You are on page 1of 29

Mai Cô Nhi.

“Các chú ơi, cho cháu nhổ ít cọng rau má ở đây được không?”

Tôi nhìn kỷ một cô bé gái tuổi trạc 14 đang cầm một cái câu liêm đứng dưới
một đám ruộng đang gặt dở, nhìn lên chòi giữ chim của bọn tôi. Cách đó không
xa, một số nữ tù nhân khác thuộc toán cắt lúa của cô bé cũng đang tỏa ra dọc
theo các bờ ruộng gần đó, lom khom tìm hái những cọng rau, bất cứ loại rau gì
có thể ăn được để 'cải thiện'! Những cô gái kia ăn mặc cũng lam lũ như những
phạm nhân khác, cũng quần áo “lao cải” do trại phát mỗi năm một lần, nhưng
mức độ lam lũ của họ có khác nhau tùy theo họ có gia đình thăm nuôi hay
không.

Từ sau ngày tôi bị bắt, ngày 27 tháng 3 năm 1975. Hai ngày sau khi quân
CS chiếm tỉnh Quảng Ngãi, tôi đã bị chuyển qua rất nhiều trại, Hành Tín, Kim-
sơn 1, Kim Sơn 2. Nơi nào cũng giống nơi nào, ngày nào cũng như ngày ấy.
Đám người có biệt danh “ngụy quyền” chúng tôi cứ phải lên rừng đốn cây quí,
bức mây, cuốc ruộng, cấy lúa, khai phá đất núi trồng mì dưới sự hò hét của
những tên cán bộ 'quản giáo' và những tên cán bộ quản chế. Thật ra là một đám
thanh niên trẻ tuổi con cái của liệt sĩ hoặc hạ tầng cơ sở của họ mới gia nhập
vào bộ đội công an. Đám người này hận bọn tôi tận xương, nên cựa một chút là
chưởi rủa, là đấm đá không thương tiếc. Kể ra thì chúng tôi cũng còn hên là
thuộc quyền quản lý của cơ quan công an cấp tỉnh. Rất đông những anh em vô
phúc khác đã vùi thây trong các đám mía, các bụi rậm khi trình diện cho các cơ
quan xã, huyện!

Ba năm tù tội rồi còn gì! Những màn chưởi rủa cũng đã vơi đi dần. Mấy tên
tù như tôi cũng đã nghe hò hét quen tai. Năm 1978 bây giờ không còn tỉnh
Quảng-Ngãi. Bây giờ là tỉnh Nghĩa-Bình. Không còn những tên cán bộ Quảng
Ngãi với những câu hạch hỏi sặt máu mỗi lần xin đi tiểu hoặc xin đi cầu.
Những câu hỏi đại loại như thế này:

Thưa cán bộ cho tôi đi cầu. (5 phút im lặng)

Anh tên gì? Trước làm gì cho địch.

Dạ, tôi tên Phạm van X, trước làm cán bộ canh nông. (5 phút im
lặng).

Tội anh nặng lắm! Đúng là đáng bắn bỏ. Anh biết nhân dân hận
bọn người như anh chừng nào không? Mấy cánh đồng màu mỡ bị
canh nông các anh đào lổ đào hang phải bị “vu hoang” suốt mười
mấy năm nay…( Tên cán bộ gác cứ nhại đi nhại lại những gì hắn
đã được nhồi nhét mấy tháng qua từ ngày hắn ta gia nhập bộ đội.
Thời gian lên lớp kéo dài hơn nữa tiếng, Sau đó là im lặng, vì hắn
ta mắc vấn điếu thuốc rê để nghĩ tiếp những câu độc hại hơn.)

Trình cán bộ cho tôi vô phòng!

Anh phạm kia, bộ anh giỡn với tôi hả? Anh muốn tôi cho anh một
viên đạn không? Đã đi cải tạo rồi mà còn ăn nói hổn hào với cán
bộ thế hả? Anh xin đi cầu mà bây giờ anh lại xin vô phòng à?

Dạ thưa cầu rồi! ( Té ra là anh chàng vì mắc bị quá nên đã làm


luôn trong quần!)

Trại tôi đang bị cải tạo bây giờ là Trại Kim sơn 2, nằm giữa ranh giới hai
tỉnh Bình-Định và Quảng- Ngãi năm xưa. Thành phần cán bộ trại gồm cán bộ
của cả hai tỉnh nhập lại. Cũng may là những tên hắc ám nhất đều tập trung ở
trại Kim-Sơn 1 nên chúng tôi cũng đỡ khổ đôi chút. Từ ngày lúa trổ lòng đòng
đến nay, Quảng và tôi được cắt đi giữ chim ở T.4. Một vùng ruộng rộng lớn
nằm phía bắc của trại. Chúng tôi được chọn vì bọn tôi trông có vẻ ốm yếu hơn
những anh em khác. Rất may là Cán Bộ Tùng, người phụ trách khu vực này, sơ
ý quên xem hồ sơ của tôi, nếu không thì cho tiền ông ta cũng không dám cắt tôi
đi tự giác!

Tôi đã gặp cô bé Mai Cô Nhi tội nghiệp kia trong một hoàn cảnh như thế.Cô
bé là người trẻ nhất trong trại nữ qua lời bàn tán của anh em trong trại. Đây là
lần đầu tiên tôi gặp một người nổi danh như thế. Tôi nhìn cô bé trông thất khác
xa với đám nữ phạm nhân “hình sự” đàng kia. Quả thật, cô bé khác rất xa với
đám người kia. So với họ, cô bé là một tên ăn xin trong đám nhà giàu. Quần áo
cô trông thật thảm hại. Hình như đây là bộ đồ duy nhất mà cô ta có. Tất nhiên
cũng như bao nhiêu người, mỗi năm cô cũng được phát một bộ. Nhưng với cái
cảnh phải đi lao động hàng ngày với chỉ độc bộ quần áo vải thô. Thử hỏi có thứ
quần áo nào chịu đời nổi chứ? Nhìn bộ quần áo trên người cô bé, tôi chẳng thấy
có gì gợi ý đó là một bộ quần áo, chứ đừng nghĩ đến chuyện đó là một bộ đồ
phụ nữ! Cái màu xanh của bộ đồ “lao cải” chỉ còn lại chăng ở hàng khuy áo và
ở thắt lưng! Thật giống như câu ông bà mình thường hay nói: giấy rách phải
giữ lấy lề! Ngoài ra, bao cát ơi là bao cát, miếng này chồng lên miếng kia
chằng chịt, trông giống như một chiến bào của người lính ra trận.

Trong lúc tôi vẫn còn lặng người đi vì cái cảnh khốn cùng trước mặt, Quảng
đã vội lên tiếng: “Cháu cứ việc tự nhiên đi ” Chú cũng mới hái được một ít rau
“tàu bay” cháu cứ việc lấy đi mà về “cải thiện”. Hắn ta vừa nói vừa với lấy cái
túi thần của hắn lôi ra một mớ rau đủ loại trao cho cô bé. Bọn tôi gọi cái bao cát
của hắn lá cái túi thần quả thật không ngoa. Cái túi thần của Quảng thầy chùa!
Hắn đi đến đâu là cái túi thần theo hắn đến đó. Nhưng nào có phải hắn là thầy
chùa gì đâu. Hắn theo đạo Phật. Điều đó đúng! Nhưng ngoài chuyện đó ra, hắn
chẳng có vẻ gì là thầy chùa cả. Ăn tục nói phét thì hắn là sư của thiên hạ!
Không làm sư, nhưng hắn lại ăn chay trường! Hắn giữ chay có khi còn kỹ hơn
các nhà sư nữa đó! Tôi rất thích đi làm việc chung với hắn. Có hắn bên cạnh tôi
cảm thấy an dạ vì cái túi thần của hắn lúc nào cũng có đủ thứ rau. Hắn siêng
năng thật!

“Cám ơn chú, chú tốt quá!” Cô bé tháo cái nón lá xuống để đón lấy mớ rau
của chú Quảng thầy chùa tốt bụng. Chiếc nón lá cũng tàn tạ không kém bộ đồ
của cô bé. Gọi là nón, chứ nó còn kém xa so với những chiếc nón của mấy
người ăn xin tôi vẫn hay gặp trước kia ở các vỉa hè. Xét cho cùng thì nó cũng
phải vậy thôi, vì rổ đựng rau cũng là nó và che nắng che mưa cũng là nó.

Tuy đã biết trước cô bé còn trẻ, nhưng tôi vẫn giật mình vì cái mặt non
choẹt của cô bé. Tuy mái tóc đen không được chải gở suông sẻ vì thiếu lược.
Nhưng cái mặt rám nắng đầy mồ hôi của cô bé cũng để lộ cho thấy cô sẽ là một
cô gái khá đẹp nếu được chăm sóc đàng hoàng: khuôn mặt trái soan, sống mũi
cao, mắt tròn to voi hàng mi dài. Không ngờ cuộc đời tù tội đã đày đọa cô bé
đến mức ấy.

“Cháu được mấy tuổi rồi?” Tôi bỗng lên tiếng. “Cháu trông còn quá trẻ! Tại
sao họ lại bắt cháu vào đây?”

Cô bé ngẩng mặt lên nhìn tôi đăm đăm có vẻ nghi ngại. Rất may là ông bạn
thân của tôi chen vào cứu nguy cho cả tôi và cô bé.

“Nó là Mai Cô Nhi đó! Bộ mày mới từ trời rớt xuống sao chớ? Mày phải
biết nó và tìm cách giúp đở nó vì nó cùng đạo với mày đó.”

Tên này quái gở thật. Chẳng trách gì bọn tù chúng tôi cứ gọi hắn là Quảng
thầy chùa. Một mũi tên bắn đúng hai con chim. Hắn vừa muốn giới thiệu với
tôi một nữ tù nhân đặc biệt trong trại nữ, vừa muốn cho cả hai chúng tôi biết lý
lịch của nhau để dễ dàng nói chuyện. Cùng là công giáo với nhau thì là anh em,
còn gì phải dè dặt nữa chứ?

“Đừng có ngại,” tôi vội nói, mắt liếc nhanh về hướng tên nữ cán bộ quản
giáo đang nói chuyện thân mật với tên cán bộ quản chế sau một lùm bụi sậy
cạnh bờ suối. “Bọn họ không biết mình nói chuyện gì đâu. Cháu cứ việc nói
đi!”
“Dạ cháu 15 tuổi. Cải tạo được 3 năm rồi!”

“Vậy là cháu bị bắt lúc 12! Tội gì vậy?” Trông vẻ mặt ngây thơ, đoán chính
của cô bé, tôi đâm ra thắc mắc. Tuổi này đâu đã làm gì nên tội!

“Họ nói cháu không tin tưởng có đầu óc chống Cách mạng”

“Chỉ vậy thôi sao? Nhưng làm sao họ biết cháu có tư tưởng chống lại họ?”

“Làm đi!” Có tiếng the thé của tên nữ cán bộ vọng lên từ sau bụi sậy.

“Thôi cháu đi đi.” Quảng trút vội mớ rau còn lại trong túi thần của mình vào
nón cô bé. “Sau này mình sẽ còn nhiều cơ hội. Cháu đi đi kẻo bị họ phạt đó.
Bao nhiêu đây đủ chống đói hai ba ngày rồi đó!”

“Dạ, quá nhiều đi, cám ơn chú! Cháu sẽ chia một ít cho Thím Lan. Thím
cũng không có ai thăm nuôi như cháu. Hôm qua Thím đói quá nên lén ăn sống
một ít “mì nhặt” nên ói mửa cả đêm. Chào các chú nghe.

Tôi nhìn theo cô bé mà thấy lòng mình quặn lại. Nếu không bị ai kia đâm
sau lưng chiến sĩ, thì giờ đây đất nước mình vẫn còn được tự do. Những người
như bé Mai kia đâu có phải lâm vào cảnh này. Không biết bé Mai có chịu đựng
nổi không với cái lao động kiểu này. Mỗi ngày chỉ có ba sét chén cơm với ba
chén mì khô luột. Bánh xe lịch sử ! Chúng tôi hay gọi đùa mấy miếng mì khô
luột như thế! Ngày nào cũng phải ngồi nghe cán bộ gặm nhấm về chuyện bọn
tù chính trị chúng tôi sẽ bị “bánh xe lịch sử nghiền nát”. Thực sự thì chúng tôi
lại phải cố gắng nghiền cho nát mấy lát mì khô còn vỏ đen sì này. Học bài học
“bánh xe lịch sử” rồi nghiền nát “bánh xe lịch sử”. Vừa học vừa hành kiểu này
mà không thấm sao được?

