You are on page 1of 22

Tinh huèng 1:

Dương, Thành, Chung và Hải quyết định thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương (TBD), ngành nghề kinh doanh xuất
nhập khẩu với số vốn điều lệ 5 tỷ VNĐ. Công ty TNHH TBD đã được cấp giấy chứng nhận DKKD vào 07/2006.
Trong thỏa thuận góp vốn, các thành viên thỏa thuận rằng Dương góp 800 triệu VNĐ bằng tiền mặt (chiếm 16% vốn điều
lệ).
Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ (Một đối tác tiềm năng mà các bên dự định sẽ là bạn hàng chủ
yếu của công ty TBD và Thành có mối quen biết rất chặt chẽ), tống số tiền trong giấy nhận nợ là 1 tỷ 300 triệu VNĐ, được
các bên nhất trí định giá là 1 tỷ 200 triệu VNĐ (chiếm 24% VĐL).
Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành viên thỏa thuận định giá 1 tỷ 500 triệu VNĐ (chiếm 30% VĐL) do
tin chắc rằng trong thời gian tới con đường trước ngôi nhà đó sẽ được mở rộng, mặc dù theo mặt bằng giá cả hiện tại thì trị
giá ngôi nhà chỉ khoảng 700 triệu VNĐ.
Hải góp vốn 1 tỷ 500 triệu VNĐ bằng tiền mặt (chiếm 30% VĐL) nhưng lúc đầu mới chỉ góp 500 triệu, 1 tỷ còn lại các bên
thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp.
Trong điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Thành giữ chức vụ giám đốc. Hải giữ chức vụ Chủ
tịch Hội đồng thành viên. Người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự
luật doanh nghiệp.
Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu VNĐ. Hội đồng thành viên của công ty tiến hành họp và quyết định
phân chia số lợi nhuận này cho các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên trong công ty không thống nhất được về thể thức
chia. Thành cho rằng do Hải chưa góp đủ vốn (mới chỉ 500 triệu / 1 tỷ 500 triệu VNĐ vốn cam kết) nên tỷ lệ chia lợi nhuận
chỉ trên số vốn thực góp của Hải là 500 triệu. Hải không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của Thành bằng giấy nhận
nợ trong công ty là không hợp pháp, phần vốn góp của Trung cao hơn giá trị thực tế của ngôi nhà nên Trung chỉ được chia
trên tổng số vốn thực góp là 700 triệu đồng.
Hải nộp đơn kiện ra tòa đòi phần lợi nhuận mà Hải cho rằng mình đáng được hưởng là 50% trên tổng số lợi nhuận là 800
triệu. Căn cứ mà Hải đưa ra là vốn góp của Thành không hợp pháp, phần vốn góp của Trung chỉ hợp pháp 1 phần. Việc
góp vốn của Thành là không phù hợp với quy định PL, Thành chỉ được chia lợi nhuận khi đã bồi thường cho công ty TBD
1/2 số nợ còn lại không đòi được (trong khoản nợ 1,3 tỷ) của công ty Thành Mỹ, vì hiện giờ công ty Thành Mỹ đang tiến
hành thủ tục phá sản DN và hầu như công ty TNHH TBD không có khả năng để đòi lại 1/2 số nợ còn lại đó. Ngoài ra trong
đơn kiện, Hải còn cho rằng việc góp vốn của Trung chỉ là 700 triệu VNĐ tại thời điểm góp vốn.
Ngược lại, trong đơn trình bày với tòa, Thành cho rằng Hải chỉ được hưởng phần lợi nhuân trên 500 triệu vốn mà thực tế
Hải góp và yêu cầu Hải phải góp tiếp 1 tỷ còn lại.

Câu hỏi:
1) Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp ko ?
2) Vấn đề giả định giá tài sản góp vốn như thế nào ?
3) Nếu TBD không đòi được nợ của Thành Mỹ thì giải quyết thế nào về phần góp vốn của Thành ?
4) Việc các bên dự tính giá cả tài sản tăng để định giá TS cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có phù hợp không ?
5) Trường hợp thực tế Hải mới góp 1 phần vốn thì có được chia lợi nhuận trên cả phần vốn góp cam kết hay không ?

C¸c ®¸p ¸n:

1. Quyền đòi nợ là quyền tài sản. Luật Dân sự hiện hành quy định quyền tài sản cũng là tài sản. Vì vậy, việc góp vốn bằng
giấy nhận nợ là hợp pháp (Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư 2005 cũng cho phép góp vốn đầu tư bằng quyền đòi nợ).
2+4. Định giá tài sản góp vốn do các thành viên thực hiện và được thể hiện bằng biên bản định giá là hợp pháp. Khi có
chứng cứ xác định việc định giá không chính xác và nhằm mục đích gian lận thì thành viên công ty hoặc người có quyền,
nghĩa vụ liên quan có thể khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình.
3. Nếu TBD không đòi được nợ: tuỳ thuộc luật điều chỉnh đối với khoản nợ đó như thế nào để xác định hậu quả pháp lý.
Nếu giấy nhận nợ là hối phiếu (điều chỉnh theo luật các công cụ chuyển nhượng) thì TBD có quyền Thành số tiền Thành Mỹ
chưa trả. Nếu giấy nhận nợ chỉ là văn bản xác định quyền đòi nợ thông thường thì rủi ro đối với việc không đòi được nợ do
TBD gánh chịu (TBD là người thế quyền, chủ nợ trước không có nghĩa vụ đảm bảo việc đòi được nợ).
5. Nếu mới góp một phần vốn thì phần còn lại là nợ của thành viên với công ty. Việc chia lợi nhuận phải căn cứ vào số vốn
(tỷ lệ) đã ghi trong điều lệ.(Cũng không hợp lý lắm. Theo tôi, các thành viên có thể thoả thuận chia lợi nhuận căn cứ vào số
vốn thực góp)

1. về vấn đề định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế
Thông tin về con đường sẽ được mở rộng, nâng cấp không được xem là căn cứ hợp pháp để định giá trị tài sản cao hơn
giá thị trường tại thời điểm góp vốn.
K2 Đ30 LDN 2005 quy định: "Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các
thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số
chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá"
2. Vấn đề góp 1 phần vốn và chia lợi nhuận
K1 Đ39 LDN 2005 quy định: "Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết".
Ở đây Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng vào công ty. Như vậy, Hải sẽ chịu trách nhiệm về tài sản cũng như được hưởng lợi
nhuận tương ứng với số vốn đã cam kết góp, tức 1,5 tỷ đồng, còn việc các thành viên thoả thuận việc góp vốn như thế nào
(làm bao nhiêu lần, thời hạn...) không ảnh hưởng gì đến quyền lợi và nghĩa vụ của Hải miễn là Hải không vi phạm thoả
thuận góp vốn là được.

Về định giá: bạn nên xem thêm chuẩn mực về định giá. Giá trị tài sản được xác định trên cơ sở kỳ vọng của người mua và
so sánh với các tài sản cùng loại. Thoả thuận định giá giữa các thành viên là một loại hợp đồng. Nó chỉ bị vô hiệu (tương
đối) khi chứng minh được là kết quả định giá sai và phải có người khởi kiện.
Về góp vốn: vốn ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận chính là số lãi từ việc đưa vốn
vào kinh doanh. Nếu vi phạm cam kết góp vốn nhưng vẫn được chia lãi tương ứng với phần cam kết góp thì...?

T×nh huèng 2

A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, A góp 800 triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của
CTCP TM (đối tác tiềm năng của công ty X mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1.2 tỷ đồng; C góp vốn bằng ngôi nhà của mình
được các thành viên thỏa thuận định giá 1.5 tỷ đồng do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng (theo mặt bằng giá trị hiện
tại nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp vốn bằng 1.5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi
công ty có yêu cầu. Trong bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm GĐ, D làm chủ tịch HĐTV. Sau một năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800
triệu. Tuy nhiên các thành viên không thống nhất thể thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia
trên số vốn thực góp là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp
pháp, phần vốn góp của C cao hơn giá trị thực tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu đồng. Vụ tranh chấp này
được khởi kiện tại tòa? Tòa án xử lý thế nào? Được biết công ty TM đã thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá sản
và không thể đòi được 50% còn lại. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 (bạn có thể tham khảo điều 38 và 41, mình có đính kèm ở đây) thì các thành viên trong công ty TNHH sẽ
được chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm với các khoản nợ theo tỉ lệ vốn cam kết góp vào công ty.

Trong tình huống trên B góp bằng giấy nhận nợ, theo điều 4, luật DN 2005, hình thức góp vốn của B có thể coi là góp vốn bằng một "tài
sản khác", ngoài ra các thành viên khác đều không phản đối ngay từ đầu. Vậy hình thức góp vốn của B là hợp pháp.

C góp vốn bằng 1,5 tỷ theo giá trị tương lai của căn nhà, về lý thuyết C chỉ được góp bằng đúng giá trị ngôi nhà là 700 triệu, nhưng do
các thành viên công ty đều nhất trí định giá căn nhà cao hơn thực tế 800 triệu nên tất cả sẽ chịu trách nhiệm liên đới với số chênh lệch
đó. Nói cách khác số vốn góp của C vẫn là 1,5 tỷ.

