You are on page 1of 7

1

Trêng ®h b¸ch khoa hµ néi


Khoa khoa häc vµ c«ng nghÖ vËt liÖu
Bé m«n vËt liÖu vµ c«ng nghÖ ®óc
--------*****--------

TiÓu luËn ho¸ häc


®Ò tµi:vÒ bitmut

:Lª døc thiÖn


Sv thùc hiÖn
Líp :cn ®óc k50
Hµ néi 11-2007

1
2

CẤU TRÚC, TêNH CHẤT Vµ øng dông CỦA


BITMUT.

Bitmut là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Bi và số nguyên tử 83.
Nó là một kim loại yếu giòn, nặng, kết tinh màu trắng ánh hồng, có hóa trị chủ yếu là +3
và có các tính chất hóa học tương tự như asen và antimon. Trong số các kim loại thì nó là
chất có độ nghịch từ lớn nhất và chỉ có thủy ngân là có độ dẫn nhiệt thấp hơn. Các hợp
chất của bitmut không lẫn chì đôi khi được sử dụng trong mỹ phẩm và một số ứng dụng y
học.

I-Tinh thể

Tinh thể bitmut tổng hợp

Mặc dù không được nhìn thấy nhiều trong tự nhiên, nhưng bitmut có độ tinh khiết cao có
thể tạo thành các tinh thể lò cò đặc trưng. Các vật tạo ra trong phòng thí nghiệm đầy màu
sắc này nói chung được bán cho những người có sở thích sưu tập đồ kỳ dị.

2
3

II-Ứng dụng
Ôxyclorua bitmut được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm. Subnitrat bitmut và
subcacbonat bitmut được sử dụng trong y học. Subsalicylat bitmut (Pepto-Bismol) được
dùng làm thuốc chống bệnh tiêu chảy.

Một số ứng dụng khác là:

• Nam châm vĩnh cửu mạnh có thể được làm ra từ hợp kim bismanol (MnBi).
• Nhiều hợp kim của bitmut có điểm nóng chảy thấp và được dùng rộng rãi để phát
hiện cháy và hệ ngăn chặn của các thiết bị an toàn cháy nổ.
• Bitmut được dùng để sản xuất thép dễ uốn.
• Bitmut được dùng làm chất xúc tác trong sản xuất sợi acrylic.
• Nó cũng dược dùng trong cặp nhiệt điện (bitmut có độ âm điện cao nhất).
• Vật chuyên chở các nhiên liệu U235 hay U233 cho các lò phản ứng hạt nhân.
• Bitmut cũng được dùng trong các que hàn. Một thực tế là bitmut và nhiều hợp
kim của nó giãn nở ra khi chúng đông đặc lại làm cho chúng trở thành lý tưởng
cho mục đích này.
• Subnitrat bitmut là thành phần của men gốm, nó tạo ra màu sắc óng ánh của sản
phẩm cuối cùng.
• Bitmut đôi khi được dùng trong sản xuất các viên đạn. Ưu thế của nó so với chì là
nó không độc, vì thế nó là hợp pháp tại Anh để săn bắn các loại chim vùng đầm
lầy.

Những năm đầu thập niên 1990, các nghiên cứu bắt đầu đánh giá bitmut là sự thay thế
không độc hại cho chì trong nhiều ứng dụng:

• Như đã nói trên đây, bitmut được sử dụng trong các que hàn; độc tính thấp của nó
là đặc biệt quan trọng cho các que hàn dùng trong các thiết bị chế biến thực phẩm.
• Một thành phần của men gốm sứ.
• Một thành phần trong đồng thanh.
• Thành phần trong thép dễ cắt cho các chi tiết có độ chính xác cao của máy móc.
• Một thành phần của dầu hay mỡ bôi trơn.
• Vật liệu nặng thay chì trong các chì lưới của lưới đánh cá.

3
4

III-Các đặc trưng nổi bật


Nó là một kim loại giòn với sắc hồng và các vết xỉn óng ánh nhiều màu. Trong số
các kim loại nặng, bitmut là bất thường do độ độc tính của nó thấp hơn nhiều so với của
các nguyên tố cận kề trong bảng tuần hoàn như chì, tali và antimon. Thông thường, nó
cũng được coi là nguyên tố có đồng vị ổn định nặng nhất, nhưng hiện nay người ta đã
biết rằng điều này không hoàn toàn đúng (xem dưới đây). Không có kim loại nào là
nghịch từ tự nhiên nhiều hơn bitmut (khác với tính siêu nghịch từ). Điều này diễn ra
trong dạng tự nhiên của nó và nó có trở kháng cao. Trong số các kim loại, nó có độ dẫn
nhiệt kém, chỉ hơn thủy ngân và là kim loại có hiệu ứng Hall cao nhất. Khi cháy với ôxy,
bitmut cháy với ngọn lửa màu xanh lam và ôxít của nó tạo ra khói màu vàng.

