You are on page 1of 16

GVHD: TS.BS.

Cao Phi Phong 1

Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Tổ bộ môn thần kinh Bv. Nhân Dân 115

Khám Thần Kinh


Dụng Cụ

 Búa gõ phản xạ
 Âm thoa 128 và 512 Hz
 Bảng Snellen mắt và cạc đo thị lực bỏ túi
 Đèn và dụng cụ soi tai
 Gạc vải có cán gỗ
 Ghim giấy

Lưu ý chung

 Luôn luôn lưu ý sự đối xứng hai bên


 Lưu ý sự thiếu hụt trung ương và ngoại biên
 Các bước thăm khám (7 bước):
1. Tình trạng tâm thần
2. Dây thần kinh sọ
3. Vận động
4. Sự phối hợp và dáng bộ
5. Phản xạ
6. Cảm giác
7. Test đặc biệt

Tình trạng tâm thần

“Mini Mental Status Examination” là một công cụ tầm soát hữu hiệu. Các bước thăm khám đầy
đủ tình trạng tâm thần sẽ được bàn luận chi tiết hơn trong năm thứ 2.

Khám thần kinh sọ


Quan sát

 Sụp mi mắt (III)


 Méo mặt và bất đối xứng (VII)
 Giọng khàn (X)
 Phát âm rõ ràng (V, VII, X, XII)

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


2 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

 Bất thường vị trí mắt (III, IV, VI)


 Bất thường và bất đối xứng đồng tử (II, III)

I - Khứu giác
Không thường dùng

II - Thị giác
 Soi đáy mắt
 Kiểm tra thị lực
1. Cho phép bệnh nhân sử dụng mắt kính hay kính sát tròng nếu cần thiết sao
cho kết quả thị lực bệnh nhân chính xác nhất.
2. Bệnh nhân đứng cách bảng đo thị lực Snellen 20ft (6,096m) (hoặc là cầm cạc
Rosenbaum bỏ túi cách 14 inch (35,56cm)
3. Bảo bệnh nhân che một mắt với một cái cạc.
4. Bảo bệnh nhân đọc những chữ nhỏ dần đến khi không thể đọc được nữa.
5. Ghi nhận dòng nhỏ nhất mà bệnh nhân có thể đọc được (20/20, 20/30…)
6. Lặp lại với mắt còn lại.
 Khám thị trường bằng phương pháp đối chiếu
0. Đứng cách bệnh nhân 2ft (0,6m) và bảo họ nhìn vào mắt của bạn.
1. Giữ bàn tay của bạn cách tay của bệnh nhân 1ft (0,3m) và lắc ngón tay.
2. Bảo bệnh nhân cho biết họ thấy ngón tay di chuyển ở bên nào.
3. Lặp lại 2 hoặc 3 lần để kiểm tra cả 2 bên vùng thái dương
4. Nếu nghi ngờ có bất thường, kiểm tra 4 góc phần tư của mỗi mắt trong khi
bảo bệnh nhân che mắt còn lại với 1 cái cạc.
 Test phản xạ ánh sáng của đồng tử
0. Khám trong phòng có ánh sáng mờ
1. Bảo bệnh nhân nhìn vào khoảng không
2. Chiếu một ánh sáng xiên vào mỗi đồng tử
3. Ghi nhận cả phản ứng trực tiếp (ở mắt đó) và phản ứng đồng cảm (ở mắt bên
kia)
4. Ghi nhận kích thước đồng tử bằng milimét và bất kì sự bất đối xứng nào.
5. Nếu bất thường, tiến hành test điều tiết.
 Test điều tiết của đồng tử
0. Đưa tay của bạn cách mũi bệnh nhân 10cm
1. Bảo họ luôn nhìn vào ngón tay đó của bạn
2. Ghi nhận đáp ứng của đồng tử ở mỗi mắt