Ngày qua ngày, chúng tôi lại được dịp hàn huyên qua những giây phút giải
lao ngắn ngủi. Cánh đồng lúa chín, những con gi lì lợm, đã tạo cho chúng tôi
những cơ hội quí giá để tìm hiểu về nhau, để nung nấu tinh thần của nhau.
Càng nghe câu chuyện vào tù của cô bé từ đích miệng cô, tôi càng thấy mình
nhỏ bé lại. Đức tin của mình hình như không đủ mạnh so với một cô bé yếu ớt
tuổi 15. Quả thật giọng nói trong trẻo, hiền lành kia hình như có một sức thu
hút mãnh liệt đối với cả hai chúng tôi. Nhất là đối với Quảng chùa. Tôi đã nghe
không biết bao nhiêu là bài giảng của các cha sở, cha dòng, nhưng tôi lại không
rung động mấy. Nhưng chỉ mấy lời kể chuyện ngắn ngủi, đứt đoạn, lúc được
lúc mất của cô bé đã đánh động mạnh vào tâm hồn của hai đứa tôi. Đây không
phải là giảng đạo mà là “sống đạo” sống đức tin. Tôi tưởng đâu chỉ có một
mình tôi bị tác động, không ngờ Quảng Chùa cũng đã thức tỉnh. Lúc chúng tôi
chia tay khi hắn được phóng thích, hắn tuyên bố một câu xanh dờn: “tao không
ngờ đức tin của bọn mày mạnh đến thế! Chỉ cần một câu thôi mà hai kẻ xa lạ đã
trở thành thân thiết còn hơn anh em ruột. Niềm tin của tụi mày tao phục sát đất.
Nếu ngày nào đó mày nghe tin tao theo Công Giáo của mày, mày đừng có ngạc
nhiên và hỏi tại sao nghe. Nghe hắn nói thế, tôi không ngạc nhiên chút nào, vì
tôi tin hắn nói thật. Câu nói của hắn đã giải thích cho tôi tất cả những thắc mắc
trong lòng tôi bao lâu nay. Từ dạo đuổi chim đó, hắn thường hay lân la với tôi,
khi thì riêng tư, lúc lại có nhiều người nghe. Phần lớn là những câu hỏi có tính
cách gây hấn về các mầu nhiệm trong đạo, về các phép bí tích, về mầu nhiệm
Ngôi Hai Nhập Thể v.v.. Hắn đã dồn tôi vào chân tường, ở thế bị động, bị buộc
phải làm nhà truyền giáo bất đắc dĩ. Có lúc tôi cứ nghĩ rằng hắn là niềm bất an
của tôi. Tôi cố tránh hắn chừng nào, hắn càng bám riết theo tôi chừng đó. Mà
tránh sao được khi cả hai chúng tôi bị nhốt chung trong một phòng? Thì ra cô
bé đáng thương kia đã là một người gieo giống vĩ đại! Hạt giống đó đang nẩy
mầm, và tôi đã bị bắt buộc phải tưới nước cho hạt giống đó!

Ngay những giờ phút đầu khi quân CS tiếp thu Quảng Ngãi, tôi đã gặp
những đứa bé tương tự như thế. Chúng đã bị nhốt chung trong một phòng lớn
của Trung Tâm Cải Huấn củ của tỉnh, nơi anh em chúng tôi bị giam giữ. Chúng
bị tội gì không biết, có lẽ chôm chỉa lặt vặt hay sao đó. Nhưng chúng đã làm
cho đám cán bộ ở đây bực mình không ít. Lúc đầu chúng còn kêu khóc vì đói,
nhưng sau một hai ngày chúng quên dần và bắt đầu ca hát để quên những cơn
đói đang hành hạ cơ thể chúng. Khổ nổi, chúng chỉ hát có một bài: 'Thằng bé
âm thầm đi vào ngỏ nhỏ…' Lúc đầu chúng chỉ hát vừa đủ nghe, nhưng đến câu
'Miền bắc điêu tàn nên đời nó khổ!' bọn chúng lại cố gào cho to. Bọn cán bộ lúc
đầu còn đến quát mắng chúng, nhưng rồi cũng đành bó tay chịu phép.

Mai Cô Nhi là một trong những em bé còn sót lại của Cô Nhi Viện Quảng
Ngãi. Gọi là Cô Nhi Viện cho oai, chứ thật ra đây không phải là cơ sở từ thiện
của chính phủ hoặc của giáo hội Công Giáo. Đó chỉ là kết quả của nghĩa cử cao
đẹp của một số xơ dòng Mến Thành Giá Gò Thị mà đứng đầu là một bà xơ già.
Dân Quảng Ngãi không biết xơ tên gì, nhưng nói đến Bà Nhất Quảng Ngãi thì
ai ai cũng biết. Các vị này đã gom góp một số em bé không cha không mẹ trong
thị xã về nuôi nấng. Ngày 25 tháng 3 năm 1975, khi Quảng Ngãi di tản, Bà
Nhất cũng như các xơ đã đi tản lạc theo dân chúng. Tại Viện Cô Nhi chỉ còn lại
cô bé Mai 12 tuổi và 7 em bé sơ sinh còn nằm trong nôi. Bé Mai đã ở lại với
các em sơ sinh, ngày ngày ra chợ xin ăn và về chăm sóc cho các em bé với
những gì còn lại trong nhà và những gì em xin được. Một mình còn lo chưa
xong, làm sao bé Mai có thể lo cho những em bé sơ sinh. Bé đành phải nhìn
từng đứa, từng đứa thiếp đi và chết dần! Bé đã đọc kinh và mai táng từng em
một cho đến lúc chỉ còn lại một mình mới thật sự cất bước ra đi. Ngày ngày em
đi xin ăn khắp chợ, tối về ngủ tạm trong viện cô nhi cũ. Cuối cùng bé bị phát
hiện và bị đưa đi hỏi cung. Khi được biết về cái chết của các em bé, họ kết tội
bé Mai về tội không tin tưởng ‘Cách Mạng”. Đứng trước đám cán bộ hung dữ
đó, bé đã can đảm trả lời: “thà con để mấy em đó trở thành 7 ông thánh bà
thánh còn hơn!”

Thế là tội của bé Mai đã được thành lập: “tội không tin tưởng CM, cần phải
cải tạo tư tưởng để trở thành 'người tốt”. Bé Mai đã bị đưa đi giam chung với
những nữ phạm nhân lớn khác, chuyển từ trại này sang trại khác, và cuối cùng
bị đưa đến trại Nữ Kim Sơn 2, nơi chúng tôi có cơ hội quen biết nhau. Thật ra
đã có nhiều lần cán bộ kêu tên bé cho về, nhưng họ không biết phải trả bé về
đâu, vì trong tờ “tự khai” của bé, bé chỉ ghi ngắn gọn: địa chỉ Bà Nhất Quảng
Ngãi. Bé đã được đề nghị ghi địa chỉ khác, hoặc có nguyện vọng nào khác,
nhưng bé vẫn nhất mực: “nếu các ông bà muốn cho tôi về thì hãy trả tôi lại cho
Bà Nhất, nếu không thà tôi bị ở tù còn hơn!”

Từ ngày quen biết Mai Cô Nhi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những phương
cách có thể giúp đở bé ít nhiều. Với sự giúp đở của một số anh em tốt bụng, tôi
đã qua mặt được cán bộ trại để tiếp tế thêm cho bé. Nổ lực của tôi cũng không
ngờ lại đem đến một kết quả bất ngờ! Từ lâu tôi đã được nghe nói về Nguyễn
Công Trứ, một bác sĩ của chế độ cũ. Trong lúc các bác sĩ Qui-Nhơn đã bỏ trốn
về Saigon khi Qui-Nhơn thất thủ, Bác Sĩ Trứ đã tình nguyện ở lại để lo cho các
bệnh nhân tại bệnh viện Qui-Nhơn. Lúc đầu anh cũng được trọng dụng. Nhưng
sau khi chính quyền CS được ổn định. Anh bị chúng đưa đi cải tạo để “gột rữa
những tư tưởng phản động do bọn Ngụy nhồi nhét”. Vì là bác sĩ độc nhất trong
ba trại, anh được phép tự do đi lại cả ba trại Kim Sơn 1, Kim Sơn 2 và Trại Nữ.
Bác Sĩ Trứ, với tính tình vui vẻ và tốt bụng, đúng là một đối tượng tốt để tôi
xây dựng. Một lần nữa tôi lại ngứa nghề cũ, nghề xây dựng cơ sở tình báo.

Tôi khai bệnh. Cán bộ không cho tôi nghỉ mà bắt làm việc nhẹ. Tôi chỉ cầu
có vậy. Lại bị lên lớp. Bị anh em khều khều bấm nhỏ: hãy cố gắng lên! Bước
một được rồi đó. Không hiểu vì sao lúc này anh em khai bệnh đau lưng hơi
nhiều. Tổ thuốc nam phải lên rừng hái thêm lá về nấu cho anh em. Những
người “đại ngụy” như tôi làm sao cho đi tự giác được, nên phải ở nhà nấu thuốc
thôi. Nấu mỗi lần cả một thùng lớn! Đúng là dịp may hiếm có! Anh Trứ và tôi
lay hoay với thùng thuốc cả ngày. Anh còn chế thêm vitamin C cho anh em
nữa, thật ra chỉ là me đâm nhỏ rồi làm thành viên, Tán hưu tán vượn đã, tôi mới
biết được anh là người gốc Phú Cam.

“Anh Trứ nè, tôi không tin anh là người Phú Cam, trừ phi anh là người công
giáo, nhưng mà anh đã nói rằng anh không phải?” Tôi hỏi dọ.
“Sao anh biết tôi không phải? Chẳng qua sợ cán bộ làm khó dễ thôi.”

“Anh xạo hoài! Không lẽ anh không có tên thánh? Anh có biết đọc kinh
không? Thử đọc một kinh nào dài dài là tôi biết anh có nói phịa không liền!”

Anh ngó trước ngó sau rồi đọc luôn kinh Tin Kính một mạch và cho biết tên
thánh của anh là Phê-rô. “Nếu không làm sao Cố Vị nhận tôi là con linh hồn
được khi tôi còn lo cho bệnh nhân trại cùi Qui-Hòa?” Anh nói tiếp.

Thật là bất ngờ! Không ngờ anh này cũng là con linh hồn của cố Vị, bề trên
của mình năm xưa. Vậy là dễ dàng rồi! Mình lại gặp đồng chí ở đây. Tôi cho
anh ta biết tôi là ai và có quan hệ ra sao với Cố Vị. Mọi việc sau đó diễn ra thật
dể dàng một cách bất ngờ! Tôi quyết tâm đánh thức lại lương tri của anh bác sĩ
trẻ, nói chuyện nhiều về các vị thánh tử đạo VN (chân phước thì đúng hơn vì có
lẽ các ngài chưa được Đức Gioan Phao Lô II phong thánh). Tôi cũng không
quên đề cập đến niềm tin của cô bé Mai Cô Nhi. Anh có vẻ ân hận nhưng vẫn
còn hơi nhút nhát. Không sao, từ từ cái đã, chuyện đâu còn đó! Không ngờ
mình lại thu hoạch khá thật! Bị cán bộ lên lớp cũng đáng mà. Tôi tự nhủ và
cảm thấy thật là sung sướng! Chưa bao giờ tôi cảm thấy hạnh phúc như hôm
này. “Tạ ơn Chúa vì con đã gặp Ngài” Tôi bỗng dưng thốt ra lời như thể tôi
đang ở một mình. Tôi đang mường tượng ra được hình ảnh Người Chủ Chăn
hiền lành đang vác trên vai một con chiên trở về chuồng.

“Anh Hoàng nói gì vậy? Anh tạ ơn Chúa vì chuyện gì vậy?” Anh Trứ ngạc
nhiên.

“Tôi mừng vì đã kiếm được người có thể giúp được cô bé Mai Cô Nhi!” tôi
nói trớ.

Vậy là ổn! Khi thì một củ mì, lúc một củ khoai, lúc một nắm cơm (vì anh
Trứ hay được cán bộ cho thêm một ít cơm thừa của cơ quan), bé Mai cũng
được ấm dạ đôi chút. Sự hiệp thông của hai anh em chúng tôi cũng như của một
số anh em trong trại đối với cô bé làm cho cô vui vẻ ra mặt. “Lúc này không
hiểu sao cô ấy cứ cười mỉm chi hoài!” Anh Trứ nói thế.

Tôi cứ tưởng đâu mọi sự sẽ tốt đẹp cho đến ngày cô bé được phóng thích.
Một buổi chiều trong lúc tôi làm việc trở về. BS Trứ hớt hơ hớt hải đến tìm gặp
tôi:

“Hoàng ơi, không ngờ cô bé Mai dại quá đi mất!”


“Chuyện gì vậy?” tôi giật mình. Ở trại có quá nhiều chuyện bất ngờ có
thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhốt “ô”! Trốn trại! Không lẽ bé Mai lại trốn trại? Vô
lý!