D cam kết góp 1.5 tỷ, nhưng lúc đầu mới góp 500 triệu và cam kết góp số còn lại khi công ty có yêu cầu. Tuy nhiên trong tình huống nêu
ra không có chỗ nào cho thấy công ty yêu cầu D góp nốt chỗ 1 tỷ còn lại mà D từ chối cả. Vì vậy việc góp vốn của D cũng hoàn toàn hợp
lệ và số vốn góp của D được tính là 1.5 tỷ.

Kết luận: nếu đem vụ việc này ra tranh tụng tại tòa án thì B,C,D sẽ được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn cam kết góp là 1.2 : 1.5 : 1.5

Hoàn toàn lập luận tương tự, 3 thành viên công ty cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới với số nợ chưa trả theo tỷ lệ vốn cam kết góp của
mình, nhưng không quá tổng số vốn góp.

Bài tập 1.

Hải, Hồng, Công cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng Vinh Quang với số vốn điều
lệ là 2 tỷ đồng.

Hải là nhân viên của một công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân còn Công là
Trưởng phòng Tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng
có trụ sở tại Tp. HCM.

Trong thỏa thuận góp vốn, Hải góp 500 triệu, Hồng góp 1 tỷ, Công góp 500 triệu. Trong Điều lệ công ty quy
định Hồng là Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV.

Sau khi hoạt động được 1 năm, 3 thành viên ký hợp đồng với Dương, trong đó thỏa thuận kết nạp Dương
làm thành viên của công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc xe ô tô được các bên định giá là 300 triệu
đồng.

Do có khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty nên các thành viên
thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển quyền sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty
đã chi 100 triệu sửa chữa, nâng cấp xe ô tô. Mọi giấy tờ, biên nhận đều mang tên Công ty TNHH Vinh
Quang. Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và logo của Công ty TNHH Vinh Quang.

Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những mâu thuẫn nhất định. Dương,
trong một lần đi giao dịch liền giữ lại 100 triệu đồng tiền của công ty và tuyên bố đây là lợi nhuận đáng
được hưởng của mình, sau đó đơn phương rút khỏi công ty và lấy lại luôn chiếc ô tô.

Hồng, với tư cách là đại diện theo pháp luật của công ty nộp đơn ra tòa kiện đòi Dương chiếc xe ô tô là tài
sản của công ty và 100 triệu đồng mà Dương đã lấy.

Tòa kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ việc trên.

Câu hỏi:
1. Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHH Vinh Quang là hợp pháp hay không hợp pháp? Vì
sao?
2. Dương có được xem là thành viên chính thức của công ty không? Vì sao? Thủ tục gia nhập và góp vốn
trong công ty TNHH?
3. Theo bạn tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của công ty như thế nào?

Bài tập 2.
An, Bình, Chương, Dung cùng nhau thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh thủy sản với vốn điều
lệ 1 tỷ đồng. Trong đó, An góp 200 triệu tiền mặt, Bình góp một ô tô được các bên định giá là 200 triệu,
Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh được các bên định giá là 500 triệu, Dung góp 100 triệu tiền mặt.

Theo Điều lệ, Chương làm Chủ tịch HĐTV, Bình làm Giám đốc, An làm Phó giám đốc. Giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của công ty.

Sau 1 năm hoạt động, giữa Bình và Chương xảy ra mâu thuẫn. Với tư cách là Chủ tịch HĐTV và là người có
nhiều vốn nhất, Chương ra quyết định cách chức giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế.

Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa của công ty
Phương Đông, lại là người đại diện theo pháp luật của công ty, Bình ký 1 hợp đồng vay 700 triệu với công ty
Trường Xuân (tổng gái trị tài sản của công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,3 tỷ)
và khi công ty Trường Xuân chuyển số tiền trên cho công ty Phương Đông, Bình lập tức chuyển số tiền vào
tài khoản của mình.

Chương nộp đơn kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình hoàn trả lại số tiền 700 triệu và bồi thường các thiệt hại đã
gây ra cho công ty.

Công ty Trường Xuân kiện công ty Phương Đông ra tòa yêu cầu công ty Phương Đông hoàn trả 700 triệu và
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Tòa Kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh thụ lý hồ sơ.

Câu hỏi:
1. Việc Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế là đúng hay sai? Vì sao?
2. Hợp đồng do Bình ký với Công ty Trường Xuân có hay không có hiệu lực? vì sao?
3. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?

Bài tập 3:
Vương, Hùng, Thu góp vốn thành lập công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất, kinh doanh gas, khí đốt với
vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong đó, Vương góp 1 tỷ tiền mặt, Hùng góp 3 tỷ gồm mặt bằng, nhà xưởng được
các bên định giá 2 tỷ và 1 tỷ tiền mặt, Thu góp 1 tỷ tiền mặt.

Theo Điều lệ, Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch HĐTV và cũng là người đại diện theo pháp luật của công
ty.

Sau khi được cấp GCNĐKKD, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên Hùng đã nhượng lại phần
vốn góp cho Liên. Hùng cho rằng mình là Chủ tịch HĐTV, là người đại diện theo pháp luật của công ty và
cũng là người góp nhiều vốn nhất nên đã không thông báo việc chuyển nhượng vốn của mình cho 2 thành
viên còn lại. Hùng lập một hợp đồng chuyển nhượng vốn, trong đó Hùng vừa ký tên với tư cách là người
chuyển nhượng vốn, vừa ký tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty xác nhận việc
chuyển nhượng này. Hợp đồng có công chứng nhà nước.

Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đến lúc này thì giữa các thành viên phát
sinh mâu thuẫn. Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt
bằng, nhà xưởng vẫn mang tên Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.
Đồng thời, Vương yêu cầu bác tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của Hùng
cho Liên là bất hợp pháp.

Hùng kiện lại, không thừa nhận phần vốn góp của Vương vì cho rằng chưa có chứng cứ gì chứng minh
Vương đã tiến hành góp vốn cho công ty.

Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng xây dựng với công ty xây
dựng Thanh Bình trong đó công ty Lửa Việt là một bên đứng tên trên hợp đồng. Ngoài ra, Hùng có toàn bộ
giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng đều mang tên Công ty Lửa Việt do Ban quản lý khu công nghiệp
tỉnh cấp. Hùng cho rằng đây là chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.

Vương cho rằng mình cũng đã góp đủ 1 tỷ đồng, bằng chứng là tờ Phiếu thu trong đó Vương tự nộp và tự
xác nhận phần vốn đã nộp.

Câu hỏi:
1. Việc Hùng chuuển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là đúng hay sai? Vì sao?
2. Theo bạn, Hùng và Vương đã hoàn thành việc góp vốn vào công ty chưa? Vì sao?
3. Bạn hãy tư vấn cho công ty để có thể giải quyết các mâu thuẫn nêu trên.

