You are on page 1of 17

Cục bảo vệ môi trường Thụy điển

Thu nhận / cất trữ trung gian các chất


thải độc hại
Thực trạng Công nghiệp

Ðiều 92.07.01 B , 92.07.02 B, 92.07.03 C và 92.07.04 C

Của sắc lệnh bảo vệ môi trường

(1989:364)

*****

Tháng 3 - 1991

Nội dung

Tổng quan

Ngành công nghiệp

Hoạt động , các dạng chất thải

Tác động môi trường

Các biện pháp xử lý

Ðiều kiện cho phép hoạt động

Kiểm tra

Ví dụ điều kiện cho phép hoạt động


Thu nhận và cất giữ trung gian các chất thải độc hại

Ðiều 92.07.01 B, 92.07.02 B, 92.07.03 C, 92.07.04 C của sẵc lệnh bảo


vệ môi trường (1989 : 364)

Những vấn đề về môi trường

Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề môi


trường nảy sinh từ việc thu nhận và cất giữ
chất thải độc hại (HW) là việc đổ chất thải vào
nước, đất, không khí và vấn đề tiếng ồn.

Nước Rò rỉ và vỡ thùng chứa có thể gây ra sự thoát


chất thải không thể lường trước được vào hệ thống
cống rãnh và nước thải.

Không khí ?Chất thải khuếch tán vào không khí tăng lên khi các thành
phần dễ bay hơi của chất thải bay lên, ví dụ như dung môi của sơn bỏ đi hay
các chất đẩy (probellant) rò rỉ từ các bình xịt đã thải loại...Ngoài ra cũng cần
xét tới nguy cơ cháy và khuếch tán hói bụi, khí thải của các phương tiện vận tải
phục vụ cho nhà máy gây hại tới sức khoẻ và môi trường.

Ðất Các chất thải rò thoát ra khi chất xếp, bốc dỡ hoặc chứa trong kho có thể
gây ô nhiễm đất và nước ngầm.

Tiếng ồn Tiếng ồn bắt nguồn chủ yếu từ các phương tiện vận tải, trừ việc bốc
dỡ, chất xếp và cũng có thể từ các cánh quạt hoặc bơm.

Vị trí Khoảng cách cho phép là cách khu dan cư 50-


200m.Nếu lưu trữ 1 lượng lớn các hàng hoá dễ cháy
thì khoảng cách cho phép phải tăng đến 200-500m
hoặc hơn nữa.

Hoạt động, các dạng chất thải

Hoạt động ??Thu nhận

Lưu trữ trung gian


Xử lý sơ bộ (bơm các chất thải lỏng từ thùng chứa vào bể chứa và phân loại
chất thải)

Các chất thải

1. Chất thải dầu

1. 1.Chất thải dung môi

1. 1.Sơn, dầu sơn va verni


2. 2.Chất thải keo dính
3. 3.Chất thải acid hoặc kiềm mạnh
4. 4.Chất thải chứa Cadmium
5. 5.Chất thải chứa Thuỷ ngân
6. 6.Chất thải chứa Antimon, asenic, Bari, Beryllium, chì, Cobal,
đồng, Crôm, Niken, Selen, bạc, Thali, thiếc, vanadi hoặc kẽm.
7. 7.Chất thải chứa Cyanua
8. 8.Chất thải chứa PCB
9. 9.Chất thải thuôc trừ sâu
10.10.Chất thải phòng thí nghiệm

Công nghệ môi trường

Nước

Ðã Cất trữ và giao nhận trong nhà hoặc dưới mái che tại
tiến một kho mới. Giao nhận riêng rẽ giữa các bể chứa.
hành Tại các kho chưa có mái che, phải làm khô hết nước
hoặc ở bề mặt của khu vực cất trữ. Tách dầu theo trong
lắp lượng. Dẫn lớp nước mặt chưa bị ô nhiễm vào 1 bể
đặt chứa nước thải để được xử lý tiếp tục.

Không khí

Ðã Cô đặc và lọc Cacbon hoạt hoá của khí thải từ khâu


tiến thu nhạn và từ các bể chứa chất thải để loại các chất
hành
hoặc dễ bay hơi có mùi.
lắp
đặt Các van áp lực chân không của bể ngầm chứa chất
thải, ví dụ như dầu thải có áp lực hơi cao.

