You are on page 1of 5

ÔN TẬP THI HK2

LỚP 10 CƠ BẢN
I. GIỚI HẠN THI:
Ban cơ bản thi HK2 từ bài Cơ năng (27) đến bài Các hiện tượng bề mặt của
chất lỏng (37)
Câu 1: Câu hỏi giáo khoa chất khí, các định luật và phương trình trạng thái
(không kèm bài tập áp dụng)
Câu 2: Câu hỏi giáo khoa về chất rắn và sự biến dạng vật rắn (không kèm
bài tập áp dụng)
Câu 3: Bài tập áp dụng định luật bảo toàn cơ năng.
Câu 4: Bài tập áp dụng định luật Boyle – Mariotte
Câu 5: Bài tập áp dụng định luật Charles
Câu 6: Bài tập áp dụng định luật Gay-lussac
Câu 7: Bài tập áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng
Câu 8: Bài tập về biến dạng cơ vật rắn
Câu 9: Bài tập sự nở vì nhiệt ,
Câu 10: Bài tập về lực căng mặt ngoài

II. GỢI Ý ÔN TẬP LÝ THUYẾT:


1. Định nghĩa cơ năng? Công thức Cơ năng, động năng, thế năng. Khi nào
cơ năng được bảo toàn?
2. Phát biểu thuyết động học phân tử chất khí.
3. Khí lý tưởng là gì? Khi nào khí thực trở thành khí lí tưởng?
4. Mỗi trạng thái chất khí được đặt trưng bởi mấy thông số trạng thái?
5. Quá trình đẳng nhiệt là gì? Phát biểu định luật Boyle-Mariotte.
6. Quá trình đẳng tích là gì? Phát biểu định luật Charles.
7. Quá trình đẳng áp là gì? Phát biểu định luật Gay-Lussac.
8. Viết pt trạng thái khí lí tưởng.
9. Biến dạng đàn hồi là gì? Viết biểu thức tính ứng suất, lực F, độ cứng k.
10. Sự nở dài là gì? Viết biểu thức tính độ nở dài.
11. Sự nở khối là gì? Viết biểu thức tính độ nở khối.
12. Mô tả lực căng mặt ngoài của chất lỏng. Biểu thức tính độ lớn lực căng
mặt ngoài trong một số trường hợp:
III. LUYỆN TẬP:
1. Một vật có khối lượng 3 kg được thả từ độ cao 50 m.
a. Tính cơ năng của vật ở vị trí thả và mặt đất.
b. Tính công của trọng lực.
c. Tính vận tốc ngay trước khi vật chạm đất.
d. Ở vị trí nào thế năng bằng 2 lần động năng?

2. Từ một đỉnh tháp có chiều cao 20 m, người ta ném lên cao một hòn
đá khối lượng m = 50 g với vận tốc đầu v0 = 18 m/s theo phương
thẳng đứng. Khi chạm mặt đất, hòn đá có vận tốc v = 20 m/s.
a. Tính công của trọng lực trong cả quá trình.
b. Tính độ cao lớn nhất mà hòn đá đạt tới.
c. Tính công của lực cản không khí, từ đó suy ra lực cản bằng bao
nhiêu?
3. Một vật có khối lượng 5 kg được thả rơi tự do. Chọn gốc thế năng
tại mặt đất.
a. Tìm động năng của vật sau khi rơi được 1 giây.
b. Thế năng tại vị trí thả vật là 2500 J. Xác định thế năng của vật
sau khi rơi được 1 giây.
c. Tìm vị trí mà tại đó thế năng bằng một nửa động năng.

4. Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ôxi ở nhiệt độ 160C và áp suất
100 atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn.

5. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittong chuyển động được.
Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 atm, 15 lít, 300 K. Khi
pittong nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn
12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén.
ĐS: 420 K
6. Người ta điều chế được 5 lít khí oxi ở đktc. Sau khi đưa qua một
bình có thể tích 1 5lít ở 00C thì áp suất của khối khí này là bao nhiêu?

7. Một hỗn hợp khí được đựng trong một bình kín. Khi nhiệt độ tăng
lên 1/6 lần so với ban đầu thì áp suất đo được là 5.105 Pa. Hỏi áp suất
lúc ban đầu là bao nhiêu?

8. Một khối khí ban đầu ở nhiệt độ 270C đựng trong một xilanh. Dùng
tay ép xilanh xuống là thể tích giảm đi một nửa, trong khi đó áp suất lại
chỉ tăng lên thêm 2/5 so với ban đầu. Hỏi nhiệt độ khối khí tăng thêm
bao nhiêu độ?

9. Ở đktc, một khối khí lí tưởng có thể tích 100 lít. Khi đưa nó vào một
bình có thể tích là 5 lít ở nhiệt độ 270C thì áp suất của nó là bao
nhiêu?

10. Một khối khí được đun nóng đẳng áp từ 00C đến 570C trong một xi
lanh. Người ta thấy thể tích của xilanh tăng thêm 2 cm3. Hỏi thể tích
ban đầu của xilanh là bao nhiêu?

11. Một thanh thép dài 5 m có tiết diện 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu.
Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa. Lực kéo F tác dụng
lên đầu kia của thanh thép bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 2,5 mm?

12. Một thanh xà ngang bằng thép dài 5 m có tiết diện 25 cm2. Hai đầu
của thanh xà được gắn chặt vào hai bức tường đối diện. Hãy tính áp
lực do thanh xà tác dụng lên bức tường khi thanh xà dãn ra thêm 1,5
mm do nhiệt. Thép có suất đàn hồi E = 2,2.1011 Pa.

