You are on page 1of 29

Phêrô Nguyễn Hoàng

Tình Mẹ

1
Một bọn bốn đứa trẻ chơi bên hông nhà nguyện
một sáng Chúa Nhật. Chốc chốc chúng nó liếc ra phía
cổng xem thử có ai đến không, rồi lại tiếp tục với trò
chơi của chúng. Bọn chúng là cô nhi! Không lẽ chúng
chờ người thân đến thăm chúng? Phải rồi, bọn chúng
chờ khách viếng, nhưng không phải cho bọn chúng.
Chúng chờ mấy ông tây bà đầm đến thăm con của họ
đang nội trú ở đây. Sáng Chúa nhật nào cũng vậy, bọn
chúng chơi lãng vãng bên hông nhà nguyện cho đến
khoảng gần trưa mới bỏ đi xuống sân chơi dưới đồi,
nơi bọn trẻ cô nhi khác đã đến từ sáng sớm.

Cô nhi viện Domaine de Marie Đà Lạt không


giống bất kỳ cô nhi viện của mấy bà xơ tai bồ, tên
cúng cơm của mấy bà xơ dòng Vinh Sơn. Thị trấn Đà
Lạt đầu thập niên 50 không lớn, trường học, nhất là
trường mẫu giáo và tiểu học không có bao nhiêu,
nhưng lại chỉ dạy chương trình Việt. Cô Nhi Viện
Domaine de Marie là cơ sở duy nhất trên Đà-Lạt dạy
theo chương trình Pháp. Do đó ban quản trị cô nhi
viện đã mở cửa đón nhận thêm học sinh nội trú cho
con em của các quan tây cũng như những gia đình
Việt-Nam khá giả. Tuy gọi là nội trú, nhưng cha mẹ
mấy đứa bé này thường đến cô nhi viện vào những
buổi sáng Chúa nhật để thăm viếng quà cáp hoặc xin
2
phép đưa con họ về nhà chơi. Đó là lý do khiến bộ tứ
này có mặt ở đây mỗi sáng Chúa nhật.

Thủ lãnh của bộ tứ này là bé Hoàng. Chẳng có


ai bầu bán nó làm thủ lãnh cả. Bọn kia tự nguyện đi
theo nó. Nó là đứa học giỏi nhất lớp, hay được lãnh
thưởng, lúc thì một túi bi, hoặc một gói kẹo. Được
từng nào nó đều chia sẻ đồng đều cho bọn đi theo nó.
Đôi khi nó còn kéo đám bạn nó đến một nơi nào đó
vắng vẻ để chỉ cho chúng những gì nó học được.
Nhưng đó chưa phải là lý do để đám trẻ kia tôn nó lên
làm lãnh tụ. Nó đã giúp bọn chúng rửa nhục bọn tây
con.

Đúng ra, chính nó cũng từng bị bọn tây con kia


ăn hiếp mấy lần. Đám tây con này vừa to con, vừa tự
hào có cha có mẹ đến thăm viếng hàng tuần, nên hay
khinh dể bọn cô nhi còn lại, nhiều khi lại lên mặt hiếp
đáp nữa. Có đi thưa mấy bà xơ tai bồ cũng như không,
vì rốt cuộc phần thua lỗ cũng thuộc về đám cô nhi
không cha không mẹ. Mới ngày kia thôi, nó đã bị một
thằng tây con tên là Jacques chạy rầm rầm từ cầu
thang nhà ngủ xuống hất nó ngã, rơi cả một đống sách
mới nó đang cầm trên tay kèm theo mấy tiếng: ‘Xê ra
đồ con khỉ Annamite!’ Jacques là một tên tây con to
lớn ngổ ngáo nhất lớp. Đang lúc nó cúi xuống lượm
3
sách vở lên, tên kia còn xô nó ngã chúi: “Tránh ra cho
tụi tao chơi, đồ con heo!” Tuy cái từ Annamite đối với
nó không có nghĩa gì cả, nhưng bọn bạn nó cho biết
tụi tây con hàm ý rằng bọn cô nhi Việt là đồ man di
mọi rợ. Giải thích nghe hữu lý. Chẳng vậy sao nó đi
kèm với từ con khỉ được! Nó tức lắm định đứng lên
nghênh chiến, một trận chiến thua lỗ trông thấy. May
thay tụi bạn của nó đã kịp thời can thiệp, lôi nó đi xa.

“Thôi Hoàng ơi, mình đánh không lại bọn tây


lai mười hai lổ đít đó đâu!”

Bọn nhỏ cô nhi nhỏ con cố sức chịu đựng cảnh


bị bọn tây con hà hiếp. Chúng đã quen rồi. Thằng bé
Hoàng cũng đã chứng kiến cảnh này hàng ngày. Gần
ba năm rồi từ ngày nó lên đây! Mỗi lần phải chứng
kiến cảnh như thế, tay chân nó run lên, máu nóng bốc
lên mặt. Nhất định mối hận này có ngày nó phải trả,
cho nó, cho tụi bạn nó, cho niềm tự hào dân Việt của
nó. Nhưng làm cách nào? Nó cũng nhỏ con như bạn
bè của nó. Ngoài ra, bọn tây con hình như được mấy
bà xơ chống lưng. Đánh lại bọn nó vừa bị ăn đòn của
bọn tây con vừa bị mấy bà xơ phạt.