Bài tập 4:
Ông A,ông B,bà C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X.Trong đó ông A góp 20%,ông B 50% và bà C
30% vốn điều lệ công ty.Các thành viên thỏa thuận:ông B giữ chức giám đốc,ông A và bà C cùng giữ chức
phó GD của công ty X.
Kết thúc năm tài chính 2002,lợi nhuận còn lại để chia cho các thành viên là 300 triệu đồng.Ông B GD cty đã
quyết định phân chia cho ông A 40% tr,bà B 90 tr và ông B 170 tr.Ông A ko chấp nhận việc phân chia như
trên nên đã phản đối việc bà C bán nửa phần hùn của bà cho bạn của bà là bà D,mặc dù ông B cũng đồng ý
về việc chuyển nhượng này.
Vì ông A đã nhiều lần vi phạm điều lệ cty,ông B quyết định cách chức phó GD của ông A và phạt ông A bằng
cách khấu trừ 10% phần hùn của ông A trong cty đưa vào quỹ dự trự bắt buộc.
YC:Những sự kiện xảy ra trong tình huống có phù hợp với luật DN 2005 ko??
Bài tập 5:
Ngày 20/6/2007,Cty cổ phần Phương Nam (CTCP PN) tiến hành họp đại hội đồng cổ đông(ĐHĐ CĐ).Cuộc
họp tiến hành đúng theo trình tự thủ tục theo quy định của điều lệ cty,luật DN,số cổ đông(CĐ) đại diện cho
90% số cổ phần(CP) có quyền biểu quyết tham dự(theo điều lệ cty thì cuocj hop ĐHĐ CĐ đc tiến hành khi
có số CĐ đại diện cho ít nhất 65% tổng số CP có quyền biểu quyết tham dự)
Tới 20h cùng ngày,ĐHĐ CĐ đã bầu chọn đc 4 thành viên HĐQT trong số 5 thành viên và 2 thành viên BKS
trong số 3 thành viên.Các quyết định này đc thông qua hợp pháp.Mặc dù hợp chưa xong nhưng vì đã quá
muộn nên ĐHĐ nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày 27/06/2007.
Sau 7 ngày, cuộc họp đc tiếp tục.Tại cuộc họp,một số CĐ của cty (chiếm 15% tổng số CP có quyền biểu
quyết của cty) đã đề nghị bổ sung một số nội dung mới vào cuộc họp nhưng Chủ tịch HĐQT(người điều
khiển cuộc họp) đã ko chấp nhận với lí do đề nghị đó ko phù hợp với thủ tục quy định của điều lệ cty và
Luật DN.Kiến nghị bị từ chối nên 15 CĐ của cty đã bỏ về,do đó số CĐ đại diện cho số CP tại cuộc họp chỉ
còn 55.6% tổng số CP có quyền biểu quyết trong cty.
ĐHĐ CĐ tiếp tục họp,bầu các thành viên còn lại vào HĐQT và BKS.Nghị định của ĐHĐ CĐ về việc phê chuẩn
các thành viên bổ sung của HĐQT và BKS đã đc 95% tổng số phiếu biểu quyết của những CĐ còn lại thông
qua.Nhưng nếu tính đến danh sách CĐ tham dự thì nghị quyết trên chỉ chiếm 52% tổng số CP có quyền
biểu quyết thông qua.
Cho rằng nghị quyết trên của ĐHĐ CĐ là ko hợp lệ vì cuộc họp ĐHĐ CĐ ngày 27/05/2007 đc tiến hành ko
hợp pháp,không đủ CĐ theo điều lệ,số CĐ bỏ về đã nộp đơn kiện lên Tòa Kinh Tế TAND tỉnh K,đề nghị hủy
bỏ nghị quyết của ĐHĐ CĐ và ko chấp nhận danh sách bổ sung.
Căn cứ vào những quy định của luật DN 2005,hãy cho biết:
1.Việc từ chối ý kiến bổ sung tại cuộc họp ngày 27/06/2007 của chủ tịch HĐQT CTCP PN có căn cứ pháp lý
ko?Tại sao?
2.Nghị quyết của ĐHĐ CĐ ngày 27/06/2007 có hợp pháp không?Tại sao?
Bài tập 6:
Do gặp khó khăn trong việc quản lí điều hành DN của mình nên ông Bình (chủ DNTN) đã kí hợp đông thuê
ông Hà làm GD quản lí và điều hành DN,hợp đồng đc kí vào ngày 1/3/2006.Ông Hà đc hưởng 20% lợi
nhuận DNTN.
Ngày 20/03 ông Hà kí hợp đồng với Cty TNHH X mua 1 lô hàng trị giá 100tr đồng cho DN nói trên.hai bên
thỏa thuận sẽ thanh toán vào ngày 10/04/2006.Ngày 05/4/2006 ông Bình đã hủy HĐ thuê ông Hà làm GD
DNTN vì cho rằng ông Hà đã vi phạm một số cam kết trong HĐ.
Ngày 10/04/2006 đại diện Cty TNHH X đến gặp ông Hà thanh toán số tiền nói trên,Ông Hà ko chịu thanh
toán với lí do:ông chỉ là người làm thuê cho ông Bình.Sau đó đại diện cty X đến yêu cầu ông Bình nhưng
ông Bình cũng ko chịu thanh toán với lí do:HĐ đó là do ông Hà kí kết mà ko hỏi ý kiến của ông.
Ngày 30/10/2006.ông Bình làm đơn xin giải thể DNTN của mình.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi
đã tiến hành các thủ tục theo đúng luận định đã chấp nhận đơn xin giải thể của ông Bình.Được cơ quan có
thẩm quyền chấp nhận ông Bình đã tiến hành giải thể DNTN của mình.Một tg sau,bà Thanh-một chủ nợ,đến
đòi ông Bình 500tr mà ông nợ bà trước khi giải thể vì ông Bình giải thể bà đang đi nước ngoài vắng.
Hỏi:
1.Ai có trách nhiệm thanh toán số tiền 100 tr của cty TNHH X?Tại sao?
2.Ông Bình có phải trả cho bà Thanh 500tr ko?tại sao?

T×nh huèng 3
Ngày 01/03/1996 anh Anh và một số người lao động ký hợp đồng học nghề với công ty may mặc Proximex
với thời hạn 4 tháng, học phí 500.000đ/tháng. Hợp đồng có thỏa thuận sau khi học xong sẽ tuyển dụng vào
làm tại công ty.
Học hết tháng thứ 2, Anh cùng một số người được điều chuyển sang bộ phận sản xuất với lý do tạo điều
kiện thực hành tốt hơn. Tại đây, Anh sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Ngày 20/05/1996 không may trong lúc sử dụng máy cắt vải công nghiệp Anh đã gây ra tai nạn lao động
khiến Cường và Dũng bị thương nặng (Cường cùng nhóm học nghề với Anh), bản thân Anh bị gãy tay, phải
nằm viện điều trị. Công nhân bộ phận cắt phải nghỉ 20 ngày để sửa máy.
Công ty từ chối thanh toán quyền lợi cho Anh, Cường và yêu cầu Anh bồi thường thiệt hại bao gồm chi phí
cho Dũng, lương công nhân trong những ngày nghỉ, Anh không đồng ý và làm đơn khiếu nại.

Hỏi:
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của Anh? Quyền lợi của Anh, Cường, Dũng và công
nhân bộ phận cắt như thế nào?

Thảo luận

Mong luật sư, các quý vị tư vấn thêm thiếu xót của tôi. Thành thật cám ơn!!!!
Thảo luận: Ngày: 17/12/2008
Theo tôi, thời điểm xảy ra tai nạn lao động này, ta căn cứ theo:
- Bộ luật lao động ngày 23/6/1994,
- Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 (V/v: an toàn lao động, vệ sinh lao động)
- Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 (V/v: ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội)
- Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995, (V/v: kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất)
- Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 (V/v: học nghề)
-----------------------------------------------------------------------------------

- Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: (Điều
162 BLLĐ1994)
1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
2. Tòa án nhân dân.
- Quyền lợi của A, C và D:
a. Yêu cầu công ty Proximex trả lại học phí và mức tiền công làm ra sản phẩm cho cty trong thời gian học
nghề của A và C; (D nếu có): vì DN trên đã vi phạm pháp luật về học nghề (Điều 17 khoản 2 NĐ 90/CP ngày
15/12/1995 quy định: Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp thì người học
không phải đóng học phí)
b. Xem xét lại công ty có thực hiện theo đúng quy đinh pháp luật về việc: - Cty và người học nghề trong quá
trình thực hiện hợp đồng học nghề phải thực hiện đúng những quy định về An toàn lao động, vệ sinh lao động của
BLLĐ1994 và Nghị định số 06-CP ngày 20/01/1995 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về An toàn lao
động, vệ sinh lao động (Điều 9 NĐ 90/CP ngày 15/12/1995) hay không?
* Căn cứ vào đó để xem cty có thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật chưa?
-Trước khi nhận việc, A và C có được hướng dẫn, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ; Sau đó căn cứ vào công việc của từng
người đảm nhiệm mà huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo AT, VS phù hợp và phải được kiểm tra thực hành
chặt chẽ.
- Nghiêm cấm việc sử dụng lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ
- Việc tổ chức huấn luyện, mở lớp huấn luyện phải theo sự hướng dẫn của BLĐ - TB&XH (Điều 7 khoản 2 NĐ 06/CP về
ATLĐ, VSLĐ)
- Cty có cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp ATLĐ, VSLĐ hay không? (Điều 13 khoản 2)
Nếu cty không thực hiện đúng thì yêu cầu bồi thường thêm; D cũng được bồi thường trong trường hợp này
c. Yêu cầu cty chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật (Điều 105
BLLĐ) và trợ cấp tai nạn lao động cho A, C và D: theo nghị định 12/CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã
hội
Điều 15: Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;
Điều 16: Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu
đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.
Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai
nạn lao động và được tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa
theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 17: Người tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính
theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố (dưới đây gọi là mức tiền lương tối thiểu). Mức trợ cấp được
quy định như sau:
1/ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo quy định dưới đây:
Mức trợ cấp 1 lần
Từ 05% đến 10%: 4 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 11% đến 20%: 8 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 21% đến 30%: 12 tháng tiền lương tối thiểu ³
2/ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới
đây:
Mức trợ cấp hàng tháng
Từ 31% đến 40%: 0,4 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 41% đến 50%: 0,6 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 51% đến 60%: 0,8 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 61% đến 70%: 1,0 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 71% đến 80%: 1,2 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 81% đến 90%: 1,4 tháng tiền lương tối thiểu ³
Từ 91% đến 100%:1,6 tháng tiền lương tối thiểu ³
Điều 18: - Người được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do Quỹ bảo
hiểm xã hội trả.
Điều 19: Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai
mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.
Điều 20: - Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng lao động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột
sống... được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn.
Điều 21: - Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng, khi vết thương tái phát được cơ quan
bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
Điều 23: - Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện, được hưởng chế độ hưu trí
theo quy định tại mục IV Điều lệ này.
* Nếu cty chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc trên thì cty phải trả cho A, C, D ngang với mức quy định trong Điều lệ
BHXH.
Riêng A:
Trường hợp do lỗi của A thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất 12 tháng lương.
A không được nhận lương trong thời gian nghĩ nếu do lỗi A

- Quyền lợi của công nhân bộ phận cắt:


Điều 62 khoản 2 BLLĐ quy định: Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao
động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp
hơn mức tối thiểu do phap luật quy định
---------------------------------------------------------------
Tinh huèng 4

Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh


Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới
chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận
là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999[1]. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh
nghiệp năm 2005. Theo đó, công ty hợp danh có dấu hiệu pháp lý mang tính đặc thù: có tư cách pháp nhân[2].
Đây là điểm khác biệt so với những quy định trước đây[3] cũng như là điểm khác biệt lớn nếu so sánh với pháp
luật các nước trên thế giới, bởi công ty hợp danh ở các nước nói chung không có tư cách pháp nhân. Tại sao pháp
luật Việt Nam lại quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân? Xác định tư cách pháp nhân đó có lợi ích gì?
Dưới đây, bước đầu chúng tôi sẽ góp phần làm rõ vấn đề này.

