You are on page 1of 40

6/4/2009

KỸ NĂNG MỀM

DÀNH CHO GIÁO VIÊN & HỌC SINH

- CENTEA -

ðây là ebook tập hợp một số bài viết về kỹ năng mềm ñã ñược ñăng tải trên website
www.giaovien.net

1. 6 chiếc nón tư duy (6TKHs) ………………………………………………3


2. Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H …………………………………………7
3. Giới thiệu kỹ thuật phân tích SWOT……………………………………...10
4. Giảng dạy và học tập với công cụ Bản ñồ Tư duy………………………...14
5. Lập bản ñồ tư duy (Mind mapping)……………………………………….18
6. Huấn luyện kỹ năng hợp tác ñể thành công ………………………………21
7. Những chỉ dẫn giúp người học tham gia giờ học thảo luận hiệu quả……..24
8. 7 kỹ năng cơ bản ñể làm việc nhóm hiệu quả……………………………..29
9. Giới thiệu phương pháp học tập và ñọc tích cực SQ3R…………………...32
10.Học cách Tư duy tích cực………………………………………………….36

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 1/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Ebook này ñược dành tặng cho các giáo viên, các nhà giáo dục và những ai quan tâm ñến
giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh!

- CENTEA –
www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 2/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

6 chiếc nón tư duy (6TKHs)

Kỹ thuật “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và ñộc ñáo ñược
Edward de Bono phát triển vào năm 1985. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập
trung vào vấn ñề từ cùng một góc nhìn, do ñó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát
từ các góc nhìn khác nhau.

ðể có thể tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một khía cạnh của vấn ñề, Edward
de Bono ñã ñưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau:
trắng, ñỏ, vàng, ñen, xanh lá cây và xanh da trời. Lưu ý rằng, 6 chiếc nón này chỉ là một
cách thức tượng trưng, không cần phải có 6 cái nón thật khi tiến hành kỹ thuật này. Ý nghĩa
của 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau này ñược trình bày bên dưới:

Nón trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng
tượng ñang ñội chiếc nón trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan
ñến vấn ñề ñang cần giải quyết.

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

-Chúng ta có những thông tin gì về vấn ñề này?


-Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan ñến vấn ñề ñang xét?
-Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

Nón ñỏ: mang hình ảnh của lửa ñang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp. Khi
tưởng tượng ñang ñội chiếc nón ñỏ, chúng ta chỉ cần ñưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác
của mình về vấn ñề ñang giải quyết. Chỉ ñưa ra các cảm giác, không cần giải thích.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 3/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

-Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?


-Trực giác của tôi mách bảo ñiều gì về vấn ñề này?
-Tôi thích hay không thích vấn ñề này?

Nón vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích, vàng
9999. Người ñội nón vàng sẽ ñưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi
ích của vấn ñề, mức ñộ khả thi của dự án.

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

-Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?


-ðâu là mặt tích cực của vấn ñề này?
-Liệu vấn ñề này có khả năng thực hiện ñược không?

Nón ñen: Hãy liên tưởng ñến các ñiểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại. Vai trò của
chiếc nón ñen là giúp chỉ ra những ñiểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc
nón ñen ñể dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các ñiểm cần lưu ý, các mặt yếu kém,
bất lợi của vấn ñề hay dự án ñang tranh cãi. Chiếc nón ñen ñóng vai trò hết sức quan trọng,
nó ñảm bảo cho dự án của chúng ta tránh ñược các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm ñiều sai, bất
hợp pháp hay nguy hiểm.

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

-Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?


-Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm ñiều này?
-Những nguy cơ nào ñang tiềm ẩn?

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 4/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Nón xanh lá cây: Hãy liên tưởng ñến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự ñâm chồi, sự phát
triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai ñoạn ñội nón
này, chúng ta sẽ ñưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn ñề ñang thảo luận.

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

-Có những cách thức khác ñể thực hiện ñiều này không?
-Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
-Các lời giải thích cho vấn ñề này là gì?

Nón xanh da trời: Hãy nghĩ ñến bầu trời xanh lồng lộng, sự bao quát. Chiếc nón xanh da
trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác- tổ chức tư
duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. ðây là chiếc nón của người lãnh ñạo
hay trưởng nhóm thảo luận. Vai trò của người ñội nón xanh da trời là:

- Xác ñịnh trọng tâm và mục ñích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở ñây ñể làm gì?
Chúng ta cần tư duy về ñiều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)

- Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người ñội nón xanh da
trời cần bảo ñảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời ñiểm nhất ñịnh, mọi người phải ñội
mũ cùng màu”.

- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta ñã ñạt ñược gì
qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt ñầu hành ñộng chưa? Chúng ta có cần thêm thời
gian và thông tin ñể giải quyết vấn ñề này?)

Chúng ta thấy rằng, với kỹ thuật 6 chiếc nón tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết
vấn ñề từ cùng một góc nhìn do ñó sẽ không xảy ra xung ñột do những quan ñiểm khác
nhau. Ngoài ra, một vấn ñề sẽ ñược xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi ñược quyết ñịnh,
ñiều này sẽ giúp chúng ta có các quyết ñịnh hiệu quả và ñúng ñắn.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 5/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Sáu chiếc nón tư duy có nhiều ứng dụng cụ thể:

-ðào tạo về sáng tạo, ñiều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.
-Tăng năng suất làm việc và trao ñổi trong nhóm.
-Cải tiến sản phẩm và quá trình và Quản lý dự án.
-Tư duy phân tích, Giải quyết vấn ñề, và Ra quyết ñịnh.

Kỹ thuật 6 chiếc nón tư duy ñã ñược sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và trong nhiều công
ty lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giáo dục, quản lý,… Ngày nay, hàng
trăm ngàn người ñã ñược ñào tạo kỹ thuật Six Thinking Hats® và các tổ chức như Prudential
Insurance, IBM, Federal Express, British Airways, Polaroid, Pepsico, DuPont, và Nippon
Telephone and Telegraph cũng sử dụng Six Thinking Hats®.

Nguồn: Tam Giang - www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 6/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H

ðể bắt ñầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn ñề nào ñó, chúng ta thường lúng túng
vì không biết phải bắt ñầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm ñiều
này, nó có ích lợi gì hay không, …?

CENTEA ñã từng giới thiệu ñến Thầy Cô và các bạn những kỹ thuật tư duy như: 6 chiếc
nón tư duy, kỹ thuật Bản ñồ tư duy, nay chúng tôi lại tiếp tục gửi ñến Thầy Cô và các bạn
một kỹ thuật tư duy ñơn giản và hiệu quả: công cụ 5W1H.

5W1H viết tắt từ các từ sau:

What? (Cái gì?)


Where? (Ở ñâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)

ðể trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt ñầu nghiên cứu một
vấn ñề, chúng ta hãy tự ñặt cho mình những câu hỏi sau:

WHAT? (Cái gì?)


- Cái ñó là gì?
- Nó ñề cập ñến vấn ñề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Cuốn sách này trình bày vấn ñề gì?
- Bài học này trình bày vấn ñề gì?
- E-learning là gì?
- Những câu hỏi phụ của vấn ñề này là gì?...

WHERE (Ở ñâu?)

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 7/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

- Vấn ñề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?


- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở ñịa ñiểm nào?
- Vấn ñề này còn liên quan ñến các lĩnh vực nào khác?
- Loại thảo dược này thường ñược trồng ở ñâu?
- Bài báo này ñăng trên tạp chí nào?
- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở ñâu?
- Bài thuyết trình này sẽ ñược trình bày trong nhóm hay trước lớp?...

WHEN (Khi nào?)


- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Vấn ñề này, trước ñây ñã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
- Khái niệm này bắt ñầu xuất hiện khi nào?
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
- Các bước nghiên cứu (ñề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ ñược thực hiện theo thời
gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...

WHY (Tại sao?)


- Tại sao phải nghiên cứu vấn ñề này?
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra ñúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net?
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về
kinh tế?...

HOW (Như thế nào?)


- Chiếc máy này hoạt ñộng như thế nào?
- Công việc này nên bắt ñầu như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này ñược kết nối như thế nào?
- Sự kiện lịch sự này ñã làm ñối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người?
(How many)
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?

