You are on page 1of 79

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


───────*───────

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ


ĐIỀU KHIỂN TỪ XA TRẠM THU PHÁT
SÓNG DI ĐỘNG BTS

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật


Lớp: Hệ thống thông tin – K49
Giáo viên hƣớng dẫn: TS Hoàng Minh Thức

Hà nội, 5 – 2009
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


1. Thông tin về sinh viên:

Họ và tên sinh viên: Đoàn Hồng Nhật


Điện thoại liên lạc: 01699609639 Email: nhatdh85@gmail.com
Lớp: Hệ thống thông tin Hệ đào tạo: Đại học
Đồ án tốt nghiệp đƣợc thực hiện tại: Công ty cổ phần công nghệ cao Việt Nam
(VHCSoft)
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 01 / 03 /2009 đến 31 / 05 /2009
2. Mục đích nội dung của ĐATN

Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa các trang thiết bị tại nhà trạm thu phát
sóng di động BTS.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
- Tìm hiểu hệ thống trang thiết bị tại nhà trạm thu phát sóng di động
- Đƣa ra giải pháp giám sát, điều khiển từ xa
- Xây dựng phần mềm giám sát và điều khiển
4. Lời cam đoan của sinh viên:

Tôi – Đoàn Hồng Nhật - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS Hoàng Minh Thức.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009


Tác giả ĐATN

Đoàn Hồng Nhật


5. Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép
bảo vệ:

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2009


Giáo viên hƣớng dẫn

TS Hoàng Minh Thức

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 2
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nội dung đồ án tốt nghiệp bao gồm:


Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài, xác định mục tiêu, nội dung và phạm vi thực hiện của đồ
án tốt nghiệp
Chƣơng 1 – Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về nhà trạm BTS, hệ thống thiết bị và hiện
trạng giám sát điều khiển nhà trạm hiện nay.
Chƣơng 2 – Khảo sát và phân tích hệ thống: Phân tích những yêu cầu của hệ thống, chỉ
ra đƣợc các chức năng của hệ thống bằng các biểu đồ Usecase, biểu đồ tuần tự của một số
chức năng chính của hệ thống.
Chƣơng 3 – Thiết kế hệ thống: Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển nhà trạm, trình
bày kiến trúc hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu
Chƣơng 4 – Xây dựng và cài đặt: Giới thiệu các công nghệ sử dụng và kết quả đạt đƣợc
của chƣơng trình.
Kết luận: Đánh giá về đồ án, kết quả đạt đƣợc và các mặt còn hạn chế, từ đó đƣa ra định
hƣớng phát triển hệ thống trong tƣơng lai.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 3
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

ABSTRACT OF THESIS

Content graduate projects include:


Introduction: About the topic, identifying objectives, content and scope of
implementation of the graduation projects
Chapter 1 - Overview: Introduction Overview of the BTS system and equipment
status monitoring control stations of today.
Chapter 2 - Investigate and analysis system: Analysis of the requirements of the
system, specify the functions of the system with Usecase charts, Sequence charts of
some main functions of the system.
Chapter 3 - System Design: Design monitoring system and the control station,
display system architecture, design database
Chapter 4 - Construction and Installation: About the technology used and results
achieved by the program.
Conclusion: Rating of projects, results achieved and the surface are limited, given
that the development system in the future

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 4
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung và các thầy cô giáo trong khoa
Công nghệ Thông tin, bộ môn Hệ thống Thông Tin nói riêng đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Minh Thức, thầy đã tận tình
giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức
bổ ích mà còn học tập đƣợc tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm
túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công
tác sau này.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn ông Phùng Anh Tuấn, giám đốc công ty
VHCsoft đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi có một môi trƣờng tốt để
thực hiện đề tài.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên,
đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành đồ án
tốt nghiệp.

Đoàn Hồng Nhật


Lớp Hệ thống thông tin – K49
Khoa Công nghệ thông tin
Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2009

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 5
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 5


MỤC LỤC .............................................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 11
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 12
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................ 14
1.1. Nhà trạm thu phát sóng di động BTS ........................................................ 14
1.2. Các thiết bị hỗ trợ trong nhà trạm ............................................................. 14
1.3. Hiện trạng nhà trạm hiện nay và nhu cầu xây dựng hệ thống giám sát tập
trung 17
CHƢƠNG II. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ................................. 18
2.1. Yêu cầu của hệ thống ............................................................................... 18
2.1.1. Yêu cầu chung đối với hệ thống giám sát nhà trạm ............................ 18
2.1.2. Các yêu cầu đối với phần mềm quản lý trên Server ............................ 18
2.2. Giải pháp phần cứng................................................................................. 19
2.2.1. Giải pháp ........................................................................................... 19
2.2.2. Thiết bị BTS Monitoring System ....................................................... 20
2.2.3. Giao tiếp giữa BMS và SERVER: ...................................................... 25
2.3. Phân tích yêu cầu hệ thống ....................................................................... 28
2.3.1. Yêu cầu chức năng của hệ thống ........................................................ 28
2.3.2. Yêu cầu phi chức năng ....................................................................... 31
2.4. Các biểu đồ phân tích ............................................................................... 32
2.4.1. Biểu đồ ca sử dụng cho module quản lý cấu hình ............................... 34
2.4.2. Biểu đồ ca sử dụng cho module theo dõi giám sát thiết bị: ................. 35
2.4.3. Biểu đồ ca sử dụng cho module điều khiển thiết bị: ........................... 36
2.4.4. Biểu đồ ca sử dụng cho module quản lý lƣu trữ ................................. 37
2.4.5. Biểu đồ ca sử dụng cho module thống kê báo cáo .............................. 38

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 6
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

2.4.6. Biểu đồ ca sử dụng cho module quản trị hệ thống .............................. 39


2.5. Đặc tả một số ca sử dụng chính ................................................................ 40
2.5.1. Đăng nhập ......................................................................................... 41
2.5.2. Theo dõi, giám sát thiết bị nhà trạm ................................................... 43
2.5.3. Điều khiển thiết bị ............................................................................. 45
CHƢƠNG III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG .............................................................. 47
3.1. Mô hình thiết kế hệ thống ......................................................................... 47
3.2. Kiến trúc hệ thống .................................................................................... 48
3.2.1. Tầng dữ liệu (Data Layer) .................................................................. 48
3.2.2. Tầng ứng dụng (Application Layer) ................................................... 48
3.2.3. Tầng giao diện (Presentation Layer) .................................................. 49
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu ............................................................................... 49
3.3.1. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram) ....................... 49
3.3.2. Thiết kế các bảng trong CSDL ........................................................... 50
CHƢƠNG IV. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT ........................................................ 54
4.1. Môi trƣờng và công cụ phát triển .............................................................. 54
4.1.1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java ................................................ 54
4.1.2. Lập trình Socket................................................................................. 55
4.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle ......................................................... 56
4.2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.......................... 67
a. Ngôn ngữ lập trình trên Application Services ........................................ 68
b. Ngôn ngữ lập trình trên Web Services ................................................... 68
c. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle Database 10g Release 2 ..................... 68
4.3. Kết quả chƣơng trình ................................................................................ 68
4.3.1. Các thành phần của chƣơng trình ....................................................... 68
4.3.2. Kết quả .............................................................................................. 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 79

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 7
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Tủ chuyển nguồn ATS .........................................................................14


Hình 1.2. Đầu đo nhiệt phòng máy ......................................................................15
Hình 1.3. Đầu báo khói và đầu báo nhiệt gia tăng ................................................16
Hình 1.4. Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ.................................................16
Hình 1.5. Quạt thông gió .....................................................................................16
Hình 2.1. BTS Monitoring System – Thiết bị giám sát điều khiển hệ thống trang
thiết bị tại mỗi nhà trạm .......................................................................................20
Hình 2.2. Mở rộng các cổng I/O của PLC bằng cách lắp thêm modul nối tiếp nhau
............................................................................................................................21
Hình 2.3. Mô hình kết nối thiết bị của PLC .........................................................21
Hình 2.4. Cổng DI ...............................................................................................22
Hình 2.5. Đấu song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thƣờng mở ....................22
Hình 2.6. Đấu nối tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thƣờng đóng .....................23
Hình 2.7. Đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính ..........................................................24
Hình 2.8. Gửi điện áp Vdk đến điều khiển thiết bị ...............................................24
Hình 2.9. Các luồng thông tin giữa PLC và SERVER ..........................................27
Hình 2.10. Sơ đồ khung cảnh toàn hệ thống giám sát, điều khiển từ xa nhà trạm .
............................................................................................................................32
Hình 2.11. Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống ...................................................33
Hình 2.12. Biểu đồ usecase chức năng quản lý cấu hình ......................................34
Hình 2.13. Biểu đồ usecase chức năng theo dõi giám sát thiết bị .........................35
Hình 2.14. Biểu đồ usecase chức năng điều khiển thiết bị ....................................36
Hình 2.15. Biểu đồ usecase chức năng quản lý lƣu trữ .........................................37
Hình 2.16. Biểu đồ usecase chức năng thống kê báo cáo .....................................38
Hình 2.17. Biểu đồ usecase chức năng quản trị hệ thống .....................................39
Hình 2.18. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống ....................................41
Hình 2.19. Biểu đồ tuần tự quá trình theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm ..............43
Hình 2.20. Biểu đồ tuần tự quá trình điều khiển thiết bị nhà trạm ........................45
Hình 3.1. Mô hình thiết kế hệ thống ....................................................................47
Hình 3.2. Sơ đồ thực thể hệ thống giám sát nhà trạm BTS ...................................49

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 8
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.1. Kiến trúc Oracle Server ........................................................................57


Hình 4.2. Cấu trúc Share Pool .............................................................................58
Hình 4.3. Database buffer cache ..........................................................................59
Hình 4.4. Redo log buffer ....................................................................................59
Hình 4.5. Database Writer (DBWR) ....................................................................60
Hình 4.6. Log Writer (LGWT) ............................................................................61
Hình 4.7. Cấu trúc database .................................................................................63
Hình 4.8. Quan hệ giữa database, tablespace và datafile ......................................65
Hình 4.9. Application Services ............................................................................68
Hình 4.10. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm – Lựa chọn trạm mô
phỏng ..................................................................................................................69
Hình 4.11. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm – Thiết lập IP và cổng
kết nối tới máy chủ ..............................................................................................69
Hình 4.12. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm – Mô phỏng thiết bị tại
trạm .....................................................................................................................70
Hình 4.13. Màn hình đăng nhập hệ thống ............................................................70
Hình 4.14. Giao diện chƣơng trình ngƣời dùng sau khi đăng nhập .......................71
Hình 4.15. Hiển thị trạng thái kết nối, trạng thái thiết bị ......................................72
Hình 4.16. Nhà trạm BTS: Gửi cảnh báo cháy .....................................................72
Hình 4.17. Màn hình hiển thị cảnh báo cháy cho ngƣời quản lý ...........................73
Hình 4.18. Tình trạng trạm hiện tại ......................................................................74
Hình 4.19. Nhà trạm nhận thông tin điều khiển....................................................75
Hình 4.20. Trạng thái các thiết bị sau khi điều khiển ...........................................76

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 9
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc tả bảng dữ liệu USERS .................................................................50


Bảng 3.2. Đặc tả bảng dữ liệu STATION ............................................................50
Bảng 3.3. Đặc tả bảng dữ liệu ROLE ...................................................................51
Bảng 3.4. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICE_TYPE ...................................................51
Bảng 3.5. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICES.............................................................52
Bảng 3.6. Đặc tả bảng dữ liệu PARAMETER .....................................................52
Bảng 3.7. Đặc tả bảng dữ liệu STATION_DEVICE ............................................52
Bảng 3.8. Đặc tả bảng dữ liệu LOG_EVENT ......................................................53
Bảng 3.9. Đặc tả bảng dữ liệu ALARM ...............................................................53

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 10
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTS : Base Transceiver Station


BMS : BTS Monitoring System
PLC : Programmable Logic Controller
ATS : Automaitc Transfer Switch
TCP/IP : Transmission Control Protocol /Internet Protocol
DI : Digital Input
DO : Digital Output
AI : Analog Input
NO : Normal Open
NC : Normal Close
CSDL : Cơ sở dữ liệu
PK : Primary Key

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 11
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh của nền kinh tế mở cửa trong tất cả
các lĩnh vực đặc biệt trong ngành kinh doanh dịch vụ, chất lƣợng phục vụ và giá cả
dịch vụ cung cấp cho khách hàng đƣợc đặt lên hàng đầu.
Ngành dịch vụ viễn thông là một ngành kinh doanh đã có từ lâu, có một hệ
thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đƣợc lắp đặt trên một địa
bàn rộng. Do ngày càng phải xây dựng thêm các nhà trạm, đầu tƣ thêm các hệ thống
thiết bị công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ viễn thông theo nhu cầu phát triển
của thị trƣờng nên trị giá tài sản đầu tƣ ngày càng tăng. Để nâng cao chất lƣợng
dịch vụ và giảm tối đa chi phí quản lý, tăng cƣờng việc kiểm soát an ninh đối với
các nhà trạm thiết bị, cần phải có một giải pháp giám sát quản lý nhà trạm tập trung
từ xa, tự động hoá toàn bộ hoạt động của các thiết bị phụ trợ để tăng tuổi thọ các
thiết bị chính, giảm bớt nhân tố con ngƣời trông coi, qua đó giảm đƣợc rất nhiều chi
phí quản lý, và tận dụng đƣợc nguồn nhân lực đó để phục vụ các nhu cầu khác. Có
nhƣ vậy mới có thể tăng sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa nhƣ hiện
nay.
Đối với các nƣớc phát triển, các hệ thống giám sát tự động từ xa cho các nhà
trạm thiết bị không ngƣời đã đƣợc sử dụng từ rất lâu trong tất cả các lĩnh vực, trong
khi ở Việt Nam, công nghệ này là tƣơng đối mới mẻ.
Xuất phát từ thực tế trên, em xin chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống giám sát
và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS” để làm đồ án tốt nghiệp.
Mục tiêu của đồ án là: Tìm hiểu hệ thống trang thiết bị tại nhà trạm thu phát
sóng di động BTS để đưa ra giải pháp giám sát và điều khiển từ xa các thiết bị tại
nhà trạm. Từ đó xây dựng hệ thống phần mềm giám sát và điều khiển tập trung cho
các trạm thu phát sóng di động BTS.
Nội dung đồ án tốt nghiệp gồm phần mở đầu, 4 chƣơng và kết luận.
Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài, xác định mục tiêu, nội dung và phạm vi thực hiện
của đồ án tốt nghiệp
Chƣơng 1 – Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về nhà trạm BTS, hệ thống thiết bị
và hiện trạng giám sát điều khiển nhà trạm hiện nay.
Chƣơng 2 – Khảo sát và phân tích hệ thống: Phân tích những yêu cầu của hệ
thống, chỉ ra đƣợc các chức năng của hệ thống bằng các biểu đồ Usecase, biểu đồ
tuần tự của một số chức năng chính của hệ thống.
Chƣơng 3 – Thiết kế hệ thống: Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển nhà trạm,
trình bày kiến trúc hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 12
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Chƣơng 4 – Xây dựng và cài đặt: Giới thiệu các công nghệ sử dụng và kết quả đạt
đƣợc của chƣơng trình.
Kết luận: Đánh giá về đồ án, kết quả đạt đƣợc và các mặt còn hạn chế, từ đó đƣa ra
định hƣớng phát triển hệ thống trong tƣơng lai.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 13
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN

1.1. Nhà trạm thu phát sóng di động BTS


BTS – Base Transceiver Station: là một thành phần mạng của một hệ thống
thông tin liên lạc di động mà từ đó tất cả các tín hiệu đƣợc gửi và nhận.
1.2. Các thiết bị hỗ trợ trong nhà trạm
Ngoài những thiết bị phục vụ cho công việc giữ thông tin liên lạc giữa nhà
cung cấp dịch vụ và thiết bị di động, nhà trạm còn có nhiều thiết bị phụ trợ khác để
đảm bảo nhà trạm có khả năng hoạt động hiệu quả nhất. Các thiết bị trong nhà trạm
bao gồm:
 Thiết bị giám sát hình ảnh để lƣu trữ lại các thông tin cần thiết, phục vụ cho
công việc kiểm tra, theo dõi quá trình làm việc của nhà trạm.
 Thiết bị quản lý vào ra: điều khiển việc đóng mở cửa trạm.
 Tủ chuyển nguồn ATS (Automaitc Transfer Switch): là một thiết bị quan trọng
trong nhà trạm.

Hình 1.1. Tủ chuyển nguồn ATS


Tủ chuyển nguồn ATS có các chức năng sau:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 14
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

o Giám sát nguồn điện: Tự khởi động máy nổ khi mất điện lƣới và tự động
ngắt máy nổ khi có điện lƣới trở lại.
o Có khả năng cài đặt thời gian trễ đóng điện máy nổ kể từ khi máy nổ bắt
đầu hoạt động, hoặc thời gian đóng điện lƣới từ khi có điện lƣới trở lại.
o Chống dao động điện: Khi nguồn điện ổn định, hệ thống sẽ ngắt điện đến
tải để bảo vệ tải. Khi nguồn điện ổn định trở lại sau một khoảng thời gian
nhất định thì mới đóng điện đến tải.
o Chức năng bảo vệ: Hệ thống có chức năng chống quá / thấp áp, mất pha
điện lƣới: Khi mạng điện lƣới bị mất một trong ba pha, hoặc khi mạng
điện lƣới ba pha xảy ra hiện tƣợng tăng áp hoặc thấp áp vƣợt ra ngoài dải
đã đặt , thì hệ thống tự động ngắt tải ra khỏi mạng điện lƣới và khởi động
máy phát điện để cấp điện cho tải. Khi mạng điện lƣới thực sự ổn định trở
lại sau khoảng thời gian đặt trƣớc tuỳ ý (từ 01 đến 10 phút), thì hệ thống
sẽ tự động tắt máy phát điện và đóng điện lƣới đến tải.
o Chức năng cảnh báo: Cảnh báo tại chỗ và truyền tín hiệu cảnh báo về
trung tâm đối với các sự kiện.
o Các thông số hoạt động cho hệ thống đƣợc cài đặt dễ dàng.
Khi đƣợc tích hợp vào hệ thống giám sát điều khiển từ xa, hệ thống ATS và
các mạch điều khiển máy nổ ngoài khả năng vận hành tự động độc lập (chế độ
Auto), cần phải có thêm chế độ vận hành từ xa (chế độ Remote) và chế độ nhân
công hoàn toàn (chế độ Manual), có nhƣ vậy hệ thống mới có khả năng dự phòng
cao, giảm thiểu rủi ro đƣợc tối đa.
 Hệ thống đèn chiếu sáng và thiết bị điều khiển đèn chiếu sáng
 Điều hòa: để đảm bảo nhiệt độ trong nhà trạm luôn ổn định giúp cho các thiết bị
trong nhà trạm hoạt động hiệu quả hơn. Để điều khiển điều hòa cần sử dụng một
thiết bị điều khiển có chức năng sau:
o Phát hiện trạng thái bật tắt điều hòa
o Có khả năng cài đặt nhiệt độ, tốc độ gió, tốc độ quạt cho điều hòa.
 Mạch đo điện áp ắc qui
 Đầu đo nhiệt phòng máy: Để đo chính xác nhiệt độ phòng máy, cần phải sử
dụng đầu đo có dải đo phù hợp (khoảng từ 0 - 50O C)

Hình 1.2. Đầu đo nhiệt phòng máy

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 15
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Cảm biến khói, cảm biến cháy: Để cảnh báo sớm các nguy cơ cháy, nổ gây thiệt
hại cho các thiết bị trong trạm

Hình 1.3. Đầu báo khói và đầu báo nhiệt gia tăng
 Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ: Để phát hiện đột nhập trái phép vào nhà
trạm.

Hình 1.4. Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ


 Ẩm kế: Đo độ ẩm trong trạm
 Quạt thông gió: Giữ cho trạm luôn khô thoáng, gia tăng tuổi thọ cho các thiết bị
trong trạm

Hình 1.5. Quạt thông gió

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 16
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

1.3. Hiện trạng nhà trạm hiện nay và nhu cầu xây dựng hệ thống giám sát
tập trung
Thực tế hiện nay, nhà trạm có hệ thống trang thiết bị rất đa dạng, mỗi thiết bị
lại đƣợc sản xuất ở nhiều hãng khác nhau, có giao diện điều khiển và quản lý khác
nhau nên việc giám sát, điều khiển trang thiết bị rất tốn kém về công sức cũng nhƣ
kinh phí.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra các hệ thống giám sát, điều khiển chuyên
dụng để đáp ứng nhu cầu giám sát từ xa và kiểm soát an ninh nhƣ: camera, thẻ từ,
đầu đọc vân tay, ... Phƣơng tiện truyền dữ liệu giám sát cũng rất khác nhau: đƣờng
điện thoại, GPRS, mạng IP, ... trong đó giải pháp truyền dẫn qua mạng IP đƣợc ƣa
chuộng hơn cả.
Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất chỉ làm ra một hệ thống chuyên dùng của mình
(nhƣ hệ thống giám sát qua camera, hệ thống báo động chống trộm, hệ thống điều
khiển thiết bị riêng cho từng thiết bị riêng biệt của hãng, …) để chào bán rộng rãi
chứ chƣa có một hãng nào đƣa ra đƣợc một giải pháp tổng thể có thể tích hợp đƣợc
tất cả các thông tin cần giám sát vào thành một hệ thống đồng nhất.
Trong các trạm thu phát sóng, bản thân hệ thống các thiết bị phụ trợ ở các
nhà trạm (nhƣ máy nổ, điều hoà, ...) cũng không đồng bộ với nhau, không cùng
chung một giao diện quản lý, việc tích hợp vào hệ thống giám sát lại càng trở nên
khó khăn hơn, đồng thời cấu hình thiết bị phụ trợ và quy mô của mỗi trạm lại một
khác nhau.
Từ hiện trạng các hệ thống nhà trạm hiện nay, cần phải quản lý tập trung các
trang thiết bị của nhà trạm. Đây là một nhu cầu thiết yếu để giảm chi phí nhân tố
con ngƣời trông coi và tận dụng đƣợc nguồn nhân lực đó để phục vụ các nhu cầu
khác, tự động hoá toàn bộ hoạt động của các thiết bị phụ trợ để tăng tuổi thọ các
thiết bị chính, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và giảm tối đa chi phí quản lý, tăng
cƣờng việc kiểm soát an ninh đối với các nhà trạm thiết bị. Có nhƣ vậy nhà cung
cấp dịch vụ mới có cơ hội để tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa nhƣ hiện
nay.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 17
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

CHƢƠNG II. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH


HỆ THỐNG

2.1. Yêu cầu của hệ thống


2.1.1. Yêu cầu chung đối với hệ thống giám sát nhà trạm
Từ nhu cầu thực tế và hiện trạng các hệ thống giám sát thiết bị hiện nay đòi
hỏi hệ thống giám sát cần xây dựng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
 Thông tin giám sát quản lý phải đƣợc truyền từ trạm lên trung tâm qua mạng
IP đã có sẵn, đảm bảo thời gian thực
 Có khả năng quản lý tập trung nhiều nhà trạm trên diện rộng
 Hệ thống phải có độ ổn định và tính chính xác cao
 Hệ thống phải đáp ứng đƣợc các nhu cầu giám sát điều khiển sau:
o Giám sát tức thời các cảnh báo cháy nổ: khói, cháy, nhiệt gia tăng...
o Giám sát tức thời các cảnh báo môi trƣờng: nhiệt độ, độ ẩm, nƣớc
ngập...
o Giám sát tức thời các cảnh báo về nguồn điện: điện lƣới, điện tải, sự
cố điện 3 pha …
o Giám sát trạng thái hoạt động của các thiết bị phụ trợ: điều hoà, máy
nổ, ATS...
o Đo đạc chính xác từ xa các thông số: đo nhiệt độ, điện áp DC/AC,
dòng điện, tần số …
o Điều khiển tự động các thiết bị phụ trợ theo đúng quy trình: điều hoà,
ATS, máy nổ…
o Điều khiển từ xa các thiết bị phụ trợ
o Giám sát hình ảnh qua hệ thống camera, tự động ghi hình khi có sự
kiện
o Giám sát cửa ra vào, cảnh báo hiện trạng cửa tự động mở.
 Hệ thống có khả năng tích hợp đƣợc tất cả các nhu cầu giám sát trên vào
cùng một giao diện quản lý
 Hệ thống phải đảm bảo tính mở và độ linh hoạt để thích ứng đƣợc với các
nhà trạm khác nhau và dự phòng mở rộng trong tƣơng lai.
2.1.2. Các yêu cầu đối với phần mềm quản lý trên Server
 Chƣơng trình giám sát phải phân quyền đƣợc đối với ngƣời sử dụng, ngƣời
sử dụng có thể truy cập đƣợc mọi lúc mọi nơi.
 Chƣơng trình giám sát phải tích hợp đƣợc tất cả các công việc nhƣ cài đặt
thông số, điều khiển, giám sát và quản lý trên cùng một giao diện duy nhất.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 18
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Kết nối, truyền nhận dữ liệu với hệ thống bảo vệ điện tử tại các trạm thu phát
sóng thông qua môi trƣờng mạng theo chuẩn TCP/IP.
 Có khả năng khai báo, mở rộng số trạm thu phát sóng.
2.2. Giải pháp phần cứng
2.2.1. Giải pháp
Trong việc giám sát từ xa, có các vấn đề sau đƣợc quan tâm:
 Giám sát cảnh báo: cháy nổ, đột nhập, điều hoà tắt, mất điện, ...
 Đo đạc chính xác các thông số: nhiệt độ, dòng, áp, ...
 Cài đặt thông số cho các thiết bị
 Điều khiển thiết bị từ xa
 Giám sát camera và ghi lại hình ảnh khi có sự kiện
Nhƣ vậy tại mỗi trạm sẽ sử dụng một thiết bị BMS (BTS Monitoring
System) đặc thù để đảm trách đƣợc các chức năng nói trên, đồng thời tất cả đều
phải có khả năng kết nối lên trung tâm qua địa chỉ IP và tích hợp chung vào để quản
lý trên cùng một phần mềm.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 19
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.1. BTS Monitoring System – Thiết bị giám sát điều khiển hệ thống trang
thiết bị tại mỗi nhà trạm

2.2.2. Thiết bị BTS Monitoring System


Thiết bị BTS Monitoring System là một sản phẩm dựa trên phần cứng điều
khiển logic lập trình (PLC – Programmable Logic Controller) của hãng Siemens.
PLC thực chất là một thiết bị đƣợc các hãng sản xuất nổi tiếng trong lĩnh vực tự
động hoá (bao gồm Siemens, Omron, Mitsubishi, Honeywell, Allen-Bradley...) sản
xuất ra để thực hiện việc giám sát và điều khiển tự động trong môi trƣờng công
nghiệp.
PLC có cấu trúc nhỏ gọn, hỗ trợ nhiều cổng có các kiểu giao diện điện khác
nhau cho phép kết nối đến tất cả các chủng loại cảm biến (sensor) và các thiết bị
điều khiển có trên thị trƣờng. Khả năng mở rộng số lƣợng cổng giao tiếp của PLC là
rất tốt, chỉ cần lắp thêm các modul I/O mở rộng nối tiếp nhau dƣới dạng chuỗi là
xong. Tổng số lƣợng cổng giao tiếp đƣợc mở rộng có thể lên đến hàng trăm, thậm
chí hàng ngàn tuỳ theo từng loại PLC:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 20
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.2. Mở rộng các cổng I/O của PLC bằng cách lắp thêm modul nối tiếp nhau
Dƣới đây sẽ mô tả thiết bị PLC đƣợc sử dụng cho hệ thống phục vụ giải pháp
giám sát điều khiển từ xa cho các nhà trạm không ngƣời trực:

Hình 2.3. Mô hình kết nối thiết bị của PLC


 Cổng DI (Digital Input):
Cổng DI chấp nhận 2 mức tín hiệu điện: 24V tƣơng đƣơng logic "1" và 0V
tƣơng đƣơng logic "0". Việc đấu nối đầu ra tiếp điểm của các cảm biến đến cổng DI
rất đơn giản nhƣ sau:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 21
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.4. Cổng DI


Trong trƣờng hợp muốn tiết kiệm số cổng DI sử dụng của PLC và không cần
thiết phân biệt chính xác từng sensor chúng ta có thể thực hiện việc đấu nối song
song các sensor có đầu ra tiếp điểm thƣờng mở (NO) hoặc đấu nối trực tiếp các
sensor có đầu ra tiếp điểm thƣờng đóng (NC) rồi đƣa vào 1 cổng DI duy nhất nhƣ
hình dƣới đây:

Hình 2.5. Đấu song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thƣờng mở

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 22
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.6. Đấu nối tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thƣờng đóng
 Cổng AI (Analog Input):
Cổng AI của PLC chấp nhận 2 kiểu tín hiệu điện tƣơng tự đƣa đến:
 Kiểu dòng: chấp nhận dòng điện vào trong khoảng từ 0-20mA
 Kiểu áp: chấp nhận điện áp vào trong khoảng từ 0-5V
Khi nối với cảm biến có đầu ra kiểu dòng, PLC đóng vai trò nhƣ một Ampe kế.
Khi nối với cảm biến có đầu ra kiểu áp, PLC đóng vai trò nhƣ một Vôn kế.
PLC thực hiện việc chuyển đổi tƣơng tự sang số (A/D) để chuyển các tín
hiệu điện sang dạng số nguyên trong dải 0-32767 một cách tuyến tính để truyền về
trung tâm (qua giao thức TCP/IP).
Các nhà cung cấp cảm biến đo giá trị chính xác đều có hỗ trợ cổng ra 4 –
20mA hoặc 0 – 5V để tƣơng thích với tất cả các loại PLC khác nhau. Nói chung
việc chuyển đổi giá trị đo sang tín hiệu điện tƣơng tự của đầu ra cảm biến đều là
tuyến tính trên toàn dải đo của cảm biến. Ví dụ: đầu đo nhiệt độ cho dải từ 0 – 50OC
cho ra dòng 4 – 20mA sẽ có đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính nhƣ hình dƣới đây:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 23
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.7. Đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính


Khi trung tâm nhận đƣợc giá trị số hóa mà PLC gửi lên, căn cứ theo đặc tuyến trên,
sẽ có thể tính ngƣợc lại giá trị thực mà cảm biến đo đƣợc. Theo cách này, hệ thống
có khả năng đo đƣợc tất cả các giá trị khác nhau của trạm nhƣ dòng điện, điện áp,
tần số,... miễn là phải có đƣợc cảm biến thích hợp.
 Cổng DO (Digital Output):
Mỗi cổng ra DO của PLC ứng với một cặp tiếp điểm kiểu NO.
Ngƣời lập trình PLC có thể lập trình để điều khiển đóng (ứng với logic 1 của
DO) hay mở (ứng với logic 0 của DO) cặp tiếp điểm này. Thông qua cặp tiếp điểm
DO và có thể qua một vài role trung gian, điện áp điều khiển bất kỳ có thể đƣợc gửi
đến để điều khiển thiết bị với công suất mong muốn. Qua role, thực hiện việc phân
cách hoàn toàn về điện giữa PLC và thiết bị cần điều khiển, do đó bảo vệ đƣợc
PLC. Dƣới đây là hình vẽ mô tả cách thức đấu nối để gửi 1 điện áp điều khiển V dk
đến thiết bị, Vdk có thể là điện áp 1 chiều hoặc xoay chiều.

Hình 2.8. Gửi điện áp Vdk đến điều khiển thiết bị

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 24
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Theo cách này, PLC có khả năng điều khiển đƣợc tất cả các thiết bị có giao tiếp
điều khiển bằng điện áp cố định nhƣ: máy nổ, điều hoà, ATS, đèn chiếu sáng, còi
báo động, ... là các thiết bị cần kết nối điều khiển trong nhà trạm.
2.2.3. Giao tiếp giữa BMS và SERVER:
Để PLC đáp ứng đƣợc tất cả các tính năng cần thiết cho việc giám sát và điều
khiển các nhu cầu đã đặt ra, công việc quan trọng nhất là phải tiến hành lập trình
cho PLC. Chƣơng trình điều khiển nạp vào PLC phải đáp ứng đƣợc các nhóm chức
năng cơ bản sau:
 Giao tiếp với trung tâm qua một giao thức xác định trƣớc (chính là giao thức
TCP/IP) để nạp cấu hình cho PLC và điều khiển từ xa
 Tự động gửi sự kiện cảnh báo/xoá cảnh báo lên trung tâm ở tất cả các cổng
DI và AI
 Hỗ trợ chức năng điều khiển tự động và điều khiển từ xa theo cấu hình đã
đƣợc nạp

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 25
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.9. Các luồng thông tin giữa PLC và SERVER

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 26
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Nhóm 1: Nạp cấu hình các cổng DI, AI, DO


Luồng thông tin trao đổi 2 chiều để nạp cấu hình các cổng từ xa cho PLC,
mỗi gói tin gửi từ trung tâm cần có một gói tin phúc đáp. Thông tin nạp cấu hình
các cổng của PLC bao gồm:
 Định nghĩa các cổng sử dụng của PLC.
 Ngƣỡng cảnh báo cho từng cổng DI hoặc AI.
 Định nghĩa cổng DO là dạng duy trì hay xung, nếu là dạng xung, đặt độ rộng
xung cần thiết.
 Nhóm 2: Nạp các lƣu đồ điều khiển tự động
Nhóm này dùng để thiết lập các quy trình điều khiển tự động đối với các
thiết bị nhƣ máy nổ, ATS, điều hoà, đèn chiếu sáng, ... căn cứ theo các tổ hợp sự
kiện kèm theo các độ trễ thời gian đối với từng sự kiện lấy từ các cổng của PLC
theo đúng yêu cầu vận hành của ngƣời quản lý. Các "mạch điều khiển" này đã đƣợc
thiết kế để có thể đáp ứng đƣợc bất cứ một nhu cầu điều khiển tự động nào của nhà
trạm với số lƣợng và chủng loại thiết bị cần điều khiển là không hạn chế.
Nhóm này còn bao gồm các thông tin nạp cấu hình cho việc điều khiển tự động định
kỳ theo thời gian (ví dụ nhƣ nạp ăcquy máy nổ định kỳ hay phân lịch hoạt động của
từng điều hoà)
Mỗi gói tin nạp cấu hình gửi từ trung tâm cũng có một phúc đáp tƣơng ứng từ PLC
 Nhóm 3: Đặt thời gian thực
Thông tin đặt thời gian thực gửi từ trung tâm bao gồm ngày, tháng, năm, giờ,
phút, giây để đồng bộ đồng hồ thời gian của PLC với trung tâm.
Mỗi gói tin đặt thời gian thực có một phúc đáp tƣơng ứng từ PLC
 Nhóm 4: Điều khiển từ xa
Nhóm này đƣợc sử dụng để trung tâm thực hiện việc điều khiển từ xa đối với
các thiết bị điều khiển tại nhà trạm, ví dụ nh-: đề/tắt máy nổ, bật/tắt điều hoà, bật/tắt
đèn điện,...
Nhờ có các lƣu đồ điều khiển nhƣ đã mô tả ở nhóm 2, việc điều khiển vận
hành thiết bị theo một quy trình phức tạp vẫn có thể thực hiện đƣợc một cách đơn
giản. Nhờ các lƣu đồ thích hợp, chỉ cần một lệnh điều khiển bật hoặc tắt một cổng
DO từ trung tâm là có thể vận hành đƣợc một loạt các thiết bị ở nhà trạm theo đúng
một quy trình mong muốn bằng cách liên kết tất cả các tín hiệu lấy từ các cổng của
PLC vào các lƣu đồ thích hợp
Mỗi gói tin điều khiển từ xa cũng có một gói tin phúc đáp tƣơng ứng từ PLC
 Nhóm 5: Đọc sự kiện từ các cổng:
Đây là các gói tin gửi từ trung tâm yêu cầu PLC gửi trả lại các trạng thái, giá
trị của tất cả các cổng mà nó đã đƣợc cấu hình

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 27
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Nhóm 6: Sự kiện cảnh báo/xoá cảnh báo từ các cổng DI, AI


Đây là các gói tin đƣợc tự động gửi đi từ PLC một cách tức thời khi một
cổng DI (tất nhiên cổng này phải nằm trong danh sách các cổng sử dụng đƣợc nạp
từ trung tâm theo nhóm 1) thay đổi giá trị từ 0 lên 1 hoặc từ 1 về 0, hoặc khi giá trị
chính xác đo đƣợc từ cổng AI thay đổi từ miền không cảnh báo sang miền cảnh báo
và ngƣợc lại. Khi gửi sự kiện lên trung tâm, PLC sẽ gửi kèm theo giá trị thời gian
thực tại thời điểm xảy ra sự kiện
 Nhóm 7: Sự kiện ON/OFF của các cổng DO
Khi một cổng DO thay đổi trạng thái từ OFF lên ON (sƣờn lên của tín hiệu
điều khiển) hoặc từ ON xuống OFF (sƣờn xuống của tín hiệu điều khiển), PLC cũng
gửi tức thời lên trung tâm nội dung của sự kiện này kèm theo giá trị thời gian tại
thời điểm xảy ra sự kiện
 Nhóm 8: Gửi định kỳ ID của trạm
Khi triển khai nhiều trạm PLC, mỗi PLC đƣợc đặt riêng 1 chỉ số ID duy nhất
để phân biệt với các trạm khác. Thông tin về ID của PLC đƣợc định kỳ gửi lên
trung tâm để xác nhận PLC vẫn đang hoạt động tốt.
Các nhóm 6, 7, 8 là các thông tin chỉ đƣợc gửi đi khi cần thiết cho nên khi ở
trạng thái chờ, lƣu lƣợng thông tin chuyển từ PLC lên trung tâm là rất nhỏ, vì vậy
giúp cho trung tâm có khả năng quản lý đồng thời hàng trăm đến hàng ngàn PLC
trên mạng mà không bị quá tải
2.3. Phân tích yêu cầu hệ thống
2.3.1. Yêu cầu chức năng của hệ thống
a) Quản lý cấu hình:
Cho phép thiết lập các thông số đo và các thông số điều khiển hệ thống, yêu
cầu cho module này bao gồm:
 Thiết lập thông số cảnh báo: Thiết lập các thông số về ngƣỡng cảnh
báo của nhiệt độ, độ ẩm, điện áp AC, dòng điện AC, điện áp DC của
tổ ắc qui v.v
 Thiết lập tham số về thời gian: Thiết lập các tham số về thời gian nhƣ
trễ tác động, trễ cảnh báo, trễ khởi động máy lạnh v.v
 Thiết lập các thông số điều khiển: Thiết lập các thông số điều khiển
khác bao gồm: tiếp điểm cảnh báo NC, NO, chế độ hoạt động cho các
cơ cấu chấp hành nhƣ ATS cho máy nổ, chế độ điều khiển máy lạnh,
quạt thông gió, chế độ cho phép cấm/ mở cửa trạm v.v
b) Điều khiển thiết bị:
 Yêu cầu điều khiển hệ thống Camera lắp đặt trong trạm:
 Cho phép bật / tắt Camera

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 28
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Cho phép giám sát hình ảnh tại trạm qua Camera IP, cho phép theo
dõi trực tiếp hình ảnh tại trạm.
 Cho phép quan sát đồng thời số lƣợng Camera có trên mạng.
 Cho phép điều khiển camera quay ngang, quét dọc, zoom từ xa hoặc
chuyển đến vị trí preset (yêu cầu camera phải có tính năng này).
 Yêu cầu đóng mở cửa từ xa
 Cho phép thực hiện đóng/ mở cửa trạm từ Trung tâm điều hành
 Cho phép đặt chế độ đƣợc phép/ không đƣợc phép mở cửa trạm tự
động trong các tình huống có xảy ra cảnh báo cháy, cảnh báo đột nhập
hoặc các cảnh báo khác.
 Yêu cầu điều khiển cơ cấu chấp hành ATS và máy nổ
 Cho phép chuyển đƣợc chế độ hoạt động của ATS: tự động/ bằng tay.
 Cho phép điều khiển đề nổ máy nổ
 Cho phép chuyển chế độ tự động sang dùng điện lƣới khi có điện tại
trạm (sau khi các thông số điện lƣới tại trạm đã ổn định).
 Yêu cầu điều khiển điều hòa
 Cho phép chuyển chế độ hoạt động của thiết bị điều khiển máy lạnh
(tự động/ bằng tay).
 Cho phép điều khiển bật/ tắt các máy lạnh có trong trạm.
 Cho phép điều khiển nhiệt độ, tốc độ quạt, góc quay
 Yêu cầu điều khiển quạt thông gió
 Cho phép điều khiển bật/ tắt các quạt thông gió.
 Cho phép điều khiển chỉnh tốc độ quạt thông gió.
 Yêu cầu điều khiển các thiết bị khác
 Cho phép bật tắt hệ thống điện để hỗ trợ quan sát bằng camera ban
đêm.
 Cho phép điều chỉnh độ sáng của đèn
 Cho phép bật / tắt hệ thống báo động, báo cháy
 Yêu cầu điều khiển nạp ắc quy
 Cho phép điều khiển nạp / không nạp ắc quy (Khi chạy máy nổ thì
không nạp ắc quy)
 Cho phép đặt thời gian nạp ắc quy

