tài tài bán qlý
102
kinh doanh gộp chính chính hàng DN

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Trong các chỉ tiêu trên, giá vốn hàng bán chính là giá thành của những sản phẩm sản
xuất ở doanh nghiệp sản xuất, hoặc giá mua hàng hoá và chi phí mua hàng ở doanh nghiệp
thương mại; ñã ñược tiêu thụ. Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản, như: Chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ ñặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
phải nộp.
Như vậy, quan hệ cân ñối giữa doanh thu, chi phí và kết quả vừa thể hiện trên tổng số,
vừa thể hiện trên từng hoạt ñộng cụ thể. Qua ñó, thông tin từ báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh
doanh cho phép ñánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt ñộng của ñơn vị.
7.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

7.3.3.1. Cơ sở tiền và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo kế toán tổng thể phản ánh việc hình thành và sử
dụng dòng tiền phát sinh theo các hoạt ñộng khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Khái niệm tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt tại
quỹ, tiền gửi ngân hàng va tiền ñang chuyển) và các khoản tương ñương tiền của ñơn vị.
Tương ñương tiền ñược ñịnh nghĩa là các khoản ñầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả
năng chuyển ñổi thành một lượng tiền xác ñịnh và không có nhiều rủi ro trong chuyển ñổi
thành tiền. Là báo cáo phản ánh biến ñộng dòng tiền trong kỳ (thu tiền và chi tiền; hoặc dòng
tiền vào và dòng tiền ra) nhưng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không ñơn thuần phản ánh sự tăng
giảm như trên tài khoản kế toán "Vốn bằng tiền". Báo cáo này ñã phân loại sự luân chuyển
dòng tiền qua ba hoạt ñộng: hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng tài
chính. Những nội dung này sẽ ñược nghiên cứu kỹ hơn trong môn học Kế toán tài chính.
Khác với Bảng cân ñối kế toán hay Báo cáo kết quả kinh doanh ñược lập trên cơ sở dồn
tích, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ñược lập trên cơ sở tiền. Do vậy, kế toán chỉ quan tâm ñến
dòng tiền thực thu (dòng tiền vào) và dòng tiền thực chi (dòng tiền ra) trong kỳ kế toán ñể trình
bày báo cáo này. Nghĩa là tiền thu khác với doanh thu; và tiền chi khác với chi phí. ðó chính là
sự khác biệt cơ bản giữa cơ sở tiền và cơ sở dồn tích. Dựa vào số liệu từ ví dụ ở phần trước,
dòng tiền ròng trên cơ sở tiền của doanh nghiệp sẽ ñược xác ñịnh như sau:

Tiền thu bán hàng 800 tr.ñồng


Tiền chi hoạt ñộng (550 tr.ñồng)
Dòng tiền ròng 250 tr.ñồng

103
Báo cáo này chỉ quan tâm ñến tiền thu bán hàng là 800 triệu ñồng của doanh nghiệp nói
trên, không quan tâm doanh thu ñạt ñược là bao nhiêu. Tương tự như vậy ñối với trường hợp
chi phí. Khoản chi phí khấu hao TSCð không phải là chi phí bằng tiền nên không xem xét
trong trường hợp cơ sở tiền. Như vây, dòng tiền ròng tăng thêm sau một kỳ kinh doanh là 250
triệu ñồng (giả sử các yếu tố khác không xem xét ñến), ít hơn lợi nhuận kế toán của công ty là
500 triệu ñồng vì còn một khoản nợ phải thu vào cuối kỳ chưa thu ñược. Nếu trong kỳ kế toán
xem xét, toàn bộ doanh thu bán hàng ñều ñã thu ñược tiền thì dòng tiền ròng là 650 triệu ñồng.
Thông tin từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ñã bổ sung thêm một cách nhìn về tình hình tài
chính của ñơn vị - ñó là sự vận ñộng của dòng tiền, một yếu tố rất quan trọng trong hoạt ñộng
thanh toán của ñơn vị. Qua ñó cung cấp một bức tranh toàn cảnh: tiền của ñơn vị có từ ñâu, sử
dụng cho mục ñích nào và khả năng sinh ra các dòng tiền trong tương lai. ðây là những thông
tin tài chính tổng hợp mà hai báo cáo kế toán tổng thể trên chưa thể hiện ñược.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày dòng tiền của ba hoạt ñộng: hoạt ñộng kinh doanh,
hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng tài chính.
• Dòng tiền từ hoạt ñộng kinh doanh.là dòng tiền phát sinh từ các họat ñộng tạo ra doanh
thu chủ yếu của doanh nghiệp. Có thể kể ñến một số dòng tiền cơ bản của họat ñộng kinh
doanh, như:
- Tiền thu từ bán hàng hóa, dịch vụ
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
- Tiền chi trả lương và các khoản khác cho người lao ñộng
- Tiền chi nộp thuế…
• Dòng tiền từ hoạt ñộng ñầu tư: là dòng tiền phát sinh từ các hoạt ñộng mua sắm, xây
dựng, thanh lý và nhương bán các tài sản dài hạn và các khoản ñầu tư tài chính. Ví dụ:
- Tiền chi ñể mua sắm tài sản cố ñịnh
- Tiền chi ñầu tư, góp vốn vào ñơn vị khác
- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố ñịnh
- Tiền thu hồi từ ñầu tư vào các ñơn vị khác…
• Dòng tiền từ hoạt ñộng tài chính: là dòng tiền phát sinh từ các hoạt ñộng tạo ra sự thay
ñổi về qui mô của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Ví dụ:
- Tiền thu do chủ sở hữu góp vốn
- Tiền thu do ñi vay ngắn hạn, dài hạn
- Tiền chi trả nợ gốc vay
- Tiền hoàn vốn cho người chủ sở hữu….
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể ñược lập theo phương pháp gián tiếp hoặc phương
pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp ñược thực hiện trên cơ sở phân loại tiền thu và chi trên
các tài khoản vốn bằng tiền và tương ñương tiền theo ba hoạt ñộng: kinh doanh, ñầu tư và tài
chính. Ngược lại, phương pháp gián tiếp sử dụng chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” từ Báo cáo
kết quả kinh doanh ñể ñiều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí không là tiền của hoạt ñộng
kinh doanh, cũng như các biến ñộng có liên quan ñến nhu cầu vốn lưu ñộng ròng ñể xác ñịnh

104
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt ñộng kinh doanh. Phần lưu chuyển tiền của họat ñộng ñầu tư và
tài chính cũng ñược lập như phương pháp trực tiếp. Những vấn ñề này sẽ ñược nghiên cứu kỹ
hơn trong môn học kế toán tài chính.

7.3.3.2. Tính chất cân ñối của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp bao gồm 3 loại: lưu chuyển tiền từ hoạt ñộng kinh
doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt ñộng ñầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt ñộng tài chính. Quá trình
lưu chuyển tiền tệ ở một doanh nghiệp xuất phát từ một phương trình cân ñối:
Tiền tồn ñầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ
Do tiền thu và chi trong kỳ luôn gắn liền với một trong ba loại hoạt ñộng trên nên quá
trình lưu chuyển này có thể minh họa qua những cân ñối sau:

Tiền tồn ñầu kỳ


+
Dòng tiền vào hoạt ñộng Dòng tiền ra hoạt ñộng
kinh doanh kinh doanh

Dòng tiền vào hoạt ñộng Dòng tiền ra hoạt ñộng ñầu
ñầu tư tư

Dòng tiền vào hoạt ñộng Dòng tiền ra hoạt ñộng tài
tài chính chính
=
Tiền tồn cuối kỳ