WHO (Ai?)
- Ai ñã nghiên cứu vấn ñề này?
- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho ñối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này ñược tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách ñang làm dư luận xôn xao?
- Chính sách này của nhà nước hướng ñến ñối tượng nào?

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 8/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất ñơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó
ñúng ñắn, khéo léo và thông minh.

Công cụ 5W1H còn có thể ñược sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết
trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H cũng có
thể sử dụng chung với Bản ñồ tư duy ñể giải quyết nhiều vấn ñề khác nhau trong giảng dạy,
học tập, kinh doanh, ñàm phán,…

Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H

Khái niệm 5W1H ñược cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Rudyard
Kipling. Bài thơ này như sau:

I have six honest serving-men


They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.

Tạm dịch:

Tôi có 6 người ñầy tớ trai trung thực


Họ ñã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.

CENTEA hy vọng bài viết ñã ñưa ñến cho Thầy Cô và các bạn một công cụ mới, ñơn giản
nhưng ñầy hiệu quả ñể giúp sức cho công việc của Thầy Cô và các bạn.
Hãy luôn giữ bên mình 6 người ñầy tớ tận tụy và trung thành này.

+ Nguồn tham khảo: coe.jmu.edu

Nguồn: Tam Giang - www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 9/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Giới thiệu kỹ thuật phân tích SWOT


Nhiều lần trong cuộc sống, chắc bạn từng lúng túng khi ñứng trước các vấn ñề ñang ñối mặt.
Bạn muốn hiểu rõ vấn ñề, muốn có cái nhìn từ nhiều phía ñể thấy rõ những ñiểm mạnh,
ñiểm yếu, những nguy cơ và thách thức ñể có thể ñưa ra những quyết ñịnh sáng suốt nhất.
Vậy bạn có thể thử sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT!

CENTEA xin giới thiệu ñến quý Thầy Cô và các bạn kỹ thuật phân tích SWOT.

I. Làm quen với SWOT

Chữ SWOT viết tắt từ các chữ cái ñầu tiên của các từ sau:

Strengths: các ñiểm mạnh


Weaknesses: các ñiểm yếu
Opportunities: các cơ hội
Threats: các ñe dọa, mối nguy
Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc
bảng 4 khu vực ñược phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau ñó dùng kỹ thuật ñộng não
(brainstorming) ñể ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay nhóm vào các khu
vực tương ứng.

Cách thức bố trí khu vực phân tích trong SWOT

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 10/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Strengths - Các ñiểm mạnh: ñây là những yếu tố có giá trị hoặc ñiểm mạnh của tổ chức, cá
nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful) của ñối
tượng ñang xem xét.

- Tổ chức của chúng ta có những ưu ñiểm nào?


- Những thành công của lớp trong năm học vừa qua là gì?
- Chúng ta làm công việc nào có kết quả mỹ mãn nhất?
- Cá tính và nhân cách của tôi có những nổi trội gì so với người khác?
- Kiến thức nền tảng của tôi ñược xây dựng theo con ñường nào mà người khác không có?
- Tổ Toán trường ta có những ñiểm mạnh gì?

Weaknesses - Các ñiểm yếu: ñây là những ñiểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố
yếu kém của cá nhân, tổ chức. ðây cũng là thuộc tính bên trong (internal) và có tính gây hại
(harmful) của ñối tượng ñang xem xét.

- Chúng ta yếu ở những ñiểm nào?


- Yếu tố nào dẫn ñến sự thất bại của tổ chức?
- Bản thân tôi còn có khuyết ñiểm gì?
- Những yếu tố nào chúng ta có thể cải thiện?

Opportunities – Các cơ hội: ñây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ ñem lại lợi thế cho cá nhân
và tổ chức. ðây là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân hoặc tổ
chức ñang xem xét.

- Chủ trương sắp tới của Nhà nước sẽ ñem lại lợi thế gì cho tổ chức chúng ta?
- Việc phụ huynh tin tưởng nhà trường sẽ giúp ích gì cho công tác giảng dạy học sinh của
chúng ta?
- Sự quan tâm của lãnh ñạo ñịa phương có giúp ích gì cho nhà trường hay không?
- Những xu hướng giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy mới nào mà chúng ta nhận thấy
ñược?
- Hình như khu ñất này sắp quy hoạch?

Các cơ hội thường ñến từ sự thay ñổi chính sách của cấp quản lý, sự thay ñổi về công nghệ,
phương pháp, sự thay ñổi về lối sống, thói quen tiêu dùng, thị trường, … Bạn hay tổ chức
của bạn hãy mở to mắt ñể quan sát, mở rộng tai ñể lắng nghe và dùng trí tưởng tượng của
mình cùng các dữ liệu thu thập ñược ñể hình dung và dự ñoán các cơ hội ñang ñến.

Threats - Các mối nguy: ñây là những tác ñộng tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá nhân
hoặc tổ chức của bạn có thể phải ñối mặt.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này liệu có cuốn phăng doanh nghiệp của mình?

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 11/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

- Các quán xá internet hoặc karaoke gần trường có ảnh hưởng gì ñến học sinh trong trường
hay không?
- Xu hướng bạo lực học ñường có xâm nhập vào trường ta không?
- ðường xá xuống cấp và kẹt xe có ảnh hưởng ñến việc học của học sinh hay không?

Thầy Cô và các bạn, các lãnh ñạo của tổ chức, trường học có thể thử sử dụng các gợi ý bên
trên ñể có một bức tranh toàn diện về vấn ñề chúng ta ñang gặp phải.

II. Cách dùng kỹ thuật SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT ñược sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh ñể phân tích tình
hình công ty, nghiên cứu về các ñối thủ, …Tuy nhiên, ngày nay kỹ thuật này cũng ñược sử
dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như giáo dục, phát triển cá nhân, …

SWOT có thể dùng cho cá nhân, tổ chức hay trong hoạt ñộng nhóm. Chúng ta có thể dùng
giấy viết hoặc bảng. Một cách dùng khác là sử dụng các tờ giấy dính ñể phát cho các thành
viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ viết các thông tin mình biết vào tờ giấy rồi ñính lên
bảng.

Các giáo viên Mỹ ñang sử dụng công cụ SWOT

Trong việc biên soạn và hình thành Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục 2009-2020, Bộ
GD&ðT của chúng ta cũng từng sử dụng kỹ thuật này.

ðây là một kỹ thuật ñơn giản và dễ hướng dẫn, các giáo viên có thể nhanh chóng giới thiệu
cho các em học sinh của mình ñể các em biết cách sử dụng.

III. Tư duy linh hoạt với SWOT

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 12/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Sau khi ñã nắm vững kỹ thuật phân tích này, chúng ta cần quay lại ñể nhìn ra một tầm nhìn
mới trong kỹ thuật SWOT.

Việc phân chia các yếu tố thành ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và các mối nguy không nhất
thiết là một sự phân chia cứng nhắc. Chúng ta không nên có một cái nhìn cứng nhắc về Cơ
hội và Mối nguy. Vì “cơ hội có thể chuyển thành mối nguy”, và ngược lại “mối nguy có thể
chuyển thành cơ hội” ñúng như cụm từ “nguy cơ” (trong Nguy hiểm có Cơ hội).

Ví dụ:
- Trước nguy cơ học sinh của trường có kết quả thi kém, chúng ta có cơ hội nhìn lại những
lý do tồn tại và các phương hướng cải thiện cho tương lai.
- Trước cơ hội mở rộng nhà trường về mặt nhân sự, tổ chức, cơ sở vật chất, có thể chúng ta
sẽ ñối mặt với các mối nguy về tài chính, bộ máy nhân sự thêm cồng kềnh, công việc phân
chia không rõ ràng và chồng chéo.
- Trong nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều công ty ñã tìm thấy
cơ hội ñể tổ chức lại bộ máy, tìm kiếm các thị trường mới, …

Do ñó, giữa Nguy và Cơ luôn là một quá trình, một sự chuyển biến qua lại, chúng ta hoặc tổ
chức của chúng ta phải nhìn thấy ñược ñiều ñó ñể tìm kiếm một sự cân bằng hoặc chấp nhận
các thách thức khi ñưa ra quyết ñịnh.

