You are on page 1of 6

Kĩ thuật nuôi lươn (Monopterus

albus)
Một số điểm lưu ý phòng trị bệnh đối với con
lươn
Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã và đang trở thành một
nghề sản xuất mang lại hiệu qủa kinh tế cao, đặc biệt nuôi lươn đang
là đối tượng nuôi khá phổ biến trong mùa nước nổi này. Tuy nhiên,
ngoài các biện pháp kỹ thuật thì những vấn đề xung quanh môi
trường nước để nuôi lươn luôn là mối quan tâm của bà con nông dân.
Bởi vì nếu môi trường nước không tốt sẽ là điều kiện thuận lợi nẩy
sinh dịch bệnh cho lươn nuôi.

Lươn là loài cá có hiện tượng sinh sản lưỡng tính, chúng sinh sản và
phát triển mạnh trong môi trường thiên nhiên. Do đặc tính ăn tạp, dễ
nuôi nên mùa nước nổi là mùa mà nhiều bà con nông dân chọn con
lươn là đối tượng nuôi hiện nay. Năm 2004 toàn tỉnh có 290 hộ nuôi
lươn với diện tích 4300m 2 , năm nay diện tích nuôi lươn tăng trên
10.000m 2 . Chỉ tính riêng ở xã Vĩnh Hanh huyện Châu Thành năm
2004 có 46 hộ nuôi lươn, năm nay số hộ nuôi lươn tăng gấp 5 lần, do
nuôi lươn đạt hiệu quả kinh tế lại phù hợp với hộ nghèo. Hội nông dân
xã Vĩnh Hanh đã giới thiệu 92 hộ vay 477 triệu đồng để nuôi lươn và
60 hộ khác đang hoàn chỉnh thủ tục vay 360 triệu đồng thực hiện mô
hình nuôi lươn mùa nước nổi. Nghề nuôi lươn đang phát triển mạnh
mà nguồn giống đánh bắt từ thiên nhiên không đủ cung ứng, trong khi
đó nhiều hộ lại thả giống với mật độ dày, trung bình từ 30 đến 35 con/
m2 trở lên, nên đã nẩy sinh nhiều dịch bệnh làm lươn chết, tỷ lệ hao
hụt cao và tất nhiên là hiệu quả không cao. Đây là mối quân tâm
chung của nhiều người dân nuôi lươn hiện nay.

Mới đây Cty Liên doanh Bio Pharmachemie đã cử cán bộ kỹ thuật đến
vùng nuôi lươn của tỉnh AG để tư vấn về kỹ thuật giúp bà con áp dụng
mô hình nuôi lươn thành công. Gặp gỡ trao đổi với bà con nông dân,
cán bộ kỹ thuật đã giải đáp những vấn đề thắc mắc của bà con xung
quanh về cách phòng và trị bệnh đối với mô hình nuôi lươn hiện nay.
Anh Nguyễn Văn Được, ngụ ở ấp Vĩnh Phúc xã Vĩnh Hanh cho biết
năm nay gia đình anh nuôi đến 8 bồn và thả trên 300 ký lươn giống,
không biết nguyên nhân nào khi thả cùng 1 loại giống mà có bồn lươn
bị hao nhiều, nhưng có bồn thì không ?

Anh Huỳnh Văn Nguyên, cũng ngụ ở ấp Vĩnh Phúc thì thả mật độ dày
hơn với 7 bồn anh cũng thả đến trên 300 ký lươn giống. Tháng đầu
tiên lươn phát triển tốt, nhưng bước sang tháng thứ 2 thì lươn bắt đầu
chết dần nên tỷ lệ hao khá nhiều, mặc dù anh đã áp dụng nhiều cách
hướng dẫn của những người nuôi lươn có kinh nghiệm để khắc phục
nhưng xem ra kết quả chưa thành công.