1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành quy định về hợp danh trên thế giới

Hợp danh theo nghĩa rộng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ
luật Hammurabi của Babylon, khoảng năm 2300 trước Công nguyên. Người Do Thái, vào khoảng những năm
2000 trước Công nguyên đã hình thành thuật ngữ shutolin (một dạng hợp danh phi thương mại). Sau này, những
hợp danh mang tính chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn[4].

ở châu Âu, luật về hợp danh hình thành từ tập quán của các thương nhân. Người Pháp dùng các thuật ngữ như
societas, societe en common dite để chỉ các hình thức hợp danh. Societas là hình thức hợp danh chỉ bao gồm các
thành viên hợp danh, còn societe en common dite bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn[5].

Hợp danh được quy định trong Luật La mã (ví dụ như Bộ luật Justinian) với những điều khoản rất tương đồng với
luật hiện đại. Người La mã cũng hình thành nên những quy định về đại diện, nền tảng của rất nhiều quy định của
luật về hợp danh ngày nay. Ví dụ, Luật La mã có quy định qui facit per alium facit per se - người thực hiện hành
vi thông qua hành vi của người khác cho bản thân người đó. Luật La mã cũng xác định sự lựa chọn tự nguyện của
những người cộng tác với nhau bản chất của hợp danh, và nguyên tắc được gọi tên delectus personas - sự lựa
chọn của cá nhân, cho đến nay vẫn là thành tố mang tính trung tâm của luật về hợp danh[6].

Người phương Đông cũng không xa lạ với phường, hội, cuộc và đủ loại liên kết bạn buôn. Tuy nhiên mô hình hội
người (societas) theo dân luật - thương luật hay mô hình hợp danh (partnership) theo pháp luật Anh - Mỹ mới chỉ
được du nhập trong một, hai thế kỷ trở lại đây[7].

2. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh - quy định mang tính đặc thù

Tư cách pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam là một đặc điểm mang tính đặc thù. Theo quy định
hiện hành, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh[8].
Tại sao pháp luật Việt Nam lại quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân trong khi các quốc gia trên thế
giới hầu hết quy định công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân? Khi xây dựng Luật Doanh nghiệp năm
2005, quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Một số quan điểm cho rằng,
không nên công nhận tư cách pháp nhân của công ty bởi hai lý do chính như sau:

Thứ nhất, việc thừa nhận tư cách pháp nhân mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự. Một tổ chức được công nhận là pháp
nhân khi hội đủ bốn điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ
một cách độc lập[9].

Thứ hai, hầu hết các nước trên thế giới đều quy định công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân[10].
Quan điểm ngược lại cho rằng, khó có thể chứng minh việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là
mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự và nếu chứng minh được thì cũng không có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý, bởi
Bộ luật Dân sự là luật chung còn Luật Doanh nghiệp là luật chuyên ngành[11]; việc thừa nhận này có thể coi là
một ngoại lệ của Bộ luật Dân sự[12]. Đồng thời, khi trích dẫn pháp luật nước ngoài cho rằng công ty hợp danh
không có tư cách pháp nhân, những người viện dẫn đã không xem xét cụ thể những quy định để công ty hợp danh
có thể tham gia giao dịch với người thứ ba và tham gia hoạt động tố tụng[13]. Để chứng minh cho tính hợp lý của
việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, ngoài việc phản biện hai ý nêu trên, một số nhà khoa học
đưa ra thêm hai lý do sau[14]: trước hết, pháp luật Việt Nam quy định rằng tổ chức tham gia một ngành nghề nào
đó phải có tư cách pháp nhân. Vì vậy, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh cho phép loại hình
doanh nghiệp này được quyền tham gia những ngành nghề đó; thứ hai, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của
công ty hợp danh là điều đơn giản và dễ dàng hơn việc xây dựng một loạt khái niệm pháp luật và kỹ thuật pháp lý
khác để công ty hợp danh có thể tham gia giao dịch với bên thứ ba và tham gia vào hoạt động tố tụng.

Đó là những tranh luận từ trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành. Đến thời điểm này, các quy
định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đi vào cuộc sống. Việc xem xét tính đúng đắn của các quan điểm trên
có thể thông qua mấy điểm sau đây:

Một là, những quy định về tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh là chưa triệt để. Luật Doanh nghiệp năm
2005 tại 132.1 có quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên thành tài sản của công ty
để khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó. Tuy nhiên, Luật Doanh
nghiệp lại đồng thời quy định chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của
của công ty. Chế độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình của
mình về các nghĩa vụ của công ty[15]. Cụ thể hơn, đối với những khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có
nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải
số nợ của công ty[16]. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình,
không kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản của cá nhân không đưa vào tài sản công ty.

Thêm vào đó, 94.3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự
thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn
của thành viên hợp danh, như đã nói ở trên, xác lập việc các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài
sản cá nhân của mình đối với các khoản nợ công ty không có khả năng thanh toán. Nếu chiểu đặc điểm này vào
94.3 thì trái hoàn toàn.

Hai là, nguyên tắc lex generalis - lex specialis thông thường chỉ áp dụng khi chính luật được coi là luật riêng (lex
specialis) tự xác định ưu tiên trong nội dung của luật đó. Ví dụ, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Cạnh
tranh năm 2004 tự xác định tính ưu tiên áp dụng so với luật khác. Cụ thể, Luật Cạnh tranh có quy định: “Trường
hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh
tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của luật này”[17]. Trong khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có
những quy định tương tự. Vì vậy, khẳng định việc quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là một ngoại
lệ so với những quy định của luật chung là Bộ luật Dân sự chỉ đơn thuần là suy luận mang tính học thuật, không
có giá trị pháp lý xác định.

3. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh - quy định không phù hợp với lợi ích

Khi nào thì luật pháp cần phải quy định cho một tổ chức có tư cách pháp nhân? Quy định tư cách pháp nhân cho
một tổ chức có lợi ích cơ bản gì?

Việc quy định tư cách pháp nhân cho một tổ chức hay đúng hơn là việc hình thành khái niệm pháp nhân đem lại
nhiều lợi ích. Giáo sư Jean Claude Ricci dẫn ra đây hai lợi ích cơ bản sau đây[18]:

Thứ nhất, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được đơn giản hóa. Pháp nhân cho phép đơn
giản hóa pháp luật. Chúng ta hãy đặt giả thiết là không có pháp nhân mà chỉ có các thể nhân. Khi đó, mỗi thể
nhân thành viên đều sẽ phải tham gia vào việc ký kết các giao dịch pháp lý. Hậu quả sẽ rất phức tạp.
Thứ hai, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được ổn định lâu dài. Đây là một yếu tố hết sức
quan trọng. Người ta thường hay nói rằng, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân. Thời
gian tồn tại của một pháp nhân thường dài hơn cuộc sống của một con người. Và hoạt động của pháp nhân có thể
kéo dài, thậm chí rất dài. Pháp nhân không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra đối với thành viên của nó.

Nếu đối chiếu bản chất của loại hình công ty hợp danh vào hai lợi ích được dẫn ra trên, thì có thể thấy sự không
phù hợp cơ bản khi quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

Đối chiếu với lợi ích thứ nhất, công ty hợp danh không cần đến tư cách pháp nhân để làm đơn giản hóa pháp luật.
Bản chất của các quy định của công ty hợp danh là tôn trọng tính thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh và các
nguyên tắc về đại diện. Số lượng thành viên hợp danh trong công ty hợp danh rất ít. Đặc biệt, theo quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2005, mô hình công ty hợp danh ở Việt Nam là mô hình đóng kín giữa những thân hữu
có thể tin tưởng lẫn nhau[19]. Một thành viên có quyền đại diện cho các thành viên còn lại trong việc ký kết giao
dịch với bên thứ ba mà không gặp trở ngại nào.