“Đêm qua, cán bộ bắt được bé Mai lần chuỗi! Họ tịch thu chuỗi và bắt bé
Mai làm kiểm điểm. Nhưng cô bé không chịu nhận tội, không chịu làm kiểm
điểm và còn nói “chừng nào cụt tay cụt lưỡi cô ta mới hết đọc kinh, chừng nào
hết óc cô ta mới chịu thôi cầu nguyện” Cho nên họ đã đem cô ta đi nhốt ô sáng
nay. Đã vậy cô ta còn kêu anh em đi làm ngang qua rằng 'mấy anh xem cháu có
hai chiếc còng đẹp không?' Quả thực là một cô bé ương ngạnh!”

“Tôi đã nói với anh rồi mà! Mình học có giỏi hơn cô ấy thật .Nhưng anh em
mình có ai dám phát biểu được như cô ấy không?” Tôi phục cô bé sát đất.
Nhưng tôi sợ rằng cô bé sẽ không chịu đựng nổi cái loại hình phạt này. Tôi đã
từng nếm qua rồi nên chỉ sợ…

'Ô' mỗi chỗ mỗi khác! Thông thường là một căn buồng kín, chỉ vừa đủ để
một cái giường tre. Còng tay hoặc cùm chân là loại cùm số 8 đúc liền vào nhau
làm cho tội nhân hết đường ngo ngoe cục cựa. Nhà giam ở đây là loại nhà tạm,
mái tranh, phên tre. Bên tường có khoét hai lổ để tội nhân xỏ chân vào và khóa
cùm lại bên ngoài. Cái độc ác của nó là để đêm đến muổi tự do ăn nhậu vào đôi
chân mà tội nhân không có cách nào gãi được. Bị cùm kiểu này thì lở có muốn
tè thì cứ “vô tư” đi thôi! Lở có mắc quá thì chắc cũng phải cho ra quần thôi vì
mãi đến 12 giờ trưa, cán bộ mới mở ra cho ăn uống và làm vệ sinh độ nữa giờ.

“Mai Cô Nhi lại cất tiếng hát nữa kìa!” Không biết có phải do ngẫu nhiên
mà chúng tôi được nghỉ lao động 10 ngày để được thưởng thức những bài ca
đạo đơn sơ ấy? Những bài ca ca ngợi tình Chúa và Đức Mẹ dành cho con cái
của mình. Thú thật tôi đã nghe quen tai những bài này và cũng thường hay hát
ở chủng viện và các nhà thờ. Nhưng nghe thì nghe, hát thì hát, rung động thì
không! Thường quá mà, có gì lạ đâu! Nhưng khi nghe lại những bài này trong
khung cảnh tù tội, tự nhiên tôi xúc động mạnh! Ngày ngày phải lo đối phó với
mấy ngài cán bộ chỉ chực sơ hở là nhốt “ô’ tôi có thì giờ đâu để suy gẫm về tình
yêu của Chúa và Mẹ đã dành cho tôi. Có lẽ tôi đã quá thiếu tình thương? Tôi
nhớ đến mẹ tôi và những người thân yêu của tôi. Trong khung cảnh này, với
giọng ca ngây thơ này, tôi tự nhiên thấy tâm hồn mình nhỏ bé lại, sống lại
những ngày thơ! Tôi cảm thấy mình không còn cô đơn nữa, vì có Chúa và Mẹ
vẫn nhìn xuống chăm sóc tôi từng phút từng giây.

10 ngày nghỉ. Đám phạm nhân như đang từ địa ngục được thăm viếng thiên
đàng trong khoảnh khắc. Không còn cái cảnh tranh thủ nhà cầu vào mỗi buổi
sáng. Những ai chưa từng ở tù chắc cười vỡ bụng khi tôi nói ra điều này.
Nhưng đó là sự thật. Tuy trong phòng cũng có một nơi để dành cho những ai đó
nhịn không nổi lúc đêm hôm. Nhưng phòng thì nhỏ mà người thì đông, thôi thì
ráng nhịn đi cho anh em nhờ. Buổi sáng lúc cán bộ mở cửa phòng. Bọn tôi chỉ
có được nửa tiếng, vừa để làm vệ sinh, vừa để ăn sáng trước khi đi lao động.
Nhà cầu thì chỉ vỏn vẹn có 14 lổ cho cả mấy trăm người. Nên chỉ có cách là
tranh thủ. Chạy Marathon! Cửa vừa mở, anh em đã xô nhau chạy ra như ong vỡ
tổ, chỉ để lại một hai anh có nhiệm vụ chia cơm: một sét chén cơm trộn bắp,
một chén “bánh xe lịch sử luột”, và một muỗng cà-phê nước mắm hoặc mắm
cái. Mỗi anh một lon “gô” (guigoz) chạy thục mạng ra xí chỗ trước. Chỉ là
nước thôi vì không có giấy, và phải dùng tiết kiệm! Buổi chiều nhiều thì giờ
hơn nên anh em kẻ trước người sau xin phép xuống nhà bếp “câu gô”

Ai nói tôi từng ở tù cải tạo mà không biết câu gô là phải xin xâm cho biết!
Hai từ này có thể dùng thay thế nhau được đó! 'Gô' là một thứ không thể thiếu.
Ai không có thì phải tranh thủ cho bằng được, nếu không thì là đói, là khát.
“Gô”có thể là một cái xoong nhỏ hoặc một thứ gì có thể dùng để nấu nướng
những thứ gì “đám phạm” kiếm chác được trong lúc đi lao động bên ngoài.
Nhưng phải nói “gô” chính ra là những cái lon guigoz đựng sữa bột em bé
thường thấy bán ở các tiệm thuốc tây. Những cái lon này hữu hiệu nhất, vừa
gọn, vừa hữu dụng cho mọi tình huống, từ việc xách ra nhà cầu làm cái công
việc thay giấy vệ sinh, mang theo nước uống khi đi lao động bên ngoài, đến cái
công việc chủ yếu là “câu gô”. Ở tù mà, không có ai được phép gây bếp riêng.
Các bật lửa đều bị tịch thu nếu bị phát hiện. Muốn nấu nướng gì đó chỉ còn có
cách xin phép cán bộ gác cửa cho xuống nhà bếp của trại thôi. Chỉ cần một
đoạn dây kẽm gai thôi là có thể làm một cái quai để xách để câu tùy ý. Cứ việc
kiếm một cái que rồi câu nó chung quanh mấy cái lò hoàng cầm là xong ngay.

Nhưng không phải ai cũng được phép xuống bếp câu gô! Cái đó còn tùy tâm
trạng của cán bộ gác cổng, tùy theo bạn là thành phần nào trong đám “ngụy
quân ngụy quyền” tùy bạn có được lòng cán bộ hay không. Được lòng cán bộ
có nghĩa là bạn phải lao động thật tốt, kiểm điểm anh em gay gắt, phải là loại
chỉ có “đội mũ” chứ không có “mang giày”. Không biết cái kiểu chấm công
này nhập trại lúc nào. Tối nào cũng có nữa giờ kiểm điểm công tác lao động.
Anh nào được anh em phê phán là lao động tốt thì được một cái dấu mũ trên
tên của mình, anh nào lười không chịu làm thì bị một gach dưới đít. “Đội mũ và
mang giày'”là như thế đó! Chỉ có vậy thôi mà đã xảy ra bao chuyện. Anh em ai
lại chả muốn được về sớm! Muốn được về sớm, một số anh em “mua đường
gần” đã nghe theo lời phỉnh của cán bộ, ra sức lấy điểm, tự nguyện làm ăng ten.

Tôi thuộc loại quanh năm “mang giày” Đã mang giày mà lại còn tuyên
truyền tư tưởng tiêu cực nữa! Điểm mặt mấy tay ăng ten để anh em đề phòng!
Chọc cán bộ! Tôi còn nhớ một câu chuyện vui. Không biết anh em nào đề nghị
với cán bộ Liên, một cán bộ có tiếng hắc ám trong trại, rằng tôi có nghề coi
tướng gà đá. Lúc này mấy tay cán bộ trong cơ quan không hiểu vì lẽ gì lại nẩy
sinh chuyện nuôi gà đá! Anh chàng nào cũng có một giỏ gà. Anh chàng cán bộ
Liên này cũng có một con. Thế là tôi được nghỉ khơi khơi một ngày để lên cơ
quan làm việc với cán bộ.

“Anh Nguyễn Hoàng, T.15, đâu?”

“Có!” Tôi từ từ đứng dậy trong lúc đang ngồi chung với anh em chờ cắt
công đi lao động. Không biết chuyện gì nữa đây? Mình mới bị nhốt “ô” cách
đây một tuần về chuyện mấy anh Thượng trốn trại. Rõ là oan Thị Kính! Mình
có biết gì đâu! Mấy cái chữ T.15 thật là quái ác! Làm như mình đã ra chỉ thị
cho họ trốn trại không bằng.

“Anh về phòng chờ lên cơ quan làm “diệc”! Tôi đảo mắt nhìn anh em một
vòng rồi bước về phòng. Một số ánh mắt tỏ vẻ lo lắng tôi lại bị “nhốt ô” nữa.
Nghe đâu họ đã bắt lại được ba anh chàng trốn trại. Không biết họ có khai gì
liên quan đến tôi không. Cũng có lý lắm vì tôi thường hay la cà đùa giỡn với
họ. Lại cũng có một số anh em nhìn tôi cười mỉm chi một cách khó hiểu! Thế
này là thế nào đây? Tại sao họ lại cười mỉm chi với mình?

Tôi về phòng nằm gác tay lên trán, cố kiểm điểm lại xem mình có nói hớ
điều gì không? Không có! 7 giờ! 8 giờ! 10 giờ! Đúng là sốt ruột! Thôi thì cứ
đành một giấc cho khoẻ, hạ hồi phân giải. Tôi đang mơ mơ màng màng, bổng
giật mình tỉnh ngủ.

“Anh Hoàng, ra đây tôi bảo!”

Tôi lồm cồm ngồi dậy. Cán bộ Liên đã đứng ngay trước cửa phòng, mặt vẫn
lạnh như ngày nào. Nói xong, ông ta quay lưng bước đi, không một lời thứ hai.
Kiểu của ông ta là vậy! Lúc nào cũng cố tạo cho anh em cải tạo một tâm trạng
bất an khi gặp ông ta. Không may cho ông ta vì ông ta vớ phải cái tên chết tiệt
này! Dĩ nhiên là tôi thắc mắc không ít. Thằng cha này ít khi đích thân xuống
phòng kêu phạm nhân lên hỏi cung lắm! Thông thường hắn ngồi trên cơ quan,
sai một cán bộ quản chế xuống kêu tên nạn nhân lên cho hắn gặp! Hôm nay
thằng chả đích thân xuống đây chắc là vì chuyện đại sự gì đây! Tôi lẳng lặng đi
theo sau lưng ông ta, đầu óc nghĩ ngợi lung tung về một lời giải đáp cho sự việc
ngày hôm nay. Thôi kệ bà nó, cùng lắm là được “nghỉ mát” khỏi lao động một
hai tuần.
Tôi làm bộ ra vẻ sợ sệt bước vào phòng làm dziệc của ông ta. Vẫn cái bộ
mặt lạnh lùng! Vẫn một tập hồ sơ gì đó dày cộm trên bàn.

“Anh ngồi đó đi!” Ông ta ra lệnh, mắt vẫn dán vào tập hồ sơ trên tay, ra vẻ
như đang nghiên kíu gì trên đó.

Tôi rụt rè ngồi xuống chiếc ghế gỗ đối diện với bàn ông ta, mắt nhìn lên tập
hồ sơ, cười thầm. Thì ra chẳng phải là tập hồ sơ gì ráo, chỉ là một tập tài liệu
học tập gì đó với một hàng chữ đánh máy thật to nơi trang bìa “tài liệu học tập”
Tôi biết thằng cha ‘Cách Miệng” này lắm. Hằn chuyên làm ra vẻ! Ai nấy trong
trại đều sợ hắn, chỉ trừ có hai người: Phạm Hồng Thọ và tôi.