Những nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn đó là do nguồn giống
ban đầu không tốt, do trong quá trình vận chuyển bị xây xát, hoặc do
nhiệt độ thay đổi đột ngột và môi trường nước ô nhiễm khi quá trình
chăm sóc không tốt, nên nguồn nước nhiễm bẩn, các mầm bệnh và ký
sinh trùng tồn tại gây bệnh cho lươn. Các bệnh thường gặp ở lươn đó
là bệnh sốt nóng, bệnh lở loét, nội ký sinh và bệnh nấm thuỷ mi. Theo
kỹ sư Đăng Hồng Đức, Trưởng bộ phận thuỷ sản Cty Liên doanh Bio
thì đối với bệnh sốt nóng bà con nông dân cần giảm mật độ nuôi lươn,
trong bồn cần thả ít bèo và nâng mực nước trong bồn lên nhằm hạ
nhiệt độ nước, sau đó dùng Anti Shock liều 1 ký/ 1000m3 tạo đều
trong bồn nuôi lươn. Đối với bệnh lở loét, bà con có thể tắm lươn bằng
Bio Green Cut liều 1 ppm( tức 1 lít/1000m3 nước ), sau đó trộn Bio
Sultrim liều 5g/kg thức ăn và cho lươn ăn trong 5 ngày liền. Đối với
bệnh nội ký sinh cần phòng bệnh bằng Bio Green Cut liều 1 ppm ( tức
1 lít/ 1000m3 nước ) diệt mầm bệnh, ấu trùng các ký sinh trùng trước
khi thay nước mới vào. Nếu lươn có bệnh trên thì có thể dùng Bio
Benzol theo hướng dẫn trên bao bì sẽ đạt kết quả cao. Nếu lươn bị
bệnh nấm thuỷ mi, bà con tắm lươn bằng Bio Green Cut liều 1 ppm
( tức 1 lít/1000m3 nước ), sau đó trộn Bio Oxocol liều 5g/kg thức ăn
và cho ăn liên tục từ 3 đến 5 ngày sẽ trị được bệnh nấm thuỷ mi trên
lươn.

Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ
thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông
dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống,
đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi lươn theo các yêu cầu
như chọn giống khoẻ mạnh bằng cách tắm muối trước khi thả giống,
luôn giữ môi trường nước sạch, định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ mầm
bệnh đồng thời chú ý đế chế độ thức ăn hợp lý, hy vọng đây sẽ là một
trong số cách giúp bà con nông dân nuôi lươn thành công .

Trung Liêm - WAG, 21/10/2005

Phòng và trị bệnh cho lươn

Lươn là loài sống chui rúc ở dưới bùn, chúng có sức chịu đựng cao ở
ngoài thiên nhiên, nhưng khi nhốt vào nuôi với mật độ dày lươn dễ bị
bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị.

1. Bệnh sốt nóng: Bệnh do nuôi với mật độ dày, dịch nhầy lươn tiết ra,
lên men và khi nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm. Lươn bị
xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhầy tiết vào trong
nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn chết
hàng loạt.

- Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, thay nước, thả tạm vài con cá trê để
chúng ăn thức ăn thừa đề phòng lươn cuốn vào nhau, bảo đảm tốt
chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sulphate
đồng 0,07%, mỗi mét khối nước, tưới 5ml dung dịch trên trong toàn
bể.

2. Bệnh lở loét: Nguyên nhân thường do ký sinh trùng, vi trùng bám


vào vết thương.

Triệu chứng trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục.
Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lươn bị
rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này
thường xảy ra vào tháng 5-9.

- Phòng trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc
bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000 UI/m2.
Cứ 50 kg lươn dùng 0,5g SulFamidine trộn vào thức ăn cho lươn ăn,
mỗi ngày một lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày. Trực tiếp bôi Potassium
permanganate (thuốc tím) vào vết loét.

3. Bệnh nấm thủy mi: Do mốc ký sinh trùng trên mình hay trứng lươn
gây ra, thường xảy ra vào mùa xuân - thu, sợi hình bông bám vào
lươn để hút dinh dưỡng.

- Phòng trị: Trước khi thả lươn vệ sinh bể nuôi, 100-150g vôi hòa tan
tưới vào bể. Ngâm lươn vào nước muối 3-5% trong 3-5 phút, ngâm
trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút
liên tục 2 ngày, mỗi ngày một lượt. Trộn nước và Sodium bicarbonate
0,4%o thành dung dịch tưới toàn thể bể nuôi.