Các cân ñối trên cho thấy tiền tồn ñầu kỳ lưu chuyển qua ba hoạt ñộng của doanh
nghiệp. Quá trình ñó nảy sinh dòng tiền vào và dòng tiền ra. Dòng tiền vào từ một hoạt ñộng là
cơ sở ñể thực hiện dòng tiền ra cho chính hoạt ñộng ñó và cho cả các hoạt ñộng còn lại. Chẳng
hạn, tiền thu bán hàng từ hoạt ñộng kinh doanh là cơ sở ñể ñáp ứng nhu cầu chi mua hàng hóa,
dịch vụ, trả lương cho người lao ñộng. Tuy nhiên, dòng tiền dôi dư từ hoạt ñộng kinh doanh có
thể ñược sử dụng ñể trả nợ ngân hàng (hoạt ñộng tài chính), hay ñầu tư chứng khoán (hoạt
ñộng ñầu tư). Dòng tiền vào từ hoạt ñộng tài chính qua ñi vay có thể ñược sử dụng ñể ñáp ứng
nhu cầu mở rộng nhà xưởng (hoạt ñộng ñầu tư) hay ñể mua hàng hóa cho kinh doanh (hoạt
ñộng kinh doanh) hay trả các khoản nợ vay khác. Có thể thấy, quá trình vận ñộng của dòng
tiền diễn ra liên tục, ñược hình thành, sử dụng và bổ sung cho nhau giữa ba loại hoạt ñộng dẫn
ñến tiền tồn cuối kỳ thường có chênh lệch so với ñầu kỳ. ðó chính là kết quả của quá tình lưu
chuyển tiền tệ ở doanh nghiệp.
Như vậy, tính cân ñối của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không chỉ ñơn thuần thể hiện qua
phương trình cân ñối trên mà còn là cân ñối giữa dòng tiền của hoạt ñộng này với dòng tiền
105
của hoạt ñộng khác. Nhờ tính cân ñối này mà báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết: tiền tạo ra từ
hoạt ñộng nào và sử dụng cho mục ñích gì. Tính cân ñối của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho
phép người sử dụng báo cáo biết ñược một phần tình hình tài chính doanh nghiệp, dự ñoán
dòng tiền trong tương lai ñể có quyết ñịnh kinh doanh ñúng ñắn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 7

Phương pháp tổng hợp – cân ñối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản,
nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác trong các mối quan hệ cân ñối
của ñối tượng kế toán.
Phương pháp tổng hợp - cân ñối kế toán cung cấp thông tin cho người sử dụng thông
qua hệ thống báo cáo kế toán. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống báo cáo kế toán này ñược
cung cấp không chỉ cho nhà quản lý trong doanh nghiệp, mà còn cho các ñối tượng ngoài
doanh nghiệp. Báo cáo kế toán cung cấp cho các ñối tượng bên ngoài gọi là Báo cáo tài chính.
Báo cáo kế toán cung cấp cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp gọi là báo cáo kế toán quản
trị.
Báo cáo tài chính thường bao gồm các biểu: Bảng cân ñối kế toán (cân ñối giữa tài sản
và nguồn vốn), Bảng báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh (cân ñối giữa doanh thu, chi phí và
kết quả), Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cân ñối thu - chi tiền tệ) và các phần thuyết minh số
liệu. Báo cáo kế toán quản trị ña dạng cả về nội dung lẫn hình thức, tùy thuộc ñặc ñiểm từng
ñơn vị, yêu cầu quản lý nội bộ, và khả năng xử lý thông tin.
Phương pháp tổng hợp - cân ñối kế toán ñược coi là bước cuối cùng của quá trình kế
toán, nhưng phương pháp này lại ñịnh hướng cách thức tổ chức, thu thập và xử lý thông tin
trong các phương pháp kế toán trên. Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán luôn xem xét giữa
tính hữu ích của thông tin kế toán ñối với người sử dụng và chi phí kế toán ñể tạo ra những
thông tin ñó. Vì vậy, trong thực tiễn công tác kế toán cần xuất phát từ nhu cầu thông tin của
người sử dụng ñể vận dụng phù hợp các phương pháp kế toán.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Vị trí của phương pháp tổng hợp cân ñối kế toán trong quy trình kế toán ở một tổ chức?
2. Tại sao Báo cáo kế toán phải trình bày trung thực và hợp lý các ñối tượng kế toán?
3. Tại sao việc trình bày báo cáo kế toán cần ñảm bảo tính nhất quán?
4. Khái niệm về Bảng cân ñối kế toán. Hãy phân tích tính chất cân ñối của Bảng cân ñối kế
toán.
5. Mối liên hệ giữa tài khoản và Bảng cân ñối kế toán. Nêu các nguyên tắc lập báo cáo này.
6. Khái niệm về Báo cáo kết quả kinh doanh. Tính chất cân ñối của báo cáo kết quả kinh
doanh.
7. Phân biệt cơ sở dồn tích và cơ sở tiền. Cho ví dụ minh họa.

106
8. Phân biệt các hoạt ñộng: hoạt ñộng kinh doanh, hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng tài chính.
Cho các ví dụ có liên quan ñến mỗi hoạt ñộng. Mối liên hệ về dòng tiền giữa ba loại hoạt ñộng
trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

107
CHƯƠNG 8
KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

Các phương pháp kế toán ñã ñược nghiên cứu ở các chương trước. Chương này sẽ trình
bày việc vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán các quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, ñiển hình là doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Qua chương này
người học sẽ hiểu rõ hơn qui trình thu thập và xử lý thông tin kế toán trong ñơn vị kế toán.