III - Vận nhãn


 Quan sát sự sa mi mắt
 Test vận nhãn ngoài

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 3

1. Đứng hoặc ngồi cách bệnh nhân 3 đến 6 ft


2. Bảo bệnh nhân nhìn theo ngón tay của bạn mà không di chuyển đầu
3. Kiểm tra 6 hướng chính sử dụng kiểu “H” hay kiểu chéo
4. Dừng lại trong khi đưa lên hoặc đưa xuống để kiểm tra dấu rung giật nhãn cầu
5. Kỉểm tra sự hội tụ bằng cách di chuyển ngón tay của bạn tiến đến sống mũi
của bệnh nhân
 Test phản xạ ánh sáng của đồng tử (xem bên trên)

IV - Ròng rọc
Test vận nhãn ngoài (vào trong và xuống dưới, xem bên trên)

V - Tam thoa
 Test sức cơ của cơ thái dương và cơ cắn
1. Bảo bệnh nhân mở miệng và nghiến răng
2. Sờ nắn cơ thái dương và cơ cắn khi họ làm như vậy
 Test ba vùng cảm giác đau
1. Giải thích những gì bạn định làm
2. Sử dụng vật sắc nhọn phù hợp để test ở trán, má và xương hàm cả hai bên
3. Thay thế vật tù và hỏi bệnh nhân “nhọn” hay “tù”
 Nếu phát hiện bất thường thì:
1. Test cảm giác nhiệt ở ba vùng bằng cách dùng âm thoa nóng hay lạnh với
nước.
2. Test cảm giác sờ nhẹ ba vùng với một búi vải
 Test phản xạ giác mạc
1. Bảo bệnh nhân nhìn lên trên và ra ngoài
2. Từ phía bên kia, chạm giác mạc nhẹ nhàng với một miếng vải mảnh
3. Tìm phản xạ chớp mắt bình thường ở cả hai mắt
4. Lặp lại với phía bên kia
5. Sử dụng kính áp tròng có thể làm giảm đáp ứng

VI - Vận nhãn ngoài


Test vận nhãn ngoài (di chuyển sang bên)

VII - Mặt
 Quan sát bất kì sự méo mặt và bất đối xứng nào
 Bảo bệnh nhân làm theo những điều sau đây, chú ý sự chậm trễ, yếu hay bất đối xứng:

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


4 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

1. Nhướn mày
2. Nhắm hai mắt với kháng lực
3. Cười
4. Cau mày
5. Nhe răng
6. Phồng má
 Test phản xạ giác mạc (xem bên trên)

VIII - Thính giác


 Test thính lực
1. Đối diện với bệnh nhân và giữ cánh tay của bạn với những ngón tay ở gần tay
của bệnh nhân.
2. Cọ những ngón tay của bạn với nhau ở mỗi bên trong khi di chuyển sao cho
không gây ra âm thanh ở bên kia
3. Hỏi bệnh nhân nói cho bạn biết khi nào và bên nào họ nghe được
4. Tăng cường độ khi cần thiết và chú ý bất kì sự bất đối xứng nào
5. Nếu bất thường, tiến hành test Weber và Rinne
 Test Weber
1. Sử dụng âm thoa 512Hz hoặc 1024Hz
2. Rung âm thoa bằng cách đập nó vào tay bên kia
3. Đặt cán âm thoa một cách nhẹ nhàng lên đỉnh đầu của bệnh nhân
4. Hỏi bệnh nhân âm thanh bên nào xuất hiện và xuất hiện từ đâu (bình thường là
ở giữa)
 Test Rinne (so sánh dẫn truyền khí và xương)
1. Sử dụng âm thoa 512Hz hoặc 1024Hz
2. Rung âm thoa bằng cách đập nó vào tay bên kia
3. Đặt cán âm thoa tì vào xương chũm phía sau tai
4. Khi bệnh nhân không còn nghe thấy âm thanh nữa, đưa âm thoa đến gần tai
bệnh nhân (dẫn truyền khí thường lớn hơn dẫn truyền xương)
 Chức năng tiền đình không phải là test thường làm