Nó toan tính trong bụng. Thằng Jacques là


thằng ngỗ ngáo nhất lớp. hạ được thằng này, bọn tây
4
con sẽ khiếp ngay. Bọn này chỉ có to con, nhưng chắc
chắn nhát như cáy, sẽ không dám làm gì để gây cuộc
chiến khác. Thế là thằng Jacques được nó chấm chọn
làm mục tiêu. Nó bước tiếp bước thứ hai. Nó đi gặp
từng đứa cô nhi trong lớp, xúi giục chúng hợp tác với
nó. Đám cô nhi xem ra cũng bất mãn với bọn tây con,
nhưng chúng sợ no đòn với bọn tây lai, sợ mấy bà xơ
phạt.

“Tụi tao không dám đâu. Mày có gan thì mày


hãy làm đi! Tụi tao sẽ đứng ngoài hỗ trợ cho.”

Thế là hết! Toàn là bọn thỏ đế, nó lầm bầm


trong bụng. May thay, sau một thời gian âm thầm vận
động, cũng có được ba đứa xin tham gia chiến dịch
của nó.

“Hoàng, nếu mày dám đương đầu với tụi nó, tụi
tao cũng sẵn sàng theo mày!”

Nó nhìn tụi bạn của nó, cảm thấy ngao ngán.


Chẳng có đứa nào đủ sức cả. Đứa nào đứa nấy cũng
sàn sàn nhỏ con như nhau. Phải có đứa chịu hy sinh
mới được! Chắc phải là nó rồi! Vậy là xong bước thứ
hai.

5
Nó kéo bọn bạn của nó đi riêng bàn thảo kế
hoạch. Đúng như nó đã nghĩ. Không có đứa nào dám
trực diện đối địch cả. Nó đành xin xung phong làm
mũi dùi chính, làm người chịu hy sinh. Một khi thằng
Jacques ngã xuống, bọn bạn nó sẽ xúm lại đè tay đè
chân nó! Đánh ngã thằng Jacques to con không phải là
chuyện dể! Phải có kế hoạch đặc biệt, bất ngờ mới
được. Vần đề còn tồn tại là trận đánh phải diễn ra ở
đâu. Tất nhiên là không thể trước mặt mấy bà xơ rồi.
Trong rừng thông bên kia mấy dãy nhà, nơi bọn trẻ
được mấy bà xơ tập trung chơi vào những chiều Chúa
nhật.

Thế là kế hoạch đã được soạn thảo xong. Tất cả


bọn nhóc đã được bí mật thông báo về cuộc đụng độ
có thể diễn ra sắp đến. Chỉ còn có chờ đợi thời cơ
thôi. Và dịp may hiếm có đã đến.

Đó là một buổi chiều Chúa nhật như mọi chiều


Chúa nhật khác. Có khác chăng là sự vắng mặt bất
thường của bà xơ phụ trách. Lũ trẻ con vẫn chơi bình
thường. Có nhóm bẻ mấy cành ngo làm xe tuột giốc.
Có đứa lượm mấy củ huệ lăn xuống hố. Nhóm khác
thì lấy mấy ống chỉ làm xe thi đua với nhau. Một số
thì đi hái lá chua, một loại lá rìa có gai, nhám nhám,
ăn bậy cũng ngon lắm; hoặc đi đào một loại rễ cây,
6
không ngon lắm nhưng thơm thơm như nhai kẹo cao
su. Mặt trời đã xế chiều. Mọi hoạt động của bọn trẻ
xem ra không có gì lạ, nên bà xơ phụ trách mới bỏ đi,
có lẽ có công việc gì đó đang chờ bà giải quyết.

Đội xung kích vẫn bám sát mục tiêu không rời.
Mục tiêu ở đây là thằng Jacques. Bọn tứ quái đang
ngồi trên một cành thông cách chỗ thằng Jacques đang
ngồi với đám bạn của nó không xa. Bọn nó nháy mắt
với nhau đột nhiên cất tiếng hát vang:

Nắng nắng vàng

Bay trên ngàn

Gió gió đưa

Ta lên đây

Cho phi tình

Cho phỉ sức

“Tụi khỉ Annnamite, tụi bay có chịu câm họng


lại cho tụi tao nói chuyện không?” Thằng Jacques bỏ
đám bạn đến bên cây thông của bọn nó lắc lắc.

7
“Ai có chọc ghẹo mày đâu, đồ tây lai mười hai
lổ đít!” thằng bé Hoàng đớp chát lại từ một cành
thông trên cao.

“À thằng này bữa nay ngon ta. Muốn đành lộn


phải không, xuống đây! Tao sẽ cho mày một bài học
lịch sự, đồ con heo!”

“Biểu tao xuống hả? Tụi bay nghe hết rồi đó.
Nó đòi đành tao nè!” Thằng bé làm bộ phân trần với
đám bạn bè của nó. Và nó bắt đầu từ từ leo xuống,
toan tính. Tam quái còn lại cũng di chuyển xuống
những cành thấp hơn chờ cơ hội.

Thằng bé vừa xuống đến gốc cây đã lãnh ngay


một cú nóng cáy vào mặt.

“Thưởng cho mày nè, đồ con heo hôi hám!”

