You are on page 1of 15

MỞ ĐẦU

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát
triển kinh tế - xã hội mà còn gĩư chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham
gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên
tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo
vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những đòi
hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu
hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng
nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất lâm
nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hưởng
lợi…Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu
hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng,
trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy,
hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản
lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi.
Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định về quản
lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế
chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng
thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến
chức năng của rừng tự nhiên.

1
NỘI DUNG
A. TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM MỘT SỐ THÀNH TỰU, TỒN TẠI,
NGUYÊN NHÂN
I. THÀNH TỰU.
1. Bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay, diện tích rừng được khôi phục nhanh chóng, về số lượng cũng như
chất lượng rừng ngày càng tiếp tục được cải thiện tích cực.
a) Diện tích rừng.
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có
trên 12,9 triệu ha (hécta) rừng, bao gồm: 10,3 triệu (ha) rừng tự nhiên và trên 2,6
triệu (ha) rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%.
Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành),
hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực,
diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất
trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích
rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp.
Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm
qua (2002 – 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất
lớn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che
phủ rừng các nước trong khu vực đang suy giảm.
b) Chất lượng rừng.
- Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn
ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình
trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng
nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ
thuộc vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có
3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645 ha chiếm 21%,
rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và
rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy.
Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong năm năm qua, góp
phần nâng cao độ che phủ rừng trong cả nước. Đã có nhiều khu rừng các loài cây
bản địa, phát triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến gỗ (chủ yếu là dăm,
giấy). Năng xuất, sản lượng gỗ và lâm sản hàng hóa tăng nhanh, đến năm 2008
ước đạt gần 4 triệu mét khối gỗ khai thác từ rừng trồng. Tuy nhiên, trữ lượng rừng
trồng còn thấp so với các nước khác, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về đa dạng sinh
học, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao.
2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
Tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản
lý bảo vệ rừng. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao
rừng, khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc
doanh đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.

2
a) Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng
lợi của người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh.
- Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh
nghiệp nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý
3,981,858ha; hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha; các
đơn vị thuộc lực lượng vũ trang 228,512ha. Cho thuê 75,191ha, trong đó cho các
tổ chức kinh tế thuê 69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ chức
nước ngoài thuê 4,212ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ
chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về
chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ
gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn
việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh
công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán
cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta
rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng hộ 2 triệu hécta, rừng
sản xuất 215 nghìn hécta. Thực tiễn khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm
nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các nguồn
lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
trong những năm qua.
b) Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ
trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.
- Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ
rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính
phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển
rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
- Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển
khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số
187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP. Tuy còn những khó khăn và
vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp
xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu
bao chiếm đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ
chức, cá nhân khác quản lý bảo vệ tốt hơn.
- Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và
hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy chế
bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự
quản và sự cố kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng.
- Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng
Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển
lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng
cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức

3
theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các
cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng,
tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan
tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy...
- Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng,
bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân,
huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng
cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm
lâm. Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để
giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện
pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ
hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất,
kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm lâm đang từng bước nhận được
sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh
bảo vệ rừng.
II. CÁC TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI MẤT RỪNG
1. Mất rừng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi.
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện
tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng
diện tích rừng bị mất là 399.118ha, bình quân 57.019ha/năm. Trong đó, diện tích
được Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634ha;
khai thác trắng rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt
là 135.175ha; rừng bị chặt phá trái phép là 68.662ha; thiệt hại do cháy rừng
25.393ha; thiệt hại do sinh vật hại rừng gây thiệt hại 828ha
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và
khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn
ở mức cao làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất
trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436ha/năm
2. Tình trạng vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng.
Từ năm 1999 đến tháng 10 năm 2008, cả nước đã phát hiện, xử lý 494.875 vụ vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mặc
dù tình trạng vi phạm giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra
phổ biến ở nhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật
chưa tạo được chuyển biến căn bản.
Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt,
hung hãn. Hành vi chống đối có tổ chức (có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh
gác, đặt bẫy chông, đá, đập phá phương tiện, tài sản…), dùng các thủ đoạn trắng
trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan và cán bộ có thẩm
quyền, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ và
thân nhân, gia đình họ, khi bị phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều

4
phương tiện tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, dùng kim tiêm có
máu nhiễm HIV để tấn công...
Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép, nên tình hình
diễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa phương. Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người
nghèo vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật
rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử
dụng để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: dùng
xe khách, xe chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số giả…), giấu
gỗ dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều
lần... Gần đây xuất hiện một số đường dây buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên
biên giới, quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba.
3. Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng.
Từ năm 1995 đến tháng10/2008, cả nước xảy ra 10.444 vụ cháy rừng, gây thiệt
hại 75.318ha rừng, bình quân mỗi năm bị cháy 5.380ha.
Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng trồng, với các loài cây
chính là thông, tràm, bạch đàn, keo; đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là cháy rừng
nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi. Nguyên chủ yếu trực
tiếp gây ra cháy rừng là: Do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng
gây cháy, chiếm 41,80%; do người vào rừng dùng lửa để săn bắt chim thú, đốt đìa
bắt cá, trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong, chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm
phế liệu 6,1%; cháy lân tinh 5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên
nhân khác 5,7%.
4. Phòng trừ sinh vật hại rừng.
Những năm qua, trên diện tích rừng cả nước chưa xảy ra dịch bệnh làm mất
rừng với quy mô lớn. ở một số địa phương như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế có xảy ra hiện tượng dịch sâu róm hại
rừng trồng loài cây thông, có năm diện tích rừng thông bị nhiễm bệnh lên đến
hàng chục ngàn hécta, đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng xuất
nhựa. Ngành lâm nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng, trừ, như
phun thuốc sâu, biện pháp sinh học... Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ, kỹ thuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn chế, chủ yếu mới
thực hiện các giải pháp ứng phó khi dịch xảy ra, các biện pháp phòng sinh vật hại
rừng chưa được quan tâm đúng mức, do vậy, sẽ rất lúng túng nếu dịch xảy ra trên
quy mô lớn. Theo quy định hiện hành của pháp luật, công tác quản lý về phòng trừ
sinh vật hại rừng được giao cho hệ thống cơ quan bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện
nay hệ thống các cơ quan này mới chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng
nông nghiệp, chưa có đầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh
vật hại rừng.
5. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng.
a) Nguyên nhân khách quan.
- Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di cư tự do từ
nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là

5
những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác
tài nguyên rừng. Nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn chế, do đó vẫn tiếp tục phá
rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác hoặc làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền
để phá rừng hoặc khai thác gỗ, lâm sản trái phép.
- Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu
về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người dân phá
rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng
trái phép.
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công
trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối
với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng,
khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.
- Tình hình thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy
ra thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. Diện tích rừng
khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và
sinh vật hại rừng cao hơn.
b) Nguyên nhân chủ quan.
Một là, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính
sách về lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả. Người dân, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa chưa nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển
rừng, nên vẫn tiếp tục phá rừng, có nơi còn tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ
có tiền.
Hai là, các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầy
đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và
đất lâm nghiệp. ở những điểm nóng phá rừng, do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm
chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản,
sang nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị xử lý nghiêm túc. Sau một thời
gian thực hiện các biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng phá rừng theo chỉ
đạo của Thủ tướng, một số nơi có biểu hiện thỏa mãn với thành tích, không duy trì
hoạt động thường xuyên, do vậy tình trạng phá rừng và các hành vi vi phạm pháp
luật tiếp tục tái xuất hiện.
Ba là, chủ rừng là các lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ và
rừng đặc dụng không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao.
Một số đơn vị có biểu hiện thiếu trách nhiệm, thông đồng, tiếp tay cho hành vi phá
rừng (Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận,...). Các chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân và các tổ chức khác có diện tích quy mô nhỏ nên không thể tự tổ chức lực
lượng bảo vệ rừng được giao, vì vậy Nhà nước đang phải hỗ trợ bảo vệ rừng cho
những đối tượng này. Gần 3 triệu hécta rừng chưa có chủ, thuộc trách nhiệm quản
lý của Uỷ ban nhân dân xã, nhưng chưa có cơ chế để chính quyền cấp xã thực hiện
công tác quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.
Bốn là, cơ chế chính sách chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút các nguồn
lực cho bảo vệ rừng. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thiếu rõ ràng, khi rừng bị