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 29
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

c) Theo dõi, giám sát


 Cho phép xác định trạng thái kết nối (online/ offline) giữa trạm và
trung tâm, xác định trạm đang kết nối, trạm mất kết nối hoặc sự cố.
 Cho phép kích hoạt camera tại trạm khi có yêu cầu quan sát, camera
có thể điều chỉnh góc quay(nếu hỗ trợ tính năng này). Cho phép ghi
hình trực tiếp tại các trạm và lƣu trữ trên máy chủ trung tâm.
 Cho phép quan sát chi tiết hoạt động của trạm thông qua việc hiển thị
các thông số và hệ thống bảo vệ của trạm. Các thông số đƣợc chuyển
từ trạm về trung tâm định kỳ hoặc theo yêu cầu nhƣ điện áp, dòng
điện, công suất, nhiệt độ, trạng thái điều hòa v.v
 Có khả năng cảnh báo khi trạm xảy ra hiện tƣợng đột nhập, kính vỡ,
nhiệt độ tăng đột ngột, cháy, khói, ngập nƣớc v.v
 Có hệ thống còi báo động khi một trạm gặp sự cố. Có sự thay đổi màu
sắc trên màn hình phụ thuộc vào cấp độ của sự cố
 Cho phép ngƣời giám sát thao tác điều khiển các thiết bị đƣợc kết nối
với hệ thống bảo vệ nhƣ đang thao tác tại trạm.
d) Quản lý, lƣu trữ
 Lƣu trữ thông tin về cấu hình trạm (các tham số cài đặt cho các thiết
bị) tại thời điểm gần nhất và số liệu lịch sử.
 Lƣu trữ thông tin về các sự kiện cảnh báo của trạm theo sự kiện và
thời gian xảy ra sự kiện.
 Kết nối với hệ thống bảo vệ điện tử/ hệ thống điều khiển để thu thập
các file sự kiện do camera quan sát ghi lại đƣợc.
e) Thống kê, báo cáo
 Cho phép thống kê số lƣợng trạm giám sát theo pha
 Cho phép thống kê tình trạng giám sát theo từng trạm/ nhiều trạm
 Thống kê theo thời gian
 Thống kê theo sự kiện
 Thống kê theo các điều kiện tổng hợp
 Báo cáo tình trạng hoạt động của tổng đài, mạng lƣới điện, điều khiển,
báo động v.v
f) Quản trị hệ thống
 Cho phép quản lý ngƣời dùng (user), nhóm ngƣời dùng (user group).
 Cho phép phân quyền đến từng ngƣời dùng truy cập vào hệ thống
giám sát trạm từ xa.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 30
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Cho phép phân quyền sử dụng đến từng chức năng, theo từng module,
theo từng cấp độ ngƣời dùng.
 Hệ thống đảm bảo cơ chế bảo mật nhiều lớp (Server, Client). Ngƣời
dùng chỉ có quyền truy cập trên một số chức năng nhất định do ngƣời
quản trị hệ thống cấp quyền.
 Hệ thống có khả năng thêm, bớt đƣợc ngƣời dùng, nhà trạm, thiết bị,

 Hệ thống đảm bảo khả năng backup và restore dữ liệu.
2.3.2. Yêu cầu phi chức năng
 Hệ thống phải gọn nhẹ, chạy đƣợc trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
 Hệ thống phải đảm bảo thời gian thực, thông tin điều khiển, cảnh báo
phải đƣợc cập nhật ngay lên màn hình cho ngƣời quản lý.
 Giao diện ngƣời dùng phải thân thiện, dễ sử dụng. Các bảng chọn chức
năng phải khoa học, thuận tiện.
 Hệ thống phải có tính năng bảo mật tốt, chống đƣợc các kiểu tấn công
thông dụng (SQL Injection, XSS – cross site scripting…)

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 31
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

2.4. Các biểu đồ phân tích

Hình 2.10. Sơ đồ khung cảnh toàn hệ thống giám sát, điều khiển từ xa nhà trạm

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 32
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 2.11. Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 33
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Sau đây là các sơ đồ ca sử dụng cho các module chính của hệ thống giám sát và
điều khiển nhà trạm:
2.4.1. Biểu đồ ca sử dụng cho module quản lý cấu hình

Module quan ly cau hinh

Thiet lap thong so canh bao

Thiet lap tham so ve thoi gian


Admin

Thiet lap cac thong so dieu khien

Hình 2.12. Biểu đồ usecase chức năng quản lý cấu hình


Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
Chức năng này cho phép thiết
Thiết lập lập các thông số về ngƣỡng
1. UC_QLCH_01 thông số Admin cảnh báo của nhiệt độ, độ ẩm,
cảnh báo điện áp AC, dòng điện AC,
điện áp DC của tổ ắc qui v.v
Chức năng này cho phép thiết
Thiết lập
lập các tham số về thời gian
2. UC_QLCH_02 tham số về Admin
nhƣ trễ tác động, trễ cảnh báo,
thời gian
trễ khởi động máy lạnh v.v
Chức năng này cho phép thiết
lập các thông số điều khiển
Thiết lập khác bao gồm: tiếp điểm cảnh
3. UC_QLCH_03 các thông số Admin báo NC, NO, chế độ hoạt
điều khiển động cho các cơ cấu chấp
hành nhƣ ATS cho máy nổ,
chế độ điều khiển máy lạnh,

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 34
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

quạt thông gió, chế độ cho


phép cấm/ mở cửa trạm v.v

2.4.2. Biểu đồ ca sử dụng cho module theo dõi giám sát thiết bị:

Module theo doi, giam sat

Theo doi trang thai ket noi Nhan du lieu

<<include>> Nha tram BTS

Xu ly du lieu

<<include>>
Manager Hien thi thong so trang thai

Quan ly luong du lieu


<<include>>
<<include>>

<<include>>
Hien thi thong tin canh bao Gui du lieu

Hình 2.13. Biểu đồ usecase chức năng theo dõi giám sát thiết bị
Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
Chức năng này cho phép theo
Theo dõi
dõi trạng thái kết nối đến
1. UC_TDGS_01 trạng thái Manager
Server, trạng thái kết nối giữa
kết nối
nhà trạm và Server.
Hiển thị
Chức năng này cho phép hiển
2. UC_ TDGS_02 thông số Manager
thị thông tin trạng thái thiết bị
trạng thái
Hiển thị Chức năng này cho phép hiển
3. UC_ TDGS_03 thông tin Manager thị trạng thái cảnh báo của
cảnh báo nhà trạm.
Chức năng này nhận dữ liệu
Nhận dữ Nhà trạm từ nhà trạm BTS gửi đến
4. UC_ TDGS_04
liệu BTS Server
Chức năng này xử lý dữ liệu
Xử lý dữ
5. UC_ TDGS_05 nhận đƣợc: phân tích nội dung
liệu
gói tin, xác định loại gói tin,

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 35
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

yêu cầu lƣu log, …


Quản lý Chức năng này xác định dữ
6. UC_ TDGS_06 luồng dữ liệu giám sát sẽ gửi đến đâu
liệu
Chức năng này gửi dữ liệu
7. UC_ TDGS_07 Gửi dữ liệu đến Web Client để hiện thị
cho ngƣời dùng.

2.4.3. Biểu đồ ca sử dụng cho module điều khiển thiết bị:

Module dieu khien thiet bi

Dieu khien thiet bi


Gui du lieu
Manager
Nha tram BTS
<<extend>>

Nhan du lieu <<include>>

<<include>>

<<include>>
Xu ly du lieu Quan ly luong du lieu

Hình 2.14. Biểu đồ usecase chức năng điều khiển thiết bị


Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
Chức năng này cho phép điều
Điều khiển
1. UC_DKTB_01 Manager khiển từ xa thiết bị tại nhà
thiết bị
trạm BTS
Chức năng này cho phép nhận
Nhận dữ dữ liệu Web client khi ngƣời
2. UC_ DKTB_02
liệu sử dụng điều khiển thiết bị
trên màn hình về Server
Chức năng này xử lý dữ liệu
Xử lý dữ nhận đƣợc: phân tích nội dung
3. UC_ DKTB_03 gói tin, xác định loại gói tin,
liệu
yêu cầu lƣu log, …

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 36
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Quản lý Chức năng này xác định dữ


4. UC_ DKTB_04 luồng dữ liệu giám sát sẽ gửi đến đâu
liệu
Chức năng này gửi dữ liệu đến
5. UC_ TDGS_07 Gửi dữ liệu nhà trạm BTS để BMS điều
khiển các thiết bị trong trạm

2.4.4. Biểu đồ ca sử dụng cho module quản lý lƣu trữ

Module quan ly luu tru

Luu tru thong tin cau hinh tram

Nha tram BTS Luu tru cac su kien

<<extend>> <<extend>>

Luu tru hinh anh


Luu tru canh bao

Hình 2.15. Biểu đồ usecase chức năng quản lý lƣu trữ


Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
Lƣu thông Chức năng này cho phép lƣu
Nhà trạm
1. UC_QLLT_01 tin cấu hình trữ các thông tin cấu hình trạm
BTS
trạm tại thời điểm gần nhất.
Chức năng này cho phép lƣu
Lƣu trữ sự Nhà trạm
2. UC_ QLLT_02 lại các sự kiện, các sự cố của
kiên BTS
nhà trạm
Chức năng này cho phép lƣu
Lƣu trữ Nhà trạm lại các hình ảnh thu đƣợc từ
3. UC_ QLLT_03
hình ảnh BTS Camera của nhà trạm.
4. UC_ QLLT_04 Lƣu trữ Nhà trạm Chức năng này cho phép lƣu

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 37
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

cảnh báo BTS lại thông tin về các sự cố tại


nhà trạm

2.4.5. Biểu đồ ca sử dụng cho module thống kê báo cáo

Module thong ke, bao cao

Thong ke theo tram

Thong ke theo thoi gian


<<extend>>

<<extend>>

<<extend>>
Thong ke bao cao Thong ke theo su kien

Manager
<<extend>>
<<extend>>

Bao cao tinh trang Thong ke theo dieu kien

Hình 2.16. Biểu đồ usecase chức năng thống kê báo cáo


Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
Chức năng này cho phép
Thống kê ngƣời quản lý thống kê các sự
1. UC_TKBC_01 Manager
báo cáo kiện của nhà trạm theo các
tiêu chí khác nhau.
Chức năng này cho phép
Thống kê ngƣời quản lý thống kê các sự
2. UC_ TKBC_02 Manager
theo trạm kiện của nhà trạm theo tên
trạm, địa chỉ trạm, khu vực.
Chức năng này cho phép
Thống kê
ngƣời quản lý thống kê các sự
3. UC_ TKBC_03 theo thời Manager
kiện của nhà trạm theo thời
gian
gian xảy ra sự kiện
Chức năng này cho phép
Thống kê
4. UC_ TKBC_04 Manager ngƣời quản lý thống kê các sự
theo sự kiện
kiện của nhà trạm theo loại sự

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 38
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

kiện
Manager Chức năng này cho phép
Thống kê ngƣời quản lý thống kê các sự
5. UC_TKBC_05 theo điều kiện của nhà trạm theo một số
kiện tiêu chí mà ngƣời quản lý đƣa
ra
Manager Chức năng này cho phép
Báo cáo ngƣời quản lý lập báo cáo về
6. UC_TKBC_06
tình trạng tình trạng trang thiết bị của
nhà trạm
2.4.6. Biểu đồ ca sử dụng cho module quản trị hệ thống

Quan tri he thong

Phan quyen nguoi dung


Them tai khoan moi

<<extend>>
Khoa tai khoan
<<extend>>

Quan ly nguoi dung

Admin

<<extend>> Them tram moi

Quan ly nha tram, thiet bi


<<extend>>
Huy bo tram

<<extend>>

<<extend>>

Huy bo thiet bi Them thiet bi moi

Hình 2.17. Biểu đồ usecase chức năng quản trị hệ thống


Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
Chức năng này cho phép
Phân quyền ngƣời quản trị Admin phân
1. UC_QTHT_01 Admin
ngƣời dùng quyền sử dụng cho nhân viên
trong trung tâm giám sát.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 39
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Chức năng này cho phép


Quản lý ngƣời quản trị Admin quản lý
2. UC_ QTHT_02 Admin
ngƣời dùng các thông tin về nhân viên
trong trung tâm giám sát.
Chức năng này cho phép
Quản lý nhà
ngƣời quản trị Admin quản lý
3. UC_ QTHT_03 trạm, thiết Admin
nhà trạm và các trang thiết bị
bị
của nhà trạm.
Chức năng này cho phép
Thêm tài ngƣời quản trị Admin tạo
4. UC_ QTHT_04 Admin
khoản mới thêm một tài khoản mới cho
nhân viên mới.
Chức năng này cho phép
Khóa tài ngƣời quản trị Admin khóa
5. UC_ QTHT_05 Admin
khoản một tài khoản không sử dụng
nữa.
Chức năng này cho phép
Thêm trạm ngƣời quản trị Admin thêm
6. UC_ QTHT_06 Admin
mới một trạm mới vào hệ thống
giám sát.
Chức năng này cho phép
Hủy bỏ ngƣời quản trị Admin hủy bỏ
7. UC_ QTHT_07 Admin
trạm một trạm ra khỏi hệ thống
giám sát.
Chức năng này cho phép
Thêm thiết ngƣời quản trị Admin thêm
8. UC_ QTHT_08 Admin
bị mới một thiết bị mới vào hệ thống
giám sát.
Chức năng này cho phép
Hủy bỏ thiết ngƣời quản trị Admin hủy bỏ
9. UC_ QTHT_09 Admin
bị một thiết bị mới ra khỏi hệ
thống giám sát.

