You are on page 1of 2

Cần quản lý điểm học sinh bằng CNTT

Ở các trường học, bấy lâu này, công tác quản lý điểm của học sinh chủ yếu vẫn được tiến hành
theo phương pháp truyền thống. Nghĩa là giáo viên cho điểm trong sổ điểm cá nhân sau đó vào
sổ lớn. Với cách làm trên, do khách quan hoặc chủ quan, việc vào điểm, cộng điểm có thể có sai
sót.
Bên cạnh đó, việc giáo viên tuỳ tiện sửa điểm không theo qui chế vẫn còn tồn tại. Đối với cán bộ quản lý,
cách làm theo phương pháp truyền thống này tạo tâm lý thụ động, ít nhiều gây khó khăn trong công tác
kiểm tra, giám sát đôn đốc.

Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, thời gian qua nhiều trường học ở các
cấp trên toàn tỉnh đã thực hiện việc quản lý điểm của học sinh bằng máy tính và đã thể hiện nhiều ưu
điểm rõ rệt so với phương thức quản lý điểm truyền thống.

Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT nên tiếp tục khuyến khích các trường học tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý điểm của học sinh. Theo đó, mỗi trường học cần có một bộ phận văn
thư có trình độ nhất định về tin học phụ trách dưới sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên của hiệu trưởng
hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.

Hàng tuần, giáo viên bộ môn mang sổ điểm cá nhân đến nhập điểm vào máy tính. Cuối tháng, dữ liệu
điểm của các trường được gửi về sở theo mẫu qui định chung. Sở Giáo dục và Đào tạo có thể cho đăng
tải dữ liệu điểm học sinh của các trường trên một trang Web riêng.

Nếu làm được như vậy, một mặt Sở Giáo dục và Đào tạo có thể phần nào nhận định được chất lượng
dạy và học của các trường trong nhiều thời điểm của năm học, từ đó có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc phù
hợp.

Điều này càng có ý nghĩa đối với các trường ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa khi chúng ta
đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. Mặt khác, các bậc phụ
huynh cũng có thể trực tiếp kiểm tra được kết quả học tập của con em mình từ việc truy cập mạng.

Cái lợi lớn nhất từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điểm ở các trường học là tạo
ra sự minh bạch hóa về chất lượng học tập của học sinh, là tiền đề để chống “căn bệnh” thành tích. Đất
nước đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ
thông tin.

Thiết nghĩ, song song với phương pháp quản lý điểm truyền thống theo kiểu “giấy trắng mực đen” như đã
thực hiện từ bấy lâu nay, việc ứng dụng triệt để ưu thế của công nghệ thông tin vào việc quản lý điểm
của học sinh sẽ góp phần tạo nên bước chuyển mới trong việc tạo động lực thúc đẩy chất lượng dạy và
học trong các nhà trường. Đặc biệt vào thời điểm cả xã hội đang nỗ lực, quyết tâm mang lại cho ngành
giáo

You might also like