Cuộc sống chứa ñựng một sự vận ñộng không ngừng và con người phải vận ñộng khéo léo
theo dòng chảy ấy với một tư duy linh hoạt và tầm nhìn sắc sảo ñể không rơi vào bất cứ thái
cực nào.

Tam Giang – www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 13/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Giảng dạy và học tập với công cụ Bản ñồ Tư duy


1. Giới thiệu:

Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là
một trong những ưu tiên hàng ñầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng các
em ñến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em
khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống ñược những kiến thức ñó.
Việc xây dựng ñược một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại
những lợi ích ñáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng
tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu ñể tạo nên các
“hình ảnh liên kết” là Bản ñồ Tư duy.

Bài viết này nhằm giới thiệu về Bản ñồ Tư duy, tóm lược nguyên lý nền tảng của Bản ñồ Tư
duy, ứng dụng của loại bản ñồ này trong dạy học, và cuối cùng là giới thiệu về các phần
mềm hiện có trên thị trường có thể giúp tạo ra các Bản ñồ Tư duy.

2. Bản ñồ Tư duy: Nguyên lý & Ứng dụng trong dạy học

Bản ñồ Tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, ñể mở
rộng và ñào sâu các ý tưởng (1). Kỹ thuật tạo ra loại bản ñồ này ñược gọi là Mind Mapping
và ñược phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.

Ở vị trí trung tâm bản ñồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái
niệm chủ ñạo. Ý trung tâm sẽ ñược nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh
chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh ñến các từ khóa cấp 2 ñể nghiên cứu sâu hơn.
Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn ñược nối kết với nhau.
Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách ñầy
ñủ và rõ ràng. (hình 1)

Hình 1: Một ví dụ về một Bản ñồ Tư duy về sự xâm chiếm của người Viking.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 14/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Bản ñồ Tư duy hiện là một công cụ ñang ñược sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới
trong ñó có các công ty lớn như HP, IBM, Boeing, …Các tổ chức giáo dục và giáo viên các
nước cũng không phải là những người ñứng ngoài cuộc.

Vậy những yếu tố nào ñã làm cho Bản ñồ Tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của
chúng là gì? ðó là:

- Bản ñồ Tư duy ñã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt ñộng. ðó là
liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người ñều cần có các
mối nối, liên kết ñể có thể ñược tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới ñược ñưa
vào, ñể ñược lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ ñã tồn tại trước ñó.

- Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh ñã ñem lại một công dụng lớn vì ñã
huy ñộng cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt ñộng. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các
liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ
não.

Bản ñồ Tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng
như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý
tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu ñồ, tóm tắt thông tin của
một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức ñã học, tăng cường khả năng
ghi nhớ, ñưa ra ý tưởng mới, v.v…

Một vài ví dụ về sử dụng Bản ñồ Tư duy trong dạy học:


- ðể tóm tắt kiến thức về Giữ gìn vệ sinh cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng một
Bản ñồ Tư duy với từ khóa trung tâm là “Giữ gìn vệ sinh”, xung quanh từ khóa này là
các từ khóa cấp 1 “Ăn sạch”, “Uống sạch”, “Giữ vệ sinh cơ thể”, v.v…sau ñó ñề nghị
các em tiếp tục ñiền thêm các từ khóa cấp ñộ nhỏ hơn, v.v…
- ðể giảng về các loại trái cây thường ñược dùng trong ñời sống hàng ngày, giáo viên
có thể ñưa ra từ khóa “Trái cây”, sau ñó ñề nghị các em nêu tên các loại quả mà các
em biết, kế tiếp mời một nhóm khác lên triển khai các ý tưởng xung quanh một loại
quả ñã ñược nêu tên về các mặt: hình dáng quả, cấu tạo, thời ñiểm xuất hiện trong
năm,v.v…
- Sau khi học hết chương về cấu tạo của nguyên tử, giáo viên có thể yêu cầu học sinh
trình bày lại cấu tạo của nguyên tử với các yếu tố: nhân, vỏ, ñiện tích, khối lượng,
v.v…dưới dạng một Bản ñồ Tư duy.
- Trong giờ chủ nhiệm lớp, giáo viên và học sinh có thể cùng thực hiện một Bản ñồ Tư
duy về các công việc mà lớp phải thực hiện trong tuần kế tiếp như: trực trường, ôn bài
theo nhóm, ñi lao ñộng, các môn sẽ có kiểm tra, các hoạt ñộng văn nghệ, thể thao, dã
ngoại, các hội thi phải tham gia, v.v…

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 15/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Bên trên là vài ví dụ và gợi ý cho việc sử dụng Bản ñồ Tư duy trong dạy và học, nhiều môn
học khác như ðịa lý, Lịch sử, Ngoại Ngữ, Vật lý, Sinh học,v.v… cũng có thể sử dụng công
cụ này một cách dễ dàng và hiệu quả.

3. Giới thiệu một số phần mềm dùng ñể tạo Bản ñồ Tư duy:

Một Bản ñồ Tư duy có thể ñược thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu
khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược ñiểm là khó lưu trữ, thay ñổi, chỉnh sửa. Một
giải pháp ñược hướng ñến là sử dụng các phần mềm ñể tạo ra Bản ñồ Tư duy. Tôi xin giới
thiệu một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping
software).

- Phần mềm Buzan's iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản
dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại
www.imindmap.com
- Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản
phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo ñến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều
màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com
- Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần
mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày.
Trang chủ tại www.visual-mind.com
- Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, ñược lập trình trên Java. Các icon
chưa ñược phong phú, tuy nhiên chương trình có ñầy ñủ chức năng ñể thực hiện mind
mapping. Trang chủ tại:
http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page
- Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping
tại ñịa chỉ sau:
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software

4. Kết luận

Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản ñồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt
và ñáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo
viên. Học sinh sẽ học ñược phương pháp học tập, tăng tính chủ ñộng, sáng tạo và phát triển
tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm ñược thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan
trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm ñược kiến thức thông qua một “bản ñồ” thể hiện các liên kết
chặt chẽ của tri thức.

Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập bản ñồ Tư duy dễ dàng
và linh hoạt hơn, ñồng thời, ñây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.

Tài liệu tham khảo

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 16/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

(1) Bản ñồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao ñộng – Xã hội.
(2) www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan).
(3) www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.html
(4) Bài giảng của ThS Trương Tinh Hà về Mind Mapping và các Kỹ năng giải quyết vấn ñề.

ThS. Trương Tinh Hà – www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 17/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Lập bản ñồ tư duy (Mind mapping)


Lập bản ñồ tư duy (hoặc bản ñồ ý tưởng) là việc bắt ñầu từ một ý tưởng trung tâm và viết ra
những ý khác liên quan tỏa ra từ trung tâm. Bằng cách tập trung vào những ý tưởng chủ chốt
ñược viết bằng từ ngữ của bạn, sau ñó tìm ra những ý tưởng liên quan và kết nối giữa những
ý tưởng lại với nhau hình thành nên một bản ñồ tư duy. Tương tự, nếu bạn lập một sơ ñồ
kiến thức, nó sẽ giúp bạn hiểu và nhớ những thông tin mới và nắm kiến thức sâu hơn.

Ví dụ:

Hãy sử dụng những ñường thẳng, màu sắc, mũi tên, nhánh rẽ hoặc những cách khác ñể thể
hiện kết nối giữa những ý tưởng ñược ñưa ra trong bản ñồ tư duy của bạn. Những mối quan
hệ này sẽ quan trọng khi bạn ñang tìm hiểu những thông tin mới hoặc xây dựng cấu trúc của
một kế hoạch viết bài luận. Bằng cách cá nhân hoá bản ñồ với những ký hiệu và thiết kế
riêng của bạn, bạn sẽ xây dựng ñược những mối quan hệ trực quan và có ý nghĩa giữa những
ý thưởng; ñiều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc gợi nhớ và hiểu.