Đối chiếu với lợi ích thứ hai, khác với các loại hình công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh trong trường hợp gặp sự cố đối với thành viên hợp danh thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Chẳng
hạn, nếu công ty hợp danh chỉ có hai thành viên hợp danh mà một người đột ngột qua đời thì công ty hợp danh
đứng trước nguy cơ giải thế rất cao[20] nếu thành viên còn lại không tìm được người để tiếp tục hợp danh.

4. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh nhìn từ lợi ích của thành viên hợp danh

Xét từ góc độ lợi ích của thành viên hợp danh, thì sự tồn tại của tư cách pháp nhân của công ty hợp danh và chế
độ chịu trách nhiệm vô hạn không mang lại lợi ích lớn. ở một chừng mực nào đó, nó còn là sự cản trở.

ở hầu hết các nước, do việc xác định hợp danh là sự liên kết của hai hay nhiều người cùng hùn vốn, tạo tài sản
chung, chia sẻ quyền điều hành, cùng chịu lỗ hưởng lãi nên pháp luật đề cao sự thỏa thuận, không bắt buộc phải
đăng ký kinh doanh[21]. Với điều kiện như vậy, pháp luật nhiều nước không đánh thuế thu nhập đối với công ty
hợp danh, từng thành viên chịu thuế với phần thu nhập cá nhân của riêng mình. Lợi ích của những cá nhân tham
gia vào hợp danh thông thường là những cá nhân này sẽ không phải chịu thuế hai lần (double taxation)[22]. Khác
với loại hình hợp danh ở các nước khác, công ty hợp danh ở Việt Nam do có tư cách pháp nhân nên đương nhiên
phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp[23]. Khoản lợi nhuận sau thuế chia cho thành viên hợp danh có thể sẽ bị
đánh thuế một lần nữa[24]. Lợi ích của các thành viên rõ ràng là bị ảnh hưởng lớn, trong khi họ đồng thời phải
chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.

Cũng vì các lý do đó, mà công ty hợp danh theo luật Việt Nam là mô hình kém hấp dẫn nhà đầu tư[25]. Điều đó
thể hiện qua các con số thống kế trên thực tế về số lượng của các doanh nghiệp theo loại hình này. Theo thống kê
doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, cho đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 công ty hợp danh
so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân, 2.137 công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên[26]. Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so với số
lượng các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác.

Trong một nỗ lực giải quyết tính kém hấp dẫn của mô hình công ty hợp danh, Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá
nhân quy định thành viên hợp danh không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp của công ty hợp danh[27]. Tuy nhiên, cách xử lý này bị phản đối gay gắt[28], và ngày
20/11/2007, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân, vói quy định thành viên hợp danh vẫn
phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

5. Kết luận

Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là một điểm đặc thù của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Lợi ích của quy
định này nhìn chung là không cao, thậm chí còn hạn chế sự phát triển của loại hình công ty này. Không chỉ riêng
các quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh mà nhiều quy định khác của Luật Doanh nghiệp năm
2005 cũng phản ánh một hiện trạng chung về sự phát triển của chế định công ty trong pháp luật Việt Nam, đó là
hướng phát triển tương đối khác với hầu hết các nước trên thế giới. ở nhiều nước, công ty có trước, sau đó mới có
luật pháp điều chỉnh nó. Còn ở Việt Nam, nhiều loại hình doanh nghiệp chỉ được hình thành sau khi Luật Công ty
năm 1990 và các văn bản tiếp sau nó ra đời[29]. Đối với công ty hợp danh, quy định tư cách pháp nhân của công
ty hợp danh đã bộc lộ tính bất hợp lý qua các phân tích trên. Theo chúng tôi, cần tham khảo thêm pháp luật một
số nước có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để có quy định hợp lý hơn về công ty hợp danh, tạo điều kiện
cho giới doanh nhân có thêm một mô hình doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của
mình; đồng thời, cũng là để phù hợp với xu thế chung của thế giới khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế gi?i (WTO).

C«ng ty cæ phÇn
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp
vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty
căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Nguyên tắc cơ cấu


Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo nguyên tắc cơ cấu của tam quyền phân lập nhằm đảm bảo tính chuẩn
mực, minh bạch và sự trường tồn của các thể chế này, xuyên qua các biến động và thời gian.

Nền tảng và nguyên tắc của các hoạt động của công ty cổ phần chính là nền dân chủ.

Cơ cấu thể chế


Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó.
Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể
đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có
số cổ đông lớn hơn nhiều. Các quy định cụ thể của cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các
sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40 cổ đông, còn
NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông.

Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng quản trị với Chủ
tịch Hội đồng quản trị, các Phó chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị
sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành
thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban giám đốc (công ty) làm việc này.

Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp
dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công
ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay
có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.

Định nghĩa

Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:

• Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

1. .Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
2. .Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số
lượng tối đa;
3. .Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
4. .Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
5. .Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
6. .Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Các loại cổ phần

Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm:

1. .Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông
phổ thông.
2. .Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu
đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
3. .Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
4. .Cổ phần ưu đãi cổ tức;
5. .Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
6. .Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:

• chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần
ưu đãi biểu quyết.
• Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết
của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty
quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng
cổ đông quyết định.

Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu
đãi; trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một
loại đều tạo cho NHỮNG LỢI THẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Posted on January 31, 2008 by civillawinfor

THS. NGUYỄN THANH BÌNH - Khoa luật Thương mại, trường ĐH Luật TP. HCM
So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần (hình
thức pháp lý liên kết các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh cùng nhau hùn vốn để thành lập và tổ chức vận hành
công ty theo những mục đích nhất định) có nhiều lợi thế hơn hẳn. Lợi thế hơn hẳn đó xuất phát từ những lợi ích
và đặc điểm pháp lý mà pháp luật qui định và được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Công ty cổ phần là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập

Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty cổ
phần với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với
các cổ đông trong công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng
chính tài sản của mình; với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo qui định của
pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án. Khi
công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông
công ty vì lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong trường hợp này,
cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ
đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của công ty cổ phần như:quyền tham gia quản lý, điều hành công ty
theo qui định, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể …
Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ được sở hữu
cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty.

- Các cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn

Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo
những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng
cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công ty
có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo qui định của pháp luật nên
các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ
thể của quyền sở hữu công ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên
toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được
hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản thì các
cổ đông không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của
công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ
của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ
tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau
cơ bản về trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp
luật Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các nước thì các thành viên
hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ của
công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay
không.

Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông nên công ty cổ phần có các quyền
và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số
lượng giá trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư
nhân thì mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu
tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách
nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách
nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ
phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, những người này
phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi
nào. Chính lợi thế này mà các công ty cổ phần có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào
hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình .

- Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do
Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép chuyển nhượng một cách dễ
dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các
loại công ty khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị
của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ
phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ
phần phát hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách
nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi
công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhượng các phần vốn
góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng trước hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ
được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại không
mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn đầu tư vào công ty cổ phần chứ
không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc
hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.

- Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt

Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là yếu tố quyết định và chi phối
toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của
công ty được xem là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty
cổ phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công
ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong
công ty cổ phần là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng
hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với
sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối
khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này đặt ra một đòi
hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động
linh hoạt của vốn.

Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tư, vừa không
mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng
chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển nhượng
đó mà bị thay đổi.

Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại
cổ phiếu khác nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu ưu đãi biểu
quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu.
Đây sẽ là những loại chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
cho kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các công ty thường xác lập
mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư dù cho khả năng tài chính không
nhiều nhưng vẫn có khả năng tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần.

- Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại

Với các loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, sự tồn tại của các doanh nghiệp này luôn luôn gắn
liền với tư cách của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các thành viên hợp danh; bởi vì hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp này có thể sẽ bị kết thúc cùng với cái chết, sự rút lui hay sự khánh tận của chủ doanh nghiệp tư
nhân hay của một trong các thành viên hợp danh của công ty. Nhưng đối với công ty cổ phần thì hoạt động kinh
doanh của công ty hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì có thể xảy ra đối với các cổ đông trong công ty;
bởi vì công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái
chết có xảy ra đối với các cổ đông thì công ty cổ phần vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không hề bị
ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn
định. Mặt khác, các luật công ty hiện đại của một số nước đều không hạn chế thời gian tồn tại của công ty cổ phần
trừ những trường hợp như: công ty phá sản hoặc các cổ đông cùng thỏa thuận chấm dứt hoạt động hay vì một lý
do nào khác mà điều lệ công ty qui định. Chính sự ổn định trong kinh doanh và thời gian hoạt động lâu dài đã tạo
cho các công ty cổ phần có được sự thu hút mạnh mẽ và được ưa chuộng hơn so với các loại hình doanh nghiệp
khác .

- Công ty cổ phần có cơ chế quản lý tập trung cao

Với tư cách là một pháp nhân độc lập, trong công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý.
Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần.
Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều
việc quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý công ty
được thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư cách là những người chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty
và nhân danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn được thể hiện ở
việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là
cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành
các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một mặt thu hút được những
người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với
chức năng quản lý đã tạo cho công ty cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại,
lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh nghiệp tư nhân
là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công ty cổ phần có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng.

