You are on page 1of 26

Chương 7

Cung cấp điện thành phố

7.1. Phụ tải điện thành phố


Đặc điểm quan trong của hệ thống cung cấp điện thành phố là: mật độ phụ tải rất cao,
địa bàn chật hẹp, yêu cầu về an toàn và thẩm mỹ cao v.v. Phụ tải mạng điện thành phố rất đa
dạng, bao gồm phụ tải của các khu chung cư, phụ tải của khu vực hành chính sự nghiệp, phụ tải
của các xí nghiệp sản xuất và phụ tải công cộng. Bài toán xác định được thực hiện trên cơ sở
phụ tải tính toán của các điểm tải trên địa bàn thành phố. Lý thuyết chung về phụ tải điện đã
được trình bày khá chi tiết ở chương 2. Việc xác định phụ tải nhà ở của các khu chung cư, khách
sạn đã được trình bày ở chương 5. Phụ tải tính toán của các xí nghiệp công nghiệp được trình
bày trong chương 6. Bài toán xác định phụ tải dịch vụ công cộng với những nét đặc thù riêng sẽ
được trình bày dưới đây:
7.1.1. Tính toán phụ tải dịch vụ công cộng
Phụ tải dịch vụ công cộng thuộc loại phụ tải rất đa dạng có tính chất gần với phụ tải
sinh hoạt. Thông thường các hộ tiêu thụ điện có công suất trung bình và nhỏ được trang bị ở các
công sở, hành chính như:
- Trường học;
- Thương mại;
- Cửa hàng ăn uống;
- Nhà văn hóa, rạp hát;
- Nhà nghỉ, an dưỡng;
- Khách sạn, nhà trọ v.v.
Phụ tải dịch vụ công cộng thường được xác định trên cơ sở quy mô và
hình thức dịch vụ, được thể hiện qua các đơn vị như diện tích, chỗ ngồi v.v.
Công suất tính toán của cơ sở dịch vụ công cộng được xác định theo biểu
thức:
Pcc= p0c.m (7.1)
Trong đó:
p0c – suất tiêu thụ điện của một đơn vị tính toán, kW/đ.vị (xem bảng 14.pl);
m – số đơn vị.
Tổng phụ tải tính toán dịch vụ công cộng được xác định theo biểu thức:
Ptt = max( Pttn , Pttđ ) (7.2)
Pttn – phụ tải tính toán ứng với thời điểm cực đại ngày;
Pttđ – phụ tải tính toán ứng với thời điểm cực đại đêm;
n
Pttn = Pcc. max + ∑ ktMi
n
Pcci (7.3)
1
n
Pttđ = Pcc. max + ∑ ktMi
đ
Pcci (7.4)
1

203
Рcc.max – giá trị phụ tải lớn nhất trong các cơ sở dịch vụ công cộng;
Рcc.i, – giá trị phụ tải tính toán của cơ sở dịch vụ thứ i;
kntMi , kđtMi – hệ số tham gia vào cực đại ngày/đêm của phụ tải lấy theo bảng 5.pl.
7.1.2. Phụ tải tính toán mạng điện phân phối
Phụ tải tính toán trên thanh cái trạm biến áp trung gian được xác định theo phương pháp
hệ số đồng thời:
nb
Ppp = k đtB ∑ PttB (7.5)
1

Trong đó:
PttB – phụ tải tính toán của trạm biến áp phân phối, kW;
kđtB – hệ số đồng thời của các trạm biến áp, tra theo bảng 6.pl.
nb – số lượng trạm biến áp.
Nếu đã biết sơ đồ của mạng điện phân phối, thì phụ tải tính toán trên thanh cái trạm
biến áp trung gian có thể xác định theo phương pháp số gia bằng cách tổng hợp từng cặp điểm
tải bắt đầu từ cuối đường dây (xem mục 2.3.2 chương 2).

7.2. Sơ đồ mạng điện thành phố


Bài toán xây dựng sơ đồ cung cấp điện tối ưu thực sự là bài toán phức tạp, vì nó phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cấu trúc mạng điện, cấp điện áp, vị trí của các nguồn điện và các
trạm biến áp v.v. Sơ đồ cung cấp điện thành phố trước hết cần được xây dựng dựa trên các tham
số và các mức điện áp tối ưu của các phần tử hệ thống. Cần phải lưu ý rằng các phần tử của sơ
đồ cung cấp điện thành phố đồng thời cũng là các phần tử của hệ thống điện của cả vùng, tức là
với sự hỗ trợ của chúng sẽ cho phép các nguồn điện làm việc song song và duy trì các chế độ
làm việc cần thiết. Do số lượng các hộ dùng điện là vô cùng lớn, vì vậy việc lựa chọn sơ đồ
không cần phải xét chi tiết đến các đặc tính của các hộ dùng điện độc lập, mà độ tin cậy yêu cầu
được tính đến phụ thuộc vào tổng công suất tính toán. Độ tin cậy của sơ dồ được tính toán có
xét đến sự tăng trưởng không ngừng của phụ tải theo thời gian. Có thể có nhiều dạng sơ đồ
mạng điện khác nhau tùy thuộc vào quy mô và diện tích của thành phố. Nhìn chung có thể phân
biệt ba dạng sơ đồ chính như sau:
7.2.1. Sơ đồ cung cấp điện cho thành phố nhỏ
Đại diện của nhóm sơ đồ cung cấp điện cho thành phố nhỏ được thể hiện trên
hình 7.1. Điện năng được cung cấp từ nhà máy điện địa phương (1) và từ hệ thống thông qua
các trạm biến áp trung gian 110/(10÷35) kV (2). Việc phân phối điện năng đến các hộ dùng điện
được thực hiện thông qua mạng phân phối trung áp 10÷ 35 kV và mạng điện hạ áp với sự tham
gia của các trạm biến áp phân phối (10÷35)/0,4 kV (3). Thông thường mạng điện phân phối
trung áp được xây dựng theo sơ đồ mạch vòng, vận hành hở. Các trạm biến áp phân phối công
suất khác nhau có nhiệm vụ cung cấp điện cho mạng hạ áp 0,38 kV, mà có thể được trang bị các
cơ cấu dự phòng tương hỗ bởi các đường dây. Đối với các hộ dùng điện công nghiệp có thể cấp
điện bởi các trạm biến áp riêng. Tùy theo mức độ yêu cầu, mạng điện có thể được trang bị các
cơ cấu tự động đóng dự phòng. Đặc trưng của sơ đồ cung cấp điện cho thành phố nhỏ là chỉ sử

204
dụng một cấp điện áp ở mạng điện cao áp của thành phố (trong sơ đồ hình 7.1. đó là cấp 10÷
35kV). Mạng trung áp này có bán kính hoạt động xác định vì vậy chỉ có thể đấp ứng cung cấp
điện chất lượng trong một phạm vi thích hợp.

1 ∼
10÷35kV Từ HTĐ
2

3 0,38kV

Mạng
điện
0,38kV trung áp
10÷35 kV

Đường dây dự phòng


Hình 7.1 Sơ đồ mạng điện thành phố nhỏ
1- Nhà máy điện địa phương; 2 – Trạm biến áp trung gian; 3- Trạm biến áp phân phối

7.2.2. Sơ đồ cung cấp điện cho thành phố trung bình


Nếu quy mô của thành phố lớn thì hệ thống cung cấp điện như đã xét ở sơ đồ trên
không thể đáp ứng, do khả năng truyền tải của mạng trung áp có hạn. Việc cung cấp điện cho
thành phố có quy mô trung bình được thực hiện bởi sơ đồ hình 7.2.
Từ
HTĐ
110 hoặc 220 kV