Ðất

Ðã tiến Làm vững chắc, bịt kín và xây bờ chắn xung quanh
hành khu vực cất trữ và giao nhận chất thải để giúp dễ thu
hoặc hồi nước thải bà nước bề mặt đã bị ô nhiễm.
lắp đặt

Tiếng ồn

Xư nâng dỡ hàng và phương tiện chất xếp hàng không


gây ồn. Hạn chế nghiêm ngặt số lần hoạt động. Sử
dụng các thiết bị cản âm và cách âm đối với quạt và
máy bơm...

Ðiều kiện

Nước ??Các chất thải ra bên ngoài phải đạt các tiêu chuẩn sau:

??????????????????pH ????6.5-10

??????????????????Dầu khoáng ????????5 ???????mg/l

??????????????????COD ?300 ???mg/l

??????????????????Ðộ dẫn điện 200 ???mS/m

?????????Chúng không được có mùi lạ hoặc biến màu rõ rệt

Không khí Ðiều kiện của các chất thải có mùi thường không được đưa ra theo
những giới hạn hoặc tiêu chuẩn nhất định. Thay vào đó, để ngăn ngừa sự độc
hại do chúng gây ra, có thể đặt ra những quy định về những dạng chất thải
được thu nhận và cách xử lý chúng. Các phương tiện xử ý có thể cũng phải
được quy định rõ.

Tiếng ồn Mức độ tiếng ồn không được vượt quá giới hạn nêu ở trang 6.

Giám sát

Dưới đây là ví dụ về những gì cần được kiểm tra trong quá trình giám sát.

o oLoại chất thải và số lượng chất thải có tuân theo quy


định cho phép không ?
o oChất thải này có được đánh dấu và giữ ở nơi đã định
không ?
o oChất thải khi đưa vào và đưa ra khỏi nhà máy có giữ lại
biên bản không?
o oCác container hoặc thùng chứa có ở trong tình trạng tốt
hay không ? Chúng có dấu hiệu bị rò rỉ không
o oCác chất thải dễ nhạy cảm với sương giá có được giữ
trong nhà không? Những thùng chứa bị phình ra có thể nổ
do ảnh hưởng của sương giá
o oCác mùi khó chịu đã được gặp bao giờ chưa?
o oCác dụng cụ tách dầu có hoạt động không? Chúng có
thường bị cạn không? Kích thước của chúng ? Chúng có
hoạt động khớp với còi báo và hỏng hóc không?
o oCó giữ biên bản thu hồi/thải bỏ nước bề mặt không? Có
ghi lại số lượng, chất lượng, thời gian, hoạt động không?
o oNhà máy có các phương tiện che chắn cần thiết va các
bờ ngăn không?
o oNhân viên có được chỉ dẫn hợp lý không?

Thu nhận/cất trữ trung gian chất thải độc hại

Ngành công nghiệp

Một số quy chế có liên quan tới ngành công nghiệp này: Sắc lệnh bảo vệ môi
trường (1989:364), sắc lệnh về các chất thải có hại (1985:841), sắc lệnh về đổ
chất thải (1990:984)(sẽ được sửa đổi để bổ sung thêm điều khoản về pin và ắc
quy chì), sắc lệnh về pin độc hại (1989:974)
Theo phụ lục của sắc lệnh bảo vệ môi trường, các phần sau đây áp dụng cho
việc thu nhận hoặc lưu trữ trung gian chất thải độc hại:

Hệ thống thu nhận và lưư trữ trung gian của :

92.07.01 B ??Hơn 50 tấn dầu thải ?????hàng năm ( được ???phép


của chính quyền ??địa phương)

92.07.02 B ??Hơn 10 tấn các chất thải độc hại khác hàng năm (được phép
chính quyền địa phương)

3. 3.C ?????Tối đa 50 tấn dầu thải hàng năm (phải thông báo với uỷ ban
sức khỏe và môi trường địa phương)

92.07.04 C ??Tối đa 10 tấn các chất thải có hại cho môi trường khác hàng
năm (phải thông báo với uỷ ban sức khoẻ va môi trường đia phương)

Không có các số liệu thống kê xác thực về số lượng các hệ thống thu nhân và
lưu trữ trung gian chất thải độc hại (HW). Tuy nhiên, rất nhiều nhà máy hoạt
động theo cả sự quản lý tư nhân lẫn sự quản lý của chính quyền địa phương.

