You are on page 1of 2

Xuất khẩu mây tre đan - cần có thương hiệu quốc gia

Món quà biếu thủ công mỹ nghệ ngày nay đã trở nên than thuộc với rất nhiều các
nhân và doanh nghiệp. Những món quà biếu đối tác sang trọng và độc đáo luôn đem lại
đẳng cấp cho người biếu

VN hiện nằm trong tốp 3 quốc gia xuất khẩu mây tre đan (XKMTĐ) nhiều nhất thế giới,
với tổng doanh số hơn 210 triệu USD/năm. Với nguồn nguyên liệu lớn sẵn có, nhân lực
dồi dào, VN hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, cái thiếu của hàng
XKMTĐ VN hiện nay chính là một "thương hiệu quốc gia" để cạnh tranh với các nước.

Năm 2000, hàng MTĐ VN chỉ đạt giá trị XK hơn 48 triệu USD, thì đến năm 2007 đã
mang về cho đất nước 211 triệu USD. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, MTĐ đã đạt con
số XK hơn 110 triệu USD.

Cùng với thị trường truyền thống Nga và Đông Âu, hàng MTĐ VN đã có mặt tại
hơn 90 quốc gia. Trong số này, hàng MTĐ VN chinh phục cả những thị trường khó tính
nhất như Mỹ, với doanh số XK hơn 22 triệu USD; EU đạt kim ngạch hơn 20 triệu USD
và Nhật Bản với hơn 27,6 triệu USD... Với việc được bạn hàng thế giới ưa chuộng, VN
đã nằm trong tốp 3 sau Trung Quốc, Indonesia về sản phẩm tre XK nhiều nhất; đứng thứ
hai sau Indonesia, đứng trước Trung Quốc trong số 3 quốc gia dẫn đầu thị phần sản phẩm
mây XK.

Cần "thương hiệu quốc gia"

Đa số người dân làng nghề đều cho rằng, mỗi sản phẩm đều đòi hỏi công phu, kỹ càng,
khéo léo... và người VN đáp ứng được điều này nhờ phẩm chất chăm chỉ, miệt mài và rất
tài hoa. Nhưng để trở thành hàng hoá thương mại, các làng nghề cần có nhà tổ chức sản
xuất, XK quy mô lớn, trọng thẩm mỹ, biết khám phá thị hiếu, thị trường.

Hiện VN rất giàu tài nguyên MT và nguồn lao động. Trong số này, toàn bộ các tỉnh phía
bắc, một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đều là những vùng nguyên liệu dồi dào. Thế
nhưng Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng và Đà Nẵng lại mới là nơi có hạ tầng xúc tiến thương
mại, quảng bá và XK.

Bên cạnh đó, những làng nghề, những DN sản xuất MTĐ lại thường thiếu vốn, thiếu liên
kết sản xuất, mẫu mã và chất lượng chưa cao do yếu kém trong nắm bắt thông tin thị
trường. Bên cạnh khó khăn này, nút thắt khác của thị trường sản phẩm MTĐ là sự cạnh
tranh khốc liệt từ các nước trong khu vực.

Vì thế, theo các chuyên gia thì ngoài khả năng sản xuất của DN và làng nghề thì rất cần
"bàn tay chính sách" từ Nhà nước. Cụ thể là cùng với việc đào tạo tay nghề để bảo tồn,
phát huy nghề truyền thống, VN cần có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định. Bên cạnh
đó, Nhà nước cần tạo kênh chính sách để người dân và DN có thể vay vốn đầu tư sản
xuất.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, do DN và các làng nghề thường có quy mô nhỏ, vì thế sự
hỗ trợ thị trường từ các tham tán thương mại, các kênh xúc tiến như hội chợ, tìm bạn
hàng... là rất cần thiết. Sự phối hợp này sẽ làm nên "thương hiệu quốc gia" cho mặt hàng
MTĐ. Các chuyên gia nhận định: Khi có được "thương hiệu quốc gia", sản phẩm MTĐ
VN không chỉ cạnh tranh, mà còn có thể tiếp tục mở rộng thị trường và chinh phục được
bạn hàng thế giới.
Cổng thong tin về thủ công mỹ nghệ luôn cung cấp cho bạn những thong tin và
sản phẩm làng nghề đạt mức tinh xảo và độc đáo nhất.

You might also like