You are on page 1of 32

Liên hệ để có bản gốc: miễn phí 100%! ^^ vì mình muốn chia sẻ kiến thức!

:)

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PIN - ẮC QUY
1. Mở đầu 1
2. Lịch sử hình thành 1
3. Khái niệm chung về pin -ắc quy 6
4. Công suất pin 8
5. Tuổi thọ của pin 8
6. Các loại pin 9
7. Nguyên liệu chế tạo pin 18

PHẦN II
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1. Công nghệ sản xuất chung của pin - ắc quy 19
2. Công nghệ sản xuất ắc quy chì – axit 29

PHẦN III
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĂQUY CHÌ-AXIT
A. Nguồn phát thải tiềm ẩn và kỹ thuật kiểm soát ở từng công đoạn 40
1. Quá trình oxi hoá tạo sản phẩm oxit 40
1.1. Tạo sản phẩm oxit 40
1.2. Hệ thống băng truyền 42
1.3. Quá trình trộn hồ nhão 42
1.4. Quá trình đúc riêng phần 43
2. Tạo bản cực 43
2.1 Tạo lưới hồ 44
2.2 Ngưng kết thủy lực
44
2.3 Phân tách các bản cực 45
2.4 Đóng gói và bao bì 45
2.5 Quá trình tổ hợp ăcquy 49
B. Kỹ thuật ước tính phát thải. 47
1. Nguồn phát thải và kỹ thuật kiểm soát 47
1.1 Phát thải vào không khí 47
1.2 Phát thải vào nước 47
1.3 Phát thải vào đất 47
2. Kỹ thuật ước tính phát thải 48
2.1. Đo trực tiếp 48
2.1.1. Lấy mẫu dữ liệu 48
2.1.2 Hệ thống dữ liệu quan trắc phát thải liên tục 49
2.2. Cân bằng khối 49
2.3. Kỹ thuật tính toán 49
2.4. Nhân tố phát thải 50
C. Công nghệ tái chế ăcquy chì-axit phế thải 52
1. Cơ sở đề xuất công nghệ 52
2. Công nghệ tái chế 54
3. Đánh giá và kết luận
61
KẾT LUẬN CHUNG
63
PHỤ LỤC
1. Bảng số liệu tham khảo
2. Một số công trình nghiên cứu hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO
64

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PIN - ẮC QUY
1. Mở đầu
Trong kỹ thuật, pin được định nghĩa là 1 thiết bị chứa năng lượng hoá học và có
thể sử dụng trong ắc quy điện. Pin gồm có các bộ phận hoá học như 1 hoặc nhiều pin
điện, pin nhiên liệu và pin chảy. Vật cổ nhất được coi như pin là pin Baghdad, từ
giữa khoảng 250BC và 640AD. Sự phát triển hiện đại của pin bắt đầu với pin Voltaic
sáng tạo bởi nhà vật lý người Ý Alessandro Volta vào năm 1880. Ngành công nghiệp
pin trên toàn thế giới thu được 48 tỉ USD hàng năm (số liệu năm 2005_wikipedia).

2. Lịch sử hình thành


Có một vài bằng chứng – trong cấu tạo của pin Baghdad (khoảng 250BC đến 640AD) -
rằng pin điện đã được sử dụng ở thời cổ đại. Kiến thức cổ xưa trong lịch sử ngành
điện chỉ ra rằng không có một mối quan hệ liên tục nào được biết đến với sự phát
triển của pin hiện đại. Giả thuyết những thiết bị này có chức năng điện, mặc dù
đáng tin cậy, nhưng vẫn không được chứng minh, vì những thiết bị khai quật được ở
Ai Cập không được xác nhận là pin. Cũng không có tài liệu hay hình vẽ hoặc bằng
chứng nào như dây hoặc vật mạ điện chứng minh mục đích sử dụng của những vật thể
này là pin điện.
Vào năm 1748, Benjamin Franklin, tiến hành những nghiên cứu cơ bản về điện, đã
dùng thuật ngữ battery (pin) để diễn tả một mạng các thiết bị chứa có thể sạc,
được biết đến vào thời điểm đó ở dạng bình Leyden. Daniel Gralath là người đầu
tiên kết hợp rất nhiều bình Leyden thành một dãy để tích được nhiều điện hơn.
Thuật ngữ battery được dùng để miêu tả một loạt các khẩu súng đại bác trên đất
liền và trên biển, có thể đánh bại kẻ thù một cách hiệu quả.
Vào năm 1786, trong khi đang nghiên cứu ảnh hưởng sinh học của dòng điện, Luigi
Galvani đã chế tạo ra một thiết bị có thể tạo ra dòng điện bằng các tính chất hoá
học, nhiều hơn dòng điện được tạo ra bởi các máy phát tĩnh điện trước đây, mặc dù
ở một điện áp thấp hơn – đó là pin điện (the galvanic cell). Đây là một chu trình
bao gồm 2 kim loại không đồng dạng nối với nhau, cực dưới của chúng nhúng vào dung
dịch muối. (2 kim loại giống nhau sẽ không tạo ảnh hưởng điện hoá). Dạng tự nhiên
của pin điện (thường gọi là pin Volta, hoặc pin điện hoá) đã được Volta làm sáng
tỏ một phần trong những năm 1790. Năm 1800 Volta xếp nhiều pin điện thành 1 mạng
lưới tạo thành pin Voltaic (the Voltaic pile). Rất nhiều người châu Âu vẫn sử dụng
từ pile để miêu tả pin volta - thứ mà ngày nay trong tiếng Anh là từ battery.
(Thuật ngữ battery không dùng đến khi tả tụ điện). Năm 1801, Volta trình diễn pin
Voltaic cho Napoleon Bonaparte (người sau này đã phong tước cho ông vì những phát
minh).

Có thể thấy Volta đã tạo thành các ngăn bằng các xếp liên tục các lớp kẽm, giấy
thấm nhúng trong nước muối và bạc.
Cộng đồng khoa học vào thời gian này còn gọi loại pin này là pile (đơn giản vì
Volta đã xếp 1 pin lên 1 pin khác) hoặc là accumulator (ăc quy – vì nó chứa sự
tích điện) hoặc là an artificial electrical organ (bộ phận điện nhân tạo). Tất cả
các pin điện hoá đều tạo ra 1 dòng electron chạy theo 1 hướng, được coi là hướng
dòng điện.
Dưới đây là lịch sử vắn tắt của các loại pin và cách sử dụng của chúng.
Pin khô là loại pin điện áp cao dòng thấp bán vĩnh cửu, được chế tạo ra vào đầu
thế kỷ 19 từ lá bạc, lá kẽm và giấy. Lá đĩa có đường kính 2cm, được xếp thành
chồng dày và sau đó được nén trong ống kính có nắp bịt và bộ phận ốc, hoặc đơn
giản xếp đống giữa 3 que kính và tấm bịt bằng gỗ. Đó là 1 loại của pin Voltaic,
với điện thế ra thay đổi trong khoảng hàng kilovolt. Thực tế đây là pin tĩnh điện.
Nó giống như 1 pin khô vì ngoài không khí ẩm, không có chất điện phân nào khác.
Năm 1880 William Nicholson và Anthony Carlisle dùng pin để phân tích nước thành
hiđrô và oxy. Cùng lúc Humphry Davy cũng quan tâm về ảnh hưởng hoá học này. Davy
nghiên cứu sự phân ly của các chất (gọi là chất điện phân). Năm 1813 ông sáng chế
ra pin cặp 2000 tấm dựa trên nền móng của Hội đồng khoa học hoàng gia Anh, bao phủ
889 ft2 (83m2). Từ đây, Devy suy luận rằng chất điện phân là chất tác dụng trong
pin Voltaic tạo ra dòng điện. Năm 1820 nhà nghiên cứu người Anh John Frederic
Daniell đã phát triển pin Voltaic. Pin Daniell bao gồm bản đồng và kẽm và sunfat
đồng và kẽm. Nó được dùng trong máy điện báo và chuông cửa. Một vài nhà nghiên cứu
về pin đã gọi pin Daniell là pin trọng trường vì lực trọng trường đã giữ 2 muối
sunfat tách rời nhau. Tên gọi crowfoot cell (pin rạn) cũng được sử dụng phổ biến
vì hình dạng của điện cực kẽm trong pin.

Pin Daniell
Giữa 1832 và 1834 Michael Faraday hướng dẫn thí nghiệm với 1 vòng tròn sắt, điện
kế nối với 1 pin. Khi pin được nối hoặc ngắt, kim điện kế bị lệch. Faraday còn
phát triển quy luật thay đổi ion trong phản ứng hoá học của pin. Năm 1839 William
Robert Grove phát minh ra pin nhiên liệu đầu tiên, loại pin tạo ra năng lượng điện
bằng cách kết hợp hiđrô và oxy. Grove cũng tạo ra 1 dạng khác của pin Voltaic sử
dụng điện cực kẽm và platin. Các điện cực này được đặt vào 2 axit ngăn cách bởi
màng.

Pin Bunsen
Những năm 1860 George Leclanché người Pháp phát minh ra pin kẽm – cacbon. Đây là
pin ướt, các điện cực được nhúng vào dung dịch điện phân. Nó thô, dễ sản xuất và
có tuổi thọ hợp lý. Một dạng pin khô được phát triển thêm sau này bằng cách bao
kín pin và thay dung dịch điện phân bằng bột ướt. Pin Leclanché là 1 loại của pin
sơ cấp (không sạc được). Cũng vào những năm 1860, Raymond Gaston Planté phát minh
ra pin chì – axit. Ông nhúng 2 tấm mỏng chì rắn – ngăn cách bởi lớp cao su – vào
dung dịch axit sunfuric pha loãng để tạo ra loại pin thứ cấp (sạc được). Tuy
nhiên, phát minh đầu tiên có tuổi thọ rất ngắn. Khoảng 1881, Émile Alphonse Faure,
cùng các đồng nghiệp, đã tạo ra loại pin sử dụng hỗn hợp chì oxit cho tấm điện cực
dương. Chúng có tác dụng tăng tốc độ phản ứng và tăng hiệu quả. Năm 1878, pin
không khí được sáng chế. Năm 1897, Nikola Tesla nghiên cứu ra pin cacbua nhẹ và
pin chưa oxy-hiđrô. Năm 1898 Nathan Stubblefield nhận bằng sáng chế (US600457) cho
một loại pin tạo ra từ dây đồng và dây sắt bọc vải cắt trong 1 cuộn, loại pin này
cần được chôn trong đất ẩm: cuộn điện phân giống như 1 loại “pin trái đất” (earth
battery). Thomas Edison năm 1900 cũng phát minh ra pin nickel, và năm 1905 – pin
nickel - sắt.
Điện thoại thời đầu phải có pin đặt ở từng cái, thường là 1 đôi pin khô cao 6inch.
Đầu thế kỷ 20, chúng được thay thế bằng pin chì – axit có thể sạc được. Hướng dẫn
của pin khô D năm 1896 dẫn tới việc ánh sáng điện thay thế đèn dầu hoặc nến. Các
phương tiện chạy bằng điện dùng pin trở nên phố biến vào đầu thế kỷ 20, cung cấp
năng lượng bởi pin chì – axit có thể sạc. Sau đó chúng bị thay thế bằng ô tô năng
lượng gas khi bộ đánh điện được phát minh, dựa trên độ dao động thấp và chậm của
tốc độ ô tô điện. Khi bộ thu nhận sóng vô tuyến ống chân không trở nên phổ biến
những năm 1920, chúng sử dụng pin - sự tiêu thụ chính. Trong vòng 1 vài năm bộ pin
bị thay thế bởi năng lượng cung cấp từ điện từ các thiết bị khác hơn là thiết bị
cầm tay hoặc thiết bị dùng trong những vùng không có điện.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Samuel Ruben và Philip Rogers Mallory
phát minh ra pin thuỷ ngân, và vào những năm 1950 Russell S.Ohl chế tạo 1 dạng
silicon có thể tạo các electron tự do, và vào năm 1954 Gerald L. Pearson, Daryl M.
Chapin và Calvin S. Fuller sản xuất được nhiều dạng gắn vào nhau, tạo ra pin mặt
trời đầu tiên. Năm 1956 Francis Thomas Bacon phát minh pin năng lượng hiđrô – oxy.
Năm 1959 ở phòng thí nghiệm ở Parma, Ohio của công ty pin Eveready, Lewis Urry
phát minh ra pin kiềm nhỏ. Vào những năm 1960, các nhà nghiên cứu người Đức sáng
chế ra pin chì – axit có chất điện phân dạng gel.
Pin Clark, đặt theo tên người phát mình – Josiah Latimer Clark, trong rất nhiều
năm được sử dụng như một pin tiêu chuẩn cung cấp điện áp chuẩn. Nó bị pin Weston
thay thế vào năm 1905 (loại pin này được sử dụng đến năm 1972). Từ đó, tiêu chuẩn
điện áp của US được quy theo tiêu chuẩn điện áp nối tiếp Johnson, yêu cầu sử dụng
chất siêu dẫn ở nhiệt độ thấp. Ở đây, phép đo tần số dao động dòng qua các chỗ nối
xác định sự thay đổi điện áp qua chỗ nối ấy.
Hầu hết các chất rắn hoặc vật ướt có đủ ion để dẫn điện đều có thể đóng vai trò
chất điện phân trong pin. Ta có thể cho 2 chất điện phân vào trong 1 quả chanh, củ
khoai tây, thuỷ tinh... và tạo ra 1 lượng điện nhỏ. Năm 2005, đồng hồ 2 củ khoai
tây rất phổ biến, chúng gồm 1 đôi pin, mỗi chiếc là 1 của khoai tây (hoặc 1 quả
chanh ...) được nhét 2 chất điện phân vào, nối với nhau tạo thành 1 cục pin có đủ
điện áp để cung cấp cho 1 chiếc đồng hồ.
Bạn có thể tạo pin Voltaic riêng của mình sử dụng những đồng xu và khăn tắm. Trộn
muối và nước (lượng muối nhiều nhất mà nước có thể chứa) và nhúng khăn tắm vào
nước muối. Sau đó tạo pin bằng các đồng xu và nickel. Quan sát điện áp và dòng
điện tạo ra. Thử với số lớp khác nhau, các kim loại khác và quan sát sự thay đổi
điện áp.
Một trong những loại pin đơn giản nhất bạn có thể tự tạo là pin cacbon - kẽm. Khi
có 1 bình axit sunfuric, cho 1 que kẽm vào và ngay lập tức axit sẽ phản ứng với
kẽm, khí hiđrô thoát ra, que kẽm và axit nóng lên.
Phân tử axit phân ly thành 3 ion: 2 ion H+ và 1 ion SO42-
Kẽm trên bề mặt mất 2e- trở thành Zn2+.
Zn2+ kết hợp với SO42- tạo ZnSO4, hoà tan vào dung dịch axit.
Electron từ kẽm kết hợp với H+ của axit tạo khí hiđrô thoát ra khỏi điện cực.
Bây giờ nếu nối 1 sợi dây giữa cực kẽm và cực cacbon: dòng electron qua dây, kết
hợp với hiđrô trên cực cacbon, tạo H2. Sử dụng dòng e chạy qua dây đó để đo điện
áp dòng điện do pin tạo ra.
3. Khái niệm chung về pin - ắc quy:
Pin là một thiết bị chuyển hoá trực tiếp hoá năng thành điện năng.
Pin bao gồm 1 hoặc nhiều pin voltaic (cell).