Theo sắc lệnh về đổ chất thải, chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức
cho việc thu nhận và đổ chất thải độc hại. Họ thường lập ra một trung tâm thu
nhận ở các bãi rác thải của địa phương. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ thoả
thuận với những nhà xây dựng ở địa phương, người bán lẻ sơn và các trạm
xăng... để đảm bảo rằng những người này sẽ chấp nhận và tạm thời giữ lại phế
thải. Những thoả thuận này nhằm tập hợp một lượng chất thải lớn để tiết kiệm
chi phí vận chuyển. Những công việc này do hệ thống dọn đổ chất thải của địa
phương đảm trách.

Quy mô của các trạm thu nhận chất thải rất đa dạng, từ những kho lớn với
những bể lớn dung tích hàng ngàn m3 đến những trạm lưu động nhỏ dưới hình
thức các container có khoá. Hình thức thứ 2 đã trở nên ngày càng phổ biến và
thường được sử dụng cho các chiến dịch thu rác thải độc hại từ hộ gia đình.

Các phương tiện lưu động hoàn toàn chỉ lưu lại vài ngày tại hiện trường không
theo các quy định cho phép của Luật bảo vệ môi trường.

Liên hiệp quản lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng ThuỵÐiển là 1 tổ chức
phục vụ cho việc đổ chất thải của các địa phương, các công ty.
Các hoạt động - Các loại chất thải

Bên cạnh việc thu nhận và cất trữ chất thải trung gian, một số nhà máy còn
tiến hành xử lý sơ bộ, như bơm chất thải lỏng từ thung chứa vào bể chứa hoặc
phân loại chất thải (ví dụ như phân ra các loại pin khác nhau).

Người ta vẫn băn khoăn liệu việc 'xử lý sơ bộ ' có được coi như 'xử lý' theo điều
92.05.01 A của phụ lục sắc lệnh bảo vệ môi trường không. Việc cho phép xử lý
sơ bộ sẽ được ủy ban cấp phép Quốc gia về bảo vệ môi trường xem xét. Tuy
nhiên, thuật 'Xử lý' không được định nghĩa trong điều khoản này, bởi vậy, việc
đánh giá xem xét sẽ được tiến hành trong từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là 1 ví dụ về 'Xử lý sơ bộ' được coi như 'Xử lý' và do đó có quyền xin
cấp giấy phép của ủy ban cấp phép:

-Tách riêng nước và bùn từ dầu thải (và dẫn những phần nước này vào rãnh
nước )

-Làm khan các Hydroxid kim loại

-Ðồng nhất các chất thải lỏng/bán rắn/rắn (theo các đơn vị phân tán...)

-Nghiền và hòa tan các muối

-Cracking các nhũ tương dầu

Cục bảo vệ môi trường Thụy Ðiển định nghĩa chất thải là "các nguyên liệu vật
chất thô, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm phụ và chất xúc tác hoặc
các chất hoá học bổ xung khác đã bị bẩn hoặc đã bị phá huỷ hoặc không thể
sử dụng được theo mục đích ban đầu hay một mục đích tương tự nữa hoặc
người sử dụng vì một lý do nào muốn loại bỏ"

Theo sắc lệnh về chất thải độc hại, các loại chất thải sau được coi là chất thải
độc hại:

1. 1.Dầu thải
2. 2.Dung môi thải
3. 3.Sơn, dầu sơn, Vecni thải
4. 4.Chất thải là keo dính
5. 5.Chất thải là acid hoặc kiềm mạnh
6. 6.Chất thải chứa Cadmium
7. 7.Chất thải chứa thuỷ ngân
8. 8.Chất thải chứa antimon, áenvironment, Bari, Beri, chì Coban, đồng,
Crom, Nikien, Selen, bạc, tali, thiếc, Vanadi, kẽm
9. 9.Chất thải chứa Cyanua
10.10.Chất thải chứa PCB
11.11.Chất thải là thuốc trừ sâu

Chất thải phòng thí nghiệm

Tác động môi trường

Phát thải vào nước

Không có một quá trình nào tạo ra nước hoàn toàn do sự thu nhận và cất trữ
chất thải độc hại trong nhà máy. Tuy nhiên, cùng với việc giao chuyển chất
thải, luôn luôn có một nguy cơ rò rỉ hoặc phát thải không lường trước được có
thể làm tăng mức độ ô nhiễm nước thải, nước bề mặt và nước ngầm.