Thằng bé liển xiểng lùi lại, cảm thấy mặt nó rát


bỏng. Quả là nó không ngờ! Nó cứ tưởng đâu thằng
tây con phải chưởi nó ít tiếng trước cái đã chứ. Bất
thần nó lao tới húc đầu thật mạnh vào bụng thằng
Jacques làm cho tên này té ngữa. Cũng là một đòn bất
ngờ, vì nó không ngờ thằng bé Annamite dám đành trả
lại nó kiểu đó. Hất ngã được thẳng tây con, đứa bé vội
lao theo, ôm chặt lấy địch thủ, đầu nó áp sát vào đầu
8
kẻ địch. Đó là đòn bất ngờ nó đã toan tính nhiều ngày.
Chỉ có áp sát kiểu đó nó mới mong đánh thắng thằng
tây con cao lều khều. Quả đúng như nó dự đoán, đôi
tay dài của thằng Jacques tỏ ra vô hiệu với tư thế của
nó, chỉ đấm được những quả đấm nhẹ vào lưng của
nó. Trong lúc tên kia đang loay hoay tìm cách lật lại,
tam quái từ trên cây đã nhảy xuống đất đè tay chân
thằng Jacques cứng ngắt.

“Đánh chết nó đi, Hoàng, hoan hô, hoan hô!”


Chẳng mấy chốc chung quanh bãi chiến trường đã đầy
bọn cô nhi còn lại. Đám bạn bè của thằng Jacques
đứng ngoài nhìn không dám tham chiến.

Được dịp thằng Hoàng nhỏm người dậy, nện


cho thằng tây con những đòn thù nên thân, đến nỗi nó
phải khóc lên vì bị đánh quá đau.

“Mày có chừa ăn hiếp bọn tao không, thằng bị


thịt?”

“Dạ chừa. Tao hổng dám nữa?”

“Mày phải nói: thưa mấy ông Việt Nam, em


không dám gọi mấy anh là con khỉ Annnamite nữa, là
đồ con heo nữa mới đươc.”

9
Còn cách nào hơn. Thằng Jacques đành phải lập
lại đúng những lời đã được mớm cho nó.

Thắng lợi hoàn toàn thuộc về phe ta. Thằng bé


được đám cô nhi công kênh lên reo hò. “Đại ca! Đại
ca anh hùng!” Thật là khoái đi chứ! Tự nhiên nó được
nâng lên hàng lãnh tụ, lãnh tụ đám cô nhi trong lớp
của nó.

Đương nhiên, chiến thắng nào cũng có một cái


giá phải trả. Bon tứ quái được bà xơ phụ trách tuyên
dương công trạng bằng cách cho quỳ nhà cơm một
tuần không được ăn cơm chung với tập thể cô nhi,
Chúng phải ăn sau, chỉ có cơm và mắm thôi. Riêng
tên lãnh tụ bị phạt ‘concile’ vào Chúa nhật sau. Trong
lúc bạn bè nó được đi chơi, nó phải ở lại chép bài
phạt.

Sau trận chiến, đám cô nhi quả không còn bị


bọn tây con ăn hiếp nữa. Một trận đánh đã đủ cho bọn
chúng gờm mặt. Nhưng tên lãnh tụ tí hon cũng biết
rằng không nên coi thường tên địch thủ khổng lồ của
nó. Thà đi làm hòa tốt hơn là cứ phải nơm nớp đề
phòng. Nó dắt ba tên bộ hạ của nó tìm gặp thằng
Jacques phân trần, cho nó biết rằng bọn nó muốn sống
hòa bình với bọn tây con, nếu bọn này không còn ăn
10
hiếp đám cô nhi nữa. Đương nhiên là thằng Jacques
chịu. Một lần đã đủ cho nó biết rằng tụi nó chỉ là thiểu
số, không thể chống lại cả đám cô nhi có tổ chức đoàn
kết kia.

Tuy biết rằng đã có hòa đàm, nhưng ba đứa bạn


của thằng bé Hoàng vẫn chưa yên tâm, sợ bọn tây con
nổi chứng! Do đó, hể thằng bé đi đâu là bộ sậu tay tư
đều có mặt. Chính vì thế mà bọn chúng có mặt bên
hông nhà nguyện mỗi buổi sáng Chúa nhật. Ý kiến
nấn ná ở vùng này không phải là ý kiến của đám bộ
hạ. Tên thủ lãnh muốn như vậy, vì nó đang mong một
người, một người duy nhất rất thân thiết với nó: mẹ
nó!

Nó không bao giờ tiết lộ cho đám bạn nó rằng


nó còn có một người mẹ. Nó rất hận mẹ nó đã mang
nó bỏ nơi đây, nhưng nó vẫn cứ nhớ mẹ và mong bà
đến đưa nó đi khỏi chốn này. Sẽ có ngày mẹ mình sẽ
đến, nó lẫm bẫm một mình. Rồi mình sẽ thoát cảnh bị
mấy bà xơ tai bồ hành hạ. Đột nhiên, nò mỉm cười
một mình. Thật ra mấy bà xơ đâu có ghét bọn chúng.
Mấy bà ấy chỉ phạt khi chúng nó có lỗi thôi. Nếu
chúng đàng hoàng và chịu khó học hành, chúng vẫn
được thưởng cơ mà!

11
“Mày cười chuyện gì vây, Hoàng?”

“Tao không nói đâu!”

Mà nó nói sao được. Ba năm rồi còn gì! Nó đâu


còn biết mẹ của nó là ai nữa. Có nhiều đêm nó mơ
thấy mẹ nó, nhưng chỉ là một hình bóng lờ mờ, xa
xăm. Nó càng kêu, mẹ nó càng đi xa hơn và rồi mất
hút. Nó mở bừng mắt dậy mới biết rằng nó đang khóc,
gối nó ướt đẫm..

“Thôi mình chuẩn bị xuống sân chơi là vừa…”


giọng nó chợt tắt, vì có một tiếng mở cửa vọng đến từ
phía cổng.