6
mất, chủ rừng (nhất là các chủ rừng thuộc Nhà nước) không phải chịu trách nhiệm
trực tiếp. Chính sách quyền hưởng lợi từ rừng chưa phù hợp với thực tiễn, lại chưa
được các địa phương thực hiện nghiêm túc. Công tác quy hoạch, kế hoạch thiếu
tính khoa học, chưa đồng bộ với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội, sử dụng đất đai,... nên quy hoạch không được thực hiện nghiêm túc,
thường xuyên bị phá vỡ. Công tác giao, cho thuê rừng, đất rừng, khoán bảo vệ
rừng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất còn rất chậm, theo dõi việc sử dụng đất rừng sau khi giao, cho
thuê chưa thường xuyên. Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án (chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo; các chương
trình 135; 132 và 134; 120; 661).
Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật
chậm, chưa kịp thời quy định các biện pháp phối hợp để xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm của lâm tặc và người có trách nhiệm quản lý Nhà nước. Chưa có chiến
lược hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy việc ban hành
các văn bản đơn hành còn mang tính giải quyết tình thế cấp thiết.
Năm là, chưa huy động được các lực lượng của xã hội cho bảo vệ rừng. Phối
hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở nhiều địa phương chưa
thật sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép
chưa có phương án giải quyết của liên ngành. Việc xử lý các vi phạm chưa kịp
thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của các cơ quan chức
năng ở một số địa phương. Trong khi lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép với
thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; chống trả người thi hành công vụ ngày càng
hung hãn; không xử lý kiên quyết, nghiêm minh, lâm tặc sẽ coi thường pháp luật
và tiếp tục chống người thi hành công vụ với mức độ phổ biến hơn.
Sáu là, lực lượng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, trang thiết bị,
phương tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm chưa
tương xứng với nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ở những vùng trọng điểm phá rừng
nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm không thể giải quyết dứt điểm. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ còn hạn chế (nhất là nghiệp vụ vận động quần chúng), một số công
chức kiểm lâm dao động trước khó khăn, thậm chí có biểu hiện tiêu cực. Công tác
đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ
rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng mức, nên chưa có cơ sở vật chất
cho việc đào tạo, huấn luyện.
Bảy là, cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn. Những năm
qua nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ chương trình 661, nhưng chỉ được
5% cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy các công trình phòng cháy, chữa cháy
rừng, công trình nghiệp vụ khác được xây dựng không đáp ứng được yêu cầu bảo
vệ rừng bền vững. Tỷ trọng vốn đầu tư của xã hội cho công tác bảo vệ rừng không
đáng kể.

7
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Những năm qua công tác bảo vệ rừng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
nhận thức về rừng được nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hóa về lâm nghiệp đã
được triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng ngày càng hoàn thiện; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa
dạng hóa các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo
vệ rừng và quyền hưởng lợi từ rừng được ban hành và bước đầu đi vào cuộc sống.
Nhà nước đã tăng cường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án đã tác động
tích cực vào bảo vệ rừng. Vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các
ngành và chính quyền các cấp được nâng cao hơn, các tổ chức xã hội đã có những
nỗ lực tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng...
Nhiều biện pháp cương quyết như tổ chức các đợt truy quét lâm tặc, giải tỏa các
tụ điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm
nghiệp ngoài quy hoạch, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng được thực hiện quyết liệt hơn. Nhờ đó tình hình vi phạm các quy định
của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, tình trạng phá rừng trên quy mô lớn
được kiềm chế, giảm thiệt hại so với những năm 1990. Nhiều mô hình bảo vệ và
phát triển rừng đã hình thành ở các địa phương, góp phần quan trọng vào việc khôi
phục lại diện tích rừng, phát triển kinh tế xã hội và cải thiện chất lượng môi trường
ở địa phương.
Mặc dù trong thời gian qua đã có những nỗ lực không ngừng của các ngành các
cấp trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, nhưng nhìn chung kết quả đạt được
chưa toàn diện, chuyển biến chưa căn bản, thiếu vững chắc. Tình trạng phá rừng,
khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các
địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ. Nhiều băng nhóm phá rừng chuyên nghiệp, đường dây buôn bán lâm sản
trái phép chưa được theo dõi, phát hiện và bóc gỡ kịp thời. Nhiều điểm nóng về
phá rừng nghiêm trọng, kéo dài chưa được giải quyết triệt để.
B. GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO VỆ RỪNG.
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU.
1. Quan điểm.
- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong đó kiểm
lâm là lực lượng nòng cốt.
- Bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ, mở rộng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao trách
nhiệm tự bảo vệ đối với rừng sản xuất của chủ rừng. Các chủ rừng có diện tích
rừng lớn phải có lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
- Bảo vệ rừng gắn với phát triển, sử dụng rừng bền vững, duy trì diện tích lâm
phần rừng ổn định, chú trọng bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát lâm sản tại nơi chế
biến, tiêu thụ, hạn chế kiểm soát trong lưu thông.