Mức độ ô nhiễm và tác động tới môi trường phụ thuộc mức độ và bản chất của
chất thải. Trong số các chất thải thường được thu để đổ bỏ có các hoá chất gây
ra những nguy hại lớn trước mắt về môi trường cũng như các hoá chất gây ra
những thiệt hại về lâu dài. Một ví dụ về chất gây thiệt hại trước mắt là chất thải
chứa Cyanua (nhóm 9), chỉ với một nồng độ rất nhỏ, có thể xoá sạch hầu hết
các sinh vật trong một dòng sông. Các chất gây mối nguy hại lâu dài là các
chất thải chứa PCB (nhóm 10). OCB là một chất tan trong dầu, chậm huỷ,
thường được tích luỹ trong các dây chuyền sản xuất thức ăn và có thể gây ra
những nguy hại nghiêm trọng (có thể làm giảm khả năng sinh sản)đối với hải
cẩu, chim mồi...

Một điều thường thấy đối với các chất thải độc hại là chúng gây ra nhiều kiểu
ảnh hưởng có hại khác nhau đối với sức khoẻ và môi trường. Bởi vậy, tốt nhất
là không nên phát thải.

Phát thải vào không khí

Các hoạt động thuộc loại này thường gây ra một "mùi hoá chất". Tuy nhiên,
nếu nhà máy được đặt ở vị trí hợp lý, thì không cần có những biện pháp xử lý
đặc biệt. Tuy vậy nếu một lượng lớn chất thải được giao chuyển, nhất là dưới
dạng một khối lớn, cần có một số biện pháp để xử lý những chất thải có mùi.

Có thể có những chất như chất đẩy(ví dụ CFC) bay hơi từ các bình xịt.
Về mùa đông, một vài loại chất thải trở nên đặc sệt lại, dẫn đến việc mất thêm
thời gian để làm cạn sạch những thung chứa trong những tháng mùa đông.
Nếu việc tháo dỡ cần dung bơm và động cơ Diasel, có thể gây ra những khói xả
làm ô nhiễm bầu không khí xung quanh.

Những chất thải có hại cho sức khỏe va môi trường có thể được giải phóng khi
có cháy xảy ra.

Phát thải vào đất

Việc chất xếp và bốc dỡ hay rò rỉ kho chứa có thể dẫn đến ô nhiễm đất và nước
ngầm.

Tiếng ồn

Tiếng ồn chủ yếu liên quan đến việc vận chuyển, đến và đi khỏi nhà máy cũng
như các khân chất xếp, bốc dỡ. Ngoài ra tiếng ồn còn có thể do cánh quạt và
bơm gây ra. Mức độ tiếng ồn do các hoạt động trên gây ra không được vượt
quá giới hạn sau:

Chất phế thải

ở vài nhà máy, chất thải từ các thùng chứa được bơm vào bể chứa, từ chai lọ
được đổ vào thùng chứa...Ðiều này làm cho các vật chứa đó sau khi rỗng vẫn bị
ô nhiễm.

Hoả hoạn, tai nạn, đổ vỡ hỏng hóc

Việc chuyển giao chất thải độc hại có nhiều rủi ro thường trực. Khi tiến hành
lập ra những nội quy thu nhận, cất trữ cùng các nội quy giám sát và hoạt động
khác tại nhà máy, cần hiểu biết toàn bộ về những nguy cơ nghiêm trọng nhất.
Cùng với nguy cơ rò rỉ và các nguy cơ môi trường không kiểm soát được, nguy
cơ lớn nhất đối với chung quanh là cháy kho hoá chất.

