You are on page 1of 4

Tổng quan kinh tế Việt Nam 2008 & triển vọng 2009

Những động thái chủ yếu 2008

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong năm 2008 được thực hiện trong bối cảnh
kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu thô,
diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai, dịch bệnh
đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự chỉ
đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất của Đảng và Nhà nước cùng sự đồng thuận cao của
các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế..., nền kinh tế nước ta đã từng
bước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội
được đảm bảo, nhiều vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết.

Tăng trưởng kinh tế:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu
vực dịch vụ tăng 7,2%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 tính theo giá so sánh 1994 ước
tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%; lâm nghiệp
tăng 2,2%; thủy sản tùng 6,7%.

- Tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng nhanh, đặc biệt giá dầu không ổn định
nhưng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính vẫn tăng
14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước tăng 4%; khu vực kinh tế
ngoài nhà nước tăng 18,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%, trong
đó dầu khí giảm 4,3%.

- Hoạt động dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
thực tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007, trong đó khu vực kinh tế nhà nước
tăng 20,4%; kinh tế cá thể tăng 32,2%, kinh tế tư nhân tăng 34,3%, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 20,9%. Xét theo ngành kinh doanh, thương nghiệp tăng 31,5%; khách
sạn, nhà hàng tăng 26,2%; dịch vụ tăng 31,3% và du lịch tăng 41,8%.

- Hoạt động bưu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là dịch vụ viễn thông. Tổng số
điện thoại cố định của cả nước tính đến hết tháng 12-2008 là 13,1 triệu thuê bao, tăng
14,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường internet tiếp tục phát triển.

- Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6% so
với năm trước, trong đó khách đến với du lịch, nghỉ dưỡng là 2,6 triệu lượt người, tăng 1%;
đến vì công việc là 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%. Trong tổng số khách nước ngoài
đến Việt Nam trong năm qua, khách đến từ Trung Quốc đạt 650,1 nghìn lượt người, tăng
13,1%; Mỹ: 417,2 nghìn lượt người, tăng 2,2%; Thái Lan: 183,1 nghìn lượt người, tăng
9,6%; Xin-ga-po 158,4 nghìn lượt người, tăng 14,6%...

Kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Nhờ xác định rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng lạm phát
liên tục tăng cao trong năm 2008, Đảng và Chính phủ đã điều chỉnh và thực hiện nhiều
giải pháp đồng bộ như thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá; tiết
kiệm chi tiêu ngân sách, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư, cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu
quả; điều chỉnh thuế quan, khuyến khích xuất khẩu và tăng cường quản lý nhập khẩu,
giảm nhập siêu; chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí sản xuất, chống đầu cơ,
tăng cường quản lý thị trường giá cả; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh
sản xuất, kinh doanh, cân đối cung - cầu...Nhờ vậy, tình hình thị trường đang từng bước ổn
định trở lại.

Tốc độ tăng giá tiêu dùng so với tháng trước của những tháng đầu năm liên tục tăng 2-3%,
nhưng đến tháng 7-2008 chỉ còn tăng 1,13% và đến tháng 12-2008 đã giảm được 0,68%.
Nhờ kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát nên đã duy trì được sự ổn định các cân đối vĩ mô
như cân đối thu chi ngân sách nhà nước, cân đối vốn cho đầu tư phát triển và cân đối cán
cân thương mại...

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng
26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toan nùm. Tổng chi ngân sách nhà nước năm
2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9 % dự toán năm.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao. Tính đến ngày 19-12-2008, cả nước đã thu
hút được 64 tỉ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007. Thu hút vốn ODA có nhiều
chuyển biến tích cực. Tại Hội nghị tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 12-2008, các nhà tài trợ
quốc tế cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên 5 tỉ USD.

