You are on page 1of 10

Những nét chính trong cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

(LM Anphong Trần Đức Phương sưu tầm và tổng lược)


Quê Hương Ba Lan: Thời Niên thiếu - Đời Linh Mục, Giám Mục và Hồng Y.

• Vatican, Thành Đô Giáo Hội: Viêc bầu chọn lên Ngôi Vị Giáo
Hoàng - Trên ‘Ngai Tòa Thánh Phêrô - 25 Năm chăn dắt đòan Chiên
Chúa - Những lời Chúc Mừng và Cảm tạ tri ân.
• Phụ đề: Bổn phận cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng - Đức Giáo
Hoàng có thể từ chức không? - Các quốc gia Đức Đương Kim Giáo
Hoàng Gioan Phalô II đã thăm viếng Mục Vụ trong 25 năm trên Ngôi
Vị Giáo Hoàng.

QUÊ HƯƠNG BA LAN


Thời Niên Thiếu:
Đã có rất nhiều sách vỡ, báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng lưới điện toán toàn cầu... bằng nhiều ngôn
ngữ khác nhau, đề cập đến cuộc đời của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhất là trong dịp
Mừng 25 Trên Ngôi Giáo Hoàng của Ngài. Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị và các bạn một số điểm
chính để dể nhớ và tra cứu:

• Đức Đương Kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sinh ngày 18-5-1920 tại Wadowice, Tổng Giáo
phận Cracovie, miền Nam Balan.
• Tên là Karol-Joseph Woityla. Tên thân mật (nick name) trong gia đình: Lolek hay Lolus
(Lolek là từ Karol; Lolus có nghiã là “Dịu Dàng”). Bút hiệu khi làm thơ, viết báo, hay kịch
nghệ lúc còn trẻ là: Andrzef Jawien hay Andrzef Gruda.
• Thánh Bổn Mạng là Charles Borromeo mừng lễ vào ngày 04 tháng 11 hằng năm.
• Tên Cha: Karol Woityla (Sĩ quan quân đội; mất năm 1941, lúc Ngài 21 tuổi).
• Tên Mẹ: Emilia Kaczorowska (Nội trợ, mất năm 1929 lúc Ngài 9 tuổi).

Lúc còn nhỏ Ngài có tham gia vào Hội Giúp lễ và Hội Thanh Niên Công Giáo. Lớn lên trong tuổi thanh niên
giữa lúc Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ và Đức Quốc Xã chiếm đóng và tàn phá Balan; lại cha mẹ đã mất, nên
Karol Joseph phải tự lập, vừa đi làm việc tại xưởng thợ, vừa đi học; có lúc viết báo, làm thơ, kịch nghệ; có
thời gian tham gia các tổ chức kháng chiến chống Đức Quốc Xã. Các Chủng Viện huấn luyện linh mục lúc
đó phải đóng cửa, nên phải lén tu học. Trong một dịp gặp gở các chủng sinh tại Rôma, vào Mùa Chay năm
2003, Đức Giáo Hoàng đã kể lại kinh nghiệm “tu chui” của Ngài dưới thời Đức Quốc Xã đang chiếm đóng
tại Balan cách nay đã hơn 60 năm (lúc đó Ngài 20 tuổi). Các Chủng viện đều phải đóng cửa, dù lúc đó các
chủng sinh đang tu rất đông. Vì thế Ngài vừa phải đi làm như công nhân, vừa học. Khi làm “ca” ngày hay
khi làm “ca” đêm Ngài đều mang sách vỡ học thêm. Thông cảm hoàn cảnh của Ngài, các bạn làm cùng
xưởng hoá chất với Ngài, thường phụ giúp công việc cho Ngài để Ngài có thời giờ học bài của chủng viện,
và Ngài nói: “Thật là ơn lạ của Chúa mà một thanh niên Balan sống trong thời chiến tranh, vừa đi học, vừa
đi làm, một chủng sinh “tu chui” mà bây giờ trở nên một Giáo Hoàng! “.
Đời Linh Mục, Giám Mục và Hồng Y:
Được Chịu Chức Linh Mục ngày 01 tháng 11 năm 1946 (lúc đó Ngài mới 26 tuổi), sau đó được gửi đi học
thần học tại Học Viện Angelicum (Rôma). Năm 1948 xong luận án Tiến sĩ Luân lý Thần học, và trở về quê
hương phục vụ. Làm Cha Phó, Giáo sư Đại Học và hoạt động rất mạnh cho giới trẻ, cho sinh viên và ảnh
hưởng nhiều đến giới trí thức thời đó.

Giám Mục Phụ tá (1958); Giám quản (1962); rồi Tổng Giám mục (1963) Tổng Giáo phận Cracovie, cũng là
giáo phận quê hương của Ngài lúc còn nhỏ. Trong thời gian này Ngài đã tham dự và đóng góp rất nhiều cho
các tài liệu của Cộng Đồng Vatican II. Năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban cho Ngài chức Hồng Y
(lúc đó Ngài mới 47 tuổi). Trong suốt 15 năm làm Tổng Giám Mục Cracovie, Ngài đã tỏ ra là một Mục Tử
rất đạo đức và nhiệt thành. Ngài cũng đem áp dụng những chỉ thị của Cộng Đồng Vatican II choTổng Giáo
phận của Ngài. Ngài cũng có nhiều dịp xuất ngọai để quan sát các sinh hoạt của các nước trong thế giới tự
do và cùng với Đức Hồng Y rất nổi tiếng thời đó là Wyszynki, Tổng Giám mục Varsovie (Thủ Đô Balan),
1
tranh đấu chống lại chính sách độc tài áp bức của Chính phủ Cộng Sản Balan thời đó.
VATICAN, THàNH ĐÔ GIÁO HộI
Việc bầu chọn lên Ngôi Giáo Hoàng:
Ngày 20-8-1978, Ngài về Rôma dự lễ An Táng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI rồi tiếp theo dự cuộc bầu cử
Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô I (26-8-1978). Hơn một tháng sau lại trở lại Rôma dự lễ An Táng Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô I (mất ngày 28/9/1978) và cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng mới. Chính trong cuộc bầu cử
này, một cách thật bất ngờ cho chính Ngài và cho cả thế giới: Ngài đã được các Đức Hồng Y bầu chọn lên
ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 16-9-1978. Ngài lấy tên là Gioan Phaolô II để tưởng nhớ đến Đức Giáo Hoàng
Tiền Nhiệm Gioan Phaolô I (Vị Giáo Hoàng có ‘tên kép’ đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội). Lúc đó Ngài mới
58 tuổi; là vị Giáo Hoàng đầu tiên từ quốc gia Balan; vị Giáo Hoàng không phải là người Ý sau hơn 400
năm; vị Giáo Hoàng xuất thân từ một nước lúc đó đang bị Cộng Sản cai trị khắc nghiệt. Ngài là vị Giáo
Hoàng thứ 263 kế vị Thánh Phêrô và là vị Chủ Chăn, đại diện Chúa Kytô nơi trần gian, để điều hành Giáo
Hội toàn cầu trong giai đoạn đầy khó khăn và căng thẳng trong “Chiến tranh lạnh” giữa Thế Giới Tự Do và
Cộng Sản; lại là lúc Cộng Sản đang tràn lan mạnh sang Vùng Đông Nam Á qua các nước Đông Dương:
Việt, Miên, Lào vừa bị Cộng Sản xâm chiếm.

