You are on page 1of 18

CHƯƠNG VI: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

I. Khái quát chung về giao nhận


1. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and
freight forwarder)

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định
nghĩa như là bất ký loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn
hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.

Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo
đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc
của người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể
làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người
thứ ba khác. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho
hàng…
Trước đây thì người giao nhận chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công việc do
các nhà xuất nhập khẩu ủy thác như: xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho háng hóa, làm thủ
tục, giấy tờ, thanh toán tiền hàng…. Nhưng ngày nay, người giao nhận còn cung
cấp trọn gói các dịch vụ về vận tải và phân phối hàng hóa. Người giao nhận có thể
được gọi với nhiều tên khác nhau như:
+ Custom House Agent: đại lý hải quan

1
+ Custom Broker: môi giới hải quan

+ Clearing Agent: đại lý thanh toán

+ Shipping And Forwarding Agent: đại lý gửi hàng và giao nhận

+ Principle Carrier: người chuyên chở

2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận


Điều 167 luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ
sau đây:
- Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.

- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng


- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
3. Phạm vi của dịch vụ giao nhận:

Ngày nay quan hệ buôn bán thế giới càng ngày càng phát triển, phân công lao động
càng ngày càng sâu sắc, vì vậy, trừ một số trường hợp chủ hàng muốn tự mình thực
hiện toàn bộ công việc cũng như chuẩn bị toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu cho
hàng hóa mình, còn lại phần lớn các công ty thường sử dụng một công ty chuyên về
giao nhận để thực hiện những công việc đó cho mình nhằm tiết kiệm thời gian và
chi phí. Và những công việc mà chủ hàng ủy thác cho người giao nhận làm cũng rất
đa dạng và điển hình là những công việc sau:

+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở

2
+ Lập và kiểm tra các chứng từ cần thiết khi gửi hàng và nhận hàng

+ Tổ chức chuyên chở và xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi ga, cảng

+ Tư vấn cho chủ hàng trong việc vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa

+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, tiến hành lưu khoang, lưu cước
với tàu

+ Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng

+ Làm thủ tục hải quan và khai báo hải quan đối với lô hàng

+ Tổ chức việc kiểm tra, giám định hải quan đối với lô hàng nếu cần thiết

+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa

+ Nhận hàng từ chủ hàng để giao cho người chuyên chở hoặc giao hàng đến tận nơi
cho chủ hàng

+ Gom hàng và lựa chọn phương thức vận tải cho phù hợp với đặc điểm của hàng
hóa và tuyến đường vận chuyển.

+ Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa,

+ Lưu kho, bảo quản hàng hóa

+ Làm thủ tục dưa hàng vào/ra kho ngoại quan (nếu có)

+ Theo dõi hành trình của lô hàng và thông báo cho chủ hàng nếu có vấn đề phát
sinh

+ Kiểm tra hàng, thông báo tổn thất và giúp chủ hàng khiếu nại đòi bồi thường.

3
Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt khác như: vận chuyển
máy móc thiết bị về lắp đặt vào nhà xưởng. Đặc biệt, người giao nhận còn có thể
cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành chứng từ vận tải.

4. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế:
Trong thương mại quốc tế, người giao nhận đảm trách nhiều công việc khác nhau
và có nhiều vai trò khác nhau:

4.1.môi giới hải quan (Custom Broker): với vai trò này người giao nhận thay mặt
Chủ hàng chuẩn bị các loại chứng từ cần thiết và tiến hành khai báo hải quan cho lô
hàng mình được ủy thác

4.2. Đại lý (Agent): người chuyên chở đóng vài trò là người uỷ thác từ chủ hàng
hoặc người chuyên chở để: giao hàng, nhận hàng,lập chứng từ, làm thủ tục hải
quan, lưu kho hàng hóa…

4.3. Người gom hàng (Cargo Consolidator): gom những lô hàng lẻ (LCL) lại
thành lô hàng nguyên (FCL) để tiết kiệm chi phí và thời gian làm hàng. Khi gom
hàng thì người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở hoặc đại lý của người
chuyên chở.

4.4. Người chuyên chở ( Carrier): trong trường hợp người giao nhận đóng vai trò
là người chuyên chở thì anh ta sẽ là người trực tiếp ký hợp đóng vận tải với chủ
hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hòa từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.