13. Có các sợi dây bằng thép, cùng tiết diện ngang nhưng chiều dài
khác nhau. Tác dụng một lực kéo 1000 N lên dây chiều dài 1 m thì dây
dãn 1,3 mm. Tác dụng lực kéo bằng bao nhiêu lên dây dài 2 m để dây
có độ dãn 2,6 mm?

14. Một sợi dây kim loại dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Người ta
dùng nó để treo một vật nặng. Vật này có trọng lượng 30 N. ây dài
thêm một đoạn bằng 1 mm. Xác định suất đàn hồi của kim loại này.D

15. Một thanh thép đàn hồi đường kính 2,0 cm có suất đàn hồi E =
2.1011 Pa. Nếu nén thanh với lực F = 1,4.107 N thì độ biến dạng tỉ đối
của thanh là bao nhiêu?

16. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10 m khi nhiệt độ ngoài
trời là 10 0C. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi
nhiệt độ ngoài trời là 40 0C? Hệ số nở dài của sắt là 1,2.10-6 K-1.

17. Một thanh nhôm và một thanh thép ở 0 0C có cùng độ dài là l0. Khi
nung nóng tới 1000 0C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5 mm.
Hỏi độ dài l0 của hai thanh này ở 0 0C là bao nhiêu? Hệ số nở dài của
nhôm là 24.10-6 K-1 và của thép là 12.10-6 K-1.

18. Một thước kẹp bằng thép có giới hạn đo là 150 mm được khắc vạch
chia 10 0C. Tính sai số của thước kẹp này khi sử dụng ở 40 0C. Hệ số
nở dài của thép là 12.10-6 K-1.

19. Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có tiết diện 1 cm2 để làm thanh
này dài thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó
tăng thêm 100 0C? Suất đàn hồi của thép là 2.1011 Pa và hệ số nở dài
là 12.10-6 K-1.

20. Tại tâm của một đĩa tròn bằng sắt có một lỗ thủng. Đường kính lỗ
thủng ở 0 0C bằng 4,99 mm. Tính nhiệt độ cần phải nung nóng đĩa sắt
để có thể bỏ vừa lọt qua lỗ thủng của nó một viên bi sắt có đường kính
5 mm ở cùng nhiệt độ đó.

21. Một thanh sắt dài 2 m, khi nhiệt độ tăng thêm 20 0C thì độ dãn là Δl
= 0,44 mm. Một thanh sắt khác , khi nhiệt độ tăng thêm 40 0C thì cũng
có độ dãn là Δl = 0,44 mm. Chiều dài ban đầu của thanh sắt này là bao
nhiêu?

22. Một thước bằng thép có độ dài 1000 mm, ở 40 0C có độ dài


1000,22 mm thì ở 60 0C có độ dài bao nhiêu?

23. Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44 mm và đường kính


trong là 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực bứt vòng
xuyến này ra khỏi bề mặt của Glixerin là 64,3 mN. Tính hệ số căng bề
mặt của glixerin.

24. Một khung hình chữ nhật có cạnh AB dài 50 mm trượt được trên
khung. Nhúng khung vào xà phòng rồi treo ngược khung sao cho cạnh
AB nằm ngang bên dưới. Hỏi thanh AB phải có trọng lượng là bao
nhiêu để thanh này nằm ngang? Cho hệ số căng mặt ngoài của xà
phòng là 0,040 N/m.

25. Tính lực căng bề mặt lớn nhất tác dụng lên quả cầu khi nó đặt trong
nước. Biết bán kính quả cầu là 0,2 mm, hệ số căng mặt ngoài của
nước là 0,05 N/m.

26. Một vòng dây đường kính 8,0 cm được dìm năm ngang trong một
chậu dầu. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải
tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3 N. Tính hệ số căng bề
mặt của dầu.

27. Tính hệ số căng bề mặt của nước nếu biết rằng, dùng một ống nhỏ
giọt có đường kính là 1 mm thì có thể nhỏ giọt với độ chính xác là 0,02
g. Lấy g = 10 m/s2

28. Một vòng nhôm có bán kính 7,8 cm và trọng lượng 6,9.10-2 N tiếp
xúc với dung dịch xà phòng. Muốn nâng vòng ra khỏi dung dịch thì
phải cần một lực bao nhiêu? Biết suất căng mặt ngoài của dung dịch
xà phòng là 40.10-3 N/m.

29. Người ta điều chế khí Hidro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất
1 atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp
vào một bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm.
ĐS: 0,8 l
30. Đun nóng đẳng áp một khối lượng khí lên đến 470C thì thể tích khí
tăng thêm 1/10 thể tích lúc đầu. TÌm nhiệt độ ban đầu của khí.
ĐS:
31. Thể tích một lượng khí giảm đi 1/10, nhưng nhiệt độ tăng thêm 20
0C và áp suất tăng thêm 1/5 so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu
là bao nhiêu?
ĐS:
32. Dưới áp suất 2.104 N/m2, một khối khí có thể tích 20 lít. Giữ nhiệt độ
khối khí không đổi. Dưới áp suất 5.104 N/m2 thì thể tích khối khí bằng
bao nhiêu?

33. Một khối khí đựng trong bình kín ở nhiệt độ 00C. Phải đun nóng nó
lên đến nhiệt độ bao nhiêu để áp suất của nó tăng lên gấp đôi?

34. Khi đun nóng đẳng tích một khối kí tăng thêm 10C thì áp suất tăng
lên thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khối khí.

35. Một quả bóng có thể tích 2 lít, chứa khí ở 270C, áp suất 1 atm. Đun
nóng khí đến 57 0C đồng thời giảm thể tích xuống còn 1 lít. Áp suất khí
trong bình bây giờ là bao nhiêu?

You might also like