2.5. Đặc tả một số ca sử dụng chính


Do đồ án chỉ tập trung vào xử lý nghiệp vụ giám sát và điều khiển nên các
module khác sẽ không đƣợc đề cập đến.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 40
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

2.5.1. Đăng nhập

Hình 2.18. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống

Mô tả chi tiết:

Mã use case UC_DN

Tên use case Đăng nhập

Tác nhân (actor) Admin, Manager

Mô tả Usecase này cho phép ngƣời dùng đăng nhập vào hệ thống
giám sát

Điều kiện đầu vào Không

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 41
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Kết quả đầu ra Ngƣời dùng đăng nhập thành công, trang điều khiển đƣợc
trả về cho ngƣời dùng

Luồng sự kiện STT Hành động


chính
1. Admin, Vào trang đăng nhập, nhập username
Manager và password, chọn Submit để đăng
nhập.

2. Hệ Nhận dữ liệu về username và password


thống của ngƣời dùng

3. Hệ Mã hóa hàm băm SHA-1 cho password


thống

4. Hệ Kiểm tra username và password của


thống ngƣời dùng, nếu khớp thì trả về cho
ngƣời dùng trang tƣơng ứng, nếu sai thì
quay lại trang đăng nhập

Luồng sự kiện phụ Cập nhật thời gian truy cập cuối cùng của ngƣời dùng vào
cơ sở dữ liệu

Uses Không

Extends Không

Tần suất sử dụng Thƣờng xuyên

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 42
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

2.5.2. Theo dõi, giám sát thiết bị nhà trạm

Hình 2.19. Biểu đồ tuần tự quá trình theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm

Mô tả chi tiết:

Mã use case UC_TDGS

Tên use case Theo dõi, giám sát hệ thống

Tác nhân (actor) Nhà trạm BTS

Mô tả Usecase này thực hiện chức năng giám sát, cảnh báo các
thiết bị tại nhà trạm BTS

Điều kiện đầu vào Ngƣời quản lý đăng nhập thành công vào hệ thống, nhà trạm
và web client phải kết nối thành công tới Server.

Kết quả đầu ra Trạng thái thiết bị, thông tin cảnh báo đƣợc hiển thị trên
màn hình theo dõi của ngƣời quản lý.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 43
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Luồng sự kiện STT Hành động


chính
1. Nhà Gửi thông tin về thiết bị đến Server
trạm
BTS

2. Server Nhận dữ liệu từ nhà trạm BTS gửi về

3. Server Phân tích nội dung của gói dữ liệu

4. Server Xác định địa chỉ của ngƣời sử dụng


đang quản lý nhà trạm BTS

5. Server Gửi dữ liệu tới web client của ngƣời


quản lý

6. Web Hiển thị thông tin trạng thái, thông tin


Client cảnh báo lên màn hình

Luồng sự kiện phụ Nếu thông tin là thông tin cảnh báo, Server sẽ lƣu sự kiện
cảnh báo vào CSDL

Uses Không

Extends Không

Tần suất sử dụng Thƣờng xuyên

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 44
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

2.5.3. Điều khiển thiết bị

Hình 2.20. Biểu đồ tuần tự quá trình điều khiển thiết bị nhà trạm

Mô tả chi tiết:

Mã use case UC_DKTB

Tên use case Điều khiển thiết bị

Tác nhân (actor) Nhà trạm BTS, Manager

Mô tả Usecase này thực hiện chức năng điều khiển từ xa các thiết
bị tại nhà trạm BTS

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 45
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Điều kiện đầu vào Ngƣời quản lý đăng nhập thành công vào hệ thống, nhà trạm
và web client phải kết nối thành công tới Server.

Kết quả đầu ra Trạng thái thiết bị thay đổi theo sự điều khiển của Manager
và trạng thái thiết bị trên màn hình theo dõi của ngƣời quản
lý thay đổi theo thiết bị tại nhà trạm.

Luồng sự kiện STT Hành động


chính
1. Manager Cài đặt thông số thiết bị trên màn hình

2. Web Gửi dữ liệu về thông số cài đặt thiết bị


Client về Server

3. Server Nhận gói dữ liệu từ Web Client

4. Server Phân tích nội dung của gói dữ liệu

5. Server Xác định địa chỉ của nhà trạm BTS cần
gửi đến

6. Server Gửi dữ liệu tới nhà trạm

7. Nhà Nhận thông tin điều khiển từ Server,


trạm cài đặt thông số điều khiển cho thiết bị
BTS

8. Nhà Gửi thông tin xác nhận thiết bị đã đƣợc


trạm điều khiển tới Server
BTS

9. Server Gửi thông tin xác nhận điều khiển tới


Web Client

10. Web Hiển thị thông tin trạng thái thiết bị sau
Client khi điều khiển

Luồng sự kiện phụ Lƣu lại thông tin điều khiển và CSDL

Uses Không

Extends Không

Tần suất sử dụng Thƣờng xuyên

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 46
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

CHƢƠNG III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1. Mô hình thiết kế hệ thống

TCP/IP TCP/IP

Hình 3.1. Mô hình thiết kế hệ thống


Mô tả:
Hệ thống giám sát nhà trạm bao gồm mạng máy tính tại Trung tâm giám sát, kết nối
với hệ thống điều khiển tại các trạm qua môi trƣờng mạng (TCP/IP), các thành phần
của hệ thống bao gồm:
 Hệ thống máy chủ (Server) có vai trò thu thập dữ liệu, quản lý và điều khiển
hoạt động của toàn bộ hệ thống. Máy chủ giao tiếp với hệ thống điều khiển
tại trạm qua các tập lệnh (Command control). Tất cả dữ liệu của hệ thống
đƣợc lƣu trữ tập trung tại Server. Hệ thống máy chủ đƣợc chia thành các
phần sau:
o Application Server: Xử lý các nghiệp vụ của hệ thống
o Web Server: Xử lý các giao tiếp giữa ngƣời dùng và hệ thống
o Database Server: Lƣu trữ dữ liệu của hệ thống
 Máy trạm tại trung tâm giám sát, đƣợc cấp quyền truy nhập vào các nhà trạm
theo chức năng thông qua Server. Các máy trạm kết nối với Server thông qua
mạng LAN / WAN hoặc có thể qua mạng Internet. Tại máy trạm, chỉ cần cài
đặt web browser để chạy chƣơng trình qua Web Server.
 Tại trạm BTS, các thiết bị đƣợc kết nối thành một mạng theo tiêu chuẩn công
nghiệp. Bộ điều khiển BMS tại trạm có vai trò nhƣ một máy chủ (Master) kết

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 47
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

nối với các module quản lý thiết bị (Client), làm nhiệm vụ thu thập số liệu và
chuyển về Trung tâm giám sát. Số liệu thu thập bao gồm các thông số về môi
trƣờng, trạng thái hoạt động, tín hiệu cảnh báo v.v của toàn trạm. Mỗi bộ
điều khiển (BMS) đƣợc cài đặt sẵn các tập lệnh điều khiển thiết bị, khi muốn
điều khiển hay cài đặt thông số cho một thiết bị nào đấy trong trạm, server
chỉ cần gửi cú pháp lệnh đến bộ điều khiển, bộ điều khiển sẽ cài đặt thông số
cho thiết bị trong trạm.
3.2. Kiến trúc hệ thống
Kiến trúc của hệ thống giám sát điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động
BTS đƣợc chia thành 3 tầng chính nhƣ sau:
3.2.1. Tầng dữ liệu (Data Layer)
Tầng dữ liệu chứa máy chủ CSDL (Database Server) – đóng vai trò nhƣ nền
tảng của hệ thống. Tầng dữ liệu lƣu trữ các thông tin đầy đủ về các nhà trạm, trạng
thái của nhà trạm, ngƣời sử dụng… phục vụ nhu cầu báo cáo, thống kê. Hệ thống
giám sát nhà trạm BTS yêu cầu quản lý một lƣợng dữ liệu lớn về thông tin cấu hình
và trạng thái hoạt động của nhà trạm. Ngoài ra hệ thống còn yêu cầu tính chính xác,
bảo mật và tính sẵn sàng cao của dữ liệu.
3.2.2. Tầng ứng dụng (Application Layer)
Tầng logic nghiệp vụ bao gồm nhiều thành phần, là bộ phận chính của hệ
thống. Tầng ứng dụng của hệ thống đƣợc chia làm 2 phần chính:
a) Application Services
Thành phần tƣơng tác với CSDL (DAL – Data Access Layer): đóng vai
trò trung gian giữa thành phần nghiệp vụ với lớp dữ liệu. Nhờ DAL mà các thành
phần nghiệp vụ không phụ thuộc vào lớp CSDL, lớp nghiệp vụ chỉ cần sử dụng các
kết quả trả về của DAL
Thành phần gửi, nhận gói tin: Nhận và gửi gói tin giữa Server và nhà trạm,
giữa Server và ngƣời quản lý.
Thành phần xử lý gói tin: Xử lý gói tin nhận đƣợc từ nhà trạm và từ ngƣời
quản lý gửi đến.
Thành phần quản lý luồng dữ liệu: Xác định gói tin sẽ đƣợc chuyển tiếp
đến trạm nào hoặc ngƣời quản lý nào.
Thành phần lƣu log hệ thống: Lƣu thông tin cảnh báo, thông tin cài đặt cấu
hình, thông tin điều khiển vào database
b) Web Services
Gồm 3 thành phần:
Thành phần gửi, nhận gói tin: Nhận và gửi gói tin giữa Server và ngƣời
quản lý.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 48
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Thành phần kiểm tra gói tin: Xác định xem gói tin là thông tin cảnh báo
hay thông tin trạng thái.
Thành phần hiển thị thông tin: Hiển thị thông tin của nhà trạm lên màn
hình ngƣời sử dụng.
3.2.3. Tầng giao diện (Presentation Layer)
Ở đầu cuối, hệ thống giao tiếp với ngƣời quản lý thông qua các trình duyệt
web thông dụng nhƣ Internet Explorer, FireFox, Safari …. Nhờ vào mô hình tập
trung và giao diện đầu cuối thông qua trình duyệt web nên việc triển khai, mở rộng
ứng dụng đơn giản và nhanh chóng, dễ quản lý và bảo trì hệ thống, ít tốn thời gian,
nhân lực và chi phí.
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu
Cấu trúc CSDL của hệ thống giám sát nhà trạm BTS đƣợc tổ chức nhƣ sau:
3.3.1. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram)

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 49
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 3.2. Sơ đồ thực thể hệ thống giám sát nhà trạm BTS
3.3.2. Thiết kế các bảng trong CSDL
a) Bảng USERS:
Bảng này lƣu trữ các thông tin chi tiết về ngƣời sử dụng
USERS
S
Data
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null PK Chú thích
Default
T
1. ID NUMBER(5,0) No null X Mã hệ thống
Tên đăng
2. USERNAME VARCHAR2(200 BYTE) No null
nhập
Mật khẩu
3. PASS VARCHAR2(255 BYTE) No null
đăng nhập
4. BIRTHDAY DATE Yes null Ngày sinh
5. SEX NUMBER(1,0) No null Giới tính
6. FULLNAME VARCHAR2(255 BYTE) No null Họ tên
7. ADDRESS VARCHAR2(500 BYTE) Yes null Địa chỉ
8. TEL VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Điện thoại
9. MOBILE VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Di động
10. FAX VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Số fax
Lần truy
11. LASS_LOGIN DATE No null
nhập cuối
Bảng 3.1. Đặc tả bảng dữ liệu USERS

b) Bảng STATION:
Bảng này lƣu trữ các thông tin về nhà trạm: Tên trạm, địa chỉ trạm.
STATION
S
Data
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null PK Chú thích
Default
T
1. ID NUMBER(10,0) No null X Mã trạm
2. NAME VARCHAR2(100 BYTE) Yes null Tên trạm
3. ADDRESS VARCHAR2(500 BYTE) Yes null Địa chỉ trạm
Địa chỉ IP
4. IP VARCHAR2(15 BYTE) No null
của trạm
Bảng 3.2. Đặc tả bảng dữ liệu STATION

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 50
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

c) Bảng ROLE:
Bảng này phân quyền ngƣời sử dụng, cho biết ngƣời dùng nào có quyền quản lý các
nhà trạm nào.
ROLE
S
Data
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null PK Chú thích
Default
T
1. STATION_ID NUMBER(10,0) No null Mã trạm
Mã ngƣời sử
2. USER_ID NUMBER(5,0) Yes null
dụng
Bảng 3.3. Đặc tả bảng dữ liệu ROLE

d) Bảng DEVICE_TYPE:
Bảng này liệt kê các loại thiết bị mà hệ thống sẽ phải giám sát, điều khiển
DEVICE_TYPE
S
Data
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null PK Chú thích
Default
T
Mã loại thiết
1. ID VARCHAR2(20 BYTE) No null X
bị
2. TYPE VARCHAR2(200 BYTE) No null Loại thiết bị
Bảng 3.4. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICE_TYPE

e) Bảng DEVICES:
Bảng này lƣu trữ các thông tin về thiết bị: Tên thiết bị, số serial, trạng thái thiết bị,
loại thiết bị.
DEVICES
S
Data Chú
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null PK
Default thích
T
Mã thiết
1. ID NUMBER(12,0) No null X
bị
Tên
2. NAME VARCHAR2(100 BYTE) Yes null
thiết bị
3. SERIAL VARCHAR2(200 BYTE) Yes Null Số serial
Trạng
4. STATUS VARCHAR2(200 BYTE) Yes null thái thiết
bị

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 51
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