Ý tưởng của bản ñồ tư duy là suy nghĩ sáng tạo và liên kết bằng một cách thức phi tuyến
tính. Có rất nhiều thời gian ñể chỉnh sửa thông tin sau này nhưng ở bước ñầu tiên, việc ñưa
mọi khả năng vào bản ñồ là rất quan trọng. ðôi khi một trong những khả năng tưởng như là
không thể ấy lại trở thành ý tưởng chủ chốt ñưa bạn ñến kiến thức ñó.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 18/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Vài sinh viên phát hiện rằng sử dụng những kí tự viết hoa sẽ thu hút họ chỉ chú ý vào những
ñiểm chính. Chữ viết hoa cũng dễ ñọc hơn trong một sơ ñồ. Tuy nhiên, bạn có thể viết vài
ghi chú, giải thích bằng chữ viết thường. Một số sinh viên làm thế ñể khi họ cần xem lại bản
ñồ tư duy một thời gian sau, trong lúc số khác lại dùng ñể ghi lại những ñánh giá, phê bình.

Hầu hết sinh viên ñều thấy tiện dụng khi lật ngang trang giấy và vẽ bản ñồ tư duy của họ
theo chiều ngang. ðặt ý tưởng hoặc chủ ñề chính vào chính giữa trang giấy, ta sẽ có có
không gian tối ña cho những ý khác tỏa ra từ trung tâm.

Vài bản ñồ tư duy hữu dụng nhất thường ñược bổ sung trong một khoảng thời gian dài. Sau
lần vẽ ban ñầu, bạn có thể muốn làm nổi bật vài thứ, thêm thông tin hoặc thêm vài câu hỏi.
Vì vậy, ñể trống nhiều chỗ trên bản ñồ là một ý hay ñể sau ñó bạn có thể thêm vào những ý
tưởng mới.

Hướng dẫn làm bản ñồ tư duy

ðây là những thành phần cấu tạo nên một bản ñồ tư duy, mặc dù chúng có thể ñược chỉnh
sửa tự do theo ý muốn cá nhân.

1. Bắt ñầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ ñề, sử dụng ít nhất 3 màu.
2. Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản ñồ tư duy của bạn.
3. Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.
4. Mỗi từ/hình ảnh phải ñứng một mình và trên một dòng riêng.
5. Những ñường thẳng cần phải ñược kết nối, bắt ñầu từ bức ảnh trung tâm. Những ñường
nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt ñầu ốm dần khi toả ra xa.
6. Những ñường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.
7. Sử dụng màu sắc - mật mã riêng của bạn - trong khắp bản ñồ.
8. Phát huy phong cách cá nhân riêng của bạn.
9. Sử dụng những ñiểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong bản ñồ của bạn.
10. Làm cho bản ñồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý ñể
bao quát các nhánh của bản ñồ.

Nâng chất Bản ñồ tư duy của bạn

Bản ñồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi bạn hiểu cách tạo ra những ghi chú
trong Bản ñồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng mình ñể làm cho nó tốt hơn.
Những ñề nghị sau ñây có thể giúp bạn tăng hiệu quả của việc ñó:

+ Sử dụng những từ ngữ ñơn giản thể hiện thông tin: Hầu hết các từ trong cách viết bình
thường ñều là nhồi nhét, bởi vì chúng ñảm bảo rằng thông tin ñược chuyển tải ñúng ngữ
cảnh và trong một dạng thức dễ ñọc. Trong Bản ñồ tư duy của bạn, những từ khóa có ý
nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như thế một cách rõ ràng hơn. Những từ dư thừa chỉ làm
bản ñồ lộn xộn.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 19/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

+ Chữ in: Cách viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó ñọc hơn.

+ Sử dụng màu sắc ñể tách các ý khác nhau: ðiều này sẽ giúp bạn tách các ý ra khi cần thiết.
Nó cũng giúp bạn làm bản ñồ trực quan hơn ñể gợi nhớ lại. Màu sắc cũng giúp cho việc sắp
xếp các chủ ñề.

+ Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh: Khi một ký hiệu hoặc hình ảnh có ý nghĩa gì ñó với
bạn, hãy sử dụng chúng. Hình ảnh có thể giúp bạn nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.

+ Sử dụng liên kết ñan chéo: Thông tin trong một phần của bản ñồ có thể liên quan ñến phần
khác. Khi ñó, bạn có thể vẽ những ñường thẳng ñể chỉ ra sự liên quan ñan chéo. Việc này sẽ
giúp cho bạn thấy mức ảnh hưởng một phần trong chủ ñề ñến các phần khác.

Chú ý

Lập bản ñồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả ñể ghi chú. Các bản ñồ tư duy không chỉ
cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ ñề và mức ñộ quan
trọng của những phần riêng lẻ trong ñó ñối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo
các kết nối với các ý khác.

Nếu bạn làm bất kỳ biểu mẫu nghiên cứu nào hoặc làm ghi chú, hãy thử dùng Bản ñồ tư duy.
Bạn sẽ thấy chúng hiệu quả ñến ngạc nhiên!

T.L.V.K. - www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 20/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Huấn luyện kỹ năng hợp tác ñể thành công


Việt Nam ñã gia nhập WTO, có nghĩa là học sinh của chúng ta sẽ bước vào sân chơi toàn
cầu hóa. Giáo dục Việt Nam ñã ở thế kỷ 21, có nghĩa là học sinh của chúng ta sẽ cần những
kiến thức và những kỹ năng mới.

Học sinh của chúng ta không chỉ cần ñược trang bị kiến thức mà còn phải ñược trang bị kỹ
năng sống và hợp tác.

Bên cạnh kiến thức sách vở, học sinh cần ñược trang bị những kỹ năng của thế kỷ 21. Nhưng
ñể trang bị cho người học “những kỹ năng mềm”, người dạy cũng cần ñược hướng dẫn và
trang bị những kỹ năng ñó trước.

CENTEA xin giới thiệu những chỉ dẫn cho giáo viên ñể xây dựng và ñiều hành một nhóm
học sinh làm việc.

Kỹ năng xây dựng nhóm và làm việc nhóm là những kỹ năng quan trọng giúp cho học sinh,
sinh viên làm việc hiệu quả, nhanh chóng, ñồng thời tập luyện cho các em tính hòa ñồng,
hợp tác cho công việc trong tương lai của các em.

Chẳng những có ích cho học sinh, sinh viên, các kỹ năng trên còn giúp giáo viên chúng ta có
thể làm việc tốt với ñồng nghiệp của mình ñể giải quyết các vấn ñề, nhiệm vụ ñược giao cho
tập thể, cho nhà trường.

Một nhóm ñược ñánh giá là thành công khi kết quả hợp tác của nhóm hoàn toàn vượt xa về
tính hiệu quả và khối lượng công việc hoàn thành, khi so sánh với kết quả ñược thực hiện chỉ
bởi một cá nhân. Nếu kết quả là …ngược lại, thì tốt nhất nên …giải tán nhóm vì lúc này,
việc hợp tác ñã thất bại.

ðể có thể trở thành một nhóm hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải nhiệt tình ñóng góp
công sức của mình cho nhóm. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý ñến hai yếu tố quyết ñịnh sau:
Yếu tố thứ nhất là cả nhóm cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung - mục tiêu của nhóm.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 21/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

ðiều này phụ thuộc rất nhiều vào việc ñồng thuận giữa các thành viên về việc thiết lập mục
tiêu chung của nhóm, và sau ñó, là việc giao tiếp tốt trong nhóm trong suốt quá trình thực
hiện nhằm ñảm bảo tất cả nỗ lực là nhằm hướng vào mục tiêu chung.

Yếu tố thứ hai chính là sự ña dạng về kỹ năng và nhân cách giữa các thành viên trong
nhóm.

Thành viên mạnh ñiểm này có thể trổ hết tài năng của mình ñể cân bằng ñiểm yếu của thành
viên khác. ðiều này có nghĩa là, các ñiểm mạnh của mỗi thành viên sẽ làm cho nhóm trở nên
cân bằng và hoàn hảo ñể ñương ñầu với bất kỳ nhiệm vụ nào.

Một nhóm cần có sự ña dạng về kỹ năng và nhân cách giữa các thành viên.

Dưới ñây là một số ý kiến, kỹ thuật và các chỉ dẫn ñể bạn thử xây dựng nhóm và giúp học
sinh của mình làm việc nhóm hiệu quả.

1- Hãy ñảm bảo rằng mục tiêu của nhóm ñược xác ñịnh rõ ràng và ñã ñược tất cả các thành
viên thông qua.

