You are on page 1of 6

QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ÁP

DỤNG VỚI HỆ ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2 CHÍNH QUY CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HCM
(Ban hành kèm theo quyết định số 251/QĐ – ĐHKT – QLĐT&CTSV ngày 11/05/2006)
CHƯƠNG I : QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Mục tiêu đào tạo và học chế tín chỉ


1.1. Quá trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích tạo ra
những người có trình độ đại học có chuẩn mực cao về kiến thức, trong sáng về đạo đức, cường tráng về
thể chất, phong phú về tinh thần đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước theo định hướng xă hội chủ
nghĩa.
1.2. Phương thức đào tạo Hệ Đại học văn bằng 2 chính quy của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh theo học chế tín chỉ, giúp cho sinh viên có thể tích lũy kiến thức trong mọi thời điểm, đồng thời
cũng yêu cầu ở sinh viên tính tích cực, chủ động trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân nhằm tạo nên một
hiệu quả cao trong đào tạo.

Điều 2 : Các định nghĩa


2.1. Tín chỉ
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của
sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ học tập đă tích lũy được. Một tín chỉ học tập được qui định bằng 15 tiết
học lý thuyết. Để tiếp thu được một tiết học lý thuyết trên lớp sinh viên cần 2-3 tiết chuẩn bị. Một tiết học là
45 phút.
2.2. Học phần
2.2.1 Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích lũy trong quá
trình học tập. Một học phần phải được bố trí giảng dạy đều trong một học kỳ. Chuyên đề tốt nghiệp là học
phần đặc biệt, có khối lượng tương đương 5 tín chỉ. Mỗi học phần phải được ký hiệu bằng một mă riêng do
trường qui định.
2.2.2. Các loại học phần
- Học phần bắt buộc : là học phần bắt buộc mọi sinh viên phải học theo ngành mình đă chọn.
- Học phần tự chọn : là học phần sinh viên có thể đăng ký học hay không tùy theo nguyện vọng.
- Học phần tự chọn định hướng : là học phần mà sinh viên phải chọn trong các học phần qui định cho
một ngành học cụ thể.
- Học phần tiên quyết : là học phần bắt buộc sinh viên phải học trước và thi đạt mới được học tiếp
sang học phần khác.
- Học phần tích lũy : là học phần có kết quả đạt được được từ điểm 5 trở lên khi kết thúc học phần.
- Học phần học trước : học phần A là học phần học trước học phần B , khi điều kiện bắt buộc để
đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học và được xác nhận học xong học phần A(có
thể chưa đạt) . Sinh viên được phép đăng ký học học phần B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã học
học phần A.

Điều 3 : Học kỳ , năm học


3.1. Học kỳ là thời gian để sinh viên hoàn thành một số học phần của chương trình đào tạo. Trong mỗi
học kỳ có qui định khối lượng kiến thức tối thiểu buộc sinh viên phải tích lũy.
3.2. Một học kỳ chính có 15 tuần thực học và 2 đến 3 tuần thi.
3.3. Năm học có hai học kỳ chính, tùy theo điều kiện, trường có thể tổ chức thêm học kỳ hè dành cho
những sinh viên thi không đạt ở các học kỳ chính được đăng ký học lại và những sinh viên học giỏi có điều
kiện kết thúc sớm chương trình đào tạo.

Điều 4 : Thời gian và kế hoạch đào tạo


Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo theo khóa học và năm học
4.1. Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của một ngành chuyên môn ở
trình độ đại học . Một khoá học đối với hệ Đại học Văn bằng 2 chính quy của Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM được thực hiện trong 4 học kỳ.
4.2. Tùy theo khả năng học tập, sinh viên được rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tối đa như sau :
Rút ngắn tối đa Kéo dài tối đa
1 học kỳ 2 học kỳ

Trang 1
Điều 5 : Chương trình đào tạo
5.1 . Chương trình đào tạo :
Gồm 2 khối kiến thức :
a. Khối kiến thức cơ sở nhóm ngành
b. Khối kiến thức ngành, chuyên ngành
5.2. Mỗi khối kiến thức có 2 nhóm học phần sau:
- Nhóm học phần bắt buộc gồm những học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của
ngành đào tạo, bắt buộc sinh viên phải học và chiếm khoảng 80% khối lượng kiến thức toàn khoá.
- Nhóm học phần tự chọn định hướng gồm những học phần chứa đựng những nội dung cần thiết
nhưng sinh viên được tự chọn để tích lũy đủ số tín chỉ qui định và chiếm khoảng 20% khối lượng kiến thức
toàn khoá. Sinh viên được tự chọn những học phần này theo định hướng của cố vấn học tập hoặc giáo viên
hướng dẫn.