Kí hiệu quy ước không nói lên số lượng pin voltaic (cell). Điểm cực dương hay điện
cực là đường kẻ ngang dài hơn, làm từ chất rắn hoặc chất lỏng, chia các điểm cực.
Các điểm cực của chúng không được nối điện trực tiếp. Hình vẽ cho thấy: không có
đường nối điểm cực âm ở đỉnh pin với điểm cực dương ở đáy pin, nhưng thực tế chúng
được nối điện trực tiếp.
Chất điện phân là các ion phản ứng hoá học ở các điện cực. Hoá năng được chuyển
hoá thành điện năng nhờ các phản ứng hoá học chuyển các điện tích giữa điện cực và
chất điện phân tại bề mặt của chúng. Những phản ứng như vậy được gọi là faradaic
(cảm ứng), làm cho dòng điện có thể truyền qua pin. Thực ra, phản ứng không truyền
điện tích (non-faradaic) vẫn xảy ra ở bề mặt phân cách điện cực - chất điện phân.
Phản ứng không truyền điện tích là 1 nguyên nhân khiến cho pin voltaic (thường là
pin chì – axit ở ắc quy ô tô) sụt giảm khi không sử dụng.
Khoảng năm 1800, Alessandro Volta nghiên cứu ảnh hưởng của các diện cực khác nhau
trong mạng lưới suất điện động (electromotive force – emf) của nhiều loại pin
voltaic khác nhau. Ông chỉ ra rằng E là hiệu của E1 và E2 liên quan tới 2 mặt phân
cách điện cực - chất điện phân. Do đó điện cực đồng nhất có E=0. Volta chưa thấy
rằng emf có liên quan tới phản ứng hoá học. Ông nghĩ rằng pin của ông là nguồn
năng lượng vô tận, và những ảnh hưởng hoá học liên quan (vd sự va chạm) chỉ gây
phiền toái, khác với Michael Faraday chứng minh vào năm 1830 đó là sản phẩm phụ
của quá trình hoạt động.
Emf được đo bằng đơn vị volt. Pin voltaic thường được đánh giá trên thuật ngữ
volt. Điện áp qua các điểm cực của pin được gọi là điện áp cực (terminal voltage).
Điện áp cực của pin không thể sạc hoặc xả bằng với suất điện động của nó (điện áp
xả nhỏ hơn emf, còn điện áp sạc lớn hơn emf).
Hầu hết pin voltaic ở khoảng 1.5volts do dạng tự nhiên của phản ứng hoá học bên
trong. Pin Liti có thể có 3volts hoặc hơn, vì hợp chất liti có thế năng điện hoá
cao. Tuy nhiên, hợp chất liti cũng rất nguy hiểm.
Mô hình quy ước của pin voltaic có điện trở trong như được vẽ phía ngoài pin. Đây
là đương lượng Thevenin, tuy nhiên nó đã đơn giản hoá vật lý và hoá học. Ở những
mô hình chính xác hơn (và phức tạp hơn), pin voltaic được hình dung như 2 bơm
điện, mỗi cái ở 1 điểm cực ( phản ứng truyền điện tích xảy ra ở bề mặt phân cách
điện cực - chất điện phân tương ứng), được phân chia bởi điện trở trong ở mức độ
lớn phụ thuộc vào chất điện phân. Kể cả khi đã đơn giản hoá, cũng chưa thể giải
thích tại sao hoá tính của pin voltaic lại phụ thuộc mạnh vào tốc độ xả của nó. VD
1 pin được xả nhanh (nhưng không hoàn toàn) sẽ tự hồi lại sau thời gian chờ, trong
khi pin xả chậm (hoàn toàn) lại không hồi nhanh.
Mô tả đơn giản nhất về pin gồm có các đại lượng: điện áp, điện trở trong và công
suất. Theo quy tắc, năng lượng của pin bằng với tích của suất điện động và công
suất của nó.
4. Công suất pin:
Công suất của pin để chứa điện tích thường được diễn tả bằng đơn vị ampere hours
(1A.h=3600coulombs). Nếu 1 pin có thể cung cấp 1A trong 1h, nó có công suất 1A.h.
pin có càng nhiều nguyên liệu điện cực và chất điện phân thì có công suất càng
lớn. 1 pin AAA mỏng có công suất ít hơn 1 pin D loại lớn hơn, mặc dù nó có chung
phản ứng hoá học tạo ra cùng điện áp cực (vd pin kiềm). Vì phản ứng trong pin,
công suất của pin phụ thuộc vào điều kiện tự xả như cường độ dòng, thời gian của
dòng, điện áp cực cho phép của pin, nhiệt độ và các yếu tố khác.
Các nhà sản xuất pin sử dụng công cụ chung để xác định cách đánh giá pin của họ.
Pin được xả ở một tốc độ dòng ổn định trong thời gian không đổi (vd 10 hoặc 20h)
tới 1 set điện áp 1 pin. Như vậy pin 100A.h cung cấp 5A cho 20h ở nhiệt độ phòng.
Hiệu suất của pin là khác nhau ở những tốc độ xả khác nhau. Khi xả ở tốc độ thấp,
năng lượng của pin được sử dụng hiệu quả hơn xả ở tốc độ cao (định luật Peukert).

5. Tuổi thọ của pin:


Ngay cả khi không tháo ra khỏi gói, mỗi năm pin sơ cấp (dùng 1 lần) mất 2-25% điện
tích ban đầu. Tốc độ này phụ thuộc đáng kể vào nhiệt độ, vì thường phản ứng hoá
học xảy ra mãnh liệt hơn khi nhiệt độ tăng. Đây chính là tốc độ tự xả (self
discharge rate) và phụ thuộc vào phản ứng không truyền điện tích (không tạo dòng),
xảy ra bên trong pin ngay cả khi không sử dụng. Pin nên được để ở nơi có nhiệt độ
thấp để giảm tốc độ này xuống. Một số người đã thử để pin không sử dụng trong tủ
lạnh hoặc máy làm lạnh để tăng tuổi thọ của pin. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
đều làm giảm hiệu suất.
Pin có thể sạc (rechargeable battery) tự xả mạnh hơn pin kiềm dùng 1 lần, tới
3%/ngày (phụ thuộc vào nhiệt độ). Dựa trên thời gian ngắn này, chúng không nên bị
vứt trong ngăn kéo, và sau đó dùng để cung cấp năng lượng cho đnè hoặc radio nhỏ
trong trường hợp khẩn cấp. Vì lí do này, nên giữ 1 vài pin kiềm. NiCd thường đã
“chết” khi bạn mua, và phải sạc trước khi sử dụng lần đầu.
Hầu hết pin NiMH và NiCd có thể sạc hàng trăm lần.
Pin chì – axit có thể sạc có tuổi thọ thấp hơn. Do chấn động, shock, nhiệt, lạnh
và sự sunfat hoá các tấm chì, một số pin tự động chỉ được 6 năm sử dụng.
Pin dự trữ đặc biệt (dùng cho thiết bị khẩn cấp hoặc vũ khí) giữ chất điện phân
của pin ngăn cách với các tấm cho đến khi pin được kích hoạt, cho phép pin chứa
đầy chất điện phân. Thời gian của những pin này có thể là hằng năm hoặc hàng thập
kỷ. Tuy nhiên sản xuất chúng đắt hơn loại thông thường.

6. Các loại pin:


Pin sạc được và pin dùng 1 lần
Pin có thể phân loại một cách chung nhất thành 2 loại: pin sạc được (rechargeable)
và pin không sạc được (non-rechargeable) – dùng 1 lần (disposable). Mỗi loại đều
được sử dụng rộng rãi.
Pin không sạc được, còn gọi là pin sơ cấp (primary cell) chỉ dùng 1 lần và vứt bỏ.
Loại này dùng phổ biến ở các thiết bị cầm tay với độ sử dụng cạn kiệt thấp, sử
dụng không đều đặn hoặc xa các nguồn năng lượng liên tục. Pin sơ cấp thường dùng
cho đồng hồ và thiết bị truyền thông có năng lượng điện dùng không thường xuyên.
Pin sơ cấp không sạc được, vì phản ứng hoá học không dễ diễn ra theo chiều ngược
lại. Các nhà sản xuất pin không khuyến khích việc thử sạc pin sơ cấp.
Ngược lại, pin thứ cấp có thể sạc ngay sau khi chúng cạn kiệt. Việc này được thực
hiện bằng cách cung cấp dùng điện bên ngoài, đảo ngược phản ứng hoá học xảy ra khi
sử dụng. Thiết bị dùng để sạc pin gọi là bộ sạc.
Loại pin sạc được lâu đời nhất còn sử dụng đến ngày nay là pin ướt chì – axit.
Loại pin này đáng chú ý ở chỗ nó có 1 hộp hở chứa chất lỏng, nên pin cần được để
thẳng đứng, bề mặt cần thông gió để tiếp xúc với khí hiđrô thoát từ pin khi quá
đầy. Pin chì – axit chứa lượng lớn năng lượng điện. Mặc dù vậy, nó có giá thành rẻ
và cường độ dòng lớn. Công nghệ sản xuất pin chì – axit cũng rất phổ biến ở Việt
Nam, vì vậy chúng tôi chọn công nghệ này để giới thiệu trong phần sau.
Một dạng phổ biến của pin chì – axit là ắc quy ô tô pin ướt hiện đại (modern wet-
cell car battery). Nó có thể cung cấp 10.000 watts trong 1 thời gian ngắn và dòng
ra cực đại từ 450 đến 1100 amperes. Một dạng phát triển khác của chì – axit là pin
dạng gel (gel battery), trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp tự động hoá như
một sự thay thế cho pin chì – axit ướt. Pin dạng gel chứa chất điện phân bán rắn
để ngăn sự đổ ra, sự bốc hơi chất điện phân, hết khí, đồng thời tăng điện trở để
giảm ảnh hưởng của dao động và nhiệt.
Một loại pin khác Absorbed Glass Mat (AGM) treo chất điện phân trong 1bóng thuỷ
tinh để đạt kết quả tương tự. Pin sạc được còn có :NiCd, NiMH, Li-ion (sắp xếp
theo độ tăng mật độ năng lượng và giá thành)

Các loại kích thước của pin - ắcquy:


Kích thước pin thông thường liên quan đến hình dạng, và vị trí cực của 1 cục pin.