2- Chúng ta phải ñảm bảo việc phân công trách nhiệm rõ ràng và chi tiết cho từng thành
viên. Tránh ñể nhiệm vụ của các thành viên bị chồng chéo.

3- Về vấn ñề mức ñộ tin cậy của các quyết ñịnh hay cam kết, tốt nhất nên ñể càng nhiều
thành viên tham gia vào quá trình quyết ñịnh càng tốt. Càng có nhiều thành viên cảm thấy
mình có ñóng góp vào các ý tưởng, giải pháp, các quyết ñịnh chung của cả nhóm thì kết quả
sẽ càng có nhiều thành viên ñồng thuận với hành ñộng sau cùng.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 22/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

4- ðảm bảo rằng không có sự tắt nghẽn nào trong quá trình giao tiếp. Mọi người phải ñược
thông tin hoàn toàn ñầy ñủ.

5- Xây dựng niềm tin với các thành viên bằng cách từng bước tạo bầu không khí cởi mở và
thẳng thắn.

6- Cho phép các thành viên xây dựng niềm tin và cởi mở với nhau trong các hoạt ñộng
chung. Hãy tạo ra những thời gian giao lưu bên ngoài lớp học ñể khuyến khích mọi người
giao tiếp thoải mái với nhau. Ví dụ như các hoạt ñộng xã hội, các hoạt ñộng ngoại khóa.

7- Hãy nhắc nhở học sinh, sinh viên thận trọng với những quyết ñịnh hay vấn ñề liên quan
ñến nhiều người khác nhau.

8- ðừng bao giờ bỏ qua cơ hội ñể cho các em học sinh, sinh viên của bạn ñược phát huy
năng lực của mình. Hãy khen ngợi thành công của các em và làm sao ñánh giá ñược sự ñóng
góp của từng cá nhân trong nhóm. ðừng ñể học sinh, sinh viên có cảm giác mình rất mờ
nhạt trong sự thành công hay thất bại của nhóm.

9- ðừng ngại góp ý hay phê bình bởi vì bạn cần phải chứng tỏ mình là người công bằng. Tuy
nhiên, hãy tận dụng mọi cơ hội ñể cho các học sinh, sinh viên có thể ñưa ra những phản hồi
tích cực.

Việc tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập và làm việc theo nhóm có thể là một công việc
rất thử thách nhưng những kết quả mà nó mang lại rất ñáng giá ñể chúng ta thực hiện, vì các
em sẽ ñược rèn luyện các kỹ năng cần thiết ñể ñối mặt với cuộc sống sau này. Cuộc sống mà
trong ñó, các em không chỉ cần có kiến thức ñể thành công, mà còn cần những kỹ năng hợp
tác và giao tiếp.

Hàn Nguyên – www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 23/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Những chỉ dẫn giúp người học tham gia giờ học thảo
luận hiệu quả

Với vai trò là giáo viên, bạn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh của mình những kỹ năng
sống. Trong ñó, trình bày ý kiến và thuyết phục người khác chính là những kỹ năng quan
trọng mà bạn có thể giúp học sinh có ñược thông qua các tiết học thảo luận.

Dưới ñây là những hướng dẫn mà giáo viên có thể sử dụng ñể giúp học sinh hoặc sinh viên
của mình có ñược những kỹ năng cần thiết và thái ñộ tích cực khi tham gia thảo luận. Mục
tiêu của chúng ta là các buổi học ñược tổ chức theo phương pháp thảo luận sẽ thành công.
Bạn hãy cho học sinh hay sinh viên của bạn những lời khuyên dưới ñây:

- Tham gia vào giờ học thảo luận là ñiều cần thiết trong lớp học, giúp các em nhanh chóng
hiểu bài, tự tin trong lúc nói và rèn luyện tư duy phân tích. Quan trọng hơn, giờ học có thảo
luận sẽ giúp các em tạo dựng các mối quan hệ tích cực giữa những bạn cùng lớp với nhau;
giúp các em trình bày ý kiến riêng của mình.

Theo các nghiên cứu về sự phát triển của con người, chúng ta sẽ ngày càng giỏi hơn nếu
chúng ta ñối mặt với thử thách. ðương nhiên, trình bày ý kiến, thuyết phục người khác chính
là những thử thách cần thiết cho mọi người.

- ðừng ñợi cho ñến khi bạn có ñược những lý lẽ hoàn hảo nhất. Nếu bạn chờ ñợi ñiều ñó
thì có thể bạn sẽ không bao giờ phát biểu trong lớp học. Hãy nói với học sinh rằng tự tin nói
ra suy nghĩ của mình là ñiều còn quý hơn nhiều việc chờ ñợi cho ñến khi nghĩ ra câu trả lời
tốt nhất.

Là giáo viên, bạn hãy giúp học sinh không thấy ngượng nghịu khi ñưa ra một ý kiến “ngớ
ngẩn”.

- Hãy chuẩn bị bài trước khi ñến lớp. Giờ học thảo luận sẽ ñạt hiệu quả nếu mọi người
xem bài trước khi ñến lớp. Bạn sẽ không có ñược những lý lẽ thuyết phục nếu như bạn thiếu
thông tin, thiếu kiến thức. ðọc bài trước khi ñến lớp chính là cách ñể các em nắm ñược
những thông tin cần thiết cho buổi thảo luận tại lớp.

- Hãy ñặt câu hỏi. Những cuộc thảo luận ñạt ñược hiệu quả cao là dựa vào các câu hỏi có tư
duy. Hãy nhớ rằng nếu bạn có một câu hỏi về vấn ñề ñang thảo luận thì có khoảng 20% các
bạn cùng lớp cũng có câu hỏi tương tự.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 24/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Người nào cảm thấy bối rối khi HỎI thì cũng cảm thấy bối rối khi HỌC

Hãy nhớ rằng bất kỳ người nào phát biểu trong lớp cũng ñang ñược những người khác theo
dõi ñánh giá. Vì thế, lời khuyên ‘Hãy ñặt câu hỏi . . .' không có nghĩa là các em cứ ñặt câu
hỏi một cách bừa bãi.

- ðừng ngại thay ñổi ý kiến hay chuyển ñổi lập trường. Trong quá trình tham gia thảo
luận, thỉnh thoảng vẫn có lúc các em phải ñối mặt với việc mình bị thuyết phục và thay ñổi
lập trường. ðây là một tín hiệu tốt ñể chứng tỏ rằng các em khác ñã ñưa ra những lập luận
thuyết phục. ðiều này không chứng tỏ rằng em này ñã thua mà chứng tỏ rằng bản thân em
ñã nhận ra vấn ñề theo một cách khác.

Và quan trọng hơn hết, các em ñã tham gia thảo luận một cách thiện chí chứ không phải
tham gia thảo luận với tâm thế thắng thua.

Ví dụ: ñể thay ñổi lập trường, các em có thể nói: "Em ñồng ý với nhận ñịnh của bạn T, ñây
là quan ñiểm mà em chưa chú ý lúc nãy..."

- Hãy lắng nghe một cách cẩn thận. ðể trở thành một thành viên tham gia tích cực trong
giờ thảo luận thì cần phải lắng nghe một cách cẩn thận những gì mọi người ñang nói.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 25/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

- Hãy nắm ý chính và ñánh giá chúng. Học sinh có thể rơi vào tình trạng rối trí với những
ý kiến mà mọi người ñã ñưa ra; các em hãy cho người nói cơ hội ñể họ làm rõ quan ñiểm của
họ và cố gắng hiểu những gì mà họ ñang trình bày ñể có ñánh giá riêng của bản thân.

- ðừng trông ñợi tất cả mọi người sẽ ñồng ý với ý kiến của bạn. Ông bà có nói: "Chín
người mười ý" mà. Tuy nhiên, ñừng im lặng chấp nhận sự phản bác của họ. Hãy làm hết sức
mình ñể thuyết phục mọi người rằng bạn nói có lý (và ñây chính là lúc bạn phát triển kỹ
năng).

- Hãy phân tích vấn ñề một cách tổng quát nhất. Cố gắng ñưa ra những ý kiến thảo luận
trước lớp một cách tổng quát, ñừng cố bắt bẻ những chi tiết nhỏ nhặt.

- Hãy cố gắng giúp ñỡ các bạn cùng lớp khi các em hiểu rõ những gì mà họ ñang muốn nói
nhưng không biết phải trình bày như thế nào.