Các tình huống có thể xảy ra là :

• Rò rỉ từ các thùng chứa bị ăn mòn. Ðặc biệt lưu ý đối với những dung môi
Chlorinat, dung dịch muối, các muối vón thành cục rắn là những chất ăn
mòn mạnh.
• Rò rỉ từ các thùng bị phá huỷ bởi sương giá. Rất nhiều chất thải chứa
nước và phải được bảo vệ khỏi sương giá để chống nổ thùng chứa.
• Rò rỉ từ các thùng đã bị nổ "một cách thầm lặng". Các chất thải có điểm
sôi thấp được giữ trong bóng tối có thể bị đốt nóng tới điểm sôi của nó
nếu đưa ra trực tiếp dưới ánh mặt trời. Nó có thể tạo thành một áp suất
làm nổ thùng chứa. Ví dụ về loại chất thải này là Methylen chlorid (t0s
~400C ), dietylete (t0s ~350), ete dầu hoả (t0s ~ 350-400). Hiện tượng nổ
"thầm lặng "này cũng xảy ra ở những thùng bịt kín chứa đầy các thùng xịt
bỏ đi. Các bình này thường rò rỉ từ từ, áp suất tăng dần tới một thời điểm
làm thùng chứa phát nổ.
• Cháy, nổ và các tai nạn tương tự. Phát thải những khí xả độc hại vào
không khí và phát thải vào đất, nước do sự thấm của các chất thải hoặc
nước bị ô nhiễm có thể xảy ra.

?????????Dưới đây là xem xét tổng quan về những nguy cơ cháy lớn nhất

?????????Các chất thải dung môi có thể chứa những chất có điểm cháy
chậm như các chất dễ cháy ngay cả ở nhiệt độ thấp

Các chất này, đặc biệt là các chất có trong chất thải dung môi sơn, verni, dầu
sơn thuộc nhóm có nguy cơ cháy số 1 và cần thận trọng khi chuyển giao
chúng. Tuỳ vào lượng được cất giữ, các cơ quan phòng cháy chữa cháy thường
quy định về khoảng cách với các khu dân cư xung quanh, về giá đỡ làm bằng
các vật liệu chống cháy, về thiết bị điện không phát cháy, thiết bị nối đất của
các phương tiện trước khi bốc dỡ...

Rất nhiều dung môi tạo với không khí một hỗn hợp dễ cháy nổ và do vậy rất
khó xử lý.

Hoả hoạn có thể xảy ra bởi các phản ứng hoá học mạnh giữa các chất khác
nhau hoặc thậm chí một số chất bắt cháy ngay sau khi ra ngoài không khí.
Phospho thường được giữ trong một chậu thuỷ tinh đầy nước. Nếu chỗ nước
này đông lại làm vỡ chậu hoặc chậu bị vỡ do bất cẩn khi vận chuyển thì có thể
gây ra đám cháy. Các đám cháy này rất khó dập tắt.

Ví dụ 1 phản ứng có thể xảy ra gây cháy là phản ứng giữa :

?????????Hydroxid kim loại + nước

?????????Dầu oxi hoá + chất xơ

Acid nitric + gỗ

Dithionite + hoa quả +chất hữu cơ


Chất oxi hoá + chất khử

CaO + chất ẩm + chất hữu cơ

Các ví dụ khác về phản ứng hoá học có thể gián tiếp gây các đám cháy do tạo
ra khí dễ cháy nổ

Acid + kim loại đ khí hydro

Soda + kim loại đ khí hydro

Cacbua + nước đ hydrocarbon

Cả khí hydro lẫn khí hydrocarbua đều tạo với không khí hỗn hợp dễ nổ.

Các chất có bản chất dễ nổ phải được vận chuyển một cách thận trọng nhất
gồm có picrat (acid picric và muối của nó ), hỗn hợp nitro, Chlorat, peroxid,
azid. Các chất này cùng nhiều chất nổ thụ động khác thường không thuộc chất
thải phòng thí nghiệm.

Các chất có điểm chảy thấp

Ete (dietylete) <-200 C

Xăng (ete xăng) <00 C

Aceton ???????-200 C

Etylacetat ???-40 C

Các chất có phổ cháy nổ rộng

(Phần trăm thể tích dung môi/khôngkhí)