Phạm Hồng Thọ, quê quận Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, là một phó bí thư Đảng
Việt Nam Quốc Dân Đảng cánh Phạm Viết Tùng. Tuy cùng xuất phát từ lãnh tụ
Nguyễn Tường Tam ở Sai-gòn. Nhưng từ lúc ông này tuyệt thực chết đi vì
chống đối với cố Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm. Đám Quốc Dân Đảng tại
Quãng Ngải chia ra ba cánh đối lập nhau: Trần Hoàn, Võ Trạng, và Phạm Viết
Tùng. Tôi đã từng ăn chung với Phạm Viết Tùng ở Trung Tâm Cải Huấn Quảng
Ngãi cũ, trại Cải Tạo Hành Tín thuộc Quận Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, trước khi
ông bị chuyển đi trại Gia-Trung thuộc Gia Lai, nên tôi biết khá rõ về Phạm
Hồng Thọ. Ông Thọ thật ra cũng không có học hành gì, nhưng ông ta có nhiều
biệt tài. Tài thứ nhất của ông ta là đoán đường đi nước bước của CS một cách
rất chính xác. Những vụ chuyển trại ông ta đều đoán biết trước và thông báo
với anh em trong phòng để chuẩn bị kịp thời. Ông ta thường nói: “mấy ông học
cao nên đoán trật lất hết trơn”. Tui chỉ học thua “bác học” có một lớp thôi, nên
bọn họ rục rịch gì tôi đều biết vì họ ngang trình độ của tui. Tài thứ hai của ông
Thọ là tài xúi bậy! Ngoài đời ông ta chẳng làm được điều gì hay cả, xúi chuyện
nên thì không ai thèm nghe, nhưng nếu cần xách động dân chúng xuống đường,
biểu tình, đốt nhà, thì không ai qua mặt ông ta được!

Phạm Hồng Thọ cũng là loại quanh năm “mang giày’ như tôi. Về môn này
nếu phải xếp thứ hạng thì tôi còn thua ông ta xa lắc! Ngay cả cán bộ Liên cũng
sợ phải đối diện với ông ta. Tôi nhớ có lần ông ta bị điểm mặt trước toàn trại là
“làm biếng nhất trại’ và bị phạt nhốt “ô” một tuần để làm gương. Ông ta vẫn
tỉnh bơ như không: “Trình cán bộ Liên, cho tôi gặp riêng cán bộ một phút!”
“Anh nói gì cứ nói đi!” “Không lẽ cán bộ biết tôi định nói gì sao? Chuyện này
chỉ giữa ông và tôi thôi mà!” “Thôi được anh ra đây!” Không biết ông ta nói gì,
nhưng khi trở về hàng ngồi ông ta cười tủm tỉm. Cán bộ Liên cũng trở về vị trí
tuyên bố: “Xét rằng anh Phạm Hồng Thọ cũng đã có phần hối lỗi, nên tạm tha
phạt một lần, nhưng hôm nay phải ở nhà làm kiểm điểm!”
“Anh chàng này giỏi thật, ngay cả cán bộ Liên mà cũng năn nỉ được”. Anh
em bàn tán xôn xao, trong lúc ông già Thọ khệnh khạng đứng lên uốn lưng ít
cái rồi bước vào phòng. Tôi cũng thắc mắc không ít, nhưng tôi không tin rằng
ông Thọ hèn như thế. Chắc có cái gì đặc biệt đây thôi! Buổi chiều lao động về
tôi vẫn thấy ông ta nằm ngủ thẳng cẳng, bên cạnh còn một tờ giấy ca-rô khổ đôi
với vài hàng nguệch ngoạc: Tôi, Phạm Hồng Thọ, chức vụ Phó Bí thư Quốc
Dân Đảng Cánh Phạm Viết Tùng. Lời khai: Những gì các ông muốn biết cứ đọc
lại những gì tôi đã khai trước. Chấm hết! Cha này thật là gan! Đúng là độc đáo!
Đúng là Phạm Hồng Thọ! Đùa với cán bộ trại đến mức đó! Tôi cứ tưởng đâu
ông ta sẽ bị nhốt “ô”thật sự. Nhưng không, ngày hôm sau ông ta lại được cắt
làm việc nhẹ: vót mây đan rổ.

Tối hôm sau, sau lúc tôi và ông Thọ lại bị anh em cho “mang giày” .Tôi lân
la lại chỗ tay “làm biếng nhất trại’ hỏi nhỏ: “Anh Thọ này, hôm qua anh đã nói
gì với cán bộ Liên mà ông ta đã đổi ý vậy?” Ông ta cười hăng hắc:

“Có gì đâu?”Tôi hỏi: không lẽ ông định nhốt “ô” tôi thật à? Mình ở cùng địa
phương với nhau. Ông làm vừa vừa thì tôi còn làm thinh. Nếu ông làm quá thì
chắc cán bộ ở đây sẽ biết tẩy của ông ngay. Ông chịu cái nào?”

Té ra là vậy! Không ngờ cái tẩy của một tên cán bộ hắc ám nhất trại mà
cũng bị ông Thọ nhà tôi nắm! Chả trách gì mà ông ta cứ tỉnh bơ như không có
chuyện gì. “Rồi anh coi đi, thế nào ông Liên cũng tìm cách phóng thích tôi về
trước thôi!” Quả vậy, bác Thọ nhà ta đã được cho về chỉ trong ba tuần lễ! Theo
lời kể của ông Thọ, cán bộ Liên này chẳng có gì gọi là Cách Mạng cả. Trước
kia, hắn là một nhân viên diệt trừ sốt rét. Vì lỡ tay làm hư bình xịt thuốc, hắn sợ
tội nên trốn lên núi theo mấy ổng cho tới giờ này!

Chắc là thằng cha này đang tập đành vần tài liệu học tập gì đây. Có lẽ nay
mai gì hắn sẽ lên lớp với anh em trong trại. Tôi nhủ thầm, buồn cười với tư thế
ngồi của hắn. Hắn đã từng ngồi như thế lúc đọc các tài liệu học tập cho anh em
nghe tại hội trường! Ai đời ghế dựa đàng hoàng mà hắn nỡ lòng nào mà ngồi
chồm hổm trên đó chứ? Trông giống như con khỉ hơn là giống người! Chưa hết,
hắn còn làm bộ đeo một cặp kính trắng để ra vẻ ta đây là cán bộ giảng dạy, vừa
đọc vừa rung đùi vừa đành vần ê a như mấy đứa bé lớp mẫu giáo mà tôi vẫn
thường thấy trước kia.

“Anh lúc này đã tiến bộ được chút nào chưa?” Hắn bất thần lên tiếng hỏi.

“Hình như đây chưa phải là vấn đề mà cán bộ muốn hỏi?” Tôi trả lời. “Tiến
bộ hay không thì tôi biết, cán bộ biết, vậy cán bộ còn hỏi tôi làm gì?”
“Anh đúng là con quạ đen, không thể nào làm trắng được!” Tiếp theo là một
bài lên lớp tràng giang đại hải hơn hai giờ. “Nói vậy để anh từ từ nghiên cứu và
khai báo thêm! Bộ anh không muốn Cách mạng khoan hồng cho anh về nhà với
gia đình sớm sao?”

Tôi mở cờ trong bụng. Té ra là chẳng có chuyện gì cả. Nhưng không biết


anh chàng cán bộ Liên này kêu mình lên cơ quan về chuyện gì? Không lẽ hắn
muốn xây dựng mình làm ăng ten? Vô lý! Hắn biết mình không phải là hạng
người dễ dạy mà! Tôi chờ hắn nhập đề! Và tôi cảm thấy hơi bất ngờ về cái đề
mà hắn bất thần đưa ra.

“Tôi nghe đồng bọn của anh nói trước kia anh có nuôi gà đá phải không?”

“Dạ cũng có!” Thì ra đây là lý do chủ yếu mà tôi được ở nhà dưỡng quân
một ngày. Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Giờ thì tôi đã biết tại sao một số anh em
nhìn tôi cười mỉm chi rồi! Đúng là họ dàn trận cho tôi có công ăn chuyện làm!

“Anh biết coi gà không?”

“Dạ, gà mà ai chả biết coi!”

“Anh đi theo tôi!”

Hắn bỏ tập tài liệu xuống và thoăn thoắt đi ra cửa. Chúng tôi đi ra sân sau
của cơ quan. Hai ông già quét cơ quan nhìn tôi với ánh mắt thắc mắc. Tôi gật
đầu cười với hai ông và bước theo cán bộ Liên. Đúng là một cặp bài trùng. Hai
ông già này đều có tên Phổ, cũng là người Đức Phổ, và cũng can tội làm chủ
tịch xã! Nhưng tư cách của hai ông lại không giống nhau, nên anh em đã đặt
cho họ hai biệt danh để dể phân biệt. “Phổ Vồ và Phổ Đả!”

Cũng vì con chích choè của tôi mà sinh ra chuyện! Tôi đã thích nuôi chim
từ thời nhỏ! Năm 1956, năm tôi bắt đầu đi Tiểu Chủng Viện Làng sông, tôi đã
từng ăn roi của Cha Cần vì tội nuôi chim trong học bàn, nuôi sáo sậu! Cha
Nguyễn ngọc Bích, lớp 7, đã bắt cho tôi nuôi vì ngài cũng thích nuôi chim. Tất
nhiên, lúc ăn đòn thì đứa nào cũng ăn roi đều nhau như đứa nào. Tôi đã bắt
được một tổ chim chích choè trong lúc tôi đi lao động bên ngoài. Trong lúc anh
em tranh thủ tìm rau rác để cải thiện, tôi chỉ lo đi bắt cào cào châu chấu để nuôi
hai con chim chích choè của tôi. Đói! Tôi quen rồi, vả lại anh chàng Quảng có
đời nào để tôi đói đâu với cái túi thần của anh ta. Lúc đầu khi chúng còn nhỏ tôi
còn giấu được. Nhưng lúc chúng lớn lên, biết bay, tôi không còn cách nào giấu
được chúng. Kết quả tôi bị nhốt “ô” ba ngày, chim bị tịch thu, vì tội 'để chim
bay quấy rối anh em học tập và còn ị lên đầu cán bộ giảng huấn nữa! Một trong
đám cán bộ cơ quan cắt cánh chim và mang về nuôi. Một ngày hai con chim
sẩy lồng và tìm cách trốn thoát. Trong lúc cán bộ đang tìm cách theo chụp một
con chim, một ông Phổ đang quét rác cạnh đó bỏ chổi chạy theo vồ giúp một
con để lấy lòng cán bộ. Không may ông ta vồ mạnh tay quá, chim chết. Kết
quả, ông già Phổ này được cán bộ ký giấy phép vào “ô” một tuần để suy nghĩ
cuộc đời vể chuyện dám cả gan “vồ chim cán bộ!’. Từ đó ông già này có một
cái biệt danh ô nhục là “Phổ Vồ!”

Tưởng đâu thế là đã đủ để phân biệt hai ông già Phổ. Ai dè vì một chuyện
bất khả kháng khác ông già Phổ thứ hai lại được thân tặng một biệt danh nữa.
Ông già này đã cố gắng lao động tốt, mong sao cán bộ thấy được thành ý của
mình mà cho về với vợ con sớm. Mọi việc diễn ra cũng khá tốt đẹp! Có tin rằng
trong danh sách đợt phóng thích sắp đến có tên ông. Ngờ đâu ông ta ngã bệnh
sốt rét ác tính (cấp tính). Không may cho ông ta, lúc đó có một phái đoàn tỉnh
đến thăm trại. Không hiểu có phải vì ông ta sốt quá cao, trên 400C, hoặc vì ông
ta tương kế tựu kế sao đó, đúng lúc phái đoàn đến thăm trạm xá, ông ta vội hô
to lên “đả đảo Cộng Sản, đả đảo bọn chó vàng!” Bác Sĩ Trứ lại phải nói đở vài
tiếng rằng ông ta đã quá mê sảng nên không biết mình đang nói gì. Tất nhiên,
sau khi khỏi bệnh, thay vì được trở về phòng, ông ta bị bắt làm kiểm điểm và
vào “ô” nghỉ mát hai tuần vì tội dám đả đảo CS và chưởi rủa cán bộ! Từ đó anh
em trong trại tặng cho ông cái biệt danh đáng yêu là “Phổ Đả!”

Sân sau cơ quan trông thật giống như một trường gà với mười mấy cái giỏ
gà chọi. Nào phải như thế thôi. Lẩn trong đám cỏ cao gần bờ rào còn có dấu
một ít tàn nhang đã cháy hết. Té ra họ cũng chỉ vô thần bằng cái miệng! Từ lâu
tôi đã nghe mấy tay cán bộ quản chế xì xầm với nhau rằng cả khu nhà của cán
bộ quản chế và cơ quan của ban giám thị trại đều có ma! Mấy tay này bèn lén
ra ngoài xóm mua nhang về cúng! Ông nào cũng vậy, nhưng không ai dám tiết
lộ với ai! Dĩ nhiên họ cũng biết việc làm của nhau, nhưng họ cứ tỉnh bơ như
không biết! Lúc đầu tôi không dám tin đó là sự thật! Lúc học tập, họ nói mạnh
quá mà, nào là chẳng có ma quỷ, thần thánh gì ráo, nào là tôn giáo là bùa mê
thuốc lú v.v… Bây giờ chính mắt tôi nhìn thấy tàn nhang trong đám cỏ rậm, dù
cho có Tô Ma tái sinh cũng không thể nói ngược được!