Ví dụ: hãy nói "Theo em hiểu, ý của bạn A là ...", "Em hiểu ý của bạn B, em xin trình bày lại
rõ ràng hơn..."

- Hãy chỉ ra những lỗi trong lý lẽ của bạn mình một cách tôn trọng. Khi bạn phản bác ý
kiến của bạn mình bằng một thái ñộ thiếu tôn trọng có nghĩa là bạn vừa cho bạn mình một
cơ hội ñể phản bác lại bạn.

- Hãy yêu cầu mọi người tôn trọng bạn (và ngược lại bạn cũng phải tôn trọng họ)

- ðừng chê bai khi bạn mình ñưa ra những lập luận sai lầm trong lớp. Tất cả mọi người
trong quá trình thảo luận tại lớp sẽ có lúc phạm sai lầm (bản thân tôi cũng không ngoại lệ).
ðừng nghĩ rằng cách tốt nhất ñể tránh những sai lầm, ñó là không nói gì cả. Hãy phát biểu ý
kiến và chấp nhận có lúc ý kiến của mình phát biểu là sai. ðây chính là giây phút các em
vượt qua sự sợ hãi của bản thân, vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 26/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Không có câu hỏi ngớ ngẩn hay câu trả lời ngớ ngẩn.

Là giáo viên, bạn hãy nói với học sinh rằng thà các em thử nói ra suy nghĩ của mình dù nó
chưa hoàn hảo còn hơn là sợ nói sai mà không dám nói gì cả.

Hãy nói với học sinh rằng: “Nếu các em có ñiều gì muốn thảo luận thì hãy mạnh dạn phát
biểu; ñừng chờ ñợi người khác phát biểu ý kiến ñó thay em”.

- ðừng cố gắng chiếm lĩnh toàn bộ quyền thảo luận trong lớp. Hãy dành cho các bạn
khác có cơ hội ñể tham gia cùng mình.

- ðừng bao giờ buộc miệng phát biểu mà không suy nghĩ. ðiều này chỉ khiến bạn dễ
dàng mắc sai lầm mà thôi.

Nếu bạn không ñồng ý với ý kiến của một người khác thì hãy ñưa ra những luận ñiểm rõ
ràng giải thích tại bạn không ñồng ý và ñồng thời ñưa ra những ý kiến ñể làm rõ ý kiến của
bạn.

Nếu bạn không chắc chắn làm cách nào ñể ñưa ra một câu hỏi tốt thì bạn hãy nhờ một bạn
khác giúp bạn.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 27/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

- ðừng bao giờ huýt sáo trong lớp trong khi bạn khác ñang nói. ðừng bao giờ chế nhạo
bạn mình khi họ ñưa ra một ý kiến mà bạn không ñồng ý. Hành ñộng này rất bất lịch sự và
có thể bạn ñã làm cho bạn mình mất hết tự tin vì nghĩ rằng lý lẽ mà họ vừa ñưa ra thật buồn
cười.

Cuối cùng, ñể giờ học thảo luận ñạt kết quả mà bản thân giáo viên mong ñợi. Quý Thầy Cô
hãy rèn luyện cho học sinh thực hiện tất cả những chỉ dẫn trên vì chúng liên quan với nhau
chặt chẽ ñể hình thành cho học sinh kỹ năng thuyết phục người khác. Tất cả những chỉ dẫn
này sẽ giúp cho lớp học hình thành văn hóa thảo luận tích cực và mang lại kết quả thảo luận
tích cực.

Nếu ñã quên hết tất cả các chỉ dẫn bên trên, không sao! Thầy Cô chỉ cần hướng dẫn học sinh
mình nguyên tắc "Lý lẽ tranh luận ñược ñưa ra ñể tranh luận với lý lẽ của các bạn khác,
không phải ñể chỉ trích bản thân người khác".

Trung Nguyên - www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 28/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

7 kỹ năng cơ bản ñể làm việc nhóm hiệu quả

Những năm gần ñây trong phong trào ñổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo viên ñã
không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng ñể tăng giờ cho học sinh, sinh viên làm việc
nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc nhóm nào của lớp cũng thành
công. Một trong những lý do dẫn ñến sự thất bại này là người học chưa ñược trang bị ñầy ñủ
kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

7 kỹ năng ñược trình bày sau ñây sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả
hơn:

1. Lắng nghe: ðây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm
phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các
thành viên trong nhóm.

Khác biệt giữa Nghe và Lắng nghe.

Giáo viên cần giải thích với học sinh, sinh viên của mình rằng lắng nghe ñòi hỏi mức ñộ tư
duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải tiếp nhận thông tin từ
người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái ñộ tôn trọng những ý
kiến của người nói dù ñó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan ñiểm của bản thân.

2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người ñặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức ñộ tác
ñộng lẫn nhau, khả năng thảo luận, ñưa ra vấn ñề cho các thành viên khác của họ.

Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking). Thực tế ñây là một
kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng ñang cần phải rèn luyện. Chất vấn
bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán ñồng hay phản biện chặt chẽ ñòi hỏi
mức ñộ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 29/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, một ñiều không kém quan trọng là giáo
viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong ñó khuyến khích người học sẵn
sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học hiểu rằng:
"Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ ñang không ñồng
quan ñiểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ ñang chê bai con người của
mình".

Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình ñã ñánh mất ñi sự sáng suốt của bản thân.

3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao ñổi, suy xét những ý tưởng ñã ñưa ra. ðồng thời
họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác ñồng tình với ý kiến của mình.

Khi nêu ý kiến ñóng góp cho nhóm, các thành viên cần kèm theo lý lẽ thuyết phục ñể nhận
ñược sự ñồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.

4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể
hiện qua việc ñộng viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

Giáo viên cần giảng giải cho người học hiểu rằng khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự
tôn trọng lẫn nhau nghĩa là ñang ñóng góp sức mình vào sự thành công của nhóm.

5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp ñỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh
lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn ñề mà nhóm ñang
phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức ñộ và ñòi hỏi các kỹ năng khác nhau.

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". ðây là kỹ năng mà mỗi
người cần rèn luyện ñể sẵn sàng ñóng góp vào thành quả chung của nhóm.

6. Chia sẻ: Các thành viên ñưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình
huống tương tự trước ñó. Trong nhóm ñang thảo luận, người nào càng chia sẻ ñược nhiều
kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc ñưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận
ñược sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong
nhóm ñều nhận thức ñược tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ
cởi mở và tích cực hơn.

Hãy hỏi học sinh, sinh viên của bạn sẽ nhận ñược gì khi họ không chịu chia sẻ những gì
mình có.

7. Chung sức: Mỗi thành viên phải ñóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch ñã ñề ra.
Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục ñích của nhóm cần ñạt ñược là gì, và có cùng

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 30/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

chung khao khát hoàn thành nó. "Hãy tưởng tượng, chúng ta ñang cùng ở trên một con
thuyền, tất cả ñều phải cùng chèo ñể ñưa con thuyền về ñến ñích!".

Trung Nguyên - www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 31/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Giới thiệu phương pháp học tập và ñọc tích cực SQ3R
Mô tả:

Có rất nhiều người trong chúng ta không thể nhớ nổi nội dung của một cuốn sách, một bài
báo, một tài liệu cần thiết cho công việc của mình. Chúng ta quên béng mất nội dung của tài
liệu chỉ sau vài giờ ñồng hồ ñọc chúng.

Chính do quá trình quên nhanh chóng các nội dung quan trọng này, chúng ta thường không
thể kết nối kiến thức, không thể thành công trong các kỳ thi và không thể hoàn thành tốt
công việc của chính bản thân mình.

Nguyên nhân:

Do trong quá trình ñọc tài liệu, chúng ta ñọc một cách “thụ ñộng”. Cặp mắt của chúng ta vẫn
lướt trên tài liệu, nhưng bộ não của chúng ta lại ñang nhảy múa với những ý tưởng khác
hoặc hờ hững với nội dung của tài liệu. Hoặc học sinh của chúng ta ñọc “ra rả” bài học
nhưng ngay lúc ấy trí não của các em không hề “nhúc nhích”, nói cách khác, các em ñang
dùng các biện pháp “cơ học”, “cưỡng bức” ñể bộ não phải ghi nhớ, nhưng “chữ thầy vẫn trả
cho thầy”.