IX - Thiệt hầu
(xem Thần Kinh Phế Vị)

X - Thần kinh phế vị


 Nghe giọng nói của bệnh nhân, xem có khàn hay có âm mũi?
 Bảo bệnh nhân nuốt

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 5

 Bảo bệnh nhân nói “Ah”


o Nhìn sự di chuyển của khẩu cái mềm và hầu họng
 Test phản xạ nôn (bệnh nhân mất ý thức/không hợp tác)
1. Kích thích mặt sau cuống họng mỗi bên
2. Bình thường sẽ có phản xạ nôn sau mỗi kích thích

XI - Thần kinh phụ


 Từ phía sau, nhìn xem cơ thang có teo và bất đối xứng hay không
 Bảo bệnh nhân nhún vai chống lại kháng lực
 Bảo bệnh nhân xoay đầu chống lại kháng lực. Nhìn và sờ cơ ức đòn chũm ở phía đối
diện

XII - Hạ Thiệt
 Lắng nghe sự phát âm rõ ràng của bệnh nhân
 Quan sát lưỡi trong miệng
 Bảo bệnh nhân:
1. Thè lưỡi
2. Di chuyển lưỡi bên này qua bên kia

Vận động
Quan sát

 Vận động thụ động


 Sự đối xứng của cơ
o Trái qua phải
o Gần và xa
 Teo cơ
o Chú ý đặc biệt đến bàn tay, vai và đùi
 Dáng bộ

Trương lực cơ

1. Bảo bệnh nhân thư giãn


2. Gập và duỗi ngón tay, cổ tay và khuỷu tay của bệnh nhân
3. Gập và duỗi cổ chân và gối
4. Bình thường sẽ có kháng lực nhỏ và liên tục chống lại sự di chuyển
5. Quan sát sự giảm (nhão) hoặc tăng (căng/co giật) trương lực.

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


6 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

Sức cơ

 Test sức cơ bằng cách bảo bệnh nhân hoạt động chống lại kháng lực của bạn
 Luôn luôn so sánh hai bên
 Cho điểm dựa theo bảng sau

Phân độ sức cơ
Độ Mô tả
0/5 Không có cử động
1/5 Có cử động cơ, nhưng không cử động khớp
2/5 Có cử động khớp nhưng không kháng được trọng lực
3/5 Kháng được trọng lực, nhưng không kháng được ngoại lực
4/5 Kháng được ngoại lực nhưng ít hơn bình thường
5/5 Bình thường

 Test những điều sau:


1. Gập khuỷu (C5, C6, cơ nhị đầu)
2. Duỗi khuỷu (C6, C7, C8, cơ tam đầu)
3. Duỗi cổ tay (C6, C7, C8, thần kinh quay)
4. Nắm chặt hai ngón càng mạnh càng tốt (“nắm chặt”, C7, C8, T1)
5. Dạng ngón (C8, T1, thần kinh trụ)
6. Đối ngón cái (C8, T1, thần kinh giữa)
7. Gập khớp háng (L2, L3, L4, cơ đai lưng chậu)
8. Khép khớp háng (L2, L3, L4, cơ khép)
9. Dạng khớp háng (L4, L5, S1, cơ mông trung và cơ mông nhỏ)
10. Duỗi khớp háng (S1, cơ mông lớn)
11. Duỗi gối (L2, L3, L4, cơ tứ đầu đùi)
12. Gập gối (L4, L5, S1, S2, gân kheo)
13. Gập mặt lưng cổ chân (L4, L5)
14. Gập lòng bàn chân (S1)

Sự trôi cơ sấp quay

1. Bảo bệnh nhân đứng 20 – 30 giây với hai tay thẳng ra trước, gan bàn tay hướng lên,
nhắm mắt.
2. Chỉ dẫn bệnh nhân giữ yên cánh tay trong khi bạn vỗ nhẹ, nhanh xuống dưới.
3. Bệnh nhân sẽ không thể duy trì sự duỗi và ngửa (và “trôi vào tư thế sấp”) với bệnh nơron
vận động trung ương