Đã từ lâu, trên cơ sở lý thuyết người ta cho rằng bitmut là không ổn định, nhưng
chỉ đến năm 2003 thì điều này mới được chứng minh khi các nhà nghiên cứu tại Institut
d'Astrophysique Spatiale ở Orsay, Pháp đã đo đạc được chu kỳ bán rã theo phân rã alpha
của Bi209 là 1,9 × 1019 năm, điều này có nghĩa là bitmut là một chất phóng xạ rất chậm,
với chu kỳ bán rã gấp cả hàng tỷ lần tuổi vũ trụ mà hiện nay người ta đã ước tính. Do chu
kỳ bán rã quá lớn này, bitmut có thể coi là ổn định và không phóng xạ. Các thực phẩm
thông thường, cũng như cơ thể của chúng ta chứa một lượng đáng kể C14 có tính phóng
xạ gấp hàng nghìn lần so với bitmut. Tuy nhiên, tính phóng xạ là sự quan tâm của giới
khoa học do bitmut là một trong ít các nguyên tố mà tính phóng xạ đã được dự báo trước
trên lý thuyết, trước khi được phát hiện trong phòng thí nghiệm.

IV-Tính chất chung của bitmut


a-Tính chất vật lý của bitmut

4
5

b-Tính chất hoá hoc của bitmut:

83 chì ← bitmut → poloni


Sb

Bi
↓ Bảng đầy đủ
Uup
1. Tổng quátTên, Ký hiệu, Sốbitmut, Bi, 83Phân loạikim loại yếuNhóm, Chu kỳ,
Khối15, 6, pKhối lượng riêng, Độ cứng9.780 kg/m³, 2,25Bề ngoàitrắng ánh
hồngTính chất nguyên tửKhối lượng nguyên tử208,98040(1) đ.v.Bán kính
nguyên tử (calc.)160 (143) pmBán kính cộng hoá trị146 pmBán kính van der
Waals ? pmCấu hình electron[Xe]4f145d106s26p3e- trên mức năng lượng2, 8, 18, 32,
18, 5Trạng thái ôxi hóa (Ôxít)3, 5 (axít nhẹ)Cấu trúc tinh thểhình hộp mặt
thoiTính chất vật lýTrạng thái vật chấtrắnĐiểm nóng chảy544,7 K (520,7
°F)Điểm sôi1.837 K (2.847 °F)Trạng thái trật tự từnghịch từThể tích phân tử ?
×10-6 m³/molNhiệt bay hơi151 kJ/molNhiệt nóng chảy11,3 kJ/molÁp suất
hơi100.000 Pa tại 1.835 KVận tốc âm thanh1.790 m/s tại r.t KĐộ âm điện2,02
(thang Pauling)Nhiệt dung riêng25,52 J/(kg·K)Độ dẫn điện7,752x105 /Ω·mĐộ dẫn
nhiệt7,97 W/(m·K)Năng lượng ion hóa703 kJ/mol Chất đồng vị ổn định
nhấtTiêu bản:Đồng vị BiĐơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú.
2. 1.610 kJ/mol

3. 2.466 kJ/mol

Trong thiên nhiên chúng thường tồn tại dưới dạng khoáng sunfua :bitmutinBi2S3.
Để điều chế chúng người ta đốt sunfua thành oxit, rồi khử bằng than.
Đơn chất bitmut có một số dạng thù hình ,có dạng giống phi kim và có dạng
giống kim loại.
Trong không khí ở nhiệt độ thường bitmut bị oxi hoá trên bề mặt. Khi đun nóng
trong không khí hay oxi hoá chúng đều tạo thành oxit trong đó chúng thể hiện số oxi hoá
+III: Bi2O3.
Ơ dạng bột mịn đơn chất này cháy trong khí quyển clo ngay ở nhiệt độ thường tạo
thành triclorua BiCl3. Khi đun nóng chúng phản ứng cả với brom , iot, lưu huỳnh và một
số kim loại.
Bitmut không tác dụng với nước và không đẩy được hidro khỏi axit , nhưng bị các
axit oxi hoá tác dụng. Ví dụ với axit loãng :
3 As + 5 HNO3 + 2 H2O→ 3 H3As+4O4 + 5 NO.
Phản ứng này giống photpho.
Bi + 4 HNO3 → Bi(NO3)3 + NO + 2H2O