Điều 6 : Phân chia thời gian đào tạo hai khối kiến thức
6.1 Trường ĐHKT TP.HCM tổ chức đào tạo khối kiến thức cơ sở nhóm ngành trong 1 học kỳ đầu của
khoá học. Khối lượng kiến thức này được xây dựng là 22 tín chỉ.
6.2. Khối kiến thức ngành, chuyên ngành được tổ chức trong 3 học kỳ sau khi sinh viên đã tích luỹ
khối kiến thức cơ sở nhóm ngành . Khối lượng kiến thức tích luỹ ở giai đoạn này được quy định khoảng 70
tín chỉ .

CHƯƠNG II : TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 7 : Hệ đào tạo


7.1. Trường tổ chức đào tạo và đánh giá theo phương thức chính quy cho sinh viên hệ đại học văn
bằng 2 chính quy.
7.2. Sinh viên hệ đại học văn bằng 2 chính quy là các thí sinh trúng tuyển qua kỳ thi tuyển do trường
tổ chức tuyển sinh hằng năm, đã hoàn tất các thủ tục nhập học.
7.3. Mỗi sinh viên hệ đại học văn bằng 2 chính quy đều có một mã số riêng theo quy định của trường.

Điều 8 : Bảo lưu kết quả trúng tuyển


Sau khi đã thi đậu ở kỳ thi tuyển, do một số hoàn cảnh đặc biệt như bệnh tật, tai nạn, hoàn cảnh khó
khăn đột xuất, thí sinh trúng tuyển có thể xin bảo lưu kết quả thi tuyển. Thí sinh trúng tuyển phải nộp đơn xin
bảo lưu, gửi phòng Quản lý đào tạo – CTSV của trường và phải có quyết định chấp thuận của Hiệu Trưởng.
Thời gian bảo lưu không quá 1 năm. Muốn nhập học lại, thí sinh phải làm đơn xin nhập học kèm theo
quyết định bảo lưu nộp Phòng Quản lý đào tạo – CTSV của trường trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất 1
tháng để được giải quyết.

Điều 9 : Tổ chức lớp


9.1. Những sinh viên theo học cùng một học phần trong cùng một khoảng thời gian và cùng một giảng
viên sẽ tạo thành một lớp học phần. Mỗi lớp học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy
định.
9.2. Những sinh viên cùng khoá tuyển, cùng ngành hoặc chuyên ngành được tổ chức thành lớp khóa
học. Lớp khóa học được tổ chức ổn định từ đầu đến cuối khóa học, nhằm duy trì các sinh hoạt đoàn thể.
Lớp khóa học có mã số riêng.

Điều 10 : Thông báo kế hoạch của trường


10.1. Đầu khoá học, trường thông báo cho sinh viên về:
- Chương trình đào tạo toàn khoá cho từng ngành học.
- Quy chế học tập và các quy định của trường.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên.
10.2. Đầu mỗi học kỳ, trường có trách nhiệm thông báo cho sinh viên về:
- Danh mục các học phần và số lượng tín chỉ của mỗi học phần dự kiến giảng dạy trong học kỳ, điều kiện
để đăng ký học các học phần đó.
- Số lớp học dự kiến tổ chức cho mỗi học phần và thời khoá biểu cho các lớp học phần đó.