8.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH
Quá trình kinh doanh diễn ra ở các doanh nghiệp chính là quá trình sử dụng tài sản của
ñơn vị theo kế hoạch nhằm ñạt mục tiêu lợi nhuận. Hay nói cách khác, quá trình kinh doanh
ñược thực hiện thông qua sự vận ñộng của tài sản trong các doanh nghiệp. Sự vận dộng của tài
sản trong các doanh nghiệp phụ thuộc vào chức năng hoạt ñộng của doanh nghiệp. Chẳng hạn,
chức năng của doanh nghiệp sản xuất là mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất, tiến hành sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm; do ñó trong doanh nghiệp sản xuất tài sản vận ñộng qua 3 quá trình:
cung cấp, sản xuất và tiêu thụ. Chức năng của doanh nghiệp thương mại là mua và bán hàng
hoá nên trong loại hình doanh nghiệp này tài sản chỉ vận ñộng qua 2 quá trình: cung cấp và
tiêu thụ.
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra về sự hình thành và vận ñộng của tài sản
trong ñơn vị cần phải vận dụng các phương pháp kế toán ñể thu thập, ño lường, phản ánh và
cung cấp thông tin về các quá trình kinh doanh diễn ra ở ñơn vị. Nhìn chung kế toán các quá
trình kinh doanh ñều thực hiện các bước sau:
- Thu thập thông tin ban ñầu: Quá trình kinh doanh diễn ra ở ñơn vị chính là sự phát
sinh các nghiệp vụ kinh tế. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ñược “sao chụp” trên các chứng từ.
Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan ñến hoạt ñộng kinh doanh của ñơn vị
có thể ñược lập ở bên trong hoặc bên ngoài ñơn vị tuỳ theo ñịa ñiểm phát sinh nghiệp vụ kinh
tế. Các chứng từ bên trong không phải luôn luôn ñược lập bới bộ phận kế toán mà ñược lập bởi
các bộ phận liên quan trong ñơn vị. Chất lượng của thông tin ra của hệ thống thông tin kế toán
trước tiên ñược quyết ñịnh bởi chất lượng của thông tin ban ñầu. Do ñó, qui trình thu thập
thông tin trong ñơn vị cần phải ñược thiết kế và kiểm soát cẩn thận. Các chứng từ kế toán liên
quan ñến hoạt ñộng kinh doanh của ñơn vị cuối cùng ñều ñược tập hợp về bộ phận kế toán.
Khi thu thập chứng từ, kế toán phải kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ cũng như tính hợp pháp
của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi sử dụng chứng từ ñể ghi sổ kế toán.
- Xử lý thông tin: Trên cơ sở các chứng từ kế toán thu thập ñược, kế toán tiến hành phân
tích quan hệ ñối ứng kế toán ñược phản ánh trong các nghiệp vụ kinh tế ñể lập ñịnh khoản kế
toán, và vận dụng phương pháp tài khoản và ghi kép ñể ghi vào sổ kế toán. Ngoài ra, kế toán
còn vận dụng phương pháp ño lường thích hợp ñể biểu hiện ñối tượng kế toán bằng thước ño
tiền tệ.
- Cung cấp thông tin: Trên cơ sở thông tin kế toán ñã ñược xử lý và ghi sổ kế toán, kế
toán vận dụng phương pháp tổng hợp - cân ñối kế toán ñể lập các báo cáo cần thiết nhằm cung
cấp thông tin cho các ñối tượng có liên quan.
108
8.2. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH CUNG CẤP
8.2.1. ðặc ñiểm quá trình cung cấp và nhiệm vụ kế toán quá trình cung cấp
Các hoạt ñộng trong quá trình cung cấp là mua sắm các yếu tố cần thiết cho hoạt ñộng
của ñơn vị như: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá,... Tuy nhiên hoạt ñộng ñầu tư, mua sắm tài
sản cố ñịnh không phải là hoạt ñộng thường xuyên của quá trình cung cấp, mà hoạt ñộng chủ
yếu của quá trình cung cấp là mua vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất ở doanh nghiệp sản
xuất, hoặc mua hàng hoá dự trữ cho quá trình tiêu thụ ở doanh nghiệp thương mại. Do ñó,
trong phần này chỉ ñề cập ñến kế toán quá trình mua vật tư, hàng hoá.
Trong quá trình mua hàng, ñơn vị nhận các loại vật tư, hàng hoá cần thiết cho hoạt ñộng
của ñơn vị, ñồng thời phải thanh toán tiền mua hàng cho người cung cấp vật tư, hàng hoá.
Ngoài ra ñơn vị còn phải chi ra các khoản chi khác trong quá trình mua hàng như: chi vận
chuyển, bốc dỡ, bảo quản vật tư, hàng hoá,...
ðể cung cấp thông tin phục vụ quản lý hoạt ñộng mua hàng, kế toán quá trình mua hàng
có nhiệm vụ:
- Phản ánh ñầy ñủ kịp thời tình hình mua và nhập kho vật tư, hàng hoá cả về số lượng
và giá trị.
- Xác ñịnh giá gốc của vật tư, hàng hoá mua vào.
- Lập báo cáo về hoạt ñộng mua hàng theo yêu cầu của quản lý.
8.2.2. Vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quá trình cung cấp
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình mua hàng ñược “sao chụp” vào các
chứng từ kế toán liên quan. Cụ thể, nghiệp vụ mua hàng ñược phản ánh trên Hoá ñơn mua
hàng (Hoá ñơn giá trị gia tăng); nghiệp vụ chi tiền thanh toán tiền mua hàng ñược phản ánh
trên Phiếu chi tiền mặt hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng; nghiệp vụ nhập kho vật tư, hàng hoá
ñược phản ánh trên Phiếu nhập kho. Ngoài ra các chi phí khác phát sinh trong quá trình mua
hàng cũng phải có các chứng từ liên quan chứng minh sự phát sinh các khoản chi phí ñó.
Về nguyên tắc, vật tư, hàng hoá phải ñược phản ánh vào sổ kế toán tổng hợp bằng thước
ño giá trị. Phương pháp ño lường ñược vận dụng ñể xác ñịnh giá trị vật tư, hàng hoá mua vào.
Giá trị vật tư, hàng hoá phải ñược xác ñịnh dựa trên nguyên tắc giá phí và nguyên tắc khách
quan. Tức là, giá trị vật tư, hàng hoá ñược ghi nhận theo giá gốc dựa trên các chứng từ hợp lệ
phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình mua vật tư, hàng hoá như: hoá ñơn mua
hàng và các chứng từ về chi phí vận chuyển, bốc dỡ,... Phương pháp ño lường giá trị của vật
tư, hàng hoá mua ngoài ñã ñược trình bày cụ thể ở Chương 6.
Trên cơ sở các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình cung cấp và nguyên tắc xác ñịnh giá gốc của vật tư, hàng hoá mua ngoài, kế toán vận
dụng phương pháp tài khoản và ghi kép ñể phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình mua hàng vào các tài khoản liên quan:
- Các tài khoản hàng tồn kho: TK 151 "Hàng mua ñang ñi ñường", TK 152 "Nguyên
liệu, vật liệu", TK 153 "Công cụ, dụng cụ", TK 156 "Hàng hoá"
- Các tài khoản thanh toán: TK 331 " Phải trả người bán", TK 141 "Tạm ứng"

109
- Các tài khoản tiền: TK 111 "Tiền mặt", TK 112 "Tiền gửi ngân hàng"
- TK 133 "Thuế GTGT ñược khấu trừ": phản ánh thuế GTGT của vật tư, hàng hoá mua
vào trong trường hợp ñơn vị tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ.
Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong quá trình cung cấp ñược ñịnh khoản
như sau:
- Mua vật tư, hàng hoá về nhập kho:
+ Nếu vật tư, hàng hoá mua về ñể dùng cho hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm
chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156: giá gốc (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: thuế GTGT ñược khấu trừ
Có TK 111, 112: nếu ñã thanh toán tiền mua hàng (giá thanh toán)
Có TK 141: nếu thanh toán bằng tiền ñã tạm ứng cho nhân viên thu mua
Có TK 331: nếu chưa trả tiền cho người bán
+ Nếu vật tư, hàng hoá mua về ñể dùng cho hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm
chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc ñối tượng chịu thuế giá
trị gia tăng, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156: giá gốc (giá thanh toán)
Có TK 111, 112, 141, 331,...: giá thanh toán
- Trường hợp hàng mua ñã thuộc quyền sở hữu của ñơn vị, nhưng ñến cuối tháng hàng
vẫn chưa về nhập kho, ghi:
Nợ TK 151: giá gốc
Nợ TK 133: thuế GTGT ñược khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 331,...: giá thanh toán
- Khi hàng mua ñang ñi ñường về nhập kho, ghi:
Nợ TK 152, 153,156
Có TK 151
Trên cơ sở số liệu ñược phản ánh ở các sổ kế toán (tài khoản) theo dõi vật tư, hàng hoá,
kế toán vận dụng phương pháp tổng hợp, cân ñối kế toán ñể lập các báo cáo về mua hàng theo
yêu cầu của quản lý.

Sơ ñồ kế toán quá trình cung cấp


TK 111, 112, 141, 331 TK 152, 153, 156
Giá thanh Giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho
toán
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)

Thuế GTGT
(nếu có)

110
Giá thanh
toán TK 151
Giá trị hàng mua
cuối tháng chưa Giá trị hàng mua ñang ñi
về nhập kho ñường về nhập kho

Ví dụ 1: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình cung cấp của Doanh nghiệp X
trong tháng 06/N như sau (ñơn vị tính: nghìn ñồng):
1. Mua vật liệu chính nhập kho: giá mua chưa có thuế GTGT: 12.300, thuế GTGT:
1.230, tổng giá thanh toán: 13.530. Doanh nghiệp ñã chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng
cho người bán. Chi phí vận chuyển: 420 (trong ñó thuế GTGT: 20), ñã thanh toán bằng tiền
mặt.
2. Úng trước tiền cho người bán S bằng chuyển khoản : 24.200.
3. Số vật liệu phụ ñang ñi ñường ở tháng trước về nhập kho: giá mua chưa có thuế
GTGT: 5.200, thuế GTGT: 520, tổng giá thanh toán: 5.720.
4. Mua và nhập kho vật liệu chính và vật liệu phụ: giá mua chưa có thuế GTGT của
vật liệu chính: 16.000, giá mua chưa có thuế GTGT của vật liệu phụ: 6.000. Thuế suất thuế
GTGT của cả 2 loại vật liệu này là 10%. Tiền hàng ñơn vị ñã ứng trước cho người bán S (ở
nghiệp vụ 2). Chi phí vận chuyển 2 loại vật liệu: 1.848 (trong ñó thuế GTGT: 88), ñã thanh
toán bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển phân bổ cho 2 loại vật liệu theo giá mua.
5. Mua một số công cụ dụng cụ: giá mua chưa có thuế GTGT: 8.400, thuế GTGT:
840, tổng giá thanh toán: 9.240, doanh nghiệp ñã nhận ñược Hoá ñơn nhưng chưa thanh toán
tiền cho người bán. ðến cuối tháng số công cụ dụng cụ này vẫn chưa về nhập kho.
Cho biết: Toàn bộ số vật liệu trên ñược mua ñể sản xuất sản phẩm thuộc ñối tượng chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Các nghiệp vụ kinh tế trên ñược ñịnh khoản như sau:
1. a. Nợ TK 152 12.300
CT TK 152-VLC 12.300
Nợ TK 133 1.230
Có TK 112 13.530
b. Nợ TK 152 400
CT TK 152-VLC 400
Nợ TK 133 20
Có TK 111 420
2. Nợ TK 331 24.200
CT TK 331-Người bán S 24.200
Có TK 112 24.200
3. Nợ TK 152 5.200
CT TK 152-VLP 5.200
111
Có TK 151 5.200
CT TK 151-VLP 5.200
4. a. Nợ TK 152 22.000
CT TK 152-VLC 16.000
CT TK 152-VLP 6.000
Nợ TK 133 2.200
Có TK 331 24.200
CT TK 331-Người bán S 24.200
b. Phân bổ chi phí vận chuyển:
- Chi phí vận chuyển 1.760
: X 16.000 = 1.280
phân bổ cho VLC 22.000