5. REMARK VARCHAR2(255 BYTE) Yes null Ghi chú


Mã loại
6. TYPE VARCHAR2(20 BYTE) Yes Null
thiết bị
Bảng 3.5. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICES

f) Bảng PARAMETER:
Bảng này cho biết mỗi loại thiết bị có các thuộc tính, tham số và các giá trị mặc
đinh của nó
PARAMETER
S
Data P
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null Chú thích
Default K
T
Loại thiết
1. DEVICE_TYPE VARCHAR2(20 BYTE) No null X
bị
Thuộc
2. PARAMETER VARCHAR2(1000 BYTE) No null tính, tham
số
3. VALUE VARCHAR2(20 BYTE) Yes null Giá trị
Bảng 3.6. Đặc tả bảng dữ liệu PARAMETER

g) Bảng STATION_DEVICE:
Bảng này cho biết tại mỗi trạm có các thiết bị nào.
STATION_DEVICE
S
Data
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null PK Chú thích
Default
T
1. STATION_ID NUMBER(10,0) No null Mã trạm
2. DEVICE_ID NUMBER(12,0) No null Mã thiết bị
Bảng 3.7. Đặc tả bảng dữ liệu STATION_DEVICE

h) Bảng LOG_EVENT:
Bảng này lƣu trữ các thông tin về sự kiện xảy ra tại nhà trạm.
LOG_EVENT
S
Data P
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null Chú thích
Default K
T
1. EVENT VARCHAR2(1000 BYTE) No null Sự kiện

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 52
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Thời điểm
2. TIMESTAMP VARCHAR2(100 BYTE) No null xảy ra sự
kiện
Mô tả chi
3. DETAIL VARCHAR2(4000 BYTE) Yes null
tiết
Bảng 3.8. Đặc tả bảng dữ liệu LOG_EVENT

i) Bảng ALARM:
Bảng này lƣu trữ các thông số về ngƣỡng cảnh báo của hệ thống.
Ví dụ nhƣ nhiệt độ, có ngƣỡng cảnh báo là 10 – 40 O C. Khi hệ thống giám sát đo
đƣợc nhiệt độ trong nhà trạm có nhiệt độ thấp hơn 10OC hoặc cao hơn 40OC thì hệ
thống sẽ đƣa cảnh báo cho ngƣời quản lý để xử lý.
ALARM
S
Data P
T Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Null Chú thích
Default K
T
Cận trên
1. TEMPERATURE_HIGH NUMBER(4,0) No null
nhiệt độ
Cận dƣới
2. TEMPERATURE_LOW NUMBER(4,0) No null
nhiệt độ
Cận trên độ
3. HUMIDITY_HIGH NUMBER(4,0) No null
ẩm
Cận trên
4. DA_HIGH NUMBER(4,0) No null
điện áp
Cận dƣới
5. DA_LOW NUMBER(4,0) No null
điện áp
Cận trên
6. DT_HIGH NUMBER(4,0) No null
điện thế
Cận dƣới
7. DT_LOW NUMBER(4,0) No null
điện thế
Bảng 3.9. Đặc tả bảng dữ liệu ALARM

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 53
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

CHƢƠNG IV. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT

4.1. Môi trƣờng và công cụ phát triển


4.1.1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java
Java đƣợc tạo ra trƣớc năm 1990 bởi nhóm các nhà phát triển của Sun
Microsystem có nhiệm vụ phải viết phầm mềm hệ thống để nhúng vào các sản
phẩm điện tử của khách hàng. Họ đã khắc phục một số hạn chế của C++ để tạo ra
ngôn ngữ lập trình Java.
Do đƣợc phát triển từ C++ nên Java rất giống C++. Nhƣng Java là ngôn ngữ
hƣớng đối tƣợng hoàn toàn, còn C++ là ngôn ngữ đa hƣớng.
Java là ngôn ngữ lập trình mạnh vì nó hội tụ đƣợc các yếu tố sau:
- Java là ngôn ngữ hƣớng đối tƣợng (object oriented programming): Các
ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng có các modul có thể thay đổi và đƣợc
xác định trƣớc mà ngƣời lập trình có thể gọi ra để thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể. Trong Java các modul này gọi là các lớp (class) và chúng đƣợc
lƣu trữ trong thƣ viện lớp tạo nên cơ sở của bộ công cụ phát triển Java
(Java Development Kit). Trong Java tất cả các hàm và biến đều phải là
thành phần của một lớp.
- Đơn giản (simple): Mặc dù dựa trên cơ sở của C++ nhƣng Java đã đƣợc
lƣợc bỏ các tính năng khó nhất của C++ làm cho ngôn ngữ này dễ dùng
hơn. Do vậy việc đào tạo một lập trình viên Java ngắn hơn và Java trở
nên thân thiện với ngƣời sử dụng hơn. Trong Java không có các con trỏ,
không hỗ trợ toán tử Overloading, không có tiền xử lý. Tất cả mọi đối
tƣợng trong một chƣơng trình Java đều đƣợc tạo trên heap bằng toán tử
new - chúng không bao giờ đƣợc tạo trên stack. Java cũng là ngôn ngữ
gom rác (garbage - collected language), vì vậy nó không cần đếm từng
new với delete - một nguồn bộ nhớ chung để thất thoát trong các chƣơng
trình của C++. Trong thực tế không có toán tử delete trong Java.
- Đa luồng (multithread): Có nghĩa là Java cho phép xây dựng các trình
ứng dụng, trong đó, nhiều quá trình có thể xảy ra đồng thời. Tính đa
luồng cho phép các nhà lập trình có thể biên soạn các phần mềm đáp ứng
tốt hơn, tƣơng tác hơn và thực hiện theo thời gian thực.
- Java độc lập với cấu trúc máy: Đây là thuộc tính đặc sắc nhất của Java.
Có nghĩa là Java không phụ thuộc vào hệ máy, các ứng dụng bằng Java
có thể dùng đƣợc trên hầu nhƣ mọi máy tính.
Có thể nói Java là ngôn ngữ lập trình cho Web:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 54
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

- Hiểu mạng: Java đƣợc viết ra để hoạt động trên mạng và có các thủ tục để
có thể quản lý các giao thức TCP/IP, FTP, HTTP. Nói cách khác Java
đƣợc xây dựng để hoàn toàn tƣơng thích trên Internet.
- Java cho phép tạo ra các trang Web động, các ứng dụng nhúng.
- An toàn: Đặc tính an toàn của ngôn ngữ lập trình này bắt nguồn từ việc
nó có những phần hạn chế đƣợc cài đặt sẵn nhằm đề phòng các chƣơng
trình Java thực hiện các chức năng nhƣ ghi vào ổ cứng hoặc cho phép vi
rút xâm nhập vào từ mạng.
4.1.2. Lập trình Socket
Socket là một phƣơng pháp để thiết lập kết nối truyền thông giữa một
chƣơng trình yêu cầu dịch vụ ( client) và một chƣơng trình cung cấp dịch vụ
(server) trên mạng LAN, WAN hay Internet và đôi lúc là giữa những quá trình
ngay bên trong máy tính. Mỗi socket có thể đƣợc xem nhƣ một điểm cuối trong
một kết nối. Một socket trên máy yêu cầu dịch vụ có địa chỉ mạng đƣợc cấp sẵn để
“gọi” một socket trên máy cung cấp dịch vụ. Một khi socket đã đƣợc thiết lập phù
hợp, hai máy tính có thể trao đổi dịch vụ và dữ liệu.
Theo ý kiến của một số kỹ sƣ phần mềm thì Socket trong thế giới lập trình
máy tính cũng tƣơng tự nhƣ điện thoại, nghĩa là mỗi thiết vị có một địa chỉ riêng để
có thể truyền thông hai chiều.
Lập trình viên dùng các nhãn “client” và “server” để phân biệt giữa máy tính
đang thực hiện cuộc gọi và phía đang nhận cuộc gọi. Những máy tính có Socket
server đảm bảo tính trạng mở của cổng truyền thông, sẵn sàng để nhận bất kỳ cuộc
gọi đến nào dù không định trƣớc. Những máy yêu cầu dịch vụ thƣờng xác định số
hiệu cổng của server mong muốn bằng cách tìm nó trong cơ sở dữ liệu về Domain
Name System.
Có một ít thay đổi sẽ xảy ra ở phía server khi kết nối đƣợc hoàn tất: thay vì
dùng cổng nguyên thủy cho việc trao đổi, máy chủ sẽ chuyển cuộc đối thoại qua
một cổng khác liên quan để giải phóng đƣờng truyền chính đề phòng trƣờng hợp có
máy khách khác muốn yêu cầu dịch vụ đối với máy chủ.
Với sự phát triển của Web, socket vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì các luồng truyền thông trên Internet. Các ứng dụng có liên quan đến
Internet đều viết ở lớp bên trên socket, ví dụ socket tích hợp một số phần của địa chỉ
Website, trình duyệt web và công nghệ bảo mật Secure Socket Layer.
Tuy nhiên, các lập trình viên Web hiện nay gần nhƣ luôn luôn bị ngăn cản
tạo socket riêng bằng cách thủ công. Các socket thực sự không cần thiêt đối với việ
phát triển các ứng dụng Web. Dù bạn dùng Java, serlet, hay CGI, PHP, …, có thể
bạn sẽ không bao giờ mở đƣợc cổng một cách tƣờng minh. Các socket vẫn tồn tại
để kết nối ngƣời dùng với ứng dụng Web, nhƣng các chi tiết của socket đƣợc ẩn
trong những lớp sâu hơn để mọi ngƣời không phải động chạm đến.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 55
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Các lập trình viên có thể tránh đƣợc những khó khăn của việc tạo socket nhờ
thƣ viện lớp các thế hệ mới, chẳng hạn Microsoft Foundation Clas Csocket và
CsocketFile. Lập trình viên Uinix có thể dùng Socket++
Lớp Java.net.Socket là lớp đƣợc dùng rộng rãi trong việc tạo ra các socket
phía yêu cầu dịch vụ độc lập hệ thống, trong khi Java.net.ServerSocket có thể xây
dựng một socket sẵn sàng cho việc nhận các yêu cầu từ máy yêu cầu dịch vụ. Với
những công cụ này, các nhà phát triển có thể nhanh chóng tạo ra các socket mà
không cần phải “sa lầy” trong các chi tiết lập trình.
Một chƣơng trình Socket bằng Java:
Chƣơng trình đƣợc mô tả nhƣ sau:
 Server:
- Lắng nghe và chập nhận kết nối từ một cổng.
- Cho phép nhiều Client kết nối đến cùng một lúc.
- Khi client gửi đến 1 chuỗi thì:
 Nhận chuỗi
 Xử lý chuỗi
- Gửi một chuỗi tới Client
 Client:
- Kết nối tới Server qua cổng mà Server đang lắng nghe.
- Mỗi Client chỉ kết nối tới 1 Server
- Gửi 1 chuỗi đến Server
- Nhận 1 chuỗi từ Server
 Xử lý chuỗi
4.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle có khả năng quản lý đƣợc những Cơ sở dữ
liệu rất lớn với độ an toàn cao. Nếu từ hệ điều hành thì khó có thể can thiệp đƣợc
vào CSDL bởi vì Oracle luôn xem toàn bộ cơ sở dữ liệu là một file (có kích thƣớc
khá lớn). Việc quản lý bên trong Cơ sở dữ liệu sẽ do Oracle Server đảm nhận.
Oracle Server bao gồm hai thành phần chính là Oracle instance và Oracle database.
a) Oracle Instance
Oracle instance bao gồm một cấu trúc bộ nhớ System Global Area (SGA) và các
background processes (tiến trình nền) đƣợc sử dụng để quản trị cơ sở dữ liệu.
Oracle instance đƣợc xác định qua tham số môi trƣờng ORACLE_SID của hệ điều
hành.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 56
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Background
process

Hình 4.1. Kiến trúc Oracle Server


 System Global Area - SGA
SGA là vùng bộ nhớ chia sẻ đƣợc sử dụng để lƣu trữ dữ liệu và các thông tin điều
khiển của Oracle server. SGA đƣợc cấp phát (allocated) trong bộ nhớ của máy tính
mà Oracle server đang hoạt động trên đó. Các User kết nối tới Oracle sẽ chia sẻ các
dữ liệu có trong SGA, việc mở rộng không gian bộ nhớ cho SGA sẽ làm nâng cao
hiệu suất của hệ thống, lƣu trữ đƣợc nhiều dữ liệu trong hệ thống hơn đồng thời
giảm thiểu các thao tác truy xuất đĩa (disk I/O).
SGA bao gồm một vài cấu trúc bộ nhớ chính:
 Shared pool: Là một phần của SGA lƣu các cấu trúc bộ nhớ chia sẻ.
 Database buffer cache: Lƣu trữ các dữ liệu đƣợc sử dụng gần nhất.
 Redo log buffer: Đƣợc sử dụng cho việc dò tìm lại các thay đồi trong cơ sở
dữ liệu và đƣợc thực hiện bởi các background process.
Để chi tiết hơn, ta sẽ xem xét cụ thể từng thành phần.

 Share Pool
Shared pool là một phần trong SGA và đƣợc sử dụng khi thực hiện phân tích câu
lệnh (parse phase). Kích thƣớc của Shared pool đƣợc xác định bởi tham số
SHARED_POOL_SIZE có trong parameter file (file tham số).
Các thành phần của Shared pool gồm có: Library cache và Data dictionary cache.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 57
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.2. Cấu trúc Share Pool


 Library Cache
Library cache lƣu trữ thông tin về các câu lệnh SQL đƣợc sử dụng gần nhất bao
gồm:
 Nội dung của câu lệnh dạng text (văn bản).
 Parse tree (cây phân tích) đƣợc xây dựng tuỳ thuộc vào câu lệnh.
 Execution plan (sơ đồ thực hiện lệnh) gồm các bƣớc thực hiện và tối ƣu lệnh.
Do các thông tin trên đã đƣợc lƣu trữ trong Library cache nên khi thực hiện lại một
câu lệnh truy vấn, trƣớc khi thực hiện câu lệnh, Server process sẽ lấy lại các thông
tin đã đƣợc phân tích mà không phải phân tích lại câu lệnh. Do vậy, Library cache
có thể giúp nâng cao hiệu suất thực hiện lệnh.