“Anh thấy con gà của tôi ra sao?”

Tôi cẩn thận nhấc giỏ gà ra và chìa ba ngón tay ra bồng con gà lên một cách
nghề nghiệp, lắc lắc mấy cái, rồi thả nó xuống, rồi bồng nó lên. Tôi đưa tay ra
mở mỏ nó ra xem bên trong kỷ lưỡng, xong tôi nắn cần cán, rồi đùi của nó.
Cuối cùng tôi xem đến vảy của nó giống như một tay chơi gà đá chuyên
nghiệp!
“Cán bộ chắc săn sóc nó kỹ lắm thì phải? Xem thịt nó rắn chắc như thế nào
và da nó dày và đỏ âu làm sao! Cán bộ nên xoa bóp thêm nghệ và muối cho
nó!” tôi vừa nói vừa chuyền con gà qua cho cán bộ Liên. Ông ta nhìn con gà có
vẻ hãnh diện lắm.

“Điều đó hẳn nhiên rồi! Con gà nào ở đây được chăm sóc kỹ bằng gà của tôi
chớ! Dòng gà này nghe nói bền lắm, đá đến chết mới thôi! Con gà cha đúc ra
nó cũng hay nổi tiếng, đã ăn được ba độ.”

“Anh thấy con gà tôi thế nào?” Ông ta nhìn tôi chăm chú, chờ câu trả lời
mát bụng của tôi.

Đây là lúc kết cuộc rồi đây, tôi nghĩ thầm. Từ hồi nào đến giờ tôi có bao giờ
biết coi tướng gà đâu mà nói chứ? Hồi nãy giờ mình đưa ổng lên thiên đàng,
bây giờ mình cũng nên đưa ổng xuống viếng địa ngục một chuyến! Tôi đưa tay
ra nhận lại con gà, lắc lắc nó ít cái rồi nói: “Giò to và chắc, đầu cũng to, cần
cũng to và liền lạc, chắc cũng được một nồi phở mập!”

Ông cán bộ bự của cơ quan có bao giờ ngờ tôi lại dám trêu chọc ông ta đến
cở đó. Ông ta giằng mạnh con gà đang trên tay tôi, và bỏ gà vào giỏ. Mặt ông ta
tái đi vì giận, tay ông ta nắm chặc lại như thể sắp cho tôi một đòn trí mạng. Tôi
không tỏ vẻ sợ vì tôi biết ông ta không dám đánh tôi. Trước kia, chắc là tôi mập
mình rồi, nhưng bây giờ thì khác! Vã lại, ông ta đánh phạm nhân vì tội gì? Tội
coi gà cho cán bộ?!

“Sao anh nói anh biết coi gà?” Ông ta bình tỉnh lại, nới lỏng nắm tay ra. “Bộ
anh định đùa với tôi hả?”

“Tôi cứ tưởng cán bộ hỏi tôi biết coi gà thịt! Cái đó thì tôi biết. Còn coi gà
đá thì tôi chưa hề học qua!” Tôi lui lại một chút, làm ra vẻ sợ hãi.

“Anh về phòng đi! Nếu anh tiết lộ chuyện này ra với ai, thì anh chết với
tôi!”

“Dạ, cán bộ!” Tôi quay lưng ra về, lòng khoan khoái không tả được. Bữa
nay cho ông cán bộ Liên tức hộc máu!

Không phải ngẫu nhiên mà bọn tù chúng tôi được nghỉ khơi khơi 10 ngày để
thưởng thức giọng ca thiên thần của cô bé Mai Cô Nhi. Tôi gọi tiếng hát thiên
thần không phải ngoa. Bọn tôi toàn là đực rựa thì làm sao có được giọng ca dịu
dàng như thế? Đã thế mà toàn là những bài ca sắt máu của “Cách Miệng!” Nào
là “Như Có Cáo Hồ Trong thùng Phi Đậy Nắp!” thì giết cho sạch nó đi, lời Bác
răn dạy chúng ta! v.v…Bọn cán bộ trại đâu có tử tế như thế! Chẳng qua vì bên
trại nữ đang xảy ra một chuyện kinh hồn làm cho đám cán bộ phải lo lắng. Bên
trại nữ đang xảy ra một dịch lạ!

Chẳng hiểu có phải là một sự ngẫu nhiên hoặc do ý Chúa sắp đặt để cứu cô
bé tội nghiệp kia khỏi một hình phạt tàn khốc mà ngay cả đám đực rựa chúng
tôi cũng phải ngán! Sáng sớm sau ngày Mai Cô Nhi bị nhốt “ô”. Từ 10 giờ trở
đi, cứ khoảng nữa tiếng là có hai người nữ dìu một người nữ khác khóc nghêu
ngao về trại. Khi hay tin BS Trứ vội qua thăm bệnh ngay. Anh ta ở lại trại suốt
cả ngày, một mặt cố tìm ra phương pháp trị liệu, một mặt lo tìm cách cách ly
các con bệnh để tránh lây lan. Mấy tên “xi cà que” chúng tôi lại được lệnh phụ
giúp BS Trứ và tôi thuốc nam do Hòa thượng Cổ Sơn Môn Thích Quản Lý phụ
trách đi hái và nấu thêm thuốc nam.

Cùng một lúc với vụ CS bắt người cướp đất dòng Đồng Công ở Sài-Gòn, ở
Quảng Ngãi lại xảy ra vụ án Thích Quang Lý. Ông hòa thượng này thuộc giáo
hội Cổ Sơn Môn có nhiều cơ sở chùa chiềng ở thị xã. Ông ta có ba ba vợ, mỗi
bà ông cho quản lý một chùa. Đây đúng là những mục tiêu mà CS đang dòm
ngó. Với trò nội ứng ngoại hợp giống như câu chuyện đã xảy ra ở dòng Đồng
Công, Hòa Thượng Thích Quang Lý và con của ông ta bị kết tội ấn loát truyền
đơn “phản Cách Mạng'” Cả hai cha con bị kết án 20 năm tù và toàn bộ tài sản
của ông ta bị chính quyền tịch thu. Lúc đầu tôi cũng có cảm tình với ông ta,
thường hay lân la kể chuyện. Sau một thời gian chung đụng với ông ta tôi đâm
ra vỡ mộng! Tính tình ông ta chẳng có gì gọi là nhà tu cả. Ông ta khác xa so
với Thượng Tọa Thích Thiện Nhơn, một vị trung tá tuyên úy Phật Giáo của
vùng II cũng đang bị giám chung với chúng tôi. Lúc nào ông ta cũng bợ đở cán
bộ để được chút ít quyền lợi kể cả chuyện đi ăng ten cho cán bộ. Ông ta được
cán bộ cho ra ở “ự giác” (làm việc tự ý không có cán bộ đi theo quản chế!). làm
tổ trưởng tổ thuốc nam. Từ ngày được cán bộ tin dùng ông ta đâm ra hống hách
với anh em trong trại. Thúng mủng gì của anh em tạo ra, ông ta cũng cứ trưng
dụng. Cho dù cái thúng đó có đựng đồ gì, ông ta cũng cứ trút tại chỗ. Có ai hỏi,
ông ta trợn mắt: “Cứ đi kiện với cán bộ đi!” Từ đó anh em cải danh ông ta là
“hòa thượng Thích Quản Lý”! Mà hình như ông ta cũng thích cái tên này thì
phải!

Tôi đương nhiên phải ở lại nấu thuốc trong khi các anh em khác ra ngoài.
Qua ngày hôm sau, mỗi tổ nữ khi đi làm đều mang theo một cái băng ca. Trước
khi đi các cô đều khoẻ mạnh không có vấn đề gì cả. Nhưng cũng bắt đầu từ 10
giờ trở đi, tình trạng xảy ra ngày hôm qua lại tái diễn. Điều lạ lùng là tình trạng
lây lan của chứng bệnh rất nhanh! Tôi vừa nấu thuốc vừa theo dõi mấy cái băng
ca đang qua lại trước trại tôi. Thật là lạ, có nhiều cô mới cười đùa vui vẻ với
nhau lúc khiêng một con bệnh trở về, chưa đầy 15 phút sau đã thấy cô ta khóc
nghêu ngao trên chiếc băng ca do những cô khác khiêng! Bác Sĩ Trứ cho chúng
tôi biết rằng ngay cả anh cũng chưa biết đây là thứ dịch gì, vì bệnh phát ra lạ
lắm. Bệnh nhân không có dấu hiệu gì là bệnh trước đó cả. Đột nhiên, bệnh nhân
ngã ra, toàn thân mềm nhủn, tim môi tím miệng và hộc máu!

Theo lời đề nghị của BS Trứ, cơ quan phải liên lạc với bệnh viện tỉnh để tìm
phương cách trị liệu. Họ cử một phái đoán y tế đến và đề nghị cho toàn bộ các
trại viên nghỉ cho đến khi khắc phục được cơn bệnh. Nhân dịp này anh Trứ
cũng đề nghị với cơ quan trại nên đối xữ nhẹ hơn đối Mai Cô Nhi vì sợ rằng cô
bé có thể đã nhiễm bệnh và nếu cô bé còn bị hành hạ, sợ rằng cô bé sẽ không
qua nổi trận dịch lạ. Tổng giám thị cũng như các giám thị trại nam cũng có ý
định muốn tha cô bé. Xét cho cùng, lẽ ra cô bé đã được phóng thích từ lâu!
Nhưng tên nữ cán bộ phụ trách trại nữ vẫn cứng rắn, nhất định không chịu! Cô
bé đã dám thách đố y thị trước bao nhiêu là người! Nếu không trừng trị cô ta để
làm gương, còn ai sẽ nghe theo lệnh của y thị nữa. Trước nguy cơ của trận dịch
đang hoành hành có thể giết chết cô bé, ban giám thị trai cuối cùng đồng ý
không cùm chân Mai Cô Nhi bên ngoài nữa (tất nhiên tay vẫn còn bị cùm như
trước), và anh Trứ nhà ta được phép đi thăm cô bé mỗi ngày để bảo đảm rằng
cô bé không có việc gì. “Họ cũng chẳng tốt lành gì đâu,” anh nói, “chẳng qua
họ sợ có một vụ tử đạo” trong trại thôi.

Một lần nữa, chúng tôi lại có cơ hội cứu giúp cô bé tội nghiệp. Anh em biếu
một số thuốc của gia đình cho anh Trứ để trị chân cho cô bé. Trong túi thuốc
của anh lúc nào cũng có một ống pommade. “Cô Mai gan dạ thật!” Anh Trứ nói
“Đôi bàn chân sưng ú ù vì bị muỗi làm thịt mà không rên la tiếng nào. Cô vẫn
cười vui vẻ và hỏi hăm các chú các bác trong trại.” Nhờ thuốc men và một số
thức ăn thêm anh Trứ giấu cho, cô bé dần trở lại bình thường! Thật ra, cũng
không dễ gì qua mặt cán bộ. Chẳng qua vì một số cán bộ quản chế có cảm tình
riêng với anh Trứ qua những lần trị bệnh, hoặc vì họ âm thầm cảm phục niềm
tin của cô bé đáng thương nên đã làm lơ thôi.

Được rảnh rang, không bận bịu về chuyện lao động, tất nhiên anh em không
cần phải tranh thủ giành cầu buổi sáng hoặc nườm nượp xin cán bộ gác cho
xuống bếp 'câu gô' như những ngày khác. Nhưng anh em cũng không nói
chuyện tào lao như những ngày nghỉ lao động khác. Anh em tập trung nói
chuyện với nhau về Mai Cô Nhi! Có thể nói, ở đâu có năm ba người tụ họp là
có Mai Cô Nhi ở giữa! Nơi nào, chỗ nào anh em cũng bàn tán về Mai Cô Nhi.
Anh em rất hãnh diện có một đứa cháu gan dạ như Mai Cô Nhi. Quảng Ngãi,
đất anh hùng! Anh em được nghỉ 10 ngày cũng là nhờ Mai Cô Nhi! Chỉ có đám
cán bộ là bực tức! Biết làm gì hơn được! Anh em bị tập trung lên hội trường
nghe đọc báo cũng vì Mai Cô Nhi! Cán bộ phải giải độc về chuyện Mai Cô
Nhi! Một số người được kêu lên “xây dựng trước để phát biểu về hiện tượng”
Mai Cô Nhi! Nhưng không lẽ tập trung đám phạm nhân hoài vì chuyện này.

Rồi đâu cũng vào đó! Phạm nhân cứ tụm năm tụm ba gần hàng rào để lắng
nghe cô bé hát.