- Cán cân thương mại được cải thiện vào những tháng cuối năm. Kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Tám nhóm mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, gạo,
sản phẩm gỗ, điện tử máy tính và cà phê. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm
2008 là Mỹ, ASEAN, EU, Nhật Bản.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2008 ước đạt 80,4 tó USD, tăng 28,3% so với năm
2007. Nhập siêu hàng hóa đã được kiềm chế và giảm dần từ mức gần 2,2 tỷ USD (tháng 1-
2008), xuống còn 500 triệu USD vào tháng 12-2008. Tổng nhập siêu năm 2008 ước tính là
17,5 tỉ USD, bằng 27,8% trị giá xuất khẩu.

Các cam kết hội nhập vẫn được Việt Nam tôn trọng nghiêm túc. Thu hút vốn đầu tư nước
ngoài đang có những dấu hiệu rất tốt, đặc biệt kết quả thu hút FDI đạt mức kỷ lục với vốn
đăng ký khoảng 65 tỷ USD. Xuất hiện ngày càng nhiều dự án FDI siêu lớn, tới hàng chục tỷ
USD, cũng như sẽ có sự gia tăng các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển
khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, tạo sự thay đổi về chất trong
quá trình mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Vốn cam kết ODA của các nhà tài trợ trong năm 2008 đạt tới 5,43 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp
nước ngoài có dấu hiệu tăng trở lại, với 46 quỹ ĐTNN chuyên đầu tư vào Việt Nam, chủ
yếu nhằm vào thị trường BĐS và tài chính ngân hàng. Xu hướng đẩy mạnh mua vào cổ
phiếu các ngân hàng Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đậm nét hơn; Tỷ
trọng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang tăng dần và hiện chiếm trên 20% thị phần
TTCK Việt Nam...

Tổ chức Tư vấn và Kiểm toán thế giới PriceWaterHouseCoopers xếp Việt Nam thứ nhất
trong số 20 nền kinh tế đang lên và có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư vào ngành sản
xuất, trong đó có công nghiệp phụ trợ. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa Việt Nam lên
nhiều bậc trong Báo cáo về môi trường thương mại và kinh doanh (theo Báo cáo mới nhất
của WB, Việt Nam được đứng thứ 92 trong tổng số 181 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức
độ thuận lợi kinh doanh).
Dự báo 2009

Trong bức tranh tổng quát kinh tế VN nămm 2009 có mấy điểm đáng chú ý lớn:

Một là, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ gần như năm 2008 (khoảng 6,5%). Tỷ giá nhiều khả
năng có sự điều chỉnh tăng, nhưng không lớn. Dự trữ ngoại hối tiếp tục dồi dào do cán cân
thanh toán tiếp tục thặng dư vì luồng vào ngoại tệ vẫn lớn hơn luồng ra. Nợ nước ngoài
trong tầm kiểm soát (khoảng 30% GDP). Nền kinh tế đang “hạ cánh khá an toàn” nhờ xì
hơi hai quả bóng bất động sản và tài chính với những hệ quả tiêu cực không quá lớn đến
nền kinh tế thực.

Hai là, tốc độ tăng lạm phát chậm lại và thấp hơn năm 2008, nhưng vẫn ở mức 2 con số.
Áp lực lạm phát tiền tệ và lạm phát ngoại nhập giảm đáng kể trong khi lạm phát cơ cấu và
lạm phát chi phí chưa có cải thiện nhiều.