Carbon disulfit ????1,0 -60 %

Ete (dietylete) ??????1,7 -36 %

Metanol ?????6,0 -36,5 %


Aceton ???????2,5 -13 %

Xăng 0,7 -8 %

Các biện pháp xử lý

Nước

Nước ít khi được tạo ra trong quá trình. Tuy nhiên, khi xảy ra rò rỉ, nước bề mặt
và nước xả rửa từ nhà máy cần được kiểm tra trước khi bỏ đi. Việc cất trữ cũng
như chuyển giao chất thải độc hại ở các nhà máy mới nên được tiến hành trong
nhà hoặc dưới máy che. Trong trường hợp cất trữ dưới mái che, khu vực chứa
này cần cách xa hệ thống cống rãnh hay hệ thống nước thải. Một quy tắc
hướng dẫn là tất cả những nguồn nước sạch được bảo đảm (ví dụ nước mưa
hứng từ mái xuống...)cần được dẫn đi trong hệ thống riêng, trong khi các loại
nước khác được thu hồi càng gần nguồn có khả năng ô nhiễm càng tốt. Bởi
vậy, những khu vực chứa chất thải khác nhau trong phạm vi có thể cần được
thoát nước bằng những đường ống dẫn riêng biệt có vòi khoá để sd như một
điểm kiểm tra. Các khu vực chứa chất thải cần được đóng kín, bề mặt cứng rắn
và có các bờ ngăn bao quanh. Các bờ ngăn này phải tạo ra một khu vực có khả
năng chứa được một bể chứa lớn nhất cộng thêm 10% dung tích của 1 bể khác.
Các khu vực được rải nhựa đường để chứa chất thải dung môi cần được bảo bởi
một lớp không bị dung môi phá huỷ.

Tiêu chí quyết định để xem liệu loại nước này có thể được đổ bỏ chưa cần bao
gồm cả việc không có sự rò rỉ nào được phát hiện thông qua sự đổi màu rõ rệt
hoặc có mùi khó chịu bay ra.

Các thủ tục chuyển giao chất thải cần đảm bảo để nguy cơ chảy tràn chất thải
là tối thiểu.

Việc chuyển giao nước thải vốn đã được dùng để dập tắt đám cháy cần được
kiểm tra lại. Quy mô nhà máy và khoảng cách của nó đối với nguồn nước mặt
và nước ngầm...đôi khi cũng là một lý do để quyết định thu hồi nước đã dùng
để dập đám cháy như thế nào ? Ví dụ, có thể thu hồi chúng vào một cái hố trát
kín bằng đất sét hay bằng một tấm cao su, chất dẻo hoặc một chất liệu tương
tự. Kích thước của cái hố phụ thuộc vào lượng nước thải cần chứa. Khi thiết kế
hệ thống này cần tham vấn chính quyền quản lý và các dịch vụ cấp cứu công
cộng.

Nước để dập tắt đám chảy cũng có thể xử lý giống như nước bề mặt
Không khí

Mùi khuếch tán từ các thùng chứa chất thải có thể ngăn ngừa được bằng cách
vận chuyển chất thải thận trọng, theo đó sẽ tránh được những phá hại về
sương giá, ánh sáng mặt trời và sự ăn mòn. Các chất thải có mùi như hỗn hợp
sulfur không được phép cất trữ chung gian, thay vào đó phải đưa thẳng đến
nhà máy xử lý.

Các chất thải có mùi do các khí độc bay hơi có thể được xử lý bằng cách làm
lạnh các khí này trong bộ phận ngưng tụ và dẫn chúng qua 1 bộ lọc carbon
hoá.

Các bộ phận lọc khí cần được lắp đặt trong các quạt thông gió của thiết bị phân
tán, các bộ phận của thùng chứa, van cống và các bộ phận tương tự. ở những
thùng chứa dầu thải sử dụng áp suất cao cần có van áp lực chân không.

Ðể tránh sự tạo thành các chất độc hại trong các đám cháy, một số chất thải
nhất định cần phải được cất trữ ở các nơi khác nhau. Ðó là các chất dễ cháy,
PCB và các hydrocacbon chlosinate khác.

Ðể trách kéo dài việc phát thải các khí xả từ các động cơ vận tải ở các điểm
chất xếp bốc dỡ, người ta lắp kèm vào bộ phận thu nhận chất thải một cái bơm
dùng khi tháo dỡ một lượng lớn chất thải lỏng.

Ðất

Những khu vực chứa và giao nhận chất thải phải có bề mặt rắn chắc, được
đóng kín và bao quanh bằng bờ ngăn để thu hồi nước thải bị ô nhiễm và chảy
tràn.

Tiếng ồn

Ðể làm giảm tiếng ồn trong quá trình chất xếp, bốc dỡ, có thể lựa chọn các xe
nâng hàng không gây ồn và các máy chất hàng. Nên tránh hoạt động vào buổi
tối và ban đêm. Những tiếng ồn khác, chẳng hạn như ồn do máy bơm, quạt
thông gió có thể giảm được nhờ sử dụng màn chắn, thiết bị cản âm và các
phương pháp cách âm khác.