2
1

3
4
Mạng điện
5 hạ áp
Mạng điện
hạ áp 3
3
10÷35kV Đường dây dự phòng

2 2
110 hoặc 220 kV
205
Hình 7.2 Sơ đồ mạng điện thành phố trung bình
Ở sơ 1đồ này máy
– Nhà các nguồn điện
điện địa chính 2– –nhà
phương; máy
Trạm điện
biến áp địa phương
trung gian; 3(1) nằm biến
– Trạm trên áp
lãnh thổ
thành phố và trạmphân
biếnphối; 4 – Trạm
áp trung phân
gian (2) cóphối; 5 –với
liên hệ Trạm
hệ phân
thốngphối
quốcnội bộMạng
gia. xí nghiệp
điện cung cấp
110÷ 220 kV được thiết kế theo kiểu mạch vòng bao trùm toàn bộ thành phố. Mạng điện này có
vai trò không chỉ cung cấp điện cho thành phố mà còn duy trì sự liên hệ giữa mạng điện thành
phố với hệ thống quốc gia, nói cách khác nó chính là một phần tử của hệ thống quốc gia. Các
tham số chế độ của mạng điện này được xác định theo các điều kiện tương đồng, tức là một mặt,
theo công suất trao đổi giữa các trạm biến áp thành phố với hệ thống quốc gia và, mặt khác,
theo các điều kiện cung cấp cho các trạm biến áp 110÷220 kV. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ
thể, sơ đồ mạng điện 110÷220kV cũng có thể có các cấu trúc khác. Các trạm biến áp phân phối
(3) 10÷35/0,4 kV, được cấp điện từ các trạm biến áp trung gian, đóng vai trò lag nguồn cung cấp
cho các hộ dùng điện thông qua mạng điện hạ áp 0,38 kV. Tùy trường hợp cụ thể, các trạm biến
áp này có thể được trang bị đường dây dự phòng, dẫn điện từ thanh cái phía thứ cấp của trạm
biến áp trung gian lân cận trong trường hợp xẩy ra sự cố (đường chấm chấm trên hình 7.2).
Trong trường hợp cần cung cấp điện cho các cụm công nghiệp, mạng điện phân phối có thể
được trang bị các trạm phân phối (4) với công suất quá cảnh trong khoảng 3÷10 MVA. Đôi khi
các trạm phân phối là các trạm nội bộ của các xí nghiệp công nghiệp (5). Từ trạm phân phối (5)
điện năng được phân bổ đến các trạm biến áp phân xưởng để qua đó cung cấp cho các hộ dùng
điện công nghiệp. Sơ đồ cung cấp điện cho thành phố trung bình đặc trưng bởi hai cấp điện áp
cao áp.
7.2.3. Sơ đồ cung cấp điện cho thành phố lớn
Điểm khác biệt của sơ đồ cung cấp điện cho các thành phố lớn (hình 7.3) là số lượng và
công suất của nguồn cung cấp lớn hơn so với sơ đồ cung cấp điện cho thành phố trung bình.

Từ HTĐ
110 hoặc 220 kV
35kV

22 kV 22 kV


0,4kV
22 kV
35kV
0,4kV

Từ HTĐ
110 hoặc 220 kV
206
Hình 7.3 Sơ đồ mạng điện thành phố lớn
Mạng điện phân phối, chủ yếu dùng cấp điện áp 10÷35 kV, nhìn chung được xây dựng
theo sơ đồ hình tia. Các phần tử của mạng điện cũng tương tự như sơ đồ đã xét ở trên. Mạng
điện cung cấp 110 hoặc 220 kV được xây dựng theo sơ đồ mạch vòng, nó liên hệ tất cả các
nguồn điện với nhau. Sơ đồ mạch vòng xác định phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể, nhìn chung
khá phức tạp. Mạng điện phân phối thường được xây theo sơ đồ dẫn sâu (tiếp cận mạng cao áp
đến các trung tâm tải với số cấp điện áp tối thiểu). Mạng điện dẫn sâu nhìn chung được xây
dựng theo sơ đồ tối giản dạng hai dự phòng tương hỗ cho nhau.
Như đã phân tích, mạng điện phân phối của thành phố bao gồm tập hợp các phần tử: các
đường dây phân phối trung áp, các trạm biến áp phân phối và các đường dây hạ áp, đối với các
khu vực với các điểm tải lớn, ngoài các phần tử kể trên còn có thêm các trạm phân phối quá
cảnh. Sơ đồ tổng hợp của hệ thống cung cấp điện thành phố được thể hiện trên hình 7.4. Ở sơ đồ
này mạng điện được phân cấp phả hệ: mạng truyền tải, mạng cung cấp và mạng phân phối.

Truyền tải

Cung cấp

Phân phối CA/TA

TA/HA

Hình 7.4. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện thành phố


AT – Máy biến áp tự ngẫu; CA – Cao áp; TA –Trung áp; HA – Hạ áp.

Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, mạng điện thành phố được xây dựng với các
mạch vòng của mạng cung cấp và mạng phân phối, có thể hỗ trợ cho nhau trong các trường hợp
xẩy ra sự cố. Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng sơ đồ cung cấp điện
thành phố là công suất ngắn mạch phải được đảm bảo trong giới hạn cho phép đối với các thiết

207
bị áp dụng trong sơ đồ. Điều đó có thể thực hiện bằng cách phân chia hệ thống thành từng phần
nhỏ, lắp đặt các cuộn kháng điện tại các vị trí cần thiết v.v.
7.2.4. Trạm biến áp phân phối
Hầu hết các trạm biến áp phân phối được bảo vệ bằng cầu chảy. Phía hạ áp được lắp đặt
trong tủ phân phối với các lộ ra được bảo vệ bằng aptomat (hình 7.5a). Trạm biến áp phân phối
của mạng điện thành phố có thể được xây dựng dưới dạng hợp bộ, trạm treo, hoặc trạm biến áp
ngầm dưới lòng đất (hình 7.5).

DCL

CC CSC

ApT
A
BI kWh

A
kWh
CSH
Ap

b)
a)
DCL – dao cách ly;
CC – cầu chảy cao áp; c)
CSC – chống sét cao áp;
CSH – chống sét hạ áp;
ApT – aptomat tổng;
Ap – aptomat lộ ra
thang đèn cáp giữ
a)

cap hạ áp

cáp cao áp Hộp nối


dây nối đất
bulông kéo
kẹp nối đất

d)
208
máy bơm máy biến áp
Hình 7.5. Sơ đồ trạm biến áp phân phối:
a) Sơ đồ nguyên lý; b) Trạm biến áp hợp bộ; c) Trạm biến áp treo; d) Trạm biến áp ngầm
Vị trí xây dựng trạm biến áp phân phối được xác định theo các phương pháp đã trình
bày ở chương 3. Tuy nhiên đối với mạng điện thành phố đôi khi ta không có nhiều phương án
lựa chọn vị trí trạm biến áp. Gần đây phương án xây dựng các trạm biến áp ngầm được áp khá
phổ biến. Một trong những yêu cầu quan trọng của trạm biến áp ngầm là điều kiện thông thoáng
và thoát nước. Thông thường ở trạm biến áp luôn có bố trí một cụm máy bơm dự phòng. Trong
trường hợp hệ thống thoát nước làm việc kém hiệu quả thì máy bơm sẽ được huy động. Ưu
điểm nổi bật của trạm biến áp ngầm là tiết kiệm diện tích và đảm bảo độ an toàn cao. Tuy nhiên
yêu cầu về làm mát phải hết sức nghiêm ngặt.
Để lựa chọn loại trạm biến áp cần phải giải bài toán kinh tế-kỹ thuật với việc so sánh
các phương án khả thi. Việc phân tích các nguyên lý xây dựng sơ đồ cung cấp điện thành phố
cho phép lựa chọn các phương án tối ưu. Bài toán lựa chọn sơ đồ cung cấp điện tối ưu cần được
giải trên cơ sở phân tích kinh tế - kỹ thuật có xét đến các đặc điểm cụ thể về kinh tế, xã hội, địa
lý, khí hậu, môi trường, nhân chủng v.v.