Thật nhờ ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, các Đức Hồng Y đã chọn “đúng người” và “đúng chỗ” “đúng
lúc”. Một vị Giáo Hoàng xuất thân từ một gia đình có truyền thống đức hạnh, trưởng thành giữa chiến tranh
và phải sống trong chế độ Cộng Sản khắc nghiệt, lại phải sống vất vả cơ cực ngay từ khi còn trẻ, nên có một
bản lảnh và ý chí kiên cường, một đức tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa Toàn Năng. Ngài lại đặc biệt có lòng
Sùng Kính Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria. Điều này tỏ hiện rõ qua các thông điệp của Ngài về việc
tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria trong Giáo Hội Công Giáo. Trong các bài giảng, Ngài luôn
kết thúc bằng những lời nhắc nhở đến Mẹ Maria. Khẩu hiệu của Ngài là: “Toàn thân con thuộc về Mẹ”.
Tháng 10 năm 2002, Ngài đã ra tông thư về “Kinh Mân Côi Kính Mẹ Maria và mở “Năm Mân Côi” (Tháng
10/2002 - Tháng 10/2003) và lập năm “Mầu Nhiệm Ánh Sáng”; đồng thời kêu gọi mọi tín hữu hãy siêng
năng lần chuỗi Mân Côi Kính Đức Mẹ, chính Ngài cũng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày. Ngài thường tặng
chuỗi Mân Côi cho các khách hành hương được gặp Ngài.

Ngoài ra, Chúa cũng ban cho Ngài có trí thông minh và trí nhớ đặc biệt, nên dù từ thời tuổi trẻ phải lao động
vất vả và việc học trong thời chiến tranh thật bất thường, nhưng Ngài đã tự đọc sách và học hỏi thêm nên khi
vừa chịu Chức Linh Mục xong (Tháng 11/1946, ngay sau Thế Chiến Thứ II chấm dứt) Ngài đã được gởi đi
Rôma du học và chỉ sau hai năm Ngài đã xong luận án Tiến Sĩ Thần Học tại Đại học nổi tiếng Angelicum
(Rôma) và trở về quê hương phục vụ. Hơn nữa dù không đi du học lâu năm và cũng không đi du học nhiều
quốc gia, nhưng Ngài biết được nhiều ngọai ngữ như tiếng Nga (và các thứ tiếng trong nhóm ngôn ngữ
“Slovaque” như tiếng Balan của Ngài), tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức và các cổ ngữ Hy Lạp,
Latinh. Ngài cũng có tài “phát âm” ngoại ngữ, nên có những cuộc Đại lễ có nhiều sắc dân khác nhau, Ngài
có thể phát âm lời “Chào Mừng”, “Chúc Năm Mới”, “Chúc Giáng Sinh” bằng các thứ tiếng khác nhau kể cả
tiếng vùng Á Châu như tiếng Việt Nam. Trong Lễ Giáng Sinh năm nay 2003, Ngài đã gởi lời chúc Giáng
Sinh bằng 62 ngôn ngữ khác nhau (theo tường thuật của các đài truyền thanh, truyền hình và báo chí).

Khi đã lên chức Tổng Giám Mục, và Hồng Y, Ngài có dịp xuất ngoại nhiều và tham dự Cộng Đồng Vatican
II, Ngài đã có dịp gặp các Đức Giám Mục các nơi trên “thế giới tự do” trở về Rôma để họp, nhờ đó Ngài đã
có thể học hỏi và đã thông hiểu nhiều những trào lưu và sự tiến bộ trong thế giới tự do.

Như vậy, khi lên ngôi Giáo Hoàng, Ngài đã có thể nắm vững tình hình tôn giáo, chính trị. .. trong thế giới tự
do. Còn về những kinh nghiệm và cách đối phó với Cộng sản, thì tất nhiên Ngài đã quá già dặn vì đã sinh ra,
lớn lên và sống hơn nửa cuộc đời phải đối phó với chế độ Cộng sản. Vì thế, trong Lễ Đăng Quang trọng thể
vào ngày Chúa Nhật 22-10-1978, câu đầu tiên trong bài giảng của Ngài là: “Anh chị em đừng sợ. .. “. Chữ
“đừng sợ” đã được Sứ Thần Gabriel nói với Đức Maria vào giờ phút truyền tin (Phúc Âm Luca 1:30). Chúa
Giêsu cũng đã nói với các Thánh Tông đồ: “Chúng con đừng sợ... “ trong các trường hợp khi các “cảnh báo”
xãy đến. (Xin xem PÂ Math 24:6; 10:28; Luca 12:7; 21:9; MC 13:7; Gio 14:1). Trong Sách Cựu Ước cũng
ghi lời của các tiên tri nói trấn an Dân Chúa: “Hỡi Dân ta đừng sợ...” (Is 40:9; Ze 9:9). Trước đó trong cuộc
xuất hành ra khỏi Ai Cập, khi bị đoàn quân Ai Cập đuổi theo, dân Do Thái rất sợ, Maisen cũng nói vớI họ
‘Anh em đừng sợ.. . ’ (Sách XH 14:13).

2
Trên Ngai Toà Thánh Phêrô:
Sau khi lên Ngôi Vị Giáo Hoàng, Ngài đã hăng hái bắt tay khởi sự chương trình lớn lao của Ngài: Thúc đẩy
và khuyến khích phong trào canh tân qua việc áp dụng các huấn thị của Cộng Đồng Vaticanô II cho toàn thể
Giáo hội . . . và chương trình mở rộng cánh cửa để đón nhận và thánh hóa mọi nền văn hóa và tư tưởng. . .
đồng thời thúc đẩy các vị Chủ chăn và mọi thành phần trong Giáo hội hãy “đến với” và “đem Chúa Kytô”
đến với từng người thuộc mọi sắc dân và quốc gia. . . Chính Ngài đã là “chiến sĩ xung phong đầu tiên” : dù
vô cùng bận rộn sắp xếp các công việc lúc đầu, Ngài đã dành chương trình đi thăm các nơi quan trọng ở
Rôma và sau đó khởi sự ngay chương trình “đến với các dân tộc” bằng các cuộc Thánh du đến các quốc gia.
Chỉ sau hơn bốn tháng lên Ngôi Vị Giáo Hoàng, Ngài thực hiện chuyến đi đầu tiên viếng thăm Mục vụ
Mexico và Republic Dominican (25/01 - 01/02/1979) rồi tiếp theo các quốc gia, các hải đảo thuộc Năm
Châu, bốn biển (chúng tôi sẽ ghi lại danh sách các nước thăm viếng vào cuối bài này).

Những hoạt động và ảnh hưởng mạnh mẽ của Ngài, “một người từ một nước Cộng sản đi ra”, đã làm cho
nhiều thế lực thù nghịch với Giáo Hội lo ngại, nhất là khối Cộng sản. Ngày 13-5-1981 (gần hai năm rưởi lên
Ngôi vị Giáo Hoàng), Ngài đã bị một thanh niên Hồi giáo qúa khích người Thổ Nhỉ Kỳ tên Mohamet Ali
Agrea bắn trọng thương vào lúc gần trưa, khi Ngài đang di chuyển tại Quảng Trường Đại Thánh Đường
Thánh Phêrô (Rôma) chào đón giáo dân trong cuộc “triều yết chung” vào buổi trưa thứ tư hàng tuần như
thường lệ. Ngay sau đó, Ngài đã được đưa vào bệnh viện Gamelli (Rôma) để giải phẩu lấy viên đạn ra. Cuộc
giải phẩu kéo dào hơn sáu tiếng đồng hồ. Máu ra nhiều và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của Đức Giáo
Hoàng. Sau này, nhiều nguồn tin chắc chắn đã tiết lộ: đó là âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng do Cộng Sản
Liên Sô và nhóm các nước Cộng Sản Đông Âu chủ trương và thuê Ali Agrea thực hiện. Có điều nên lưu ý là
ngày 13 tháng 5 (ngày Đức Giáo Hoàng bị ám sát) là ngày Đức Maria hiện ra lần đầu tại Fatima (tiếp theo là
các ngày 13/6; 13/7; 13/8; 13/9; 13/10/1917). Sau khi được bình phục, một năm sau, vào ngày 13/5/1982,
Đức Giáo Hoàng đã đến hành hương tại Fatima để tạ ơn Đức Mẹ.