Không riêng nó, ba đứa kia cũng trố mắt ra


nhìn. Cánh cửa bên hông cổng từ từ hé ra, để lộ một
bóng phụ nữ trong một chiếc áo dài màu hồng. Thiếu
phụ đi chậm chậm dọc theo nhà khách, mắt chăm
chăm nhìn về phía trước.

“Bà nào vậy cà? Bây giờ đã trưa rồi, còn thăm
ai nữa?” Một đứa bạn của nó lên tiếng.

Nó cũng nghĩ như vậy. Nhưng càng nhìn, nó


càng cảm thấy người thiếu phụ này có vẻ hay hay.
Tuyệt đẹp! Đẹp nhất trong ý nghĩ nhỏ bé của nó. Nó
bỗng giật mình! Mẹ nó mới là người đẹp nhất. Bà này
12
có lẽ chỉ được hạng nhì thôi! Không thể nào là hạng
nhất được. Hạng nhất chỉ có mẹ nó thôi! Nhưng tại
sao bà ta không chịu nhìn đến nó chứ? Nó đang đứng
đây, bên nhà nguyện với ba đứa bạn, ai cũng có thể
thấy, tại sao bà ta lại không thấy chứ? Một ý nghĩ tinh
nghịch nổi lên. Nó cúi xuống lượm một cục đá nhỏ
ném về phía người thiếu phụ để gây sự chú ý của bà
ta. Có lẽ vì lỡ tay hay sao đó, thay vì rơi trước mặt bà
như nó dự tính, viên sỏi rơi đúng vào vạt áo dài trước
của bà. Người thiếu phụ dừng chân, quay nhìn sang
nhà nguyện. Bỗng bà nhìn nó chăm chăm, rồi gọi to:
“Hoàng, Hoàng!”

“Chạy lẹ, tụi bay ơi!’ Nó nắm tay một đứa bạn
lôi đi.

Thoáng một cái, bọn tứ quái đã biến mất xuống


đồi. Mặt trời đã lên cao. Bọn cô nhi không còn mấy
đứa ở sân chơi cả. Chúng đã lên ngọn đồi phía bên
kia, nơi chúng vẫn hay chơi để tránh nắng và đi hái lá
chua hoặc đào rể, kiếm cái gì ăn như bọn chúng vẫn
thường làm. Thằng bé Hoàng nhìn tụi bạn nghĩ thầm:
‘lại một màn quỳ nhà cơm và ‘concile’ nữa! Không lẽ
mình bắt bọn chúng phải bị phạt với mình sao? Tụi nó
đâu có làm gì. Chỉ có mình thôi.’

13
“Tụi bay biết đó. Thế nào bà xơ phụ trách cũng
tìm ra bọn mình. Tao chắc cái bà đó thế nào cũng mét
lại chuyện tao ném đá bả! Tao lại không muốn tụi mày
bị phạt chung với tao. Một đứa bị là đã đủ lắm rồi!”

“Phạt thì phạt chớ! Mình đã chơi chung với


nhau, ai mà chẳng biết! Cùng lắm là quỳ nhà cơm thôi
mà! Tao hỏng sợ! Bốn đứa cùng quỳ càng vui!” Một
đứa lên tiếng trấn an.

Hai đứa còn lại cũng nhất trí với tên kia. Nhưng
thằng bé Hoàng không chịu.

“Chỉ có một mình tao ném đá thôi. Tao không


muốn tụi mày cũng bị chung với tao. Tụi mày phải
nghe lời tao, không thì đừng có gọi tao là đại ca nữa.”

Nó nhìn tụi bạn của nó chạy về phía đồi thông,


nhập bọn với đám cô nhi còn lại. Nó từ từ lại ngồi lên
một nấc thang của cái thang cao. Nó thích cái thang
cao này. Nó thích nhất là leo lên nấc cuối cùng rồi tuột
xuống cái trụ sắt. Nó nhớ có lần bà xơ nhất, tên gọi
của bà hiệu trưởng, bảo nó leo lên ngồi trên nấc thang
cuối cùng để chụp hình nó. Bả bảo nó gọi bả là Cô
Bảy, chứ không gọi là Ma xơ Lucie như tụi bạn nó.
Nó không hiểu vì sao. Nhưng nó thích bà xơ này. Bà
ấy hiền lắm và thường hay cho nó kẹo, có lần cả gói.
14
Nhưng hôm nay nó không có tâm trí nào để biểu diễn
cái tài tuột trụ sắt của nó cả. Nó đang chờ! Phải, cái bà
xơ phụ trách đó biết tìm ra nó khi có chuyện, cho dù
nó có trốn đi đâu. ‘Hãy can đảm lên mày!’ Nó tự an
ủi. ‘Cùng lắm chỉ bị phạt quỳ nhà cơm thôi! Mà biết
đâu cái bà đó không có mét mấy bà xơ!’ Càng nghĩ nó
càng thấy lạ. Tại sao cái bà lạ đó lại biết tên nó? Lúc
bả kêu tên nó, không thấy bả tỏ vẻ gì giận nó cả. Kỳ
lạ! Vậy mà nó vẫn cứ lo. ‘Đến giờ cơm trưa mà không
có chuyện gì, chắc là không sao. Chả lẽ…’ Nó tự an
ủi. Đó là tia hy vọng cuối cùng của nó.