“Ô” hoặc phòng kỷ luật cũng thế chỉ cách vòng rào trại nam chừng 20
thước. Lúc chưa bị nhốt, cô bé chỉ có đọc kinh, chỉ có đám chị em của cô bé
biết thôi; và cô bé chỉ đọc vừa đủ nghe, nên trại nam làm gì biết! Bây giờ bị
nhốt “ô” cho dù cô bé có đọc kinh to tiếng, cán bộ cũng không làm gì cô được,
vì đã tận cùng bằng số. Không lẽ còn hình phạt nào tàn khốc hơn?. Cùng lắm là
vài tiếng nạt nộ! Cô bé không chịu đọc kinh! Cô chịu hát thôi! Có lẽ cô bé hát
để đở sợ ma! Hát bài đạo càng to, ma quỉ kéo đi càng xa! Một số anh em phạm
nhân bàn tán như thế.

Cũng dể hiểu! Mấy cô phần nhiều hay sợ ma, nhất là quanh đây tiếng đồn
về ma cỏ càng lúc càng nhiều, nhiều đến nổi mấy chú cán bộ quản chế mà ngay
cả mấy tay cán bộ quản giáo cũng phải lén lút mua nhang về cúng để được yên
thân. Bọn phạm nhân chúng tôi, dù có tin hay không tin có ma, cũng bị khốn
đốn không ít về cái chuyện ma cỏ này. Cứ thình thoảng lại có những tiếng hô
lớn bên ngoài: “ai đó, đứng lại!” Tiếp theo là tiếng kẻng báo động giữa đêm
khuya, và cửa phòng mở ra với một vài ông áo vàng với súng AK kè kè.
“Phòng này, đếm số!” Chúng tôi lại phải ngồi dậy đếm số từ đầu phòng đến
cuối phòng!

“Mai Cô Nhi mà sợ ma! Mày sợ thì có!” Một anh khác nói. Anh này có một
cái tên thật hay, Trần Duy Minh Đạo! Anh là một phế bình, cựu trung úy một
giò. Anh bị bắt vào đây về tội nói xấu cán bộ nhân một bữa ăn giổ: “Chuyện
Xếp Không Ăn Chuối!”Vào tù anh cứ huyên thuyên thuyết cho anh em nghe
một cái thuyết chính trị mà bọn tôi chưa bao giờ biết đến. Việt Nam trong
tương lai sẽ là một nơi tập trung của các thế lực quốc tế. Mình sẽ là lực lượng
trung hòa các thế lực đó. Ai chống lại một trong các thế lực đó cũng sẽ bị đập
tan. Ai biết nương trên sóng sẽ sống! Thế có nghĩa rằng mình sẽ chẳng làm gì
cả, chỉ cần chờ đợi thôi! Bọn tôi mệnh danh cái thuyết đó là thuyết “nằm chờ
sung rụng'”. Chẳng có một ai bị thuyết này chinh phục! Nhưng bọn tôi cũng
thich nghe anh ta nói! Dù sao anh ta cũng là người không thích CS. Nghe anh
ta giống như nghe kể chuyện cổ tích, chẳng hại gì!

Thế nhưng, hình như chính mấy tay cán bộ quản chế cũng thích nghe cô
hát! Thế mới chết! Ở nơi vùng khỉ ho cò gáy này làm gì được nghe nhạc vàng?
Nhưng đây còn hơn nhạc vàng nữa, những lời thổn thức từ con tim của những
ai tin có thượng đế, có một đấng dịu dâng nào đó đang nhìn xuống con cái
mình nơi trần gian, nhất là khi những lời thổn thức đó lại xuất ra từ giọng ca
thánh thót của một cô bé 15! Cho nên, thỉnh thoảng họ cũng lên tiếng nạt nộ
qua loa, chiếu lệ khi có một cán bộ quản giáo đi ngang qua, rồi lại ngồi xuống
hút thuốc, tận hưởng mấy khúc nhạc mê li, êm đềm! Anh em tù cũng thính tai
lắm! Phía bên bộ đội quản chế cứ bị kiểm điểm phê bình về việc này, rằng các
đồng chí không nên bị mê hoặc bởi tiếng hát “ma túy của con Mai”. Rằng các
đồng chí phải tìm cách làm sao “cho nó câm họng”! Đã có một trường hợp một
“đồng chí” bị buộc phải xuất ngủ vì anh ta đã lén bỏ dưới gối mình một cây
thánh giá nhỏ, hy vọng có thể trừ được ma đang quấy phá!

Ai bảo rằng lời kinh, tiếng hát không có sức thuyết phục. Tôi cứ ngỡ rằng
chỉ có mình tôi là bị rung động bởi tiếng hát đó! Mình là Công Giáo mà! Dĩ
nhiên mình hiểu ý nghĩa của những bài hát đó! Cái lạ là có một số anh em tù lại
thích nghe những bài thánh ca đó. Có lẽ họ cảm thấy lạc lỏng, cô đơn và cần
đến một sự an ủi nào đó từ thế giới thần linh! Một số anh em còn trẻ cứ dán mắt
vào song cửa tìm cách hát theo, tiếng được tiếng mất, dĩ nhiên. Thế là họ quay
lại chỗ tôi, hỏi xem tôi có thuộc bài thánh ca ưng ý của họ không. Quả là khó
nghĩ! Cán bộ mà bắt được là “đãm bảo” thuyên chuyển vào “ô” ít ra cũng một
tuần.

“Không lẽ tụi mày xúi dại cho tao đi “ô” nữa?” Tôi cười, nghĩ thầm âu đây
cũng là một dịp hay để gieo vào lòng mấy anh bạn tôi một hạt giống gì đó. Có
“đi nhà mát” một ít lâu cũng đáng nếu quả thật mình cứu được một linh hồn!

“Tao nghe mày không ngán đi nằm “ô” mà! Sao bữa nay mày nhát vậy? Ở
góc này đâu có ai nghe! Mà lỡ có chuyện gì thì mình đi “nghỉ mát” chung càng
vui!.

Thế là tôi lại biến thành người tập hát bất đắc dĩ, chỉ tập những bài mà Mai
Cô Nhi hát! Cũng may là trong phòng không có tay nào làm ăng ten, nếu không
thì chắc chết cả đám. Những bài của Mai Cô Nhi không nhiều, và cũng dễ hát.
Chẳng bao lâu cả bọn đã thuộc và có thể hát theo những bài của bé Mai vọng
những đêm khuya. Nhưng đã có bài hát thì lại có thắc mắc. Từ này từ kia có
nghĩa gì? Hết nghĩa anh em lại quay sang chất vấn! Ôi thôi là đủ thứ? Tại sao
bọn mày tự xưng là có đạo, còn bọn tao là phật, là lương? Tại sao bọn mày lại
đóng đinh vào hòm chứ không nêm chốt như bọn tao? Có phải bọn mày sợ
người chết trở về nhà quấy phá không? Tại sao Đức Mẹ bên mày lại giống như
Phật Quan Âm của bọn tao? V.v…Đối với mỗi câu hỏi như vậy, tôi phải suy
nghĩ thật kỹ vì sợ đụng chạm đến niềm tin của anh em mình.
Thật đúng là nhà tù! Chẳng có chỗ nào để trốn anh em được cả. Lâu lâu có
đề tài gì mới là anh em xúm lại triệt để khai thác. Nếu không có chuyện gì,
Thượng Tọa Thích Thiện Nhơn là tụ điểm. Nơi thầy là cả một kho tàng chuyện
kiếm hiệp. Thỉnh thoảng thầy cũng lồng vào những câu chuyện không có vẻ gì
là kiếm hiệp cả. Một hôm, khi được hỏi về các giới bên Phật giáo, thầy kể: Có
hai nhà sư đi về chùa vào một buổi chiều. Lúc họ đến một bờ sông, họ gặp một
cô gái trẻ đẹp nhờ hai thầy đưa qua sông giúp. Nhà sư trẻ tuổi liền từ chối viện
lẽ rằng mình không được phạm giới sắc. Vị sư già hơn liền cõng cô qua sông.
Khi về đến chùa, vị sư trẻ thắc mắc: “Tại sao sư bác không giữ sắc giới và đã
cõng cô gái qua sông?” Vị sư già liền đáp: “Ta chỉ mang có một gói đồ qua
sông, còn nhà ngươi đã cõng cô gái về đến chùa và chưa chịu buông ư?”

Nhưng hình như lúc này chuyện kiếm hiệp không còn hấp dẫn nữa. Chuyện
cô bé Mai chống đối cán bộ, và ý nghĩa của những bài hát đó xem ra hấp dẫn
hơn. Khi người ta đã bị tước đoạt tất cả, hình như thế giới vô hình mới là chỗ
đáng được quan tâm nhất. Đó là tia hy vọng cuối cùng như người chết đuối vớ
được một tấm ván. Từ những giải thích chung quanh bài hát, anh em bắt đâu
suy diễn rộng thêm, và tôi trở thành cái đích, nói đúng hơn, tôi phải lo đỡ đòn
từ tứ phía. Đã có người chịu trận, đương nhiên bao nhiêu thắc mắc chất chứa
trong lòng đều tuôn ra cả. Dĩ nhiên không phải anh em nào cũng hỏi nhẹ nhàng
có tính cách tìm hiểu. Phần nhiều là những câu hỏi châm biếm, gay gắt, chọc
ghẹo, móc họng, ôi thôi là đủ thứ kiểu. Sống lâu với anh em nên tẩy của anh em
tôi đều biết. Anh em có vẻ như tò mò tọc mạch, nhưng thật ra là họ đang tìm
hiểu mà không cho ai biết! Họ đùa thật là dai, thật là ác, hình như là đang bài
bác mình vậy. Nè, đã yêu thương người như mình, vậy thì lúc mày bóp cò lấy
mạng địch quân, mày nghĩ sao? Mày có đọc kinh siêu độ cho những người mày
định đưa về gặp Chúa không? Khó thật, nhưng tôi không thể im lặng vì đã lỡ
leo lên lưng cọp rồi. Chỉ có đường hỏi ngược lại họ và buộc họ tự trả lời thôi.
Thế là tôi thoát nạn!

Đêm qua không nghe tiếng bé Mai hát! Chiều qua bà quản giáo trại nữ lại bị
hộc máu và đã được khiêng đi bệnh viện. Cái dịch kỳ lạ! Không ai trong trại
nam bị cái dịch này cả. Chỉ có trại nữ mới bị thôi. Bà quản giáo có lẽ là người
cuối cùng? Hay là bé Mai cũng bị? Anh em nôn nóng chờ trời sáng để tìm hiểu.
Nếu quả vậy thì quả là tội nghiệp cho cô bé cô nhi quá! Nhưng kẻ nóng ruột
nhất vẫn là anh chàng Quảng Chùa. Anh ta cứ đi tới đi lui mãi trên lối đi giữa
như một tên giám thị. Hình như anh chàng có cảm tình đặc biệt với cô bé? Tôi
nghĩ thầm. Nhưng tôi không dám hỏi vì sợ anh chàng quê.

Cán bộ vừa mở cửa, anh ta đã vọt ra trước! Lần này anh ta không chạy dành
nhà cầu như mọi khi. Cái gô nước bá dụng của anh ta vẫn còn mang nơi đầu
giường. Tôi lững thững đi sau lưng anh ta sang trạm y tá, tìm BS Trứ. Anh Trứ
trông có vẻ bơ phờ. Hình như anh ta cũng không ngủ được về sự thinh lặng bất
ngờ của bé Mai. Hộp thuốc y đã để ngay ngăn trên bàn, với hai khúc khoai mì
luột dưới đáy, phần bồi dưỡng thông lệ cho Bé Mai.

“Bây giờ tôi rất bận. Chút nũa nói chuyện được không? Giờ tôi phải đi thăm
con Mai đây.” Anh nói ngay với Quảng Chùa lúc vừa chạm mặt. Anh dư biết vì
sao anh chàng này đến dây vào giờ này.

Anh em xì xầm bàn tán về chuyện của bé Mai. Sau bữa ăn sáng vội vàng,
một sét chén cơm độn với một sét chén “bánh xe lịch sử” luột dẻo nhẹo, anh em
tù đã tập trung về phía hàng rào trông sang nhà kỷ luật. Anh lính quản chế gác
phòng kỷ luật vẫn đi đi lại lại bên trong vòng rào kẽm gai. Đã hai mươi phút
trôi qua. BS Trứ vẫn chưa trở ra làm anh em phập phòng lo sợ cho số phận của
bé Mai. Đã có nhiều trường hợp anh em tù bị chết trông ô cứng đờ mà không ai
phát hiện. Bọn cán bộ chẳng màng gì đến những cái chết như thế này cả. Chết
thằng nào hay thằng ấy, miễn rằng họ không bắn chết là được. Đã có trường
hợp một anh em bị cán bộ quản chế đập chết. Chuyện ấy xảy ra ngay trước mắt
đám tù nhân. “Bề hội đồng” thì sức mấy mà sống sót. Chỉ cần có ba chữ ký xác
nhận là bị bệnh chết của anh em tù thôi. Ai dám không ký trước họng AK chứ?