Xu hướng giảm phát chưa chắc chắn trong tất cả các tháng, với nguyên nhân đặc biệt xuất
phát từ tác động mặt trái của các đầu tư công, đầu tư phát triển hạ tầng và đầu tư chéo,
mở rộng của khu vực doanh nghiệp nhà nước và nguy cơ bùng phát giá cả xăng dầu trên
thị trường thế giới. Về các lát cắt giá cả và thị trường, sẽ có 2 xu hướng nổi trội: Xu hướng
tăng hoặc ổn định ở mức cao với những hàng ngoại nhập, mang tính liên thông quốc tế và
độc quyền cao (dầu, vàng, thuốc chữa bệnh); Xu hướng giảm ở những mặt hàng cạnh
tranh tự do và cạnh tranh thị trường đầy đủ, những mặt hàng giảm thuế theo WTO, những
mặt hàng giảm theo xu hướng phát triển ngành, như công nghệ thông tin, sản phẩm điện
tử… Một số thị trường, như thị trường bất động sản, không đình trệ, không suy sụp mà ổn
định nhẹ và có tăng trưởng mạnh ở những phân khúc thị trường tiềm năng, ví dụ thị
trường văn phòng cho thuê và nhà cho người thu nhập thấp. Thị trường dịch vụ cũng sẽ
phát triển, vì là nơi đầu tư ít, phát triển nhanh và phù hợp xu hướng phát triển chung của
thế giới và chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam. Thị trường chứng khoán có sự nhúc nhích chứ
không tăng vọt, nếu không có 2 yếu tố sau: xuất hiện những chứng khoán mới, "hàng chất
lượng cao", và sự gia tăng vốn nước ngoài đổ vào mạnh mẽ hơn gần với sự gia tăng mức
độ tự do hóa tài chính trong khuân khổ thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế…

Ba là, kinh tế đối ngoại và khu vực kinh tế nước ngoài sẽ có sự phát triển và tạo xung lực
tích cực mới cho phát triển KT-XH đất nước, mặc dầu hầu hết các hàng xuất khẩu sẽ có khó
khăn hơn do khả năng trước mắt sẽ có sự thu hẹp tổng cầu, gia tăng bảo hộ và giảm giá
bán trên thị trường thế giới. Các nguồn vốn chủ chốt bù đắp cho cán cân thanh toán của
Việt Nam (như FDI) vẫn khá ổn định, trừ nguồn thu ngoai tệ từ kiều hối và xuất khẩu.

Bốn là, nhiều yêu cầu đổi mới đặt ra cấp thiết hơn. Khó khăn sẽ nặng nề hơn đối với khu
vực doanh nghiệp và các ngân hàng, có liên quan trước hết đến các quá trình huy động
vốn, vay và trả nợ vốn vay (ảnh hưởng trực tiếp và nặng nhất là khối kinh tế ngoài quốc
doanh, bởi quy mô nhỏ, yếu về tài chính, lại kém thế ở khả năng tiếp cận nguồn vốn vay).
Trong ngắn hạn, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn sẽ còn nhiều khó khăn
do độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ lên đời sống kinh tế và sức mua thị trường trong
nước, nhất là hàng tiêu dùng nhiều khả năng tiếp tục bị cắt giảm. Lợi nhuận của nhiều
ngân hàng và doanh nghiệp sẽ giảm mạnh do thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục chao
đảo, tỷ lệ nợ xấu có nguồn gốc bất động sản tiếp tục gia tăng và chi phí huy động vốn vẫn
ở mức rất cao. Thậm chí không loại trừ một số ngân hàng có nguồn vốn nước ngoài sẽ thu
hẹp quy mô đầu tư ở Việt Nam do các khó khăn về nguồn vốn từ ngân hàng mẹ. Lãi suất
huy động và cho vay sẽ tiếp tục ở mức hai con số, về trung và dài hạn sẽ ngày càng tiếp
cận và vượt mức lạm phát trong cùng thời điểm so sánh. Sẽ không có nguy cơ khủng
hoảng kinh tế trong năm 2009, nhưng những yếu kém về cơ cấu, thể chế và thậm chí là
mô hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam sẽ bộc lộ rõ hơn do đầu tư sai và kém hiệu
quả của khu vực kinh tế nhà nước và cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thiếu hụt và yếu
kém về cơ sở hạ tầng, năng lượng, kiến thức khoa học công nghệ và nhân lực trình độ cao
tiếp tục là những nút cổ chai cản trở tăng trưởng trung hạn và dài hạn của Việt Nam. Đồng
thời việc cải cách cơ chế và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhà
nước) và khu vực tài chính-ngân hàng, đặc biệt việc ngăn chặn tình trạng tham nhũng vẫn
đầy khó khăn nhưng không thể né tránh, trì hoãn hoặc thực hiện một cách hình thức...
NQL

You might also like