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 7

Sự phối hợp vận động và dáng bộ

Vận động nhanh luân phiên

1. Yêu cầu bệnh nhân đập một tay lên đùi, đưa tay lên, lật ngửa nó, sau đó đập nó trở xuống
càng nhanh càng tốt.
2. Yêu cầu bệnh nhân vỗ đốt xa của ngón cái với đầu ngón trỏ càng nhanh càng tốt
3. Yêu cầu bệnh nhân vỗ tay của bạn với quả cầu ở mỗi chân càng nhanh càng tốt.

Nghiệm pháp điểm – điểm

1. Yêu cầu bệnh nhân chạm ngón trỏ của bạn và mũi của họ xen kẽ vài lần. Di chuyển ngón
tay của bạn xung quanh khi bệnh nhân thực hiện động tác này.
2. Giữ ngón tay của bạn đứng yên để bệnh nhân có thể chạm nó với một cánh tay và một
ngón tay được kéo dài hơn. Bảo bệnh nhân di chuyển cánh tay của họ và chạm ngón tay
của bạn trở lại khi họ nhắm mắt.
3. Yêu cầu bệnh nhân đặt một gót lên đầu gối phía bên kia và trượt nó theo cẳng chân xuống
ngón chân cái. Lặp lại khi bệnh nhân nhắm mắt.

Nghiệm pháp Romberg

1. Luôn sẵn sàng đỡ bệnh nhân nếu họ không vững


2. Yêu cầu bệnh nhân đứng với hai chân khép lại và mắt nhắm 5 – 10 giây mà không có sự
nâng đỡ.
3. Test dương tính khi bệnh nhân trở nên không vững (cho biết sự rối loạn tiền đình và nhận
cảm trong cơ thể)

Dáng bộ

Yêu cầu bệnh nhân

1. Bước bộ đi tới đi lui trong phòng


2. Đi nối gót theo đường thẳng
3. Đi nhón gót theo đường thẳng
4. Đi trên gót theo đường thẳng
5. Nhảy lò cò tại chỗ
6. Bẻ nông đầu gối
7. Đứng dậy từ tư thế ngồi

Khám phản xạ
Phản xạ gân xương (phản xạ sâu)

 Bệnh nhân phải được thư giãn và ở tư thế thoải mái trước khi bắt đầu khám.

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


8 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

 Đáp ứng phản xạ dựa vào lực kích thích. Không sử dụng quá lực cần thiết để gây ra một
đáp ứng rõ ràng.
 Phản xạ có thể được tăng cường bằng việc yêu cầu bn thực hiện co đẳng trường những cơ
khác (nghiến chặt răng).
 Phản xạ được chia từ 0 đến 4+ như sau :

Thang điểm phân độ phản xạ gân cơ


Phân độ Kết luận
0 Mất phản xạ
1+ hoặc + Giảm
2+ hoặc ++ “Bình thường”
3+ hoặc +++ Tăng phản xạ,ko có clonus (giật rung)
4+ hoặc ++++ Tăng phản xạ, có clonus

 Phản xạ gân cơ nhị đầu (C5,C6):