BS Trứ bước ra khỏi phòng kỷ luật, mặt như đưa đám. Anh bước nhanh về
hướng cơ quan. “Có chuyện nữa rồi!” Anh em tụ năm tụ ba bàn tán. Tôi nhìn
Quảng Chùa. Mặt anh ta có vẻ căng thẳng.

“Chắc không đến nổi gì đâu!” Tôi nói to để trấn an hắn và chính cả tôi nữa.
Chắc chắn tình trạng của bé Mai tồi tệ lắm. Hy vọng rằng chỉ bị bệnh thôi!

“Tao mà biết chúng độc ác như vầy, hồi đó tao không tha thằng nào cả!”
Hắn nhìn tôi có vẻ uất ức.

“Bậy nào! Ăn chay trường mà miệng ăn mắm ăn muối! A di đà Phật! Tao


không ngờ lòng mày còn có vẻ trần tục quá!” Tôi cười trêu chọc hắn.

“Mày Công Giáo mà tụng kinh Phật nghe ngọt xớt như phật tử chính cống.
Mày mà làm hòa thượng chắc tao phải xin làm đệ tử quá!” Hắn cười, mặt có vẻ
diu lại.

Tôi đưa một bàn tay lên trước ngực, kiểu của mấy nhà sư tôi thường thấy
trước kia. “Mô Phật! Bần tăng không độ nổi những người như thí chủ đâu.” Cả
hai cùng phá ra cười ngặt nghẻo.
Tôi nhìn theo bốn cô gái trại nữ đang ra báo cáo với cán bộ gác cổng xin
phép về trại. Bên cạnh tôi, Quảng Chùa cũng đứng thình lặng. Bé Mai vẫn chưa
có chết, chỉ là bệnh nặng thôi. Chưa biết là bệnh gì! Hy vọng không phải là
chứng hộc máu quái ác kia. Đám tù nhân lục tục về phòng tiếp tục sinh hoạt
như mọi ngày. Không ai dám lảng vảng gần trạm y tế. Đến gần nữ tù nhân dễ bị
chụp mũ là “quan hệ bất chính” lắm. Chúng tôi đang đợi BS Trứ qua kêu đi nấu
thuốc cho người bệnh. Mà quả vậy, hai đứa chúng tôi trong toán “xi cà que”mà!
Đây là công việc thường ngày của chúng tôi khi có người bệnh.

Bé Mai đang nằm trên một cái giường tre nhỏ, đầu gối lên một đống quần
áo của cô bé. Mùi hôi từ người cô làm tôi phải hắt hơi. Bộ quần áo của cô bé đã
mấy ngày chưa thay. Mặt cô bé tái mét. BS Trứ đang đo nhiệt độ cho cô. Chúng
tôi chăm chú nhìn vào đôi chân sưng phù của cô bé vì mấy ngày bị muỗi chích.
Những vết đỏ lấm chấm trên da chân đếm không hết.

“Mày ở lại đây giúp anh Trứ nghe. Tao đi đây một chút.” Tôi vỗ vai Quảng
Chùa, rồi bỏ đi. Anh ta không buồn trả lời, dư biết tôi định đi đâu.

Tôi quay trở lại với một bộ đồ “Lao Cải” mới và những thứ thuốc cần dùng,
một ống pô mát ngoại, một số thuốc sốt vừa uống vừa chích. Anh em tù xem ra
cũng rất nhiệt tình, nhất là đối cô bé không cha không mẹ này. Chỉ có bộ đồ là
của tôi. Tôi đã cất giữ nó đã lâu chưa mặc. Thỉnh thoảng bọn tôi có gặp dân
trong làng. Tôi không muốn dân chúng hiểu sai về chính sách hà khắc của trại
tù. Mỗi năm chỉ được cấp phát có một bộ đồ xanh có in chữ “Lao Cải” đậm
đen. Đi lao động cả năm với chỉ có một bộ này thôi đủ thiếu gì chứ, nhất là đối
với những người không có thăm nuôi như tôi. Tôi định bắt chước Vũ năng
Hiền, một người bạn tù khác của tôi, dùng vải mới đắp lên bộ đồ rách. “Cất bộ
đồ vía này để sau này cho con cháu làm kỷ niệm!” Anh vừa nói vừa chỉ vào bộ
đồ năm bảy lớp vá của anh, nào vải nào bao cát cùng khắp. Tôi cũng mang theo
một cài lượt nhỏ bằng nhôm vỏ đạn 122 ly, của anh Lê Ngọc Doanh tặng. Anh
này cũng trong toán “xi cà que'”của tôi. Anh có một tay bị thương tật nên ở nhà
coi phòng cho anh em. Anh có nghề chạm trổ, nên mấy tên cán bộ quản giáo và
quản chế hay mang gỗ, nhôm về nhờ anh chạm khuôn bánh in hoặc lượt. Nhờ
vậy anh cũng giấu lại được một cái làm kỷ niệm, chạm trổ rất đẹp. Không hiểu
sao lần này anh lại mang ra tặng cho cô bé.

Nhờ những thuốc men của anh em trong trại, bé Mai hồi phục rất nhanh, và
đã có thể trở về trại nữ sau ba ngày điều trị. Tôi không có mặt lúc cô bé trở về.
Chỉ nghe anh Trứ nói lại rằng cô bé ngỏ lời cám ơn tất cả các chú các bác đã
giúp cháu thuốc men và các thứ. Cô bé không còn phải đối diện với bà cán bộ
hắc ám đã khăng khăng đòi nhốt mình cho đến khi nào nhận lỗi nữa. Bà ta đã
phải đi nằm viện vì bệnh ói máu kỳ lạ. Lạ một điều là bà ta là người sau cùng
mắc phải chứng bệnh này! Anh Trứ cho biết các bác sĩ bệnh viện tỉnh cũng
không xác định được đó là thứ dịch gì. Họ bảo anh cứ việc phát thuốc bá bệnh
“xuyên tâm liên” của họ và cách ly những người bệnh ra. Nếu chẳng may có ai
chết cũng không sao cả. Cách Mạng đâu có giết họ đâu!

Có một điều rất lạ là bệnh này không có lan cho nam phạm nhân. Không có
ai trong trại nam mắc chứng bệnh này cả. Về phần trị liệu, BS Trứ cũng chỉ
tiêm cho họ mấy mũi thuốc khoẻ thôi. Vậy mà sau 10 ngày ngưng lao động, ai
nấy đều bình phục! Anh em bảo nhau: “Không chừng ông trời khiến vậy để cứu
con bé Mai Cô Nhi đó. Anh nghĩ xem, sau khi con bé bị nhốt ô thì xảy ra bệnh
dịch. Con bé trở về thì hết dịch. Đã vậy cái con cán bộ khốn nạn ấy vừa đi bệnh
viện là con bé được ra khỏi ô. Như vậy có lạ không?”

Sự việc không dễ dàng như anh em nghĩ. Một bà cán bộ khác đã được cắt
thay thế. Ngay khi về đến trại, cô bé Mai đã bị bà cán bộ bắt làm tờ kiểm điểm
về hành vi phạm pháp, vi phạm nội quy trại của mình. Đương nhiên là cô bé
không nhận tội:

“Thưa bà cán bộ, con đâu có vi phạm nội quy đâu. Con chỉ có hát và đọc
kinh thôi. Tại mấy chị hỏi con nên con phải trả lời. Chỉ có vậy thôi?”

“Trong trại cải tạo không cho cho phép bất cứ ai hành đạo. Chị đọc kinh, hát
và truyền đạo là vi phạm nội quy. Chị cần phải kiểm điểm về hành vi sai trái
của mình!”

“Thưa bà, con có truyền đạo cho ai đâu. Các chị hỏi, không lẽ con làm
người câm. Nội quy trại không có quy định con phải câm miệng. Còn về vấn đề
đức tin của con, con chẳng có tội gì cả. Bà không thể bắt con bỏ đạo được!”

Sau ba ngày quần thảo với bé Mai, bà cán bộ cảm thấy bất lực trước con bé.
Không lẽ lại nhốt ô cô bé lại? Ba ngày đó cũng là những ngày rất bận rộn trên
cơ quan. Xét cho cùng cô bé bị bắt vào đây cũng chẳng phải là cái tội gì quá
nặng. Cô bé đã được kêu tên phóng thích hai lần, nhưng lần nào cô bé cũng đòi
về với Bà Nhất của cô ta. Bà Nhất bây giờ ở đâu? Ai mà biết! Ban lãnh đạo trại
không biết giải quyết vấn đề ra sao cho ổn thỏa, đành phải giữ cô bé lại. Cuối
cùng họ phải lùi lại một bước, cho phép cô bé đọc kinh hoặc hát xướng gì đó,
nhưng chỉ được đọc một mình.

Lại có đợt gọi tên cho về! Tin đó được Phạm Hồng Thọ cho biết.

“Làm sao mà ông biết?'


“Họ với tôi trình độ ngang nhau mà. Họ nghĩ gì tôi đều biết cả. Kỳ này họ
phải giải quyết cho xong vấn đề con bé Mai. Họ sợ bị ảnh hưởng không tốt!
Chẳng những vậy, kỳ này tôi cũng sẽ được về, chú tin tôi đi.”

“Ông nói như thật vậy! Để xem thử ông nói có đúng không?”

Chúng tôi sắp hàng ngang làm cỏ mì. Nhìn những cái cuốc đưa lên đặt
xuống nhịp nhàng, tôi bổng nhiên nghĩ đến những lúc tập đi tháo diễn ở quân
trường. Những cánh tay đưa lên đưa xuống thật đều, những tiếng chân đếm
theo nhịp quân đi, Một hai ba bốn! Tôi mỉm cười một mình. Thiếu chút nữa là
tôi đã hát to lên bản Lục Quân Viêt-nam: Đường Trường Xa Muôn Vó Câu bay
chập chùng… Nhưng hàng quân của chúng tôi hôm nay cũng có một tên không
giống ai, không theo nhịp của anh em, tụt mãi về phía sau, tạo nên một lổ hổng
trong hàng quân cuốc. Phạm Hồng Thọ! Ông ta chẳng thèm theo ai cả, đi tụt về
phía sau. Cái cuốc làm cỏ của ông ta nhỏ hơn bất kỳ cài cuốc nào trong đám
anh em chúng tôi. Cái cuốc nào mòn nhất, cán nhẹ nhất! Vậy mà hình như ông
ta giở nó lên một cách nặng nhọc như đang phải xách cả bao tạ mì. Cuốc giở
lên đã không cao, cuốc đặt xuống nhẹ hều. hình như ông ta đang sơ làm hư
ngọn cỏ! Đây không phải là lần đầu tiên. Lần nào cũng như lần nào, ông ta
cũng như vậy. Tôi về bình bầu công tác trong ngày, lúc nào ông ta cũng được
anh em cho mang giày cả. “Tụi nó ngu mới nai lưng ra làm cho chúng nó ăn
chờ. Tôi thì cứ vậy đó, ai làm gì thì làm đi. Mang giày thì đở phải đạp gai. Đội
mũ làm chi cho nó cực. Không khéo thì bỏ mạng, vinh quang cho mấy con dòi!
Tụi nó cứ thích bị bọn CS phỉnh rằng hễ lao động tốt thì được về sớm! Xem thử
ai sẽ về sớm hơn ai?” Đó là câu nói thường ngày của ông ta. Nói hoài đâm ra
tôi nhập tâm, nhập tâm như những lời khai giả của tôi về quá trình hoạt động
của tôi. Tôi đã tiến đến một trình độ mà mấy ông cấp tiến sĩ không bao giờ đạt
được: nói láo không hề đỏ mặt; nói láo thét rồi đâm ra cứ tin đó là lời khai thật.

Chúng tôi được giải lao 15 phút. Anh em tản ra đi tìm hái rau cải thiện cho
bữa ăn trưa. Tôi theo Phạm Hồng Thọ tìm một bụi cây tránh nắng. Từ ngày ông
Phạm Viết Tùng, bí thư Quốc Dân Đãng, bị gọi đi Gia-Trung, tôi hay đi theo
Phạm Hồng Thọ nói chuyện vào những giờ giải lao như thế này. Ông ta tuy học
kém, nhưng lại có những nhận xét rất sâu sắc về đường đi nước bước của CS.
Gần ông tôi đã học được rất nhiều điều hay. Tôi khoái nhất cái mục ông ta đối
phó với Cán bộ Liên, tên quản giáo hắc ám nhất trại. Ai cũng sợ hắn cả, trừ anh
Thọ này. Không biết ông ta bắt tin từ đâu rằng sắp có đợt phóng thích, và lạ
lùng hơn, kỳ này lại có tên ông ta.