Chất thải
Mọi dụng cụ chứa đã rỗng không cần phải được rửa qua để được xếp vào loại
chất thải thường chứ không phải chất thải độc hại. Các chất lỏng tẩy rửa cũng
cần được xử lý như chất thải độc hại. Những thùng chứa vật liệu bao gói thừa
cũng có thể được coi như chất thải thường, với điều kiện là chúng không chứ
chất thải độc hại nào.

Vị trí

Khi đặt một nhà máy mới hoặc mở rộng hoạt động của 1 nhà máy đang hoạt
động, khoảng cách tới khu dân cư gần nhất phải từ 50 đến 200m. Nếu nhà máy
giao nhận một lượng lớn vật liệu dễ cháy,khoảng cách cần thiết có thể tới 200 -
500m hoặc hơn nữa. Do nguy cơ về vấn đề tiếng ồn và mùi, những nhà máy cỡ
lớn và vừa, đặc biệt là các nhà máy tiến hành bao gói lại không nên đặt gần
khu dân cư và cơ quan văn phòng. Thay vào đó, các nhà máy này cần đặt ở
những khu công nghiệp đặc biệt.

Ðiều kiện cho phép hoạt động

Cần quy định rõ các điều kiện liên quan đến thủ tục, hướng dẫn công việc đối
với các khâu khác nhau của việc giao nhận, các biện pháp cần thực hiện trong
điều kiện có phát thải xảy ra ngoài dự kiến, cất trữ chất thải,ví dụ như những
giá trị giới hạn và mục tiêu của việc phát thải vào nước, vấn đề tiếng ồn từ nhà
máy. Cũng cần có những quy định xử lý phát thải không khí trong trường hợp
xảy ra. Cấp quản lý cũng cần phải xem xét xem có cần phải xây dựng những
điều kiện về một chương trình thanh tra cụ thể hay không.

Ví dụ mô tả những điều kiện nói trên có thể tìm thấy ở bìa sau cuốn sách này.

Những ví dụ này cũng có thể được sửa đổi để tạo cơ sở cho nguyên tắc chỉ đạo
hoặc các yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, các điều kiện diễn tả này cũng phải phù hợp
với phương thức quyết định của cấp quản lý.
?????????Kiểm tra

Nước

Phạm vi thanh tra có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào tính chất hoạt
động. Trong trường hợp tiếp nhận nhỏ một lượng chất thải,hầu như không cần
đến các thiết bị dưới dạng "các container môi trường " hoặc các phương thức
kiểm tra thải nước định kỳ. Tuy vậy ở những nhà máy lớn, đặc biệt là ở những
nơi cất trữ chất thải ngoài trời, cần kiểm tra việc thu hồi nước ở khu vực cất trữ
đó. Các thông số kiểm tra nói chung có lưu ý đến mức độ ô nhiễm nước, bao
gồm pH, lượng dầu, COD, độ dẫn điện màu sắc mùi vị. Nếu nghi ngờ trong mẫu
nước xuất hiện một chất đặc biệt nào đó, cần sử dụng phương pháp phân tích
xác định một chất riêng biệt. Các phân tích này cần tiến hành theo tiêu chuẩn
Thụy Ðiển hoặc các phương pháp tương tự khác.

Không khí

ở những nhà máy có cất trữ một lượng lớn dung môi dễ bay hơi trong các bể
chứa, có thể kiểm soát nồng độ dung môi trong không khí bị nén trong các bể
bằng cách thu các mẫu bất kỳ kết hợp với bổ xung không khí vào, thực hiện
trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau. Phương pháp kiểm tra này có thể
sửa đổi tuỳ theo loại dung môi.

Tiếng ồn

Mức độ tiếng ồn càn được đánh giá nếu có những lời phàn nàn được gửi tới.

Chất thải

Cần có biên bản chi tiết về việc tiếp nhận hoặc chuyển chất thải. Biên bản này
cần nêu chi tiết về :

• Loại chất thải (theo sắc lệnh chất thải độc hại )
• Số lượng
• Phương tiện chuyển giao và thu nhận chất thải

Cũng cần có 1 biên bản về các chất thải phát sinh ở nhà máy (bao bì, thung
chứa, chai lọ bỏ đi, rác bẩn do thu dọn kho chứa, các chất rò rỉ đã được thu hồi,
nước mặt bị ô nhiễm...)
Theo luật bảo vệ môi trường, hàng năm, cần gửi báo cáo thường niên về môi
trường cho cấp quản lý giám sát. Cục bảo vệ môi trường Thụy Ðiển đã quy định
về những thông tin cần đưa ra trong báo cáo này.