Sau này những tổ chức quá khích cũng có mấy lần toan tính ám sát Đức Giáo Hoàng nhưng lại thất bại. Đặc
biệt là lần Đức Giáo Hoàng thăm viếng Phi Luật Tân lần thứ hai (tháng 12/1995) một tổ chức Hồi Giáo cực
đoan cũng gửi người đến để định ám hại Đức Giáo Hoàng nhưng bị ngăn chặn kịp thời. Ông Samuel Berger
một thành viên trong Ủy ban duyệt xét về chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ trước biến cố 9/11, trong
bài điều trần vào ngày 24/3/2004, Ông cũng đã nhắc đến tổ chức al-Qualda đã mưu toan ám sát Đức Giáo
Hoàng vào thập niên 90’ nhưng bị khám phá và ngăn chặn ngay.
hon 25 Năm Chăn Dắt Đoàn Chiên Chúa:
Trong hon 25 năm trên Ngôi vị Chủ Chăn Giáo Hội Toàn Cầu, đại diện Chúa Kytô nơi trần gian, Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II (ngoài những chuyến công du mục vụ đến các quốc gia) đã làm việc rất nhiều tại Toà
Thánh: tiếp hàng triệu khách hành hương đến Rôma, cũng như gặp gở riêng các Chính Khách Quốc tế,
Ngoại giao đoàn, các nhân vật nổi tiếng thế giới, các Tổng Thống, Thủ Tướng. . . Theo truyền thông, báo chí
ước lượng : có khoảng 400 triệu người đã được gặp gỡ Đức Giáo Hoàng qua các buổi Triều Yết Chung hay
Riêng tại Tòa Thánh Vatican hay trong 102 chuyến công du Mục vụ tính đến nay. Các buổi “triều yết riêng”
là khi Đức Giáo Hoàng gặp riêng các vị lãnh đạo, các nhân vật, hay một phái đoàn nào đó trong điện
Vatican. Còn các buổi “triều yết chung” là khi Đức Giáo Hoàng xuống Công trường Thánh Phêrô vào
khoảng gần trưa ngày thứ tư (hàng tuần khi Ngài có mặt tại Toà Thánh) để gặp gở chung các phái đoàn hành
hương đến thăm và tụ tập tại Công trường trước Đại Thánh Đường Thánh Phêrô (ngay dưới cửa sổ văn
phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng). Trong suốt 25 năm trên Ngôi Giáo Hoàng, Ngài đã tiếp xúc với trên
17 triệu khách hành hương trong 1112 buổi tiếp kiến chung ( Theo Hãng Tin Zenit 17/12/03).

Ngoài ra Ngài còn viết rất nhiều Bài Giảng và các bài Huấn dụ cho các buổi Triều Yết Chung, cho các Hội
Nghị Giám Mục. . . hay các bài diễn thuyết tại các Hội Nghị quốc tế, hay hai lần tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc để cổ võ Hoà Bình Thế Giới (vào các năm 1979 và 1995), tại Trụ Sở Liên Hiệp Âu Châu (EU) để ngỏ
lời với các nhà Lãnh Đạo Âu Châu (1988), tại Quốc Hội Ý (14/11/2002). Đức Giáo Hoàng còn viết 14
“Thông Điệp” (Encyclicals), 15 “Tông Huấn” (Apostolic Exhortations); 14 “Tông Thư” (Apostolic Letters)
tính cho đến nay. Thông Điệp là các văn thư quan trọng gửi đến toàn thể các Đức Giám Mục toàn cầu đề cập
đến những “Tín Điều” quan trọng như Thông Điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại” (Redemptoris Hominis)
hay Thông Điệp về “Bí Tích Mình, Máu Thánh Chúa” (Eclesia de Eucharistia). Tông Huấn là các văn thư có
tính cách chỉ dẫn mục vụ gia đình, xã hội, giới trẻ, công tác xây dựng hòa bình. v. v.. . Tông Thư là các sứ

3
điệp đề cập đến các đề tài quan trọng về các sinh hoạt trong Giáo Hội (mới nhất vào tháng 10/2002 về “Kinh
Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria” “Rosarium Virginis Mariae” để khai mạc Năm Mân Côi từ tháng
10/2002 đến tháng 10/2003 và lập thêm Ngắm “Năm Sự Sáng”). Ngoài ra, Ngài đã hoàn tất và ban hành “Bộ
Giáo Luật Mới” (1983) sửa đổi Bộ Giáo Luật Củ theo Tinh Thần Cộng Đồng Vaticanô II và cuốn “Giáo Lý
Công Giáo” mới (1992).

Ngài cũng làm thơ và viết những cuốn sách có giá trị như cuốn “Bước Qua ngưỡng Cửa Hy Vọng” để chuẩn
bị nhân loại bước qua Năm 2001, qua một Thế Kỷ Mới và một Thiên Niên Kỷ Mới.. .

Ngài đã suy tôn nhiều Vị Thánh và Chân Phước nhất trong lịch sử Giáo Hội: 476 Vị Thánh, 1314 Vị Chân
Phước, trước Ngài chỉ có 300 Vị Thánh và 1310 Vị Chân Phước các Đức Giáo Hoàng Tiền Nhiệm đã suy
tôn.

Ngài đã phong 201 Vị Hồng Y. Hiện nay Hồng Y Đoàn có 164 vị còn sống trong đó có 144 vị do Ngài tấn
phong (thêm nhiều các vị Hồng Y thuộc các dân tộc khác nhau). Việt Nam hiện nay đã có 2 Đức Hồng Y
(sau khi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã qua đời) Phạm Đình Tụng và Phạm Minh Mẫn.
Bảo vệ giá trị và nền tảng gia đình
Một trong các vấn đề Cộng Đồng Vaticanô II quan tâm là bảo vệ giá trị và nền tảng gia đình, và vai trò của
giới trẻ trong thế giới và xã hội đương thời đang bị ảnh hưởng xấu của các trào lưu Vô Thần, trọng vật chất.
Vì thế Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua các bài giảng và Thơ Mục Vụ, đã mời gọi mọi người, nhất là
các bậc cha mẹ, các thủ lãnh quốc gia và các cơ quan xã hội phải lưu tâm giúp đở các trẻ em, các gia đình
nghèo khó và tiếp tay nhau bảo vệ giá trị gia đình. Chính Ngài, qua các chuyến công du mục vụ đi các nước,
Ngài đã cổ võ điều đó.