Điều 11 : Đăng ký học tập

Trang 2
11.1. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được chương trình đào tạo và đăng
ký các học phần sẽ học trong học kỳ đó theo quy định của trường. Số tín chỉ đăng ký học cho mỗi học kỳ
chính không ít hơn 12 và không vượt quá 30.
Đối với những sinh viên có học phần phải học lại thì tổng số tín chỉ của các học phần học lại và các
học phần mới không được đăng ký vượt quá số tín chỉ tối đa quy định cho mỗi học kỳ.
Trong trường hợp đặc biệt sinh viên muốn đăng ký vượt quá 30 tín chỉ hoặc ít hơn 12 tín chỉ ở học kỳ
chính phải được sự đồng ý của Hiệu Trưởng.
11.2. Đăng ký học lại : Sinh viên phải đăng ký học lại các học phần bắt buộc có điểm kết thúc học
phần dưới 5 ở các học kỳ trước. Đối với các học phần tự chọn, bị điểm dưới 5, sinh viên được phép đăng ký
học lại học phần đó hoặc chọn học phần khác thay thế trong số các hoặc phần tự chọn quy định cho mỗi
ngành đào tạo.
11.3. Sinh viên phải đăng ký trong thời hạn quy định của trường. Hiệu Trưởng quy định cách thức tổ
chức đăng ký sao cho phù hợp điều kiện và quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường.

Điều 12 : Trách nhiệm của sinh viên và của cố vấn học tập
12.1. Sinh viên có trách nhiệm theo dõi kết quả đăng ký học trên trang web của phòng Quản lý đào
tạo – CTSV. Kết quả đăng ký học tập của mỗi sinh viên được thông báo ở phiếu kết quả đăng ký học phần.
Trên phiếu kết quả đăng ký học phần gồm họ tên, mã sinh viên, các học phần, số tín chỉ của mỗi học phần,
lịch học của các học phần.
12.2. Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu như lên lớp, làm bài tập, thực hành, tham
gia thảo luận, dự kiểm tra thường kỳ và thi kết thúc học phần.
12.3. Sinh viên có trách nhiệm tham gia các hoạt động đoàn thể theo quy định của trường.
12.4. Cố vấn học tập hoặc giáo viên hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn cho sinh viên thực hiện
quy chế và những quy định của trường, giúp đỡ sinh viên lựa chọn chuyên ngành, đăng ký các học phần tự
chọn định hướng cho ngành học của mình.

Điều 13 : Xử lý học vụ
13.1. Trường hợp bị thôi học
Sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Có điểm trung bình chung của học kỳ dưới 3.
- Có điểm trung bình chung của 2 học kỳ liên tiếp dưới 4.
- Không làm thủ tục đăng ký môn học.
- Không đóng học phí theo đúng thời gian quy định của trường.
- Tự ý nghỉ học từ một học kỳ trở lên không xin phép.
13.2. Trường hợp tạm dừng
Sinh viên sẽ phải tạm dừng học tập 1 học kỳ trong trường hợp sau đây:
- Có điểm trung bình chung của học kỳ trước đó dưới 4.
Sinh viên bị tạm dừng học tập chỉ được đăng ký học lại các học phần chưa đạt và một vài học phần
mới do trường quy định.

Điều 14 : Điều kiện để học cùng một lúc nhiều ngành


14.1. Việc sinh viên muốn học cùng một lúc ở nhiều ngành được thực hiện theo quy định như sau:
a. Sinh viên phải học xong 2 học kỳ đầu của khoá học theo một ngành đã chọn khi trúng tuyển .
Sinh viên đã tích luỹ đủ số tín chỉ tối đa quy định cho mỗi học kỳ và có điểm trung bình chung học tập của 2
học kỳ đầu từ 6,0 trở lên. Nếu có nguyện vọng, được đăng ký học thêm một ngành chuyên môn khác ở cùng
nhóm ngành đang học.
14.2. Sinh viên đã được phép học thêm ngành chuyên môn, nếu điểm trung bình chung học tập của
ngành chính của học kỳ đó dưới 5,0 thì phải dừng học thêm ở ngành chuyên môn ở học kỳ tiếp theo. Điểm
các học phần của ngành chuyên môn học thêm được bảo lưu. Sang học kỳ sau, sinh viên lại đạt điểm trung
bình chung như quy định thì được tiếp tục học thêm ngành chuyên môn.

Điều 15 : Xin tạm dừng học


15.1. Nếu có lý do chính đáng, sinh viên có thể xin tạm dừng học tập. Muốn được chấp nhận tạm
dừng học tập, sinh viên phải làm đơn nộp tại phòng Quản lý đào tạo – CTSV và phải có quyết định cho
phép của Hiệu Trưởng trường.
15.2. Thời gian tạm dừng học tập vẫn phải được tính vào thời gian cho phép kéo dài tối đa của khoá
học, ngoại trừ thời gian sinh viên tình nguyện thi hành nghĩa vụ quân sự.