Pin hoá học sơ cấp


Pin hoá học Điện áp pin Đặc điểm
Kẽm – cacbon 1.5 Rẻ
Dùng cho những thiết bị cần dung lượng pin thấp
Kẽm – clo 1.5 Rẻ
Gần với pin Kẽm – cacbon nhưng tuổi thọ dài hơn
Pin kiềm
(kẽm – mangan đioxit) 1.5 Điều tiết mật độ năng lượng
Tốt cho sử dụng cạn kiệt mức độ cao và thấp
Liti
(liti - sắt đisunfit)
LiFeS2 1.5 Đắt
Sử dụng cho pin thêm
Liti
(liti - sắt đisunfit)
LiMnO2 3.0 Đắt
Chỉ sử dụng cho những thiết bị dùng cạn kiệt mức độ cao hoặc có thời gian sử dụng
dài (dựa vào tốc độ tự xả thấp) như camera kỹ thuật số.
Thuỷ ngân oxit 1.35 Sử dụng cạn kiệt mức độ cao và điện áp ổn định (thường dùng
cho đồng hồ số)
Cấm ở hầu hết các nước vì ảnh hưởng đến sức khoẻ
Kẽm – không khí 1.35 – 1.65 Dùng chủ yếu cho máy trợ thính
Bạc oxit (bạc – kẽm) 1.6 Rất đắt
Chỉ dùng (về phương diện thương mại) ở pin hình cúc áo
Pin nhiệt Nhiệt độ dự trữ cao
Dùng cho các thiết bị quân đội.

Pin hoá học sạc được


Hoá học Điện áp pin Đặc điểm
Pin chì - axit Rẻ
Mật độ năng lượng thấp
Thường dùng cho phương tiện, hệ thống báo và thiết bị cung cấp năng lượng liên tục
NiCd 1.2 Rẻ
Sử dụng cạn kiệt mức độ cao/ thấp, điều chỉnh mật độ năng lượng
Tốc độ tự xả cao
Vòng đời dài nhất (hơn 1500 vòng)
Mật độ năng lượng thấp
NiMH 1.2 Đắt, thiết bị sử dụng cạn kiệt mức độ cao
Điều tiết tốc độ tự xả
Liti ion 3.6 Không phổ biến ở các loại kích cỡ pin thường gặp
Phổ biến ở pin laptop, MP3player, các thiết bị số cầm tay
Tốc độ tự xả rất thấp
Pin NaS
Pin Nickel - sắt
Pin Natri – kim loại clorit
Pin muối chảy

Các loại Pin thông dụng


Dưới đây là hình ảnh một số loại Pin thông dụng có trên thị trường.

Pin Zinc carbon Điện áp 1.5V


Đây là loại Pin đã có từ rất lâu. Pin carbon - kẽm có giá rất rẻ. Đây là lựa
chọn tốt cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng (đèn pin và đồ chơi). Các loại pin
trong nước sản xuất như pin con thỏ , con ó...thường thuộc loại này. Do có nội trở
cao, không sử dụng loại pin này cho các thiết bị như máy ảnh được. Pin có thể duy
trì cho các thiết bị có dòng nhỏ như đồ chơi, bảng điều khiển. Chú ý rằng, nếu
dùng lâu mà không kiểm tra, dung dịch điện phân trong Pin có thể sẽ chảy ra phá
hỏng các tiếp điểm gá pin, nếu chảy vào mạch điện, có thể gây chập, hỏng mạch. Nên
kiểm tra thường xuyên 2-3 tháng hoặc thay luôn khi thấy có hiện tượng vỏ pin ẩm
hoặc phồng (Có thể pin vẫn còn cung cấp được điện, nhưng nếu để dùng tiếp, pin sẽ
chảy) Mức tự xả của pin tròn carbon kẽm tối đa là 4%/năm.

Pin Alkaline (Pin kiềm) Điện áp 1.5V.


Có thể mua được pin loại này khá dễ dàng. Nếu bạn dùng với máy ảnh số thì thời
gian sử dụng sẽ ngắn. Tuy vậy với giá khá rẻ pin Alkaline vẫn là lựa chọn của
nhiều người. Pin Alkaline có chất lượng tốt trên thị trường do các hãng danh tiếng
như Fuji hay Duracell sản xuất. Khi sử dụng điện áp và khả năng chịu tải của pin
alkaline giảm dần dần . Nhờ vậy, người dùng có thể nhận biết được thời điểm hết
pin.
Pin alkaline có nội trở nhỏ, khả năng chịu tải cao, có thể bảo quản trong nhiều
năm, suy yếu trung bình 2%/năm. Pin có thể sử dụng tốt cho những thiết bị tiêu thụ
dòng nhỏ như đồng hồ treo tường hoặc điều khiển các loại như Tivi, điều hòa... Chú
ý về Pin như Pin Cacbon kẽm.

Niken Cadimi (Ni-Cd) điện áp 1.2V


Ni-Cd, là Pin có nội trở nhỏ do đó rất phù hợp khi dùng với máy ảnh số, đèn
flash.... Pin này có số lần sạc lại nhiều nhất, lên tới 1000 lần, tuy nhiên bạn
phải cẩn thận khi sử dụng vì pin Ni-Cd rất độc.
Một trong số các yếu điểm của pin Ni-Cd là điện thế giảm đột ngột ở cuối chu kỳ
xả. Sự giảm đột ngột này không nhanh bằng pin Ni-MH nhưng thấy rõ so với pin
Alkaline. Vì vậy, để tránh “cái chết đột ngột này” bạn nên có pin dự phòng khi đi
xa hay làm những việc quan trọng.
Một đặc điểm Ni-Cd là hiệu ứng nhớ (memory effect). Đây là hiện tượng suy giảm
tuổi thọ nhanh chóng nếu không sử dụng pin đúng cách. Hiện tượng này được giải
thích như sau: khi bạn sạc pin Ni-cd với dòng sạc nhỏ hoặc dùng pin không kiệt đã
sạc lại thì một số hợp chất hoá học sẽ tích tụ ở cực âm của pin. Nếu bạn tiếp tục
sạc kiểu này, các hợp chất tích tụ ngày càng nhiều thêm và làm giảm khả năng tích
lũy năng lượng. Cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là dùng pin cho đến hết hay
xả trước khi sạc. Các bộ sạc pin Ni-Cd tốt thường có nút bấm để xả pin rồi tự
động sạc khi điện áp tụt đến mức thấp nhất.

Pin Ni-MH (Nickel Metal Hidride) Điện áp 1.2V.


Pin Ni-MH dạng “AA” có thể dùng với hầu như tất cả các thiết bị đang dùng pin
Alkaline và Ni-Cd. Pin Ni-MH có khả năng lưu trữ năng lượng tốt và nội trở nhỏ.
Đây là lực chọn phổ biến vì pin Ni-MH có hiệu ứng nhớ ít hơn Ni-Cd và dung lượng
pin cao hơn hai lần pin Ni-Cd. Với pin này bạn có thể sạc bất cứ lúc nào mà không
cần phải xả pin.Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong tình trạng đó, pin vẫn bị chai.
Ngoài ra nó có thể bị hỏng vì nhiệt nếu sạc quá lâu. Bạn nên sử sụng bộ sạc pin
chất lượng cao. Có điều khiển tự động để tránh điều này.Khi mua pin Ni-MH, bạn nên
mua các loại có dung lượng cao (cỡ 1800mAh trở lên). Trên thị trường có thể mua
pin Ni-MH của các hãng như Sanyo, Panasonic, Sony... có dung lượng 2000-2500mAh
với giá khoảng 140.000 - 250.000 đ/vỉ 4 viên cỡ AA. một lưu ý nữa là không nên
dùng sạc của pin Ni-Cd cho pin Ni-MH để tránh cháy, nổ pin nhất là khi dùng bộ sạc
nhanh. Sau khi sạc hãy bỏ pin khỏi bộ sạc để tránh hao điện trong pin.

Pin silver oxide (oxit bạc) Điện áp 1.5V.


Đôi khi ta thấy Pin này có điện áp 6V hoặc 12V. đó là do có nhiều pin nhỏ nối tiếp
ở bên trong. Pin này hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thấp, nội trở nhỏ và
có khả năng chịu tải xung.
Pin silver có độc tính cao không thông dụng do giá rất đắt. Bạn có thể thấy loại
pin này trong một số loại đồng hồ, máy trợ thính, và các máy ảnh tiêu thụ ít năng
lượng. Ngoài ra, do Pin khi hết không chảy nước nên rất được ưa chuộng khi gắn
trực tiếp lên bo mạch như Pin CMOS trong máy vi tính.

Cấu tạo chi tiết pin bạc – oxit.

Pin Lithium-lon (Li-lon) Điện áp 3.7V


Pin Li-ion hiện nay được sử dụng trong nhiều trong các thiết bị cao cấp như điện
thoại di động, PDA, máy ảnh đắt tiền và máy tính xách tay...nó có thể lưu trữ
nhiều năng lượng hơn pin Ni-Cd và Ni-MH trên cùng một dung tích, nhưng cũng đắt
hơn nhiều do công nghệ chế tạo và chất liệu được sử dụng. Trong mỗi viên pin Li-
ion thường có mạch điều khiển quá trình sạc và bảo vệ pin. Một khối Pin máy tính
xách tay có thể có nhiều viên Pin (Cell) ghép lại để có được điện áp và dòng đủ
lớn. Ví dụ Pin có điện áp 14.8V tức là có 4 viên Pin 3.7V nối tiếp nhau (4 cells).
Pin Li-ion suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể bạn dùng hay không dùng nó.
Vì vậy khi mua pin, bạn cần được đảm bảo rằng pin mới được sản xuất. Bạn có thể
sạc pin bất cứ lúc nào, đầy hay hết không quan trọng nhưng Pin sẽ giảm chất lượng
sau mỗi lần sạc. đó là lý do tại sao các chương trình kiểm tra pin (Battery
monitoring) trên máy tính xách tay đếm cả số lần sạc pin. Thường thì tuổi thọ của
Pin khoảng 500 lần sạc, nhưng khi đó Pin chỉ còn 20-30% dung lượng so với ban đầu.

Cấu tạo chi tiết pin Li-ion

Pin Lithium-Polymer (Li-Po) Điện áp 3.7V


Là thế hệ pin mới và cũng đắt tiền nhất nên chỉ xuất hiện trong các thiết bị PDA
và điện thoại di động cao cấp. Pin Li-Po có chất điện phân dạng rắn khác với điện
phân lỏng như hầu hết các loại pin khác. Điều đó có nghĩa nó có trọng lượng nhẹ
hơn nhiều so với các loại pin khác và nhà sản xuất có thể chế tạo pin Li-Po với
bất kỳ hình dạng nào. Như Pin theo hình bên là Pin cho PDA SONY NR70V. Pin chỉ có
chiều dày 2mm. Đựng trong túi Polimer và có dòng cung cấp tới 1200mAh.
Pin Li-Po nhẹ và có khả năng lưu trữ năng lượng nhiều hơn bất kỳ loại pin nào kể
trên vì vậy rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các thiết bị cầm tay hiện
nay . Các chú ý về cách sử dụng cũng như các đặc tính Pin này cũng như Pin Li-ion.