Qua Sắc lệnh ngày 09/05/1981, Ngài đã thành lập “Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình” để các vị có trách
nhiệm nghiên cứu và đưa ra các phương thế cứu vãn giá trị gia đình chống lại các trào lưu làm băng hoại gia
đình, như luyến ái tự do, ly dị, phá thai, đồng tính luyến ái, hôn phối đồng phái (nam lấy nam, nữ lấy nữ)
đang được một số nhà lãnh đạo và quan tòa chấp nhận . . . Từ năm 1994 Ngài đã thành lập “Hội Nghị Thế
Giới Về Gia Đình” (World Meeting of The Families) được tổ chức 3 năm một lần tại các nước khác nhau
trong các lục địa khác nhau: năm 1994 tại Rôma (Italy); năm 1997 tại Rio de Janeiro (Brazil); năm 2000 tại
Rôma (Italy); năm 2003 (tháng Giêng) tại Manila (Phi Luật Tân), (Hội nghị tại Manila đã quy tụ được hơn
5.000 đại biểu các gia đình từ các quốc gia khắp Năm Châu về hội thảo, trong đó có sự tham dự của 39
Hồng Y, 25 Giám Mục, 500 Linh Mục và một số chức sắc các tôn giáo bạn).
Dặc biệt lưu tâm đến giới trẻ.
Phó Xứ và giáo sư đại học vào các năm tại quê hương Balan, Ngài đã sinh hoạt rất gần gủi với giới trẻ và
sinh viên và được họ rất quý mến. Trên Ngôi vị Giáo Hoàng, vào năm 1985 (Năm Liên Hiệp Quốc tuyên bố
là “Năm Giới Trẻ”), trước hàng ngàn giới trẻ họp mặt tại Rôma, Ngài đã tuyên bố thành lập “Ngày Giới Trẻ
Thế Giới”, thường cứ hai năm một lần giới trẻ thế giới họp mặt tại một nơi nào đó để cùng nhau gặp gỡ, chia
sẻ, cầu nguyện, vui chơi, hội thảo để trao đổi với nhau các kinh nghiệm từ các nước khác nhau, để chung tay
xây dựng gia đình và tương lai. Đức Giáo Hoàng thường thân hành đến Chủ tọa. Đại Hội Giới Trẻ lần đầu
tại Rôma; lần thứ hai tại Buenos Aires (Argentina, 1987); tiếp theo là Santiago de Compostella (Spain,
1989); Czestochova (Balan, 1991); Colorado (Hoa Kỳ, 1993); Manila (Phi Luật Tân, 1995); Paris (Pháp,
1997); Rôma (Italy, Năm Thánh 2000); Toronto (Gia Nã Đại, 2002). Lần tới là tại Cologne (Đức,từ ngày
16/8 đến ngà 18/8/ 2005; đặc biệt lần nầy cách 3 năm).

Ngoài các điểm hoạt động của Đức Giáo Hoàng trên đây, các sách vở, báo chí, các cơ quan truyền thanh,
truyền hình, mạng lưới toàn cầu. . . còn đưa ra rất nhiều hoạt động của Đức Giáo Hoàng, có thể ghi tóm lại
các điểm sau đây:
Về giới Lao-Động:
Đức Giáo Hoàng lúc còn trẻ đã sống đời sống lao động vất vả bằng hai bàn tay và mồ hôi nước mắt của
Ngài, nên Ngài rất hiểu rỏ tình trạng đời sống của dân lao động chân tay. Ngài đã có ảnh hưởng nhiều trong
các phong trào cải tổ lao động trên thế giới. Ảnh hưởng đó cũng có một tác dụng mạnh mẽ để nâng đở tinh
thần ông Lech Walesa (sinh năm 1943) sáng lập và lãnh đạo phong trào “Công Đoàn Đoàn Kết” (1980) quy
tụ các công nhân từ Gdank và khắp nước Balan để thành lập phong trào lao động mạnh và đấu tranh cam go

4
trực diện với Đảng Cộng Sản thời đó, và sau cùng giúp phần lớn lao làm sụp đổ
chế độ Cộng Sản Balan cùng với sự sụp đổ các chế độ Cộng Sản tại Liên Bang
Sô Viết và Đông Âu, cũng như làm suy sụp ảnh hưởng của phong trào Cộng Sản
ở các nước trên thế giới.

Về Hoạt động cho Nhân Quyền, tự do, và Hoà Bình trên


Thế Giới:
Từ hoạt động cho giới lao động cũng như qua nhiều năm liên tục hoạt động đối kháng với
chủ nghĩa Cộng sản ngay từ khi còn là linh mục, và góp phần quan trọng làm sụp đổ chế
độ Cộng sản, Ngài đã và đang hoạt đng cho Nhân quyền, Tự do và Hoà bình cho toàn thể
thế giới qua các cuộc đi thăm mục vụ các nơi trên thế giới, nhất là qua hai lần thăm viếng
cổ võ nhân quyền trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc (vào các năm 1979 và 1995), lần thăm viếng và đọc thông
điệp tại Trụ sở Liên Hiệp Âu Châu (EU) năm 1988 và dịp thăm và đọc diễn văn tại Quốc Hội Ý (2002),
cũng như qua hoạt động của Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại liên Hiệp Quốc và qua các hoạt
động tích cực của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã
có thời làm Phó Chủ Tịch (1993) rồi Chủ Tịch (2000).

Qua các hoạt động trên đây, và qua các hoạt động liên tục của Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân và Du Mục
của Toà Thánh, Đức Giáo Hoàng cũng giúp đỡ cách riêng cho việc cổ võ Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh
đạo các quốc gia đón nhận và giúp đỡ các đợt người phải di cư đến các nước vì lý do chiến tranh hay bị đàn
áp, nhất là các di dân khỏi các nước Cộng sản như người Việt Nam chúng ta.
Về Hoạt động Liên Tôn:
Trong khi đó Ngài cũng đẩy mạnh hoạt động đối thoại với các tôn giáo bạn và tìm cách nối kết sự thông
hiệp với các Giáo Hội Kytô Giáo khác như: Chính Thống Giáo, Anh Giáo.. . Ngài đã đến thăm viếng Hội
Đường Do Thái Giáo ở Rôma ngày 13-4-1986 và khi Hành Hương Năm Thánh 2000 đến Đất Thánh (Holy
Land, Do Thái) Ngài đã đến cầu nguyện ở Bức Tường Khóc là nơi Thánh Thiêng của Do Thái Giáo. . . trong
nổ lực “Đối thoại Liên Tôn”, Ngài đã cho tổ chức ngày cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới và sự cảm thông
giữa các Dân Tộc và Tôn Giáo, tại Assisi (Ý, quê hương Thánh Phanxicô Khó Khăn, tác giả bài “Kinh Hoà
Bình” đã nổi tiếng cả thế giới qua bao thế kỷ). Chính Ngài đã thân hành đến cùng cầu nguyện với các nhà
lãnh đạo các tôn giáo khác (vào các năm 1986, 1993, 2002).
Về Họat động Canh Tân:
Trong sinh hoạt nội bộ Giáo Hội, Ngài là vị Giáo Hoàng có tinh thần canh tân, mở rộng giáo triều. (Ngài đã
phong thêm nhiều các vị Hồng Y từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, đặt nhiều vị thuộc các sắc tộc làm
việc tại giáo triều như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình; Đức
Hồng Y Francis Arinze (Nigeria, Phi Châu) Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Ngài
cũng nhấn mạnh đến vai trò tông đồ của người giáo dân (Tông Đồ Giáo Dân).
Đối với Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam:
cảm hoàn cảnh của ngưới Việt Nam chúng ta. Vì chính Ngài cũng đã sống và gặp bao nhiêu đau khổ, khó
khăn trong chế độ Cộng Sản Balan. Ngài lên Ngôi Vị Giáo Hoàng sau vài ba năm Cộng Sản lấn chiếm Miền
Nam, Campuchia và Ai Lao. Sau đó cuộc vượt biên lớn lao và đầy dũng cảm của người Việt Nam đã làm
cho thế giới phải cảm động. Lúc đó Đức Giáo Hàng đã kêu gọi các chính phủ và các giáo hội các nơi rộng
tay đón tiếp người tị nạn Cộng Sản của chúng ta, nhất là tại Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, để tỏ lòng yêu mến và
nâng đỡ tinh thần Giáo hộI Việt Nam, Đức Giáo Hoàng đã chọn một Linh Mục Việt Nam làm bí thư cho
Ngài; đó là Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Rồi Ngài đặt Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận làm
Phó Chủ Tịch (1993) rồi làm Chủ Tịch (2000) Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, và ban tước
Hồng Y sau đó. Mới đây Ngài lại ban tước Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn Phạm Minh Mẫn
(21/10/2003). Đó là Vị Hồng Y Tổng Giám Mục tiên khởi của Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Như vậy là từ nay
Giáo hộI Việt Nam có hai Vị Hồng Y.