8
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại rừng;
phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp
các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và xã hội, duy
trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và
thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 8,5 triệu hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ nghiêm
ngặt, từng bước chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng đối với hai loại
rừng này.
- Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép và thiệt
hại do cháy rừng gây ra; bảo đảm kinh doanh bền vững đối với rừng sản xuất.
- Xóa bỏ căn bản các tụ điểm khai thác, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép;
chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ.
- Tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, cải thiện chất lượng rừng
đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên
rừng.
Rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cộng đồng: Những cuộc phỏng vấn
đã cho thấy rừng có vai trò quan trọng trong sản xuất đời sống hoặc có ý nghĩa
tâm linh với cộng đồng. Họ đã cùng với rừng tồn tại như những bộ phận không thể
tách rời của hệ sinh thái nhân văn.
Tính cộng đồng cao của người dân địa phương: Hầu hết các dân tộc địa
phương đều có tính cộng đồng cao. Đây là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển
những tổ chức và luật lệ của cộng đồng về quản lý tài nguyên trong đó có tài
nguyên rừng.
Tiềm năng lao động dồi dào, đặc biệt trong thời kỳ nông nhàn: Nếu được
hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, người dân sẽ hưởng ứng
một cách tích cực vào các chương trình phát triển lâm nghiệp cải thiện cuộc sống
của mỗi gia đình và cộng đồng.
Hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng: Kiến
thức bản địa được đánh giá là có hiệu ích nhất với quản lý rừng gồm kiến thức về
phân loại đất, phân loại rừng, phân loại động vật rừng, kiến thức về khai thác và sử
dụng các sản phẩm từ rừng. Đây thực sự là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia
của cộng đồng vào quản lý bảo vệ vào phát triển rừng ở địa phương.
II. GIẢI PHÁP.
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ
rừng.
- Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến
kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo

9
vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.
- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận
thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến
thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học
và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng
đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ,
cửa rừng...
- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây
dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.
2. Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát,
lập quy hoạch 3 loại rừng của địa phương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát quy hoạch rừng ngập mặn
ven biển đảm bảo an toàn bảo vệ môi trường ven biển và phát triển nuôi trồng thủy
sản hợp lý, tổng hợp quy hoạch ba loại rừng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể ba loại rừng toàn quốc;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát danh mục hệ thống rừng đặc
dụng để ổn định đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm
2006. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho các khu rừng đặc dụng
theo Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa; hoàn thành việc đóng
cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn vào
năm 2010.
3. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ
ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập
cơ chế, tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo ngành và liên ngành hợp lý để
quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
có liên quan rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ xung, xây dựng mới các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ
rừng, chính quyền các cấp và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược khung pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng đến năm 2020, tạo hành lang pháp lý ổn định trong hoạt động lâm
nghiệp.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng chính sách về bảo
vệ rừng theo hướng đảm bảo lợi ích của những người làm nghề rừng, những người
trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ và
phát triển rừng. Trong đó, sớm sửa đổi chính sách về quyền hưởng lợi của chủ
rừng theo Quyết định 187/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách giao, cho

