You are on page 1of 2

Phép thử của Trung Quốc

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đang là chủ đề thảo luận rộng rãi trên các
diễn đàn và báo mạng bằng tiếng Hoa.

Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 vừa có bài
bình luận tựa đề “Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy [ý chí] của Việt Nam”.

Bài bình luận cho rằng việc Bắc Kinh năm nay áp dụng lệnh cấm sớm hơn thường lệ nửa tháng,
khiến thời gian cấm bắt hải sản kéo dài hơn, “rõ ràng có liên quan tới tình trạng xấu đi” ở Nam Hải
(Biển Đông).

Bài này viết nhiều nước như Malaysia, Philippines, Việt Nam… đã nhòm ngó vùng biển thuộc chủ
quyền của Trung Quốc.

Thậm chí Việt Nam còn có hành động “khiêu khích” như thành lập cơ quan hành chính quản lý Tây
Sa (đảo Hoàng Sa), mà Trung Quốc thì mới chỉ có điều tàu tuần tra ngư nghiệp tới khu vực này.

“Người dân Trung Quốc rất bức xúc và yêu cầu Chính phủ phải có hành động mạnh mẽ hơn. Một số
người còn đề xuất rằng để giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc có thể bắt đầu từ Việt Nam, nước
có thái độ khiêu khích hơn cả.”

Bài trên Đông phương Nhật báo nói việc điều chỉnh thời hạn cấm đánh bắt là lời cảnh báo Việt Nam
“không nên đi quá xa”.

“Thực tế, việc điều chỉnh này là để cho Việt Nam có hành động trước, sau đó Trung Quốc mới ra tay
mà không mang tiếng là bắt nạt kẻ yếu.”

Biện pháp cứng rắn


Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt tại biển Đông, đã có không ít kêu gọi từ phía
dư luận Trung Quốc đòi Bắc Kinh phải thẳng tay.

Tờ báo chính thức China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh này là
“không thể tranh cãi”, đã nhận nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.

Một người viết: “Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền tại Biển Đông”.
Lệnh cấm đánh bắt của TQ năm nay sớm hơn nửa tháng

Người khác thì cho rằng: “Nếu không thể thuyết phục những nước bé nhỏ kia đừng xâm chiếm lãnh
thổ Trung Quốc tại Biển Đông, thì làm sao Trung Quốc có thể nhận là Cường quốc đang lên? Lời lẽ
hô hào cũng chỉ có giới hạn thôi. Vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết.”

Bài trên Đông phương Nhật báo đi xa hơn trong bình luận: “Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho
Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông”.

“Một mặt, các nước như Việt Nam đang mất uy tín vì chính hành động khiêu khích của họ. Mặt khác,
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates gần đây đã nói rằng Mỹ không có ‘quan điểm gì’ về các
tranh chấp tại Biển Đông, bật đèn xanh cho Trung Quốc.”

“Nếu Trung Quốc đánh nhanh thì có thể giảm thiểu mức độ tình hình. Trung Quốc đã giấu khả năng
và chần chừ quá lâu.”

“Trung Quốc cần gấp một chiến thắng để xua đi tình trạng èo uột và khích lệ người dân.”

Cường quốc quân sự


Những người theo dõi mạng thường xuyên cũng không còn lạ với những ý kiến quá khích kêu gọi
gây chiến để chứng tỏ vị thế nước lớn của Trung Quốc.

Mạng Thiết Huyết, một diễn đàn chuyên thông tin chính trị-quân sự bằng tiếng Trung đặt tại Bắc Kinh
mới có bài phân tích mục tiêu của Trung Quốc sẽ là nước nào nếu xảy ra chiến tranh.

Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông.

Bài trên Đông phương Nhật báo

Bài này viết: “Hãy nhìn các nước châu Á xung quanh: nào là quấy rối biên giới, nào là xâm chiếm
biển đảo Trung Quốc, đối với những nước này Trung Quốc không thể chờ mong họ đối xử hòa bình
với mình”.

“Muốn phát triển Trung Quốc phải mở rộng không gian của mình, tin rằng nếu không có một cuộc
chiến tranh cục bộ những nước này tất sẽ trở thành hòn đá cản đường sự phát triển của Trung
Quốc.”

Bài trên Thiết Huyết cũng phân tích, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc không phải Nhật Bản, Hàn
Quốc hay Philippines, vì nhiều lý do.

Tuy không nêu tên, nhưng người đọc đều hiểu mục tiêu mà tác giả nhắc tới là nước nào, để đi tới kết
luận: “Trung Quốc không chỉ phải trở thành cường quốc kinh tế mà còn phải trở thành nước lớn quân
sự, đó là yêu cầu của sự phát triển và cũng là yêu cầu của sự chấn hưng dân tộc”.

nguoidonghuong

You might also like