1. Để tay bệnh nhân ở tư thế khớp khuỷu gấp, bàn tay ngửa.
2. Đặt ngón cái hoặc 1 ngón tay vững lên gân cơ nhị đầu.
3. Gõ vào ngón tay bằng búa phản xạ.
4. Bạn có thể cảm nhận đáp ứng ngay cả khi không thấy đáp ứng này.
 Phản xạ gân cơ tam đầu (C6,C7):
1. Đỡ cánh tay và để cẳng tay bệnh nhân treo tự do.
2. Gõ vào gân cơ tam đầu trên khuỷu với diện rộng của búa.
3. Nếu bệnh nhân đang nằm hoặc ngồi, gập tay bệnh nhân tại khuỷu và giữ gần
với ngực.
 Phản xạ gân cơ cánh tay quay (C5,C6):
1. Yêu cầu bệnh nhân thư giãn cẳng tay trên bụng hoặc ở trong lòng (bệnh nhân
ngồi)
2. Gõ vào xương quay cách khoảng 3-5cm ở phía trên cổ tay
3. Quan sát sự gập và lật ngửa của cẳng tay.
 Phản xạ bụng (T8 -> T12):
1. Dùng vật “tù đầu” như chìa khóa hoặc cây đè lưỡi.
2. Vạch nhẹ nhàng lên mỗi bên bụng bệnh nhân,hướng vào trong và xuống dưới
ở trên (T8->T10) và dưới rốn (T10->T12).
3. Chú ý phản xạ co cơ bụng và sự kéo lệch rốn về hướng kích thích.
 Phản xạ gối (L2->L4):
1. Yêu cầu bệnh nhân nằm hoặc ngồi với khớp gối thư giãn.
2. Gõ vào gân xương bánh chè ở ngay phía dưới xương bánh chè
3. Quan sát sự co của cơ tứ đầu đùi và sự duỗi khớp gối.
 Phản xạ gót (S1, S2):
1. Gập mặt lưng bàn chân tại khớp cổ chân.
2. Gõ vào gân Achilles.
3. Quan sát và cảm nhận phản xạ gập cổ chân.

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 9

Đa động

Nếu có tăng phản xạ, kiểm tra dấu giật rung tại cổ chân: ++

1. Nâng khớp gối ở tư thế gập.


2. Bệnh nhân thư giãn hoàn toàn, nhanh chóng gập mặt lưng bàn chân.
3. Quan sát sự dao động có nhịp điệu.

Phản xạ da chân (Babinski):

1. Vạch vào cạnh bên của bàn chân mỗi bên với đầu tận của búa gõ phản xạ hoặc chìa khóa.
2. Chú ý sự di chuyển của các ngón chân,bình thường sẽ gập (gập rút).
3. Ngón chân cái mở rộng và các ngón xòe ra như quạt là bất thường. Hiện tượng này gọi là
Babinski dương tính.

Khám cảm giác

Yêu cầu chung:

 Giải thích cho bệnh nhân mỗi nghiệm pháp trước khi làm.
 Trừ t/h đặc biệt,bệnh nhân phải nhắm mắt trong suốt quá trình thực hiện khám.
 So sánh đối xứng 2 bên cơ thể.
 So sánh vùng gần và xa ở các chi.
 Khi phát hiện 1 vùng mất cảm giác nên vẽ lại chi tiết những đường giới hạn.

Cảm giác rung âm thoa:

 Sử dụng rung âm thoa có cường độ thấp (128Hz):


1. Đầu tiên làm test với âm thoa không rung để bảo đảm bệnh nhân đang đáp
ứng với kích thích chính xác.
2. Đặt phần dầu của âm thoa lên khớp gian đốt xa của những ngon tay hoặc ngón
chân cái.
3. Yêu cầu bệnh nhân nói khi họ cảm thấy rung.
 Nếu cảm giác rung bị suy yếu thì thực hiện ở phần gần:
1. Cổ tay
2. Khuỷu
3. Đầu gần xương quay
4. Xương bánh chè
5. Gai chậu trước trên
6. Mỏm gai
7. Xương đòn

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


10 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

Cảm giác sờ nông

 Sử dụng ngón tay sờ lên da nhẹ nhàng trên cả 2 bên cơ thể.


 Kiểm tra 1 vài vùng ở cả chi trên và chi dưới.
 Yêu cầu bệnh nhân nói với bạn nếu có sự khác biệt giữa 2 bên hoặc những cảm giác lạ
khác (dị cảm).