 Data Dictionary Cache


Data dictionary cache là một thành phần của Shared pool lƣu trữ thông tin của
dictionary cache đƣợc sử dụng gần nhất nhƣ các định nghĩa các bảng, định nghĩa
các cột, usernames, passwords, và các privileges (quyền).
Trong giai đoạn phân tích lệnh (parse phase), Server process sẽ tìm các thông tin
trong dictionary cache để xác định các đối tƣợng trong câu lệnh SQL và để xác định
các mức quyền tƣơng ứng. Trong trƣờng hợp cần thiết, Server process có thể khởi
tạo và nạp các thông tin từ các file dữ liệu.

 Data buffer cache


Khi thực hiện một truy vấn, Server process sẽ tìm các blocks cần thiết trong
database buffer cache. Nếu không tìm thấy block trong database buffer cache,
Server process mới đọc các block từ data file và tạo luôn một bản sao của block đó
vào trong vùng nhớ đệm (buffer cache). Nhƣ vậy, với các lần truy xuất tới block đó
sau này sẽ không cần thiết phải truy xuất vào datafile nữa.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 58
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.3. Database buffer cache


Database buffer cache là vùng nhớ trong SGA sử dụng để lƣu trữ các block dữ liệu
đƣợc sử dụng gần nhất. Tƣơng tự nhƣ kích thƣớc của blocks dữ liệu đƣợc xác định
bởi tham số DB_BLOCK_SIZE, kích thƣớc của vùng đệm trong buffer cache cũng
đƣợc xác định bởi tham số DB_BLOCK_BUFFERS.
Oracle server sử dụng giải thuật least recently used (LRU) algorithm để làm tƣơi lại
vùng nhớ. Theo đó, khi nạp mới một block vào bộ đệm, trong trƣờng hợp bộ đệm
đã đầy, Oracle server sẽ loại bớt block ít đƣợc sử dụng nhất ra khỏi bộ đệm để nạp
block mới vào bộ đệm.

 Redo log buffer


Server process ghi lại các thay đổi của một instance vào redo log buffer, đây cũng là
một phần bộ nhớ SGA.

Hình 4.4. Redo log buffer


Có một số đặc điểm cần quan tâm của Redo log buffer:
 Kích thƣớc đƣợc xác định bởi tham số LOG_BUFFER.
 Lƣu trữ các redo records (bản ghi hồi phục) mỗi khi có thay đổi dữ liệu.
 Redo log buffer đƣợc sử dụng một cách thƣờng xuyên và các thay đổi bởi
một transaction có thể nằm đan xen với các thay đổi của các transactions
khác.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 59
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Bộ đệm đƣợc tổ chức theo kiểu circular buffer (bộ đệm nối vòng) tức là dữ
liệu thay đổi sẽ tiếp tục đƣợc nạp lên đầu sau khi vùng đệm đã đƣợc sử dụng
hết.

 Background process
Background process (các tiến trình nền) thực hiện các chức năng thay cho lời gọi
tiến trình xử lý tƣơng ứng. Nó điều khiển vào ra, cung cấp các cơ chế xử lý song
song nâng cao hiệu quả và độ tin cậy. Tùy theo từng cấu hình mà Oracle instance có
các Background process nhƣ:
 Database Writer (DBW0): Ghi lại các thay đổi trong data buffer cache ra các
file dữ liệu.
 Log Writer (LGWR): Ghi lại các thay đổi đƣợc đăng ký trong redo log buffer
vào các redo log files.
 System Monitor (SMON): Kiểm tra sự nhất quán trong database.
 Process Monitor (PMON): Dọn dẹp lại tài nguyên khi các tiến trình của
Oracle gặp lỗi.
 Checkpoint Process (CKPT): Cập nhật lại trạng thái của thông tin trong file
điều khiển và file dữ liệu mỗi khi có thay đổi trong buffer cache.

 Database Writer (DBW0)


Server process ghi lại các dữ liệu thay đổi để rollback và dữ liệu của các block trong
buffer cache. Database writer (DBWR) ghi các thông tin đƣợc đánh dấu thay đổi từ
database buffer cache lên các data files nhằm đảm bảo luôn có khoảng trống bộ đệm
cần thiết cho việc sử dụng.

Hình 4.5. Database Writer (DBWR)

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 60
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Với việc sử dụng này, hiệu suất sử dụng database sẽ đƣợc cải thiện do Server
processes chỉ tạo các thay đổi trên buffer cache, DBWR ghi dữ liệu vào các data file
cho tới khi:
 Số lƣợng buffers đánh bị dấu đạt tới giá trị ngƣỡng.
 Tiến trình duyệt tất cả buffer mà vẫn không tìm thấy dữ liệu tƣơng ứng.
 Quá thời gian quy định.

 Log Writer
Log Writer (LGWR) là một trong các background process có trách nhiệm quản lý
redo log buffer để ghi lại các thông tin trong Redo log buffer vào Redo log file.
Redo log buffer là bộ đệm dữ liệu đƣợc tổ chức theo kiểu nối vòng.

Hình 4.6. Log Writer (LGWT)


LGWR ghi lại dữ liệu một cách tuần tự vào redo log file theo các tình huống sau:
 Khi redo log buffer đầy
 Khi xảy ra timeout (thông thƣờng là 3 giây)
 Trƣớc khi DBWR ghi lại các blocks bị thay đổi trong data buffer cache vào
các data files.
 Khi commit một transaction.

 System Monitor (SMON)


Tiến trìnhsystem monitor (SMON) thực hiện phục hồi các sự cố (crash recovery) ngay
tại thời điểm instance đƣợc khởi động (startup), nếu cần thiết. SMON cũng có trách
nhiệm dọn dẹp các temporary segments không còn đƣợc sử dụng nữa trong

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 61
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

dictionary-managed tablespaces. SMON khôi phục lại các transactions bị chết mỗi
khi xảy ra sự cố. SMON đều đặn thực hiện kiểm tra và khắc phục các sự cố khi cần.
Trong môi trƣờng Oracle Parallel Server, SMON process của một instance có thể thực
hiện khôi phục instance trong trƣờng hợp instance hay CPU của máy tính đó gặp sự
cố.

 Process Monitor (PMON)


Tiến trình process monitor (PMON) thực hiện tiến trình phục hồi mỗi khi có một user
process gặp lỗi. PMON có trách nhiệm dọn dẹp database buffer cache và giải phóng
tài nguyên mà user process đó sử dụng. Ví dụ, nó thiết lập lại (reset) trạng thái của
các bảng đang thực hiện trong transaction, giải phóng các locks trên bảng này, và
huỷ bỏ process ID của nó ra khỏi danh sách các active processes.
PMON kiểm tra trạng thái của nơi gửi (dispatcher ) và các server processes, khởi động
lại (restarts) mỗi khi xảy ra sự cố. PMON cũng còn thực hiện việc đăng ký các thông
tin về instance và dispatcher processes với network listener.
Tƣơng tự nhƣ SMON, PMON đƣợc gọi đến mỗi khi xảy ra sự cố trong hệ thống.

 Checkpoint Process (CKPT)


Cập nhật lại trạng thái của thông tin trong file điều khiển và file dữ liệu mỗi khi có
thay đổi trong buffer cache. Xảy ra checkpoints khi:
 Tất cả các dữ liệu trong database buffers đã bị thay đổi tính cho đến thời điểm
checkpointed sẽ đƣợc background process DBWRn ghi lên data files.
 Background process CKPT cập nhật phần headers của các data files và các
control files.
Checkpoints có thể xảy ra đối với tất cả các data files trong database hoặc cũng có
thể xảy ra với một data files cụ thể.
Checkpoint xảy ra theo các tình huống sau:
 Mỗi khi có log switch
 Khi một shut down một database với các chế độ trừ chế độ abort
 Xảy ra theo nhƣ thời gian quy định trong các tham số khởi tạo
LOG_CHECKPOINT_INTERVAL và LOG_CHECKPOINT_TIMEOUT
 Khi có yêu cầu trực tiếp của quản trị viên
Thông tin về checkpoint đƣợc lƣu trữ trong Alert file trong trƣờng hợp các tham số
khởi tạo LOG_CHECKPOINTS_TO_ALERT đƣợc đặt là TRUE. Và ngƣợc lại với
giá trị FALSE.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 62
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

b) Oracle database
Oracle database là tập hợp các dữ liệu đƣợc xem nhƣ một đơn vị thành phần (Unit).
Database có nhiệm vụ lƣu trữ và trả về các thông tin liên quan. Database đƣợc xem
xét dƣới hai góc độ cấu trúc logic và cấu trúc vật lý . Tuy vậy, hai cấu trúc dữ liệu
này vẫn tồn tại tách biệt nhau, việc quản lý dữ liệu theo cấu trúc lƣu trữ vật lý
không gây ảnh hƣởng tới cấu trúc logic
Oracle database đƣợc xác định bởi tên một tên duy nhất và đƣợc quy định trong
tham số DB_NAME của parameter file.

Hình 4.7. Cấu trúc database

 Cấu trúc vật lý database


Cấu trúc vật lý bao gồm tập hợp các control file, online redo log file và các datafile:

 Datafiles
Mỗi một Oracle database đều có thể có một hay nhiều datafiles. Các database
datafiles chứa toàn bộ dữ liệu trong database. Các dữ liệu thuộc cấu trúc logic của
database nhƣ tables hay indexes đều đƣợc lƣu trữ dƣới dạng vật lý trong các
datafiles của database.
Một số tính chất của datafiles:
 Mỗi datafile chỉ có thể đƣợc sử dụng trong một database.
 Bên cạnh đó, datafiles cũng còn có một số tính chất cho phép tự động mở
rộng kích thƣớc mỗi khi database hết chỗ lƣu trữ dữ liệu.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 63
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Một hay nhiều datafiles tạo nên một đơn vị lƣu trữ logic của database gọi là
tablespace.
 Một datafile chỉ thuộc về một tablespace.
Dữ liệu trong một datafile có thể đọc ra và lƣu vào vùng nhớ bộ đệm của Oracle. Ví
dụ: khi một user muốn truy cập dữ liệu trong một table thuộc database. Trong
trƣờng hợp thông tin yêu cầu không có trong cache memory hiện thời, nó sẽ đƣợc
đọc trực tiếp từ các datafiles ra và lƣu trữ vào trong bộ nhớ.
Tuy nhiên, việc bổ sung hay thêm mới dữ liệu vào database không nhất thiết phải
ghi ngay vào các datafile. Các dữ liệu có thể tạm thời ghi vào bộ nhớ để giảm thiểu
việc truy xuất tới bộ nhớ ngoài (ổ đĩa) làm tăng hiệu năng sử dụng hệ thống. Công
việc ghi dữ liệu này đƣợc thực hiện bởi DBWn background process.

 Redo Log Files


Mỗi Oracle database đều có một tập hợp từ 02 redo log files trở lên. Các redo log
files trong database thƣờng đƣợc gọi là database's redo log. Một redo log đƣợc tạo
thành từ nhiều redo entries (gọi là các redo records).
Chức năng chính của redo log là ghi lại tất cả các thay đổi đối với dữ liệu trong
database. Redo log files đƣợc sử dụng để bảo vệ database khỏi những hỏng hóc do
sự cố. Oracle cho phép sử dụng cùng một lúc nhiều redo log gọi là multiplexed redo
log để cùng lƣu trữ các bản sao của redo log trên các ổ đĩa khác nhau.
Các thông tin trong redo log file chỉ đƣợc sử dụng để khôi phục lại database trong
trƣờng hợp hệ thống gặp sự cố và không cho phép viết trực tiếp dữ liệu trong
database lên các datafiles trong database. Ví dụ: khi có sự cố xảy ra nhƣ mất điện
bất chợt chẳng hạn, các dữ liệu trong bộ nhớ không thể ghi trực tiếp lên các
datafiles và gây ra hiện tƣợng mất dữ liệu. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu bị mất này
đều có thể khôi phục lại ngay khi database đƣợc mở trở lại. Việc này có thể thực
hiện đƣợc thông qua việc sử dụng ngay chính các thông tin mới nhất có trong các
redo log files thuộc datafiles. Oracle sẽ khôi phục lại các database cho đến thời
điểm trƣớc khi xảy ra sự cố.
Công việc khôi phục dữ liệu từ các redo log đƣợc gọi là rolling forward.

 Control Files
Mỗi Oracle database đều có ít nhất một control file. Control file chứa các mục
thông tin quy định cấu trúc vật lý của database nhƣ:
 Tên của database.
 Tên và nơi lƣu trữ các datafiles hay redo log files.
 Time stamp (mốc thời gian) tạo lập database, ...
Mỗi khi nào một instance của Oracle database đƣợc mở, control file của nó sẽ đƣợc
sử dụng để xác định data files và các redo log files đi kèm. Khi các thành phần vật

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 64
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

lý cả database bị thay đổi (ví dụ nhƣ, tạo mới datafile hay redo log file), Control file
sẽ đƣợc tự động thay đổi tƣơng ứng bởi Oracle.
Control file cũng đƣợc sử dụng đến khi thực hiện khôi phục lại dữ liệu.

 Cấu trúc logic databse


Cấu trúc logic của Oracle database bao gồm các đối tƣợng tablespaces, schema
objects, data blocks, extents, và segments.

 Tablespaces
Một database có thể đƣợc phân chia về mặt logic thành các đơn vị gọi là các
tablespaces, Tablespaces thƣờng bao gồm một nhóm các thành phần có quan hệ
logic với nhau.

Databases, Tablespaces, và Datafiles


Mối quan hệ giữa các databases, tablespaces, và datafiles có thể đƣợc minh hoạ bởi
hình vẽ sau:

Hình 4.8. Quan hệ giữa database, tablespace và datafile


Có một số điểm ta cần quan tâm:
 Mỗi database có thể phân chia về mặt logic thành một hay nhiều
tablespace.
 Mỗi tablespace có thể đƣợc tạo nên, về mặt vật lý, bởi một hoặc nhiều
datafiles.
 Kích thƣớc của một tablespace bằng tổng kích thƣớc của các datafiles của
nó. Ví dụ: trong hình vẽ ở trên SYSTEM tablespace có kích thƣớc là 2
MB còn USERS tablespace có kích thƣớc là 4 MB.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 65
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

 Kích thƣớc của database cũng có thể xác định đƣợc bằng tổng kích thƣớc
của các tablespaces của nó. Ví dụ: trong hình vẽ trên thì kích thƣớc của
database là 6 MB.