7. Nguyên liệu chế tạo pin:


• Vật liệu anot:(từ chất kém nhất đến tốt nhất)
1. Vàng
2. Platin
3. Thuỷ ngân
4. Palađi
5. Bạc
6. Đồng
7. Hiđrô
8. Chì
9. Thiếc
10. Niken
11. Sắt
12. Crôm
13. Kẽm
14. Nhôm
15. Magiê
16. Liti

• Vật liệu làm catot: (từ chất tốt nhất đến chất kém nhất)
1. Ferat
2. Oxit sắt
3. Oxit đồng
4. Iốt
5. Oxit thuỷ ngân
6. Oxit coban
7. Mangan đioxit
8. chì đioxit
9. Oxit bạc
10. Oxy
11. Niken oxyhiđrôxit
12. Niken đioxit
13. Bạc peoxit
14. Pemanganat (thuốc tím)
15. Brômat
Vì phần sau báo cáo trình bày về công nghệ sản xuất pin chì- axit nên chúng tôi
trình bày sơ qua các nguyên liệu chính (cụ thể sẽ được nêu trong phần thuyết trình
về công nghệ):
Hộp nhựa co dãn
Các tấm chì ở trong làm cực dương và âm
Tấm tách làm từ chất liệu xốp tổng hợp
Chất điện phân, dung dịch pha loãng của axit sunfuric và nước, được biết đến
như axit ắc quy.
Cực chì, điểm nối giữa pin và vật nhận năng lượng
PHẦN II
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1. Công nghệ sản xuất chung của pin - ắc quy
• Các tấm:
Có 2 loại chung: Faure và Plante. Faure, loại bột nhão, được sử dụng rộng rãi
trong tự động hoá. Trong sản xuất tấm bột nhão có rất nhiều bước:
• Đặt lưới:
Lưới là bộ xương của tấm. Nó có 2 chức năng: hỗ trợ các kim loại hoạt động yếu và
dẫn điện. Lưới được làm từ hợp kim chì antimon được nấu chảy và đổ vào khuôn. Chì
sạch rất mềm và dễ bị tấn công bởi chất điện phân, và antimon được thêm vào để
tăng độ cứng và điện trở đối với ảnh hưởng của chất điện phân trong pin. Lượng
antimon sử dụng thay đổi, nhưng thường từ 8 - 10%.
Quá trình đặt đòi hỏi một số kỹ năng, hợp chất kim loại thích hợp và nhiệt độ của
cả kim loại và khuôn đều rất quan trọng trong việc bảo vệ lưới khỏi chỗ rỗ. Một số
nhà sản xuất đặt cả 2 lưới cùng 1 lúc vào từng khuôn, và 2 tấm liên kết với nhau
dọc theo cạnh đáy.
• Cắt lưới:
Khi vật đúc đã được làm lạnh, chúng được đổ ra khỏi khuôn và đưa qua máy nén hoặc
máy cắt sẽ cắt đi cửa đúc và cạnh nhám. Lưới được kiểm tra kỹ, những chỗ co, mất
hoặc những khuyết điểm khác sẽ bị loại bỏ. Lưới được đưa ra dán bột nhão.

Lưới đã cắt và chuẩn bị dán bột nhão

Giá treo nặng ở phía góc trên là cam dẫn điện dùng để truyền dòng điện đến dải.
Những vấu này sau đó được đốt khi lắp ráp pin. Dải vật liệu được thêm các điểm
cực. Những đường gân đứng của lưới chạy thẳng qua tấm, tạo tính cơ khí và tính dẫn
điện, khi những đường gân ngang nhỏ nằm ở bề mặt và mặt đối diện.
• Bột nhão:
Có rất nhiều công thức cho bột nhão, sau đó được chuyển thành nguyên liệu hoạt
động, và mỗi công thức là 1 bí mật của nhà sản xuất. Cơ bản nhất là chì oxit, cả
chì đỏ (Pb3O4) .Litharge (PbO), hoặc là 1 hỗn hợp của cả hai, được làm thành bột
cùng với chất lỏng như axit sunfuric loãng. Trộn oxit và chất lỏng tạo thành một
loại bột nhão có tính toán trước cho lưới, cùng lúc đưa ra số lượng thích hợp của
chất liên kết sẽ gây ra trạng thái rỗ, đồng thời lien kết nguyên liệu hoạt động,
đặc biệt là ở cực dương. Chì đỏ thường chiếm ưu thế ở bột nhão cực dương, và
litharge ở cực âm, vì sự kết hợp này yêu cầu ít nhất năng lượng để hình thành oxit
nguyên liệu hoạt động.
Các cực âm và dương
Chì oxit dùng để chuẩn bị bột nhão dán vào lưới là dạng bột, nếu khô sẽ rơi ra
khỏi lưới. Trộn chúng với axit để tạo bột nhão sẽ tạo sự kết dính. Axit sunfuric
đặt oxit vào trạng thái nhão mong muốn, nhưng có nhược điểm là gây ra phản ứng hoá
học làm thay đổi tỷ lệ của oxit và chì sunfat làm cứng bột. Khi sử dụng axit, cần
làm nhanh ngay sau khi oxit được trộn cùng axit sunfuric để tạo bột.
Bột nhão có thể gồm cả những nguyên liệu kết dính như amoni hoặc magiê sunfat.
• Đặt bột nhão:
Sau khi oxit được trộn tạo thành bột, chúng được dán vào lưới. Công đoạn này có
thể làm bằng tay hoặc bằng máy. Nếu làm bằng tay, chúgn được dính vào mặt lưới
bằng các công cụ gỗ (hình cái bay). Thời gian làm ngắn để bột không bị cứng. Làm
bằng máy có ưu điểm tạo được mật độ thích hợp (do có áp suất dính bột vào lưới
cùng lúc).
• Làm khô bột:
Bằng cách để nguyên trong không khí hoặc thổi khí qua lưới, các tấm sau đó có thể
cầm tay mà không bị mất bột từ lưới.

Lưới kim cương Philadelphia


• Định dạng:
Bước tiếp theo là chuyển bột nhão oxit thành nguyên liệu hoạt động để kích hoạt
pin. Đây là giai đoạn sạc kéo dài nhiều ngày. Ở một số nhà máy, các tấm này được
dựng lên trong bể, cực âm và cực dương xen kẽ trong 1 pin. Các cực dương được kết
nốt chung lại vào 1 nhóm và cực âm vào 1 nhóm khác, và dòng điện chạy qua như khi
sạc pin. Ở một số nơi khác cực âm và cực dương lại được định hình ở những bể khcs
nhau để tránh điện cực giả.
Dòng điện truyền qua dần dần thay đổi hỗn hợp chì oxit và chì sunfat, tạo thành
Pb)2 trên cực dương và chì kim loại xốp trên cực âm. Sự hình thành này diễn ra nếu
hợp chất của 2 bột nhão là giống nhau. Sự khác nhau trong thành phần là để bảo vệ
tính chất rỗ và điều kiện vật lí phù hợp nhất với từng loại.
Khi giai đoạn định hình kết thúc, các tấm được rửa và làm khô, và sẵn sàng sử
dụng. Nếu lưới 2 tấm được đặt cạnh nhau, chúng được cắt cùng chiều cao. Bước tiếp
theo là cuộn, hoặc nén cực âm sau khi chuyển chúng khỏi bể định hình (trở nên nhám
bởi khí trong quá trình định hình) chạm vào bề mặt lưới. Một lượng sunfat bỏ lại
cùng với tấm để tạo nguyên liệu hoạt động. Thiếu lượng này, bột dương sẽ chỉ là
bột và khi khô sẽ rơi khỏi lưới.
• Phân tách:
Chất tách được làm đặc biệt là gỗ đã xử lý. Công ty Willard đã đặt 1 lớp cách điện
làm từ sợi cao su. Chất điện phân được đưa qua lớp này từ 1 phía cách chất tách
tới phía kia, đảm bảo sự khuếch tán nhanh chóng của chất điện phân.
Gỗ làm chất tách được cắt thành dải có độ dày xác định. Những dải này qua đưa qua
máy đào rãnh, sau đó được cưa, và đun trong dung dịch kiềm nóng trong 24 giờ để
trung hoà axit hữu cơ (như axit axetic) – vì axit hữu cơ gây nguy hiểm cho pin.
• Chất điện phân:
Sunfua đioxit bị oxy hoá thành sunfua trioxit, sau đó thêm nước, chuyển thành axit
sunfuric. Axit đặc được pha loãng với nước cất tới trọng lượng riêng xác định.
• Bình
Bình chứa các tấm, chất tách và chất điện phân được làm từ hợp chất cao su.. Chúng
được đổ khuôn, hoặc dán cao su xung quanh lõi kim loại. Trong 1 số trường hợp bình
cao su còn được lưu hoá ở nhiệt độ thích hợp, đưa qua điện áp cao kể tránh vệt
rạn, nứt có thể gây rò rỉ.
Ở đáy bình có rất nhiều sọc cứng tạo chỗ dựa chắc cho cac tấm, đồng thời có nhiều
túi nhỏ dưới cái tấm thu cặn rơi ra từ nguyên liệu hoạt động.
• Bọc (covers)
Vỏ được thiết kế đặc biệt để khí tập trung ở phần dưới pin có thể dễ dàng thoát ra
trong quá trình sạc, tạo khoảng trống cho chất điện phân dãn nở khi nóng lên, đơn
giản hoá sự kiểm tra, đổ đầy nước tinh khiết, kiểm tra rò rỉ giữa vỏ và bình và
giữa vỏ với cực chì, đồng thời đơn giản hoá việc sửa chữa.
Mặt cắt của lớp bọc đôi của pin
(Top cover: vỏ phía trên Wood separator: tấm phân tách bằng gỗ
Lower covẻ: vỏ dưới Separator retainer: vật giữ tấm phân tách
Height of solution: chiều dài dung dịch Sealing compound: hợp chất dán kín
Negative plate: tấm âm Expansion chamber: phòng nở
Positive plate: tấm dương Soft rubber gasket: miếng đệm cao su mềm)
• Dán quanh điểm cực:
Để chổng rò giữa điểm cực và vỏ, rất nhiều phương pháp được sử dụng. Một trong số
đó dùng hợp chất dán. Một cách khác là dùng điểm cực mảnh, hợp kim chì và vòng đệm
cao su để tạo chỗ nối...

Mặt cắt của pin loại cũ Willard


• Làm đầy ống hoặc thiết kế ống thông:

Mức độ thấp
(Vent tube: ống thông hơi
Filling tube: ống đổ đầy
Vent hole: lỗ thông hơi)

• Vỏ
Vỏ cao su 1 mảnh (bình và vỏ được làm 1 từ miếng cao su). Thiết kế này dùng để làm
pin Radio A
• Lắp ráp và dán kín
Bước đầu tiên là nung tấm dương và âm. Đỉnh của các vấu lồi ở các tấm sẽ bị nóng
chảy.
Nhóm cực dương và âm sẽ tách khỏi nhau và chất tách được đưa vào giữa. Phía có
rãnh của gỗ tách hướng về phía cực dương. Nhóm dương và âm được lắp rắp cùng với
l p phân cách tạo thành pin.
Trước khi pin được đặt vào bình chúng được kiểm tra kỹ lưỡng.
Sau khi bình và lớp bọc đã vào vị trí, hợp chất dán được làm nóng để tạo chỗ nối
kiểm tra rò rỉ giữa bình và lớp bọc.
Pin hoàn chỉnh được lắp vào vỏ và kết nốt, nung điểm cực. Sau khi đổ đầy chất điện
phân, pin được sạc lần đầu tiên, có thể dài 1 ngày tới 1 tuần. Tốc độ sạc chậm, vì
các tấm đang bị sunfat khi lắp ráp. Trọng lượng riêng tăng lên 1.280 trong khi
sạc.
2. Công nghệ sản xuất ắc quy chì – axit:
Ắc quy chì – axit:
Đây là loại pin điện là loại ắc quy sạc được phổ biến nhất hiện nay. Chúng cũng là
thiết kế lâu đời nhất với tỷ lệ công suất / khối lượng thấp nhất (bên cạnh pin
niken - sắt), khoảng 300Wh/kg. Tỷ lệ năng suất / thể tích cũng thấp hơn so với các
loại pin khác. Tuy nhiên tỷ lệ năng lượng / khối lượng lại cao. Chúng có giá thành
rẻ và cung cấp dòng điện cao cần cho motor khởi động. Ô tô hiện đại thường dùng
chì – axit vì mục đích này.
Ắc quy ô tô chì – axit cho 1 hệ thống 12 volt bao gồm 6 pin 2.1 V. Mỗi pin ( ở
phía sạc) gồm các điện cực kim loại chì Pb và oxit chì PbO2 ở chất điện phân vào
khoảng 37% (hoặc 6-12M) axit sunfuric H2SO4. Một số thiết kế hiện đại có chất điện
phân được gel hoá. Ở phía xả 2 điện cực chuyển thành chì II sunfat và chất điện
phân hoà vào nước ( đây là lý do ắc quy chì axit với chất điện phân dạng gel có
thể làm lạnh).
Một số người bán lẻ bán chất phụ gia hoá học (hợp chất rắn và dung dịch lỏng) làm
giảm sunfat, che kín và tạo điều kiện cho pin khi thêm vào chất điện phân của ắc
quy chì - axit thoát khí.
Ắc quy chì – axit 6 pin có điện áp chung như sau:
Vòng mở được sạc đầy: 12.6 – 12.8 V
Vòng mở xả hết: 11.8 – 12.0 V
Duy trì quá trình sạc: 13 – 13.2 V
Sạc thư ng: 13.2 – 14.4 V
Sạc cân bằng (dùng cho chì – axit ngập): 15 – 16 V
Ngưỡng khí: 14.4 V
Sau khi sạc đầy điện áp trong sẽ sụt nhanh xuống 13.2 V và chậm dần xuống 12.6 V.
Phản ứng hoá học (từ sạc đến xả):
Anot (s oxy hoá):
Pb + SO42- ↔ PbSO4 + 2e – E0 = 0.356V
Catot (sự khử):
PbO2 + SO42- + 4H+ + 2e – ↔ PbSO4 + 2 H2O E0 = 1.685 V
Do hầu hết ắc quy chì – axit có pin mở với chất điện phân lỏng, sạc quá điện áp sẽ
tạo ra khí oxy và hiđrô bằng điện phân nước, tạo ra một hỗn hợp dễ nổ. Nên chú ý
lời cảnh báo vì dạng tự nhiên của axit sunfuric dễ phá hủy.
Công nghệ sản xuất
Ngành công nghiệp sản xuất chì – axit được chia ra 3 bộ phận chính: ắc quy
SLI:khởi động (starting), bật đèn (lighting) và đánh lửa (igniton); ắc quy công
nghiệp và ắc quy kéo (traction battery). Ắc quy SLI được sử dụng ở các phương
tiện. Ắc quy công nghiệp dùng cho những nguồn cung cấp năng lượng liên tục và ắc
quy kéo dùng cho các phương tiện năng lượng điện.
Ắc quy chì – axit được sản xuất từ thỏi hợp kim chì và chì oxit.
Lưới ắc quy được sản xuất bằng 2 cách: đổ chì nóng chảy vào khuôn, hoặc cắt (dập,
giã) các tấm chì. Bột nhão được sử dụng đổ vào các lưới là 1 hỗn hợp của bột chì
oxit, nước và axit sunfuric (dùng cho điện cực dương). Còn điện cực âm cũng có
thành phần như trên nhưng theo 1 tỷ lệ khác cộng thêm chất gây nở (thường là hỗn
hợp bari sunfat, cacbon đen và chất hữu cơ). Máy trộn ép những bột trên vào những
khoảng trống trên lưới, tạo thành các tấm. Những tấm này được xử lý trong vòng vài
ngày ở 1 nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C và độ ẩm tương đối 90%. Trong quá trình này,
tinh thể chì sunfat hình thành trong cả khối.
Những tấm này sau đó được ngăn lớp ở các cực âm và dương, có lớp cách điện ở giữa.
Chì được hàn thành dải ở mỗi tấm hoặc trên từng pin trong quá trình nung. Tấm âm
và dương được hàn một cách độc lập, và được nối với nhau, tạo thành pin. Ắc quy
sau đó được sạc qua quá trình hình thành ướt hoặc khô.
Trong sản xuất ắc quy kéo, những bộ phận chì trước khi lắp đặt cùng với những túi
hình ống được đổ đầy bột chì oxit bằng dao động tần số thấp và cao. Các ống kín
được đặt trong 1 dung dịch pha loãng của axit sunfuric trong khoảng 2 giờ, và được
chuyển sang phòng xử lý trong vài giờ. Sau đó, các tấm được nén và cực âm và dương
được đặt xen kẽ trong máy gá. Các điểm cực được gắn vào, và ắc quy được lắp ráp và
tiến hành quá trình hình thành ướt.