- Chi phí vận chuyển 1.760


: X 6.000 = 480
phân bổ cho VLP 22.000

Nợ TK 152 1.760
CT TK 152-VLC 1.280
CT TK 152-VLP 480
Nợ TK 133 88
Có TK 111 1.848

5. Nợ TK 151 8.400
CT TK 151-CCDC 8.400
Nợ TK 133 840
Có TK 331 9.240
CT TK 331- Người bán P 9.240

8.3. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT


8.3.1. ðặc ñiểm quá trình sản xuất và nhiệm vụ kế toán quá trình sản xuất
Nguyên vật liệu mua vào ở quá trình cung cấp ñược ñưa vào quá trình sản xuất dưới sự
tác ñộng của lao ñộng và tư liệu lao ñộng tạo ra sản phẩm. Các hao phí về nguyên vật liêu,
công cụ dụng cụ, tài sản cố ñịnh, sức lao ñộng chuyển dịch vào giá trị sản phẩm tạo ra gọi là
chi phí sản xuất - cơ sở ñể tính giá thành sản xuất (giá gốc) của thành phẩm. Việc tính toán
chính xác giá thành sản xuất có ý nghía quan trọng trong vấn ñề kiểm soát chi phí và là cơ sở
ñể xác ñịnh giá bán hợp lý. Quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục, nên rất khó xác ñịnh chi
phí sản xuất của một chu kỳ sản xuất ñể xác ñịnh giá thành sản phẩm ñược tạo ra trong chu kỳ
ñó. Do ñó, các ñơn vị thường tập hợp chi phí sản xuất theo kỳ kế toán (thường là tháng hoặc
quí), trên cơ sở ñó, tại thời ñiểm cuối kỳ, kế toán tính giá thành sản xuất của thành phẩm ñược
tạo ra trong kỳ. Vì chu kỳ sản xuất không trùng với kỳ kế toán nên tại thời ñiểm cuối kỳ kế
toán, ngoài khối lượng thành phẩm ñược tạo ra trong kỳ còn có sản phẩm dở dang. Do ñó, ñể
112
xác ñịnh giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán còn phải tính giá sản phẩm dở
dang cuối kỳ.
ðể cung cấp thông tin cho quản lý quá trình sản xuất cũng như ñưa ra các quyết ñịnh
kinh doanh, kế toán quá trình sản xuất cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh ñúng, ñủ, kịp thời các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
- Xác ñịnh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
một cách hợp lý. Việc tính giá thành sản xuất của thành phẩm phải tuân thủ nguyên tắc giá phí
và nguyên tắc khách quan.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý.
8.3.2. Vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quá trình sản xuất
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất ñược “sao chụp” trên các
chứng từ kế toán như: Phiếu xuất kho vật tư, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương
và các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ khấu hao TSCð, Phiếu nhập kho thành phẩm,...
ðể ñáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí, kế toán cần phải
tập hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và phụ
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Thông thường nguyên vật liệu chính cấu
thành nên thực thể của sản phẩm, còn nguyên vật liệu phụ ñược sử dụng kết hợp với nguyên
vật liệu chính ñể nâng cao chất lượng hoặc tạo hình thức cho sản phẩm. Ví dụ, trong nhà máy
dệt: sợi ñể dệt vải là vật liệu chính, thuốc tẩy nhuộm in hoa là vật liệu phụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã
hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công ñoàn (KPCð) trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí. Theo qui ñịnh hiện hành, người sử dụng lao ñộng hàng
tháng phải trích 19% quỹ lương ñể ñóng BHXH, BHYT, KPCð cho người lao ñộng và các
khoản này ñược phép tính vào chi phí. Trong ñó, BHXH 15%, BHYT 2%, KPCð 2%. Còn
người lao ñộng phải trích 6% tiền lương hàng tháng của mình ñể ñóng BHXH và BHYT.
Trong ñó, BHXH 5%, BHYT 1%.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất khác ngoài 2 khoản mục chi phí trực
tiếp trên và liên quan chung ñến hoạt ñộng sản xuất ở phân xưởng hoặc ở một bộ phận sản
xuất. Thuộc về chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương, phụ cấp và các khoản BHXH,
BHYT, KPCð trích theo lương của nhân viên phân xưởng (nhân viên phục vụ sản xuất) tính
vào chi phí; công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất; chi phí khấu hao và sửa chữa TSCð dùng cho
sản xuất; chi phí ñiện nước dùng ở bộ phận sản xuất,...
Trên cơ sở các chứng từ kế toán phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
như: Phiếu xuất vật tư, Bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ khấu hao TSCð,... kế toán tập
hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản chi phí sản xuất theo khoản mục: TK 621 "Chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp", TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp", TK 627 "Chi phí sản
xuất chung" như sau:
- Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 621 "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp"
113
Có TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu"
- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
Có TK 334: Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCð của công nhân trực tiếp sản
xuất tính vào chi phí
- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
Có TK 214: Trích khấu hao TSCð dùng cho SX
Có TK 111, 112, 152, 331,...: Các chi phí sản xuất chung khác
Có TK 334: Tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng
Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCð theo tỉ lệ 19% trên tiền lương của
nhân viên phân xưởng tính vào chi phí

Toàn bộ chi phí sản xuất ñã tập hợp ở các TK 621, 622, 627 ñến cuối kỳ ñược tổng hợp
và kết chuyển sang TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" ñể tính giá thành sản phẩm
hoàn thành trong kỳ. Bút toán kết chuyển chi phí ñược thực hiện như sau:
Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 621 "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp"
Có TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
Có TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
ðể phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán
ñánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và ghi vào số dư cuối kỳ của TK 154 "Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang". Trên cơ sở số liệu giá trị sản phẩm dở dang ở ñầu kỳ, chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang ở cuối kỳ ñược phản ánh ở TK 154 "Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang", kế toán tính giá thành sản xuất của thành phẩm ñược sản xuất trong
kỳ như sau:

Tổng giá thành SX của CPSX Tổng CPSX CPSX


thành phẩm hoàn thành = dở dang + phát sinh _ dở dang
trong kỳ ñầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Sau khi tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán phản ánh giá
thành sản xuất của thành phẩm nhập kho trong kỳ vào TK 155 "Thành phẩm" như sau:
Nợ TK 155 "Thành phẩm"
Có TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Trên cở sở chi phí sản xuất ñựoc phản ánh ở các sổ (tài khoản) chi phí, kế toán lập các
báo cáo về chi phí sản xuất theo yêu cầu của quản lý.
Việc tính giá thành sản xuất của thành phẩm ñược thể hiện ở Bảng tính giá thành như
sau:

114
BNG TÍNH GIÁ THÀNH
Tên sản phẩm:
Số lượng thành phẩm:
ðơn vị tính:
CPSX CPSX CPSX Tổng Giá thành
dở dang phát sinh dở dang giá thành sản ñơn vị
Khoản mục chi phí ñầu kỳ trong kỳ cuối kỳ xuất sản phẩm
(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)- (5)=(4)/
(3) SLTP
1. CP nguyên liệu,
vật liệu trực tiếp
2. Chi phí nhân công
trực tiếp
3. Chi phí sản xuất
chung
Tổng cộng

Sơ ñồ kế toán quá trình sản xuất


TK 152 TK 621 TK 154 TK 155
CPSXDDðK
Tập hợp CP NL, VL TT Kết chuyển CP NL, VL TT Tổng GT TP nhập kho

TK 334, 338 TK 622

Tập hợp CP NC TT Kết chuyển CP NC TT

TK 152, 153, 142,


242, 334, 338, 214,... TK 627

Tập hợp CPSX chung Kết chuyển CPSX chung


CPSXDDCK

Ví dụ 2: Tình hình sản xuất 2 loại sản phẩm A và B trong tháng 06/N tại Doanh nghiệp X
như sau (ñơn vị tính: nghìn ñồng)
1. Giá trị vật liệu chính xuất kho dùng cho sản xuất sản phẩm A: 126.240, sản phẩm B:
84.160.
2. Giá trị vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất cả 2 loại sản phẩm: 21.040.
3. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất 2 loại sản phẩm:60.000, nhân viên quản lý
và phục vụ ở phân xưởng: 8.000.
4. Trích BHXH, BHYT, KPCð tính vào chi phí theo qui ñịnh.
5. Trích khấu hao TSCð ở bộ phận sản xuất: 12.000.
115
6. Chi phí sản xuất chung khác chi bằng tiền mặt: 4.500.
Yêu cầu:
1/ ðịnh khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên vào các tài khoản kế toán liên quan và kết chuyển
chi phí ñể tính giá thành sản phẩm.
3/ Lập bảng tính giá thành sản phẩm A và B.
Cho biết:
- Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo chi phí vật liệu chính.
- Chi phí tiền lương phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo ñịnh mức giờ công sản xuất sản
phẩm. ðịnh mức giờ công sản xuất sản phẩm A: 0.75 h/ñơn vị, sản phẩm B: 0,6 h/ñơn vị.
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất.
- Trong tháng hoàn thành nhập kho 6.000 sản phẩm A và 5.000 sản phẩm B.
- Chi phí sản xuất dở dang ñầu tháng và cuối tháng của 2 sản phẩm như sau:
CPSX dở dang ñầu tháng CPSXdở dang cuối tháng
Khoản mục chi phí
Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm A Sản phẩm B
1. CP NL, VL TT 27.772 18.515 34.636 23.091
2. CP nhân công TT 9.568 5.712 10.408 7.272
3. Chi phí SX chung 3.122 2.082 3.734 2.990
Tổng cộng 40.462 26.309 48.778 33.353
Các tài khoản khác có số dư ñầu tháng giả ñịnh.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
1/ ðịnh khoản:
1. Nợ TK 621 210.400
CT TK 621-A 126.240
CT TK 621-B 84.160
Có TK 152 210.400
CT TK 152 VLC 210.400
2. Phân bổ chi phí vật liệu phụ:
21.040
- Chi phí VLP phân bổ cho SP A : X 126.240 = 12.624
210.400
21.040
- Chi phí VLP phân bổ cho SP B : X 84.160 = 8.416
210.400

Nợ TK 621 21.040
CT TK 621-A 12.624
CT TK 621-B 8.416
Có TK 152 21.040
CT TK 152-VLP 21.040

3. Phân bổ tiền lương:


- Tiền lương phân : 60.000 X 4.500 = 36.000
116
bổ cho SP A 6.000 x 0.75 + 5.000 x 0.6

- Tiền lương phân 60.000


: X 3.000 = 24.000
bổ cho SP A 6.000 x 0.75 + 5.000 x 0.6

Nợ TK 622 60.000
CT TK 622-A 36.000
CT TK 622-B 24.000
Nợ TK 627 8.000
Có TK 334 68.000

4. Nợ TK 622 11.400 (60.000 x 19%)


CT TK 622-A 6.840 (36.000 x 19%)
CT TK 622-B 4.560 (24.000 x 19%)
Nợ TK 627 1.520 (8.000 x 19%)
Có TK 338 12.920

5. Nợ TK 627 12.000
Có TK 214: 12.000

6. Nợ TK 627 : 4.500
Có TK 111 : 4.500

2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản liên quan
TK 621 TK 622 TK 627
(1) 210.400 231.440 (7a) (3) 60.000 71.400 (7b) (3) 8.000 26.020 (7c)
(2) 21.040 (4) 11.400 (4) 1.520
231.440 231.400 71.400 71.400 (5) 12.000
(6) 4.500
TK 621-A TK 622-A 26.020 26.020
(1) 126.240 138.864 (7a) (3) 36.000 42.840 (7b)
(2) 12.624 (4) 6.840 TK 154
138.864 138.864 42.840 42.840 66.771
(7a) 231.440 313.500 (8)
TK 621-B TK 622-B (7b) 71.400
(1) 84.160 92.576 (7a) (3) 24.000 28.560 (7b) (7a) 26.020
(2) 8.416 (4) 4.560 328.860
92.576 92.576 28.560 28.560 82.131

117
TK 152 TK 334 TK 154-A
xxxxxx 210.400 (1) 68.000 (3) 40.462 189.000 (8)
21.040 (2) (7a) 138.864
(7b) 42.840
TK 152-VLC TK 338 (7c) 15.612
xxxxxx 210.400 (1) 12.920 (4) 197.316 189.000
48.778

TK 152-VLP TK 214 TK 154-B


xxxxx 21.040 (2) xxxxxx 26.309 124.500 (8)
12.000 (5) (7a) 92.576
(7b) 28.560
TK 111 (7c) 10.408
xxxxx 4.500 (6) 131.544
33.353
TK 155 TK 155-A TK 155-B
xxxxxx xxxxx xxxxx
(8) 313.500 (8) 189.000 (8) 124.500

* Phân bổ chi phí sản xuất chung:


26.020
- Chi phí SXC phân bổ cho SP A : X 36.000 = 15.612
60.000
26.020
- Chi phí SXC phân bổ cho SP A : X 24.000 = 10.408
60.000

3/ Lập bảng tính giá thành

BNG TÍNH GIÁ THÀNH SN PHM A


Số lượng thành phẩm: 6.000
ðơn vị tính: 1.000 ñồng
CPSX CPSX CPSX Tổng Giá thành
dở dang phát sinh dở dang giá thành sản ñơn vị
Khoản mục chi phí
ñầu kỳ trong kỳ cuối kỳ xuất sản phẩm
(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)-(3) (5)=(4)/ 6.000
1. CP NL, VL TT 27.772 138.864 34.636 132.000 22,0
2. CP nhân công TT 9.568 42.840 10.408 42.000 7,0

118
3. Chi phí SX chung 3.122 15.612 3.734 15.000 2,5
Tổng cộng 40.462 197.316 48.778 189.000 31,5

BNG TÍNH GIÁ THÀNH SN PHM B


Số lượng thành phẩm: 5.000
ðơn vị tính: 1.000 ñồng
CPSX CPSX CPSX Tổng Giá thành
dở dang phát sinh dở dang giá thành sản ñơn vị
Khoản mục chi phí
ñầu kỳ trong kỳ cuối kỳ xuất sản phẩm
(1) (2) (3) (4)=(1)+(2)-(3) (5)=(4)/ 5.000
1. CP NL, VL TT 18.515 92.576 23.091 88.000 17,6
2. CP nhân công TT 5.712 28.560 7.272 27.000 5,4
3. Chi phí SX chung 2.082 10.408 2.990 9.500 1,9
Tổng cộng 26.309 131.544 33.353 124.500 24,9