4. Bệnh tuyến trùng: Do ký sinh trùng đường ruột gây viêm ruột sưng
đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ
chết dần.

- Phòng trị: 1 kg lươn dùng 0,1g Dipterex tinh thể 90% (Dipterex la
thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat
kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay
24/02/2005) trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 6 ngày.

5.. Bệnh đỉa: Do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì
hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu,
kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. DùngDipterex tinh thể
2%o ngâm rửa trong 15 phút, hay dùng dung dịch Sulphate đồng
nồng độ 100 ppm (25 kg nước + 2,5g Sulphate đồng) ngâm rửa 5-10
phút.

KHÁNH DƯƠNG (Báo Nông thôn ngày nay) - E-Nhân dân, 23/12/2003
gày đăng: 29/04/2009
Theo Minh Sáng-Lê Hoàng Vũ/Nông Nghiệp Việt Nam

Những năm gần đây phong trào nuôi lươn đang phát triển khá rầm rộ ở huyện Châu Thành (An
Giang). Đặc biệt với mô hình nuôi lươn trong bồn hiện đang đem lại nguồn thu nhập khá cao cho
người nông dân địa phương này…

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, được biết
ông chính là người khởi xướng mô hình nuôi lươn trong bồn và hiện đang nhân rộng ra toàn vùng nuôi.
Đưa chúng tôi ra xem “lò lươn”, ông So tâm sự: “Cả gia tài tui chỉ có 5 công đất nên phải nghĩ ra cách nuôi
con gì để có thu nhập cao.

Một lần đi làm ruộng tui bắt được ít lươn con về thả nuôi trong lu, thấy chúng rất mau lớn nên mới nghĩ ra
cách nuôi lươn trên cạn như vậy đấy…!”. Năm 2001, ông So bắt đầu thực sự khởi nghiệp nghề nuôi lươn
bằng cách tìm đến các chợ để mua lươn nhỏ về thả nuôi trong bồn làm bằng ni lông. Lúc đầu chưa có kinh
nghiệm khiến bị hao hụt con giống khá nhiều do lươn lớn ăn hết lươn bé. Bồn đầu tiên thả 160kg lươn
giống, sau 5 tháng chỉ thu được khoảng 30kg lươn thịt, lỗ 1,7 triệu đồng. Nhưng đến vụ thứ hai do rút được
chút kinh nghiệm nên đã kéo lại vốn, mừng quá ông So bắt đầu cho mở rộng quy mô nuôi. Đến nay gia đình
ông So đã có 9 bồn nuôi lươn, mỗi năm thu lãi ròng từ 80-100 triệu đồng.

Thấy hộ ông So nuôi lươn thành công, người dân quanh vùng tìm đến học hỏi kinh nghiệm về mô hình mới.
Theo ông So, khi làm bồn nuôi lươn nên hướng về phía mặt trời, tránh gió bão. Diện tích bồn thích hợp
nhất từ 10-30 m2, chiều cao từ 1-1,3m và cho đất ruộng vào trong bồn để lươn có chỗ cư trú, nên độn thêm
rơm, cây chuối mục tạo môi trường tốt cho lươn trú ẩn. Ngoài ra còn trồng lục bình hay trồng rau mác, rau
dừa để tạo bóng râm trong bồn. Mực nước trong bồn nuôi từ 20-30cm, nếu sâu quá sẽ ảnh hưởng đến sức
tăng trưởng của lươn. Đặc biệt chú ý, lươn là loại
không ưa ánh sáng nên bồn nuôi phải có mái che Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Thành
Hiệp, Chủ tịch HND xã Vĩnh Hanh cho
hoặc làm giàn trồng giây leo. biết, hiện nay toàn xã có trên 365 hộ nuôi
lươn trong bồn. Nuôi lươn đầu tư vốn
Với kinh nghiệm của ông So, nuôi lươn đúng kỹ thuật thấp, dễ nuôi nên ở địa phương đang
sẽ là yếu tố quyết định đến sản lượng và chất lượng phát triển rất nhanh mô hình này. Nhất là
hiện nay giá lươn đang ở mức cao khoảng
lươn thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. 130.000 đ/kg (trong khi giá lươn bình
Lươn giống hao hụt cao (20-50%), thời gian hao hụt thường vào mùa nước nổi chỉ từ 50.000-
kéo dài 20-50 ngày, thời gian này không cho lươn ăn. 60.000 đ/kg) nhưng rất dễ tiêu thụ. Dự
kiến trong năm tới số hộ nuôi lươn trong
xã sẽ tăng lên khoảng 500 hộ.
Nếu để lươn chết trong đất sẽ làm ô nhiễm môi trường, nên hàng ngày phải thay nước rửa đất, có khi phải
thay đất mới. Nên chọn con giống có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất; màu vàng xanh, phát triển bình
thường; màu xám tro, chậm lớn. Kích cỡ lươn giống thả nuôi tốt nhất từ 40-60 con/kg, phải đồng cỡ, không
bị xây xát, khỏe mạnh.