4.5. Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO): trong trường hợp này,
người giao nhận sẽ cung cấp dịch vụ đi suốt door to door ( từ cửa đến cửa) và anh ta
sẽ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa từ nơi nhận hàng đầu tiên đến nơi giao hàng
cuối cùng.

5. Trách nhiệm của người chuyên chở:

4
5.1. Khi là đại lý của chủ hàng:
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy
nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi
lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác… nếu
anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn‿
(Standard Trading Conditions) của mình.
5.2. Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,
nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,
của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là
hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như
thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở
khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải
là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh
ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (Perfoming
Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của
mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người

5
thầu chuyên chở - Contracting Carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ
liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ….. Thì người
giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện
các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một
cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm
về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Không nội tý hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi
của mình.
II. Tổ chức và kỹ thuật giao nhận hàng hóa tại cảng biển:
1. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng
biển:

Việc giao nhận hàng hóa xuất nhận khẩu tại cảng biển phải dực trên các cơ sở pháp
lý như: công ước quốc tế (Huage, Huage-Visby, Hamburg…); hiệp ước (Treaty);
hiệp định (Agreement); nghị thư (Protocal) và luật và các quy phạm quốc gia (luật
Hàng hải Việt Nam 2005)…

Theo đó, những nguyên tắc giao nhận, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu
tại cảng biển bao gồm những nội dung sau:

- Các bên được tự do thỏa thuận phương pháp giao nhận hàng hóa

6
- Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương pháp nào thì giao hàng bằng phương
pháp ấy. Vd: giao nhận nguyên hầm kẹp chì; giao nhận theo mớn nước; giao nhận
nguyên container; giao nhận theo trọng lượng; giao nhận theo lượng bao kiện, bó,
chiếc…; giao nhận theo thể tích…

- Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc người đại diện/ người ủy
thác của chủ hàng

- Nếu chủ hàng không tự thực hiện được công tác giao nhận hàng hóa thì có thể ủy
thác cho cảng đảm nhận việc này. Tuy nhiên, hiện nay trường hợp này rất ít khi xảy
ra.

- Người giao nhận phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng
và phải nộp đầy đủ các khoản phí với cảng.

- Người nhận nhận đúng và đủ số lượng hàng hóa như ghi trên vận đơn vào thời
điểm thích hợp (Vd: đới với hàng nguyên container thì thông thường khoảng 2 ngày
kể từ ngày tàu cập cảng đến thì sẽ nhận hàng, nếu sau khoảng 7 ngày kể từ ngày cập
cảng mà vẫn chưa nhận hàng thì sẽ bị thu phí lưu cont, lưu bãi…)

- Cảng không chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trên boong.

- Nếu hàng hóa đóng trong container mà tình trạng bên ngoài của cont không có gì
lạ và còn nguyên niệm phong kẹp chì thì cảng cũng sẽ không chịu trách nhiệm đối
với tổn thất, mất mát, đổ bể xảy ra với hàng hóa

- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện. Nếu chủ hàng
hoặc người đại diện của chủ hàng muốn đưa người vào cảng làm hàng thì phải xin ý
kiến của cảng và phải đảm bảo tuân thủ theo nội quy cảng cũng như thanh toán các
khoản phí phát sinh…

7
- Cảng có nhiệm vụ bảo quản hàng hóa lưu trong kho của cảng và có trách nhiệm
thông báo với chủ hàng nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa, đồng thời cảng
phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.

- Việc bốc dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa tại cảng phải có sự thỏa thuận giữa cảng
và chủ hàng.

2. Nhiệm vụ của các bên tham gia trong quá trình giao nhận:

2.1 Nhiệm vụ của cảng:

- Thực hiện các hợp đồng giao nhận, bốc dỡ, bào quản, lưu kho hàng hóa với các
hãng tàu và chủ hàng. Căn cứ vào khả năng bốc dỡ thực tế của mình mà cảng thông
báo định mức xếp dỡ cho từng loại tàu, loại hàng khác nhau.

- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.