“Ông Thọ này, ông có chắc là có đợt phóng thích không? Tại sao ông biết
ông có tên về?”
“Bí mật nghề nghiệp mà, chú em! Không những thế tôi còn biết rằng họ sẽ
phóng thích con bé Mai nữa đó!”

“Bé Mai đã hai lần được gọi tên phóng thích, nhưng nó không chịu đi đâu
mà chỉ muốn trở về với Bà Nhất Quãng Ngãi thôi. Nhưng có ai biết Bà Nhất
hiện đang ở đâu mà cho cô ta về. cho nên họ đành phải giữ cô bé lại vì không
có cách giải quyết thỏa đáng!” tôi hỏi dọ.

“Chú mày như vậy mà cũng đòi làm chính trị!” Ông Thọ cười khẩy. “Nếu
để con Mai lại, chú mày nghĩ xem cán bộ trại phải tính như thế nào đây? Chú
mày không thấy bên trai nữ họ xì xầm nhiều từ lúc con Mai được cho về trại
sao? Chẳng những nó không kiểm điểm nhận tội mà con được phép đọc kinh
một mình nữa đó. Bao nhiêu đó có đủ yếu tố để giải quyết chuyện của con bé
chưa?”

Tôi im lặng không trả lời. Tôi biết ông ta đang hứng. Thế nào ông ta cũng
bật mí cho tôi nghe ý kiến của mình.

“Tôi biết chú mày cứ nghĩ rằng bọn cán bộ không “xở”được cái khúc mắc
đó sao? Không đi về nhà, vậy chớ đi nông trường có được không?”

À nhỉ! Cái đó mà ông ta cũng nghĩ ra được! Tôi cảm thấy mình đúng là quê
một cục. Tôi mỉm cười khi nghĩ đến lời của ông ta rằng CS nghĩ cái gì ông ta
nghĩ ra cái đó.

“Chú mày cười cái gì vậy? Không lẽ tôi nói bậy sao?” Ông ta trợn mắt nhìn
tôi. Thế mới gọi là Thọ Trợn!

“Ồ không. Tôi đang nghĩ làm sao ông biết là đợt này có tên ông. Không lẽ
lại cũng cần đến ma-ga chính trị mới nghĩ ra sao? Ông mang giày quanh năm
suốt tháng. Bây giờ nếu thả ông ra, bọn cán bộ sẽ giải thích sao về “học tập tốt,
lao động tốt'?”

“Chuyện dễ ợt vậy mà chú mày cũng đoán không ra. Chú mày có để ý
không? Mấy người về đợt trước đa số đều thuộc loại “đại ác ôn có nợ máu với
nhân dân” đó. Bọn chúng cho một số người về, những người cố gắng lao động
hăng say đó. Một mặt chúng phỉnh anh em trai viên phải thực thà khai báo, tích
cực lao động để được về sớm; mặc khác, chúng sẽ huy động bà con địa phương
tố khổ mấy người họ để họ chịu không nổi phải xin “Cách mạng” bảo vệ cho
họ, cho họ “được” đi vào tù lại! Chú mày không nghe tin anh chàng xã trưởng
Đức Phổ mới vào lại trại một đó sao chứ? Phần tôi ở đây thì vướng mắc với
anh chàng cán bộ Liên. Hắn ta muốn đưa tôi về để khỏi vướng mắc, vì tôi đã
biết tẩy của hắn! Chắc hắn sẽ trả thù riêng khi tôi về địa phương. Nhưng tôi
không sợ! Tôi không có ân oán gì với địa phương tôi cả. Và tôi cũng đã có đối
sách nếu hắn giở trò với tôi.”

Chúng tôi quay trở ra làm việc lại. Vừa cuốc được vài cuốc chúng tôi đã
thấy một tên cán bộ quản giáo đi đến trên tay cầm một tờ giấy. Chắc có người
được gọi tên cho về! Tôi liếc mắt nhìn Phạm Hồng Thọ phía sau lưng. Mặt ông
ta tỉnh bơ coi như không! Quả vậy! Chúng tôi được cho nghỉ vài phút để nghe
đọc tên. Ba anh em trong toán làm cỏ mì có tên. Mặt họ tươi lên vì sắp được về
thăm gia đình sau một thời gian dài! Toàn là người địa phương cả. Không có
một ai ở ngoài tình Nghĩa Bình cả! Tôi nhìn tên cán bộ quản giáo cười thầm!
Vậy mà cũng là cán bộ công an cấp tỉnh! Vừa đọc tên vừa đành vần: Quờ ang
Quang, Thờ ơi Thời… Không có tên Phạm Hồng Thọ, tôi mỉm cười vì lần này
là lần đầu tiên ông ta đoán trật!

Anh chàng cán bộ Tỉnh cẩn thận gấp mảnh giấy cho vào túi rồi nhìn anh em
nói:

“Anh nào là Phạm Hồng Thọ làm biếng nhất trại!”

Tôi giật mình nhìn lại anh Thọ. Không phải tôi kinh ngạc vì anh chàng cán
bộ tỉnh này không biết anh Thọ. Nói đúng ra, anh chàng này là anh chàng cán
bộ duy nhất được anh em thích, vì hắn không bao giờ la rầy anh em cả. làm
việc dưới sự quản giáo của hắn, anh em cảm thấy thoải mái. Hắn có vẻ thông
cảm cho hoàn cảnh tù tội của anh em nên thỉnh thoảng cho anh em cử người đại
diện vào làng mua thêm gạo và mì để bồi bổ thêm. Hắn cũng hay bông đùa với
anh em, nhất là với anh Thọ vì cả hai cùng địa phương với nhau. Tôi giật mình
vì cái tên “làm biếng nhất trại” hắn ta vừa gán cho anh Thọ và cái nghề bói toán
của anh Thọ sao mà đúng như bốc! chẳng lẻ anh chàng Thọ này có ngải nói?
Nếu không sao chưa bao giờ ông ta nói trật cả?

Anh Thọ nheo mắt nhìn ông ta rồi nhìn lại tôi hô to: “Có mẹt!” Anh bỏ ngay
cái cuốc xuống đất như cái gì làm vướng tay vướng chân anh.

“Bốn anh vừa gọi tên theo tôi về cơ quan làm việc. Các anh còn lại tiếp tục
lao động!” Ông ta nói xong, nheo mắt nhìn anh Thọ và quay lưng đi thẳng.

Trưa hôm đó tôi không còn gặp anh Thọ hoặc những anh em có tên khác.
Họ đã được phát giấy cho về. Tôi nhìn vào chỗ của anh Thọ thường nằm, chỉ
thấy có một tấm chiếu manh cuốn lại. Anh Doanh Quẹo nói với tôi: “Ông Thọ
nói ổng để đồ của ổng lại cho anh!” Lại ba cái quần áo rách với cái tô bá nghệ
của ông ta chớ gì! Vì cái tô đó mà đã mất đến ba đêm kiểm điểm! Nó vừa là tô
ăn cơm, vừa là tô uống nước, rữa mặt, súc miệng, vân vân và vân vân. Không
bao giờ ông ta chịu rữa nó cả. Vì thế mới có chuyện! Nhưng thật bất ngờ, trong
chiếc chiếu không có những thứ tôi vừa kể, chỉ có một bộ đồ “Lao Cải” xanh
mới tinh giống như bộ tôi đã biếu cho cô bé Mai!

Tôi vừa múc một hai muỗng cơm trong cái ca vàng ra ăn đã thấy BS Trứ
đứng trước cửa phòng ngoắc tay.

“Con Bé Mai đã đi nông trường rồi, anh Hoàng!” Anh Phạm Hồng Thọ lại
nói đúng nữa!

“Nó chịu đi sao? Nó không đòi về với Bà Nhất nữa sao?” Tôi ngạc nhiên.

“Thì nó cũng nói y như trước! Nếu không có Bà Nhất thì thà nó chịu ở tù
thêm! Ban giám thị phỉnh nó rằng đi nông trường cũng như đi trại tù khác thôi,
lúc đó nó mới chịu đi đó!”

Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm, vì giờ đây con bé đã thoát được cảnh tù tội! Tối
hôm đó, Quảng Chùa nằm chèo queo một mình, không thèm nói chuyện với ai
cả. Tôi lân la đến hỏi: “Quảng, con Mai nó được đi nông trường, sao mày
không vui giùm cho nó? Mày có chuyện gì buồn vậy?”

“Tao cũng mừng cho nó chớ sao không?” Hắn đáp. “Chẳng qua tao thấy tụi
nó về mà tao còn bị ở lại nên tôi không vui. Chỉ có vậy thôi.”

Anh chàng này giấu! Tôi mỉm cười một mình. 'Tao xem thử mày còn giấu
tao được bao lâu nữa?'

Mọi việc trở lại bình thường sau đợi phóng thích. Chuyện của Mai Cô Nhi
cũng rơi vào quên lãng. Lao động, kiểm thảo, mang giày, đội mũ, cải thiện,
mấy thứ đó cứ đeo đuổi chúng tôi mãi. Đâu còn có thì giờ mà nghĩ ngợi lung
tung!

Lại một ngày chúa nhật nữa! Ngày thăm nuôi! Anh em hy vọng có thăm
nuôi nôn nóng chờ đợi. Anh em có thăm nuôi rồi quẩy đồ đoàn về phòng bày
hàng. Cứ nhìn vào đồ thăm nuôi cũng đoán được bạn quê ở đâu. Bao bóng
nhiều! Bao lớ bắp lớ gạo! Chắc chắn bạn là người Quảng Ngãi! Bánh tráng
gạo, bánh tráng mì nhiều chứng minh bạn là dân Bình Định! Quảng Chùa và tôi
đi thăm bạn bè ở các phòng, xem họ đấu cờ tướng. Tụi tôi là con bà xơ mà!

“Quảng Chùa, mày có tên thăm nuôi! Tao kiếm mày mãi. Họ gọi tên mày
mấy lần rồi đó!” Anh chàng Doanh quẹo đi tìm tụi tôi thông báo.
“Có lộn không đó cha? Con nhà chùa mà có thăm nuôi hả? thôi đừng có
phỉnh nữa!” Quảng Chùa tỏ vẻ không tin.

“Thôi mày cứ ra đại thử xem, biết đâu gặp được cố nhân!” tôi trêu hắn.

“Lại mày nữa!” tôi lãnh một cú vào be sườn, đi không muốn nổi.

Không ngờ hắn có thăm nuôi thật. Tôi ngồi chờ hắn về, hồi hộp, không biết
ai đi thăm nuôi hắn lần này. Gia đình? Hắn cho biết gia đình hắn đâu có còn ai,
mà cũng chẳng ai biết hắn ở Kim Sơn 2 cả! Tôi không phải thắc mắc lâu. Hắn
đã nhanh chóng quay trở về phòng, nét mặt rạng rở trong thấy.

“Thế nào? Ai thăm mày vậy Quảng?” Cả phòng nhao nhao tra tấn hắn.

“Không ngờ con Mai lai đi thăm tao đó. Nó còn biếu cho may một rang
bánh tráng gạo nữa đó!” Hắn vừa nói vừa lôi trong giỏ xách thăm nuôi ra một
ràng bánh tráng.

“Vậy là tao cũng có quà của con bé Mai!” Tôi thấy cổ tôi hơi nghèn nghẹn.
Không ngờ cô bé còn nhớ đến tôi. “Nhưng làm sao nó có thể thăm mày được.
Tụi mày đâu có họ hàng với nhau đâu?”

“Con bé ấy cũng gớm thật!” Hắn toét miệng cười. “Nó dám tự xưng là vợ
tao đó! Nó nói chỉ có cách này mới xin giấy đi thăm tao được. Còn tao có chấp
nhận hay không thì hạ hồi phân giải!”

“Rồi mày nói sao?” Tôi cười toe toét. “Xin chúc mừng ông tân lang!”

“Tao đâu có nói là tao đồng ý đâu nà!” Hắn đỏ mặt.

“Không nhận sao lấy sính lễ của người ta!” Anh chàng Doanh Quẹo xen
vào. “Lạy ông tui ở bụi này!” Cả đám tù được một trận cười ngặt nghẻo, cười
như chưa bao giờ được cười.

Vậy đó. Câu chuyện về Mai Cô Nhi chỉ có vậy. Quảng Chùa cũng như
Doanh Quẹo bỏ tôi lai một mình không bao lâu sau. Họ đã được phóng thích
trước tôi. Tôi không rõ Quảng Chùa có gặp lại Mai Cô Nhi không nữa. Nghe
nói cô ta làm ỏ một nông trường cách trai chúng tôi không xa. Và tôi không rõ
hắn có dám bỏ nhà chùa để theo nhà Chúa không nữa. Nhưng câu nói của hắn
ta trước kia làm cho tôi tin rằng hạt giống mà cô bé đã gieo vào lòng anh ta quả
thực đã nẩy mầm.
27/3/2009

Hoàng SB 57

You might also like