Theo các ñiều tra về tâm lý và hoạt ñộng của não bộ, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn khi chúng ta
chú tâm một cách tích cực và hiểu rõ nội dung mà tài liệu ñang trình bày.

Giải pháp:

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 32/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật ñể giúp chúng ta học tập hiệu quả hoặc ñọc tích cực một
tài liệu, CENTEA xin giới thiệu một trong những phương pháp ñó.

Phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) là một kỹ thuật hữu hiệu nhằm giúp chúng ta
nắm hết toàn bộ nội dung thông tin của một tài liệu, một quyển sách, … thông qua việc làm
cho ta phải chú tâm ñọc tài liệu một cách tích cực. Phương pháp này ñược nhiều trường ñại
học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng ñể nâng cao hiệu quả học tập, nghiên
cứu.

Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật mà chúng ta sẽ sử dụng liên tiếp ñể ñạt ñến
mục ñích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài liệu.

Survey – Question – Read – Recite – Review

Các bước tiến hành:

Survey (Khảo sát): Thu thập các thông tin cần thiết ñể tập trung và hình thành các mục ñích
khi ñọc.

Trước khi ñọc bất kỳ tài liệu nào, hãy dành vài phút ban ñầu ñể xem xét tổng quát tài liệu
bằng cách xem qua mục lục, các tiêu ñề của chương, các tựa ñề, phần tóm tắt, phần mở ñầu,
phần kết luận … Chú ý những bảng biểu, ñồ thị, hình vẽ trong sách.

Hãy cố gắng ñưa ra ý kiến liệu rằng tài liệu hay cuốn sách này có giúp ích gì cho bạn không?
Nếu cảm thấy rằng nó không có ích lợi gì cho bạn, hãy lựa chọn một cuốn sách khác.

Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp chúng ta:
- Có một khái niệm ban ñầu và sự quen thuộc với nội dung sắp sửa ñọc.
- Cho phép ta ước lượng thời gian cần thiết ñể ñọc tài liệu.
- Khi ñọc toàn bộ nội dung tài liệu, chúng ta sẽ thông hiểu tài liệu gấp ñôi.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 33/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Question (ðặt câu hỏi): làm cho não của bạn bắt ñầu hoạt ñộng và tập trung bằng cách
dựng lên một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội dung. Chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật
5W1H ñể tạo ra các câu hỏi hoặc sử dụng ngay các câu hỏi do giáo viên ñưa ra, câu hỏi ở
ñầu chương của sách…

ðặt ra các câu hỏi trước khi bắt ñầu ñọc thật sự, sẽ giúp chúng ta có chủ ñích khi tiến hành
ñọc tài liệu.

Read (ðọc): lắp thông tin vào cấu trúc mà bạn ñã dựng lên.

Tiến hành ñọc tài liệu. Trong quá trình ñọc, hãy cố gắng tập trung tìm kiếm các chi tiết nhằm
giúp ta trả lời những câu hỏi ñã ñặt ra.

Khi ñọc, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật mindmap ñể ghi chú các chi tiết.

Recite (Thuật lại): như tên gọi của nó: “thuật lại”, ở bước này chúng ta giúp não bộ tập trung ghi
nhớ về nội dung vừa xem bằng cách thuật lại, diễn giải nội dung ñã ñọc bằng chính ngôn ngữ của
bản thân.

Nếu cần thiết, hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy nghĩ, diễn ñạt của
mình.

Nếu có thể, hãy ñọc hay diễn tả lại nội dung vừa xem bằng cách nói lớn tiếng. Hãy tưởng
tượng, bạn ñang phải trình bày lại nội dung của cuốn sách, bài báo vừa xem cho 1000 khán
giả trước mặt, trong một khán phòng rộng lớn, những khán giả này ñang chăm chú lắng nghe
từng lời diễn tả của bạn.

ðiều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngôn ngữ của mình ñể thuật lại hay diễn tả
lại.

Nếu chúng ta ñang ở nơi ñông người và không muốn làm ảnh hưởng ñến người khác thì
chúng ta hãy nhắc lại một cách thì thầm.

Các nghiên cứu ñã chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng quên ñến 80% nội dung mà mình ñã
ñọc sau 2 tuần lễ. Nhưng nếu chúng ta tiến hành bước “thuật lại”, thì chúng ta chỉ quên có
20% với cùng thời gian 2 tuần.

Review (Xem lại): bước cuối cùng này theo ñúng tinh thần mà ông bà chúng ta ñã nhắc
nhở: “Văn ôn, Võ luyện”.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 34/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Vào ngày hôm sau, tuần sau, hãy thử quay lại quyển sách ñã ñọc và xem thử bạn nhớ ñược
và có thể thuật lại bằng chính từ ngữ của bạn bao nhiêu về nội dung.

Ở bước này, chúng ta chỉ nhìn lướt lại quyển sách ñã ñọc, các câu trả lời ñã hoàn thành, các
câu hỏi ñã ñặt ra và thử xem bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu
không, hãy làm lại các bước trên.

Bước cuối cùng này giúp cho nội dung ñược làm mới và ghi nhớ lâu hơn trong trí óc của
chúng ta.

Kết luận:

Với phương pháp SQ3R, chúng ta sẽ rèn luyện cho mình kỹ năng học và ñọc một cách tích
cực, tránh bị nhồi nhét vào những thời ñiểm cận kề ngày thi, nắm vững nội dung và kiến
thức các sách, các giáo trình, …

Các kỹ năng ñọc và học tích cực ñược ví như những trang thiết bị của người ñánh cá. Trang
thiết bị càng hiệu quả, kỹ năng sử dụng trang thiết bị càng thuần thục thì người ñánh cá sẽ
càng thoả sức vẫy vùng trong biển tri thức của nhân loại.

Cùng với những kỹ thuật khác mà CENTEA ñã từng giới thiệu, SQ3R sẽ là một công cụ
hiệu quả dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên, …những người luôn khát khao khám phá
những chân trời tri thức mới.

Nguồn tham khảo:

- http://www.cscc.edu
- www.studygs.net

T.T.H. – www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 35/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Học cách Tư duy tích cực


CENTEA xin giới thiệu bài viết về một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, ñó là: Tư
duy tích cực. Tư duy tích cực sẽ ñem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống và công việc của chúng
ta. Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu và luyện tập kỹ năng này? Bài viết bên dưới ñược
dành tặng riêng cho Thầy Cô và các bạn.

1. Tư duy tích cực là gì?

Tinh thần và thể xác luôn là hai thứ song hành cùng nhau ñể giúp chúng ta sống và làm việc,
vui chơi và giải trí, nói chung là giúp chúng ta tồn tại trong thế giới này. Bạn biết rằng ñể có
một cơ thể khỏe mạnh, ta phải ăn và uống, chính xác hơn, ta phải ăn và uống những thứ bổ
dưỡng cho cơ thể. Do ñó thực phẩm bổ dưỡng là thức ăn cần thiết cho cơ thể ta. Vậy còn
tinh thần của chúng ta, thì cần “thực phẩm bổ dưỡng” gì?

ðó chính là những “suy nghĩ tích cực”.

Vậy suy nghĩ hay tư duy tích cực là gì? Có thể hiểu một cách ngắn gọn về tư duy tích cực
như sau:

Một ñầu óc tích cực luôn ñề cập ñến sự vui sướng, hạnh phúc, lành mạnh và kết quả thành
công trong mọi tình huống, mọi hành ñộng.
(A positive mind anticipates happiness, joy, health and a successful outcome of every
situation and action).

2. Tại sao phải tư duy tích cực?

Trên thế giới, người ta thường nói:


You are what you think. You feel what you want.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 36/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Tạm dịch: Bạn là cái bạn nghĩ. Bạn cảm thấy cái bạn muốn

Câu trên mang ý nghĩa rằng: những suy nghĩ bên trong (inner thoughts) của bạn sẽ ñiều
khiển bạn trở nên cái bạn mong muốn.

- Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người bất tài, vô dụng thì quả thật bạn sẽ ngày càng trở nên
bất tài và vô dụng.
- Nếu bạn cảm thấy rằng cơn bệnh cúm bạn ñang mắc phải là hết sức nặng nề và mệt mỏi,
bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và suy sụp với cơn cảm cúm này.
- Nếu bạn thấy rằng ông Hiệu trưởng của trường bạn thật khó ưa và ñáng ghét thì mỗi lần
gặp mặt vị Hiệu trưởng ñó, chỉ càng làm bạn thấy muốn bệnh hơn.

Cuộc sống hàng ngày của mỗi người luôn bị ñiều khiển bởi các suy nghĩ nội tại dù chúng ta
có ý thức hay không có ý thức về ñiều ñó. Do ñó, từ những suy nghĩ nội tại, những quan
ñiểm cá nhân khác nhau, sẽ dẫn ñến các kết quả khác nhau:

- Có người luôn vui vẻ và năng ñộng, nhưng cũng có người luôn mệt mỏi và buồn chán.
- Có người cảm thấy việc học hỏi là thú vị, nhưng cũng có người thấy việc học hành là một
hình phạt ngạt thở.
- Có người cảm thấy thất bại thật ñáng giá vì ñem lại nhiều bài học, nhưng cũng có người
cảm thấy thất bại là kết thúc mọi thứ.

Do ñó, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng: bạn muốn sống cuộc ñời như thế nào? Buồn chán
và ảm ñạm? Vui vẻ và lành mạnh? Ngập trong stress? Luôn cáu kỉnh và bực bội? Bạn hãy
quyết ñịnh cho cuộc ñời mình.

Theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực ñem lại cho bạn rất nhiều ích lợi:

- ðạt ñược các mục tiêu bạn ñặt ra và ñạt ñược sự thành công trong cuộc sống.
- ðạt ñược thành công nhanh hơn và dễ hơn.
- Vui vẻ hơn.
- Nhiều năng lượng sống hơn.
- Sức mạnh nội tại của bạn sẽ ngày càng mạnh hơn.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 37/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

- Có khả năng thôi thúc và truyền cảm hứng cho bạn và những người xung quanh.
- Khả năng vượt quá khó khăn và stress trong công việc và cuộc sống sẽ ñược nâng cao.
- Ngày càng tự tin vào bản thân hơn.
- Cuộc sống sẽ mỉm cười và trao tặng cho bạn nhiều cơ hội hơn.
- Những người xung quanh sẽ ngày càng tôn trọng bạn hơn.
- Những người có suy nghĩ tích cực thường là những người thành công trong những hoàn
cảnh bình thường, và chính họ cũng thường là những người còn sống sót trong những tình
huống khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống.

Bạn sẽ hỏi CENTEA: ðược rồi, tôi biết tất cả những ñiều trên rồi, vậy tôi muốn suy nghĩ
tích cực thì phải làm sao? Xin mời bạn qua phần thứ 3 của bài viết này.

3. Làm thế nào ñể tư duy tích cực?

Như phần trên ñã ñề cập, chính suy nghĩ nội tâm của bạn ñã ñiều khiển cuộc ñời bạn. Do ñó,
ñiều trước tiên bạn cần làm ñể trở thành một người có tư duy tích cực là thay ñổi những suy
nghĩ bên trong của bạn. Hãy tận dụng mọi cơ hội ñể biến các suy nghĩ tiêu cực trở thành các
suy nghĩ tích cực.

Trước tiên, bạn có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge –
Cam kết, Quản lý và Thử thách)

Cam kết: ñặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc học hành của bạn, cho
công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực hiện việc ñó một cách nhiệt tình
và say mê.

Ví dụ:

- Tôi sẽ tập thể dục vào mỗi sáng ñể tăng cường sức khỏe cho mình.
- Tôi sẽ học cách dùng PowerPoint cho bài giảng của tôi vào học kỳ này.
- Tôi sẽ quan tâm và giúp ñỡ ít nhất một học sinh trong lớp trong năm học này.
- Tôi quyết tâm dành một ít thời gian ñọc truyện cho cô con gái nhỏ của mình trước khi con
ñi ngủ.

Quản lý: luôn tập trung ñầu óc của bạn vào những việc quan trọng và có ý nghĩa. ðưa ra các
mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm. Hãy luôn thành thật với bản thân,
kiểm tra xem bạn ñã làm ñược gì và chưa làm ñược gì trong các mục tiêu ñã ñề ra.
Luôn giữ ñầu óc hướng ñến các suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện các suy nghĩ tiêu cực
ñang bắt ñầu xâm chiếm ñầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng các suy nghĩ
tích cực.

Do ñó, hãy luôn theo sát sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 38/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Thử thách: Hãy can ñảm thay ñổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày.
Hãy tập cách nhìn việc học và những sự thay ñổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm ñiều
khác ñiều mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc.

Ví dụ:

- ði từ công sở về nhà bằng một con ñường khác, ñi bộ thay vì ñi thang máy.
- Thay vì ñưa thẳng em học sinh nghịch ngợm trong lớp ñến giám thị như mọi hôm, hãy kêu
em lại nói chuyện sau giờ học.
- Thay vì luôn tránh xa máy vi tính vì thấy nó phức tạp hay rắc rối, hãy nhờ một ñồng nghiệp
chỉ mình cách bật máy tính lên, chỉ mình cách dùng chuột và bàn phím máy tính.

Bạn càng nhận ra rằng ñứng trước một sự kiện, một con người, bạn càng có nhiều “góc
nhìn” thì bạn sẽ càng thoải mái hơn và có nhiều “lựa chọn” ñể quyết ñịnh hơn. Và hãy nhớ,
luôn lựa chọn mặt tích cực của vấn ñề.

Bên cạnh mô hình 3C, bạn còn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:

- Học cách thúc ñẩy và khuyến khích bản thân.


- Học cách phát triển các kỹ năng giải quyết vấn ñề, các kỹ năng sáng tạo.
- Học cách thư giãn và tự thưởng công cho mình.
- Xem các bộ phim hay và có yếu tố tích cực, nghe các bài nhạc vui vẻ, thưởng thức những
bức ảnh ñẹp.
- Trao ñổi nhiều hơn với người khác.
- Hãy kết giao với những người có suy nghĩ tích cực và tránh xa những người luôn có những
suy nghĩ tiêu cực và u ám.
- Hãy luôn mỉm cười, nhiệt tình và dễ mến.
- Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của một vấn ñề. (Hình ảnh nữa ly nước gợi cho bạn về suy
nghĩ: Ly nước ñã vơi ñi một nữa hay ly nước chỉ mới ñầy một nữa? Cơn cảm cúm này là
một thứ ñáng ghét hay nó là cơ hội ñể bạn thư giãn và nghỉ ngơi?)
- Luôn tìm ra ít nhất một ñiểm ñáng học hỏi từ những ñồng nghiệp xung quanh.
- Luôn tích cực làm việc hết mình, tránh ñể ứ ñọng công việc từ ngày này sang ngày khác.
- Hãy tự tin vào bản thân mình trong công việc và cuộc sống.
- Nếu gặp khó khăn và không vượt qua ñược, hãy hỏi nhờ sự giúp ñỡ từ những người giàu
kinh nghiệm hơn.
- Cuối cùng hãy ghi nhớ câu: You are what you think. You feel what you want.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 39/40


centea.info@gmail.com
6/4/2009

Hãy luôn mỉm cười, nhiệt tình và dễ mến.

CENTEA tin rằng bài viết trên ñã phần nào phác họa những nét cơ bản về kỹ năng tư duy
tích cực cũng như các cách thức ñể rèn luyện nó. Vấn ñề tiếp theo là Thầy Cô và các bạn có
muốn mình trở thành một người sở hữu kỹ năng tuyệt vời trên hay không. Hãy chiêm
nghiệm bản thân và rèn luyện cho mình, những ñiều tốt ñẹp hơn sẽ ñến, ñầy bất ngờ và dễ
chịu.

Bên cạnh bài viết này, Bộ phận CENTEA Art cũng xin gửi tặng ñến Thầy Cô và các bạn Bộ
poster Tư duy tích cực, hãy dùng nó ñể ñộng viên bản thân mình và học trò của mình.

Nguồn tham khảo:

www.successconsciousness.com
www.revolutionhealth.com
www.aarp.org

T.T.H. – www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 40/40


centea.info@gmail.com

You might also like