Cảm giác vị thế:

1. Nắm giữ ngón chân cái của bệnh nhân cách xa những ngón khác để tránh va chạm.
2. Chỉ cho bệnh nhân thấy động tác gập duỗi
3. Bệnh nhân nhắm mắt, yêu cầu bệnh nhân chú ý khi bạn di chuyển ngón chân.
4. Nếu cảm giác vị thế giảm, di chuyển đầu khớp gần để kiểm tra khớp cổ chân.
5. Test với những ngón tay tương tự.
6. Di chuyển phần gần : khớp bàn ngón,cổ tay,và khuỷu.

Cảm giác bản thể:

Nếu cảm giác rung, cảm giác vị thế và sờ nông bình thường ở các ngón tay ngón chân, bạn có thể
cho rằng những phần thăm khám khác bình thường.

Cảm giác đau:

 Dùng vật nhọn thích hợp để khám cảm giác nhon hay tù:
 Khám ở những vùng sau đây:
1. Vai (C4)
2. Mặt trong và ngoài cẳng tay (C6, T1)
3. Ngón cái và ngón út (C6, C8)
4. Mặt trước đùi (L2)
5. Mặt giữa và bên của cả 2 cẳng chân (L4, L5)
6. Ngón út (S1)

Cảm giác nhiệt:

 Thường bị bỏ quên nếu cảm giác đau bình thường


 Sử dụng 1 âm thoa được làm nóng hoặc lạnh bằng nước và yêu cầu bệnh nhân chú ý
“nóng” hoặc “lạnh”.
 Khám ở những vùng sau đây:
1. Vai (C4)
2. Mặt trong và ngoài cẳng tay (C6, T1)
3. Ngón cái và ngón út (C6, C8)
4. Mặt trước đùi (L2)
5. Mặt giữa và bên của cả 2 cẳng chân (L4,L5)
6. Ngón út (S1)
Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C
GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 11

Cảm giác nông:

 Dùng 1 miếng vải mỏng hoặc ngón tay của bạn sờ lên da nhẹ nhàng
 Yêu cầu bệnh nhân nói khi cảm thấy sờ.
 Khám ở những vùng sau đây:
1. Vai (C4)
2. Mặt trong và ngoài cẳng tay (C6, T1)
3. Ngón cái và ngón út (C6, C8)
4. Mặt trước đùi (L2)
5. Mặt giữa và bên của cả 2 cẳng chân (L4, L5)
6. Ngón út (S1)

Cảm giác phối hợp

Test này dựa cảm giác sờ và vị thế, chúng ta không thể thực hiện nếu những test ở trên bất
thường

 Cảm nhận hình vẽ trên da:


1. Với đầu cùn của cây bút hoặc bút chì, vẽ 1 số lớn trong bàn tay bệnh nhân
2. Yêu cầu bệnh nhân chú ý và nói con số đã ghi.
 Cảm nhận khối hình:
1. Sử dụng 1 vật đơn giản
2. Đặt vật vào tay bệnh nhân (đồng xu, kẹp giấy…)
3. Hỏi bệnh nhân vật đó là gì.
 Cảm giác 2 điểm:
1. Dùng trong tình huống cần yếu tố định lượng, ví dụ theo dõii tiến triển của tổn
thương vỏ não
2. Dùng kẹp giấy sờ lên mặt phẳng ngón tay của bệnh nhân ở 2 nơi trên da
3. Luân phiên sờ lúc một điểm lúc hai đỉểm
4. Hỏi bệnh nhân là “1” hay “2”
5. Tìm khỏang cách nhỏ nhất mà bệnh nhân có thể mô tả.