Tóm lại: Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm
năng sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác cho nhu cầu đầu tư và phát
triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tiến trình
đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực quốc gia, chúng ta không thể không tính đến yếu tố nội lực. Nhìn lại các
loại hình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy mỗi loại đều có
những điểm mạnh nhất định đòi hỏi các nhà kinh doanh cần nắm bắt để khai thác và vận dụng một cách linh hoạt
phù hợp với điều kiện và sở thích của mình; nhưng chúng

ta không thể phủ nhận những lợi thế hơn hẳn của loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần so với các loại hình
doanh nghiệp khác. Chính những ưu điểm vượt trội như thế, một mặt đã tạo nên lực hút rất lớn của xã hội đầu tư
vào hình thức kinh doanh này, mặt khác cũng đòi hỏi nhà nước ta cần có chính sách tạo hành lang pháp lý thuận
lợi, an toàn cho các nhà đầu tư khi thành lập các công ty cổ phần để kinh doanh, nhất là việc hình thành một cơ
chế quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công ty cổ phần ở Việt Nam

người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Vướng mắc về Thực hiện Luật DN & Luật ĐT Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, 05/2007
Trang 1/3
NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC THỰC HIỆN
LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT ĐẦU TƯ
Bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
30/05/2007
Người trình bày
Trần Anh Đức
Nhóm Sản xuất & Phân phối
Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
thông qua vào cuối năm 2006 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Việc ban
hành hai luật mới đã tạo ra một khung pháp lý thống nhất cho các nhà đầu tư trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên,
sau một năm thực hiện các Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã pháp sinh một số
vướng mắc cho các doanh nghiệp.
1. Sự cần thiết phải có Hướng dẫn Thống nhất
Ưu điểm nổi bật của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và việc phân cấp thẩm quyền
cấp đăng ký kinh doanh cho các Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và các Ban Quản lý Khu
Công nghiệp. Vì thẩm quyền cấp giấy phép đã được phân cấp cho các địa phương, các
cơ quan cấp giấy phép đã có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đăng ký kinh doanh.
Một số ngành nghề kinh doanh được phép ở tỉnh này nhưng lại không được phép ở tỉnh
khác. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước liên quan cần phải ban hành các
hướng dẫn chi tiết để đảm bảo áp dụng thống nhất chính sách đầu tư trong toàn quốc.
2. Nhiều Qui định của Luật cần có thêm Hướng dẫn Chi tiết để có thể thực
hiện
Nhiều qui định trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cần có các qui định chi tiết
hơn. Cụ thể là cần phải có các văn bản hướng dẫn chi tiết về các vấn đề sau:
(i) Các điều kiện cụ thể đối với các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được ban hành
kèm theo Nghị định 108 của Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006;
(ii) Luật doanh nghiệp có qui định về những ngành nghề có yêu cầu về mức vốn
pháp định. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn về qui trình xác nhận
vốn pháp định và cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định;
(iii) Chưa có quy định cụ thể hướng dẫn thủ tục chuyển đổi Hợp đồng hợp tác kinh
doanh thành liên doanh;
(iv) Giám đốc phải là người thường trú;
(v) Các tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc theo Điều 57 của Luật Doanh nghiệp
là quá cứng nhắc. Nên để doanh nghiệp được tự xác định trong Điều lệ của mình
3. Nước ngoài mua Cổ phần trong Doanh nghiệp Việt Nam
Do chưa có hướng dẫn cụ thể về những giới hạn trong việc bán cổ phần cho nước ngoài
trong doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan cấp giấy ĐKKD ở một số tỉnh đã ngừng không
nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh khi nước ngoài mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt
Nam.
4. Quyền xuất – nhập khẩu
Theo Cam kết WTO, Việt Nam phải cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được kinh doanh xuất – nhập khẩu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Để thực hiện
Cam kết WTO, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP cho phép các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiến hành kinh doanh xuất – nhập khẩu. Tuy
nhiên, việc cấp phép kinh doanh xuất – nhập khẩu lại phải đợi đến khi Bộ Thương mại
ban hành một thông tư hướng dẫn cụ thể về việc kinh doanh xuất – nhập khẩu (Công
Vướng mắc về Thực hiện Luật DN & Luật ĐT Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, 05/2007
Trang 2/3
văn 1709/TM-KHDT ngày 27/3/2007). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất
mong Bộ Thương mại sớm ban hành thông tư để doanh nghiệp có thể thực hiện kinh
doanh xuất – nhập khẩu.
5. Đặt tên cho Doanh nghiệp
Khi một số doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư đã không tiếp nhận hồ sơ mà yêu cầu nhà phải đổi tên doanh nghiệp lại
bằng tiếng Việt và cũng yêu cầu tên tiếng Việt đã đổi phải phát âm được. TNHH ACE
EMB (phải đổi lại thành Thêu Châu Á, nhưng vẫn không được chấp nhận với lý do đã
có 18 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh có tên Châu Á, nên tên riêng của Doanh
nghiệp bị trùng và buộc phải thay đổi tiếp), hay công ty TNHH Juno Việt Nam (phải đổi
tên thành công ty TNHH Vệ Nữ Việt Nam). Những yêu cầu này không hợp lý và gây
khó khăn cho Nhà đầu tư.
6. Chứng chỉ Hành nghề của Giám đốc, Tổng Giám đốc
Trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 25 Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với hồ sơ
thành lập mới, thay đổi bổ sung ngành nghề mà ngành nghề đó đòi hỏi phải có chứng
chỉ hành nghề, trước khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp bản sao hợp lệ
chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác.
Qui định yêu cầu Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề là không phù hợp với thực tế
vì Giám đốc có thể đi thuê các nhân viên quản lý khác có đủ trình độ trình độ trong
nghành nghề kinh doanh có điều kiện là phù hợp. Hơn nữa, trong trường hợp một công
ty kinh doanh nhiều lĩnh vực thì một Giám đốc không thể có nhiều chứng chỉ hành
nghề. Liệu chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp có được chấp nhận hay không ? (Dự
thảo Nghị định qui định rằng các chứng chỉ được cấp ở nước ngoài không được áp dụng
tại Việt Nam).
7. Mã ngành
Có một số ngành nghề QĐ 10 không quy định vì thực tế kinh doanh luôn luôn phong
phú và đa dạng.
Khi ngành nghề đó được quy định trong một văn bản pháp luật khác thì áp dụng mã
ngành quy định trong văn bản pháp luật khác, còn nếu không được quy định trong một
văn bản pháp luật nào thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét ghi vào Giấy Chứng nhận
ĐKKD. Điều này sẽ tạo ra sự tùy nghi trong áp dụng pháp luật cơ quan có thẩm quyền
có quyền ghi hoặc không ghi (Điều 5 nghị định 88/2006/NĐ-CP)
8. Thủ tục Chuyển nhượng Vốn và Dự án
Qui định tại Điều 65 và 66 của Nghị định 108 chưa phân biệt rõ ràng chuyển nhượng
vốn và chuyển nhượng dự án.
Không có thủ tục chi tiết đối với việc chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng dự án. Thủ
tục của chuyển nhượng dự án theo qui định tại Điều 66, khoản 22, Nghị định 108 thì lại
dẫn chiếu đến chuyển nhượng vốn. Doanh nghiệp không biết phải nộp những tài liệu gì
cho cơ quan nhà nước khi tiến hành chuyển nhượng vốn hoặc chuyển nhượng dự án.
Đã có cơ quan nhà nước cho rằng việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong công ty
TNHH hai thành viên thì bị coi là chuyển nhượng dự án và phải làm lại hồ sơ đầu tư từ
đầu.
Vướng mắc về Thực hiện Luật DN & Luật ĐT Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, 05/2007
Trang 3/3
9. Hạn chế Chuyển nhượng Cổ phần
Theo Điều 84.5 của Luật Doanh nghiệp, cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng
cổ phần của mình trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký kinh doanh.
Điều này có vẻ mâu thuẫn với Điều 84.1 chỉ yêu cầu cổ đông sáng lập nắm giữ 20%
tổng số cổ phần phổ thông. Nên hướng dẫn theo hướng áp dụng theo ĐIều 84.1.
10. Đối tác Chiến lược
Luật Doanh Nghiệp ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu được mua cổ phần khi công ty
phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Qui định này gây khó khăn cho việc mời gọi các
các cổ đông chiến lược tham gia mua cổ phần của công ty. Ví dụ, khi 1 công ty cổ phần
phát hành thêm 1 triệu cổ phần và quyết định giành 80% số cổ phần phát hành thêm để
bán cho 1 đối tác chiến lược thì vấn đề đặt ra là có phải ưu tiên bán cho các cổ đông
hiện hữu hay không.
11. Bầu dồn phiếu
Có hai cách hiểu khác nhau về Điều 104:
(i) Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban KS chỉ phải đáp ứng điểm c khoản 3
Điều 104 tức là lấy theo tỷ lệ từ cao xuống thấp (không cần đáp ứng tỷ lệ 65% tổng
số phiếu biểu quyết).
(ii) Theo cách hiểu của cụm từ “đủ các điều kiện sau” thì việc biểu quyết bầu thành
viên HĐQT và Ban KS phải đáp ứng cả khoản a và c. Nghĩa là được thực hiện theo
phương thức bầu dồn phiếu, nhưng một ứng cử viên trúng cử phải có được ít nhất
65% tổng số phiếu.
Theo thông lệ quốc tế thì phải hiểu theo cách thứ nhất để bảo vệ quyền lợi của cổ đông
thiểu số. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước đã giải thích theo cách thứ hai và đã không
bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số theo thông lệ quốc tế.
12. Chuyển đổi Doanh nghiệp
Việc chuyển đổi doanh nghiệp đã được điều chỉnh bởi Nghị định 101/2006/ND-CP về
đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp. Nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản bãi bỏ
Nghị định 38/2003/ND-CP về việc chuyển đổi từ công ty nước ngoài sang hoạt động
theo hình thức công ty cổ phần. Gần đây, có cơ quan nhà nước đã tư vấn cho một công
ty nước ngoài áp dụng Nghị định 38 này. Đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý áp dụng trong

các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Khái quát về Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Do đó, chủ sở hữu công ty cổ phần và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.
Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương
ứng với quyền sở hữu công ty.