8.4. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ


8.4.1. ðặc ñiểm quá trình tiêu thụ và nhiệm vụ của kế toán quá trình tiêu thụ
Quá trình tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thông
qua tiêu thụ thì mục tiêu lợi nhuận của ñơn vị mới ñược thực hiện. Trong quá trình này, doanh
nghiệp sản xuất bán thành phẩm ñược tạo ra ở quá trình sản xuất, doanh nghiệp thương mại
bán hàng hoá ñã ñược mua ở quá trình cung cấp và thu tiền. Giá gốc của thành phẩm, hàng hoá
bán ra trong kỳ ñược ghi nhận là chi phí trong kỳ, gọi là giá vốn hàng bán. Giá bán của thành
phẩm, hàng hoá bán ra trong kỳ tương ứng là cơ sở ñể xác ñịnh doanh thu bán hàng trong kỳ.
Trong quá trình tiêu thụ, ñơn vị còn phải chi ra các khoản chi phí phục vụ cho hoạt ñộng bán
hàng, ñược gọi là chi phí bán hàng, như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCð
dùng ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm,... Doanh thu bán
hàng, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng trong kỳ là những thông tin quan trọng ñể xác ñịnh
kết quả hoạt ñộng tiêu thụ của kỳ kế toán.
ðể cung cấp thông tin cho quản lý quá trình tiêu thụ cũng như ñể xác ñịnh kết quả tiêu
thụ ñược chính xác, kế toán quá trình tiêu thụ có nhiệm vụ sau:
- ðo lường và phản ánh kịp thời, chính xác giá vốn và doanh thu của thành phẩm, hàng
hoá bán ra trong kỳ.
- Tập hợp ñúng, ñủ và kịp thời chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
- Xác ñịnh chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ.
- Lập các báo cáo tiêu thụ và kết quả tiêu thụ theo yêu cầu của quản lý.

119
8.4.2. Vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán quá trình tiêu thụ
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ ñược “sao chụp” vào các chứng
từ kế toán như: nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, hàng hoá ñược phản ánh trên Phiếu xuất kho;
nghiệp vụ bán hàng ñược phản ánh trên Hoá ñơn bán hàng (Hoá ñơn GTGT), nghiệp vụ thu
tiền bán hàng ñược phản ánh trên Phiếu thu tiền mặt hoặc Giấy báo Có của ngân hàng,... Ngoài
ra chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng phải có chứng từ kế toán chứng
minh chi phí thực tế phát sinh.
Kế toán quá trình tiêu thụ phải tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù
hợp:
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu qui ñịnh thời ñiểm ghi nhận doanh thu bán hàng (thời
ñiểm sản phẩm ñược xác ñịnh tiêu thụ) là khi quyền sở hữu hàng bán ñược chuyển giao. Trong
thực tế, quyền sở hữu hàng bán ñược chuyển giao khi người bán ñã hoàn thành việc giao hàng
cho người mua và người mua ñã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Như vậy, tuỳ theo
phương thức bán hàng mà xác ñịnh thời ñiểm kế toán tiêu thụ một cách ñúng ñắn. Trường hợp
bán hàng trực tiếp, sản phẩm ñược xác ñịnh tiêu thụ ngay khi khách hàng nhận hàng tại cửa
hàng hoặc kho của ñơn vị. Trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng, ñơn vị có
trách nhiệm vận chuyển hàng ñến ñịa ñiểm qui ñịnh cho khách hàng. Do ñó, hàng ñang trong
quá trình vận chuyển vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán và ñược phản ánh ở TK Hàng gửi
ñi bán. Hàng gửi bán ñược xác ñịnh tiêu thụ khi khách hàng thông báo ñã nhận ñược hàng và
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Nguyên tắc phù hợp yêu cầu khi ghi nhận một khoản doanh thu thì ñồng thời phải ghi
nhận chi phí tạo ra doanh thu ñó. Như vậy, khi ghi nhận doanh thu của thành phẩm, hàng hoá
ñã ñược tiêu thụ thì ñồng thời kế toán phải ghi nhận giá vốn của số thành phẩm, hàng hoá ñó
và các khoản chi phí bán hàng liên quan.
Trên cơ sở các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình tiêu thụ, kế toán vận dụng phương pháp tài khoản và ghi kép ñể phản ánh các nghiệp vụ
này vào các tài khoản liên quan:
- Tài khoản phản ánh doanh thu: TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"
- Các tài khoản tiền: TK 111 "Tiền mặt", TK 112 "Tiền gửi ngân hàng"
- Tài khoản thanh toán: TK 131 "Phải thu khách hàng"
- Các tài khoản hàng tồn kho: TK 155 "Thành phẩm", TK 156 "Hàng hoá", TK 157
"Hàng gửi bán"
- Các tài khoản phản ánh chi phí: TK 632 "Giá vốn hàng bán", TK 641 "Chi phí bán
hàng"
- TK 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước": phản ánh thuế GTGT ñầu ra của
thành phẩm, hàng hoá ñã ñược tiêu thụ trong trường hợp sản phẩm thuộc ñối tượng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ ñược ñịnh khoản như sau:
- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá bán trực tiếp cho khách hàng, kế toán ghi nhận
doanh thu và giá vốn hàng bán như sau:
+ Ghi nhận doanh thu:
120
. Nếu thành phẩm, hàng hoá thuộc ñối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thì doanh thu là giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112: nếu ñã thu tiền (giá thanh toán)
Nợ TK 131: nếu chưa thu tiền (giá thanh toán)
Có TK 511: giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 333: thuế GTGT
. Nếu thành phẩm, hàng hoá thuộc dối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp, hoặc không thuộc ñối tượng chịu thuế GTGT, doanh thu là giá thanh toán, ghi:
Nợ TK111, 112, 131: giá thanh toán
Có TK 511: giá thanh toán
+ Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632 "Giá vốn hàng bán"
Có TK 155, 156
- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá ñể vận chuyển ñi bán theo phương thức chuyển hàng,
ghi: Nợ TK 157 "Hàng gửi bán"
Có TK 155, 156
- Khi khách hàng thông báo ñã nhận ñược hàng và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán:
+ Ghi nhận doanh thu như trường hợp bán hàng trực tiếp.
+ ðồng thời ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 157
- Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ ñược tập hợp vào TK 641" Chi phí bán hàng":
Nợ TK 641
Có TK 334: tiên lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng
Có TK 338: trích BHXH, BHYT, KPCð của NVBH tính vào chi phí
Có TK 214: trích khấu hao TSCð dùng ở bộ phận bán hàng
Có TK 152, 111, 112, 331,...: chi phí bán hàng khác
Các chi phí liên quan ñến xác ñịnh kết quả tiêu thụ trong kỳ ngoài giá vốn hàng bán và
chi phí bán hàng, còn có chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí
liên quan ñến hoạt ñộng quản lý hành chính và quản lý chung toàn ñơn vị. Chi phí quản lý
doanh nghiệp gồm: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí CCDC dùng cho quản lý,
chi phí khấu hao TSCð dùng cho quản lý và dùng chung toàn doanh nghiệp, chi phí ñiện nước
dùng chung toàn doanh nghiệp,... Chi phí quản lý doanh nghiệp ñược tập hợp ở TK 642 " Chi
phí quản lý doanh nghiệp" như sau:
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
Có TK 334: tiên lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên QLDN
Có TK338: trích BHXH, BHYT, KPCð của NVQL tính vào chi phí
Có TK 214: trích khấu hao TSCð dùng cho QL và dùng chung toàn DN
Có TK 152, 111, 112, 331,...: chi phí khác
Cuối kỳ kế toán, các khoản doanh thu và chi phí liên quan ñến kết quả tiêu thụ trong kỳ
ñược kết chuyển vào TK 911 "Xác ñịnh kết quả kinh doanh" ñể xác ñịnh kết quả tiêu thụ trong
kỳ:

121
- Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng:
Nợ TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"
Có TK 911 "Xác ñịnh kết quả kinh doanh"

- Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911 "Xác ñịnh kết quả kinh doanh"
Có TK 632 "Giá vốn hàng bán"
Có TK 641 "Chi phí bán hàng"
Có TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
- Căn cứ vào số liệu ñược phản ánh trên TK 911, kế toán xác ñịnh lợi nhuận kế toán trong kỳ
bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu ở bên Có TK 911 và tổng chi phí ở bên Nợ TK 911. Lợi
nhuận kế toán trong kỳ ñược kết chuyển vào TK 421 "Lợi nhuận chưa phân phối" như sau:
+ Nếu lãi: khoản lãi làm tăng vốn chủ sở hữu nên ñược ghi Có TK 421
Nợ TK 911
Có TK 421
+ Nếu lỗ: khoản lỗ làm giảm vốn chủ sở hữu nên ñược ghi Nợ TK 421
Nợ TK 421
Có TK 911

Sơ ñồ kế toán quá trình tiêu thụ


TK 111,
TK155,156 Tk 632 TK 911 TK 511 112, 131

Giá vốn hàng xuất bán trực tiếp Kết chuyển Doanh
DT bán hàng thu BH

TK 157 Kết chuyển


giá vốn TK 333
Giá vốn hàng GV hàng gửi Thuế
xuất gửi bán bán ñã tiêu thụ GTGT
(nếu có)

TK 334, 338, 152,


153, 142, 242, 214,... TK 641

Tập hợp chi phí bán hàng K/C CPBH

TK 421
TK 642
Kết chuyển lỗ
Tập hợp chi phí QLDN K/C CPQLDN

Kết chuyển lãi

122
Ví dụ 3: Tình hình tiêu thụ thành phẩm của Doanh nghiệp X trong tháng 06/N như sau
(ñơn vị tính: nghìn ñồng):
1. Xuất kho thành phẩm bán cho doanh nghiệp C: giá vốn: 120.000, giá bán chưa có thuế
GTGT: 180.000, thuế GTGT: 18.000, tổng giá thanh toán: 198.000. Doanh nghiệp C ñã
nhận hàng và thanh toán tiền cho ñơn vị bằng chuyển khoản.
2. Doanh nghiệp A ứng trước tiền mua hàng cho ñơn vị bằng chuyển khoản: 231.000.
3. Xuất kho thành phẩm chuyển ñi bán cho Doanh nghiệp B theo phương thức chuyển
hàng: giá bán chưa có thuế GTGT: 90.000, thuế GTGT: 9.000, tổng giá thanh toán
99.000, giá vốn: 60.000.
4. Xuất kho thành phẩm bán cho Doanh nghiệp A: giá vốn: 140.000, giá bán chưa có thuế
GTGT: 210.000, thuế GTGT: 21.000, tổng giá thanh toán: 231.000. Doanh nghiệp A ñã
nhận hàng và tiền hàng ñược trừ vào số tiền Doanh nghiệp A ñã ứng trước cho ñơn vị (ở
nghiệp vụ 2).
5. Doanh nghiệp B thông báo ñã nhận ñược hàng ñơn vị chuyển ñi bán ở nghiệp vụ 3 và
chấp nhận thanh toán.
6. Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong tháng:
- Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng: 12.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCð theo lương của nhân viên bán hàng tính vào chi phí theo
qui ñịnh
- Khấu hao TSCð dùng ở bộ phận bán hàng: 7.200
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: 8.400 (trong ñó thuế GTGT: 400), ñã thanh toán bằng tiền
mặt.
7. Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng:
- Tiền lương phải trả nhân viên quản lý: 24.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCð theo lương của nhân viên quản lý tính vào chi phí theo
qui ñịnh.
- Khấu hao TSCð dùng ở bộ phận bán hàng: 14.500
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: 6.300 (trong ñó thuế GTGT: 300), ñã thanh toán bằng tiền
mặt.
Yêu cầu:
1/ ðịnh khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên vào các tài khoản kế toán liên quan và kết
chuyển doanh thu, chi phí vào TK 911 ñể xác ñịnh kết quả kinh doanh (lợi nhuận kế
toán) trong tháng.
3/ Lập Báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh tháng 06/N của DN X.
Cho biết: - Doanh nghiệp X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Các tài khoản có số dư ñầu tháng giả ñịnh.
- Trong tháng 06/N Doanh nghiệp X không phát sinh doanh thu, chi phí tài chính và
các hoạt ñộng khác. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.
1/ ðịnh khoản:
1. a. Nợ TK 112 198.000

123
Có TK 511 180.000
Có TK 333 18.000

b. Nợ TK 632 120.000
Có TK 155 120.000

2. Nợ TK 112 231.000
Có TK 131 231.000
CT TK 131-DN A 231.000

3. Nợ TK 157 60.000
Có TK 155 60.000

4. a. Nợ TK 131 231.000
CT TK 131-DN A 231.000
Có TK 511 210.000
Có TK 333 21.000

b. Nợ TK 632 140.000
Có TK 155 140.000

5. a. Nợ TK 131 99.000
CT TK 131-DN B 99.000
Có TK 511 90.000
Có TK 333 9.000
b. Nợ TK 632 60.000
Có TK 157 60.000

6. Nợ TK 641 29.480
Nợ TK 133 400
Có TK 334 12.000
Có TK 338 2.280 (12.000 x 19%)
Có TK 214 7.200
Có TK 111 8.400

7. Nợ TK 642 49.060
Nợ TK 133 300
Có TK 334 24.000
Có TK 338 4.560 (24.000x 19%)
Có TK 214 14.500
Có TK 111 6.300

124
2/ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản kế toán liên quan

TK 632 TK 911 TK 511


(1b) 20.000 320.000 (8b) (8b) 20.000 480.000 (8a) (8a) 480.000 180.000 (1a)
(4b) 40.000 (8c) 29.480 210.000 (4a)
(5b) 60.000 (8d) 49.060 90.000 (5a)
320.000 320.000 (9) 81.460 480.000 480.000
480.000 480.000

TK 641 TK 333
(6) 29.480 29.480 (8c) TK 421 18.000 (1a)
81.460 (9) 21.000 (4a)
9.000 (5a)
TK 642
(7) 49.060 49.060 (8d)
TK 111 TK 131
xxxxxx 8.400 (6) (4a) 231.000 231.000 (2)
6.300 (7) (5a) 9.000

TK 155
xxxxxx 120.000 (1b) TK 112 TK 131-DN A
60.000 (3) xxxxxx (4a) 231.000 231.000 (2)
140.000 (4b) (1a) 198.000
(2) 231.000
TK 157 TK 131-DN B
(3) 60.000 60.000 (5b) TK 133 (5a) 99.000
(6) 400
(7) 300
TK 214 TK 338
xxxxxx TK 334 2.280 (6)
7.200 (6) 12.000 (6) 4.560 (7)
14.500 (7) 24.000 (7)

3/ Lập báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH
Tháng 06 năm N
ðơn vị tính: nghìn ñồng
125
CHỈ TIÊU Mã số Kỳ này
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 480.000
2. Các khoản giảm trừ 03
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 480.000
(10=01-03)
4. Giá vốn hàng bán 11 320.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 160.000
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt ñộng tài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
8. Chi phí bán hàng 24 29.480
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 49.060
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt ñộng kinh doanh 30 81.460
{30=20+(21-22)-(24+25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 81.460
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 22.808,8
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 58.651,2

TÓM TẮT CHƯƠNG 8

Các phương pháp Chứng từ kế toán, Tài khoản và ghi kép, và ðo lường ñược vận dụng
kết hợp với nhau ñể thu thập và xử lý thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán
trên cơ sở vận dụng phương pháp tổng hợp-cân ñối kế toán. Ở quá trình cung cấp, dựa trên các
chứng từ kế toán phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hoá như Hoá ñơn
mua hàng, Hoá ñơn vận chuyển,... kế toán xác ñịnh giá vật tư, hàng hoá mua vào ñể phán ánh
giá trị vật tư, hàng hoá vào các tài khoản hàng tồn kho. Ở quá trình sản xuất, chứng từ ñược sử
dụng ñể thu thập thông tin ban ñầu về chi phí sản xuất phát sinh. Từ các chứng từ kế toán, chi
phí sản xuất ñược phân loại và tập hợp vào các tài khoản chi phí theo khoản mục, cuối cùng
ñược tổng hợp vào tài khoản tính giá ñể xác ñịnh giá thành sản phẩm hình thành từ quá trình
sản xuất. Ở quá trình tiêu thụ, trên cơ sở các chứng từ phản ánh doanh thu, chi phí phát sinh
trong quá trình tiêu thụ, kế toán phản ánh vào các tài khoản doanh thu, chi phí ñể xác ñịnh
doanh thu, chi phí và lợi nhuận kế toán trong kỳ.
Nói chung, phương pháp chứng từ là phương pháp ñầu tiên ñược vận dụng ñể thu thập
thông tin ban ñầu. Tiếp theo, phương pháp tài khoản và ghi kép, và phương pháp ño lường
ñược vận dụng ñan xen nhau ñể xử lý thông tin kế toán. Cuối cùng, phương pháp tổng hợp-cân
ñối kế toán ñược vận dụng ñể lập báo cáo kế toán.