Đặt lưới Exide

Dán bột nhão vào tấm Exide

Đặt các phần nhỏ ắc quy Exide

Hình thành tấm cực dương Exide

Nung các tấm Exide thành nhóm

Cắt và khía cạnh tấm gỗ phân tách

Sạc pin

Trộn bột nhão


Đổ khuôn lưới

Phòng tạo bột nhão

Dán bột nhão lên tấm

Phòng hình thành

Phòng lắp ráp

Kiểm tra lớp phân tách

Kiểm tra pin lần cuối

Đổ khuôn lưới

Phòng trộn axit

Kiểm tra và điều chỉnh pin

Đóng gói pin - ắc quy để chuyên chở


PHẦN III
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĂQUY CHÌ-AXIT
Trong phần I của báo cáo, chúng tôi đã đưa ra những nét tổng quát và lý do lựa
chọn phân tích công nghệ sản xuất ăcquy chì-axit. Phần II dưới đây chúng tôi đưa
ra những phân tích cụ thể hơn về những vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất
ăcquy chì-axit và kèm theo đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường mà
hiện nay đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

A. Nguồn phát thải tiềm ẩn và kỹ thuật kiểm soát của từng công đoạn.
Nguồn phát thải chủ yếu từ quá trình sản xuất ăcquy chì-axit là bụi chì, oxit chì,
hơi axit.
1. Quá trình oxi hoá tạo sản phẩm oxit
1.1. Tạo sản phẩm oxit
Chì oxit sử dụng để tạo phần hồ nhão giữa các bản cực trong ăcquy. Trong quá trình
này nguồn chì thoát ra chủ yếu do rò rỉ các thiết bị và các hệ thống cũ hỏng.
Nguồn phát thải chì
• Bụi chì trở thành bụi không khí do những
luồng khí không thích hợp từ các quạt thông gió
• Chì oxit có thể thoát ra từ quá trình xử
lý đúc thỏi chì và vận hành máy xay cầu.
• Do hoạt động tách xỉ từ lò nấu (Hình 1).
• Từ họat động thu gom và lấy mẫu kiểm tra.
• Từ các hệ thống vận chuyển các điểm Hình1 : Tách xỉ từ lò
nấu
chuyển đổi trong quá trình.
• Từ quá trình bảo dưỡng và vệ sinh lò nấu mà yêu cầu đưa các dụng cụ vào bên
trong lò.
K ỹ thuật kiểm soát
• Tạo vỏ bọc bao lò nấu chì, và lò xỉ.
• Tạo hệ thống băng truyền kín với
quạt thông gió ở các điểm chuyển tiếp.
• Lắp đặt các van xả cao áp, tạo lỗ thông
cho hệ thống lọc tới các băng tải
guồng xoắn để thông bụi phát sinh trong. H.2: Bao kín băng tải guồng xoắn
• Sử dụng quạt thông gió nội bộ quanh điểm phát sinh bụi.
• Đảm bảo cách ly các bể chứa với không khí bên ngoài để ngăn chặn sự ngưng tụ
nưới bên ngoài bể chứa.
• Tự động hoá hệ thống rót chì lỏng.
• Bọc các ống dẫn trước khi hút bụi hoặc chuyển đến nơi khác

Hệ thống vỏ bọc lò nấu chì và lò xỉ

1.2. Hệ thống băng truyền


Có thể sử dụng 4 hệ thống băng truyền
• Băng truyền khí thổi.
• Băng đai truyền.
• Drag link conveyor ?
• Băng tải guồng xoáy.
Nguồn phát thải tiềm ẩn
• Do rò rỉ thiết bị băng truyền.. H.4. Máy trộn
hồ
• Do các túi lọc bị rách.
• Bụi chì phát thải từ các điểm chuyển và nhận.
Kỹ thuật kiểm soát
• Sửa chữa và thay thế các túi lọc rách ngay khi phát hiện.
• Sử dụng khả năng tự bám dính của cao su neoprene để làm vòng đệm ở các khớp
nối tránh rò rỉ.
• Ở những vị trí có thể, cung cấp hệ thống băng truyền kín hoặc băng truyền.
guồng xoáy thay thế các băng đai truyền hở.
• Tạo các gờ mép băng truyền để hạn chế sự tràn.
• Cung cấp các ống mềm để thường xuyên lau rửa thiết bị băng truyền.
• Tưới ướt sàn để ức chế bụi.

1.3.Quá trình trộn hồ nhão


Hồ nhão gồm PbO + H2O+ axit và một số hoá chất khác được trộn lẫn tạo thành một
hỗn hợp nhão. Nguồn thải chì chính trong quá trình này từ các máy trộn khô. Chì
thoát ra trở thành bụi không khí.
Nguồn phát thải chì
• Từ các băng tải.
• Phễu nạp liệu.
• Cửa trộn hồ.
• Sự thông gió không hợp lý có thể dẫn
đến bụi vì phát tán theo các dòng không khí.
• Quá trình lau rửa và nạo máy trộn hồ.
• Chì đóng rắn ở các thùng, phễu nạp liệu,
khi nhiệt độ cao các phễu trống
chì trở thành bụi không khí

Kỹ thuật kiểm soát


• Giữ các phễu nạp liệu không bị trống.
• Đảm bảo đóng kín các cửa hở của thiết bị khuấy trộn.
• Không gõ hoặc va chạm mạnh vào thiết bị khuấy, phễu nạp liệu, các ống dẫn
hoặc thùng chứa bằng búa hoặc các công cụ khác.
• Sử dụng chất dẻo hoặc các vật liệu không trở nên ô nhiễm nặng khi kết hợp với
oxit chì để phủ lên các thùng chứa hồ nhão.
• Lau bề mặt các thiết bị khuấy bằng lớp dầu nhẹ.
• Dùng áp suất cao của nước phun để rửa thiết bị khuấy thay cho dùng các dao
nhựa để nạo.

1.4. Quá trình đúc riêng phần


Nguồn thải chính : khói chì và bụi chì oxit do:
• Quá trình tải chì thỏi vào lò.
• Các gầu múc xỉ chứa chì oxit để ra ngoài hoặc lau rửa ngoài thùng bao lò xỉ.
• Chì bám đóng cặn trên bề mặt thiết bị.
• Do sử dụng máy mài cát cho khuôn đúc.
Kỹ thuật kiểm soát
• Giữ kín các cửa cabin xỉ khi xỉ rót vào thùng.
• Làm lạnh chất thải dưới quạt thông gió.
• Không thêm mạt cưa vào xỉ.
• Sử dụng chổi cán dài hoặc hệ thống tự động
cho chì thỏi vào lò.
• Tránh sử dụng máy mài cát làm sạch khuôn đúc

2. Tạo bản cực

2.1 Tạo lưới hồ


Nguồn phát thải chì chính trong quá trình này là do chì oxit của hồ nhão đóng rắn
ở dạng khô và dễ biến thành bụi.
Nguồn phát thải
• Chì oxit dạng khô đóng rắn trên các thiết
bị như máy trộn, phễu nạp, thiết bị chuyển
hồ và các khu vực lân cận trở thành bụi
chì do sự dao động của các thiết bị (Hình 5)
• Bụi chì bám trên găng tay, quần áo,
công cụ của làm việc của công nhân
Kỹ thuật kiểm soát
• Phủ lên bề mặt thiết bị lớp dầu lạc hoặc H.6. Tràn hồ
nhão
nước nhũ tương để tăng hiệu quả kết dính
chì oxit khô và dễ dàng cho việc lau rửa.
• Sử dụng kỹ thuật ức chế bụi như giữ
ẩm cho sàn, sử dụng hợp chất.
ức chế bụi hoặc hút bụi
• Sử dụng vỏ bọc cho động cơ để
giảm bụi phát tán.

• Cung cấp nước sạch ở dạng sương mù


để hồ trở lạidạng nhão tránh sự khô lại của H.7. Nước dạng mù
vật liệu gây phát tán bụi (hình 7)

2.2 Ngưng kết thủy lực

Chì phát thải trong quá trình này chủ yếu do việc di chuyển và xử lý các bản cực
khô.
Nguồn phát thải chì
• Do di chuyển các bản cực khô hoặc để gần chỗ thông gió hoặc có nhiệt độ cao.
• Bụi chì từ xử lý các túi vải dùng để bọc lưới chứa chì.

2.3 Phân tách các bản cực


Sau khi các lưới chì oxit được tạo thành các bản cực được phân tách để tạo thành
ăcquy.
Chì phát thải trong quá trình này chủ yếu trong công đoạn cắt xếp các bản cực khô
và các bản hỏng thải bỏ

2.4 Đóng gói và bao bì


• Chì phát thải chính ở công đoạn này là
bụi chì bám dính trên quần áo,
găng tay dụng cụ của công nhân
• Từ điểm nạp liệu và kết thúc của
quá trình đóng gói.
• Các bản hỏng thải bỏ.
Máy đóng gói
Kỹ thuật kiểm so át
• Không va chạm mạnh vào các bản cực trong khi thao tác.
• Đậy thùng hoặc bao chứa bản thải hỏng bằng tấm nhựa trước khi rời chúng ra
khỏi vùng .

2.4 Quá trình tổ hợp ăcquy


Nguồn thải chính : khói chì
• Khói chì phát thải từ việc sử dụng đèn xì để hàn.
• Do di chuyển các bản cực vào và ra khỏi bể axit, lò khô và bệ đỡ.
Kỹ thuật kiểm soát và bảo dưỡng chung cho hệ thống
• Đảm bảo một chu trình bảo dưỡng định kỳ tổng hợp.
• Đảm bảo các quạt thông gió làm việc ở vận tốc hợp lý.
• Sử dụng hệ thống hút bụi trung tâm cho chì oxit rò rỉ từ các thiết bị hoặc bị
tràn.
• Hút bụi các bề mặt thiết bị và sàn nhà.
• Sử dụng hợp chất ức chế bụi thay cho nước ở trong các vùng nấu chảy oxi hoặc
các xilo để ngăn sự cháy của oxit và sự trộn lẫn của nước vào chì nóng chảy.
• Giữ khu vực sàn và bề mặt làm việc quanh lò nấu chì và nơi chứa chì không bị
chì oxit bám dính.
• Theo dõi sự rò rỉ của thiết bị và khắc phục ngay lập tức.
• Định kỳ ngừng hoạt động các thiết bị để lau bụi lắng cặn.