Tài sản sở hữu của chủ sở hữu Công ty cổ phần ?


Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. Chủ sở hữu công
ty (được gọi là cổ đông) mua và sở hữu cổ phần của công ty tương ứng với phần vốn đóng góp của mình vào công
ty.

Số lượng cổ đông của một Công ty cổ phần có hạn chế hay không ?
Có. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3. Tuy nhiên, không có giới hạn đối với số lượng cổ đông tối đa.

Ai có thể làm cổ đông của một Công ty cổ phần ?


Cá nhân (thể nhân) và/hoặc tổ chức (pháp nhân gồm doanh nghiệp, cơ quan chính phủ được ủy quyền, v.v.) có
thể trở thành cổ đông của một công ty cổ phần bằng việc sở hữu cổ phần của công ty đó.

Có các loại cổ phần khác nhau hay không ?


Có. Có hai loại cổ phần: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi thường có giá trị ưu tiên so với
cổ phần phổ thông, được đảm bảo trong điều lệ công ty cổ phần, khi thanh toán cổ tức và phân phối tài sản.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 một công ty cổ phần có thể phát hành cả cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi,
gồm: a) cổ phần ưu đãi biểu quyết, b) cổ phần ưu đãi cổ tức, c) cổ phần ưu đãi hoàn lại, d) cổ phần ưu đãi khác do
điều lệ công ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu
quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Sau đó, cổ phần ưu
đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Trách nhiệm tài chính của cổ đông Công ty cổ phần ?


Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn
đóng góp vào công ty.

Công ty cổ phần có được phép phát hành cổ phần ra thị trường hay không ?
Có. Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Cổ đông có quyền chuyển nhượng và bán cổ phần của mình tại bất kỳ thời điểm nào, ngoại trừ trường hợp cổ
phần đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ và có thể chuyển nhượng cho cổ
đông sáng lập khác sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty đăng ký kinh doanh và cho cá nhân khác, nếu được sự
chấp thuận của hội đồng cổ đông.

Ai chịu trách nhiệm quản lý Công ty cổ phần ?


Cấp ra quyết định cao nhất tại công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông bầu Hội đồng Quản trị và Ban
kiểm soát.
Cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng Quản trị bổ nhiệm thành viên của hội đồng hoặc một người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc
công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của một
công ty khác.

Con dấu, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần ?
Công ty cổ phần được quyền làm con dấu và sử dụng trong quá trình kinh doanh.
Không có giới hạn về số lượng địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện của một công ty cổ phần.
Xin tham khảo Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Thông tư
03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 để biết thêm chi tiết về các yêu cầu đối với việc đăng ký thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh bổ sung.

Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần tại đâu ?


Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi
bạn dự định đặt trụ sở công ty, sau khi đã hoàn thành đầy đủ tất cả các hồ sơ đăng ký kinh doanh theo yêu cầu.

c«ng ty t nh©n
Thuật ngữ Công ty tư nhân được hiểu theo hai cách:

• Thứ nhất: Đó là công ty không thuộc quyền sở hữu của nhà nước
• Thứ hai: Đó là những công ty có cổ phần được nắm giữ bởi một số ít các cổ đông và
các cổ đông đó không bán cổ phiếu trên thị trường.

Công ty tư nhân có hai nghĩa khác nhau như vậy, nên việc sử dụng thuật ngữ cần thận trọng vì có thể gây hiểu
nhầm.

Ở nước xã hội chủ nghĩa như nước ta, công ty tư nhân được hiểu là công ty không thuộc quyền sở hữu của nhà
nước. Còn ở Mỹ, công ty tư nhân thường là những công ty kinh doanh có cổ phiếu không được giao dịch trên thị
trường chứng khoán. Chính vì những nghĩa trên, công ty tư nhân có thể là Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, tờ-rớt (trust), hoặc những tên khác.

——————————

CÁC THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH HỖ TRỢ

1. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một dạng tương tự giống công ty hợp danh nhưng vốn được hình thành do các cá nhân đóng
được gọi là các cổ đông. Chứng nhận về quyền sở hữu và phần vốn góp được cấp bởi công ty, và các cổ đông có
quyền tự do chuyển nhượng lợi ích sở hữu của họ cho người khác bằng cách bán các cổ phần cho người khác.

Theo luật doanh nghiệp năm 2006 của Việt Nam, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

• Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

1. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
2. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số
lượng tối đa;
3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp.

• Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

2. Doanh nghiệp tư nhân (Sole proprietorship/single proprietorship)

Theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp Việt Nam 2006, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân
làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Và mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng kí, và có quyền tăng hoặc giảm trong quá
trình hoạt động kinh doanh và phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính. Doanh nghiệp tư nhân
không phải là pháp nhân do không đáp ứng đủ 4 điều kiện để trở thành pháp nhân.

Cần lưu ý rằng trong Luật Doanh nghiệp năm 2006, không có khái niệm Công ty tư nhân. Chính vì vậy cần phân
biệt sự khác nhau giữa Doanh nghiệp tư nhân (đã nêu ở trên) và công ty tư nhân.

Trong phạm vi nước ta, khi nói đến công ty tư nhân, chúng ta hiểu là các loại hình công ty không phải là công ty
nhà nước.

3. Công ty hợp danh (Partnership)

Công ty hợp danh là một loại hình công ty trong đó các thành viên chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty
mà họ cùng nhau đầu tư vào.

Tại hầu hết các nước, công ty hợp danh được tạo nên từ một hợp đồng hợp tác giữa các cá nhân, những người với
tinh thần hợp tác, đồng ý thành lập nên doanh nghiệp, đóng góp cho nó bằng tài sản, hiểu biết, hoạt động và cùng
chia sẻ lợi nhuận. Giữa các thành viên có thể có một hợp đồng hợp tác hoặc một bản tuyên bố hợp tác và trong
một số hệ thống luật pháp, những thỏa thuận như vậy có thể được đăng ký và công bố rộng rãi cho công chúng. Ở
nhiều nước, công ty hợp danh có thể được coi là có tư cách pháp nhân, trong khi một số nước khác lại có quan
điểm trái ngược.

Công ty hợp danh thường có lợi thế hơn so với công ty cổ phần vì nó không phải đóng thuế cổ tức, trên số lợi
nhuận thu được, hay nói cách khác tránh được việc bị đánh thuế hai lần.

Hình thức cơ bản nhất của công ty hợp danh là công ty hợp danh trách nhiệm chung (GP) trong đó mọi thành
viên đều tham gia vào điều hành kinh doanh và đều chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của công ty. Hai
hình thức khác cũng khá phát triển ở hầu hết các nước là Công ty hợp danh hữu hạn (LP) và Công ty hợp danh
trách nhiệm hữu hạn (LLP), Trong công ty hợp danh hữu hạn, ngoài các thành viên quản trị còn có các “thành
viên trách nhiệm hữu hạn”, những người này từ bỏ quyền điều hành doanh nghiệp để đổi lấy “trách nhiệm hữu
hạn” đối với các khoản nợ của công ty. Còn với Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP), tất cả các thành
viên đều có trách nhiệm hữu hạn trong một mức độ nhất định.

4. Thị trường chứng khoán (Stock market)


Thị trường chứng khoán là thị trường trên đó giao dịch các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ
phái sinh… bao gồm cả chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán và chứng khoán giao
dịch không công khai.

Hàng hoá chủ yếu trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn thường là cổ phiếu, còn trái phiếu và các công cụ phái
sinh khác hay được mua bán trên thị trường OTC hơn. Qui mô của thị trường trái phiếu toàn cầu được ước tính
vào khoảng 45.000 tỷ USD, còn qui mô của thị trường cổ phiếu vào khoảng phân nửa con số đó. Qui mô của thị
trường các chứng khoán phái sinh vào khoảng 300.000 tỷ USD, tuy nhiên người ta không so sánh trực tiếp nó với
2 thị trường trên vì đó chỉ là giá trị danh nghĩa của chúng, trong khi các con số nói trước đó là giá trị thực của cổ
phiếu trái phiếu.