10
thuê rừng, khoán bảo vệ rừng; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trước
hết là nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc
chương trình 661 lên mức 15% - 20% tổng vốn chương trình; chính sách khuyến
khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu và trồng rừng nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự
nhiên.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát và
sắp xếp các lâm trường quốc doanh; đồng thời triển khai ngay các phương án bảo
vệ rừng và đất lâm nghiệp thu hồi từ các lâm trường quốc doanh, không để tình
trạng rừng trở thành vô chủ. Trao quyền tự chủ về kinh doanh và tài chính cho các
nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại.
4. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia
của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.
a) Đối với chủ rừng.
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê
theo quy định hiện hành của pháp luật. Những chủ rừng quản lý trên 500ha rừng
phải có lực lượng bảo vệ rừng của mình.
- Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, được
thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.
b) Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo quy
định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lượng truy quét lâm tặc
phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng
và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm
pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những địa
phương để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
cấp phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.
- Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp
luật trong thời gian qua.
- Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di dư tự do ra khỏi các vùng
rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Hoàn thành giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào năm 2010.
c) Đối với lực lượng Công an.
Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp thường
xuyên với lực lượng kiểm lâm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo
một cơ chế thống nhất; tổ chức điều tra nắm chắc các đối tượng phá rừng, kinh
doanh buôn bán lâm sản trái phép, đặc biệt phải triển khai các biện pháp kiên
quyết trừng trị thích đáng; ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công
vụ; phối hợp với các lực lượng có liên quan truy quét bọn phá rừng và kiểm tra,
kiểm soát lưu thông lâm sản. Rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng
trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
d) Đối với lực lượng Quân đội.

11
- Huy động các đơn vị quân đội ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng: Bộ
Quốc phòng chỉ đạo các Quân khu, Quân đoàn, Bộ tư lệnh Biên phòng; Bộ chỉ huy
quân sự và Bộ chỉ huy biên phòng các tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương
xác định những khu vực rừng đang là điểm nóng về phá rừng, đặc biệt là khu vực
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ để tổ chức các đơn vị quân đội đóng
quân, chốt giữ, xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ rừng, bố trí
lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham gia các đợt truy quét chống chặt
phá rừng.
Sau khi giải quyết căn bản ổn định tình hình phá rừng trái phép trong một thời
gian, các đơn vị quân đội bàn giao việc bảo vệ rừng cho chính quyền địa phương
để tiếp tục duy trì công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, ở những khu vực có vị trí quan
trọng về quốc phòng, thì có thể giao quản lý rừng lâu dài cho các đơn vị quân đội.
- Huy động các đơn vị quân đội tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở những
khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao như: U Minh, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có phương án để huy động lực lượng quân đội
đóng quân trên địa bàn bố trí lực lượng thường trực, canh phòng và sẵn sàng chữa
cháy rừng vào các tháng mùa khô cao điểm. Quân đội phải chủ động phương án
tăng cường lực lượng, huấn luyện và diễn tập tại các khu vực này, phải coi chống
lửa rừng như chống giặc để bảo vệ địa bàn quốc phòng.
- Huy động lực lượng quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng:
Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chính sách
thu hút các đơn vị quân đội tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Các
đơn vị quân đội duy trì lực lượng bộ khung chỉ huy, lực lượng lao động chủ yếu sử
dụng lực lượng nghĩa vụ quân sự. Sau khi rừng khép tán có thể bàn giao cho chính
quyền để giao cho người dân quản lý bảo vệ, kinh doanh hoặc giao cho các đơn vị
quân đội tiếp tục quản lý kinh doanh theo dự án và quy định của pháp luật.
Mở rộng diện tích rừng giao cho các đơn vị quân đội (nhất là các Đồn Biên
phòng) tổ chức quản lý, bảo vệ; xây dựng các tuyến đường an ninh quốc phòng
gắn với công tác bảo vệ rừng hai bên đường dọc tuyến biên giới; hải đảo và các
khu vực rừng ở vùng sâu, vùng xa.
đ) Đối với các tổ chức xã hội.
Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành
viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các
phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
5. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm.
- Đổi mới tổ chức lực lượng kiểm lâm theo Luật bảo vệ và phát triển rừng để
kiểm lâm gắn với chính quyền, với dân, với rừng, thực hiện chức năng tham mưu
cho chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo
đảm chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Bố trí kiểm lâm địa
bàn ở 100% các xã có rừng để tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác
quản lý nhà nước về lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng; kịp thời phát