Trang 3
CHƯƠNG III : KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 16 : Điều kiện dự thi kết thúc học phần
Sinh viên được dự thi kết thúc học phần nếu hội đủ các điều kiện sau đây :
- Có mặt ở lớp từ 80% trở lên thời gian quy định cho học phần đó, trừ những sinh viên được Hiệu
Trưởng cho phép học thêm ngành chuyên môn khác.
- Sinh viên phải dự đủ các đợt kiểm tra giữa học kỳ và các buổi thảo luận ở lớp.
Sinh viên nào không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần nào thì phải đăng ký học lại học phần đó ở
học kỳ sau.
Danh sách sinh viên bị cấm thi do Giảng viên đề nghị và do Bộ môn hoặc Khoa duyệt công bố. Sinh
viên có tên trong danh sách bị cấm thi sẽ bị điểm không (0) cho học phần đó.

Điều 17 : Tổ chức thi kết thúc học phần


Mỗi học kỳ trường chỉ tổ chức một kỳ thi ngay sau khi kết thúc học kỳ.
Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, khoảng nửa ngày cho mỗi
tín chỉ. Hiệu Trưởng quy định thời gian ôn thi và thi. Không tổ chức thi ngoài các kỳ thi đã thông báo.

Điều 18 : Không hoàn tất học phần


18.1 Vì những lý do chính đáng không thể dự thi (ốm đau, tai nạn, chuyện gia đình,…) sinh viên sẽ
được xem xét giải quyết cho nhận điểm P (điểm chưa hoàn tất học phần).
18.2 Trước khi kết thúc học kỳ hoặc trước kỳ thi, sinh viên phải nộp đơn trình bày rõ lý do không thể
hoàn tất học phần cùng các giấy tờ xác nhận cần thiết cho phòng Quản lý đào tạo – CTSV . Trường hợp
đột xuất, sinh viên phải nộp trong vòng 3 ngày kể từ ngày thi.
18.3 Phòng Quản lý đào tạo – CTSV sẽ xem xét và quyết định sinh viên có được điểm P hay không.
Nếu không được chấp thuận, sinh viên sẽ bị điểm không (0) cho học phần đó.
18.4 Nếu nhận điểm P, trong thời gian tối đa là 2 học kỳ tiếp theo, sinh viên phải làm đơn đăng ký thi
lại học phần đó. Sau khi thi, điểm P sẽ được đổi thành điểm mà sinh viên đạt được. Ngược lại, qua hai học
kỳ, nếu sinh viên không đăng ký thi lại thì điểm P sẽ bị đổi thành điểm không (0).

Điều 19 : Điểm bảo lưu (chuyển đỉểm – Điểm miễn học – M)


19.1 Một học phần A được cho phép miễn học theo diện bảo lưu kết quả (điểm) khi sinh viên đã hoàn
tất đạt yêu cầu học phần tương đương trong thời gian học một chuyên ngành của trường(áp dụng đối với
sinh viên học nhiều chuyên ngành).
19.2 Việc xem xét tương đương miễn học, bảo lưu kết quả đối với sinh viên thuộc diện chuyển trường
sẽ do Hiệu trưởng quyết định sau khi tham khảo ý kiến các khoa quản lý học phần.
Điều 20 : Các loại điểm
20.1. Điểm trung bình học tập của mỗi học kỳ (điểm học kỳ), mỗi năm học hay của khóa học là điểm
tính theo kết quả thi của các học phần mà sinh viên đã đăng ký học tại trường (không tính điểm bảo lưu,
điểm M).
20.2. Điểm trung bình tích lũy của mỗi học kỳ, mỗi năm học hay khóa học là điểm tính theo kết quả thi
của các học phần đạt từ điểm 5 trở lên mà sinh viên đã đăng ký học tại trường (kể cả các học phần bảo
lưu).
Cách tính điểm trung bình chung và trung bình tích lũy được quy định tại Điều 21 của Quy chế này.
20.3 Học phần có kết quả từ 5 điểm trở lên được bảo lưu, khi sinh viên học thêm một ngành học mới,
điểm bảo lưu được tính vào điểm trung bình tích lũy của ngành học đó.