HỆ THỐNG HÚT BỤI TRUNG TÂM


B. Kỹ thuật ước tính phát thải.
1. Nguồn phát thải và kỹ thuật kiểm soát
1.1. Phát thải vào không khí
• Phát thải từ nguồn không cố định
Sự phát thải này không qua ống khói hoặc ống xả. Ví dụ bao gồm sự bay hơi axit từ
các thùng mở hoặc chì phát thải từ quá trình đúc, lấy mẫu, hoặc do tràn kim loại.
Lượng phát thải không cố định phát tán từ các rãnh ống hẹp, tháp áp mái, các cửa
hở hay sự rò rỉ của các van và thiết bị. Yếu tố kỹ thuật ước tính phát thải là
phương pháp để chỉ ra sự mất mát từ nguồn thải không cố định.
• Điểm nguồn phát thải
Những phát thải này phát tán trong ống thông hơi hoặc ống khói sau đó phát tán vào
không khí. Những chất phát thải chính từ quá trình sản xuất ăcquy chì-axit là vật
chất dạng hạt, chì, axit và một số kim loại với hàm lượng nhỏ.
Những thiết bị phổ biến được sử dụng để làm giảm nồng độ các khí thải trước khi
thải qua ống khói là thiết bị lắng bụi tĩnh điện, lưới lọc hoặc túi lọc và các
tháp rửa khí.

1.2.Phát thải vào nước


Phát thải của các chất vào nước có thể được phân ra các mức thải:
• ở bề mặt nước.
• vùng ven biển hoặc thuỷ vực.
• dạng nư c mưa.
Chì là chất phát thải chính vào nước trong sản xuất ăcquy chì-axit. Nếu không có
dữ liệu quan trắc, phát thải vào nguồn nước có thể được tính toán dựa vào cân bằng
khối, các kỹ thuật tính toán hoặc sử dụng nhân tố phát thải.

1.3. Phát thải vào đất


Những chất phát thải vào đất bao gồm: chất thải rắn, cặn lắng, bùn lỏng, sự rò rỉ
từ lưu trữ chất lỏng. Những phát thải này có thể do:
• từ bề mặt tích nước của chất lỏng và bùn lỏng
• sự rò rỉ không được kiểm soát

2. Kỹ thuật ước tính phát thải


Kỹ thuật có thể được sử dụng để ước tính phát thải từ các thiết bị:
• lấy mẫu và đo trực tiếp.
• cân bằng khối lượng.
• xét nhân tố phát thải.
Sự lựa chọn kỹ thuật ước tính phát thải phải phù hợp với mục đích và công nghệ sản
xuất. Ví dụ có thể sử dụng cân bằng khối để ước tính cho sự phát thải từ nguồn
không cố định, hay đo trực tiếp cho phát thải từ các ống xả, sử dụng nhân tố phát
thải cho sự rò rỉ từ các bể chứa…

2.1. Đo trực tiếp


2.1.1. Lấy mẫu dữ liệu
Mẫu kiển tra báo cáo thường được xây dựng thành dữ liệu dạng kg/h hoặc g/m3 (tiêu
chuẩn khô)
Phương trình 1 đưa ra dưới đây được sử dụng cho ước tính phát thải của một chất
vào không khí từ quá trình sản xuất ăcquy chì-axit sử dụng thiết bị lấy mẫu dữ
liệu đặc biệt.
Phương trình 1 :
E =
E : phát thải hàng năm của một chất
Ci : nồng độ của chất i trong dòng khí, mg/m3
Q : thể tích theo tỷ lệ khí khô, m3/s (ĐK chuẩn 0*C, 1atm)
t : tổng thời gian thiết bị vận hành trong 1 năm, h/năm
3600: hệ số chuyển đổi giây/h
106 : hệ số chuyển đổi mg/kg

BẢNG 1 chỉ ra kết quả những mẫu dữ liệu điển hình cho phát thải chì từ các thiết
bị sản xuất ăcquy chì-axit (số liệu từ đơn vị kiểm kê ô nhiễm quốc gia Úc - NPI).
Những số liệu này có thể được vận dụng với phương trình 1 để ước tính chì phát
thải khi không có các thiết bị lấy mẫu đặc biệt
BẢNG 1 : Chì phát thải từ thiết bị sản xuất ăcquy
Nguồn Tỷ lệ (m3/s)
Q Nồng độ chì (mg/m3)
Ci
Oxit nghiền
Sự chiết suất chính
Ống rót 2
5
1 0,1
0,03
0,02

2.1.2 Hệ thống dữ liệu quan trắc phát thải liên tục.


Hệ thống này cung cấp một bản ghi về phát thải liên tục theo thời gian, thường
được báo cáo dưới nồng độ chất ô nhiễm.
Nồng độ một chất ô nhiễm đã biết, tỷ lệ phát thải được tính bởi: nhân nồng độ chất
đó với thể tích khí hoặc chất lỏng theo tỷ lệ (bảng 1)

2.2. Cân bằng khối


Một cân bằng khối xác định số lượng của chất vào và ra của toàn bộ quá trình hay
một số thiết bị. Phát thải được tính do sự khác nhau giữa đầu vào và ra của chất
được liệt kê. Sự tích tụ hay suy giảm của một chất sẽ được tính toán trong phép
cân bằng khối này.

2.3. Kỹ thuật tính toán


Đây là phương pháp ước tính phát thải dựa vào đặc tính vật lý, hoá học của chất và
các quan hệ toán học.
Trong sản xuất ăcquy chì-axit, sự phát thải của axit sunfulric H2SO4 có thể được
ước tính qua tính toán nồng độ của sunfur trioxit SO32- phát thải từ vùng nạp
ăcquy. Điều này dựa trên sự tổng hợp của tất cả sunfur trioxit tạo thành axit
sunfulric. Phương trình 2 mô tả sự tính toán này:
Phương trình 2:
CH2SO4 = CSO3
CH2SO4 , CSO3 : nồng độ của axit sunfulric và sunfur trioxit g/m3 hoặc ppm
MH2SO4 , MSO3 : khối lượng phân tử của axit sunfulric và sunfur trioxit g/mol

2.4. Nhân tố phát thải


Nhân tố phát thải là một công cụ được sử dụng ước tính phát thải vào môi trường.
Nó liên quan tới số lượng những chất phát thải từ một nguồn tới một số hoạt dộng
xã hội theo đó. Thường được biểu diễn bởi khối lượng chất phát thải trên một đơn
vị khối lượng, thể tích, khoảng cách hoặc khoảng thời gian hoạt động. Phương trình
3 sử dụng nhân tố phát thải để ước tính chì phát thải:
Phương trình 3
Ei = A EFi
Ei : tỷ lệ phát thải của chất ô nhiễm i, kg/năm
A : tỷ lệ hoạt động 1000 ăcquy /năm
EFi : nhân tố phát thải không kiểm soát được của chất ô nhiễm i, kg/1000 ăcquy
Nhân tố phát thải phát triển cho một quá trình riêng biệt có thể được áp dụng cho
các quá trình khác nếu một nhà máy có một số quá trình vận hành và kích cỡ tương
tự. Đồng thời từ một nguồn phát thải cũng có thể áp dụng cho một số nguồn khác
tương tự. Bảng 2 dưới đây đưa ra các nhân tố phát thải:

BẢNG 2 : Nhân tố phát thải dạng hạt, chì, axit sunfulric


Quá trình Nhân tố phát thải (kg/1000 ăcquy )
Dạng hạt Chì H2SO4 tỷ lệ nhân tố
Đúc lưới
Trộn hồ nhão
Chì oxit (túi lọc)
3 quá trình (cắt xếp bản cực, đốt cháy, tổ hợp ăcquy)
Thu hồi chì từ lò
Hệ thống khô
Đúc riêng phần nhỏ
Tổng sản phẩm 0,8 – 1,42
1,0 – 1,96
0,05- 0,1
13,2-42

0,7-3,03
NA
0,09
56,82-63,2
0,35-0,4
0,5-1,13
0,05
4,79-6,6

0,35-0,63
ND
0.,05
6,94-8 NA
NA
NA
NA

NA
14-14,7
NA
ND B
B
Chì
B

B
B
C
NA
(Nguồn USEPA AP-42, 1995. NA – not applicable, ND – no data available)
Mọi nhân tố phát thải đều đánh giá qua tỷ lệ. Hệ thống này được phát triển bởi cục
bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và cục bảo vệ môi trường Châu Âu (EEA). Hệ thống này
dùng chung cho tất cả các ngành và lĩnh vực công nghiệp
Các mức đánh giá:
A - rất cao (excellent)
B - trên trung bình (above average)
C - trung bình (average)
D - dư i trung bình (below average)
E - nghèo (poor)
U - không xét tỷ lệ (unrate)
C. Công nghệ tái chế ăcquy chì-axit phế thải
1. Cơ sở đề xuất công nghệ
Ngành công nghiệp sản xuất ăcquy là một ngành sản xuất phức tạp được tổ hợp từ
nhiều kim loại và vật liệu khác nhau. Nó tạo ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp sử
dụng vào cuộc sống. Vì vậy sau khi đã qua sử dụng, ăcquy nói chung và ăcquy chì-
axit nói riêng bị thải ra sẽ trở thành chất thải bao gồm cả chất thải dạng rắn và
lỏng. Nguồn tiêu thụ chì lớn nhất là trong ngành công nghiệp sản xuất pin và ăcquy
thuộc dòng chì-axit. Do vậy nguồn phát thải chì lớn nhất cũng từ ngành trong công
nghiệp này. Một ăcquy chì-axit đã qua sử dụng còn chứa một lượng chì lớn nếu bị
thải ra môi trường không có kiểm soát sẽ tác động xấu tới môi trường và con người.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam và hầu hết các tiêu chuẩn môi trường quốc tế chì thải ra
từ ăcquy chì-axit đã qua sử dụng được xếp vào loại chất thải nguy hại.
Lấy ví dụ một ăcquy chì – axit có khối lượng 14kg có thành phần 80% là chì, 12%
axit ( dung dịch H¬2SO4), 8% chất dẻo. Các thành phần trên là khác nhau đối với
từng loại ăcquy và có sự thay đổi giữa ăcquy đã qua sử dụng và ăcquy mới. Số liệu
so sánh được thể hiện ở bảng 1.
BẢNG 1: So sánh sự khác nhau của thành phần các hợp chất giữa ăcquy mới và ăcquy
đã qua sử dụng (cho ăcquy loại 14kg)

