You are on page 1of 28

ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

SỨ ĐIỆP
NGÀY TRUYỀN GIÁO THẾ GIỚI
2008
“Các Tôi Tớ và Tông Đồ
của Đức Giêsu Kitô”
PHAN DU SINH biên soạn
Chủ đề
“Sự cấp bách liên lỉ
của việc rao giảng Tin Mừng
ngay cả trong thời đại chúng ta”
Lý do
 Tất cả những ai đã được rửa tội
đều được mời gọi để trở thành
“những tôi tớ và tông đồ
của Đức Giêsu Kitô”
 “Loan báo Tin mừng
là một ân huệ và ơn gọi riêng của Hội Thánh,
là căn tính sâu xa nhất của Hội Thánh”
(Tông Huấn Evangelii Nuntiandi số 14).
Bối cảnh

 Năm Thánh Phaolô:


cơ hội làm quen với vị Tông Đồ đã lãnh nhận
ơn gọi rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại.
 nắm lấy cơ hội

để làm cho việc rao giảng Tin Mừng


lan toả đến tận cùng trái đất.
Bố cục
1. Nhân loại đang cần được giải thoát
2. Sứ vụ Truyền Giáo
là một vấn đề của tình yêu
3. Luôn luôn Truyền Giáo
4. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng
1. Nhân loại
đang cần được giải thoát và cứu độ
1. Nhân loại
đang cần được giải thoát và cứu độ
 Hoàn cảnh của thế giới hôm nay:
có một tương lai nào cho nhân loại không?
 Chúa Kitô chính là tương lai của chúng ta.
 Việc truyền giáo
là việc cấp bách và khẩn thiết.
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ
ngày Thiên Chúa mặc khải
vinh quang của con cái Người.
Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo,
không phải vì chúng muốn,
nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy;
tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy
là có ngày cũng sẽ được giải thoát,
không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát,
mà được cùng với con cái Thiên Chúa
chung hưởng tự do và vinh quang.”
Rm 8, 19-21
 Các tạo vật đang đau khổ.
 Nhân loại đang quằn quại và mong chờ
sự tự do đích thật;
mong đợi một thế giới tốt đẹp hơn;
mong chờ “ơn cứu độ”.
 Thế giới mới cần có một con người mới;
cần những “con cái Thiên Chúa”.
Hoàn cảnh của thế giới hôm nay
 bạo lực đánh dấu mối tương quan
giữa các cá nhân và giữa các dân tộc;
 sự nghèo đói đang đè nặng trên hằng triệu người;
 sự kỳ thị và đôi khi cả ngược đãi
vì lý do mầu da, văn hóa và tôn giáo,
 những tiến bộ về kỹ thuật có nguy cơ làm gia tăng
những sự thiếu quân bình và bất công.
 những đe dọa liên tục trong quan hệ giữa con người và môi
sinh do việc sử dụng tài nguyên cách bừa bãi,
với những ảnh hưởng ngược lại
đối với sức khoẻ thể lý và tinh thần của con người.
 Tương lai nhân loại cũng bị lâm nguy
bởi những can thiệp vào đời sống,
dưới nhiều hình thái và phương thức khác nhau.
Có một tương lai nào
cho nhân loại không?
 Chúa Kitô chính là tương lai của chúng ta
 Tin Mừng của Ngài là một sự loan báo

 đưa đến những “thay đổi cuộc đời”,


 đem lại hy vọng,
 mở toang ra cánh cửa u tối của thời gian
 và soi sáng tương lai nhân loại và vũ trụ
(Spe Salvi x. số 3)
Thánh Phaolô
 ý thức rằng không có Đức Kitô thì nhân loại
“không còn hy vọng và không có Thiên Chúa
trên thế gian” (Ep 2,12)
 Vì thế mà ngài đã cảm thấy việc truyền giáo

là việc cấp bách và khẩn thiết


 để công bố “lời hứa sự sống
trong Đức Kitô Giêsu” (2 Tm 1,1),
là “niềm hy vọng của chúng ta” (1 Tm 1,1),
 ngõ hầu mọi người có thể đồng thừa tự và đồng
tham gia vào lời hứa nhờ Tin Mừng (x. Ep 3,6).
2. Sứ vụ Truyền Giáo
là một vấn đề tình yêu
Kinh nghiệm của Phaolô
 Trên đường đi Đamát,
ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng
ơn cứu độ và truyền giáo là
việc làm của Thiên Chúa và tình yêu của Người.
 Lòng yêu mến Đức Kitô đã đưa ngài
đi khắp các nẻo đường của Đế Quốc Rôma.
 Tình yêu Thiên Chúa biến ngài thành
“mọi sự cho mọi người, để có thể cứu bằng mọi cách”
(1 Cr 9,22).
Phần chúng ta
 Hoạt động truyền giáo là một lời đáp trả
với Thiên Chúa, Đấng thương yêu chúng ta.
 Tình yêu của Ngài cứu độ chúng ta
và đẩy chúng ta đi rao giảng cho muôn dân,
 Tình yêu Thiên Chúa là một năng lực tinh thần