 Schema và Schema Objects


Schema là tập hợp các đối tƣợng (objects) có trong database. Schema objects là các
cấu trúc logic cho phép tham chiếu trực tiếp tới dữ liệu trong database. Schema
objects bao gồm các cấu trúc nhƣ tables, views, sequences, stored procedures,
synonyms, indexes, clusters, và database links.

 Data Blocks, Extents, and Segments


Oracle điểu khiển không gian lƣu trữ trên đĩa cứng theo các cấu trúc logic bao gồm
các data blocks, extents, và segments.

 Oracle Data Blocks


Là mức phân cấp logic thấp nhất, các dữ liệu của Oracle database đƣợc lƣu trữ
trong các data blocks. Một data block tƣơng ứng với một số lƣợng nhất định các
bytes vật lý của database trong không gian đĩa cứng. Kích thƣớc của một data block
đƣợc chỉ ra cho mỗi Oracle database ngay khi database đƣợc tạo lập. Database sử
dụng, cấp phát và giải phóng vùng không gian lƣu trữ thông qua các Oracle data
blocks.

 Extents
Là mức phân chia cao hơn về mặt logic các vùng không gian trong database. Một
extent bao gồm một số data blocks liên tiếp nhau, cùng đƣợc lƣu trữ tại một thiết bị
lƣu giữ. Extent đƣợc sử dụng để lƣu trữ các thông tin có cùng kiểu.

 Segments

Là mức phân chia cao hơn nữa về mặt logic các vùng không gian trong database.
Một segment là một tập hợp các extents đƣợc cấp phát cho một cấu trúc logic .
Segment có thể đƣợc phân chia theo nhiều loại khác nhau:

Mỗi một non-clustered table có một data segment. Các dữ liệu trong
một table đƣợc lƣu trữ trong các extents thuộc data segment đó. Với
một partitioned table thì mỗi each partition lại tƣơng ứng với một
Data data segment.
segment
Mỗi Cluster tƣơng ứng với một data segment. Dữ liệu của tất cả các
table trong cluster đó đều đƣợc lƣu trữ trong data segment thuộc
Cluster đó.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 66
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Mỗi một index đều có một index segment lƣu trữ các dữ liệu của
index
nó. Trong partitioned index thì mỗi partition cũng lại tƣơng ứng với
segment
một index segment.

Một hoặc nhiều rollback segments của database đƣợc tạo lập bởi
ngƣời quản trị database để lƣu trữ các dữ liệu trung gian phục vụ
cho việc khôi phục dữ liệu.
rollback Các thông tin trong Rollback segment đƣợc sử dụng để:
segment
Tạo sự đồng nhất các thông tin đọc đƣợc từ database
Sử dụng trong quá trình khôi phục dữ liệu
Phục hồi lại các giao dịch chƣa commit đối với mỗi user

Temporary segments đƣợc tự động tạo bởi Oracle mỗi khi một câu
lệnh SQL statement cần đến một vùng nhớ trung gian để thực hiện
temporary
các công việc của mình nhƣ sắp xếp dữ liệu. Khi kết thúc câu lệnh
segment
đó, các extent thuộc temporary segment sẽ lại đƣợc hoàn trả cho hệ
thống.

Oracle thực hiện cấp phát vùng không gian lƣu trữ một cách linh hoạt mỗi khi các
extents cấp phát đã sử dụng hết.

 Các cấu trúc vật lý khác


Ngoài ra, Oracle Server còn sử dụng các file khác để lƣu trữ thông tin. Các file đó
bao gồm:
 Parameter file: Parameter file chỉ ra các tham số đƣợc sử dụng trong
database. Ngƣời quản trị database có thể sửa đổi một vài thông tin có
trong file này. Các tham số trong parameter file đƣợc viết ở dạng văn
bản.
 Password file: Xác định quyền của từng user trong database. Cho phép
ngƣời sử dụng khởi động và tắt một Oracle instance.
 Archived redo log files: Là bản off line của các redo log files chứa các
thông tin cần thiết để phục hồi dữ liệu.

4.2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Qua các vấn đề tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java và hệ quản trị cơ sở dữ
liệu Oracle trên, hệ thống đƣợc xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Java và hệ quản trị
CSDL Oracle:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 67
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

a. Ngôn ngữ lập trình trên Application Services


Java là ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng, đơn giản, đa luồng nên thích
hợp dùng để xây dựng ứng dụng cho phép quản lý nhiều luồng dữ liệu cùng lúc gửi
đến nhƣ hệ thống giám sát và điều khiển nhà trạm BTS.
Ngoài ra Java còn là ngôn ngữ lập trình độc lập với ngôn ngữ máy nên có thể
biên dịch và chạy chƣơng trình Java trên bất cứ hệ điều hành nào.
b. Ngôn ngữ lập trình trên Web Services
Viết trên ngôn ngữ lập trình JSP và Java Applet
c. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle Database 10g Release 2
Hệ quản trị CSDL Oracle 10g là hệ quản trị dữ liệu lớn, dẫn đầu trên thị
trƣờng quản trị CSDL. Oracle 10g đáp ứng mọi nhu cầu lƣu trữ, bảo mật thông tin
của doanh nghiệp với các đặc điểm sau:
 Tính sẵn sàng cao (High Availability): với các công nghệ mới nhất hiện
nay, Oracle 10g đảm bảo tính sẵn sàng cao nhất đối với dữ liệu đƣợc lƣu
trữ trong SCDL.
 Tính bảo mật (Security): dữ liệu lƣu trữ trong CSDL Oracle đƣợc đảm
bảo sự chính xác, bảo mật cao nhất, mức độ bảo mật có thể thiết lập trên
từng bản ghi.
 Tính mở (Scalability)
Với các đặc tính trên, hệ quản trị Oracle 10g phiên bản Enterprise rất phù hợp với
yêu cầu quản trị dữ liệu của hệ thống giám sát nhà trạm BTS.
4.3. Kết quả chƣơng trình
4.3.1. Các thành phần của chƣơng trình
Ứng dụng giám sát và điều khiển từ xa nhà trạm thu phát sóng di động BTS gồm có
3 phần:
a) Application Services:
Công việc của Application Services có nhiệm vụ đón nhận các kết nối từ BTS và
Web Client, gửi nhận các gói tin từ nhà trạm BTS, từ Web Client và xử lý các gói
tin đó.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 68
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.9. Application Services

b) Web Services:
Nhận dữ liệu từ Application Services, hiển thị thông tin trạng thái thiết bị lên
màn hình cho ngƣời điều hành, gửi các thông tin điều khiển thiết bị cho Application
Services
c) BTS:
Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm BTS. Ứng dụng này nhận
thông tin điều khiển từ Application Services và gửi thông tin trạng thái thiết bị cho
Application Services.

Hình 4.10. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm – Lựa chọn trạm mô
phỏng

Hình 4.11. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm – Thiết lập IP và cổng
kết nối tới máy chủ

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 69
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.12. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm – Mô phỏng thiết bị tại
trạm

4.3.2. Kết quả


a) Đăng nhập hệ thống:

Hình 4.13. Màn hình đăng nhập hệ thống

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 70
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

b) Theo dõi giám sát thông tin thiết bị tại nhà trạm
Sau khi đăng nhâp thành công, chƣơng trình sẽ hiện thị danh sách các trạm
mà ngƣời dùng đƣợc phép quản lý, hiển thị trạng thái kết nối đến Server, trạng thái
kết nối đến nhà trạm BTS và hiển thị các thiết bị trong trạm

Hình 4.14. Giao diện chƣơng trình ngƣời dùng sau khi đăng nhập
 Kết nối tới Server và BTS:
Ngƣời quản lý nhập thông tin:
- Host: Địa chỉ máy chủ
- Port: Cổng máy chủ đang chờ để kết nối tới máy chủ

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 71
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.15. Hiển thị trạng thái kết nối, trạng thái thiết bị
 Thông tin cảnh báo
Ví dụ: Nhà trạm BTS gửi một thông báo cảnh báo có cháy trong nhà trạm:

Hình 4.16. Nhà trạm BTS: Gửi cảnh báo cháy

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 72
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.17. Màn hình hiển thị cảnh báo cháy cho ngƣời quản lý
c) Điều khiển thiết bị
Ví dụ:
Tình trạng trạm hiện tại:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 73
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.18. Tình trạng trạm hiện tại


Điều khiển thiết bị nhƣ sau:
- Cửa: ON
- Đèn: ON
- Quạt thông gió: ON
- Điều hòa:
 Nhiệt độ: 20OC
 Fan : High
 Swing : Low
Tại trạm BTS thông tin điều khiển nhận đƣợc và tình trạng trạm sau khi điều khiển
đƣợc gửi đi:

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 74
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.19. Nhà trạm nhận thông tin điều khiển


Nội dung thông tin tại nhà trạm:
USER DIEU KHIEN: CUA RA VAO : ON
BTS SEND: 1:init:1:ON
USER DIEU KHIEN: QUAT THONG GIO : ON
BTS SEND: 1:init:9:ON
USER DIEU KHIEN: DEN CHIEU SANG : ON
BTS SEND: 1:init:13:ON
USER DIEU KHIEN: HOA : TEMP : 20
BTS SEND: 1:init:2:TEMP:20
USER DIEU KHIEN: DIEU HOA : FAN : High
BTS SEND: 1:init:2:FAN:High
USER DIEU KHIEN: DIEU HOA : SWING : Low
BTS SEND: 1:init:2:SWING:Low

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 75
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

Hình 4.20. Trạng thái các thiết bị sau khi điều khiển

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 76
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

KẾT LUẬN

Đồ án tập trung vào tìm hiểu các thiết bị phụ trợ tại nhà trạm thu phát sóng di
động BTS, đề ra giải pháp, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa các thiết
bị trong nhà trạm. Về cơ bản đồ án đã đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên
nếu có thêm cơ hội, em mong muốn có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện sản
phẩm này. Sau đây là kết quả đã làm đƣợc và định hƣớng phát triển hệ thống trong
giai đoạn sau:
Kết quả cơ bản đã đạt đƣợc
 Về mặt lý thuyết:
- Tìm hiểu đƣợc mô hình trang thiết bị tại nhà trạm thu phát sóng di
động.
- Đề ra đƣợc giải pháp xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa
các thiết bị trong nhà trạm thu phát sóng di động.
 Về mặt ứng dụng:
- Khảo sát, phân tích yêu cầu của hệ thống giám sát và điều khiển từ xa
trạm thu phát sóng di động BTS đầy đủ.
- Thiết kế các chức năng cơ bản về giám sát, điều khiển thiết bị từ xa
qua giao thức TCP/IP.
- Xây dựng chƣơng trình thử nghiệm. Chƣơng trình gồm:
o Một chƣơng trình Application Services viết bằng java, gửi
nhận thông tin giữa Web Client và nhà trạm BTS. Chƣơng
trình có khả năng kết nối đƣợc với nhiều Web Client và nhiều
nhà trạm BTS và quản lý đƣợc luồng dữ liệu gửi nhận giữa
Web Client và BTS.
o Một ứng dụng Web Services là giao tiếp với ngƣời sử dụng,
đƣợc xây dựng bằng JSP và Java Applet
 Một ứng dụng mô phỏng chức năng gửi nhận thông tin
từ nhà trạm BTS.
Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai
- Hoàn thiện các chức năng đã xây dựng; cải tiến giao diện
ngƣời dùng đƣợc tiện lợi hơn.
- Hệ thống mới chỉ xây dựng đƣợc phần giám sát và điều
khiển, là phần quan trọng nhất của hệ thống. Trong tƣơng lai

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 77
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

sẽ xây dựng tiếp các chức năng còn lại của hệ thống nhƣ
quản lý cấu hình trạm, quản trị hệ thống, thống kê báo cáo…
- Tìm kiếm để đƣa ra các chức năng mới thêm vào hệ thống
để phục vụ tốt hơn việc giám sát nhà trạm nhƣ tự động cảnh
báo qua điện thoại, qua tin nhắn SMS, …
- Tìm hiểu thực tế để đƣa hệ thống ứng dụng vào việc quản lý
nhà trạm BTS trong thực tế.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 78
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hugh Jack, “Automating Manufacturing Systems with PLCs”; Version 4.7


2. RS485 & Modbus Protocol Guide
3. NetHawk Oyj , “GSM Network Architecture”
4. ETSI EN 300 019-1-3: "Equipment Engineering (EE); Environmental conditions
and environmental tests for telecommunications equipment; Part 1-3:
Classification of environmental conditions Stationary use at weather protected
locations".
5. ETSI EN 300 019-1-4: "Equipment Engineering (EE); Environmental conditions
and environmental tests for telecommunications equipment; Part 1-4:
Classification of environmental conditions Stationary use at non-weather
protected locations".
6. 3GPP TS 04.14: "Digital cellular telecommunications system (Phase 2+);
Individual equipment type requirements and interworking; Special conformance
testing functions".
7. Site Access and Monitoring, Inala System
8. PLC products: http://www.oceancontrols.com.au/plc/plc_products.htm
9. Quick reference for RS485, RS422, RS232 and RS42:
http://www.rs485.com/rs485spec.html
10. IPIX® Network Camera User Manual, Version 1.0
11. Oracle Database Concepts, 10g Release 2 (10.2)
12. Oracle Database Application Developer’s Guide - Fundamentals, 10g Release 2
(10.2)
13. http://www.oracle.com/technology/documentation/
14. http://java.sun.com/docs/books/tutorial/uiswing/components/

Sinh viên thực hiện: Đoàn Hồng Nhật – Khóa K49 – Lớp HTTT 79

You might also like