- Kết toán với tàu việc giao nhận hàng hoá, lập biên bản bàn giao và các chứng từ
cần thiết khác

- Nhận hàng xuất khẩu của chủ hàng

- Giao hàng nhập khẩu cho chủ hàng sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục liên quan

- Tiến hành việc bốc dỡ, vận chuyển, bào quản và lưu kho hàng hóa trong khu vực
cảng

- Hàng hóa bị tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của cảng thì cảng pải bồi thường
nếu không chứng minh dược mình không có lỗi

- Cảng không chịu trách nhiệm đối với hàng hóa do ký mã hiệu sai hoặc không rõ
ràng khi còn nguyên dấu xi, chì

2.2. Nhiệm vụ của chủ hàng:

8
- Tiến hành hoặc ủy thác cho cảng việc giao nhận hàng hóa với tàu; trong trường
hợp hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi thì tiến hành giao nhận hàng trực tiếp vối cảng

- Kỳ kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho với cảng

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh

- Lập chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để làm căn cứ khiếu nại nếu có
tổn thất

- Thanh toán với cảng các chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa XNK

2.3. Nhiệm vụ của người chuyên chở (hãng tàu):

- Cung cấp chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa.

+ Đối với hàng nhập khẩu thì cần: 2 bản lược khai hàng hóa, 2 bản sơ đồ xếp hàng,
2 bản chi tiết hầm hàng. Các giấy tờ phải giao cho cảng 24 giờ trước khi tàu đến vị
trí hoa tiêu.

+ Đối với hàng xuất khẩu: 5 bản lược khai hàng hóa, 2 bản sơ đồ hàng hóa và các
giấy tờ này phải giao cho cảng ít nhất là 8 giờ trước khi xếp hàng lên tàu

- Vệ sinh hầm hàng, chăm lo đủ ánh sáng trong hầm hàng và những nơi cần thiết
khác cũng như trang thiết bị làm hàng để đảm bảo an toàn cho việc bốc dỡ hàng
hóa.

- Trả chi phí bốc dỡ, đóng gói...theo hợp đòng đã ký với cảng

2.4. Nhiệm vụ của hải quan:

- Tiến hành kiểm tra các thủ tục và tiếp nhận hồ sơ khai báo hải quan của chủ hàng
hoặc người đại diện;

9
- Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra;

- Kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan đối với tàu biển;

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu,
về thuế xuất và nhập khẩu;

- Tiến hành điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua cảng biển

Ngoài ra, đề phụ vụ tốt cho nhu cầu vận tải, giao nhận hàng hóa, cảng còn có một
số cơ quan làm đại lý tàu biền và đại lý giao nhận

3. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển:

3.1. Đối với hàng XK

* Yêu cầu:

- Chuẩn bị hàng hóa đúng như hợp đồng ngoại thương hoặc theo yêu cầu của L/C
- Tổ chức giao hàng cho người vận tải nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi
phí
- Lập chứng từ thanh toán đầy đủ, hợp lệ và đúng hạn để nhanh chóng được thanh
toán tiền hàng

* Trình tự công việc:

- Chuẩn bị hàng hóa (phù hợp theo yêu cầu trong hợp) và nắm tình hình tàu để
lưu khoang, lưu cước

+ Tên hàng,

+ Số lượng: kiểm tra đúng số lượng, dung sai và hàng thay thế (nếu có)

10
+ Chất lượng, quy cách phẩm chất: cần dực theo quy cách chuẩn hoặc theo mẫu để
kiểm tra đối chiếu; phải có giấy chứng nhận chất lượng ( đối với những mặt hàng
yêu cầu), đối với đông thực vật thì có giấy kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary hoặc
Veterinary-đối với động vật), đối với MMTB phải có giấy chứng nhận của OMIC
(Oversea Merchandise Inspection Co.,Ltd)…

+ Bao bì đóng gói ( vừa đẹp vừa bảo vệ và bảo quản được hàng),

+ Ký mã hiệu phải rõ ràng, chính xác, không phai, thuận thiện cho việc xếp dỡ, vận
chuyển…. Đồng hoặc L/C

- Chuẩn bị chứng từ về hàng hóa: tùy theo yêu cầu của mỗi hợp đồng mà chuẩn bị
sao cho phù hợp. Thông thường bộ chứng từ gồm:

+ Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)

+ Phiếu đóng gói ( Packing List)

+ Hợp đồng ngoại thương ( Sale Contract)

+ Chứng thư bảo hiểm nếu có (Insurance Policy)

+ Giấy phép xuất khẩu nếu có ( Export Lisence)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin – C/O)

+ Giấy chứng nhận số lượng

+ Giấy chứng nhận chất lượng ( Certificate of Quality – C/Q)

+ Giấy chứng nhận trọng lượng, kích thước ( Certificate of Weight/Measurment)

+ Giấy kiểm dịch động vật, thực vật nếu có ( Certificate of


Phytosannitary/Veterinary)….