Mặt nó chợt tái lại. Nó thoáng trông thấy bóng


dáng một bà xơ, bà xơ phụ trách! Chết rồi! Vậy đúng
là tai nạn của nó đã đến! Chuyện to rồi đó! Cái bà đó
ác thật! Nó rủa thầm trong bụng. Nó hít một hơi dài
lấy gân chuẩn bị tinh thần. Chối? Không được! Có sức
làm có sức chịu! Nhưng phải nói như thế nào đây? Nó
lúng túng quá. Thôi thì cứ tỉnh bơ như không có việc
gì, rồi tới đâu hay tới đó! Cứ làm ra vẻ sợ sệt chắc sẽ
nhẹ tội! Thế là nó cứ việc ngồi trên nấc thang, ngước
mắt lên trời trông mấy con diều giấy của ai đang thả
trên cao. Thông thường nó cũng thích nhìn những con
diều này lắm, nhưng hôm nay nó không thấy con diều
nào cả. Mắt nó cứ liếc xem thử bà xơ đi hướng nào.
15
Mặt nó không đổi sắc, nhưng tim nó nhảy loạn cào
cào khi bà xơ tiến đến gần.

“Hoàng, theo ma xơ lên phòng hiệu trưởng.” Bà


xơ đánh tiếng.

Nó giả vờ giật mình, ngơ ngác nhìn bà xơ và


đứng bật dậy. “Thưa ma xơ gọi con?”

“Con theo ta lên văn phòng.” Giọng bà xơ vang


lên một cách bình thản.

Thế này là thế nào đây? Tuy rằng giọng bà xơ


có vẻ bình thản, nhung mấy tiếng đó như những nhát
búa bổ vào tim thằng bé Hoàng. Nó nghe tim nó đau
nhói với ba tiếng lên văn phòng. Quan trọng lắm rồi
đây. Nó ngước nhìn bà xơ cố tìm ra câu giải đáp, đôi
mắt lộ vẻ sợ sệt. Lần này nó sợ thật, không phải làm
bộ như nó đã dự định. Văn phòng! Từ hồi nào đến giờ
nó chưa từ bị gọi lên văn phòng, ngay cả lúc nó bị
phạt về tội đành lộn với thằng Jacques. Văn phòng là
nơi làm việc của Cô Bảy nó. Thường ngày tuy bà xơ
này đối xử với nó rất tốt, nhưng với lần này nó không
biết bà ấy sẽ đối xử với nó ra sao. Bà xơ nào cũng là
bà xơ mà. Mấy bả trở mặt dễ như lật bàn tay, ai mà
biết trước được!

16
“Thưa ma xơ, tại sao vậy?” Nó nói một cách rụt
rè. Nó muốn năn nỉ bà xơ phạt nó nhè nhẹ, chứ đừng
đưa nó lên văn phòng, nhưng lưỡi nó líu lại, không
nói gì thêm được. Nó cũng thấy vẻ mặt của bà xơ phụ
trách cũng hơi lạ, thường thì lúc nào mặt bà cũng lạnh
như băng hoặc giận dữ khi có đứa bé nào phạm tội.
Lần này nó đã phạm một đại tội, nhưng vẻ mặt bà xơ
này không có vẻ gì là sắp kỹ luật nó cả.

“Cứ theo ma xơ.” Nói xong bà xơ quay lưng trơ


lên đường cũ, không nói gì thêm.

Thằng bé phạm tôi cảm thấy như mình đang đi


lên đoạn đầu đài, chậm chạp đi theo sau bà xơ phụ
trách. Thường ngày từ chỗ này lên đến chỗ văn phòng
nó đi nhanh lằm. Con đường này vốn rất quen thuộc
với nó, nhưng sao hôm nay con đường này dài và khó
đi đến thế. Nó liếc nhìn ngọn đồi nơi tụi bạn của nó
đang trốn. Nó đoán tụi nó cũng đang hồi hộp như nó.
Quả vậy, bọn nó đang núp dưới chân đồi lén vẩy tay
với nó như thầm bảo nó hãy can đảm lên, có gì thì bọn
nó sẽ cùng chia sẻ với!

“Nhanh lên đi!” Bà xơ quay lại, nắm lấy bàn


tay bé bỏng của nó kéo đi. Nó cảm thấy tay bà xơ lạnh
ngắt! Nó như cái niềng sắt kẹp chặt vào tay nó. Nó có
17
ý muốn rút tay ra tháo chạy. Thế nhưng nó vẫn cứ để
yên, để mặc tình bà xơ thao túng. Chạy cũng chết mà
không chạy cũng vậy. Thôi thì cứ nhận mạng vậy!

Cửa văn phòng mở ra. Nó bị bà xơ phụ trách


đẩy vào phòng. “Thưa chị, em đã dẫn cháu Hoàng đến
rồi!”

“Em cứ để nó đó cho chị!”

Cánh cửa văn phòng đã đóng lại sau lưng thằng


bé. Nó nhìn Cô Bảy nó đang ngồi sau bàn giấy trong
một góc phòng, rồi nhìn người thiếu phụ lạ đang ngồi
trên một chiếc ghế mây sát tường đối diện bàn giấy,
thắc mắc. ‘Sao không có ai tỏ vẻ giận dữ vậy? Nhất là
cái bà đẹp kia, sao cứ nhìn mình đăm đăm vậy? Bà
báo cáo tui như vậy chưa đủ sao? Bây giờ bà còn
muốn gì nữa?’

“Hoàng, lại đây con!” Nó nghe tiếng người


thiếu phụ gọi nó, nhưng nó vẫn đứng im, không nhúc
nhích, mắt liếc Cô Bảy nó, do dự.

“Chắc nó quên chị rối. Đã ba năm rồi chị nhỉ?”


Cô Bảy nó nói với người thiếu phụ, rồi đứng lên lại
gần nó, nắm lấy tay nó. “Hoàng, con có biết bà đó là
ai không? Mẹ con đó! Lại mẹ con đi!” Vừa nói Cô
18
Bảy nó vừa đẩy nó về phía người được giới thiệu là
mẹ nó.