Ghi chú

Cục bảo vệ môi trường Thụy Ðiển chịu trách nhiệm đưa ra những tài liệu hướng
dẫn tóm tắt cho từng ngành công nghiệp cụ thể, với tư cách là cấp quản lý
trung ương theo luật bảo vệ môi trường. Phòng giám sát nhà máy thuộc cục
giám sát chịu trách nhiệm về việc này.

Mục tiêu của những tài liệu tóm tắt này là giúp cho việc cân nhắc và cấp phép
hoạt động theo luật bảo vệ môi trường. Những tài liệu này cung cấp về sự miêu
tả khái quát về ngành công nghiệp và những sự cố môi trường mà chúng có
thể gây ra cũng như những yêu cầu về môi trường đối với ngành công nghiệp
này.

Những tư liệu cơ bản để thành lập tài liệu này do Hans Wickberg, Miljử byran i
Orebro AB thu thập. Bất kỳ thăc mắc nào liên quan đến ngành công nghiệp này
hãy gửi đến phòng tái chế và quản lý chất thải thuộc Uỷ ban năng lượng, giao
thông vận tải, quản lý nước và chất thải, cục Bảo vệ môi trường Thụy Ðiển.

Ví dụ về các điều kiện cho pháp hoạt động

1. 1.Trừ khi có các quy định khác về vấn đề này, các hoạt động cũng như các
bước cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm nước và không khí và các sự cố
khác đối với khu vực xung quanh cần được tiến hành theo những gì đã
nêu trong hồ sơ xin cấp phép hoặc những gì mà người xin cấp phép đã
nêu ra và đảm nhận.
2. 1.Bề mặt của khu vực giao nhận chất thải cần được làm cứng chắc và bao
bọc bằng một chất liệu bền vững và phải được thiết kế sao cho có thể thu
hồi được các chất bị rò rỉ và lớp nước mặt bị ô nhiễm.
3. 2.Các bể chứa chất thải cần có bờ ngăn bao quanh. Bờ ngăn này phải tạo
ra một khu vực có khả năng chứa được, toàn bộ thể tích của bể chứa lớn
nhất cộng 10% dung tích của bể chứa khác.
4. 3.Nước mặt thu hồi nhờ các bờ ngăn va bề mặt rắn chẵc của khu vực cất
trữ cần được kiểm tra trước khi đổ đi. Chúng cần đạt các yêu cầu sau :

o oKhông đổi màu rõ rệt, không có mùi hoặc có các dấu


hiệu ô nhiễm khác
o opH = 6,5-10
o oHàm lượng dầu khoáng nhỏ hơn...... mg/l (ở những nơi có
chất thải chứa dầu)
o oHàm lượng COD không vượt quá ...... mg/l
o oÐộ dẫn điện không quá ....... mS/m

1. 1.Nước bị ô nhiễm rò rỉ hoặc thấm cần được xử lý như chất thải độc hại
2. 1.Nếu các hoạt động này tạo ra mùi khó chịu, cần có những biện pháp để
giảm mùi khó chịu đó. Các biện pháp này khi tiến hành cần xin ý kiến của
cấp quản lý.
3. 2.Cần có biên bản về thu nhận và chuyển giao chất thải, trong biên bản
cần nêu rõ số lượng loại chất thải, nơi chứa, nơi đổ chất thải cuối cùng.
4. 3.Nhân viên ở nhà máy phải có kiến thức cơ bản về chất thải độc hại để
đề phòng những nguy hại có thể xẩy ra khi giao nhận và các biện pháp xử
lý khi có tai nạn xảy ra.
5. 4.Cần có những chỉ dẫn an toàn vàhướng dẫn công việc cho mọi giai doạn
giao nhận chất thải để tránh những nguy hại cho môi trường
6. 5.Tiếng ồn do các hoạt động gây cần được giảm thiểu sao cho mức độ
tiếng ồn ở bên ngoài khu vực dân cư không quá..... dB(A)

?????????

?????????

You might also like