Mật độ thả từ 60-80 con/m2. Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa thức ăn vì vậy từ 7-10 ngày
đầu khi thả không cho lươn ăn. Giống lươn rất thích ăn giun đất và nên cho ăn vào buổi tối. Khi lươn đã
phát triển, có thể cho ăn hai lần/ngày với các loại thức ăn như cá đồng, ốc bươu vàng, cua xay... Tuy nhiên,
không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1-2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài. Khi mới thả
lươn vào bồn, khoảng 7 ngày thay nước một lần. Cần lưu ý, vì lươn nuôi với mật độ cao sẽ dễ bị trầy xước,
môi trường thay đổi đột ngột, hay chế độ chăm sóc chưa hợp lý sẽ khiến cho ký sinh trùng, nấm bệnh phát
triển. Các triệu chứng thường gặp ở lươn là bệnh lở loét, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng...

gày 7-12-2007 lúc 21 giờ 49 phút

Ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một
trong những người mạnh dạn nuôi lươn trên cạn ở ĐBSCL.
Năm 2001, ông So thử dùng bạt nylon loại dày không thoát nước để lót nuôi trên cạn, thay thế cho hồ xây bằng gạch, xi
măng (chỉ dùng cây cắm xung quanh để giữ bồn nuôi không bị nghiêng chảy nước ra ngoài). Thấy có hiệu quả, ông đã
nhân lên 4 bồn, diện tích 150 m2, thả nuôi 250 kg lươn giống (loại 35 con/kg), chỉ sau 6 tháng nuôi, ông So bắt đầu thu
hoạch lời 14 triệu đồng. Không dừng lại đó, ông So đã tăng lên hai vụ trong năm, cho đến nay ông có 9 bồn nuôi lươn
trước nhà. Thu nhập từ con lươn đạt từ 76 - 80 triệu đồng/năm.

Kỹ thuật làm bồn nuôi lươn:


Nên chọn nơi khu vực đất cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt. Diện
tích xây bồn từ 10 - 30 m2 là thích hợp nhất, chỉ cần mua bạt nylon không thấm nước là có thể xây dựng thành bồn
nuôi. Chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, bỏ đất ruộng (đang canh tác) vào trong hồ lươn khoảng 1/2 - 2/3 diện tích để cho
lươn chui vào đó cư trú. Nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường tốt hoặc cho lục bình hay trồng rau mác,
rau dừa vào trong hồ để tạo bóng râm trong bồn. Mực nước trong bồn nuôi từ 20 - 30 cm, mực nước sâu quá, ảnh
hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên trước khi bố trí bồn nuôi, phải có mái che
hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.

Chọn con giống:

Nguồn lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn kiệt, việc sinh sản nhân tạo của lươn hiện nay còn rất hạn chế, đa phần
người nuôi phải mua của người dân xúc ủ, đặt trúm, đánh bắt bằng xung điện...