7.3. Đặc tính kinh tế - kỹ thuật của các phần tử mạng điện
Hình 7.5. Sơ đồ trạm biến
7.3.1. áp diện
Tiết ngầmkinh tế của đường dây cáp
Cũng như đường dây trên không, chi phí quy dẫn của đường dây cáp gồm hai thành
phần (xem chương 3): Thành phần phụ thuộc vào vốn đầu tư (pdV) và thành phần phụ thuộc vào
chi phí tổn thất:
Zd = pdVd+3I2Rτc∆10-3; (7.6)
Trong đó:
Vd – vốn đầu tư đường dây, đồng;
pd – hệ số khấu hao và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư;
I – dòng điện truyền tải trên đường dây, A;
R – điện trở của đường dây, Ω;
τ – thời gian tổn thất cực đại, h;
c∆ – giá thành tổn thất điện năng, đồng/kWh.
ρ .l
Thay Vd = ad+bdF và R = ta có:
F
ρ .l
Z d = pd (ad + bd F )l + 3I 2 τ .c∆ 10 −3 = Z k + Z ∆A (7.7)
F
ad, bd – các hệ số kinh tế cố định và thay đổi của đường dây, đ/km và đ/(km.mm2);
ρ - điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn, Ω.mm2/km;
l – chiều dài đường dây, km;
F – tiết diện dây dẫn, mm2.
Mật độ dòng điện ứng với giá trị cực tiểu của hàm Z d được gọi là mật độ dòng điện kinh
tế, được xác định theo biểu thức (3.17):

209
pd bd 103
jkt =
3ρ τ c∆
Nếu đã biết mật độ dòng điện kinh tế jkt, thì tiết diện kinh tế của dây dẫn có thể được
xác định dễ dàng theo biểu thức:
I
Fkt = , mm2 (7.8)
jkt
Trong trường hợp có xét đến sự phát triển của phụ tải theo thời gian với suất tăng trung
bình hàng năm của phụ tải ap, thì tiết diện kinh tế của đường dây được xác định theo biểu thức:
I
Fkt = a p M .c , mm 2 (7.9)
jkt
IM.c – giá trị dòng phụ tải cực đại năm cuối của chu kỳ thiết kế;
ap - suất tăng phụ tải trung bình hàng năm, có thể xác định theo biểu thức:
a p = 0,15 + 0,25(i1 + 0,3) 2 + 0,35(iM .nh + 0,1) 2 (7.10)
I M .1 I M .nh
i1 = ; iM .nh = là các hệ số, xác định theo tỷ lệ của các dòng điện:
I M .c I M .c
IM.1 – giá trị dòng điện tính toán năm đầu của chu kỳ thiết kế;
IM.nh – giá trị dòng điện tính toán lớn nhất của phụ tải.
7.3.2. Hệ số mang tải tối ưu của máy biến áp
Chi phí quy đổi của trạm biến áp được xác định theo biểu thức:
S2
Z B = pbVB + (∆P0t + ∆Pk 2
τ )c∆ ; (7.11)
S nB
Trong đó:
pB – hệ số khấu hao và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trạm biến áp;
VB – vốn đầu tư trạm biến áp, đồng;
∆Pk; ∆P0 – tổn thất ngắn mạch và tổn thất không tải của máy biến áp, kW;
S – phụ tải của máy biến áp, kVA;
SnB – công suất định mức của máy biến áp, kVA;
t và τ – thời gian vận hành và thời gian tổn thất cực đại của máy biến áp, h.
Suất chi phí trên một đơn vị công suất:
Z B pbVB ∆P0t.c∆ ∆Pkτ .c∆ S 2 ZB
cB = = + + ( ) (7.12)
S S S S S nB
4
ZB.min

Hình 7.7. Biểu đồ chi phí của trạm biến áp ZB=f(S) 2 1


1 – chi phí vốn đầu tư;
2 – chi phí tổn thất trong các cuộn dây;
3 – chi phí tổn thất trong lõi thép; 3
4 – tổng chi phí của trạm biến áp S
30 50 Skt 70 90 MVA
210
Theo điều kiện cực tiểu suất chi phí, lấy đạo hàm (7.12),
∂cB / ∂S = 0 và giải phương trình tìm được ta có thể xác định được công suất tối ưu (công suất
kinh tế) của máy biến áp theo biểu thức:
pbVB + ∆P0t.c∆
S kt = S nB (7.13)
∆Pkτ .c∆
Khi đó hệ số mang tải tối ưu của máy biến áp sẽ là:
S kt
k mt .kt = 100% (7.14)
S nB
Có thể dễ dàng nhận thấy chi phí quy dẫn của trạm biến áp gồm ba thành phần: chi phí
cho vốn đầu tư, tổn thất trong các cuộn dây và tổn thất trong lõi thép. Các kết quả khảo sát và
tính toán đối với trạm biến áp 110 kV công suất 40 MVA cho thấy ứng với phụ tải tối ưu
(Skt=67,5 MVA) thành phần cho phí vốn đầu tư chiếm khoảng 46%, chi phí tổn thất trong các
cuộn dây – 44% và chi phí tổn thất trong lõi thép – 10% (hình 7.7).
Từ biểu thức (7.14) ta thấy công suất tối ưu của máy biến áp phụ thuộc vào các tham số,
các chỉ tiêu kinh tế, đặc tính của phụ tải và giá thành điện năng. Theo số liệu thống kê và kết
quả tính toán hệ số mang tải tối ưu của một số máy biến áp cho trong bảng sau:
Bảng 7.1. Các đặc tính tối ưu của máy biến áp
35 kV 110 kV
Công suất Sn, kmt.kt, % suất chi phí Công suất Sn, kmt.kt, % suất chi phí
MVA $/kVA.năm MVA $/kVA.năm
2,5 156 1,41 6,3 180 1,38
4 160 1,08 10 186 1,07
6,3 150 0,90 16 177 0,90
10 140 0,89 25 178 0,83
16 139 0,76 40 169 0,71
25 131 0,63 63 156 0,62

Phân tích các kết quả tính toán, ta thấy công suất tối ưu của phụ tải máy biến áp lớn hơn
công suất định mức của chúng. Tuy nhiên các máy biến áp đồng thời phải làm việc theo các
điều kiện kỹ thuật, đặc biệt là nhiệt độ đốt nóng cho phép, vì vậy trong thực tế các máy biến áp
không thể làm việc ở chế độ mang tải tối ưu. Các kết quả tính toán cũng cho thấy phụ tải tối ưu
của máy biến áp đạt được khi tổn thất không tải bằng tổn thất ngắn mạch, tức là khi ∆P0 = ∆Pk.
7.3.3. Điều kiện chung lựa chọn công suất tối ưu của trạm biến áp thành phố
Công suất của máy biến áp và song song với nó là số lượng máy có ảnh hưởng trực tiếp
đến tất cả bài toán liên quan đến việc xây dựng sơ đồ cung cấp điện thành phố. Trong các điều
kiện xác định việc lựa chọn công suất tối ưu của máy biến áp có thể được thực hiện theo phương
pháp so sánh các phương án. Tuy nhiên, phương pháp này không cho kết quả tin cậy, vì do sự
chi phối của khối lượng tính toán, số lượng các phương án đưa ra so sánh thường bị hạn chế,
điều đó có thể dẫn đến sự bỏ sót các phương án mà có thể là tối ưu.
Về lý thuyết, cần xác định mối quan hệ tối ưu giữa các tham số của các phần tử hệ thống
cung cấp điện sao cho tổng chi phí quy dẫn liên quan đến sự truyền tải và phân phối điện năng
211
của hệ thống là nhỏ nhất. Ví dụ nếu tăng công suất của trạm biến áp thì sẽ giảm được số lượng
trạm biến áp, do đó giảm được chi phí cho mạng điện cung cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp
này sẽ làm tăng bán kính hoạt động của mạng điện phân phối của mối trạm biến áp, điều đó dẫn
đến tăng chi phí của các mạng điện này.
Như vậy, công suất của trạm biến áp và các tham số của mạng điện phải được chọn sao
cho các chỉ tiêu tổng hợp của hệ thống cung cấp điện là tốt nhất. Trên hình 7.8 biểu thị sơ đồ lý
tưởng (với giả thiết phụ tải phân bố đều trên toàn bộ lãnh thổ) sự thay đổi của chiều dài đường
dây phụ thuộc vào số lượng trạm biến áp thành phố.

l2 l3 l4
L1 l1 L2 L3 L4

a) b) c) d)
Hình 7.8. Sơ đồ tính toán so sánh các phương án cung cấp điện
a) N1=1; L1=4; l1=32; b) N2=2; L2=8; l2=24; c) N3=4; L3=14; l3=16; d) N4=8; L4=23; l4=8;
O - Trạm biến áp phân phối; - Trạm biến áp thành phố