Nó bước tới hai bước, rồi dừng lại, đứng im. Nó


đang cố lục lọi trong ký ức có nét nào quen thuộc nơi
người thiếu phụ này không. Mặt bà đang cười, nhưng
hình như mắt bà hơi ươn ướt. ‘Chưa chắc bà đẹp này
là mẹ mình đâu. Hình như mẹ mình đẹp hơn!’ Nó
phân vân, do dự, cứ đứng ì ra nhìn lại. Thực ra nó
không phải làm gì thêm cả. Người thiếu phụ áo hồng
đã rời khỏi ghế bước tới, và trong khi nó còn đang do
dự, bà đã bất ngờ bế xốc nó lên đôi cánh tay ấm và
mang nó lại chiếc ghế mây. Nó thoáng cảm nhận được
một chút gì ấm áp. Tay của bà tự xưng là mẹ nó ấm
thật, khác với tay của bà xơ phụ trách!

Nó đang cầm trong tay một cái bánh sữa, ăn từ


từ. Đúng là thứ bánh đã lâu rồi nó chưa được ăn.
Trước kia mẹ nó vẫn hay mua cho nó ăn! Một kỹ
niệm thời xa xưa thoáng qua trong trí nó rồi biến đi
ngay. Nó nhìn lên mặt người thiếu phụ, phân vân,
không biết có đúng là mẹ nó không. Nhưng sao bà
này lại biết nó hảo thứ bánh này? Nó nhìn xuống đất.
Còn có cả một hộp bánh to tướng nữa. Trong giỏ của
bà còn những thỏi sô cô la, những loại mà nó vẫn hay
được ăn lúc còn ở với mẹ. Hay bà nay là mẹ nó thật?
19
“Của con hết đó.” Tiếng người thiếu phụ thật là
dịu dàng, không cộc lốc tí nào.

“Cho con hết?” Nó hỏi trỏng, không biết phải


gọi bà bằng gì. Nó đang nghĩ đến mấy đứa bạn của
nó, giờ này chắc đang lảng vảng gần đâu đây lo cho
số phận của nó. “Con đem ăn chung với tụi bạn con
được không?”

“Sao không gọi là má?” Tiếng Cô Bảy nó ngắt


ngang. “Dĩ nhiên là được. Đã đến lúc con phải chia
tay với chúng rồi.”

Thằng bé luống cuống nhìn lên người thiếu


phụ, tỏ vẻ cầu cứu. Cái từ này nó chưa quen!

“Con cũng nên từ giả bạn con đi! Mang theo


mấy thứ này nữa đi! Má còn phải nói chuyện với cô
Bảy con một chút!”

Nó bưng hộp bánh sữa bà hộp kẹp sô cô la đi


chậm chậm về phía nhà nguyện, điểm tập trung của
bọn tứ quái. Vừa đi nó vừa nghĩ ngợi lung tung về
giọng nói của người đàn bà. Sao mà ngọt ngào đến
thế, ngọt còn hơn giọng nói của Cô Bảy nó! Hàng
ngày nó phải đối mặt với giọng nói lạnh lùng của bà
xơ phụ trách. Nó mơ ước được nghe một giọng nói có
20
chút tình cảm. Nó cần có ai thương hại đến nó! Chỉ
cần một chút tình thương hại thôi, nó đã mãn nguyện
lắm rồi. Người mẹ này của nó đã cho nó quá nhiều đi,
làm nó phải sững sờ.

Nó không cần phải chờ đợi lâu. Tụi bạn nó đã


có mặt tại điểm hẹn. Chưa đến nơi, tụi nó đã chạy ra.
“Đưa tao bưng bớt cho. Hôm nay mày có gì vui vậy?
Ai đi thăm mày mà mày có nhiều đồ vậy?” Mỗi đứa
một tiếng, nó không biết phải trả lời đứa nào trước.

“Tụi mày biết không?” Nó ngồi xuống thềm


nhà nguyện, nhìn tụi bạn đang chia nhau bánh sữa và
kẹo sô cô la. “Bà hồi sáng tụi mình thấy đó, bả nói bả
là má tao!”

Ba tên cô nhi dừng lại đồng loạt, trợn tròn mắt


kinh ngạc. “Mày không có nói giỡn chớ? Sao hồi nào
đến giờ không thấy bả tới thăm mày?”

“Cũng không biết nữa.”

“Coi chừng đó nghe. Trước đây cũng có những


đứa được mẹ tới nhận. Mấy thằng tây có đứa đã gặp
tụi nó. Hóa ra bọn nó toàn là con nuôi cả.”

21
“Chắc không phải đâu.” Nó chống chế. “Nếu là
mẹ nuôi cũng được. Bà ấy hiền lành và tốt bụng lắm.
Còn hơn là phải sống với mấy bà xơ ở đây!”

“Buồn nhì! Vậy là mày sắp bỏ tụi tao rồi! Cũng


được. Mong rằng bà đó là má mày thật! Thoát được
thằng nào hay thằng đó!”

Nó dừng lại trước cổng cô nhi viện, nhìn lại nơi


nó đã chung sống với bạn bè nó. Nó sẽ vĩnh viễn nhớ
mãi nơi này, nơi bạn bè của nó đang sống. Nó vẫy tay
chào ba đứa bạn của nó đang vẫy tay từ giã nó bên
trong cổng. Nó cảm thấy mắt nó cay cay, thương cho
số phận của chúng. Chia tay với bọn chúng lần này có
thể là vĩnh viễn, vì nó biết mẹ nó sẽ đưa nó đi xa lắm,
mãi tận Nha trang lận.