Những lờI chúc mừng và cảm tạ tri ân


Tóm lại, Đức Đương Kim Giáo Hoàng là một “Người của Thời Đại” chẳng những cho Giáo Hội Công Giáo
mà còn cho cả thế giới chúng ta. Một người đã được Thánh Linh Thiên Chúa chọn vào “đúng chỗ” “đúng
lúc”. Một người ham hoạt động, trí khôn minh mẫn, giỏi ngoại ngữ, giàu kinh ngiệm cần thiết: kinh nghiệm
về lao động (vất vả làm việc và học hành từ còn nhỏ); kinh nghiệm về cảnh lầm than của con người trong

5
chiến tranh (Thế Chiến II), về sự tàn bạo của các chế độ độc tài (thời Đức Quốc Xã); kinh nghiệm về Cộng
Sản Vô Thần (thời Cộng sản); kinh nghiệm về các trào lưu xã hội đang đe dọa nền tảng gia đình và nhân
phẩm của con người và nhu cầu Giáo Hội đang phải đối diện và cấp thiết giải quyết cho chính Giáo Hội và
Thế Giới (qua gặp gỡ và học hỏi trong Cộng Đồng Vaticanô II). Ngài đúng là “Vị Giáo Hòang để đưa Giáo
Hội vào Thiên Niên Kỷ Thứ Ba” như tiên đoán của Đức Hồng Y Wiszynski (Tổng Giám Mục Thủ Đô
Varsovie, Balan) khi tiển chân Ngài về Rôma bầu Giáo Hoàng vào tháng 9/1978. Ngài là vị Giáo Hoàng biết
“nhìn xa, trông rộng” và như Thủ Tướng Đức Gerhard Sehroeder trong điện văn chúc mừng Ngài nhân dịp
Mừng 25 Năm trên ngôi Giáo Hoàng đã ca ngợi: “... Ngài đã mở ra một chân trời mới và gia tăng đối thoại
để góp phần vàoviệc giảm bớt những xung đột và tạo nên niềm thông cảm hơn trên thế giới . . . “ Tổng
Thống Hoa Kỳ George Bush, Nữ Hoàng nước Anh, Thủ Tướng Anh (Tony Blair) và nhiều vị lãnh đạo các
quốc gia, các tôn giáo cũng đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican và ca ngợi cũng như cám ơn Đức
Giáo Hoàng về những đóng góp của Ngài cho nền Hoà bình thế giới, cho công lý và nhân quyền ở các quốc
gia. . . Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton trước đây vào tháng 8/1993 khi đón tiếp Đức Giáo Hoàng sang
thăm Hoa Kỳ (nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Công giáo Thế Giới tại Denver, Colorado) đã ca ngợi Đức Giáo
Hoàng “là Nhà lãnh đạo tinh thần có đời sống thật thánh thiện. . . và là người điều hành nền hòa bình và
công lý giữa các dân tộc, trong đó có Hoa Kỳ” và cám ơn Đức Giáo Hoàng về những việc Ngài đã làm để
nâng cao đời sống tinh thần của thế giới và đất nước Hoa Kỳ. Đặc biệt Cựu Chủ tịch Liên Bang Sô Viết
trước đây, một “Cựu lãnh tụ Cộng sản biết “hồi tâm”, Mikhail Gorbachev đã đến thăm viếng Đức Giáo
Hòang nhiều lần tại Vatican và ca ngợi Đức Giáo Hoàng là “Khuôn mặt lớn nhất của Thời đại” và thú nhận
“những gì đã xảy ra tại Đông Âu (sự xụp đổ của chế độ Cộng sản tại Liên Bang Sô Viết và Đông Âu) đã
không thể xảy ra nếu không có sự đóng góp lớn lao và ảnh hưởng tinh thần của Đức Giáo Hoàng” (đăng
trong New York Times March 9, 1993). Tuy nhiên theo tạp chí Life (Dec 1989) thì Đức Giáo Hoàng không
phải chỉ chống lại chủ nghĩa “Cộng sản Vô Thần” ở Đông Âu và trên thế giới, nhưng Ngài cũng đem cả tâm
lực để chống lại những trào lưu và chủ nghĩa tư bản duy vật chất của thế giới ngày nay, vì cả chủ nghĩa Cộng
sản và Tư bản đều bất công, đi ngược lại giá trị nhân bản và phẩm giá con người.

Tờ Báo Time số cuối năm 1994 đã chọn Đức Giáo Hoàng là “Nhân Vật của Năm 1994”, đăng hình Ngài trên
trang bìa và đăng nhiều bài của nhiều vị lãnh đạo quốc gia và tôn giáo ca tụng Đức Giáo Hoàng và coi Đức
Giáo Hoàng không phải chỉ là nhà lãnh đạo tinh thần riêng cho hơn hai tĩ người Kitô hữu (Công giáo và Tin
lành) mà còn chung cho cả thế giới, vì Ngài đóng góp lớn lao vào sự phục hồi đời sống Tinh thần và Luân lý
của thời đại chúng ta đang bị suy vi vì ảnh hưởng trần tục.

Họa sĩ Đại Hàn Han Jang Hyeun (1941-2002), người họa sĩ nổi danh vẽ chân dung các nhân vật nổi tiếng
như Winston Churchill (1957), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1965), vào năm 2000 đã họa ba bức chân dung
Đức Đương Kim Giáo Hoàng trên lụa diễn tả Ngài như một vị “Tông Đồ Hoà Bình”. Ngòai ra còn rất nhiều
Tem Thơ tại Vatican và Ý mang các hình ảnh khác nhau của Đức Giáo Hoàng. Tại Balan, quê hương của
Ngài, đã có nhiều Quảng trường, đường phố, trường học mang tên Đức Giáo Hoàng, cũng như các tượng đài
để vinh quang Ngài. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm trên Ngôi Giáo Hoàng, Chính phủ Ý đã truy tặng Đức Giáo
Hoàng huy chương vàng để ghi công Ngài về những đóng góp lớn lao của Ngài cho nền văn hóa Ý.

Tổng lược các hoạt động của Ngài sau 25 năm, Bình Luận gia Tracy Wilkinson viết trên tờ Los Angeles
Times nhân dịp Ngân Khánh Giáo Hoàng của Ngài như sau: “Phải tốn nhiều năm, các học giả mới có thể
phân tích thấu đáo gia sản của Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II. Ngài đã viết bao văn kiện và thông điệp, đã
du hành hơn 725.000 dặm, tương đương với 29 lần vòng quanh trái đất, đã phong hiển thánh cho hơn 400 vị,
và như vậy quan niệm về sự thánh thiện được mở rộng. Ngài thật sự là Vị Giáo Hoàng đã thay đổi thế giới
Ngài sống và thay đổi Giáo Hội Ngài dẫn dắt”. Còn Ông George Weigel, người viết nhiều về cuộc đời của
Đức Giáo Hoàng, gọi Ngài là “Chứng nhân tuyệt vời của Thời Đại Chúng Ta”. Tờ Wall Street Journal thì gọI
Ngài là một “khuôn mặt siêu vời trong một thế giới hữu hạn” (Trancendent Figure in a Finite World).