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


12 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

Mini-Mental State Examination


BẢNG “MINI-MENTAL STATE EXAMINATION” ĐƯỢC CHÚ THÍCH

MiniMental LLC
Tên bệnh nhân: ___________________________________________ Tuổi ____________________
Tên người khám: _________________________________________ Sinh viên năm_____________
Tiếp cận bệnh nhân với sự tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ
Hỏi: Bạn có vấn đề gì với trí nhớ không? Có Không Ngày thực hiện ____________
Tôi có thể bạn vài câu hỏi về trí nhớ của bạn không? Có Không

ĐIỂM CÁC MỤC


5() SỰ ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN
Hỏi
Năm nay là năm nào? ______________________ (1)Mùa gì? __________________ (1)
Tháng mấy? _____________________________ (1)Ngày mấy? _______________ (1)
Thứ mấy? _______________________________ (1)

5() SỰ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN


Hỏi
Bạn đang ở đâu? Ở miền nào? _______________ (1)Thành phố nào?____________________ (1)
Quận nào? ______________________________ (1)Toà nhà nào? ______________ (1)
Tầng mấy? ______________________________ (1)

3() NHẮC LẠI 3 TỪ


Nói: Lắng nghe thật kỹ, tôi sẽ nói 3 từ, bạn sẽ lặp lại sau khi nói xong.
Sẵn sàng chưa? Đây nhé…Con ngựa con (đợi 1 giây), một phần tư (đợi 1 giây), quả cam (đợi 1 giây
nữa). Hãy lặp lại chúng!
______________________________________ (1)
_______________________________________ (1)
_______________________________________ (1)
Cho một điểm với mỗi câu trả lời đúng, sau đó lặp lại cho đến khi bệnh nhân có thể nhớ được tất cả.

5() TEST SỐ 7 CỦA SỰ TẬP TRUNG VÀ TÍNH TOÁN


Hỏi: 100 trừ 7 và tiếp tục trừ 7 từ kết quả còn lại đến khi tôi bảo bạn dừng lại.
100 trừ 7 bằng mấy? _______________________ (1)
Nói
Tiếp tục ________________________________ (1) ________________________ (1)
_______________________________________ (1) ________________________ (1)

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 13

3() NHỚ LẠI 3 TỪ


Hỏi
3 từ mà tôi yêu cầu bạn nhớ là gì?
Cho 1 điểm với mỗi câu trả lời đúng __________ ___________________________ (1)
_______________________________________ (1) ________________________ (1)

2() ĐỊNH DANH


Hỏi
Cái gì đây? (đưa cây bút chì) ________________ (1)
Cái gì đây? (đưa cái đồng hồ)________________ (1)

1() SỰ LẶP LẠI


Nói
Bây giờ tôi sẽ yêu cầu bạn lặp lại những gì tôi nói. Sẵn sàng chưa? “Không có nếu, và, hoặc nhưng gì
cả”
Bây giờ bạn nói đi ________________________ (1)

3 () SỰ NHẬN THỨC
Nói
Lắng nghe thật kĩ bởi vì tôi sẽ yêu cầu bạn làm một vài thứ.
Cầm tờ giấy trên tay trái của bạn, xé đôi nó ra và đặt nó lên sàn nhà. (1)

1() ĐỌC
Nói
Hãy đọc những từ dưới đây và làm những gì tôi nói nhưng không nói lớn. (1)

Nhắm mắt lại


1() VIẾT
Nói
Hãy viết một câu. Nếu bệnh nhân không có đáp ứng, nói: viết về thời tiết. (1)
_______________________________________ ___________________________
_______________________________________ ___________________________

1 () VẼ
Nói: Vẽ lại hình dưới đây

TỔNG ĐIỂM _______________Đánh giá mức độ ý thức một cách liên tục
_________________________________________________
Tỉnh táo Ngủ gà Mê man Hôn mê

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


14 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

Có Không Có Không
Hợp tác   Suy giảm chức năng  
Suy yếu   Mất trí có tính gia đình  
Lo âu   Chấn thương đầu  
Giảm thị lực   Đột quị  
Giảm thính lực   Lạm dụng rượu  
Ngôn ngữ mẹ đẻ Bệnh tuyến giáp  
______________________________

FUNCTION BY PROXY

Vui lòng ghi lại ngày tháng lần cuối bệnh nhân có thể thực
hiện được các việc sau. Yêu cầu điều dưỡng xem bệnh nhân
có tự xoay sở được không?