Mẹ nó đã đưa nó đi chơi suốt ngày Chúa nhật.


Phố Đà Lạt hôm đó thật là náo nhiệt. Nó đã được mẹ
nó mua cho một bộ quần áo mới, một cái áo ấm thật
mới, và một đôi giày xăng đan quai chéo thật đẹp! Nó
đã được những món ăn mà từ hồi nào đến giờ nó vẫn
chưa được ăn. Nó đã đi xem múa lân từ đầu phố đến
cuối phố. Nó đã ngồi lên cổ mẹ nó đi theo đoàn lân.
Không biết có phải đây là một ngày đặc biệt gì của
phố Đà Lạt không mà vui thế. Càng lúc nó càng thấy
22
thân thiện với mẹ của nó. Cũng không biết từ lúc nào
nó đã bắt đầu gọi mẹ nó là má, một tiếng má thật tự
nhiên, không còn gượng ép chút nào cả.

Trời đã tối xẩm mà mẹ con nó vẫn chưa về đến


nhà. Nó đã thấy ngôi nhà đó lúc sáng khi mẹ con nó
đến đây bằng xe kéo để cất cái vali đồ của nó. Đó là
một ngôi nhà villa xinh xắn, trông rất đẹp với một
thảm cỏ trước nhà. Không có ai trong nhà cả lúc mẹ
con nó đến. Chắc đây là nhà mẹ nó, nó nghĩ thế. Nếu
là ở đây thế nào nó cũng có dịp đi thăm lại bạn bè của
nó. Nhưng bây giờ trời đã tối xẩm mà cũng chẳng
thấy bóng dâng ngôi nhà đó đâu cả. Chưa bao giờ nó
đi xa như thế. Nó cảm thấy thật là mệt mỏi. Thêm vào
đó, đôi giày mới nó đã háo hức muốn mang ngay ban
sáng giờ đây giống như hai cái cùm. Gót chân của nó
đã sưng giộp lên vì ma sát. Nó đã phải cởi giày ra cầm
tay mới đi được.

“Má ơi, gần tới nhà chưa, con mỏi chân quá rồi
nè!”

Mẹ nó ngó xuống đứa con của mình, rồi xốc nó


lên ngồi bên hông của mình rồi tiếp tục đi. “Không
còn bao xa nữa đâu con.”

23
Trời đã bắt đầu lạnh, thằng bé nép sát vào
người mẹ nó, đôi tay tí hon của nó ôm trọn lấy cổ mẹ.
Nó cảm thấy ấm áp đôi chút. Phải rồi, nó chợt nhớ lại
xưa kia nó cũng đã từng ngồi lên hông mẹ nó như thế
này và cũng đã cảm thấy ấm áp trong lòng như thế
này. Chả lẽ đây đúng là mẹ nó thật? Nếu vậy nó phải
hỏi cho ra lẽ tại sao mẹ nó đã bỏ nó trong cô nhi viện
suốt một thời gian dài. Nó vẫn còn hận mẹ nó nếu
người này với mẹ nó là một! Thằng bé bắt đầu lim
dim đôi mắt. Cái mệt trong ngày và cơn buồn ngủ
chợt đến làm thằng bé không cưỡng lại được.

Nó chợt mở mắt ra. Mẹ nó không còn ở bên nó.


Một tấm mền dày phủ lên tận cổ nó. Nó thấy ấm và
khoẻ hơn nhiều, nhưng nó vẫn thắc mắc vì mẹ nó
không có mặt. Có tiếng lách cách đâu đó, tiếng rữa
chen bát! Nó rành với âm thanh đó lắm. Nó đã từng
ngồi hàng giờ ngắm những bà làm công rữa chén bát
ở nhà bếp cô nhi viện. Chắc chút nữa má mình sẽ trở
lại thôi, nó thầm nhủ. Nó kéo mền phủ lên đầu.
Nhưng nó không ngủ. Nó lắng nghe tiếng ly đĩa cụng
vào nhau, thưa dần, thưa dần. Chắc sắp xong rồi, chằc
má cũng sắp về! Nhưng, một phút, hai phút, ba phút,
chẳng thấy bóng dáng mẹ nó đâu cả!

24
Nó rón rén ngồi dậy tụt xuống đất và mang giày
vào. Nó đã quyết định làm một cuộc thám hiểm nơi
ngôi nhà mới để tìm mẹ nó! Nó mở cửa phòng, rón
rén mò mẫm đi men theo tường. Tối quá! Có ánh đèn
vẫn còn nơi phòng trước. Nó đi ngang phòng ăn. Ly
đĩa đã gọn gàng trong tủ buffet, nhưng lạ quá! Chẳng
có ai cả. Nó đứng yên nghe ngông. Có tiếng ụa mửa
của ai đó xa xa. Chắc là mẹ nó! Mẹ bệnh gì? Hồi
chiều nó thấy mẹ nó còn khoẻ lắm mà. Nó chạy vụt
đến một cánh cửa và mở cửa ra. Mẹ nó đang ói vào
một cái lavabo rữa mặt, mặt bà đỏ lưỡng.

“Má ơi má, sao má bị bệnh vậy má?” Nó ôm


chầm lấy má nó tỏ vẻ lo lắng. Nó không còn nghĩ ngợi
gì về người mà nó gọi là má nó cả. Hình như nó đã
mặc nhiên rằng người này là mẹ nó rồi thì phải.