5
6

Qua các phản ứng trên và so sánh vớ photpho ta nhận thấy rằng tính bền số Oxi
hoá +5 giảm dần và tính bền của số oxi hóa +3 tăng dần từ photpho đến bitmút hiện
tượng này được gọi là “ tính trơ của cặp elecrtron ns “ tăng dần từ photpho tới bitmut
trong nhóm. sự biến thiên tính bền này dẩn đến tính chất oxi hoa của hợp chất +V tăng
dần và tính khử của các hợp chẩt +III giảm dần từ photpho tới bitmut.
Như đã đề cập ở trên các hợp chất P(III) là chất khử khá mạnh , còn các hợp chất
P(V) hầu như không có tính chất oxi hoá . Trong khi đó các hợp chất Bi(III) có tính khử
rất yếu , để chuyển hợp chất Bi(III) thành hợp chất Bi(V) phải dùng chất oxi hoá mạnh
trong môi trường kiềm mạnh, đặc. Ví dụ:
Bi(OH)3 + Cl2 + 3 NaOH→ NaBiO3 + 2NaCl + 3 H2O.
Còn các hợp chất Bi(V) có tính oxi hoá rất mạnh. Vídụ:
5 KBiO3(rắn) + 2 Mn+2 + 14 H+ → 5Bi3+ +2 MnO4- + 5K+ +7H2O
Hidrua BiH3 là chất khí ở điều kiện thuờng , có mùi khó chịu và rất độc. Nếu so
sánh với NH3 thì BiH3 có độ bền, điều kiện tạo thành, năng lượng liên kết Bi-H, khả năng
tham gia liên kết cho-nhận ( nhờ cặp elercton hoá trị chưa tham gia liên kết của Bi ), sự
thế hiđro trong phân tử đều giảm dần từ NH3 về BiH3 trong nhóm. Ngược lại tính khử lại
tăng dần theo chiều trên.
Khác với NH3, BiH3 trong nhóm không tạo thành được bằng phản ứng trực tiếp
các đơn chất, chúng được tạo thành bằng phản ứng:
Mg3Bi2 + 6HCl → MgCl2 + 2 BiH3 .
Thực tế BiH3 bị phân huỷ ngay lúc mới tạo thành, người ta chhỉ phát hiện vết của
nó. Trong nhóm V, BiH3 dễ bốc cháy trong không khí . PH3 cháy ở khoảng 1500C, còn
BiH3 lại cháy ở nhiệt độ thấp hơn.
Hợp chất +V của Bi với halogen rất ít bền , nên không điều chế được .
Bitmut tạo được các oxit trong đó chúng có số oxi hoá +III: Bi2O3 và Bi2O5 nhưng
oxit Bi2O5 rất ít bền , dễ phân huỷ thành Bi2O3 và O2. Các oxit này ít tan trong nước.
Các hidroxit tương ứng với các oxit của bitmut la Bi(OH)3.Chúng la các chất rắn
trắng, hầu như không tan trong nước . Bi(OH)3 điều chế được dễ dàng bằng tác dụng của
các muối X3+ với kiềm:
Bi3+ + 3OH- → Bi(OH)3↓.
Bi(OH)3 dễ mất bớt nước tạo thành BiO(OH).
Hiđroxit Bi(V) không điều chế được , nhưng tồn tại các muối của Bi(V) với các
kim loại kiềm , kiềm thổ , ví dụ, KBiO3 , NaBiO3 , Ca(BiO3)2.4H2O. Hidroxit và các oxit
tương ứng của nó là lưỡng tính nhưng tính bazơ và tính lưỡng tính đều yếu. Nên muối
tương ứng của hidroxit bitmut đều bị thuỷ phân. Khi muối Bi3+ thuỷ phân tạo ra muối kết
tủa chứa cation bitmutyl BiO+
Bi(NO3)3 + H2O ƒ BiONO3  + 2HNO3 .
Các kết tủa trắng bitmutyl nitrat BiONO3 hoà tan trong axit theo các phản ứng
nghịch . Bitmut được dùng để chế tạo các hợp kim . Bitmut tinh khiết được dùng làm chất
tải nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.

6
7

V-Lịch sử
Bitmut (Tân Latinh bisemutum từ tiếng Đức Wismuth, có lẽ là từ weiße Masse, "khối màu
trắng") trong thời kỳ đầu đã bị nhầm lẫn với thiếc và chì do sự tương tự của chúng.
Claude Geoffroy le Jeune (Claude Geoffroy trẻ) năm 1753 đã chỉ ra rằng kim loại này là
khác hẳn chì.

VI-Sự phổ biến


Các quặng bitmut quan trọng nhất là bitmuthinit và bitmit. Canada, Bolivia, Nhật Bản,
Mexico và Peru là các nhà sản xuất chính. Bitmut sản xuất tại Hoa Kỳ là sản phẩm phụ
thu được từ sản xuất đồng, vàng, bạc, thiếc và đặc biệt là chì. Năm 2000, giá trung bình
của bitmut là 7,70 USD trên 1 kg.

You might also like