Lươn có 3 loại (theo màu sắc). Loại I: lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Loại II: màu vàng xanh, phát triển
bình thường. Loại III: màu xám tro, chậm lớn. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 - 60 con/kg. Lươn giống thả
nuôi phải đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh. Mật độ thả nuôi tốt nhất từ 60 - 80 con/m2.

Cách cho ăn:

Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa để quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7 - 10 ngày đầu cho lươn ăn giun đất
vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn, khi lươn ăn mạnh, có thể cho ăn hai lần/ngày. Thức ăn cho lươn
chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá biển mua về xay ra cho ăn. Trong quá trình chăm sóc, khi cho
lươn ăn, cần phải nắm vững nguyên tắc “4 định”: (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh thức
ăn cho hợp lý. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1 - 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để
lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước. Khi lươn trưởng thành, trung bình mỗi ngày cho lươn ăn một lần.

Lươn mới thả vào 7 ngày cho thay nước một lần, khoảng trên 2 tháng, 4 ngày thay nước, hàm lượng oxy trên 2 mg/lít.
Lươn kỵ nước bẩn.

Phòng trị bệnh cho lươn:

Các chứng bệnh ở lươn thường gặp là bệnh sốt nóng, lở loét, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa...

+ Bệnh lở loét ở lươn: Trước khi nuôi cần phải sát trùng bể bằng vôi hoặc phun thuốc Streptomycin. Cứ 50 kg lươn
dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Trực tiếp
bôi permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét.

+ Bệnh tuyến trùng, có thể phòng trị bằng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng như Vemedim, Bayer, Annova… trộn
vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.

+ Bệnh sốt nóng, giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước, đảm bảo tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có
thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.

<+ />do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập, gây
viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. Dùng các loại sản phẩm trị
ngoại ký sinh để điều trị, nên theo lời khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.

Theo nongthon.net

You might also like

  • bang diểm Cu tý
    bang diểm Cu tý
    Document1 page
    bang diểm Cu tý
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 10
    Tuần 10
    Document19 pages
    Tuần 10
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 9
    Tuần 9
    Document17 pages
    Tuần 9
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 1
    Tuần 1
    Document15 pages
    Tuần 1
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 33
    Tuan 33
    Document16 pages
    Tuan 33
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 7
    Tuần 7
    Document17 pages
    Tuần 7
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 6
    Tuần 6
    Document20 pages
    Tuần 6
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 2
    Tuần 2
    Document18 pages
    Tuần 2
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 5
    Tuần 5
    Document19 pages
    Tuần 5
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 4
    Tuần 4
    Document22 pages
    Tuần 4
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuần 3
    Tuần 3
    Document22 pages
    Tuần 3
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 35
    Tuan 35
    Document15 pages
    Tuan 35
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 27
    Tuan 27
    Document20 pages
    Tuan 27
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 31
    Tuan 31
    Document15 pages
    Tuan 31
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 34
    Tuan 34
    Document20 pages
    Tuan 34
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 20
    Tuan 20
    Document29 pages
    Tuan 20
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 32
    Tuan 32
    Document18 pages
    Tuan 32
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 30
    Tuan 30
    Document19 pages
    Tuan 30
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 22
    Tuan 22
    Document18 pages
    Tuan 22
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 28
    Tuan 28
    Document15 pages
    Tuan 28
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 26
    Tuan 26
    Document17 pages
    Tuan 26
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 29
    Tuan 29
    Document17 pages
    Tuan 29
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 25
    Tuan 25
    Document15 pages
    Tuan 25
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 21
    Tuan 21
    Document16 pages
    Tuan 21
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 24
    Tuan 24
    Document19 pages
    Tuan 24
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 18
    Tuan 18
    Document15 pages
    Tuan 18
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 23
    Tuan 23
    Document18 pages
    Tuan 23
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 17
    Tuan 17
    Document28 pages
    Tuan 17
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 19
    Tuan 19
    Document20 pages
    Tuan 19
    dinhtruc
    No ratings yet
  • Tuan 16
    Tuan 16
    Document33 pages
    Tuan 16
    dinhtruc
    No ratings yet