Có Không Ngày

Tiền/Hóa đơn   ______

Dược phẩm   ______

Vận chuyển   ______

Điện Thoại   ______

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong 15

Đánh giá tình trạng tâm thần (MMSE) liên quan đến tuổi và
trình độ học vấn

Thực hiện hầu hết các bài kiểm tra tình trạng tâm thần và tâm lý thần
kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi tuổi và trình độ học vấn: kết quả âm tính giả
phổ biến ở những người học cao hiểu rộng, và dương tính giả xuất
hiện ở những người ở trình độ thấp, học lớp cá biệt hay thấp hơn. Chỉ
dẫn AHCPR trong chẩn đoán bệnh Alzhiemer khuyên rằng những yếu
tố gây lầm lẫn như tuổi và trình độ học vấn nên được quan tâm trong
bảng điểm đánh giá tình trạng tâm thần. Bảng dưới đây cung cấp cách
cho điểm MMSE liên quan đến tuổi và trình độ học vấn.

Tuổi Trình độ học vấn


0-4y 5-8y 9-12y >=12y Tổng
18-24 23 28 29 30 29
25-29 23 27 29 30 29
30-34 25 26 29 30 29
35-39 26 27 29 30 29
40-44 23 27 29 30 29
45-49 23 27 29 20 29
50-54 23 27 29 29 29
55-59 22 27 29 29 29
60-64 22 27 28 29 28
65-69 22 28 28 29 28
70-74 21 26 28 29 27
75-79 21 26 27 28 26
80-84 19 25 26 28 25
>=85 20 24 26 28 25
Tổng 22 26 29 29 29

Sự khác biệt càng lớn giữa điểm số của bệnh nhân và tuổi/trình độ học
vấn liên kết ở giữa, thì càng có ý nghĩa tồn tại sự suy giảm nhận thức.

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C


16 GVHD: TS.BS. Cao Phi Phong

Thang điểm  Thang điểm này xác định một cách sơ sài số lượng yếu tố bệnh
Hachinski sử và thăm khám thích hợp nguy cơ của bệnh mất trí do mạch
rút gọn máu.
đánh giá  Khi xuất hiện, mỗi đặc trưng lâm sàng dưới đây sẽ được cộng
thiếu máu
2 điểm: khởi phát đột ngột, tiền sử đột quỵ, dấu hiệu thần kinh
cục bộ
trung ương, triệu chứng thần kinh trung ương.
 Mỗi đặc trưng lâm sàng dưới đây sẽ được cộng 1 điểm: suy
yếu từ từ, than phiền bản thể, không kiềm chế cảm xúc, tiền
căn hoặc hiện tại có tăng huyết áp.
 Điểm càng cao thì nguy cơ bệnh mất trí do mạch máu càng
nhiều. Tổng điểm 4 hay nhiều hơn được sử dụng bởi Rosen
như một cut point trong nghiên cứu có giá trị.

Thang điểm Một điểm 6 hay nhiều hơn nghi ngờ có sự suy thoái. Dương tính giả
đánh giá trong mất trí có thể là kết quả của bệnh Alzeimer như là những than
bệnh tuổi phiền về trí nhớ, không ngủ yên, thờ ơ và tăng sự phụ thuộc, thì được
già suy chia sẻ bởi suy thoái và AD sớm. Âm tính giả có thể phổ biến trong
thoái bệnh AD, khi mà nhận cảm cơ thể suy giảm. Sự khám phá tối ưu của
suy thoái đòi hỏi cả bệnh nhân và thông tin được hỏi từ những triệu
chứng suy thoái.

Thực hiện: tổ 15, 16 Y2004C

You might also like