“Không có gì đâu con, đừng lo,” mẹ nó lau mặt


và loay hoay mở nước để lau cái bồn rữa mặt. “Tại em
con nó phá thôi đó.”

“Con có em? Nó đâu Má?” Nó đưa mắt nhìn


quanh.

“Nó ở trong này nè.” Mẹ nó đưa tay chỉ vào


bụng mình. Thằng bé nhìn ngơ ngác, không hiểu.

25
Cửa phòng đột nhiên mở ra. Nơi cửa là một ông
tây người da trắng cao lớn. Thằng bé sợ hãi nép người
vào người mẹ nó, nhìn ông tây tràn tràn. Mặt ông ta
đỏ lưỡng, râu ria tùm lum trông ghê quá. Ông ta đang
mặc một chiếc áo may-ô và một cái quần sọt cao trên
nủa gối, để lộ trên đôi tay và đôi chân của ông ta lông
ơi là lông, lông vàng vàng trông mà phát khiếp!

“Tại sao mày dám làm dơ phòng tắm của tao,


con Annammite bẩn thỉu kia?” Giọng ông tây ồm ồm
vang lên. Chưa bao giờ thằng bé gặp một ông tây gần
như thế này, nhất là một ông tây hung dữ như thế! Nó
úp mặt bào đùi mẹ nó sợ hải. Bà vội ẵm nó lên ồm
vào lòng. Với vốn liếng tiếng Tây ít ỏi của bà, bà cố
gắng diễn tả cho ông tây biết rằng bà sẽ cố gắng dọn
sạch cái bồn rữa.

“Nhà tao không chứa những đồ bẩn thỉu như


thế. Ra khỏi nhà tao nhanh, mày và thằng bé kia?”

“Trời tối rồi, xin ông cho mẹ con tôi ở lại một
đêm rồi hãy đi!”

“Không cần biết! Đi ngay đi!” Ông tây nắm tay


mẹ nó lôi ra cửa. Ông ta quên mất sự hiện diện của
thằng bé. Nó không còn sợ hãi nữa. Nó phải bảo vệ
mẹ nó! Thì ra, đây không phải là nhà của mẹ nó như
26
nó đã lầm tưởng. Bà chỉ tá túc ở đây làm công việc
dọn dẹp để có thể đón con của mình đi. Nó chợt thấy
mắt nó cay cay! Những thứ mà nó đã nhận được trong
ngày chỉ là tiền công của những gì mà nó vừa thấy.
Mẹ nó đã đi ở cho người ta! Nó chợt nhoài người ra
cắn mạnh vào cánh tay lông lá của ông tây để cứu lấy
mẹ.

“”Á, cái thằng nhỏ bẩn thỉu này!” Ông ta đau


đớn lùi lại. Và trong một cơn giận dữ bất ngờ, lôi tuột
thằng bé khỏi tay mẹ nó, kéo nó đi xềnh xệch ra đến
cửa trước. Ông ta mở mạnh cửa ra và ném mạnh thằng
bé ra đám cỏ trước nhà, làm đứa bé lăn cù cù.

Thằng bé chưa kịp hoàn hồn đã thấy đôi cánh


tay dịu dâng bồng nó lên. Mẹ nó! Bà ôm nó áp người
nó vào ngực mình lo lắng hỏi: “Hoàng, con có bị gì
không con?”

Cánh cửa quái ác lại mở ra. Cái vali của nó, cái
giỏ của mẹ nó từ trong nhà bay ra đám cỏ, đổ tung
toé. Đầu ông tây hung dữ thụt nhanh vào cửa và đóng
cửa lại. Mẹ nó vội bỏ con xuống và tìm cách thu nhặt
các thứ. Nó cũng chay lại phụ mẹ nó lượm đồ đưa cho
mẹ nó. Một cơn gió lạnh thổi đến. Răng thằng bé đánh
bồ cạp. Mẹ nó vội lấy một cái áo ấm, áo ấm của mẹ
27
nó khoát vội lên người nó. Bà ngồi xuống ôm nó vào
lòng, và phủ người nó thêm với vạt áo dài của mình.

“Ôm má đi con cho đỡ lạnh!”

Phải rồi, lâu lắm rồi, lúc nó bị lạnh giữa đường,


mẹ nó cũng đã lấy vạt áo dài màu hồng như thế này
quấn vào người nó. Nó nằm im hưởng thụ cái ấm áp
mà sau bao nhiêu năm nó mới có lại được. Một giọt
nước ấm chợt nhỏ xuống gò má của nó. Nó nhìn lên.
Mẹ nó đang khóc thầm! Trước kia, lúc lên phi cơ đưa
nó đi, mẹ nó cũng đã khóc thầm như thế. Nó hỏi,
nhưng mẹ nó lại nói là tại bụi bay vào mắt!

“Phải rồi!” Nó chợt nói to lên. “Đúng là má của


con rồi!” Nó ôm chặt lấy người thiếu phụ. Người nó
lạnh run, nhưng lòng nó thật là ấm áp. Đúng là mẹ của
nó, không còn nghi ngờ gì nữa. Những gì hằn học đối
với mẹ nó giờ này đã biến đi đâu mất. Giờ đây chỉ còn
lại tiếng khóc của hai người, của mẹ nó và của nó. Nó
khóc vì quá sung sướng đã gặp lại người mẹ ruột của
mình mà qua bao đêm nó đã từng mơ tưởng, nhưng
bao giờ được thấy mặt!

Tưởng nhớ về một người mẹ.

Phê-Rô Nguyễn-Hoàng
28
29

You might also like