126
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các phương pháp kế toán ñược vận dụng trong kế toán từng quá trình cung cấp, sản
xuất và tiêu thụ như thế nào?
2. Nguyên tắc giá gốc và khách quan ñược vận dụng trong kế toán quá trình cung cấp và
sản xuất như thế nào?
3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phù hợp ñược vân dụng trong kế toán quá trình tiêu
thụ như thế nào?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1. Hãy nêu ñịnh nghĩa về kế toán.
2. Hãy mô tả quy trình kế toán ở một tổ chức.
3. Các loại thước ño sử dụng trong ño lường ñối tượng của kế toán. Tại sao thước ño
tiền tệ là thước ño bắt buộc của kế toán.
4. Phân tích vai trò của thông tin kế toán ñối với công tác quản lý ở doanh nghiệp.
5. Phân tích vai trò của thông tin kế toán ñối với những ñối tượng ngoài ñơn vị.
6. Tại sao thông tin kế toán cần ñảm bảo những yêu cầu: trung thực, khách quan, kịp
thời và so sánh?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


1. Trình bày nội dung cơ bản của ñối tượng kế toán.
2. Trình bày ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của ñơn vị. Cho ví dụ về tài sản của
ñơn vị và giải thích vì sao ñó là tài sản của ñơn vị.
3. Công ty ABC có một danh sách khách hàng lớn và thường xuyên. Công ty cho rằng
danh sách khách hàng này là một tài sản quý của Công ty vì nhờ vào số khách hàng này
mà Công ty có thể thu ñược khoản lợi nhuận lớn hàng năm. Công ty ABC có thể ghi
nhận danh sách khách hàng này là tài sản của Công ty không? Vì sao?

127
4. Trình bày ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận Nợ phải trả. Cho ví dụ và giải thích vì sao
ñó là Nợ phải trả.
5. Dựa trên ñịnh nghĩa của Nợ phải trả ñược qui ñịnh ở Chuẩn mực chung, chi phí phải trả
(chi phí trích trước) có phải là Nợ phải trả không? Vì sao?
6. Trình bày ñịnh nghĩa Nguồn vốn chủ sở hữu. Vì sao Chuẩn mực chung không ñưa ra
tiêu chuẩn ghi nhận Nguồn vốn chủ sở hữu?
7. Trình bày mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
8. Thế nào là phương trình kế toán? Trình bày ý nghĩa của phương trình kế toán.
9. Mô tả quá trình vận ñộng của tài sản trong doanh nghiệp sản xuất. Từ ñó, rút ra kết luận
về sự vận ñộng của tài sản trong doanh nghiệp.
10. Thế nào là doanh thu, chi phí và lợi nhuận?
11. Tài sản liên quan ñến hợp ñồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng có thuộc ñối tượng
kế toán không? Loại tài sản này khác với tài sản của ñơn vị như thế nào? Chi ví dụ về
tài sản liên quan ñến hợp ñồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1.Cơ sở hình thành phương pháp chứng từ? Ý nghĩa phương pháp chứng từ trong hệ thống
phương pháp kế toán?
2.Nội dung (các yếu tố) của chứng từ kế toán?
3.Các cách phân loại chứng từ? Cho ví dụ về phân loại chứng từ?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Thế nào là tài khoản kế toán? Cơ sở thiết kế tài khoản kế toán?


2. Trình bày các quan hệ ñối ứng kế toán
3. Thế nào là ghi sổ kép? ðịnh khoản giản ñơn, ñịnh khoản phức tạp ? Cho các ví dụ minh
hoạ ?
4. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết? Trình bày mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết?
5. Trình bày phương pháp lập bảng cân ñối tài khoản? Hãy nêu công dụng của bảng cân ñối tài
khoản?
6. Trình bày phương pháp lập bảng ñối chiếu kiểu bàn cờ? Cách kiểm tra số liệu của bảng ñối
chiếu kiểu bàn cờ?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Trình bày cơ sở ñể xây dựng hệ thống tài khoản kế toán?
2. Theo nội dung kinh tế, tài khoản kế toán ñược chia thành những loại nào? Cho ví dụ của
từng loại tài khoản?

128
3. Công dụng và kết cấu của tài khoản là gì? Theo công dụng và kết cấu, tài khoản ñược chia
thành những loại nào? Cho ví dụ minh họa?
4. Trình bày kết cấu của từng nhóm tài khoản thuộc loại tài khoản cơ bản?
5. Trình bày công dụng và kết cấu của tài khoản ñiều chỉnh?
6. Khi phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, tài khoản ñược chia thành
những loại nào?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6


1. Tại sao thước ño tiền tệ là thước ño bắt buộc trong phương pháp ño lường các ñối tượng
kế toán?
2. Các loại giá sử dụng trong ño lường ñối tượng kế toán. Trình bày các ưu và nhược ñiểm
của các loại giá sử dụng trong ño lường ñối tượng kế toán.
3. Tại sao giá gốc thường ñược chọn ñể ño lường tài sản của ñơn vị?
4. Trình bày nguyên tắc tính giá gốc của hàng mua vào và tài sản cố ñịnh mua vào ở doanh
nghiệp. Cho ví dụ minh họa.
5. Phân tích vai trò của nguyên tắc phù hợp trong xác ñịnh lợi nhuận của ñơn vị.
6. Phân tích vai trò của giả thuyết cơ sở dồn tích trong ño lường doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích ảnh hưởng của giả thuyết hoạt ñộng liên tục ñối với việc sử dụng giá gốc hay giá trị
thanh lý trong ño lường ñối tượng kế toán.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7


1. Vị trí của phương pháp tổng hợp cân ñối kế toán trong quy trình kế toán ở một tổ chức?
2. Tại sao Báo cáo kế toán phải trình bày trung thực và hợp lý các ñối tượng kế toán?
3. Tại sao việc trình bày báo cáo kế toán cần ñảm bảo tính nhất quán?
4. Khái niệm về Bảng cân ñối kế toán. Hãy phân tích tính chất cân ñối của Bảng cân ñối
kế toán.
5. Mối liên hệ giữa tài khoản và Bảng cân ñối kế toán. Nêu các nguyên tắc lập báo cáo
này.
6. Khái niệm về Báo cáo kết quả kinh doanh. Tính chất cân ñối của báo cáo kết quả kinh
doanh.
7. Phân biệt cơ sở dồn tích và cơ sở tiền. Cho ví dụ minh họa.
Phân biệt các hoạt ñộng: hoạt ñộng kinh doanh, hoạt ñộng ñầu tư và hoạt ñộng tài chính.
Cho các ví dụ có liên quan ñến mỗi hoạt ñộng. Mối liên hệ về dòng tiền giữa ba loại hoạt
ñộng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8

1. Các phương pháp kế toán ñược vận dụng trong kế toán từng quá trình cung cấp, sản
xuất và tiêu thụ như thế nào?
129
2. Nguyên tắc giá gốc và khách quan ñược vận dụng trong kế toán quá trình cung cấp và
sản xuất như thế nào?
3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phù hợp ñược vân dụng trong kế toán quá trình tiêu
thụ như thế nào?

130

You might also like