11
- Tiến hành lưu khoang lưu cước với tàu, book container rỗng và nhận lệnh cấp
container rỗng từ hãng tàu
- Khai báo và hải quan nộp tờ khai hài quan cùng với các loại chứng từ khác như:
inv, p/l, sc…( mỗi loại chứng từ lập thành 2 bản, hải quian giữ 1 bản, chủ hàng
giữ 1 bản)
- Làm khiểm nghiệm, giám định và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nếu có
( hàng hóa xuất khẩu được phân thành 3 luồng: luồng xanh là loại không cần
kiểm tra thự tế; luồng vàng là hàng hóa cần phải kiểm tra xác suất (tỷ lệ kiểm
tra do hq quy định; luồng đỏ là hàng hóa phải bị kiểm tra toàn bộ 100%)
- Tính thuế và ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục Hải quan
- Giao hàng hóa cho hãng tàu

• Đối với hàng hóa đóng trong conatiner.

 Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL)

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho
đại diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục XK (Cargo List)
- Sau khi đăng ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ
hàng mượn
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình
- Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểm tra
và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan
sẽ niêm phong, kẹp chì container
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại cy quy định, trước khi hết thời
gian quy định (Closing Time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu
bắt đầu xếp hàng), sau đó đóng phí, khi hq đóng dấu xác nhận thì coi như việc giao
hàng đã xong. Khi đó, chủ hành hoặc đại diện của chủ hàng có thể lấy biên lai nhận
container để chở mr (Mate’s Receipt).
- Sau khi container đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn.

12
Trên thực tế, nếu chủ hàng và hãng tàu đã quen nhau và tin tưởng nhau thì sau
khi chủ hảng hạ bãi container không cần nhận mr mà chỉ cần đợi đến ngày tàu chạy
là đến hãng tàu nhận vận dơn gốc ( hoặc không cần đến hãng tàu mà chỉ cần nhận
B/L qua fax hoặc mail… trong trường hợp Surrendered B/L hay Seaway Bill)

- Trước khi xếp container lên tàu, đại lý tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu
(Loading List), sơ đồ xếp hàng và thông báo cho điều độ cảng biết để bố trí
người và phương tiện làm hàng.
- Cảng làm công tác bốc container lên tàu.

 Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL):


- Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp
cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi Booking Note được chấp
nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận
hàng.
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người
chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng
hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải
quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc
container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn. Trên B/Lcó ghi “Part of Container”
- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
 Đối với hàng rời:

- Chủ hàng có thể giao trực tiếp cho tàu hay ủy thác cảng giao hàng cho tàu, cũng
có thể tiến hành giao nhận hàng tay ba ( chủ hàng, cảng, tàu):

+ Chủ hàng hoặc người giao nhận của chủ hàng vận chuyển hàng ra cảng, lấy lệnh
xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân nếu cần

13
+ Cảng tiến hành bốc hàng và giao hàng cho tàu dưới sự giám sát của cán bộ hải

quan . Trong khi xếp hàng, nhân viêc của cảng phải kiểm đếm và ghi số lượng vào

Tally Report, cuối ngày phải chi vào Daily Report và khi xếp xong 1 tàu phải ghi

vào Fnal Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet.

+ Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào Tally Sheet, cảng sẽ lập bản tổng kết xếp

hàng lên tàu ( General Loading Report) và cùng lý xác nhận với tàu, đây là cơ sở để

lập vận đơn.

3.2. Đối với hàng nhập khẩu

* Yều cầu: Nhận hàng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ; cứng từ hợp lệ và có đầy đủ

các biên bản hàng hóa tổn thất nếu có để khiếu nại đòi bồi thường.

* Trình tự các bước:

1. Chuẩn bị trước khi nhận hàng:

- Nhận và kiểm tra hồ sơ về hàng ( INV, P/L, SC, B/L…) do người bán gửi

- Nắm thông tin về tàu, ETA ( Estimated Time of Arrival), thông tin về thủ tục hải

quan đối với lô hàng.

- Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành khai báo hải quan sau khi nhân được giấy báo hàng

đến (Arrival Notice) và D/O từ hãng tàu.