Giả sử các đường dây cung cấp được thực hiện bằng mạch kép, còn các đường dây phân
phối là mạch đơn, nếu coi khoảng cánh giữa các trạm biến áp phân phối là một đơn vị, thì với
phương án một trạm biến áp thành phố N1=1 (hình 7.8a), chiều dài tương đối của đường dây
cung cấp sẽ là L1=4 và tổng chiều dài đường dây phân phối l1=32; Với phương án hai trạm biến
áp N2 thì tương ứng: L2=8; l2=24 (hình 7.8b), tương tự đối với các phương án khác thể hiện trên
các sơ đồ hình 7.8c và hình 7.8d.
Như vậy với việc tăng số lượng trạm biến áp hoặc giảm công suất của trạm sẽ làm tăng
đường dây cung cấp và giảm đường dây phân phối. Biểu thị z1 và z2 là suất chi phí tính toán
tương ứng của mỗi km đường dây cung cấp và đường dây phân phối. Nếu bỏ qua thành phần chi
phí của các trạm biến áp thì ta có thể xác định giới hạn giữa phương án 1 và phương án 2 theo
điều kiện cân bằng chi phí:
z1L1+z2l1= z1L2+z2l2; (7.15)
Từ đó rút ra:
z1 l −l
= 1 2 ; (7.16)
z2 L2 − L1
Chi phí quy dẫn của các phương án bằng nhau khi tỷ số giữa hiệu chiều dài các đường
dây phân phối và chiều dài các đường dây cung cấp bằng tỷ số giữa các suất chi phí tính toán
của các mạng điện này.
Sự phân tích (7.16) cho phép lựa chọn số lượng và công suất tối ưu của trạm biến áp
thành phố. Ở trường hợp bằng nhau của chi phí tính toán thì phương án có số lượng trạm biến

212
áp ít hơn sẽ được ưu tiên. Theo kết quả tính toán lý thuyết, tỷ lệ (l1-l2)/(L2-L1) ở sơ đồ a) và b) là
2,0 còn ở các sơ đồ c) và d) là 1,33.
7.3.4. Xác định bán kính tối ưu của lưới phân phối
Bài toán xây dựng sơ đồ cung cấp điện với cấp điện áp xác định sẽ phải đụng chạm đến
vấn đề bán kính tối ưu của mạng điện, tức chiều dài tối ưu của đường dây phân phối từ trạm
biến áp thành phố đến các trạm biến áp phân phối. Chiều dài tối ưu của đường dây phụ thuộc
vào công suất truyền tải trên đường dây. Lời giải của bài toán này có thể nhận được trên cơ sở
giải bài toán tối ưu với hàm mục tiêu là chi phí tính toán phụ thuộc vào mật độ phụ tải trong khu
vực. Bán kính kinh tế hay tối ưu của lưới điện phân phối là bán kính hoạt động của lưới điện mà
có chi phí nhỏ nhất. Từ mô hình toán học của hệ thống điện chúng ta chỉ xét các thành phần của
chi phí tính toán có liên quan đến bán kính r của lưới phân phối.
pa pm p b Ψ γ .r 3Ψγ .rJ .ρ .τ .c∆
Z = c c + b 2b + d d + ; (7.19)
2r 4r 4 3JU . cos ϕ 4U cos ϕ .10 3
Trong đó:
pc, pd, pb – hệ số khấu hao và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đường dây cung cấp, đường dây phân
phối và trạm biến áp;
r – nửa cạnh hình vuông của diện tích (hình vuông đẳng trị) bao phủ bởi mạng điện phân phối,
km;
ψ- Hệ số phân nhánh của đường dây;
ac - hệ số kinh tế cố định của đường dây cung cấp, đ/km;
bd - hệ số kinh tế thay đổi của đường dây phân phối, đ/(mm2.km);
m – hệ số kinh tế cố định của trạm biến áp, đ;
τ – thời gian hao tổn cực đại, h;
c∆ – giá thành tổn thất điện năng, đ/kWh;
γ - mật độ phụ tải, kW/km2;
j – mật độ dòng điện kinh tế;
U – điện áp định mức của đường dây phân phối;
cosϕ - hệ số công suất trung bình của phụ tải.
∂Z
Lấy đạo hàm và cho triệt tiêu sau một vài biến đổi đơn giản ta được phương trình:
∂r
Ψγ ( pd bd + 3 j 2 ρ .τc∆10−3 3
r - acpc.r - pb.mb = 0 ; (7.20)
2 3Uj cos ϕ
Nghiệm của phương trình bậc ba trên là nửa cạnh hình vuông đẳng trị, giá trị này cần
nhân với hệ số hiệu chỉnh để có bán kính kinh tế của mạng điện phân phối:
2r
rkt = = 1,13.r (7.21)
π
Chiều dài đường dây phân phối phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính kinh tế-kỹ thuật
của các loại dây cáp. Tổng chi phí của các phương án bao gồm chi phí cho các trạm biến áp, chi
phí cho đường dây và chi phí tổn thất. Các kết quả tính toán và phân tích cho thấy tỷ lệ trung
bình của các thành phần này tương ứng là 23, 51 và 26%.
213
7.4. Thiết kế chiếu sáng đường phố
7.4.1. Các yêu cầu cơ bản
Các tiêu chuẩn về chất lượng chiếu sáng đường bộ yêu cầu đảm bảo cho phép thị giác
phản ứng nhanh chóng, chính xác và tiện nghi. Để đạt được điều đó cần lưu ý:
1) Độ chói mặt đường
Đại lượng quang học tác động trực tiếp đến người lái xe là độ chói. Độ chói trung bình
của mặt đường do người lái xe quan sát khi nhìn mặt đường ở tầm xa 170m xét khi thời tiết khô.
Phạm vi quan sát mặt đường được xét đến dưới góc 0,5o đến 1,5o và trải dài từ 60 đến 170 m từ
vị trí người lái xe (hình 7.9). Mức độ yêu cầu phụ thuộc vào loại đường (mật độ giao thông, tốc
độ, vùng đô thị hay nông thôn…) trong các điều kiện làm việc bình thường.

1,50 10 0,50
60m
170m

Hình 7.9. Phạm vi quan sát mặt đường của tài xế

Độ chói của mặt đường phụ thuộc vào các nhân tố: Đặc điểm của mặt đường; Tốc độ
của phương tiện giao thông; Giải pháp chiếu sáng (kiểu chiếu sáng, kiểu đèn, kiểu bố trí đèn,
chiều cao treo đèn v.v.).
2) Độ đồng đều của độ chói
Độ chói tại các điểm trên mặt đường không thể giống nhau, vì mặt đường không phải là
bề mặt phản xạ khuếch tán đều, mà là phản xạ hỗn hợp, bởi vậy độ chói sẽ khác nhau từ các
hướng quan sát khác nhau. Độ đồng đều chung được xác định theo biểu thức:
Lmin
k0 = ; (7.22)
Ltb
Độ đồng đều dọc được xác định theo biểu thức:
Lmin
k1 = ; (7.23)
Lmax
Trong đó:
Lmin, Ltb và Lmax – độ chói nhỏ nhất, độ chói trung bình và độ chói cực đại trên mặt đường,
cd/m2.
Cần chú ý sự khác nhau của công thức hệ số đồng đều: giá trị của k 0 từ 0,4 có thể đảm
bảo tri giác nhìn chính xác khi nhìn mặt dường thấy phong cảnh thấp thoáng, còn gọi là “hiệu
ứng bậc thang”. Nếu độ đồng đều theo chiều dọc k 1 lớn hơn 0,7, thì hiệu ứng này không còn
nữa. Ngoài hai chỉ tiêu về độ đồng đều của độ chói, người ta cũng quan tâm đến độ đồng đều
của độ rọi, mà được xác định theo biểu thức:
Emin
kE = (7.24)
Etb
214
Emin, Etb – giá trị độ rọi ở điểm tối nhất và giá trị trung bình của độ rọi trên mặt đường chiếu
sáng.
3) Tiêu chuẩn chói lóa mất tiện nghi
Các yếu tố như sự loá mắt không tiện nghi, sự cản trở và mệt mỏi do số lượng và quang
cảnh của các đèn xuất hiện trong trường nhìn, liên quan đến độ chói trung bình của con đường.
Sự chói lóa mất tiện nghi là nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Để đánh
giá đại lượng này người ta đưa ra một khái niệm “chỉ số loá mắt” G (Glare index). Giá trị của
chỉ số G được xác định theo biểu thức:
G = ISL+0,97.lg(Ltb) + 4,41lg(H’) – 1,46lg(Nđ); (7.25)
Trong đó:
ISL- chỉ số riêng của đèn (do nhà sản xuất cung cấp, thường có giá trị trong khoảng 3÷6)
H – độ cao treo đèn, m;
H’ – độ cao tính từ vị trí quan sát đến vị trí đèn (H’= H -1,5m);
Ltb – độ chói trung bình trên mặt đường, cd/m2;
Nđ – số lượng đèn trên một km đường.
Theo kết quả phân tích thực nghiệm, các giá trị của chỉ số G được đánh giá như sau:
Giá trị của G Hiệu ứng
1 Chói lóa quá mức chịu đựng
5 Chói lóa ở mức chịu đựng được
≥9 Không cảm nhận được sự chói lóa
Hiệu quả dẫn hướng nhìn khi lái xe phụ thuộc vào vị trí của các điểm sáng trên các
đường cong, loại nguồn sáng trên một tuyến đường và tín hiệu báo trước những nơi cần chú ý
(đường vòng, chỗ thu thuế đường, ngã tư…) cũng như các lối rẽ vào của con đường nhánh v.v.
7.4.2. Phân cấp chiếu sáng đường phố
Việc phân cấp chiếu sáng cho phép áp dụng các chỉ tiêu thích hợp trong thiết kế đảm bảo
chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn CIE xác định các cấp chiếu sáng biểu thị các giá trị tối thiểu
phải thoả mãn với chất lượng phục vụ (bảng 7.2).
Bảng 7.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng ứng với các cấp khác nhau (theo CIE)
Cấp Loại đường Vỉa Ltb ko=Lmin/Ltb k1=Lmin/Lmax G
2
hè cd/m
A Xa lộ 2 0,4 0,7 6
Xa lộ cao tốc
B Đường cái Sáng 2 0,4 0,7 5
Đường hình tia Tối 1÷2 6
C Thành phố hoặc đường Sáng 2 0,4 0,7 5
có ít người đi bộ Tối 1 6
D Các phố chính Sáng 2 0,4 0,7 4
Các phố buôn bán
E Đường vắng Sáng 2 0,5 4
Tối 0,5 5