Những người tham gia vào thị trường chứng khoán vô cùng đa dạng, nhưng tựu trung lại có thể chia ra làm 2 loại
chính: nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư, trong đó các tổ chức chiếm đa số tính theo khối lượng giao dịch.
Giao dịch của các nhà đầu tư này thường không được thực hiện một cách trực tiếp mà thông qua những người
môi giới chứng khoán chuyên nghiệp.

Các sàn giao dịch chứng khoán có thể là những sàn giao dịch thực, nơi các giao dịch được thực hiện theo phương
thức đấu giá mở bằng lời, NYSE là ví dụ điển hình của một sàn giao dịch loại này. Các sàn giao dịch chứng khoán
cũng có thể là những sàn giao dịch ảo, dưới dạng một mạng máy tính lớn, trong đó các giao dịch hoàn toàn được
thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, NASDAQ là sàn giao dịch ảo lớn nhất thế giới.

Phương thức giao dịch chủ yếu của thị trường chứng khoán là phương thức đấu giá, những người tham gia sẽ tiến
hành đặt lệnh, trong đó nêu rõ mức giá mong muốn của mình. Phương thức này giúp đảm bảo tính công bằng cao
nhất cho mọi đối tượng tham gia. Khi giá chào mua phù hợp với giá chào bán thì giao dịch sẽ được thực hiện, hay
nói cách khác là được “khớp lệnh”.

Mục đích của sàn giao dịch chứng khoán là tạo thuận lợi cho việc giao dịch các loại chứng khoán giữa người mua
với người bán, qua đó tạo lập nên một thị trường cho thứ hàng hoá đặc biệt này.

Theo nhà sử học nổi tiếng người Pháp Fernand Braudel, ngay từ thế kỉ 11, ở Cairo, những thương nhân người Hồi
giáo và Do Thái đã xây dựng nên những hiệp hội thương nghiệp đầu tiên và có những hiểu biết về các phương
thức tín dụng và thanh toán, là những mầm mống cho thị trường chứng khoán sau này. Giữa thế kỉ 13 những nhà
ngân hàng ở Venetia bắt đầu tiến hành những giao dịch đối với các chứng khoán do Chính phủ phát hành, tuy
nhiên năm 1351, chính quyền Venetia đã ra lệnh nghiêm cấm việc phổ biến những tin đồn có mục đích là giảm
giá trị các quỹ do Chính quyền sở hữu. Những nhà ngân hàng ở Pisa, Verona, Genoa và Florence thuộc Italy đã
bắt đầu tiến hành mua bán chứng khoán do Chính phủ phát hành từ thế kỷ 14, điều này thực hiện được là vì đây là
những thành bang độc lập, không nằm dưới quyền cai trị của một công tước nào mà bởi một hội đồng những
người có ảnh hưởng.

Sau đó, chính người Hà Lan khởi xướng ra các công ty cổ phần, mà cổ đông có thể đầu tư vào để chia sẻ lợi
nhuận cũng như thua lỗ. Năm 1602, Công ty Đông Ấn đã phát hành những cổ phiếu đầu tiên ra Sàn giao dịch
chứng khoán Amsterdam. Đó là công ty đầu tiên trên thế giới phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Sàn giao dịch
chứng khoán Amsterdam cũng được coi là sàn giao dịch đầu tiên trên thế giới hoạt động một cách liên tục. Chính
người Hà Lan là những người nghĩ ra những nghiệp vụ giao dịch chứng khoán như “bán khống”, “giao dịch
quyền chọn”, “nghiệp vụ swap nợ-cổ phần”, “nghiệp vụ ngân hàng thương mại” và nhiều công cụ đầu cơ khác mà
cho đến ngày nay người ta vẫn còn sử dụng.

Ngày nay thì mọi quốc gia phát triển và hầu hết các nước đang phát triển đều có thị trường chứng khoán, một thị
trường không thể thiếu với mọi nền kinh tế muốn phát triển vững mạnh vì các lý do sau:

Thứ nhất, thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất của các công ty, giúp
các công ty có thể niêm yết công khai, tăng thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tính thanh khoản mà thị
trường chứng khoán tạo ra cho phép các nhà đầu tư nhanh chóng va dễ dàng bán các loại chứng khoán khi có nhu
cầu. Đó chính là một nét hấp dẫn của việc đầu tư vào cổ phiếu so với các hình thức đầu tư kém thanh khoản khác
như đầu tư vào bất động sản chẳng hạn.

Thứ hai, thị trường chứng khoán được coi là một chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế. Lịch sử đã chỉ ra rằng, giá
cổ phiếu và các loại tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế và nó có thể gây ảnh
hưởng hoặc là một thước đo đánh giá kỳ vọng của xã hội. Giá ổ phiếu tăng thường liên quan đến việc tăng lượng
vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh và ngược lại. Do đó, các ngân hàng trung ương luôn để mắt tới việc
kiểm soát và ứng xử của thị trường chứng khoán và đến sự hoạt động trơn tru của hệ thống tài chính vì sự ổn định
tài chính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng trung ương.

5. Cổ phần (Stock; Share)

Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của doanh nghiệp
nào đó. Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép người sở hữu cổ phần những đặc quyền nhất định,
thường là:

* Hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông qua phần chia lãi sau thuế gọi là Cổ
tức;
* Quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp thường niên hay bất thường, và sức
mạnh quyền này tỉ lệ với số cổ phần nắm giữ;
* Quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ sung các cổ phần mới, hoặc phát
triển các dự án mới cần gọi vốn;
* Và một số quyền khác tùy theo qui định pháp luật.

Cổ phần có giá trị và có thể được trao đổi mua bán trên thị trường mở hoặc thị trường giao dịch tập trung, tùy loại
hình doanh nghiệp và trạng thái cổ phần đã được niêm yết hay chưa. Giá của cổ phần trên thị trường nhìn chung
là liên tục thay đổi tùy thuộc vào quan hệ cung-cầu, lòng tham-sợ hãi, và nhận thức chung liên tục thay đổi của cả
thị trường về các điều kiện thương mại cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế, sự ổn định
chính trị và nhiều yếu tố liên quan mật thiết khác nữa.

Các dao động liên tục của giá cổ phần có một phần nguyên nhân do các lực lượng thị trường liên tục tương tác để
tìm kiếm (còn gọi là hình thành) một giá trị cân bằng, biểu hiện qua “giá cân bằng.”

Trong các nền kinh tế phát triển nơi mà các thị trường tài chính và thị trường vốn vận hành hiệu quả, thị trường cổ
phiếu là nơi giao dịch các cổ phần được xem như một công cụ để đánh giá giá trị các doanh nghiệp, và từ đó có
thể đánh giá giá trị của cả một nền kinh tế.

6. Cổ đông (Shareholder)

Cổ đông có thể là một cá nhân hoặc một công ty sở hữu hợp pháp một lượng cổ phiếu nhất định của một công ty
cổ phần. Các cổ đông thường được hưởng một số đặc quyền nhất định tùy thuộc vào loại cổ phiếu mà họ nắm giữ,
trong đó có quyền biếu quyết đối với các vấn đề liên quan đến bầu cử hội đồng quản trị, quyền được hưởng thu
nhập từ hoạt động của công ty, quyền được mua cổ phiếu mới phát hành của công ty, và quyền đối với tài sản của
công ty nếu công ty tiến hành giải thể. Tuy nhiên quyền của cổ đông đối với tài sản của một công ty chỉ được xét
đến sau khi công ty thanh toán xong với các chủ nợ. Điều đó có nghĩa là cổ đông có thể sẽ không nhận được gì
nếu như công ty giải thể sau khi phá sản, không có khả năng trả nợ, cho dù sau đó cổ phiếu có thể sẽ lại có giá trị
nếu công ty tiến hành cơ cấu lại nợ. Cổ đông hay người nắm giữ cổ phần cũng có thể được coi là một bộ phận nhỏ
trong số các stakeholders. Stakeholder có thể là bất cứ ai có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp tới một thực thể kinh
doanh.

Mặc dù các giám đốc và nhân viên của một công ty luôn luôn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ hoạt động nhằm đem lại
lợi ích lớn nhất cho cổ đông, nhưng thường các cổ đông lại không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ tương tự. Tuy
nhiên trong một vài trường hợp, một số tòa án có thể sẽ ràng buộc trách nhiệm giữa các cổ đông. Ví dụ ở
California, các cổ đông lớn của công ty bi ràng buộc bởi trách nhiệm không được có các hành động gây ảnh
hưởng xấu đến giá trị cổ phiếu của các cổ đông nhỏ. Cổ đông lớn nhất (xét về tỉ lệ sở hữu công ty) thường là các
quỹ tương hỗ (mutual funds).

You might also like