Phụ đề:

Bổn phận cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng:


Bề ngoài chúng ta thấy các Đức Giáo Hoàng do Mật hội Hồng Y đoàn bầu lên (các vị Hồng Y dưới 80 tuổi).
Tuy nhiên, chính Thiên Chúa qua hoạt động của Chuá Thánh Thần đã chọn các Ngài. Trong số 12 Tông đồ,

6
chính Chúa Giêsu đã chọn Thánh Phêrô, ngay cả trước khi Thánh Phêrô hiểu được chức vụ và bổn phận thật
lớn lao cao cả của mình: ‘Phêrô Con là Đá, trên tảng đá này Thầy sẽ Xây Giáo Hội của Thầy. ..’ (PÂ Mathêu
16:18. ..). Và Chúa chọn Phêrô ngay cả khi Chúa biết và báo cho Phêrô biết Phêrô chỉ là một con người ‘yếu
đuối’ sẽ chối Chúa tới cả ba lần; nhưng Chúa đã hứa với Thánh Phêrô ngay trong lúc đó là Chúa sẽ cầu
nguyện đặc biệt cho Thánh Phêrô ‘khỏi mất đức tin’ và chu toàn bổn phận Chủ Chăn (PÂ Luca 22:31... ).
Sau khi sống lại và hiện ra với các Tông đồ, và trong lần hiện ra giúp các Ngài đánh được mẻ lưới lạ lùng,
Chúa Giêsu đã thực sự trao quyền Chủ Chăn (Giáo Hoàng) cho Thánh Phêrô trước mặt các Tông đồ khác,
ngay trên bờ Biển Hồ Tibêria, trong một hoàn cảnh đơn sơ nhưng bằng những lời rất cảm động. Ngày nay
đọc lại những lời ấy, chúng ta, những tín hữu của Chúa, cũng vẫn thấy xúc động. Ba lần trao quyền ‘Chăn
dắt đoàn Chiên Con, Chiên Mẹ’ của Chúa nơi thế gian cho Thánh Phêrô, Chúa Giêsu đã hỏi đi hỏi lại Thánh
Phêrô tới ba lần: ‘Phêrô, Con có yêu mến Thầy không?...’. Cả ba lần Thánh Phêrô đều khẳng định: ‘Con yêu
mến Thầy... Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết Con yêu mến Thầy...’ (PÂ Gioan 21:15...)

Chúa Giêsu đã muốn Thánh Phêrô nhắc đi nhắc lại tới ba lần lòng mến yêu của Thánh Phêrô đối với Chúa,
song song với ba lần trao nhiệm vụ Chăn dắt đoàn chiên Chúa cho Ngài. Đây có thể là để bù lại ba lần Phêrô
đã chối Chúa (cả bốn PÂ đều thuật lại điều này) ngay trong đêm Chúa Giêsu bị ‘trao nộp’. Cũng có thể là lời
thề ba lần ‘Trung tín’ trong Nghi thức ‘Trao quyền’ thời xưa tại vùng Trung Đông. Nhưng dầu sao, điều đó
cũng cho ta thấy lòng yêu mến Chúa trung kiên là điều rất quan trọng và cần thiết của người được Chúa
chọn và ban quyền Chăn dắt đoàn Chiên Chúa nơi trần gain...Và ngay sau đó Chúa đã hé mở cho Thánh
Phêrô biết ‘Thánh Giá’ mà vị ‘Chủ Chăn’ thay mặt Chúa nơi trần gian sẽ phải vác trong suốt cuộc đời chăn
dắt đoàn Chiên Chúa...nhưng ‘hãy theo Thầy’ (PÂ Gioan 21:18...). Cũng chính vì nhiệm vụ quan trọng và
khó khăn như vậy, nên trước đó Chúa đã hứa với Thánh Phêrô: ‘Thầy sẽ cầu nguyện cho Con để Con khỏi
mất đức tin...và sau đó hãy làm kiên vững đức tin của anh em Con...’ (PÂ Luca 23:31....).

Cầu nguyện cho các vị Chủ chăn, nhất là Đức Giáo Hoàng, vẫn là nhiệm vụ của mỗi tín hữu chúng ta. Trong
các Thánh Lễ, các giờ Kinh Phụng Vụ, các giờ Chầu Mình Thánh Chúa... vẫn có những lời cầu nguyện riêng
cho Đức Giáo Hoàng đang điều hành Giáo hội. Hằng ngày chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cho Đức Đương
Kim Giáo Hoàng. Ngài nhận được biết bao nhiêu những lời vinh danh, ca tụng; nhưng cũng phải âm thầm
chịu đựng bao nhiêu những thử thách, khổ đau, lo lắng cho toàn thể Giáo hội. Nhất là trong thời đại chúng
ta, có biết bao nhiêu những phong trào ‘tự do quá trớn’ đòi Giáo hội phải ‘Cởi Mở’ chiều theo những thị hiếu
của trần tục; như luyến ái tự do, ly dị, phá thai, ‘kết hôn đồng tính’ (same sex marriages), ‘phụ nữ làm Linh
Mục’ ‘Linh Mục lập gia đình’. .. Ngài là Vị Chủ Chăn Chính, đại diện Chúa Kytô nơi trần gian, Ngài phải
luôn ‘ Kiên Vững trong đức tin’ và gìn giữ Giáo hội luôn là ‘Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công giáo và
tông truyền’ (Kinh Tin Kính), luôn đi theo đường lối của Chúa... Vì thế Ngài cũng gặp biết bao ‘áp lực’ từ
nhiều phía khác nhau. Ngay trong Giáo hội cũng luôn luôn có hai khuynh hướng khác nhau và ‘ngược
nhau’: một khuynh hướng tạm gọi là ‘truyền thống’ (traditionalism) hay ‘bảo thủ’ và một khuynh hướng tạm
gọi là ‘tiến bộ’ (progressivism) hay ‘cởi mở’. Khuynh hướng ‘truyền thống’ thì phê bình là Giáo hội sau
Cộng Đồng Vaticanô II đã đi quá nhanh, quá vội vã, ‘cấp tiến’ và đánh mất dần tính cách ‘tông truyền’ tốt
đẹp của Giáo hội về Phụng vụ, về Giáo luật. v.v... Khuynh hướng ‘tiến bộ’ thì kết án là Giáo hội đi quá
chậm, thiếu ‘cởi mở’, thiếu ‘thông cảm’, thiếu ‘sống động’ để thu hút con người thời đại, nhất là giới trẻ.
Đức Giáo Hoàng luôn phải gìn giữ Giáo hội luôn ‘Kiên Vững’ trong đường lối Chúa, không ‘bảo thủ’, cũng
chẳng ‘cấp tiến’ (nhưng đó là vấn đề lớn chúng ta sẽ bàn sau). Chúng tôi chỉ nêu ra như vậy để chúng ta thấy
rõ những ‘lo toan’ và ‘gánh nặng’ của Đức Giáo Hoàng để hàng ngày nhớ dâng các hy sinh, hảm mình cầu
nguyện cho Đức Giáo Hoàng; nhất là Đức Đương kim Giáo Hoàng sắp sang 85 tuổI (18-5-2005) và sức
khỏe giảm sút vì bệnh tật.
Đức Giáo Hoàng có thể từ chức không?:
Đức Giáo Hoàng có nên từ chức không? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra. Bộ Giáo Luật Mới (1983) dự trù
điều Đức Giáo Hoàng có thể từ chức (Giáo Luật 3332). Tuổi có thể từ chức của các Đức Giám Mục là 75
(Giáo Luật số 401), nhưng không xác định tuổi của Đức Giáo Hoàng. Nếu một Đức Giáo Hoàng quá già
yếu, Ngài không thể nào chu toàn nhiệm vụ rất khó khăn của Ngôi Vị Giáo Hoàng; tuy nhiên nếu Ngài từ
chức cũng có nhiều vấn đề đặt ra. Vào năm 2000, một tổ chức lớn ở Ý, chuyên làm các cuộc thăm dò dư
luận, đã làm một cuộc thăm dò ở Ý xem Đức Giáo Hoàng có nên từ chức không. Kết qủa là 90% người Ý
nói Đức Giáo Hoàng không nên từ chức. Trong lịch sử Giáo Hội, vào năm 1294, Đức Giáo Hoàng Celestin
(1215-1296) đã từ chức. Điều này đã làm cho nhiều người không bằng lòng; trong đó có Văn Hào người Ý