Việc lựa chọn cấp chiếu sáng phù hợp với điều kiện cụ thể cần phải xét đến các yếu tố sau:
215
- Sự hiện diện của các loại phương tiện giao thông;
- Bề rộng của mặt đường;
- Sự hiện diện của các nút giao thông.
7.4.3 Thiết kế chiếu sáng đường phố
Quá trình thiết kế chiếu sáng đường phố được thực hiện theo trình tự tính toán sơ bộ như sau:
- Chọn sơ đồ bố trí thiết bị chiếu sáng;
- Chọn nguồn sáng (loại đèn) và loại thiết bị chiếu sáng;
- Xác định chiều cao treo đèn;
- Xác định khoảng cách giữa các thiết bị chiếu sáng;
- Xác định độ chói;
- Tính toán kinh tế-kỹ thuật so sánh các phương án
1) Sơ đồ bố trí thiết bị chiếu sáng
Kiểu bố trí thiết bị chiếu sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu và chất lượng chiếu
sáng. Việc chọn đúng sơ đồ bố trí thiết bị chiếu sáng cho phép đảm bảo tính kinh tế-kỹ thuật của
hệ thống chiếu sáng. Việc chiếu sáng đường phố có thể thực hiện với các thiết bị chiếu sáng
phân bố đều theo chiều dài. Phụ thuộc vào chiều rộng, địa hình và yêu cầu độ rọi có thể xây
dựng sơ đồ bố trí đèn theo một, hai dãy, kiểu trục giữa hoặc sơ đồ so le (hình 7.10).

a) b) c) d)
Hình 7.10. Sơ đồ bố trí đèn chiếu sáng đường phố:
a) – Một dãy; b) – Kiểu trục giữa; c) Hai dãy; d) – Kiểu so le.

a) Sơ đồ một dãy
Sơ đồ một dãy được áp dụng khi bề rộng mặt đường nhỏ hơn 10 m với cường độ các
phương tiện giao thông không, khoảng cách giữa các đèn có thể lấy bằng l =30÷40m và chiều
cao treo đèn H = 6÷7m. Khi gặp đoạn đường cong thì cần bố trí dãy đèn ở phía ngoài đường
cong để chỉ dẫn cho các lái xe. Yêu cầu để đảm bảo độ đồng đều là chiều cao treo đèn (H) phải
không nhỏ hơn bề rộng (b) của mặt đường (H≥ b). Sơ đồ này đơn giản, nhưng có nhược điểm
cơ bản là độ chiếu sáng trên mặt đường không đều.
b) Sơ đồ trục giữa
Sơ đồ trục giữa thường được áp dụng đối với đường đôi, ở giữa có dải phân giới. Sơ đồ
trục giữa cũng có thể áp dụng đối với các đường phố hẹp, đèn được treo trên các sợi cáp chăng
ngang. Sơ đồ này làm tăng chi phí do việc treo đèn khó khăn và phức tạp. Nó chỉ nên áp dụng
khi bề rộng của đường từ 10÷ 25m. Để thỏa mãn độ đồng đều của chiếu sáng thì phải đảm bảo
điều kiện H≥ b.
c) Sơ đồ hai dãy

216
Sơ đồ hai dãy thường được áp dụng khi bề rộng đường trên 30 m, chiều cao treo đèn
khoảng H=7÷9 m và đôi khi có thể hơn. Điều kiện để đảm bảo độ đồng đều chiếu sáng ngang
là: H≥0,5b.
d) Sơ đồ so le
Sơ đồ kiểu so le tiết kiệm hơn so với sơ đồ hai chiều, nó thường áp dụng hiệu quả đối với
trường hợp đường có hai chiều chuyển động. Điều kiện đảm bảo độ đồng đều chiếu sáng ngang
là:
2
H≥ b (7.26)
3

a) b)

c) d)
Hình 7.11. Dạng tổng quát của sơ đồ bố trí đèn chiếu sáng đường phố:
a) – Một dãy; b) – Hai dãy; c) So le; d) – Một dãy tại đường cua.

2) Chọn đèn và chụp


Chọn đèn và chụp đèn phải kết hợp đồng bộ. Đầu tiên sơ bộ chọn loại chụp đèn phù hợp
với điều kiện cụ thể của nơi thiết kế, sau đó trên cơ sở chụp đã chọn tiến hành tính toán chọn
loại đèn tương ứng.
Chụp đèn áp dụng trong chiếu sáng đường phố thường là loại chiếu sâu, chiếu vừa và
chiếu rộng. Kiểu chiếu sâu cho phép chống lóa mắt tốt hơn và thường áp dụng đối với các trục
đường nhiều ô tô, tuy nhiên cần lưu ý hiện tượng hiệu ứng “bậc thang”. Loại này thường sử

217
dụng với nguồn sáng điểm. Kiểu chụp chiếu rộng có độ lóa trực tiếp cao thường dùng cho các
trục đường có nhiều người đi bộ. Các bộ đèn có chụp vừa thích hợp với nguồn sáng đường
(dạng tuýp) có độ chói nhỏ. Các hãng sản xuất rất nhiều thiết bị chiếu sáng khác nhau, vì vậy có
thể nói trên thị trường các chủng loại thiết bị chiếu sáng rất đa dạng. Trên hình 7.12 biểu thị một
số thiết bị chiếu sáng đặc trưng. Để chọn loại đèn thích hợp trước hết cần xác định quang thông
yêu cầu của đèn theo tỷ số giữa độ rọi trung bình Etb (lux) và độ chói trung bình Ltb (cd/m2) để
đảm bảo chất lượng chiếu sáng:
Etb
R= (7.27)
Ltb

Hình 7.12. Một số đại diện thiết bị chiếu sáng đường phố:

Theo tiêu chuẩn CIE giá trị của chỉ tiêu R được biểu thị trong bảng 7.3.
Bảng 7.3. Các giá trị của chỉ tiêu R theo tiêu chuẩn CIE
Kiểu chụp đèn Mặt đường bê tông Mặt đường phủ nhựa Đường
Sạch Bẩn Sáng Trung Tối lát đá
bình
Che hoàn toàn 12 14 14 20 25 18
Che không hoàn toàn 8 10 10 14 18 13

Như vậy, khi đã biết chỉ tiêu R, ta có thể xác định dễ dàng độ rọi trung bình cần thiết theo
biểu thức:
Etb=R.Ltc, lx (7.28)
Trong đó:
Ltc – độ chói tiêu chuẩn xác định phụ thuộc vào loại đường, cd/m2 (bảng 7.2).
Quang thông cần thiết của đèn xác định theo biểu thức:
b.l.Ltc R
Fđ = , lm (7.29)
k sg .kld
Trong đó:
b, l – bề rộng mặt đường và khoảng cách giữa các đèn, m;
ksg, kld – hệ số suy giảm và hệ số lượi dụng quang thông của đèn.
Hệ số suy giảm quang thông:

218
Trong quá trình vận hành do sự già hoá của thiết bị nên hiệu quả chiếu sáng sẽ bị giảm,
tức là giá trị quang thông của đèn bị giảm. Ngoài ra trong quá trình sử dụng bụi bặm bám vào
thành ngoài của bóng đèn cũng làm giảm quang thông của nó. Hệ số suy giảm quang thông
được xác định theo biểu thức:
ksg= kgh.kbb (7.30)
Trong đó:
kgh – hệ số suy giảm do già hóa đèn;
kbb – hệ số suy giảm do bụi bẩn.
Các giá trị của các hệ số suy giảm quang thông được biểu thị trong bảng 7.4.
Bảng 7.4. Giá trị của hệ số suy giảm quang thông phụ thuộc vào loại đèn và thời gian sử dụng
Thời gian sử Giá trị hệ số kgh phụ thuộc vào loại bóng dèn
dụng Đèn Natri cao áp Tuýp huỳnh Bóng huỳnh Bóng huỳnh
quang quang quang
3000 0,95 0,85 0,9 0,85
6000 0,9 0,8 0,85 0,8
9000 0,85 0,8 0,75
(Tiếp theo Bảng 7.4)
Môi trường không Đèn có chụp kín Đèn chụp hở
Bụi bẩn 0,7 0,65
Sạch 0,95 0,90

Sự suy giảm quang thông dẫn đến giảm hiệu suất chiếu sáng. Sự phụ thuộc của hiệu suất
chiếu sáng của đèn vào thời gian sử dụng được thể hiện trên hình 7.13.

2 Hình 7.13. Hiệu suất chiếu sáng phụ


thuộc vào thời gian sử dụng của đèn
1 – đối với đèn có chụp kín;
2 – đối với đèn chụp hở.

năm

* Hệ số lợi dụng quang thông


Hệ số lợi dụng quang thông được xác định theo biểu thức:
Fe
kld = (7.31)

Trong đó:
219
Fe – quang thông hiệu dụng, tức là quang thông hữu ích chiếu xuống diện tích mặt đường;
Fđ – quang thông bức xạ của đèn.

Hình 7.14. Các trường


hợp phân bố quang thông
của đèn đường H H

a) a >0
b b) b a<0

kld
kld.t Phía đường
0,4
Phía vỉa hè 0,3

kld.s 0,2

0,1
a b−a
H H
1 0 1 2
b−a
Hình 7.15. Biểu đồ xác định hệ số lợi dụng quang thông kld=f( H )

Khi tính toán chính xác cũng cần xét đến thành phần phản xạ của mặt đường. Hệ số lợi
dụng phụ thuộc vào loại thiết bị chiếu sáng và các kích thước chiếu sáng như chiều cao treo đèn,
bề rộng mặt đường v.v. Có thể phân biệt hai trường hợp phân bố quang thông: Gọi khoảng cách
từ hình chiếu của đèn đến mép đường là a, có thể xẩy ra hai trường hợp: Trường hợp 1 – khi
hình chiếu nằm trên lòng đường, thì giá trị a >0; Trường hợp 2 – hình chiếu nằm trên vỉa hè, khi
đó giá trị a<0. Trường hợp thứ nhất quang thông phân bố cả ở nhị diện trước và nhị diện sau
trục H (hình 7.14a). Do đó hệ số lợi dụng quang thông tổng sẽ là:
kld = kld.t+kld.s (7.32)
Trường hợp thứ hai quang thông chỉ phân bố ở nhị diện trước trục H (hình 7.14b). Do đó hệ số
lợi dụng tổng sẽ là:
kld = kld.t- kld.s (7.33)
Các giá trị hệ số lợi dụng kld.t và kld.s được cho trong cẩm nang thiết kế chiếu sáng dưới dạng
biểu đồ ứng với từng loại đèn dưới dạng biểu đồ hình 7.13.
Ví dụ: Bề rộng mặt đường là b=9m, chiều cao tro đèn H=8m, khoảng cách a=0,7m, xác định hệ
số lợi dụng quang thông của đèn trong hai trường hợp của hình 7.14:
b − a 9 − 0,7
= = 1,037
H 8 theo biểu đồ hình 7.15 ứng với giá trị 1,037 ta tìm được kld.t= 0,32;

220
a 0,7
= = 0,088
H 8 theo biểu đồ hình 7.13 ứng với giá trị 0,088 ta tìm được kld.t= 0,014;
Như vậy hệ số lợi dụng quang thông tổng sẽ là:
- Ở trường hợp a: kld = kld.t+kld.s = 0,32 + 0,014 = 0,334;
- Ở trường hợp b: kld = kld.t-kld.s = 0,32 - 0,014 = 0,306.
3) Khoảng cách giữa các đèn
Khoảng cách giữa các đèn phụ thuộc vào độ cao treo đèn và các chỉ số phát xạ của bộ
đèn. Khoảng cách giữa các đèn phải đảm bảo được độ đồng đều dọc. Để đảm bảo điều đó, tỷ lệ
giữa khoảng cách và chiều cao treo đèn l/h phải phù hợp. Giá trị cực đại của tỷ số này cho trong
bảng 7.5.
l
Bảng 7.5. Tỷ lệ cực đại khoảng cách và chiều cao đèn (kl / H = ) max
H
Kiểu phân bố đèn Đèn chụp sâu (che hoàn toàn) Đèn chụp vừa (che không hoàn toàn)
Một dãy 3 3,5
Hai dãy 3 3,5
So le 2,7 3,2

Khi chiều cao treo đèn đã xác định thì khoảng cách tối đa giữa các đèn sẽ là:
lmax= kl/H.H, m (7.34)
Khoảng cách tính toán giữa các đèn được xác định theo biểu thức:
Fđ k sg .kld
l= ,m (7.35)
bLtc R
Khoảng cách tính toán phải không được lớn hơn giá trị cực đại, tức là l ≤ lmax . Trong
trường hợp điều kiện trên không thỏa mãn, thì có nghĩa là công suất đèn Fđ đã chọn quá lớn, kho
đó cần phải chọn lại đèn cho phù hợp.
Kết quả tính toán đối với loại đèn MAZDA 150W biểu thị trong bảng sau:

Bảng 7.6. Các tham số tính toán chiếu sáng đối với đèn MAZDA
H l Etb kE0 Ltb k1 k0 Ltb k1 k0
2
(m) (m) (lx) (cd/m ) (cd/m2)
8 24 36 0,55 3,0 0,37 0,81 2,8 0,49 0,85
8 28 31 0,53 2,5 0,34 0,69 2,4 0,38 0,71
8 32 27 0,54 2,2 0,31 0,59 2,1 0,32 0,58
8 36 24 0,54 2,0 0,28 0,50 1,9 0,28 0,51
8 40 22 0,50 1,8 0,27 0,49 1,7 0,27 0,47
10 30 25 0,67 2,1 0,45 0,76 2,0 0,56 0,75
221
10 35 21 0,67 1,8 0,42 0,65 1,7 0,46 0,64
10 40 19 0,64 1,6 0,39 0,52 1,5 0,39 0,52
10 45 17 0,65 1,4 0,36 0,46 1,3 0,37 0,41
10 50 15 0,58 1,2 0,36 0,40 1,2 0,38 0,39

7.4.3 Tính toán dây dẫn của mạng điện chiếu sáng
Tiết diện dây dẫn chiếu sáng ngoài trời được xác định theo tổn thất điện áp cho phép, độ
lệch điện áp tại thiết bị chiếu sáng xa nhất không được vượt quá ∆Ucp = 5% so với giá trị định
mức. Hệ số nhu cầu của nóm thiết bị chiếu sáng bằng 1. Tính toán mạng điện chiếu sáng được
thực hiện theo các bước sau:
a) Xác định tiết diện dây dẫn theo biểu thức:
M qd
F= , mm 2 (7.36)
C.∆U cp
Trong đó:
F – tiết diện dây dẫn, mm2;
∆Ucp – hao tổn điện áp cho phép, %;
C = γU2n.10-5 - hệ số phụ thuộc vào cấu trúc mạng điện, được cho trong bảng 26.pl;
γ - điện dẫn của vật liệu dây dẫn;
Un - điện áp định mức của mạng điện;
Mqd - tổng mômen quy đổi của tất cả các nhánh, được xác định như sau:
Mqd = ΣMi + ΣαiMj ; (7.37)
Mi - mômen tải của các nhánh có cùng số lượng dây dẫn Mi =Pi.li ;
Pi – phụ tải trên đoạn dây thứ i, kW;
li – chiều dài của đoạn dây thứ i, km;
Mj - mômen tải của các nhánh có số lượng dây dẫn khác với nhóm trên.
αi - hệ số quy đổi, phụ thuộc vào kết cấu của mạng, cho trong bảng 27.pl.
Đối với đường dây có phụ tải phân bố đều, thì có thể coi là mạng điện tương đương có phụ
tải tập trung tại điểm giữa. Mômen tải sẽ là:
M = P.l/2 = p0l.l/2 ; (7.38)
p0 – suất phụ tải tính trên một đơn vị chiều dài đường dây kW/km.
Theo giá trị tiết diện tính toán, chọn mã hiệu dây dẫn với tiết diện gần nhất Fc.
b) Kiểm tra dây dẫn đã chọn
- Dây dẫn đã chọn được kiểm tra theo điều kiện hao tổn điện áp:
Hao tổn thực tế:
M
∆U tt = % < ∆Ucp% (7.39)
C.Fc
- Tiết diện dây dẫn phải thỏa mãn điều kiện đốt nóng do dòng ngắn mạch ba pha gây ra,
muốn vậy tiết diện của dây dẫn phải không nhỏ hơn giá trị tối thiểu, xác định theo biểu thức:

222
I k(3) t k
Fmin = ; (7.40)
Ct
Trong đó:
Ik(3) – giá trị dòng điện ngắn mạch ba pha chạy qua dây dẫn, A;
tk – thời gian tồn tại của dòng ngắn mạch, s;
Ct – hệ số phụ thuộc vào vật liệu dây dẫn, cho trong bảng 25.pl.

7.5. Ví dụ và bài tập


Ví dụ 7.1: Hãy xác định phụ tải dịch vụ công cộng của mạng điện của khu phố với số liệu cho
trong bảng VD 7.1a sau:
Bảng VD 7.1.a. Số liệu tính toán phụ tải khu phố
Nhà
Trường Mẫu Cửa hành Khách Ch.sáng
học giáo hàng Nhà hát chính sạn đ.
2 2
đơn vị hs hs m chỗ m chỗ m
mi 580 75 120 500 85 120 1200

Giải: Suất tiêu thụ điện dịch vụ công cộng được trang trong bảng 14.pl và hệ số tham gia vào
cực đại – theo bảng 5.pl. Công suất tính toán của trường học 580 học sinh:
Pth= mth.p0.th = 580.0,07 = 40,6 kW;
Phụ tải tính toán tương ứng ở thời điểm cực đại ngày và cực đại đêm là:
Pthn = ktMn.Pth = 0,82.40,6 = 33,29 kW;
Pthđ = ktMđ.Pth = 0,35.40,6 = 14,21 kW.
Tính toán tương tự cho các cơ sở khác, các kết quả tính toán được thể hiện trong bảng VD 7.1b.
Bảng VD 7.1.b. Kết quả tính toán phụ tải dịch vụ công công của khu phố
p0,
đơn vị mi kW/đ.v P, kW ktMn ktMđ Png Pđ
Trường phổ thông hs 580 0,07 40,6 0,82 0,35 33,292 14,21
Mẫu giáo hs 75 0,21 15,75 0,82 0,35 12,915 5,5125
Cửa hàng m2 120 0,07 8,4 0,85 0,85 7,14 7,14
Nhà hát chỗ 500 0,06 30 0,45 0,78 13,5 23,4
Nhà hành chính m2 85 0,04 3,4 0,8 0,4 2,72 1,36
Khách sạn chỗ 120 0,31 37,2 0,76 0,82 28,272 30,504
Ch.sáng đường m2 1200 0,005 6 0 1 0 6

Công suất tính toán tương ứng theo cực đại ngày và cực đại đêm:
n
Pttn = Pcc. max + ∑ ktMi
n
Pcci = 40,6 +(12,92 + 7,14+13,5+2,72+28,27+0) = 105,15 kW;
1

n
Pttđ = Pcc. max + ∑ ktMi
đ
Pcci = 40,6 +(5,51+7,14+23,40+1,36+30,50+6) = 94,82 kW.
1

223
Như vậy phụ tải tính toán sẽ là Ptt = max(Pttn; Pttđ) = 105,15 kW
Ví dụ 7.2: Hãy xác định phụ tải tính toán của khu dân cư thành phố, biết phụ tải tính toán của
các trạm biến áp, tỷ lệ phụ tải sinh hoạt và hệ số công suất như sau:
Tr.BA 1 2 3 4 5 6 7 8
Ptti, kW 48 59 75 64 63 58 82 73
ksh.i, % 65 70 72 50 71 82 73 67
cosϕi 0,9 0,91 0,89 0,92 0,9 0,88 0,91 0,9

Giải: Xác định tỷ lệ trung bình phụ tải sinh hoạt và hệ số công suất trung bình ở khu dân cư:
n

∑P k tti shi
35956
k sh.tb = i =1
n
= = 68,88% ;
522
∑P i =1
tti

∑P tti cos ϕi
470,58
cos ϕtb = i =1
n
= = 0,9
522
∑P
i =1
tti

Tra bảng 6.pl ứng với số lượng trạm biến áp là 8 và tỷ lệ phụ tải sinh hoạt 68,88% ta có hệ số
đồng thời là kđtB= 0,68, vậy tổng công suất tính toán trong khu dân cư sẽ là:
P= kđtBΣPtti = 0,68.522 = 354,96 kW;
S = P/cosϕtb = 354,96/0,9 = 393,75 kVA;
Q = P.tgϕtb = 354,96.0,48 = 170,4 kVAr.
Ví dụ 7.3: Hãy xác định bán kính kinh tế của mạng điện phân phối thành phố, điện áp 22 kV,
biết mật độ phụ tải là γ = 120 kW/km2, các hệ số phân nhánh ψ=3,12; mật độ dòng điện kinh tế
jkt=3,2A/mm2; hệ số kinh tế thay đổi của đường dây cáp đồng 22 kV là bd=18,22.106đ/km.mm2,
điện trở suất ρcu=18,8 Ω.mm2/km; hệ số công suất trung bình cosϕ = 0,88; hệ số kinh tế cố dịnh
của đường dây cung cấp 110 kV là ac = 818.106đ/km; hệ số kinh tế cố định của trạm biến áp
phân phối mB= 24.106đ; hệ số sử dụng hiệu quả và khấu hao vốn đầu tư của đường dây là p d =
0,18 và của trạm biến áp là pB=0,2; thời gian tổn thất cực đại τ=3210h; giá thành tổn thất điện
năng c∆ =1000đ/kWh.
Giải: Trước hết ta thiết lập phương trình
Ψγ ( pd bd + 3 j 2 ρ .τc∆10−3 3
r - pc.ac.r - pB.mB = 0 ;
2 3Uj cos ϕ
3,12.120(0,18.18,22 + 3.3,2 2.18,8.3210.0,001.10 −3 3
r − 0,2.818.r − 0,18.24 = 0
2. 3.22.3,2.0,88
Hay: 8,96.r3 – 147,24.r – 4,8 = 0;
Nghiệm của phương trình bậc ba là: r = 4,07;
Giá trị bán kính kinh tế của mạng điện phân phối:

224
rkt = 1,13.r = 1,13.4,07 = 4,6 km .
Ví dụ 7.4: Hãy xây dựng biểu đồ suất chi phí tính toán của trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV có
công suất định mức 50 kVA và xác định hệ số mang tải kinh tế của nó, cho nhận xét, biết giá
thành tổn thất điện năng c∆ =1000 đ/kWh, thời gian tổn thất cực đại τ=2927 h.
Giải: Trước hết ta xác định các tham số kinh tế-kỹ thuật của trạm biến áp:
Theo bảng 21.pl ứng với máy biến áp 22/0,4 kV, công suất 50 kVA ta tìm được ∆P0=0,2 và ∆
Pk=1,25 kW; Theo bảng 30.pl – vốn đầu tư VB=36.106 VNĐ.
Cho phụ tải thay đổi xác định suất chi phí của trạm biến áp theo biểu thức:
Z B pbVB ∆P0t.c∆ ∆Pkτ .c∆ S 2
cB = = + + ( )
S S S S SnB
Đường cong suất chi phí của trạm biến áp được thể hiện trên hình 7.16.
Công suất kinh tế của trạm biến áp:
pbVB + ∆P0t.c∆ 0,2.36 + 0,2.8760.0,001
S kt = S nB = 50 = 78,22kVA
∆Pkτ .c∆ 1,25.2927.0,001
Khi đó hệ số mang tải tối ưu của máy biến áp sẽ là:
S 78,22
k mt .kt = kt 100% = 100 = 156%
S nB 50