có khả năng làm sự hoà hợp, công lý và hiệp


thông tăng trưởng giữa những con người, màu
da và dân tộc (x. Deus Caritas Est, 12).
Chính Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu,
mời gọi các nhà truyền giáo đến uống
“ở nguồn mạch nguyên thủy, là Đức Chúa Giêsu Kitô,
mà từ trái tim bị đâm thâu của Người
tuôn chảy tình yêu Thiên Chúa” (Deus Caritas Est, 7).
 Chỉ từ nguồn mạch này
mà các sứ giả của Tin Mừng có thể múc được
 sự chăm sóc, dịu dàng, trắc ẩn,
 chấp nhận, sẵn sàng
 quan tâm đến những vấn đề của con người,
 và những nhân đức khác cần thiết
 để bỏ mọi sự
và hoàn toàn hiến thân cách vô điều kiện.
3. Luôn luôn Truyền Giáo
 Mặc dù có những khó khăn chồng chất
(thiếu hụt giáo sĩ và thiếu ơn gọi),
mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân của Đức Kitô
vẫn là một ưu tiên,
bởi vì “nhiệm vụ loan báo Tin mừng cho muôn dân
là sứ vụ cốt yếu của Hội Thánh”
(ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14)
 Việc truyền giáo “vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu
và chúng ta phải đem hết tâm lực để phục vụ nó”
(Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio, 1).
 Ngày nay cũng có không biết bao người
đang chờ chúng ta loan báo Tin Mừng,
đó là những người đang khát khao
niềm hy vọng và tình thương.
 Có biết bao nhiêu người
đã để mình bị chất vấn sâu xa về yêu cầu giúp đỡ này,

và từ bỏ tất cả vì Đức Kitô


và đem niềm tin và tình yêu đến cho mọi người!
(x. Spe Salvi, 8).
 4. Khốn cho tôi
nếu tôi không rao giảng
(1 Cr 9,16)
 Việc rao giảng Tin Mừng

không phải là lý do để tự hào,


nhưng là một nhiệm vụ
và một niềm vui.
“Anh chị em thân mến, “duc in altum!”
Hãy ra khơi của thế gian
và, theo lời mời gọi của Đức Kitô,
hãy thả lưới mà không sợ hãi,
vững tin vào sự trợ giúp thường hằng của Người.”
Giám mục
 Một Giám Mục được thánh hiến
không phải chỉ lo cho giáo phận của mình,
nhưng lo cho phần rỗi của cả thế gian
(x. Redemptoris Missio, 63)
 Quyết tâm của một Giám Mục
là làm cho toàn thể cộng đồng giáo phận
thành nhà truyền giáo
bằng cách sẵn sàng, tùy theo khả năng,
gửi các linh mục và giáo dân đến những Giáo Hội
[địa phương] khác để phục vụ việc loan báo Tin
mừng.
Linh mục

“Các con hãy trở nên những mục tử quảng đại


và các nhà truyền giáo nhiệt thành!”
Tu sĩ nam nữ
Ơn gọi của chúng con được đánh dấu
bằng một ý nghĩa truyền giáo hăng say:
 đem việc loan báo Tin Mừng đến cho mọi người,
nhất là những người ở thật xa,
 qua việc kiên trì làm chứng cho Đức Kitô
và sống triệt để theo Tin Mửng.
Giáo dân
“Hãy làm chứng bằng đời sống rằng
các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới,
vốn là cùng đích của cuộc hành hương chung của họ
và được cảm nghiệm trước trên con đường hành
hương ấy”
(Spe Salvi, 4).
Kết luận
 Ước gì việc cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo
cổ võ mọi người có một ý thức mới
về nhu cầu cấp bách loan báo Tin Mừng.
 Ghi ơn sự đóng góp
của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo
 Ước gì việc quyên góp trong tất cả các giáo xứ trong
Ngày Thế Giới Truyền Giáo
trở thành một dấu chỉ hiệp thông và quan tâm lẫn
nhau giữa các Giáo Hội.
 Ước gì lời cầu nguyện càng gia tăng hơn nữa
trong đoàn dân kitô giáo
Câu hỏi thảo luận
1. Bạn có cảm thấy việc truyền giáo là việc cấp
bách và khẩn thiết trong đất nước chúng ta
không?
2. Tin mừng đáp ứng được như thế nào những
khát vọng của con người ngày nay?
3. Bạn phải làm gì để trở nên nhà truyền giáo
nhiệt thành?

You might also like