7
rất nổi tiếng Dante (Dante Alighieri 1265-1231). Ông đã thật sự bất bình; vì thế trong một tác phẩm của Ông
về Thiên Đàng và Hỏa Ngục, Ông đã xếp Đức Celestin vào số những người ở hỏa ngục! Tuy nhiên Giáo hội
đã suy tôn Vị Giáo Hoàng này (cũng là một tu sĩ rất thánh thiện) như một vị hiển thánh vào năm 1313
(Phỏng theo Cha Paul Conry, C.SS.R).
Công Việc Thăm Viếng Mục Vụ của các Đức Giáo Hoàng:
Trước khi kết thúc bài này bằng Bảng Liệt Kê các quốc gia và các hải đảo mà Đức Đương Kim Giáo Hoàng
đã thăm viếng mục vụ trong 25 năm trên ngôi vị Giáo Hoàng, chúng tôi xin ghi lại một điều: Giáo Hội của
Chúa luôn là Giáo Hội “lữ hành”. Chúa Giêsu trong đời truyền giáo, Ngài đã luôn “trên đường đi” để đến
với mọi người: đến với các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái đương thời (dù họ chống đối Ngài); đến với người
nghèo khổ, bệnh tật, người tội lỗi... đến với người Xứ Samaria, đến nói chuyện với người đàn bà Xứ
Samaria bên bờ giếng Giacob dù biết là bà đã có cả năm đời chồng. . . (xin xem Phúc Âm Gioan, đoạn 4).
Chúa Giêsu cũng đã sai các Tông đồ “ra đi” để mang Tin Mừng Cứu rỗi cho mọi người, mọi nơi (PÂ Matcô
16:15) và các Ngài đã ra đi từ Quê Hương Do Thái qua các ngã đường đến với các dân tộc. . . và hai vị Tông
đồ Phêrô và Phaolô đã đến tận Thủ Đô Đế Quốc Rôma rao giảng và sẵn sàng tử đạo để làm chứng cho Chúa:
Thân xác các Ngài đã được an táng tại đó (Mộ Thánh Phêrô dưới nền Đại Thánh Đường Thánh Phêrô; Mộ
Thánh Phaolô dưới nền Đền Thờ Đại Thánh Đường Thánh Phaolô, Ngoại Thành Rôma). Các Đức Giáo
Hoàng tiếp theo đều đã sống và chết (nhiều vị đã tử đạo) tại Thánh Đô này. . . Rôma đã trở nên “Thành
Thánh” là “Trung Tâm Truyền Giáo” của Giáo Hội Chúa. Trải qua bao thế kỷ bị “bách hại” một cách tàn bạo
do các Hoàng Đế Rôma như Néron (37-68), Chúa vẫn gìn giữ Giáo Hội vượt qua mọi sự bách hại tàn bạo đó
và tồn tại, và phát triển. Trong khi Đế Quốc Rôma dù có tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Thế giới, nhưng
cũng đã sụp đổ và bây giờ chỉ còn là “vang bóng một thời”. Chúa Giêsu bảo đảm với Thánh Phêrô, Vị Giáo
Hoàng đầu tiên của Giáo Hội: “Con là Đá, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và không sức
mạnh nào có thể thắng được. . . “ (PÂ Matthêu 16:18).

Sau khi Đế Quốc Rôma đã tan rã (476) và trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhiều quốc gia đã được
thành lập. Sau này Rôma đã trở nên Thủ Đô của nước Ý (1870) và ngày 11/02/1929 nước Ý đã nhường Khu
vực Vatican (Vatican City) cho Giáo Hội theo hiệp ước Latran, và được gọi là “Toà Thánh Vatican” (L’Etat
de la Cité du Vatican) hay còn gọi là “Nước Đức Giáo Hoàng” (Papal State). Một “quốc gia” nhỏ nhất thế
giới với lãnh thổ chỉ có 44 mẫu đất (hectares) (440.000 mét vuông), nhưng có ngoại giao đoàn gồm các Đặc
Sứ các nước bang giao với Toà Thánh. Cũng có các người lính canh thường gọi “Lính Thụy Điển” (Swiss)
vì được tuyển mộ từ các thanh niên Thụy Điển; cũng có Nhà Bưu Điện và Tem Thư riêng. Các vị làm việc
thường trực ở đây cũng là “Công dân Vatican”.

Tuy nhiên, đó chỉ là một “lãnh thổ” đặc trưng cho trụ sở của Giáo Hội nơi Trần Gian mà Đức Giáo Hoàng
sinh sống và làm việc cùng với các “Cộng sự viên” là các vị Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục làm việc tại các
Thánh Bộ, Đền Thờ Thánh Phêrô, Viện Bảo Tàng Vatican, các dinh thự tại Vatican. . .

Thực ra Đức Giáo Hoàng là “Giám Mục” của Giáo Phận Công Giáo Rôma và cũng là Vị Chủ Chăn chính
đại diện Chúa Kytô trên trần gian và Điều Hành Toàn Thể Giáo Hội Chúa. Vì thế, việc Ngài phải đi thăm
viếng mục vụ “đến với” mọi người là cần thiết. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ trước, các phương tiện giao
thông chưa có thể nhanh chóng như ngày nay, và Đức Giáo Hoàng không thể vắng mặt lâu dài tại Toà
Thánh. Hơn nữa những biến cố lịch sử trong quá khứ, nhất là tại các nước Âu Châu vào thời trung cổ và cận
đại, đã là trở ngại lớn cho việc các Đức Giáo Hoàng di chuyển ra khỏi Rôma. Ngay cả việc bầu các Đức
Giáo Hoàng cũng phải họp trong “phòng khóa kín” (theo tiếng Latinh là “Cum Clave”) để khỏi bị ảnh
hưởng từ bên ngoài do các vị Hoàng Đế Âu Châu lúc đó luôn muốn vị Giáo Hoàng được chọn thuộc về quốc
gia của mình. (Những sự kiện lịch sử đó chúng ta sẽ có dịp nói đến sau).

Sau Cộng Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1975) thấy hoàn cảnh đã thuận tiện, nên
Ngài đã thực hiện các cuộc thăm viếng Mục Vụ ra ngoài nước Ý được 6 lần, để mở lại nếp sống truyền giáo
là “được sai đi để đem Tin Mừng cứu dộ đến cho mọi người và mọi nơi”. Tiếp tục tinh thần đó, Đức Đương
Kim Giáo Hòang đã công du Mục Vụ ra ngoài nước Ý được 102 lần, trong 25 năm, như vị Mục Tử của toàn
thể Giáo Hội và thế giới, để thăm viếng 129 quốc gia khắp năm Châu khởi đầu từ chuyến công du Mexicô
(năm 1979). Tính theo hành trình thì Ngài đã đi hơn hàng triệu dặm, bằng đi 29 lần vòng quanh trái đất,
hoặc 3 lần đi lên mặt trăng và đi về. Trong mỗi cuộc viếng thăm như vậy, số người đến gặp gỡ hoặc tham dự

8
thường hàng nhiều trăm ngàn người. Cộng lại trong 102 chuyến viếng thăm, khoảng 200 triệu người đã đến
tham dự các buổi lễ và hàng tỉ người tham dự qua truyền hình. Nếu cộng chung với các cuộc lễ tại nước Ý
và Rôma thì khoảng 400 triệu người đã tham dự.

Các Quốc Gia Đức Giáo Hoàng Đã Thăm Viếng Mục Vụ Trong 25 Năm Trên Ngôi Vị Giáo Hoàng:
Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị và các bạn Bảng Danh Sách các quốc gia, các quần đảo Đức Giáo
Hoàng đã đến thăm viếng mục vụ trong 25 năm. Có nhiều nơi Đức Giáo Hoàng đã viếng thăm nhiều lần (có
khi chỉ là nơi dừng chân). Những niên hiệu bên cạnh là lần thăm đầu. Chuyến công du đầu tiên (ngoài nước
Ý) là Mexico và Dominican Republic (từ ngày 25/01 đến ngày 01/02/1979)(Chỉ hơn 4 tháng sau khi Ngài
lên Ngôi Vị Giáo Hoàng-16/9/1978).