Điều 21 : Cách tính điểm kiểm tra , thi, xếp loại


21.1. Điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10.
21.2. Điểm đánh giá cuối cùng của học phần là điểm trung bình cộng theo hệ số của điểm đánh giá
quá trình ( 30%) và điểm thi kết thúc học phần ( 70%) . Điểm đánh giá cuối cùng của học phần là điểm chẳn
từ 0 đến 10, phần điểm lẻ được làm tròn theo nguyên tắc :
- Điểm lẻ từ 0.5 trở lên làm tròn lên ( cộng 1 điểm).
- Điểm lẻ dưới 0.5 làm tròn xuống (không tính).
21.3. Điểm trung bình học kỳ và trung bình tích lũy được tính đến 2 số thập phân.
21.4. Điểm trung bình học kỳ, năm học, khóa học hoặc trung bình tích lũy được tính theo công thức
sau:

Trang 4
Trong đó:
A là điểm trung bình chung
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
N là tổng số học phần
21.4 Xếp loại kết quả học tập
a. Loại đạt Xếp loại
Từ 9 đến 10 Xuất sắc
Từ 8 đến cận 9 Giỏi
Từ 7 đến cận 8 Khá
Từ 6 đến cận 7 Trung bình khá
Từ 5 đến cận 6 Trung bình
b. Loại không đạt xếp loại
Từ 4 đến cận 5 Yếu
Dưới 4 Kém

Điều 22 : Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi, kết thúc học phần
22.1. Việc đánh giá quá trình do giảng viên giảng dạy chuẩn bị theo đúng chương trình đã công bố và
phải được Trưởng Khoa hoặc Trưởng Bộ môn duyệt.
22.2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết, trắc nghiệm, vấn đáp hoặc kết hợp giữa các
hình thức trên. Hiệu Trưởng hoặc người được Hiệu Trưởng ủy quyền duyệt các hình thức thi thích hợp cho
từng học phần theo đề nghị của Trưởng Khoa hoặc Trưởng Bộ môn.
22.3. Quy trình chấm thi kết thúc học phần do Hiệu trưởng quy định tùy theo hình thức thi, sao cho
bảo đảm tính công bằng và nghiêm túc.
22.4. Các bảng điểm thi theo mẫu của trường phải có chữ ký của cán bộ chấm thi, có xác nhận của
Trưởng bộ môn hoặc Trưởng Khoa và phải được gửi về văn phòng Khoa, phòng Quản lý đào tạo – CTSV,
chậm nhất là 15 ngày sau khi thi.
22.5. Kết quả thi phải được thông báo công khai, rõ ràng sau mỗi kỳ thi.

Điều 23 : Chấm phúc tra


Sinh viên có quyền đề nghị chấm phúc tra kết quả thi. Đơn xin phúc tra kết quả thi phải được gửi đến
Ban thanh tra trong vòng 7 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Tất cả các đề nghị chấm phúc tra đều phải
đóng lệ phí do trường quy định.

Điều 24 : Thi cải thiện điểm


Đối với học phần có kết quả đạt, trong vòng hai học kỳ tiếp theo, sinh viên muốn thi lại để cải thiện
điểm phải làm đơn đăng ký thi cải thiện điểm, huỷ kết quả cũ và nộp lệ phí theo quy định. Điểm thi cải thiện
là điểm của học phần. Nếu sinh viên đã đăng ký thi cải thiện điểm nhưng không dự thi sẽ bị nhận điểm
không (0).

Điều 25: Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm qui chế thi, kiểm tra
25.1. Mức độ sai phạm và khung xử lý sai phạm đối với sinh viên và cán bộ trong khi thi, chấm thi
được thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh.
25.2. Trong các đợt kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc học phần, thi cuối khoá, bảo vệ khoá luận tốt
nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý đối với từng bài kiểm tra, từng học phần đã vi phạm.
25.3. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị xử lý từ đình chỉ đến buộc thôi học.
Trong quá trình học tập, sinh viên có thể đề nghị nhà trường cấp bảng điểm. Để thực hiện công việc
này, sinh viên phải làm đơn và nộp lệ phí.