Thành phần ăcquy Ăcquy mới (%) Ăcquy đã qua sử dụng


(%)
Chì kim loại
Hồ hoạt động (PbO)
Hồ ăcquy (PbO2, PbSO4)
Chất dẻo (PVC, PP, PE)
Dung dịch axit (H2O+H2SO4)
Vật liệu khác (giấy, ebonite)
28-30
35-36
-
7-8
26-27
0.3-1
28-30
-
48-50
7-8
12-13
0.3-1
Sự khác nhau lớn nhất về thành phần của ăcquy mới và ăcquy đã qua sử dụng là
thành phần hồ nhão có trong ăcquy. Hỗn hợp này hình thành từ quá trình oxi hoá chì
trong ăcquy mới và sự giảm dần nồng độ dung dịch axit. Tổng lượng chì chứa trong
ăcquy đã sử dụng bao gồm 45% ở dạng kim loại, 55% ở dạng muối chì ( PbSO4, PbO,
PbO2). Số luợng của các vật liệu còn lại không bị ảnh hưởng bởi các quá trình xảy
ra bên trong ăcquy nên tỷ lệ phần trăm được giữ nguyên.
Tất cả những vật liệu này đều có tác động đến môi trường nếu chúng bị thải ra một
cách không hợp lý. Thực tế tất cả những vật liệu chứa trong ăcquy đều có thể thu
hồi và tái chế. Tái chế ăcquy chì-axit không chỉ bao gồm sản phẩm chì tái chế mà
còn tái chế chất dẻo (dạng hạt, PVC, PE, PP ). Một ăcquy được tái chế chỉ tạo ra
25% chất thải, do đó sự thu gom và tái chế ăcquy đã qua sử dụng có khả năng giảm
tới 75% lượng chất thải, trong khi nếu không tái chế rõ ràng sẽ tạo ra 100% lượng
rác thải. Tái chế cũng là một quá trình công nghiệp có tác động tới môi trường ,
năng lượng và tài nguyên vì vậy hoạt động này cũng có những tích cực và hạn chế đi
kèm.
Công nghiệp tái chế ăcquy chì axit là một trong những ngành đã phát triển trên
thé giới thế giới đặc biệt tại các nước phát triển. Năm 1990 có khoảng 85% ăcquy
đã qua sử dụng được tái chế và khoảng 47% chì sản xuất trên thế giới là từ chì thứ
phẩm được tái chế. Năm 1996 khoảng 96% các loại ăcquy chì axit được tái chế (số
liệu từ Battery Council International)
Tái chế ăcquy chì-axit đóng góp một phần quan trọng vào việc bảo tồn nguồn nguyên
liệu. Đó là một giải pháp môi trường đúng đắn và thích hợp, các nước phát triển
trên thế giới đã thực hiện và thu được những kết quả khả quan.
Ở một số nước Châu Âu ví dụ ở Ý việc thu gom và tái chế ăcquy chì axit đã qua sử
dụng do một tổ chức đảm nhận có tên là COBAT. Họ có một hệ thống thu gom ở rất
nhiều thành phố trên cả nước. Hơn 3000 thùng chuyên dụng dung để chứa ăcquy phế
thải được đặt ở các thành phố. Năm 2000 tổ chức này đã thu gom được 94% tổng số
ăcquy thải ra từ đó 96000 tấn chì được thu hồi và 34 triệu lít axit H2SO4 được
trung hòa. Chì tái chế chiếm 49% tổng sản phẩm chì ở Ý. Năm 2002 ở Ý thu gom dược
96% chì ăcquy đã qua sử dụng, Thụy Điển 95%, ở ÚC 90%-95%, Đan Mạch 95%, Thụy Sỹ
95%.
Tái chế ăcquy đã qua sử dụng mang lại tác động sau tích cực sau:
• Bảo tồn nguồn nguyên liệu, và tài nguyên (giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên
sơ cấp).
• Tiết kiệm năng lượng .
• Tiết kiệm không gian và chi phí cho bãi chứa phế thải .
• Các vật liệu bao gồm kim loại và chất dẻo được thu hồi và tái sử dụng, cung
cấp trở lại cho sản xuất.
• Đảm bảo giữ được những kim loại thuộc chất thải nguy hại ở một chỗ giảm thiểu
s phát tán.
Tái chế ăcquy chì-axit bao gồm cả ba hướng xử lý về mặt môi trường cho chất thải
nguy hại đó là :quản lý, giảm thiểu và xử lý. Nó bao gồm toàn bộ các khâu trong
quá trình tái chế từ thiết kế và đặt các thùng thu gom chuyên dụng, đến vận
chuyển, lưu giữ, xử lý tái chế và cuối cùng là khâu xử lý chất thải do chính quá
trình tái chế tạo ra.
Ở Việt Nam nhu cầu về sử dụng phương tiện giao thông cá nhân gia tăng trong những
năm gần đây theo đó nhu cầu cung cấp ăcquy cũng tăng. Mặt khác công nghệ phát
triển sử dụng năng lượng sạch và chế tạo các dòng ăcquy không thuộc hệ chì- axit ở
Việt Nam là chưa đáp ứng được nhu cầu đó.
Theo số liệu của báo điện tử VNexpress ra ngày 27/10/2001, số lượng phương tiện
giao thông của nước ta tại thời điểm năm 2001 là 400.000 ô tô và 7,8 triệu mô tô
và xe gắn máy. Đến này số lượng mô tô xe máy đã lên tới con số 10 triệu. Và trong
những năm tới số lượng ô tô cũng ngày càng tăng, rõ ràng kéo theo đó là tăng số
lượng ăcquy cần cung cấp và số lượng ăcquy thải ra. Vì vậy việc phát triển công
nghệ tái chế ăcquy chì-axit trên quy mô công nghiệp ở Việt Nam là cần thiết

2. Công nghệ tái chế


Công nghệ được sử dụng phổ biến nhất để tái chế chì là quá trình hoả luyện nấu
chảy chì ngoài ra còn sử dụng công nghệ điện hoá phân tách chì. Phương pháp hoả
luyện phù hợp cho nhiều loại chì phế liệu. Quá trình hoả luyện bao gồm nhiều công
đoạn liên quan: tách mở ăcquy, thu hồi sản phẩm phụ, hệ thống ngăn chặn ô nhiễm….
Phương pháp hoả luyện tương đối đơn giản, tiêu tốn ít năng lượng điện hơn so với
phương pháp điện hoá và giảm tác động tới môi trường vì thế được sử dụng nhiều
hơn.

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ ĂQUY CHÌ - AXIT

Phương pháp hỏa luyện có thể phân tách làm ba giai đoạn chính như sau: nghiền, nấu
chảy và tinh chế
1.Công đoạn nghiền và phân loại thuỷ lực, đây là công đoạn đầu tiên nhằm tách
riêng các thành phần chính có trong ăcquy như chất dẻo, chì , axit.
• Những chất dẻo có thể tái chế (chủ yếu là PP, PF, PVC ) được đưa tới thiết bị
tái chế những chất dẻo hỗn tạp còn lại không thể tái chế sẽ được chuyển tới bãi
thải.
• Hồ nhão ăcquy và các lưới chì kim loại sẽ đưa vào pha xử lý tiếp theo (nấu
chảy).
• Dung dịch axit được trung hoà bằng vôi tôi Ca(OH)2 , quá trình này giải
phóng ra CaSO4 + H2O. CaSO4 được đưa vào công đoạn xử lý chất thải, nước được sử
dụng cho quá trình nghiền và phân loại và dùng để làm lạnh cho quá trình nấu chảy.
Tất cả dòng thải của quá trình tái chế đảm bảo được khép kín. Thực tế tất cả nước
từ quá trình nghiền và vùng chứa ăcquy được gom vào bể chứa. Định kỳ dung dịch
axit H2SO4 được trung hòa bởi vôi tôi. Nước của quá trình trung hoà được sử dụng
để làm lạnh hay bão hoà khí phát ra từ lò. Quá trình này đảm bảo nước được tuần
hoàn hầu như trong một vòng kín.
2.Công đoạn nấu chảy, hồ nhão ăcquy + lưới chì kim loại +bụi chì được thu hồi
trong quá trình và các tro - xỉ thải ra ở quá trình tinh chế, được nấu chảy với mẻ
liệu trợ dung bao gồm sắt vụn, cốc, canxicacbonat.
Loại lò quay được sử dụng trong quá trình này có dung tích 15000l. Làm việc ở
nhiệt độ 400-1000*C ,ở các pha khác nhau thì số lượng và chất nạp liệu khác nhau
theo đó tuỳ loại nhiên liệu và phương pháp đốt cháy được sử dụng
Lưới chì nóng chảy đầu tiên ở 400*Chì, hồ ăcquy nóng chảy ở 800*C. Sản phẩm cuối
cùng của quá trình nấu chẩy là chì chưa tinh chế và phần cặn sau nấu chảy (phần
này được đưa tới nơi xử lý chất thải)
3.Sau công đoạn nấu chảy chì đã nấu chảy được đưa vào quá trình tinh chế. Quá
trình này là sự tổng hợp các phụ gia thêm vào cùng với các kim loại khác chì có
trong hỗn hợp nấu chảy để hình thành hợp kim. Chì đã qua tinh chế có thể đạt độ
tinh khiết 99% và có thể đựợc sử dụng trực tiếp vào sản xuất pin ăcquy, một phần
nhỏ được sử dụng cho các ngành sản xuất khác. Phần thải sau tinh chế được thêm vào
mẻ liệu của quá trình nấu chảy. Chuyển tiếp giữa quá trình nấu chảy và tinh chế là
một hệ thống giảm khói phát sinh từ quá trình nấu chảy. Khói bụi qua bộ lọc của hệ
thống được đưa trở lại lò nấu để thu hồi chì.
Các giai đoạn tinh chế chì nấu chảy
Mục đích của quá trình tinh chế là loại bỏ hầu hết các tạp chất có trong hỗn hợp
chì nấu chảy như Cu, Sb, As, Sn. Bản chất của quá trình tinh chế là thêm vào hỗn
hợp chì nấu chảy một số tác nhân đặc biệt ở nhiệt độ thích hợp, các tác nhân này
sẽ kết hợp với những thành phần cần loại bỏ tạo thành hợp kim dạng xỉ.
• Đồng (Cu) là kim loại đầu tiên bị loại cùng với lưu huỳnh. Đầu tiên khi lưu
huỳnh được thêm vào hỗn hợp chì nấu chảy ở 450*C, đồng được loại ra dưới dạng CuS
dạng xỉ. Tiếp theo loại bỏ hầu như toàn bộ Cu còn lại bằng cách thêm vào lượng nhỏ
lưu huỳnh ở 330*C cho tới khi phản ứng kết thúc.
• Kẽm (Zn) là nguyên tố tiếp theo bị loại bởi sự oxi hoá của khí Cl2 và
amoniclorua (NH4Cl). Hỗn hợp được thêm vào ở 500*C tạo thành kẽm clorua (SnCl2) ở
dạng bọt xỉ.
• Asen (As) và antimony (Sb) được loại bởi không khí làm giàu oxy hoặc bởi hỗn
hợp natri nitrat (NaNO3) và natri hydroxit (NaOH). Không khí giàu oxy được sục vào
ở nhiệt độ 550*C, phản ứng xảy ra mãnh liệt có thể đạt tới nhiệt độ 650*C. Hỗn hợp
xỉ dạng oxit gồm 25% Sb, 10% As, 65% Pb .
• Bạc (Ag) được loại ra tiếp theo bởi quá trình tạo ra một độ tan chọn lọc của
Ag vào Zn nóng chảy. Zn kim loại được cho vào hỗn hợp chì nấu chảy ở 470*C, sau đó
hỗn hợp được làm lạnh xuống 325*C. Hợp kim Ag-Pb-Zn tách ra ở dạng rắn trên bề
mặt. Ag và Zn được tách khỏi hợp kim bằng phương pháp chưng cất chân không.
Quá trình tái chế chì từ ăcquy chì-axit là một quá trình sản xuất hoàn chỉnh vì
vậy sẽ tạo ra chất thải. Đánh giá được lượng phát thải trong từng giai đoạn sản
xuất sẽ giúp hoàn thiện việc kiểm soát về mặt môi trường. Bảng 2 và 3 dưới đây đưa
ra số liệu về các chất thải và chất ô nhiễm có thể có trong quá trình nghiền, nấu
chảy và tinh chế:

BẢNG 2: Thành phần kim loại có trong hỗn hợp CaSO4 sau nghiền và trung hoà (cột A)
và kim loại có trong hỗn hợp sau nấu chảy (cột B).
Kim loại A (mg/kg) B (mg/kg)
Cu
As
Cd
Cr6+
Hg
Pb
Se <0.5
11
8.3
<0.5
<0.1
390
___
2
200
2
<0.5
<0.1
47000
<0.1

BẢNG 3: Khí ô nhiễm chính trong quá trình tái chế (g/kg chì đã tinh chế)
Khí ô nhiễm
g/kg
H2SO4 phát thải không cố định
Chì phát thải không cố định
Chì
Vi hạt
Oxit nitơ (NOx)
Dioxit lưu huỳnh (SO2)
Cacbon monoxit (CO)
Cacbon dioxit (CO2) Không xác định được
Không xác địhn được
0,027
0,48
2,15
4,2
0,005
604,5
Trong quá trình mọi công đoạn sản xuất phụ trợ đều được coi trọng bởi ở bất cứ
hoạt động nào cũng đều có tác động tới môi trường. Pha vận chuyển bao gồm tất cả
các vận hành liên quan đến vẩn chuyển nguyên liệu, thải hồi nguyên liệu đến hoàn
tất sản phẩm đưa khỏi nhà máy. Pha xử lý chất thải trong chu trình bao gồm xử lý
chính các chất thải trong quá trình tái chế tạo ra.
Sự đánh giá và so sánh tác động tới môi trường của từng quá trình dựa trên đơn vị
1tấn Pb tái chế cung cấp cho sản xuất.
Những số liệu cụ thể đưa ra dưới đây thu nhận được từ quá trình tái chế của nhà
máy của Ý (Pace del Mela), đạt chứng chỉ ISO 14000 về quản lý môi trường .
BẢNG 5: Kết quả đánh giá phân tích nguồn vào và ra chính trong hệ thống

Đầu vào Đơn vị Số


lượng Đầu ra Đơn vị Số lượng
Ăcquy đã sử dụng
Vật liệu phụ trợ
Antimon (Sb)
Asen (As)
Cốc
Sắt vụn
Vôi tôi
Oxi
K2CO3
Se
Na2CO3
NaCl
NaOH
NaNO3
S
Sn
Năng lượng tiêu thụ
Điện
Dầu nhiên liệu nhẹ
Nư c
kg

kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg

MJe
Kg
lít 3499,97

19,01
1,66
79,44
280,54
46,74
129,61
0,43
0,04
19,59
0,39
6,03
2,49
0,95
0,56

1165,08
110,86
92,11
Chì đã tinh chế
Khí phát thải
CO2
CO
Pb
NOx
Vi hạt
SO2
Chất thải rắn
Hỗn hợp nhựa tái chế
Hỗn hợp nhựa thải
Phần xỉ sau trung hoà
As
Cd
Cr
Cu
Pb
Hg
Phần sau nấu chảy
As
Cd
Cr
Cu
Pb
Hg
Se kg

g
g
g
g
g
g

kg
kg
kg
g
g
g
g
g
g
kg
g
g
g
g
g
g
g 1000

555,11
4,59
24,61
2002
450,81
3820,6

176,82
136,78
81,17
0,89
0,67
0,04
0,04
31,66
0,01
422,21
84,44
0,84
0,21
0,84
19,844
0,04
0,04
Sử dụng chỉ số sinh thái để cung cấp yếu tố định lượng cho quá trình phân tích.
Chỉ số sinh thái là công cụ đánh giá ảnh hưởng tới môi trường của các sản phẩm và
quá trình.