1.00
Z, 10^6
Biể u đồ s uất chi phí tính toán TBA 50 k VA
đ/k VA
0.90

0.80

0.70

0.60

0.50

0.40
cB
0.30

0.20 cV
cPk
0.10
cPo S, kVA

0.00
0

0
30

50

70

90
10

11

13

15

Hình 7.16. Biểu đồ suất chi phí tính toán TBA phân phối 50 kVA

Ví dụ 7.5. Tính toán chiếu sáng cho đường phố dài L=1,28 km, có mặt đường phủ nhựa rộng
b=9 m, độ sáng trung bình, vỉa hè rộng 3m. Loại đường thuộc cấp chiếu sáng C.
225
Giải: Ta chọn chiều cao treo đèn là H=10m, bố trí một dãy, hình chiếu đèn cách mép đường
a=0,7m. Ta quyết định sử dụng đèn Natri cao áp.
Với đặc tính của đường như đã cho, theo tiêu chuẩn EIC chỉ số R = 14 (bảng 7.3).
Tỷ số kl/H =3,5 (bảng 7.5).
Độ rọi trung bình cần thiết theo biểu thức:
Etb=R.Ltc,= 14.2 = 28 lx;
Độ chói tiêu chuẩn Ltc=2 (bảng 7.2);
H
Khoảng cách trung bình giữa các đèn:
b
l = kl / H H = 3,5.10 = 35m;
- Xác định hệ số suy giảm quang thông: a
Hệ số suy giảm do già hóa của đèn Natri cao áp kgh=0,9 và
hệ số suy giảm do bụi bẩn ứng với đèn chụp hở ở khu vực ít bụi là kbb=0,9 (bảng 7.4).
Như vậy hệ số suy giảm quang thông:
ksg = kgh.kbb = 0,9.0,9 = 0,81;
- Xác định hệ số lợi dụng quang thông:
b − a 9 − 0,7
= = 0,83
H 10 theo biểu đồ hình 7.13 ứng với giá trị 0,83 ta tìm được kld.t= 0,3;
a 0,7
= = 0,07
H 10 theo biểu đồ hình 7.13 ứng với giá trị 0,088 ta tìm được kld.t= 0,012;
Như vậy hệ số lợi dụng quang thông tổng sẽ là:
kld = kld.t+kld.s = 0,3 + 0,012 = 0,312;
Quang thông cần thiết của đèn xác định theo biểu thức:
b.l.Ltc R 9.35.2.14
Fđ = = = 34900 lm;
k sg .kld 0,81.0,312
Trong số các loại đèn Natri cao áp ta chọn loại có Fc = 34000 lm, công suất Pđ = 350 W (bảng
35.pl;
Khoảng cách tính toán giữa các đèn được xác định theo biểu thức:
Fđ k sg .kld 32000.0,81.0,312
ltt = = = 31,06 m < lmax = 35 m
bLtc R 9.2.14
Số lượng đèn của 1 km chiều dài:
1000 1000
Nđ = = = 32
ltt 31,06
Chỉ số đặc trưng của bộ đèn ISL= 3,8;
Giá trị của chỉ số tiện nghi G được xác định theo biểu thức:
G = ISL+0,97.lg(Ltb) + 4,41lg(H’) – 1,46lg(Nđ) = 3,8+0,97.lg(2)+4,41.lg(10-1,5)-1,46.lg(32)=6
Như vậy sự bố trí chiếu sáng có thể chấp nhận được.
Số lượng đèn cần thiết:
L 1280
N đ .c = = = 36,57
ltt 31,06

226
Ta chọn Nđ.c = 37 đèn.
Tổng công suất cần thiết
P = Pđ.Nđ.c = 0,35.37 = 12,95 kW.
Mạng điện chiếu sáng được cung cấp từ trạm biến áp chung với phụ tải hỗn hợp có hệ
số công suất trung bình cosϕtb=0,9. Vị trí trạm biến áp công suất 100 kVA đặt tại điểm giữa, tức
cách hai đầu một khoảng 1280/2 = 640 m.

L1=640m

Ta chọn mạng điện hai pha ba dây, dây dẫn là cáp nhôm, cách điện polyetilen:
Các giá trị C = 22 (bảng) ∆Ucp=5%; Công suất truyền tải P1= P/2= 12,95/2 = 6,48kW.
Mô men tải: M=P1.L1/2 = 6,48.640/2 = 4144 kWm;
Tiết diện tính toán của dây cáp
M 4144
Ftt = = = 37,67 mm 2
C.∆U cp 22.5
Ta chọn cáp nhôm có tiết diện Fc= 35 mm2.
Kiểm tra hao tổn điện áp thực tế:
M 4144
∆U tt = = = 5,38% ≅ ∆Ucp=5%
C.Fc 22.35
Như vậy cáp đã chọn có thể coi là đạt yêu cầu về đảm bảo điều kiện chất lượng điện.

Bài tập tự giải


Bài tập 7.1: Hãy xác định phụ tải dịch vụ công cộng của mạng điện của khu phố với số liệu cho
trong bảng VD 7.1a sau:
Bảng VD 7.1.a. Số liệu tính toán phụ tải khu phố
Nhà
Trường Mẫu Cửa hành Khách Ch.sáng
học giáo hàng Nhà hát chính sạn đ.
2 2
đơn vị hs hs m chỗ m chỗ m
mi 750 100 175 420 110 230 1350

Bài tập 7.2: Hãy xác định phụ tải tính toán của khu dân cư thành phố, biết phụ tải tính toán của
các trạm biến áp, tỷ lệ phụ tải sinh hoạt và hệ số công suất như sau:
Tr.BA 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ptti,
kW 72 49,5 63,6 127 105,7 114 83,3 77,9 67,5 58,8
ksh.i, % 70 70 82 58 68 76 56 80 75 82
cosϕi 0,89 0,92 0,88 0,9 0,87 0,88 0,92 0,87 0,9 0,91

227
Bài tập 7.3: Hãy xác định bán kính kinh tế của mạng điện phân phối thành phố, điện áp 22 kV,
biết mật độ phụ tải là γ = 55 kW/km2, các hệ số phân nhánh ψ=3,12; mật độ dòng điện kinh tế
jkt=3,2A/mm2; hệ số kinh tế thay đổi của đường dây cáp đồng 10 kV là b d=11,27.106đ/km.mm2,
điện trở suất ρcu=18,8 Ω.mm2/km; hệ số công suất trung bình cosϕ = 0,88; hệ số kinh tế cố dịnh
của đường dây cung cấp 110 kV là ac = 818.106đ/km; hệ số kinh tế cố định của trạm biến áp
phân phối mB= 19.106đ; hệ số sử dụng hiệu quả và khấu hao vốn đầu tư của đường dây là
pd=0,18 và của trạm biến áp là pB=0,2; thời gian tổn thất cực đại τ=3150h; giá thành tổn thất
điện năng c∆ =1000đ/kWh.
Bài tập 7.4: Hãy xây dựng biểu đồ suất chi phí tính toán của trạm biến áp phân phối 10/0,4 kV
có công suất định mức 250 kVA và xác định hệ số mang tải kinh tế của nó, cho nhận xét, biết
giá thành tổn thất điện năng c∆ =1000 đ/kWh, thời gian tổn thất cực đại τ=3644 h.
Bài tập 7.5. Tính toán chiếu sáng cho đường phố dài L=852 km (hình vẽ), có mặt đường bê
tông hơi bẩn, các kích thước đường: b=10 m, a= 0,8m, H=10m;
độ sáng trung bình, vỉa hè rộng 3m.

H
b
a
Câu hỏi ôn tập chương 7
1. Hãy trình bày phương pháp xác định phụ tải điện thành phố.
2. Hãy trình bày khái quát về mạng điện thành phố.
3. Hãy trình bày phương pháp xác định tiết diện kinh tế của đường dây cáp mạng điện
thành phố.
4. Hãy trình bày phương pháp xác định hệ số mang tải tối ưu của máy biến áp.
5. Hãy trình bày điều kiện chung lựa chọn công suất tối ưu của trạm biến áp thành phố.
6. Phương pháp xác định bán kính tối ưu của mạng điện phân phối thành phố.
7. Hãy trình bày phương pháp thiết kế chiếu sáng đường phố.

228

You might also like