12
hiện, ngăn chặn ngay từ đầu những vụ vi phạm. Từng bước tăng biên chế cho lực
lượng kiểm lâm để bảo đảm định mức bình quân 1.000ha rừng có 1 kiểm lâm.
- Tăng cường trang thiết bị cho kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù
hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy, chữa
cháy rừng.
- Ban hành một số chính sách về kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ, tiền lương,
chế độ thương binh, liệt sỹ, cơ chế sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để trấn áp lâm
tặc. Ban hành tiêu chuẩn ngạch công chức kiểm lâm vào năm 2006.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý bảo vệ rừng, lập kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho các đối tượng. Xây dựng chiến
lược đào tạo về bảo vệ rừng đến năm 2010. Tổ chức các chương trình trao đổi kinh
nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng.
6. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân.
- Đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia
đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp, đặc biệt là đối với
đồng bào dân tộc khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc; đồng thời hoàn thành việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.
- Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho
đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu
quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy hoạch và tổ
chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ
sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt
động khai thác rừng trái pháp luật...
- Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của
đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức canh tác thâm
canh, cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế cao và
hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào.
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào tương đương với thu
nhập từ canh tác quảng canh nương rẫy hiện nay (tương đương khoảng 1 đến 1,5
tấn thóc/hécta/năm) trong thời gian 3 đến 5 năm, cung cấp giống cây rừng và một
số vật tư cần thiết khác cho đồng bào dân tộc tại chỗ để chuyển căn bản họ sang
trồng rừng, đồng thời cho họ được hưởng 100% sản phẩm rừng.
7. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng.
- Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác
dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng.
- Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường
băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra...) ở các khu rừng đặc
dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.
- Đầu tư xây dựng các Trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực
lượng bảo vệ rừng.
- Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các Hạt Kiểm
lâm trên toàn quốc, trước mắt tập trung đầu tư cho các Hạt Kiểm lâm ở những

13
vùng trọng điểm.

8. Ứng dụng khoa học công nghệ.


- Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ
rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
- Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng
phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo
vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở
các khu rừng đặc dụng.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ
chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.
9. Tài chính.
- Nghiên cứu và xây dựng quy chế tăng cường nguồn lực tài chính và thu hút
các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ rừng; ban hành cơ chế tài chính đầu tư cho các
khu rừng đặc dụng, phòng hộ.
- Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước; xây dựng định mức
chi phí thường xuyên về quản lý bảo vệ rừng tính theo quy mô diện tích và yêu
cầu thực tế.
- Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ rừng từ các tổ
chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân các tỉnh đáp ứng đủ
vốn đầu tư cho các dự án, chương trình về bảo vệ và phát triển rừng được duyệt
với tổng kinh phí 2.077 tỷ đồng bao gồm: đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa
cháy rừng 502 tỷ đồng; khoán bảo vệ 4,5 triệu hécta rừng đặc dụng, phòng hộ
1.250 tỷ đồng; hoạt động nghiệp vụ, công trình và trang thiết bị bảo vệ rừng 225 tỷ
đồng; xây dựng cơ sở và huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về bảo
vệ rừng 100 tỷ đồng.
10. Hợp tác quốc tế.
- Triển khai thực hiện tốt các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
(Công ước về buôn buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp - CITES; Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới -
haZE; Diễn đàn hổ toàn cầu - GTF,...)
- Thu hút các nguồn vốn ODA và các hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho
công tác bảo vệ rừng.
- Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận song phương về hợp tác bảo vệ rừng
liên biên giới với các nước Lào và Cămpuchia.

14
KẾT LUẬN
Tài nguyên rừng Viêt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề như nạn phá rừng trái phép
dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều
khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng trong vấn đề quản
lý. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần
là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp
tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng. Những năm vừa qua, nhiều
chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135
đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền
núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các
hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận
thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân
đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi
trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân
thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa,
các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn
đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là
người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các
quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo
dục và răn đe chưa được đề cao. Chính vì vậy, Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa
trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời đưa ra các giải pháp trước mắt
và lâu dài nguồn tài nguyên này.

Tài liệu tham khảo:


Hoàng Hòe. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp,
Hà Nội. 1998.
Lê Văn Khoa, 1997. Môi trường và phát triển bền vững ở miền núi. Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Cự. Tài nguyên rừng. Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2003.
Thái Văn Trừng. Thảm Thực Vật rừng Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 1970.
Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. nxb.Nông nghiệp.
Hà Nội, 1998.
http://www.kiemlam.org.vn.

15

You might also like