CHƯƠNG IV : THI CUỐI KHÓA VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP


Điều 26 : Làm khóa luận hoặc thi cuối khóa
26.1. Để hoàn tất chương trình đào tạo bậc đại học, vào cuối học kỳ cuối khoá học, sinh viên phải
thực hiện một trong 2 hình thức sau đây:
Trang 5
a. Làm khoá luận (được tính tương đương với 10 tín chỉ)
Chỉ tiêu sinh viên được chọn làm khoá luận theo quy định hiện hành.
b. Thi cuối khoá : Nội dung thi cuối khoá gồm hai phần kiến thức: phần kiến thức cơ sở của ngành và
phần kiến thức được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc của chuyên ngành.
Mỗi phần kiến thức được tổng hợp và cấu trúc sao cho khối lượng của nó tương đương với 10 tín chỉ.
Vào đầu năm học cuối của khoá học, khoa phải công bố nội dung của các học phần này để sinh viên tự ôn
tập thi cuối khoá.
26.2 Sinh viên chỉ được bảo vệ khoá luận, thi cuối khoá sau khi đã dự học đủ tất cả các học phần của
chương trình đào tạo theo ngành học của mình.

Điều 27 : Chấm khóa luận, chấm thi cuối khóa


27.1. Chấm khoá luận được thực hiện bởi hội đồng do Hiệu Trưởng ký quyết định thành lập. Số thành
viên của hội đồng là 3, trong đó có chủ tịch và thư ký.
27.2. Thi cuối khoá được thực hiện theo hình thức thi viết. Thời gian thi viết quy định là 180 phút. Việc
ra đề thi, coi thi, chấm thi theo hình thức thi viết được thực hiện như quy định ở kỳ thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng.
27.3. Điểm khoá luận, điểm thi cuối khoá được cho đến số nguyên và được tính vào trung bình chung
học tập của toàn khoá học.
27.4. Sinh viên thi cuối khoá bị điểm dưới 5 thì được thi lại ở các học kỳ kế tiếp cho đến khi nào hết
thời gian tối đa cho phép của khoá học được quy định tại Điều 4 của bản quy chế này.
Các sinh viên bảo vệ khoá luận không thành công thì phải chuyển sang dự thi cuối khoá ở các học kỳ
kế tiếp.

Điều 28 : Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
28.1 Cuối mỗi học kỳ, những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây có thể làm đơn gửi hội đồng xét
tốt nghiệp:
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ
luật từ mức đình chỉ học tập trở lên.
- Đã tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho mỗi ngành đào tạo.
28.2. Căn cứ biên bản và đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu Trưởng ký quyết định công nhận
tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện quy định.
28.3. Hội đồng xét tốt nghiệp sẽ do Hiệu Trưởng hoặc phó Hiệu Trưởng được Hiệu Trưởng uỷ quyền
làm chủ tịch. Trưởng phòng Quản lý đào – CTSV làm thư ký và các thành viên là Trưởng Khoa chuyên
môn, Trưởng các phòng có liên quan.

Điều 29 : Cấp bằng tốt nghiệp


29.1. Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo. Bằng chỉ được cấp cho sinh viên khi đã
ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên tấm bằng. Bằng phải có ảnh, chữ ký của người được cấp. Xếp hạng
tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học quy định tại khoản 5 Điều
21 của quy chế này.
29.2. Đối với những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá đạt xuất sắc, hạng tốt nghiệp sẽ bị giảm
một bậc nếu rơi vào 1 trong các trường hợp sau :
- Có thời gian học tập vượt quá thời gian quy định cho toàn khóa học được quy định tại khoản 2
điều 4 của quy chế này.
- Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo ở cấp trường trở lên.
29.3 Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần.
29.4. Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp và đã hết thời gian tối đa được phép
học thì được cấp giấy chứng nhận về kết quả học tập của các học phần đã học trong chương trình đào tạo
của trường. Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp nhưng chưa hết thời hạn tối đa được
phép học, trong thời hạn 3 năm được trở về trường thi lại những học phần chưa đạt để đủ điều kiện xét tốt
nghiệp.

Trang 6

You might also like