MỸ CHÂU :
Mexico (1979) - Cộng Hoà Dominican (1979) - Bahamas (1979) - Hoa Kỳ (1979) - Ba Tây (1980) -
Argentina (1982) - Costa Rica (1983) - Nicaragua (1983) - Panama (1983) - El Salvador (1983) - Guatemala
(1983) - Belize (1983) - Hondura (1983) -Haiti (1983) - Canada (1984) - Dominican Republic (1984) -
Puerto Rico (1984) -Venezuela (1985) - Ecuador (1985) - Peru (1985) - Trinidad (1985) - Tobago (1985)
-Uraguay (1987) - Chile (1987) - Bolovia (1988) - Paraguay (1988) - Curacao (1990) -Jamaica (1993) -
Cuba (1998).

Á CHÂU :
Phi Luật Tân (1981) - Guam (1981) - Nhật Bổn (1981) - Nam Hàn (1984) - Papua New Guinea (1984) -
Solomon Island (1984) - Thái Lan (1984) - Ấn Độ (1986) - Colombia (1986) - Tân Gia Ba (1986) -
Bangladesh (1986) - Quần đảo Seychelles (1986) - Lebanon (1987) - Mandagasca (1989) - Nam Dương
(1989) - Đông Timor (1989) - Mauritius (1989) - Cape Verde (1990) - Sri-Lanka (1995) - Jordan (2000) - Do
Thái (2000) - Palestina (2000) - Arabia (2000) - Syria (2001) - Kazakstan (2001) - Armenia (2001).

ÚC CHÂU :
Úc Đại Lợi (1986) - Tân Tây Lan (1986) - Fiji (1986).

PHI CHÂU :
Zaire (1980) - Repubic of Congo (1980) - Kennya (1980 - Gahna (1980 - Uppa Volta (1980) - Ivory Coast
(1980) - Nigeria (1982) - Benin (1982) - Gabon (1982) - Equatorial Guinea (1982) - Togo (1985) - Kennya
(1985) - Morocco (1985) - Zimbabwee (1988) - Botsmana (1988) - Lesotho (1988) - Swaziland (1988) -
Mozambique (1988) - South Africa (1988) - Madagascar (1989) - Reunion (1989) - Zambia (1989) - Malawi
(1989) - Tanzania (1990) - Rwanda (1990) - Burundi (1990) - I’vory Coast (Côte d’Ivoire) (1990) - Senegal
(1992) - Gambia (1992) - Guinea (1992) - Angola (1992) - São Tomé and Pricipe (1992) - Uganda (1993) -
Sudan (1993) - Cameroon (1995) - Kennya (1995) - Tunisia (1996) - Egypt (2001) - Malta (2001).

ÂU CHÂU :
Balan (1979) - Pháp (1981) - Tây Đức (1981) - Bồ Đào Nha (1982 - Áo Quốc (1983) - Bỉ Quốc (1985) -
Hòa Lan (1985) - Lexembourg (1985) - Liechtenstien (1985) - Norway (1989) - Iceland (1989) - Finland
(1989) - Denmark (1989) - Czechoslovakia (1990) - Hungary (1991) - Albania (1993) - Croatia (1994) -
Czech Republic (1995) - Slovakia (1995) - Slovenia (1996) - Bosnia and Hercegovenia (1997) - Romania
(1999) - Georgia (1999) - Ukraine (2001).

Sau đây chúng tôi xin gửi đến quý vị một bài báo nói về những cái “nhất” của Đức Giáo Hoàng
Phaolô II:

(Trích trong Việt Báo Miền Nam - Kỷ Yếu Xuân - Tết Giáp Thân 2004).
Nhân Vật Tuổi Thân: Vị Giáo Hoàng Tuổi Thân Làm Đổi Thay Bộ Mặt Thế Giới
Nếu có một người có thể được coi là ‘nhân vật làm thay đổi bộ mặt thế giới’ trong thế kỷ 20, người đó
không là Lenine, Hitler, Stalin, Mao Trạch Dông mà là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị (John Paul II). Ngài
9
là người tuổi Thân, sinh vào ngày 18 tháng 5 năm 1920, năm Canh Thân.
Nhân vật này là người mà tên tuổi và sự nghiệp được gắn liền với nhiều chữ ‘nhất’ hơn hầu hết mọi danh
nhân trên thế giới.
John Paul II là vị Giáo Hoàng duy nhất hiện hữu trong truyện hình hoạt họa (năm 1983, Marvel Comic
Bơks xuất bản một cuốn truyện họat họa về Ngài) và cũng là nhân vật được quen biết nhiều nhất trên thế
gới.

Hình ảnh John Paul II xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, đã thăm viếng hầu hết mọi quốc gia của địa
cầu (đáng tiếc là việc Ngài muốn thăm Việt Nam nhân dịp mừng 200 năm linh hiển của Đức Mẹ La Vang đã
bị Hà Nội từ chối).

John Paul II ra đời tại Ba Lan, dưới tên Karol Jozef Wojtyla (đọc là Voi-Ty-Oa), và làm nhiều nghề nhất
trước khi khóac áo đi tu: làm thợ, làm thơ, duễn kịch và có biệt tài ca hát.

Ngài là vị Giáo Hoàng thế giới ngày nay biết đến như một người già yếu bệnh tật, và chỉ sống bằng ý chí sắt
thép là tranh đấu cho hòa bình nhân loại. Thực ra, John Paul II là vị Giáo Hoàng có nhiều sinh hoạt thể thao
nhất: Ngài là thủ môn bóng tròn, bơi thuyền vượt thác, leo núi, và là lực sĩ bơi lội.

Ngài bị bệnh Parkinson sau khi bị mưu sát hụt, lãnh hai viên đạn và bị ung thư ruột, trong người còn đầy
thép để gìn gìữ xương đùi sau nhiều lần giải phẫu. Cơ thể đó gần như hứng chịu rất nhiều bệnh tật của nhân
thế mà chỉ làm tinh thần đó thêm sáng suốt, kiên trì.

Sinh ra trong một gia đình bình dân, cha là cựu chiến binh làm thợ may, mẹ là giáo viên, John Paul II có tuổi
thơ bần hàn vất vả nhưng cũng có kinh nghiệm trực tiếp với cả hai chế độ hà khắc nhất của Thế kỷ 20 là chế
độ Quốc xã và Cộng sản.

Ngài là người thông thái và hiếu học, khi lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo năm 1978, Ngài kết hợp tất cả
những kiến thức và sự khôn khéo để mở ra một cuộc vận động lịch sử cho sự chuyển mình của Ba Lan vào
thập niên 80, dẫn tới sự sụp đổ của Chế dộ Xô viết vào đàu thập niên 90.

John Paul II cũng là người ra sức canh tân Giáo hội, đã chính thức bày tỏ sự ăn năn hối lỗi về những sai lầm
của Giáo hội trong quá khứ, nhằm hòa giải với các tôn giáo và sắc tộc khác. Ngài có tinh thần tiên phong
nhất trong sứ mạng hàn gắn những đổ vỡ với các tôn giáo khác và 5 năm trước đã vào Cuba gặp gỡ lãnh tụ
Fidel Castro để thực tế sửa soạn cho thời hậu Cộng sản một khi Castro qua đời.
Là vị Giáo hoàng đã bát tuần, di chuyển và ăn nói khó khăn, John Paul II vẫn là thần tượng của giới trẻ. Sự
xuất hiện của Ngài trong các Đại hội Giới trẻ luôn luôn có không khí vui tươi náo nhiệt, với sự tham dự của
hàng triệu thanh niên thiếu nữ, vượt xa khung cảnh của các buổi trình diển nhạc trẻ của những tài danh về
nhạc Rock.John Paul II là người có làm thay đổi bộ mặt của thế giới, và Ngài tin rằng đó là một ân sủng của
Thiên Chúa, phần mình, Ngài chỉ là một vị chủ chăn trong một giai đoạn thiếu an lành của loài người.

10

You might also like