2. Nhận hàng từ cảng hoặc tàu:

14
Hàng hóa nhập về có 2 trường hợp:

 Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng:

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra

giao nhận trực tiếp với tàu

- Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ

hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:

+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)

+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)

+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)

+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu

- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình

nhận hàng như:

+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm

cho tàu về những tổn thất xảy sau này.

+ Biên bản dỡ hàng (cor – Surver Report) đối với tổn thất rõ rệt

+ Thư dự kháng (lor – Letter of Readiness) đối với tổn thất không rõ rệt

+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (roroc – Report on Receipt of Cargo) trên

cờ sở phiếu kiểm kiện ( Tally Sheet), cảng, tàu và chủ hàng đều ký tên vào

xác nhận số lượng hàng hòa thực giao so với Manifest và B/L

+ Biên bản giám định

+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)

15
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan

kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải

về kho

- Làm thủ tục hải quan

- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá

 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

* Cảng nhận hàng từ tàu:

- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)

- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận

phải cùng lập)

- Đưa hàng về kho bãi cảng

* Cảng giao hàng cho các chủ hàng:

 Đối với hàng FCL

- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy

giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - Delivery

Order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho

người nhận hàng

- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng

gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và đối chiếu với

Manifest và ký xác nhận là hàng nguyên container hay rút ruột và tìm vị trí

hàng, tại đây lưu 1 bản D/O.

- Sau khi đóng các lệ phí, nhân viên vai nhận mang D/O đã xác nhận đến

16
Thương vụ cảng lấy phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng. Tại đây

Thương vụ giữ lại 1 bản D/O

Nếu nhận hàng nguyên container thì phải xuất trình giấy mượn container và nộp

phí “cược conatiner” nếu có.

 Đối với hàng LCL:

- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.

Bộ phận này giữ 1bản D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.

- Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng

3. Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:

Sau khi có B/Lvà D/O thì cò thể tiến hành làm thủ tục hài quan cho lô hàng nhập

khẩu, gồm các bước sau:

- Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan nhập khẩu (2 liên: 1 liên cho

chủ hàng giữ và 1 liên cho hải quan giữ), bộ chứng từ về hàng hóa ( INV, P/L, SC,

B/L,…và các chứng từ có liên quan); phiếu tiếp nhận hồ sơ, giấy giới thiệu của cơ

quan, giấy phép kinh doanh, lệnh giao hàng, …

- Khai và tính thuế nhập khẩu: chủ hàng tự khai và áp mã tinh thuế.

- Đăng ký tờ khai hải quan: Hải quan nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ; nếu nội dung tờ

khai hợp lệ thì sẽ tiến hành kiểm tra xem doanh nghiệp có nở thuế quá 90 ngày

17
hay không. Nếu hồ sơ đầy đủ và không nợ thuế thì sẽ chuyển qua Đội trưởng

Hải quan để phúc tập hồ sơ, nếu doanh nghiệp nợ thuế thì sẽ tiến hành thông

báo với chủ hàng để nộp thuế, sau khi chủ hàng nộp xong thuế sẽ tiến hành phúc

tập hồ sơ. Ngày nay, người ta áp dụng phương pháp khai hải quan điện tử sẽ tiếp

kiệm được nhiều thời gian nhưng đòi hỏi độ chính xác cao.

- Kiểm tra thuế: sau khi kiểm hóa, hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận theo dõi và thu

thuế để kiểm tra việc áp mã tính thuế, loại thuế áp dụng, thuế suất áp dụng, giá

tình thuế, tỷ giá tính thuế…. Sau khi kiểm tra thuế xong lãnh đạo hải quan sẽ ký

đóng dấu đã hoàn thành thủ tục hải quan.

- Đăng ký kiểm hóa ( đối với hàng phải kiểm hóa): nếu là hàng nguyên container

thì có thể kiểm tại cảng hoặc ICD hoặc tại kho của chủ hàng. Nếu là hàng lẻ thì

phải kiểm hóa tại kho cảng.

- Tiến hành kiểm hóa: các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hành hóa

( kiểm xác suất hoặc toàn bộ)

 Sau khi hòan thành việc nhận hàng thì chủ hàng sẽ thanh toán các chi phí cho cảng

như: tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưu container, tiền lưu kho bãi….

18

You might also like