TRANH 3 : Biểu diễn các yếu tố tác động dưới dạng %

Tranh 3 chỉ ra những yếu tố riêng lẻ tạo bởi 6 giai đoạn của quá trình, mỗi loại
tác động được biểu diễn dưới dạng %. Từ tranh 3 có thể thấy giai đọan có trạng
thái nóng chảy của chì đóng góp tác động ở hầu hết các cấp độ (65% ở mọi trường
hợp loại trừ độc học sinh thái đất liền). Tiếp theo ở giai đoạn tinh chế có tác
động 28 % ở mọi trường hợp trừ độc học sinh thái đất liền. Pha xử lý nước thải lại
chiếm tới 99% trong độc học sinh thái. Vận chuyển chỉ đóng góp một phần nhỏ, quá
trình nghiền và trung hoà không có tác động đáng kể.
Loại tác động ảnh hưởng trong mỗi giai đoạn của quá trình và những phát thải chính
được đưa ra trong bảng 7.

BẢNG 7: Loại tác động và sự ô nhiễm chính tạo ra

Quá trình Loại tác động Tỷlệ % Tác nhân chính Tỷ lệ %


Nấu chảy
Tinh chế

Vận chyển

Xử lý nước Sự phú dưỡng (nước)


Gây mùi (không khí)
Hiệu ứng nhà kính
Sự suy giảm tầng ôzôn
Quang hoá do hệ chất oxy hoá
Độc lý học người
Độc lý học thuỷ hệ
S axit hoá không khí

Sự phú dưỡng (nước)


Gây mùi (không khí)
Sự suy giảm tầng ôzôn
Hiệu ứng nhà kính
Quang hoá do hệ chất oxy hoá
Độc lý học người
Độc lý học thuỷ hệ
S axit hoá không khí

S axit hoá không khí


Độc lý học người
Quang hoá do hệ chất oxy hoá

Độc lý học đất


Độc lý học thuỷ hệ 69,13
68,82
68,62
68,61
68,18
66,58
66,47
66,02

30,04
29,91
29,82
29,82
29,63
28,91
28,88
28,67

5,71
4,75
2,51

99,98
3,09
Hợp chất Nitơ
H2S
CO2
Halon 1301
CxHy (trừ CH4)
SOx
Cd
SOx

Hợp chất Nitơ


H2S
Halon 1301
CO2
CxHy (trừ CH4)
SOx
Cd
SOx

NOx
NOx
CxHy (trừ CH4)

Pb
Cd 39,33
47,54
65,48
68,61
61,1
39,92
48,87
46,82

17,09
20,66
29,82
28,45
26,55
17,33
21,24
20,33

5,11
4,07
2,37

96,31
3,11

Theo kết quả phân tích những sản phẩm phụ trợ và pha nghiền trung hoà không đóng
góp lớn vào loại tác động vì vậy chúng không được đưa vào trong bảng 7. Tuy nhiên
pha nghiền và trung hòa là những bước có thể chưa được đánh giá đầy đủ bởi sự rò
rỉ và phát thải Pb và H2SO4 từ những nguồn không cố định. Pha vận chuyển cũng là
một giai đoạn quan trọng nhưng cũng chưa được đánh giá một cách đầy đủ .
Kết quả phân tích cho thấy pha nấu chảy và pha tinh chế là một trong những vấn đề
ảnh hưởng nhiều nhất tới môi trường cần quan tâm. Sự phát thải chính trong quá
trình là SO2, CO2, NOx, chì phát thải không đóng góp lớn ở giai đoạn này bởi thiết
bị lọc với hiệu quả cho cả quy trình tái chế đã giảm thiểu tối đa mức chì phát
thải vào không khí và nước. Pha xử lý chất thải cho thấy ở đó lượng chì phát thải
ra lớn nhất từ xỉ, quá trình trung hoà và phần còn lại sau nấu chảy mà không thu
hồi lại được hoàn toàn bởi các thiết bị.

3. Đánh giá và kết luận


Xử lý ăcquy chì-axit phế thải bằng cách tái chế là giải pháp đã được thực hiện ở
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là một vấn chưa được giải
quyết trên quy mô công nghiệp. Mô hình đưa ra trên đây tuy chỉ là của một nhà máy
tái chế nhưng những vấn đề cơ bản trong đánh giá tác động môi trường có thể mở
rộng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác sử dụng phương pháp hoả luyện. Những số
liệu cụ thể đưa ra chắc chắn không chỉ giúp cho các nhà máy trong ngành có những
kỹ thuật cải thiện môi trường mà còn là vấn đề chung của các ngành công nghiệp
khác. Mặt khác các thông tin cũng giúp cho các nhà quản lý môi trường đánh giá
được đầy đủ hơn các tác động ô nhiễm gây ra của các ngành công nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay hoạt động tái chế chất thải nói chung và tái chế chì trong
ăcquy chì-axit chưa phát triển trên quy mô công nghiệp mà chỉ mới có ở mức làng
nghề. Ví dụ làng tái chế chì ở xã Đại Bái tỉnh Bắc Ninh.Tuy nhiên ở quy mô công
nghiệp cũng đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan tới thu hồi chì từ các phế
liệu ăcquy chì như:
Năm 2000-2001 đề tài: “Thu hồi chì chất lượng cao từ phế liệu chì bằng phương pháp
điện phân”. Chủ nhiệm đề tài TS.Hà Văn Hồng, phòng nghiên cứu mỏ và luyện kim
TP.HCM. Các kết quả thu được: Hiệu quả xử lý 1 tấn ăcquy thu được 385kg Pb, 315 kg
hợp kim Pb-Sb.
• Phế liệu chủ yếu là ăcquy chì ước tính khối lượng chì 10.000tấn/năm
• Công nghệ hỏa luyện: đơn giản hiệu quả nhưng sinh khí SO2, các bụi khí độc
kèm theo và công nghệ đòi hỏi nhiệt độ cao
• Công nghệ thuỷ luyện kết hợp hoả luyện: xử lý xỉ thải sau tinh chế và
(NH)2SO4, Na2SO4
• Thuỷ luyện kết hợp điện phân: ít gây ô nhiễm so với hoả luyện, chì tinh chế
có độ sạch cao
Những kết quả nghiên cứu và ứng dụng ở trên cho thấy tỷ lệ chì tinh chế thu được
trren 1000kg ăcquy là 385/1000 tương đương 38,5 %. So sánh với công nghệ của một
nước châu Âu đưa ra ở trên là 1000/3499 tương đương 28,58 %. So sánh tỷ lệ thu
được chì tinh chế của hai công nghệ sản xuất có thể thấy khả năng của Việt Nam có
thể thực hiện được công nghệ tái chế ăcquy chì-axit trên quy mô công nghiệp. Tuy
nhiên cần chý ý thêm rằng tỷ lệ so sánh ở trên rõ ràng cho thấy lượng chì tinh chế
thu được của công nghệ Việt Nam là cao hơn. Nhưng không có nghĩa là công nghệ của
ta tốt hơn bởi ở đây chưa xét đến độ tinh khiết của chì sau tinh chế hơn nữa xét
quy mô công nghiệp của công nghệ châu Âu là lớn hơn hẳn so với những thí nghiệm
của ta.
Tái chế chất thải ngoài các tác động tốt tới môi trường còn đem lại hiệu quả về
kinh tế xã hội như đã nói ở trên. Tuy nhiên không phải lúc nào tái chế cũng mang
lại kết quả như mong muốn. Xét điều kiện của Việt Nam chúng ta không thể áp dụng
hoàn toàn công nghệ của các nước phát triển vào sản xuất trong nước bởi xét về mặt
kinh tế đầu tư cho công nghệ ban đầu là rất lớn mặc dù công nghệ đó là rất hiệu
quả ở các nước phát triển. Vì vậy cần cải tiến công nghệ sao cho phù hợp với đặc
điểm và xây dựng tiêu chuẩn phù hợp cho công nghệ trong nước.
KẾT LUẬN CHUNG
Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất pin - ăcquy nói chung và ăcquy chì-axit nói
riêng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong việc
cung cấp năng lượng dạng di động cho nhiều thiết bị và phương tiện. Nói riêng về
ngành sản xuất ăcquy chì-axit là một ngành sản xuất phức tạp tổ hợp của nhiều
công đọan khác nhau, theo đó mỗi công đọan sản xuất lại phát sinh những vấn đề ô
nhiễm khác nhau. Ở nước ta hiện này vấn đề ô nhiễm trong ngành sản suất này vẫn
đang được nghiên cứu và hiện tại chưa có được giải pháp hiệu quả. Trong bản báo
cáo này chúng tôi tự nhận thấy còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Trước hết là công
sản xuất và những hình ảnh đưa ra ở phần I là công nghệ cũ từ những năm đầu thế kỷ
20. Mặt khác do các tài liệu chuyên ngành chúng tôi tham khảo đều là tài liệu nước
ngoài nên chắc chắc độ chính xác của các thuật ngữ chưa được đảm bảo hoàn toàn.
Một thiếu sót nữa trong bản báo cáo đó là do việc không khảo sát được thực tế của
các nhà máy trong nước nên thiếu hụt các thông tin về tình hình sản xuất chung
trong nước mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng tìm các nguồn tài liệu trong nước. Tuy
nhiên cũng trong quá trình tìm tài liệu thực hiện báo cáo chúng tôi cũng nhận thấy
rằng các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ngành sản xuất pin-ăcquy nói
chung của Việt Nam chưa được chú trọng so với một số ngành công nghiệp khác mặc dù
đây là một ngành cũng gây ra những hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải
nguy hại. Chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một vấn đề các nhà quản lý môi trường
cần quan tâm đến.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Bách Khoa giảng viên bộ
môn QTSXCB đã có những góp ý cho bài báo cáo này. Chúng em rất mong sau bài báo
cáo này sẽ nhận được nhiều lời góp ý từ thầy giáo để những bài báo cáo tiếp sau
này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. H. A. Kiehne. Battery Technology Handbook. 2nd ed – basel: Marcel Deker,


2003.
2. H. D. Carl Berger. Handbook of Fuel Cell Technology. Prenticen Hall, 1968.
3. Nguyễn Đình Hương. Giáo trình kinh tế chất thải. NXBGD, 2006.
4. O. A. Witte. The Automobile storage battery, its care and repair. The
American Bureau of Engineering, Inc. Chicago, Illinois, USA, 1922.

Các nguồn tài liệu điện tử:


• www.wikipedia.com. link : Environment friendly solutions for Lead-axit
battery.
• www.peswiki.com
• www.howstuffwork.com
• www.sciendirection.com.
• www.vinachem.com.vn. (trang web của tổng công ty hoá chất Việt Nam)
• www.npi.gov.au (Nation Pollution Inventory) tham khảo cho phần IIB. Tài
liệu hướng dẫn “Kỹ thuật ước tính phát thải” thực hiện bởi đơn vị thống kê ô nhiễm
quốc gia thuộc Ủy ban môi trường và di sản của chính phủ Úc.
• www.epa.com. tham khảo cho phần IIA, IIB.
• www.batteriesuniversity.com.
• www.batterycouncil.org.
• www.osha.gov U.S. Department of Labor. tham khảo cho phần IIA.
• Journal of Environmental Management --Vol. 35, No. 2, pp 206-219 phần IIC.
• Jour of Power Sources.

You might also like